Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HỦY BỎ HỢP ĐỒNG VÀ ĐƠN PHƢƠNG CHẤM DỨT
THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ
LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005

Người hướng dẫn khoa học: Ths. Lê Thị Hồng Vân
Học viên: Võ Thị Thanh

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, 2012


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng sinh ra để được thực hiện nhằm mang lại lợi ích
cho các bên nói riêng và cho sự phát triển lành mạnh của xã hội nói chung. Do đó, khi
hợp đồng được giao kết hợp pháp và có hiệu lực pháp luật sẽ làm phát sinh quyền,
nghĩa vụ của các bên và ràng buộc các bên phải thực hiện đúng, đầy đủ hợp đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế, khơng ít trường hợp, hợp đồng đã được giao kết hợp
pháp và trong quá trình thực hiện, một bên đã có sự vi phạm. Tùy thuộc vào từng loại
hợp đồng, sự vi phạm có ảnh hưởng nhất định đến các bên trong hợp đồng và ảnh
hưởng đến các quan hệ hợp đồng khác. Để bảo vệ lợi ích cho bên bị vi phạm hợp
đồng cũng như dung hịa lợi ích của các bên, pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật
nhiều nước đã quy định về hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng. Đây chỉ là những biện pháp mang tính dự phịng, được áp dụng như là biện
pháp cuối cùng khi việc tiếp tục thực hiện hợp đồng là không cần thiết và không mang
lại lợi ích cho các bên.
Hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không phải là
những biện pháp mới trong Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005, những biện pháp này


đã từng được quy định trong BLDS năm 1995. Quy định về việc hủy bỏ hợp đồng và
đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong BLDS có ý nghĩa quan trọng cả về lý
luận và thực tiễn. Về lý luận, hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng là những nội dung không thể thiếu của pháp luật về hợp đồng, là căn cứ
pháp lý để chấm dứt hợp đồng. Về thực tiễn, quy định về việc hủy bỏ hợp đồng và
đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ
thể hợp đồng khi có sự vi phạm nghĩa vụ. Tuy nhiên, gần 8 năm áp dụng BLDS năm
2005 cho thấy, thực tiễn giải quyết tranh chấp về vấn đề trên gặp nhiều khó khăn,
vướng mắc. Nhiều câu hỏi đặt ra vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng như: Những khó
khăn cụ thể mà Tịa án gặp phải là gì? Tại sao thực tiễn giải quyết tranh chấp lại gặp
nhiều vướng mắc? Nguyên nhân và cách hạn chế, khắc phục những vướng mắc đó
như thế nào? Hơn nữa, việc áp dụng hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng đều dẫn tới chấm dứt hợp đồng. Vậy sự giống và khác nhau cơ bản
giữa hai biện pháp này là gì? Để làm rõ những vấn đề được đặt ra ở trên, tác giả đã
chọn đề tài “Hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy
định của Bộ Luật Dân sự 2005” làm Khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
-2-


Hiện nay, đã có nhiều chuyên gia, nhiều học giả quan tâm nghiên cứu về hủy bỏ
hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, trong đó có những cơng trình
khai thác vấn đề ở góc độ chung, bao qt, cũng có những cơng trình khai thác ở một
số khía cạnh cụ thể. Đáng kể là những cơng trình nghiên cứu của PGS. TS Đỗ Văn
Đại. Cụ thể, PGS. TS Đỗ Văn Đại đã nghiên cứu vấn đề ở cả góc độ chung và cả
những khía cạnh cụ thể. Chẳng hạn như: "Vấn đề hủy bỏ, đình chỉ hợp đồng do bị vi
phạm trong Bộ luật Dân sự Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 9/2004; Tạp
chí Khoa học Pháp lý số 3/2004, đề tài nghiên cứu trên góc độ có hành vi vi phạm
hợp đồng trước và sau khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ nhưng hành vi vi phạm đó các
bên khơng có thỏa thuận hoặc pháp luật không quy định; Về khả năng hủy bỏ hợp

đồng khi có vi phạm trong đề tài "Về vấn đề hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm ở Việt
nam", Tạp chí Tịa án nhân dân, số 2/2009; Vấn đề hủy bỏ hợp đồng và đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng cũng được PGS. TS Đỗ Văn Đại đề cập một cách tổng
quát trong Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật
Việt nam (sách chuyên khảo), Nxb. Đại học quốc gia, tp. Hồ Chí Minh - 2010 và trong
một số Bản án, Quyết định tại "Bản án số 32 và 32 Bis" trong Luật hợp đồng Việt
Nam - Bản án và bình luận Bản án, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2009. Bên cạnh
đó, có một số cơng trình nghiên cứu khác về vấn đề hủy bỏ hợp đồng, đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng như: Vũ Thanh Tuấn (2010), "Quy định về hủy bỏ hợp
đồng dân sự", Tạp chí Tịa án nhân dân, (số 21); Nguyễn Thị Việt Hà (2010), Chế tài
đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng trong hoạt động thương mại, Luận
văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Nhật
Thanh (2010), Hủy bỏ hợp đồng do vi phạm trong quá trình thực hiện, Luận văn tốt
nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh;...
Nhìn chung, những cơng trình trên đều chủ yếu tập trung nghiên cứu các quy
định về biện pháp hủy bỏ hợp đồng, ít đề cập đến đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng và cũng chỉ mới dừng lại ở viêc nêu lên một số bất cập nhất định giữa các văn
bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề trên. Tuy nhiên, hủy bỏ hợp đồng và đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng là hai nội dung tương đối phức tạp. Mặc dù điều kiện áp
dụng là tương tự nhau và đều làm chấm dứt hợp đồng nhưng chúng dẫn đến những
hậu quả hoàn toàn khác nhau. Việc nghiên cứu một cách tổng quan cả về lý luận cũng
như thực tiễn của việc hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và
nêu ra một số kiến nghị sẽ cho thấy cách nhìn tồn diện hơn và góp phần hồn thiện
các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này. Vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu
đề tài "Hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định

-3-


của BLDS năm 2005" với mong muốn thực hiện mục tiêu trên.

3. Mục đích nghiên cứu:
Việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ các quy định của BLDS năm 2005 về vấn đề
hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng như: căn cứ, thủ tục,
hậu quả của việc áp dụng. Tác giả so sánh hủy bỏ hợp đồng với đơn phương chấm dứt
thực hiện hợp đồng nhằm chỉ rõ sự tương đồng và khác biệt giữa hai biện pháp này.
Bên cạnh đó, tác giả cũng tập trung nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp về hủy
bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng để hiểu rõ hơn thực tiễn áp
dụng quy định trên của pháp luật. Qua việc nghiên cứu thực tiễn, tác giả thấy được
những khó khăn, vướng mắc mà các bên trong hợp đồng cũng như Tòa án gặp phải, từ
đó, tìm ra ngun nhân và đưa ra một số kiến nghị với mong muốn hoàn thiện hơn các
quy định về hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong BLDS
năm 2005 và qua đó, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp đồng phát triển.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định pháp luật về hủy bỏ hợp
đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quy định của BLDS năm 2005 về vấn đề hủy
bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, so sánh các quy định đó với
một số đạo luật khác của Việt Nam và pháp luật nước ngồi. Đồng thời, đề tài có liên
hệ với thực tiễn giải quyết tranh chấp về hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng, phân tích nguyên nhân và đưa ra một số kiến nghị liên quan đến vấn
đề trên.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài:
Để nghiên cứu đề tài này, tác giả kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác
nhau như: phương pháp sưu tầm, thống kê, tổng hợp, phân tích, bình luận, so sánh...
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài.
Giá trị ứng dụng về mặt lý luận: Đề tài làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của hủy
bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, so sánh chúng với nhau và
với một số văn bản pháp luật khác. Kết quả nghiên cứu của đề tài giúp người đọc có
cái nhìn tổng quan hơn về hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng theo quy định của BLDS năm 2005.

Giá trị ứng dụng về mặt thực tiễn: Đề tài nghiên cứu thực tiễn áp dụng quy định
của BLDS năm 2005 về vấn đề hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng, chỉ ra những vướng mắc trong quá trình áp dụng. Kết quả nghiên cứu của

-4-


đề tài giúp người đọc nhận thức được nhu cầu và định hướng hoàn thiện các quy định
về hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Đồng thời, đề tài đưa
ra được một số kiến nghị nhằm đảm bảo cho những quy định về vấn đề trên của pháp
luật mang tính khả thi, dễ áp dụng hơn và hạn chế những bất cập có thể phát sinh.
Ý nghĩa khoa học của đề tài: Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu
giúp các học giả nghiên cứu, tìm hiểu về hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt
thực hiện hợp đồng theo quy định của BLDS năm 2005. Đồng thời, một số kiến nghị
trong đề tài có thể giúp hồn thiện hơn những quy định về hủy bỏ hợp đồng và đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng khi BLDS năm 2005 đang trong thời kỳ sửa đổi,
bổ sung.
7. Bố cục đề tài: Đề tài chia làm 2 chương:

Chƣơng 1: Khái quát về hủy bỏ hợp đồng và đơn phƣơng chấm dứt thực
hiện hợp đồng theo quy định của Bộ Luật Dân Sự năm 2005. Chương này tác giả
tập trung nghiên cứu khái quát về hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng theo quy định của BLDS năm 2005. Cụ thể như: khái niệm, căn cứ
chấm dứt, thủ tục áp dụng, hậu quả pháp lý... Tác giả có liên hệ, so sánh các quy định
trên trong BLDS năm 2005 với một số Đạo luật khác của Việt Nam như: Luật Thương
mại năm 2005, Bộ luật Lao động năm 1994 và với pháp luật nước ngoài như: Bộ luật
Dân sự Pháp năm 1804, Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán quốc tế.




Chƣơng 2: Thực tiễn giải quyết tranh chấp về hủy bỏ hợp đồng, đơn
phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng và một số kiến nghị. Từ những vấn đề lý
luận ở Chương 1, với Chương này, tác giả tập trung nghiên cứu thực tiễn giải quyết
tranh chấp về hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Từ đó,
tác giả chỉ ra những khó khăn, vướng mắc mà Tịa án gặp phải trong quá trình áp dụng
pháp luật, tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện các quy định
trên trong BLDS năm 2005.

-5-


CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ HỦY BỎ HỢP ĐỒNG VÀ ĐƠN PHƢƠNG
CHẤM DỨT THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ
LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005
1.1 Khái niệm hủy bỏ hợp đồng và đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng
theo quy định của Bộ Luật Dân Sự năm 2005
1.1.1 Khái niệm hủy bỏ hợp đồng
Theo Viện Ngôn ngữ học1 thì hủy bỏ nghĩa là "Bỏ đi, coi là hồn tồn khơng có
hiệu lực hay giá trị nữa". Trong khoa học pháp lý, mặc dù chưa có văn bản pháp luật
nào chính thức định nghĩa về hủy bỏ hợp đồng, nhưng thơng qua những quy định của
pháp luật thì hủy bỏ hợp đồng được hiểu là "triệt tiêu quá khứ cũng như tương lai của
hợp đồng đã được giao kết hợp pháp"2. Hủy bỏ hợp đồng làm triệt tiêu hiệu lực ràng
buộc của hợp đồng ngay từ thời điểm giao kết, hợp đồng mất giá trị cả trong quá khứ,
hiện tại lẫn tương lai và coi hợp đồng đó chưa từng tồn tại trên thực tế.
Khi giao kết hợp đồng, các bên đều mong muốn thu được những lợi ích nhất
định. Để đạt được điều này, hợp đồng phải được các bên tuân thủ và thực hiện đúng,
đầy đủ. Tuy nhiên, khi hợp đồng được giao kết hợp pháp và đã phát sinh hiệu lực, vì
một lý do cụ thể mà một bên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng đúng như cam kết.
Khi đó, phía bên kia có thể hủy bỏ hợp đồng nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy
định. Như vậy, lý do hủy bỏ hợp đồng không tồn tại từ thời điểm giao kết mà phát

sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng. Khi hợp đồng bị hủy bỏ, các bên khôi phục
lại trạng thái ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận. Để hiểu rõ hơn về khái
niệm hủy bỏ hợp đồng, chúng ta có thể xem xét ví dụ sau:
A bán cho B một chiếc xe máy Wave S cũ với giá 10 triệu đồng. Hai bên thỏa
thuận: ngày 10/5/2012, A giao xe, ngày 15/5/2012, B giao đủ 10 triệu đồng cho A,
bên nào không thực hiện đúng cam kết thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng. Đến
hạn, A giao xe cho B, nhưng đến ngày 16/5/2012, B vẫn khơng trả tiền cho A. Do đó,
ngày 16/5/2012, A thông báo cho B về việc hủy bỏ hợp đồng mua bán. Với trường
hợp này, khi B không thực hiện đúng cam kết, A thông báo cho B biết về việc hủy bỏ
hợp đồng mua bán, hợp đồng chấm dứt hiệu lực. B không phải thực hiện nghĩa vụ trả
tiền nhưng có nghĩa vụ trả lại xe đã nhận từ A. Khi B hồn trả xe cho A thì hai bên
quay lại trạng thái ban đầu như chưa từng có hợp đồng.
1

Viện Ngôn ngữ học (2006), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng, tr. 470.

2

Đỗ Văn Đại (2009), Luật hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận Bản án, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà Nội, tr. 556.

-6-


Khái niệm "Hủy bỏ hợp đồng" không đồng nhất với khái niệm "Hợp đồng bị hủy
bỏ". Theo Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học3 thì hợp đồng bị hủy bỏ "là hợp đồng
được giao kết hợp pháp nhưng bị coi là khơng có hiệu lực thực hiện nữa". Theo Điều
425 BLDS năm 2005, ta thấy hai khái niệm này được sử dụng trong hai giai đoạn
khác nhau của một q trình. Theo đó, hủy bỏ hợp đồng là hành vi làm chấm dứt hợp

đồng và dẫn đến hậu quả là hợp đồng bị hủy bỏ, hợp đồng bị hủy bỏ là kết quả và là
giai đoạn cuối cùng của q trình hủy bỏ hợp đồng.
Tóm lại, hủy bỏ hợp đồng là hoàn cảnh hợp đồng đã được giao kết hợp pháp,
đang có hiệu lực và đáng lẽ ra phải được thực hiện tới cùng thì nay bị triệt tiêu hiệu
lực, triệt tiêu kể từ thời điểm giao kết. Lý do hủy bỏ hợp đồng không tồn tại vào thời
điểm giao kết mà phát sinh trong quá trình thực hiện, cụ thể là do có sự vi phạm hợp
đồng của một bên theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Khi hợp đồng bị
hủy bỏ, các bên khôi phục tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận.
1.1.2 Khái niệm đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng
Theo nghĩa thông thường, đơn phương được hiểu là "Có tính chất của riêng một
bên, khơng có sự thỏa thuận hay tham gia của bên kia"4. Theo đó, đơn phương chấm
dứt thực hiện hợp đồng có nghĩa là một bên tự mình khơng thực hiện hợp đồng, khơng
phụ thuộc vào ý chí của phía bên kia. Khoản 1 Điều 426 BLDS năm 2005 quy định:
"Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu các bên có thỏa
thuận hoặc pháp luật có quy định" và theo Khoản 3 Điều này thì "Khi hợp đồng bị
đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận
được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã
thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán". Với quy định này, ta thấy,
đây là trường hợp hợp đồng đã được giao kết hợp pháp, phát sinh hiệu lực và các bên
đã đưa ra thực hiện trên thực tế, nhưng vì một lý do nào đó mà một bên khơng thể tiếp
tục thực hiện hợp đồng cho tới cùng được thì lúc này, phía bên kia có thể áp dụng cơ
chế đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có
quy định. Như vậy, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng "là việc một bên đơn
phương tuyên bố việc ngừng thực hiện hợp đồng, khi có những điều kiện do các bên
thỏa thuận hoặc pháp luật quy định"5. Ví dụ như:

3

Trường Đại Học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học, Nhà xuất bản Công an nhân dân,


Hà Nội, tr. 68.
4
5

Viện ngôn ngữ học (tlđd), tr. 350.
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2011), Tập bài giảng Pháp luật về hợp đồng và bồi thường

thiệt hại ngoài hợp đồng, tr. 209.

-7-


A và B ký một hợp đồng mua bán Xi măng với thỏa thuận như sau: A bán cho B
1 tấn Xi măng Hà Tiên, giá 260.000 đồng/1tạ, đợt 1 ngày 20/5/2012, giao 5 tạ; đợt 2
ngày 2/6/2012, giao 5 tạ cịn lại. B thanh tốn đủ tiền mua hàng vào đợt 2. Bên nào
không thực hiện đúng thỏa thuận thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng. Thực hiện hợp đồng, đợt 1 A giao hàng đúng thỏa thuận, nhưng sang đợt 2,
A không thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Ngày 3/6/2012, B thông báo cho A về việc
đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Trong trường hơp này, khi hết thời hạn
thực hiện nghĩa vụ, A không thực hiện nghĩa vụ giao hàng, B dựa vào thỏa thuận đã
cam kết để yêu cầu chấm dứt thực hiện hợp đồng với A. Hợp đồng chấm dứt từ thời
điểm A nhận được thông báo chấm dứt. A khơng phải giao số hàng cịn thiếu ở đợt 2
và được quyền yêu cầu B thanh toán tiền hàng đợt 1.
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng là hành vi làm cho hợp đồng bị đơn
phương chấm dứt thực hiện. Như vậy, khái niệm "Đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng" không đồng nhất với khái niệm "Hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực
hiện". Đây là hai giai đoạn khác nhau của một trình triệt tiêu hợp đồng trong tương lai,
trong đó, hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện là kết quả và là giai đoạn cuối
cùng của quá trình đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
So sánh khái niệm "Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng" được quy định

trong BLDS năm 2005 với khái niệm "Đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng"
trong BLDS năm 1995. Theo nghĩa thông thường, đơn phương đình chỉ hợp đồng
được hiểu là "một bên khơng tiếp tục thực hiện hợp đồng do không mang lại lợi ích
cho mình từ việc thực hiện hợp đồng hoặc do có sự vi phạm của phía bên kia"6. Theo
Điều 420 BLDS năm 1995 thì "Khi hợp đồng bị đơn phương đình chỉ thực hiện thì
hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo chấm dứt. Các bên
không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu
bên kia thanh toán". Như vậy, BLDS năm 2005 và BLDS năm 1995 quy định hai khái
niệm khác nhau, khơng có sự thống nhất về thuật ngữ nhưng về nội dung và bản chất
thì giống nhau, đều làm chấm dứt hợp đồng trong tương lai.
Tóm lại, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng là hoàn cảnh hợp đồng đã
được giao kết hợp pháp và đang phát sinh hiệu lực thì nay bị triệt tiêu kể từ thời điểm
một bên nhận được thông báo chấm dứt. Lý do chấm dứt hợp đồng có thể do sự vi
phạm hợp đồng của một bên hoặc do việc tiếp tục thực hợp đồng không mang lại lợi
ích cho mình theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Khi hợp đồng chấm
6

Trường Đại Học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Giải thích thuật ngữ Luật học, Nhà xuất bản Công an nhân dân,

Hà Nội, tr. 57.

-8-


dứt, các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, bên đã thực hiện nghĩa vụ có
quyền yêu cầu bên kia thanh toán.
1.2 Căn cứ, thủ tục hủy bỏ hợp đồng và đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp
đồng theo quy định của Bộ Luật Dân Sự năm 2005
1.2.1 Căn cứ hủy bỏ hợp đồng và đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng theo
quy định của Bộ Luật Dân Sự năm 2005

Căn cứ hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được quy
định tại Điều 425 và Điều 426 BLDS năm 2005. Theo đó, khi một bên có đủ điều kiện
luật định thì được phép hủy bỏ hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng. Pháp luật công nhận đây là quyền tự do ý chí của các bên, "Các quy định hiện
hành khơng có quy định nào bắt buộc phải hủy hợp đồng khi thuộc trường hợp "pháp
luật có quy định", BLDS 2005 quy định đây là "quyền dân sự""7. Khi phát sinh căn cứ
hủy bỏ hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, một bên có quyền
lựa chọn giữa việc tiếp tục thực hiện hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng. Nếu tiếp tục
thực hiện hợp đồng thì phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đã cam kết và chịu sự ràng
buộc pháp lý của hợp đồng. Nếu chọn việc hủy bỏ hợp đồng hay đơn phương chấm
dứt thực hiện hợp đồng thì phải thực hiện một số thủ tục để chấm dứt. Theo BLDS
năm 2005, căn cứ để các chủ thể đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng hay hủy
bỏ hợp đồng có những điểm giống nhau nhất định. Tùy vào từng trường hợp, các căn
cứ đó bao gồm:
1.2.1.1 Có sự vi phạm hợp đồng của một bên
Không phải hợp đồng nào được giao kết hợp pháp cũng được các bên tuân thủ
thực hiện đến cùng. Hợp đồng có thể bị triệt tiêu hiệu lực ngay từ thời điểm giao kết
hoặc từ thời điểm một bên nhận được thông báo chấm dứt, theo sự thỏa thuận của các
bên hoặc theo quy định của pháp luật. Để hủy bỏ hợp đồng hoặc đơn phương chấm
dứt thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp ngoại lệ, điều kiện là có sự vi phạm hợp đồng.
BLDS năm 2005 không định nghĩa về vi phạm hợp đồng, nhưng Khoản 12 Điều 3
LTM năm 2005 quy định "Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực
hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận của các bên
hoặc theo quy định của Luật này". Như vậy, vi phạm hợp đồng có thể hiểu là việc một
bên giao kết hợp đồng đã không thực hiện nghĩa vụ mà các bên thỏa thuận trong hợp
đồng hoặc đã thực hiện nhưng thực hiện không đúng nghĩa vụ hoặc thực hiện không
đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng. Ví dụ, các bên thỏa thuận cụ thể về nghĩa vụ giao hàng
7

Vũ Thanh Tuấn (2010), "Quy định về hủy bỏ hợp đồng dân sự", Tạp chí Tịa án nhân dân, (số 21), tr. 15.


-9-


trong hợp đồng nhưng người bán không giao hàng hoặc giao hàng thiếu, giao sai hàng
hoặc giao hàng không đúng chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng, trong
trường hợp này người bán đã vi phạm hợp đồng.
Nghĩa vụ bị vi phạm phải là nghĩa vụ đã đến hạn thực hiện, thời hạn thực hiện
nghĩa vụ có thể là một thời điểm cụ thể hay một khoảng thời gian nhất định. BLDS
năm 2005 không cho phép hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng đối với nghĩa vụ chưa đến hạn thực hiện mặc dù có nguy cơ vi phạm. Chẳng hạn
như trường hợp sau:
"Ơng Nguyễn Văn Tứ và bà Hồ Thị Lệ Thu giao kết hợp đồng xây nhà ở cho bà
Thu. Theo hợp đồng, trong thời hạn 8 tháng kể từ ngày khởi cơng, ơng Tứ có nghĩa vụ
đầu tư tồn bộ ngun vật liệu và xây xong căn hộ 5 tầng trên diện tích 100m2 đất ở
cho bà Thu. Khi đã xây xong tầng 1 của căn hộ, thì bà Thu bị khởi kiện dân sự do vi
phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bà Thu bị phong tỏa tài
khoản ở Ngân hàng, phải thế chấp nhà đang ở và chiếc xe ô tô đang dùng. Do nhận
thức rằng tài sản của bà Thu đang giảm sút, có khả năng dẫn đến tình trạng khơng thể
thang tốn khi làm xong nhà nên ông Tứ đã không tiếp tục thực hiện hợp đồng xây
nhà mà đề nghị thanh lý hợp đồng"8. Trong trường hợp này, có thể nhận định rằng tài
sản của bà Thu đang giảm sút nghiêm trọng nhưng về cơ sở pháp lý, ông Tứ chỉ được
phép hỗn thực hiện nghĩa vụ mà khơng thể chấm dứt hợp đồng với bà Thu. Bởi vì,
Điều 415 BLDS năm 2005 quy định "Bên phải thực hiện nghĩa vụ trước có quyền
được hỗn thực hiện nghĩa vụ, nếu tài sản của bên kia đã bị giảm sút nghiêm trọng
đến mức không thể thực hiện được nghĩa vụ như đã cam kết cho đến khi bên kia có
khả năng thực hiện được nghĩa vụ hoặc có người bão lãnh". Như vậy, BLDS năm
2005 đã không quy định rõ bên đã thực hiện việc hỗn nghĩa vụ có được hủy bỏ hợp
đồng hay đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không khi bên kia vẫn khơng có
khả năng thực hiện nghĩa vụ hay khơng có người bão lãnh. Quyền lợi của bên thực

hiện nghĩa vụ trước sẽ không được bảo vệ khi phải chờ đợi khơng có kết quả biện
pháp bảo đảm thực hiện tốt hợp đồng của bên kia mặc dù hợp đồng đã bị hỗn thực
hiện. Vì vậy, "chúng ta nên cho phép bên hoãn thực hiện hủy bỏ, đình chỉ hợp đồng
để sớm tìm được đối tác khác nhằm đảm bảo đạt được những gì mà chưa đạt được với
bên kia"9.

8

Phạm Minh Lương - Đỗ Thị Hoa - Tạ Mạnh Tấn (2006), Hỏi đáp pháp luật về hợp đồng dân sự và giải quyết

tranh chấp về hợp đồng dân sự, Nhà xuất bản Công an nhân dân, tr. 41.
9
Đỗ Văn Đại (2005), "Vấn đề điều chỉnh nguy cơ không thực hiện hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam",
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (số 1), tr. 23.

- 10 -


BLDS năm 2005 không giới hạn mức độ nghiêm trọng của sự vi phạm là cơ sở
cho phép hủy bỏ hợp đồng hay đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, mặc dù,
tiêu chí vi phạm nghiêm trọng đã được sử dụng trong BLDS năm 2005. Chẳng hạn,
Khoản 1 Điều 498 quy định bên cho thuê nhà có quyền đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng khi bên thuê nhà "Cố ý làm nhà hư hỏng nghiêm trọng" hay Khoản 2
Điều 550 quy định bên đặt gia cơng có quyền "Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp
đồng". Trong những trường hợp trên, hành vi vi phạm dẫn đến việc chấm dứt hợp
đồng đều phải có mức độ nghiêm trọng nhất định. Như vậy, BLDS năm 2005 đã sử
dụng tiêu chí vi phạm nghiêm trọng để xác định căn cứ hủy bỏ hợp đồng, đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, tiêu chí này khơng được quy định trong
phần chung về hợp đồng dẫn đến trường hợp vẫn có thể hủy bỏ hợp đồng hay đơn

phương chấm dứt thực hiện hợp đồng khi sự vi phạm là không nghiêm trọng.
Đối với việc hủy bỏ hợp đồng, về nguyên tắc, chỉ được hủy bỏ khi bên kia vi
phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy
định. Như vậy, điều kiện cần ở đây là hành vi vi phạm hợp đồng của một bên. Nhưng
không phải sự vi phạm nào cũng dẫn tới hủy bỏ hợp đồng, mà hành vi vi phạm hợp
đồng phải là "Điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định".
Điều kiện hủy bỏ có thể được hiểu là "Điều kiện mà khi xảy ra thì nghĩa vụ bị hủy bỏ
và các bên phải khắc phục lại tình trạng ban đầu như chưa từng có cam kết"10. Tuy
nhiên, có trường hợp ngoại lệ, đó là quy định tại Điều 420 BLDS năm 2005 "Trong
trường hợp người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện
nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ khơng phải thực hiện nghĩa vụ, nhưng phải báo cho bên
có quyền và hợp đồng được coi là bị hủy bỏ, các bên phải hoàn trả cho nhau những gì
đã nhận". Trong trường hợp này, hợp đồng được coi là bị hủy bỏ, nhưng lý do hủy bỏ
khơng phải vì hành vi vi phạm là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc theo
quy định của pháp luật, mà phát sinh dựa vào việc bên thứ ba trong hợp đồng từ chối
hưởng lợi ích trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ. Lý do hợp đồng bị coi là
hủy bỏ không xuất phát từ hành vi vi phạm của các bên trong hợp đồng nên hậu quả
khi hợp đồng chấm dứt chỉ dừng lại ở việc hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, khơng
đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Đối với việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, điều kiện về sự vi phạm
không bắt buộc trong mọi trường hợp. Các bên có thể thỏa thuận việc đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng khi khơng có sự vi phạm. Trong một số trường hợp,
10

Điều 1183 BLDS Pháp.

- 11 -


BLDS năm 2005 cho phép đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ngay cả khi

khơng có sự vi phạm hợp đồng. Chẳng hạn, Khoản 1 Điều 525 quy định "Trong
trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên th dịch vụ thì bên
th dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng", tương tự Khoản 1
Điều 556 quy định "Mỗi bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
gia công, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng khơng mang lại lợi ích cho mình".
1.2.1.2 Khi các bên có thỏa thuận
Hợp đồng là "sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự"11. Các bên có quyền tự do xác lập hợp đồng và cũng có
quyền định đoạt số phận của chính hợp đồng đó. Theo đó, hủy bỏ hợp đồng và đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng là một trong những quyền dân sự, quyền tự do ý
chí của các bên trong quan hệ hợp đồng, được pháp luật công nhận và bảo hộ.
Ngay từ khi giao kết hợp đồng, các bên đã có thể dự liệu những trường hợp có
thể dẫn đến việc chấm dứt hợp đồng để thỏa thuận đưa vào nội dung hợp đồng. "Sau
khi giao kết hợp đồng hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên có quyền tự
định đoạt "số phận pháp lý" của hợp đồng đã được giao kết bằng cách tự do thỏa
thuận về việc sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng và giải quyết hậu quả của việc sửa đổi, hủy bỏ
hợp đồng đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác"12. Nhưng sự thỏa thuận này
phải được thực hiện trước khi xảy ra sự vi phạm hợp đồng theo như tinh thần tại
Khoản 1 Điều 425 "các bên đã thỏa thuận".
Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp khi các bên có thỏa thuận hoặc
pháp luật có quy định về hủy bỏ hợp đồng hay đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng thì đương nhiên phát sinh quyền hủy bỏ hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt
thục hiện hợp đồng, pháp luật đã có một số quy định hạn chế quyền chấm dứt hợp
đồng của các chủ thể. Cụ thể, tại Điều 421 BLDS năm 2005 quy định: "Khi người thứ
ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp
đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp người thứ ba
đồng ý". Quy định trên hạn chế việc hủy bỏ hợp đồng của các bên nhằm bảo vệ lợi ích
hợp pháp cho bên thứ ba trong hợp đồng, bởi vì, nếu hợp đồng được hủy bỏ theo ý chí
của các bên giao kết có thể sẽ gây ra thiệt hại đáng kể cho bên thứ ba trong hợp đồng.
Tương tự, với đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, trong một số trường

hợp pháp luật đã hạn chế quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng của một số
11
12

Điều 388 BLDS năm 2005.
Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà

Nội, tr. 110.

- 12 -


chủ thể nhất định trong một số loại hợp đồng nhất định. Ví dụ, đối với hợp đồng th
khốn, tại Khoản 2 Điều 510 quy định: "Trong trường hợp bên thuê khoán vi phạm
nghĩa vụ, mà việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất của bên
thuê khốn và việc tiếp tục th khốn khơng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích
của bên cho th khốn thì bên cho th khốn khơng được đơn phương chấm dứt
thực hiện hợp đồng, bên thuê khoán phải cam kết với bên cho th khốn khơng được
tiếp tục vi phạm hợp đồng". Trong trường hợp này, mặc dù có sự vi phạm nghĩa vụ
nhưng pháp luật đã hạn chế quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của một bên chủ
thể, cụ thể là bên cho th khốn. Bởi vì, việc khai thác đối tượng thuê khoán là
nguồn sống duy nhất của bên th khốn, nếu chấm dứt hợp đồng thì ảnh hưởng rất
lớn đến cuộc sống của bên thuê khoán trong khi việc tiếp tục thực hiện hợp đồng
không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê khoán. Tuy nhiên,
quy định bên thuê khoán phải cam kết không tiếp tục vi phạm hợp đồng nghĩa là
"người thuê khoán, dù chỉ sống bằng hoa lợi, lợi tức bằng tài sản th khốn, khơng
có quyền vi phạm nghĩa vụ của người thuê khoán quá một lần: người cho th khốn
có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng nếu người thuê khoán tái phạm"13.
1.2.1.3 Khi pháp luật có quy định
Khi giao kết hợp đồng, các bên thường dự liệu các trường hợp có thể dẫn tới

việc chấm dứt hợp đồng để đưa vào nội dung hợp đồng. Tuy nhiên, khơng phải bao
giờ các bên cũng có thể dự liệu hết được các trường hợp đó, bởi quan hệ hợp đồng
vốn phức tạp và sự vận động không ngừng của nền kinh tế. Cũng có nhiều trường hợp,
các bên không thỏa thuận về điều khoản chấm dứt trong nội dung của hợp đồng.
Nhằm điều chỉnh vấn đề này, BLDS năm 2005 đã quy định một số trường hợp, cho
phép các bên hủy bỏ hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng khi
thỏa mãn các điều kiện liên quan, đó là những quy định cụ thể trong phần hợp đồng
dân sự thông dụng. Những quy định này chỉ được áp dụng khi các bên khơng có thỏa
thuận về căn cứ hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Ví dụ,
trong hợp đồng mua bán, Điều 435 quy định: Bên mua được quyền hủy bỏ hợp đồng
khi bên bán giao ít hơn số lượng đã thỏa thuận hay trong hợp đồng thuê tài sản, theo
Điều 484 thì khi bên cho thuê chậm giao tài sản, hay giao tài sản thuê không đúng
chất lượng như thỏa thuận thì bên th có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng. Như vậy, các bên có quyền viện dẫn quy định của pháp luật để hủy bỏ hợp đồng
hay đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu rơi vào trường hợp đã được pháp
13

Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận các hợp đồng thơng dụng trong luật Dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản

Trẻ - thành phố Hồ Chí Minh, tr. 303.

- 13 -


luật dự liệu và trong nội dung hợp đồng, các bên khơng có thỏa thuận khác. Ví dụ,
thỏa thuận về việc một bên chỉ được phạt vi phạm và đòi bồi thường thiệt hại mà
không được hủy bỏ hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng khi bên
kia vi phạm hợp đồng.
BLDS năm 2005 quy định việc hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng đối với những hợp đồng thông dụng. Với những hợp đồng dân sự

không được quy định trong BLDS năm 2005 thì khơng có cơ sở để áp dụng hủy bỏ
hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Trong phần chung của hợp đồng, Điều 417 quy định cho phép một bên được hủy bỏ
hợp đồng, tuy nhiên, phải thỏa mãn hai điều kiện: Thứ nhất, đó phải là hợp đồng song
vụ; thứ hai, việc một bên không thực hiện được nghĩa vụ của mình là do lỗi của bên
kia. Ví dụ: trong hợp đồng mua bán giữa A và B, các bên khơng có thỏa thuận về điều
kiện chấm dứt hợp đồng. Khi đến hạn thực hiện hợp đồng, B yêu cầu A giao hàng để
nhận tiền nhưng A không giao hàng, do đó B khơng thể trả tiền cho A. B có thể hủy
bỏ hợp đồng mua bán với A theo quy định tại Điều 417 BLDS bởi thỏa mãn 2 điều
kiện: Thứ nhất, hợp đồng mua bán là hợp đồng song vụ; thứ hai, lý do B không thực
hiện được nghĩa vụ giao tiền hoàn toàn do lỗi của A đã không thực hiện nghĩa vụ giao
hàng như thỏa thuận. Cũng trong ví dụ trên, nếu đến hạn A giao hàng cho B đúng như
thỏa thuận nhưng B khơng giao tiền cho A, các bên khơng có cơ sở pháp lý để hủy bỏ
hợp đồng bởi điều kiện thứ hai không thỏa mãn, việc B không thực hiện nghĩa vụ trả
tiền không phải do lỗi của A. Do đó, khơng thỏa mãn đầy đủ điều kiện thì các bên
khơng thể áp dụng quy định này.
Nhìn chung, BLDS năm 2005 đã quy định cụ thể những trường hợp có thể dẫn
tới hủy bỏ hợp đồng hay đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, những
quy định này chưa chặt chẽ và chưa có tính bao qt cao để có thể áp dụng cho tất cả
các loại hợp đồng. Điều này thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, BLDS năm 2005 chỉ điều chỉnh
đối với các hợp đồng dân sự thơng dụng, cịn đối với các hợp đồng dân sự khơng
thơng dụng thì khơng có cơ chế áp dụng. Thứ hai, đối với hợp đồng dân sự thơng
dụng, có những hành vi vi phạm nghiêm trọng có thể dẫn tới hủy bỏ hợp đồng hay
đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng lại không được quy định. Cụ thể như hành
vi vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán tài sản hay nghĩa vụ thanh
toán trong hợp đồng thuê tài sản khi các bên không thỏa thuận việc trả tiền thuê theo
kỳ hạn hay trường hợp bên thuê không thể sử dụng tài sản thuê đúng mục đích vì bên
cho th khơng đảm bảo các điều kiện liên quan đến tài sản thuê như đã thỏa thuận.
Thứ ba, một số quy định trong BLDS năm 2005 về hủy bỏ hợp đồng và đơn phương


- 14 -


chấm dứt thực hiện hợp đồng dẫn đến cách hiểu máy móc, có thể dẫn đến sự lạm dụng
quyền chấm dứt hợp đồng của một bên. Ví dụ, trong hợp đồng mua bán, Điều 435 cho
phép bên mua hủy bỏ hợp đồng khi bên bán giao vật ít hơn số lượng đã thỏa thuận.
Như vậy, quy định này cho phép ta hiểu rằng số lượng vật giao ít hơn thỏa thuận có
thể tính đến con số tối thiểu. Ví dụ: A và B thỏa thuận A bán cho B 500 trứng vịt. Hợp
đồng không thỏa thuận về điều kiện chấm dứt. Khi giao hàng, A giao 498 trứng, thiếu
2 trứng. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 435, B có quyền hủy bỏ hợp đồng vì A giao
vật ít hơn số lượng thỏa thuận, mặc dù sự vi phạm này là rất nhỏ, ảnh hưởng không
đáng kể đến bên B. Thứ tư, BLDS năm 2005 có một số quy định về hủy bỏ hợp đồng
và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng chưa hợp lý. Cụ thể, Điều 525 quy định:
"Trong trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc khơng có lợi cho bên th dịch vụ
thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng". Quy định
này cho phép một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào mà
khơng cần có điều kiện về sự vi phạm, chỉ cần việc tiếp tục thực hiện hợp đồng là
không cần thiết, khơng mang lại lợi ích cho mình. Tuy nhiên, hợp đồng sinh ra để
được thực hiện nhằm mang lại lợi ích cho các bên. Vì vậy, những quy định này cịn
chưa hợp lý, có thể dẫn đến sự tùy tiện trong việc chấm dứt hợp đồng và gây thiệt hại
cho phía bên kia.
Như vậy, trong q trình thực hiện hợp đồng, khi phát sinh căn cứ hủy bỏ hợp
đồng hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, một bên có thể tự mình chấm
dứt hợp đồng khơng phụ thuộc vào ý chí của bên kia nếu có thỏa thuận hoặc có quy
định của pháp luật. Tuy nhiên, hợp đồng không đương nhiên bị chấm dứt, các bên
phải thực hiện thủ tục thông báo theo quy định của pháp luật.
1.2.2 Thủ tục hủy bỏ hợp đồng và đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng
theo quy định của Bộ Luật Dân Sự năm 2005
Theo Điều 425 và Điều 426 BLDS năm 2005 thì bên hủy bỏ hợp đồng, bên đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải "thông báo ngay" cho bên kia biết về việc

chấm dứt hợp đồng. BLDS năm 2005 quy định việc thông báo phải được thực hiện
ngay nhưng lại khơng giải thích "ngay" được hiểu như thế nào. Tuy nhiên, việc thông
báo ngay ở đây có thể hiểu là phải được tiến hành nhanh chóng trong một khoảng thời
gian hợp lý nhất phù hợp với điều kiện. Về hình thức thơng báo, pháp luật khơng có
quy định cụ thể nên các chủ thể có thể thực hiện bằng bất kỳ mọi hình thức.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu bên có nghĩa vụ thông báo đã thực hiện việc
thông báo nhưng thông báo này không đến được hoặc đến trễ với bên kia thì trách
nhiệm thuộc về ai? Có quan điểm cho rằng "Trong trường hợp này trách nhiệm thuộc

- 15 -


về bên được thông báo. Bởi pháp luật quy định chỉ cần thơng báo ngay mà khơng địi
hỏi thơng báo đó phải đảm bảo đến tay người nhận, vì một sự chậm trễ hay nhầm lẫn
trong việc chuyển giao thông tin đến tay người nhận thuộc về yếu tố khách quan. Sẽ
không hợp lý khi buộc bên thông báo phải chịu trách nhiệm về vấn đề này khi họ đã
thực hiện việc thông báo"14. Về vấn đề này, theo tác giả, nên ràng buộc trách nhiệm
cho bên thông báo, trừ khi họ chứng minh được thơng báo đó khơng đến tay người
nhận là do yếu tố khách quan mặc dù họ đã cố gắng bằng mọi "phương tiện thích hợp
với hồn cảnh". Bởi vì, mục đích của việc thơng báo là nhằm cho bên kia biết được
việc chấm dứt hợp đồng, hạn chế thiệt hại có thể xảy ra khi bên kia chưa nhận được
thông báo và vẫn hành động theo hướng tiếp tục thực hiện hợp đồng, đồng thời, hạn
chế việc hủy bỏ hợp đồng hay đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng một cách tùy
tiện. Do đó, bên bị hủy bỏ hợp đồng, bị đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng có
quyền được thơng báo về việc chấm dứt hợp đồng và quyền này chỉ thể hiện khi họ
nhận được thông báo chấm dứt. Pháp luật quy định nghĩa vụ thông báo của bên chấm
dứt hợp đồng, thì nên ràng buộc trách nhiệm trong việc đảm bảo thông báo phải đến
được với người nhận. Khi không ràng buộc trách nhiệm thì họ sẽ có thể thiếu thiện chí,
thiếu trách nhiệm trong việc lựa chọn một hình thức và phương tiện thơng báo phù
hợp hồn cảnh để đảm bảo rằng thông báo phải đến được với người nhận và như vậy,

thiệt hại đáng kể vẫn có thể xảy ra cho bên kia.
Bên hủy bỏ hợp đồng, bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng nếu không
thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường (Khoản 2 Điều 425, Khoản 2 Điều
426). Tuy nhiên, BLDS năm 2005 khơng quy định trách nhiệm về việc bên có nghĩa
vụ thơng báo có thực hiện việc thơng báo nhưng không thông báo ngay và gây thiệt
hại cho bên kia. Về vấn đề này, BLDS quy định bên có nghĩa vụ thơng báo phải thơng
báo ngay, vì vậy, nếu khơng thơng báo ngay mà chậm trễ gây thiệt hại thì nên quy
định trách nhiệm bồi thường như trường hợp không thông báo.
Thông báo hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng là một
thủ tục chấm dứt hợp đồng, vậy nếu không thực hiện thủ tục này thì các bên có bị mất
quyền hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng hay không?
Trường hợp này, BLDS năm 2005 chỉ quy định "Nếu không thơng báo mà gây thiệt
hại thì phải bồi thường". Có quan điểm cho rằng "Nên quy định việc thông báo chấm
dứt là điều kiện bắt buộc khi áp dụng hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt thực

14

Nguyễn Thị Việt Hà (2010), Chế tài đình chỉ thực hiện hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng trong hoạt động thương

mại, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh.

- 16 -


hiện hợp đồng"15. Tác giả đồng ý với quan điểm này, bởi vì, dựa vào mục đích của
việc thơng báo, nếu bên bị vi phạm không thực hiện việc thông báo chấm dứt thì bên
vi phạm khơng thể biết được ý chí của bên bị vi phạm có muốn chấm dứt hợp đồng
không hay vẫn muốn tiếp tục và trong trường hợp đó, bên vi phạm có thể vẫn tiếp tục
thực hiện hợp đồng khi cho rằng bên bị vi phạm biết hành vi vi phạm nhưng không
phản đối. Thiệt hại vẫn xảy ra đáng kể khi họ không biết việc chấm dứt hợp đồng để

dừng lại kịp thời. Bên cạnh đó, theo Khoản 3 Điều 426 thì thời điểm chấm dứt hợp
đồng còn được lấy mốc "Từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt". Như
vậy, nếu không thông báo hay thông báo không đến được với bên kia thì sẽ khơng có
việc chấm dứt hợp đồng, hợp đồng vẫn cịn hiệu lực thực hiện. Do đó, chúng ta nên
coi việc thông báo chấm dứt là một điều kiện bắt buộc khi hủy bỏ hợp đồng hoặc đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
Nhìn chung, BLDS năm 2005 đã có quy định cụ thể về hủy bỏ hợp đồng và đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng như căn cứ chấm dứt, thủ tục thông báo, hậu
quả pháp lý... Những quy định này về cơ bản tương đồng với BLDS năm 1995. Tuy
nhiên, BLDS năm 1995 có một số quy định khác về đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng. Cụ thể: Thứ nhất, Điều 420 BLDS năm 1995 quy định "Một bên có quyền
đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia
vi phạm hợp đồng là điều kiện đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà các bên
đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định". Quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp
đồng chỉ phát sinh khi một bên vi phạm hợp đồng là điều kiện chấm dứt mà các bên
đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Trong khi đó, Điều 426 BLDS năm 2005
còn cho phép đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng khi việc tiếp tục thực hiện
hợp đồng là không cần thiết và khơng mang lại lợi ích cho mình. Thứ hai, Điều 420
BLDS năm 1995 quy định "Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại". Trong
khi đó, Điều 426 BLDS năm 2005 quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về
"Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện".
1.3 Hậu quả pháp lý và vấn đề bồi thƣờng thiệt hại khi hủy bỏ hợp đồng, đơn
phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Bộ Luật Dân Sự năm
2005
1.3.1 Hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ hợp đồng
Khoản 3 Điều 425 BLDS năm 2005 quy định "Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp
đồng khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết". Điều này có nghĩa là hủy bỏ hợp đồng
15

Nguyễn Thị Việt Hà (tlđd).


- 17 -


làm triệt tiêu hiệu lực của hợp đồng trong quá khứ, hiện tại lẫn tương lai, đưa hợp
đồng trở về trạng thái ban đầu như khi chưa giao kết.
Khi hợp đồng bị hủy bỏ, các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, khơi
phục lại tình trạng ban đầu. Đây chính là quy định về việc xử lý hồi tố những gì đã
xảy ra, "Tuy nhiên, quy định này không được áp dụng nếu trường hợp các bên có thỏa
thuận khác"16. Ví dụ các bên thỏa thuận khi bên đặt cọc vi phạm hợp đồng là điều
kiện hủy bỏ hợp đồng, bên nhận cọc có quyền hủy bỏ hợp đồng nhưng khơng phải
hồn trả tiền nhận cọc.
Các bên hồn trả lại chính tài sản mình đã nhận nên trước khi tiến hành việc
hoàn trả, cần phải xác định lại nghĩa vụ tài sản để xác định bên bị thiệt hại khi giải
quyết hậu quả hủy bỏ hợp đồng. Mặt khác, hợp đồng khơng có hiệu lực từ thời điểm
giao kết nên việc giải quyết hậu quả của hợp đồng bị hủy bỏ có thể liên quan đến hoa
lợi, lợi tức phát sinh từ hợp đồng. Trường hợp này, hoa lợi, lợi tức có phải hồn trả
khơng? Điều 425 chỉ quy định các bên phải hoàn trả tài sản đã nhận mà không quy
định về giải quyết hoa lợi, lợi tức. Có quan điểm cho rằng "Để áp dụng đúng quy định
tại Điều 425 thì hoa lợi, lợi tức của hợp đồng bị hủy bỏ không bị tịch thu, các bên chỉ
phải hồn trả những gì đã nhận, nếu khơng trả được bằng hiện vật thì trả bằng tiền,
điều đó có nghĩa là những lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng mà các bên có được
khơng phải trả cho nhau"17. Tuy nhiên, để giải quyết hợp lý hậu quả về hoa lợi, lợi tức
sau khi chấm dứt hợp đồng nhằm đảm bảo được quyền lợi cho các bên, trong trường
hợp này, BLDS năm 2005 nên có quy định rõ ràng về vấn đề trên.
Điều 425 BLDS năm 2005 quy định "Nếu khơng hồn trả được bằng hiện vật thì
phải hồn trả bằng tiền". Như vậy, trong một số trường hợp khi các bên khơng thể
hồn ngun chính tài sản đã nhận thì phải hồn trả bằng tiền có giá trị tương đương
vật. Việc hoàn trả bằng tiền được thực hiện trong trường hợp tài sản đã được giao cho
người thứ ba mà không thể lấy lại được hoặc khi bên bị thiệt hại khơng địi lại vật do

khơng thể trả lại vật hay chi phí hồn trả q lớn so với giá trị vật18. Tuy nhiên, pháp
luật lại khơng quy định việc hồn trả bằng tiền có giá trị tương đương với vật tại thời
điểm giao kết hay tại thời điểm hoàn trả. Trong một nền kinh tế ln vận động mạnh
mẽ thì việc tính tốn giá trị hoàn trả trong hai thời điểm trên là khác nhau, giá trị của
vật có thể có sự chênh lệch rất lớn và ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên.
16

Hoàng Thế Liên (2009), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự 2005 (tập 2), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,

Hà Nội, tr. 271.
17
18

Vũ Thanh Tuấn (tlđd), tr. 14.
Nguyễn Xuân Quang - Lê Nết - Nguyễn Hồ Bích Hằng (2007), Luật Dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học

quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh, tr. 385.

- 18 -


Khi hợp đồng bị hủy bỏ, hợp đồng khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết,
nhưng một số điều khoản trong hợp đồng vẫn có giá trị. Ví dụ, thỏa thuận về giải
quyết tranh chấp, bồi thường thiệt hại. Ngồi ra, "Cũng cịn một số điều khoản khác
mà do đặc tính của chúng được các bên đồng ý, sẽ có hiệu lực kể cả khi chấm dứt hợp
đồng"19, ví dụ điều khoản về đảm bảo bí mật thơng tin...
Nhìn chung, hủy bỏ hợp đồng có phần tương tự với hợp đồng vô hiệu. Trong cả
hai trường hợp, hợp đồng khơng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên khơi phục
lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận, nếu khơng hồn trả được
bằng hiện vật thì phải hồn trả bằng tiền. Tuy nhiên, hợp đồng vô hiệu là "Hợp đồng

không tuân thủ các điều kiện có hiệu lực do pháp luật quy định nên khơng có giá trị
pháp lý, khơng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên"20. Trong khi đó, đối với
hủy bỏ hợp đồng thì hợp đồng đã được giao kết hợp pháp và đã phát sinh hiệu lực. Cụ
thể hơn, căn cứ để hủy bỏ hợp đồng phát sinh trong q trình thực hiện hợp đồng, cịn
căn cứ dẫn đến hợp đồng vô hiệu đã tồn tại ngay từ thời điểm giao kết như bị lừa dối,
đe dọa, mục đích và nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật...
1.3.2 Hậu quả pháp lý của việc đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng
Theo Khoản 3 Điều 426 thì "Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện
thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt". Như vậy,
hợp đồng chỉ chấm dứt hiệu lực khi bên kia nhận được thông báo chấm dứt và chỉ bị
triệt tiêu hiệu lực trong tương lai cịn q khứ vẫn có giá trị ràng buộc các bên. Các
bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ sau khi hợp đồng bị chấm dứt, bên đã nhận
được lợi ích từ hợp đồng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho phần lợi ích mình đã
nhận được. Tuy nhiên, việc thanh tốn này phải được tính tốn "một cách hợp lý",
nghĩa là bên có quyền chỉ phải thanh tốn cho những nghĩa vụ mang lại lợi ích cho
mình, cịn những nghĩa vụ tuy đã được thực hiện nhưng không mang lại một lợi ích
nào thì khơng phải thanh tốn.
Bên cạnh đó, khơng phải mọi trường hợp, khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt
thực hiện thì bên đã thực hiện nghĩa vụ cũng có quyền u cầu bên kia thanh tốn mà
có thể có những ngoại lệ, khi các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định
khác. Cụ thể như thỏa thuận về việc bên vi phạm hợp đồng không được nhận lại tiền
cọc khi có lỗi làm cho hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc pháp luật có
quy định khác như Điều 534, khi bên vận chuyển đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
19

Nguyễn Xuân Quang - Lê Nết - Nguyễn Hồ Bích Hằng (tlđd), tr. 384.

20

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2011), Tập bài giảng Pháp luật về hợp đồng và bồi thường


thiệt hại ngoài hợp đồng, tr. 129.

- 19 -


đồng trong những trường hợp được quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 530 thì "Trong
trường hợp này, hành khách khơng được trả lại cước phí vận chuyển và phải chịu phạt
vi phạm, nếu Điều lệ vận chuyển có quy định".
1.3.3 Bồi thƣờng thiệt hại khi hợp đồng bị hủy bỏ và hợp đồng bị đơn phƣơng
chấm dứt thực hiện theo quy định của Bộ Luật Dân Sự năm 2005
Theo Khoản 4 Điều 425 và Khoản 4 Điều 426 thì "Bên có lỗi" trong việc hợp
đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện phải bồi thường thiệt hại. Trách
nhiệm bồi thường thiệt hại không thuộc về bên hủy bỏ hợp đồng, bên đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng, cũng không thuộc về bên bị hủy bỏ hợp đồng, bên bị
đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, mà thuộc về "bên có lỗi" làm cho hợp
đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện. Thật hợp lý khi không phải mọi
trường hợp hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện đều do lỗi hay do
hành vi vi phạm hợp đồng của một bên hay đơi khi có sự vi phạm nhưng cả hai bên
đều khơng có lỗi hoặc có một phần lỗi của bên kia. Lỗi là yếu tố xác định trách nhiệm
bồi thường thiệt hại của các bên, "Lỗi trong trách nhiệm bồi thường hại trong hợp
đồng là lỗi suy đoán, người gây thiệt hại tự chứng minh là mình khơng có lỗi"21 và khi
khơng có lỗi gây thiệt hại thì khơng phải chịu trách nhiệm bồi thường. Do đó, chỉ bên
nào có lỗi làm cho hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện mới phải
chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Chẳng hạn như ví dụ sau:
A thỏa thuận bán cho B một mặt hàng D. Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ, A
khơng giao hàng vì thấy rằng việc bán mặt hàng này cho C sẽ thu lời hơn. Do đó, như
đã thỏa thuận trong hợp đồng về điều kiện hủy bỏ, B hủy bỏ hợp đồng mua bán với A.
Việc không thực hiện nghĩa vụ của A đã gây thiệt hại cho B khi khơng có mặt hàng D
để giao cho đối tác, khiến B bị phạt vi phạm hợp đồng. Trong trường hợp này, mặc dù

B là bên hủy bỏ hợp đồng nhưng do A vi phạm hợp đồng, A phải bồi thường thiệt hại
cho B bởi A là bên có lỗi làm cho hợp đồng bị hủy bỏ, gây thiệt hại cho B. Tuy nhiên,
cũng trong hợp đồng mua bán trên, nếu đến hạn thực hiện A không giao hàng cho B
nhưng A chứng minh được sự vi phạm hợp đồng của mình là do sự kiện bất khả
kháng, thì khi B hủy bỏ hợp đồng, A khơng phải bồi thường thiệt hại, bởi vì, A khơng
thực hiện đúng hợp đồng là do sự kiện bất khả kháng.
Thực tiễn có trường hợp, khi giao kết hợp đồng, các bên chỉ thỏa thuận về phạt
vi phạm hợp đồng, như vậy, khi hủy bỏ hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng, quy định về bồi thường thiệt hại tại Điều 425, Điều 426 có được áp
21

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Tập bài giảng pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng, tr. 305.

- 20 -


dụng không? Liên quan đến vấn đề này, trước hết ta phải xác định được có hay khơng
có sự kết hợp giữa phạt vi phạm hợp đồng với hủy bỏ hợp đồng hoặc đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng. Về vấn đề này, "Văn bản không nêu rõ mối liên hệ giữa
phạt vi phạm và hủy hợp đồng do có vi phạm, nhưng thực tiễn pháp lý cho phép kết
hợp hai chế tài này"22. Quay lại vấn đề phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại,
theo quy định tại Khoản 3 Điều 422 "Trong trường hợp các bên khơng có thỏa thuận
về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm". Nếu
áp dụng đúng quy định trên thì khi hủy bỏ hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại Khoản 4 Điều 425 và
Khoản 4 Điều 426 là không khả thi. Tuy nhiên, nếu áp dụng đúng quy định tại Khoản
4 Điều 425 và Điều 426, bên có lỗi làm cho hợp đồng bị chấm dứt phải bồi thường
thiệt hại thì quy định về sự kết hợp giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt

hại tại Khoản 3 Điều 422 là khơng khả thi. Đây chính là sự thiếu tính thống nhất giữa
các quy định của BLDS năm 2005.
Như vậy, hủy bỏ hợp đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng tương
tự nhau về căn cứ áp dụng nhưng khác biệt về hậu quả pháp lý. Khi hủy bỏ hợp đồng
hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng có thể có trách nhiệm bồi thường thiệt
hại và trách nhiệm này thuộc về bên có lỗi làm cho hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn
phương chấm dứt thực hiện.
1.4 So sánh hủy bỏ hợp đồng và đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng theo
quy định của Bộ Luật Dân Sự năm 2005
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 424 BLDS năm 2005, hủy bỏ hợp đồng và đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đều là căn cứ chấm dứt hợp đồng. Hủy bỏ hợp
đồng và đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phát sinh trên cơ sở có sự vi phạm
hợp đồng là điều kiện chấm dứt theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Đối
với cả hai trường hợp trên, căn cứ để chấm dứt đều tồn tại trong q trình thực hiện
hợp đồng. Khi có căn cứ hủy bỏ hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng thì hợp đồng khơng đương nhiên chấm dứt, bên hủy bỏ hợp đồng, bên đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo cho bên kia biết về việc chấm
dứt hợp đồng. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Bên có lỗi
trong việc hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện phải bồi thường
thiệt hại. Tuy nhiên, ngoài những điểm giống nhau như trên, hủy bỏ hợp đồng và đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng cũng có những điểm khác biệt nhất định, sự
22

Đỗ Văn Đại (2007), "Phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật thực định Việt Nam", Tạp chí Tịa án nhân dân,

(số 19), tr.19.

- 21 -



khác biệt đó thể hiện như sau:


Về căn cứ: Để hủy bỏ hợp đồng phải có sự vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy

bỏ mà các bên đã thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Cịn căn cứ đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng không bắt buộc trong mọi trường hợp phải có sự vi
phạm hợp đồng.

Về thời điểm chấm dứt hợp đồng: Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng chấm
dứt hiệu lực từ thời điểm giao kết. Còn khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực
hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận được thơng báo, hợp đồng vẫn
có giá trị trong quá khứ cho đến thời điểm chấm dứt.


Về giải quyết hậu quả chấm dứt hợp đồng: Khi hợp đồng bị hủy bỏ, các bên

phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận. Còn khi
hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện, các bên không phải tiếp tục thực hiện
nghĩa vụ, bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh tốn.

Về tính chất của hợp đồng: Việc hủy bỏ hợp đồng thường áp dụng đối với
những hợp đồng mang tính chất giao vật và việc hồn trả lại vật là thực hiện được.
Còn đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thường áp dụng đối với những hợp
đồng mang tính chất thực hiện cơng việc và các bên khơng thể hồn ngun những gì
đã nhận mà chỉ có thể thanh lý hợp đồng đến thời điểm chấm dứt 23.
Hậu quả pháp lý chính là điểm phân biệt giữa hủy bỏ hợp đồng và đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, tiêu chí để xác định trường hợp nào là hủy
bỏ hợp đồng và trường hợp nào là đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì
BLDS năm 2005 khơng có quy định chung. Trong phần hợp đồng thông dụng, "Đối

với một loại hợp đồng, có lúc văn bản cho phép hủy bỏ nhưng có lúc văn bản chỉ cho
đơn phương chấm dứt hợp đồng"24. Chẳng hạn, đối với hợp đồng thuê tài sản, Khoản
2 Điều 484 quy định "Trong trường hợp bên cho thuê chậm giao tài sản" hoặc "Nếu
tài sản thuê không đúng chất lượng như thỏa thuận" thì bên th có quyền hủy bỏ hợp
đồng. Theo Khoản 2 Điều 488 thì "Trong trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không
đúng mục đích, khơng đúng cơng dụng", bên cho th có quyền đơn phương chấm dứt
thực hiện hợp đồng. Về vấn đề này, tác giả đồng tình với quan điểm của PGS. TS Đỗ
Văn Đại là "Nếu hợp đồng mang đến cho các bên lợi ích mong đợi thì nên bảo lưu
q khứ, tức là cho chấm dứt hợp đồng. Ngược lại, nếu lợi ích mang đến từ hợp đồng

23
24

Nguyễn Xuân Quang - Lê Nết - Nguyễn Hồ Bích Hằng (tlđd), tr. 383.
Đỗ Văn Đại (2010), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Nhà

xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 196.

- 22 -


khơng phù hợp với mong muốn của các bên thì nên cho hủy bỏ hợp đồng"25.
1.5 So sánh hủy bỏ hợp đồng và đơn phƣơng chấm dứt thực hiện hợp đồng theo
quy định của Bộ Luật Dân Sự năm 2005 với một số đạo luật khác của Việt Nam
và pháp luật nƣớc ngoài
1.5.1 Với Bộ luật Lao động năm 1994 (đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006,
2007)
Với đối tượng đặc biệt của hợp đồng lao động là hàng hóa sức lao động, "sức lao
động sống", hàng hóa ở đây khơng phải là tài sản hữu hình để có thể hồn trả. Vì vậy,
khi chấm dứt hợp đồng lao động, các bên khơng thể khơi phục lại tình trạng ban đầu,

hồn trả cho nhau những gì đã nhận mà chỉ có thể thanh lý hợp đồng đến thời điểm
chấm dứt. Do đó, đối với hợp đồng lao động, pháp luật không đặt ra việc hủy bỏ hợp
đồng mà chỉ có đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
Theo pháp luật Lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động "Là trường
hợp chấm dứt hợp đồng lao động chỉ dựa trên ý chí của một bên chủ thể mà khơng
khơng phụ thuộc vào ý chí của phía chủ thể bên kia"26. Theo quy định hiện hành, việc
đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong Bộ Luật Lao Động (BLLĐ) năm
1994 giống BLDS năm 2005 ở một số điểm sau:
Khi có căn cứ chấm dứt hợp đồng, một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp
đồng mà khơng phụ thuộc vào ý chí của bên kia. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng phải thực hiện thủ tục thông báo chấm dứt, nếu không tuân thủ đúng thủ tục
thơng báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Pháp luật quy định cụ thể những
trường hợp một bên được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và căn cứ đó có
thể xuất phát từ sự vi phạm hợp đồng hoặc từ nguyên nhân khách quan. Cả hai Bộ luật
đều có những quy định cụ thể hạn chế việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
Ví dụ: Khoản 2 Điều 510 BLDS năm 2005 hạn chế quyền đơn phương chấm dứt thực
hiện hợp đồng của bên cho thuê khoán trong trường hợp "Bên thuê khoán vi phạm
nghĩa vụ, mà việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất của bên
thuê khoán và việc tiếp tục th khốn khơng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích
của bên cho th khốn". Điều 39 BLLĐ năm 1994 hạn chế quyền đơn phương chấm
dứt thực hiện hợp đồng của người sử dụng lao động, chẳng hạn trong trường hợp
người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều
dưỡng theo quyết định của thầy thuốc; Người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ về
25

Đỗ Văn Đại (2010), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 197 - 198.
26

Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2009), Tập bài giảng Luật Lao động (tập 2), tr. 34.


- 23 -


việc riêng... Về hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thì các bên thanh
lý hợp đồng đến thời điểm chấm dứt. Tuy nhiên, ngoài những điểm giống nhau nêu
trên thì quy định về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng trong BLLĐ năm 1994
và BLDS năm 2005 vẫn có những điểm khác biệt nhất định, cụ thể như sau:


Về căn cứ chấm dứt: BLLĐ năm 1994 quy định căn cứ phát sinh quyền đơn

phương chấm dứt thực hiện hợp đồng chỉ theo quy định của pháp luật, khơng có một
quy định nào thừa nhận căn cứ theo sự thỏa thuận của các bên. Cụ thể, người lao động
chỉ được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu có căn cứ theo quy định tại
Khoản 1 Điều 37 BLLĐ năm 1994, trừ người lao động làm việc theo hợp đồng lao
động không xác định thời hạn. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm
dứt hợp đồng lao động khi có những căn cứ quy định tại Điều 38 BLLĐ năm 1994.
Ngoài ra, trong một số trường hợp cụ thể khác, như do thay đổi cơ cấu công nghệ, hay
trong trường hợp sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, chuyển đổi quyền sở hữu, quyền quản
lý hoặc quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp27, người sử dụng lao động cũng được
phép đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng sau khi đã thực hiện một số thủ tục
nhưng vẫn khơng bố trí được cơng việc cho người lao động. Khác với BLLĐ năm
1994, BLDS năm 2005 tại Điều 426 quy định quyền đơn phương chấm dứt thực hiện
hợp đồng của các bên không chỉ phát sinh trên cơ sở quy định của pháp luật, mà cịn
theo sự thỏa thuận của các bên, BLDS ln tơn trọng sự thỏa thuận này.


Về thủ tục thông báo chấm dứt hợp đồng: BLLĐ năm 1994 quy định khi đơn


phương chấm dứt hợp đồng phải tuân thủ thời hạn thông báo trước, thời hạn này được
quy định khác nhau cho từng loại hợp đồng khác nhau và từng chủ thể khác nhau.
Ngoài ra, đối với người lao động, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng thì thời hạn
thơng báo trước còn tùy thuộc vào từng căn cứ chấm dứt cụ thể. Ví dụ: khi người lao
động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo điểm a Khoản 1 Điều 37 "Không
được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn theo hợp đồng" thì thời hạn
báo trước ít nhất là 3 ngày. Nếu đơn phương chấm dứt theo quy định tại điểm d Điều
này "Bản thân hoặc gia đình thật sự có hồn cảnh khó khăn khơng thể tiếp tục thực
hiện hợp đồng" thì thời hạn báo trước ít nhất là 30 ngày nếu là hợp đồng xác định thời
hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; ít nhất 3 ngày nếu là hợp đồng theo mùa vụ hoặc
theo một cơng việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. Bên cạnh đó, quy định thủ
tục thơng báo chấm dứt hợp đồng của người sử dụng lao động có phần chặt chẽ hơn.
Cụ thể, ngồi việc đảm bảo thủ tục thông báo trước, người sử dụng lao động còn phải

27

Điều 17, Điều 31 BLLĐ năm 1994.

- 24 -


trao đổi nhất trí với Cơng đồn cơ sở 28. Khác với BLLĐ năm 1994, Điều 426 BLDS
năm 2005 không bắt buộc các bên phải thông báo trước, mà khi có căn cứ đơn phương
chấm dứt thì phải thơng báo ngay và hợp đồng chấm dứt từ thời điểm bên kia nhận
được thông báo. Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng được quy định như nhau cho
mọi chủ thể và cho mọi loại hợp đồng.
Điều 40 BLLĐ năm 1994 quy định "Mỗi bên có thể từ bỏ việc đơn phương
chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước". Nghĩa là bên đã thông
báo việc đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể từ bỏ quyết định chấm dứt hợp đồng
khi chưa hết thời hạn thông báo trước. Khác với BLDS năm 2005, Điều 426 quy định

"phải thông báo ngay" và khi bên kia nhận được thơng báo chấm dứt thì hợp đồng
chấm dứt hiệu lực, do đó, khơng thể từ bỏ việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng mà mình đã thơng báo.


Về hậu quả chấm dứt hợp đồng: BLLĐ năm 1994 không đặt ra trách nhiệm bồi

thường thiệt hại của bên có lỗi làm hợp đồng bị đơn phương chấm dứt như BLDS năm
2005. Theo quy định của pháp luật Lao động thì "Quyền lợi của người lao động sẽ
được giải quyết theo sự thỏa thuận của các bên hoặc trên cơ sở quy định của pháp
luật"29. Trách nhiệm bồi thường đặt ra khi không tuân thủ đúng thời hạn thông báo
trước hay đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật.
1.5.2 Với Luật Thƣơng mại năm 2005
BLDS năm 2005 và LTM năm 2005 đều quy định về hủy bỏ hợp đồng và đơn
phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Đây là những biện pháp mà một bên chủ thể có
thể áp dụng nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình khi có sự vi phạm hợp đồng của
phía bên kia. Quy định về hủy bỏ hợp đồng, đơn phương chấm dứt thực hiện hợp
đồng trong BLDS năm 2005 và LTM năm 2005 có một số điểm tương đồng và khác
biệt nhất định. Ta có thể thấy được cụ thể hơn qua những tiêu chí sau:


Về khái niệm

Đối với hủy bỏ hợp đồng: LTM năm 2005 đã chia hủy bỏ hợp đồng thành hủy
bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng30. Theo đó, hủy bỏ tồn bộ hợp
đồng là việc "Bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với
toàn bộ hợp đồng"31. Còn hủy bỏ một phần hợp đồng là việc "Bãi bỏ thực hiện một
28

Điểm a, điểm b, điểm c Khoản 1 Điều 38 BLLĐ năm 1994.


29

Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nhà xuất bản Công an nhân dân,

Hà Nội, tr. 144.
30
Khoản 1 Điều 312 LTM năm 2005.
31

Khoản 2 Điều 312 LTM năm 2005.

- 25 -


×