Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KH XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN, ĐỀXUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI XÂM NHẬP MẶN TRONG ĐIỀUKIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SCL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 20 trang )

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN, ĐỀ
XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI XÂM NHẬP MẶN TRONG ĐIỀU
KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG
MÃ SỐ: BĐKH.05

Cơ quan chủ trì: Trung tâm Thẩm định và Tư vấn tài nguyên nước
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Hữu Thuần

I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu của nghiên cứu này sẽ tập trung vào việc đánh giá hiện trạng
xâm nhập mặn dựa trên chuỗi số liệu đến năm 2012, xác định nguyên nhân gây
xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đề xuất các giải pháp ứng phó
với xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu.
II. CÁC NỘI DUNG ĐÃ THỰC HIỆN
- Điều tra, thu thập thông tin dữ liệu về xâm nhập mặn vùng ĐBSCL
- Phân tích đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, sông suối và nguồn nước
ĐBSCL
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá hiện trạng xâm nhập mặn vùng ĐBSCL
- Phân tích, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn, cơ chế
xâm nhập mặn ở ĐBSCL
- Nghiên cứu, tổng hợp, phân tích, đánh giá xu thế thay đổi xâm nhập mặn
trong điều kiện BĐKH
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn trong điều
kiện biến đổi khí hậu
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu của đề tài và nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng các
phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật như sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát;
- Phương pháp kế thừa;
- Phương pháp phân tích, thống kê;
- Phương pháp chuyên gia, hội thảo.


143


Tin học hoá, ứng dụng GIS nhằm nâng cao tiện ích sử dụng của các phần
mềm áp dụng trong đề tài đưa ra bộ bản đồ hiện trạng xâm nhập mặn góp phần
nâng cao kiến thức quản lý vùng ĐBSCL, tăng cường năng lực dự báo và kiểm
soát xâm nhập mặn cũng là một vấn đề mới của đề tài.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH
1. Đặc điểm xâm nhập mặn vùng ĐBSCL
1.1. Mạng lưới trạm đo mặn
Hiện nay, trong mạng lưới mặn cơ bản có trên 30 trạm (trước đây do Tổng
cục KTTV quản lý và hiện nay do Bộ NN&PTNT quản lý). Ngồi ra cịn có các
trạm đo mặn do các ngành khác và địa phương xây dựng và tổ chức đo.
Chế độ đo mặn: Tại các trạm đo mặn thuộc lưới trạm cơ bản, tiến hành đo
mặn theo chế độ đặc trưng vào các ngày triều cường và triều kém. Đối các trạm
do các địa phương quản lý, đo mặn theo chế độ 12 lần hoặc 24 lần trong ngày
trong suốt mùa khô. Từ năm 2003, tại các trạm trong mạng lưới cơ bản, đo mặn
theo chế độ 12 lần trong ngày vào các ngày triều cường và triều kém. Chế độ đo
mặn có thể thay đổi tùy thuộc theo các yêu cầu khi độ mặn diễn biến phức tạp
(đo từng giờ trong ngày; đo vào các giờ lẻ).
1.2. Đặc điểm xâm nhập mặn vùng ĐBSCL
Nguồn gốc gây xâm nhập mặn cho vùng ĐBSCL theo các hướng chủ yếu
từ biển Đông và biển Tây (vùng ven biển Tây và một số tỉnh thuộc vùng bán
đảo Cà Mau). Đặc điểm xâm nhập mặn có những đặc trưng sau:
- Độ mặn trung bình tháng và độ mặn lớn nhất trong năm thường xuất
hiện trong tháng III hoặc tháng IV. Độ mặn cao nhất trong mỗi tháng và độ mặn
lớn nhất trong thời gian quan trắc tại các vị trí khác nhau trên một dịng sơng có
thể xuất hiện khơng đồng thời trong cùng một năm.
- Chiều dài xâm nhập trên sông phụ thuộc vào cường độ thủy triều khi
triều lên và lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về, tỉ lệ phân nước vào các

nhánh sông.
- Trong nội đồng, xâm nhập mặn chịu ảnh hưởng trực tiếp của các hoạt
động khai thác sử dụng nước, chế độ vận hành các cơng trình kiểm sốt lũ, triều
và các cơng trình ngăn mặn.
1.3. Phân bố độ mặn trên các sông và chiều dài xâm nhập mặn
Vùng cửa sông, hiện tượng phân tầng độ mặn rất ít xảy ra. Trong mùa
144


kiệt, độ mặn mặt và đáy gần như bằng nhau trong suốt q trình triều.
Phía trong sơng: Độ mặn ở khu vực sát bờ cao hơn ở khu vực giữa dòng.
Độ mặn tăng dần theo độ sâu.
Độ mặn thay đổi dọc sơng: Độ mặn cũng giảm dần về phía thượng lưu.
Bảng 1. Chiều dài xâm nhập mặn trên các sông
Chiều dài Xâm nhập mặn (km)
Sông

Độ mặn 1‰

Độ mặn 4‰

II

III

IV

V

II


III

IV

V

Cửa tiều

43

51

59

38

23

32

37

32

Hàm
Luông

46


51

57

54

23

30

34

26

Cổ Chiên

44

58

55

51

22

31

35


27

Hậu

44

54

58

51

25

32

33

26

1.4. Diễn biến độ mặn trong các năm điển hình
Năm điển hình được lựa chọn để phân tích vai trị của các nhân tố ảnh
hưởng đến xâm nhập mặn ở ĐBSCL.
Năm điển hình được lựa chọn theo các tiêu chí sau:
- Mặn xâm nhập sâu và lớn trên toàn hệ thống sơng, kênh, rạch; diện tích
bị ảnh hưởng mặn lớn;
- Xuất hiện một số cơng trình thủy lợi dẫn nước hoặc các cống ngăn mặn
ở một số địa điểm;
- Có tương đối đủ số liệu đo mặn.
Các năm điển hình lựa chọn, bao gồm: 1993, 1998, 2004, 2005, 2010,

2011, ngoài ra, cũng lựa chọn phân tích hiện trạng mặn của các năm gần đây
như 2008, 2009.
1.4.1. Năm 1993
Năm 1993, mặn xâm nhập vào đồng bằng sâu nhất trong suốt thời kỳ
1991-2012. Chiều dài xâm nhập lớn nhất của độ mặn 4‰ là 58 km ở sông Ba
Lai, 59 km ở sông Hàm Luông, gần 53 km ở sông Tiền, 59 km ở sông Cổ Chiên,
60 km ở sông Hậu, 77 km ở sông Vàm Cỏ Đông và 65,5 km ở sông Vàm Cỏ
Tây.
145


Hình 1. Tổng lượng dịng chảy mùa cạn chảy vào ĐBSCL
1.4.2. Năm 1998

Hình 2. Lưu lượng trung bình 03 tháng II - IV tại Tân Châu thời kỳ 1993-2012
Năm 1998, mặn xâm nhập vào đồng bằng sâu tương đương năm 1993,
thậm chí mặn xâm nhập vào sơng Hậu sâu nhất trong suốt thời kỳ 1991-2012.
Chiều dài xâm nhập lớn nhất của độ mặn 4‰ là 59 km ở sông Ba Lai, 58 km ở
sông Hàm Luông, 54 km ở sông Tiền, 54 km ở sông Cổ Chiên, 62 km ở sông
Hậu, 76 km ở sông Vàm Cỏ Đông và 61 km ở sông Vàm Cỏ Tây.
1.4.3. Năm 2004
Năm 2004, độ mặn lớn xuất hiện vào đầu tháng III và đầu tháng IV. Mặn
xâm nhập vào đồng bằng vùng phía biển Tây và BĐCM không sâu như năm
1993, nhưng vùng từ sơng Tiền sang Vàm Cỏ thì tương tự năm 1993. Chiều dài
xâm nhập lớn nhất của độ mặn 4‰ là 61 km ở sông Hàm Luông, 46 km ở sông
Tiền, 60 km ở sông Cổ Chiên, 50 km ở sông Hậu, 76 km ở sông Vàm Cỏ Đông
và 62 km ở sơng Vàm Cỏ Tây.

Hình 3. Lưu lượng trung bình 03 tháng II - IV tại Châu Đốc thời kỳ 1993 - 2012
1.4.4. Năm 2005

Độ mặn lớn nhất xuất hiện vào đầu tháng II và kéo dài đến tháng V trên
146


các sông thuộc ĐBSCL. Mặn xâm nhập vào các cửa Hàm Luông, Cổ Chiên và
sông Vàm Cỏ sâu nhất trong chuỗi số liệu 1991-2012. Chiều dài xâm nhập lớn
nhất của độ mặn 4‰ là 64 km ở sông Hàm Luông, 47 km ở sông Tiền, 61 km ở
sông Cổ Chiên, 55 km ở sông Hậu, 79 km ở sông Vàm Cỏ Đơng và 82 km ở
sơng Vàm Cỏ Tây.

Hình 4. Bản đồ đẳng trị độ mặn cao nhất năm 2005
1.4.5. Năm 2008
Năm 2008 chưa phải là năm mặn xâm nhập sâu trong chuỗi số liệu. Chiều
dài xâm nhập lớn nhất của độ mặn 4‰ là 39 km ở sông Hàm Luông, 34 km ở
sông Tiền, 49 km ở sông Cổ Chiên, 50 km ở sông Hậu, 70 km ở sông Vàm Cỏ
Đông và 48 km ở sông Vàm Cỏ Tây.
1.4.6. Năm 2009
Năm 2009 tương tự như năm 2008, không phải là năm mặn xâm nhập sâu
trên cả đồng bằng, nhưng mặn xâm nhập rất sâu ở cửa Hàm Luông và Cổ Chiên.
Chiều dài xâm nhập lớn nhất của độ mặn 4‰ là 62 km ở sông Hàm Luông, 36
km ở sông Tiền, 60 km ở sông Cổ Chiên, 56 km ở sông Hậu, 61 km ở sông Vàm
Cỏ Đông và 32 km ở sông Vàm Cỏ Tây.
1.4.7. Năm 2010
Đợt mặn kéo dài từ giữa tháng II đến cuối tháng IV, độ mặn lớn nhất phổ
biến xuất hiện vào cuối tháng III hoặc giữa tháng IV.
Chiều dài xâm nhập lớn nhất của độ mặn 4‰ là 62 km ở sông Hàm
Luông, 35 km ở sông Tiền, 45 km ở sông Cổ Chiên, 49 km ở sông Hậu, 79 km ở
sông Vàm Cỏ Đông và 55 km ở sông Vàm Cỏ Tây.
1.4.8. Năm 2011
147



Diễn biến mặn có những khác biệt so với những năm trước đây: Độ mặn
hầu hết ở các trạm tăng từ tháng I-II hoặc tháng III và giảm vào tháng IV và
giảm với trị số lớn vào tháng V.
Chiều dài xâm nhập lớn nhất của độ mặn 4‰ là 41 km ở sông Hàm
Luông, 36 km ở sông Tiền, 52 km ở sông Cổ Chiên, 48 km ở sông Hậu, 60 km ở
sông Vàm Cỏ Đông và 33 km ở sơng Vàm Cỏ Tây.
Việc phân tích tình hình xâm nhập mặn trong một số năm điển hình
(1993, 1998, 2004, 2005, 2008, 2009, 2010 và 2011) có những khác nhau về
tổng lượng mưa trong mùa cạn, lượng dòng chảy mùa cạn từ thượng nguồn sông
Mê Công đưa về (được thể hiện bởi lưu lượng tại Tân Châu và Châu Đốc), độ
cao thủy triều ở biển Đông (được thể hiện bởi độ cao thủy triều tại Vũng Tàu).
Đây là những năm mà mặn ảnh hưởng trên phạm vi rộng lớn ở đồng bằng với
giá trị cao kỉ lục, đặc biệt là các năm 1998, 2005, 2010.
- Năm 1998: Là năm chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng El Ninô,
lượng mưa trong các tháng mùa cạn ở hầu hết các nơi thiếu hụt từ 20 - 50% so
với trung bình nhiều năm. Mực nước đỉnh triều trong tháng II tại Vũng Tàu xấp
xỉ trung bình nhiều năm. Mực nước nội đồng ở các vị trí khác nhau thấp hơn
trung bình nhiều năm khoảng 20 - 40 cm. Dòng chảy năm và dòng chảy mùa cạn
của sông Cửu Long giảm thấp rõ rệt. Lưu lượng trung bình năm tại Tân Châu là
7.175 m3/s, thấp nhất trong thời kỳ 1993 - 2012; tại Châu Đốc là 1.809 m 3/s, đều
chỉ bằng 70% lưu lượng trung bình nhiều năm. Lưu lượng trung bình tháng IV
tại Tân Châu là 1.460 m3/s, bằng 67% TBNN; tại Châu Đốc là 359 m 3/s, bằng
85,9% TBNN.
- Năm 2005: Chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng El Ninô trong các
tháng đầu năm, do đó lượng mưa giảm từ 20 - 30% so với TBNN, và là năm kế
tiếp theo năm 2004 có lượng mưa tương đối thấp, vì vậy, lượng dịng chảy mùa
cạn 2005 khá thấp: Lưu lượng trung bình mùa cạn tại Tân Châu là 3100 m 3/s,
bằng 73,2% TBNN; tại Châu Đốc là 469 m 3/s, đều chỉ bằng 56,7% TBNN. Lưu

lượng trung bình tháng IV tại Tân Châu và Châu Đốc bằng 75% TBNN. Trong
khi đó, mực nước nội đồng thấp hơn TBNN khoảng 0 - 10 cm, mực nước thủy
triều trong tháng II tại Vũng Tàu thấp hơn TBNN không đáng kể.
- Năm 2010: Cũng chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng El Ninô trong
các tháng đầu năm, lượng mưa trong mùa cạn giảm từ 30 - 50% so với TBNN.
Lượng dịng chảy trong sơng thấp hơn nhiều so với TBNN. Lưu lượng trung
bình năm tại Tân Châu là 8.228 m 3/s, bằng 79,8% TBNN; tại Châu Đốc là 1.390
148


m3/s, đều chỉ bằng 74,9% TBNN. Lưu lượng trung bình tháng mùa cạn tại Tân
Châu là 3.358 m3/s, bằng 79,3% TBNN; tại Châu Đốc là 601 m3/s, đều chỉ bằng
72,7% TBNN. Mực nước nội đồng thấp hơn TBNN, mực nước thủy triều trong
tháng II tại Vũng Tàu ở mức trung bình.
Rõ ràng là, trong những năm xuất hiện độ mặn cao, xâm nhập sâu vào
trong sông, thủy triều ở biển Đơng cũng như mực nước nội đồng khơng có
những thay đổi lớn, trong khi lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về giảm nhỏ
rất đáng kể và thường chỉ bằng 70 - 80% lưu lượng TBNN. Điều đó cho phép
khẳng định rằng sự giảm thấp của dòng chảy từ thượng lưu sông Mê Công đổ
về, đặc biệt trong thời gian mùa cạn là nguyên nhân chính tạo điều kiện cho sự
gia tăng xâm nhập mặn và ảnh hưởng trên phạm vi rộng lớn ở toàn đồng bằng.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xâm nhập mặn vùng ĐBSCL
2.1. Dòng chảy từ thượng nguồn vào ĐBSCL
Theo số liệu từ 1993 đến 2012, dịng chảy sơng Mê Cơng chảy vào
ĐBSCL có xu thế tăng lên về mùa cạn. Tuy nhiên, tỷ lệ giữa sơng Tiền và sơng
Hậu cũng có thay đổi: Lưu lượng trung bình tháng mùa cạn các tháng I, II, III tại
Tân Châu tăng lên, tuy nhiên xu thế tại Châu Đốc giảm (xem Hình 5). Đến tháng
IV,V xu thế lưu lượng trung bình tháng tại Châu Đốc cũng tăng.
Các năm 1993, 1998, 2004, 2005, 2010 đều là những năm khô hạn nên độ
mặn lớn nhất cũng phần lớn xuất hiện trong những năm này.


Hình 5. Tổng lượng dịng chảy năm tại Tân Châu và Châu Đốc
2.2. Phân phối dòng chảy giữa dịng chính và các phân lưu
Phân phối lượng dịng chảy giữa sơng chính và cá phân lưu ảnh hưởng
đáng kể đến độ mặn tại các vùng cửa sông. Cho đến nay, chưa có số liệu đo đạc
lưu lượng nước đồng thời tại các cửa sơng, vì vậy khơng có căn cứ để xác định
tỷ lệ phân phối dịng chảy vào đồng bằng qua các cửa sông. Tuy vậy, có thể
tham khảo kết quả tính tốn phân phối lưu lượng theo mơ hình triều, như: mơ
hình bán nhật triều của Đồn khảo sát Hà Lan năm 1974, mơ hình VRSAP,
149


SALO 89, Nguyễn Văn Sở,....

Hình 6. Phân phối dịng chảy kiệt giữa các phân lưu
Theo thời gian tỷ lệ phân phối dịng chảy giữa sơng chính và các phân lưu
cũng đã thay đổi theo địa hình lịng sơng và tác động của các cơng trình thủy lợi.
2.3. Dịng chảy trên sơng, kênh rạch nội đồng
Mạng lưới sơng ngịi, kênh rạch nội đồng vùng ĐBSCL chằng chịt, dịng
chảy trên sơng, kênh rạch nội đồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: lượng nước
ngọt từ thượng lưu truyền về, độ lớn của thủy triều, các yếu tố khí tượng (chủ
yếu là mưa và bốc hơi), hoạt động kinh tế xã hội như cơng trình dẫn nước ngọt,
hệ thống kênh rạch chuyển nước ngọt và hệ thống cống, chế độ vận hành của
các cơng trình đập ngăn mặn, lượng nước lấy từ sơng ngòi, kênh rạch cho các
nhu cầu (chủ yếu là cho tưới) tạo nên chế độ dòng chảy, thủy lực trong sông,
kênh phức tạp.
2.4. Chế độ thủy triều vùng ĐBSCL
Phần lớn vùng ĐBSCL chịu ảnh hưởng của thủy triều từ biển Đông với
chế độ bán nhật triều không đều và biển Tây với chế độ triều hỗn hợp.
Biên độ triều giảm dần từ cửa sông vào trong sông theo khoảng cách xa

biển và dòng chảy từ thượng lưu chảy về càng lớn thì giảm càng nhanh. Trong
mùa mưa lũ, triều khơng có khả năng xâm nhập sâu vào trong sơng, vì thế độ
mặn chỉ xuất hiện ở vùng cửa sông. Ranh giới mặn xâm nhập vào trong sông
không cố định mà luôn luôn thay đổi tùy thuộc vào sự tương tác giữa lượng
nước từ thượng nguồn chảy về và độ lớn của triều. Đầu mùa cạn, dòng chảy
thượng nguồn giảm dần, chỉ còn trên dưới 2000 m3/s, biên độ triều tại Tân Châu
(cách biển 200 km) có thể đạt 1,0 m và đến Phnom Penh (cách biển 300 km) chỉ
còn khoảng 0,40m.
Trong mùa mưa lũ, triều khơng có khả năng xâm nhập sâu vào trong sơng,
vì thế độ mặn chỉ xuất hiện ở vùng cửa sông. Ranh giới mặn xâm nhập vào trong
sông không cố định mà luôn luôn thay đổi tùy thuộc vào sự tương tác giữa lượng
150


nước từ thượng nguồn chảy về và độ lớn của triều. Trong những năm gần đây,
mực nước thủy triều ở biển Đơng và biển Tây có xu thế tăng rõ rệt (xem hình 7,
8).

Hình 7. Xu thế mực nước lớn nhất và trung bình tại Vũng Tàu

Hình 8. Xu thế mực nước trung bình tại Xẻo Rơ
2.5. Mưa và bốc hơi nội đồng
Trong những năm có hoạt động của El Ninô như các các đợt El Ninô
1982-1983, 1987, 1991 - 1993, 1997 - 1998, 2002, 2004 - 2005, 2010, 2011,
dòng chảy sông Mê Công và sông Vàm Cỏ giảm đáng kể so với trung bình nhiều
năm, đồng thời do nắng nóng, lượng bốc hơi lớn, mưa ít, nên trong nội đồng xảy
ra hạn hán nghiêm trọng và mặn xâm nhập sâu, điển hình như các năm 1993,
1998, 2005, 2010, 2011.
Lượng mưa trung bình năm trên cả ĐBSCL trong thời kỳ 1991-2012 có
xu thế giảm nhẹ, nhưng lượng mưa 5 tháng từ tháng I đến tháng V lại có xu thế

tăng tương đối rõ (hình 9).

Hình 9. Mưa trung bình tháng I-V ở ĐBSCL từ 1991-2012
151


2.6. Khai thác, sử dụng nước
Khai thác, sử dụng nước cho các nhu cầu nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, sinh hoạt, công nghiệp, giao thông thủy... cũng ảnh hưởng đáng kể đến xâm
nhập mặn, nhất là đối với các khu vực nội đồng.
Các cơng trình khai thác, sử dụng nước, hệ thống cơng trình thủy lợi như
kênh rạch, cống ngăn triều, ngăn mặn... ngăn giảm đáng kể mặn từ biển xâm
nhập vào nội đồng, tuy nhiên cũng làm giảm lượng nước ngọt chảy về hạ du và
mặn sẽ cơ hội xâm nhập vào trong sông sâu hơn. Khi lượng nước lấy từ sơng để
tưới tăng lên thì ranh giới mặn cũng sẽ dịch chuyển sâu vào trong sông.
Bảng 2. Dịch chuyển của ranh giới mặn ứng với một số cấp lưu lượng nước
dùng để tưới
Độ dịch chuyển của ranh giới mặn ứng với

Độ giảm của lưu
lượng (m3/s)

các cấp lưu lượng dùng để tưới (km)

Nhánh cửa sông

100 m3/s

200 m3/s


300 m3/s

Cửa Tiểu

Mặn hoàn toàn Mặn hoàn toàn

Mặn hoàn toàn

Của Đại

10

Mặn hoàn toàn

Hàm Lng

10

Mặn hồn tồn

Cổ Chiên

1,5

3,5

5

Định An


1

2,5

4

Trần Đề

1

2

3

2.7. Quan hệ giữa xâm nhập mặn và các yếu tố ảnh hưởng
Xâm nhập mặn trong sông ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: các yếu tố khí
tượng: mưa, bốc hơi; dịng chảy thượng lưu, tỷ lệ phân chia nước trên các sông,
dao động thủy triều, địa hình sơng (sơng uốn khúc quanh co, độ dốc lịng sơng
nhỏ xâm nhập mặn sâu); nhu cầu khai thác, sử dụng nước và các hoạt động của
hệ thống các cơng trình thủy lợi phục vụ cấp nước, ngăn triều - mặn.
Trong mùa cạn, do dòng chảy thượng nguồn chảy về giảm, mặn theo triều
xâm nhập sâu vào trong hệ thống sơng, ngịi, kênh rạch, độ mặn lớn nhất thường
xuất hiện vào giai đoạn dòng chảy thượng lưu chảy về nhỏ nhất, thường là vào
tháng IV, III.
Ảnh hưởng của thủy triều đến độ mặn ở ĐBSCL đối với những năm có
mực nước triều thấp và lưu lượng về lớn (1997), mực nước triều thấp và lưu
lượng triều đều nhỏ (2004), mực nước triều cao và lưu lượng về nhỏ (2010),
152



mực nước triều cao và lưu lượng về lớn (2011).

Hình 10. Tổng lượng dòng chảy về ĐBSCL và độ mặn lớn nhất, trung bình ngày
các tháng đầu năm 1997
Các hình 11 đến hình 15 thể hiện một số mối tương quan xây dựng quan
hệ giữa xâm nhập mặn và các yếu tố ảnh hưởng chính, chỉ ra mối quan hệ tỉ lệ
nghịch khi yếu tố ảnh hưởng là lưu lượng thượng nguồn và mối quan hệ tỷ lệ
thuận khi yếu tố ảnh hưởng là mực nước triều.
+ Quan hệ giữa độ mặn lớn nhất và mực nước triều trung bình tại Vũng
Tàu:

Hình 11. Quan hệ giữa độ mặn lớn nhất năm trên sông Tiền tại Vàm Kênh và
mực nước trung bình năm tại Vũng Tàu
+ Quan hệ tuyến tính giữa lưu lượng trung bình năm trên sơng Tiền tại
Tân Châu với độ mặn lớn nhất năm tại một số trạm ở vùng cửa sơng:

Hình 12. Quan hệ giữa lưu lượng trung bình tháng tại Tân Châu và mặn lớn
nhất năm trên sông Tiền tại Vàm Kênh
+ Mối tương quan giữa lưu lượng trung bình năm trên sơng Hậu tại Châu
Đốc và độ mặn lớn nhất năm tại các trạm phía biển Tây và BĐCM.

153


Hình 13. Quan hệ giữa lưu lượng trung bình năm tại Châu Đốc và mặn lớn
nhất năm tại Rạch Giá
Mối tương quan giữa độ mặn lớn nhất năm và tổng lượng dịng chảy về
ĐBSCL trong mùa cạn.

Hình 14. Quan hệ giữa độ mặn lớn nhất năm trên sông Tiền tại Vàm Kênh và

tổng lượng dòng chảy mùa cạn vào ĐBSCL
+ Mối tương quan giữa độ mặn lớn nhất năm và tổng lượng dịng chảy
năm về ĐBSCL.

Hình 15. Quan hệ giữa độ mặn lớn nhất năm trên sông Tiền tại Vàm Kênh và
tổng lượng dòng chảy năm vào ĐBSC
Thủy triều ở biển Đơng, biển Tây và lượng dịng chảy từ thượng nguồn
Mê Cơng đổ về là 2 nhân tố chính ảnh hưởng đến tình hình xâm nhập mặn ở
vùng cửa sơng ven biển của ĐBSCL, trong đó thủy triều là nhân tố động lực,
mang nước biển kèm theo độ mặn theo các sông đi sâu vào nội đồng, trong khi
lượng nước từ thượng lưu đổ về đóng vai trị hạn chế độ lớn cũng như sự tiến
sâu của nước mặn vào trong sơng.
Cùng với độ lớn của dịng chảy thượng nguồn, tỉ lệ phân chia nước, đặc
biệt lũ ở các nhánh thuộc sông Tiền (cửa Tiểu, cửa Đại, Ba Lai, Cổ Chiên, Hàm
154


Lng, Cung Hầu) cũng có những ảnh hưởng nhất định đến độ lớn của độ mặn
và chiều dài xâm nhập mặn trên các nhánh sơng này. Nhìn chung, độ mặn ở khu
vực sơng Cửa Tiểu (Vàm Kênh), cửa Đại (Bình Đại) cao hơn so với các cửa
sông khác, do tỷ lệ phân nước của sông Tiền và các nhánh này thấp hơn.
Căn cứ số liệu đo đạc dòng chảy từ năm 1994 đến nay, có thể thấy rằng,
tổng lượng dịng chảy năm cũng như lưu lượng trung bình trong thời gian cạn
nhất (tháng II - IV) tại Tân Châu, Châu Đốc đều có xu thế tăng. Vì thế, tình hình
xâm nhập mặn trong thời gian tới có thể sẽ được cải thiện hơn.
Việc khai thác, sử dụng nước cho các nhu cầu sản xuất và đời sống ở đồng
bằng có những ảnh hưởng nhất định đến tình hình xâm nhập mặn. Tuy nhiên,
ảnh hưởng chỉ thể hiện rõ khi lượng nước sử dụng đủ lớn, nhất là trong những
năm khô hạn, lượng nước ngọt từ thượng lưu đưa về giảm thấp.
Hoạt động của hệ thống các cơng trình thủy lợi phụ vụ cấp nước, ngăn

triều - mặn ở một số nơi (hệ thống Quản Lộ - Phụng Hiệp, cống đập Ba Lai...)
thực sự đã hạn chế rất đáng kể mức độ xâm nhập mặn vào trong sông và nội
đồng.
3. Xu thế thay đổi xâm nhập mặn ở ĐBSCL trong điều kiện BĐKH
3.1. Các kịch bản BĐKH lưu vực sông Mê Công
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
(BĐKH) và phát triển nguồn nước trong lưu vực sông Mê Công đưa ra xu thế
thay đổi của xâm nhập mặn dưới tác động của BĐKH ở ĐBSCL.
3.1.1. Kịch bản biến đổi khí hậu của Ban thư ký Ủy hội sông Mê Công
Tác động của BĐKH và phát triển tài nguyên nước đến tài nguyên nước
lưu vực Mê Công đã được đánh giá theo 3 nhóm với 6 kịch bản (S1-S6) dưới
đây:
Bảng 3. Các kịch bản BĐKH của Ban thư ký Ủy hội sông Mê Cơng
Kịch bản

Hiện trạng LV

Điều kiện khí tượng

S1

Nền

Thực đo: 1985-2000

S2

Nền

Hiệu chỉnh tài liệu RCM cho thời

kỳ 1985-2000

S3

Kế hoạch phát triển hạ du Hiệu chỉnh tài liệu RCM cho thời
20 năm tới
kỳ 1985-2000

S4

Nền

Hiệu chỉnh tài liệu RCM cho kịch
155


Kịch bản

Hiện trạng LV

Điều kiện khí tượng
bản A2 và B2 (thời kỳ 2010-2050)

S5

Kế hoạch phát triển hạ du Hiệu chỉnh tài liệu RCM cho kịch
20 năm tới
bản A2 và B2 (thời kỳ 2010-2050)

S6


Kế hoạch phát triển hạ du
Hiệu chỉnh tài liệu RCM cho kịch
20 năm tới và Chiến lược
bản A2 và B2 (thời kỳ 2010-2050)
thích ứng

Ghi chú: RCM -Region Climate Model: mơ hình khí hậu vùng.
3.1.2. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Viện
KHKTTV&MT
Thời kỳ từ năm 2000 đến năm 2100 được đánh giá theo ba kịch bản phát
thải khí nhà kính, thời kỳ nền là 1980-1999:
- Kịch bản phát thải thấp (B1).
- Kịch bản phát thải trung bình (B2).
- Kịch bản phát thải cao (A2, A1FI).
3.2. Thay đổi của lượng mưa trong điều kiện BĐKH
Với các kịch bản BĐKH đưa ra, thay đổi các đặc trưng lượng mưa (mưa
năm, mưa mùa và mùa cạn) sông Mê Công trong tương lai sẽ thay đổi với mức
độ khác nhau theo các kịch bản. Nhìn chung, lượng mưa năm có xu hướng tăng
khoảng 1,5-7%; lượng mưa mùa mưa tăng từ 2-8% và lượng mưa mùa khô giảm
từ 4-20%. Lượng mưa phần thượng lưu tăng nhiều hơn phần hạ du. Các thời kỳ
khác nhau, mức tăng của các đặc trưng mưa cũng khác nhau và theo không gian
cũng xuất hiện các xu hướng tăng giảm khác nhau.
3.3. Thay đổi của bốc thoát hơi tiềm năng
Lượng bốc thoát hơi tiềm năng (ETo) trung bình năm trên lưu vực có xu
thế tăng lên trong thế kỷ 21, mức tăng khác nhau ở các kịch bản và ở các thời
kỳ.
Trong thời kỳ nửa đầu thế kỷ 21, mức tăng của ETo theo các kịch bản
không khác nhau nhiều, sau năm 2050, mức tăng của ETo có sự khác biệt rõ rệt
giữa các kịch bản. Đến thời kỳ 2080-2099, kịch bản A2 cho kết quả ETo tăng

cao nhất lên đến trên 20% so với thời kỳ 1980-1999. Một số trạm như Cần Thơ,
Ba Tri, Càng Long có mức tăng ETo cao nhất từ 15-25% vào cuối thế kỷ 21.
Trạm Rạch Giá, Mỹ Tho có mức tăng ETo thấp nhất, khơng q 12% vào thời
156


kỳ 2080-2099.
3.4. Mực nước biển dâng
Mực nước biển dâng có thể dâng từ 60-100cm vào cuối thế kỉ 21.
Kết quả tính tốn mực nước biển dâng cho hai khu vực bờ biển Việt Nam:
Mũi Kê Gà - Mũi Cà Mau và Mũi Cà Mau - Kiên Giang theo 02 kịch bản: Phát
thải trung bình (B2) và phát thải cao (A1F1), mực nước biển dâng ở khu vực
Mũi Cà Mau-Kiên Giang cao hơn khu vực Mũi Kê Gà-Cà Mau.
Bảng 4. Mực nước biển dâng theo các kịch bản
Kịch
bản

Khu vực

Mực nước biển dâng ứng với các mốc thời
giantrong thế kỷ 21(cm)
2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100

Mũi Kê Gà

8-9

1214

1720


2327

3035

3744

4454

5164

59-75

Mũi Cà Mau

9-10

1315

1922

2530

3239

3949

4759

5570


62-82

Mũi Kê Gà

8-9

1314

1921

2630

3541

4553

5668

6883

79-99

Mũi Cà Mau

9-10

1415

2023


2832

3844

4857

6072

7288

85105

B2

A1F1

3.5. Thay đổi của dòng chảy do BĐKH
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và phát triển lưu vực đến dòng chảy, tùy
thuộc vào kịch bản biến đổi khí hậu và vị trí trạm.
Hai kết quả tính tốn theo các kịch bản BĐKH của Ban thư ký Ủy hội
sơng Mê Cơng và Viện Khí tượng Thủy văn và Mơi trường xấp xỉ nhau, vì vậy
đề tài sẽ sử dụng kết quả của Viện Khí tượng Thủy văn và Mơi trường tính đến
năm 2100 để đánh giá tác động của BĐKH đến xâm nhập mặn, xu thế thay đổi
dòng chảy giữa 2 kịch bản A2 và B2 có sự khác nhau trong giai đoạn 2010 2019 và 2040 – 2049:
- Theo kịch bản A2, dòng chảy năm và dòng chảy mùa lũ giảm trong giai
đoạn 2010-2019, sau đó sẽ gia tăng; dịng chảy mùa cạn liên tục tăng.
- Theo kịch bản B2, dòng chảy năm, mùa lũ, mùa cạn cũng giảm trong
giai đoạn 2010 - 2019. Trong giai đoạn 2020 - 2039, dòng chảy năm và dòng
chảy mùa lũ tăng và sau đó giảm trong giai đoạn 2040 - 2049. Trong khi đó,

157


dòng chảy mùa cạn liên tục tăng trong giai đoạn 2040 -2049.
3.6. Thay đổi của xâm nhập mặn trong điều kiện biến đổi khí hậu
Sử dụng kết quả tính mực nước biển dâng và sự thay đổi của dòng chảy ở
hạ lưu sông Mê Công để đánh giá sự thay đổi của xâm nhập mặn ở hạ lưu sông
Mê Công, kết quả cho thấy có sự gia tăng về chiều dài xâm nhập của độ mặn
1‰ và 4‰:
+ Theo kịch bản A2: Chiều dài xâm nhập mặn của độ mặn 1‰ tăng từ 4,6
đến 9,9km và của độ mặn 4‰ tăng từ 4,2 đến 9,5km, trong đó mức tăng trên
sơng Mĩ Tho cao nhất.
+ Theo kịch bản B2: Mức tăng chiều dài xâm nhập mặn của độ mặn 1‰
và 4‰ xấp xỉ so với kịch bản A2.
+ Trong 50 năm tới, khoảng 47% diện tích của ĐBSCL sẽ bị ảnh hưởng
bởi độ mặn 4‰ và có tới 64% diện tích ảnh hưởng bởi độ mặn 1‰. Hầu hết Bán
đảo Cà Mau bị nhiễm mặn trừ bộ phận ở phía Tây sơng Hậu.
4. Các giải pháp ứng phó với xâm nhập mặn ở ĐBSCL trong điều
kiện ứng phó với BĐKH
4.1. Những tác động của xâm nhập mặn ở ĐBSCL
Xâm nhập mặn có xu hướng gia tăng về diện tích và độ mặn. Diện tích bị
nhiễm mặn ở ĐBSCL trong mùa khơ bình thường thay đổi từ 1,4 và 2,0 triệu ha.
Năm xuất hiện khô hạn trầm trọng, như năm 1998, diện tích nhiễm mặn có thể
lên tới 2,8 triệu ha. Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến sản xuất gieo trồng các giống
lúa tại các tỉnh ven biển như Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc
Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.
Độ mặn tăng ở các năm gần đây kéo theo hiện tượng thực vật thơng
thường có dấu hiệu suy thối hay bị chết (khi độ mặn trên 0,36 ‰), lúa thơng
thường khơng thể canh tác (khi nước có độ mặn q 4 ‰).
4.2. Hệ thống cơng trình kiểm sốt mặn ở ĐBSCL

ĐBSCL được chia thành bốn vùng, 22 tiểu vùng và 120 khu thủy lợi. Bốn
vùng chính thuộc hệ thống thuỷ lợi là Tứ giác Long Xuyên, Bán đảo Cà Mau,
giữa sơng Tiền và Hậu và tả sơng Tiền, có tất cả 45 cơng trình thủy lợi, hầu hết
là kênh đào và đê mục đích giảm thiểu lũ lụt và ngăn mặn, nhằm bảo đảm cho
việc trồng lúa.
+ Hệ thống thủy nông Quản Lộ - Phụng Hiệp.
158


+ Hệ thống thủy lợi ngọt hóa và ngăn mặn ở tỉnh Bến Tre: Cống đập Ba
Lai, Ngọt hóa Gị Cơng, Cơng trình ngọt hóa Nam Măng Thít, Cơng trình thủy
lợi Ơ Mơn-Xà No.
+ Đê biển Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú (Bến Tre), Hiệp Thạnh (Trà
Vinh), Long Phú (Sóc Trăng)..., và nhiều tuyến đê tại Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên
Giang được xây dựng để bảo vệ bờ biển trước tác động của sóng biển, thủy triều
cao và ngăn mặn.
Ngồi các lợi ích ngăn mặn lấn sâu vào nội đồng, bảo vệ diện tích trồng
lúa, các cơng trình kiểm sốt mặn đang có những tác động tiêu cực nhất định:
+ Xảy ra mâu thuẫn trong chuyển đổi sản xuất, ảnh hưởng đến đời sống
kinh tế của bộ phận dân cư sống trong vùng như hệ thống thủy nông Quản Lộ Phụng Hiệp.
+ Ảnh hưởng đến giao thông thủy; hiệu quả ngăn mặn xâm nhập vào
vùng ngọt hóa thấp; nhiều kênh rạch bị bồi lắng.
+ Ngăn chặn sự lưu thông của dịng chảy, nguồn nước bị ơ nhiễm, điển
hình là sông Ba Lai ở Bến Tre.
4.3. Đề xuất một số giải pháp để ứng phó với xâm nhập mặn ở ĐBSCL
trong điều kiện BĐKH
4.3.1. Tăng cường quan trắc, giám sát, nâng cao năng lực dự báo mặn
Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc Tài nguyên và Môi trường quốc
gia đến năm 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 16
ngày 29/01/2007.

+ Bổ sung phù hợp các vị trí quan trắc mặn.
+ Tăng cường chế độ quan trắc.
4.3.2. Tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong Ủy hội Mê Công và
Trung Quốc
Trên cơ sở Hiệp định Mê Công 1995, Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ với
các nước trong lưu vực sông Mê Công, đặc biệt cùng với Campuchia thiết lập
đập trên sông Tonle Sap và giải quyết vấn đề chuyển nước vào/ra Biển Hồ trong
mùa lũ/mùa cạn.
4.3.3. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể và sản xuất nông nghiệp cho khu
vực
159


Quy hoạch sản xuất nông nghiệp phải nằm trong quy hoạch tổng thể gồm
phát triển công nghiệp.
Quy định lại vùng ngọt hóa, vùng nước lợ và vùng mặn hóa du lịch và
nông nghiệp, phù hợp với môi trường và tập quán của địa phương.
4.3.4. Lựa chọn cây trồng vật nuôi thích nghi với điều kiện khơ hạn và
mơi trường nước mặn, lợ
4.3.5. Kiện toàn hệ thống đê và thành lập nhiều khu tứ giác
- Nhân rộng mơ hình thành cơng ở Tứ giác Long Xun và ngọt hố Gị
Cơng.
- Hệ thống đê phải kết hợp với đường giao thông.
4.3.6. Xây dựng và hồn thiện hệ thống cơng trình giữ nước ngọt trong
đồng bằng
- Thiết lập hệ thống cống đầu kênh.
- Nạo vét sông, kênh và rạch.
- Xây dựng hồ chứa nước.
- Tận dụng nguồn nước mưa.
4.3.7. Xây dựng đập ngầm

Một giải pháp thích hợp (mang tính tham khảo), vừa chống mặn xâm
nhập trên sơng, vừa duy trì ảnh hưởng của chế độ thủy triều của Biển Đơng, vừa
duy trì sinh môi mặn của vùng duyên hải, vừa thuận lợi cho tàu bè lớn lưu
thông.
4.3.8. Xây dựng hệ thống đê biển, đê sông dọc theo biển Đông và biển
Tây để ứng phó với mực nước biển dâng cao
- Xây dựng hệ thống đê biển, đê sông bằng tường đá, cọc gỗ hay đất đắp
kết hợp với đường giao thông.
- Trồng rừng ngập mặn nhằm ngăn sóng và tạo bồi lắng phù sa biển.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở phân tích số liệu KTTV, độ mặn đến năm 2012 và kế thừa các
kết quả nghiên cứu từ trước về điều kiện KTTV, xâm nhập mặn ở ĐBSCL cũng
như các kịch bản BĐKH của Bộ TN&MT, đề tài đã đạt được các kết quả mới
160


như sau:
Đánh giá xu thế diễn biến mặn theo thời gian và khơng gian (diễn biến
mặn dọc theo dịng chính, trong nội đồng theo 4 vùng: vùng sông Vàm Cỏ, vùng
sông Tiền - sông Hậu, vùng ven biển Tây và vùng Bán đảo Cà Mau); Đã xây
dựng các bản đồ xâm nhập mặn lớn nhất tháng, lớn nhất năm của một số năm
điển hình về độ mặn lớn nhất thời kỳ 1991- 2012.
Thơng qua phân tích diễn biến mặn ở các sơng, các vùng trong những
năm điển hình (1993, 1998, 2004, 2005, 2008, 2009, 2010 và 2011) đã xác định
được rằng, sự giảm nhỏ của dòng chảy từ thượng lưu đổ về (dựa vào lượng dòng
chảy tại Tân Châu và Châu Đốc) có ảnh hưởng quyết định đến độ lớn và chiều
dài xâm nhập mặn trong những năm mặn xâm nhập sâu, ảnh hưởng trên diện
rộng ở ĐBSCL.
Phân tích những yếu tố ảnh hưởng chính đến xâm nhập mặn ở ĐBSCL,

bao gồm dòng chảy từ thượng nguồn và phân phối dịng chảy giữa các nhánh
sơng, thủy triều ở biển Đơng và biển Tây, lượng mưa mùa cạn và bốc hơi nội
đồng, tình hình khai thác, sử dụng nước cho sản xuất và đời sống, trong đó thủy
triều là yếu tố có tính động lực, dẫn mặn vào trong sơng, dịng chảy từ nguồn
đóng vai trị là nhân tố kiềm chế sự xâm nhập của mặn. Đó là 2 nhân tố quyết
định tình hình xâm nhập mặn ở vùng cửa sơng. Việc tác động đến 2 nhân tố này
(như xây dựng các cơng trình lấy nước, các cơng trình ngăn triều - mặn) sẽ làm
thay đổi căn bản động thái mặn ở tồn bộ vùng cửa sơng cũng như trên tồn
đồng bằng.
Phân tích sự thay đổi của xâm nhập mặn do thay đổi của chế độ dịng
chảy trên sơng Mê Cơng - Cửu Long trong bối cảnh của BĐKH. Từ đó đề xuất
một số giải pháp ứng phó.
Với các nội dung trên, các mục tiêu của đề tài về cơ bản đã được thực
hiện.
2. Kiến nghị
Diễn biến mặn ở vùng cửa sơng ven biển là một vấn đề khó do tính chất
phức tạp của quá trình, được chi phối bởi tương tác giữa dòng chảy từ nguồn
đưa về và độ lớn của thủy triều biển. Trong khi đó, số liệu đo đạc về mặn chưa
đủ chi tiết để có thể phân tích cụ thể về sự thay đổi của độ mặn trên mặt cắt
(theo độ sâu và chiều ngang sông) và dọc sơng trong q trình truyền triều mặn, đặc biệt trong giai đoạn chuyển triều cũng như khi chưa có sự xáo trộn
hồn tồn giữa nước sơng và nước biển.
161


Do tính khơng chắc chắn của các kịch bản BĐKH còn cao nên những
đánh giá về mức độ thay đổi của xâm nhập mặn trong điều kiện BĐKH cũng
mới chỉ là những dự đoán bước đầu và chắc chắn sẽ phải liên tục cập nhật cùng
với sự cập nhật của các kịch bản BĐKH và nước biển dâng.
Để nâng cao một bước độ tin cậy trong công tác nghiên cứu xâm nhập
mặn ở toàn đồng bằng, cần thiết phải tổ chức những đợt đo đạc toàn diện đồng

bộ trên các cửa sơng cũng như từng bước hồn thiện các mơ hình tính tốn mặn.

162



×