Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT VẬN DỤNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG “TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (342.96 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐƠ
KHOA NGỮ VĂN
************

THÁI TÚ ANH

TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT VẬN DỤNG
THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG
“TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: VĂN HỌC
KHÓA HỌC: 2008 - 2012

CẦN THƠ, 2012

Trang 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐƠ
KHOA NGỮ VĂN
************

TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT VẬN DỤNG
THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG
“TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: VĂN HỌC
KHÓA HỌC: 2008 - 2012

GVHD: Tiến sĩ HOÀNG QUỐC


SVTH: THÁI TÚ ANH
MSSV: 0856020006

CẦN THƠ, 2012

Trang 2


Mục lục
PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................5
1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :....................................................................................................5
2.LỊCH SỬ VẤN ĐỀ :...........................................................................................................5
3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :..................................................................7
4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:......................................................................................7
5.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:..............................................................................................7
6.CẤU TRÚC LUẬN VĂN:..................................................................................................8
1.CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN..........................................................................................9
2.CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT VẬN DỤNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU.................................................................................25
3.CHƯƠNG 3: MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC VẬN DỤNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VÀO
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU.................................................................................39
PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................................56

Trang 3


LỜI CẢM ƠN
Cùng với sự phát triển ngày càng hiện đại của xã hội, mỗi con người
cũng luôn cố gắng vươn lên khơng ngừng để góp phần đóng góp cho đất
nước, dân tộc mình giàu đẹp và hùng mạnh.Em cũng vậy,nhưng để thực hiện

được điều đó em cần có một tri thức vững vàng. Mỗi người điều có sự lựa
chọn cho riêng mình một lĩnh vực thích hợp để phát triển, riêng đối với bản
thân em,em chọn ngành cử nhân văn mà phát triển. Em luôn phấn đấu không
ngừng để thực hiện được ước mơ của mình. Nhưng để làm được điều đó em
cần có được sự giúp đỡ của rất nhiều người. Tuy hiện nay em chưa có được
một thành cơng gì lớn lao, tuy nhiên trong suốt những năm học vừa qua tại
trường Đại học Tây Đô em đã lớn lên rất nhiều cả về tri thức lẫn con người.
Vì thế em xin bày tỏ lịng biết ơn đến:
- Ban giám hiệu nhà trường Đại học Tây Đô.
- Quý thầy cô giáo khoa ngữ văn đã truyền đạt những kiến thức
chuyên môn, những bài học quý giá cho em.
Hơn thế em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Hoàng Quốc, giáo viên
hướng dẫn cho em thực hiện luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn thầy và chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe và đạt
được nhiều thành công hơn nữa !
Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2010
Sinh Viên Thực Hiện
Thái Tú Anh

Trang 4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Thành ngữ, tục ngữ vốn là những viên ngọc quý của kho tàng văn học dân
gian Việt Nam, được sản sinh và gìn giữ qua lời ăn tiếng nói của nhân dân ta. Thành
ngữ và tục ngữ tuy chỉ là những câu nói ngắn gọn nhưng lại vơ cùng súc tích, chúng
mang những ý nghĩa hết sức to lớn trong việc dạy dỗ và truyền bá những kinh
nghiệm bài học vô cùng quý giá mà ông cha ta đã đúc kết qua bao thế hệ. Vì vậy
việc tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ vừa giúp cho chúng ta có thể hiểu hơn về cội

nguồn dân tộc vừa thể hiện được lòng tự hào và quyết tâm phát huy những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc ta.
“Truyện Kiều” là một tác phẩm văn học bất hủ được xem là quốc văn của
dân tộc ta, tác phẩm này đã đưa tên tuổi của nhà văn Nguyễn Du trở thành một danh
nhân văn hóa thế giới. Truyện Kiều còn là một tác phẩm đánh dấu cho sự phát triển
manh nha của chữ quốc ngữ, trong hội khai trí Tiến Đức năm 1924 tại Hà Nội,
Phạm Quỳnh một học giả và là Thượng Thư Bộ lại dưới triều Nguyễn, đã đọc một
bài diễn văn lịch sử, trong đó có một câu được coi như "kim chỉ nam" trong việc đề
cao và phát triển chữ Quốc Ngữ: “Truyện Kiều khơng chỉ đối với văn hóa nước nhà
mà đối với văn học thế giới cũng chiếm được một địa vị cao quý... Truyện Kiều
còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn...”. Một trong những yếu tố đem lại sự
thành cơng trên chính là nghệ thuật vận dụng khéo léo những thành ngữ, tục ngữ, ca
dao, điển tích điển cổ trong kho tàng văn học dân gian. Cho nên có thể nói việc
nghiên cứu “Truyện Kiều” đã trở nên khá phổ biến và vô cùng phong phú và đa
dạng. Tuy nhiên về vấn đề thành ngữ, tục ngữ trong “Truyện Kiều” dù đã được tìm
hiểu từ rất sớm thế nhưng giá trị của chúng vẫn chưa được phân tích một cách rõ
ràng và ngọn ngành.
Thêm nữa, từ trước đến nay, việc tìm hiểu Truyện Kiều ở trường phổ thông
chỉ tập trung vào vấn đề tư tưởng, nội dung của tác phẩm, cho nên việc xem xét bản
chất văn học nghệ thuật dưới góc độ nghệ thuật ngơn từ vẫn còn chưa được khai
thác một cách triệt để, học sinh phổ thông chưa quen khám phá tác phẩm văn học ở
góc độ ngơn ngữ học, thi pháp học. Chính vì lẽ đó, trên cơ sở tổng hợp những bài
viết trước đó cộng với sự tìm hiểu của chính bản thân, em mong muốn rằng mình sẽ
có thể đóng góp được một phần giá trị mới mẻ, thú vị nào đó về vấn đề nghiên cứu
thành ngữ, tục ngữ trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du theo hướng thi
pháp học – một hướng tiếp cận tác phẩm văn học mới mẻ.
Hơn nữa em nghĩ rằng việc tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ trong Truyện Kiều sẽ
giúp cho em có thêm được nhiều kiến thức về vốn ngơn ngữ dân tộc, về nếp sống
phong tục tập quán của nhân dân ta từ bao đời nay. Ngoài ra việc tìm hiểu này cịn
giúp cho em biết cách sử dụng lời ăn tiếng nói sao cho phù hợp với đối tượng và

hồn cảnh giao tiếp được truyền cảm, giàu hình ảnh, lời ít ý nhiều nhưng lại đạt
được một hiệu quả cao trong hoạt động giao tiếp.
Từ nghững lí do nêu trên đã giúp cho em có được một động lực, niềm say mê
thực hiện đề tài: “Tìm hiểu nghệ thuật vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong Truyện
kiều của Nguyễn Du”.

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ :
Trang 5


Nhìn lại chặng đường nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ trong Truyện Kiều
đã qua, có thể thấy đây cũng là vấn đề được các nhà nghiên cứu lưu tâm. Có điều
chưa được khám phá một cách chu đáo, tồn diện, đặc biệt dưới góc độ ngữ dụng
học – một hướng tiếp cận mới về tác phẩm văn học, mang lại hiệu quả tối ưu.
Ngay từ những năm nửa cuối thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI, công việc
nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ trong Truyện Kiều mới manh nha từ việc phát hiện ra
thành ngữ, tục ngữ được Nguyễn Du vận dụng vào Truyện Kiều. Tuy nhiên, những
thành ngữ, tục ngữ ấy chỉ là cơng cụ có nhiệm vụ minh họa cho thành ngữ, tục ngữ
được tác giả trình bày, giải thích trong từ điển. Có thể kể tên ra như sau : “Thành
ngữ tiếng Việt” – NXB KHXH, 1979 của Nguyễn Lực và Lương Văn Đang, “Từ
điển thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt” – NXB Văn hóa, 2000 của Vũ Dung, Vũ
Thúy Anh, Vũ Quang Hào… Đây là những cơng trình nghiên cứu về thành ngữ, tục
ngữ nói chung.
Nguyễn Thái Hịa, tác giả của cuốn “Tục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi
pháp” – NXB KHXH, 1997 – đã có đề cập đến tục ngữ trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du. Ông đã chỉ ra sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ một cách mềm dẻo sáng
tạo, khơng có hiện tượng gị ép, khiên cưỡng. Ngồi ra ơng cịn lí giải việc vận dụng
thành ngữ, tục ngữ trong các tình huống ngơn ngữ cụ thể (ngơn ngữ nhân vật, ngôn
ngữ tác giả). Và trong bài viết này, tác giả cũng nói đến kiến trúc sóng đơi – một
đặc điểm nổi bật của thành ngữ, tục ngữ. Thế nhưng, học giả cũng chỉ mới chú ý

nhiều đến tục ngữ mà hầu như bỏ sót thành ngữ trong Truyện Kiều. Sau này, thành
ngữ dùng trong Truyện Kiều mới được Phạm Đan Quế nói đến trong quyển “Về
những thủ pháp nghệ thuật trong Truyện Kiều” – NXB GD, 2002. Cũng giống như
Nguyễn Thái Hịa, ơng cũng chỉ nghiên cứu một phần là thành ngữ. Bởi vì ranh
giới giữa thành ngữ, tục ngữ là khơng rõ ràng do giữa chúng có một số đơn vị trung
gian. Điều đáng lưu ý là thầy Phạm Đan Quế cũng chỉ ra sự sáng tạo trong vận dụng
thành ngữ, tục ngữ của Nguyễn Du. Bên cạnh đó, tác giả cịn đưa ra đặc điểm về
hình thức và nội dung của thành ngữ Truyện Kiều.
Một nhà nghiên cứu văn học có tên tuổi là Nguyễn Lộc cũng góp cho việc
nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ trong Truyện Kiều một bài viết rất đáng ghi tâm,
được trích đăng trong cuốn “Nguyễn Du về tác giả và tác phẩm” – NXB GD, 1999.
Ông đã đi vào chứng minh việc Nguyễn Du đã học tập thơ ca dân gian và ngôn ngữ
quần chúng (ca dao, thành ngữ, tục ngữ). Điều cần quan tâm ở đây là, học giả đã chỉ
ra cách Nguyễn Du vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào Truyện Kiều, để rồi chỉ ra
điểm sáng tạo của đại thi hào này, thậm chí có khá nhiều trường hợp khó phân biệt
đâu là thành ngữ, tục ngữ mà Nguyễn Du học của quần chúng, đâu là thành ngữ tục
ngữ do nhà thơ sáng tạo nên.
Trong “Tranh luận văn nghệ thế kỉ XX” – tập 1, NXB Lao động, 2003 – có
hai bài viết ngắn về thành ngữ, tục ngữ Truyện Kiều, một của Vũ Đình Long, bài
cịn lại là của Đào Duy Anh. Vũ Đình Long có vài dịng nói về việc Nguyễn Du rất
khéo đặt thơ “lắm câu đã thành ra tục ngữ, phương ngơn”. Cịn Đào Duy Anh chủ
yếu đi sâu vào việc minh chứng tài năng ngôn từ của Nguyễn Du, nhất là trong sử
dụng thành ngữ, tục ngữ điêu luyện, sáng tạo, từ đó chỉ ra rằng : “Nguyễn Du có cái
tài biến hóa những cái cũ rít thành ra mới mẻ tươi tắn”. Có thể nói những ý kiên trên
là đóng góp quý báo, có ý nghĩa khơi nguồn và là tư liệu cho những ai quan tâm đến
việc nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ trong Truyện Kiều.
Giáo sư Trần Đình Sử, một nhà nghiên cứu văn học lỗi lạc của Việt Nam, đã
để lại một cơng trình nghiên cứu Truyện Kiều rất có giá trị - “Thi pháp Truyện
Trang 6



Kiều”, NXB GD, 2003. Trong cuốn náy tác giả nói đến phép đối ngẫu và sóng đơi
trong Truyện Kiều – vốn đặc trưng tiêu biểu của thành ngữ, tục ngữ. Bên cạnh đó,
cịn chỉ ra cách ngắt nhịp, các hình thức đối và chức năng của phép đối, tác dụng
của việc lặp từ ngữ của phép sóng đơi trong Truyện Kiều. Có thể nói, đây là những ý
kiến rất quan trọng đối với việc tìm hiểu thành ngữ, tục ngữ trong Truyện Kiều đặc
biệt là dưới góc độ nghiên cứu cấu trúc câu để tìm ra giá trị về ngữ nghĩa của tác
phẩm.
Nhìn chung, việc nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ trong Truyện Kiều của các
bật tiền bối chỉ mới xoáy sâu và làm sáng tỏ sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo, độc
đáo thành ngữ, tục ngữ của Nguyễn Du. Bên cạnh đó, ở mỗi học giả cũng đã cống
hiến một hướng nghiên cứu mới về thành ngữ, tục ngữ trong Truyện Kiều. Đó là
những ý kiến rất có giá trị, rất đáng trân trọng đối với những người nghiên cứu sau.

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
Trong luận văn này phần chủ yếu chỉ là tập trung nghiên cứu thành ngữ,
tục ngữ được Nguyễn Du vận dụng trong Truyện Kiều và những vấn đề có liên
quan như: cơ sở lí luận về thành ngữ, tục ngữ (khái niệm,đặc điểm, phân loại) và
một số khái niệm của ngữ dụng học có liên quan đến nội dung nghiên cứu (nhân
vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và nội dung giao tiếp). Do kiến thức của bản
thân có giới hạn nên trong đề tài luận văn này em chỉ nghiên cứu khái quát
chung cả thành ngữ và tục ngữ có trong Truyện Kiều.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong luận văn này em đã sử dung một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê: hệ thống hóa những thành ngữ và tục ngữ có
trong Truyện Kiều, sắp xếp chúng theo trình tự A-B-C nhằm tiện theo dõi và tìm
hiểu.
- Phương pháp so sánh: đối chiếu so sánh giữa thành ngữ, tục ngữ trong
Truyện Kiều của Nguyễn Du với thành ngữ, tục ngữ trong văn học dân gian để từ

đó nhận ra được đâu là sự vận dụng học hỏi của nhà văn đâu là sự sáng tạo của
chính tác giả.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: từ sự phân tích các chi tết để có thể
nắm rõ đặc điểm của vấn đề đang xem xét, đặc biệt dưới góc độ ngữ nghĩa để rồi
tổng hợp chúng lại và rút ra những kết luận mang tính thống nhất.
- Phương pháp thay thế: đây là phương pháp đặc trưng của ngôn ngữ học,
bằng việc thay thế đơn vị này bằng đơn vị khác tương đương để rồi phát hiện ra giá
trị của chúng hoặc làm rõ giá trị của phương tiện thay thế.

5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Chỉ ra được hệ thống thành ngữ, tục ngữ được Nguyễn Du sử dụng
trong Truyện Kiều, đồng thời nêu ra được các phương diện ngữ nghĩa của
chúng.
- So sánh đối chiếu các thành ngữ, tục ngữ trong Truyện kiều của
Nguyễn Du và thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Việt. Từ đó chỉ ra sự sáng tạo và
đặc sắc trong nghệ thuật ngôn từ của Nguyễn Du.
Trang 7


6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:
Gồm có 03 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó
phần nội dung là quan trọng nhất, có tổng cộng 03 chương:

- Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Ở chương này sẽ đề cập đến những vấn đề cơ bản như về khái niệm, đặc
điểm, phân loại của thành ngữ, tục ngữ.

- Chương 2: NGHỆ THUẬT VẬN DỤNG THÀNH NGỮ,

TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU.

Đây sẽ là phần trọng tâm của luận văn, các thành ngữ, tục ngữ trong Truyện
Kiều sẽ được tiến hành phân loại theo đúng tên gọi của chúng, sau đó là bước tiến
hành khảo sát sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều.

- Chương 3: MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC VẬN DỤNG THÀNH

NGỮ, TỤC NGỮ VÀO TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU.

Trang 8


1. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1 KHÁI QUÁT VỀ THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ:
Từ xưa đến nay Thành ngữ và Tục ngữ luôn là đề tài được các nhà nghiên
cứu văn học quan tâm,tìm hiểu. Mà chủ yếu là việc phân biệt giữa Thành ngữ và
Tục ngữ, có một số bài báo cũng bàn về vấn đề này như: “Ranh giới giữa thành
ngữ và tục ngữ” của Nguyễn Văn Mệnh; “Góp ý kiến về phân biệt thành ngữ với
tục ngữ” của Cù Đình Tú….Để góp phần giúp người đọc hiểu rõ hơn về sự khác
nhau giữa Thành ngữ - Tục ngữ và nhằm phục vụ đắc lực cho quá trình tìm hiểu
đề tài: “Tìm hiểu nghệ thuật vận dụng Thành ngữ-Tục ngữ trong Truyện Kiều
của Nguyễn Du”, bằng sự hiểu biết của mình,và việc đúc kết những kết quả
nghiên cứu của những người đi trước, ví dụ như việc nắm các khái niệm, đặc
điểm và cách phân loại Thành ngữ-Tục ngữ. Qua đó, chúng ta sẽ thấy được
Nguyễn Du đã am hiểu và vận dụng một cách sáng tạo khi đưa Thành ngữ-Tục
ngữ vào tác phẩm của mình như thế nào. Với mục đích vừa nêu, trước tiên em sẽ
trình bày một cách khái quát về Thành ngữ, Tục ngữ.
1.1.1 THÀNH NGỮ:

1.1.1.1 Khái niệm:
Về cơ bản, khái niệm về Thành ngữ khá là phong phú. Qua quá trình tìm

hiểu, xin được trích dẫn một vài khái niệm sau:
- “Là cụm từ hay ngữ cố định có tính ngun khối về ngữ nghiã, tạo thành
một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ý nghĩa của các thành tố
cấu thành nó, tức là khơng có nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt
trong câu”.
- “Thành ngữ hoặc là những cụm từ mang ý nghĩa cố định(phần lớn khơng
tạo thành câu hồn chỉnh về mặt ngữ pháp, không thể thay thế về mặt ngôn từ)
và độc lập riêng rẽ với từ ngữ hay hình ảnh mà thành ngữ sử dụng, Thành ngữ
thường được sử dụng trong việc tạo thành những câu nói hồn chỉnh”.
- “Thành ngữ là một cụm từ cố định vừa có tính hồn chỉnh về nghĩa vừa có
tính gợi cảm”.
- “Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái-cấu trúc,
hồn chỉnh bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp thường
ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ”….
Từ những khái niệm trên, ta thấy được rằng mặc dù có nhiều ý kiến của
nhiều người bàn luận về khái niệm Thành ngữ, nhưng đa số các nhà nghiên cứu đều
có những điểm chung thống nhất với nhau về Thành ngữ như sau: Thành ngữ là
những tổ hợp từ - cụm từ cố định, có tính hình tượng và biểu cảm, có chức năng
hoạt động như một từ, được dùng rộng rãi trong giao tiếp hằng ngày…Bên cạnh đó
cũng có một số ý kiến riêng như: Thành ngữ còn được các nhà văn nhà thơ vận
dụng vào trong những tác phẩm của mình, có kết cấu khá lớn so với từ, vốn là
những tổ hợp từ tự do đã được trải qua một quá trình lịch sử khá dài trong đời sống
của quần chúng nhân dân nên đã được gọt giũa và phát triển trở thành những tổ hợp
từ cố định.
Trang 9


Một vài ví dụ:









Ăn cháo đá bát
Chân cứng đá mềm
Bữa đực bữa cái
Mẹ trịn con vng
Ếch ngồi đáy giếng
Uống nước nhớ nguồn…

1.1.1.2 Đặc điểm:
Thành ngữ có một số đặc điểm chung như sau:
− Thành ngữ là loại cụm từ cố định, đã hình thành từ trước, thuộc loại
đơn vị có sẵn, chứ không phải sản phẩm nhất thời trong giao tiếp như cụm từ
tự do.
− Thành ngữ thường dùng cách nói có hình ảnh cụ thể, thơng qua những
hình ảnh cụ thể như: thuận buồm xi gió, mẹ trịn con vng…
− Tuy dùng hình ảnh cụ thể, nhưng Thành ngữ lại có mục đích nói về
những điều có tính khái qt cao, có chiều sâu và bề rộng. Vì vậy nghĩa của
Thành ngữ thường mang tính triết lí sâu sắc, thâm thúy, hàm súc.
− Mỗi Thành ngữ thường có sắc thái biểu cảm, thể hiện cả thái độ đánh
giá và tình cảm của con người.
− Thành ngữ có tính cân đối, có nhịp có thể có vần, thường có bốn tiếng.
Điều này làm cho Thành ngữ dễ nhớ, dễ thuộc.
Ngoài ra xin trích dẫn một số ý kiến của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ
như Lương Văn Đang – Nguyễn Lực và Đỗ Hữu Châu.


−Ý kiến của Lương Văn Đang và Nguyễn Lực:
+ Về mặt kết cấu hình thái: Thành ngữ tiếng Việt thường phổ biến với
dạng cụm từ cố định, có những Thành ngữ có tính cố định rất cao, kết cấu
vững chắc, đạt mức một ngữ cú cố định, như câu bắt chạch đằng đuôi,
mèo mù vớ cá rán, chân đăm đá chân chiêu…Nếu đem thay đổi trật tự, vị
trí hay thay từ đồng nghĩa hoặc một từ loại tương đương thì lập tức kết
cấu sẽ bị phá vỡ, ý nghĩa sẽ bị thay đổi hoặc mang ý nghĩa xun tạc và
khơng cịn có giá trị của một Thành ngữ nữa.

+ Về mặt biểu hiện nghĩa: một bộ phận của Thành ngữ có tính đa
nghĩa cao, trong đó nghĩa bóng có ý nghĩa rất quan trọng. Nghĩa này có
tính khái qt tượng trưng cho tồn bộ tổ hợp nhưng nó khơng phải là
tổng số nghĩa của các thành tố cộng lại. Khi nói tới nghĩa bóng tức là nói
tới nhiều phương thức biểu hiện nghĩa của Thành ngữ như: ẩn dụ, hoán
Trang 10


dụ, so ánh…Chẳng hạn như những câu: đi guốc trong bụng; ăn như mèo
hửi;ba que xỏ lá…Nghĩa bóng là đặc tính của bản chất của Thành ngữ, nó
góp phần xem xét một cụm từ cố định có trở thành Thành ngữ hay không.
Nhưng đây cũng chưa hẳn là một nhận định mang tính khẳng định hồn
tồn vì đơi lúc cũng có những trường hợp ngoại lệ.

+ Khi Thành ngữ xuất hiện dưới dạng một mệnh đề, một ngữ cố định
trong câu phức tạp thì nó có giá trị như một cụm từ chủ vị. Các câu như
châu chấu đá xe, ếch ngồi đáy giếng, cốc mị vạc xơi…Thể hiện tính chất
một cụm từ chủ vị khá rõ ràng.

−Ý kiến của Đỗ Hữu Châu: ông đã chỉ ra khá đầy đủ và cụ thể về đặc
điểm của Thành ngữ thể hiện qua các tính chất như:


+ Tính biểu trưng: Thành ngữ đúc kết từ những việc thật vật thật để biểu
trưng cho những đặc điểm, tính chất, hoạt động, tình thế…phổ biến khái
quát. Ví dụ: câu “ếch ngồi đáy giếng” chí những người khơng có ý chí cầu
tiến ham học hỏi tối ngày chỉ biết ru rú trong nhà an phận.

+ Tính hình tượng cụ thể: Tính hình tượng là kết quả tất yếu của tính
biểu trưng. Thành ngữ sẽ mang tính chất của các sáng tác văn học, đó là
những phác thảo văn học đã cố định hóa thành phương tiện giao tiếp. Do có
tính hình tượng nên Thành ngữ là cụ thể. Tính cụ thể thể hiện ở tính bị qui
định về phạm vi sử dụng. Ví dụ: câu “chuột chạy cùng sào” có thể dùng để
nói về một cá nhân và xã hội khác nhau, chuột là loài động vật bị coi là đáng
ghét hôi hám nên câu Thành ngữ này thường được sử dụng để nói về những
hạng người mà ta coi thường, khinh bỉ và thù ghét.

+ Tính dân tộc: Là đặc điểm nói chung của một ngơn ngữ cụ thể, tính dân
tộc giúp cho Thành ngữ của tiếng Việt không bị trùng lấp và lẩn lộn với các
Thành ngữ của dân tộc khác. Thành ngữ tiếng việt mang đậm màu sắc quê
hương, xứ sở dân tộc Việt Nam: vắng như chùa Bà Đanh, lừ đừ như ơng Từ
vào đền, hiền như bụt…

+ Tính biểu thái: Mỗi câu Thành ngữ thường đi kèm theo thái độ, cảm xúc
sự đánh giá như ca ngợi, coi thường, kính trọng hay khen chê như câu ăn
cơm nhà thổi tù và hàng tổng.
Trang 11


+ Tính điệp và đối: Ngữ âm và ngữ nghĩa là hai phương diện ln có mặt
trong tính điệp và đối của Thành ngữ. Ví dụ câu “sợi tơ kẽ tóc”, tính điệp thể
hiện ở sự lặp lại phần phụ âm đầu “t” ở hai từ “tơ” và “tóc”, hoặc Thành ngữ

“đi ngược về xi” tính đối được thể hiện ở từ “đi” và “về”, “ngược” và
“xuôi” và ở thanh trắc “ngược” với thanh bằng “xuôi”.
Từ những đặc điểm vừa được nêu ra ở trên đã giúp chúng ta hiểu rĩ
thêm về Thành ngữ,từ đó nắm được ý nghĩa và có thể nhận biết được dễ dàng
đâu là Thành ngữ và đâu là Tục ngữ.

1.1.1.3 Phân loại:
Phân loại Thành ngữ là một vấn đề cũng khá phức tạp, vì ở mỗi góc độ tiêu
chí khác nhau thì sẽ co những cách chia khác nhau, cho nên Thành ngữ có rất
nhiều cách chia. Trước hết, có thể dựa vào cơ chế cấu tạo (cả nội dung lẫn hình
thức) để chia thành ngữ tiếng Việt ra hai loại: Thành ngữ so sánh và Thành ngữ
miêu tả ẩn dụ.


Thành ngữ so sánh: Loại này bao gồm những Thành ngữ có cấu
trúc là một cấu trúc so sánh. Ví dụ: lạnh như tiền; đắt như tơm tươi; dai
như đĩa…
Mơ hình tổng qt: A so sánh (ss) B. Trong đó A là vế được so sánh, B

là vế đưa ra để so sánh, các từ so sánh thường được dùng: như, bằng, tựa,
hệt…Tuy vậy, sự hiện diện của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt khá đa
dạng, không phải lúc nào ba thành phần trong cấu trúc cũng đầy đủ.
Chúng có thể có các kiểu:
- A ss B: Đây là dạng đầy đủ của thành ngữ so sánh. Ví dụ: đắt như
tơm tươi, nhẹ tựa lơng hồng, lạnh như tiền, dai như đỉa đói, đủng đỉnh
như chĩnh trôi sông, lừ đừ như ông từ vào đền...
- (A) ss B: Ở kiểu so sánh này, thành phần A của thành ngữ khơng
nhất thiết phải có mặt. Nó có thể xuất hiện hoặc khơng ở trong câu nhưng
người nghe vẫn sẽ lĩnh hội được ý nghĩa của Thành ngữ ở dạng tồn vẹn.
Ví dụ: (chắc) như đinh đóng cột, (vui) như mở cờ trong bụng, (khinh)

như rác, (Chậm) như rùa...

Trang 12


- Ss B: Trong trường hợp này A không phải là thành phần có mặt
trong câu Thành ngữ nhưng khi đi vào hoạt động trong câu nói, thành ngữ
kiểu này sẽ được nối thêm với A một cách tuỳ nghi, nhưng nhất thiết phải
có. A là của câu nói và nằm ngồi thành ngữ. Ví dụ: Như tằm ăn rỗi, như
vịt nghe sấm, như con chó ba tiền, như gà mắc tóc, như đỉa phải vơi, như
ngậm hột thị...
Đối với Thành ngữ so sánh tiếng Việt, có thể nêu một vài nhận xét về
cấu trúc như sau:
• Vế A (vế được so sánh) không phải bao giờ cũng buộc phải hiện diện
trên cấu trúc hình thức, nhưng nội dung của nó thì vẫn ln ln là cái
được "nhận ra". A thường là những từ ngữ biểu thị thuộc tính, đặc trưng
hoặc trạng thái hành động nào đó. Rất ít khi chúng ta gặp những khả năng
khác.
• Từ so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Việt phổ biến là từ như, còn
những từ so sánh khác: tựa, tựa như, như thể, bằng, tày...Ví dụ: (gương
tày liếp, tội tày đình, cưới khơng bằng lại mặt...) chỉ xuất hiện hết sức ít
ỏi.
• Vế B (vế để so sánh) luôn luôn hiện diện, một mặt để thuyết minh làm
rõ cho A, mặt khác, nhiều khi nó lại chỉ bộc lộ ý nghĩa của mình trong khi
kết hợp với A, thơng qua A. Ví dụ: Ý nghĩa “lạnh” của tiền chỉ bộc lộ
trong “lạnh như tiền” mà thôi. Các Thành ngữ: nợ như chúa Chổm; rách
như tổ đỉa; say như điếu đổ... cũng tương tự như vậy.

Mặt khác, các sự vật, hiện tượng, trạng thái được nêu ở B phản ánh
khá rõ nét những dấu ấn về đời sống văn hoá vật chất và tinh thần của

dân tộc Việt. Vế B có cấu trúc khơng thuần nhất:
B có thể là một từ. Ví dụ: Lạnh như tiền, Rách như tổ đỉa, Nợ như
chúa Chổm, Đắng như bồ hịn...
• B có thể là một kết cấu chủ-vị (một mệnh đề). Ví dụ: Như đỉa phải
vơi, như chó nhai giẻ rách, lừ đừ như ơng từ vào đền, như thầy bói xem
voi...




Thành ngữ miêu tả ẩn dụ: Là Thành ngữ được xây dựng trên
cơ sở miêu tả một sự kiện một hiện tượng bằng cụm từ nhưng biểu hiện
nghĩa một cách ẩn dụ. Xét về bản chất, ẩn dụ cũng là so sánh, nhưng
đây là so sánh ngầm, từ so sánh không hề hiện diện. Cấu trúc bề mặt
của thành ngữ loại này không phản ánh cái nghĩa đích thực của chúng.
Ví dụ: Thành ngữ “ngã vào võng đào”, cấu trúc của thành ngữ này
cho thấy: có ai đó bị ngã, bị gặp nạn khơng may; bị ngã, nhưng rơi vào
võng đào (một loại võng được coi là sang trọng, tốt và quý) tức là được
đỡ bằng cái võng, êm, quý, sang, không mấy ai và khơng mấy lúc được
ngồi, nằm ở đó.
Trang 13


=> Từ việc hiểu được cái ý nghĩa cơ sở của cấu trúc bề mặt này người ta
mới hiểu ra được ý nghĩa thực của câu thành ngữ này là: tưởng chừng là
chuyện không may nhưng thực ra là rất may mắn cũng như người ta hay
nói là trong cái rủi có cái may.
Căn cứ vào nội dung của thành ngữ miêu tả ẩn dụ kết hợp cùng với
cấu trúc của chúng, có thể phân loại nhỏ hơn như sau:
- Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu một sự kiện: Trong các thành

ngữ này chỉ có một sự kiện, một hiện tượng nào đó được nêu ra. Chính vì
vậy, cũng chỉ một hình ảnh được xây dựng và phản ánh. Ví dụ: Ngã vào
võng đào; ni ong tay áo; nước đổ đầu vịt; chó có váy lĩnh; hàng thịt
nguýt hàng cá; vải thưa che mắt thánh; múa rìu qua mắt thợ...
- Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu hai sự kiện tương đồng: trong
mỗi thành ngữ sẽ có hai sự kiện, hai hiện tượng dược nêu ra, được phản
ánh, chúng tương đồng với nhau. Ví dụ: Ba đầu sáu tay, nói có sách mách
có chứng; ăn trên ngồi trốc; mẹ trịn con vng; hịn đất ném đi hịn chì
ném lại...
- Những thành ngữ miêu tả ẩn dụ nêu hai sự kiện tương phản: trong
mỗi câu thành ngữ của loại này cũng sẽ có hai hiện tượng hoặc hai sự
kiện được phản ánh nhưng chúng lại mang ý nghĩa tương phản với nhau.
Ví dụ: Một vốn bốn lời; méo miệng địi ăn xơi vị; miệng thơn thớt dạ ớt
ngâm; bán bò tậu ễnh ương; xấu máu đòi ăn của độc...
Ngồi ra cịn có những cách chia khác như:

− Dựa vào chức năng địa danh (theo Cù Đình Tú):

+ Thành ngữ biểu thị sự vật: châu chấu đá xe, bách chiến bách thắng,
ba chân bốn cẳng…
+ Thành ngữ biểu thị tính chất: bán mặt cho đất, bán lưng cho trời;
bình an vô sự; chia ngọt sẻ bùi…
+ Thành ngữ biểu thị hành động: chậm như rùa, há miệng chờ sung,
lên bờ xuống ruộng…

− Dựa vào kết cấu (theo Đỗ Hữu Châu):

+ Thành ngữ cố định có kết cấu câu: giao trứng cho ác, lời nói gió bay,
nước đổ lá khoai, gió vào nhà trống…
+ Thành ngữ cố định có kết cấu cụm từ: đao to búa lớn, gắp lửa bỏ tay

người,chăn đơn gối chiếc…
Tóm lại việc phân loại thành ngữ có rất nhiều tiêu chí khác nhau. Tuy
nhiên khơng phải trong số đó có tiêu chí thì quan trọng, tiêu chí thì khơng
quan trọng, mà điều cần thiết đó là qua các tiêu chí đó bổ sung thêm cho
nhau giúp cho người đọc, người viết có thể qua đó mà phát hiện được các
đặc trưng ngữ nghĩa của thành ngữ.

Trang 14


1.1.2 TỤC NGỮ:

1.1.2.1 Khái niệm:
Tương tự Thành ngữ, khi nghiên cứu về Tục ngữ, các học giả văn học cũng
đưa ra rất nhiều khái niệm như sau:
- Theo ông Dương Quảng Hàm trong “Việt Nam văn học sử yếu”: “Tục ngữ
(tục: thói quen đã có lâu đời, ngữ: lời nói) là những câu nói gọn ghẽ và có ý
nghĩa lưu hành từ đời xưa, rồi do cửa miệng của người đời truyền đi”. Đây là
một trong những định nghĩa về tục ngữ đã xuất hiện từ rất sớm. Tuy chưa thật sự
đầy đủ các đặc trưng nhưng cũng đã nêu được một số đặc điểm cơ bản của tục
ngữ.
- Một định nghĩa khác trong giáo trình “Lịch sử văn học Việt Nam”(tập1): Tục
ngữ là câu nói thường ngắn gọn có vần hoặc khơng có vần, có nhịp điệu hoặc
khơng có nhịp điệu, đúc kết kinh nghiệm sản xuất hay đấu tranh xã hội, rút ra
một chân lí phổ biến, ghi lại một nhận xét về tâm lí, phong tục tập quán của
nhân dân, tục ngữ do nhân dân sáng tác và được tồn thể xã hội cơng nhận. Hay
trong giáo trình “Văn học dân gian” (tập 2) của cố giáo sư Hoàng Tiến Tựu diễn
đạt lại định nghĩa về tục ngữ đã nêu ở trên gọn hơn như sau: “ Tục ngữ là thể
loại VHDG nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức, nêu lên những nhận xét, phán
đoán, lời khuyên răn của nhân dân dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, giản

dị súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyền”.
Hay cịn có một số khái niệm khác như:
“Tục ngữ là những câu nói hồn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về
thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Tục ngữ thiên về trí
tuệ nên thường được ví von là "trí khơn dân gian". Trí khơn đó rất phong phú mà
cũng rất đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn, xúc tích, dễ
nhớ, giàu hình ảnh và nhịp điệu. Có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên
thường được nhân dân vận dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng
và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn.”

“Là một câu tự nó diễn đạt được trọn vẹn một ý, một nhận xét,
một kinh nghiệm, một luân lý, có khi là một sự phê phán”(Vũ Ngọc Phan).

“Tục ngữ là những sáng tác dân gian ngắn gọn, có đơn vị là câu,
nội dung ghi lại những điều quan sát về thiên nhiên, con người và xã hội, những
kinh nghiệm sống, những lời khuyên răn. Có thể xem Tục ngữ như là một triết lí
dân gian”(Chu Xuân Diên).
Trong cuốn “Tục ngữ Việt Nam cấu trúc và thi pháp” của tác giả Nguyễn
Thái Hịa thì cho rằng: “Tục ngữ được hình thành từ trong lời nói hằng ngày, có
sức sản sinh và được sử dụng thường xuyên như một công cụ tư duy và diễn đạt
sắc bén, đồng thời cũng là kho tàng lưu giữ những kinh nghiệm, tri thức cuộc
sống của nhân dân, phản ánh tâm thức và ý thức của dân tộc và được lưu truyền
từ đời này sang đời khác”.
Qua các khái niệm trên, ta thấy các học giả đều cho rằng: Tục ngữ là câu nói
ngắn gọn xi tai,dễ nhớ; diễn đạt những kinh nghiệm, bài học, lời khuyên
răng… nói về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội. Nó
thường được nhân dân vận dụng trong suy nghĩ, trong nói năng và trong những
hoạt động thực tiễn của mình như:trong cơng việc, giao tiếp, ứng xử…
Một số ví dụ:
Trang 15



“Đói cho sạch, rách cho thơm
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng
Có cơng mài sắt có ngày nên kim
Uống nước nhớ nguồn”.
1.1.2.2.Đặc điểm: Về phần đặc điểm của tục ngữ xin được trình bài hai mặt
nội dung như sau:
 Cấu trúc của câu tục ngữ: Mỗi câu tục ngữ là một câu hoàn
chỉnh về mặt ngữ pháp, diễn đạt một ý trọn vẹn. Về mặt cấu trúc,
câu tục ngữ có nhiều nét đặc sắc, trong đó có hai đặc điểm nổi bật:
− Tính chất gọn chắc của câu tục ngữ: hầu như tục ngữ
bao giờ cũng rất ngắn gọn, khơng dài dịng nhưng bên trong
lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Tục ngữ ưa nói ngắn, nói
ngắn một cách thường xuyên, câu ngắn nhất chỉ có ba tiếng
như: “may hơn khơn; túng thì tính”. Câu dài nhất là câu lục
bát, cùng dạng với ca dao:
“ Rượu ngon bất luận be sành
Áo rách khéo vá hơn lành vụng may”.
Thông thường thì những câu tục ngữ sẽ có từ bốn đến tám tiếng: Ác giả, ác
báo; khéo ăn thì no, khéo co thì ấm; tre già măng mọc; đi một ngày đàng học
một sàng khôn; chưa làm xã đã học ăn bớt…
Qua đó cho ta thấy được rằng gọn chắc là một yêu cầu cao nhất của sự sáng
tạo tục ngữ, mỗi tiếng mỗi từ trong câu tục ngữ đều có vai trò, ý nghĩa quan
trọng và được ép chặt với nhau.
− Tính chất đối xứng của câu tục ngữ: Hình thức cấu
trúc đặc trưng của câu tục ngữ là cấu trúc đối xứng. Câu đối
xứng là câu có sự tương ứng đều đặn của các thành phần
trong câu. Ta thấy, đó là câu có những đặc điểm sau:
+ Cấu tạo thành những vế (thường là hai vế) đối xứng với nhau, có quan

hệ lơgíc chặt chẽ với nhau.
+ Giữa các vế có sự cân bằng (đơi khi chỉ là cân bằng tương đối) về số
lượng từ và sự đối xứng về từ loại, từ nghĩa …của những từ đồng vị.
Căn cứ vào các tiêu chí cú pháp và logic có thể chia câu tục ngữ ra làm hai
loại:
+ Cấu trúc đối xứng đơn: Câu đối xứng đơn là câu, thứ nhất về mặt logic,
biểu đạt một phán đoán, thứ hai về mặt cú pháp, là câu đơn (“vế” tương
đương với thành phần của câu).
+ Cấu trúc đối xứng kép: Câu đối xứng kép là câu: thứ nhất về mặt lơgíc,
có sự liên kết hai (hoặc hơn hai) phán đoán tương tự, tương đương hoặc
tương phản thành một suy lý, thứ hai về mặt cú pháp, là câu phức (“vế”
tương đương với câu đơn).
 Từ ngữ, nhịp và vần của câu tục ngữ: Cấu trúc câu tục ngữ
có tính chất bền vững, được xây dựng bởi ba loại vật liệu chính là
Trang 16


từ ngữ, nhịp và vần. Những vật liệu này được kết hợp chặt chẽ, hài
hòa với nhau để tạo ra sức biểu đạt hoàn hảo của câu.
− Từ ngữ của câu tục ngữ: Từ ngữ trong câu tục ngữ được sử dụng
rất chính xác và sâu sắc, gần như là khó có thể thay đổi được sự trật
tự vốn có của nó nhưng đồng thời những từ ngữ ấy lại mang nét rất
giản dị, đơn sơ. Từ ngữ trong câu tục ngữ thường đích đáng và sâu
sắc vì nhằm để đảm bảo tính chất tối ưu cho khơng gian ngơn ngữ,
giản dị và đơn sơ vì tục ngữ là hình thức tinh luyện của khẩu ngữ
dân gian. Muốn đi sâu vào đặc điểm này nên tập trung sự quan sát
vào bộ phận vị ngữ trong câu tục ngữ, cụ thể là những động từ và
những tính từ chỉ tình thái hay tính chất.
Một diều nữa cũng rất tiêu biểu của từ ngữ trong câu tục ngữ, là tính hình
ảnh của sự diễn đạt những khái niệm, những ý tưởng trừu tượng. Ở đây, biện

pháp được sử dụng rộng rãi hơn cả vẫn là biện pháp so sánh. Trong tục ngữ,
xét chung, có ba loại quan hệ so sánh:

So sánh nhằm diễn đạt những khái niệm trừu tượng một cách cụ thể,
hình ảnh.

So sánh giữa hai vế của cấu trúc câu tục ngữ nhằm biểu đạt một suy
lý, một lập luận.

So sánh khi sử dụng câu tục ngữ vào các hoạt động suy nghĩ, nói
năng, ứng xử…
Ví dụ: câu tục ngữ “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Cả ba loại so sánh
trên được đề cập trong câu tục ngữ này, một là khái niệm “họ hàng” được biểu
đạt bằng hình ảnh máu đào, khái niệm “người dưng” được biểu đạt bằng hình
ảnh nước lã- đó là những ẩn dụ. Hai là vế 1 được so sánh với vế 2: a hơn b. Ba
là trong ứng dụng, câu tục ngữ này trở thành một thí dụ hoặc ẩn dụ khi người
sử dụng muốn nhấn mạnh, đề cao mối quan hệ huyết thống.
− Nhịp, vần của câu tục ngữ: Vần và nhịp được xem là hai yếu tố
quan trọng không thể thiếu trong việc tạo dựng cấu trúc của câu tục
ngữ cả về phương diện nội dung lẫn nghệ thuật. Vần và nhịp gắn bó
với nhau để cùng tạo nên tính nhạc cho câu tục ngữ, góp phần thể
hiện nổi bật ý nghĩa của câu tục ngữ.
+ Trong tục ngữ vần là yếu tố giữ nhịp, tạo ra sự hài hòa về mặt âm thanh
cho câu, đồng thời góp phần làm nâng nổi những từ có ý nghĩa quan trọng
trong câu. Vần hết sức phong phú, linh hoạt, bắt với nhau rất tự nhiên mà tài
tình và khơng tùy tiện cốt lấy sự “xi tai, vần vè”. Ví dụ: Khơn đâu có trẻ,
khỏe đâu có già; đầu năm bn muối, cuối năm bn vơi; khéo ăn thì no,
khéo co thì ấm; việc người thì sáng, việc mình thì quáng…
+ Nhịp là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên cấu trúc đối xứng của câu
tục ngữ và làm cho cấu trúc đối xứng đó hiển hiện ra khi nói. Thường thì câu

tục ngữ sẽ có cấu trúc đối xứng nằm ở giữa hai vế (nếu ba vế thì sẽ có hai
trục) ví dụ: đầu gà/má lợn; quan xứ Nghệ/ lính lệ xứ Thanh; chè hàng nồi/xôi
hàng chõ/võ hàng đời…Đa phần các câu tục ngữ có số lượng âm tiết bằng
nhau thì sẽ có nhịp trùng với ranh giới giữa các vế, tuy nhiên cũng có trường
hợp ngoại lệ đó là có những câu tục ngữ khơng có số lượng âm tiết giữa các
vế bằng nhau nhưng câu tục ngữ đó vẫn có nhịp. Ví dụ: Khơng thầy/đố mày
làm nên; sợ hẹp lịng/ khơng ai sợ hẹp nhà…
Trang 17


Nói tóm lại chính nhờ vào những đặc điểm vừa nêu ra ở trên đã cho ta có
thể thấy và hiểu rõ hơn về tục ngữ, từ đó có một cái nhìn bao quát hơn về sự
khác biệt giữa tục ngữ với thành ngữ,quán ngữ hay ca dao dân ca.
1.1.2.3.Phân loại: Qua việc tìm hiểu một số thành quả nghiên cứu của các
học giả trước, xin được trích dẫn một số cách phân loại như sau:

- Căn cứ vào nội dung( theo Trần Hoàng):
+ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất:
Ví dụ: “Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa
Đầu năm sương muối, cuối năm gió bất”
“Ai ơi nhớ lấy câu này
Nuôi tằm ba lứa, ruộng cày ba năm
Nhờ trời hòa cốc phong đăng
Cấy lúa lúa tốt, nuôi tằm tằm tươi”…
+ Tục ngữ về lịch sử- xã hội:
Ví dụ: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”
“Phép vua thua lệ làng”
“Ăn lông ở lỗ”.
+ Tục ngữ về con người:
Ví dụ: “Chữ tốt xem tay, người hay xem khốy”

“Mỏng mơi hay hớt, trớt mơi nói thừa”
“Con mắt lá răm, lông mày lá liễu đánh trăm quan tiền”
“Trông mặt mà bắt hình dung”…

- Căn cứ vào mối quan hệ giữa phần nêu và phần báo (Nguyễn Thái
Hịa):
+ Tục ngữ có quan hệ hạn định, có đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ:
Ví dụ: “Tiếng hát át tiếng bom”
“Điếc khơng sợ súng”…
+ Tục ngữ có quan hệ so sánh, phần lớn có kết cấu là cụm từ:
Ví dụ: “Thà bán lỗ cịn hơn xách rỗ về khơng”
“Thật thà cha quỉ quái”
“Tấc đất, tấc vàng”…
+ Tục ngữ có quan hệ qua lại, loại này có kết cấu cụm từ, phần lớn là cụm
động từ:
Ví dụ: “Đánh rắn động cỏ”
“Đi tát sắm gàu, đi câu sắm gió”
“Vì cây dây leo”…
Ngồi ra xin nêu thêm những cách phân loại khác để tìm hiểu thêm như:
- Phân loại theo tiêu chí chất lượng: bao gồm một số loại phán
đoán như:
+ Phán đoán xác thực: ví dụ: tấc đất, tấc vàng; lời nói, gói vàng; sứa
khơng nhảy qua đăng. Dạng phán đốn này nói lên xu hướng khẳng
định tuyệt đối trong suy nghĩ của nhân dân về bản chất của các hiện
tượng tự nhiên, xã hội và đời sống con người. Dạng phán đoán này
chiếm tần số rất cao trong tục ngữ.
+ Phán đoán xác suất: ví dụ: Những người lử khử lừ khừ, chẳng ở Đại
Từ cũng ở Vơ Nhai; Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, chẳng thanh lịch
Trang 18



cũng người Thượng Kinh. Thật ra dạng phán đoán xác suất cũng là
phán đốn xác thực vì chẳng A thì B chính là một câu khẳng định dưới
hình thức phủ định.
+ Phán đốn bác bỏ: ví dụ: Thề ca trê chui ống; thật thà cũng thể lái
trâu, thương nhau cũng thể nàng dâu mẹ chồng. Những phán đoán bác
bỏ ở đây khơng biểu thị bằng hình thức phủ định với các từ “khơng”,
“chẳng”, “khơng phải”…mà lại có hình thức so sánh để nêu lên ý
nghĩa thực mà câu tục ngữ muốn nói đến.
- Phân loại theo tiêu chí tầng bậc: Con người khơng thể ngay
từ đầu đã có thể nắm bắt và diễn tả đúng được bản chất của sự vật
và hiện tượng. Nên việc nhận thức bắt đầu từ những sự vật, hiện
tượng đơn giản nhất, từ sự quan sát những mối quan hệ riêng lẻ,
từ đó chuyển sang phân tích những sự vật, hiện tượng trong tính
phổ biến của chúng, trong tính tất yếu và tính quy luật của chúng.
Đấy là mục đích chủ yếu của q trình nhận thức, quá tŕnh này đã
được phản ánh vào các hình thức phán đốn của tục ngữ. Có ba
dạng phán đốn theo tiêu chí tầng bậc:
+ Phán đốn đơn nhất: ví dụ: Người ta là hoa đất; nước mưa là của
trời…
+ Phán đốn bộ phận: ví dụ: Nốt tiền ở cổ có lỗ tiền chơn; có bát, mát
mặt…
+ Phán đốn tồn thể: ví dụ: Chim khơn ai nỡ bắn, người khơn ai nỡ
nói nặng; bà chúa đứt tay, ăn mày sổ ruột…
Tóm lại tục ngữ cũng giống như thành ngữ có rất nhiều cách để phân loại.
Nhưng nhìn chung các tác giả điều dựa vào giá trị ngữ nghĩa để phân loại ra
thành các loại nhỏ.

1.2 PHÂN BIỆT THÀNH NGỮ VỚI TỤC NGỮ:
Thành ngữ và tục ngữ được dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân

dân ta. Tuy nhiên, để hiểu đúng nghĩa một câu tục ngữ hay một thành ngữ, nhất
là phân biệt đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ cũng không mấy dễ dàng với khá
nhiều người. Muốn phân biệt được đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ thì phải có
căn cứ, có cơ sở khoa học và tiêu chí để phân định.
Về mặt lí thuyết , các nhà ngơn ngữ học cũng đã để tâm khi tìm hiểu mối
quan hệ bao gồm sự giống nhau và khác nhau giữa Thành ngữ và Tục ngữ.
Chẳng hạn Tục ngữ thường được hiểu là “những câu ngắn gọn có cấu trúc tương
đối ổn định, đúc kết kinh nghiệm sống, tri thức của một dân tộc”, còn Thành ngữ
là “những cụm từ hay ngữ cố định có tính nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo thành
một chỉnh thể địa danh, có ý nghĩa chung khác với tổng số ý nghĩa của các thành
tố cấu thành nó, tức là khơng có nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt ở
trong câu”. Hay nói một cách đơn giản hơn thì Thành ngữ là những cụm từ
mang tính biểu trưng cịn Tục ngữ là những câu- ngơn bản đặc biệt, biểu thị
những phán đoán một cách nghệ thuật. Tuy nhiên về mặt thực tế, người ta thấy
có sự chuyển hóa đan xen giữa Thành ngữ và Tục ngữ. Chính vì thế ta khơng
cần ngạc nhiên khi thấy những câu: thuốc đắng dã tật; uống nước nhớ nguồn; sai
một li đi một dặm… vừa được đưa vào từ điển Thành ngữ nhưng cũng có thể
Trang 19


thấy trong từ điển Tục ngữ. Và chính trong Truyện Kiều chúng ta cũng bắt gặp
sự chuyển hóa như thế:
- Thăm ván bán thuyền <=> có thăm ván mới bán thuyền
- Tai vách mạch rừng <=> rừng có mạch, vách có tai
- Cờ đã đến tay <=> cờ đến tay ai người ấy phất
- Mạt cưa mướp đắng <=> mạt cưa gặp mướp đắng
- Kẻ cắp bà già <=> kẻ cắp gặp bà già.
Vì đây là một vấn đề khá phức tạp, và dường như chưa có một giải pháp nào
để phân định rạch ròi cho hai phạm vi này, nên dung hịa chúng với nhau để tìm
hiểu sẽ là cách tốt hơn là phân chia chúng ra. Theo ông Cù Đình Tú, ta có được

bảng tóm tắt phân biệt Thành ngữ và Tục ngữ như sau:
Thành ngữ
Tục ngữ
1. Chức năng
-Định danh: gọi tên sự -Thông báo: thông báo
vật, hoạt động, tính chất. một nhận định, một kết
luận về một phương diện
của thế giới khách quan.
2. Cấu tạo
- Đại bộ phận là những
- Kết cấu hai trung tâm.
kết cấu của một trung
tâm.
- Có thể có thêm những
- Có thể thâm các trợ từ
hư từ chỉ quan hệ đã tỉnh
để nhấn mạnh nội dung.
lược để làm rõ mối quan
hệ giữa các bộ phận trong
thơng báo.
3. Vận dụng trong lời nói - Dùng làm bộ phận để
- Có khả năng độc lập tạo
tạo thành câu.
thành câu, cũng có khi
dùng làm một bộ phận để
tạo thành câu.

1.3 MỘT SỐ KHÁI NIỆM NỀN TẢNG CỦA NGỮ DỤNG HỌC CÓ
LIÊN QUAN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1.2.1. Khái niệm cơ bản về giao tiếp: Giao tiếp là một hình thức hoat

động của con người. Thơng qua hoạt động giao tiếp, những mối quan hệ giữa
con người được xây dựng. Sự hiểu biết và nắm vững những quy luật của giao
tiếp góp phần làm tăng hiệu quả của lao động sản xuất và điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội.

1.2.2.Nhân vật giao tiếp: Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào
một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngơn ngữ để tạo ra các lời nói, các
diễn ngơn qua đó mà tác động lẫn nhau. Đó là những người tương tác bằng
ngôn ngữ, giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ
liên cá nhân. Trong nhân vật giao tiếp gồm có vai giao tiếp và quan hệ liên cá
nhân.

1.2.2.1. Vai giao tiếp:
Trong một cuộc giao tiếp ln có sự phân vai:
Trang 20


+ Vai phát ra diễn ngôn tức là vai người nói hoặc viết, được kí hiệu
bằng Sp1(speaker 1).
+ Vai tiếp nhận diễn ngôn, tức là người nghe hoặc đọc, được kí hiệu bằng Sp2
(speaker 2).
Trong cuộc giao tiếp nói, mặt đối mặt, hai vai nói- nghe thường luân chuyển,
Sp1 sau khi nói xong sẽ chuyển thành vai nghe Sp2 và ngược lại. Trong một
cuộc giao tiếp bằng lời trừ thuyết ngơn, các vai giao tiếp trên có thể có mặt hoặc
vắng mặt và tiếp ngơn có thể ở tình trạng chủ động (có thể đáp lời ngay lời của
người nói) mà cũng có thể là bị động(chỉ tiếp nhận, khơng phản hồi tại chỗ).

1.2.2.2.Quan hệ liên cá nhân:
Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu
biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau. Quan hệ liên cá nhân giữa

các nhân vật giao tiếp có thể xét theo hai trục:
+ Trục tung là trục vị thế xã hội còn gọi là trục quyền uy (Power).
+ Trục hoành là trục của quan hệ khoảng cách còn gọi là trục thân cận
(solidarity).
Theo như sự phân chia của trục giao tiếp thì những người giao tiếp ở trục
quyền uy dù ở mức độ cao hay thấp hoặc bình đẳng với nhau và quan hệ vị thế
là phi đối xứng, có nghĩa là trong quá trình giao tiếp vị thế của người giao tiếp
sẽ khơng vì sự thương lượng mà thay đổi. Cịn ở trục khoảng cách thì các nhân
vật giao tiếp có thể gần gũi mà cũng có thể xa cách nhau nhưng qua thương
lượng có thể thay đổi được khoảng cách đó.

1.2.3.Hồn cảnh giao tiếp: Hoàn cảnh giao tiếp bao gồm những hiểu biết về
thế giới vật lí, sinh lí, tâm lí, xã hội, tôn giáo, lịch sử các nghành khoa học, nghệ
thuật… Ở thời điểm và khơng gian trong đó đang diễn ra cuộc giao tiếp. Khơng
có những hiểu biết này, lời nói có thể rất dài mà người nghe vẫn không hiểu biết
được hết.

1.2.4.Nội dung của diễn ngôn:
Về nội dung, diễn ngơn có hai thành tố:
+ Nội dung thơng tin hay còn gọi là nội dung miêu tả: là thành tố nghĩa học, bị
qui định bởi đúng- sai, lôgic, cũng là nội dung trí tuệ , hình thành do quan hệ
giữa diễn ngơn và hiện thực được nói tới.
+ Nội dung liên cá nhân: bao gồm tất cả các nội dung của diễn ngơn, khơng bị
qui định bởi tính đúng- sai, lơgic.
Hai thành tố nội dung này có thể hiện diện một cách tường minh trong diễn
ngôn, nhưng qua câu chữ của diễn ngơn nó cũng có thể tồn tại một cách hàm ẩn,
những người giao tiếp phải suy từ nội dung tường minhcủa diễn ngơn mới nắm
bắt được nó.

1.2.5.Đích của diễn ngơn: Ý định hay mục đích giao tiếp sẽ cụ thể hóa thành

đích của diễn ngơn qua các thành tố của nội dung diễn ngơn. Nói một cách tổng
qt, diễn ngơn có đích tác động. Người nói, nói ra một diễn ngôn là nhằm tác
động đến người nghe qua các thành tố nội dung của diễn ngôn. Trong giao tiếp,
các nhân vật giao tiếp Sp1 và Sp2 có thể làm thay đổi nhận thức của nhau, đó là
Trang 21


đích thuyết phục của diễn ngơn, họ có thể làm thay đổi trạng thái cảm xúc tình
cảm của nhau, đó là đích truyền cảm. Họ có thể thúc đẩy nhau hành động, đó là
đích hành động của diễn ngơn. Đích thuyết phục về nhận thức do thành tố thông
tin đảm nhiệm. Hai đích truyền cảm và hành động do thành tố liên cá nhân đảm
nhiệm.
Nói tóm lại, những điều đã trình bài ở trên là một phương tiện cực kì quan
trọng và góp phần phục vụ đắc lực cho quá trình tìm hiểu, phát hiện những giá
trị về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa. Với kiến thức ở phần một khái quát về Thành
ngữ, tục ngữ đã làm nền tảng cho việc tìm hiểu nghệ thuật vận dụng thành ngữ,
tục ngữ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, không đơn giản chỉ là sử dụng lại
những thành ngữ và tục ngữ nguyên khối có sẵn trong tiếng Việt mà qua đó ta
cịn thấy được sự sáng tạo tài tình của đại thi hào Nguyễn Du, ông không những
khôn khéo sử dụng những thành ngữ, tục ngữ hay vốn có sẵn mà cịn từ đó phát
triển hơn để tạo thành những thành ngữ, tục ngữ được tách, đảo, mượn ý hay
yếu tố…xét về mặt cấu trúc. Riêng ở phần hai chính những khái niệm nền tảng
của ngữ dụng học đã giúp ích cho việc khai thác giá trị về mặt ngữ nghĩa. Những
vấn đề vừa nói trên sẽ được trình bài một cách rõ hơn trong chương II: “Nghệ
thuật vận dụng Thành ngữ, tục ngữ của Nguyễn Du trong Truyện Kiều”.

1.4 SƠ LƯỢC VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM:
1.3.1.Tác giả:
Nguyễn Du (1765-.1820), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên; quê
làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; sinh trưởng trong một gia

đình đại q tộc có truyền thống văn học và nhiều đời làm quan. Ông là một
nhà thơ lớn của Việt Nam, được người Việt kính trọng gọi ơng là "Đại thi
hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được UNESCO cơng nhận là danh
nhân văn hóa thế giới.
Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội: xã
hội phong kiến Việt Nam bước vào thời kì khủng hoảng sâu sắc, phong trào
nơng dân khởi nghĩa nổ ra liên tục mà đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa nông dân
Tây Sơn. Phong trào nông dân Tây Sơn thất bại, chế độ phong kiến triều
nguyễn được thiết lập. Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Du đã sống nhiều năm
phiêu bạt trên đất Bắc(1786 – 1796) rồi về ở ẩn tại quê nội Hà Tĩnh (1796 –
182). Sau khi Nguyễn ánh lên ngôi, Nguyễn Du ra làm quan bất đắc dĩ với
triều Nguyễn. Năm 1813 – 1814, ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc,
năm 1820 khi chuẩn bị làm chánh sứ sang Trung Quốc lần thứ hai, nhưng chưa
kịp đi thì ơng bị bệnh và mất tại Huế vào ngày mồng 10 tháng 8 al (16-9-1820)
thọ 54 tuổi. Năm Giáp Thân (1824), người ta cải táng ông và đưa về quê nhà
Tiên Điền, Hà Tĩnh.
Trang 22


Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du gồm những tác phẩm có giá trị lớn
bằng chữ Hán và chữ Nơm. Về chữ Hán Nguyễn Du có ba tập thơ (Thanh Hiên
thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục) với tổng số 243 bài. Về chữ
Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh, thường gọi là Truyện Kiều, ngồi
ra cịn có Văn chiêu hồn.

1.3.2.Tác phẩm:
Truyện Kiều là tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh,
một tác phẩm đã tạo nên tên tuổi của tác giả Nguyễn Du trở thành danh nhân
văn hóa thế giới. Truyện được viết dựa theo cốt truyện “Kim vân Kiều Truyện”
của nhà văn Thanh Tâm Tài Nhân. Tuy nhiên để tạo nên giá trị không bị lưu

mờ bởi thời gian là sự sáng tạo đột phá và đặc sắc bởi ngòi bút tài tình của nhà
thơ Nguyễn Du.
Truyện Kiều bao gồm 3254 câu thơ lục bát và được chia làm 3 phần:
- Phần thứ nhất: gặp gỡ và đính ước.
- Phần thứ hai: gia biến và lưu lạc.
- Phần cuối: đoàn tụ.
Truyện Kiều đã đem lại ba giá trị nghệ thuật hết sức to lớn:

- Giá trị hiện thực: Truyện Kiều là bản cáo trạng bằng thơ về một xã hội
phong kiến đầy rẫy sự bất công, tàn bạo. Phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội
đương thời là cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỉ XIX (xã hội đồng tiền, xấu xa đồi
bại và những bất công). Phản ánh thân phận thấp hèn của người phụ nữ trong
xã hội, cho dù là người phụ nữ có nhan sắc.

- Giá trị nhân đạo:
+ Ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ và tài sắc của người phụ nữ.
+ Thông cảm và đồng cảm sâu sắc trước nỗi khổ của con người, đặc
biệt là với nỗi khổ của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến.

+ Thể hiện khao khát trong tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.
+ Ước mơ tự do công bằng trong cuộc sống.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Về ngôn ngữ: Một trong những lý do để tác phẩm truyện Kiều trở
thành quen thuộc, gần gũi và dễ hiểu với người đọc là bởi tác phẩm mang
Trang 23


đậm bản chất dân gian, gần gũi với đời sống hàng ngày nhất là nghệ thuật sử
dụng tiếng nói quần chúng của đại thi hào qua biệt tài vận dụng thành ngữ,
tục ngữ trong kho tàng văn học dân gian.

Có lẽ trong lịch sử thi ca của ta từ xưa đến nay, khó tìm được một tác
phẩm nào mà thành ngữ, tục ngữ xuất hiện nhiều như trong "Truyện Kiều".
Ngôn ngữ độc thoại được vận dụng tài tình để bộc lộ nội tâm nhân vật, ngôn
ngữ đối thoại được thể hiện tinh tế nhằm làm nổi bật tính cách và hồn cảnh
của nhân vật.
Nói tóm lại, trong suốt cuộc đời của mình tác giả Nguyễn Du đã sáng tác
và để lại cho đời rất nhiều tác phẩm hay nhưng thành cơng hơn hết đó là tác
phẩm “Truyện Kiều”, một tác phẩm được đánh giá là viên ngọc quý của nền
văn học Việt Nam,bởi sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ trong việc đã vận
dụng và phát huy thành công những thành ngữ, tục ngữ vốn có sẵn trong nền
văn học dân gian.

Trang 24


2. CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT VẬN DỤNG THÀNH
NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA
NGUYỄN DU
1.5 CÁC KIỂU THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN KIỀU:
Dựa vào những tài liệu đã tìm hiểu được và thành tựu của những nhà
nghiên cứu đi trước như nhà nghiên cứu Phạm Đan Quế [31]; Nguyễn Quốc
Dũng [11], nên xin được trình bài một số khái niệm cơ bản về các kiểu Thành
ngữ, tục ngữ trong Truyện Kiều như sau:
1.5.1 THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ ĐỐI:
Thành ngữ, tục ngữ đối là thành ngữ, tục ngữ được cấu tạo theo phương
thức đối nhau như sau:
− Về ngữ pháp: mỗi vế của thành ngữ, tục ngữ gồm hai từ cùng loại,
cùng kiểu kết cấu và cùng chức năng ngữ pháp.
− Về ngữ nghĩa: vừa có nét đồng nghĩa, vừa có nét khác biệt.
− Về ngữ âm: tuy số lượng âm tiết ngang nhau nhưng đối lập với nhau

về thanh điệu bằng trắc, đặc biệt đối nhau về nghĩa.
Ví dụ: Lên thác xuống ghềnh, kẻ ngược người xi, nhớ ít tưởng nhiều,
phận mỏng phúc dày, bàn ra nói vào, trai tài gái sắc, tử biệt sinh li, đất thấp
trời cao, đội trời đạp đất, kẻ ở người đi …
Đối ngẫu là một trong những nhân tố có vai trị quan trọng trong kết cấu
của Thành ngữ - Tục ngữ đối, – vì đây là một nhân tố tạo nên sự hồi hịa,
cân đối cho câu thơ bằng cách dùng những từ ngữ, những kết cấu cú pháp
như thế nào cho cân xứng với nhau về nội dung, xứng với nhau thành từng
cặp để tạo nên một giá trị tu từ nhất định. Trong một bài viết có nhan đề
“Đặc điểm hồi hịa cân đối của yếu tố Hán Việt trong kết cấu cú pháp thơ
của Truyện Kiều” được đăng trên tạp chí Văn học – ngơn ngữ [38;596-601]
của Tác giả Nguyễn Quốc Dũng cũng có nói đến cấu trúc hồ đối trong câu
thơ do tác động ngữ âm của nhiều nhân tố khác nhau như vần, nhịp, thanh
điệu và đối ngẫu.
Trong Truyện kiều, để tạo nên sự hài hòa cân đối trong câu thơ Nguyễn
Du đã thiết lập nên sự đối xứng giữa các tổ hợp từ, kết cấu cú pháp trong một
phần câu, cả câu (đôi khi là mở rộng cả cặp câu lục bát).
Ví dụ :
• Lạ gì bỉ sắc / tư phong
• Thấy nàng hiếu trọng / tình thâm
Trang 25


×