Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Rút quyết định truy tố theo luật tố tụng hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.81 KB, 47 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

QUAN TUẤN NGHĨA

RÚT QUYẾT ĐỊNH TRUY TỐ
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

RÚT QUYẾT ĐỊNH TRUY TỐ
THEO LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chun ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hƣớng ứng dụng
Mã số: 8380104

Người hướng dẫn khoa học: Ts. Võ Thị Kim Oanh
Học viên: Quan Tuấn Nghĩa
Lớp: Cao học Luật Bạc Liêu Khóa 1

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn tốt nghiệp này là cơng trình nghiên cứu khoa học
của bản thân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ts. Võ Thị Kim Oanh.
Các trích dẫn, thơng tin trong luận văn có nguồn gốc, đảm bảo độ tin cậy,
chính xác và trung thực. Những kết luận của luận văn chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Ngƣời cam oan

Quan Tuấn Nghĩa


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Danh mục

BLHS

Bộ luật hình sự

BLTTHS

Bộ luật tố tụng hình sự

HĐXX

Hội đồng xét xử

KSV


Kiểm sát viên

TAND

Tịa án nhân dân

TTHS

Tố tụng hình sự

VKS

Viện kiểm sát

VKSND

Viện kiểm sát nhân dân


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. RÚT QUYẾT ĐỊNH TRUY TỐ TRƢỚC KHI MỞ PHIÊN TÒA .
..................................................................................................................................... 5
1.1. Quy ịnh của pháp luật về rút quyết ịnh truy tố trƣớc khi mở phiên tòa
................................................................................................................................. 5
1.2. Thực tiễn về rút quyết ịnh truy tố trƣớc khi mở phiên tòa ...................... 9
1.2.1. Đánh giá chung về thực tiễn rút quyết định truy tố trước khi mở phiên
tòa ........................................................................................................................9
1.2.2. Nguyên nhân ............................................................................................19
1.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả về rút quyết ịnh truy tố trƣớc khi mở

phiên tòa ............................................................................................................... 20
Kết luận Chƣơng 1 .................................................................................................. 23
CHƢƠNG 2. RÚT QUYẾT ĐỊNH TRUY TỐ TẠI PHIÊN TÒA ...................... 24
2.1. Quy ịnh của pháp luật về rút quyết ịnh truy tố tại phiên tòa .............. 24
2.2. Thực tiễn về rút quyết ịnh truy tố tại phiên tòa ...................................... 27
2.2.1. Đánh giá chung về thực tiễn rút quyết định truy tố tại phiên tòa............27
2.2.2. Nguyên nhân ............................................................................................36
2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả về rút quyết ịnh truy tố tại phiên tòa ..... 37
Kết luận Chƣơng 2 .................................................................................................. 38
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn ề tài
Quyết định truy tố là chức năng buộc tội được Nhà nước giao cho Viện kiểm
sát thực hiện nhằm đưa người bị buộc tội, pháp nhân thương mại phạm tội ra trước
Toà án để xét xử1. Khi quyết định truy tố, Viện kiểm sát phải cân nhắc nhiều mặt để
truy tố chính xác, kịp thời, đúng pháp luật và hiệu quả.
Tuy nhiên, sau khi ban hành quyết định truy tố và chuyển hồ sơ sang Tịa án
để xét xử thì có thể phát sinh nhiều tình tiết mới hoặc có sai lầm trong kiểm tra,
đánh giá chứng cứ làm cho quyết định truy tố của Viện kiểm sát đối với người bị
buộc tội hoặc pháp nhân thương mại phạm tội khơng cịn đúng theo quy định của
pháp luật. Vì vậy, BLTTHS năm 2015 quy định cho Viện kiểm sát có quyền rút
quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và Kiểm sát viên được phân công thực
hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm được quyền rút quyết định truy tố tại
phiên tịa. Thực tiễn, trong q trình thực hiện các quy định này, Viện kiểm sát cịn
gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: VKS rút một phần quyết định truy tố trước khi

mở phiên tịa thì Tịa án giải quyết vụ án giải quyết như thế nào; Việc rút quyết định
truy tố trước khi mở phiên tòa nhưng sau khi Tịa án đã có quyết định đưa vụ án ra
xét xử thì thẩm quyền đình chỉ vụ án là của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hay của
Hội đồng xét xử; Đối với những vụ án mà VKS cấp trên truy tố và phân công VKS
cấp dưới thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử thì VKS cấp dưới có được
quyền rút quyết định truy tố hay khơng. Tại phiên tịa, Kiểm sát viên rút tồn bộ
quyết định truy tố nhưng Hội đồng xét xử vẫn tiếp tục xét xử vụ án là không phù
hợp, bởi lẽ nếu Kiểm sát viên đã rút toàn bộ quyết định truy tố thì sẽ khơng có lời
luận tội, cũng khơng có việc đối đáp tranh luận giữa các bên, qua đó xâm phạm đến
quyền lợi của người bị buộc tội, pháp nhân thương mại phạm tội. Trường hợp cho
rằng việc rút toàn bộ quyết định truy tố của Kiểm sát viên tại phiên tịa khơng đúng
thì Tịa án có quyền ra quyết định tạm đình chỉ vụ án và kiến nghị Viện trưởng Viện
kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp và nếu Viện
trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp
xác định việc rút toàn bộ quyết định truy tố của Kiểm sát viên tại phiên tịa là đúng
thì việc xử lý vụ án tiếp theo như thế nào. Đó là những vấn đề cần phải quy định
trong hệ thống pháp luật tố tụng hình sự và cần được tháo gỡ trong thời gian tới.
1

Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 2014


2

Để khắc phục những bất cập trong quy định và vướng mắc trong áp dụng
quy định về rút quyết định truy tố nên việc hoàn thiện quy định của pháp luật hình
sự Việt Nam về rút quyết định truy tố là quan trọng, cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn
đó nên học viên lựa chọn đề tài: “Rút quyết định truy tố theo Luật tố tụng hình sự
Việt Nam” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu ề tài

Các cơng trình nghiên cứu các quy định pháp lý về rút quyết định truy tố theo
Luật tố tụng hình sự Việt Nam trong những năm gần đây có thể kể đến: Bài viết
“Về việc Kiểm sát viên rút quyết định truy tố tại phiên tòa” của Vũ Quang Vinh
trong Tạp chí Kiểm sát năm 2007; Bài viết “Bàn về việc Viện kiểm sát rút quyết
định truy tố” của Thạc sỹ Đinh Thế Huynh trong Tạp chí Kiểm sát năm 2009; Bài
viết “Cần sửa đổi, bổ sung quy định về rút quyết định truy tố” của Đỗ Văn Chỉnh
trong Tạp chí Tịa án nhân dân năm 2012; Bài viết “Hoàn thiện các quy định về rút
quyết định truy tố trong Bộ luật tố tụng hình sự” của Phạm Thị Hồng Hương trong
Tạp chí Kiểm sát năm 2014. Ngồi ra, cịn phải kể đến luận văn Thạc sỹ Luật học
“Rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa sơ thẩm theo luật tố
tụng hình sự Việt Nam” của Nguyễn Văn Cường, Trường Đại học Luật thành phố Hồ
Chí Minh, năm 2019.
Nội dung những bài viết và Luận văn Thạc sỹ Luật học trên đã đút kết kinh
nghiện từ lý luận và thực tiễn thường gặp những khó khăn, vướng mắc nhất định về
rút quyết định truy tố, có đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy
định về TTHS. Tuy nhiên, nội dung những bài viết chỉ tập trung nghiên cứu rút
quyết định truy tố theo BLTTHS năm 2003, chỉ có Luận văn Thạc sỹ Luật học của
Nguyễn Văn Cường là nghiên cứu về rút quyết định truy tố tại phiên toà theo
BLTTHS năm 2015. Hiện tại, vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu sâu, tồn diện
và gắn với thực tiễn áp dụng pháp luật, như vấn đề hiểu như thế nào là rút một phần
quyết định truy tố; VKS rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa nhưng sau khi
Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì thẩm quyền giải quyết của Thẩm phán
chủ tọa phiên tòa hay của HĐXX; Đối với những vụ án mà VKS cấp trên truy tố và
phân công VKS cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử thì VKS cấp
dưới có được quyền rút quyết định truy tố hay khơng. Chính vì vậy, trên cơ sở kế
thừa và nghiên cứu quy định của pháp luật, học viên xây dựng luận cứ khoa học
nhằm hoàn thiện quy định rút quyết định truy tố, đồng thời đánh giá thực tiễn, đề ra


3


giải pháp hoàn thiện trong hoạt động rút quyết định truy tố theo BLTTHS năm 2015
là rất cần thiết.
3. Mục ích, nhiệm vụ nghiên cứu của ề tài
Mục ích nghiên cứu ề tài: Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ những vướng
mắc từ quy định của pháp luật đến thực tiễn áp dụng rút quyết định truy tố theo quy
định của BLTTHS năm 2015, từ đó học viên đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn
quy định BLTTHS Việt Nam về rút quy định truy tố.
Nhiệm vụ nghiên cứu ề tài: Để đạt được mục đích nêu trên thì học viên
cần nêu, phân tích các quy định của pháp luật về rút quyết định truy tố; Đánh giá
thực tiễn có khó khăn, hạn chế trong thời gian qua, từ đó xây dựng giải pháp hoàn
thiện hoạt động rút quyết định truy tố.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật
và thực tiễn việc rút quyết định truy tố của VKS, từ đó tìm ra những khó khăn,
vướng mắc trong khâu cơng tác này, sau đó, đề ra một số giải pháp nhằm thực hiện
có hiệu quả chức năng rút quyết định truy tố của VKS khi thực hành quyền công tố
và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự.
Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu những khó
khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về rút
quyết định truy tố. Đề tài nghiên cứu ứng dụng thực tiễn không nhắm đến nghiên
cứu lý luận về pháp luật và so sánh thực tiễn áp dụng pháp luật với các nước trên
thế giới. Luận văn nghiên cứu áp dụng về rút quyết định truy tố dưới góc độ Luật tố
tụng hình sự Việt Nam, cụ thể là: Rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa và
Rút quyết định truy tố tại phiên tòa.
- Phạm vi về thời gian: khảo sát thực tiễn áp dụng quy định về rút quyết định
truy tố từ năm 2015 đến năm 2019.
- Về địa bàn nghiên cứu: Khảo sát, nghiên cứu trên phạm vi một số địa
phương có phát sinh rút quyết định truy tố.

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp luận: đề tài này được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác – Lênin với phép duy vật biện chứng, các quan điểm của Đảng,
quy định pháp luật của Nhà nước về rút quyết định truy tố.


4

Phƣơng pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu có hiệu quả đề tài, tác giả sử dụng
phương pháp phân tích, tổng hợp và bình luận án có rút quyết định truy tố của VKS
từ thực tiễn vào cơng trình nghiên cứu. Phương pháp tổng hợp được sử dụng song
song với phương pháp phân tích để kết luận kết quả nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của ề tài
Về lý luận: kết quả nghiên cứu đề tài góp phần bổ sung, hồn thiện Bộ luật tố
tụng hình sự đối với nội dung rút quyết định truy tố. Những kết quả nghiên cứu của
đề tài có thể được sử dụng như là một tài liệu nghiên cứu, tham khảo có giá trị khi
nghiên cứu pháp luật, cũng như có thể sử dụng như tài liệu phục vụ cho những
người làm cơng tác thực tiễn và cho những người có quan tâm đến lĩnh vực Luật
TTHS.
Về thực tiễn: những kiến nghị, đề xuất trong đề tài có thể được nghiên cứu
vận dụng vào thực tiễn, góp phần hồn thiện các quy định của pháp luật tố tụng đối
với chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát, đảm bảo cải cách tư pháp và cơng tác
đấu tranh phịng, chống tội phạm.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
có 2 chương, cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.
Chƣơng 2: Rút quyết định truy tố tại phiên tòa.



5

CHƢƠNG 1
RÚT QUYẾT ĐỊNH TRUY TỐ TRƢỚC KHI MỞ PHIÊN TÒA
1.1. Quy

ịnh của pháp luật về rút quyết

ịnh truy tố trƣớc khi mở

phiên tịa
Thực hành quyền cơng tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong tố
tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội hoặc
pháp nhân thương mại phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố,
xét xử vụ án hình sự2. Theo đó, truy tố là một trong những chức năng của Viện
kiểm sát thông qua bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn hoặc
quyết định khác, quyết định đưa bị can có hành vi phạm một tội hoặc một số tội
theo quy định của Bộ luật hình sự ra trước Tồ án có thẩm quyền để xét xử, đây là
chức năng buộc tội của VKS.
Trong tiếng Việt, rút nghĩa là “kéo ra, thu lại, thu về”3. Theo nội hàm của từ
này, thì rút quyết định truy tố là thu lại việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị
can đã nêu trong bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn hoặc
quyết định khác, nghĩa là thu lại việc buộc tội. Việc rút quyết định truy tố chỉ được
thực hiện khi có các căn cứ do BLTTHS quy định.
Rút quyết định truy tố được chia ra làm hai trường hợp, đó là rút tồn bộ quyết
định truy tố và rút một phần quyết định truy tố. Rút toàn bộ quyết định truy tố là việc
VKS khơng u cầu Tịa án xét xử và khơng thực hiện việc buộc tội đối với một
người hoặc một pháp nhân thương mại về bất cứ một tội phạm nào đã nêu trong bản
cáo trạng, hoặc quyết định truy tố theo thủ tục rút gọn hoặc quyết định khác. Còn rút

một phần quyết định truy tố là việc VKS vẫn duy trì quyết định truy tố và buộc tội
nhưng yêu cầu Tịa án khơng xét xử một người hoặc một pháp nhân thương mại về
một hoặc một số tội phạm nào đó hoặc khơng áp dụng tình tiết định khung tăng nặng
trách nhiệm hình sự đã nêu trong bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố theo thủ tục
rút gọn hoặc quyết định khác. Như vậy, rút quyết định truy tố là chức năng thực
hành quyền công tố thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.
Đối với rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa, tại Điều 285 BLTTHS
năm 2015 quy định “Khi xét thấy có một trong các căn cứ quy định tại Điều 157
2
3

Khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 2014.
Từ điển tiếng Việt (1994), Nhà xuất bản Khoa học xã hội


6

của Bộ luật này hoặc có căn cứ quy định tại Điều 16 hoặc Điều 29 hoặc khoản 2
Điều 91 của Bộ luật hình sự thì Viện kiểm sát rút quyết định truy tố trước khi mở
phiên tòa và đề nghị Tịa án đình chỉ vụ án”. Theo quy định này được hiểu là VKS
rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa nên mới đề nghị Tịa án đình
chỉ vụ án, làm mất đi chức năng xét xử của Tịa án. BLTTHS năm 2015 chưa có
quy định cụ thể VKS có quyền rút một phần quyết định truy tố trước khi mở phiên
tòa. Đối với vấn đề rút một phần hay rút toàn bộ quyết định truy tố, BLTTHS năm
2015 cũng quy định chưa rõ ràng, thế nào là rút một phần quyết định truy tố, thế
nào là rút tồn bộ quyết định truy tố.
Ví dụ: A và B cùng bị truy tố trong một vụ án về tội “Cướp giật tài sản”, do
là đồng phạm của nhau. Trước khi mở phiên tòa, VKS rút quyết định truy tố đối với
A do không đủ căn cứ chứng minh đồng phạm với B, VKS vẫn giữ nguyên quyết
định truy tố B về tội “Cướp giật tài sản”. Xung quanh vụ án này, có hai quan điểm

khác nhau đối với việc rút quyết định truy tố của VKS. Quan điểm nhứ nhất của
Tòa án, cho rằng đây là trường hợp VKS rút một phần quyết định truy tố, dựa trên
lập luận quyết định truy tố của VKS chính là bản cáo trạng, chỉ khi nào VKS rút
toàn bộ bản cáo trạng mới được coi là rút toàn bộ quyết định truy tố 4. Quan điểm
thứ hai của Đinh Thế Hưng5, cho rằng đây là trường hợp VKS rút tồn bộ quyết
định truy tố đối với A, do khơng đủ căn cứ kết tội A đồng phạm với B.
Quan điểm thứ hai là hợp lý, bởi các lý do sau: không nên đồng nhất giữa bản
cáo trạng và quyết định truy tố là một. Quyết định truy tố là một trong những chức
năng của quyền công tố mà VKS thông qua bản cáo trạng, quyết định đưa bị can ra
xét xử trước tòa án về một tội hoặc một số tội nào đó. Cịn bản cáo trạng là một
trong những hình thức pháp lý của hoạt động thực hành quyền cơng tố của VKS.
Trong một bản cáo trạng, có thể chứa một hoặc nhiều quyết định truy tố đối với một
hoặc nhiều bị can về một hoặc nhiều tội phạm. Như vậy, việc rút toàn bộ cáo trạng
tức là rút tồn bộ quyết định truy tố, cịn rút một phần cáo trạng có thể là rút tồn bộ
quyết định truy tố đối với một bị can hoặc có thể là rút một phần quyết định truy tố
đối với bị can về một tình tiết định khung tăng nặng trách nhiệm hình sự nào đó. Do
đồng nhất giữa bản cáo trạng với quyết định truy tố nên cho rằng trong vụ án nêu
trên, VKS đã rút một phần quyết định truy tố đối với A là rút một phần cáo trạng,

4
5

Công văn số: 328/NCPL ngày 22 tháng 06 năm 1993 của TANDTC.
Viện Nhà nước và pháp luật – Viện Khoa học xã hội Việt Nam.


7

cũng là rút một phần quyết định truy tố. Trong trường hợp này, cần được hiểu rằng
VKS đã rút toàn bộ quyết định truy tố đối với A và rút một phần cáo trạng.

Về thời điểm VKS rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa, căn cứ vào
Điều 277 BLTTHS năm 2015 quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử, thì có thể phân
chia thành hai giai đoạn nhỏ: giai đoạn từ khi Tòa án nhận hồ sơ vụ án đến khi Tòa
án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử và giai đoạn từ khi có quyết định đưa vụ án ra
xét xử đến khi mở phiên tòa. Trong giai đoạn từ khi Tòa án nhận hồ sơ vụ án đến
khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, nếu VKS rút tồn bộ quyết định truy
tố thì thẩm quyền đình chỉ vụ án là của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa6. Đối với giai
đoạn từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến khi mở phiên tòa, nếu VKS rút
tồn bộ quyết định truy tố thì thẩm quyền đình chỉ vụ án cũng có hai quan điểm
khác nhau.
Quan điểm thứ nhất của một số Thẩm phán cho rằng, căn cứ vào điểm b
khoản 1, Điều 282 BLTTHS năm 2015 quy định “1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa ra
quyết định đình chỉ vụ án khi thuộc một trong các trường hợp: b) Viện kiểm sát rút
toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tịa”. Theo đó, thẩm quyền đình chỉ
vụ án trong trường hợp này là của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Quan điểm thứ hai của một số Kiểm sát viên cho rằng, khi có quyết định đưa
vụ án ra xét xử thì thẩm quyền đình chỉ vụ án khơng thuộc về Thẩm phán chủ tọa
phiên tịa nữa mà thuộc về HĐXX, vì luật đã quy định trong thời hạn chuẩn bị xét
xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định: đưa vụ án ra xét
xử; trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung; tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án 7.
Điều này để đảm bảo tính hiệu lực của quyết định đưa vụ án ra xét xử và nguyên tắc
xét xử có Hội thẩm tham gia. Do vậy, Tòa án phải mở phiên tòa và thực hiện trình
tự, thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật.
Quan điểm thứ hai là hợp lý với những lập luận như trên, tuy nhiên trong
trường hợp này, Tịa án khơng phải mở phiên tịa do khơng phát sinh chức năng xét
xử, mà HĐXX tiến hành mở phiên họp để giải quyết việc rút quyết định truy tố của
VKS trong một thời gian hợp lý, bằng hoặc trước ngày mở phiên tòa đã được nêu
trong quyết định đưa vụ án ra xét xử.
BLTTHS năm 2015 đã bổ sung quy định về thẩm quyền truy tố của VKS
theo Điều 239, liên quan đến vấn đề ủy quyền truy tố. Theo đó, đối với vụ án do

6
7

Điểm b, khoản 1 Điều 282 BLTTHS năm 2015.
Khoản 1 Điều 277 BLTTHS năm 2015.


8

VKS cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì VKS cấp trên quyết
định việc truy tố. Chậm nhất là 02 tháng trước khi kết thúc điều tra, VKS cấp trên
phải thông báo cho VKS cấp dưới cùng cấp với Tịa án có thẩm quyền xét xử sơ
thẩm vụ án để cử Kiểm sát viên tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án. Ngay sau khi
quyết định truy tố, VKS cấp trên ra quyết định phân công cho VKS cấp dưới thực
hành quyền công tố và kiểm sát xét xử; sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản
cáo trạng, VKS cấp dưới có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử
theo đúng quy định của Bộ luật này8. Vấn đề đặt ra là, đối với những vụ án mà VKS
cấp trên truy tố, ủy quyền cho VKS cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát
xét xử, sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án chuẩn bị xét xử, VKS cấp dưới phát hiện có
căn cứ để rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố, BLTTHS 2015 chưa có quy
định cụ thể. Tại Điều 8 Quy chế phối hợp giữa Viện kiểm sát cấp trên và Viện kiểm
sát cấp dưới trong việc giải quyết vụ án hình sự do Viện kiểm sát cấp trên thực hành
quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố, phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới
thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm ban hành kèm theo Quyết định số
314/QĐ-VKSTC ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, quy định khi được phân công thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử
sơ thẩm, VKSND cấp dưới phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, trách nhiệm theo quy
định của pháp luật và quy chế nghiệp vụ của ngành Kiểm sát nhân dân. Về nguyên
tắc, đã được ủy quyền thì VKS cấp dưới có tồn quyền theo quy định, nghĩa là có
quyền rút một phần hoặc tồn bộ quyết định truy tố của VKS cấp trên trước khi mở

phiên tòa. Tuy nhiên, nếu VKS cấp dưới được ủy quyền mà rút một phần hoặc toàn
bộ quyết định truy tố của VKS cấp trên là trái với quy định tại điểm d khoản 1 Điều
41 BLTTHS năm 2015 và khoản 1 Điều 7 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy
định về nguyên tắc tập trung thống nhất, thì chỉ có VKS cấp trên mới có quyền rút
quyết định của VKS cấp dưới. Trong trường hợp này, nếu có căn cứ để rút một phần
hoặc toàn bộ quyết định truy tố của VKS cấp trên thì VKS cấp dưới được ủy quyền
thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử cần phải báo cáo lên VKS cấp trên xem
xét, quyết định. Nếu VKS cấp trên đồng ý bằng văn bản thì VKS cấp dưới được rút
một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố, nếu trường hợp VKS cấp trên không
đồng ý thì VKS cấp dưới khơng được quyền rút một phần hoặc toàn bộ quyết định
truy tố mà phải thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
8

Khoản 1 Điều 239 BLTTHS năm 2015.


9

1.2. Thực tiễn về rút quyết ịnh truy tố trƣớc khi mở phiên tòa
1.2.1. Đánh giá chung về thực tiễn rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa
Với tính chất là một giai đoạn độc lập của hoạt động tố tụng hình sự, thực
hành quyền cơng tố trong giai đoạn quyết định truy tố của VKS trong thời gian qua
đều được Tòa án đưa ra xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt
tội phạm cũng như làm oan người vô tội. Nội dung của quyết định truy tố được
VKS kiểm tra lại tính hợp pháp và có căn cứ của tồn bộ tài liệu, chứng cứ, hành vi
và thủ tục tố tụng trong các giai đoạn tố tụng trước đó. Tuy nhiên, vẫn cịn một số
trường hợp, sau khi VKS ban hành quyết định truy tố, do có sai lầm trong việc kiểm
tra và đánh giá chứng cứ, làm cho quyết định truy tố của VKS đối với bị can không
đúng theo quy định của pháp luật buộc VKS phải rút quyết định truy tố trước khi
mở phiên tịa, hoặc có một số trường hợp, VKS rút quyết định truy tố một cách tùy

nghi, khơng có căn cứ pháp luật. Thực tiễn việc rút quyết định truy tố của VKS
trong thời gian qua cũng phát sinh nhiều vướng mắc, bất cập, cụ thể như sau:
Thứ nhất: VKS rút quyết ịnh truy tố chƣa úng quy ịnh pháp luật:
Vụ án thứ nhất9: Khoảng 21 giờ 30 phút ngày 28/01/2017, Nguyễn Văn
Đầy, Huỳnh Văn Út, Trần Văn Trung, Triệu Quốc Được đến quán karaoke Kim Chi
ở ấp Phước Thành, xã Phước Long, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu uống cà phê
và rủ nhau lắc bầu cua ăn tiền. Lúc này, Nguyễn Văn Đầy nhờ Trần Thanh Hấu mua
03 bộ bầu cua và Nguyễn Văn Đầy sang nhà Huỳnh Văn Nhỏ mượn 01 nồi kim loại
làm dụng cụ lắc bầu cua rồi thuê phòng hát karaoke của quán Kim Chi thực hiện
hành vi lắc bầu cua ăn tiền. Một lúc sau có Dương Thanh Liêm, Trần Văn Cường,
Dương Văn Tuấn, Trần Văn Sáu, Trần Văn Thêm, Võ Trường Sang và Trần Thanh
Hấu vào phòng cùng tham gia. Tất cả quy ước xoay vòng mỗi người làm cái 10 bàn
(có 04 người làm cái gồm: Nguyễn Văn Đầy, Dương Thanh Liêm, Huỳnh Văn Út
và Triệu Quốc Được) những người còn lại tham gia đặt cược hoặc hùn tiền với
người làm cái (còn gọi là ké, thạnh) hoặc đặt cược với những người chơi khác (còn
gọi là sanh), số tiền đặt cược mỗi ô cá, tôm, cua, nai, bầu, gà từ 20.000đ đến
500.000đ, đến khi Huỳnh Văn Út làm cái thì bị bắt. Tang vật thu giữ tại chiếu bạc
gồm: 03 tờ giấy in hình cá, tơm, cua, nai, bầu, gà; 01 nồi kim loại và 09 hình hộp in
hình cá, tơm, cua, nai, bầu, gà; Tiền Việt Nam 6.212.000đ. Số tiền thu giữ của các
9

Quyết định rút quyết định truy tố số: 01/QĐ-KSĐT ngày 16 tháng 12 năm 2017 của Viện kiểm sát nhân dân
huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu (kèm theo Quyết định đình chỉ vụ án, Bản án sơ thẩm của TAND huyện
Phước Long)


10

đối tượng gồm: Nguyễn Văn Đầy 16.400.000đ; Huỳnh Văn Út 166.000đ; Dương
Thanh Liêm 30.090.000đ; Triệu Quốc Được 17.146.000đ; Võ Trường Sang

39.000.000đ; Trần Văn Sáu 146.000đ; Trần Văn Cường 32.000đ; Dương Văn Tuấn
2.452.000đ; Trần Thanh Hấu 6.520.000đ.
Quá trình điều tra đã chứng minh số tiền thu giữ, dùng vào việc đánh bạc gồm:
Nguyễn Văn Đầy mang theo số tiền 17.200.000đ, sẽ dùng vào việc đánh bạc
800.000đ, đã thua 600.000đ, khi bị bắt bỏ lại chiếu bạc 200.000đ (lời khai ban đầu
Đầy khai dùng 17.200.000đ để đánh bạc); Dương Thanh Liêm mang theo số tiền
30.690.000đ, sẽ dùng vào việc đánh bạc 800.000đ, khi bị bắt bỏ lại chiếu bạc
600.000đ (lời khai ban đầu Liêm khai dùng 30.690.000đ để đánh bạc); Huỳnh Văn Út
mang theo số tiền 900.000đ sẽ dùng vào việc đánh bạc, khi bị bắt bỏ lại chiếu bạc
734.000đ; Triệu Quốc Được mang theo số tiền 15.000.000đ, sẽ dùng vào việc đánh
bạc 5.000.000đ, thắng số tiền 2.146.000đ; Võ Trường Sang mang theo số tiền
39.300.000đ, sẽ dùng vào việc đánh bạc 4.300.000đ, đã thua số tiền 300.000đ (lời
khai ban đầu Sang khai dùng 39.300.000đ để đánh bạc); Trần Văn Thêm mang theo
số tiền 400.000đ sẽ dùng để đánh bạc và đã thua hết 400.000đ; Trần Văn Trung mang
theo số tiền 340.000đ và mượn của Nguyễn Văn Đầy 1.000.000đ, số tiền dùng đánh
bạc là 1.340.000đ; Trần Văn Sáu mang theo số tiền 246.000đ, dùng vào việc đánh
bạc 100.000đ, đã thua 100.000đ và nghỉ chơi trước khi bị bắt; Trần Văn Cường mang
theo số tiền 232.000đ, dùng vào việc đánh bạc 200.000đ, đã thua 200.000đ và nghỉ
chơi trước khi bị bắt; Dương Văn Tuấn mang theo số tiền 2.252.000đ, dùng vào việc
đánh bạc 200.000đ, đã thắng 200.000đ và nghỉ chơi trước khi bị bắt; Trần Thanh Hấu
mang theo số tiền 6.720.000đ, sẽ dùng vào việc đánh bạc 500.000đ, đã thua 200.000đ
và nghỉ chơi trước khi bị bắt. Như vậy, số tiền dùng vào việc đánh bạc thu giữ trên
người các đối tượng gồm: Nguyễn Văn Đầy 1.000.000đ, Huỳnh Văn Út 166.000đ,
Dương Thanh Liêm 200.000đ, Triệu Quốc Được 7.146.000đ, Võ Trường Sang
4.000.000đ, Dương Văn Tuấn 400.000đ, Trần Thanh Hấu 300.000đ; Thu giữ trên
chiếu bạc là 6.212.000đ. Tổng số tiền dùng vào việc đánh bạc là 19.424.000đ.
Cáo trạng số 21/KSĐT-TA ngày 07/7/2017 của VKSND huyện Phước Long,
tỉnh Bạc Liêu truy tố đối với Trần Văn Trung, Dương Thanh Liêm, Nguyễn Văn
Đầy, Huỳnh Văn Út, Trần Văn Thêm, Võ Trường Sang, Triệu Quốc Được, Trần
Thanh Hấu, về tội “Đánh bạc”, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 248 Bộ luật

hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung 2009 (số tiền dùng vào việc đánh bạc từ
50.000.000 đồng trở lên).


11

Quyết định rút quyết định truy tố số 01/QĐ-KSĐT ngày 06/12/2017 của Viện
trưởng VKSND huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đối với Trần Thanh Hấu, với
nhận định Trần Thanh Hấu thực hiện hành vi phạm tội với vai trò đồng phạm, q
trình điều tra thành khẩn khai báo, có nhân thân tốt, chưa tiền án, tiền sự, bản thân
bị can hiện là sinh viên đang theo học lớp Thú y A2, khóa 41 (năm học 2015- 2020)
tại trường Đại học Cần Thơ, có đơn xin miễn trách nhiệm hình sự để tiếp tục học
tập. Do đó xem xét cho bị can Trần Thanh Hấu được miễn trách nhiệm hình sự theo
quy định tại khoản 1 Điều 25 BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và
đề nghị Tòa án đình chỉ xét xử đối với Trần Thanh Hấu.
Quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can số 01/2017/HSST- QĐ ngày
08/12/2017 của TAND Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đình chỉ xét xử đối với bị can
Trần Thanh Hấu do VKSND huyện Phước Long rút quyết truy tố theo quy định tại
Điều 180 BLTTHS năm 2003.
Nhận xét: theo cáo trạng của VKSND huyện Phước Long truy tố Trần
Thanh Hấu, phạm vào tội “Đánh bạc” theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 248
BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, có khung hình phạt tù từ 02 năm đến
07 năm, là tội phạm nghiêm trọng 10. Tuy nhiên, trước khi mở phiên tòa, VKSND
huyện Phước Long đã rút quyết định truy tố đối với Trần Thanh Hấu theo quy
định tại khoản 1 Điều 25 BLHS năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 là khơng có
căn cứ. Bởi lẽ, từ khi VKSND huyện Phước Long truy tố đến khi rút quyết định
truy tố đối với Hấu thì khơng có chuyển biến của tình hình, mà hành vi phạm tội
hoặc người phạm tội khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa11, hơn nữa số tiền dùng
để đánh bạc của Hấu cao hơn một số bị can khác. VKSND huyện phước Long căn
cứ vào nhân thân là sinh viên và các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để rút

quyết định truy tố đối với Trần Thanh Hấu là không đúng pháp luật và không công
bằng với các bị can khác, vì các bị can khác trong vụ án dùng số tiền để đánh bạc
ít hơn Hấu và có tình tiết giảm nhẹ như nhau nhưng khơng phải là sinh viên nên
không được VKSND huyện phước Long rút quyết định truy tố để miễn trách
nhiệm hình sự. Nhận thấy, thẩm quyền rút quyết định truy tố của VKS trước khi
mở phiên tòa là rất lớn, luật chưa quy định cơ chế cho Cơ quan điều tra đề nghị
truy tố có quyền kiến nghị việc rút quyết định truy tố của VKS, dẫn đến VKS rút
quyết định truy tố một cách tùy nghi. Thiết nghĩ, cần có quy định của pháp luật
10
11

Điểm b khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015.
Khoản 1 Điều 25 BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.


12

hoặc quy chế phối hợp giữa Cơ quan điều tra đề nghị truy tố và VKS trong việc
rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.
Vụ án thứ hai12: Bị can Lý Viên ở tại phòng trọ số 09 cùng với chị ruột Lý
Thị Kim Hen và bị hại Mai Hồng Dương cùng với vợ Lý Kim Hiên (em ruột bị can
Lý Viên) ở tại phòng trọ số 04 tại nhà trọ ơng Huỳnh Văn Khén thuộc khóm 2,
phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
Vào khoảng 18 giờ ngày 24/01/2018, sau khi có uống rượu (bị can Lý Viên
bị nghiện rượu), Lý Viên nằm nghỉ tại phịng trọ số 09 thì nghe Mai Hồng Dương
(là em rể của Lý Viên) ở phòng trọ số 04 lớn tiếng chửi vợ của Dương là Lý Kim
Hiên và gia đình bên vợ. Do bực tức việc Dương thường xuyên uống rượu rồi hay
đánh, chửi vợ con và gia đình bên vợ, nên Lý Viên đã lấy 01 cây dao Thái Lan cán
màu vàng, lưỡi bằng kim loại, đầu mũi dao nhọn để trong phòng rồi cầm dao đi
sang phòng trọ số 04 tìm Dương. Khi đến phịng trọ số 04, Lý Viên thấy Dương

đang ngồi dưới nền gạch trong phòng xem tivi, nên đến khuyên Dương đi ngủ đừng
chửi nữa nhưng Dương không nghe và cả 02 xảy ra cự cãi. Lúc này, Lý Viên cầm
dao đâm từ trên xuống trúng vào mặt ngoài cánh tay phải gần vai của Dương 01
nhát, Dương dùng tay kéo Lý Viên ngã xuống nền gạch, rồi cả 02 câu vật với nhau,
Lý Viên ngồi dậy dùng tay trái chắn vào phần bụng của Dương, tay phải Lý Viên
cầm dao đâm từ trên xuống, từ phải qua trái trúng vào vùng ngực trái của Dương
một nhát, Dương dùng chân đạp vào người Lý Viên ngã vào vách tường, Lý Viên
ngồi dậy chuyển tư thế cầm dao, mũi dao thẳng theo cánh tay rồi đâm trúng vào mặt
ngoài cánh tay phải gần khuỹu tay của Dương 01 nhát thì Dương nằm dưới nền
gạch, trên người chảy nhiều máu, thấy vậy, bị can hoảng sợ nên ngồi xuống bên
cạnh Dương. Lúc này, cháu Lý Thị Cẩm Hồng đi ngang qua nhìn thấy sự việc nên
tri hơ, Lý Kim Hiên đang đứng nói chuyện khu vực phía trước khu nhà trọ với Lý
Thị Kim Hen, nghe cháu Hồng tri hô, Lý Kim Hiên chạy vào trước nhìn thấy
Dương nằm bất tỉnh dưới nền gạch và trên người chảy nhiều máu còn Lý Viên trên
tay đang cầm con dao dính máu ngồi bên cạnh Dương, Lý Kim Hiên kêu “Chị tư ơi
vô coi ông Dương ra máu quá trời, ông Dương bị sốc dao” nên Lý Thị Kim Hen
chạy đến chứng kiến sự việc rồi giật lấy dao trên tay của Lý Viên đang cầm và kéo
Lý Viên đi về phòng trọ số 09, rồi Lý Thị Kim Hen đi đến phòng trọ số 10 của Lý
Thị Kim Chiên (chị ruột bị can Lý Viên) đẩy cửa phòng vào ném con dao vào tủ
12

Quyết định rút một phần quyết định truy tố số: 01/QĐ-VKS-P1 ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Viện kiểm
sát nhân dân tỉnh Bạc Liêu (kèm theo Quyết định đình chỉ vụ án, Bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Bạc Liêu).


13

bên trong phòng trọ số 10 cất giấu; đồng thời sau khi Lý Kim Hiên đưa Mai Hồng
Dương đi cấp cứu, thì Lý Thị Kim Hen kêu Lý Đạt (Mai Tấn Đạt) và Lý Thị Cẩm
Hồng lau sạch dấu vết máu trong phòng trọ số 04 và khi Cơ quan điều tra mời làm

việc tại biên bản ghi lời khai lúc 21 giờ 00 phút ngày 24 tháng 01 năm 2018, vì
muốn che giấu hành vi phạm tội của bị can Lý Viên nên Lý Thị Kim Hen khai báo
gian dối với Cơ quan điều tra là “Mai Hồng Dương bị sốc dao”. Đối với Mai Hồng
Dương được Lý Kim Hiên và người dân địa phương đưa đến Bệnh viện đa khoa thị
xã Giá Rai cấp cứu nhưng đã tử vong. Sau khi sự việc xảy ra, đến ngày 25/01/2018,
bị can Lý Viên đã đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Giá Rai đầu thú và
khai nhận tồn bộ hành vi phạm tội của mình.
Biên bản khám nghiệm tử thi Mai Hồng Dương lúc 00 giờ 30 phút ngày
25/01/2018, tại Nhà xác Trung tâm y tế thị xã Giá Rai, thể hiện như sau:
Vùng ngực trái có vết thương bầm tụ máu, bờ mép sắc gọn, có một đầu tù
quay xuống dưới, một đầu nhọn quay lên trên, vết thương có kích thước 2,5cm x
0,6cm và có đi dài 0,9cm, cách trên trước đầu vú trái 3,5cm, cách trên sau mõm
vai trái 21cm và cách trên đầu vú bên phải 20,5cm. Vết thương có chiều hướng từ
ngoài vào trong, từ trên xuống dưới và từ trái sang phải, vết thương sâu vào tới
trong lòng ngực;
Tay phải: Mặt ngồi 1/3 giữa cánh tay phải có 02 vết thương bầm tụ máu, bờ
mép sắc gọn cách nhau 4,7cm, vết thứ nhất có kích thước 2,2cm x 0,4cm, sâu
4,3cm, vết thương có 01 đầu nhọn quay xuống dưới và một đầu tù quay lên trên; vết
thứ hai có kích thước 0,6cm x 0,2cm và sâu 1,9cm; vết thương có chiều hướng từ
ngoài vào trong, từ dưới lên trên, vết thương có 01 đầu nhọn quay xuống dưới và
một đầu tù quay lên trên.
Tiến hành phẩu thuật từ dưới cằm xuống tới rốn thấy: Dưới da ngay vết thương
vùng ngực trái bầm tụ máu trên diện 4cm x 1,5cm; Vết thương nằm ở liên sườn số 5 và
số 6, vết thương làm mẻ cạnh dưới xương sườn số 5; Thủng bao màng tim kích thước
4cm x 2,7cm; Trong khoang lồng ngực có nhiều máu lỗng; Trong khoang màng tim
có nhiều máu lỗng và máu cục; Tim có 02 lổ thủng thơng với nhau, lỗ thủng thứ nhất
có kích thước 1,6cm x 1cm, lỗ thủng thứ hai có kích thước 1,4cm x 0,4cm, hai lỗ
thũng, cách nhau 2,6cm và trong khoang buồng tim có nhiều máu lỗng.
Tại bản kết luận giám định pháp y về tử thi số: 08/PC54-2018, ngày
01/02/2018 của Phịng kỹ thuật hình sự Cơng an tỉnh Bạc Liêu, kết luận: Nguyên

nhân chết của Mai Hồng Dương là do thủng tim gây sốc mất máu.


14

Tại bản Kết luận giám định số 65/2018/KLGĐTC ngày 19/4/2018 của Trung
tâm Pháp y Tâm thần khu vực Tây Nam Bộ, kết luận Lý Viên như sau: Về y học:
Trước, trong, sau khi phạm tội và hiện tại: Đương sự có bệnh lý tâm thần: Rối loạn
nhân cách và hành vi do sử dụng rượu (F10.71- ICD10); Về năng lực: Tại thời điểm
phạm tội và hiện tại: Đương sự hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
do bệnh lý tâm thần.
Cáo trạng số 11/CT-VKS ngày 20/6/2018 của VKSND tỉnh Bạc Liêu truy tố
bị can Lý Viên về tội “Giết người” theo quy định tại khoản 2 Điều 123 BLHS năm
2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 và bị can Lý Thị Kim Hen về tội “Che giấu
tội phạm” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 389 BLHS năm 2015 được sửa đổi, bổ
sung năm 2017 (gọi là BLHS năm 2015).
Quyết định đưa vụ án ra xét xử số 27/2018/HSST-QĐ ngày 17/8/2018 của
TAND tỉnh Bạc Liêu đối với bị cáo Lý Viên về tội “Giết người” theo quy định tại
khoản 2 Điều 123 BLHS năm 2015 và bị cáo Lý Thị Kim Hen về tội “Che giấu tội
phạm” theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 389 BLHS năm 2015 (Phiên tòa được
xét xử ngày 31/8/2018 tại Trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Bạc Liêu).
Quyết định rút một phần quyết định truy tố số 01/QĐ-VKS-P1 ngày 24/8/2018
của Viện trưởng VKSND tỉnh Bạc Liêu đối với bị cáo Lý Thị Kim Hen về tội “Che
giấu tội phạm” theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 389 BLHS năm 2015 và đề
nghị TAND tỉnh Bạc Liêu ra Quyết định đình chỉ vụ án đối với bị cáo Lý Thị Kim
Hen. VKSND tỉnh Bạc Liêu căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 29 BLHS năm 2015,
nhận định do có sự chuyển biến trong nhận thức pháp luật, ban đầu khi khởi tố điều
tra xác định Lý Viên phạm tội theo điểm n khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015, nên
Lý Thị Kim Hen (chị ruột của Viên) phải chịu trách nhiệm hình sự theo điểm b khoản
1 Điều 389 BLHS năm 2015, nhưng Cáo trạng truy tố Lý Viên khoản 2 Điều 123

BLHS năm 2015, nên Lý Thị Kim Hen không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
“Che giấu tội phạm” theo điểm b khoản 1 Điều 389 BLHS năm 2015.
Quyết định đình chỉ vụ án số 01/2018/HSST-QĐ ngày 27/8/2018 của TAND
tỉnh Bạc Liêu (do Thẩm phán chủ tọa phiên tịa ký) đình chỉ vụ án đối với bị cáo Lý
Thị Kim Hen về tội “Che giấu tội phạm” theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 389
BLHS năm 2015.
Nhận xét: Giữa Lý Thị Kim Hen và Lý Viên có mối quan hệ là chị em ruột,
quá trình điều tra VKSND tỉnh Bạc Liêu phê chuẩn khởi tố bị can đối với Lý Viên
phạm tội “Giết người có tính chất cơn đồ” theo điểm n khoản 1 Điều 123 BLHS


15

năm 2015 có khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình
là thuộc trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng13, nên căn cứ quy định tại Điều
18 BLHS năm 2015 thì hành vi Lý Thị Kim Hen đủ yếu tố cấu thành tội “Che giấu
tội phạm” theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 389 BLHS năm 2015. Tuy nhiên,
VKSND tỉnh Bạc Liêu truy tố Lý Viên phạm tội “Giết người” theo khoản 2 Điều
123 BLHS năm 2015 có khung hình phạt tù từ 07 đến 15 năm, là thuộc trường hợp
rất nghiêm trọng thì hành vi của Lý Thị Kim Hen không cấu thành tội “Che giấu tội
phạm”14, nhưng VKSND tỉnh Bạc Liêu vẫn truy tố Lý Thị Kim Hen về tội “Che
giấu tội phạm” theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 389 BLHS năm 2015 là
khơng có căn cứ. Để tránh Tòa án xét xử, tuyên Lý Thị Kim Hen không phạm tội,
VKSND tỉnh Bạc Liêu căn cứ viện dẫn điểm a khoản 2 Điều 29 BLHS năm 2015
quy định “do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội khơng cịn nguy hiểm
cho xã hội nữa”, nhưng lại nhận định “do có sự chuyển biến trong nhận thức pháp
luật” để rút một phần quyết định truy tố đối với Lý Thị Kim Hen trước khi mở
phiên tòa là chưa đúng pháp luật. Trong trường hợp này, phải căn cứ vào khoản 2
Điều 157 BLTTHS năm 2015 xác định hành vi của Hen không cấu thành tội phạm,
rút toàn bộ quyết định truy tố và rút một phần cáo trang đối với Lý Thị Kim Hen.

Ngoài ra, VKSND tỉnh Bạc Liêu rút một phần quyết định truy tố đối với Lý Thị
Kim Hen sau khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử nhưng trước khi mở
phiên tịa, thiết nghĩ thẩm quyền đình chỉ vụ án đối với Lý Thị Kim Hen là của
HĐXX chứ không phải là của Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.
Cả hai vụ án trên, vụ án thứ nhất, VKS ra quyết định rút quyết định truy tố
đối với bị can trong vụ án có đồng phạm; cịn vụ án thứ hai, VKS lại ra quyết định
rút một phần quyết định truy tố đối với bị can vì trong vụ án cịn có bị can khác bị
truy tố về tội phạm khác là chưa thống nhất với nhau.
Thứ hai, VKS rút quyết ịnh truy tố một cách tùy nghi, không nêu căn
cứ pháp luật:
Vụ án thứ ba15: Vào ngày 06/3/2001, vợ chồng Nguyễn Văn Thuận và bà
Trần Kim Định cầm cố 03 công đất tầm cấy cho ông Đỗ Quốc Hận với giá 34 chỉ
vàng 24k, đến năm 2007 ông Thuận lấy đất cố cho ông Hận bán cho người khác
nhưng không trả vàng cho ông Hận nên ông Hận làm đơn khởi kiện dân sự ra Tòa
13

Điểm d khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015.
Điều 18 BLHS năm 2015.
15
Quyết định rút quyết định truy tố số: 02/QĐ-VKSPL ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Viện kiểm sát nhân
dân huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu (kèm theo Quyết định đình chỉ vụ án của TAND huyện Phước Long).
14


16

án nhân dân huyện Phước Long để giải quyết tranh chấp nêu trên. Tại Bản án dân
sự sơ thẩm số 22/2009/DSST ngày 24/6/2009 của Tòa án nhân dân huyện Phước
Long xét xử tuyên buộc Nguyễn Văn Thuận, bà Trần Kim Định trả cho ông Đỗ
Quốc Hận 34 chỉ vàng 24k và hủy hợp đồng cầm cố đất. Giai đạn thi hành án, ông

Đỗ Quốc Hận làm đơn yêu cầu Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long thi
hành án theo bản án số 22/2009/DSST ngày 24/6/2009, của Tòa án nhân dân huyện
Phước Long. Ngày 22/12/2009, Cơ quan thi hành án dân sự huyện Phước Long ban
hành Quyết định số 132/QĐ-TĐYC-THA thi hành án buộc Nguyễn Văn Thuận và
bà Trần Kim Định trả cho ông Đỗ Quốc Hận 34 chỉ vàng 24k. Đến ngày 08/6/2010,
Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long ra Quyết định số 14/QĐ-THA về
việc cưỡng chế kê biên quyền sử dụng đất trồng lúa của Nguyễn Văn Thuận, với
diện tích 3.851,38m2, thửa đất số 16, tờ bản đồ số 02. Ngày 16/7/2012, Chi cục Thi
hành án dân sự huyện Phước Long hợp đồng bán đấu giá đối với phần diện tích đất
nêu trên với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Bạc Liêu; việc bán đấu giá
không thành.
Ngày 05/3/2013, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long tiếp tục hợp
đồng bán đấu giá đối với phần diện tích đất nêu trên với Trung tâm dịch vụ bán đấu
giá tài sản tỉnh Bạc Liêu. Tại buổi bán đấu giá anh Đỗ Quốc Hận (người được thi
hành án) đã trúng đấu giá mua lại phần đất này với số tiền 181.015.000đ. Ngày
16/7/2013, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long tiến hành cưỡng chế đối
với Nguyễn Văn Thuận, bà Trần Kim Định giao diện tích đất 3.851,38 m2 thuộc
thửa số 16, tờ bản đồ số 02 tọa lạc ấp Mỹ 1, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long,
tỉnh Bạc Liêu cho ông Đỗ Quốc Hận sử dụng.
Ngày 17/7/2014, Ủy ban nhân dân huyện Phước Long cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất cho anh Đỗ Quốc Hận đối với diện tích đất 3.851,38 m2 thuộc
thửa số 16, tờ bản đồ số 02 tọa lạc ấp Mỹ 1, xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long,
tỉnh Bạc Liêu. Từ khi ông Đỗ Quốc Hận mua phần đất và được Chi cục Thi hành án
dân sự huyện Phước Long tiến hành giao diện tích đất 3.851,38 m2, ơng Hận chưa
được sử dụng phần đất này do Thuận chiếm lại đất. Ngày 02/6/2016, anh Đỗ Quốc
Hận đến Uỷ ban nhân dân xã Vĩnh Phú Đơng tố giác Nguyễn Văn Thuận có hành vi
chiếm đất của anh để sạ lúa trên phần đất nêu trên. Ngày 23/6/2016, Uỷ ban nhân dân
xã Vĩnh Phú Đơng ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Thuận về hành
vi chiếm đất. Khi triển khai Quyết định xử phạt hành chính, mời Nguyễn Văn Thuận
nhưng Nguyễn Văn Thuận khơng có ở nhà nên Uỷ ban nhân dân xã Vĩnh Phú Đông



17

niêm yết Quyết định xử phạt hành chính tại trụ sở Nhà văn hóa ấp Mỹ 1, xã Vĩnh Phú
Đơng. Đến ngày 21/10/2016 UBND xã Vĩnh Phú Đông tiếp tục thành lập tổ đến vận
động Nguyễn Văn Thuận chấp hành Quyết định xử phạt hành chính và giao trả phần
đất cho Đỗ Quốc Hận nhưng Nguyễn Văn Thuận không chấp hành. Ngày
28/12/2016, ông Đỗ Quốc Hận đến Uỷ ban nhân dân xã Vĩnh Phú Đơng trình báo bị
Nguyễn Văn Thuận có hành vi cản trở khơng cho canh tác trên phần đất nêu trên.
Ngày 29/12/2016, Nguyễn Văn Thuận tiếp tục tiến hành sạ lúa trên phần đất này,
ngày 30/12/2016 các cơ quan chức năng tiến hành đo đạc phần đất nêu trên, Nguyễn
Văn Thuận có hành vi ngăn cản khơng cho các cơ quan chức năng thực hiện việc đo
đạt và Nguyễn Văn Thuận vẫn chiếm đất canh tác trên phần đất nêu trên.
Cáo trạng số 30/KSĐT-TA ngày 25/10/2017 của VKSND huyện Phước
Long, tỉnh Bạc Liêu truy tố Nguyễn Văn Thuận về tội “ Vi phạm các quy định về sử
dụng đất đai”, theo quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS năm 1999.
TAND huyện Phước Long nhiều lần trả hồ sơ để điều tra bổ sung, yêu cầu
VKS chứng minh Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 153/QĐ-XPVPHC
ngày 23/6/2016 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Vĩnh Phú Đơng có giao cho
Nguyễn Văn Thuận đúng trình tự luật định hay không.
Quyết định rút quyết định truy tố số 02/QĐ-KSĐT ngày 15/8/2018 của Viện
trưởng VKSND huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đối với Nguyễn Văn Thuận với
nhận định Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 153/QĐ-XPVPHC ngày
23/6/2016 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Vĩnh Phú Đông đối với Nguyễn Văn
Thuận chưa đúng quy định của pháp luật, nên việc truy tố Nguyễn Văn Thuận về tội
“ Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai”, theo quy định tại khoản 1 Điều 173
BLHS năm 1999 là chưa bảo đảm căn cứ. Từ đó, VKSND huyện Phước Long rút
quyết định truy tố để thực hiện lại trình tự, thủ tục xử phạt hành chính đối với
Nguyễn Văn Thuận nên đề nghị TAND huyện phước Long đình chỉ vụ án.

Quyết định đình chỉ vụ án số 01/2018/HSST- QĐ ngày 17/8/2018 của TAND
huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu đình chỉ xét xử đối với bị can Nguyễn Văn Thuận
do VKSND huyện Phước Long rút quyết truy tố trước khi mở phiên tòa theo quy
định tại Điều 285 BLTTHS năm 2015.
Nhận xét: Quyết định rút quyết định truy tố của VKSND huyện Phước Long
đối với Nguyễn Văn Thuận một cách tùy nghi, không nêu căn cứ pháp lý được viện
dẫn tại Điều 285 BLTTHS năm 2015 là chưa đúng quy định của pháp luật. Trong
trường hợp này, hành vi của Nguyễn Văn Thuận không đủ các yếu tố cấu thành tội


18

“Vi phạm các quy định về sử dụng đất đai”, theo quy định tại khoản 1 Điều 173
BLHS năm 1999, nên cần phải căn cứ vào khoản 2 Điều 157 BLTTHS năm 2015
xác định hành vi của Nguyễn Văn Thuận không cấu thành tội phạm và rút quyết
định truy tố trước khi mở phiên tòa. Việc VKS rút quyết định truy tố nhưng không
nêu căn cứ pháp luật đã ảnh hưởng đến quyền được yêu cầu bồi thường của người
bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự16.
Thứ ba, VKS rút quyết ịnh truy tố sau khi Tòa án ra quyết ịnh ình
chỉ vụ án:
Vụ án thứ tƣ17: Lê N N bị Công an huyện H, tỉnh T lập biên bản bắt người
phạm tội quả tang và thu giữ vật chứng khi vừa mua 01 gói Hêrơin với giá 350.000
đồng vào lúc 06 giờ 30 phút ngày 07/9/2017. Tại bản kết luận giám định số
1993/PC54-MT ngày 10/9/2017 của Phòng kỹ thuật hình sự, Cơng an tỉnh T xác
định: chất bột màu trắng ngà của phong bì niêm phong gửi giám định là ma túy,
trọng lượng 0,188 gam loại Hêrôin.
Cáo trạng số 04/Ctr-VKS ngày 12/12/2017 của VKSND huyện H truy tố Lê
N N về tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy”, theo quy định tại khoản 1 Điều 194
BLHS năm 1999.
Trong quá trình thụ lý chuẩn bị xét xử vụ án, TAND huyện H trưng cầu hàm

lượng 0,188 gam loại Hêrôin là vật chứng của vụ án. Tại Bản kết luận giám định số
156/PC54-MT ngày 27/12/2017 của Phòng kỹ thuật hình sự, Cơng an tỉnh T xác
định: 0,188 gam loại Hêrơin có hàm lượng Hêrơin là 48%, quy đổi trọng lượng là
0,090 gam Hêrơin.
Quyết định đình chỉ vụ án số 16/2018/HSST- QĐ ngày 13/02/2018 của
TAND huyện H đình chỉ xét xử đối với bị can Lê N N do VKSND huyện H rút toàn
bộ quyết định truy tố.
Sau khi TAND huyện H ra quyết định đình chỉ vụ án, đến ngày 27/02/2018,
VKSND huyện H mới ra quyết định rút quyết định truy tố số 01/QĐ-VKSH đối
với Lê N N.
Nhận xét, việc TAND huyện H ra quyết định đình chỉ vụ án với lý do
VKSND huyện H rút toàn bộ quyết định truy tố đối với bị can Lê N N, trước thời
điểm VKSND huyện H rút toàn bộ quyết định truy tố là vi phạm nghiêm trọng thủ
tục tố tụng theo quy định tại Điều 282 và Điều 285 BLTTHS năm 2015.
16
17

Điều 31 BLTTHS năm 2015.
Thông báo rút kinh nghiệm số 101/TB-VKSTC ngày 19 tháng 3 năm 2019 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.


19

1.2.2. Nguyên nhân
- BLTTHS năm 2015 chưa quy định rõ thế nào là rút một phần quyết định truy
tố, thế nào là rút toàn bộ quyết định truy tố trong trường hợp cáo trạng của VKS truy
tố nhiều bị can là đồng phạm của nhau, hoặc trong cùng một cáo trạng truy tố nhiều
bị can về nhiều tội danh khác nhau. Mặt khác, về thời điểm VKS rút quyết định truy
tố sau khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì Thẩm phán chủ tọa phiên tịa
được ra quyết định đình chỉ vụ án18. Tuy nhiên, căn cứ vào Điều 277 BLTTHS năm

2015 quy định, trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải ra
một trong các quyết định: đưa vụ án ra xét xử; trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;
tạm đình chỉ vụ án hoặc đình chỉ vụ án19. Điều này có nghĩa là, sau khi Thẩm phán
chủ tọa phiên tòa đã ra quyết định đưa vụ án ra xét xử mà VKS rút quyết định truy tố
thì khơng được ra quyết định đình chỉ vụ án, thẩm quyền đình chỉ vụ án là của HĐXX
để đảm bảo tính hiệu lực của quyết định đưa vụ án ra xét xử và nguyên tắc xét xử có
Hội thẩm tham gia, nhưng BLTTHS chưa có quy định cụ thể.
- BLTTHS năm 2015 chưa có quy định đối với những vụ án mà VKS cấp trên
truy tố, ủy quyền cho VKS cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, sau
khi nghiên cứu hồ sơ vụ án chuẩn bị xét xử, VKS cấp dưới phát hiện có căn cứ để rút
một phần hoặc tồn bộ quyết định truy tố của VKS cấp trên. Về nguyên tắc, đã được
ủy quyền thì VKS cấp dưới có tồn quyền theo quy định, nghĩa là có quyền rút một
phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố của VKS cấp trên trước khi mở phiên tòa. Tuy
nhiên, nếu VKS cấp dưới rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố của VKS cấp
trên là trái với quy định tại điểm d khoản 1 Điều 41 BLTTHS năm 2015 và nguyên
tắc tập trung thống nhất theo khoản 1 Điều 7 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy
định, chỉ có VKS cấp trên mới có quyền rút quyết định của VKS cấp dưới.
- Rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa, đây là
một chỉ tiêu nghiệp vụ không mong muốn của ngành Kiểm sát. Thông thường nếu
như có căn cứ xác định bị can bị truy tố chưa đúng quy định pháp luật thì VKS sẽ yêu
cầu Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc đợi đến khi Tòa án mở phiên tòa rồi rút
hoặc thay đổi quyết định truy tố tại phiên tòa, hạn chế đến mức thấp nhất việc ra
quyết định rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa.
Trong trường bắt buộc phải rút một phần hoặc toàn bộ quyết định truy tố trước khi
mở phiên tịa do có sai lầm trong kiểm tra, đánh giá chứng, VKS cũng né tránh, viện
18
19

Điểm b khoản 1 Điều 282 BLTTHS năm 2015,
Khoản 1 Điều 277 BLTTHS năm 2015.



20

dẫn không đúng pháp luật, hoặc chỉ nhận định chung chung để ban hành quyết định
rút quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa. Mặt khác, thẩm quyền rút quyết định
truy tố của VKS trước khi mở phiên tòa là rất lớn, nhưng chưa có quy chế ràng buộc,
từ đó dẫn đến tình trạng VKS có thể rút quyết định truy tố đối với bị can chưa đúng
với quy định của pháp luật.
- Kỷ năng nghiên cứu hồ sơ, đánh giá chứng cứ và xây dựng Cáo trạng truy
tố của Kiểm sát viên được phân cơng đơi lúc cịn hạn chế, một số Kiểm sát viên còn
thiếu kinh nghiệm nên khi phân tích, tổng hợp và đánh giá chứng cứ một cách rời
rạt, dẫn đến nội dung truy tố chưa có tính thuyết phục cao, thậm chí có trường hợp
truy tố xong, nhưng sau đó lại phải rút tồn bộ quyết định truy tố trước khi mở
phiên tòa do hành vi của bị can không cấu thành tội phạm.
- Cách thức quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo VKS ở một số địa
phương còn lỏng lẻo, thiếu sự kiểm tra, giám sát Kiểm sát viên thực hiện nhiệm vụ,
không xem kỷ nội dung cáo trạng trước khi ban hành, dẫn đến phải rút một phần
hoặc toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phien tòa.
1.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả về rút quyết ịnh truy tố trƣớc khi mở
phiên tòa
Giải pháp về con ngƣời:
- Cần phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc rút quyết định truy tố
trước khi mở phiên tòa của VKS là nhằm thực hiện yêu cầu kết hợp hài hịa giữa lợi
ích xã hội và lợi ích cơng dân trong việc đấu tranh phịng, chống tội phạm, chứ đây
khơng phải làm một chỉ tiêu nghiệp vụ xấu của ngành Kiểm sát. Trường hợp xét
thấy rằng, có đủ căn cứ để buộc tội bị can nhưng tính chất hành vi phạm tội ít
nghiêm trọng, khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa, phạm tội do hồn cảnh khách
quan và có nhiều tình tiết giảm nhẹ phát sinh sau khi tội phạm thì VKS hồn tồn có
quyền rút quyết định truy tố, tha miễn trách nhiệm hình sự. Đồng thời cũng thẳng

thắng, nếu trường hợp VKS đã truy tố bị can, tuy nhiên sau đó phát hiện có sai lầm
trong kiểm tra, đánh giá chứng cứ mà hành vi của bị can khơng cấu thành tội phạm,
thì cần vận dụng đúng điều luật, xác định bị can không phạm tội để rút quyết định
truy tố chứ không được nhận định chung chung hoặc tùy nghi áp dụng điều luật tha
miễn trách nhiệm hình sự, rút quyết định truy tố để né tránh trách nhiệm.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Kiểm sát viên về công tác
thực hành quyền công tố đặc biệt là trong giai đoạn truy tố, trong việc xây dựng bản
cáo trạng, kỷ năng nghiệp vụ nghiên cứu hồ sơ, phân tích và đánh giá chứng cứ của


×