Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nâng cao chất lượng đào tạo cao học luật kinh tế định hướng ứng dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỘI THẢO

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
CAO HỌC LUẬT KINH TẾ
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TP. HỒ CHÍ MINH – 25/01/2019


HỘI THẢO
“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CAO HỌC
LUẬT KINH TẾ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG”
MỤC LỤC
----–¯— ---Chương trình hội thảo

Trang 01

Việc đáp ứng yêu cầu về tính ứng dụng của chương trình đào tạo
cao học luật kinh tế định hướng ứng dụng tại Đại học Luật TP.
Trang 03
HCM.
PGS. TS. Hà Thị Thanh Bình
Xây dựng chương trình đào tạo cao học chuyên ngành luật kinh tế
Trang 15
hệ ứng dụng theo nhu cầu xã hội
TS. Phạm Văn Võ


Tăng cường kỹ năng thực hành pháp luật cho học viên chương
trình cao học luật định hướng ứng dụng
Trang 19
TS. Phan Thị Thành Dương
Bàn về các tiêu chí đánh giá luận văn thạc sĩ luật kinh tế định
hướng ứng dụng
Trang 26
PGS. TS. Nguyễn Văn Vân
Các yêu cầu đối với luận văn thạc sĩ luật học định hướng ứng dụng
Trang 33
TS. Lưu Quốc Thái
Giảng dạy môn “Giao kết và thực hiện hợp đồng trong kinh
doanh” trong chương trình đào tạo cao học luật chuyên ngành luật
Trang 37
kinh tế định hướng ứng dụng
PGS.TS. Phan Huy Hồng
Giảng dạy môn pháp luật về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp trong
chương trình cao học luật kinh tế
Trang 42
PGS.TS. Ngyễn Thị Thủy
Giảng dạy mơn “Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất” trong
chương trình cao học luật kinh tế định hướng ứng dụng
Trang 47
TS. Lưu Quốc Thái
Giảng dạy môn “Pháp luật về xuất nhập khẩu trong kinh doanh”
trong chương trình đào tạo cao học luật chuyên ngành luật kinh tế
Trang 51
định hướng ứng dụng
PGS.TS. Phan Huy Hồng



Giảng
dạy
mơn
Pháp
luật
về
du
lịch
trong
chương trình cao học luật kinh tế định hướng ứng dụng
Trang 56
PGS. TS. Hà Thị Thanh Bình và Ths. Võ Trung Tín


1

CHƯƠNG TRÌNH HỘI THẢO
“NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
CAO HỌC LUẬT KINH TẾ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG”
--------------------------Thời gian: 8h00, thứ 6, ngày 25/01/2019
Địa điểm: Phòng họp A.905, Trường Đại học Luật TP. HCM, 02 Nguyễn Tất Thành,
Quận 4, TP.HCM
8:00 – 8:10 Tiếp đón đại biểu
8:10 – 8:20 Khai mạc hội thảo:
PGS. TS Hà Thị Thanh Bình – Trưởng Khoa Luật Thương Mại - Trường
Đại học Luật TP. HCM
Phiên thứ 1: Những vấn đề chung về chương trình Cao học luật

kinh tế định hướng ứng dụng

Chủ tọa:
-

PGS.TS Hà Thị Thanh Bình

-

PGS.TS. Nguyễn Văn Vân

8:20 – 8:30

Việc đáp ứng yêu cầu về tính ứng dụng của chương
trình đào tạo cao học luật kinh tế định hướng ứng dụng
tại Đại học luật Tp. Hồ Chí Minh
PGS. TS. Hà Thị Thanh Bình.

8:30 – 8:40

Tăng cường kỹ năng thực hành pháp luât cho học
viên chương trình cao học luật định hướng ứng dụng TS. Phan Thị Thành Dương.

8:40 – 8:50

Bàn về các tiêu chí đánh giá luận văn thạc sĩ luật kinh
tế định hướng ứng dụng - PGS.TS. Nguyễn Văn Vân

8:50 – 9:15

Thảo luận


Phiên 1

9:15 – 9:30

Giải lao


2

Phiên thứ 2: Nâng cao tính ứng dụng của chương trình Cao

học luật kinh tế định hướng ứng dụng thơng qua các môn học
cụ thể.
Chủ tọa:
-

PGS. TS Phan Huy Hồng.

-

PGS.TS. Nguyễn Thị Thủy.

9:30 – 9:40

Giảng dạy môn “Giao kết và thực hiện hợp đồng
trong kinh doanh” trong chương trình đào tạo cao học
luật chuyên ngành luật kinh tế định hướng ứng dụng
PGS. TS Phan Huy Hồng.

Phiên 2

9:40 – 9:50

Giảng dạy môn pháp luật về nghĩa vụ thuế của
doanh nghiệp trong chương trình Cao học Luật kinh tế
PGS. TS Nguyễn Thị Thủy.

9:50 – 10:10

Giảng dạy môn pháp luật về du lịch trong chương
trình cao học luật kinh tế định hướng ứng dụng
PGS. TS. Hà Thị Thanh Bình và Ths. Võ Trung Tín.

10:10 – 10:30 Thảo luận
10:30 – 10:40 Phát biểu kết luận & Bế mạc hội thảo:
PGS. TS Phan Huy Hồng.


3

VIỆC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU VỀ TÍNH ỨNG DỤNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO CAO HỌC LUẬT KINH TẾ ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG TẠI
ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
PGS. TS. Hà Thị Thanh Bình
Khoa Luật Thương mại – Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Dẫn nhập
Chương trình đào tạo được coi là xương sống của một khóa đào tạo. Xây
dựng được chương trình đào tạo khoa học, đáp ứng tốt nhu cầu về kiến thức và kỹ
năng của người học đóng vai trị quan trọng, góp phần quyết định sự thành cơng
của khóa đào tạo. Ý thức rõ điều đó, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh nói
chung và Khoa Luật Thương mại nói riêng ln thực hiện cơng việc rà sốt để tiếp

tục hồn thiện chương trình đào tạo nhằm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của người học.
Chương trình đào tạo cao học Luật kinh tế định hướng ứng dụng (khác với chương
trình định hướng nghiên cứu) tập trung hơn vào việc giúp người học vận dụng kiến
thức pháp lý vào hoạt động nghề nghiệp, năng cao kỹ năng, năng lực làm việc độc
lập, ứng dụng hiệu quả các kiến thức đã học vào công việc thực tế. Bài viết này
trình bày (i) Các quy định của pháp luật hiện hành đối với chương trình đào tạo
cao học định hướng ứng dụng; (ii) Chương trình đào tạo Luật Kinh tế định hướng
ứng dụng hiện hành tại Trường Đại học Luật TP. HCM; (iii) Kinh nghiệm của một
số trường đại học trên thế giới về chương trình đào tạo thạc sĩ Luật Thương mại; và
(iv) một số đề xuất góp phần hồn thiện chương trình đào tạo Luật kinh tế định
hướng ứng dụng tại trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
1. Quy định pháp luật đối với chương trình đào tạo cao học định hướng
ứng dụng và yêu cầu của việc xây dựng chương trình đào tạo cao học
luật kinh tế định hướng ứng dụng
Theo quy định tại Điều 2 Quy chế Đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm
theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 5 năm 2014 (“Quy chế Đào
tạo Trình độ Thạc sĩ”), mục tiêu của việc đào tạo trình độ thạc sĩ là “giúp cho học
viên bổ sung, cập nhật và nâng cao kiến thức ngành, chuyên ngành; tăng cường kiến
thức liên ngành; có kiến thức chuyên sâu trong một lĩnh vực khoa học chuyên
ngành hoặc kỹ năng vận dụng kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có
khả năng làm việc độc lập, tư duy sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết
những vấn đề thuộc ngành, chuyên ngành được đào tạo”.


4

Xuất phát từ mục tiêu đó, theo quy định tại điều 19 Quy chế Đào tạo Trình
độ Thạc sĩ, chương trình đào tạo thạc sĩ bao gồm chương trình đào tạo theo định
hướng nghiên cứu hoặc theo định hướng ứng dụng.
Theo quy định tại khoản 2 Quy chế Đào tạo Trình độ Thạc sĩ, Chương trình

đào tạo theo định hướng ứng dụng phải được xây dựng với mục tiêu “giúp cho
người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động nghề nghiệp; có
năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng thiết kế sản phẩm, ứng dụng kết
quả nghiên cứu, phát hiện và tổ chức thực hiện các công việc phức tạp trong hoạt
động chuyên môn nghề nghiệp, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên
ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ
quan, tổ chức, đơn vị kinh tế; có thể học bổ sung một số kiến thức cơ sở ngành và
phương pháp nghiên cứu theo yêu cầu của chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ để
tiếp tục tham gia chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ”.
Như vậy, theo như tên gọi của chương trình, chương trình đào tạo định
hướng ứng dụng tập trung nhiều hơn vào việc giúp cho người học nâng cao kỹ năng
hoạt động nghề nghiệp, có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo…, phát huy và sử
dụng có hiệu quả kiến thực chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể,
phù hợp với điều kiện làm việc thực tế. Tuy nhiên, chương trình đào tạo định hướng
ứng dụng theo quy định của pháp luật hiện hành cũng tạo điều kiện để người học có
thể tiếp tục tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ.
Xuất phát từ các mục tiêu như trên, theo quy định hiện hành, chương trình
đào tạo theo định hướng ứng dụng vẫn phải đáp ứng các yêu cầu áp dụng cho
chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu bao gồm 60 tín chỉ, gồm 3 khối
kiến thức1: kiến thức chung, kiến thức cơ sở và chuyên ngành, luận văn thạc sĩ.
(1) Phần kiến thức chung: bao gồm học phần triết học và ngoại ngữ (nếu có)
a) Học phần triết học có khối lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào
tạo;
b) Học phần ngoại ngữ: cơ sở đào tạo quy định khối lượng học tập học phần
ngoại ngữ sao cho phù hợp với chương trình đào tạo của mình, căn cứ vào trình độ
ngoại ngữ của người trúng tuyển và yêu cầu về trình độ ngoại ngữ trước khi bảo vệ
luận văn được quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 27 Quy chế Đào tạo thạc sĩ.
(2) Phần kiến thức cơ sở và chuyên ngành: bao gồm các học phần bắt buộc
và học phần tự chọn. Trong đó, các học phần tự chọn chiếm tối thiểu 30% khối
1


Điều 21 Quy chế đào tạo thạc sĩ ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT


5

lượng chương trình đào tạo. Cơ sở đào tạo phải tổ chức xây dựng số học phần tự
chọn nhiều hơn số học phần mà học viên phải chọn.
(3) Luận văn: có khối lượng tối thiểu 7 tín chỉ.
Mặc dù Khoản 4 Điều 21 Quy chế cho phép cơ sở đào tạo quyết định tỷ lệ
kiến thức cơ sở, chuyên ngành và luận văn trong chương trình đào tạo đối với
chương trình đào tạo thạc sĩ định hướng ứng dụng, việc quy định khối lượng tín chỉ
tối thiểu đối với luận văn thạc sĩ khiến cho việc giảm nhẹ phần nghiên cứu trong
chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo gặp những khó khăn nhất định. Đồng
thời, quy định này cũng không tạo ra nhiều lựa chọn cho người học (đặc biệt là các
đối tượng học viên không muốn tiếp tục học lên bậc đào tạo tiến sĩ) trong việc được
quyền chọn mơn học để hồn thành chương trình thạc sĩ thay cho việc thực hiện
luận văn.
Như vậy, việc xây dựng chương trình cao học luật kinh tế định hướng ứng
dụng của trường Đại học Luật trước hết phải tuân thủ các quy định mang tính khung
của Quy chế Đào tạo Thạc sĩ được ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TTBGDĐT. Khoa Luật Thương mại đã tiến hành xây dựng Chương trình với mục tiêu
vừa tuân thủ các quy định khung của pháp luật vừa phải đáp ứng yêu cầu của người
học. Vì thế, các mơn học cần được lựa chọn và thiết kế theo hướng khai thác khả
năng ứng dụng kiến thức pháp lý vào công việc hàng ngày của người học nhưng ở
mức độ hiểu biết sâu hơn so với chương trình đào tạo cử nhân luật, giúp người học
nâng cao khả năng làm việc độc lập và khả năng giải quyết các vấn đề pháp lý phức
tạp. Ngoài ra, với đối tượng học viên đa dạng, việc lựa chọn các môn học và thiết kế
nội dung các mơn học của Chương trình đào tạo cịn địi hỏi việc đánh giá tính phổ
quát của đối tượng đào tạo và nhu cầu cơng việc của họ.
2. Chương trình đào tạo cao học luật kinh tế định hướng ứng dụng hiện

đang được áp dụng tại Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chương trình cao học luật kinh tế định hướng ứng dụng hiện đang được áp dụng
tại Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh phải tuân thủ các quy định khung của Quy chế
Đào tạo thạc sĩ được quy định tại Thơng tư 15/2014/TT-BGDĐT. Chương trình đào
tạo kéo dài trong 2 năm, bao gồm 60 tín chỉ, chia làm ba nhóm kiến thức: (i) kiến
thức chung; (ii) kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành và (iii) luận văn thạc sĩ.
Hầu hết các mơn học trong chương trình đều có 2 tín chỉ. Trong chương trương
trình đào tạo hiện hành, số lượng các tín chỉ bắt buộc chiếm 50% tổng số tín chỉ của
chương trình, cụ thể như sau:


6

(1) Các mơn cơ bản (14 tín chỉ) gồm 3 môn học:
-

Triết học
Phương pháp luận NCKH pháp lý

- Ngoại ngữ.
(2) Các mơn cơ sở (16 tín chỉ) gồm 2 nhóm (i) các môn cơ sở bắt buộc và các
môn cơ sở tự chọn
Môn cơ sở bắt buộc: gồm 4 môn như sau:
- Pháp luật về các tổ chức kinh doanh
-

Pháp luật về thương mại trong điều kiện hội nhập
Pháp luật về nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp
Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh


Môn cơ sở tự chọn: học viên chọn 4 trong số 6 môn như sau:
- Kinh doanh có điều kiện
- Chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
- Xác lập quyền sử dụng đất trong hoạt động kinh doanh
- Hợp đồng trong kinh doanh
- Chứng khoán và hoạt động kinh doanh chứng khốn
(3) Các mơn chun ngành (22 tín chỉ) gồm hai nhóm (i) các mơn chun ngành
bắt buộc và (ii) các môn chuyên ngành tự chọn
Môn chuyên ngành bắt buộc: gồm 4 môn như sau:
- Pháp luật về đầu tư công và đấu thầu
- Pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh
- Thị trường bất động sản và những vấn đề pháp lý về kinh doanh bất động
sản
- Pháp luật về dịch vụ ngân hàng
Môn chuyên ngành tự chọn: học viên chọn 7 trong số 11 môn như sau:
- Quảng cáo thương mại và dịch vụ kinh doanh quảng cáo
- Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất
- Bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
- Thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu
- Hợp đồng trong hoạt động xây dựng
- Quản lý, điều tiết giá trong hoạt động kinh doanh
- Quản lý hoạt động ngoại hối trong kinh doanh


7

-

Đăng ký đất đai và cấp GCN QSDĐ, QSHNO và tài sản gắn liền với đất


-

Bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng
Sáp nhập, mua lại doanh nghiệp

-

Quảng cáo thương mại và dịch vụ kinh doanh quảng cáo

(4) Luận văn thạc sĩ: 8 tín chỉ.
Chương trình hiện đang áp dụng tại trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
phù hợp với các yêu cầu về thời lượng, số lượng tín chỉ của các mơn học tự chọn
vượt mức yêu cầu tối thiểu. Các môn học tự chọn được xây dựng tập trung vào
các lĩnh vực hẹp, chuyên sâu. Nhiều môn học tự chọn, kể cả các môn cơ sở tự
chọn và chuyên ngành tự chọn đều hướng đến mục đích vận dụng pháp luật
trong hoạt động nghề nghiệp, và được xây dựng với mục đích đạt được mục tiêu
của chương trình đào tạo định hướng ứng dụng. Tuy nhiên, với các quy định
khung của Quy chế hiện hành, cơ sở đào tạo cũng không được trao nhiều quyền
trong việc xây dựng một chương trình đào tạo định hướng ứng dụng với trọng
tâm giúp người học “sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực
hiện các công việc cụ thể” và “nâng cao kỹ năng hoạt động nghề nghiệp”.
3. Kinh nghiệm của một số trường đại học trên thế giới
Do giới hạn về thời gian, trong bài viết này, người viết chỉ trình bày hai chương
trình đào tạo thạc sĩ luật của Đại học Tây Anh Quốc (UWE) và Đại học Monash
(Australia), hai trường đại học mà người viết có điều kiện tìm hiểu kỹ nhất. Người
viết chọn chương trình thạc sĩ Luật Thương mại làm ví dụ tham khảo cho bài viết
này vì có tính chuyên ngành gần nhất với ngành Luật kinh tế đang được đào tạo ở
trường ta.
3.1 Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Luật Thương mại của Đại học

Tây Anh quốc:
Đại học Tây Anh quốc khơng phân chia chương trình đào tạo thạc sĩ luật thành
định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng. Việc phân chuyên ngành cũng
theo xu hướng chuyên ngành hẹp, ví dụ thạc sĩ Luật Thương mại, thạc sĩ Luật Kinh
doanh và Kinh tế quốc tế, thạc sĩ Luật Tài chính và Ngân hàng quốc tế…Chương
trình đào tạo được chia thành 3 học kỳ với tổng thời gian đào tạo 1 năm (toàn thời
gian) hoặc 1,5 năm đến 2 năm (bán thời gian) với ba môn học bắt buộc, 8 môn học
tự chọn, và luận văn thạc sĩ. Rất nhiều môn học được sử dụng cho nhiều chuyên
ngành đào tạo để có thể khai thác tối đa chuyên môn của lực lượng giảng viên.


8

Sau đây là yêu cầu cụ thể đối với chương trình đào tạo thạc sĩ Luật Thương
mại:2
Các mơn học bắt buộc:
- Cơ sở luận của việc nghiên cứu (Foundation for Research)
- Các phương pháp nghiên cứu (Reseach Method)
-

Hợp đồng Thương mại Quốc tế (International Contracts)

Môn tự chọn:
+ Học viên chọn 3 môn học trong danh mục sau:
- Cạnh tranh Quốc tế và Chính sách Pháp luật (International Competition
-

and Law Policy)
Luật Tài chính và Ngân hàng Quốc tế (International Banking and Finance
Law)

Luật Mơi trường Quốc tế (International Environmental Law)
Tồn Cầu hóa và Pháp luật (Globalization and the Law)

+ Học viên chọn 4 môn học trong danh sách các môn học sau:
- Tranh chấp Thương mại Quốc tế (International Commercial Disputes)
- Luật Tài nguyên Thiên nhiên (Natural Resources Law)
- Tội phạm Tài chính Quốc tế (International Financial Crime)
- Luật Vận chuyển Hàng hóa bằng Đường biển (Shipping Law)
- Luật Sở hữu Trí tuệ Quốc tế (International Intellectual Property Law)
- Luật Công nghệ Thông tin (Information Technology Law)
- Luật Lao động Quốc tế (International Employment Law)
- Quản trị Doanh nghiệp và Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp
(Corporate Governance and Corporate Social Responsibility)
+ Học viên chọn 1 môn học khác được liệt kê trong danh mục các môn tự chọn
của các chuyên ngành thạc sĩ luật khác.
Viết luận văn:
Học viên chọn một đề tài luận văn liên quan đến lĩnh vực luật thương mại dưới
sự hướng dẫn của một giảng viên cùng chuyên ngành. Luận văn có độ dài 15.000
từ.
2

Truy cập ngày 15 tháng 1 năm 2019.


9

Việc đánh giá luận văn được thực hiện khá đơn giản. Luận văn được chấm độc
lập bởi giáo viên hướng dẫn và một chuyên gia độc lập. Điểm số sau đó sẽ được đối
chiếu và thống nhất bởi hai người thẩm định nêu trên. Học viên không phải bảo vệ
luận văn trước một hội đồng chấm luận văn.

3.2 . Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật Thương mại của Đại học Monash
(Autralia)
Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật của Đại học Monash được chia thành các
chuyên ngành cụ thể như thạc sĩ Luật Thương mại, thạc sĩ Luật Nhân quyền, thạc sĩ
Luật Lao động, thạc sĩ Luật sở hữu trí tuệ và Hệ thống thơng tin... Chương trình
thạc sĩ luật của Đại học Monash chia thành chương trình định hướng ứng dụng và
định hướng nghiên cứu. Trong chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu, học
viên chỉ thực hiện một luận văn thạc sĩ với độ đài 35.000 từ và khơng phải tích lũy
tín chỉ thơng qua việc tham gia các mơn học. Chương trình đào tạo thạc sĩ định
hướng ứng dụng cho phép học viên lựa chọn tham gia học các môn học và thực hiện
một luận văn với độ dài khoảng 15.000 từ. Nếu học viên chọn không làm luận văn,
học viên sẽ chỉ cần tích lũy đủ số lượng tín chỉ cần thiết là được cấp bằng thạc sĩ.
Tuy nhiên nếu không thực hiện luận văn, học viên sẽ không thể theo học nghiên cứu
sinh để được cấp bằng tiến sĩ. Chương trình đào tạo thạc sĩ Luật Thương mại của
Đại học Monash được chia làm hai cấu phần3:
A. Phần các kiến thức về Luật thương mại (30 tín chỉ), bao gồm:
Mơn học bắt buộc:
- Các phương pháp và lập luận pháp lý của Úc (Australian legal reasoning
and methods); và
- Việc nghiên cứu và quy trình pháp lý của Úc (Australian legal process
and research): đây là môn học chỉ bắt buộc đối với sinh viên quốc tế.
Môn học tự chọn:
Sinh viên chọn tối thiểu 4 môn học từ danh mục các môn học sau (danh mục
này rất dài, tác giả bài viết chỉ liệt kê một số mơn học phổ biến, người đọc có
thể tham khảo thêm trên trang thơng tin điện tử chính thức của Đại học
Monash):
- Quyền tác giả (Copyright)

3


/>5-375234853.1548082805. Truy cập ngày 15/01/2019


10

-

Luật lệ và chính sách của liên minh Châu Âu (European union law and

-

policy)
Luật Kinh doanh quốc tế (International trade law)

-

Phá sản Doanh nghiệp (Corporate insolvency)
An toàn và Sức khoẻ lao động (Occupational health and safety)
Luật Cạnh tranh (Competition law)

-

Luật Môi trường quốc tế (International environmental law)
Các nguyên tắc của quyền riêng tư và tự do thông tin (Principles of

-

privacy and freedom of information)
Luật Sở hữu trí tuệ (Intellectual property)
Chính sách và quy định về người tiêu dùng (Consumer policy and


regulation)
- Các nguyên tắc về Thuế (Principles of taxation)
- Tội phạm Công nghệ Thông tin (Cybercrime)
- Quản trị Công ty và Trách nhiệm của người quản lý (Corporate
governance and directors' duties)
- Tài chính và Ngân hàng quốc tế: Luật lệ và thực tiễn (International
banking and finance: Law and practice)
- Luật Ngân hàng (Banking Law)
- Giải quyết bằng trọng tài các tranh chấp thương mại (Arbitration of
international commercial disputes)
- Luật Tài chính Cơng ty (Corporate finance law)
- Luật Đầu tư Quốc tế (International investment law)
- Luật Tư pháp So sánh (Comparative conflict of laws)
- …
B. Các môn tự chọn để mở rộng kiến thức và nghiên cứu: học viên phải tích
luỹ đủ 18 tín chỉ từ hai lựa chọn sau đây:
(1) Chọn làm 1 luận văn ngắn (6 tín chỉ) hoặc mở rộng (12 tín chỉ); và
(2) Chọn 6 hoặc 12 tín chỉ từ các mơn học của danh mục sau (danh mục này rất
dài, tác giả bài viết chỉ liệt kê một số mơn học phổ biến, người đọc có thể
tham khảo thêm trên trang thơng tin điện tử chính thức của Đại học Monash):

- Các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài toà án (Commercial
alternative dispute resolution)


11

- Khía cạnh quốc tế của quyền sở hữu trí tuệ (International aspects of
intellectual property)


- Bảo vệ các sáng tạo trong hoạt động thương mại: Bằng sá ng chế và bí
mật thương mại (Protecting commercial innovation: Patents and trade
secrets)

- Những vấn đề về luật thương mại điện tử (Current issues in electronic
commerce law)

- Luật Công ty (Corporate law)
- Luật Tổ chức Thương mại Quốc tế (World Trade Organization (WTO)
law)

- Quản trị doanh nghiệp so sánh (Comparative corporate governance)
- …
4. Một số đề xuất nhằm hồn thiện chương trình đào tạo cao học luật kinh
tế định hướng ứng dụng
Thông qua việc nghiên cứu các quy định hiện hành, thực tiễn thực hiện hoạt
động đào tạo và nghiên cứu kinh nghiệm của một số trường đại học trên thế giới,
chúng tôi đưa ra một số đề xuất sau:
Thứ nhất, trong ngắn hạn, để đáp ứng yêu cầu tuân thủ các quy định hiện
hành (Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT) và để gia tăng
tính ứng dụng trong chương trình đào tạo, đáp ứng nhu cầu của người học ở các địa
phương (không phải là các thành phố lớn) trong việc đào tạo và học cao học Luật
kinh tế định hướng ứng dụng, Hội đồng Khoa của Khoa Luật Thương mại đã thảo
luận về nhu cầu của các địa phương, về tính phù hợp của chương trình đào tạo, nội
dung đào tạo và tên gọi các môn học. Sau khi trao đổi, bàn bạc, các thành viên hội
đồng Khoa thống nhất đề xuất Chương trình đào tạo dành cho chương trình đào tạo
cao học Luật Kinh tế - định hướng ứng dụng để áp dụng thí điểm ở các địa phương
ngồi thành phố Hồ Chí Minh, có cân nhắc đến các yếu tố đặc thù địa phương và
nhu cầu người học như sau:

(1) Không thay đổi tổng thời gian đào tạo và số lượng tín chỉ đối với tồn bộ
chương trình và đối với từng khối kiến thức;
(2) Thay thế, điều chỉnh một số môn học bắt buộc và tự chọn theo tiêu chí nâng
cao tính ứng dụng và địa phương hóa của chương trình đào tạo, giúp thỏa


12

mãn tốt hơn yêu cầu của người học. Tên gọi và nội dung môn học được thiết
kế theo hướng gọn nhẹ, tập trung vào các vấn đề pháp lý hẹp và chuyên môn
sâu của các hoạt động nghề nghiệp liên quan. Cụ thể:
Môn cơ sở bắt buộc: gồm 4 môn như sau:

- Pháp luật về doanh nghiệp
- Pháp luật về thương mại trong điều kiện hội nhập
- Pháp luật về nghĩa vụ thuế
- Pháp luật về tài nguyên thiên nhiên
Môn cơ sở tự chọn: học viên chọn 4 trong số 6 mơn như sau:

- Kinh doanh có điều kiện
- Pháp luật về cạnh tranh trong kinh doanh
- Giải quyết tranh chấp trong thương mại
- Xác lập quyền sử dụng đất trong hoạt động kinh doanh
- Giao kết và thực hiện hợp đồng trong kinh doanh
- Chế tài trong hoạt động kinh doanh
Các mơn chun ngành (22 tín chỉ) gồm hai nhóm (i) các mơn chun
ngành bắt buộc và (ii) các môn chuyên ngành tự chọn
Môn chuyên ngành bắt buộc: gồm 4 môn như sau:

- Pháp luật đầu tư công và đấu thầu

- Pháp luật về tài sản trong kinh doanh
- Pháp luật về thị trường bất động sản
- Pháp luật về dịch vụ ngân hàng
Môn chuyên ngành tự chọn: học viên chọn 7 trong số 11 môn như sau:

- Pháp luật về quảng cáo trong kinh doanh
- Nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất


13

- Bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất
- Pháp luật về ngân sách địa phương
- Pháp luật về du lịch
- Pháp luật về bảo vệ môi trường trong kinh doanh
- Hợp đồng bảo hiểm
- Pháp luật về giao dịch bảo đảm tiền vay
- Pháp luật về xuất nhập khẩu trong kinh doanh
- Pháp luật về thương mại điện tử
- Đăng ký đất đai và cấp GCN QSDĐ, QSHNO và tài sản gắn liền với đất
Thứ hai, trong dài hạn, cần nghiên cứu đề có thể học tập kinh nghiệm của
Đại học Monash (Australia) trong việc hạn chế số lượng các môn học bắt buộc, tiếp
tục đa đang hố các mơn học tự chọn để tối đa hố quyền lựa chọn mơn học phù
hợp với nhu cầu của người học. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị về
mặt nhân lực nhằm nâng cao khả năng đảm nhận nhiều môn học khác nhau của đội
ngũ giảng viên. Các môn học tự chọn cần tập trung thêm vào các kỹ năng, tăng
cường khả năng áp dụng pháp luật của người học.
Thứ ba, cần sửa đổi quy định bắt buộc phải có luận văn thạc sĩ trong chương
trình đào tạo cao học định hướng ứng dụng của Quy chế đào tạo thạc sĩ được ban
hành kèm theo Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT. Bộ GDĐT cần dành thêm quyền chủ

động cho các cơ sở đào tạo trong việc quy định liên quan đến luận văn. Áp dụng
kinh nghiệm của Đại học Monash (Australia), chỉ nên đặt ra yêu cầu học viên phải
thực hiện luận văn thạc sĩ trong trường hợp người học có nhu cầu tiếp tục làm
nghiên cứu sinh. Số lượng tín chỉ của luận văn cũng có thể giảm xuống đối với
người học chương trình thạc sĩ định hướng ứng dụng nhưng vẫn có nhu cầu được
học chương trình nghiên cứu sinh sau này. Trong trường hợp người học chỉ có
nguyện vọng nâng cao kỹ năng thực hành pháp luật qua chương trình thạc sĩ định
hướng ứng dụng, không cần phải làm luận văn mà có thể lựa chọn các mơn học
khác để đảm bảo đủ số lượng tín chỉ theo yêu cầu của chương trình.
Thứ tư, cần học tập kinh nghiệm của cả Đại học Monash và Đại học Tây Anh
quốc trong việc giảm nhẹ quy trình đánh giá luận văn thạc sĩ, khơng nên yêu cầu thủ
tục bảo vệ luận văn trước hội đồng chấm luận văn cao học đối với chương trình đào


14

tạo thạc sĩ định hướng ứng dụng. Việc đánh giá luận văn nên được thực hiện bởi hai
nhà khoa học có học vị tiến sĩ cùng chuyên ngành với đề tài nghiên cứu. Để đảm
bảo tính khách quan, hai chuyên gia đánh giá luận văn đều phải là chuyên gia độc
lập, không bao gồm người hướng dẫn./.


15

XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO HỌC CHUYÊN NGÀNH
LUẬT KINH TẾ HỆ ỨNG DỤNG THEO NHU CẦU XÃ HỘI
TS. Phạm Văn Võ
Khoa Luật Thương mại – Trường Đại học Luật TP. HCM
Đặt vấn đề
Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội là nhiệm vụ chính trị, trách nhiệm xã hội và

mục đích tự thân của cơ sở đào tạo. Trong bối cảnh sự cạnh tranh thu hút người
học giữa các cơ sở đào tạo ngày càng quyết liệt, việc đào tạo gắn với đáp ứng
nhu cầu phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao đã và đang là nhiệm vụ
mang tính sống cịn của Trường đại học luật TP.HCM. Trong thời gian gần đây,
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã só sự chú trọng đào tạo theo
nhu cầu xã hội. Tuy nhiên, do nhiều lí do khác nhau mà kết quả đạt được còn
chưa đạt yêu cầu đặt ra.
Với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo của Trường, bài viết
này tập trung vào phân tích, đánh giá việc xây dựng chương trình đào tạo cao
học chuyên ngành Luật Kinh tế hệ dụng ở khía cạnh đáp ứng nhu cầu xã hội với
các nội dung cụ thể sau:
-

Xác định nhu cầu xã hội là cơ sở cho việc xây dựng chương trình đào tạo;
Các cản trở cần khắc phục trong xây dựng chương trình đào tạo cao học
chuyên ngành Luật Kinh tế hệ ứng dụng theo hướng gắn với nhu cầu xã hội
và giải pháp khắc phục.
1. Xác định nhu cầu xã hội làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình
đào tạo
Việc xác định đúng nhu cầu xã hội làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình
đào tạo có ý nghĩa quyết định đến chất lượng chương trình có đáp ứng mục tiêu
đặt ra hay không? Để làm được điều này phải căn cứ vào:
- Mục đích, yêu cầu của Nhà nước đối với đào tạo đại học. Cụ thể: “Đào tạo
người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành
nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công
nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và
trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với mơi trường làm việc; có ý thức phục
vụ nhân dân”4.

4


Điểm b khoản 1 điều 5 của Luật Giáo dục đại học


16

-

Nhu cầu thực sự của người học. Tham gia khoá đào tạo thạc sĩ khơng phải là
“bữa ăn miễn phí” theo kiểu cho gì ăn nấy. Người học hiện nay phải trả tiền
để có thể tham gia khố học và họ chỉ trả tiền nếu đạt được nhu cầu của
mình. Để thu hút người học với tư cách là người sử dụng dịch vụ, là người
trả tiền để cơ sở đào tạo tồn tại, phát triển, việc xác định nhu cầu của họ là
công việc các cơ sở đào tạo đặc biệt quan tâm, thậm chí, có cơ sở vì để thu
hút người học sẵn sàng bỏ qua mục tiêu chất lượng, tơn chỉ, sứ mệnh của
mình để đáp ứng nhu cầu phản giáo dục.
Xác định nhu cầu thực sự của người học là cơng việc khó khăn và phức tạp
và cần phải điều tra, khảo sát. Tuy nhiên, trong thời gian qua, chúng ta chưa
thực sự đầu tư nghiêm túc cho cơng việc này. Chúng ta chưa có bất kì cuộc

-

khảo sát nào để đánh giá nhu cầu của người học. Do vậy, việc xác định nhu
cầu của người học khi xây dựng chương trình đào tạo chủ yếu dựa vào cảm
tính mang đậm dấu ấn chủ quan của từng cá nhân xây dựng chương trình và
gây ra khơng ít chia rẽ về quan điểm của những người đang cùng nhau “bắn
súng trong đêm tối”.
Theo quan điểm của người viết, nhu cầu của học viên cao học hiện
nay mặc dù rất đa dạng nhưng phổ biến nhất là các nhóm nhu cầu sau:
o Thứ nhất, học cao học để lấy bằng thạc sĩ nhằm đạt chuẩn về bằng

cấp, để lên chức, tăng lương, để duy trì vị trí việc làm… mà khơng
quan tâm đến tích luỹ kiến thức, kĩ năng theo quan điểm “cùng thời
gian, kiến thức, kĩ năng rồi sẽ ra đi, chỉ còn bằng cấp là ở lại”. Đối với
nhóm đối tượng này, chương trình đào tạo không cần phải đảm bảo
chất lượng mà chỉ cần đơn giản, dễ hồn thành (bằng con đường chính
đáng hoặc mờ ám).
o Thứ hai, học để lấy bằng đi đôi với tích luỹ, nâng cao kiến thức, kĩ
năng. Đối với nhóm này, họ quan tâm đến chất lượng chương trình
nói riêng, chất lượng giảng dạy nói chung. Do đối tượng học cao học
hệ ứng dụng chủ yếu là vừa học vừa làm, nên họ đặc biệt quan tâm
đến các kiến thức, kĩ năng gắn với cơng việc của mình.
Nhu cầu của người quản lí, của người sử dụng lao động. Đối với đối tượng
này, nhu cầu mà họ hướng tới chủ yếu là chất lượng nguồn nhân lực được thể
hiện qua năng lực của người học. Đây là nhóm nhu cầu có tính bền vững và
chuẩn mực vì mục tiêu của người học suy cho cùng là để có việc làm, có thu


17

nhập và họ chỉ có thể đạt được mục tiêu này nếu có kiến thức, kĩ năng. Tuy
nhiên, nhu cầu này chỉ thực sự được gia cố, phát huy trong một thị trường
nguồn nhân lực lành mạnh, cạnh tranh hoàn hảo. Và đây cũng chính là xu thế
phát triển của thị trường sức lao động nên về lâu dài, ta phải đặc biệt quan
tâm đến việc đáp ứng nhu cầu này.
2. Các cản trở và hướng khắc phục
Thứ nhất, sự cạnh tranh giữa các cơ sở đào tạo trong thu hút người học ngày
càng quyết liệt tạo sức ép buộc phải cắt giảm số môn, giảm yêu cầu về kiến thức, kĩ
năng nhằm giảm tải, giảm chi phí, thời gian đào tạo. Đây là cuộc đua xuống đáy
nhưng vì nhu cầu trước mắt chúng ta không thể đoạn tuyệt, miễn nhiễm. Tuy nhiên,
với uy tín đã tạo dựng, vì mục tiêu lâu dài, chúng ta cần giảm thiểu tác động của xu

hướng này.
Thứ hai, do lĩnh vực hành nghề của người học luật rất rộng, họ có thể làm
luật sư, thẩm phán, chấp hành viên, quản lí doanh nghiệp, kiểm sát viên, cán bộ
quan lí, chuyên viên trong các cơ quan quản lí nhà nước… mà mỗi cơng việc lại có
những địi hỏi khác nhau về kiến thức, kĩ năng hành nghề nên việc xác định những
kĩ năng nào là cần thiết cần phải đưa vào chương trình đào tạo là cơng việc khó
khăn. Theo tơi, khi xây dựng chương trình đào tạo cần ập trung vào các kiến thức,
kĩ năng cơ bản mà người hành nghề luật phải có. Cần đặc biệt quan tâm đến việc
đào tạo các kĩ năng mềm vì đây là những kĩ năng khơi dậy được tiềm năng của
người học, kĩ năng để trau dồi, phát huy các kĩ năng khác.
Thứ ba, đào tạo thạc sĩ hệ ứng dụng cần phải chú trọng đào tạo kĩ năng.
Muốn sinh viên nắm được kĩ năng hành nghề, trườc hết người dạy phải có kĩ năng
này vì chất lượng của công tác đào tạo không thể vượt quá tầm của đội ngũ cán bộ
giảng dạy. Sinh viên không thể có được kĩ năng thơng qua đào tạo nếu người dạy
khơng có kĩ năng để truyền đạt cho họ. Đội ngũ cán bộ giảng dạy tại Trường đại học
luật TP.HCM hiện nay hầu hết chưa có kinh nghiệm thực hành nghề luật ngoài xã
hội.5 Theo thống kê của tác giả, số lượng giảng viên của trường đã từng hành nghề
luật sư, cán bộ quản lí tại doanh nghiệp, đang là trọng tài viên... hiện nay chỉ chiếm
5% trên tổng số giảng viên của Trường. Hầu hết giảng viên của trường hiện nay đều
được tuyển dụng từ sinh viên và những người chưa trải qua thực tiễn hành nghề.
5

Xem lí lịch khoa học của các giảng viên trên website của các khoa thuộc Trường Đại học Luật thành phố
Hồ Chí Minh.


18

Kinh nghiệm của họ chỉ là giảng dạy và nghiên cứu. Do khơng có kinh nghiệm,
thiếu thực tiễn nên nhiều giảng viên không dám giảng những lớp thuộc hệ vừa học

vừa làm vì ngại người học nắm thực tiễn, kĩ năng hơn mình, sợ sinh viên cho rằng
thầy cơ chỉ biết lí thuyết.
Thứ tư, để đáp ứng nhu cầu xã hội, cần phải đa dạng các môn học để người
học lựa chọn trên cơ sở yêu cầu nghề nghiệp, yêu cầu của từng địa phương theo
hướng cá biệt hoá linh hoạt. Tuy nhiên, do đội ngũ cán bộ giảng dạy hạn chế về số
lượng nên việc đa dạng hoá các mơn tự chọn cịn nhiều hạn chế. Để khắc phục hạn
chế này, Trường cần phải có chính sách đãi ngộ thoả đáng cho người xây dựng đề
cương môn học. Về phía Khoa, Bộ mơn và người dạy cần phải xây dựng các mơn
tư chọn có tính thiết thực, có sức thu hút người học ở khía cạnh chun mơn trên cơ
sở nhận thức giảng dạy những cái người học cần chứ khơng phải những cái mình
có.
Kết luận
Việc đào gắn với nhu cầu xã hội là xu hướng mang tính tất yếu trong đào tạo
nguồn nhân lực hiện nay. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và
khả năng cạnh tranh của quốc gia cũng như của nhà trường, việc đổi mới chương
trình đào tạo gắn với nhu cầu xã hội tại Trường đại học luật thành phố Hồ Chí Minh
là nhiệm vụ mang tính sống cịn trong bối cảnh hội nhập quốc tế và xã hội hố cơng
tác đào tạo.
Việc xác định đúng nhu cầu xã hội làm cơ sở cho việc xây dựng chương trình
đào tạo có ý nghĩa quyết định đến chất lượng chương trình, chất lượng đào tạo. Do
nhu cầu của xã hội đối với cơng tác đào tạo đa dạng về mục đích, đối tượng nên cần
phải có sự dung hồ, linh hoạt trên cơ sở kết hợp đảm bảo mục tiêu trước mắt với
mục tiêu lâu dài, trách nhiệm xã hội với trách nhiệm tự thân, lợi ích kinh tế với lợi
ích về chuyên môn, học thuật.


19

TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG THỰC HÀNH PHÁP LUẬT CHO HỌC VIÊN
CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC LUẬT ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

TS. Phan Thị Thành Dương
Khoa Luật Thương mại – Trường Đại học Luật TP. HCM
1. Đặt vấn đề
Trong xu thế chung hiện nay, các cơ sở giáo dục đã trở nên năng động hơn
trong việc cung cấp đa dạng sản phẩm giáo dục - đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu của
người học. Trường Đại học Luật TP. HCM cũng không nằm ngồi xu hướng đó.
Việc tạo ra những chương trình đào tạo sát với thực tiễn đời sống, với yêu cầu cơng
tác của người học là địi hỏi tất yếu của xã hội. Ở góc độ quản lý, việc tạo ra chương
trình mới cịn là cơ sở để đạt đến mục đích tăng quy mơ đào tạo, cho phép người
học có nhiều lựa chọn từ đó tạo ra sức hút để họ đi đến quyết định lựa chọn cơ sở
đào tạo phù hợp với nhu cầu của mình. Ở góc độ quản trị thương hiệu, việc tạo ra
chương trình mới là cách khẳng định năng lực đào tạo, trình độ của đội ngũ giảng
viên tại cơ sở đào tạo. Do vậy, việc hình thành Chương trình Cao học Luật định
hướng ứng dụng của trường Đại học Luật vừa mang tính đột phá, vừa là tất yếu
khách quan, phù hợp với xu thế chung.
Sự khác biệt của Chương trình cao học Luật định hướng ứng dụng với Chương
trình Cao học Luật định hướng nghiên cứu chính là ở việc tăng cường kỹ năng thực
hành pháp luật cho người học.
2. Sự cần thiết phải tăng cường kỹ năng thực hành pháp luật cho học viên
chương trình cao học luật ứng dụng
Thứ nhất, tăng cường kỹ năng thực hành pháp luật để đáp ứng nhu cầu của
người học. Các chương trình Cao học Luật khi bắt đầu xây dựng đều được định
hình theo định hướng nghiên cứu. Với định hướng đó, chương trình đặt người học
trước những yêu cầu về mặt năng lực, đó là phải có khả năng nghiên cứu, tìm tịi,
phát hiện cái mới, khả năng tư duy pháp luật chuyên sâu mà không đặt nặng kỹ
năng giải quyết vấn đề. Từ u cầu đó, cấu trúc chương trình, cách thức tổ chức đào
tạo, hình thức đánh giá học viên theo tiêu chí đặt năng lực nghiên cứu lên hàng đầu.
Chương trình Cao học Luật theo định hướng nghiên cứu, vì thế, sẽ phù hợp hơn với
người học có khuynh hướng làm các công việc nghiên cứu, giảng dạy cần phát triển
kỹ năng nghiên cứu độc lập, tìm kiếm cái mới và sáng tạo.



20

Trong khi đó, một bộ phận người học khác muốn nâng cao trình độ chun
mơn, nghiệp vụ của mình thơng qua phát triển kỹ năng thực hành, năng lực vận
dụng pháp luật vào cơng việc mà mình đang đảm nhận. Với người học có nhu cầu
này, thì việc theo đuổi chương trình Cao học Luật định hướng nghiên cứu sẽ khiến
họ cảm thấy hao phí thời gian cho những cái mà họ khơng hoặc chưa có nhu cầu,
thậm chí khơng thực hiện được; trong khi kỹ năng họ cần thì chưa được đáp ứng
một cách chuyên sâu hoặc không được quan tâm đúng mức trong chương trình đào
tạo theo định hướng nghiên cứu.
Vì vậy, với đối tượng học viên mục tiêu của Chương trình Cao học Luật định
hướng ứng dụng là người có nhu cầu đào tạo kỹ năng thực hành thì việc tăng cường
kỹ năng thực hành pháp luật là yêu cầu tất yếu mà chương trình phải đảm bảo.
Thứ hai, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo thông qua phát triển
năng lực cá nhân của người học. Phát triển năng lực cá nhân là xu hướng của giáo
dục hiện đại. Việc tăng cường kỹ năng thực hành pháp luật cho người học trong
Chương trình Cao học Luật định hướng ứng dụng cũng chính là hướng đến phát
triển năng lực cá nhân của từng người học, một khi người học đã lựa chọn chương
trình phù hợp với nhu cầu và khuynh hướng phát triển của bản thân.
Vì vậy, tăng cường kỹ năng thực hành pháp luật phải là yêu cầu chủ đạo trong
chương trình Cao học Luật định hướng ứng dụng. Để làm được điều này, nội dung
chương trình phải đảm bảo có thể chuyển tải kỹ năng thực hành và phát huy năng
lực của người học trong việc vận dụng pháp luật trên thực tế. Khi chương trình Cao
học Luật định hướng ứng dụng có thể làm được điều này chính là đã hướng đến
việc nâng cao chất lượng đào tạo: tạo nền tảng vững chắc cho người học có thể
thích nghi với những biến động của đời sống, của những quy định pháp luật, hình
thành tư duy pháp lý, tư duy logic, biện chứng, vận dụng hiệu quả pháp luật vào đời
sống để có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của xã hội. Cách tiếp cận của chương trình

như vậy cũng cho phép người học có thể tự khám phá, nhận diện năng lực riêng biệt
của mình để có thể phát huy một cách tốt nhất.
Chất lượng đào tạo sẽ phần nào được phản ánh trong quá trình người học lĩnh
hội tri thức và vận dụng vào cơng việc của mình. Đa dạng hóa phương pháp, nội
dung, mục tiêu để phù hợp với nhu cầu người học, chính là cách để nâng cao chất
lượng đào tạo.
Thứ ba, tăng cường kỹ năng thực hành pháp luật cho học viên chương trình cao
học luật ứng dụng để đáp ứng nhu cầu xã hội. Để những kiến thức pháp luật không


21

chỉ là những con chữ khô khan trên giấy, mà nó phải được vần dụng một cách phù
hợp, hiệu quả vào công việc và đời sống thông qua người thực hành pháp luật, thì
tăng cường kỹ năng thực hành pháp luật không chỉ để đáp ứng nhu cầu người học,
mà nó cịn là địi hỏi của xã hội. Bởi lẽ, pháp luật chỉ có thể thực sự thể hiện chức
năng điều chỉnh các quan hệ xã hội của mình một cách đúng đắn, hiệu quả, bảo đảm
thiết lập trật tự xã hội, khi việc thực hành và vận dụng pháp luật vào đời sống phải
phù hợp và chính xác. Điều đó phụ thuộc rất lớn vào năng lực thực hiện, mức độ
nhận thức của người áp dụng và thực thi pháp luật.
Vì vậy, xã hội cần có đội ngũ chun gia pháp lý có trình độ chun mơn cao,
có kỹ năng vận dụng pháp luật một cách phù hợp để giải quyết và xử lý các tình
huống pháp lý một cách hiệu quả; từ đó, tạo ra sự ổn định cho các quan hệ xã hội,
xa hơn là đặt nền móng vững chắc cho việc thiết lập trật tự xã hội bằng pháp luật.
Việc tăng cường kỹ năng thực hành pháp luật trong chương trình Cao học luật định
hướng ứng dụng, vì thế, cũng là để đáp ứng yêu cầu tất yếu của xã hội.
3. Thực hiện tăng cường kỹ năng thực hành pháp luật cho học viên chương
trình Cao học Luật định hướng ứng dụng
a. Xác định môn học cho chương trình cao học luật theo định hướng ứng dụng
Xác định môn học là nội dung đầu tiên cần được định hình trong chương trình

Cao học Luật định hướng ứng dụng. Bởi lẽ, mơn học gì sẽ cho phép định hình dung
lượng, mức độ, mảng kiến thức mà người học sẽ được lĩnh hội thơng qua q trình
học. Người học, theo đó, có thể đánh giá mức độ đáp ứng nhu cầu của mình hay
phản ánh được yêu cầu của xã hội hay khơng.
Theo Quy chế đào tạo trình độ sau đại học, trong kết cấu chương trình sẽ có
những mơn học: cơ bản, cơ sở bắt buộc, cơ sở tự chọn, chuyên ngành bắt buộc,
chuyên ngành tự chọn. Các môn học cơ bản là không thể điều chỉnh, thay đổi bởi lẽ
đây được xem là những môn học mang tính nền tảng cho q trình tiếp nhận tri thức
ở bậc sau đại học (như: triết học, phương pháp luận NCKH). Với môn học cơ sở bắt
buộc, cơ sở tự chọn, chuyên ngành bắt buộc, chuyên ngành tự chọn thì việc quyết
định nội dung kiến thức nào được đưa vào là thuộc quyền tự quyết của cơ sở đào tạo
(theo các thủ tục luật định).
Do vậy, theo tôi, những môn học cơ sở bắt buộc sẽ là những môn học mang tính
phổ quát cao và tỉ suất sử dụng trong lớn trong chuyên ngành đào tạo. Chẳng hạn,
trong chuyên ngành Luật kinh tế, các mơn học mang tính tổng quan gắn với hoạt
động sản xuất, kinh doanh sẽ là những môn học cơ sở bắt buộc như: chủ thể kinh


22

doanh, pháp luật đầu tư, hợp đồng trong kinh doanh, vấn đề giải quyết tranh chấp
trong kinh doanh, vấn đề nghĩa vụ tài chính của chủ thể kinh doanh (mà Hội đồng
khoa học có thể quyết định tên gọi cụ thể). Đối với môn cơ sở tự chọn vẫn là những
mơn học mang tính phổ qt nhưng tính thơng dụng về mặt nội dung sẽ địi hỏi
chun sâu hơn mơn cơ sở bắt buộc: như vấn đề kinh doanh có điều kiện, cạnh
tranh, đất đai ....
Đặc biệt hơn, các môn chun ngành bắt buộc phải là những mơn học mang
tính chuyên sâu, đòi hỏi mức độ thuần thục trong thực hành cao hơn, chi tiết hơn,
nhưng đồng thời cũng phải là những vấn đề pháp lý phổ biến trong chuyên ngành
luật được đào tạo, chẳng hạn: đấu thầu; tín dụng-ngân hàng, bất động sản, mơi

trường trong kinh doanh, chứng khốn...
Khi xác định các môn chuyên ngành tự chọn, chúng ta tập trung vào sự chuyên
biệt, đặc thù của một lĩnh vực/ngành nghề hoạt động thuộc chuyên ngành đào tạo,
có thể có nhiều mơn, độ phủ trên các lĩnh vực rộng, cho phép người học có nhiều
lựa chọn phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp cận của mình. Các môn học này nên
được đặt tên gọi theo hướng tạo độ mở cần thiết trong quá trình tiếp cận nhằm giúp
người dạy có thể dễ dàng điều chỉnh nội dung giảng cụ thể để đáp ứng cho các đối
tượng học viên có nhu cầu về các vấn đề pháp lý khác nhau liên quan đến công việc
đang đảm nhận hoặc học viên ở các địa phương có những đặc thù riêng. Ví dụ: đối
tượng học viên từ các tổ chức kinh doanh bảo hiểm, sẽ có mơn học pháp luật về
kinh doanh bảo hiểm để lựa chọn; học viên làm việc trong ngành ngân hàng sẽ có
mơn học liên quan đến các vấn đề pháp lý trong ngành ngân hàng để lựa chọn như:
Bảo đảm khoản vay tại tổ chức tín dụng, Hợp đồng tín dụng ngân hàng, sản phẩm
dịch vụ ngân hàng... Hay như người học ở địa phương thì sẽ có các vấn đề pháp lý
thường gặp gắn với địa phương công tác, như: các vấn đề liên quan đến đất đai, hoạt
động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, pháp luật trong
lĩnh vực du lịch, vấn đề môi trường trong các làng nghề....
Như vậy, xác định mơn học nào đưa vào chương trình Cao học luật định hướng
ứng dụng cũng đòi hỏi phải có tính thực tiễn và độ phủ trong ứng dụng lớn.
b. Xác định nội dung/chủ đề tiếp cận trong môn học
Với môn học đã được phê duyệt đưa vào chương trình đào tạo thì việc tiếp theo
là xây dựng đề cương môn học. Công việc này sẽ định ra các nội dung cơ bản, được
xem là “khung” của môn học. Tuy nhiên, theo tôi, tùy từng năm và tùy từng đối
tượng học viên mà vấn đề nào trong nội dung môn học sẽ được người dạy chủ động


×