Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Giám sát xã hội của mặt trận tổ quốc việt nam (dưới góc độ luật hiến pháp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

GIÁM SÁT XÃ HỘI
CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
(DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT HIẾN PHÁP)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

GIÁM SÁT XÃ HỘI
CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
(DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT HIẾN PHÁP)
Chuyên ngành: Luật hiến pháp và Luật hành chính
Mã số: 60380102

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Văn Nhiêm
Học viên: Nguyễn Thị Thu Huyền
Lớp Cao học Luật Khánh Hịa, Khóa 2

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Giám sát xã hội của Mặt trận Tổ
quốc (dưới góc độ Luật Hiến pháp)” do tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
PGS.TS. Vũ Văn Nhiêm. Các số liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung
thực, chưa từng cơng bố trong cơng trình nghiên cứu nào trước đó. Các thơng tin
trích dẫn trong luận văn được trích dẫn đầy đủ, chính xác từ các sách, báo, tạp chí.
Tp.Hcm, ngày tháng

năm 2017

Tác giả

Nguyễn Thị Thu Huyền


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐCSVN

: Đảng cộng sản Việt Nam

GSXH

: Giám sát xã hội

HĐND
MTTQVN

: Hội đồng nhân dân
: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam


NXB

: Nhà xuất bản

QPPL

: Quy phạm pháp luật

TAND
TW
UBND

: Tòa án nhân dân
: Trung ương
: Ủy ban nhân dân

UBTVQH
VKSND
XHCN

: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
: Viện kiểm sát nhân dân
: Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .........................................3

3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn .....................................................................7
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu ........................................7
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn .................................................7
6. Đóng góp của luận văn ..........................................................................................8
7. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của luận văn ..........................................8
8. Kết cấu của luận văn .............................................................................................8
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ GIÁM SÁT XÃ
HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM ...................................................9
1.1. Khái niệm về giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tính chất,
mục đích và nguyên tắc giám sát .............................................................................9
1.1.1. Giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .............................................9
Giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trên cơ sở quy định của các văn
bản pháp luật.............................................................................................................20
1.1.2. Tính chất, mục đích và nguyên tắc giám sát ...................................................24
1.2. Đối tượng, nội dung, phạm vi giám sát ..........................................................25
1.2.1. Đối tượng giám sát ..........................................................................................25
1.2.2. Nội dung giám sát ...........................................................................................26
1.2.3. Phạm vi giám sát .............................................................................................28
1.3. Hình thức giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ........................29
1.3.1. Nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền
và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân ........................................................29
1.3.2. Tổ chức đồn giám sát ....................................................................................30
1.3.3. Thơng qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cấp xã,
Ban giám sát đầu tư của cộng đồng ..........................................................................32
1.3.4. Tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền .................................35


1.4. Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan tổ chức trong
thực hiện giám sát xã hội ........................................................................................37
1.4.1. Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam .................................37

1.4.2. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát ............38
1.4.3. Trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
và cơ quan, tổ chức có liên quan ..............................................................................39
Kết luận chương 1 ...................................................................................................40
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ
QUỐC VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM............41
2.1. Thực trạng và những kết quả đạt được trong hoạt động giám sát xã hội
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ............................................................................41
2.1.1. Giám sát quá trình xây dựng pháp luật ..........................................................42
2.1.2. Giám sát bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ............................46
2.1.3. Giám sát các đại biểu dân cử, cán bộ công chức, viên chức ..........................49
2.1.4. Giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ..............................................50
2.1.5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo
của công dân và tổng hợp kiến nghị của cử tri .........................................................54
2.1.6. Giám sát của Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng
đồng ...........................................................................................................................55
2.1.7. Giám sát đối với hoạt động tư pháp ................................................................56
2.1.8. Thực hiện giám sát xã hội ở Trung ương và địa phương hiện nay .................58
2.2. Những hạn chế trong hoạt động giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và nguyên nhân ..............................................................................................63
2.2.1. Những hạn chế ................................................................................................63
2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế ....................................................................67
2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát xã hội của
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ...................................................................................71
2.3.1. Quan điểm, phương hướng thực hiện chức năng giám sát xã hội của Mặt trận
Tổ quốc ......................................................................................................................72


2.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

...................................................................................................................................74
2.3.3. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý về hoạt động giám sát xã hội của Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam ..............................................................................................81
2.3.4. Phát huy dân chủ trong giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam........87
2.3.5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp giám sát xã hội với các hình thức kiểm
sốt quyền lực khác ...................................................................................................88
Kết luận chương 2 ...................................................................................................89
KẾT LUẬN ..............................................................................................................90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giám sát xã hội (GSXH) là yêu cầu khách quan, mang tính phổ biến của mọi
thể chế chính trị hiện đại. Nhân dân thực hiện GSXH nhằm kiểm soát quyền lực,
khắc phục xu hướng lạm quyền, tha hóa quyền lực. Ở Việt Nam, một trong những
phương thức để nhân dân thực hiện GSXH là thơng qua vai trị của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam (MTTQVN).
MTTQVN là tổ chức đoàn kết rộng rãi toàn dân, tập hợp mọi lực lượng trong
xã hội để đưa đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, các
chương trình kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phịng an ninh vào cuộc sống, góp phần
tạo nên sự đồng thuận trong xã hội; đồng thời đại diện cho quyền lợi hợp pháp của
nhân dân để phản ánh mọi ý nguyện với Đảng và Nhà nước
Trong điều kiện Đảng nắm chính quyền, Đảng lãnh đạo xã hội, thì
MTTQVN là tổ chức có vai trị to lớn trong việc xây dựng Đảng và tạo điều kiện
cho Đảng làm tốt các vai trị của mình, trong đó có việc GSXH. Điều này Đảng đã
có chủ trương và Hiến pháp cũng đã quy định, vấn đề là tổ chức giám sát thế nào
cho thiết thực và có hiệu quả trong xã hội. Đây là một trong những nội dung quan
trọng mà trên cơ sở tổng kết và lý luận thực tiễn, lần đầu tiên tại Đại hội đại biểu

toàn quốc lần thứ X, Đảng đã khẳng định vai trò của MTTQVN trong sự nghiệp xây
dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc “Xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội
của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị- xã hội và nhân dân đối với việc hoạch
định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức
thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức cán bộ ” 1 và xác định “Phát huy vai trò và
tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng
đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện vai
trò giám sát, phản biện xã hội”.
Trong những năm qua, MTTQVN tích cực thực hiện chức năng GSXH và
đạt được những kết quả khả quan, phát huy được vai trò của các tổ chức thành viên
và các hội chuyên ngành. Ban Thường trực Trung ương (TW) MTTQVN đã triển
khai 8 chương trình giám sát: tổng rà sốt việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với
người có cơng với cách mạng; việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm đối với người
lao động trong các loại hình doanh nghiệp; việc thực hiện pháp luật về sản xuất,
1

Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr. 135.


2
kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thủy sản và thức ăn gia súc; việc thực
hiện pháp luật của các cơ sở khám chữa bệnh ngồi cơng lập; việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo của chính quyền cơ sở; việc thực hiện Luật khoa học công nghệ; việc
thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính trong các lĩnh
vực thuế, hải quan; việc đánh giá sự hài lịng của người dân với chính quyền cơ sở.
Trong đó, chương trình Tổng rà sốt chính sách ưu đãi đối với người có cơng với
cách mạng đã hoàn thành và đạt kết quả theo tiến độ đề ra, được dư luận và nhân
dân đánh giá cao, qua rà sốt đã góp phần đánh giá đầy đủ, tồn diện chính sách của
Nhà nước đối với người có công với cách mạng; đồng thời khắc phục những hạn

chế, kịp thời bổ sung, sửa đổi chính sách để giải quyết khó khăn của một bộ phận
người có cơng, tổng số đối tượng được rà soát là 2.070.812 người, trong đó số đối
tượng hưởng đúng, hưởng đủ chính sách là 1.892.769 người, chiếm tỷ lệ 95,75%; số
đối tượng hưởng chưa đầy đủ là 86.201 người, chiếm 4,16%; số đối tượng hưởng
sai là 1.872 người, chiếm 0,09% 2. Ủy ban MTTQVN các tỉnh, thành phố đã thực
hiện tốt các quy trình lựa chọn nội dung, xây dựng kế hoạch GSXH, đề xuất với cấp
ủy, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức thành viên để thực hiện. Một số
địa phương đã bám sát với thực tiễn để lựa chọn những nội dung mà nhân dân địa
phương quan tâm để triển khai giám sát chuyên đề.
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, GSXH của MTTQVN vẫn còn những
hạn chế, bất cập. Ủy ban MTTQVN các cấp vẫn chưa phát huy được một cách hiệu
quả sức mạnh của các tổ chức thành viên. Việc thực hiện nhiệm vụ một số nơi cịn
mang nặng tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Ở một số địa phương, GSXH chưa
được coi trọng đúng mức. Về cơ chế giám sát của Ban Thanh tra nhân dân, Ban
Giám sát đầu tư của cộng đồng trên thực tế chưa được các ngành có liên quan bảo
đảm đúng quy định; do đó việc giám sát thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, giám
sát cán bộ, công chức, viên chức và đại biểu dân cử còn hạn chế; cán bộ Mặt trận
các cấp tuy được tăng cường, trẻ hóa nhưng vẫn chưa đủ sức đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ giám sát trong tình hình mới.
Để phát huy vai trò của MTTQVN trong GSXH cần nhận thức và giải quyết
hàng loạt vấn đề thực tiễn đặt ra như: (1) xác định đúng quyền và trách nhiệm của
MTTQVN trong GSXH và nâng cao năng lực giám sát của MTTQVN; (2) xác định
2

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (2015), Báo cáo số 203/BC-MTTTTW-BTT ngày
30/1/2016 về Báo cáo kết quả công tác Mặt trận năm 2015, chương trình phối hợp và thống nhất hành động
của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2016.


3

đúng quyền và trách nhiệm của các đối tượng chịu sự giám sát của MTTQVN; (3)
lựa chọn vấn đề, xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát phù hợp với năng lực
của MTTQVN; (4) thực hiện tốt sự phối hợp giữa các chủ thể tham gia giám sát của
MTTQVN; (5) thực hiện tốt việc giám sát đến cùng nhằm phát huy vai trò, tác dụng
GSXH của MTTQVN; (6) xác định đúng và thực hiện tốt mục đích, u cầu cơng
tác GSXH của MTTQVN; xây dựng kế hoạch, nội dung, đối tượng, thời gian,
phương pháp tiến hành thực hiện đúng thủ tục, quy trình, phương pháp, hình thức
giám sát; giải quyết kiến nghị sau giám sát; tiết kiệm chi phí thực hiện giám sát…
Xuất phát từ sự phân tích trên, tác giả lựa chọn vấn đề “Giám sát xã hội của
Mặt trận Tổ quốc (dưới góc độ Luật Hiến pháp)” làm đề tài luận văn thạc sĩ,
chuyên ngành Luật Hiến pháp - Hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Các nghiên cứu về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
MTTQVN là một bộ phận cấu thành hệ thống chính trị của nước Cộng hịa
XHCN Việt Nam, là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức
chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong
các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định
cư ở nước ngồi3. MTTQVN, là một tổ chức chính trị thu hút được nhiều sự quan
tâm trong nhân dân cả nước, do đó các đề tài nghiên cứu về tổ chức này khá lớn.
Các cơng trình nghiên cứu chủ yếu ở khía cạnh lịch sử, phương thức hoạt động và
về tổ chức (vị trí, vai trị, chức năng, nhiệm vụ…). Tiêu biểu như:
Bộ sách 3 tập “Lịch sử Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam” do Phó giáo
sư, Tiến sĩ Trần Hậu chủ biên. Bộ Lịch sử Mặt trận này là một cơng trình nghiên
cứu cơng phu, tổng kết 75 năm (từ 1903 đến 2005) bộ sách phản ánh tương đối đầy
đủ hoạt động của Mặt trận, trong đó có một phần nội dung giám sát của Mặt trận
tham gia xây dựng Đảng, nhà nước. Nghiên cứu về tổ chức và phương thức hoạt
động là trọng tâm nghiên cứu của nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về MTTQVN,
và các đồn thể chính trị - xã hội trong thời gian qua.
“Mặt trận tổ quốc Việt Nam có phải là một tổ chức chính trị xã hội?” Vũ
Thị Loan, Tạp chí Lý luận Chính trị, Học viện chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ

Chí Minh, số 6/2013,trang 85- 88. Tác giả đã nêu lên những tính chất của
MTTQVN và sự đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQVN phù hợp
3

Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015) Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nxb. Chính
trị quốc gia; Hà Nội, tr.8.


4
tính chất chính trị và xã hội. Đó là tập hợp lực lượng dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) thực hiện mục tiêu chính trị là độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội. Tính chất xã hội của MTTQVN trước hết thể hiện ở tính quần chúng
rộng rãi của Mặt trận. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQVN là
một bộ phận của đổi mới hệ thống chính trị. Tác giả nêu ra một số nội dung trọng
yếu cần đổi mới như tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục các thành viên về
trách nhiệm xây dựng MTTQVN và các đoàn thể vững mạnh; làm tốt vai trò cầu nối
giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước, thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện đối
với Đảng và Nhà nước…
Luật Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam - Cơ sở pháp lý bảo đảm cho sự đổi mới
hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của tác giả Trần Ngọc Nhân, Nguyễn
Thanh Bình đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện nhà nước và pháp luật,
Số 8/1999, trang 46- 56. Và“Vai trị của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam nhìn từ góc độ
quản lý nhà nước” của tác giả Trần Thị Ngà đăng trên Tạp chí Quản lý Nhà nước.
Học viện Hành chính, số 6/2010, trang 49- 51.
Đáng chú ý nhất trong mảng này là đề tài KX. 10.03 nghiên cứu Mặt trận và
các đồn thể chính trị - xã hội: “Mơ hình đổi mới, hồn thiện tổ chức và hoạt động
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống
chính trị giai đoạn 2010 - 2015” do Tiến sĩ Thang Văn Phúc (Bộ Nội vụ) là chủ
nhiệm đề tài. Đề tài phân tích những hạn chế, bất cập trong mơ hình về tổ chức và
hoạt động của MTTQVN hiện nay, đã đề xuất mơ hình về tổ chức và hoạt động của

Mặt trận trong giai đoạn 2010- 2015, từ đó đề ra mơ hình chức năng, nhiệm vụ của
MTTQVN với 5 chức năng:
- Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
- Phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
- Đại diện quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
- Xây dựng và củng cố đồng thuận xã hội.
- Giám sát và phản biện xã hội.
Vai trò giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận không chỉ là hỗ trợ cho
công tác giám sát, kiểm tra của nhà nước, mà cịn mang tính độc lập cao hơn, thậm
chí cịn phản biện lại cả cơng tác giám sát, kiểm tra của các cơ quan nhà nước phù
hợp với yêu cầu phát triển nền dân chủ XHCN ở nước ta hiện nay.


5
Các nghiên cứu về hoạt động giám sát xã hội
Đối với hoạt động GSXH, những nghiên cứu sớm nhất là các tham luận tại Hội
thảo về giám sát của MTTQVN năm 1997, năm 1999 có hai hội thảo được tổ chức:
Hội thảo về hoạt động giám sát của Quốc hội (do văn phòng Quốc hội Việt Nam và
Văn phòng Quốc hội Thuỵ Điển phối hợp tổ chức từ 28/8 đến 01/9) và Hội thảo: Tổ
chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của một số nước trên thế giới.
Từ sau năm 2000, số lượng các đề tài nghiên cứu nhiều hơn. Tiêu biểu như:
1. Đề tài nghiên cứu khoa học KX.10-07 (2006): “Xây dựng cơ chế pháp lý
đảm bảo sự kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng,
Nhà nước và các thiết chế tổ chức trong hệ thống chính trị” (Giáo sư, Tiến sĩ khoa
học Đào Trí Úc chủ nhiệm).
Tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát của một số nước trên thế
giới- Sách tham khảo do Nguyễn Văn Kim (Nguyễn Kim) (Chủ biên) 2001 đã trình
bày về tổ chức và hoạt động thanh kiểm tra, giám sát ở một số nước trên thế giới để
từ đó có những mẫu để so sánh với nước ta trong lĩnh vực này.
Đề tài khoa học cấp bộ 2006 “Vấn đề nhân dân giám sát cơ quan dân cử ở

nước ta hiện nay” Tiến sĩ Đặng Đình Tân (Chủ biên). Tác giả đã phân tích hệ thống
GSXH ở nước ta với các chủ thể, công dân cử tri. Chỉ ra nội dung giám sát cơ quan
dân cử của MTTQVN với giám sát tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản pháp
luật, giám sát quá trình bầu cử đại biểu quốc hội,…
Giám sát xã hội đối với hoạt động tư pháp ở nước ta hiện nay- Tạp chí Cộng
sản số 17 ngày 15/9/2009 được tác giả Nguyễn Huy Phượng đã trình bày cơ sở lý
luận và thực tiễn, thực trạng, quan điểm, giải pháp thực hiện GSXH trong lĩnh vực
tư pháp.
Giám sát xã hội trong nhà nước pháp quyền, của tác giả Vũ Anh Tuấn đăng
trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp 07/2009 nêu một số vấn đề về đặc điểm của
GSXH khác biệt với giám sát nhà nước, mối quan hệ giữa GSXH với nhà nước
pháp quyền.
Một số bài viết trên tạp chí Mặt trận như:
Nguyễn Thị Thủy (2013), “các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giám sát và
phản biện xã hội của Mặt trận đạt hiệu quả”, Tạp chí Mặt trận số 121+122, tr.6265. Bài viết đề cập việc triển khai giám sát và phản biện xã hội cần đảm bảo các
điều kiện như: nâng cao nhận thức vị trí, vai trị của MTTQVN trong giám sát và
phản biện, xây dựng và hoàn thiện cơ chế pháp lý, nâng cao chất lượng và đổi mới


6
tổ chức của MTTQVN các cấp; Nguyễn Thanh Bình (2014),“Mặt trận tổ quốc Việt
Nam với công tác giám sát và tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo trong thời kỳ đổi
mới”, Tạp chí Mặt trận số 123, tr.41-45. Nêu lên vai trò giám sát của Mặt trận đối
việc giải quyết khiếu nại tố cáo quy định còn chung chung và tác giả chỉ ra những
nguyên nhân chính hạn chế vài trò GSXH đối lĩnh vực này; Hà Ngọc Thảnh (2014),
“Phát huy trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân
trong giám sát hoạt động của các đại biểu dân cử”, Tạp chí Mặt trận số 129+130,
tr.62-66. Bài viết nêu trách nhiệm MTTQVN và đoàn Thanh tra nhân dân trong
giám sát hoạt động các đại biểu dân cử thể hiện một số vấn đề chủ yếu như giám sát
đại biểu dân cử theo nhiệm vụ chính trị, chức danh, lời hứa trước cử tri, bảo đảm và

quyền lợi chính đáng của nhân dân.. từ vấn đề nêu trên bài viết đưa ra yêu cầu đối
với MTTQVN và các đoàn Thanh tra nhân dân; Đỗ Phương (2014), “Lại bàn về
giám sát và phản biện” Tạp chí số 133, tr.4-7 bài viết đề cập vị trí và vai trò GSXH
hiện nay còn nhiều hạn chế, để phát huy vai trò giám sát và phản biện cần những
thay đổi cơ chế và tổ chức quản lý nếu không giám sát và phản biện xã hội chỉ là
cụm từ sử dụng trong tổ chức MTTQVN mà thôi
Kể từ khi có Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam số 14/1999/QH10 ngày 26
tháng 6 năm 1999 và sửa đổi, bổ sung Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam số
75/2015/QH13 ngày 9 tháng 6 năm 2015, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2016
thì hoạt động giám sát của Mặt trận được Uỷ ban TW MTTQVN được chú trọng
triển khai và đã có nhiều nghiên cứu đến GSXH của MTTQVN.
“Tăng cường hoạt động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam và các đoàn thể chính trị- xã hội theo tinh thần Hiến pháp năm 2013” của
tác giả Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch MTTQVN đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 9/
2014, trang 11-16. Tác giả đã nêu quá trình thành lập và sự phát triển của nội dung
giám sát và phản biện xã hội qua các văn bản của Đảng, Nhà nước. Các vấn đề giám
sát và việc tiến hành công tác giám sát, các nguyên tắc thực hiện GSXH và xây
dựng chương trình phối hợp triển khai giám sát chuyên đề trên một số lĩnh vực mà
hiện đang có nhiều bức xúc.
“Vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với bộ máy nhà nước”
(năm 2010) của Đặng Thị Kim Ngân, Luận văn Thạc sỹ trường Đại học Quốc gia
Hà Nội luận giải hệ thống giám sát của MTTQVN đối với bộ máy nhà nước. Đánh
giá những mặt được, chưa được của hoạt động giám sát trên thực tế để đưa ra các
biện pháp tăng cường vai trò giám sát của Mặt trận đối với bộ máy nhà nước.


7
Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Hậu (Chủ nhiệm đề tài khoa học KX 10- 06/06 10) “Các hình thức và giải pháp thực hiện giám sát xã hội và phản biện xã hội đối
với tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị”. Cơng trình đã đề cập đến rất nhiều
nội dung thuộc nội hàm giám sát và phản biện xã hội như quan niệm về giám sát và

phản biện xã hội, loại hình, bản chất và vai trò của giám sát..., đề tài đưa ra các giải
pháp thực hiện giám sát và phản biện xã hội đối với hệ thống chính trị ở nước ta.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn :Trên cơ sở những vấn đề lý luận và pháp
lý về GSXH được xem xét dưới góc độ Luật Hiến pháp, làm rõ thực trạng GSXH
của MTTQVN, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vai trò GSXH
của MTTQVN
Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt được mục đích trên luận văn thực hiện các
nhiệm vụ:
- Làm rõ hệ thống hóa lý luận về GSXH của MTTQVN.
- Làm rõ nội dung, đối tượng và hình thức GSXH của MTTQVN.
- Phân tích, đánh giá về thực hiện GSXH dưới góc độ Luật Hiến pháp.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò GSXH của MTTQVN
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn được tiến hành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối của ĐCSVN về xây
dựng nhà nước pháp quyền XHCN; về thực thi quyền lực nhân dân, về vai trò của
MTTQVN và các đồn thể chính trị trong việc giám sát xã hội. Đồng thời người
viết cũng kế thừa có chọn lọc các cơng trình và các bài viết khác của một số tác giả
đã công bố.
Cơ sở thực tiễn: Những hoạt động triển khai, thực hiện GSXH của
MTTQVN.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong đó sử dụng kết hợp các phương
pháp nghiên cứu như: phương pháp lịch sử và logic, phân tích - tổng hợp, thống kê so sánh, nghiên cứu tài liệu…
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu vai trò của
MTTQVN trong việc GSXH.



8
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Tiến hành nghiên cứu việc GSXH của
MTTQVN qua các bản Hiến pháp, nhất là trong Hiến pháp năm 2013 và Luật Măt
trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015.
6. Đóng góp của luận văn
Góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về GSXH của MTTQVN dưới góc
độ Luật Hiến pháp.
Làm rõ những thành tựu và hạn chế, xác định các vấn đề đặt ra trong quá
trình thực hiện GSXH của MTTQVN.
Luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu có tính khả thi phù hợp với quá
trình thực hiện giám sát của MTTQVN trong giai đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của luận văn
Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn
của việc thực hiện GSXH của MTTQVN dưới góc độ của Luật Hiến pháp.
Giá trị ứng dụng của luận văn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo,
nghiên cứu, giảng dạy và học tập lý luận; làm tài liệu tham khảo đối với cán bộ
MTTQVN và các đoàn thể; các cơ quan chức năng trong việc thực hiện và phát huy vai
trò giám sát của MTTQVN trong xây dựng hệ thống chính trị và đời sống nhân dân.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm 2 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về GSXH của MTTQVN
Chương 2: Thực trạng GSXH của MTTQVN và một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả GSXH của MTTQVN


9
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ
GIÁM SÁT XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

1.1. Khái niệm về giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tính
chất, mục đích và nguyên tắc giám sát
1.1.1. Giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Khái niệm giám sát và nội hàm của nó được diễn đạt bằng nhiều cách khác
nhau. Về thuật ngữ giám sát, hiện nay được dùng rất phổ biến trong khoa học chính
trị, pháp lý và được đề cập nhiều trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước và các tổ
chức chính trị xã hội.
Theo Từ điển Hán-Việt của Đào Duy Anh chủ biên thì “Giám sát là xem xét
và đàn hặc”4. Trong Từ điển Tiếng Việt (Giáo sư Hoàng Phê- Chủ biên), giám sát
được hiểu là “theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những điều đã quy định
không” 5. Từ điển Bách khoa Việt Nam thì cho rằng “Giám sát là một hình thức
hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc tổ chức xã hội nhằm đảm bảo pháp chế hoặc
sự chấp hành những quy tắc chung nào đó”6.
Tuy các định nghĩa trên đã nêu nhưng chưa đầy đủ nội hàm và những điều
giống nhau, khác nhau trong vận dụng chế định giám sát. Nội hàm của từ giám sát
không chỉ bao gồm các hành vi: xem xét, đàn hặc ( chất vấn) hay theo dõi, kiểm tra.
Giám sát, trước hết, không phải là sự ngó, nhìn một cách thụ động. Nếu người giám
sát khơng có quyền tác động vào hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát thì đó
chỉ là quan sát viên. Mục đích cốt lõi của hoạt động giám sát là buộc được đối
tượng chịu sự giám sát phải chỉnh lại hướng đi nếu đã đi sai đường lối, khắc phục
hành vi sai trái khi đã phạm phải
Tham khảo Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính thì “Giám sát là sự theo
dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động thường xuyên, liên tục và sẵn sàng tác
động bằng các biện pháp tích cực để buộc các đối tượng chịu giám sát đi đúng quỹ
đạo, quy chế, nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã được xác định từ trước, đảm
bảo cho luật pháp được tuân thủ nghiêm minh”7.

4

Đào Duy Anh (1996), Từ điển Hán-Việt, Nxb:Khoa học xã hội, tr 323-324.

Hoàng Phê (chủ biên) (1988), Từ điển Tiếng Việt, Nxb: Đà Nẵng, tr. 374.
6
Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), tập 3, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, tr.112.
7
Mai Hữu Khuê và Bùi Văn Nhơn (2002), Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính, Nxb Lao động, Hà Nội, tr. 261.
5


10
Tương đồng với nhận định trên, Tự điển Luật học cho rằng giám sát là “Sự
theo dõi, quan sát mang tính chủ động thường xuyên của cơ quan, tổ chức hoặc
nhân dân đối với hoạt động của các đối tượng chịu sự giám sát và sự tác động bằng
các biện pháp tích cực để buộc và hướng các hoạt động đó đi đúng quỹ đạo, quy chế
nhằm đạt được mục đích, hiệu quả đã được xác định từ trước đảm bảo cho Hiến
pháp và pháp luật được tuân thủ nghiêm chỉnh ”8. Theo Giáo sư, Tiến sĩ khoa học
Đào Trí Úc, để một cơ chế được coi là giám sát thì cơ chế đó phải đáp ứng các u
cầu như: “Có khả năng giám sát được tồn bộ hệ thống quyền lực” và “phải đứng
ngồi mà nhìn nhận”, “phải có tính độc lập về mặt pháp lý và phải đảm bảo được
yêu cầu khách quan”9.
Ở một số nước phương Tây, ví dụ như Anh, Pháp, Mỹ, Đức họ chỉ có một
chế định giám sát của công quyền, giám sát theo nghĩa chung là một hoạt động chủ
động phịng ngừa, tích cực theo dõi với một sự quan tâm sâu sắc một hoạt động hay
một người nào đó vì quyền ích của người đó, hoặc nhằm bảo vệ những quyền ích
khác hữu quan
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Võ Khánh Vinh, giám sát theo nghĩa rộng là khái niệm
để biểu thị “tổng thể các cơ chế xã hội tác động đến hành vi của con người với mục
đích khắc phục các sai lệch khỏi các quy phạm mà xã hội tiếp nhận”10.
Trong cuốn Tìm hiểu một số thuật ngữ văn kiện Đại hội X của ĐCSVN, đã
nêu rõ Giám sát là theo dõi, kiểm tra, phát hiện, đánh giá của cá nhân, tổ chức, cộng
đồng khác trong các lĩnh vực hoạt động kinh tế- xã hội, trong việc thực hiện Hiến

pháp, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước, các
quyền lợi, nghĩa vụ của công dân, của các tổ chức chính trị xã hội và kiến nghị phát
huy ưu điểm, thành tựu, xử lý đối với cá nhân, tổ chức có những hành vi sai trái11.
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy hoạt động giám sát mang nội
hàm như:
Giám sát là một hoạt động của một chủ thể biểu hiện qua quá trình theo dõi,
quan sát, xem xét, phân tích, nhận định về hành vi, việc làm của đối tượng bị giám sát.

8

Từ điển Luật học (1999), Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội, tr.174.
Đào Trí Úc (2009), Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động bộ máy Đảng, Nhà nước - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.38.
10
Đào Trí Úc và Võ Khánh Vinh (2003), Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở
nước ta hiện nay, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, tr.40.
11
Ngô Văn Du- Hồng Hà- Trần Xuân Giá (đồng chủ biên), (2006), Tìm hiểu một số thuật ngữ trong Văn kiện
Đại hội X của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.184.
9


11
Mục đích của giám sát là xem xét hành vi, việc làm của đối tượng bị giám sát
xem có đúng với những quy định, định hướng của chủ thể quyền lực đặt ra hay
không, nhằm điều chỉnh đối tượng thực hiện đúng yêu cầu, quy định của chủ thể
quyền lực. Giám sát phải có đủ ba quyền: quyền thơng tin, quyền kiểm tra, quyền
xử lý vi phạm. Hoạt động giám sát mang tính chủ động, thường xun, liên tục, có
mục đích, có nội dung, có quy chế. Hoạt động giám sát mang tính pháp lý thể hiện
quyền và trách nhiệm của chủ thể và đối tượng bị giám sát.

Theo tác giả, có thể quan niệm Giám sát là q trình theo dõi, quan sát, xem
xét, nhận định, đánh giá, phân tích về thái độ, hành vi của đối tượng bị giám sát
xem có vi phạm các quy chế, quy định hay các chuẩn mực của chủ thể hay pháp luật
không. Để từ đó có những tác động điều chỉnh đối tượng bị giám sát thực hiện đúng
các yêu cầu đề ra.
Hoạt động giám sát được thực hiện bằng hai loại chủ thể. Đó là hoạt động
giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước và hoạt động gám sát của các chủ thể xã
hội (ngoài nhà nước). Hoạt động giám sát của các chủ thể ngoài nhà nước được gọi
là Giám sát xã hội. Sự khác biệt giữa GSXH và giám sát của cơ quan quyền lực nhà
nước ở chỗ:
Chủ thể GSXH là nhân dân (nhân dân trực tiếp giám sát hoặc thơng qua các
tổ chức dân sự do mình ủy nhiệm). Đối tượng GSXH là các cơ quan quyền lực.
GSXH khơng mang tính quyền lực nhà nước khơng thực hiện quyền miễn nhiệm,
bãi nhiệm trực tiếp đối với các đối tượng vi phạm nhưng có thể gây áp lực xã hội
lên các chủ thể quyền lực để điều chỉnh các quyết định, chính sách.
Về bản chất GSXH là hình thức giám sát có sự tham gia rộng rãi của tồn xã
hội mà nịng cốt là một số tổ chức của nhân dân, do nhân dân lập ra và uỷ nhiệm;
Nội dung, hình thức, phạm vi của GSXH vì thế được phân biệt với giám sát Nhà
nước là giám sát của Quốc hội, của Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp; với công
tác kiểm tra, giám sát của Đảng; Phương thức của GSXH được thực hiện trước tiên,
thông qua các tổ chức chính trị- xã hội rộng lớn của nhân dân (MTTQVN và các
đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp,…) bằng hình thức
giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp của mỗi công dân.
Theo nghĩa rộng, GSXH là giám sát của ba lực lượng cơ bản đó là: Giám sát
của Đảng, của Nhà nước và của nhân dân. Theo đó, GSXH bao trùm lên các giám
sát khác, bởi vì: Thứ nhất, giám sát đối với quyền lực nhà nước là giám sát của cả
tiểu hệ thống trong hệ thống rộng hơn là toàn xã hội, nhà nước là một hiện tượng


12

nảy sinh từ xã hội, thuộc về xã hội, quyền lực nhà nước là một dạng quyền lực xã
hội;Thứ hai, hoạt động giám sát do chủ thể Đảng, nhà nước, nhân dân thực hiện đều
có mục đích ngăn ngừa, khắc phục những sai lệch khỏi các quy phạm mà xã hội đặt
ra hoặc thừa nhận
Theo nghĩa hẹp, GSXH được hiểu là giám sát của nhân dân bởi chủ thể giám
sát là các tổ chức, cá nhân bên ngoài nhà nước và nó là một loại giám sát trong tổng
thể cơ chế giám sát đối với quyền lực nhà nước. Các chủ thể giám sát ở đây với đặc
tính xã hội có thể là những thành tố độc lập nhỏ nhất (cá nhân) hoặc những nhóm xã
hội (do các cá nhân tập hợp lại tạo nên).
Để nghiên cứu GSXH đối với MTTQVN, luận văn đã tiếp cận GSXH theo
nghĩa hẹp. Đó là khái niệm chung để chỉ những hoạt động giám sát có cùng tính
chất do các chủ thể đặc thù thực hiện, như các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội, các tập thể lao động, công dân (trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức, báo chí,
dư luận xã hội) trong việc quản lý các cơng việc của nhà nước và xã hội. Sự ghi
nhận của pháp luật đã tạo ra cho giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
xã hội và công dân tồn tại trên thực tế ở nước ta với vị trí, vai trị là một loại giám
sát có đầy đủ các yếu tố phân biệt với giám sát của các cơ quan nhà nước. Được
biểu hiện bằng hai hình thức là giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp.
- Giám sát trực tiếp là hình thức giám sát có sự gặp gỡ trực tiếp giữa chủ thể
giám sát và đối tượng giám sát. Giám sát trực tiếp thường thông qua các kỳ họp, sinh
hoạt, qua theo dõi nắm tình hình hoạt động hoặc trực tiếp thực hiện một vấn đề nào đó
- Giám sát gián tiếp là hình thức giám sát khơng có sự gặp gỡ trực tiếp giữa
chủ thể giám sát với đối tượng giám sát. Giám sát chủ yếu thông qua nghiên cứu
báo cáo, văn bản, các tổ chức đồn thể chính trị- xã hội phản ảnh, qua điều tra xã
hội học, trao đổi bằng điện thoại hoặc phương tiện truyền thông giữa chủ thể giám
sát với đối tượng giám sát
Mục đích của GSXH không phải là tạo ra sự đối lập giữa dân chúng với nhà
nước và hệ thống chính trị, mà GSXH là một sự đánh giá, bổ sung quan trọng,
khách quan cho những hình thức giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước và hệ
thống chính trị. Nhờ đó, khơng chỉ hệ thống chính trị, bộ máy nhà nước mà tồn xã

hội có được sự đối trọng, cân bằng cần thiết để nó được tổ chức và vận hành theo
hướng khoa học và hiệu quả.
Từ các định nghĩa, khái niệm và nội hàm trên, tác giả cho rằng Giám sát xã
hội là hình thức giám sát xã hội của các chủ thể ngồi nhà nước thơng qua các tổ


13
chức xã hội hoặc bằng các hình thức giám sát (trực tiếp và gián tiếp) của công dân
đối với cán bộ, đảng viên, các tổ chức chính trị và bộ máy của nhà nước.
Giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
MTTQVN - tiền thân là Hội phản đế đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt
trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do ĐCSVN và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và
lãnh đạo, được thành lập ngày 18 tháng 11 năm 1930. Trải qua các giai đoạn lịch sử
khác nhau, Mặt trận đã thay đổi nhiều tên gọi khác nhau cho phù hợp với yêu cầu
của cách mạng. Đó là:
- Mặt trận dân chủ (tháng 8 năm 1937)
- Mặt trận Việt Minh năm 1945, Hội Liên hiệp Quốc dân (ngày 29 tháng 5
năm 1945), thống nhất Việt Minh- Liên Việt thành Mặt trận Liên Việt (ngày 3 tháng
3 năm 1951), đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (tháng 9 năm 1955),
- Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam (năm 1960), Liên minh các lực
lượng dân tộc, dân chủ và hịa bình Việt Nam (năm 1968),
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (tháng 1 năm 1977, Đại hội thống nhất các tổ
chức Mặt trận ở hai miền thành một Mặt trận Dân tộc thống nhất duy nhất lấy tên là
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam).
Từ thực tiễn lịch sử cách mạng, với nhận thức tầm chiến lược quan trọng,
ngay khi ĐCSVN ra đời (ngày 3 tháng 2 năm 1930) trong nội dung chính cương
vắn tắt và sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội nghị thành lập ĐCSVN do lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì đã vạch ra sự cần thiết xây dựng một Mặt trận Dân tộc
thống nhất nhằm đoàn kết các giai tầng trong xã hội, các tổ chức chính trị, các cá
nhân… phát huy truyền thống yêu nước, sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân tộc,

xây dựng một xã hội mới hịa bình, ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Từ đó
đến nay, trong lịch sử cách mạng Việt Nam, suốt chặng đường dài khơng bao giờ
vắng bóng tổ chức Mặt trận.
Đảng, Chính quyền, Mặt trận là những bộ phận hợp thành hệ thống chính trị
nước Cộng hịa XHCN Việt Nam. Vị trí của MTTQ trong hệ thống chính trị được
quy định: Với Đảng, MTTQVN do Đảng lãnh đạo; với chính quyền, MTTQVN là
cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; với đoàn thể nhân dân, Mặt trận là nơi
hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên. MTTQVN tổ
chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ MTTQVN. Tổ
chức và hoạt động của MTTQVN được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp
thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên.


14
Theo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 thì “Giám sát của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam là việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trực tiếp hoặc đề
nghị các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo dõi, xem xét, đánh
giá, kiến nghị đối với hoạt động của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử, cán bộ, công
chức, viên chức trong việc thực hiện chính sách, pháp luật”12.
GSXH của MTTQ là Mặt trận thực hiện vai trò, chức năng của mình trong
việc giám sát trực tiếp hoặc gián tiếp hoạt động của các cá nhân, tập thể, tổ chức
thực hiện các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Chủ thể giám sát: Ủy ban MTTQVN các cấp; hoặc tổ chức thành viên của
MTTQVN
Đối tượng giám sát của MTTQVN căn cứ theo Điều 26, khoản 1: “Đối tượng
giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan nhà nước, tổ chức, đại biểu dân
cử, cán bộ, công chức, viên chức”13.
Mục đích GSXH của MTTQ được đưa ra ở Điều 25 Luật Mặt trận, đó là xem
xét việc làm của đối tượng bị giám sát có đúng những điều quy định, những quy
chế, chuẩn mực đã đặt ra; phát hiện những khiếm khuyết trong tổ chức và hoạt động

của đối tượng bị giám sát để có những kiến nghị và biện pháp can thiệp, khắc phục
kịp thời nhằm hướng hoạt động của đối tượng đi đúng hướng, góp phần xây dựng
Đảng, xây dựng và củng cố chính quyền, làm cho tổ chức đảng và bộ máy nhà nước
ngày càng trong sạch, vững mạnh, hoạt động ngày càng có hiệu lực, hiệu quả để
thực thi quyền lực của nhân dân.
Với bản chất nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân, cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước XHCN Việt Nam phải
thể hiện được quyền làm chủ của nhân dân đối với quyền lực nhà nước, thơng qua
nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, GSXH mang tính quyền lực nhân dân với tư
cách là chủ thể của quyền lực nhà nước đối với tổ chức và thực hiện quyền lực nhà
nước là một trong những điều kiện quan trọng, nhằm bảo đảm quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi
ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là

12

Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nxb: Lao
động; Hà Nội, tr. 21.
13
Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nxb: Lao
động; Hà Nội, tr. 22.


15
trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân”.14
Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là xác lập tất cả mọi quyền lực trong nhà
nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Điều 2, Hiến pháp 2013 ghi nhận
“Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân ”. Như vậy, ở một quốc gia khi mà quyền của nhân dân

ngày càng được đề cao và chú trọng thì ở đó là lúc nhân dân được thực hiện quyền
lực của mình, một trong những quyền đó là quyền giám sát - mà MTTQVN là một
trong những tổ chức chính đại diện cho nhân dân thực hiện quyền này
Phân biệt giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc: với giám sát của Đảng và
giám sát của nhà nước
- Giám sát của Đảng, là việc cấp uỷ, tổ chức đảng theo dõi, xem xét, đánh giá
hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên chịu sự giám sát trong việc chấp hành
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và đạo đức, lối
sống theo quy định của Ban Chấp hành TW. Tổ chức Đảng cấp trên được giám sát
tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên; đảng viên được tham gia giám sát theo sự phân
cơng của tổ chức đảng có thẩm quyền. Như vậy, giám sát của Đảng là giám sát “bên
ngoài nhà nước” nhưng do bản chất chính trị và vị trí hạt nhân của Đảng trong hệ
thống chính trị nên giám sát của Đảng là giám sát của chủ thể lãnh đạo đối với Nhà
nước. Hoạt động này được thông qua cán bộ, đảng viên do đảng giới thiệu, cử lãnh
đạo bộ máy nhà nước; thông qua tổ chức cơ sở đảng được thành lập tương ứng với
cơ quan nhà nước.
- Giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước, là giám sát, kiểm tra của mọi cơ
quan, tổ chức, cá nhân với hoạt động hành chính bao gồm : Giám sát của Quốc hội
và HĐND; Giám sát Tư pháp- các Tòa án; Giám sát bảo hiến. Đặc điểm của loại
giám sát này là mang tính quyền lực nhà nước rõ nét, là hệ thống các cơ quan hoạt
động có tính chuyên nghiệp, được quy định rất cụ thể, chặt chẽ trong các văn bản
quy phạm pháp luật (QPPL), nhất là các luật về tổ chức và hoạt động của cơ quan
nhà nước (như: Luật Hoạt động giám sát Quốc hội, Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân, quy chế giám sát...). Loại hình giám sát này có quy định
cụ thể trình tự, thủ tục, nội dung, thẩm quyền, trách nhiệm đối với các bên tham gia
quan hệ giám sát thể hiện sự phân công, phối hợp và kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ
quan nhà nước.
14

Hồ Chí Minh (2002), Tồn tập, Tập 5, Nxb Chính Trị quốc gia, Hà Nội, tr .698.



16
- GSXH của Mặt trận khơng mang tính quyền lực, là giám sát mang tính
nhân dân với cơ chế “theo dõi, phát hiện, kiến nghị”. Mặt trận là nơi thể hiện cho ý
chí và nguyện vọng của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vận động
nhân dân giám sát, tham gia giám sát hoặc độc lập giám sát theo nhiệm vụ, quyền
hạn do pháp luật quy định. Tại khoản 2, điều 25 Luật Mặt trận 2015 quy định
“Giám sát Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mang tính xã hội; đại diện, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân…phát huy quyền làm chủ Nhân dân,
góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh”15
Nhân dân không trao cho nhà nước quyền sở hữu chủ quyền của mình mà chỉ
ủy quyền cho nhà nước thực hành chủ quyền của mình và việc ủy quyền thực hiện
ấy có giới hạn về thời gian, phạm vi và nội dung của chủ quyền. Đồng thời nhân
dân luôn luôn kiểm tra, giám sát nhà nước trong việc sử dụng phần quyền được trao
ấy, nếu thấy cần thiết thì nhân dân có thể rút lại chủ quyền vốn có của mình.
Nền dân chủ trong nhà nước pháp quyền khơng chỉ địi hỏi sự kiểm tra, giám
sát từ phía các cơ quan nhà nước mà quan trọng hơn, đòi hỏi phải thiết lập được cơ
chế giám sát hữu hiệu từ bên ngoài bộ máy nhà nước, trước hết là cơ chế giám sát
thường xuyên, thực chất và có hiệu quả từ phía nhân dân - chủ thể quyền lực nhà
nước đối với các cơ quan và cán bộ thực thi quyền lực nhà nước, kể cả đối với cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân trực tiếp bầu ra. GSXH đối với tổ
chức và thực hiện quyền lực nhà nước có tác dụng hỗ trợ cho giám sát mang tính
quyền lực nhà nước. Cùng với xu hướng dân chủ hóa đời sống xã hội, GSXH đối
với tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ngày càng được tăng cường và mở
rộng, bảo đảm sự vận hành của tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước có hiệu
quả, khoa học, nhằm mục đích xây dựng và hoàn thiện pháp quyền dân chủ XHCN
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Nền dân chủ XHCN mà chúng ta đang xây dựng, hồn thiện có mục tiêu
thống nhất là tất cả vì con người, dựa trên ba đặc trưng cơ bản là: tồn bộ hệ thống

chính trị ln được tổ chức và hoạt động vì lợi ích của nhân dân; quyền làm chủ của
nhân dân luôn được bảo đảm và được bảo vệ và ngày càng phát triển; quyền và
những lợi ích chính đáng của nhân dân ln mở rộng và phát triển tương thích với
sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Từ những phân tích trên, theo tác giả giám sát xã hội của MTTQVN dưới góc
15

Quốc hội Nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nxb: Lao
động; Hà Nội, tr. 21.


17
độ Luật Hiến pháp là một hình thức kiểm tra, giám sát xã hội của MTTQVN và các
đoàn thể nhân dân đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước của các cơ quan, tổ
chức nhà nước trong việc ban hành và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp
luật liên quan đến quốc kế dân sinh nhằm mục tiêu phát triển chung của xã hội.
Giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc trên cơ sở lý luận chính trị
MTTQVN là bộ phận của hệ thống chính trị nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam, sự quy định này xuất phát từ thực tiễn và yêu cầu khách quan của sự nghiệp
các mạng, xuất phát từ thể chế chính trị: Việt Nam là nước dân chủ, mọi quyền lực
thuộc về nhân dân. MTTQVN không phải tự Mặt trận khẳng định mà do chính nhân
dân và lịch sử thừa nhận. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, Đảng ln
coi trọng vai trò của MTTQVN trong việc tập hợp, xây dựng, phát huy sức mạnh
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân
dân, trong đó có vai trị giám sát. Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong mỗi giai đoạn
cách mạng, Đảng đã có những quyết sách phù hợp để phát huy sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc. Cơ sở lý luận về vai trò giám sát MTTQVN được khẳng định qua
các lần Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, cụ thể
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Đảng ta nhấn mạnh “Mặt trận và các
đoàn thể tham gia xây dựng, quản lý, giám sát và bảo vệ Nhà nước. Nhà nước dựa

vào Mặt trận và các đoàn thể để phát huy quyền làm chủ và sức mạnh có tổ chức
của nhân dân. Đó chính là sức mạnh của bản thân nhà nước”16. Nghị quyết Đại hội
Đại biểu toàn quốc lần VIII, lần IX đều nhấn mạnh nhiệm vụ giám sát của
MTTQVN. Đặc biệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng ta tiếp
tục khẳng định vai trò rất quan trọng của MTTQVN trong sự nghiệp xây dựng đất
nước và bảo vệ Tổ quốc, và yêu cầu “Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các
đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội”17. Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Đảng, Nhà nước có cơ chế, chính sách,
tạo điều kiện để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân hoạt động có hiệu quả, thực hiện
vai trị giám sát và phản biện xã hội”18. Trong phương hướng, nhiệm vụ phát triển
đất nước 5 năm 2011 - 2015, Đảng ta cũng khẳng định: “Mặt trận Tổ quốc Việt
16

Đảng cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VII, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, tr 69.
17
Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, tr. 129.
18
Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, tr. 87.


18
Nam và các đoàn thể nhân dân... thực hiện dân chủ, giám sát và phản biện xã hội;
tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh...”.
Và mới nhất Văn kiện Đại hội lần thứ XII đã nêu “Đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân để tập hợp,
phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tốt dân chủ, giám sát, phản
biện xã hội, tăng cường đồng thuận xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước,

hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ
Tổ quốc.”19
Ngày 12 tháng 12 năm 2013, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 217QĐ/TW, về Quy chế Giám sát và phản biện xã hội của MTTQVN và các tổ chức
chính trị-xã hội; và Quyết định số 218-QĐ/TW, Quy định về việc MTTQVN, các
đồn thể chính trị-xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng
chính quyền.
Từ đặc điểm, cấu trúc hệ thống chính trị Việt Nam khơng tổ chức vận hành
theo hình thức đa ngun, đa đảng. ĐCSVN duy nhất lãnh đạo và cầm quyền trong
hệ thống chính trị Việt Nam nên hệ thống chính trị nước ta khơng có sự kiềm chế,
đối trọng giữa các lực lượng đối lập. Do đó, để đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng luôn
đúng đắn, bộ máy nhà nước ln trong sạch, thể hiện ý chí và nguyện vọng nhân
dân, thể hiện đúng bản chất nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì
nhân dân thì cần thiết phải có sự giám sát, phản biện từ phía nhân dân và tổ chức đại
diện cho ý chí và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân chính là MTTQVN. Hoạt
động giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận sẽ tạo ra yếu tố kiềm chế nhằm giới
hạn quyền lực, tránh xu hướng lạm dụng quyền lực, vi phạm dân chủ trong bộ máy
hoạt động của Đảng và Nhà nước ta.
Giám sát xã hội của Mặt trận Tổ quốc được thực hiện trên cơ sở quy định
của Hiến pháp và pháp luật.
Điều 9 Hiến pháp 2013 đã nêu MTTQVN “ là tổ chức liên minh chính trị,
các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai
cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài”20 và khẳng
định vị trí, vai trị của MTTQN đó là “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị

19

Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, tr.115.
20
Quốc hội Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp nước Cơng hịa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 11.


×