Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Bình Ca Lâm Sàng Suy Tim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.06 KB, 25 trang )

SUY TIM
BÌNH CA LÂM SÀNG

Nhóm 6
CHUN NGÀNH ĐIỀU TRỊ


Trường Đại học Trà
Vinh
Khoa Y – Dược
Bộ mơn Dược


BÀI PHÂN
TÍCH CA LÂM
SÀNG
SUY TIM

Môn: Sử dụng thuốc
trong điều trị
GVHD: Lý Phương Mỹ
Lớp: DA16DA +
DA16DB
Nhóm 6


Các thành viên trong nhóm:
1. Phạm Văn Long 115616028 - DA16DB
2. Võ Cúc Uyên
115616088 - DA16DA


Trà Vinh năm 2021


Thông tin bệnh nhân
Tên: Nguyễn Thị C.
Giới: Nữ
Tuổi: 71 tuổi
Lý do nhập viện
Nhập viện cấp cứu do khó thở.
Diễn biến bệnh
BN đã được điều trị suy tim do nguyên nhân tăng huyết áp trong vòng
3 năm nay. 3 tháng gần đây BN bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và khó thở
khi hoạt động thể lực nhẹ. BN cũng bị mất ngủ ban đêm do những cơn
khó thở. BN cảm thấy khó chịu vì ln cảm thấy tim đập nhanh. BN
tăng 2 kg trong 2 ngày gần đây.
Tiền sử bệnh
Suy tim (chẩn đoán cách đây 3 năm).
Rung nhĩ (chẩn đoán đây 1 năm).
Tăng huyết áp (chẩn đoán cách đây 10 năm).
Đau khớp gối.
Tiền sử gia đình
Chưa ghi nhận.
Lối sống
Khơng hút thuốc lá, không uống rượu.
Tiền sử dùng thuốc
Thuốc đang sử dụng (trước khi nhập viện).
Hydrochlothiazid 12,5 mg x 1 lần/ngày.
Enalapril 10 mg x 1 lần/ngày.
Digoxin 0,125 mg x 1 lần/ngày.
Warfarin 3mg x 1 lần/ngày.

Alaxan (paracetamol 325mg/ibuprofen 200mg) 2 viên x 2 lần/ngày.
Khám bệnh
Huyết áp 155/90 mmHg; nhịp tim 130 lần/phút; nhịp thở 22 lần/phút;
nhiệt độ 37,3.
Khám tổng quát: tim đều, Tĩnh mạch cảnh nổi 3cm. Phù 2 bên mắt cá
chân và bàn chân.
Tiếng ran phổi – 2 bên trái, phải.
Gan to.
EGC: rung nhĩ.


Siêu âm tim: không hở van. Rối loạn chức năng tâm thu thất trái, dầy
thất trái, EF 29%.


Cận lâm sàng
Na
K
Ure
Creatinin
Hb
MCV
MCHC
Digoxin

137
3,7
3
90
10,1

71
0,3
0,8 ng/dL

135-145 mmol/L
3,5-5,5 mmol/L
2,6-6,6 mmol/L
80-120 mcmol/L
12-16 g/Dl
77-91 fL
0,32 – 0,36 g/Dl

Chẩn đoán
Suy tim NYHA III/tăng huyết áp. Rung nhĩ
Câu hỏi:
1. Nêu các vấn đề bệnh lý của BN trong case lâm sàng trên? Nêu

những vấn đề liên quan tới thuốc đang sử dụng của BN?

2. Vì sao rung nhĩ và thiếu máu lại có thể làm trầm trọng tình trạng

suy tim của BN?
3. BN có những triệu chứng lâm sàng nào của suy tim?
4. Anh chị hãy nên biện pháp điều trị theo y học thực chứng để kiểm
sốt tình trạng suy tim và làm giảm tình trạng tiến triển suy tim
cho BN? Hãy nêu khuyến cáo điều trị trong thời điểm hiện tại cho
BN C.
5. Khi BN nhập viện, cần sử dụng thuốc gì để kiểm sốt phù cho BN?
Ngày thứ 5, BN được cho ra viện với chẩn đoán suy tim độ II/III
(NYHA) và được kê đơn thuốc dùng trong 2 tuần như sau:

Digoxin 0,125 mg 1 lần/ngày
Furosemid 40mg uống buổi sáng
Enalapril 10mg x2 lần/ngày
Ferrous sulfat 200mg x 3 lần/ngày, uống sau các bữa ăn
Warfarin 3mg x 1 lần/ngày
Concor (bisoprol) 1,25 mg 1 lần/ngày
Ngày thứ 20,BN tới phịng khám tim. Bà vẫn cịn có những triệu
chứng của suy tim khi ở nhà và thấy rất khó khăn, mệt mỏi khi leo
cầu thang. Bà vẫn còn bị phù ở hai mắt cá chân, nhịp tim 108
lần/phút
Câu hỏi:
6. Tình trạng bệnh nào và thuốc gì có thể làm trầm trọng thêm tình

trạng suy tim của BN?

7. Anh chị hãy giải thích tình trạng suy tim dai dẳng của BN?


Bà C. được chỉ định tăng liều digoxin lên 0,25 mg/ngày và tăng liều
lợi tiểu furosemid thành 40mg buổi sáng và 20mg vào bữa ăn trưa.
Bà được hẹn tái khám sau 2 tuần.
Ngày thứ 35, bà C. tới gặp bác sĩ. Bà cảm thấy khơng khỏe, mệt
mỏi, bồn chồn, khó ngủ và buồn nôn. Bà không thể ra khỏi nhà
trong vòng 3 ngày. Bà được cho nhập viện lại với nghi ngờ ngộ độc
digoxin.
8. Những dấu hiệu nào gợi ý BN bị ngộ độc digoxin?
9. Những yếu tố nào có thể dẫn tới ngộ độc digoxin cho BN?


PHÂN TÍCH CA LÂM SÀNG THEO S.O.A.P


SUBJECTIVE - THƠNG TIN CHỦ QUAN
THƠNG TIN BỆNH NHÂN
• Nguyễn Thị C.
Họ tên
Tuổi

• 71

Giới

• Nữ

Địa chỉ
Nghề
nghiệp
Cân nặng
Chiều cao
LÝ DO GẶP BS/DS/NV
• Nhập viện cấp cứu do khó thở
TIỀN SỬ BỆNH
• Tăng huyết áp: 10 năm
• Suy tim: 3 năm
• Rung nhĩ: 1 năm
• Đau khớp gối

TIỀN SỬ GIA ĐÌNH
• Chưa ghi nhận
LỐI SỐNG VÀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
• Khơng hút thuốc, khơng rượu bia.

TIỀN SỬ DÙNG THUỐC (đã/đang dùng theo toa)
• Hydrochlorothiazid 12,5mg x 1 lần/ngày
• Enalapril 10mg x 1 lần/ngày
• Digoxin 0,125mg x 1 lần/ngày
• Warfarin 3mg x 1 lần/ngày
• Alaxan (paracetamol 325mg / ibuprofen 200mg) 2 viên x 2 lần/ngày

TIỀN SỬ DỊ ỨNG
• Khơng rõ


OJECTIVE - THƠNG TIN KHÁCH QUAN
KHÁM BỆNH
• Huyết áp 155/90 mmHg

Sinh hiệu

• Nhịp tim 130 lần/phút
• Nhịp thở 22 lần/phút
• Thân nhiệt 37,3oC

Siêu âm
tim

• Khơng hở van tim, rối loạn chức năng tâm thu thất trái,

dầy thất trái, EF 29%
• Na+
137 mmol/L (135 – 145)
• K+

3,7 mmol/L (3,5 – 5,5)
• Urờ

Sinh húa
mỏu

3 mmol/L (2,6 6,6)

ã Creatinin

90 àmol/L (80 120)

• Hgb

10,1 g/dL (12 – 16)

• MCV

71 fL (77 – 91)

• MCHC

0,3 g/dL (0,32 – 0,36)

• Digoxin 0,8 ng/ml

Chẩn đốn
của BS

• Suy tim NYHA III / tăng huyết áp. Rung nhĩ.



ASSESSMENT - ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG BỆNH NHÂN
VẤN ĐỀ CỦA BỆNH NHÂN THEO MỨC ĐỘ ƯU TIÊN
1.
2.

• Suy tim có phù

3.

• Rung nhĩ

4.

• Thiếu máu

5.

• Đau khớp gối

• Tăng huyết áp

VẤN ĐỀ 1: SUY TIM CĨ PHÙ
• Tuổi cao (bệnh nhân 71 tuổi): vì tỉ lệ mắc suy tim tăng
dần theo tuổi, nên đây là một yếu tố nguy cơ của bệnh
suy tim.
• Tăng huyết áp là ngun nhân chính dẫn đến tình trạng
suy tim của bệnh nhân, bệnh nhân đã có tiền sử tăng
huyết áp 10 năm trước đó.

• Rối loạn chức năng tâm thu thất trái cũng là nguyên
nhân gây suy tim tiến triển. Nó cũng là hậu quả của suy
Nguyên
tim, tạo thành vòng tròn bệnh lý kiến bệnh tiến triển
nhân và
nhanh và ngày càng nặng.
yếu tố nguy • Dầy thất trái là một tổn thương cơ tim xảy ra sau khi

khởi phát một loạt cơ chế bù, kết quả là làm tâm thất
trái phì đại, xơ hố thất trái. Dầy thất trái là kết quả và
cũng là nguyên nhân làm trầm trọng thêm suy tim. Dầy
thất trái vừa làm giảm thể tích cuối thì tâm trương, vừa
chèn ép động mạch vành làm giảm thể tích máu ni cơ
tim, có thể dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim cấp.
• Thiếu máu làm cho tim khơng đáp ứng đủ lượng oxy cơ
thể cần nên tim tăng co bóp để đẩy máu đi nuôi cơ thể,
làm suy tim ngày càng trầm trọng hơn.
• Dựa vào những thơng tin của bệnh nhân, ta có: cách đây
10 năm khởi phát tăng huyết áp; 3 năm trước bắt đầu
suy tim phải điều trị; 1 năm trước xuất hiện rung nhĩ; 3
tháng gần đây bệnh nhân mệt mỏi, khó thở, ln cảm
thấy tim đập nhanh, tăng 2kg/2 ngày; hiện tại phải nhập
viện do cơn khó thở kịch phát.
• Siêu âm tim phát hiện thêm rối loạn chức năng tâm thu
thất trái và dầy thất trái.
Tiến triển
• Bệnh nhân được chẩn đốn suy tim độ III theo NYHA.
bệnh
 Những thơng tin trên cho thấy tình trạng suy tim của
bệnh nhân đang tiến triển nhanh theo hướng xấu, những

triệu chứng cơ năng như tăng 2kg/2 ngày cho thấy tình
trạng phù, có thể do kích thích hệ RAA (giữ muối nước),
nhịp tim nhanh 130 lần/phút, đó là những biểu hiện cơ
chế bù của cơ thể, khó thở là biểu hiện của sung huyết
phổi. Có thể thấy việc điều trị suy tim trước đó khơng hề
hiệu quả.


• Trước khi nhập viện, BN điều trị suy tim có kèm rung nhĩ

Điều trị


Đánh giá
điều trị hiện
thời (nếu
có)?
Lý do?
Tương tác
thuốc?







bằng các thuốc: enalapril 10mg x 1 lần/ngày;
hydrochlorothiazid 12,5mg x 1 lần/ngày; digoxin
0,125mg x 1 lần/ngày.

Điều trị dự phòng huyết khối và đột quỵ do nhồi máu cơ
tim bằng warfarin 3mg x 1 lần/ngày
Enalapril 10mg x 1 lần/ngày là chỉ định chính xác. ACEI
là thuốc hàng đầu trong điều trị suy tim, được chỉ định
cho tất cả bệnh nhân ở mọi giai đoạn suy tim, đặc biệt
đối với bệnh nhân suy tim sung huyết mạn, rối loạn chức
năng tâm thất trái. Thuốc có tác dụng to lớn trong việc
làm chậm tiến triển suy tim, giảm tử vong, giảm nhập
viện. Tuy nhiên, bệnh nhân đã điều trị suy tim được ba
năm nhưng liều enalapril vẫn chưa đạt đến liều mục tiêu
nên bệnh suy tim của bệnh nhân không những không
được kiểm sốt mà cịn ngày càng trầm trọng thêm.
Ngồi ra, enalapril tương tác nghiêm trọng với ibuprofen
trong biệt dược Alaxan, hai thuốc này đối kháng dược
lực, làm giảm tác dụng hạ huyết áp của thuốc ACEI, làm
bệnh nhân giảm đáp ứng điều trị với ACEI dẫn đến tình
trạng bệnh suy tim xấu đi nhanh chóng. Khi dùng chung
hai thuốc này cịn có thể dẫn đến suy giảm đáng kể
chức năng thận, gây phù nề, tăng urê và creatinin
huyết. Cuối cùng, nhóm ACEI có tác dụng phụ thường
gặp là ho khan, nhưng trong phần thông tin của bệnh
nhân không hề đề cập đến vấn đề này nên khi kê đơn
cho bệnh nhân cũng cần thăm hỏi kĩ lưỡng.
Hydrochlorothiazid 12,5mg x 1 lần/ngày là một thuốc lợi
tiểu thiazid, là chỉ định đầu tay trong điều trị tăng huyết
áp và là thuốc điều trị triệu chứng phù trong suy tim.
Tuy nhiên, tình trạng phù nề nặng của bệnh nhân đã nói
lên rằng tác dụng của thuốc khơng cịn đủ để kiểm sốt
lượng dịch trong cơ thể do cơ chế bù. Hydrochlorothiazid
tương tác với nhiều thuốc trong đơn, đáng kể đến nhất

là digoxin. Hai thuốc trên dùng chung làm tăng tác dụng
của digoxin, mà digoxin là thuốc có khoảng trị liệu hẹp
nên điều này rất nên tránh, nếu khơng cịn lựa chọn tốt
hơn thì phải giám sát chặt chẽ.
Digoxin 0,125mg x 1 lần/ngày được sử dụng đúng mục
đích điều trị triệu chứng suy tim có rung nhĩ và đúng
liều lượng. Digoxin tăng co bóp cơ tim vừa phải đối với
cơ tim suy yếu, kích thích đối giao cảm, làm giảm dẫn
truyền và tăng tính trơ nút nhĩ thất nên tim chậm, tăng
thời gian làm đầy tâm thất, giảm đáp ứng tâm thất khi
rung nhĩ và có tác dụng kiểm sốt nhịp tim trong rung
nhĩ. Tuy nhiên, cần xem xét lợi ích khi sử dụng bởi thuốc
có những hạn chế như: khoảng trị liệu hẹp nhưng lại


tương tác với nhiều loại thuốc, ít hiệu quả hơn beta –
blocker khi trương lực giao cảm cao. Ngoài ra, trong đơn
thuốc có nhiều thuốc tương tác làm tăng nồng độ và tác
dụng dược lực của digoxin như: hydrochlorothiazide,
enalapril và ibuprofen. Những tương tác này có thể làm
tăng cao khó kiểm sốt nồng độ digoxin trong huyết
thanh và có thể gây độc cho bệnh nhân. Hơn nữa, việc
sử dụng digoxin liều cao đã được chứng minh là không
đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh như khi sử dụng
digoxin liều thấp.
• Warfarin 3mg x 1 lần/ngày. Với liều lượng trên ta có thể
thấy mục đích của việc sử dụng warfarin là để dự phịng
hình thành cục máu đơng do rung nhĩ, dự phòng đột quỵ
do nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.



VẤN ĐỀ 2: TĂNG HUYẾT ÁP
• Dựa vào các thơng tin chủ quan và khách quan có thể
Nguyên
xác định tăng huyết áp của bệnh nhân là tình trạng tăng
nhân và
huyết áp nguyên phát, khởi phát cách đây 10 năm trước
yếu tố nguy
(khi BN 61 tuổi).

• Tăng huyết áp nguyên phát thì khơng thể xác định chính
xác ngun nhân.
• Có thể thấy bệnh tăng huyết áp của BN làm ảnh hưởng
rất nhiều đến cuộc sống của BN, là nguyên nhân chính
Tiến triển
dẫn đến suy tim cho BN và cũng là vấn đề cần giải
bệnh
quyết trong điều trị suy tim.
• Các chỉ số huyết áp của bệnh nhân vẫn còn cao (155/90
mmHg), chưa đạt mục tiêu điều trị.
• Hydrochlorothiazid 12,5mg x 1 lần/ngày
Điều trị
• Enalapril 10mg x 1 lần/ngày
• Hydrochlorothiazid là thuốc điều trị triệu chứng suy tim
và cũng là một trong những thuốc điều trị chính của
bệnh tăng huyết áp. Vì thế đây là một thuốc đúng trong
điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên, thời điểm hiện tại
bệnh nhân xuất hiện phù với biểu hiện tăng 2 kg/2 ngày.
Điều đó cho thấy liều của thuốc lợi tiểu thiazid không đủ
để kiểm soát dịch trong cơ thể bệnh nhân ở thời điểm

hiện tại. Hydrochlorothiazid tương tác với nhiều thuốc
trong đơn như digixin và ibuprofen ở mức vừa phải, làm
tăng nồng độ digoxin và ibuprofen.
Đánh giá
• Enalapril là thuốc điều trị tăng huyết áp chính, được chỉ
điều trị hiện
định chính xác nhưng liều chưa phù hợp nên vẫn chưa
thời (nếu
kiểm soát được huyết áp của bệnh nhân. Thuốc có cơ
có)? Lý do?
chế tác dụng là làm giảm lượng các chất gây co mạch
Tương tác
như angiotensin II, endothelin và giảm tiết aldosterol.
thuốc?
Làm tăng các chất giãn mạch như bradykinin,
prostagladin E2 và prostacyclin. Chính vì những tác dụng
đó, thuốc có tác dụng to lớn trong điều trị tăng huyết áp.
Trường hợp của bệnh nhân hiện tại đã có tiến triển nặng,
dẫn đến tình trạng huyết áp tăng cao ngoài mức mục
tiêu (155/90 mmHg). Việc huyết áp của bệnh nhân tăng
cao có thể do nhiều nguyên nhân tác động vào mà trong
đó đáng nhắc tới nhất là tình trạng tương tác thuốc giữa
enalapril và ibuprofen, làm giảm tác dụng hạ huyết áp
của thuốc ức chế men chuyển.
VẤN ĐỀ 3: RUNG NHĨ
Ngun
• Ngun nhân chính của rung nhĩ là do bệnh tăng huyết
nhân và
áp và tuổi của BN đã cao.
yếu tố nguy • Cũng có thể do tiến triển của suy tim trái dẫn đến ứ trệ


ở phổi, mà bệnh phổi cũng là một trong những nguyên
nhân gây rung nhĩ. Nhưng rung nhĩ đã xuất hiện cách


đây 1 năm trước, khi mà tình trạnh suy tim của bệnh
nhân thời điểm đó chưa tiến triển xấu đến mức sung
huyết phổi, nên ta không trú trọng nguyên nhân này.
• Nhịp tim trong rung tâm nhĩ có thể dao động từ 100 đến
Tiến triển
175 nhịp/phút, từ đó có thể thấy tình trạng mệt mỏi suốt
bệnh
3 tháng trở lại đây của bệnh nhân là do rung nhĩ đã làm
suy tim tiến triển.
• Digoxin 0,125mg x 1 lần/ngày
Điều trị
• Warfarin 3mg x 1 lần/ngày
• Digoxin sử dụng trong điều trị rung nhĩ là đúng chỉ định
và thích hợp. Nồng động digoxin trong huyết thanh của
bệnh nhân là 0,8 ng/dL (nằm trong khoảng điều trị 0,5 –
0,9 ng/ml), tuy nhiên bệnh nhân vẫn cịn rung nhĩ trên
hình ảnh siêu âm tim. Xem xét thêm thuốc để cải thiên
Đánh giá
tình trạng rung nhĩ vì nồng độ thuốc trong máu đã nằm
điều trị hiện
gần ở ngưỡng trên của khoảng trị liệu.
thời (nếu
• Warfarin được sử dụng đúng mục đích và liều lượng, có
có)? Lý do?
tác dụng chống hình thành cục máu đơng trong rung

Tương tác
nhĩ, phòng chống đột quỵ do nhồi máu cơ tim và tai biến
thuốc?
mạch máu não. Warfarin tương tác với simvastatin mức
độ vừa phải, gây tăng INR và tăng nguy cơ tiêu cơ vân
nên phải thận trọng khi phối hợp. Ngoài ra, thuốc còn
tương tác với ibuprofen với mức độ vừa phải, làm tăng
tác dụng chống đông của thuốc, cần xem xét điều chỉnh
liều hoặc đổi thuốc.
VẤN ĐỀ 4: THIẾU MÁU
• Bệnh nhân là người cao tuổi, những cơ quan trong cơ thể
Nguyên
nhân và
đều đã suy yếu về mặt chức năng nên việc thiếu chất
yếu tố nguy
dinh dưỡng và thiếu máu rất dễ xảy ra. Bệnh nhân suy

tim càng dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu hơn.
• Các chỉ số Hgb 10,1 g/dL, MCV 71 fL (77 – 91), MCHC 30
g/dL (32 – 36) đều thấp chứng tỏ tình trạng thiếu máu
Tiến triển
của bệnh nhân khá nghiêm trọng và cũng đã có từ lâu.
bệnh
Thiếu máu cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng
sức khoẻ của bệnh nhân dần xấu đi và sẽ khó cải thiện
các bệnh lý khác nếu khơng được điều trị thiếu máu.
• Khơng có
Điều trị
Đánh giá
điều trị hiện • Khơng có

thời
VẤN ĐỀ 5: ĐAU KHỚP GỐI
Ngun
• Bệnh nhân nữ tuổi đã cao nên mắc bệnh đau khớp gối là
nhân và
điều dễ hiểu, vì nữ dễ mắc bệnh này hơn nam và tuổi
yếu tố nguy
cao cũng là yếu tố nguy cơ rất lớn.

Tiến triển
• Khơng rõ bắt đầu từ khi nào. Nhưng hiện tại đang phải


bệnh
Điều trị

Đánh giá
điều trị hiện
thời (nếu
có)? Lý do?
Tương tác
thuốc?

dùng thuốc điều trị.
• Paracetamol 325mg/ibuprofen 200mg 2 viên x 2
lần/ngày để điều trị đau khớp gối.
• Paracetamol/ibuprofen 325mg/200mg là điều trị triệu
chứng với mục đích giảm đau đớn cho bệnh nhân, tuy
nhiên tác hại nó đem lại nhiều hơn lợi ích. Ibuprofen
tương tác nghiêm trọng với enalapril, làm giảm tác dụng

hạ áp và tác dụng điều trị suy tim, gây suy thận.
Ibuprofen còn tương tác với digoxin mức độ vừa phải, với
cùng kiểu độc tính làm tăng kali huyết thanh, rất may
chỉ số kali huyết của bệnh nhân bình thường, nhưng vẫn
phải thận trọng. Ibuprofen tương tác với warfarin mức độ
vừa phải vì cùng làm tăng khả năng chống đơng máu.
Nhìn chung, ta nên xem xét lại việc điều trị đau khớp gối
của bệnh nhân tại thời điểm hiện tại, có thể thay thế
thuốc khác thậm chí ngừng điều trị tạm thời để đem lại
nhiều lợi ích nhất cho bệnh nhân.


PLAN - KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ
MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ THEO MỨC ĐỘ ƯU TIÊN
1.
2.

Điều trị triệu chứng suy tim có phù
Điều trị tăng huyết áp

3.

Điều trị rung nhĩ

4.

Điều trị thiếu máu

5.


Điều trị đau khớp gối

VẤN ĐỀ 1: ĐIỀU TRỊ TRIỆU CHỨNG SUY TIM CĨ PHÙ
Mục tiêu điều trị:
• Giảm tỉ lệ tử vong
• Giảm số lần nhập viện
• Giảm các triệu chứng cơ năng như khó thở, tim nhanh, phù. Cải thiện
chất lượng cuộc sống.
• Điều trị tốt các nguyên nhân dẫn đến suy tim như tăng huyết áp, rung
nhĩ.
• Đưa bệnh nhân dần trở về các mức độ suy tim thấp hơn, kéo dài sự
sống của bệnh nhân.
Điều trị:
• Tập luyện thể lực vừa sức. Đối với bệnh nhân đang ở
mức độ suy tim NYHA III thì bệnh nhân sẽ xuất hiện các
triệu chứng cơ năng kể cả khi gắng sức ít, nên việc
luyện tập sẽ rất khó khăn, phải điều trị để bệnh nhân cải
thiện tốt tình trạng suy tim thì bệnh nhân mới có thể
thực hiện luyện tập thể lực khi xuất viện được. Khuyến
Khơng dùng
khích bệnh nhân tập luyện nhẹ nhàng như tập yoga khi
thuốc
xuất viện, khơng nên nằm nhiều hay khơng vận động gì
suốt ngày sẽ làm bệnh khó có tiến triển theo hướng tốt
được.
• Chú ý hơn đến lượng muối nạp vào cơ thể, dùng dưới 2
gam muối ăn mỗi ngày (một muỗng cà phê muối ăn),
không nên uống quá nhiều nước để giảm gánh nặng cho
tim.
Dùng thuốc Các thuốc điều trị suy tim thích hợp trong tình trạng của

bệnh nhân gồm có:
• Thuốc lợi tiểu quai: furosemid, bumetanid, torsemid.
Thuốc lợi tiểu quai giảm phù và sung huyết phổi rất hiệu
quả, hơn lợi tiểu thiazid bệnh nhân đang sử dụng. Thuốc
nên chọn trong 3 thuốc lợi tiểu là furosemid, bắt đầu với
liều từ 20 – 40 mg x 1-2 lần/ngày. Nếu không thấy đáp
ứng thì tăng liều, nếu đáp ứng khơng đầy đủ thì tăng số
lần dùng. Nếu đạt được chế độ điều trị hiệu quả thì tiếp
tục đến khi bệnh nhân đạt cân nặng mục tiêu.
• Thuốc ức chế men chuyển (ACEI): captopril, enalapril,
lisinopril, ramipril, trandolapril, perindopril. Thuốc ức chế










men chuyển điều trị suy tim do tác dụng chính là giãn
mạch và ức chế hệ RAA. Trong trường hợp này bệnh
nhân đang sử dụng enalapril 10mg x 1 lần/ngày. Đề nghị
tiếp tục sử dụng enalapril 10mg nhưng tăng số lần sử
dụng lên 2 lần/ngày để có đáp ứng tốt hơn. Khi thăm
khám cần hỏi bệnh nhân về tình trạng tác dụng phụ của
thuốc, nếu bệnh nhân ho khan nhẹ có thể chịu được thì
thêm cho bệnh nhân rotundin 30 mg x 2 lần/ngày để
bệnh nhân không bị cơn ho khan về đêm cản trở giấc

ngủ. Nếu ho khan nặng khơng thể tiếp tục dùng thuốc
thì đổi sang nhóm thuốc ARB cho bệnh nhân.
ARB: valsartan, losartan, candesartan. Nhóm thuốc ức
chế receptor angiotensin II này được sử dụng thay thế
ACEI trong trường hợp bệnh nhân ho khan kéo dài và
phù mạch. Nếu tăng liều enalapril lên mà bệnh nhân ho
khan kéo dài, ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân thì ta sẽ đổi sang dùng
valsartan với liều khởi đầu 40 mg x 2 lần/ngày.
β – Blocker: bisoprolol, carvedilol, metoprolol succinat,
nebivolol. Nhóm β – blocker bảo vệ cơ tim nhờ tác dụng
chống loạn nhịp tim, làm chậm hay đảo ngược tái cấu
trúc cơ tim hay giảm sự chết cơ tim do catecholamin
gây ra và giảm tác dụng có hại do kích thích giao cảm
trung ương, tốt cho tình trạng dày thất trái của bệnh
nhân. Có nhiều bằng chứng cho thấy β – blocker làm
giảm HA, tăng EF, tăng công tim, giảm nhập viện, giảm
bệnh suất và tử vong đối với bệnh nhân suy tim ổn định.
Chính vì những lợi ích β – blocker đem lại, trong trường
hợp của bệnh nhân nên sử dụng thêm β – blocker sau 24
giờ nhập viện, như vậy sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho
bệnh nhân. Thuốc sử dụng là carvedilol 3,125 mg mỗi
12 giờ.
Glicosid tim: digoxin 0,125 mg x 1 lần/ngày bệnh nhân
đang sử dụng vẫn tiếp tục sử dụng với liều khơng đổi để
kiểm sốt triệu chứng tim đập nhanh của bệnh nhân.
Khơng nên tăng liều vì tăng liều khơng đem lại nhiều lợi
ích nhưng có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc. Hơn nữa ta
đã sử dụng thêm nhóm β – blocker để kiểm sốt đồng
thời cùng digoxin nên việc tăng liều là không cần thiết.

Thuốc
lợi
tiểu
kháng
aldosterol:
eplerenon,
spironolacton. Hai thuốc này được FDA và ACC/AHA
2005 công nhận trị tăng HA, suy tim, làm giảm tử vong
ở bệnh nhân sau NMCT cấp, NYHA nhóm III và IV, giảm
EF thất trái với chức năng thận bình thường và kali huyết
bình thường. Thuốc gây tăng K+ huyết nhiều, đắt tiền và
tác dụng lợi tiểu không mạnh bằng lợi tiểu quai nên xem
xét sử dụng sau khi bệnh nhân hết phù sẽ hợp lý hơn.


• Thuốc chống đơng: warfarin, clopidogel. Chống hình

thành cục máu đông, chống đột quỵ do NMCT và TBMN.
Là thuốc điều trị dự phòng nên vẫn giữ nguyên liều
warfarin 3mg x 1 lần/ngày.
VẤN ĐỀ 2: ĐIỀU TRỊ TĂNG HUYẾT ÁP
Mục tiêu điều trị:
• Kiểm sốt huyết áp trong khoảng <150/90 mmHg.
• Sau 1 tháng, nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với thuốc và khơng ảnh
hưởng đến cuộc sống thì hạ xuống mức ≤140/90 mmHg.
Điều trị:
Khơng dùng
• Tương tự điều trị suy tim
thuốc
Điều trị suy tim của bệnh nhân cũng là đang điều trị tăng

huyết áp, nên thuốc điều trị tăng huyết áp tương đối giống
thuốc điều trị suy tim, gồm có:
• Thuốc lợi tiểu quai furosemid bắt đầu với liều 40 mg x 2
lần/ngày.
Dùng thuốc
• Ức chế men chuyển: enalapril 10 mg x 2 lần/ngày.
• Ức chế thụ thể angiotensin II trong trường hợp BN không
đáp ứng với ACEI: valsartan với liều 40 mg x 2 lần/ngày.
• β – blocker: carvedilol 3,125 mg mỗi 12 giờ sau 24 giờ
nhập viện điều trị.
VẤN ĐỀ 3: ĐIỀU TRỊ RUNG NHĨ
Mục tiêu điều trị:
• Cải thiện triệu chứng
• Phịng chống đột quỵ
• Giảm thời gian và số lần điều trị tại bệnh viện
Điều trị:
Không dùng
• Tương tự điều trị suy tim.
thuốc
• Glicosid tim: digoxin 0,125 mg x 1 lần/ngày bệnh nhân
đang sử dụng vẫn tiếp tục sử dụng với liều khơng đổi để
kiểm sốt rung nhĩ.
• β – blocker: carvedilol 3,125 mg mỗi 12 giờ sau 24 giờ
nhập viện điều trị. Sử dụng kết hợp thêm carvedilol để
điều trị rung nhĩ và rối loạn chức năng tâm thu thất trái
Dùng thuốc
trong trường hợp của bệnh nhân sẽ đem lại nhiều lợi ích
hơn là tăng liều digoxin. Vì khi tăng liều digoxin qua
khoảng trị liệu từ 0,5 – 0,9 ng/mL thì độc tính của
digoxin sẽ tăng lên cao. Phối hợp 2 thuốc có cùng cơ chế

tác động lên tim sẽ làm tăng tác dụng nhưng lại hạn chế
được độc tính.
VẤN ĐỀ 4: ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU
Mục tiêu điều trị:


• Cải thiện tình trạng thiếu máu, đưa các chỉ số huyết học về mức bình

thường.

• Điều trị duy trì lâu dài cho bệnh nhân vì là người đã cao tuổi, tránh để

vấn đề thiếu máu làm trầm trọng thêm các bệnh lý khác.
Điều trị:
• Bổ sung hợp lý các loại thức ăn giàu sắt, vitamin B12 và
folate như: các loại hạt, ngũ cốc, đậu phụ, lịng đỏ trứng,
Khơng dùng
các loại thịt màu đỏ, các loại rau màu xanh đậm...
thuốc
• Uống nhiều nước cam, nước chanh để tăng khả năng
hấp thụ sắt.
• Sắt (dưới
dạng
Sắt
fumarate)
53,25mg; Acid
Folic 0,75mg; Vitamin B12 7,5mcg trong chế phầm
Dùng thuốc
Ferrovit. Uống 1 viên x 2 lần/ngày. Không uống chung
với trà hoặc uống trà ngay sau khi uống thuốc, các thức

uống chứa tanin khác.
VẤN ĐỀ 5: ĐIỀU TRỊ ĐAU KHỚP GỐI
Mục tiêu điều trị:
• Giảm đau, cải thiện chất lượng cuộc sống
Điều trị:
Khơng dùng
thuốc

• Bổ sung hợp lý Canxi, Kali, Magie, Vitamin nhóm B, C,

E…
• Vật lý trị liệu.
• Paracetamol 650 mg x 3 lần/ngày sau ăn no. Thuốc có
tác dụng giảm đau vừa phải, khơng có tác dụng kháng
Dùng thuốc
viêm. Tuy nhiên đây là giải pháp đem lại lợi ích nhiều
nhất cho bệnh nhân vì bệnh nhân đau là chủ yếu nên
không nhất thiết phải sử dụng thuốc kháng viêm mạnh.
THÔNG TIN ĐƠN THUỐC KIẾN NGHỊ (NẾU ĐÁP ỨNG ACEI)
Enalapril 10 mg x 2 lần/ngày. Uống vào
1.
28 viên
buổi sáng và trước 4 giờ chiều.
Furosemid 40 mg x 2 lần/ngày. Uống
2.
28 viên
vào buổi sáng và trước 4 giờ chiều.
Carvedilol 3,125 mg mỗi 12 giờ (sau 24
3.
28 viên

giờ nhập viện điều trị).
4. Digoxin 0,125 mg x 1 lần/ngày.
14 viên
5.

Warfarin 3 mg x 1 lần/ngày.
14 viên
Sắt (dưới dạng Sắt fumarate) 53,25
mg; Acid
Folic 0,75
mg; Vitamin
6.
28 viên
B12 7,5 mcg x 2 lần/ngày. Uống vào
sáng và tối, sau ăn 2 giờ.
Paracetamol 650 mg x 3 lần/ngày sau
7.
42 viên
ăn no.
Lời dặn: Làm lại các xét nghiệm sau 3 ngày dùng thuốc để có hướng
điều trị tiếp theo. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu tiến triển tốt, có thể xem


xét xuất viện. Báo với bác sĩ nếu có dấu hiệu xấu hay bất cứ thắc mắc gì
về thuốc.
THƠNG TIN ĐƠN THUỐC KIẾN NGHỊ (NẾU KHÔNG ĐÁP ỨNG ACEI)
Valsartan 40 mg x 2 lần/ngày. Uống vào
1.
28 viên
buổi sáng và trước 4 giờ chiều.

Furosemid 40 mg x 2 lần/ngày. Uống
2.
28 viên
vào buổi sáng và trước 4 giờ chiều.
Carvedilol 3,125 mg mỗi 12 giờ (sau 24
3.
28 viên
giờ nhập viện điều trị).
4. Digoxin 0,125 mg x 1 lần/ngày.
14 viên
5.

Warfarin 3 mg x 1 lần/ngày.
14 viên
Sắt (dưới dạng sắt fumarate) 53,25
mg; Acid
Folic 0,75
mg; Vitamin
6.
28 viên
B12 7,5 mcg x 2 lần/ngày. Uống vào
sáng và tối, sau ăn 2 giờ.
Paracetamol 650 mg x 3 lần/ngày sau
7.
42 viên
ăn no.
Lời dặn: Làm lại các xét nghiệm sau 3 ngày dùng thuốc để có hướng
điều trị tiếp theo. Nếu bệnh nhân có dấu hiệu tiến triển tốt, có thể xem
xét xuất viện. Báo với bác sĩ nếu có dấu hiệu xấu hay bất cứ thắc mắc gì
về thuốc.



1.

2.

3.

4.

5.

CÁC TƯƠNG TÁC TRONG ĐƠN
Carvedilol 3,125mg và digoxin 0,125mg do làm tăng cường tác
dụng dược lực và làm tăng cường hấp thụ digoxin, giảm thải trừ
digoxin qua thận. 2 thuốc đều làm tăng kali huyết. Tương tác mức độ
vừa phải. Cần theo dõi nồng độ digoxin và kali huyết chặt chẽ. Tuy
tương tác làm tăng nồng độ digoxin là có lợi cho bệnh nhân trong
trường hợp nồng độ điều trị rung nhĩ chưa đạt được, nhưng do là
thuốc có khoảng trị liệu hẹp nên bất kì sự thay đổi nào ảnh hưởng
đến nồng độ của digoxin đều đáng quan tâm. Nếu có dấu hiệu xấu,
tuỳ theo mức độ mà giảm liều hoặc giảm số lần dùng digoxin xuống 1
lần/2 ngày sao cho phù hợp. Xấu nhất có thể ngừng sử dụng digoxin.
Enalapril 10mg và digoxin 0,125mg cũng làm tăng nồng độ
digoxin, có thể là do cơ chế làm giảm thải trừ. Tương tác mức độ vừa
phải. Theo dõi nồng độ digoxin để có hướng khắc phục thích hợp.
Furosemid 40mg và digoxin 0,125mg làm tăng tác dụng của
digoxin, giảm kali huyết. Tương tác mức độ vừa phải. Theo dõi nồng
độ digoxin và kali huyết để có hướng khắc phục thích hợp.
Furosemid 40mg làm tăng kali huyết, còn carvedilol 3,125mg làm

hạ kali huyết. Đây là tương tác đối kháng tác dụng dược lực nhưng
trong trường hợp này đối kháng lại có lợi, nó giúp nồng độ kali huyết
khơng bị q tăng hoặc quá giảm. Tương tác mức độ vừa phải.
Furosemid 40mg và enalapril 10mg tương tác hiệp đồng dược lực
học với nhau, trong trường hợp của bệnh nhân với mức huyết áp chưa
kiểm sốt tốt thì đây là tương tác có lợi. Tuy nhiên vẫn phải theo dõi
huyết áp của bệnh nhân chặt chẽ để có thể xử trí kịp thời. Tương tác
mức độ vừa phải.


TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Nêu các vấn đề bệnh lý của BN trong case lâm sàng trên?

Nêu những vấn đề liên quan tới thuốc đang sử dụng của
BN?
− Các vấn đề bệnh lý của BN trong ca lâm sàng trên gồm:
• Suy tim có phù
• Tăng huyết áp
• Rung nhĩ
• Thiếu máu
• Đau khớp gối
Các vấn đề liên quan tới thuốc đang sử dụng của bệnh nhân gồm:
− Vấn đề đáp ứng thuốc:
• Thuốc điều trị suy tim chưa đạt đến liều mục tiêu sau 3 năm

điều trị, dẫn đến tình trạng suy tim trở nên nghiêm trọng và phải
nhập viện.
• Thuốc điều trị rung nhĩ cũng vẫn chưa kiểm sốt được rung nhĩ.
• Thuốc điều trị tăng huyết áp chưa kiểm soát được huyết áp của
bệnh nhân.

− Vấn đề tương tác thuốc:
• Tương tác giữa digoxin với ibuprofen, enalapril và
hydrochlorthiazide làm tăng nồng độ digoxin trong máu, giảm
thải trừ dẫn đến nguy cơ ngộ độc digoxin.
• Tương tác giữa enalapril với ibuprofen làm giảm tác dụng hạ
huyết áp của enalapril và nguy cơ suy giảm chức năng thận.
• Tương tác giữa hydrachlorthiazid với ibuprofen, làm giảm tác
dụng lợi tiểu của thuốc lợi tiểu thiazide vì NSAID gây giữ muối
nước.
• Tương tác giữa warfarin và ibuprofen, cả hai thuốc đề có tác
dụng chống đơng máu, làm tăng nguy cơ xuất huyết.
2. Vì sao rung nhĩ và thiếu máu lại có thể làm trầm trọng
tình trạng suy tim của BN?
− Vì khi rung nhĩ, tâm thất khơng cịn tn theo tín hiệu của phát
xung của nút xoang nữa, mà bị kích thích đập bởi các ổ phát nhịp
nhanh xuất phát từ các dải cơ từ nhĩ trái lan vào các tĩnh mạch
phổi. Điều này làm cho tim đập nhanh từ 150 – 200 lần trên phút,
giảm thời gian đổ đầy thất trái, tăng tần số tim, nếu kéo dài sẽ làm
tim làm việc quá mức và suy tim.
− Thiếu máu sẽ làm cho cơ thể không đủ lượng oxy cung cấp cho các
tế bào, khi đó cơ thể sẽ kích thích hệ giao cảm, làm tăng nhịp tim
để tăng tuần hoàn, đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể. Nếu thiếu
máu lâu ngày sẽ làm tim phải hoạt động cật lực trong thời gian dài
nên dẫn đến suy tim.
3. BN có những triệu chứng lâm sàng nào của suy tim?
− Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân gồm có:
• Bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và khó thở khi hoạt động thể lực nhẹ, mất ngủ
ban đêm do những cơn khó thở, tiếng ran phổi – 2 bên trái phải, rối loạn chức



năng tâm thu thất trái, dầy thất trái, EF 29%. Đây là những dấu hiệu của suy tim
trái, khi mà bệnh nhân có sung huyết phổi thì sẽ gây khó thở và mệt mỏi cho
bệnh nhân rất nhiều. Phân suất tống máu của tim cịn 29% có thể đánh giá bệnh
nhân có phân suất tống máu giảm, dựa vào điều này có thể có hướng điều trị cho
bệnh nhân.
• Tăng 2 kg trong 2 ngày, tĩnh mạch cảnh nổi 3cm, phù 2 bên mắt cá chân và bàn
chân là những dấu hiệu của ứ trệ tuần hoàn trong suy tim phải.
 Từ những triệu chứng lâm sàng trên có thể đánh giá bệnh nhân đã suy tim toàn
bộ.
4. Anh chị hãy nên biện pháp điều trị theo y học thực chứng
để kiểm sốt tình trạng suy tim và làm giảm tình trạng
tiến triển suy tim cho BN? Hãy nêu khuyến cáo điều trị
trong thời điểm hiện tại cho BN C.
− Biện pháp điều trị theo y học chứng cứ:
• Tập luyện thể lực vừa sức. Đối với bệnh nhân đang ở mức độ suy
tim NYHA III thì bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng cơ năng
kể cả khi gắng sức ít, nên việc luyện tập sẽ rất khó khăn, phải
điều trị để bệnh nhân cải thiện tốt tình trạng suy tim thì bệnh
nhân mới có thể thực hiện luyện tập thể lực khi xuất viện được.
Khuyến khích bệnh nhân tập luyện nhẹ nhàng như tập yoga khi
xuất viện, không nên nằm nhiều hay khơng vận động gì suốt
ngày sẽ làm bệnh khó có tiến triển theo hướng tốt được.
• Chú ý hơn đến lượng muối nạp vào cơ thể, dùng dưới 2 gam muối
ăn mỗi ngày (một muỗng cà phê muối ăn), không nên uống quá
nhiều nước (chỉ nên dùng 500 – 1000 ml dịch đưa vào cơ thể) để
giảm gánh nặng cho tim.Tăng liều enalapril lên đến liều mục
tiêu trong điều trị suy tim. Nếu bệnh nhân không dung nạp do
tác dụng phụ ho khan, đổi sang thuốc nhóm ARB như valsartan
hoặc ARNI.
• Sử dụng chẹn beta giao cảm thêm cho bệnh nhân để kiểm sốt

tình trạng suy tim, đặc biệt có lợi cho tình trạng rung nhĩ của
bệnh nhân. Bắt đầu điều trị với carvedilol 3,125 mg uống cách
nhau 12 giờ, tăng liều sau 2 – 4 tuần.
• Sử dụng thuốc lợi tiểu mạnh (furosemid) để giảm phù cho bệnh
nhân, sau khi bệnh nhân hết phù thì nên chuyển sang dùng
spironolactone để vừa kiểm soát dịch trong cơ thể vừa đối kháng
với aldosterol.
5. Khi BN nhập viện, cần sử dụng thuốc gì để kiểm sốt phù
cho BN?
− Khi bệnh nhân nhập viện, nên dùng lợi tiểu quai cho bệnh nhân vì
đây là thuốc lợi tiểu mạnh, có thể giảm phù nhanh cho bệnh nhân,
giảm áp lực cho hệ tuần hoàn, giảm tiền tải và hậu tải. Tuy nhiên,
chỉ nên cho bệnh nhân sử dụng khi còn điều trị nội trú, sau đó
chuyển sang dùng lợi tiểu kháng aldosterol để điều trị ngoại trú khi
bệnh nhân xuất viện, đảm bảo an tồn, tránh ngộ độc digoxin vì
thuốc tương tác nghiêm trọng với digoxin, làm tăng nồng độ
digoxin trong máu.


Ngày thứ 5, BN được cho ra viện với chẩn đoán suy tim độ II/III
(NYHA) và được kê đơn thuốc dùng trong 2 tuần như sau:
Digoxin 0,125 mg 1 lần/ngày
Furosemid 40mg uống buổi sáng
Enalapril 10mg x2 lần/ngày
Ferrous sulfat 200mg x 3 lần/ngày, uống sau các bữa ăn
Warfarin 3mg x 1 lần/ngày
Concor (bisoprol) 1,25 mg 1 lần/ngày
Ngày thứ 20, BN tới phịng khám tim. Bà vẫn cịn có những triệu
chứng của suy tim khi ở nhà và thấy rất khó khăn, mệt mỏi khi leo
cầu thang. Bà vẫn còn bị phù ở hai mắt cá chân, nhịp tim 108

lần/phút
Câu hỏi:
6. Tình trạng bệnh nào và thuốc gì có thể làm trầm trọng

thêm tình trạng suy tim của BN?
− Rung nhĩ và thiếu máu là hai bệnh làm trầm trọng thêm tình trạng
suy tim của bệnh nhân. Tuy nhiên, hai bệnh này khơng thể điều trị
khỏi ngay lập tức được. Chính vì thế mà bệnh nhân còn đáp ứng
kém với thuốc điều trị suy tim. Sau 2 tuần bệnh nhân quay lại tái
khám tuy vẫn chưa kiểm soát tốt các chỉ số sinh hiệu và các dấu
hiệu lâm sàng nhưng so với lần nhập viện cấp cứu trước thì đã có
khả quan. Lúc này, cần tăng liều bisoprolol kiểm soát tốt hơn nữa
tình trạng suy tim.
− Bệnh đau khớp gối của bệnh nhân cũng có thể dẫn đến bệnh nhân
tự sử dụng thuốc giảm đau NSAID, làm trầm trọng thêm tình trạng
suy tim. Cần tư vấn sử dụng thuốc cho bệnh nhân, tránh tự ý sử
dụng thuốc sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị suy tim.
7. Anh chị hãy giải thích tình trạng suy tim dai dẳng của BN?
− Tình trạng suy tim dai dẳng của bệnh nhân có nhiều yếu tố dẫn
đến giảm đáp ứng điều trị như: tuổi bệnh nhân đã cao nên có thể
dẫn đến kém hấp thu thuốc. Thiếu máu và rung nhĩ kèm theo như
đã kể trên cũng làm nguyên nhân làm trầm trọng thêm suy tim.
Chỉ khi nào thiếu máu và rung nhĩ được kiểm sốt tốt thì lúc đó các
yếu tố làm trầm trọng thêm suy tim mới ngưng tác động, cải thiện
được tình trạng suy tim.
Bà C. được chỉ định tăng liều digoxin lên 0,25 mg/ngày và tăng liều
lợi tiểu furosemid thành 40mg buổi sáng và 20mg vào bữa ăn trưa.
Bà được hẹn tái khám sau 2 tuần.
Ngày thứ 35, bà C. tới gặp bác sĩ. Bà cảm thấy không khỏe, mệt
mỏi, bồn chồn, khó ngủ và buồn nơn. Bà khơng thể ra khỏi nhà

trong vòng 3 ngày. Bà được cho nhập viện lại với nghi ngờ ngộ độc
digoxin.


8. Những dấu hiệu nào gợi ý BN bị ngộ độc digoxin? Những

yếu tố nào có thể dẫn tới ngộ độc digoxin cho BN?
− Bà cảm thấy không khỏe, mệt mỏi, bồn chồn, khó ngủ và buồn nơn
sau khi được cho tăng liều sử dụng lợi tiểu furosemid và digoxin là
những dấu hiệu rõ ràng về tình trạng ngộ độc digoxin của bà C.
− Digoxin và furosemid tương tác nghiêm trọng với nhau, làm tăng
nồng độ digoxin trong máu, mà trước đó nồng độ digoxin trong
máu của bà C. đã được đo là 0,8 ng/ml, nằm ở gần cận trên của
khoảng trị liệu (0,5 – 0,9 ng/ml) nên việc cho bệnh nhân sử dụng
tăng liều digoxin và furosemid phối hợp là hoàn toàn sai. Ngoài
việc tăng liều digoxin và furosemid thì enalapril cũng đã tương tác
với digoxin làm tăng nồng độ digoxin, tăng nguy cơ ngộ độc.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×