Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.32 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------*----------

HOÀNG THỊ THU HỒI

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO

C
C
HỆ THỐNG GIAO THƠNG
TĨNH
R
L
.
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HUẾ
T
U
D

HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH GIAO THƠNG

Đà Nẵng - Năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


----------*----------

HOÀNG THỊ THU HOÀI

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC

C
C

HỆ THỐNG GIAO THÔNG TĨNH

R
L
.
T

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ

U
D

Chun ngành : Kỹ thuật xây dựng cơng trình giao thơng
Mã số

: 8580205

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KỸ THUẬT XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH GIAO THƠNG


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN CAO THỌ

Đà Nẵng - Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Thu Hoài

C
C

U
D

R
L
.
T


LỜI CẢM ƠN
Sau một quá trình học tập, nghiên cứu tìm hiểu, tơi đã hồn thành Luận văn
Thạc sỹ với đề tài: " Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác
hệ thống giao thông tĩnh trên dịa bàn thành phố Huế ".
Lời đầu tiên, tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS.TS Phan Cao

Thọ đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt phương pháp nghiên cứu và cung cấp
tài liệu giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập, thực hiện Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo Khoa Xây dựng Cầu đường, Bộ
môn Đường ô tô và Đường thành phố - Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã tận
tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức và tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời gian theo
học.
Xin cám ơn tất cả những bạn bè, đồng nghiệp, gia đình và những người thân đã
giúp đỡ, hỗ trợ và động viên tôi trong những ngày tháng qua.
Đà Nẵng, ngày

tháng

C
C

U
D

R
L
.
T

năm 2019

Hoàng Thị Thu Hoài


TÓM TẮT LUẬN VĂN
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ KHAI HỆ

THỐNG GIAO THÔNG TĨNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ
Học viên: Hoàng Thị Thu Hoài, Chun ngành: Kỹ thuật xây dựng cơng trình giao thơng
Mã số: 8580205

Khóa: 36

Trường Đại học Bách khoa – ĐHĐN

Luận văn đã khái quát, tổng quan về hệ thống giao thông tĩnh, các mơ hình quản lý vận
hành, khai thác hệ thống giao thơng tĩnh trong và ngồi nước. Làm rõ một số khái niệm liên
quan hệ thống giao thông tĩnh, tìm hiểu các hình thức đậu đỗ xe tiên tiến trong nước và trên
thế giới ở Kỷ nguyên cách mạng công nghệ 4.0. Một trong những giải pháp đó là xây dựng
ứng dụng dụng bãi đỗ xe thông minh vào các bãi đỗ xe cao tầng và bãi đỗ xe ngầm của thành
phố, quy hoạch giao thông tĩnh dọc tuyến như kẻ vạch cho phép đậu đỗ xe ô tô và và thu phí
sử dụng lịng đường nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an tồn giao thơng. Luận văn đánh giá
những bất cập, hạn chế về mơ hình quản lý, khai thác hệ thống giao thông tĩnh đã và đang
triển khai trên địa bàn thành phố Huế. Trên cơ sở đó, rà soát quỹ đất quy hoạch bổ sung các
điểm, bãi đỗ xe; đề xuất các mơ hình, giải pháp công nghệ thông minh ứng dụng trong công
tác đầu tư, quản lý khai thác việc đậu đỗ xe phù hợp với đáp ứng nhu cầu thực tế, điều kiện
phát triển thành phố Huế, cũng như định hướng tương lai nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an
tồn giao thơng.

C
C

R
L
.
T


U
D

Từ khóa:
Giao thơng tĩnh, giao thơng thơng minh, quản lý, vận hành khai thác, quy hoạch.
RESEARCH SOLUTIONS TO IMPROVE THE EFFICIENCY OF MANAGEMENT
AND OPERATION OF STATIC TRANSPORTATION SYSTEMS IN HUE CITY
The thesis has generalized and overviewed the static transportation system, the models
of operation management, the operation of static transportation systems at home and abroad.
Clarify a number of concepts related to static transportation systems, learn advanced forms of
parking in the country and in the world in the era of technology revolution 4.0. One of these
solutions is to build smart car park applications in the city's high-rise and underground car
parks, plan static traffic along the route as car-marking lines. and collecting road use fees to
ensure traffic order and safety. The thesis assesses the inadequacies and limitations on the
model of management and exploitation of static transportation systems that have been and are
being implemented in Hue city. On that basis, to review the land fund for additional planning
of spots and parking lots; propose models and smart technology solutions applied in the
investment, management and operation of parking lots in accordance with the actual needs,
conditions for development of Hue city, as well as orientation future to ensure security and
order and traffic safety.
Keywolds:
Static traffic, intelligent traffic, management, operation, planning.


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT LUẬN VĂN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................2
3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................2
4. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................3

C
C

6. Ý nghĩa thực tiển của đề tài ............................................................................3
7. Bố cục luận văn ............................................................................................... 3

R
L
.
T

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIAO THƠNG TĨNH VÀ MƠ HÌNH
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, KHAI THÁC HỆ THỐNG GIAO THÔNG TĨNH ..............4
1.1 Hệ thống giao thông tĩnh ........................................................................................4

U
D

1.1.1 Khái niệm giao thông tĩnh ...........................................................................4
1.1.2 Phân loại giao thông tĩnh trong đô thị .........................................................4
1.1.3 Các yếu tố cấu thành cấu thành giao thông tĩnh ..........................................5
1.1.4 Chức năng của giao thơng tĩnh ....................................................................7

1.1.5 Vai trị giao thông tĩnh trong hệ thống giao thông vận tải đô thị ................8
1.2 Một số vấn đề về quy hoạch, thiết kế và sử dụng giao thông tĩnh trong đô thị hiện
nay .................................................................................................................................8
1.2.1 Về quỹ đất ....................................................................................................8
1.2.2 Về mạng lưới ............................................................................................... 9
1.2.3 Về kết cấu hạ tầng kỹ thuật ..........................................................................9
1.2.4 Về đầu tư ....................................................................................................10
1.2.5 Về công tác quản lý nhà nước....................................................................10
1.3 Tổng quan về mơ hình quản lý, khai thác hệ thống giao thông tĩnh trong đô thị
Việt Nam và thế giới .....................................................................................................10
1.3.1 Quản lý nhu cầu giao thông .......................................................................10
1.3.2 Quản lý bãi đỗ xe .......................................................................................11
1.3.3 Quản lý phí đỗ xe .......................................................................................12
1.3.4 Quản lý khai thác nơi đỗ xe .......................................................................13


1.3.5 Mơ hình Park & Ride (P&R) .....................................................................20
1.4 Khái qt về mơ hình quản lý, khai thác các điểm, bãi đổ xe đã và đang triển khai
trên địa bàn thành phố Huế ............................................................................................ 20
1.4.1 Mơ hình quản lý hiện nay ..........................................................................20
Thực hiện theo phương thức quản lý nhà nước, UBND tỉnh giao trách nhiệm: ..20
Phương thức quản lý, vận hành ............................................................................21
1.4.2 Khai thác các điểm và bãi đỗ xe ................................................................ 21
1.5 Kết luận .................................................................................................................22
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO NHU CẦU ĐỖ XE TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ ....................................................................................24
2.1 Phân tích thực trạng hiện nay ...............................................................................24
2.1.1 Tổng quan về diện tích, mật độ dân số thành phố Huế.............................. 24
2.1.2 Hiện trạng mạng lưới giao thông tĩnh Thừa Thiên Huế ............................ 26
2.1.3 Thực trạng giao thông đô thị thành phố Huế .............................................27


C
C

2.1.4 Đặc điểm phương tiện giao thông .............................................................. 29
Bảng 2.3: Đặc điểm phương tiện giao thông ........................................................ 29

R
L
.
T

2.2 Hiện trạng mạng lưới các bến, điểm, bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố Huế........29
2.2.1 Bến xe liên tỉnh .......................................................................................... 29

U
D

2.2.2 Bãi đỗ xe, điểm đỗ xe ................................................................................30
2.3 Khảo sát thực trạng nhu cầu đậu đỗ hiện nay .......................................................33
2.4 Về hạ tầng cung ứng nhu cầu đậu đỗ hiện nay .....................................................35
2.5 Thực trạng quy hoạch và thực tế đã triển khai theo quy hoạch. ........................... 38
2.5.1 Quy hoạch tổng thể ....................................................................................38
2.5.2 Quy hoạch các bến xe: 06 bến xe .............................................................. 44
2.5.3 Quy hoạch các điểm, bãi đỗ xe công cộng ................................................44
2.5.4 Kế hoạch triển khai quy hoạch, thực hiện đầu tư các điểm giao thông tĩnh ..
....................................................................................................................45
2.6 Công năng, hiệu suất sử dụng thực tế tại các điểm, bãi đỗ xe đối với từng thời
điểm, khu vực hiện nay trên địa bàn thành phố Huế. ....................................................46
2.6.1 Bến xe khách Đông Ba ..............................................................................46

2.6.2 Điểm đỗ xe du lịch Nguyễn Hoàng ........................................................... 46
2.6.3 Điểm đỗ xe thuyền du lịch Thiên Mụ .......................................................47
2.6.4 Điểm đỗ xe số 5 đường Bà Huyện Thanh Quan. .......................................47
2.6.5 Bến thuyền du lịch Tòa Khâm ...................................................................47
2.6.6 Điểm đỗ xe thuyền cá Bãi Dâu: .................................................................48
2.7 Dự báo nhu cầu đậu đỗ ......................................................................................... 48


2.7.1 Chỉ tiêu xác định đất theo đất xây dựng đô thị ..........................................49
2.7.2 Chỉ tiêu theo qui mô dân số .......................................................................49
2.7.3 Chỉ tiêu theo cơ giới hóa ............................................................................50
2.7.4 Công tác quản lý vận hành và thu phí ........................................................ 51
2.8 Kết luận .................................................................................................................53
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ,
KHAI THÁC ĐIỂM ĐỖ XE TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ ............................ 55
3.1 Cơ sở lý thuyết đề xuất các giải pháp ...................................................................55
3.2 Các giải pháp về mạng lưới, cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ và dịch vụ hỗ trợ
tại các bến, điểm, bãi đỗ xe. .......................................................................................... 56
3.3 Đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các điểm, bãi đỗ xe đáp ứng nhu cầu thực
tế hiện tại và định hướng phát triển tương lai. .............................................................. 57
3.3.1 Giải pháp quy hoạch giao thông tĩnh dọc tuyến ........................................58
3.3.2 Rà soát, đề xuất bổ sung quy hoạch các điểm đỗ xe khu vực phía Nam
thành phố ....................................................................................................................65

C
C

3.3.3 Rà soát sơn kẽ vạch thiết kế theo hướng đỗ xe khoa học và phù hợp nhằm
đáp ứng được nhu cầu đỗ xe, đảm bảo sự an toàn và thuận tiện của các loại phương
tiện.

....................................................................................................................69

R
L
.
T

3.4 Đề xuất các giải pháp cơ chế, quản lý hệ thống giao thông tĩnh. ......................... 70

U
D

3.4.1 Giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ xã hội hóa đầu tư bãi đỗ xe. ........70
3.4.2 Giải pháp về mơ hình quản lý, vận hành khai thác ....................................71
3.4.3 Phương thức quản lý, vận hành .................................................................71
3.4.4 Giải pháp quản lý nhu cầu giao thông hướng tới phát triển bền vững ......72
3.5 Lựa chọn mơ hình quản lý, điều hành Giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố
Huế. ............................................................................................................................... 75
3.5.1 Xây dựng hệ thống Trung tâm giám sát, điều hành Giao thông tỉnh Thừa
Thiên Huế ....................................................................................................................75
3.5.2 Ứng dụng công nghệ thông minh vào công tác quản lý bãi đỗ xe ............76
3.5.1 Quản lý đậu đỗ trên các tuyến đường ........................................................ 79
3.6 Kết luận .................................................................................................................82
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ VÀ THÀNH VIÊN PHẢN BIỆN
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (BẢN SAO)



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt

Tiếng Anh

ATGT

An toàn giao thông

BGTVT

Bộ Giao thông vận tải

GTCC

Giao thông công cộng

GTVT

Giao thông vận tải

PTVT

Phương tiện vận tải

QĐ -UBND

Quyết định Ủy ban nhân dân

QHPT


Quy hoạch phát triển

TP

Thành phố

TNGT

Tai nạn giao thông

UBND

Ủy ban nhân dân

UTGT

Ùn tắc giao thông

VTHK

Vận tải hành khách

VTHKCC

Vận tải hành khách công cộng

C
C


R
L
.
T

U
D

GPS

Global Positioning System

Hệ thống định vị toàn cầu

ITS

Intelligent Transport System

Hệ thống giao thông thông
minh


MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. 1: Các hình thức bãi đỗ xe ................................................................................5
Bảng 1. 2 : Phân loại điểm đỗ xe .....................................................................................7
Bảng 1. 3: Bảng thống kê sau thể hiện các biện pháp quản lý đỗ xe phân chia theo
chiến lược và các nhóm biện pháp. ...............................................................................11
Bảng 1. 4 : Phí đỗ xe tại một số đơ thị trên thế giới ......................................................12
Bảng 1. 5 : Phí đỗ xe tại một số đô thị ở Việt Nam.......................................................12
Bảng 1.6 : So sánh ưu điểm của bãi đỗ xe thông minh với bãi đỗ xe truyền thống ......14

Bảng 2.1: Diện tích và mật độ dân số thành phố Huế ...................................................24
Bảng 2. 2: Số liệu đường địa phương năm 2018 (tính đến tháng 9/2018) ....................26
Bảng 2.3: Đặc điểm phương tiện giao thông .................................................................29
Bảng 2.4: Các bãi đỗ, điểm đỗ xe hiện đang khai thác trên địa bàn thành phố Huế .....31

C
C

Bảng 2. 5: Đặc điểm mục đích chuyến đi ......................................................................34

R
L
.
T

Bảng 2. 6: Bảng Tổng hợp điều chỉnh bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn TP.Huế đến
năm 2030 theo Quyết định số 1174/QĐ-UBND ........................................................... 40
Bảng 2. 7: Quỹ đất dành đỗ xe theo các khu vực .......................................................... 49

U
D

Bảng 2. 8: Quỹ đất đỗ xe theo dân số ............................................................................49
Bảng 2. 9: Quỹ đất đỗ xe theo phương tiện ...................................................................50
Bảng 2. 10: Tổng hợp các chỉ tiêu tính tốn quỹ đất đỗ xe ...........................................51
Bảng 3. 1 : Vị trí đề xuất kẻ vẽ lịng đường đỗ xe ơ tơ có thu phí ......................................... 60
Bảng 3. 2: Quỹ đất xây bãi đỗ xe .......................................................................................................... 66


MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1: Tổng quan về bãi đỗ xe thơng minh ............................................................. 14
Hình 1. 2: Bãi đỗ xe ngầm ............................................................................................. 16
Hình 1. 3: Bãi đỗ xe gara nhiều tầng .............................................................................16
Hình 1. 4: Bãi đỗ xe tự động ở Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng), Hà Nội ......17
Hình 1. 5: Bãi đỗ xe tự động ở Trần Nhật Duật (quận Hồn Kiếm), Hà Nội ...............17
Hình 1. 6: Bãi đỗ xe tịa nhà SaiGon Center .................................................................18
Hình 1. 7: Bãi đỗ xe thông minh cao ốc Satra Eximland Phú Nhuận ........................... 18
Hình 1. 8: Bãi đỗ xe tại 255 Phan Châu Trinh .............................................................. 18
Hình 1. 9: Đậu xe ở lịng đường có thu phí ở TP Hồ Chí Minh ....................................19
Hình 1. 10: Đậu xe ở lịng đường có thu phí ở TP Đà Nẵng .........................................19
Hình 1. 11: Đậu xe ở lịng đường có thu phí ở TP Hà Nội ...........................................19

C
C

Hình 1.12: Ứng dụng My Parking tại TP Hồ Chí Minh ................................................19

R
L
.
T

Hình 1. 13: Quét mã QR Code tại điểm đỗ ứng dụng IParking tại Hà Nội ..................19
Hình 1. 14: Mơ hình sử dụng Park & Ride tại Bình Dương..........................................20

U
D

Hình 1. 15: Thu phí xe đậu dọc đường Đội Cung ......................................................... 21
Hình 1.16: Thu phí thủ cơng ở Bến thuyền Tịa Khâm .................................................21

Hình 1. 17: Hạ tầng các điểm khai thác điểm, bãi đỗ xe hiện nay ở thành phố Huế ....22
Hình 2.1: Bản đồ hành chính thành phố Huế ................................................................ 24
Hình 2.2: Phân bố diện tích đất, dân cư, mật độ thành phố Huế ...................................26
Hình 2.3: Hiện trạng giao thơng chính thành phố Huế ................................................28
Hình 2.4: Tỷ lệ % bề rộng mặt đường ...........................................................................28
Hình 2.5: Lượng tăng trưởng xe ô tô con, xe khách giai đoạn 2014-2018 ...................29
Hình 2.6: Hình ảnh bến xe phía Bắc – bến xe Phía Nam ..............................................30
Hình 2.7: Các vị trí bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố Huế ............................... 30
Hình 2. 8: Mục đích của chuyến đi................................................................................33
Hình 2. 9: Mục đích của chuyến đi phân theo khu vực .................................................33
Hình 2. 10: Thời gian đậu đỗ ......................................................................................... 33
Hình 2. 11: Vị trí đỗ xe thực hiện mục đích chuyến đi .................................................34


Hình 2. 12: Đánh giá khảo sát triển khai thu phí khi sử dụng một phần lịng đường để
đỗ xe ơ tơ .......................................................................................................................35
Hình 2. 13: Khảo sát thu phí lịng đường ......................................................................35
Hình 2. 14: Hình thức thu phí ........................................................................................ 35
Hình 2. 15: Tỷ lệ % phản ánh mơ hình giữ xe tự động .................................................36
Hình 2. 16: Tỷ lệ % mức độ an toàn gửi xe trong bãi đỗ xe tự dộng ............................ 36
Hình 2. 17: Một số hình ảnh đậu đỗ xe dưới lịng đường vi phạm giao thơng .............37
Hình 2. 18: Một số hình ảnh đậu đỗ xe dưới lịng đường .............................................37
Hình 2. 19: Tình trạng đỗ ơ tơ trên các tuyến đường hiện nay......................................38
Hình 2.20: Ảnh hưởng của việc sử dụng tạm thời lòng đường để đỗ xe ô tô ...............38
Hình 2. 21: Bản đồ quy hoạch giao thơng tỉnh theo Quyết định số 1174/QĐ-UBND ..39
Hình 2. 22: Đánh giá kết quả thực hiện bãi đỗ xe so với quy hoạch ............................. 46

C
C


Hình 2. 23: Bãi đỗ xe Nguyễn Hồng ...........................................................................47

R
L
.
T

Hình 2. 24: Một số bến xe hiện nay trên thành phố Huế chưa được đầu tư ..................48
Hình 3. 1: Mặt bằng bố trí đậu đỗ 1 bên dọc tuyến (với bề rộng lòng đường nhỏ hơn
10,5m) ............................................................................................................................ 59

U
D

Hình 3. 2: Mặt bằng bố trí đậu đỗ 2 bên dọc tuyến (với bề rộng lòng đường nhỏ hơn
14m) ............................................................................................................................... 59
Hình 3. 3 Hiện trạng bãi đỗ, điểm đỗ xe ở khu vực trung tâm phía Nam .....................65
Hình 3. 4: Hệ thống bãi đỗ xe khu vực quy hoạch trung tâm phía Nam thành phố ......68
Hình 3. 5:Mơ hình Bãi đỗ xe Dã Viên xây dựng mới ...................................................68
Hình 3. 6 Kích thước bãi đỗ xe thơng dụng ..................................................................70
Hình 3. 7: Phát triển giao thơng phi cơ giới ..................................................................74
Hình 3. 8 Phát triển dịch vụ giao thơng cơng cộng .......................................................74
Hình 3. 9: Mơ hình quản lý bãi đỗ xe ............................................................................75
Hình 3. 10 : Hoạt động tìm kiếm bãi đỗ xe ...................................................................77
Hình 3. 11: Camera ghi nhận tình trạng bãi đỗ xe ........................................................ 79
Hình 3. 12: Tích hợp camera để quản lý và thu phí thời gian đậu đỗ ........................... 80
Hình 3. 13: Một số hình ảnh từ camera đường phố gửi về Trung tâm Giám sát, ...........81


1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển cũng như trong giai đoạn hiện nay, giao thông nội đô
của thành phố Huế chủ yếu là phương tiện giao thơng đường bộ với vai trị chủ đạo là
ơ tô và xe máy; giao thông công cộng chỉ có xe buýt và xe điện với số tuyến và mức
độ phục vụ rất hạn chế, hầu như chưa có tác động đến chính sách tổ chức giao thơng
đơ thị (trong đó xe buýt đáp ứng khoảng 0,47% với 1,28 triệu lượt hành khách năm
2018); đồng thời với việc gia tăng mạnh mẽ của ô tô, đặc biệt là ô tô cá nhân (bình
quân 10-15%, trung bình cứ 10 hộ gia đình có một xe ơ tơ) và việc chuyển đổi mơ hình
từ xe máy sang ơ tơ trong khi hạ tầng cho giao thông tĩnh (bến xe, bãi đỗ xe) khơng
theo kịp khiến thành phố vốn thơng thống trở nên chật chội, đã có hiện tượng ùn ứ,
ùn tắc giao thông, nhất là ở trung tâm thành phố.
Để có cơ sở quản lý, kế hoạch đầu tư hệ thống giao thông tĩnh phục vụ nhu cầu
đầu đỗ cho các phương tiện vận tải khách trên địa bàn thành phố Huế và vùng phụ cận
đến năm 2020, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng và phê duyệt quy Để có sơ sở
quản lý, kế hoạch đầu tư hệ thống giao thông tĩnh phục vụ nhu cầu đậu đỗ cho các
phương tiện vận tải khách trên địa bàn thành phố Huế và hoạch tại Quyết định số
2306/QĐ-UBND ngày 10/10/2007 và đã được cập nhật, bổ sung, lồng ghép vào trong
quá trình điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải tỉnh thừa Thiên Huế
(quyết định số 1174/QĐ - UBND ngày 24/6/2015). Theo đó, đối với quy hoạch giao
thông tĩnh: “Đến năm 2020, xây dựng mới, cải tạo nâng cấp 15 bến xe (trong đó 11
bến xe khách, 4 bến xe hàng) và 42 bãi đỗ xe trên địa bàn Tỉnh (khu đô thị trung tâm
và các khu đô thị, dân cư mới), điểm, khu du lịch; các thị trấn, thị tứ... Dành quỹ đất
xây dựng kho tàng, bãi đỗ xe phù hợp với quy hoạch đô thị…Định hướng đến năm
2030, hoàn thiện xây dựng, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa 23 bến xe và hệ thống bãi
đỗ xe”. Tuy nhiên, công tác quản lý, tổ chức thực hiện sau khi quy hoạch được phê
duyệt chưa được các đơn vị, địa phương quan tâm; vị trí, quy mơ các bến xe, bãi đỗ xe
chưa được tính tốn đầy đủ và cập nhật trong quá trình lập, triển khai các quy hoạch có
liên quan; quỹ đất dành cho giao thông tỉnh ngày càng thu hẹp, không đảm bảo chỉ tiêu

theo quy hoạch đã được phê duyệt; do vậy, cần sớm có giải pháp quản lý quỹ đất, đầu
tư xây dựng hợp lý hơn, đáp ứng nhu cầu đậu, đỗ thực tế.

C
C

R
L
.
T

U
D

Ngoài ra, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội và do nhu cầu đi lại ngày càng gia
tăng, số lượng ô tô cá nhân, xe khách phục vụ du lịch và cả xe máy tăng trưởng rất
mạnh mẽ; yêu cầu về chất lượng phục vụ, chất lượng dịch vụ ngày một nâng cao.
Tuy nhiên, qua theo dõi, tiếp nhận phản ánh của người dân, du khách và đánh giá
sơ bộ của các nhà quản lý thì hệ thống các bến xe và bãi đỗ xe ở tỉnh Thừa Thiên Huế
hiện nay là thiếu trầm trọng; công tác quản lý chủ yếu bằng phương pháp thủ công
truyền thống, sử dụng nhiều lao động; việc quản lý thu phí cịn nhiều bất cập, hạn chế


2
(thu phí khơng minh bạch, khơng xác định đặt chỗ, khó khăn cho lái xe khi tìm chỗ đỗ,
dễ gây ùn tắc khi nhiều xe ngoại tỉnh phải chạy vòng vo tìm bãi đỗ, gây thiệt hại cho
lái xe khi chỉ tính giá/lượt đỗ, khơng tính theo giờ đỗ..); làm phát sinh chi phí (cả thời
gian, tiền bạc) khơng đáng có cho người dân, xã hội, thất thốt và khơng minh bạch
nguồn thu ngân sách. Do vậy, việc nghiên cứu, đề xuất giải pháp công nghệ áp dụng
vào công tác quản lý, khai thác tại các bến xe, bãi đỗ xe là yêu cầu cấp thiết.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và để giải quyết các tồn tại, bất cập, hạn chế như
đã nêu trên, việc tổ chức rà soát, đánh giá lại hiện trạng, quy hoạch, áp dụng công nghệ
hiện đại vào công tác giám sát, quản lý, khai thác nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ,
chất lượng phục vụ tại các bến xe, bãi đỗ xe là rất cần thiết và cấp bách. Đó chính là lý
do học viên mong muốn và quyết định lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác bãi đỗ xe trên
dịa bàn thành phố Huế”.
2. Đối tượng nghiên cứu

C
C

- Vị trí, quy mơ, cơng năng, hình thức quản lý các bến xe, bãi đỗ xe đang hoạt
động trên địa bàn thành phố Huế.
- Nhu cầu thực tế về vị trí, quy mơ các bến xe, bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố
Huế;
- Các quy hoạch có đề cập đến giao thông tĩnh (bến xe, bãi dỗ xe) trên địa bàn
thành phố Huế.
- Các mơ hình ứng dụng, áp dụng cơng nghệ vào cơng tác giám sát, quản lý,
điều hành các bãi đỗ xe ở một số đơ thị trong nước và nước ngồi.
- Các mơ hình ứng dụng, áp dụng cơng nghệ vào công tác giám sát, quản lý,
điều hành các bến, điểm, bãi đỗ xe ở một số đơ thị có tính chất tương đồng có thể áp
dụng cho đô thị Huế.

R
L
.
T

U

D

3. Phạm vi nghiên cứu
Trên địa bàn thành phố Huế (có tham khảo một số kết quả, mơ hình, giải pháp có
tính chất tương đồng đang áp dụng một số đơ thị trong nước và trên thế giới để áp
dụng cho thành phố Huế).
4.

Mục tiêu nghiên cứu

a. Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu, đề xuất điểu chỉnh, bổ sung quy hoạch các
điểm, bãi đỗ xe đáp ứng nhu cầu thực tế hiện tại và định hướng phát triển tương lai;
ứng dụng công nghệ hiện đại để nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hệ thống giao
thông tĩnh trên địa bàn thành phố Huế.
b. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ một số khái niệm liên quan hệ thống giao thông tĩnh, tìm hiểu các hình
thức đậu đỗ xe tiên tiến trong nước và trên thế giới.
- Đánh giá hiện trạng giao thông, cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ và dịch vụ


3
hỗ trợ; khả năng cung ứng và nhu cầu đậu đỗ phương tiện trên địa bàn thành phố Huế.
- Rà soát, xem xét đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các điểm, bãi đỗ xe
đáp ứng nhu cầu thực tế hiện tại và định hướng phát triển tương lai, nhằm nâng cao
năng lực khai thác hệ thống giao thông tĩnh, tiến tới hồn chỉnh mạng lưới giao thơng
tĩnh cho thành phố Huế.
- Đề xuất các giải pháp ứng dụng, áp dụng công nghệ hiện đại vào công tác
quản lý, điều hành (giám sát, nhận diện, quản lý xe ra vào, thời gian đậu đỗ, quản lý
mức thu và phương pháp thu phí đảm bảo minh bạch và tránh thất thoát nguồn thu
ngân sách) nhằm tăng khả năng kết nối, nâng cao hiệu quả sử dụng hạ tầng giao thông

đô thị.
5. Phương pháp nghiên cứu
a. Nghiên cứu lý thuyết: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
b. Nghiên cứu thực nghiệm
- Thu thập số liệu về hiện trạng, nhu cầu sử dụng đậu đỗ các phương tiện (giao
thông công cộng, cá nhân ); các điểm đỗ và bến, bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố Huế.
- Tìm hiểu hoạt động các bến xe, bãi đỗ xe: Hành trình các tuyến vận chuyển;
mối quan hệ giữa bến xe - bãi đỗ xe và bãi đỗ xe - điểm đến của người sử dụng;
phương pháp thống kê, xử lý dữ liệu của thơng tin hiện nay.
- Tìm hiểu các mơ hình quản lý, điều hành kiểm sốt xe ra vào các bến, điểm,
bãi đỗ xe hiện đang áp dụng ở trong nước và quốc tế; đề xuất, lựa chọn mô hình quản
lý, phù hợp với các bến xe, bãi xe trên thành phố Huế cho hiện nay và tương lai.
- Tìm hiểu thêm về các mơ hình quản trị thẻ vé điện tử tự động liên thông hiện
nay trong nước và ngoài nước, đánh giá ưu nhược điểm của các mơ hình đang vận
hành, trên cơ sở đó đưa ra mơ hình quản trị thẻ vé phù hợp với điều kiện của thành phố
Huế.

C
C

R
L
.
T

U
D

6. Ý nghĩa thực tiển của đề tài
7. Bố cục luận văn: Bố cục của luận văn bao gồm 03 Chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan về hệ thống giao thơng tĩnh và mơ hình quản lý, vận hành,
khai thác hệ thống giao thông tĩnh.
Chương 2: Phân tích thực trạng và dự báo nhu cầu đỗ xe trên địa bàn thành phố
Huế.
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý, khai thác điểm đỗ
xe trên một địa bàn thành phố Huế.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG TĨNH VÀ MƠ HÌNH QUẢN LÝ,
VẬN HÀNH, KHAI THÁC HỆ THỐNG GIAO THƠNG TĨNH
1.1 Hệ thống giao thơng tĩnh
1.1.1 Khái niệm giao thông tĩnh
Giao thông tĩnh là một phần của hệ thống giao thông phục vụ phương tiện và
hành khách (hoặc hàng hóa) trong thời gian không di chuyển. Theo nghĩa này, giao
thông tĩnh gồm hệ thống các điểm đầu mối giao thông của các phương thức vận tải
khác nhau (nhà ga đường sắt, bến cảng thủy, ga hàng không, bến vận tải đường bộ, bãi
đỗ xe, gara, điểm đầu cuối, điểm trung chuyển và điểm dừng dọc tuyến.
Một số quan niệm về giao thơng tĩnh:
Theo quan niệm về q trình phục vụ trong hoạt động: Giao thông tĩnh là một
phần của hệ thống giao thông phục vụ phương tiện và hành khách (hoặc hàng hố)
trong thời gian khơng di chuyển. Theo nghĩa này giao thông tĩnh gồm hệ thống các
điểm đầu mối giao thông của các phương thức vận tải khác nhau (nhà ga đường sắt,
bến cảng thuỷ, ga hàng không, bến vận tải đường bộ), các bãi đỗ xe, gara, các điểm
đầu cuối, các điểm trung chuyển, các điểm dừng dọc tuyến. Các điểm đầu mối giao
thông là những nơi thực hiện các tác nghiệp đầu cuối, trung chuyển trong quy trình
vận tải (xếp, trả khách, xếp dỡ hàng hố); Các điểm trung chuyển là nơi hành khách và
hàng hoá chuyển tải giữa phương thức, phương tiện vận tải; hệ thống bãi đỗ xe, gara
nhằm bảo quản và giữ gìn phương tiện vận tải trong thời gian không hoạt động; Các

điểm dừng được xây dựng dọc tuyến vận tải hành khách trong thành phố.

C
C

R
L
.
T

U
D

Theo quan niệm về quá trình tham gia vào hệ thống: Giao thơng tĩnh là tồn bộ
những cơ sở vật chất, kĩ thuật phục vụ giao thông nhưng khơng trực tiếp tham gia vào
q trình giao thơng, như bến, cảng, chỗ đỗ xe, gửi xe...
Theo quan niệm về độ cao: Hệ thống giao thông tĩnh bao gồm các bến, bãi trên
mặt bằng và các khu vực không gian (hầm và ga ra nhiều tầng) sử dụng để gửi xe, đỗ
xe
Điểm giao thông tĩnh: Là điểm dừng, đỗ xe trên đường bộ; bến xe, bãi đỗ xe;
trạm thu phí giao thơng, trạm kiểm tra tải trọng xe, bển phà; đường ngang giữa đường
bộ và đường sắt.
Như vậy tổng hợp lại, giao thơng tĩnh được hiểu là tồn bộ cơ sở vật chất phục
vụ phương tiện; hành khách; hàng hóa trong thời gian không di chuyển của tất cả các
phương thức vận tải; kể cả các khu vực không gian là mặt đất, trên cao hay ngầm.
1.1.2 Phân loại giao thông tĩnh trong đô thị
Theo phạm vi hoạt động


5

- Giao thông tĩnh phục vụ vận tải liên tỉnh;
- Giao thông tĩnh phục vận tải nội đô;
- Giao thông tĩnh phục vận tải kế cận.
Theo tính chất sở hữu
- Giao thông tĩnh phục vụ phương tiện vận tải cá nhân;
- Giao thông tĩnh phục vụ phương tiện vận tải công cộng;
- Giao thông tĩnh phục vụ phương tiện chuyên dùng.
Theo độ cao
- Giao thông tĩnh trên cao hoặc ngầm;
- Giao thông tĩnh trên mặt đất.
Theo phương thức vận tải
-

Giao thông tĩnh phục vụ vận tải đường bộ;
Giao thông tĩnh phục vụ vận tải đường không;
Giao thông tĩnh phục vụ vận tải đường thuỷ;
Giao thông tĩnh phục vụ vận tải đường sắt.

Theo đối tượng vận chuyển của vận tải

C
C

R
L
.
T

- Giao thơng tĩnh phục vụ vận tải hàng hố;
- Giao thơng tĩnh phục vụ vận tải hành khách.


U
D

Theo tính chất dịng vào của phương tiện vận tải
- Giao thông tĩnh phục vụ phương tiện đi đến bất kỳ;
- Giao thông tĩnh phục vụ phương tiện đi đến xác định,
1.1.3 Các yếu tố cấu thành cấu thành giao thông tĩnh
1.1.3.1 Bãi đỗ xe
a. Khái niệm
Bãi đỗ xe là cơng trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện chức
năng phục vụ trông giữ xe ô tô và các phương tiện giao thơng đường bộ khác.
Qui mơ vị trí tính chất bãi đỗ xe phụ thuộc vào sơ đồ hạ tầng giao thông, đối
tượng phục vụ, thành phần xe, điều kiện mặt bằng, khả năng vốn đầu tư.
b. Phân loại các loại bãi đỗ xe:
- Phân loại theo thời gian sử dụng
Bảng 1. 1 - Các hình thức bãi đỗ xe
Loại bãi đỗ

Thời gian đỗ xe

Khu vực phục vụ, nơi bố trí

Hình thức sở hữu

Bãi đỗ xe Là bãi đỗ và trơng Thường được bố trí ở khu dân Sở hữu công cộng,
thường xuyên xe trong nhiều cư, các khu vực có người dân tập thể hoặc tư nhân
ngày.
lưu trú nhiều ngày.
Bãi đỗ xe có


Là bãi đỗ xe có

Thường được bố trí gần các

Sở hữu tập thể, sở


6
Loại bãi đỗ

Thời gian đỗ xe

Khu vực phục vụ, nơi bố trí

Hình thức sở hữu

thời gian đỗ
rất lâu

thời gian đỗ > 8h

cơ quan, các cơ sở sản xuất,
phục vụ cho cán bộ công nhân
viên, các đối tượng đi làm, đi
học trong ngày.

hữu công cộng

Bãi đỗ xe có

thời gian đỗ
lâu

Là các bãi đỗ có
thời gian xe đỗ là
2-8h

Tại các khu vui chơi giải trí,
văn hố văn nghệ, trường học

sở hữu cơng cộng

Bãi đỗ ngắn

Là bãi đỗ có thời
gian xe đỗ <2h

Tại khu công nghiệp, cửa
hàng, khu mua sắm, giao dịch,

Sở hữu công cộng
hoặc tập thể

- Phân loại theo cấu tạo
+ Bãi đỗ xe kín: là đỗ xe trong gara
+ Bãi đỗ xe ngồi trời
+ Ngồi ra cịn có các dạng bãi đỗ xe dưới mặt đất, trên cao, trên mặt đất.
- Phân loại theo vị trí
+ Bãi đỗ xe cố định: quy mô thiết kế vĩnh cữu
+ Bãi đỗ xe tạm thời: có thể đỗ xe trên đường, trên hè hoặc lòng đường, ngõ cụt.


C
C

1.1.3.2
a. Khái niệm

Điểm đỗ xe

R
L
.
T

U
D

- Điểm đỗ xe cố định: là địa điểm được cơ quan có thẩm quyển cho phép trông
giữ phương tiện giao thông trên vĩa hè hoặc dưới lòng đường.
- Điểm đỗ xe tạm thời: là địa điểm được cơ quan có thẩm quyền cho phép trông
giữ phương tiện giao thông trong một thời gian cụ thể để phục vụ hội nghị, thể thao và
các hoạt động khác.
b. Phân loại các điểm đỗ xe
- Phân loại theo tính chất nhu cầu đỗ
+ Điểm đỗ xe đáp ứng nhu cầu đỗ xe ổn định ( đỗ thường xuyên): Thường là
nhu cầu đỗ xe của từng khu ở, của công sở.. tần xuất sử dụng chỗ đỗ thấp, hình thức
đỗ theo dạng kín về tiếp cận với hệ thống giao thơng bên ngồi.
+ Điểm đỗ xe đáp ứng nhu cầu tạm thời: Thường là nhu cầu đỗ xe tại khu
thương mại, dịch vụ, công sở giao dịch, khu văn hóa.. tần suất sử dụng điểm đỗ cao,
hình thức điểm đỗ dạng mở, khả năng tiếp cận với hệ thống giao thông nhanh và thuận

tiện.
Phân loại điểm đỗ theo hình thức này rất phù hợp với cơng tác quản lý và khai
thác. Trong công tác quy hoạch thường khơng khơng sử dụng cách phân loại theo hình
thức này.
- Phân loại theo tính chất và ý nghĩa


7
Được phân loại theo 3 loại chính và phân cấp phục vụ từ cấp thành phố có tính
chất phục vụ liên tỉnh, liên quận huyện đến cấp quận huyện, liên phường, xã và đến
cấp phường xã, tiểu khu. Được bố trí gắn với các chức năng, khu dân cư của dơ thị,
q trình đầu tư xây dựng phân kỳ theo sự hình thành và phát triển của đơ thị nhưng
đảm bảo mục tiêu đón đầu, cung ứng.
Bảng 1. 2 - Phân loại điểm đỗ xe
STT

Tính chất

1

2

Phân loại
Điểm đỗ xe loại I

Điểm đỗ xe loại II

Điểm đỗ xe loại III

Quy mô


Liên tỉnh, liên quận,
huyện cấp thành phố

Liên phường, loại
điểm đỗ cấp quậnhuyện.

Liên cụm, khu dân
cư, loại đỗ cấp đỗ
phường- xã

Công năng

Trên 500 xe;

Trên 200 - 400 xe;
diện tích đỗ khoảng
0,5 – 0,8 ha.

Trên 50- 150 xe;
diện tích đỗ khoảng
0,15 – 0,4 ha

diện tích đỗ khoảng
1,5 ha

C
C

1.1.3.3 Dải đỗ xe trên đường phố cơng cộng


R
L
.
T

Dải đỗ xe là một hình thức đỗ xe dọc đường và hè phố, thường bố trí cho các
tuyến đường có lưu lượng xe không quá đông và có bề mặt đường tương đối rộng.
Trong đô thị khi điều kiện cho phép, có thể tận dụng hè đường, lề đường làm chỗ
đỗ xe (nhưng tốt hơn là thiết kế mở rộng dải đỗ xe riêng). Các loại hình thức đỗ xe
trong đơ thị như sau [TCVN 104-2007]:

U
D

- Hình thức đỗ xe song song: Là hình thức thường được áp dụng trên các đoạn
đường phố chật hẹp, phố cải tạo vì ít chiếm dụng mặt đường và ít cản trở giao thơng
nhưng đỗ được ít xe trên 1km dài.
- Hình thức đỗ xe vng góc: Là hình thức ít được áp dụng vì chiếm dụng mặt
đường và cản trở giao thông đặc biệt khi chiều dài của xe lớn mặc dù đỗ được nhiều
xe trên 1km.
- Hình thức đỗ xe chéo góc: Là hình thức trung gian của hai dạng trên, có thể áp
dụng đối với các đường phố rộng hoặc thiết kế mới.
1.1.4 Chức năng của giao thông tĩnh
Hệ thống giao thơng tĩnh đảm bảo tính liên tục về mặt cơng nghệ trong q trình
vận chuyển hàng hố và hành khách. Việc xác định các thành phần của hệ thống giao
thông tĩnh cũng như quy hoạch sắp xếp hợp lý có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt
động của mạng lưới đường giao thông, hệ thống vận tải và tồn bộ hệ thống GTVT đơ
thị. Hệ thống giao thông tĩnh thực hiện nhiều chức năng khác nhau, các chức năng này
có thể chia thành các nhóm chính sau:

- Chức năng bảo quản, giữ gìn phương tiện;
- Chức năng trung chuyển hàng hoá, hành khách;


8
-

Chức năng tác nghiệp đầu cuối;
Chức năng dịch vụ kỹ thuật phương tiện;
Chức năng dịch vụ phục vụ hành khách;
Các chức năng khác (mỹ quan, kiến trúc...).

Thông thường các nhóm chức năng trên không phân tách rõ ràng mà thường kết
hợp với nhau ở một giới hạn nhất định. Việc kết hợp các chức năng trên tuỳ thuộc vào
yêu cầu thực tế, quy mô, định hướng phát triển của từng khu vực... Tuy nhiên không
phải tất cả các chức năng giao thông tĩnh đều kết hợp với các khu chức năng trong đô
thị. Một khu chức năng đô thị có thể có đủ tất cả các chức năng giao thông tĩnh, cũng
có thể chỉ cần một số chức năng giao thơng tĩnh nhất định.
1.1.5 Vai trị giao thơng tĩnh trong hệ thống giao thông vận tải đô thị
Giao thông tỉnh có vai trò rất quan trọng trong hệ thống giao thông vận tải, hiện
nay các nước phát triển trên thế giới đều rất quan tâm và đầu tư đúng mức cho hệ
thống giao thông tĩnh, trong khi các nước đang và chậm phát triển do không nhận thức
đầy đủ vai trị giao thơng tĩnh nên nhiều đơ thị chỉ chú trọng đầu tư phát triển mạng
lưới đường trong khi hệ thống giao thông tĩnh gần như bị lãng quên hoặc ít được quan
tâm đầu tư.

C
C

R

L
.
T

Giao thông tĩnh luôn được xem như một công cụ hữu hiệu để điều tiết luồng giao
thơng trong đơ thị. Mục đích chính của việc điều tiết là tác động vào hành vi lựa chọn
phương tiện và hành trình của hành khách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tồn
bộ hệ thống giao thơng vận tải hạn chế ùn tắc, nâng cao tốc độ dòng xe và giảm ô
nhiễm môi trường.

U
D

1.2 Một số vấn đề về quy hoạch, thiết kế và sử dụng giao thông tĩnh trong
đô thị hiện nay
Hiện trạng hệ thống giao thông tĩnh hiện nay ở các đô thị, đặc biệt là các thành
phố lớn đang là một vấn đề nóng, gây nhiều bức xúc, do gần đây nhu cầu đậu đỗ xe
lớn hơn nhiều khả năng đáp ứng của kết cấu hạ tầng. Ngồi ra, các phương tiện ơ tơ,
xe máy dừng đỗ rất tùy tiện gây ra tình trạng lộn xộn, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị,
mất trật tự an tồn giao thơng.
1.2.1 Về quỹ đất
Theo các đồ án Quy hoạch, quỹ đất dành cho giao thông tĩnh (bến, bãi đỗ xe,
điểm đổ xe) được phê duyệt gần đây ở Việt Nam, đặc biệt các đô thị ở Hà Nội, Hồ Chí
Minh, Đà Nẵng...đối với khu vực hạn chế phát triển (khu vực trung tâm) chỉ tiêu áp
dụng (1,5~2,5) m2/ người, hoặc chiếm (2,0~2,5)% tỷ lệ đất xây dựng đô thị; khu vực
mở rộng phát triển chỉ tiêu áp dụng (2,5~3,0) m2/ người, hoặc chiếm (2,5~3,0)% tỷ lệ
đất xây dựng đơ thị. Hình thành hệ thống bãi đỗ xe trên địa bàn phải đảm bảo bán kính
phục vụ từ 300-500m.



9
Tuy nhiên, thực trạng hệ thống giao thông tĩnh tại các thành phố chưa được phát
triển tương xứng chiếm tỷ trọng thấp (Thành phố Hà Nội khu vực trung tâm chiếm
0,11%; thành phố Hải Phòng chiếm 0,08%) so với đất xây dựng. Hiện tại, điểm đỗ xe
công cộng được cấp phép chỉ đáp ứng khoảng 8-10% nhu cầu thực tế. Cụ thể, theo số
liệu thống kê:
- Thành phố Hà Nội: Dân số 7,6 triệu người. Mạng lưới điểm đỗ xe, bãi đỗ xe
công cộng phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung tại các quận nội thành, khu vực
trung tâm thành phố đến đường vành đai 2. Tính đến tháng 12/2018 trên địa bàn 12
quận, tổng số các bãi đỗ xe tập trung, điểm đỗ xe khoảng 577 điểm, với diện tích
khoảng 34,04ha, chiếm 0,11% diện tích các quận (yêu cầu 2-3%).
- Thành phố Hồ Chí Minh: Theo thống kê Sở GTVT tổng diện tích đất giao
thơng tĩnh trên địa bàn thành phố (2016) là 87,09ha đạt 7,6% so với Quyết định điều
chỉnh Quy hoạch phát triển Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 220
và tầm nhìn sau năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hiện nay, quỹ đất giao
thông tĩnh trên địa bàn thành phố không chỉ thiếu so với chỉ tiêu quy hoạch mà cịn
phân bố khơng đồng đều, ảnh hưởng đến hoạt động giao thông vận tải. Đa số các xe sử
dụng tạm lòng lề dường để đỗ, đón trả khách, đậu đỗ qua đêm...

C
C

R
L
.
T

- Thành phố Hải Phòng: Mạng lưới bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố chưa được
chú trọng đầu tư phát triển, vị trí các bãi đỗ xe hầu hết là tạm thời, sử dụng tạm thời,
sử dụng gầm cầu, khu vực đất chưa sử dụng và không gian đường phố. Theo Sở

GTVT, đến nay có 15 bãi đỗ xe được cấp với tổng diện tích 39.134m2, diện tích sử
dụng 32.751m2, trong đó có 11 bãi đỗ xe đang sử dụng gầm cầu. Các bãi đỗ xe trung
tâm thành phố đáp ứng 8-10% nhu cầu đậu đỗ người dân. Thành phố có bố trí đỗ xe
trên 22 tuyến phố nằm trung tâm thành phố và sử dụng một phần lòng đường, hè phố
để đỗ xe, với tổng diện tích khoảng 2ha.

U
D

Nhìn chung, so với quy hoạch số lượng điểm đỗ xe, bãi đỗ xe hiện vận cịn thiếu
cả số lượng, diện tích. Xuất hiện các điểm đỗ, bãi đỗ xe trái phép, sai quy định.
1.2.2 Về mạng lưới
Phân bố không đồng đều và chưa hợp lý, thương tập trung tại các khu vực trung
tâm, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, gây khó khăn trong quản lý, mất mỹ quan
đô thị ảnh hưởng đến ATGT. Các bãi đỗ xe ở các khu vực ngoại thành thường ở quá
xa khu vực trung tâm nên không thu hút được người dân sử dụng.
1.2.3 Về kết cấu hạ tầng kỹ thuật
Phần lớn các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe chưa được đầu tư theo hướng cơ giới hóa (bãi
đỗ, điểm đỗ nhiều tầng, ngầm, thu phí tự động...) chỉ đơn thuần là bãi đất trống trên
mặt đất hoặc các khu nhà chung cư.


10
1.2.4 Về đầu tư
Ngân sách nhà nước dành cho đầu tư bến, bãi đỗ xe chưa được quan tâm đúng
mức, việc phát triển đầu tư đều dựa trên nguồn vốn xã hội hóa và vốn vay ODA.
Quy mô đầu tư chưa đồng bộ và cơ sở vật chất của một số bến xe chưa đáp ứng
được nhu cầu người dân (thiếu bãi đỗ xe, các dịch vụ hỗ trợ cho bến xe).
1.2.5 Về công tác quản lý nhà nước
Nhu cầu đậu đỗ xe các khu vực trong đô thị có sự khác biệt lớn về số lượng

phương tiện đỗ, thời gian đỗ, mục đích chuyến đi của cá nhân sử dụng phương tiện.
Đông thời, khả năng cung cấp hạ tầng đỗ xe hiện tại và trong tương lai của các khu
vực cũng không gống nhau. Do đó, việc áp dụng các quy định về quản lý đỗ xe như
hiện tại thể hiện nhiều điểm bất hợp lý, khai thác chưa hiệu quả hệ thống hạ tầng đỗ xe
nói riêng và chưa tạo những tác động tích cực trong quản lý giao thông nói chung.
Công tác quản lý nhà nước thực chất mới chỉ có tại bến xe và trên tuyến vận tải
hành khách, công tác kiểm tra về các điểm đỗ xe, bãi đỗ xe còn thiếu về cơ chế chính
sách. Thiếu cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng bãi đỗ xe, do đó việc
triển khai xây dựng bãi đổ xe chậm và thiếu vốn đầu tư.

C
C

R
L
.
T

1.3 Tổng quan về mơ hình quản lý, khai thác hệ thống giao thông tĩnh
trong đô thị Việt Nam và thế giới

U
D

1.3.1 Quản lý nhu cầu giao thông

Giao thông tĩnh bền vững là một hệ thống các bến, bãi trên mặt bằng và các khu
vực không gian (hầm và ga ra nhiều tầng) sử dụng để phục vụ các loại PTVT trong
thời gian không di chuyển, đáp ứng tối ưu nhu cầu hiện tại, dễ dàng tiếp cận và thuận
tiện đối với mọi đối tượng, không gây ô nhiễm môi trường, giảm thiểu ùn tắc giao

thông, không ảnh hưởng đến nhu cầu giao thông tĩnh trong tương lai.
Việc quản lý nhu cầu giao thông nhằm giảm thiểu lượng xe cá nhân, từ đó hạn
chế nồng độ khí thải, tiếng ồn, đồng thời giảm thiểu nguy cơ TNGT. Phát triển mạng
lưới vận tải hành khách công cộng đặc biệt là VTHKCC khối lượng lớn, như đường
sắt đô thị, xe buýt nhanh tại các đô thị lớn, hệ thống xe buýt tại các đô thị vừa và nhỏ,
tăng độ phủ mạng lưới tuyến cũng như tần suất, chất lượng phục vụ.
Hiện nay, các thành phố lớn tại đô thị Việt Nam (Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải
Phịng, Đà Nẵng) đang triển khai Đề án “ Tăng cường vận tải hành khách khách công
cộng kết hợp kiểm soát sử dụng phương tiện cơ giới cá nhân thm gia giao thông” theo
Quyết định sô 3446/QĐ-GTVT ngày 04/11/2016 của Bộ Giao thơng vận tải, với mục
đích là đưa ra các giải pháp để tăng cường quản lý phương tiện giao thơng và đưa ra lộ
trình giảm dần phương tiện giao thông các nhân.


11
1.3.2 Quản lý bãi đỗ xe
Có rất nhiều hình thức quản lý bãi đỗ xe khác nhau đã và đang được triển khai
tại đô thị của các nước trên thế giới. Thông thường, các biện pháp quản lý này được
kết hợp đồng bộ nhằm đạt mục tiêu hạn chế nhu cầu đỗ xe trong khu vực cần hạn chế
sử dụng phương tiện cá nhân, đáp ứng hợp lý những khu vực có khả năng cung cấp bãi
đỗ và khai thác tốt hơn hạ tầng bãi đỗ hiện có. Một cách tổng quát, có thể phân chia ra
ba chiến lược và bốn nhóm biện pháp được áp dụng nhằm quản lý bãi đỗ xe.
Chiến lược hạn chế nhu cầu đỗ xe, bao gồm các biện pháp trực tiếp hoặc gián
tiếp khống chế nhu cầu đỗ xe đồng thời cũng là nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân.
Chiến lược dịch chuyển nhu cầu đỗ xe, áp dụng các biện pháp nhằm thay đổi nhu
cầu đỗ xe từ khu vực trung tâm với mật độ giao thông cao và quỹ đất dành cho bãi đỗ
xe hạn chế sang khu vực lân cận với mật độ giao thông thấp hơn, tỷ lệ bãi đỗ xe cao
hơn.
Chiến lược kiểm soát việc cung cấp bãi đỗ, bao gồm các biện pháp nhằm quản lý
chặt chẽ việc cung cấp bãi đỗ mới và khai thác hiệu quả hơn hạ tầng các bãi đỗ sẵn có.


C
C

Các biện pháp quản lý bãi đỗ xe có thể phân chia thành bốn nhóm chính bao
gồm: Nhóm biện pháp liên quan đến hạ tầng, nhóm biện pháp liên quan đến công
nghệ, nhóm biện pháp liên quan đến quy định và nhóm biện pháp liên quan đến tác
động kinh tế.

R
L
.
T

U
D

Bảng 1. 3 - Bảng thống kê sau thể hiện các biện pháp quản lý đỗ xe phân chia theo
chiến lược và các nhóm biện pháp.
Chiến lược Hạn chế nhu cầu đỗ xe
Biện pháp
Nhóm
biện
pháp liên quan
đến hạ tầng

Dịch chuyển nhu cầu
đỗ xe
- Cung cấp hệ thống
bãi đỗ xe Park and

Ride;
- Khai thác tốt hơn
các bãi đỗ xa đường
phố thông qua công
tác marketing

Nhóm
biện
pháp liên quan
đến công nghệ

Nhóm
biện - Áp dụng chỉ số cung cấp - Giới hạn thời gian
pháp liên quan chỗ đõ xe tối đa;
đỗ xe

Kiểm sốt việc
cung cấp bãi đỗ
- Khơng tích hợp
miễn phí chỗ đỗ
xe trong các cơng
trình xây dựng.
- Sử dụng chung
bãi đỗ.
- Cải thiện kết
cấu hạn tầng bãi
đỗ.
- Thông tin đỗ xe
theo thời gian
thực.

- Hệ thống chỉ
dẫn đỗ xe.


12
Chiến lược Hạn chế nhu cầu đỗ xe
Biện pháp
đến quy định
- Hạn chế chỗ đỗ xe theo
khu vực, hạn chế đỗ xe vào
giờ cao điểm;
- Tăng cường kiểm tra, xử
phạt đỗ xe sai theo quy định.
Nhóm
biện - Tăng cường lợi ích kinh tế
pháp liên quan cho người sử dụng GTCC.
đến hoạt động - Tăng phí và thuế đỗ xe.
kinh tế
1.3.3 Quản lý phí đỗ xe

Dịch chuyển nhu cầu Kiểm sốt việc
đỗ xe
cung cấp bãi đỗ

- Phí đỗ xe cơ cấu
theo khu vực.
- Phí đỗ xe cơ cấu
theo thời gian.

Khơng chỉ phân biệt về chỉ số cung cấp chỗ đỗ xe, phí đỗ xe cũng là một cơng cụ

giúp hạn chế nhu cầu đỗ xe hiệu quả. Để áp dụng số lượng xe cá nhân (xe con cá nhân)
các đô thị đã áp dụng cơ chế chính sách như: Tăng thuế khi đăng ký xe, phí sử dụng xe
đặc biệt – áp dụng thu phí đỗ xe rất cao tại các khu trung tâm, thu phí tùy thuộc vào
thời gian trong ngày hoặc theo mùa.
Việc áp dụng các mức phí khác nhau theo vùng cũng được triển khai trong thực tế.

C
C

R
L
.
T

Bảng 1. 4 - Phí đỗ xe tại một số đơ thị trên thế giới
TT

Nước

1

Anh

2

Australia

3

Mỹ


Vị trí, thành phố
London
West End
Sydney
Perth
Brisbane
Midtown (New York)
Downtown (New York)

U
D

Phí đỗ xe (USD/tháng)
1.166,87
1.135,76
774,76
610,42
517-530
585
462

Tại các đơ thị lớn, để giảm bớt mật độ của các phương tiện tại khu trung tám nơi
có mật độ hoạt động rất lớn, đặc biệt là các phương tiện cá nhân (chủ yếu là xe con cá
nhân), chính quyền các đơ thị đã áp dụng thu phí đỗ xe cho các phương tiện rất cao tại
các quận trung tâm, càng xa trung tâm mức phí càng thấp để hạn chế xe cá nhân đi vào
trung tâm thành phố.
Chính sách này cũng được vận dụng tại các tại đô thị lớn ở Việt Nam
Bảng 1. 5 - Phí đỗ xe tại một số đơ thị ở Việt Nam
TT


Thành
phố

Vị trí

Phí đỗ xe ơ tơ
dưới 10 chỗ
(đồng/xe/lượt)

1

Hà Nội

Các tuyến đường, phố thuộc các quận nằm trong đường

25.000


13

TT

Thành
phố

Phí đỗ xe ơ tơ
dưới 10 chỗ
(đồng/xe/lượt)


Vị trí
vành đai 1 và trên vành đai 1

2

3

Hồ Chí
Minh

Hải
Phịng

Các tuyến đường, phố thuộc các quận nằm trong đường
vành đai 2 và trên vành đai 2

20.000

Các tuyến đường, phố thuộc các quận nằm trong đường
vành đai 3 và trên vành đai 3; các tuyến đường, phố
nằm ngoài vành đai 2 thuộc quận Long Biên

15.000

Các tuyến đường, phố còn lại của các quận

12.500

Thị xã Sơn Tây và các huyện ngoại thành


10.000

Quận 1, 3, 5,

20.000

Với các quận huyện khác

15.000

C
C

Tại các tuyến đường phố chính thuộc dải trung tâm
thành phố: Trần Phú, Nguyễn Đức Cảnh, Quang Trung,
Trần Hưng Đạo và các đường ngang nối giữa

30.000

Tại các tuyến phố khác thuộc địa bàn các quận

25.000

Tại các địa bàn huyện

20.000

U
D


R
L
.
T

1.3.4 Quản lý khai thác nơi đỗ xe
1.3.4.1 Hệ thống quản lý bãi đỗ xe thông minh
Hệ thống bãi đỗ xe thơng minh là một hệ thống tích hợp các công nghệ tiên tiến
và thiết bị hiện đại như: giám sát bằng hệ thống camera; kiểm soát lưu lượng xe vào/ra
bằng hệ thống thẻ từ, nhận diện biển số, hướng dẫn chỉ đường tìm chỗ trống, …
Bãi đỗ xe thơng minh có thể chứa được số lượng xe từ gấp đôi đến gấp 50 lần so
với một bãi đỗ xe thơng thường cùng diện tích. Như vậy, mỗi cơng trình chỉ cần dành
ra từ 5 – 10% diện tích xây dựng cho hệ thống bãi đỗ xe thông minh là có thể tạo ra
cảnh quan đẹp cho cơng trình và thành phố nói chung.


×