Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Mua bán doanh nghiệp lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
------------

PHẠM VĂN ANH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật Thương mại

TP.HCM - 2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

MUA BÁN DOANH NGHIỆP
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM VĂN ANH
Khóa:
31
MSSV: 3120010
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths. BÙI THỊ THANH THẢO

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2010



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi. Các số liệu và
tham khảo là trung thực, chính xác và được trích dẫn đầy đủ.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả

Phạm Văn Anh


MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP.................... 5
1.1
Khái quát về doanh nghiệp................................................................. 5
1.1.1 Lý luận chung về doanh nghiệp ............................................................. 5
1.1.2 Vấn đề sở hữu trong doanh nghiệp........................................................ 8
1.2
Những vấn đề chung về mua bán doanh nghiệp................................ 11
1.2.1 Cơ sở hình thành hoạt động mua bán doanh nghiệp.............................. 11
1.2.2 Khái niệm về mua bán doanh nghiệp..................................................... 14
1.2.3 Đặc điểm của hoạt động mua bán doanh nghiệp ................................... 18
1.2.4 Hình thức pháp lý của hoạt động mua bán doanh nghiệp ...................... 20
CHƯƠNG 2
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CƠ BẢN TRONG HOẠT ĐỘNG
MUA BÁN DOANH NGHIỆP............................................................................ 23
2.1
Chủ thể mua bán doanh nghiệp......................................................... 23

2.1.1 Chủ thể bán........................................................................................... 23
2.1.2 Chủ thể mua.......................................................................................... 27
2.2
Đối tượng được mua bán .................................................................... 33
2.2.1 Doanh nghiệp tư nhân........................................................................... 33
2.2.2 Quyền sở hữu và kiểm sốt cơng ty ....................................................... 34
2.2.3 Tài sản của công ty ............................................................................... 36
2.3
Thủ tục thực hiện ................................................................................ 37
2.3.1 Thỏa thuận tiền mua bán ...................................................................... 37
2.3.2 Tiến hành các thủ tục mua bán.............................................................. 40
2.4
Hệ quả pháp lý .................................................................................... 45
2.4.1 Tập trung kinh tế................................................................................... 45
2.4.2 Chuyển giao quyền và nghĩa vụ sau khi mua bán .................................. 47
2.4.3 Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước..................................................... 49
2.4.4 Vấn đề Lao động ................................................................................... 50
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP
TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ..................................................... 52
3.1
Thực trạng mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam.............................. 52
3.1.1 Tổng quan về hoạt động mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam............... 52
3.1.2 Những bất cập ảnh hưởng đến hoạt động mua bán doanh nghiệp ......... 61
3.2
Một số kiến nghị ................................................................................. 64
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................67



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

APEC:

Asia-Pacific Economic Cooperation
(Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương)

ASEAN:

Association of South East Asian Nations
(Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á)

ASEM:

Asia-Europe Meeting
(Hội nghị Á - Âu)

CTCK:

Cơng ty Chứng khốn

CTCP:

Cơng ty cổ phần

EU:

European Union
(Liên minh Châu Âu)


HNX:

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE:

Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh

M&A:

Mergers and Acquisitions
(Sáp nhập và Mua lại)

NHNN:

Ngân hàng Nhà nước

NHTMCP:

Ngân hàng Thương mại Cổ phần

SCIC:

Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

VCCI:


Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

XNK:

Xuất – Nhập khẩu

WTO:

World Trade Organization
(Tổ chức Thương mại Thế giới)


LỜI NÓI ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Mua lại và sáp nhập doanh nghiệp (tạm dịch từ mergers and acquisitions
gọi tắt là M&A) là hoạt động đã diễn ra phổ biến ở các quốc gia có nền kinh tế thị
trường. Theo nghiên cứu của Kim Moom Kyum được Vương Quân Hoàng, Trần Trí
Dũng và Nguyễn Thị Châu Hà trích dẫn thì trong lịch sử kinh tế thế giới hơn 100
năm qua đã chứng kiến 6 chu kỳ đỉnh cao của hoạt động M&A1. Riêng các năm
2008 và 2009, mặc dù kinh tế thế giới cịn trong khủng hoảng song vẫn có đến
40.000 thương vụ được thực hiện mỗi năm với giá trị giao dịch lên đến trên 2.000 tỷ
USD và sôi động nhất vẫn là các thị trường Hoa Kỳ, EU và mới nổi là Trung Quốc2.
M&A đã là con đường ngắn nhất đưa nhiều cơng ty vươn lên vị trí lớn nhất thế giới
ví như: cơng ty cung cấp dữ liệu và tin tức tài chính cũng như thơng tin về M&A
lớn nhất thế giới Thomson Reuters (là kết quả của việc Thomson Corporation
(Canada) có trụ sở tại Mỹ mua lại Hãng truyền thông Reuters Group PLC lớn nhất
thế giới của Anh để vượt qua đối thủ Bloomberg vào năm 2008) hay ngân hàng môi

giới lớn nhất thế giới Bank of America (đã mua lại Merrill Lynch vào tháng 9/2008)
và mới đây nhất là hãng hàng không lớn nhất thế giới United Airlines (là kết quả
của việc sáp nhập giữa United Airlines và Continental Airlines vào tháng 5/2010)…
Riêng khu vực Đông Á, M&A đã xuất hiện từ giữa những năm 1980 với sự
phát triển mạnh mẽ ở các nền kinh tế Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và sau này
là Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc. Cùng thời gian trên, Việt Nam thực hiện cơng
cuộc Đổi Mới, q trình mở cửa đã tạo ra sự tăng trưởng nhanh và liên tục của nền
kinh tế, cùng với sự hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế tồn cầu, dịng vốn đầu
tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) tăng hàng năm và cùng với đó, hoạt động M&A
cũng dần xuất hiện từ cuối những năm 1990. Song hoạt động M&A tại Việt Nam
chỉ thực sự sôi động sau khi Việt Nam ra nhập WTO vào cuối năm 2006 và khi Luật
Doanh nghiệp, Luật Đầu tư năm 2005 và Luật Chứng khoán có hiệu lực. Theo
thống kê của PricewaterhouseCoopers Việt Nam (PwC) trong 3 năm trở lại đây
(2007 – 2009) tổng giá trị các giao dịch M&A tại Việt Nam đều đạt trên 1 tỷ USD,
với hàng trăm giao dịch được thực hiện thành cơng được cơng bố mỗi năm3. Trong
đó có những thương vụ tiêu biểu như Daiichi Mutual Life của Nhật đã mua lại toàn
bộ liên doanh bảo hiểm Bảo Minh – CMG năm 2007, hay sự sáp nhập giữa hai cơng
ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là
CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (HT1) và CTCP Xi măng Hà Tiên 2 (HT2) năm 2009.
1

Vương Qn Hồng, Trần Trí Dũng và Nguyễn Thị Châu Hà (2009), “Mergers and Acquisitions in
Vietnam's Emerging Market Economy, 1990-2009,” Working Papers CEB 09-045.RS, Université Libre de
Bruxelles, Solvay Brussels School of Economics and Management, Centre Emile Bernheim (CEB),
November 2009, pp 5.
2
PricewaterhouseCoopers Việt Nam (2010), Nhìn lại hoạt động Mua bán & Sáp nhập (M&A) tại Việt Nam
năm 2009, tr 5.
3
PricewaterhouseCoopers Việt Nam (2010), tlđd, tr 18.


1


Năm 2010 sẽ là sự “vươn tầm” của Viettel với kế hoạch mua lại 70% cổ phần của
công ty viễn thông nhà nước Telecom của Haiti và 60% cổ phần của công ty điện
thoại quốc doanh Teletalk của Bangladesh với tổng giá trị gần 360 triệu USD4.
Tại Việt Nam, hoạt động mua bán doanh nghiệp (tạm gọi là các giao dịch
M&A) đã ngày càng quen thuộc không chỉ trong giới kinh doanh mà cả với công
chúng. Các hội thảo quốc tế về M&A diễn ra hàng năm với sự bảo trợ của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, các báo cáo về hoạt động M&A của các tổ chức chuyên nghiệp
được công bố định kỳ, các hội thảo chuyên sâu tại các trường đại học, các cơng ty
tài chính, chứng khốn cũng được tổ chức thường xuyên. Sự đón nhận và hưởng
ứng một cách tích cực từ phía doanh nghiệp trong chiến lược phát triển của mình,
sự hỗ trợ của các định chế trung gian cũng dần mang tính chuyên nghiệp cùng với
một khung pháp lý đang dần hoàn thiện là những tiền đề cho phép hình thành nên
thị trường M&A tại Việt Nam. Với nhiều lợi thế sẵn có về tài nguyên, vị thế, thị
trường cùng với chính sách ổn định và nhất quán, độ mở cao của nền kinh tế là
những điều kiện rất tốt để hỗ trợ M&A phát triển. Song M&A không chỉ là màu
hồng, kinh nghiệm hàng trăm năm với nhiều thăng trầm trên thế giới là những bài
học quý để chúng ta có thể tiếp thu và phát triển thị trường này. Để làm được thế,
cần phải có cái nhìn đúng đắn về mọi phương diện của M&A.
M&A đã trở thành một phương thức thu hút vốn đầu tư với các công ty
kinh doanh thành cơng. Ở góc độ doanh nghiệp nó cho thấy sự lớn mạnh và trưởng
thành, ở tầm vĩ mơ nó thể hiện sự tự điều tiết và tái cơ cấu, làm lành mạnh hóa nền
kinh tế cũng như phản ánh kết quả của chủ trương thu hút các nguồn lực đầu tư vào
phát triển kinh tế. Song không chỉ đơn thuần là hoạt động kinh tế, M&A không
thuần túy là việc mua bán tài sản, nó cịn liên quan tới chính sách điều tiết tập trung
kinh tế để giữ ổn định thị trường… Do vậy xây dựng một hành lang pháp lý để điều
chỉnh cũng như vận hành tốt là việc cần thiết để phát huy tối đa các lợi ích từ M&A.

Hệ thống pháp luật hiện tại của Việt Nam đã có những quy định để điều
chỉnh hoạt động này, song những quy định đó lại nằm rải rác trong các văn bản
pháp luật khác nhau nhằm những mục đích khác nhau. Sự thật, hoạt động M&A tại
Việt Nam còn hết sức non trẻ và khung pháp lý cũng chưa được hình thành đầy đủ
là điều dễ hiểu. Song với xu hướng phát triển M&A càng tăng cả về quy mơ, hình
thức và tính chất thì địi hỏi pháp luật về M&A phải khơng ngừng hồn thiện để hỗ
trợ cho hoạt động M&A thành cơng, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và cộng
đồng. Với mong muốn cung cấp một cái nhìn mang tính hệ thống và đầy đủ về
những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam,
tác giả rất tâm đắc khi lựa chọn đề tài “Mua bán doanh nghiệp – lý luận và thực
tiễn” để thực hiện khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật của mình.
4

/>
2


2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Mua bán doanh nghiệp là đề tài hấp dẫn được nghiên cứu dưới nhiều góc
độ như tài chính, pháp lý, quản trị cơng ty... Nó cũng được nghiên cứu trong nhiều
lĩnh vực như Ngân hàng, Bảo hiểm. Ở góc độ pháp lý tác giả được biết đến đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ về “Hoạt động M&A có yếu tố nước ngồi tại Việt
Nam” do Tiến sĩ Ngô Công Thành (Cục Đầu tư Nước Ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu
tư) làm chủ nhiệm, đề tài được thực hiện vào năm 2007. Đề tài này đã đánh giá tác
động của hoạt động M&A có yếu tố nước ngoài đến nền kinh tế Việt Nam.
Tại Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh trong bốn năm trở lại đây cũng
đã có những cơng trình nghiên cứu là đề tài tốt nghiệp của cả cử nhân và thạc sĩ luật
về mua bán doanh nghiệp, cụ thể như: khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật năm 2006

của tác giả Trần Anh Khoa với đề tài “Pháp luật kiểm sốt hoạt động mua lại cơng
ty theo pháp luật hiện hành” đã phân tích khía cạnh pháp luật về kiểm sốt tập
trung kinh tế đối với hình thức mua lại công ty. Luận văn thạc sĩ luật học năm 2007
của tác giả Trần Thanh Tùng với đề tài “Mua bán doanh nghiệp theo pháp luật hiện
hành” cũng đã cung cấp một cái nhìn tương đối đầy đủ về các vấn đề pháp lý phát
sinh trong hoạt động mua bán doanh nghiệp ở thời điểm đó. Song thực tế thời điểm
đó hoạt động mua bán doanh nghiệp được biết đến chưa nhiều, các giao dịch được
cơng bố là rất ít về số lượng và giá trị đạt được của các giao dịch cũng khơng lớn.
Gần đây nhất là khóa luận cử nhân của Nguyễn Hải Minh Thi năm 2008 với đề tài
“Bán doanh nghiệp – lý luận và thực tiễn” đã tập trung nghiên cứu về chủ thể và các
hình thức thể hiện của hoạt động này. Năm 2009 đề tài “Mua bán doanh nghiệp –
Lý luận và thực tiễn” cũng được Nguyễn Thị Mỹ Dung thực hiện làm khóa luận tốt
nghiệp cử nhân luật với những nghiên cứu về những vấn đề pháp lý phát sinh ở các
giai đoạn trong việc thực hiện một giao dịch mua bán doanh nghiệp.
Nhìn chung, với nhiều cách tiếp cận từ những góc độ khác nhau, các tác giả
trên đã thể hiện tốt nhất các ý tưởng của mình trong các cơng trình. Song tác giả
nhận thấy rằng bản chất của mua bán doanh nghiệp là một quan hệ dân sự. Nó cho
phép các chủ thể thực hiện quyền tự do hợp đồng do vậy mỗi thương vụ đều mang
tính cá biệt. Mua bán doanh nghiệp là một hoạt động kinh tế song cần thiết phải đặt
nó phát triển trong vịng cương tỏa của pháp luật như những hoạt động kinh tế khác.
Để có thể bao qt được vấn đề thì cần thiết phải nhìn nhận nó dưới góc nhìn của
một quan hệ pháp luật. Với mục đích đó tác giả tiếp cận đề tài từ góc độ một quan
hệ pháp luật để qua đó khái quát các vấn đề pháp lý liên quan.
3.

Phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu
Về phạm vi, đến thời điểm tác giả thực hiện đề tài, theo quy định thì các
loại hình doanh nghiệp đang hoạt động đều chịu sự điều chỉnh chung của Luật
Doanh nghiệp năm 2005. Do vậy việc nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi các
hoạt động mua bán đối với các doanh nghiệp được quy định trong Luật này.

3


Về đối tượng nghiên cứu, khóa luận nhìn mua bán doanh nghiệp dưới góc
độ một quan hệ pháp luật nên tập trung vào nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan
và tác động đến quan hệ mua bán doanh nghiệp. Khái niệm “mua bán doanh
nghiệp” được tác giả sử dụng mang tính ước lệ ở phạm vi khái quát, chỉ tất cả các
hoạt động mua bán doanh nghiệp được thực hiện dưới nhiều hình thức pháp lý.
Mục đích nghiên cứu là vấn đề khơng thể thiếu được của khóa luận, qua
việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động mua bán
doanh nghiệp tác giả sẽ cung cấp một cái nhìn khái quát về các vấn đề pháp lý phát
sinh trong hoạt động mua bán doanh nghiệp hiện nay tại Việt Nam. Qua đó chỉ ra
những bất cập của pháp luật ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động này cũng
như kiến nghị một số giải pháp về mặt pháp lý nhằm hạn chế và khắc phục những
bất cập đó, từ đó tạo cơ sở để hoàn thiện các quy định pháp luật, thúc đẩy sự phát
triển của hoạt động mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời gian tới.
4.

Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin với phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để giải quyết các
vấn đề lý luận về mua bán doanh nghiệp cũng như vai trò điều chỉnh của pháp luật
đối với các quan hệ phát sinh trong hoạt động mua bán doanh nghiệp. Bên cạnh đó
tác giả cịn sử dụng phương pháp tổng hợp và thống kê số liệu, phân tích và so sánh
trong việc đánh giá thực trạng hoạt động mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam. Qua
đó làm sáng tỏ các vấn đề pháp lý phát sinh của hoạt động này. Cuối cùng, khóa
luận cịn dựa trên cơ sở các quan điểm của Đảng về đường lối đổi mới trong phát
triển kinh tế thị trường để định hướng cho việc kiến nghị các giải pháp để hoàn
thiện pháp luật hiện hành về mua bán doanh nghiệp.
5.


Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
Đề tài được hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến
các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam. Nó
cũng có thể được sử dụng cho những người làm thực tiễn cần tìm kiếm một tài liệu
để có được cái nhìn đầy đủ hơn về M&A. Khóa luận cũng có thể được tham khảo
trong quá trình xây dựng pháp luật nhằm hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt
động mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam.
6.

Cơ cấu khóa luận
Ngồi lời nói đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt và danh mục tài liệu tham
khảo, phần nội dung chính của khoá luận được kết cấu gồm 3 chương :
Chương 1: Những vấn đề lý luận về mua bán doanh nghiệp
Chương 2: Những vấn đề pháp lý cơ bản trong hoạt động mua bán doanh nghiệp
Chương 3: Thực tiễn hoạt động mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam và một số kiến
nghị.

4


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN DOANH NGHIỆP
1.1 Khái quát về doanh nghiệp
1.1.1 Lý luận chung về doanh nghiệp
Doanh nghiệp là gì? Là câu hỏi đầu tiên được tác giả đặt ra khi tìm hiểu về
mua bán doanh nghiệp. Bởi người ta chỉ mua và bán cái mà họ hiểu về nó. Trong
lịch sử kinh tế, tiêu chí cho thấy sự khác biệt của các nền kinh tế hiện đại với các
thời kỳ trước đó chính là quá trình sản xuất được thực hiện chủ yếu ở các doanh
nghiệp. Doanh nghiệp xuất hiện là để thực hiện việc chun mơn hóa trong sản xuất

và khai thác hiệu quả kinh tế của nền sản xuất hàng loạt5. Tính hiệu quả trong sản
xuất là lý do quan trọng nhất để doanh nghiệp tồn tại ở mọi quốc gia. Điểm chung
này cũng được Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Đình Cung chỉ ra trong nghiên cứu
về doanh nghiệp dưới góc độ pháp lý. Theo đó “Mỗi nước đều có luật cơng ty, trong
đó họ gọi cơng ty với tên khác nhau, dẫu cho các tính chất chung của định chế cơng
ty khơng khác nhau mấy. Thành ra khi nói đến cơng ty thì phải hỏi hay nói về một
cơng ty theo pháp luật của nước nào”6. Như thế, muốn tìm hiểu về Doanh nghiệp và
mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam thì phải nhìn nó từ góc độ pháp luật Việt Nam.
Theo pháp luật Việt Nam, thuật ngữ “doanh nghiệp” được sử dụng lần đầu
tiên theo tinh thần của Sắc lệnh 104/SL ngày 01/01/1948 về “doanh nghiệp quốc
gia”. Tên gọi này đã phần nào phản ánh mục đích tồn tại và hoạt động của doanh
nghiệp tại Việt Nam mà Điều 3 của Sắc lệnh này đã quy định. Thế nhưng trong suốt
thời kỳ kinh tế kế hoạch tập trung, thuật ngữ này đã bị lãng quên, các thuật ngữ thay
thế thường được sử dụng là xí nghiệp, đơn vị kinh tế, cơ quan kinh tế7… Tuy vậy,
tính chất và mục đích của nó thì khơng thay đổi. Chưa có một nghiên cứu đầy đủ
được công bố về hiệu quả của Doanh nghiệp quốc gia trong giai đoạn này nhưng
những đóng góp của nó cần được lịch sử ghi nhận.
Đến khi Việt Nam thực hiện công cuộc Đổi Mới, tiến hành xây dựng nền
kinh tế thị trường, vẫn kế thừa nền tảng từ các doanh nghiệp quốc gia đó nhưng tư
duy nhận thức về doanh nghiệp đã có sự thay đổi phù hợp. Thuật ngữ Doanh nghiệp
được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Công ty năm 1990 được sử dụng để chỉ về
“đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt
động kinh doanh”. Khái niệm này cho thấy nhà làm luật chú trọng đến mục đích
hoạt động làm tiêu chí để xác định và phân biệt doanh nghiệp với các tổ chức khác.
Kế thừa tư tưởng đó trong q trình lập pháp, định nghĩa về doanh nghiệp đã được
5

Paul A. Samuelson & William D. Nordhaus (1997), Kinh tế học, tập 1, tái bản lần thứ 15, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, tr. 222.
6

Nguyễn Ngọc Bích & Nguyễn Đình Cung (2009), Cơng ty, vốn, quản lý & tranh chấp theo luật doanh
nghiệp năm 2005, NXB Tri thức, Hà Nội, tr. 44.
7
Viện khoa học pháp lý – Bộ tư pháp (2006), Từ điển Luật học, NXB Từ điển Bách khoa & NXB Tư pháp,
Hà Nội, tr. 218-219.

5


thay thế trong Luật doanh nghiệp năm 1999 (tại điều 3 khoản 1 và giữ lại trong Luật
doanh nghiệp năm 2005 tại điều 4 khoản 1), theo đó: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh
tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh
theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh”.
Như thế, doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành được định nghĩa là một tổ
chức kinh tế và được xác định dựa trên sự hội tụ của các dấu hiệu nhận biết như tên,
tài sản, trụ sở, q trình thành lập và mục đích hoạt động. Các dấu hiệu này chính là
đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp để phân biệt nó với các định chế khác. Đi vào
tìm hiểu những đặc trưng này cũng chính là tiếp cận các khía cạnh cụ thể của doanh
nghiệp. Từ đó nhận biết được hàng hóa của hoạt động mua bán doanh nghiệp.
Đặc điểm đầu tiên của doanh nghiệp được đề cập đến đó là “được đăng ký
kinh doanh theo quy định của pháp luật” hay nói cách khác là được thành lập hợp
pháp. Thành lập chính là bước đầu tiên để doanh nghiệp gia nhập thị trường. Về
nguyên tắc: “Doanh nghiệp có quyền chủ động đăng ký kinh doanh và hoạt động
kinh doanh, không cần phải xin phép, xin chấp thuận, hỏi ý kiến của bất kỳ cơ quan
nhà nước nào…” (quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định 139/2007/NĐ-CP). Điều
này chính là việc cụ thể hóa quyền tự do kinh doanh được ghi nhận tại Điều 57 Hiến
pháp hiện hành. Về bản chất, doanh nghiệp được thành lập chính là việc hội đủ các
yếu tố để sẵn sàng việc kinh doanh như con người, điều lệ, lĩnh vực hoạt động,
vốn... mà pháp luật quy định. Kết quả của việc thành lập chính là “Giấy chứng nhận
đăng ký doanh nghiệp”8 đây là chứng thư chứng nhận sự ra đời của doanh nghiệp.

Đặc điểm thứ hai được đề cập đến, đó là tên gọi của doanh nghiệp. Khác
với một thể nhân, doanh nghiệp là một thực thể do pháp luật sinh ra bởi vậy pháp
luật can thiệp trực tiếp đối với tên của doanh nghiệp (được quy định từ Điều 31 – 34
của Luật doanh nghiệp năm 2005 và được hướng dẫn chi tiết tại Chương III của
Nghị định số 43/2010/NĐ-CP). Theo đó, ta thấy tên không chỉ đơn thuần là dấu
hiệu nhận biết doanh nghiệp mà cịn phản ánh hình thức pháp lý của doanh nghiệp
và theo lộ trình thì từ ngày 01/01/2011 tên của mỗi doanh nghiệp đang hoạt động sẽ
là duy nhất và khơng cịn sự trùng về tên doanh nghiệp trong phạm vi tồn quốc.
Đặc điểm thứ ba, doanh nghiệp có trụ sở giao dịch ổn định. Nếu Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là “giấy tờ tùy thân” và tên là “bộ mặt” thì trụ sở
giao dịch ổn định chính là “địa chỉ thường trú” của doanh nghiệp. Quy định doanh
nghiệp phải có trụ sở giao dịch ổn định trước hết là để thực hiện quản lý nhà nước.
Sau nữa là để các đối tác và những người có quyền có thể tìm được doanh nghiệp để
buộc nó phải chịu trách nhiệm và nghĩa vụ phát sinh trong hoạt động kinh doanh.
Đặc điểm thứ tư của doanh nghiệp là tài sản. Tài sản của doanh nghiệp
được hình thành từ ba nguồn cơ bản. Đó là từ: tài sản góp vốn của chủ sở hữu, vay
8

Theo quy định của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2010.

6


nợ và tích lũy từ chính hoạt động kinh doanh. Trong đó nguồn quan trọng nhất vẫn
là từ góp vốn. Đây là nguồn đầu tiên tạo ra tài sản cho doanh nghiệp từ đó làm nền
tảng để doanh nghiệp thực hiện kinh doanh nhằm tạo ra khối tài sản lớn hơn. Về đặc
điểm này tác giả sẽ trở lại và làm rõ hơn ở mục tiếp theo. Nhìn tổng quát thì tồn bộ
tài sản của doanh nghiệp được pháp luật bảo hộ và mục đích để đảm bảo thực hiện
các hoạt động kinh doanh và đảm bảo thực hiện nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp.
Đặc điểm cuối cùng được đề cập đến đối với doanh nghiệp là mục đích

hoạt động của doanh nghiệp là thực hiện các hoạt động kinh doanh. Đây được xem
là đặc điểm nổi bật nhất để phân biệt doanh nghiệp với các tổ chức khác. Bởi mục
đích tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp là tìm kiếm lợi nhuận thơng qua các
hoạt động kinh doanh của mình. Kinh doanh là “việc thực hiện liên tục một, một số
hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm
hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” (được định nghĩa tại
Khoản 2 Điều 4 của Luật doanh nghiệp năm 2005). Khái niệm này cũng giúp chúng
ta hiểu rõ hơn về doanh nghiệp và hoạt động của nó.
Nếu những đặc điểm vừa trình bày đã cho thấy một hình ảnh mang tính
tổng qt về doanh nghiệp thì những tiếp cận dưới đây về phân loại doanh nghiệp
lại cho ta cái nhìn chi tiết hơn về các loại hình doanh nghiệp. Có nhiều tiêu chí để
phân loại doanh nghiệp, tùy vào mục đích mà người nghiên cứu lựa chọn các tiêu
chí thích hợp để việc phân loại đạt mục đích đề ra. Dưới đây chúng ta cùng tiếp cận
một vài tiêu chí để thấy bức tranh về các loại hình doanh nghiệp đang hoạt động
theo pháp luật hiện hành.
Căn cứ vào tiêu chí hình thức pháp lý của doanh nghiệp, ta thấy Luật doanh
nghiệp hiện hành quy định bốn loại hình doanh nghiệp đó là: công ty trách nhiệm
hữu hạn (công ty TNHH), công ty cổ phần (CTCP), công ty hợp danh (CTHD) và
doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Doanh nghiệp được phân loại theo tiêu chí này
được sử dụng phổ biến vì nhiều ưu thế. Tác giả cũng sẽ sử dụng tiêu chí này để tiếp
cận hoạt động mua bán của mỗi loại hình doanh nghiệp.
Căn cứ vào tiêu chí chế độ trách nhiệm của chủ sở hữu đối với nghĩa vụ tài
chính của doanh nghiệp có thể chia doanh nghiệp làm hai loại đó là doanh nghiệp
mà trong đó chủ sở hữu có chế độ trách nhiệm vô hạn và doanh nghiệp mà chủ sở
hữu có chế độ trách nhiệm hữu hạn. Theo Luật doanh nghiệp thì DNTN và CTHD
là hai loại hình doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu (chủ doanh nghiệp tư nhân và
thành viên hợp danh) có chế độ trách nhiệm vơ hạn đối với mọi nghĩa vụ tài chính
của doanh nghiệp. Cịn CTCP và cơng ty TNHH là hai loại hình doanh nghiệp mà
các chủ sở hữu (cổ đơng, thành viên của cơng ty) chỉ có trách nhiệm đối với các
khoản nợ của doanh nghiệp trong phạm vi phần vốn mà mình đã góp hoặc cam kết

góp (thành viên công ty TNHH) vào doanh nghiệp. Việc phân chia này hỗ trợ cho
việc thẩm tra về khả năng trả nợ của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
7


Căn cứ vào tư cách pháp nhân của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng
được chia làm hai loại đó là doanh nghiệp có và doanh nghiệp khơng có tư cách
pháp nhân. Đây là tiêu chí để xác định có hay khơng có sự độc lập về tư cách chủ
thể giữa doanh nghiệp với chủ sở hữu doanh nghiệp. Qua đó xác định chủ thể thực
hiện các hoạt động kinh doanh và các nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp. Theo
Luật doanh nghiệp thì chỉ có DNTN là loại hình doanh nghiệp khơng có tư cách
pháp nhân cịn lại CTHD, cơng ty TNHH và CTCP đều là những loại hình doanh
nghiệp có tư cách pháp nhân.
Bên cạnh những tiêu chí vừa nêu trên, chúng ta vẫn cịn có thể phân biệt
các loại hình doanh nghiệp theo một số tiêu chí ít phổ biến hơn như: Căn cứ vào số
lượng lao động và số vốn điều lệ để phân biệt doanh nghiệp lớn với doanh nghiệp
nhỏ và vừa (SME) theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP. Hoặc căn cứ vào nguồn gốc
vốn của doanh nghiệp để phân thành doanh nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp
có vốn tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Tiêu chí này chỉ ra
doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nào để qua đó đánh giá vai trò của các thành
phần kinh tế trong sự phát triển chung của đất nước.
Như vậy, chúng ta vừa tiếp cận một cách khái quát về doanh nghiệp theo
pháp luật hiện hành. Tác giả đã đi từ khái niệm đến các đặc điểm và phân loại
doanh nghiệp để qua đó, người đọc có sự hình dung về doanh nghiệp, đối tượng
được mua bán. Bên cạnh đó, một vấn đề cần quan tâm khi tìm hiểu về doanh nghiệp
mà theo tác giả nó quyết định hoạt động mua bán doanh nghiệp đó là vấn đề sở hữu
trong doanh nghiệp. Bởi xét đến cùng thì sở hữu chính là gốc của mọi vấn đề.
1.1.2 Vấn đề sở hữu trong doanh nghiệp
Lẽ thơng thường, khi tìm hiểu về doanh nghiệp, vấn đề sở hữu được đặt ra
nhằm xác định ai là người chủ sở hữu doanh nghiệp, cách thức để xác lập quyền sở

hữu và đối tượng được sở hữu. Từ đó quyết định việc kiểm sốt doanh nghiệp thơng
qua các hoạt động quản lý, điều hành doanh nghiệp cũng như quyết định thực hiện
việc bán doanh nghiệp. Như thế, có thể hiểu hoạt động mua bán doanh nghiệp xét
về bản chất chính là việc chuyển dịch quyền sở hữu và kiểm soát doanh nghiệp từ
người bán sang người mua. Tuy nhiên theo thơng lệ thì hành vi mua bán doanh
nghiệp có nội hàm rất rộng, bao gồm nhiều hình thức thực hiện khác nhau. Mặt
khác, theo pháp luật hiện hành về doanh nghiệp của Việt Nam thì vấn đề sở hữu ở
các loại hình doanh nghiệp cũng khơng giống nhau. Do vậy để xác định được đâu là
hành vi mua bán doanh nghiệp thì cần thiết phải tiếp cận từ vấn đề sở hữu trong
doanh nghiệp.
Với doanh nghiệp tư nhân, quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp tư nhân là
duy nhất và tuyệt đối bởi Luật doanh nghiệp hiện hành quy định đây là loại hình
doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ. Mặt khác “Tài sản được sử dụng vào hoạt
động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân không phải làm thủ tục chuyển
8


quyền sở hữu cho doanh nghiệp” (được quy định tại Khoản 2 Điều 29 Luật doanh
nghiệp năm 2005). Như vậy, khơng có sự độc lập về sở hữu của doanh nghiệp với
chủ doanh nghiệp. Các tài sản mà chúng ta thấy doanh nghiệp sử dụng để kinh
doanh đều thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp. Hay nói cách khác là doanh
nghiệp tư nhân khơng có sở hữu. Khi doanh nghiệp tư nhân được thành lập thì tư
cách chủ sở hữu doanh nghiệp được xác lập cho chủ doanh nghiệp tư nhân và việc
sở hữu một doanh nghiệp tư nhân chỉ là sự thống nhất cho việc sở hữu một khối tài
sản mà chủ doanh nghiệp tư nhân sử dụng để kinh doanh.
Đối với các loại hình cơng ty, quyền sở hữu công ty được xác lập cho các
chủ sở hữu trước tiên là thơng qua việc góp vốn. Việc góp vốn thực hiện theo quy
định tại Khoản 1 Điều 29 của Luật doanh nghiệp. Theo đó để trở thành chủ sở hữu
cơng ty thơng qua việc góp vốn thì “phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho
cơng ty” (đây là sự khác biệt về sở hữu giữa công ty và doanh nghiệp tư nhân). Như

thế, những tài sản này sẽ thuộc quyền sở hữu của công ty. Đến đây, ta thấy ở loại
hình doanh nghiệp là cơng ty đã xuất hiện hai chủ thể sở hữu.
Thứ nhất, chủ sở hữu công ty là cổ đông hoặc thành viên của cơng ty bằng
việc sở hữu phần vốn góp. Để sở hữu phần vốn góp có thể thực hiện bằng việc góp
vốn, nhận chuyển nhượng phần vốn góp từ chủ thể khác hoặc chuyển đổi tư cách từ
chủ nợ sang chủ sở hữu khi nắm giữ trái phiếu chuyển đổi của cơng ty… Tổng số
vốn góp mà các chủ sở hữu công ty nắm giữ tạo thành vốn điều lệ công ty, mỗi chủ
sở hữu thực hiện quyền sở hữu công ty tương ứng với tỷ lệ vốn mà mình đã góp trên
vốn điều lệ. Trong các quyền sở hữu đó có quyền định đoạt đối với phần vốn mà
mình đang sở hữu gồm cả việc chuyển nhượng. Người mua cũng sẽ xác lập tư cách
chủ sở hữu công ty thay cho người bán đối với phần vốn góp mà mình đã mua. Nhìn
một cách tổng thể thì việc mua bán này độc lập và không làm ảnh hưởng đến vốn
điều lệ của công ty (loại trừ trường hợp chính cơng ty là người mua dẫn đến giảm
vốn điều lệ). Như thế, sở hữu cơng ty chính là sở hữu phần vốn góp và việc chuyển
nhượng phần vốn góp sẽ dẫn đến chuyển dịch quyền sở hữu công ty. Trong những
trường hợp nhất định thì đây chính là một hình thức mua bán doanh nghiệp.
Nhìn từ góc độ tài chính thì việc sở hữu phần vốn góp đồng nghĩa với việc
sở hữu một phần giá trị tài chính của cơng ty. Nhìn vào cấu trúc vốn của cơng ty thì
giá trị tài chính của cơng ty chính là vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn
điều lệ (là tổng vốn góp của tất cả các thành viên, cổ đông của công ty), các quỹ dự
trữ của công ty và lợi nhuận giữ lại. Mặc dù về bản chất toàn bộ vốn chủ sở hữu đều
thuộc về chủ sở hữu công ty và chuyển nhượng quyền sở hữu cơng ty chính là
chuyển nhượng phần vốn chủ sở hữu tương ứng. Song về mặt hình thức thì chủ sở
hữu cơng ty chỉ có thể bán phần vốn góp theo quy định của pháp luật. Còn các quỹ
dự trữ và lợi nhuận giữ lại là thống nhất do công ty sở hữu và không phân chia tỷ lệ
sở hữu cho mỗi chủ sở hữu cơng ty. Do đó chủ sở hữu công ty không thể trực tiếp

9



hay độc lập bán những phần vốn này được mà nó đi kèm với việc bán phần vốn góp
thơng qua việc định giá công ty. Điều này sẽ quyết định trực tiếp đến việc thỏa
thuận về giá trong hoạt động mua bán cơng ty mà chúng ta sẽ cịn quay lại ở phần sau.
Thứ hai, với chính cơng ty, ta thống nhất với nhau là tài sản mà công ty có
được từ việc chủ sở hữu thực hiện việc góp vốn và từ hoạt động kinh doanh là thuộc
sở hữu của cơng ty và như thế cơng ty có quyền định đoạt chúng. Song cũng cần lưu
ý đó là chủ sở hữu cơng ty góp vốn vào cơng ty để cơng ty sử dụng tài sản đó thực
hiện việc kinh doanh từ đó mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu chứ không phải để
bán. Việc công ty thực hiện bán tài sản mang bản chất của việc tái cơ cấu đầu tư để
tối đa hóa lợi nhuận. Về hình thức, ta thấy có sự độc lập nhất định về đối tượng sở
hữu của chủ công ty và của công ty. Song xét về bản chất việc định đoạt tài sản của
công ty chỉ thuộc về chủ thể duy nhất là chủ sở hữu công ty bằng cách trực tiếp
quyết định (ví dụ: tài sản có giá trị lớn hơn hoặc bằng 50% tổng giá trị tài sản của
công ty chẳng hạn) hoặc gián tiếp thông qua người điều hành cơng ty. Do đó việc
bán tài sản thuộc sở hữu của cơng ty trong một số trường hợp có phải là một hình
thức mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam hay không sẽ là vấn đề mà chúng ta cần
làm rõ ở phần sau. Thông lệ Quốc tế coi việc mua lại tài sản của cơng ty là một hình
thức M&A. Cịn ở Việt Nam, xin dẫn một ví dụ gây nhiều tranh cãi về việc có phải
là mua bán doanh nghiệp hay khơng đó là việc Kinh Đơ mua lại nhà máy Kem
Wall’s của tập đoàn Unilever năm 20039 (Nhóm nghiên cứu của Cục Quản lý cạnh
tranh – Bộ Công thương coi đây là một giao dịch M&A thành cơng điển hình10).
Như vậy, sau khi tiếp cận vấn đề sở hữu trong doanh nghiệp ta thấy rằng
với mỗi hình thức doanh nghiệp khác nhau thì chủ thể sở hữu và đối tượng được sở
hữu cũng khác nhau. Và vì thế vấn đề sở hữu trong doanh nghiệp được đề cập như
một chìa khóa để mở cánh cửa mang tên mua bán doanh nghiệp. Mua và bán là
những yếu tố thuộc về quyền định đoạt do vậy chỉ có chủ sở hữu mới có quyền
quyết định. Hàng hóa được mua bán là những đối tượng được sở hữu do vậy xác
định đâu là hàng hóa của hoạt động mua bán doanh nghiệp là vấn đề hết sức quan
trọng, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Nó giúp chúng ta nhận diện được đâu là
hoạt động mua bán doanh nghiệp và các hình thức biểu hiện của nó. Từ đó có cơ sở

cho việc xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật để điều chỉnh hoạt động này. Tiếp
theo, ta bắt đầu đi vào trọng tâm của đề tài với việc tiếp cận và làm rõ các vấn đề lý
luận về mua bán doanh nghiệp.

9

Mặc dù mua lại cả một nhà máy cùng toàn bộ dây chuyền sản xuất, thương hiệu và kế thừa việc sử dụng
toàn bộ lao động cũng như hệ thống phân phối sẵn có nhưng Kinh Đơ khơng sở hữu một đồng vốn nào của
Unilever từ vụ mua bán này. Mặt khác, ở thời diểm đó nhà máy sản xuất kem Wall’s khơng phải là một
doanh nghiệp mà chỉ là một dự án của Unilever hay nói cách khác thì đây là một tài sản của Unilever.
10
Cục Quản lý cạnh tranh – Bộ Công thương (2009), Báo cáo tập trung kinh tế tại Việt Nam: Hiện trạng và
dự báo, www.vca.gov.vn, tr. 50 – 51.

10


1.2 Những vấn đề chung về mua bán doanh nghiệp
1.2.1 Cơ sở hình thành hoạt động mua bán doanh nghiệp
M&A giờ đây đã trở thành hoạt động đầu tư phổ biến trên thế giới. Nó xuất
hiện ở hầu khắp các quốc gia có nền kinh tế thị trường trong đó có Việt Nam. Bản
chất của M&A là hoạt động kinh tế được nhìn nhận dưới nhiều góc độ như Quản trị,
Tài chính… Đã có nhiều nghiên cứu được cơng bố là kết quả rút ra từ sự tổng kết
các thực tiễn, qua đó chỉ ra lợi ích từ hoạt động này cũng như hướng dẫn thực hiện.
Nhìn từ góc độ pháp lý, tìm ra cơ sở hình thành cũng như nguyên nhân tồn tại là
điều cần thiết để hiểu được bản chất vấn đề cũng như làm cơ sở cho việc xây dựng
các quy định pháp luật để điều chỉnh và qua đó đánh giá tính hiệu quả và phù hợp
của các quy định đó. Khác với những hiện tượng kinh tế khác, M&A xuất hiện khi
hội tụ những điều kiện kinh tế nhất định cả chủ quan và khách quan. Trước tiên ta đi
tiếp cận từ nguyên nhân chủ quan.

Sự trưởng thành của mỗi doanh nghiệp luôn phải trải qua các giai đoạn từ
hình thành đến ổn định rồi tăng trưởng và mở rộng để không ngừng gia tăng lợi
nhuận. Và thách thức lớn nhất đặt ra đối với vịng đời của doanh nghiệp đó là lý
thuyết “lợi suất giảm dần” được David Ricardo đưa ra. Để vượt qua thách thức đó
doanh nghiệp phải ln ln nỗ lực phát triển “nội sinh” bằng cách tích tụ tư bản và
tiến hành tập trung kinh tế khi có điều kiện thích hợp.
Việc phát triển nội sinh bằng con đường tích tụ tư bản thuộc phạm trù
nghiên cứu của kinh tế học và gần như pháp luật của mọi quốc gia đều hạn chế can
thiệp bởi nó là sự phát triển tự nhiên của doanh nghiệp. Song tập trung kinh tế thì lại
khác, nó là sự phát triển “phi nội tại” nằm ngồi mỗi doanh nghiệp. Khi có nhiều
doanh nghiệp mạnh và yếu cùng phải cạnh tranh thì kẻ mạnh sẽ thâu tóm kẻ yếu.
Nếu chưa thâu tóm được thì lựa chọn kết hợp các nguồn lực của mình với chính các
đối thủ cạnh tranh để tạo thành một khối thống nhất cùng kinh doanh sẽ tránh phải
cạnh tranh và làm tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, qua đó
đảm bảo việc duy trì và gia tăng lợi nhuận. Vấn đề đặt ra là sự thâu tóm và kết hợp
đó có nguy cơ làm mất đi sự ổn định của thị trường và như thế Nhà nước cần thiết
phải đưa nó vào vịng cương tỏa của pháp luật để duy trì một luật chơi cơng bằng.
Điểm giao thoa giữa phát triển nội sinh và tập trung kinh tế chính là các
hoạt động mua bán doanh nghiệp. Một số các biểu hiện của hoạt động mua bán
doanh nghiệp chính là các hành vi tập trung kinh tế như sáp nhập hoặc mua lại các
đối thủ cạnh tranh với mình nhưng ở phạm vi rộng nhất, các hoạt động mua bán
doanh nghiệp cịn bao hàm trong nó cả những hình thức mà doanh nghiệp tự phát
triển như mở rộng kinh doanh, huy động thêm vốn đầu tư bằng cách chia sẻ sở
hữu… Như thế, ngay từ sự phát triển của chính doanh nghiệp dưới áp lực của cạnh
tranh đã hình thành nên những hoạt động mua bán doanh nghiệp. Từ đó đặt ra yêu
cầu phải xây dựng pháp luật điều chỉnh hoạt động này.
11


Sự phát triển của doanh nghiệp là nguyên nhân chủ quan thì các quy luật

của nền kinh tế thị trường như cạnh tranh, cung cầu… cùng các chu kỳ kinh tế lại là
những nguyên nhân khách quan cần được đề cập. Áp lực cạnh tranh buộc mỗi
doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải tìm cách giữ vững và khơng ngừng mở rộng thị
phần của mình trên thị trường. Điều đó thôi thúc các doanh nghiệp thực hiện sáp
nhập với nhau để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Mặt khác với những
doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thấp, cần vốn và sự hợp tác để phát triển thì
M&A là một giải pháp tối ưu và hiệu quả được các bên lựa chọn. Sự gặp nhau của
các bên trong một giao dịch M&A cịn xuất pháp từ chính xu hướng tồn cầu hóa về
kinh tế trong giai đoạn hiện nay. Các rào cản về đầu tư được hạn chế và dần được
xóa bỏ ở mỗi quốc gia và giữa các quốc gia với nhau đã tạo điều kiện cho sự luân
chuyển mạnh mẽ để tìm kiếm hiệu quả của các dịng vốn đầu tư. Điều đó khiến
M&A được chọn như một hình thức phổ biến để thực hiện hoạt động đầu tư. Ở góc
độ khác, các chu kỳ kinh tế cũng ảnh hưởng nhất định đến hoạt động M&A. Sau
thời kỳ suy thối ln là một q trình tái cấu trúc doanh nghiệp để đón chào một
thời kỳ phục hồi và tăng trưởng. Q trình tái cấu trúc đó luôn là động lực tạo ra sự
sôi động của hoạt động M&A. Trong 6 chu kỳ đỉnh cao của M&A được biết đến,
mặc dù có sự khác biệt nhất định về tính chất song lại giống nhau ở một điểm là đều
có nguyên nhân từ sự tác động của các nhân tố khách quan bên ngồi doanh nghiệp
đó là các chu kỳ khủng hoảng kinh tế11. Đặc biệt là hai chu kỳ gần đây vào nửa cuối
những năm 1990 và giữa những năm 2000 đã cho thấy M&A đã gắn liền với sự
biến động của các nền kinh tế trên thế giới. Điểm cần lưu ý là qua mỗi chu kỳ đó,
pháp luật của các quốc gia đều có những điều chỉnh nhất định. Điều này có thể chưa
tác động đến M&A ở Việt Nam bởi nó mới hình thành. Song với việc hội nhập ngày
càng sâu vào nền kinh tế thế giới thì đây cũng là một kinh nghiệm cần lưu ý khi
Việt Nam đang hoàn thiện pháp luật về M&A.
Với riêng Việt Nam, mua bán doanh nghiệp cũng được hình thành từ
ngun nhân chủ quan nói trên. Song một nguyên nhân khách quan rất quan trọng
đã tác động trực tiếp đến sự sôi động của hoạt động này đó là chính sách mở cửa hội
nhập và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài. Trong 20 năm qua, cùng với công cuộc
Đổi Mới, thiết lập lại quan hệ ngoại giao với Hoa kỳ, gia nhập ASEAN, tham gia

diễn đàn APEC, ASEM, gia nhập WTO… đến nay vị thế của Việt Nam đã khơng
ngừng lớn mạnh. Theo đó dịng vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam cũng tăng
liên tục. Dịng vốn đầu tư nước ngồi thơng qua M&A là con đường khôn ngoan và
hiệu quả để thâm nhập thị trường, giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí đầu tư. Với
kinh nghiệm M&A ở tầm quốc tế các nhà đầu tư nước ngoài đã khéo léo thực hiện
bằng chiến lược “Sói gửi chân” ngay từ khi pháp luật Việt Nam chưa có một quy
11

Scott Moeller & Chris Brandy (2009), M&A thông minh, NXB Tri thức, Hà Nội, tr 17-26 (Tác giả tập hợp
và rút ra từ mục: Các làn sóng sáp nhập).

12


định nào về hoạt động này. Ví dụ điển hình khơng thể khơng nhắc đến đó là CocaCola Việt Nam 12. Từ những bài học này đã cho chúng ta những cái nhìn đúng đắn
và khách quan hơn trong việc xây dựng pháp luật về mua bán doanh nghiệp để hài
hịa giữa việc thu hút vốn đầu tư nước ngồi với việc bảo vệ thị trường và các lợi
ích quốc gia trong bối cảnh hội nhập và mở cửa.
Khi tìm hiểu về cơ sở hình thành của hoạt động mua bán doanh nghiệp tại
Việt Nam, có một điểm khá thú vị đó là mua bán doanh nghiệp khơng chỉ xuất phát
từ yêu cầu nội tại của doanh nghiệp mà còn từ yêu cầu quản lý của nhà nước. Điều
này được thể hiện qua việc chúng ta đang tiến hành đồng thời hai cuộc cải cách
nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển đó là cải cách các doanh nghiệp nhà nước và
cải cách hệ thống ngân hàng với nhiều biện pháp khác nhau. Trong lĩnh vực ngân
hàng, các vụ M&A trong cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 đã minh
chứng cho điều đó13. Khơng chỉ thế, theo lộ trình tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ VND
vào cuối năm nay. Cùng với kế hoạch tăng lên 5.000 tỷ VND vào năm 2012 và
10.000 tỷ VND vào năm 2015 thì mua bán doanh nghiệp cũng sẽ tiếp tục là một giải
pháp miễn cưỡng trong một thị trường mà “ra ngõ gặp ngân hàng” như ở Việt
Nam. Riêng với việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước, được thực hiện bằng

nhiều hình thức khác nhau như tổ chức lại, cổ phần hóa, giao, bán doanh nghiệp nhà
nước… nhằm mục đích nâng cao sức mạnh và hiệu quả hoạt động của kinh tế nhà
nước. Ở góc độ khác, kết quả của những hoạt động này là sự minh bạch trong cơ
chế sở hữu và quản lý cùng với nguồn lực và lợi thế sẵn có mà các doanh nghiệp
này nắm giữ đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự sôi động của hoạt động mua bán
doanh nghiệp trong nhóm doanh nghiệp này mà chúng ta thấy trong thời gian qua.
Như thế, với việc tìm hiểu cơ sở hình thành của hoạt động mua bán doanh
nghiệp chúng ta biết rằng mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam được hình thành trên
nền tảng là yêu cầu phát triển của doanh nghiệp theo các quy luật của nền kinh tế thị
trường. Bên cạnh đó những nhân tố mang tính vĩ mơ như chính sách hội nhập mở
cửa và chủ trương cải cách nền kinh tế trong giai đoạn chuyển đổi cũng hỗ trợ tích
cực hoạt động này. Tất cả những điều đó đã tạo cơ sở để nhận thức đầy đủ về
M&A. Tuy vậy, để nhận diện được hoạt động này ta phải tiếp cận từ khái niệm.
12

Tháng 8/1995 Coca-Cola Indochina Pte.Ltd góp 70% vốn cùng với công ty Vinafimex thành lập liên doanh
Coca-Cola Ngọc Hồi tại Hà Tây, tháng 9/1995 góp 60% vốn cùng với công ty Chương Dương thành lập
Coca-Cola Chương Dương tại TP. Hồ Chí Minh, tháng 1/1998 góp 70% vốn cùng với công ty nước giải khát
Đà Nẵng thành lập Coca-Cola Non Nước tại Đà Nẵng. Nhưng từ tháng 10/1998 đến tháng 9/1999 Coca-Cola
Indochina Pte.Ltd lần lượt mua lại toàn bộ phần vốn góp của phía Việt Nam trong 3 liên doanh này. Đến
tháng 6/2001 thì hợp nhất 3 cơng ty lại thành Coca-Cola Việt Nam (tiền thân là Coca-Cola Chương Dương)
như hiện tại với tổng vốn đầu tư ở thời điểm đó lên đến 350 triệu USD (nguồn: www.coca-cola.com.vn)
13
Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã
tạo tiền đề cho sự lớn mạnh của một số ngân hàng ở phía Nam thông qua hoạt động M&A. Tiêu biểu như:
NHTMCP Phương Nam (Southembank) đã sáp nhập với NHTMCP nông thôn Đồng Tháp năm 1997, sáp
nhập với NHTMCP Đại Nam năm 1999, sáp nhập với NHTMCP Châu Phú năm 2001 và sáp nhập với
NHTMCP Cái Sắn năm 2003. Tương tự một số Ngân hàng lớn khác như Sài Gịn Thương Tín, Đơng Á,
Phương Đông… cũng là kết quả của hoạt động M&A trong giai đoạn này (nguồn: Ngân hàng Nhà nước).


13


1.2.2 Khái niệm về mua bán doanh nghiệp
M&A được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau như tài chính, quản trị
công ty và cả pháp lý. Những định nghĩa được đưa ra từ góc độ tài chính hay quản
trị cơng ty gần như được chấp nhận trên tồn thế giới bởi tính phổ biến của hoạt
động kinh doanh này. Riêng khái niệm pháp lý về M&A thì ta phải nhìn nhận dưới
góc độ pháp luật của mỗi quốc gia. Trước tiên ta tiếp cận nó từ góc độ kinh tế.
Theo từ điển các khái niệm, thuật ngữ tài chính Investopedia thì M&A là
cụm từ viết tắt của Mergers and Acquisitions dùng để chỉ sự việc nhập và mua lại
các doanh nghiệp14. Theo đó Mergers (Sáp nhập) là hình thức kết hợp của hai hay
nhiều doanh nghiệp, thường có cùng quy mô, thống nhất với nhau thành một doanh
nghiệp mới. Cịn Acquisitions (Mua lại) là hình thức kết hợp mà một doanh nghiệp
mua lại toàn bộ hoặc phần lớn doanh nghiệp khác mà khơng hình thành một doanh
nghiệp mới. Mặc dù được viện dẫn trong nhiều tài liệu song định nghĩa này khơng
thể hiện được hết các hình thức cũng như phản ánh được bản chất của hoạt động
M&A. Trong một nghiên cứu chuyên sâu về “Những nguyên tắc cơ bản của tài
chính cơng ty”15 các tác giả đã tập hợp và phân tích các hoạt động mang bản chất
M&A cũng như thể hiện mối quan hệ của các hình thức M&A dưới một sơ đồ:
Merger or Consolidation
(Sáp nhập hay Hợp nhất)

Takeovers
(Thâu tóm)

Acquisition
(Mua lại)

Acquisition of Stock

(Mua lại cổ phần)

Proxy Contest
(Lơi kéo cổ đông)

Acquisition of Assets
(Mua lại tài sản)

Going Private
(Đầu tư tài chính)
Sơ đồ trên bao hàm các khái niệm chỉ các hình thức M&A được thực hiện.
Nhưng nhìn về bản chất kinh tế thì M&A chỉ là một thuật ngữ để chỉ những hoạt
động kinh doanh mà ở đó một cơng ty tìm cách nắm giữ quyền kiểm sốt đối với
một cơng ty khác thơng qua thâu tóm tồn bộ hoặc một tỷ lệ số lượng cổ phần hoặc
tài sản của cơng ty mục tiêu đủ để có thể khống chế tồn bộ các quyết định của cơng
ty đó. Hoạt động này được Michael E. S. Frankel gọi là “giao dịch chiến lược”16
cho dù nó được thực hiện dựa trên vay nợ (LBO), mua lại để giữ quyền quản lý
(MBO) hay vì các lý do nào khác. Bởi theo ơng các giao dịch chiến lược không chỉ
làm thay đổi sở hữu mà còn liên quan đến sự thay đổi về bản chất, quyền kiểm soát
hay định hướng chiến lược của cơng ty. Như thế, từ góc độ kinh tế ta có cái nhìn
tổng qt về M&A. Tiếp theo, ta sẽ tiếp cận nó từ góc độ pháp lý.
14

/>Stephen A. Ross, Randolph W. Westerfield & Bradford D. Jordan (2003), Fundamentals of Corporate
Finance Sixth Edition, McGraw-Hill Primis Online, pp 845.
16
Michael E. S. Frankel (2009), M&A căn bản, NXB Tri thức, Hà Nội, tr 13.
15

14



Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, chưa có một khái niệm
chung về “mua bán doanh nghiệp”. Những hành vi mang bản chất của hoạt động
M&A được quy định trong một số đạo luật với những mục đích khác nhau.
Trước hết ta sẽ tiếp cận từ các quy định trong Luật doanh nghiệp, đạo luật
chung quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình
doanh nghiệp tại Việt Nam. Bán doanh nghiệp là khái niệm đầu tiên được đề cập.
Luật doanh nghiệp năm 2005 (Điều 145) quy định đây là quyền của chủ doanh
nghiệp tư nhân nhưng lại không định nghĩa bán doanh nghiệp là gì. Quy định này kế
thừa từ Điều 103 Luật doanh nghiệp năm 1999 với tên gọi đầy đủ là “bán doanh
nghiệp tư nhân” và xa hơn nó được quy định tại Điều 24 của Luật doanh nghiệp tư
nhân năm 1990. Nhưng cho đến nay trong các văn bản hướng dẫn thi hành cũng
khơng có giải thích cho khái niệm này. Song ta vẫn có thể tìm thấy một khái niệm
cho hoạt động có bản chất tương tự đó là: bán doanh nghiệp nhà nước được quy
định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 103/1999/NĐ-CP (đã được kế thừa trong
Nghị định số 80/2005/NĐ-CP và nay là Nghị định số 109/2008/NĐ-CP). Theo văn
bản này thì “Bán một doanh nghiệp nhà nước (gọi tắt là bán doanh nghiệp) là việc
chuyển đổi sở hữu có thu tiền tồn bộ tài sản của doanh nghiệp nhà nước sang sở
hữu tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác”. Mặc dù trong các văn bản thay thế sau
này có định nghĩa lại về hoạt động bán doanh nghiệp nhà nước theo đó: “Bán doanh
nghiệp bao gồm: bán toàn bộ hoặc bộ phận doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, công
ty thành viên hạch toán độc lập và bán đơn vị phụ thuộc... là việc chuyển sở hữu có
thu tiền tồn bộ doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp sang sở hữu tập thể, cá
nhân hoặc pháp nhân khác”17. Sự khác biệt ở chỗ thay chuyển sở hữu đối với tài sản
của doanh nghiệp là chuyển quyền sở hữu với chính doanh nghiệp. Song xét về bản
chất ta vẫn có thể hiểu đây đều là sự thay đổi quyền sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
Tiếp theo, với hai khái niệm Hợp nhất và Sáp nhập. Luật doanh nghiệp
hiện hành (Điều 4 Khoản 16) quy định đây là các hình thức tổ chức lại doanh
nghiệp. Hợp nhất được định nghĩa tại Điều 152 Khoản 1 đó là: “Hai hoặc một số

cơng ty cùng loại (sau đây gọi là cơng ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một
công ty mới (sau đây gọi là cơng ty hợp nhất) bằng cách chuyển tồn bộ tài sản,
quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cơng ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn
tại của các cơng ty bị hợp nhất”. Cịn Sáp nhập được định nghĩa tại Điều 153 Khoản
1 với nội dung: “Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là cơng ty bị sáp
nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập)
bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cơng ty
nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập ”. Nhìn vào nội
hàm của hai khái niệm này ta thấy có một điểm chung đó là Hợp nhất và Sáp nhập
chỉ áp dụng cho loại hình doanh nghiệp là cơng ty mà khơng quy định cho doanh
17

Xem: khoản 1 điều 3 Nghị định số 109/2008/NĐ-CP.

15


nghiệp tư nhân. Về bản chất thì hai hoạt động này giống nhau, phản ánh việc kết
hợp của hai hoặc nhiều hơn các công ty cùng loại để cùng tiếp tục tiến hành hoạt
động kinh doanh chung một tư cách. Có một điểm để phân biệt hai hình thức này đó
là kết quả của việc tổ chức lại đó có dẫn đến chấm dứt tư cách pháp lý của tất cả các
công ty tham gia hay không mà thôi. Nếu công ty nhận sáp nhập muốn chấm dứt tư
cách pháp nhân thơng qua giao dịch thì nó sẽ trở thành hợp nhất.
Trong Luật doanh nghiệp hiện hành khơng có khái niệm quy định cho hành
vi mua lại doanh nghiệp mà nó được ẩn dấu bên trong các quy định về góp vốn và
nhận chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu trong các loại hình cơng ty18.
Với mỗi loại hình cơng ty thì việc mua lại thơng qua con đường nhận chuyển
nhượng phần vốn góp cũng có những đặc trưng riêng. Như vậy về nguyên tắc thì
mọi doanh nghiệp đều có thể mua bán được. Song tùy từng loại hình doanh nghiệp
mà hình thức thực hiện lại khác nhau. Mua lại doanh nghiệp mặc dù không được

quy định trực tiếp tại Luật này nhưng lại được đề cập đến trong Luật cạnh tranh.
Luật cạnh tranh năm 2004 quy định về các hành vi có nguy cơ làm ảnh
hưởng đến cạnh tranh và cơ chế để kiểm soát và xử lý những hành vi này. Mua lại
doanh nghiệp là một hình thức tập trung kinh tế được quy định tại Điều 16 và 17
bên cạnh các hành vi sáp nhập và hợp nhất… đây là những hành vi làm hạn chế
cạnh tranh và cần kiểm soát. Hợp nhất và sáp nhập trong Luật cạnh tranh là hành vi
tập trung kinh tế có đối tượng áp dụng rộng hơn so với Luật doanh nghiệp. Cụ thể,
Luật cạnh tranh không quy định việc hợp nhất, sáp nhập phải diễn ra đối với các
doanh nghiệp cùng loại như quy định của Luật doanh nghiệp. Cách quy định này
dường như làm cho khả năng hợp nhất và sáp nhập của các doanh nghiệp rộng hơn.
Riêng với hành vi mua lại doanh nghiệp được định nghĩa tại Khoản 3 Điều 17 với
nội dung: “Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một
phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm sốt, chi phối tồn bộ hoặc một
ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại”. Quy định này không đề cập đến mua lại
phần vốn góp mà là mua lại tài sản của doanh nghiệp. Theo quy định này việc mua
tài sản của cơng ty nhằm mục đích kiểm sốt, chi phối tồn bộ hoặc một ngành
nghề của cơng ty thì được xem là mua lại cơng ty và nằm trong sự điều chỉnh của
Luật cạnh tranh (Mặt khác cũng đặt ra yêu cầu chủ thể tiến hành mua lại phải là
doanh nghiệp thì mới thỏa mãn). Tuy vậy tại Điều 34 Nghị định số 116/2005/NĐCP hướng dẫn Luật này lại định nghĩa kiểm sốt, chi phối tồn bộ hoặc một ngành
nghề của công ty là việc giành được quyền sở hữu tài sản của công ty đủ chiếm
được trên 50% quyền bỏ phiếu tại Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc
một tỷ lệ khác… đủ để chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của cơng ty bị
kiểm sốt nhằm thu được lợi ích kinh tế từ hoạt động kinh doanh…
18

Quy định về quyền chuyển nhượng phần vốn góp đối với chú sở hữu công ty TNHH tại Điều 44 và 64,
công ty cổ phần tại Điều 87 cịn với cơng ty hợp danh tại Điều 133 của Luật doanh nghiệp năm 2005.

16



Ở đây ta thấy có sự lẫn lộn giữa sở hữu tài sản với quản trị công ty. Quản
trị và kiểm sốt cơng ty là quyền của chủ sở hữu cơng ty có được từ việc sở hữu
phần vốn góp qua đó quyết định các vấn đề về quản trị cơng ty thơng qua tỷ lệ vốn
góp của mình vào công ty chứ không phải thông qua sở hữu tài sản. Cịn tài sản của
cơng ty thì thuộc quyền sở hữu của chính cơng ty và việc thay đổi chủ sở hữu đối
với tài sản này không ảnh hưởng đến quyền quản trị và kiểm sốt cơng ty của chủ
sở hữu công ty. Do vậy việc sở hữu tài sản thì khơng thể kiểm sốt được cơng ty.
Trong cách quy định này chỉ có thể hiểu tài sản được nhắc đến chính là phần vốn
góp vào cơng ty, song điều này lại khơng hợp lí vì trong Luật doanh nghiệp khơng
quy định phần vốn góp là tài sản của cơng ty mà nó là tài sản thuộc sở hữu của chủ
sở hữu công ty. Tác giả thiết nghĩ không nên đồng nhất giữa mua lại doanh nghiệp
với mua tài sản của doanh nghiệp và cần thiết phải làm rõ khái niệm này.
Như vậy, theo Luật cạnh tranh thì chưa tìm được một định nghĩa rõ ràng về
mua lại doanh nghiệp. Từ đó cần thiết phải tiếp cận vấn đề này từ Luật đầu tư bởi lẽ
M&A là một hoạt động đầu tư. Luật đầu tư hiện hành ra đời năm 2005, là sự thay
thế và thống nhất từ các Luật đầu từ nước ngoài và Luật đầu tư trong nước được ban
hành trước đó. Tại Điều 21 và Điều 25 quy định sáp nhập và mua lại công ty, chi
nhánh là những hình thức đầu tư trực tiếp bên cạnh các hình thức đầu tư khác như
góp vốn, mua cổ phần… Song ở đây nhà làm luật cũng không cho ta câu trả lời mua
lại cơng ty là gì mà viện dẫn đến các quy định trong Luật cạnh tranh. Các hình thức
đầu tư này cũng được hướng dẫn tại Điều 10 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP theo
đó: “Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp để
tham gia quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật
có liên quan. Doanh nghiệp nhận sáp nhập, mua lại kế thừa các quyền và nghĩa vụ
của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác”.
Hướng dẫn này cũng không làm sáng tỏ thêm cho khái niệm mua lại doanh nghiệp.
Đến đây có thể đi đến một kết luận về khái niệm mua bán doanh nghiệp
sau khi đã tìm hiểu các quy định có liên quan về các khái niệm có liên quan đến
hoạt động M&A trong các văn bản pháp luật khác nhau ở Việt Nam. Tác giả nhận

thấy những khái niệm như bán doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, sáp nhập, hợp
nhất được dùng trong các văn bản luật khác nhau hiện nay vẫn chưa có được sự
thống nhất về cùng một cách hiểu. Do vậy sẽ là khó khăn khi nhận diện hoạt động
mua bán doanh nghiệp trên thực tế. Theo quan điểm của tác giả, mua bán doanh
nghiệp có thể được hiểu là những hoạt động đầu tư mà nhà đầu tư thực hiện đối với
một doanh nghiệp khác (gọi là doanh nghiệp mục tiêu) nhằm giành quyền sở hữu
hồn tồn hoặc sở hữu ở mức có thể kiểm sốt hoạt động của doanh nghiệp đó hoặc
giành quyền kiểm sốt đối với tồn bộ hoặc một ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
độc lập của doanh nghiệp mục tiêu thông qua sở hữu tài sản. Hoạt động này có thể
tiến hành bằng nhiều hình thức như góp vốn, mua lại phần vốn góp, mua tài sản, sáp

17


nhập hay hợp nhất… Mặc dù được thực hiện với những cách thức khác nhau nhưng
bản chất của hoạt động kinh doanh này là tìm kiếm được lợi nhuận mong muốn
thông qua việc kết hợp và khai thác các thế mạnh kinh doanh của doanh nghiệp mục
tiêu. Chúng ta sẽ làm rõ điều này trong phần đặc điểm của hoạt động này để qua đó
phân biệt với các hoạt động kinh doanh khác.
1.2.3 Đặc điểm của hoạt động mua bán doanh nghiệp
Ở phần khái niệm ta đã nhận diện được hoạt động mua bán doanh nghiệp
thì sang phần này ta sẽ làm rõ các đặc điểm của hoạt động kinh doanh này để qua đó
phân biệt với các hoạt động kinh doanh khác. Mặc dù mang tính cá biệt của mỗi
thương vụ và việc tiếp cận những những thông tin một cách đầy đủ và chi tiết về
một vụ mua bán doanh nghiệp cụ thể là rất khó khăn song nhìn về bản chất của hoạt
động kinh doanh này chúng ta cũng có thể rút ra một số đặc trưng dưới đây.
Thứ nhất, đây là một hoạt động kinh doanh không thường xuyên với cả
doanh nghiệp và chủ sở hữu hay với mỗi nhà đầu tư. Trong vòng đời của mình
doanh nghiệp ln thực hiện các hợp đồng, khơng ngừng đầu tư, mở rộng các hoạt
động kinh doanh để gia tăng lợi nhuận nhưng thực hiện mua hoặc bán doanh nghiệp

thì lại là một hoạt động mang bản chất hồn tồn khác. Cái khác ở đây chính là làm
thay đổi định hướng chiến lược của doanh nghiệp do vậy nó phải được cân nhắc và
tính tốn kỹ lưỡng chứ khơng phải thực hiện bất cứ lúc nào. Với doanh nghiệp bán
nó là sự tái cấu trúc hoặc thu hẹp kinh doanh hay cũng có thể là sự “kết thúc cuộc
chơi”. Với chủ sở hữu hay nhà đầu tư thì ln phải cân nhắc xem việc mua lại một
doanh nghiệp có phải là một lựa chọn tối ưu cho sự đầu tư của mình hay khơng, có
tốt hơn các giải pháp khác như thành lập mới hay đầu tư tài chính hoặc liên doanh.
Mặt khác, khơng thường xun cịn xuất phát từ chính sự phức tạp và rủi ro
của hoạt động này. Nó địi hỏi phải huy động được nguồn vốn lớn để đầu tư lâu dài
trong khi đó hiệu tỷ suất lợi nhuận lại thấp. Nói như Denzil Rankine & Peter
Howson thì đây là những giao dịch “bốn vốn một lời” và chỉ nên tiến hành khi
khơng cịn sự lựa chọn nào khác19. Đó là đã chuẩn bị một cách chu đáo về kế hoạch
để thực hiện, đội ngũ tư vấn ở các lĩnh vực phức tạp như tài chính, quản trị, pháp
lý… Sự phức tạp không chỉ dừng lại ở đàm phán và ký kết hợp đồng mà nó cịn kéo
dài trong suốt q trình hiện thực hóa các lợi ích được kỳ vọng. Nó liên quan đến tất
cả các vấn đề từ người lao động, thị trường hay cả văn hóa doanh nghiệp…
Thứ hai, hàng hóa được mua bán là phần vốn góp, cổ phần, tài sản… của
các doanh nghiệp đang hoạt động. Việc hoạt động này được duy trì liên tục trước,
trong và sau quá trình mua bán. Khơng những thế bản thân doanh nghiệp phải có
tiềm năng phát triển tốt và phù hợp với chiến lược phát triển của cả hai bên. Bên
cạnh đó những lợi thế của doanh nghiệp mục tiêu mà người mua mong muốn như
19

Denzil Rankine & Peter Howson (2007), Mua bán doanh nghiệp – những bước đường thành công, NXB
Công an nhân dân, Hà Nội, Tr. 7-11.

18


đội ngũ lao động, hệ thống phân phối hay thương hiệu hoặc cũng có thể là quyền sử

dụng đất, giấy phép kinh doanh… cùng với những mục đích như giảm chi phí hoạt
động, nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư, thâm nhập và mở rộng thị trường
hay đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh… đều được tính toán kỹ lưỡng đối với doanh
nghiệp mục tiêu. Tất cả những yếu tố kể trên hội tụ tạo nên giá trị doanh nghiệp mà
các bên thực hiện mua bán. Doanh nghiệp là một hàng hóa vơ hình nhưng giá trị của
doanh nghiệp thì phải lượng hóa được. Do vậy mua bán doanh nghiệp chính là sự
kết hợp chuỗi các giá trị nội tại của doanh nghiệp để tạo ra lợi ích cộng hưởng cho
cả hai bên. Thành công của một giao dịch mua bán doanh nghiệp không phải ở việc
ký được hợp đồng mà nó phải phản ánh được nhu cầu kinh tế của cả bên mua và
bên bán cũng như tạo ra giá trị thật và bền vững cho chủ sở hữu công ty20.
Thứ ba, mục tiêu đặt ra khi thực hiện giao dịch phải là giành quyền kiểm
soát doanh nghiệp mục tiêu hoặc một lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mục
tiêu mà người mua mong muốn có được. Cho dù được thực hiện bằng hình thức sở
hữu phần vốn góp, sở hữu tài sản hay chia sẻ sở hữu thơng qua sáp nhập, hợp nhất
thì quyền kiểm sốt vẫn ln là chìa khóa để xác định giao dịch đó có phải là mua
bán doanh nghiệp hay khơng. Quyền kiểm sốt doanh nghiệp mục tiêu cũng là tiêu
chí để phân biệt mua bán doanh nghiệp với các hoạt động đầu tư khác như đầu tư tài
chính, liên doanh, nhượng quyền thương mại… Kiểm soát được doanh nghiệp mục
tiêu ở đây được hiểu là việc chi phối định hướng phát triển cũng như toàn bộ hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu, doanh nghiệp mục tiêu bị mất đi tính
độc lập như trở thành một cơng ty con của bên mua hay bị sáp nhập vào bên mua.
Cơ sở để thực hiện quyền kiểm sốt chính là việc sở hữu ở mức chi phối được
doanh nghiệp mục tiêu. Cịn kiểm sốt lĩnh vực kinh doanh ở đây được hiểu là việc
tiếp quản lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp mục tiêu đã chuyển giao từ việc
mua lại tài sản. Việc kiểm sốt sẽ khơng được thực hiện thơng qua con đường sở
hữu doanh nghiệp mà hướng tới việc tách lĩnh vực kinh doanh đó ra khỏi doanh
nghiệp mục tiêu từ đó kiểm sốt nó một cách độc lập và trực tiếp.
Như thế với ba đặc trưng cơ bản vừa trình bày của mua bán doanh nghiệp
đã cho ta thấy sự khác biệt về cơ bản giữa hoạt động mua bán doanh nghiệp với các
quan hệ mua bán hàng hóa khác cũng như sự khác biệt với các hoạt động kinh

doanh khác của chính doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn những đặc trưng khác như
bản chất của hoạt động là sự tự do hợp đồng của các bên hoặc là những ảnh hưởng
và tác động của giao dịch đến thị trường, đến chủ nợ, chủ sở hữu hay người lao
động của doanh nghiệp… là những vấn đề mang tính cá biệt trong một giao dịch cụ
thể. Tác giả sẽ đề cập đến trong phần những vấn đề đề pháp lý có thể phát sinh cịn
tiếp theo đây ta sẽ phân loại các hoạt động mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam.
20

Andrew J. Sherman & Milledge A. Hart (2009), Mua lại và sáp nhập từ A đến Z, NXB Tri thức, Hà Nội, tr
24.

19


1.2.4 Hình thức pháp lý của hoạt động mua bán doanh nghiệp
Khi tiếp cận hoạt động mua bán doanh nghiệp, tùy thuộc vào mục đích tiếp
cận mà người ta lựa chọn các tiêu chí khác nhau để phân loại. Samuel C. Weaver và
J. Fred Weston dựa vào mối liên kết giữa các bên liên quan đã xếp các hoạt động
sáp nhập, mua lại doanh nghiệp thành 3 loại: sáp nhập theo chiều ngang (horizontal
merger), sáp nhập theo chiều dọc (vertical merger) và sáp nhập theo dạng hỗn hợp
(conglomerate merger)21. Hoặc dựa vào nguồn vốn thực hiện giao dịch có thể chia
thành mua lại bằng vốn chủ sở hữu (gồm cả vốn góp và thặng dư vốn) và mua lại
bằng vốn vay (Leverage buyout - LBO)… Song trong phạm vi khóa luận này tác giả
chỉ tiếp cận việc mua bán doanh nghiệp ở góc độ pháp lý nên sẽ phân loại hoạt động
mua bán doanh nghiệp theo hình thức pháp lý được quy định trong pháp luật Việt
Nam. Theo các quy định của pháp luật hiện hành, căn cứ vào các hình thức pháp lý
của doanh nghiệp ta có thể phân loại hoạt động mua bán doanh nghiệp thành: mua
bán doanh ngiệp tư nhân, mua lại công ty, sáp nhập và hợp nhất cơng ty.
Thứ nhất, với hình thức bán doanh nghiệp tư nhân. Đây là hình thức duy
nhất mà Luật doanh nghiệp quy định trực tiếp cho chủ sở hữu doanh nghiệp được

thực hiện. Bán doanh nghiệp là quyền định đoạt tuyệt đối của chủ doanh nghiệp.
Tuy vậy, việc bán doanh nghiệp tư nhân không chỉ dừng ở việc chuyển giao quyền
sở hữu mà còn làm mất đi tư cách pháp lý của doanh nghiệp này. Tức là người mua
phải đăng ký lại doanh nghiệp theo quy định tại khoản 4 điều 145 của Luật. Đây có
thể xem là hình thức chuyển nhượng dứt khốt và hồn tồn một doanh nghiệp.
Thứ hai, mua lại cơng ty. Đây là hình thức mua bán doanh nghiệp phổ biến
nhất song trong Luật doanh nghiệp Việt Nam thì chưa đưa ra một định nghĩa trực
tiếp. Luật cạnh tranh có định nghĩa dưới dạng một hành vi làm tập trung kinh tế còn
Luật đầu tư thì nhìn nhận dưới một hình thức đầu tư trực tiếp. Khác với mua bán
doanh nghiệp tư nhân, bản chất của mua lại công ty chỉ làm thay đổi chủ sở hữu mà
không làm mất đi tư cách pháp lý của công ty bị mua lại. Dựa vào đối tượng được
mua bán ta có thể thấy mua lại doanh nghiệp có thể được thực hiện bằng hai hình
thức chủ yếu đó là mua phần vốn góp để trở thành chủ sở hữu hoặc mua lại tài sản.
Với việc mua phần vốn góp chỉ đặt ra đối với các cơng ty đối vốn bởi lẽ
quyền kiểm soát doanh nghiệp mục tiêu phụ thuộc vào tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ. Tỷ
lệ này có thể ở mức tuyệt đối 100% để kiểm sốt hồn tồn hoặc một tỷ lệ thấp hơn
nhưng phải vượt qua mức tối thiểu được Luật doanh nghiệp quy định cho từng loại
hình cơng ty như ≥ 75% hoặc ≥ 65% để chi phối doanh nghiệp mục tiêu khi thơng
qua các quyết định. Mua phần vốn góp cũng được thực hiện bằng hai cách đó là
mua khi cơng ty tăng vốn điều lệ (góp vốn) hoặc nhận chuyển nhượng phần vốn góp
của các chủ sở hữu cơng ty được quy định tương ứng với các loại hình cơng ty.
21

Samuel C. Weaver & J. Fred Weston (2001), Mergers and Acquisitions, McGraw-Hill Professional.

20


×