Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh pháp luật và thực tiễn áp áp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ KIM HUẾ

BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CƠNG NGHIỆP
ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH
- PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành : Luật Kinh tế
Mã ngành : 603850

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực và chính xác. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn
chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

TRẦN THỊ KIM HUẾ


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. BMKD



: Bí Mật Kinh Doanh

2. QSHCN

: Quyền Sở Hữu Cơng Nghiệp

3. SHTT

: Sở Hữu Trí Tuệ

4. BLDS

: Bộ Luật Dân Sự

5. BLLĐ

: Bộ Luật Lao động

6. UBND

: Ủy Ban nhân dân

7. TAND

: Tòa án nhân dân

8. DN

: Doanh nghiệp


9. HĐLĐ

: Hợp đồng lao động


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................1
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BẢO HỘ
QUYỀN SỞ HỮU CƠNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH
1.1 . Khái quát chung về bí mật kinh doanh và bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp
đối với bí mật kinh doanh ..................................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của bí mật kinh doanh

5

1.1.2. Sự cần thiết phải bảo hộ bí mật kinh doanh

9

1.1.3. Khái niệm về bảo hộ quyền SHCN đối với bí mật kinh doanh

17

1.1.4. Đặc điểm và bản chất của quyền SHCN đối với BMKD

19

1.2 . Bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp đối với bí mật kinh doanh trong pháp luật
Việt Nam

28
1.2.1. Bảo hộ QSHCN đối với BMKD trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
28
1.2.2. Bảo hộ QSHCN đối với BMKD từ khi có Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005
đến nay
29
KẾT LUẬN CHƢƠNG I

40

CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ
BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOAN VÀ KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN...... 41
2.1 Thực trạng áp dụng các quy định về đối tƣợng và điều kiện bảo hộ quyền
SHCN đối với BMKD - kiến nghị hoàn thiện
42
2.1.1. Thực trạng

42

2.1.2. Các kiến nghị hoàn thiện

48

2.2 Thực trạng áp dụng quy định về xử lý một số hành vi vi phạm bí mật kinh
doanh- kiến nghị hoàn thiện

55


2.2.1. Đối với hành vi tiếp cận, bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc BMKD mà

không được phép

55

2.2.2. Đối với hành vi vi phạm Hợp đồng bảo mật thông tin

62

2.2.3. Các kiến nghị hoàn thiện

70

KẾT LUẬN CHƢƠNG II

78

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

79

PHỤ LỤC
- Phiếu khảo sát về tình hình bảo vệ BMKD của doanh nghiệp
- Bản án số 21/2009DS-ST ngày 30/9/2009 của TAND Quận 1,
TPHCM
- Bản án số 08/2010/LĐ-ST ngày 6/12/2010 của TAND Huyện
Đức Hòa, Long An
- Bản án số 09/2010/LĐ-ST ngày 10/12/2010 của TAND Huyện
Đức Hòa, Long An



1
LỜI MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đã có những đổi

mới khơng ngừng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực lập pháp. Rất nhiều
đạo luật ra đời để điều chỉnh các quan hệ xã hội, trong đó Luật Sở hữu trí tuệ là một
bƣớc tiến quan trọng trong việc bảo hộ quyền sở hữu cơng nghiệp nói chung và bảo
hộ bí mật kinh doanh nói riêng.
Ở nƣớc ta, việc bảo hộ quyền SHCN đối với BMKD đƣợc ghi nhận tại Bộ luật
Dân sự năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật cạnh tranh và một số văn bản hƣớng dẫn
thực hiện Luật SHTT. Tuy nhiên, so với quy định của các điều ƣớc quốc tế mà Việt
Nam là thành viên cũng nhƣ pháp luật của nhiều nƣớc trên thế giới, pháp luật về bảo
hộ BMKD của Việt Nam vẫn còn mới mẻ và đang bộc lộ những vấn đề pháp lý cần
tiếp tục nghiên cứu đánh giá và hoàn thiện.
Xuất phát từ thực tiễn nghề nghiệp và từ kết quả của các cơng trình nghiên cứu
trƣớc đây, tác giả cho rằng cần có sự nghiên cứu một cách cụ thể, hệ thống hơn về các
quy định của pháp luật trong việc bảo hộ quyền SHCN đối với BMKD. Từ việc phân
tích các quy định về bảo hộ BMKD Bộ luật dân sự năm 2005, Luật sở hữu trí tuệ,
Luật cạnh tranh, Luật lao động, các Hiệp định TRIPs, Công Ƣớc Paris và các văn bản
pháp luật liên quan đến việc đánh giá thực tiễn áp dụng để tìm ra các vƣớng mắc, hạn
chế, thiếu sót và đƣa ra các kiến nghị góp phần hồn thiện quy định pháp luật về bảo
hộ quyền SHCN đối với BMKD. Đó chính là lý do tác giả chọn đề tài : “Bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh - Pháp luật và thực tiễn áp
dụng tại Việt Nam”
2.


Tình hình nghiên cứu đề tài
Thực tiễn nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy từ khi có có Bộ luật dân sự cho đến

nay, việc nghiên cứu quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu
cơng nghiệp dƣới các cấp độ và góc độ là khơng ít, nhƣng một nghiên cứu chuyên


2
biệt, có tính hệ thống về bảo hộ BMKD và đặc biệt là một nghiên cứu dựa trên khảo
sát thực tế về việc áp dụng quy định pháp luật về bảo hộ bí mật kinh doanh thì chƣa
có. Một cách khái quát, về pháp luật bảo hộ quyền SHCN đối với BMKD có một số
cơng trình nghiên cứu nhƣ : “Hoàn thiện Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu cơng
nghiệp đối với Bí mật Kinh Doanh” của Thạc sĩ Nguyễn Thái Mai – khoa Pháp luật
quốc tế, Đại học Luật Hà Nội, “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh
doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại” - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Khoa, năm
2001 của Tiến sĩ Nguyễn Thị Quế Anh (nghiệm thu 2002), và các bài viết khác cũng
của Tiến sĩ này nhƣ “Bí mật kinh doanh và các tiêu chí bảo hộ”, “Một số vấn đề về
bảo hộ bí mật kinh doanh và hồn thiện pháp luật bảo hộ bí mật kinh doanh ở Việt
Nam”.
Trong bài viết của Thạc sĩ Nguyễn Thái Mai đã chỉ ra nhiều bất cập trong các
quy định về phạm vi, điều kiện bảo hộ BMKD, các biện pháp bảo mật mà chủ sở hữu
BMKD đƣợc quyền áp dụng và cả những điểm chƣa rõ ràng trong tiêu chuẩn để xác
định thế nào là BMKD. Trong bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Thị Quế Anh phạm vi
nghiên cứu rộng hơn, bao quát hơn nhƣng chƣa đi sâu vào phân tích kỹ đặc điểm của
BMKD trong nền kinh tế thị trƣờng của Việt Nam vì vậy chƣa có sự đề xuất cụ thể
cho phù hợp. Nhìn chung các tác giả trong các cơng trình nghiên cứu trên đã phát
hiện ra những điểm bất cập, những khoảng trống trong các quy định của pháp luật về
bảo hộ Quyền SHCN đối với BMKD, tuy nhiên do các cơng trình này thực hiện trƣớc
khi Luật SHTT năm 2005 đƣợc ban hành nên có nhiều điểm cịn bất cập, khơng phù
hợp với các quy định của Luật SHTT. Những đề xuất của các tác giả trong các bài

viết còn mang nặng tính lý thuyết, các biện pháp chỉ dừng lại ở việc sửa đổi các quy
định pháp lý về mặt lý luận, chƣa phân tích đi sâu vào khía cạnh áp dụng trong thực
tiễn nhƣ thế nào. Mặt khác, các tác giả chƣa có một khảo sát hay thu thập ý kiến hoặc
điều tra về tình hình thực tiễn áp dụng các quy định về bảo hộ BMKD tại Việt Nam
một cách cụ thể.
3.

Mục đích và nhiệm vụ của luận văn


3

3.1

Mục đích của luận văn

Về mặt lý luận, trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến
vấn đề bảo hộ quyền SHCN trong BMKD, đánh giá thực tiễn áp dụng quy định pháp
luật, phát hiện những tồn tại, hạn chế của các quy định này, luận văn hƣớng tới việc
đề ra giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo vệ BMKD.
Về mặt thực tiễn, tác giả mong muốn phần nào giúp chủ sở hữu BMKD nhận
diện đƣợc một cách chính xác và rõ ràng các loại BMKD mà mình có, từ đó có biện
pháp tự bảo vệ BMKD một cách hữu hiệu và thiết thực hơn.
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt đƣợc mục đích này, luận văn có nhiệm vụ:
- Phân tích đƣợc khái niệm, đặc điểm của BMKD và sự cần thiết
của việc bảo hộ BMKD trong nền kinh tế ở nƣớc ta hiện nay. Sự phân
tích này là cơ sở để phân tích quyền SHCN đối với BMKD từ đó phân
tích cơ chế bảo hộ BMKD trong quy định pháp luật của Việt Nam.
- Từ việc phân tích đƣợc thực trạng pháp luật về bảo hộ BMKD,

thực tiễn giải quyết các tranh chấp và những vƣớng mắc đặt ra sẽ đƣa ra
những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo hộ BMKD.
4.

Giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn, phƣơng pháp nghiên cứu
4.1

Giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn

BMKD và phƣơng thức bảo hộ BMKD là vấn đề mới và phức tạp trong khoa
học pháp lý Việt Nam cũng nhƣ thực tiễn áp dụng. Vì vậy, trong khn khổ một luận
văn thạc sĩ, tác giả chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu nhƣ sau :
- Giới hạn về các văn bản pháp luật : Tập trung nghiên cứu những quy định
trong BLDS, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật cạnh tranh, Luật Lao động và các văn bản
hƣớng dẫn thi hành. Mặc dù đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quy định pháp luật
Việt Nam về bảo hộ BMKD nhƣng trong phạm vi nghiên cứu để đánh giá một cách


4
đầy đủ tính phù hợp của các quy định pháp luật Việt Nam, bên cạnh việc đối chiếu
với thực tiễn áp dụng, tác giả sẽ đặt các quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực này
trong mối tƣơng quan với Công ƣớc Paris và Hiệp Định TRIPs .
- Giới hạn về phạm vi lãnh thổ : Tác giả chỉ tiến hành khảo sát thực tiễn việc
áp dụng các quy định của pháp luật về bảo hộ BMKD của một số doanh nghiệp tại
Tp.HCM và các tỉnh lân cận. Từ các phiếu khảo sát tình hình thực tế của việc áp dụng
các quy định pháp luật về BMKD và qua một số bản án xét xử tranh chấp lao động có
liên quan đến hành vi xâm phạm BMKD tác giả đƣa ra những kiến nghị nhằm hoàn
thiện hơn các quy định về BMKD.
4.2


Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở các nguyên tắc, quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để giải
quyết các vấn đề luận văn đặt ra. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn bám sát các
quan điểm cơ bản của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc trong sự nghiệp đổi mới để
luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn đƣợc luận văn đề cập đến.
Các phƣơng pháp chủ yếu đƣợc sử dụng trong luận văn là những phƣơng pháp
nghiên cứu khoa học chung nhƣ tổng hợp, thống kê, phân tích, bình luận và khơng thể
thiếu phƣơng pháp so sánh pháp luật.
5.

Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài :

Với những nội dung đƣợc trình bày trong đề tài hy vọng sẽ đem lại những
đóng góp thiết thực cho việc hoàn thiện những quy định pháp luật trong lĩnh vực này,
đồng thời góp phần xây dựng cơ chế hợp lý và hiệu quả hơn trong việc bảo hộ
BMKD tại Việt Nam.
Ngòai ra, luận văn còn là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, học
tập, giảng dạy và cho những ngƣời hoạt động thực tiễn trong ngành bảo vệ pháp luật.
6.

Kết cấu của Luận văn :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung của Luận văn gồm 2 chƣơng :


5
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
đối với bí mật kinh doanh.
Chƣơng 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

đối với bí mật kinh doanh và kiến nghị hồn thiện .


6
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU
CƠNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH
1.1. Khái quát chung về bí mật kinh doanh và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
đối với bí mật kinh doanh
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của bí mật kinh doanh
Trƣớc khi Luật SHTT năm 2005 đƣợc ban hành, chƣa có định nghĩa chính thống
và trực tiếp về quyền SHTT. Theo quan điểm của tiến sĩ Lê Nết thì “quyền sở hữu trí
tuệ là tập hợp các quyền đối với tài sản vơ hình là thành quả lao động sáng tạo hay uy
tín kinh doanh của các chủ thể, đƣợc pháp luật quy định bảo hộ”1. Khi luật SHTT
đƣợc ban hành thì quyền SHTT đƣợc định nghĩa tại Điều 1 khoản 4 nhƣ sau :
“Quyền SHTT là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền
tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối
với giống cây trồng”. Theo đó, BMKD cũng là một tài sản vơ hình, cụ thể hơn là đối
tƣợng của quyền SHCN đƣợc pháp luật bảo hộ theo khoản 1 điều 750 Bộ luật Dân sự
năm 2005 và nội dung này đã Luật SHTT năm 2005 đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2009
quy định chi tiết tại khoản 2 điều 1 nhƣ sau: “Bí mật kinh doanh là thơng tin thu được
từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong
kinh doanh”.
Trƣớc hết, BMKD là một dạng thông tin, một loại tài sản vơ hình. BMKD là bất
cứ thơng tin nào mà một cá nhân hay một tổ chức thu đƣợc từ hoạt động đầu tƣ tài
chính, trí tuệ, có thể sử dụng nó trong hoạt động kinh doanh của mình nhằm cung cấp
các cơ hội nâng cao lợi thế cạnh tranh, duy trì tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận và thƣờng
khơng đƣợc bên ngồi biết đến.
Ngồi ra, các thơng tin chƣa công bố, chƣa thể áp dụng trực tiếp vào kinh doanh
nhƣ các cơng trình nghiên cứu của các trƣờng Đại học, viện nghiên cứu, hoặc các

1

Lê Nết, (2004), Quyền sở hữu trí tuệ -Tài liệu giảng dạy, tr. 13.


7
kiểu dáng đang trong quá trình nộp đơn chƣa đƣợc cấp văn bằng. Ví dụ : có 10 mẫu
thiết kế dự định đăng ký nhãn hiệu hàng hóa nhƣng sau đó chỉ thấy 3 mẫu là có thể
đăng ký vậy 7 mẫu cịn lại tuy có thiết kế rồi chƣa đƣợc công bố vẫn đƣợc coi là
BMKD (Đ 111 Luật SHTT).
Tuy nhiên, khơng phải bất cứ thơng tin bí mật nào cũng đƣợc bảo hộ. Tại Điều
85 Luật SHTT đã liệt kê danh mục các loại thông tin không đƣợc bảo hộ với danh
nghĩa BMKD bao gồm: “1. Bí mật về nhân thân; 2. Bí mật về quản lý nhà nƣớc; 3.
Bí mật về quốc phịng, an ninh; 4. Thơng tin bí mật khác khơng liên quan đến kinh
doanh”.
Các thơng tin thu đƣợc từ họat động đầu tƣ tài chính, trí tuệ rất đa dạng, phong
phú và phức tạp nhƣng không phải mọi thông tin “thu được từ hoạt động đầu tư tài
chính, trí tuệ” đều đƣợc coi là BMKD. Các dạng thông tin này phải hội đủ ba điều
kiện quy định tại Điều 84 Luật SHTT và khoản 10 Điều 3 Luật Cạnh tranh. Theo đó,
BMKD là thơng tin có đủ các điều kiện: Khơng phải là hiểu biết thơng thƣờng và
khơng dễ dàng có đƣợc; Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi đƣợc sử dụng
sẽ tạo cho ngƣời nắm giữ thơng tin đó có lợi thế hơn so với ngƣời không nắm giữ
hoặc không sử dụng thơng tin đó; Đƣợc chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần
thiết để thơng tin đó khơng bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận đƣợc. Tác giả sẽ phân
tích, giải thích rõ ba điều kiện này tại phần đặc điểm của BMKD
Với quy định của pháp luật về điều kiện bảo hộ cho thấy đối với các bí mật kinh
doanh khơng đáp ứng đƣợc những điều kiện luật quy định thì khơng thuộc đối tƣợng
bảo hộ quyền SHCN. Điều này cũng dễ hiểu vì để đảm bảo đƣợc sự công bằng giữa
những chủ sở hữu nắm giữ thơng tin có giá trị và đã áp dụng những biện pháp bảo vệ
cần thiết sẽ đƣợc pháp luật bảo vệ hơn những chủ sở hữu thông tin có giá trị nhƣng

khơng áp dụng bất kỳ biện pháp nào. Mặt khác, việc phân biệt thông tin nào thuộc đối
tƣợng đƣợc bảo hộ quyền SHCN sẽ giúp cho những chủ sở hữu thơng tin có giá trị
biết cách tự bảo vệ mình trƣớc. Điều này cũng góp phần làm giảm những tranh chấp
trong xã hội và tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.


8
Nếu khơng phải là BMKD thì những lọai thơng tin bí mật khác có thể vẫn đƣợc
bảo hộ theo một số quy định sau :
Các dữ liệu thử nghiệm nộp cho các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cũng
đƣợc pháp luật bảo vệ. Do quá trình phê duyệt thƣờng kéo dài, đặc biệt là những sản
phẩm dƣợc phẩm, tạo cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh có thể chiếm đọat một cách
trái phép. Vì thế pháp luật đã đƣa ra một số quy định để bảo vệ cho chủ sở hữu dữ
liệu và hạn chế những hành vi chiếm đoạt trái phép. Tại điều 39.3 Hiệp định TRIPS
đã nêu : “Nếu các thành viên quy định rằng điều kiện để được cấp phép tiếp thị dược
phẩm hoặc nông hóa phẩm có chứa các thành phần hóa học mới là phải nộp kết quả
thử nghiệm hoặc các dữ liệu bí mật khác thu được từ sự nỗ lực lớn, thì phải bảo hộ
các dữ liệu đó chống lại việc sử dụng thương mại khơng lành mạnh. Ngồi ra, các
thành viên phải bảo hộ các dữ liệu đó chống lại việc tiết lộ, trừ trường hợp cần bảo
vệ công chúng hoặc các biện pháp được thực hiện nhằm bảo đảm các dữ liệu đó được
bảo vệ trước việc sử dụng trong thương mạnh cạnh tranh không lành mạnh”. Quy
định quốc tế này đã đƣợc pháp luật Việt Nam cụ thể trong Luật SHTT tại điều 128
của Luật SHTT nhƣ sau: Trong trƣờng hợp pháp luật có quy định ngƣời nộp đơn xin
cấp phép kinh doanh, lƣu hành dƣợc phẩm, nông hoá phẩm phải cung cấp kết quả thử
nghiệm hoặc bất kỳ dữ liệu nào khác là bí mật kinh doanh thu đƣợc do đầu tƣ công
sức đáng kể và ngƣời nộp đơn có u cầu giữ bí mật các thơng tin đó thì cơ quan có
thẩm quyền cấp phép có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp cần thiết để các dữ liệu đó
khơng bị sử dụng nhằm mục đích thƣơng mại không lành mạnh và không bị bộc lộ,
trừ trƣờng hợp việc bộc lộ là cần thiết nhằm bảo vệ cơng chúng. Kể từ khi dữ liệu bí
mật trong đơn xin cấp phép đƣợc nộp cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản

1 Điều này đến hết năm năm kể từ ngày ngƣời nộp đơn đƣợc cấp phép, cơ quan đó
khơng đƣợc cấp phép cho bất kỳ ngƣời nào nộp đơn muộn hơn nếu trong đơn sử dụng
dữ liệu bí mật nêu trên mà khơng đƣợc sự đồng ý của ngƣời nộp dữ liệu đó, trừ
trƣờng hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều 125 của Luật SHTT2.
2

Luật SHTT, Điều 125. Quyền ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp


9
Đồng thời, pháp luật cũng bảo vệ các chủ sở hữu các thông tin này bằng việc
bảo mật đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp trƣớc khi công bố thông qua
quy định chi tiết tại điều 111 Luật SHTT. Theo đó, trƣớc thời điểm đơn đăng ký sáng
chế, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp đƣợc công bố trên Công báo sở hữu công
nghiệp, cơ quan quản lý nhà nƣớc về quyền sở hữu cơng nghiệp có trách nhiệm bảo
mật thông tin trong đơn. Đồng thời, cán bộ, công chức của cơ quan quản lý nhà nƣớc
về quyền sở hữu cơng nghiệp làm lộ bí mật thơng tin trong đơn đăng ký sáng chế, đơn
đăng ký kiểu dáng cơng nghiệp thì bị xử lý kỷ luật; nếu việc làm lộ bí mật thơng tin
gây thiệt hại cho ngƣời nộp đơn thì phải bồi thƣờng thiệt hại theo quy định của pháp
luật.
Xuất phát từ điều kiện bảo hộ thông tin đƣợc coi nhƣ là một BMKD đều mang 2
đặc điểm cơ bản nhất đó là tính bí mật và tính quyết định3.
Tính bí mật của thơng tin là phần quan trọng nhất, có tính quyết định nhất,
chúng phải khơng đƣợc dễ biết hoặc dễ suy đoán. Tất nhiên điều đó khơng có nghĩa là
mỗi phần của thơng tin phải là bí mật. Sự bí mật có thể đơn thuần chỉ là sự kết hợp
của tất cả những điều đã biết. Chính vì tính bí mật mà việc soạn thảo một hợp đồng
chuyển giao quyền sử dụng BMKD rất phức tạp. Bên chuyển giao muốn chuyển giao
một bí mật, nhƣng khơng thể biết bên nhận đã biết về bí mật đó chƣa, mà cũng khơng
thể mơ tả bí mật rồi hỏi phía bên kia xem họ đã biết bí mật đó chƣa, vì câu trả lời
chắc chắn là “rồi” và giá trị của bí quyết cũng khơng cịn nữa. Ngƣợc lại bên nhận


3. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh khơng có quyền cấm ngƣời khác thực hiện các hành vi sau đây:
a) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi khơng biết và khơng có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh
đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;
b) Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ cơng chúng theo quy định tại khoản 1 Điều 128 của Luật này;
c) Sử dụng dữ liệu bí mật quy định tại Điều 128 của Luật này khơng nhằm mục đích thương mại;
d) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;
đ) Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp
với điều kiện người phân tích, đánh giá khơng có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người
bán hàng.
3

Lê Nết (2004), Quyền sở hữu công nghiệp, Tài liệu giảng dạy, tr. 153.


10
chuyển giao cũng không muốn quyết định mua giá bao nhiêu khi mà chƣa biết bí
quyết đó ra sao.
Tính quyết định của BMKD có nghĩa là thơng tin đó phải đóng vai trị quan
trọng trong q trình sản xuất, tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ có tính nổi trội hoặc đặc
biệt hơn so với các sản phẩm cùng lọai. Nhƣ vậy, tính quyết định của BMKD sẽ giúp
cho ngƣời nắm giữ đƣợc thơng tin mang tính quyết định đó sẽ giúp nâng cao vị trí
hoặc ƣu thế cạnh tranh của ngƣời nắm giữ bí quyết.
1.1.2.

Sự cần thiết phải bảo hộ bí mật kinh doanh

Có nhiều quan điểm khác nhau về vai trò của quyền sở hữu trong nền kinh tế thị
trƣờng. Theo lý thuyết của Adam Smith, nhà kinh tế học Scotland từ thế kỷ 18, quyền
sở hữu là cơ sở của quyền tự do kinh doanh4. Còn theo Diderot, nhà kinh tế học và

triết học Pháp coi quyền sở hữu, đặc biệt là sở hữu trí tuệ là quyền cao quý, thể hiện
cho sự tự do của chủ thể kinh doanh trên thị trƣờng5. Tuy vậy các quan điểm trên
hoàn toàn xem quyền sở hữu là quyền tự nhiên mà không đứng trên quan điểm luật
thực định. Nếu đứng trên quan điểm luật thực định, một câu hỏi cần giải đáp là: Tại
sao lại cần phải có quyền sở hữu để đòi một tài sản, trong khi các bên tranh chấp có
thể thỏa thuận đƣợc với nhau? Cách giải thích của Ronald Coase – ngƣời đoạt giải
Nobel kinh tế 1993, thuyết phục đƣợc nhiều học giả hơn cả, nếu các bên thỏa thuận
đƣợc với nhau, thì quy định về quyền sở hữu là không cần thiết6. Coase phát biểu
định lý : “việc bảo vệ quyền sở hữu sẽ khơng cần thiết nếu chi phí giao dịch bằng
khơng hoặc nhỏ. Nếu chi phí giao dịch quá lớn, các bên không thể thỏa thuận được
với nhau, mỗi bên sẽ phải dùng quyền sở hữu để bảo vệ quyền lợi của mình”7. Theo
nhận định của Tiến sĩ Lê Nết thì định lý này không chỉ đúng với giao dịch giữa các

4

Smith, A dam (1776), The Wealth of Nations ( reprinted by New York : Modern Library 1937)
Davies, G. (1994), Copyright and Public Interest. IIC Studies, Max- Planck Institue 14:9
6
The Sveriges Riksbank (Bank of Sweden) Prize in Economic Sciences in Memory of Alfred Nobel (Nobel
Economic 1991) : Property and Transaction Cos TS (R Coase).
7
Cooter, T and Ulen, R (2000) Law and Economics. Wiley & Sons, Chƣơng III
5


11
bên, mà còn đúng trong quan hệ giữa các quốc gia, trong đó chủ quyền của mỗi nƣớc
tƣơng đƣơng với quyền sở hữu8.
Khái niệm về sở hữu mà Coase đƣa ra cũng có thể áp dụng nhƣ cơ sở kinh tế
cho việc xác lập quyền sở hữu cho các đối tƣợng sở hữu trí tuệ - trong đó có BMKD.

BMKD là một tài sản vơ hình – thành quả lao động sáng tạo – là tài sản có giá trị lớn.
Vì vậy, rất nhiều ngƣời muốn chiếm hữu tài sản ấy, dù hợp pháp hay khơng. Việc sử
dụng BMKD khó bị phát hiện (chủ sở hữu BMKD ít khi biết đƣợc lúc nào tài sản của
mình bị “đánh cắp”). Vì thế, khả năng bảo vệ và thực thi quyền sở hữu với BMKD
nếu khơng có pháp luật hỗ trợ là rất khó. Chính việc tự bảo vệ BMKD của chủ sở hữu
gặp nhiều khó khăn nên đã làm tăng “chi phí giao dịch ”cho chủ sở hữu BMKD. “Chi
phí giao dịch” tăng làm phát sinh nhu cầu bảo hộ thành quả lao động sáng tạo dƣới
dạng quyền sở hữu.
Mặt khác, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có thể sẽ dẫn đến tình trạng độc
quyền. Nhiều nhà kinh tế học đã chứng minh rằng lợi thế độc quyền cũng làm tăng
chi phí giao dịch. Cụ thể là các chủ thể độc quyền sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên cao,
khiến ngƣời tiêu dùng phải thiệt hại. Các chi phí giao dịch do độc quyền gây ra nên là
một trong các yếu tố mà các nhà kinh tế học gọi là yếu tố externalities (ngoại lai). Nói
cách khác, độc quyền cũng gây thiệt hại cho xã hội (social cost)9. Nhƣ vậy quyền sở
hữu đối với BMKD cũng tạo cho xã hội những thách thức nhất định và phải đƣợc cân
nhắc trong hoạt động lập pháp nhằm đảm bảo cân bằng, dung hịa quyền và lợi ích
hợp pháp của xã hội, chủ sở hữu và ngƣời sử dụng.
Các nhà kinh tế không phải là không nhận thấy những nhƣợc điểm này, song họ
coi đó là những static inefficiency (ảnh hƣởng ngắn hạn), cái giá phải trả để có những
dynamic efficiency (lợi ích dài hạn)10. Lợi ích dài hạn của sở hữu trí tuệ là việc tăng
năng suất lao động dựa trên các cơ chế khuyến khích sáng tạo. Nhà kinh tế Áo J.
Shumpeter cho rằng trong nền kinh tế thị trƣờng, innovation (tính sáng tạo) và
8

Lê Nết (2004), Quyền sở hữu trí tuệ - tài liệu giảng dạy (2004) , tr. 20.
Stigliz, J & Driffill, J (2000) Economic. Norton Corp
10
Stiglitz, J (1997) Wither Socialism? MIT Press, Cambridgre. MA
9



12
entrepreneurship (tính năng động) là hai động lực căn bản nhất. Ơng thậm chí cịn cho
rằng độc quyền là xu thế phát triển tất yếu của xã hội, vì khi các phát minh sáng chế
ngày càng phức tạp, thì chỉ có những cơng ty lớn mới có đủ chi phí để nghiên cứu
phát triển sản phẩm. Các công ty đã bỏ chi phí nghiên cứu này cần phải đƣợc độc
quyền có nghĩa là khơng có cạnh tranh. Các cơng ty đƣợc độc quyền hôm nay phải
liên tục sáng tạo để không bị tụt hậu bởi các công ty mới khác sáng tạo hơn. Động lực
thúc đẩy sáng tạo của mọi cơng ty, cho dù cơng ty đó có độc quyền hay khơng, đƣợc
Schumpeter gọi là creative destruction (q trình tự đào thải của sự sáng tạo). Nếu so
sánh với triết học Marx, thì creative destruction là hiện tƣợng phủ định của phủ định,
cái sau ra đời phủ định cái trƣớc, song khơng trở lại vị trí ban đầu, mà đƣa sự vật phát
triển lên một mức cao hơn.
Điều cần bàn đến là khi độc quyền trở thành xu thế thì tính năng động của các
cơng ty vừa và nhỏ sẽ giảm sút vì họ khơng thấy cơ hội để sáng tạo và thu hồi vốn.
Nhƣ vậy, tuy các công ty lớn vẫn năng động và sáng tạo, nhƣng họ không cịn cảm
thấy sức ép nhƣ khi họ cịn là cơng ty nhỏ. Đó là chƣa kể đến bộ máy quản trị cồng
kềnh, quan liêu là những vật cản đáng kể của sự năng động và sáng tạo. Điều này triệt
tiêu dần hai động lực là năng động và sáng tạo của nền kinh tế thị trƣờng, dẫn đến nền
kinh tế suy thối. Khi kinh tế suy thối, các cơng ty dù lớn, dù nhỏ, sẽ bị sức ép và
phải phát huy tính năng sáng tạo, năng động, vì thế nền kinh tế sẽ dần thốt khỏi suy
thối. Schumpeter gọi đó là business cycle (chu kỳ kinh tế)11.
Bảo hộ QSHCN đối với BMKD là bảo hộ một loại tài sản vô hình, có giá trị, dễ
bị xâm phạm và khó bảo vệ. Quyền SHTT nói chung và quyền SHCN đối với BMKD
nói riêng có thể làm phát sinh độc quyền và các hệ lụy xã hội, tuy nhiên nó có thể là
động lực để phát huy tính năng động và sáng tạo, hai động lực cơ bản nhất của nền
kinh tế thị trƣờng. Mặt khác, độc quyền do quyền sở hữu trí tuệ tạo ra cũng có thể là
vật cản của tính năng động sáng tạo dẫn đến suy thối kinh tế. Nhƣ vậy, một câu hỏi
khó đặt ra là : khi nào thì quyền sở hữu trí tuệ trở thành vật cản, khi nào thì nó là động
11


Scherer.F (1986) Innovation and Growth – Schumpeterrian Perspectives. MIT Press


13
lực của sự sáng tạo? Vật cản đối với chủ thế nào và động lực đối với chủ thể nào?
Chủ thể của BMKD phải hành xử quyền của mình thế nào để khơng gây trở ngại đến
tính năng động sáng tạo của các chủ thể khác? Trả lời thấu đáo đƣợc các câu hỏi trên
sẽ tạo một thế cân bằng và kiểm soát giữa các chủ thể : chủ sở hữu BMKD, ngƣời sử
dụng BMKD và xã hội. Điều này cũng chính là đảm bảo sự cân bằng giữa bảo hộ và
cạnh tranh.
Hiện nay, nền kinh tế thế giới đã chuyển sang một giai đoạn phát triển mới –
nền kinh tế dựa vào tri thức, trong đó giá trị của tài sản trí tuệ chiếm tỷ trọng ngày
càng lớn trong giá thành của sản phẩm. Ở một quốc gia có nền kinh tế phát triển, giá
trị của sản phẩm trí tuệ chứa trong mỗi sản phẩm quyết định rất lớn đến tính cạnh
tranh và là yếu tố quan trọng dẫn đến sự thành công của doanh nghiệp trên thƣơng
trƣờng .
Mặc dù trong thực tế, các tổ chức, cá nhân vẫn có những bí mật cơng nghệ,
những bí quyết gia truyền đƣợc lƣu giữ và truyền lại từ đời này qua đời khác nhƣng
trong rất nhiều năm, BMKD tại Việt Nam chƣa đƣợc pháp luật quy định và bảo hộ.
Ngày nay, vấn đề bảo hộ BMKD càng ngày càng đƣợc pháp luật quy định một cách
chi tiết và hệ thống hơn. Điều này xuất phát từ nhiều yếu tố trong đó không thể thiếu
yếu tố là do tầm quan trọng của BMKD trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính
từ tầm quan trọng của BMKD mà Nhà nƣớc đã xây dựng một hệ thống các quy định
pháp luật để bảo hộ BMKD. Sự cần thiết của việc bảo hộ này xuất phát từ lợi thế và
nhƣợc điểm của BMKD. Tác giả xin đi sâu để phân tích nội dung này nhƣ sau :
Thứ nhất, BMKD đƣợc bảo hộ sẽ tạo ra nhiều lợi thế mang tính chất thƣơng mại
cho chủ sở hữu
Giá cả và chất lƣợng là hai yếu tố mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng quan
tâm nhiều nhất. Trong thời đại phát triển mạnh mẽ về thông tin và kỹ thuật số hiện

nay, thì ai là ngƣời nắm nhiều thơng tin quan trọng tạo những bí quyết kinh doanh
chính là ngƣời chi phối về giá cả và chất lƣợng sản phẩm nhiếu nhất. Mức độ cạnh
tranh về thông tin và giá cả trên thị trƣờng ngày càng khốc liệt nên các đối thủ cạnh


14

tranh không muốn chia sẻ thông tin cho nhau.Tại Việt Nam, BMKD tuy còn mới mẻ
nhƣng nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn rất coi trọng
việc bảo vệ BMKD. Theo số liệu trong các báo cáo của Sở Khoa học cơng nghệ thành
phố Hồ Chí Minh 12và trong một số bài phóng sự điều tra, khảo sát về tình hình bảo
vệ BMKD ở một số doanh nghiệp 13 cho thấy một thực tế nhƣ sau:
Đối với những cơng ty lớn có tên tuổi nhƣ : Công ty rƣợu và nƣớc giải khát Anh
Đào, Giám đốc điều hành cho biết để giữ bí quyết kinh doanh, cơng ty đã xây dựng
một quy trình bảo mật và chia thành nhiều phần. Phần cơng thức và quy trình cơng
nghệ đƣợc giao cho phịng kỹ thuật đảm trách. Bộ phận này có nhiệm vụ giữ tuyệt đối
bí mật. Ngồi ra, công ty cũng áp dụng nguyên tắc hạn chế tối đa khách thăm quan
khu vực kỹ thuật, thậm chí ngay cả cán bộ của công ty nếu không đƣợc phép cũng
khơng đƣợc ra vào. Trong quy trình cơng nghệ, công ty đã tách hẳn công đoạn quan
trọng nhất và chỉ một mình giám đốc nắm giữ cơng thức này. Đây cũng chính là khâu
tạo nên sự khác biệt của rƣợu Anh Đào so với các loại rƣợu khác trên thị trƣờng.
Công thức chế biến cà phê Trung Nguyên cũng đƣợc bảo vệ rất kỹ lƣỡng. Tổng
giám đốc của công ty cũng xây dựng một quy trình gìn giữ BMKD một cách rất tỉ mỉ.
Theo đó, từng cơng đoạn, từ hƣơng liệu, nhiệt độ cho tới khâu tẩm ƣớp nguyên liệu
đƣợc giao cho nhiều ngƣời nắm giữ. Ban đầu giám đốc chịu trách nhiệm quản lý công
đoạn quan trọng nhất trong bảy bƣớc chế biến, song công việc ngày càng bận rộn
khiến tổng giám đốc phải lựa chọn ngƣời có uy tín để chuyển giao. Việc chọn ngƣời
để nắm giữ các khâu quan trọng trong quy trình cơng nghệ đƣợc tổng giám đốc đặc
biệt quan tâm. Đó phải là những ngƣời có tài, có đức và biết coi trọng chữ tín. Ngồi
ra, Cơng ty Trung Ngun cũng thƣờng xun tổ chức các lớp bồi dƣỡng kiến thức về

12

Sở Khoa học cơng nghệ TP.HCM (2010), Báo cáo tình hình thanh tra thực hiện bảo hộ Quyền SHTT, tại
TP.HCM, tr. 11-14
13

/>n=447


15
sở hữu trí tuệ và tăng cƣờng ý thức trách nhiệm của ngƣời lao động đối với việc gìn
giữ bí mật kinh doanh của doanh nghiệp.
Cịn tại cơng ty ơ tô VinaXuki, công ty này cho rằng với những doanh nghiệp
lớn, cơng nghệ sản xuất chính là BMKD. Do đó việc chuyển giao công nghệ đƣợc
thực hiện rất chặt chẽ. Trƣớc khi hợp tác với cơng ty VinaXuki, tập đồn ô tô Hoa
Thần Trung Quốc cử chuyên gia sang khảo sát năng lực nhà máy tại Việt Nam, ngoài
ra VinaXuki cịn phải cử nhiều đồn kỹ sƣ sang Trung Quốc thuyết trình phƣơng án
sản xuất tiếp nhận cơng nghệ. Ngồi số tiền lên tới hàng triệu đô la trả cho đối tác
Trung Quốc, hiện nhà máy vẫn phải thuê chuyên gia nƣớc ngoài sang thực hiện
những khâu quan trọng mà phía Việt Nam chƣa thể đảm nhận đƣợc.
Với những cơ sở sản xuất nhỏ, việc bảo vệ BMKD thƣờng nằm ở quy mơ gia
đình, cha truyền con nối. Chủ một xƣởng sản xuất hàng kỹ nghệ tại Hà Tây, chuyên
sản xuất hàng sơn mài, cẩn trứng, sơn tre xuất khẩu, mỗi nhân công làm thuê đƣợc
hƣớng dẫn một vài công đoạn, việc hoàn thiện sản phẩm cuối cùng thƣờng do ngƣời
trong gia đình của chủ cơ sở đó đảm nhiệm để đảm bảo giảm thiểu việc tiết lộ bí
quyết cho ngƣời ngoài.
Từ thực tế trên cho thấy, tùy từng quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ và t thù gắn liền với hoạt động của
công ty Celi trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ du học. Các thông tin thu đƣợc là kết
quả của việc cơng ty đầu tƣ trí tuệ, thời gian, tiền của vào việc nghiên cứu thị trƣờng
trong nhiều năm đồng thời là quá trình thống nhất các nhu cầu và thơng tin có giá trị

từ khách hàng. Vì thế đáp ứng điều kiện thứ nhất của BMKD
Thứ hai : Các thông tin kể trên khi đƣợc ông Đức sử dụng tại công ty mới của
mình tạo lợi thế cạnh tranh với công ty Celi so với những ngƣời khơng nắm giữ hoặc
khơng sử dụng bí mật kinh doanh đó.


64
Thứ ba : Các thông tin kể trên đã đƣợc công ty Celi bảo mật bằng các biện pháp
cần thiết để bí mật kinh doanh đó khơng bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận đƣợc. Cụ
thể, công ty đã dùng các biện pháp cần thiết đặc biệt khác nhƣ quy định về cách sao
chép tài liệu, đối tƣợng đƣợc sao chép, cách thức bảo vệ các dữ liệu trong máy tính
v.v…. Ngồi ra cơng ty cịn quy định rõ trong bản HĐLĐ và bản ghi nhớ về nghĩa vụ
của ngƣời lao động nói chung và cụ thể là của ơng Đặng Hữu Đức nói riêng trong
việc bảo mật BMKD. Mặt khác, ngồi ơng Đức ra khơng cịn ai đƣợc nắm giữ những
tài liệu này, những ngƣời khác không dễ dàng tiếp cận và sao chép đƣợc.
Vấn đề thứ hai : Chứng minh Ơng Đặng Hữu Đức có một trong những hành
vi được liệt kê tại Điều 127 Luật Sở hữu trí tuệ
Theo vụ việc, ơng Đức đã thực hiện hành vi bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc
BMKD mà ơng đã biết hoặc có nghĩa vụ phải biết BMKD đó là của cơng ty Celi mà
khơng đƣợc phép của Celi.
- Ơng Đức đã lợi dụng cơng việc là Quản lý bộ phận du học để tiếp cận, thu thập
các thơng tin thuộc bí mật kinh doanh mà khơng cần dùng các cách chống lại các biện
pháp bảo mật của cơng ty Celi. Với những thơng tin có đƣợc ông Đức đã thành lập
công ty có cùng ngành nghề với công ty Celi ngay trong thời gian ông Đức làm việc
tại cty Celi. Đây chính là hành vi vi phạm cam kết về điều khoản chống cạnh tranh và
vi phạm hợp đồng bảo mật mà ông Đức đã ký kết với công ty Celi.
Tuy nhiên, do việc bàn giao các file tài liệu trong máy tính khơng có biên bản
bàn giao; hơn nữa, máy tính là của cá nhân ông Đức, đã đƣợc mang về nhà hàng
ngày, vì thế rất khó chứng minh đƣợc là ơng Đức đã nhận những BMKD của Celi nhƣ
thế nào.

Với hệ thống pháp luật nƣớc ta, mọi bản án đều phải tuân theo và áp dụng
những quy định có sẵn trong văn bản luật, thì khi khơng có văn bản nào khác hƣớng
dẫn và chi tiết hóa 3 điều kiện nêu tại điều 84 Luật SHTT về điều kiện bảo hộ quyền
SHCN đối với BMKD thì các thẩm phán cũng rất khó có kết luận rõ ràng rằng những
biện pháp mà công ty Celi áp dụng để tự bảo vệ BMKD của họ nhƣ vậy đã dƣợc coi


65
là tƣơng xứng và phù hợp chƣa. Vì vậy, nếu ngay cả khi Celi có u cầu phản tố, kiện
ơng Đức về các hành vi xâm phạm BMKD thì trong bản án này Tịa cũng khơng đủ
căn cứ để kết luận và tuyên án về hành vi của ông Đức có xâm phạm BMKD của Celi
hay khơng.
2.2.2 Đối với hành vi vi phạm Hợp đồng bảo mật thông tin
Các hành vi vi phạm BMKD trong lĩnh vực quan hệ lao động, chủ yếu tập trung
vào việc vi phạm Hợp đồng bảo mật thông tin và những cam kết trong điều khoản
cạnh tranh trong Hợp đồng lao động. Điều này trong thực tiễn diễn ra rất thƣờng
xuyên nhƣng việc xử lý các hành vi này rất khác nhau, tùy thuộc rất nhiều và nhận
thức của mỗi thẩm phán. Xin dẫn chứng 2 vụ án dƣới đây để minh chứng cho bất cập
trong việc xử lý hành vi vi phạm Hợp đồng bảo mật trong các doanh nghiệp.
Tóm tắt nội dung Bản án dân sự sơ thẩm số 08/2010 37:
Ngày 01/01/2010, Công ty Saitex và ông Mohan Ram đã ký hợp đồng lao động
có thời hạn là 12 tháng; chấm dứt hợp đồng là ngày 31/12/2010 với chức vụ là kỹ
thuật giặt, mức lƣơng cơ bản là 1.500 USD/tháng cùng với các nội dung khác cụ thể
trong hợp đồng. Tại khoản 2 Điều 3 trang 9 của hợp đồng có quy định điều khoản
cạnh tranh là ông Mohan Ram: “trong thời hạn 01 năm kể từ ngày chấm dứt hợp
đồng lao động, trừ khi có sự chấp thuận đặc biệt của Cơng ty bằng văn bản, không
được làm việc trực tiếp hay gián tiếp cho bất kỳ Công ty hoặc cá nhân nào là đối thủ
cạnh tranh của Công ty Saitex, bao gồm nhưng không giới hạn, danh sách này sẽ
được cập nhật mỗi tháng bằng thơng báo chung cho tồn Cơng ty”.
Đến ngày 13/5/2010, ông Mohan Ram tự ý bỏ việc và gởi thông báo đơn

phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật với Công ty Saitex.
Đến tháng 6/2010 công ty Saitex nhận đƣợc thông tin ông Mohan Ram đang
làm việc cho công ty TNHH DE.M.CO.Vina địa chỉ trụ sở Lơ HB3-HB4, Đƣờng số
37

Trích lƣợc theo Bản án dân sự sơ thẩm số 08//2010/QĐST – LĐ, ngày 10 tháng 12 năm 2010. Nội dung đầy
đủ bản án đƣợc đính kèm phụ lục Luận văn.


66
5, khu cơng nghiệp Xun Á, huyện Đức Hịa, tỉnh Long An. Cơng ty DE.M.CO.Vina
có ngành nghề kinh doanh chính hồn tồn giống với ngành nghề kinh doanh của
cơng ty Saitex và là một trong những đối thủ cạnh tranh của cơng ty Saitex đã đƣợc
thơng báo đến tồn thể nhân viên Công ty trong danh sách cập nhật đối thủ cạnh tranh
ngày 01/01/2010.
Ngày 16/07/2010, Cơng ty Saitex đã có thƣ cảnh báo gửi ông Mohan Ram và
sao gửi Công ty DE.M.CO.Vina để nhắc nhở ông tuân thủ điều khoản cạnh tranh tại
Điều 3 của hợp đồng mà ông Mohan Ram đã ký với Công ty Saitex. Tuy nhiên, ông
Mohan Ram khơng có ý kiến phản hồi.
Nên Cơng ty Saitex đã khởi kiện ông Mohan Ram về việc đơn phƣơng chấm dứt
hợp đồng lao động trái pháp luật và vi phạm điều khoản cạnh tranh tại Điều 3 của hợp
đồng lao động đã ký với Công ty Saitex và yêu cầu đòi bồi thƣờng thiệt hại tổng số
tiền là : 141.375.000đ.
Phán Quyết của Hội đồng xét xử (HĐXX) :
Căn cứ khoản 1 Điều 31, điểm c khoản 1 Điều 33, điểm a khoản 1 Điều 35,
khoản 1 Điều 131, khoản 1 Điều 245 Bộ luật Tố tụng dân sự; khoản 3 Điều 7, khoản
2 Điều 41 Bộ luật lao động, Điều 121, Điều 122, khoản 2 Điều 305 Bộ luật dân sự;
Pháp lệnh về án phí, lệ phí tịa án số 10/2009/PL-UBTVQH12 ngày 27 tháng 02 năm
2009 của Ủy ban thƣờng Vụ Quốc Hội, tuyên :
Buộc ông


Mohan Ram phải chấm dứt hợp đồng lao động với công ty

DE.M.CO.Vina.
Buộc ông Mohan Ram phải tuân thủ điều khoản cạnh tranh theo khoản 2 Điều 3
của hợp đồng lao động đã ký với Công ty Saitex không đƣợc làm việc trực tiếp hay
gián tiếp cho bất kỳ Công ty hoặc cá nhân nào là đối thủ cạnh tranh của Công ty
Saitex cho đến hết ngày 13/5/2011 trừ khi đƣợc sự chấp thuận bằng văn bản của công
ty Saitex


67
Buộc ông Mohan Ram bồi thƣờng thiệt hại cho công ty Saitex 03 tháng tiền
lƣơng là 4.500 USD tƣơng đƣơng 87.750.000 đồng.
Tóm tắt nội dung Bản án dân sự sơ thẩm số 09//2010 38
Ngày 01/01/2010, Công ty Saitex ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn
12 tháng với ngƣời lao động là ông Ranjan Rajesh, Quốc tịch Ấn Độ. Theo hợp đồng
lao động, ông Ranjan Rajesh giữ chức vụ tổng quản, lƣơng cơ bản 2.100 USD/tháng.
Tại Điều 3 (điều khoản cạnh tranh) của hợp đồng có thoả thuận “trong thời hạn 01
năm kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động không được làm việc
trực tiếp hay gián tiếp cho bất kỳ công ty hay cá nhân nào là đối thủ cạnh tranh của
Công ty Saitex nằm trong danh sách do Công ty Saitex cập nhật thông báo chung tại
Công ty”.
Vào ngày 25/3/2010, ông Ranjan Rajesh vi phạm kỷ luật lao động của Công ty
Saitex vì đánh một nhân viên.
Ngày 26/3/2010, Tổng giám đốc Cơng ty Saitex ra quyết định kỷ luật sa thải đối
với ông Ranjan Rajesh và cho về nƣớc.
Đến tháng 6 năm 2010, Công ty Saitex nhận đƣợc tin ông Ranjan Rajesh đang
làm việc tại Cơng ty TNHH DE.M.CO.ViNa có ngành nghề kinh doanh giống nhƣ
Công ty Saitex là “may và wash các loại sản phẩm may mặc”, cũng là đối thủ cạnh

tranh nằm trong danh sách đƣợc Công ty Saitex cập nhật.
Cơng ty Saitex khởi kiện ơng Ranjan Rajesh ra Tồ án Huyện Đức Hòa, tỉnh
Long An với các yêu cầu sau:
Buộc ông Ranjan Rajesh chấm dứt làm việc tại Công ty TNHH DE.M.CO.ViNa
cho đến hết ngày 26/3.2011.

38

Trích lƣợc theo Bản án dân sự sơ thẩm số 09/2010/QĐST – LĐ, ngày 16 tháng 12 năm 2010 . Nội
dung đầy đủ bản án đƣợc đính kèm trong phụ lục Luận văn


68
Buộc ông Ranjan Rajesh tuân thủ Điều 3 – điều khoản cạnh tranh là không đƣợc
làm việc trực tiếp hay gián tiếp cho bất kỳ công ty hay cá nhân nào là đối thủ cạnh
tranh của Công ty Saitex trong thời hạn 01 năm kể từ ngày 26/3/2011, trừ khi đƣợc sự
chấp thuận bằng văn bản của Công ty Saitex.
Buộc ông Ranjan Rajesh bồi thƣờng thiệt hại do hành vi tiết lộ bí mật cơng nghệ
ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của Công ty Saitex, mức bồi
thƣờng tính bằng 05 tháng lƣơng mà Saitex chi trả cho ông Ranjan Rajesh là 10.500
USD, tƣơng đƣơng 204.750.000 VNĐ.
Phán quyết của Tòa sơ thẩm :
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 38, khoản 1 Điều 41, khoản 1 Điều 42 Bộ
Luật Lao động 1994 và Điều 15 Nghị định 114/NĐ – CP ngày 31/12/2002, Điều 14
Nghị định 44/NĐ – CP ngày 09/5/2003 của chính phủ, điểm a khoản 2, 3 mục III
Thông tƣ 21/2003/TT ngày 22/9/2003 :
Không chấp nhận các yêu cầu của Công ty TNHH Saitex International Việt
Nam về việc buộc ông Ranjan Rajesh không đƣợc làm việc tại Công ty TNHH
DE.M.CO.ViNa và các Công ty khác từ ngày 26/3/2010 đến hết ngày 26/3/2011.
Không chấp nhận các yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại của Công ty TNHH Saitex

International Việt Nam đối với ông Ranjan Rajesh về hành vi tiết lộ bí mật cơng nghệ
là 10.500 USD và u cầu hồn trả tồn bộ chi phí pháp lý 4.000 USD.
Chấp nhận toàn bộ yêu cầu phản tố của bị đơn ông Ranjan Rajesh
Huỷ quyết định áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật sa thải của Công ty TNHH
Saitex International Việt Nam đối với ông Ranjan Rajesh vào ngày 26/3/2010.
Buộc Công ty TNHH Saitex International Việt Nam phải bồi thƣờng cho ông
Ranjan Rajesh các khoản tiền do sa thải trái pháp luật là 9.490 USD, tƣơng đƣơng
185.055.000 đồng.


×