TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
***
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Thương mại quốc tế
BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
SÁNG CHẾ TẠI HOA KỲ - BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : Phùng Hoài Thu
Mã sinh viên : 0851020202
Lớp : Anh 15 – Khối 7 KT
Khóa : 47
Người hướng dẫn khoa học : TS. Lê Thị Thu Hà
Hà Nội, tháng 5 năm 2012
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
1 Agreement on Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights ii
1 A Brief History of the Patent Law of the United States
< [truy cập ngày 18/03/2012] 30
DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Tên tiếng Việt Tên tiếng nước ngoài
SHTT Sở hữu trí tuệ
BPAI Cơ quan khiếu nại về
bằng sáng chế và can
thiệp
Board of patent Appeal
and Interference
PCT Hiệp ước hợp tác quốc tế
về Bằng sáng chế
Patent Cooperation Treaty
PHOSITA Người có kĩ năng thông
thường trong lĩnh vực kĩ
thuật tương ứng
Person have ordinary
skills in the art
USPTO Văn phòng Sáng chế và
Nhãn hiệu Hoa Kỳ
United States Patent and
Trademark Office
TRIPs Hiệp định về các khía
cạnh liên quan đến thương
mại của quyền sở hữu trí
tuệ
1 Agreement on Trade-
Related Aspects of
Intellectual Property
Rights
WIPO Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế
giới
World Intellectual
Property Organization
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số lượng đơn đăng ký sáng chế tại Hoa Kỳ 2007-2011………………52
Bảng 3.1.Số đơn đăng ký bảo hộ sáng chế từ 2000 đến 2010……………………61
Bảng 3.2. Số bằng sáng chế được cấp tại Việt Nam từ 1995 đên 2010………… 62
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình thẩm định nội dung sáng chế tại Hoa Kỳ…………… 40
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trí tuệ là tài sản vô giá mà tạo hóa đã ban cho con người. Từ xưa đến nay,
con người luôn biết vận dụng nguồn tài nguyên vô tận này để tạo ra những công cụ
vật dụng mới để phục vụ cho cuộc sống của mình. Trong thời buổi hiện nay, khi mà
nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển chú trọng việc phát triển nền
kinh tế dựa trên tri thức (thông tin và công nghệ) thì vai trò của trí tuệ đối với sự
phát triển kinh tế xã hội trở nên đặc biệt quan trọng. Sự phát triển của khoa học
công nghệ đã tạo ra môi trường thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng hợp lý những
tài sản trí tuệ để phát triển, đổi mới sản xuất. Tuy nhiên, do các tài sản trí tuệ tồn tại
chủ yếu dưới dạng thông tin nên sự hiện đại của công nghệ ngày nay khiến cho
nguy cơ chúng bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trở nên lớn hơn. Chính vì vậy,
việc bảo vệ cho các tài sản trí tuệ trở thành một yêu cầu cấp thiết và việc thực thi
pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành một trong những nhiệm vụ hàng
đầu của nhiều quốc gia.
Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm nhiều đối tượng, trong đó có sáng chế. Do là
những giải pháp về kĩ thuật và có khả năng áp dụng công nghiệp, sáng chế là một
công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất bởi việc đổi mới
công nghệ sản xuất nhằm cải thiện tính năng sản phẩm luôn là một trong những
mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tìm ra được một ý
tưởng để giải quyết một vấn đề về mặt kĩ thuật một cách sáng tạo hơn, tiến bộ hơn
thì sẽ tạo ra được sự khác biệt hóa giữa sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. Điều
này sẽ nâng cao sức mạnh thị trường của doanh nghiệp, loại bỏ bớt sự cạnh tranh,
giúp doanh nghiệp kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Chính vì thế, việc kịp thời bảo
vệ ý tưởng hoặc sáng tạo đó bằng cách biến nó thành một lợi thế kĩ thuật độc quyền
thông qua bằng sáng chế độc quyền ngày càng có vai trò quan trọng trong việc phát
triển kinh doanh của doanh nghiệp. Bằng sáng chế cho phép doanh nghiệp được
khai thác độc quyền và ngăn cấm người khác sử dụng ý tưởng của mình và do chính
phủ của mỗi nước cấp. Điều này sẽ khuyến khích việc sáng tạo, thu hút đầu tư vào
2
việc nâng cao kĩ thuật sản xuất và đem lại cho doanh nghiệp nhiều khoản lợi nhuận
thông qua việc bán hay chuyển giao bằng sáng chế.
Ngoài ra, số lượng bằng sáng chế cũng là một tiêu chí đánh giá sức mạnh
về công nghệ của một quốc gia và phần nào nói lên mức độ đầu tư của quốc gia đó
trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Theo thống kê năm 2011 của Tổ chức Sở hữu
trí tuệ thế giới WIPO, từ năm 2005 đến nay, Hoa Kỳ luôn đứng đầu thế giới trong
số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, chiếm khoảng 20% lượng đơn của toàn thế
giới. Năm 2010, cùng với Cơ quan Sáng chế Nhật Bản – JPO, Cơ quan sáng chế
vào Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cũng là văn phòng đứng đầu trong số lượng bằng
sáng chế đã phát hành và số lượng đơn đăng ký bảo hộ sáng chế. Những con số trên
đã phần nào nói lên hiệu quả của hệ thống bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ. Với việc
tích cực tham gia các hiệp ước quốc tế về bảo hộ sáng chế và liên tục đổi mới khung
pháp luật đối với hoạt động bảo hộ sáng chế, Hoa Kỳ đã đạt được nhiều thành công
trong việc bảo vệ cho quyền lợi của người sáng tạo, tạo được uy tín trên trường
quốc tế. Hệ thống bảo hộ sáng chế ở Hoa Kỳ với nhiều điểm tiến bộ là một ví dụ
điển hình để các nước đang phát triển đang trong quá trình xây dựng nền kinh tế
công nghiệp hiện đại như Việt Nam học tập, đặc biệt khi hiệu quả bảo hộ sáng chế ở
Việt Nam chưa cao và hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập. Vì vậy em đã chọn đề
tài “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Hoa Kỳ và bài học
kinh nghiệm với các doanh nghiệp Việt Nam” cho khóa luận tốt nghiệp của
mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về sáng chế và bảo hộ sáng chế.
- Nghiên cứu các quy định pháp luật về bảo hộ sáng chế của Hoa Kỳ và thực thi
bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ
- So sánh với bảo hộ sáng chế tại Việt Nam, rút ra bài học kinh nghiệm, nêu lên
những vấn đề còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động bảo
hộ sáng chế tại Việt Nam
3
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Hoa Kỳ, bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: nghiên cứu hoạt động bảo hộ sáng chế tại Hoa Kỳ
- Thời gian: từ 1995 đến nay
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp đối chiếu và so sánh, phương
pháp tổng kết thực tiễn, phương pháp phân tích tổng hợp, phương thức thống kê.
5. Nội dung của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận bao gồm ba chương
Chương 1: Những lý luận cơ bản về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng
chế
Chương 2. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Hoa Kỳ
Chương 3: Bảo hộ sáng chế tại Việt Nam và bài học từ nghiên cứu kinh nghiệm
Hoa Kỳ.
4
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG
NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ
1.1 Lịch sử của bảo hộ sáng chế
Việc các tài sản trí tuệ nói chung và sáng chế nói chung ngày càng có vai trò
quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia trong những năm gần đây khiến
chúng ta tưởng chừng như hệ thống bảo hộ sáng chế chỉ mới xuất hiện . Tuy nhiên,
trên thực tế, kể từ thời trung cổ, khái niệm “độc quyền” đã xuất hiện và được coi là
một “đặc ân” của các vị vua chúa ban cho những người sáng tạo ra các sản phẩm
mới, mà theo đó họ có đặc quyền khai thác sản phẩm cho chính mình tạo ra trong
một khoảng thời gian nhất định. Hình thức này khá phổ biến ở các quốc gia Châu
Âu từ thế kỉ 12 đến thế kỉ 16 và đã có tác dụng đối với việc tạo ra công nghệ mới, ví
dụ trong ngành khai khoáng và các sản phẩm dệt.
Tuy nhiên, đạo luật Venice 1474 mới được coi là sự tiếp cận có tính hệ thống
đầu tiên với bảo hộ sáng chế. Đạo luật này cho phép người sáng chế được độc
quyền khai thác, sử dụng thiết bị do mình chế tạo ra trong một khoảng thời gian
nhất định là 10 năm và ngăn cấm bất kì ai bắt chước chế tạo của mình mà không
được phép.
Kể từ đó các đạo luật bảo hộ sáng chế nối tiếp nhau ra đời và hoạt động khuyến
khích sáng tạo ngày càng được mở rộng. Năm 1624, Nghị viện Anh đã thông qua
Quy chế về Độc quyền mà theo đó, các bằng độc quyền sáng chế chỉ được cấp cho
“việc độc lập tạo ra hàng hóa mới bằng phương pháp bất kì trong phạm vi vương
quốc” trong thời hạn tối đa là 14 năm. Đạo luật này được ban hành xuất phát từ nỗ
lực hạn chế việc thu lợi quá mức từ kinh doanh độc quyền sáng chế của Hoàng gia
Anh và là văn bản pháp luật đầu tiên có quy định một thời hạn nhất định cho hiệu
lực của bằng độc quyền sáng chế. Kể từ khi đạo luật này có hiệu lực, bằng độc
quyền sáng chế chỉ được cấp cho những sáng chế hữu ích.
Đến cuối thế kỉ XVIII, sự thành công của cách mạng công nghiệp dẫn đến
nhu cầu sản xuất công nghiệp theo quy mô lớn. Trong khoảng thời gian này, một
loạt các quốc qua nối tiếp nhau thiết lập hệ thống pháp luật sáng chế của mình, cụ
thể là Mỹ (1790), Pháp (1791), Bỉ (1854), Italia (1859), Đức (1877)….
5
Trong suốt cuối thế kỉ XIX, việc bảo hộ quốc tế cho sáng chế trở nên khó
khăn do hiệu quả bảo hộ chỉ có hiệu lực tại quốc gia đăng ký bảo hộ sáng chế và
luật pháp mỗi quốc gia đều có sự khác biệt. Vì vậy, đơn yêu cầu đăng ký bảo hộ
phải được nộp tại nhiều quốc gia nhằm tránh một hệ quả là việc công bố tại một
nước sẽ làm mất tính mới tại quốc gia khác. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này,
người nộp đơn phải mất nhiều chi phí và thời gian để đáp ứng những thủ tục phức
tạp và khác nhau ở mỗi quốc gia. Những vấn đề thực tiễn này đã thúc đẩy mong
muốn có một biện pháp để khắc phục những trở ngại đó. Sự phát triển của công
nghệ và sự phát triển của thương mại quốc tế dẫn đến việc hài hòa hóa pháp luật về
sáng chế trở thành một nhu cầu cấp thiết.
Năm 1873, một triển lãm quốc tế về sáng chế được tổ chức tại Viên do chính
phủ hai nước Áo và Hungary chủ trì. Tuy nhiên, việc chưa có một sự bảo hộ pháp lý
thỏa đáng đối với sáng chế đem đến triển lãm đã khiến các vị khách nước ngoài e
ngại và không sẵn sàng công khai sáng chế của mình. Thực tế này đã dẫn đến sự
ban hành một đạo luật đặc biệt của Áo bảo đảm sự bảo hộ tạm thời cho các sáng
chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp của người nước ngoài tham gia triển lãm và
hội nghị Viên – đưa ra một số nguyên tắc là cần thiết đối với một hệ thống sáng chế
hữu ích, đồng thời thúc giục chính phủ các nước sớm tạo ra một thỏa thuận sơ bộ
quốc tế về bảo hộ sáng chế. Sau Hội nghị Viên, hai hội nghị quốc tế về sở hữu công
nghiệp được triệu tập tại Paris năm 1878 và 1880 đã thông qua một bản dự thảo
công ước mà cơ bản gồm những quy định chủ yếu của Công ước Paris ngày nay.
Năm 1883, một Hôi nghị ngoại giao mới họp tại Paris, kết thúc bằng việc kí
kết và thông qua Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp với 11 nước thành
viên bao gồm: Bỉ, Braxin, El Sanvado, Pháp. Guatemala, Italia, Hà Lan, Bồ Đào
Nha, Secbia, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ. Đến ngày 7 tháng 7 năm 1884, vào thời
điểm công ước chính thức có hiệu lực thì đã có thêm bốn quốc gia tham gia kí kết
(vương quốc Anh, Ecuado, Tuynidi), nâng tổng số thành viên lên con số 14.
Công ước Paris 1883 chủ yếu bao gồm các quy định về chế độ đối xử quốc gia,
quyền hưởng ưu tiên, các nguyên tắc xác lập quyền và nghĩa vụ của pháp nhân và
thể nhân hoặc những nguyên tắc hoặc yêu cầu các quốc gia thành viên được phép
6
xây dựng luật pháp theo những nguyên tắc đó và những khuôn khổ hành chính được
tạo lập để thực thi Công ước.
Từ sau khi được kí kết vào năm 1883, Công ước Paris đã được sửa đổi nhiều
lần. Mỗi một hội nghị sửa đổi, bắt đầu từ hội nghị Brussel năm 1990 đều kết thúc
bằng việc thông qua một văn kiện sửa đổi Công ước Paris. Trừ những Văn kiện sửa
đổi tại hội nghị Brussel (1897 và 1900) và Washington D.C (1911) không còn hiệu
lực, tất cả các văn kiện trước đó vẫn có ý nghĩa, và phần lớn các quốc gia hiện nay
đều là thành viên của Văn kiện mới nhất tại hôi nghị Stockholm 1967.
Khi hội nhập kinh tế diễn ra ngày càng sâu rộng và các doanh nghiệp cần
phải nhanh chóng đưa sáng chế vào khai thác thương mại và thâm nhập các thị
trường nước ngoài thì một vấn đề đặt ra cho bảo hộ sáng chế là làm thế nào để đăng
ký bảo hộ cho sáng chế ở nhiều quốc gia với chi phí thấp nhất có thể. Nếu thực
hiện đăng ký bảo hộ ở từng quốc gia một thì sẽ rất tốn kém, mất thời gian, công sức
trong khi chưa chắc sáng chế đó đã đạt yêu cầu để được cấp bằng độc quyền tại
quốc gia đó. Trên cơ sở nhu cầu này, tháng 6 năm 1970, Hiệp ước hợp tác quốc tế
về bằng sáng chế (PCT) đã được kí kết tại Washington D.C. Đây là một hiệp ước
quốc tế về yêu cầu nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế và tra cứu thông tin tư liệu
sáng chế, thẩm định chúng cũng như công bố các đơn đó cho công chúng. Mục tiêu
của PCT là đơn giản hóa các thủ tục xác lập quyền bằng khi người nộp đơn muốn
bảo hộ cho sáng chế của mình trên phạm vi quốc tế. Hiệp ước này cho phép người
nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế thuộc một quốc gia của hiệp ước có thể nhận
được sự bảo hộ sáng chế ở các quốc gia thành viên khác của Hiệp ước với chỉ một
lần nộp đơn duy nhất tại Cơ quan Sở hữu công nghiệp tại một nước thành viên của
Hiệp ước. Cùng với những thủ tục đã được đơn giản hóa và các quy định về tra cứu,
thẩm định sáng chế, Hiệp ước PCT là một sự bổ sung cho Công ước Paris trong
việc xác lập quyền và thực thi quyền sở hữu công nghiệp trên phạm vi quốc tế một
cách có hiệu quả.
Ngày 1/1/1995, cùng với sự ra đời của WTO, Hiệp định về các khía cạnh liên
quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs) được kí kết vào ngày
15/04/1994 cũng chính thức có hiệu lực. Hiệp định này được xây dựng dựa trên cơ
sở những quy định của Công ước Paris 1883. Hiệp định này yêu cầu các nước
7
thành viên của WTO phải xây dựng hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ, đáp ứng
được những tiêu chuẩn cơ bản về bảo hộ sở hữu trí tuệ. TRIPs cũng thừa nhận sự
cần thiết phải bảo hộ hiệu quả các đối tượng của sở hữu trí tuệ nhằm thúc đẩy sự
tiến bộ công nghệ, chuyển giao và phổ biến khoa học. Hiện nay, hoạt động bảo hộ
sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng đang là một vấn đề rất được
chú trọng phát triển của mỗi quốc gia.
1.2 Sáng chế và bảo hộ sáng chế
1.2.1. Khái niệm sáng chế
Nhắc đến sáng chế, có thể kể đến nhiều vật dụng từ những công cụ quen thuộc
trong cuộc sống như bóng đèn điện, máy vi tính, điện thoại đến những máy móc
thiết bị phức tạp phục vụ cho quá trình sản xuất như động cơ hơi nước, các loại máy
dùng trong nông nghiệp, các công trình thủy lơi, xây dựng….Hiểu theo cách cơ bản
và thông thường nhất, sáng chế là tìm ra giải pháp kĩ thuật mới chưa từng tồn tại
trước đó. Đây là cách định nghĩa phổ biến nhất khi người ta đề cập đến sáng chế.
Tuy nhiên, cách hiểu này còn mơ hồ và chưa rõ ràng, chưa nói lên bản chất của
sáng chế.
Bất kì ai cũng có thể tạo ra sáng chế, không phân biệt trình độ, giàu nghèo.
Thomas Edison chưa học hết trung học nhưng ông vẫn là một nhà khoa học vĩ đại
với hàng trăm sáng chế, trong đó phải kể đến bóng đèn điện của ông – một phát
minh đã thay đổi cả thế giới. Sáng chế có thể được tạo ra một cách tình cờ ngẫu
nhiên. Nhà khoa học Anh Willian Perkin trong quá trình nỗ lực tạo ra một loại kí
ninh nhân tạo nhằm mục đích chữa bệnh sốt rét đã vô tình tạo ra thuốc nhuộm tổng
hợp đầu tiên. Phát hiện của ông đã trở thành một tiền đề mới. Thuốc nhuộm của ông
đã được nhà vi khuẩn học người Đức Paul Ehrlich ứng dụng để tìm ra liệu pháp
miễn dịch và hóa trị trong y học.
Vậy yếu tố tạo nên sáng chế là gì? Galileo Galilei đã từng nói “Sự nghi ngờ là
cha đẻ của sáng tạo”. Ông nghiên cứu các định luật của nhà vật lý Aristotle và có
những nghi ngờ về một số điểm vô lý trong học thuyết này. Từ đó mà ông đã phát
hiện ra rằng trái đất quay, chứ không tĩnh như con người thời đó lầm tưởng. Trong
suốt cuộc đời mình, ông đã có rất nhiều đóng góp cho ngành thiên văn học với việc
cải tiến chiếc kính viễn vọng của Hans Lippershey người Hà Lan phát minh năm
8
1608 để rồi sau đó tạo ra những chiếc kính viễn vọng có độ phóng đại lên tới 30x.
Việc nghi ngờ một học thuyết vốn đã được coi là chuẩn mực đã dẫn Galilei tới việc
tạo ra công cụ đầu tiên thích hợp cho việc quan sát các vì sao. Thực tiễn nghiên cứu
cho thấy, các nhà khoa học cũng thường xuất phát từ việc đặt giả thuyết, rồi đi tới
chứng minh giả thuyết đó. Đó chính là tiền đề cho việc tạo ra sáng chế.
Nhà bác học Einstein cũng đã từng nói “Trí tưởng tượng quan trọng hơn tri
thức”. Sáng chế dựa trên cơ sở của trí tưởng tượng. Tạo ra sáng chế không đòi hỏi
phải có những kiến thức sâu rộng mà quan trọng phải có sự sáng tạo, phải có trí
tưởng tượng. Trên thực tế, tại Việt Nam có những sáng chế được tạo ra bởi những
người không bằng cấp như chiếc máy cắt hành tự động của lão nông Nguyễn Văn
Sành ở Hải Dương hay là chiếc máy xới cỏ của ông Phan Ngọc Tấn ở Kon Tum….
Nhưng chỉ có sáng tạo thôi chưa đủ, bởi mục đích của sáng chế là phục vụ cuộc
sống. Do vậy, phải có nhu cầu phát sinh từ thực tiễn quá trình sản xuất để thúc đẩy
việc tạo ra sáng chế. Thực tế cho thấy những chiếc máy cắt hành hay máy xới cỏ
đều được tạo ra với mục đích hỗ trợ cho công việc sản xuất nông nghiệp. Đối với
các doanh nghiệp, hoạt động R&D tạo ra sáng chế cũng nhằm nhu cầu cải thiện sản
phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, “Sáng chế là
một giải pháp mới và sáng tạo cho một vấn đề kỹ thuật. Sáng chế có thể là việc tạo
ra một thiết bị, sản phẩm hoặc phương pháp hoàn toàn mới hoặc chỉ đơn giản là
cải tiến một sản phẩm quy trình đã có”
1
.Có thể nhận thấy từ định nghĩa này rằng
một sáng chế cần phải có tính mới, tính sáng tạo và giải quyết một vấn đề kĩ thuật
nhất định. Việc tìm ra một vật liệu mới hay một chất hóa học mới chưa thể được coi
là một sáng chế nếu chúng chưa được sử dụng trong một quy trình nhằm giải quyết
một vấn đề kĩ thuật nhất định và một quy trình chỉ được coi là sáng chế khi nó là cái
mới chưa từng có và đòi hỏi cần có sự sáng tạo vượt qua những hiểu biết thông
thường trong lĩnh vực tương ứng để tạo nên.
Luật sáng chế Hoa Kỳ lại định nghĩa sáng chế là “giải pháp kĩ thuật hoặc quy
trình, máy móc, sản phẩm công nghiệp, hợp chất mới hoặc bất cứ cải tiến mới và
hữu ích nào đối với các đối tượng nói trên”
2
. Như vậy, Hoa Kỳ đưa ra một định
1
Xem tại trang truy cập ngày 22/03/2012
2
Luật sáng chế Hoa Kỳ , khoản 101 (35 U.S.C 101), xem tại trang />9
nghĩa có tính chất rộng hơn so với WIPO. Sáng chế không chỉ bao gồm giải pháp
nhằm giải quyết một vấn đề kĩ thuật nhất định mà theo Hoa Kỳ, các hợp chất hóa
học mới được tổng hợp nên và các loại vật liệu mới mà trước đó chưa hề tồn tại
cũng được coi là sáng chế và cũng có thể được bảo hộ sáng chế. Bản thân các hợp
chất hóa học tồn tại trong tự nhiên không phải là sáng chế, nhưng hợp chất mới
được tạo ra từ những hợp chất đã có trong tự nhiên nhằm một mục đích nhất định ví
dụ như một loại thuốc chiết xuất từ một loại thảo mộc trong thiên nhiên để chữa
một bệnh cụ thể có thể được coi là một giải pháp kĩ thuật, do đó có thể được bảo hộ
dưới dạng sáng chế.
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 cũng đưa ra định nghĩa như sau
“Sáng chế là giải pháp kĩ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết
một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên”
3
. Giải pháp kĩ thuật
có thể là:
- Sản phẩm tồn tại dưới dạng vật thể (dụng cụ, máy móc, thiết bị, mạch điện);
sản phẩm dưới dạng chất thế (chất liệu, vật liệu, dược phẩm, thực phẩm) hay
các sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học (gen, thực vật, động vật biến đổi
gen….)
- Quy trình (quy trình công nghệ, phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra,
xử lý…).
Các giải pháp kĩ thuật đều được trình bày dưới dạng tổng hợp các thông tin,
có dấu hiệu đặc trưng về nguyên lý, trình tự, biện pháp, phương tiện thực hiện nhằm
giải quyết một vấn đề nhất định. Các thông tin dưới dạng ý tưởng chỉ đặt vấn đề mà
không nêu ra cách giải quyết vấn đề không được coi là giải pháp kĩ thuật. Những
cách giải quyết vấn đề không phải là vấn đề kĩ thuật hoặc không giải quyết bằng
phương pháp kĩ thuật cũng không được công nhận là giải pháp kĩ thuật, ví dụ như
hệ thống luật lệ, trò chơi, các định luật toán học, phương pháp và hệ thống đào tạo,
quản lý, hệ thống ngôn ngữ, phương pháp sắp xếp thông tin…. Các sản phẩm của tự
nhiên hoặc bị tự nhiên chi phối, không có sự sáng tạo của con người cũng bị loại trừ
khỏi khái niệm này.
3
Luật SHTT 2005, Điều 4, Khoản 12
10
Bản chất của sáng chế là một giải pháp kĩ thuật nhằm giải quyết một vấn đề
xác định, vì vậy một sáng kiến hay một lý thuyết khoa học, ví dụ các định luật vật
lý, hóa học thì không được coi là sáng chế. Tuy nhiên, phát minh và sáng chế lại rất
hay bị nhầm lẫn với nhau dù trên thực tế chúng là những khái niệm hoàn toàn khác
nhau.
Phát minh là sự phát hiện một sự vật, một hiện tượng hoặc một quy luật tồn
tại khách quan của tự nhiên mà con người chưa từng biết tới. Phát minh làm thay
đổi, nâng cao trình độ nhận thức của con người đối với tự nhiên và tạo cơ sở để con
người lợi dụng, chế ngự tự nhiên. Phát minh khoa học là yếu tố quyết định đối với
tiến bộ khoa học – kỹ thuật. Phát minh thường gắn liền với những nghiên cứu cơ
bản trong khoa học lý thuyết và khoa học ứng dụng. Phát minh phản ánh các mối
quan hệ hiện thực khách quan cơ bản và những tính chất của các hiện tượng trong
thế giới hiện thực”. Từ định nghĩa trên có thể thấy rằng về cơ bản, phát minh là
những thứ đã tồn tại khách quan, có thể dùng để giải thích thế giới nhưng chưa thể
áp dụng được vào cuộc sống hay sản xuất mà cần phải thông qua các giải pháp kĩ
thuật – sáng chế. Chính vì vậy mà phát minh không có giá trị thương mại và không
ai là chủ sở hữu của phát minh cả còn quyền sở hữu sáng chế lại có thể được mua,
bán hoặc chuyển nhượng.
Sáng chế được bảo hộ qua việc cấp bằng sáng chế – patent. Bằng sáng chế là
một chứng nhận các đặc quyền của chủ sở hữu sáng chế hoặc nhà sáng chế được
cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của một quốc gia dựa trên cơ sở người tạo ra sáng
chế nộp đơn đăng kí xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế và sáng
chế đáp ứng được các yêu cầu cấp văn bằng của pháp luật. Sự độc quyền này được
cấp trong một thời hạn nhất định, có sự khác nhau trong quy định của luật pháp mỗi
quốc gia, nhưng phổ biến nhất là 20 năm kể từ ngày nộp đơn với điều kiện chủ sở
hữu bằng độc quyền sáng chế phải nộp phí duy trì hiệu lực hàng năm và chỉ có hiệu
lực ở nước nộp đơn đăng ký bảo hộ.
Tại Hoa Kỳ có ba loại bằng sáng chế: bằng sáng chế dành cho sản phẩm hoặc
quy trình, bằng sáng chế kiểu dáng và bằng sáng chế giống cây trồng. Tại Việt
Nam, kiểu dáng thiết kế được bảo hộ dưới dạng kiểu dáng công nghiệp và giống cây
trồng được bảo hộ theo một hình thức riêng. Ngoài ra, những sáng chế còn thiếu
11
tính sáng tạo nhưng đáp ứng được yêu cầu về tính mới và khả năng áp dụng công
nghiệp vẫn có thể được bảo hộ dưới dạng giải pháp hữu ích tại Việt Nam. Tuy
nhiên, tại Hoa Kỳ, tính sáng tạo có vai trò quan trọng trong bảo hộ sáng chế và
không có hình thức bảo hộ giải pháp hữu ích như tại Việt Nam.
1.2.2. Bảo hộ sáng chế
1.2.2.1. Đối tượng có thể được bảo hộ sáng chế
Sáng chế là một tài sản đặc biệt mà quá trình tạo nên đòi hòi thời gian, công
sức nghiên cứu và sáng tạo. Không giống với các tài sản hữu hình khác, sáng chế dễ
bị đánh cắp, sao chép. Chính vì vậy, việc bảo hộ sáng chế là một yêu cầu tất yếu đối
với người chủ sáng chế nhằm bảo vệ thành quả lao động sáng tạo của mình. Theo
Hiệp định TRIPs, “bằng sáng chế có thể được cấp cho bất kỳ sáng chế nào, dù là
sản phẩm hay quy trình, thuộc mọi lĩnh vực công nghệ với điều kiện sáng chế đó
phải mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp”
4
.
a) Tính mới
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tính mới của sáng chế. Hiệp định
TRIPs không đưa ra một định nghĩa cụ thể về tính mới của sáng chế. Tuy nhiên,
điều này được quy định khá cụ thể trong pháp luật về sáng chế của các quốc gia.
Luật Sáng chế Hoa Kỳ quy định rằng:
“Một người được cấp bằng độc quyền sáng chế trừ khi sáng chế đã được biết
đến hoặc được sử dụng ở nước này, hoặc đã được cấp bằng độc quyền sáng chế
hoặc đã được mô tả trong ấn phẩm xuất bản tại nước này hay nước ngoài trước ngày
nộp đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế”
5
.
Tính mới được hiểu là không thuộc vào tình trạng kĩ thuật. Cơ sở đánh giá
tình trạng kĩ thuật ở mỗi nước có thể khác nhau, tuy nhiên, nhìn chung tình trạng kĩ
thuật là tất cả những tri thức đã công bố mà công chúng có khả năng tiếp cận được
qua các nguồn thông tin. Những nguồn này có thể là sách, báo, tài liệu dạng giấy,
phim, ảnh hoặc lời nói. Ví dụ, nếu một sáng chế được công bố dưới dạng văn bản,
hoặc tài liệu sáng chế hoặc sách mà những tài liệu này được đặt ở thư viện hay
những tổ chức mà công chúng có khả năng tiếp cận thì việc công bố được coi là đã
xảy ra. Tương tự, đối với ảnh, nếu một người khác có trình độ trung bình trong lĩnh
4
Hiệp định TRIPs, Điều 27
5
35 U.S.C 102
12
vực kĩ thuật tương ứng có thể thực hiện quy trình, giải pháp kĩ thuật này dựa theo
những chi tiết được mô tả trong ảnh thì sáng chế cũng được coi là đã công khai và
thuộc tình trạng kĩ thuật.
Còn đối với Việt Nam, tính mới của sáng chế được quyết định bằng việc sáng
chế đó đã bị bộc lộ công khai hay chưa. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, bổ sung
và sửa đổi năm 2009 quy định rằng:
“Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức
sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở
nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong
trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên”
6
.
Bộc lộ công khai có nghĩa là kiến thức về giải pháp kĩ thuật đang xin bảo hộ
đã bị tiết lộ cho những người không liên quan. Việc một số lượng có hạn người biết
đến giải pháp kĩ thuật này, ví dụ những thành viên thuộc cùng một nhóm nghiên
cứu hoặc một bản thỏa thuận hợp tác nội bộ mà các thành viên có nhiệm vụ giữ bí
mật về sáng chế thì không được tính là bộc lộ công khai. Việc bộc lộ công khai phải
đầy đủ đến mức một người có trình độ trung bình trong lĩnh vưc kĩ thuật đó có thể
tìm ra sáng chế đó. Sáng chế không bị coi là mất tính mới khi được công bố dưới
dạng báo cáo khoa học, tại các cuộc triển lãm của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm
quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức hoặc được công bố bởi một
người khác mà không được phép của người được quyền đăng ký.
Một khái niệm khác cần được làm rõ là “ngày ưu tiên”. Mục tiêu hàng đầu của
bảo hộ sáng chế khuyến khích sự sáng tạo, vì vậy, ai sáng tạo trước sẽ nhận được
sự bảo hộ trước và ngày sáng tạo được coi là ngày ưu tiên. Tuy nhiên, việc xác định
ngày ưu tiên là không dễ dàng vì không có pháp luật nước nào quy định ngay sau
khi sáng tạo phải xin bảo hộ cho sáng chế. Vì vậy, đã nảy sinh những tranh chấp về
vấn đề này, ví dụ giữa Enrico Macconi, người sáng chế ra điện thoại nhưng không
xin bảo hộ và Graham Bell, người sáng chế sau nhưng xin bảo hộ trước. Phần lớn
các nước giải quyết khúc mắc này theo hướng “first to file”, nghĩa là ai nộp đơn yêu
cầu bảo hộ trước sẽ được hưởng quyền ưu tiên. Tại Việt Nam, ngày ưu tiên là ngày
được Cục SHTT công nhận là ngày nộp đơn hơp lệ tại Cục hoặc tại một nước khác
6
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Điều 60
13
là thành viên của Công ước Paris trong thời gian 12 tháng đối với sáng chế, 6 tháng
đối với giải pháp hữu ích.
b) Tính sáng tạo
Tiêu chí tiếp theo để đánh giá khả năng bảo hộ của sáng chế là tính sáng tạo.
Sáng tạo được hiểu là kết quả của một ý tưởng, có thể bắt nguồn từ sáng chế khác
nhưng không có tính hiển nhiên, có nghĩa là, một người có trình độ trung bình
không thể tạo ra sáng chế đó theo một quy trình thông thường. Theo luật pháp Hoa
Kỳ, sáng chế có thể không được cấp patent cho dù đã đáp ứng điều kiện nêu trong
khoản 102 là chưa bị bộc lộ hoặc miêu tả công khai, nếu sự khác biệt giữa sáng chế
đó và tình trạng kĩ thuật ở mức những kiến thức về sáng chế đã là hiển nhiên đối với
một người có trình độ trung bình trong lĩnh vực kĩ thuật đó vào thời điểm tạo ra
sáng chế”.
Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, cũng quy định “sáng chế được coi là có
trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kĩ thuật đã được bộc lộ công khai
dưới dạng sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kì hình thức nào khác ở trong
nước hoặc nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên đăng ký sáng
chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó
là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có
hiểu biết trung bình trong lĩnh vực kĩ thuật tương ứng”
7
.
Như vậy, điểm tương đồng giữa quy định của pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ
chính là sáng chế phải có sự khác biệt cơ bản so với các “giải pháp kĩ thuật đã biết”.
Luật pháp Hoa Kỳ cho phép cấp bằng bảo hộ cho những cải tiến mới đối với các
sáng chế cơ bản, tuy nhiên, những cải tiến đó cũng phải đáp ứng được yêu cầu về
tính sáng tạo, nghĩa là, chúng có thể xuất phát từ các sáng chế cơ bản đã được bảo
hộ, nhưng không nảy sinh một cách hiển nhiên từ trình độ kĩ thuật hiện tại của một
người có kĩ năng thông thường trong lĩnh vực tương ứng. Việc áp dụng một cơ chế
kĩ thuật đã biết cho một mục đích tương tự được xem là thiếu tính sáng tạo. Một số
ví dụ về những trường hợp bị cho là thiếu tính sáng tạo là: sự thay đổi kích thước
các bộ phận đơn thuần, hoán đổi các bộ phận, thay đổi nguyên liệu, sự kết hợp các
bộ phận hay sự thay thế đơn thuần các bộ phận hay chức năng tương đương…
7
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Điều 61
14
Những giải pháp kể trên không được coi là đủ tính sáng tạo để bảo hộ độc quyền
đối với sáng chế, tuy nhiên, tại Việt Nam, chúng có thể được bảo hộ dưới dạng giải
pháp hữu ích. So với sáng chế, các điều kiện để được bảo hộ là giải pháp hữu ích ít
chặt chẽ hơn về tính sáng tạo hay tính không hiển nhiên tuy vẫn phải đáp ứng điều
kiện về tính mới. Trên thực tế, việc bảo hộ dưới dạng giải pháp hữu ích thường
được áp dụng cho các ý tưởng có tính chất bổ sung và có thể không cần đáp ứng đủ
các điều kiện đối với bảo hộ sáng chế. Thời gian bảo hộ thường ngắn hơn so với
sáng chế và khác nhau giữa các nước (thường là từ 7 đến 10 năm và không được gia
hạn).
Quá trình kiểm tra tính sáng tạo mang tính chủ quan và khó giải thích. Nó phụ
thuộc vào việc chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan có coi đó là một sáng chế có
đủ tính sáng tạo vào thời điểm sáng tạo hay không. Chính vì vậy mà có những
trường hợp thẩm định viên và người nộp đơn hoặc luật sư không đạt được sự nhất
trí về trình độ sáng tạo của sáng chế và phải nhờ đến sự giải quyết của tòa án. Cũng
có không ít trường hợp quyết định của thẩm định viên của cơ quan sáng chế bị tòa
án bác bỏ hoặc quyết định của tòa án cấp dưới bị tòa án cấp trên bác bỏ.
c) Khả năng áp dụng công nghiệp.
Sáng chế muốn được bảo hộ còn phải có tính hữu ích hay có khả năng áp
dụng công nghiệp. “Khả năng áp dụng công nghiệp” là một thuật ngữ được sử dụng
nhằm để chỉ khả năng chế tạo, sản xuất hoặc khả năng thực hiện hay sử dụng trong
thực tiễn của sáng chế. Đây là một trong những tiêu chí bảo hộ sáng chế có lịch sử
hình thành và pháp triển từ rất lâu đời. Ngay từ đạo luật đầu tiên trên thế giới về bảo
hộ sáng chế, yêu cầu về khả năng thực hiện trong thực tế của giải pháp kỹ thuật
được tạo ra. Đạo luật Venice năm 1474 đã quy định rất rõ: “Bất kỳ người nào sáng
tạo ra những cỗ máy mới trong thành phố, chưa từng được biết đến trong xã hội
chúng ta, khi đã hoàn thiện và có thể sử dụng trên thực tế thì có thể trình diện trên
hội đồng thành phố. Trong thời hạn 10 năm, không bất kỳ một vùng lân cận được
quyền chế tạo ra loại cỗ máy giống hoặc tương tự, nếu không được sự cho phép của
nhà sáng chế »
Theo Điều 62, Luật sở hữu trí năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009,
sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được
15
việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội
dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
Một sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu nó có thể
được sử dụng, sản xuất với một quy mô kỹ thuật nhất định. Bất kỳ một giải pháp kỹ
thuật nào có khả năng sử dụng hoặc thực hiện được bằng các hoạt động thực tiễn
của con người đều được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp. Các giải pháp kỹ
thuật mang tính chất tự biện thuần tuý hoặc đi ngược lại với các quy luật của tự
nhiên như động cơ vĩnh cửu hoặc giải pháp chống lại hiện tượng thủng tầng ôzôn
bằng cách chế tạo một lớp màng ngăn bằng chất dẻo bao trùng toàn bộ trên bầu khi
quyển trái đất… sẽ không được bảo hộ sáng chế vì không có khả năng thực hiện
trong thực tế… Ngoại lệ, có một số giải pháp kỹ thuật mặc dù hoàn toàn có khả
năng thực hiện được trên thực tế nhưng vẫn bị coi là không có khả năng áp dụng
công nghiệp ví dụ như các sáng chế chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu cá nhân của một
người nào đó hoặc chỉ có khả năng thực hiện được đối với một cá nhân cụ thể nào
đó, hoặc việc khai thác sáng chế trái với quy định pháp luật hoặc trái đạo đức xã
hội.
1.2.2.2. Đối tượng loại trừ
Không phải tất cả các sáng chế đều được bảo hộ. Để có được sự bảo hộ của
pháp luật, các sáng chế phải thuộc cái đối tượng có khả năng được bảo hộ sáng chế.
Trên thực tế, các quy định về các đối tượng này ở pháp luật các nước có sự không
giống nhau. Hiệp định TRIPs cho phép các thành viên có thể loại trừ không cấp
patent cho các sáng chế cần phải bị cấm khai thác thương mại nhằm bảo vệ trật tự
công cộng, đạo đức xã hội hay cuộc sống con người và động thực vật, tránh gây
nguy hại nghiêm trọng đến môi trường, với điều kiện những ngoại lệ đó được quy
định không chỉ vì lý do duy nhất là việc khai thác các sáng chế tương ứng bị pháp
luật của nước đó ngăn cấm . Cụ thể, các thành viên của TRIPs có thể không cấp
patent cho các đối tượng sau:
• Các phương pháp chẩn đoán bệnh, các phương pháp nội và ngoại khoa để
chữa bệnh cho người và thực vật
16
• Thực vật và động vật không thuộc chủng vi sinh và các quy trính sản xuất
động, thực vật, chủ yếu mang tính chất sinh học và không phải là các quy
trình vi sinh hoặc phi sinh học
8
.
Tuy nhiên các nước thành viên phải bảo hộ giống cây trồng bằng hệ thống
patent hoặc bằng hệ thống riêng hữu hiệu, hoặc bằng việc kết hợp hai hệ thống này
dưới bất kì hình thức nào. Tại Hoa Kỳ, giống cây trồng được bảo hộ bằng cách cấp
bằng như đối với sáng chế. Theo khoản 161 Điều luật 35 về Bằng sáng chế của Hoa
Kỳ, “bất cứ ai tạo ra hoặc phát hiện và sản xuất bằng phương pháp vô tính một
giống cây mới và riêng biệt bao gồm giống cây biến dị đã canh tác, giống cây đột
biến, cây lai, cây giống mới phát hiện, ngoại trừ cây được nhân giống hoặc giống
cây trong tình trạng chưa được canh tác, thì có thể được cấp văn bằng bảo hộ sáng
chế”.
Tại Hoa Kỳ, những sáng chế chỉ nhằm mục đích khai thác nguyên liệu nguyên
tử đặc biệt hoặc năng lượng nguyên tử trong các loại vũ khí hạt nhân không được
cấp văn bằng bảo hộ.
Theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, các đối tượng sau đây không
được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:
• Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
• Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn
luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
• Cách thức thể hiện thông tin;
• Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
• Giống thực vật, giống động vật;
• Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không
phải là quy trình vi sinh;
• Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật
9
.
Có thể thấy quy định của mỗi nước có những điểm khác nhau. Về cơ bản, pháp luật
Việt Nam vẫn thỏa mãn những quy định của hiệp định TRIPs, tuy nhiên, điểm khác
8
Hiệp định TRIPs, Điều 27
9
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Điều 59
17
biệt so với Hoa Kỳ là giống thực vật ở Việt Nam được bảo hộ theo một hình thức
riêng biệt chứ không phải bảo hộ sáng chế. Những quy định về giống cây trồng và
bảo hộ giống cây trồng được quy định từ chương 12 đến chương 15 của Luật SHTT
2005.
1.3. Nội dung bảo hộ sáng chế
1.3.1. Quyền của chủ sở hữu bằng sáng chế
Theo hiệp định TRIPs, chủ patent có độc quyền trong việc sử dụng và khai
thác sáng chế. Cụ thể là:
Nếu sáng chế được cấp patent ở dạng sản phẩm thì chủ sở hữu có quyền cấm
bất kỳ người nào thực hiện các hành vi chế tạo, sử dụng, chào bán, bán hoặc nhập
khẩu các sản phẩm đó để thực hiện các mục đính nói trên mà không được sự cho
phép của chủ sở hữu.
Nếu sáng chế được bảo hộ ở dạng quy trình thì cấm bên thứ ba thực hiện hành
vi sử dụng quy trình đó và các hành vi sử dụng , chào bán, bán hoặc nhập khẩu
nhằm các mục đích trên ít nhất đối với các sản phẩm được tạo ra bởi quy trình đó
mà không có sự cho phép của chủ sở hữu patent.
Ngoài ra chủ sở hữu cũng có quyền chuyển nhượng, để thừa kế quyền sở hữu
patent và kí kết các hợp đồng li xăng chuyển nhượng.
Tuy nhiên, hiệp định TRIPs cũng đặt ra những quy định về cách thức không
được sử dụng của người nắm giữ quyền bao gồm việc sử dụng của chính phủ hoặc
của người thứ ba được chính phủ cho phép. Cụ thể, trong luật pháp Hoa Kỳ, bản
chất của quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là độc quyền ngăn cấm người
khác sử dụng và khai thác sáng chế mà không được phép của chủ sở hữu chứ không
phải là quyền được khai thác, sử dụng sáng chế đó tùy ý. Người sáng chế cho dù đã
được cấp patent cũng không có quyền tự do sử dụng , khai thác sáng chế của mình
nếu các hành vi trên vi phạm các quy định của pháp luật nước đó hoặc ảnh hưởng
đến quyền lợi của một người khác, ví dụ như trường hợp patent được cấp cho một
cải tiến kĩ thuật cho một sáng chế gốc đã được bảo hộ trước đó và thời hạn bảo hộ
vẫn còn hiệu lực. Trong trường hợp này, chủ sở hữu patent chỉ có quyền ngăn cấm
người khác sử dụng giải pháp của mình chứ cũng không có quyền khai thác nó vì
hành vi đó sẽ là xâm phạm quyền của chủ sở hữu patetn được cấp cho sáng chế gốc.
18
Quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế của mình cũng được quy định tại
điều 125 Luật SHTT 2005.
Khác với Hoa Kỳ, Việt Nam quy định chủ sở hữu văn bằng có quyền tài sản
đối với sáng chế bao gồm quyền sử dụng, cho phép hoặc ngăn cấm người khác sử
dụng sáng chế của mình và quyền định đoạt sáng chế. Khái niệm sử dụng sáng chế
cũng được quy định tại điều 124 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm các hành vi: sản
xuất sản phẩm, áp dụng quy trình được bảo hộ, khai thác công dụng của sản phẩm
được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ, lưu thông,
quảng cáo, chào hàng và nhập khẩu sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản
xuất theo quy trình được bảo hộ. Trong trường hợp sáng chế đó có khả năng áp
dụng để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng xã hội, phòng
bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân thì việc sử dụng sáng chế đã trở thành
một nghĩa vụ đối với chủ sở hữu văn bằng bảo hộ. Trong trường hợp đối tượng của
văn bằng là một sáng chế phụ thuộc mà bản thân nó tạo ra một bước tiến quan trọng
về kỹ thuật so với sáng chế cơ bản và có ý nghĩa kinh tế lớn thì chủ sở hữu sáng chế
phụ thuộc cũng có quyền yêu cầu chủ sở hữu sáng chế cơ bản chuyển giao quyền sử
dụng sáng chế cơ bản với giá cả và điều kiện thương mại hợp lý.
1.3.2. Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế
Việc sở hữu bằng sáng chế có nghĩa là chủ sở hữu có quyền sử dụng và khai
thác sáng chế đồng thời ngăn cấm người khác sử dụng, bán, chào bán hoặc nhập
khẩu sáng chế của mình. Vì vậy, thực hiện những hành vi nói trên mà không có sự
cho phép của chủ sở hữu văn bằng được coi là vi phạm quyền sở hữu công nghiệp
đối với sáng chế. Cụ thể hơn, Hoa Kỳ định nghĩa việc một người bất kỳ sử dụng,
chế tạo,chào bán và bán bất cứ sáng chế nào đã được bảo hộ tranh lãnh thổ Hoa Kỳ,
hoặc nhập khẩu sáng chế đã bảo hộ vào lãnh thổ nước này khi thời hạn bảo hộ còn
hiệu lực là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế . Tương
tự, tại Việt Nam, xâm phạm quyền đối với sáng chế là hành vi sử dụng sáng chế
được bảo hộ trong thời hạn hiệu lực của văn bằng mà không có sự cho phép của chủ
sở hữu và sử dụng sáng chế mà không trả tiền đền bù trong trường hợp sử dụng
trước sáng chế được quy định tại điều 131 của Luật SHTT.
19
Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ. Việc sử dụng một sáng chế trong các loại
tàu thủy, máy bay, các phương tiện giao thông của bất kỳ quốc gia nào được hưởng
đặc quyền như các loại tàu thủy, máy bay hay các phương tiện giao thông của Hoa
Kỳ, tạm thời hoặc do tai nạn tại lãnh thổ Hoa Kỳ sẽ không cấu thành hành vi xâm
phạm sáng chế nếu việc sử dụng sáng chế là rất cần thiết cho các loại tàu thủy, máy
bay và phương tiện đó và không phải để chào bán, bán hay nhằm mục đích sản xuất
một sản phẩm nào đó để bán hoặc nhập khẩu vào Hoa Kỳ
10
. Như vậy, sự xuất hiện
tạm thời và không nhằm mục đích thương mại của các sáng chế đã được bảo hộ
trong các phương tiện giao thông được Hoa Kỳ coi là một ngoại lệ của xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.
Những ngoai lệ khác bao gồm việc sử dụng sáng chế nhưng không nhằm
mục đích thương mại, ví dụ như sử dụng để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của
các tổ chức phi lợi nhuận, các trường đại học hay các trung tâm nghiên cứu…
Những ngoại lệ này cũng được đề cập trong điều 125 Luật SHTT 2005 rằng chủ sở
hữu patent không có quyền cấm việc một người bất kỳ sử dụng sáng chế theo nhu
cầu cá nhân nhằm các mục đích phi thương mại hoặc nhằm mục đích đánh giá,
nghiên cứu, thử nghiệm…. Tóm lại, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
chỉ cấu thành khi việc sử dụng sáng chế đã được bảo hộ cho các mục đích thương
mại nhằm kiếm lời và là cố ý.
1.4. Thực thi bảo hộ sáng chế
Thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế có thể được hiểu là việc
người nắm giữ quyền thông qua các biện pháp thực thi quyền và các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền để ngăn chặn việc người khác sử dụng sáng chế được bảo hộ
mà không có sự cho phép của chủ sở hữu văn bằng và xử lý các hành vi xâm phạm
quyền.
1.4.1. Các chủ thể tham gia
1.4.1.1. Chủ sở hữu quyền
Bằng sáng chế được các cơ quan Nhà nước cấp cho chủ sở hữu với mục đích
ngăn cấm người khác sử dụng và khai thác thương mại sáng chế của mình mà chưa
được phép. Tuy nhiên, sau khi được cấp bằng sáng chế thì trách nhiệm chính trong
10
35 U.S.C 272
20
việc thực thi quyền sở hữu công nghiệp và theo dõi xem có ai có hành vi xâm phạm
quyền đối với sáng chế đã được bảo hộ hay không lại thuộc về chủ sở hữu văn bằng
bảo hộ.
Khoản 281 thuộc USC 35 quy định chủ sở hữu có thể dùng các biện pháp dân
sự để thực thi quyền chủ sở hữu của mình. Luật SHTT 2005 cũng quy định có
quyền tự bảo vệ đối với sáng chế được bảo hộ của mình bằng việc áp dụng các biện
pháp sau: Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ, yêu cầu các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền phải chấm
dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại, yêu cầu
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, khởi kiện
ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
1.4.1.2. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm áp dụng các biện pháp dân sự,
hình sự hay hành chính để xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
đối với sáng chế khi có yêu cầu của chủ sở hữu. Tại Hoa Kỳ, các cơ quan bao gồm
tòa án các cấp, Hải quan, Ủy ban thương mại quốc tế, USPTO cùng phối hợp để
thực thi bảo hộ sáng chế. Các quy định về chức năng và hoạt động của USPTO,
được quy định rất cụ thể trong phần I, Luật sáng chế Hoa Kỳ. Trách nhiệm thực thi
biện pháp bảo hộ tại biên giới và quyền của người nước ngoài do ITC đảm nhiệm
theo Luật Thuế quan 1930 của Hoa Kỳ.
Tại Việt Nam, các cơ quan này bao gồm Tòa án thực hiện các thủ tục tố tụng
dân sự và hình sự và các biện pháp tạm thời, Hải quan đối với các biện pháp thực
thi tại biên giới và Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Ủy ban nhân dân các
cấp, Hải quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp hành chính. Trong trường hợp
cần thiết, các cơ quan này có thể có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử
phạt hành chính theo quy định của pháp luật
11
. .
11
Luật SHTT 2005, Điều 200
21
1.4.2. Các biện pháp thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế
1.4.2.1. Biện pháp dân sự và hành chính
Đây là biện pháp thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế phổ
biến nhất tại các quốc gia. “Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm
phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị
thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã được xử lý bằng biện
pháp hành chính hoặc hình sự.”
Mục 2 phần III của Hiệp định TRIPs đã quy định các thủ tục và các biện
pháp cùng chế tài dân sự mà các cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng để xử lý các
hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế như lệnh cấm của
tòa án, hay yêu cầu bên bị bồi thường cho bên bị thiệt hại dựa theo mức độ thiệt hại
của hành vi xâm phạm. Ngoài ra các cơ quan có thẩm quyền cũng có quyền áp dụng
các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo yêu cầu của chủ sở hữu nhằm tịch thu, giữ
nguyên vật chứng… Căn cứ vào điều luật 35 về bằng sáng chế của Hoa Kỳ thì chủ
sở hữu có quyền được áp dụng các biện pháp dân sự để ngăn chặn các hành vi xâm
phạm của người khác đối với sáng chế của mình. Các chế tài dân sự bao gồm lệnh
cấm của tòa án, bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, bồi thường chi
phí tố tụng.
Theo Luật SHTT 2005, Tòa án có thẩm quyền thực hiện các biện pháp dân
sự để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
Ngoài ra, Bộ luật dân sự 2005 cũng cho phép chủ sở hữu tài sản có tự quyền
bảo vệ tài sản bằng các quy định của pháp luật.
Bên cạnh các biện pháp dân sự trên, Tòa án và chủ sở hữu cũng có thể áp dụng các
biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp có nguy cơ gây thiệt hại không thể bù
đắp được cho chủ sở hữu hoặc nhằm mục đích ngăn chặn hành vi tiêu hủy vật
chứng. Có thể nói, các quy định của pháp luật Hoa Kỳ và Việt Nam về các biện
pháp dân sự khá đồng nhất. Tuy nhiên, điểm khác biệt là luật Hoa Kỳ quy định đối
với sản phẩm đã được cấp bằng bảo hộ, chủ sở hữu quyền phải đánh dấu nhận biết
sản phẩm đó đã được bảo hộ lên bao bì thì mới được bồi thường khi có hành vi xâm
phạm. Điều này đã được quy định rõ trong khoản 287, Luật sáng chế Hoa Kỳ.