Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.33 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
Giáo viên: Tô Vũ Tuấn Anh
<b>1. Nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931? Tại sao phong trào</b>
<b>phát triển lên cao nhất ở Nghệ - Tĩnh?</b>
<i><b>a. Nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931</b></i>
- <i>(Trình bày tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng kinh tế</i>
<i>thế giới 1929 – 1933).</i>
- Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra gay gắt và phong trào cách mạng
dâng cao, đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đề ra hai khẩu hiệu "Độc lập dân
tộc" và "Người cày có ruộng". Hai khẩu hiệu này đã đáp ứng nguyện vọng đại đa số nhân
dân, nhất là nông dân. Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh chống đế quốc Pháp
và phong kiến tay sai.
- Trong những nguyên nhân trên, sự ra đời và lãnh đạo của Đảng là nhân tố cơ bản
nhất, quyết định sự bùng nổ của phong trào.
<i><b>b. Phong trào phát triển lên cao nhất ở Nghệ - Tĩnh vì:</b></i>
Bên cạnh những nguyên nhân chung <i>(sự tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế</i>
<i>giới 1929 – 1933; tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm khủng hoảng; sự ra</i>
<i>đời của Đảng Cộng sản Việt Nam)</i>, Nghệ - Tĩnh còn có những nét riêng:
- Đây là vùng đất nghèo, chịu ách thống trị của đế quốc và phong kiến rất nặng nề.
- Nhân dân Nghệ - Tĩnh có truyền thống cách mạng.
- Cơ sở công nghiệp Vinh – Bến Thuỷ là trung tâm kĩ thuật lớn nhất Trung Kỳ, là điều
- Các tổ chức cộng sản và cơ sở Đảng ở đây khá mạnh.
<b>2. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 diễn ra như thế nào?</b>
Trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra gay gắt và phong trào cách
mạng dâng cao, ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo phong trào đấu
tranh của quần chúng công – nông rộng khắp trên cả nước.
- Tháng 2/1930, nổ ra một số cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp
lao động khác. Tiêu biểu là cuộc bãi công của công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, Dầu
Tiếng. Ở Hà Nội, cờ đỏ búa liềm được treo ở một số đường phố chính. Mục tiêu đấu tranh là
địi cải thiện đời sống. Cơng nhân địi tăng lương, giảm giờ làm. Nơng dân địi giảm sưu,
giảm thuế. Bên cạnh đó cũng xuất hiện những khẩu hiệu chính trị như "Đả đảo chủ nghĩa đế
quốc! Đả đảo phong kiến", "Thả tù chính trị",...
- Sang tháng 3 và 4, diễn ra các cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định,
công nhân nhà máy diêm Bến Thuỷ.
- Tháng 5, trên phạm vi cả nước bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày Quốc tế Lao
động 1/5. Các cuộc đấu tranh này đánh dấu bước ngoặt của phong trào cách mạng. Lần đầu
tiên, cơng nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động, đấu tranh đòi quyền lợi
Giáo viên: Tô Vũ Tuấn Anh
cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tình đồn kết cách mạng với nhân dân lao
động thế giới.
- Từ tháng 6 đến tháng 8/1930, cả nước có 121 cuộc đấu tranh, trong đó cơng nhân có
22 cuộc, nơng dân: 95, các tầng lớp lao động khác: 4.
- Sang tháng 9, phong trào đấu tranh dâng cao, nhất là ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
Những cuộc biểu tình của nơng dân (có vũ trang tự vệ) với hàng nghìn người tham gia kéo
đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu, giảm thuế ở các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Diễn
Châu, Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Đô Lương (Nghệ An), Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm
Xuyên, Kì Anh (Hà Tĩnh). Các cuộc đấu tranh này được công nhân Vinh – Bến Thuỷ hưởng
ứng.
- Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện, xã. Nhiều
tên tri huyện, lí trưởng bỏ trốn hoặc đầu hàng. Trong tình hình đó, nhiều cấp uỷ Đảng ở thôn
xã đã lãnh đạo nhân dân đứng ra làm chủ vận mệnh của mình, tự quản lí đời sống chính trị,
kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền cách mạng theo hình
thức Xơ viết.
- Trong hai tháng 9 và 10 năm 1930, cả nước có 362 cuộc đấu tranh, trong đó có hơn
20 cuộc của công nhân, hơn 300 cuộc của nông dân, hơn 10 cuộc của các tầng lớp khác.
Như vậy, phong trào cách mạng 1930 – 1931 là phong trào cách mạng rộng lớn đầu
tiên của quần chúng công nông ở nước ta do Đảng lãnh đạo. Phong trào diễn ra với quy mơ
rộng khắp, mang tính chất cách mạng triệt để và sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt, thể
hiện bước phát triển nhảy vọt về chất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta khi có
Đảng lãnh đạo.
<b>3. Chứng minh rằng phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao là Xô viết</b>
<b>Nghệ - Tĩnh diễn ra với quy mơ rộng khắp, mang tính chất cách mạng triệt để</b>
<b>và sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt.</b>
Ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát động quần chúng đấu tranh
chống thực dân, phong kiến đòi độc lập dân tộc và chia ruộng đất cho dân cày. Thực hiện
mục tiêu đó, phong trào cách mạng 1930 - 1931 đã diễn ra với quy mơ rộng khắp, mang tính
<i><b>a. Phong trào có quy mơ rộng khắp</b></i>
- Phong trào đã nổ ra ở hầu khắp các địa phương từ nông thôn đến thành thị, phát triển
trên quy mô cả nước, kéo dài suốt gần 2 năm (từ đầu năm 1930 đến cuối năm 1931).
- Phong trào đã thu hút được sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân, chủ yếu là
quần chúng công – nông với hàng trăm cuộc đấu tranh lớn nhỏ, tiêu biểu là cuộc biểu tình
của gần 5000 công nhân và nông dân Vinh – Bến Thuỷ vào ngày 1/5/1930, cuộc biểu tình
của hơn 2 vạn nơng dân Thanh Chương ngày 1/9/1930 và cuộc biểu tình tuần hành của 3
vạn nông dân huyện Hưng Nguyên ngày 12/9/1930.
<i><b>b. Phong trào mang tính cách mạng triệt để</b></i>
Giáo viên: Tô Vũ Tuấn Anh
- Phong trào đề ra nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến tay sai nhằm thực hiện mục
tiêu "Độc lập dân tộc" và "Người cày có ruộng", đồng thời thực hiện mục tiêu cao nhất là
giành chính quyền. Phong trào đã nhằm trúng vào hai kẻ thù cơ bản của cách mạng nước ta
là đế quốc và phong kiến tay sai.
- Phong trào giáng một địn mạnh mẽ vào chính quyền của địch. Tại một số nơi thuộc
hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, hệ thống chính
quyền địch bị tan rã từng mảng, bọn quan lại và cường hào bỏ trốn, chính quyền cơng nơng
binh thành lập dưới hình thức Xơ viết.
<i><b>c. Phong trào sử dụng hình thức đấu tranh quyết liệt</b></i>
- Phong trào sử dụng hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, từ mít tinh biểu tình đến đốt
- Trong tháng 9 và tháng 10/1930, phong trào đã sử dụng hình thức vũ trang khởi
nghĩa cướp chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng.
Như vậy phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ – Tĩnh là
phong trào cách mạng rộng lớn đầu tiên của quần chúng công nông ở nước ta do Đảng lãnh
đạo. Tính quy mơ rộng lớn, tính cách mạng triệt để và hình thức đấu tranh quyết liệt của
phong trào đã chứng minh bước phát triển nhảy vọt về chất của cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc ở nước ta một khi có Đảng lãnh đạo.
<b>4. Phân tích ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng</b>
<b>1930 – 1931.</b>
<i><b>a. Ý nghĩa lịch sử</b></i>
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn nhưng có ý
nghĩa lịch sử to lớn.
- Qua phong trào, giai cấp vô sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khẳng
định quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo của mình. Phong trào khẳng định đường lối đúng
đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng các nước ở Đông
Dương.
- Qua phong trào, nông dân đã thể hiện lịng tin vào giai cấp cơng nhân, hình thành
khối liên minh cơng – nơng vững chắc. Cùng với sự ra đời của Đảng Cộng sản, khối liên
minh công – nông là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng.
- Phong trào cách mạng 1930 – 1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và
- Phong trào 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh đã đem lại cho quần
chúng công nông niềm tin ở sức mạnh của mình, ở năng lực làm chủ đất nước và vận mệnh
của dân tộc mình.
Giáo viên: Tơ Vũ Tuấn Anh
- Trong q trình đấu tranh, đội ngũ cán bộ và quần chúng được thử thách và rèn
luyện.
- Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm
quý báu về công tác tư tưởng, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc
thống nhất, về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh...
Với những ý nghĩa ấy, phong trào có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và
quần chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
<i><b>b. Bài học kinh nghiệm</b></i>
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 đã để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm
quý báu về công tác tư tưởng, về xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc
thống nhất, về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh,...
- <i><b>Bài học về công tác tư tưởng:</b></i> Vừa mới ra đời, với khẩu hiệu "Độc lập dân tộc" và
"Ruộng đất dân cày", Đảng đã giáo dục và tập hợp được một lực lượng cách mạng đông đảo
của quần chúng, nhất là quần chúng công nông đứng lên làm cách mạng giải phóng dân tộc
và giải phóng giai cấp. Giáo dục và lôi kéo được quần chúng đi theo Đảng làm cách mạng là
- <i><b>Bài học về xây dựng khối liên minh công – nông:</b></i> Qua phong trào, khối liên minh
cơng nơng được hình thành. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cơng nơng đồn kết với các tầng
lớp nhân dân khác có khả năng lật đổ ách thống trị của đế quốc, phong kiến, xây dựng một
cuộc sống mới.
- <i><b>Bài học về phương pháp giành chính quyền và giữ chính quyền bằng bạo lực cách</b></i>
<i><b>mạng:</b></i> Phong trào cho thấy rằng, khi quần chúng đã sục sôi căm thù đế quốc và phong kiến,
họ sẽ đứng lên dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh giành chính quyền.
- <i><b>Bài học về xây dựng chính quyền nhân dân – một hình thức chính quyền kiểu</b></i>
<i><b>mới:</b></i> Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là chính quyền nhà nước. Phong trào sau khi
đấu tranh giành thắng lợi ở một số địa phương thuộc Nghệ An và Hà Tĩnh đã xây dựng
chính quyền theo kiểu Xơ viết ở Nga.
- <i><b>Bài học về xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất:</b></i> Trong thời kì này chưa có mặt
trận dân tộc thống nhất nên chưa tập hợp được đông đảo các giai cấp và tầng lớp nhân dân
nhằm đấu tranh chống thực dân và phong kiến. Đây là bài học mà Đảng ta rút ra để sau này
đến thời kì cách mạng 1936 – 1939 chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản
đế Đông Dương.
- <i><b>Bài học về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh:</b></i> Qua phong trào, giai cấp vô
sản Việt Nam mà đại biểu là Đảng Cộng sản Đông Dương đã khẳng định quyền lãnh đạo và
năng lực lãnh đạo của mình. Thực tiễn cho thấy tính chất đúng đắn của đường lối chiến lược
mà Đảng đề ra.