BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ
TRẦN THỊ MỸ LINH
NỘI LUẬT HĨA QUY ĐỊNH CỦA CƠNG
ƢỚC TOC VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM
HOẠT ĐỘNG TƢ PHÁP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật Hình sự
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÌNH SỰ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NỘI LUẬT HÓA QUY ĐỊNH CỦA
CÔNG ƯỚC TOC VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM
HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP
SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN THỊ MỸ LINH
KHÓA: 36 – MSSV: 1155030112
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S LÊ VŨ HUY
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan khóa luận “Nội luật hóa quy định của Cơng ước TOC về các
tội xâm phạm hoạt động tư pháp” là cơng trình nghiên cứu khoa học do chính bản
thân tơi thực hiện.
Các số liệu, dữ liệu và một số kiến thức của tác giả khác trong khóa luận này
được sử dụng trung thực, có dẫn chứng, tham chiếu đầy đủ nguồn theo quy định của
một cơng trình khoa học. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong khóa luận này
chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác.
Tác giả
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành gửi cảm ơn sâu sắc tới:
-
Th.s Lê Vũ Huy đã hướng dẫn tận tình, giúp đỡ em để em có thể hồn thành
khóa luận một cách tốt nhất.
-
Thầy cơ khoa Luật hình sự đã trang bị cho em kiến thức chuyên ngành để
thực hiện bài khóa luận này.
-
Tồn thể thầy cơ trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã cho em
kiến thức tồn diện để hồn thành khóa luận thật tốt.
-
Các bạn đã hỗ trợ, giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện khóa luận này.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009
BLTTHS: Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003
CQĐT: Cơ quan điều tra
HĐTP: Hoạt động tư pháp
TAND: Tòa án nhân dân
VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
MỤC LỤC
MỤC LỤC ...................................................................................................................6
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................8
NỘI DUNG ...............................................................................................................13
Chương I: Hành vi cản trở công lý theo Công ước của Liên hợp quốc về Chống
tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
...............................................................................................................................13
1.1.
u cầu hình sự hóa hành vi cản trở công lý theo Công ước TOC .............. 13
1.1.1.
Vài nét về Cơng ước Chống tội phạm có tổ chức xun quốc gia ......... 13
1.1.2. Yêu cầu của Công ước TOC đối với quốc gia trong việc hình sự hóa
hành vi cản trở công lý ......................................................................................... 17
1.2. Hành vi cản trở công lý theo pháp luật hình sự của một số nước là thành
viên tham gia, ký kết và phê chuẩn Công ước TOC ............................................... 24
1.3.
Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp luật Việt Nam ................... 26
1.4. Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam liên quan tới Điều 23
Công ước của Liên hợp quốc về Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia........ 31
1.4.1. Tội ép buộc nhân viên tư pháp làm trái pháp luật (Điều 297 Bộ luật
Hình sự)................................................................................................................ 33
1.4.2. Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung
cấp tài liệu sai sự thật (Điều 309 Bộ luật Hình sự) .............................................. 40
1.5. Những nội dung trong quy định pháp luật hình sự Việt Nam chưa đáp
ứng được u cầu Cơng ước TOC ........................................................................... 47
Chương II: Thực trạng áp dụng các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp
luật hình sự Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện pháp luật theo Công ước TOC....49
2.1. Thực tiễn áp dụng các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong pháp luật
hình sự Việt Nam .................................................................................................... 49
2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam đối với các tội xâm
phạm hoạt động tư pháp theo yêu cầu của Công ước TOC .................................... 52
2.2.1.
tế
Quan điểm, tư tưởng chỉ đạo cho việc nội luật hóa các Điều ước quốc
................................................................................................................ 53
2.2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định phần các tội phạm cụ thể
của Bộ luật Hình sự đối với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp ...................... 54
2.2.3. Hoàn thiện một số văn bản pháp lý liên quan góp phần thực thi Bộ luật
Hình sự ................................................................................................................ 74
KẾT LUẬN ...............................................................................................................77
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước và đường lối đối ngoại mở
rộng, hữu nghị hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế, trong những năm qua,
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực chính trị - kinh
tế - xã hội. Thành quả của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế cịn góp phần
quan trọng cho việc giữ gìn anh ninh trật tự của đất nước, hồn thiện hệ thống pháp
luật, đẩy mạnh cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì Việt Nam đã và đang đối
mặt với tình trạng tội phạm ngày càng tăng về quy mơ và tính chất phức tạp. Trong
những năm gần đây, tình hình tội phạm xuyên quốc gia trên thế giới và khu vực có
nhiều diễn biến phức tạp. Khi xu hướng tồn cầu hóa bắt đầu xuất hiện, các hình
thức tội phạm xuyên quốc gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là bn bán ma túy và các
loại tội phạm mang lại lợi nhuận cao như hoạt động bn bán vũ khí, bn người,
rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm công nghệ cao... Bên cạnh đó, nhiều
hoạt động bn bán phi pháp khác cũng xuất hiện và gia tăng như buôn bán động
vật quý hiếm, các tác phẩm nghệ thuật, cổ vật bị đánh cắp và tội phạm quốc tế liên
quan đến thẻ tín dụng... Những dịng người, dịng tiền và hàng hóa chuyển từ nước
này sang nước khác trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là điều
kiện thuận lợi để tội phạm mở rộng các hoạt động như: buôn lậu; buôn bán phụ nữ,
trẻ em; đưa người ra nước ngoài cư trú, lao động bất hợp pháp...
Khi thương mại toàn cầu tăng nhanh, bên cạnh các luồng hàng hóa hợp pháp
được lưu chuyển tồn cầu, thì luồng hàng hóa phi pháp cũng tăng lên. Các hoạt
động kinh doanh phi pháp của tội phạm xuyên quốc gia mang tính tồn cầu hóa,
ngày càng mở rộng địa bàn, tận dụng ưu thế của các thị trường. Trong khi các hoạt
động thương mại hợp pháp chịu sự điều chỉnh của các chính sách kiểm sốt tại biên
giới và các hệ thống quản lý tập trung thì các nhóm tội phạm xuyên quốc gia tự do
hoạt động và tận dụng những “lỗ hổng” của luật pháp và sử dụng những tiến bộ
vượt bậc về công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin để tăng cường hoạt động,
đồng thời xuất hiện những dịch vụ phi pháp cho hoạt động tội phạm xuyên quốc gia
như: cung cấp giấy tờ giả mạo, cung cấp dịch vụ tài chính, kế toán và pháp luật.
Các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia khai thác triệt để việc giảm bớt các quy
định quốc tế, kiểm sốt biên giới và việc khuyến khích tự do để mở rộng phạm vi
hoạt động ở nhiều quốc gia trên thế giới; câu kết với nhau ngày càng thường xuyên,
chặt chẽ hơn, nhằm tận dụng điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của mỗi tổ chức, phân
chia các hoạt động phạm tội, giảm thiểu nguy cơ bị phát hiện.
Trong bối cảnh nêu trên, Nhà nước ta đã đề ra nhiều biện pháp thiết thực để đấu
tranh với tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Một trong những biện pháp đó là
tham gia Cơng ước của Liên hợp quốc về Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc
gia. Thể hiện mong muốn chung tay cùng cộng đồng quốc tế trong phịng, chống tội
phạm có tổ chức và cũng là điều kiện quan trọng để giữ vững an ninh trậ tự của đất
nước. Thực thi Công ước của Liên hợp quốc, pháp luật Việt Nam đã có nhiều quy
định phù hợp với nội dung của Công ước trong việc đấu tranh với hành vi rửa tiền,
tham nhũng, tham gia nhóm tội phạm có tổ chức, hợp pháp hóa tài sản do phạm tội
mà có…
Tuy nhiên, để thực thi tồn diện Cơng ước nêu trên ta cần hồn thiện hơn nữa
những quy định của pháp luật hiện hành về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp. Để
không xảy ra tình trạng vênh nhau giữa pháp luật Việt Nam và nội dung Cơng ước,
góp phần đẩy mạnh cơng tác đấu tranh phòng, chống các tổ chức tội phạm đã và
đang tồn tại ở Việt Nam bằng công cụ pháp lý, việc hồn thiện pháp luật hình sự
“để thực thi tốt các Điều ước quốc tế mà Nhà nước ta đã tham gia” theo tinh thần
của Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020 thực sự là đòi hỏi bức thiết. Nhận thức được
tình hình đó nên tác giả chọn đề tài “Nội luật hóa các qui định của Cơng ước TOC
về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp nói chung và nội dung Cơng ước của Liên
hợp quốc nói riêng là vấn đề được các nhà nghiên cứu quan tâm. Thể hiện qua một
số cơng trình nghiên cứu:
-
Nguyễn Tất Viễn: Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp trong Luật hình sự
Việt Nam. Luận án phó tiến sĩ khoa học luật học năm 1996.
-
Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Ngọc Anh: Công ước của Liên hợp quốc về
chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và các Nghị định thư bổ sung, Nhà xuất
bản Công an nhân dân năm 2005.
-
Nguyễn Ngọc Anh: Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia và sự tham gia của các quốc gia, Nhà xuất bản Công an nhân
dân năm 2013.
-
Nguyễn Ngọc Anh: Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia và sự tham gia của Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân
năm 2013.
-
Bùi Đình Tiến: Hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam theo cơng ước của
Liên hợp quốc đối với nhóm tội phạm có tổ chức, Tp. Hồ Chí Minh năm 2010.
Tuy nhiên chưa có cơng trình chun khảo nghiên cứu về các tội cản trở tư pháp
dưới góc độ so sánh luật hình sự quốc tế với luật hình sự Việt Nam để đưa ra những
luận cứ khoa học cho việc nội luật hóa quy định này vào pháp luật quốc gia cũng
như đề ra giải pháp cụ thể cho việc nội luật hóa quy định của Cơng ước của Liên
hợp quốc về Chống tội pháp tổ chức xuyên quốc gia đối với hành vi cản trở công lý.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục đích: Khóa luận đưa ra luận cứ khoa học nhằm hồn thiện pháp luật hình
sự Việt Nam và một số văn bản pháp lý liên quan theo quy định Công ước của Liên
hợp quốc đối với hành vi cản trở công lý. Phát hiện những bất cập trong quy định về
các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp luật Việt Nam và sự vướng mắc
trong áp dụng để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu
quả áp dụng các quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp.
Với mục đích nêu trên, đề tài có nhiệm vụ:
-
Làm rõ nội dung của Công ước Liên hợp quốc về hành vi cản trở công lý.
-
Làm rõ những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về các tội
xâm phạm hoạt đông tư pháp trong sự đối chiếu so sánh với quy định của Cơng ước
từ đó rút ra những điểm tương đồng và khác biệt của pháp luật hình sự Việt Nam và
pháp luật hình sự quốc tế về hành vi cản trở cơng lý.
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu hành vi cản trở công lý theo pháp
luật hình sự quốc tế trong việc đối chiếu với quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra cho đề tài, trong quá trình nghiên cứu tác giả dựa
trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính sách hình sự và cải cách tư pháp.
Cụ thể:
-
Phương pháp phân tích, so sánh, chứng minh nhằm để làm rõ về mặt lý luận
nhằm nhận thức thống nhất (được sử dụng ở Chương I của đề tài).
-
Phương pháp tổng hợp kết quả nghiên cứu để đưa ra những kiến nghị hồn
thiện pháp luật và góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng các tội xâm phạm hoạt động
tư pháp (được sử dụng ở Chương II của đề tài).
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Kết quả nghiên cứu của khóa luận có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực
tiễn góp phần hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam, thúc đẩy q trình hợp tác
quốc tế trong đấu tranh phịng, chống tội phạm.
Khóa luận cịn là tài liệu nghiên cứu cho những ai quan tâm đến đối tượng
nghiên cứu.
6. Cơ cấu của khóa luận
Khóa luận được kết cấu bởi: Mục lục, lời mở đầu, nội dung, kết luận và tài liệu
tham khảo. Trong đó nội dung của khóa luận được chia thành hai chương:
Chương I: Hành vi cản trở công lý theo Công ước của Liên hợp quốc về Chống
tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và quy định của pháp luật hình sự Việt Nam.
Chương II: Thực trạng áp dụng các tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp
luật hình sự Việt Nam và kiến nghị hồn thiện pháp luật theo Công ước TOC.
NỘI DUNG
Chƣơng I: Hành vi cản trở công lý theo Cơng ƣớc của Liên hợp quốc về Chống
tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và quy định của pháp luật hình sự Việt
Nam
1.1. u cầu hình sự hóa hành vi cản trở công lý theo Công ƣớc TOC
1.1.1. Vài nét về Cơng ƣớc Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm có tổ chức ngày càng diễn biến
phức tạp và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho mỗi quốc gia cũng như cho cả
cộng đồng quốc tế. Tội phạm có tổ chức đã vượt qua khuôn khổ biên giới của một
quốc gia và trở thành tội phạm có tổ chức xun quốc gia đe dọa đến hịa bình, an
ninh của toàn nhân loại. Tuy nhiên, những biện pháp đấu tranh chống loại tội phạm
này chưa thực sự đạt hiệu quả thể hiện ở những biện pháp thiếu đồng bộ, hệ thống
pháp luật quốc tế cũng như từng quốc gia đối với vấn đề này chưa toàn diện. Cụ thể
cho đến trước tháng 12 năm 2000, những nỗ lực của cộng đồng quốc tế chỉ dừng lại
ở một số Điều ước phổ cập tồn cầu phịng chống một số tội phạm có tổ chức xuyên
quốc gia nhưng chỉ là những Điều ước quốc tế cho việc đấu tranh chống một số tội
phạm cụ thể như Công ước về trừng trị việc buôn bán người và kinh doanh mại dâm
năm 1949; Công ước về các biện pháp cấm và ngăn ngừa nhập khẩu, xuất khẩu và
chuyển giao bất hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ năm 1970;… Cơ chế hợp tác giữa
các quốc gia còn thể hiện ở một số văn bản pháp lý cấp khu vực hoặc những văn
bản song phương. Thậm chí là khơng có Điều ước quốc tế song phương mà việc
hợp tác quốc tế chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia được thực hiện dựa trên
sự thiện chí giữa các quốc gia trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại.
Vì thế, u cầu cấp thiết là cần toàn diện hệ thống pháp luật quốc tế, cũng như
pháp luật quốc gia giúp cho việc đấu tranh chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc
gia đạt hiệu quả. Vấn đề mấu chốt là cần xây dựng được một Công ước quốc tế tạo
cơ sở pháp lý thống nhất cho việc đấu tranh chống tội phạm có tổ chức xun quốc
gia trên phạm vi tồn cầu. Mục đích phải xây dựng Công ước quốc tế đã rõ, nhưng
những bước đi cụ thể để hiện thực hóa và đạt được mục đích nêu trên là một q
trình khó khăn, phức tạp. Tiến trình đi đến đàm phán, kí kết Công ước đã trải qua
những mốc đáng chú ý sau:
-
Tháng 11 năm 1994, Hội nghị cấp Bộ trưởng của các quốc gia trên thế giới
về tội phạm có tổ chức đã diễn ra tại Napoli, Italia. Kết quả của Hội nghị là thơng
qua Tun bố Napoli và Chương trình hành động tồn cầu chống tội phạm có tổ
chức xun quốc gia.
-
Tháng 12 năm 1996, tại phiên họp thứ 52 của Đại hội đồng Liên hợp quốc,
Ba Lan đã đệ trình dự thảo khung Cơng ước của Liên hợp quốc về Chống tội phạm
có tổ chức xuyên quốc gia.
-
Tại phiên họp thứ 10 từ ngày 17 đến ngày 28 tháng 7 năm 2000 của Ủy ban
Adhoc, dự thảo Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên
quốc gia được thông qua.
-
Từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12 năm 2000, tại Palermo, Italia đã diễn ra
Hội nghị kí kết Cơng ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên
quốc gia. Sau bốn ngày làm việc, đại diện của 123 quốc gia và một tổ chức quốc tế
là Liên minh Châu Âu (EU) đã kí tham gia Cơng ước1.
Cơng ước của Liên hợp quốc về Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia gồm
lời nói đầu và 41 điều, đề cập đến nhiều vấn đề thuộc Luật hình sự, Luật tố tụng
hình sự, Cơng pháp quốc tế. Trong đó, đáng chú ý là trong lĩnh vực hình sự, Cơng
ước đã đưa ra định nghĩa về “nhóm tội phạm có tổ chức”, về tính chất xun quốc
gia của tội phạm có tổ chức; Cơng ước cịn đưa ra các u cầu để các quốc gia
thành viên phải hình sự hóa một số hành vi như tham gia nhóm tội phạm có tổ chức,
hợp pháp hóa tài sản tiền do phạm tội mà có, tham nhũng, cản trở hoạt động tư
1
Bùi Đình Tiến, Hồn thiện pháp luật hình sự Việt Nam theo cơng ước Liên hợp quốc đối với nhóm tội phạm
có tổ chức, Luận văn thạc sĩ, người hướng dẫn TS.Trần Quang Vinh, Tp.Hồ Chí Minh, 2010, tr.6.
pháp. Và, mục đích của Cơng ước được xác định rõ trong Điều 1 là “thúc đẩy hợp
tác để ngăn ngừa và chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia một cách hiệu quả”2.
Ý nghĩa và mục đích của Công ước
Bài phát biểu của nguyên Tổng Thư ký Liên hợp quốc Cofi Annan đã phản ánh
rõ nét ý nghĩa của Công ước này:
“Với việc ký kết Công ước về Chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia tại
Palermo, tháng 12 năm 2000, cộng đồng quốc tế đã thể hiện những ý chí đáp lại sự
thay đổi tồn cầu bằng những phản ứng toàn cầu. Nếu tội phạm “xuyên” qua được
biên giới thì sự cưỡng chế cũng cần phải như vậy. Nếu các quy định của pháp luật
bị xói mịn khơng chỉ trong phạm vi một nước, mà nhiều nước, thì những người
chống lại chúng khơng thể giới hạn mình trong các cơng cụ riêng của mỗi quốc gia.
Nếu kẻ thù của sự tiến bộ và quyền con người khai thác những cơ hội của tồn cầu
hóa vào mục đích của chúng, thì chúng ta cũng phải khai thác chính những yếu tố
như vậy để bảo vệ quyền con người và chống trả lại những người phạm tội, tham
nhũng và buôn bán người.
… Những người khủng bố, những người buôn bán ma túy, những người buôn
bán người và những người khác, những người làm trái lại những công việc tốt đẹp
của xã hội văn minh đang khai thác sử dụng mở cửa biên giới, thị trường tự do và
các tiến bộ kỹ thuật… Họ lớn mạnh ở những đất nước có những chế định pháp luật
yếu, và họ cho thấy việc khơng ngần ngại sử dụng bạo lực. Tính tàn bạo của họ rất
đối chọi với tất cả những gì mà chúng ta cho là văn minh. Họ có thế lực mạnh, với
những cơng ty tồn cầu giá trị hàng tỷ đô la, nhưng họ không phải là không thể
đánh bại.
2
Article 1. Statementn of purpose: “The purpose of this Convention is to promote cooperation to prevent
and combat transnational organized crime mors effectively”.
… Những tổ chức phạm tội đã khơng lãng phí thời gian trong việc khai thác
kinh tế toàn cầu và những phương tiện kỹ thuật hiện đại vào hoạt động tội phạm.
Trong khi đó sự cố gắng của chúng ta để đấu tranh với tội phạm vẫn còn manh mún
và vũ khí của chúng ta vẫn cịn lỗi thời. Cơng ước trao cho chúng ta một công cụ
mới để giải quyết hiểm họa tội phạm như một vấn đề toàn cầu. Với sự tăng cường
hợp tác, chúng ta có thể tạo ra sự ảnh hưởng thật sự đối với bọn tội phạm quốc tế
và giúp công dân ở mọi nơi đấu tranh cho cuộc sống an tồn và được tơn trọng ở
ngay chính tại ngơi nhà của họ và trong cộng đồng”3.
Tun bố về chính mục đích của mình, Điều 1 của Cơng ước viết: “Mục đích
của Cơng ước này là thúc đẩy sự hợp tác để ngăn ngừa và đấu tranh với tội phạm
có tổ chức, xuyên quốc gia một cách hiệu quả”.
Công ước này cố gắng tạo nên ngôn ngữ chung để giúp các quốc gia tháo bỏ
một số rào chắn, hợp tác với nhau hiệu quả trong cuộc đấu tranh với tội phạm có tổ
chức, xuyên quốc gia. Hướng đến mục đích đó, Cơng ước có các nội dung chính
sau:
-
Định nghĩa và chuẩn hóa cách hiểu một số từ, thuật ngữ hiện đang còn nhiều
cách hiểu khác nhau ở các nước hoặc khu vực;
-
Yêu cầu các quốc gia quy định một số hành vi cụ thể là tội phạm;
-
Yêu cầu các quốc gia xây dựng một số biện pháp kiểm soát cụ thể, như là
bảo vệ nạn nhân và nhân chứng;
-
Thúc đẩy hợp tác quốc tế, ví dụ: thông qua dẫn độ người phạm tội, tương trợ
tư pháp và phối hợp điều tra;
-
Tạo điều kiện cho việc huấn luyện, nghiên cứu và trao đổi thơng tin; khuyến
khích áp dụng các biện pháp, chính sách phịng ngừa tội phạm.
3
Xem United Nations, United Nations Convention against Transnational Organized Crime and the
Protocols thereto (2004), Nxb United Nations, phần Lời nói đầu.
1.1.2. Yêu cầu của Công ƣớc TOC đối với quốc gia trong việc hình sự
hóa hành vi cản trở cơng lý
1.1.2.1.
Khái niệm hành vi cản trở công lý
Trong Công ước khơng giải thích như thế nào là cản trở cơng lý (obstruction of
justice) như đã giải thích đối với khái niệm “nhóm tội phạm có tổ chức” (organized
criminal group) hoặc “nhóm có cơ cấu” (structured group)4. Theo Black’s Law
Dictionary thì cản trở công lý là sự can thiệp vào hoạt động đúng đắn của các cơ
quan tư pháp, bằng cách đưa ra các thông tin sai lệch hoặc che giấu chứng cứ của
cảnh sát hoặc công tố viên, hoặc dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm làm tổn
hại nhân chứng hoặc thành viên hội đồng xét xử. Ở hầu hết các quốc gia đều xem
cản trở công lý là tội phạm5.
Theo đó, cản trở cơng lý là sự can thiệp vào hoạt động đúng đắn của các cơ quan
tư pháp, bằng hành vi đưa ra các thông tin sai lệch hoặc hành vi che giấu chứng cứ
của cảnh sát hoặc công tố viên, hoặc dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm
làm tổn hại nhân chứng hoặc thành viên hội đồng xét xử.
Nói chung, trách nhiệm về hành vi cản trở công lý được đặt ra khi phát hiện ra
người thẩm vấn trong cuộc điều tra, mà khơng phải là nghi can, đã nói dối với các
cán bộ điều tra. Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật Common Law, quyền giữ im
lặng rất phổ biến, quyền này cho phép bất kỳ ai khi bị thẩm vấn đều có quyền từ
4
Article 2: (a) “Organized criminal group” shall mean a structured group of three or more person, existing
for a period of time and acting in concert with this Convention, in order to obtain, directly or indirectly, a
financial oe other material banefit;
(c) “Strutured group” shall mean a group that is not randomly formed for the immediate commission of an
offence and that does not need to have formally defined roles for its members, continuity of its membership
or a developed structure;
5
“obstruction of justice. Interference with the orderly administration of law and justice, as by giving false
information to or withholding evidence from a police officer or prosecutor, or by harming or intimidating a
witness or juror. • Obstruction of justice is a crime in most jurisdictions”. Black’s Law Dictionary, West
Group A Thomson Company, St. Paul, Minn., 2001, tr.493.
chối trả lời câu hỏi của người thẩm vấn mà khơng cần có bất kỳ lý do nào cho việc
từ chối trả lời ấy. Nếu có người cố gắng để bảo vệ hoặc che giấu cho kẻ tình nghi
(như bằng cách cung cấp bằng chứng ngoại phạm giả, ngay cả khi nghi phạm vô tội
trong thực tế) hoặc để che giấu các hoạt động của mình trong cuộc điều tra (chẳng
hạn che giấu sự tham gia của họ trong một tội phạm khác) điều này có thể khiến cho
họ thuộc diện chịu sự truy tố. Tội cản trở công lý cũng được đặt ra nếu có người
làm thay đổi, phá hủy, hoặc che giấu các chứng cứ, ngay cả khi người đó bị ép buộc
nhưng họ chưa thực hiện hoặc khơng thực hiện được. Thơng thường, trong thực tế
khơng có cuộc điều tra nào để chứng minh về sự tồn tại của một vụ việc cụ thể để
hỗ trợ hành vi cản trở cơng lý.
Cản trở cơng lý có thể bao gồm các tội phạm do thẩm phán, kiểm sát viên, luật
sư nói chung và người có chức vụ thực hiện. Đó là hành vi vi phạm, dưới dạng hành
động hoặc không hành động phạm tội trong khi thực thi nhiệm vụ của mình. Thơng
thường, nó được khởi tố là tội phạm cho tội khai man bởi một quan chức phi chính
phủ bởi một quyết định truy tố6.
1.1.2.2.
Các hành vi cản trở công lý (Điều 23 Công ƣớc)
Công ước yêu cầu các quốc gia thành viên thiết lập hai loại hành vi cản trở hoạt
động tư pháp: hành vi cản trở việc cung cấp chứng cứ và hành vi cản trở hoạt động
của những người tiến hành tố tụng.
Hành vi cản trở việc cung cấp chứng cứ
Điều 23 (a) yêu cầu các quốc gia thành viên quy định các hành vi sau đây là tội
phạm: “Sử dụng vũ lực, đe dọa hoặc hăm dọa, hoặc hứa, đề nghị hoặc đưa một lợi
ích khơng chính đáng, để khuyến khích một lời khai sai sự thật hoặc để cản trở việc
6
“Behavior of the Defendant in a Competency-to-Stand-Trial Evaluation Becomes an Issue in
Sentencing”. Journal of the American Psychiatric Association. Retrieved October 10, 2007.
cung cấp lời khai, cung cấp bằng chứng liên quan đến việc thực hiện một tội phạm
điều chỉnh bởi Công ước này trong quá trình tố tụng”.
Hành vi cản trở hoạt động của những người tiến hành tố tụng
Điều 23 (a) yêu cầu các quốc gia thành viên quy định các hành vi sau đây là tội
phạm: “Sử dụng vũ lực, đe dọa hoặc hăm dọa để cản trở một thẩm phán hoặc nhân
viên của cơ quan điều tra, trấn áp tội phạm thực hiện nhiệm vụ liên quan đến việc
thực hiện một tội phạm điều chỉnh bởi Công ước này”.
1.1.2.3.
Đặc điểm của hành vi cản trở công lý theo Cơng ƣớc TOC
Những nhóm tội phạm có tổ chức củng cố và phát triển tài sản, thế lực và sự ảnh
hưởng của mình thơng qua việc lũng đoạn hệ thống tư pháp. Công lý sẽ không được
thực thi nếu thẩm phán, hội thẩm, nhân chứng hoặc nạn nhân bị đe dọa hoặc bị hối
lộ. Sẽ khơng có một sự hợp tác quốc tế hữu hiệu, nếu những người có vai trị quan
trọng đối với qua trình điều tra, truy tố và xét xử tội phạm không được bảo vệ,
nhằm thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Các tội phạm nghiêm trọng sẽ
không bị phát hiện và trừng phạt nếu điều tra viên, công tố viên và thẩm phán
khơng có được các chứng cứ cần thiết. Người vơ tội có thể bị kết án oan trong khi
người phạm tội lại có thể thốt khỏi bị trừng trị nếu quá trình tố tụng bị chi phối bởi
những thế lực “đen”. Chính vì vậy, cả hệ thống tư pháp, từ góc độ quốc gia lẫn quốc
tế, cần được bảo vệ khỏi thế lực của các nhóm tội phạm có tổ chức. Vì lẽ này, Cơng
ước chú ý đến các biện pháp nhằm bảo vệ sự nguyên vẹn của hệ thống tư pháp.
Điều 23 của Công ước quy định về các tội phạm cản trở hoạt động tư pháp7.
Hành vi cản trở việc cung cấp chứng cứ
Điều 23 (a) yêu cầu các quốc gia thành viên quy định các hành vi sau đây là tội
phạm: “Sử dụng vũ lực, đe dọa hoặc hăm dọa, hoặc hứa, đề nghị hoặc đưa một lợi
ích khơng chính đáng, để khuyến khích một lời khai sai sự thật hoặc để cản trở việc
7
Nguyễn Thị Phương Hoa, sđd, tr.159.
cung cấp lời khai, cung cấp bằng chứng liên quan đến việc thực hiện một tội phạm
điều chỉnh bởi Công ước này trong quá trình tố tụng”.
Tội phạm này tác động vào nhân chứng hoặc những người có thể cung cấp
chứng cứ liên quan tới tội phạm. Sự tác động có thể được tác động bằng các biện
pháp khác nhau: (i) dùng một lợi ích vật chất (hối lộ), hoặc (ii) dùng sự ép buộc. Sự
ép buộc được thực hiện bằng cách dùng vũ lực, đe dọa hoặc hăm dọa.
Các hành vi ép buộc hoặc hối lộ có thể được thực hiện bất cứ lúc nào trước khi
bắt đầu phiên tịa xét xử tội phạm, khơng phân biệt là q trình tố tụng chính thức
có đang diễn ra hay khơng. Theo những người xây dựng Cơng ước, cụm từ “q
trình tố tụng” cần được giải thích rộng nhất để bao trùm tất cả các q trình tố tụng
chính thức của nhà nước; nhưng khơng bao gồm các q trình tố tụng tư nhân ví dụ
như thủ tục trọng tài8.
Về mặt chủ quan, tội phạm được thực hiện một cách cố ý (xem câu dẫn nhập
Điều 8)9. Ngồi ra, mục đích của hành vi phạm tội là để nhân chứng hoặc người có
thể cung cấp chứng cứ liên quan đến tội phạm không thể cung cấp chứng cứ hoặc
cung cấp chứng cứ sai sự thật. Chú ý rằng, Công ước không yêu cầu người thực
hiện hành vi cản trở cung cấp chứng cứ là người liên quan đến tội phạm đang bị
điều tra, truy tố hoặc xét xử. Quy định rộng như vậy sẽ giúp đấu tranh với các mắt
xích khác nhau của thế giới tội phạm.
Hành vi cản trở hoạt động của những người tiến hành tố tụng
Điều 23 (b) yêu cầu các quốc gia thành viên quy định các hành vi sau đây là tội
phạm: “Sử dụng vũ lực, đe dọa hoặc hăm dọa để cản trở một thẩm phán hoặc nhân
8
Xem United Nations Office on Drugs and Crime (2004), Legislative guides for implementation of the
United Nations Convention against Transnational Organized Crime, Nxb Uinted Nations, New York, tr.92.
9
Nguyễn Thị Phương Hoa, sđd, tr.160.
viên của cơ quan điều tra, trấn áp tội phạm thực hiện nhiệm vụ liên quan đến việc
thực hiện một tội phạm điều chỉnh bởi Công ước này”.
Tội phạm này tác động đến những người tiến hành tố tụng, bao gồm thẩm phán,
cơng tố viên, nhân viên của tịa án, nhân viên của cơ quan điều tra. Cách thức tác
động của tội phạm này là “dùng vũ lực, đe dọa hoặc hăm dọa”. Khác với tội phạm
trên, cách thức tác động trong tội phạm này không bao gồm hành vi hối lộ, bởi vì
thẩm phán, cơng tố viên và nhân viên điều tra được coi là “công chức” và hành vi
hối lộ những đối tượng này đã được điều chỉnh bởi các tội phạm về tham nhũng.
Về mặt chủ quan, tội phạm được thực hiện một cách cố ý (xem câu dẫn nhập
Điều 8). Ngồi ra, mục đích của hành vi phạm tội là để cản trở những người tiến
hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ của họ. Tương tự như tội phạm trên, Công ước
không yêu cầu người thực hiện hành vi cản trở là người liên quan đến tội phạm
đang bị điều tra, truy tố hoặc xét xử10.
1.1.2.4.
Yêu cầu bắt buộc đối với các quốc gia thành viên
Để đấu tranh với tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, trước hết pháp luật của
các quốc gia phải thống nhất coi những hành vi tham gia vào các nhóm tội phạm có
tổ chức và các hành vi liên quan khác là tội phạm. Từ đó, các quốc gia mới có thể
cung cấp cho nhau những sự hợp tác cụ thể trong điều tra, truy tố và xét xử tội
phạm. Chính vì lý do này, Cơng ước u cầu các quốc gia thành viên áp dụng
những biện pháp cần thiết để quy định trong luật hình sự quốc gia những tội phạm
nên trong Cơng ước (nói tóm tắt là nghĩa vụ tội phạm hóa)11.
Yêu cầu bắt buộc và yêu cầu tùy nghi của Công ước được thể hiện đan xen trong
tồn bộ quy định tại Điều 23, Điều 24 Cơng ước và một số điều luật liên quan. Về
yêu cầu bắt buộc có thể nhận thấy như sau:
10
Nguyễn Thị Phương Hoa, sđd, tr.161.
11
Nguyễn Thị Phương Hoa, sđd, tr.142.
Công ước bắt buộc các quốc gia thành viên phải hình sự hóa hành vi được nêu ở
Điều 23(a) và 23(b)12. Theo đó, hành vi thứ nhất là hành vi cản trở việc cung cấp
chứng cứ là dùng vũ lực, đe dọa hoặc hăm dọa hoặc hứa hẹn, đề nghị hoặc cung cấp
một mối lợi khơng chính đáng để người bị thẩm vấn khai sai sự thật hoặc để can
thiệp vào việc đưa ra lời khai hay đưa ra chứng cứ trong một vụ kiện liên quan đến
các hành vi phạm tội được điều chỉnh bởi Công ước.
Nếu như bất kỳ ai dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực đối với người bị thẩm vấn
(người này có thể là người bị hại, nhân chứng…) hoặc đưa ra một đề nghị về một
khoản lợi khơng chính đáng để họ đưa ra lời khai không đúng sự thật hoặc từ chối
cung cấp lời khai hoặc can thiệp vào việc đưa ra lời khai hoặc chứng cứ trong vụ án
liên quan tới các hành vi tham gia nhóm tội phạm có tổ chức, hợp pháp hóa tài sản
do phạm tội mà có hoặc tham nhũng thì hành vi trên phải được hình sự hóa theo
pháp luật quốc gia, để bị xem là tội phạm theo pháp luật quốc gia.
Như đã phân tích ở phần đặc điểm các hành vi cản trở tư pháp, hành vi trên tác
động vào nhân chứng hoặc những người có thể cung cấp chứng cứ liên quan tới tội
phạm. Sự tác động có thể được tác động bằng các biện pháp khác nhau: (i) dùng
một lợi ích vật chất (hối lộ), hoặc (ii) dùng sự ép buộc. Sự ép buộc được thực hiện
bằng cách dùng vũ lực, đe dọa hoặc hăm dọa.
Hành vi thứ hai là hành vi cản trở hoạt động của những người tiến hành tố tụng,
hành vi này thể hiện ở việc sử dụng vũ lực, đe dọa hoặc hăm dọa nhằm can thiệp
12
Article 23 Criminalization of obstruction of justice: “Each State Party shall adopt such legislative and
other measures as may be necessary to establish as criminal offences, when committed intentionally:
(a) The use of physical force, threats or intimidation or the promise , offering or giving of an undue
advantage to induce false testimony or to interfere in the giving of testimony or the production of
evidence in a proceeding in relation to the commission of offences covered by this Convention;
(b) The use of physical force, threats or intimidation to interfere with the exercise of official duties by a
justice or law enforcement official in relation to the commission of offences covered by this
Convention. Nothing in this subparagraph shall prejudice the right of States Parties to have
legislation that protects other categories of public officials”.
vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính thức của một nhân viên tư pháp hoặc hành
pháp liên quan đến các hành vi phạm tội như tham gia nhóm tội phạm có tổ chức,
hợp pháp hóa tài sản do phạm tội mà có hoặc tham nhũng.
Tội phạm này tác động đến những người tiến hành tố tụng, bao gồm thẩm phán,
cơng tố viên, nhân viên của tịa án, nhân viên của cơ quan điều tra. Cách thức tác
động của tội phạm này là “dùng vũ lực, đe dọa hoặc hăm dọa”.
1.1.2.5.
Yêu cầu tùy nghi đối với các quốc gia thành viên
Các quốc gia chỉ có nghĩa vụ hình sự hóa các hành vi cản trở hoạt động tư pháp
nếu hành vi này liên quan những tội phạm nghiêm trọng thuộc phạm vi điều chỉnh
của Cơng ước, đó là: tham gia nhóm tội phạm có tổ chức, hợp pháp hóa tài sản do
phạm tội mà có, tham nhũng và những tội phạm nghiêm trọng khác do nhóm tội
phạm có tổ chức thực hiện có tính chất xun quốc gia.
Cũng theo Cơng ước thì các quốc gia có quyền ban hành quy phạm pháp luật để
bảo vệ các nhân viên nhà nước khác.
Bên cạnh đó, Cơng ước cịn dành một điều quy định việc bảo vệ các nhân
chứng, những người dễ bị tội phạm mua chuộc, khống chế nhất. Theo khoản 1 Điều
24 quy định: “Mỗi quốc gia thành viên sẽ áp dụng các biện pháp phù hợp theo khả
năng của mình để bảo vệ nhân chứng trong các vụ án hình sự một cách hiệu quả
khỏi nguy cơ bị trả thù hoặc đe dọa khi họ cung cấp chứng cứ liên quan đến các
hành vi phạm tội được Công ước này điều chỉnh và nếu cần thiết bảo vệ những
người ruột thịt hay những người thân thích của họ”. Tại những nước mà nguy cơ
trả thù cao, các chính phủ phải thiết lập các chương trình bảo vệ nhân chứng, như
tại Mỹ và Italia… để đảm bảo sự an toàn cho họ khỏi sự trả thù của bọn tội phạm có
tổ chức13.
13
Nguyễn Trường Giang, Nguyễn Ngọc Anh, sđd, tr.110.
1.2. Hành vi cản trở công lý theo pháp luật hình sự của một số nƣớc là
thành viên tham gia, ký kết và phê chuẩn Công ƣớc TOC
Trong Bộ luật Hình sự một số nước, (xét về phương diện khách thể) các hành vi
xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định rất khác nhau.
Bộ luật Hình sự của nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa có hiệu từ 01/01/1980
coi các hành vi của nhân viên tư pháp như truy tố oan người biết rõ là vô tội; cố ý
bao che, không truy tố người vô tội; cố ý đưa ra bản án sai… là các tội phạm về
chức vụ. Còn cán bộ Nhà nước bức cung bị can, dùng nhục hình, giam giữ người
trái phép, người phiên dịch, thư ký Tòa án, người giám định cố ý làm sai nhằm hãm
hại người khác… thì được đưa vào nhóm các tội xâm phạm quyền thân thể và
quyền dân chủ của cơng dân14.
Tại Điều 307 Bộ luật Hình sự Trung Hoa quy định về hành vi cản trở cung cấp
chứng cứ, theo đó, về chủ thể thực hiện này theo quy định của Trung Hoa có cách
quy định khác với pháp luật hình sự Việt Nam, BLHS Trung Hoa quy định chủ thể
là “người nào” phạm vi chủ thể rộng hơn so với nước ta, cách quy định này hoàn
toàn phù hợp với Cơng ước. Bên cạnh đó, đối tượng tác động tại Điều 307 là “nhân
chứng” và “người khác” do đó quy định này có đối tượng tác động rộng hơn pháp
luật hình sự nước ta và đáp ứng yêu cầu Công ước theo Điều 23(a). Về cách thức
thực hiện hành vi thì quy định này giống quy định của nước ta và Cơng ước15.
Tuy nhiên, pháp luật hình sự Trung Hoa quy định về hành vi cản trở hoạt động
của những người tiến hành tố tụng lại rất chung chung, không nằm trong chương về
các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà ở Chương VI – Tội xâm phạm trật tự quản
14
Bộ luật Hình sự nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 1994, tr.49-50.
15
Điều 307 BLHS Trung Hoa: “Người nào dùng bạo lực, uy hiếp, mua chuộc, ngăn chặn nhân chứng ra làm
chứng hoặc bức người khác làm chứng giả, thì bị phạt tù đến ba năm hoặc cải tạo lao động…”
lý xã hội16. Theo đó, quy định này của Trung Hoa thiếu tính cụ thể so với pháp luật
hình sự Việt Nam và Cơng ước.
Trong Bộ luật hình sự Vương quốc Thụy Điển được thơng qua năm 1962 có
hiệu lực từ ngày 01/01/1965, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp được quy định ở
nhiều chương khác nhau. Chương XV quy định riêng về tội khai báo gian dối, truy
cứu trái pháp luật bao gồm các hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, từ chối không
khai báo sự thật; cố ý truy cứu trách nhiệm người khơng có tội; tố giác người khơng
có tội; giả mạo hoặc tiêu hủy chứng cứ… Hoặc trong chương XVI – các tội xâm
phạm trật tự cơng cộng có quy định hành vi bạo lực, phá rối hoạt động của phiên
tòa; chương XVII – tội xâm phạm hoạt động cơng cộng có quy định hành vi che
giấu tội phạm, giúp người phạm tội bỏ trốn, gây cản trở cho việc điều tra, truy tố tội
phạm; giúp người đang bị chấp hành án tù bỏ trốn…17.
Theo đó, BLHS Thụy Điển khơng có chương riêng về các tội xâm phạm hoạt
động tư pháp như pháp luật Việt Nam, các quy định về tội xâm phạm hoạt động tư
pháp nằm rải rác ở các chương khác nhau. Trong Chương XV quy định riêng về tội
khai báo gian dối, truy cứu trái pháp luật bao gồm các hành vi cung cấp thông tin
sai sự thật, từ chối không khai báo sự thật; cố ý truy cứu trách nhiệm người khơng
có tội; tố giác người khơng có tội; giả mạo hoặc tiêu hủy chứng cứ… nhưng khơng
có điều luật nào quy định về hành vi cản trở việc cung cấp chứng chứ, đây là sự
khác biệt lớn so với pháp luật hình sự Việt Nam cũng như Cơng ước.
16
Điều 277 BLHS Trung Hoa: “Người nào dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực nhằm cản trở nhân viên cơ
quan nhà nước thi hành nhiệm vụ thì bị phạt tù đến 3 năm, cải tạo động, quản chế hoặc bị phạt tiền…”
17
Trường Đại học Luật Hà Nội, Bộ luật Hình sự Thủy Điển, Nxb Cơng an Nhân dân, 2010.