Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TP.HCM NĂM 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.2 KB, 18 trang )

BÁO CÁO TĨM TẮT HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MƠI TRƯỜNG TP.HCM
NĂM 2015
I. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CÁC ĐIỂM QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MƠI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Hệ thống các trạm quan trắc chất lượng khơng khí
1.1. Các trạm quan trắc chất lượng khơng khí tự động
Hệ thống quan trắc chất lượng khơng khí tự động bao gồm 09 vị trí :
03 vị trí quan trắc chất lượng khơng khí nền:


-

UBND Quận 2;

-

Cơng viên Phần mềm Quang Trung;

-

Thảo Cầm Viên.
01 vị trí quan trắc chất lượng khơng khí khu vực dân cư


-

Tân Sơn Hòa – Viện Kỹ thuật Nhiệt đới;
01 vị trí quan trắc chất lượng khơng khí khu vực do ảnh hưởng cơng nghiệp


-



Thủ Đức – Phịng Tài ngun và Mơi trường Quận Thủ Đức;
04 vị trí quan trắc chất lượng khơng khí ven đường:


-

Sở KH&CN – 244 Điện Biên Phủ;

-

Trường THPT Hồng Bàng – Quận 5;

-

Bệnh viện Thống Nhất – Q. Tân Bình;

-

Phịng Giáo dục Huyện Bình Chánh – Q. Bình Tân.

Tần suất và thơng số đo đạc: Đo 24/24 giờ với các thông số PM10, SO2, NOx, CO, O3. (Quy chuẩn so
sánh: QCVN 05:2013/BTNMT).
1.2. Các trạm quan trắc chất lượng khơng khí bán tự động
Hệ thống quan trắc chất lượng khơng khí ảnh hưởng của các hoạt động giao thơng gồm 06 vị trí:
-

Vịng xoay Hàng Xanh;

-


Ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ;


-

Vòng xoay Phú Lâm;

-

Vòng xoay An Sương;

-

Ngã 6 Gò Vấp;

-

Ngã 4 Nguyễn Văn Linh – Huỳnh Tấn Phát.

Tần suất đo đạc: Tiến hành thu mẫu 10 ngày trong tháng vào các thời điểm 7h30 – 8h30 và 15h – 16h.
Thông số đo đạc: gồm NO2, CO, chì, bụi tổng (Quy chuẩn so sánh: QCVN 05:2013/BTNMT) và
tiếng ồn (Quy chuẩn so sánh: QCVN 26:2010/BTNMT).

Bản đồ vị trí các trạm quan trắc chất lượng khơng khí
2. Hệ thống các trạm quan trắc nước mặt và thủy văn
Các vị trí quan trắc nước mặt sơng Sài Gịn- Đồng Nai khu vực thành phố Hồ Chí Minh

STT


Tên vị trí quan trắc,
ký hiệu

Tên sơng

Năm
thành lập

1

Phú Cường (PC)

Sơng Sài Gịn

1992

2

Bình Phước (BP)

Sơng Sài Gịn

1992

3

Phú An (PA)

Sơng Sài Gịn


1992

4

Hố An (HA)

Sơng Đồng Nai

1992


STT

Tên vị trí quan trắc,
ký hiệu

Tên sơng

Năm
thành lập

5

Cát Lái (CL)

Sơng Đồng Nai

2005

6


Bình Điền (BĐ)

Sơng Chợ Đệm

1992

7

Nhà Bè (NB)

Sơng Nhà Bè

1992

8

Lý Nhơn/Vàm Sát (VS)

Sơng Nhà Bè

2005

9

Tam Thơn Hiệp (TTH)

Sơng Lịng Tàu

2005


10

Vàm Cỏ (VC)

Cửa sơng Vàm Cỏ

2005

11

Bến Củi (BC)

Sơng Sài Gịn

2007

12

Bến Súc (BS)

Sơng Sài Gịn

2007

13

Thị Tính (TT)

Sơng Sài Gịn


2007

14

Rạch Tra (RT)

Sơng Sài Gòn

2007

15

Thầy Cai (TC)

Kênh Thầy Cai

2007

16

An Hạ (AH)

Kênh An Hạ

2007

17

Kênh N46 (N46)


Thuộc hệ thống Kênh Đông

2007

18

Cửa Đồng Tranh (ĐT)

Sông Đồng Tranh

2007

19

Cửa Ngã Bảy (N7)

Sông Ngã Bảy

2007

20

Cửa Cái Mép (CM)

Sông Cái Mép

2007

21


Sài Gịn (SG)

Sơng Sài gịn

2011

22

Phú Mỹ (PM)

Sơng Sài gịn

2011

23

Trung An (TA)

Sơng Sài gịn

2014

24

Hịa Phú (HP)

Sơng Sài gịn

2014


25

Phú Long (PL)

Sơng Sài gịn

2014

26

Bình Lợi (BL)

Sơng Sài gịn

2014

Tần suất và thơng số đo đạc


-

Thủy văn: đo mỗi tháng 1 đợt vào một trong hai kỳ nước cường nhất trong tháng tại cùng vị trí
thu mẫu nước mặt. Đo đạc các thơng số thủy văn: mực nước đỉnh triều và chân triều; lưu tốc cực
đại nước lớn và nước rịng; lưu lượng trung bình.

-

Nước mặt:
+ Tần suất quan trắc: Từ năm 2011 – 2014, hàng tháng lấy mẫu vào 4 ngày: 1, 8, 15 và 22. Mẫu

nước được lấy vào hai thời điểm chân triều thấp và đỉnh triều cao. Năm 2015 tần suất lấy mẫu
thay đổi như sau: tháng 1 lấy mẫu vào các ngày 1, 7, 15 và 22; Từ tháng 2 trở đi, tần suất giảm
còn 2 lần/tháng. Mẫu nước được lấy vào hai thời điểm chân triều thấp và đỉnh triều cao.
+ Thông số quan trắc: Hệ thống các chỉ tiêu phân tích được trình bày trong bảng 1.2. Các phương
pháp phân tích được áp dụng theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn phân tích (Standard
method) hiện đang áp dụng tại đa số các phịng thí nghiệm mơi trường trong nước cũng như
trong khu vực


Các thơng số phân tích, phương pháp áp dụng
Thơng số

Phương pháp

Giới hạn

phân tích

phân tích

phát hiện

Ghi chú

Nhiệt độ
pH

TCVN 6492:1999

2


TSS (mg/l)

TCVN 6625:2000

0,5

Độ mặn (g/l)

SMEWW 2510B. 2005

0,005

Độ đục (NTU)

TCVN 6184:1996

0,2

Ammonia (mg/l)

SM 4500NH3 F. 2005

0,02

PP được VILAS công nhận

Phốt phát (mg/l)

TCVN 6202:1996


0,02

PP được VILAS công nhận

0,5

PP được VILAS công nhận

COD (mg/l)

TCVN 6186:1996
hoặc SM 5220C

PP được VILAS công nhận

PP được VILAS công nhận

DO (mg/l)

TCVN 7324:2004

0,02

PP được VILAS công nhận

BOD5 (mg/L)

TCVN 6001-1:2008


2

PP được VILAS công nhận

Pb, Cu, Cd (mg/l)

SMEWW 3113B

0,002

PP được VILAS công nhận

Thủy ngân (mg/l)

TCVN 5989:1995

0,001

PP được VILAS công nhận

Dầu (mg/l)

TK TCVN 5070:1995

0,005

Tổng Coliform

TCVN 6187-2:1996


3

E.Coli

TCVN 6187-2:1996

3

Mn* (mg/l)

SMEWW 3113B

0,05


Bản đồ vị trí các trạm quan trắc chất lượng nước và thủy văn khu vực hạ lưu hệ thống sơng Sài
Gịn - Đồng Nai
3. Hệ thống các trạm quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành
Các vị trí quan trắc kênh rạch nợi thành thành phố Hồ Chí Minh

STT
1

Tên vị trí quan trắc, ký
hiệu
Tham Lương (TL)

Tên kênh
Kênh Tham Lương – Vàm Thuật


Năm
thành lập
2001


STT

Tên vị trí quan trắc, ký

Tên kênh

hiệu

2

An Lộc (AL)

3

Lê Văn Sỹ (LVS)

4

Điện Biên Phủ (ĐBP)

5

Cầu số 1 (CS1)

6


Hải Đức (HĐ)

7

Thị Nghè 2 (TN2)

8

Chà Và (CV)

9

Ruột ngựa (RN)

10

Cầu chữ Y (CCY)

11

Cầu Mống (CM)

12

Nhị thiên đường (NTĐ)

13

Phú Định (PĐ)


14

Ơng Bng (OB)

15

Hịa Bình (HB)

Năm
thành lập

2001
Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
2014

2001
Kênh Tàu Hủ – Bến Nghé
2014

Kênh Đơi – Tẻ

2001

Kênh Tân Hố - Lị Gốm

2001

Tần suất lấy mẫu: Từ năm 2001, quan trắc 02 lần/ năm vào mùa khô (tháng 4) và mùa mưa (quý 3).
Từ tháng 01/2005, quan trắc 04 lần/năm (vào các tháng 2, tháng 4, quý 3 và tháng 11). Từ năm 2014,

quan trắc chất lượng nước 01 tháng/lần và quan trắc bùn đáy 01 quý/ lần.
Thông số quan trắc: pH, nhiệt độ, DO, độ đục, TSS, BOD5, COD, PO43-, NH4+, Pb, Cr, Cd, Cu, E.Coli
và Coliform. (Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 08:2008/BTNMT loại B2). Từ năm 2014 quan trắc thêm các
chỉ tiêu kim loại nặng trong bùn đáy (Pb. As, Hg, Cd, Cu)


Bản đồ vị trí các trạm quan trắc chất lượng nước kênh rạch nội thành TP.HCM
4. Hệ thống các trạm quan trắc nước dưới đất
Các trạm quan trắc nước dưới đất tại TP.HCM

TT

Tên trạm

Vị trí

Ký hiệu

Ký hiệu

Tầng quan

giếng

trắc

Ghi
chú
Logger


CTĐT_A Pleistocen
1

2

Đơng Thạnh

Gị Cát

Bãi rác Đơng Thạnh Hóc Mơn

Bãi rác Gị Cát Bình Tân

CTĐT

GC

Nhà máy Rubimex,
3

Linh Xuân

CTĐT_B

Pleistocen

CTĐT_C

Pleistocen


GC_A

Pleistocen

GC_B

Pleistocen

GC_C

Pleistocen

LX_A

Pliocen trên

x

LX_B

Pleistocen

x

Linh Trung - Thủ LX
Đức


TT


4

Tên trạm

Vị trí

Ký hiệu

Đơng Hưng Đơng Hưng Thuận Thuận

Quận 12

ĐHT

KDC An Lộc - Gị
5

Vấp

Gị Vấp

(Cạnh

sơng

Vàm

GV

Thuật)


6

Tân

Sơn Cty Sagel, Phường 9

Nhất

- Phú Nhuận

TSN

Ký hiệu

Tầng quan

giếng

trắc

Ghi
chú
Logger

ĐHT_A

Pleistocen

ĐHT_B


Pleistocen

ĐHT_C

Pleistocen

GV_A

Pleistocen

GV_B

Pleistocen

GV_C

Pleistocen

TSN_A

Pleistocen

x

TSN_B

Pliocen trên

x


TSN_C

Pliocen dưới x

CVBC_A Pleistocen
7

Bàu Cát

Công viên Bàu Cát Tân Bình

CVBC

CVBC_B Pleistocen
CVBC_C Pleistocen

8

9

10

11

Phú Thọ

Tân Tạo

Bình Hưng


Trường đua Phú Thọ
- Quận 11

Tân Tạo - Bình Tân

Bình Hưng - Bình
Chánh

PT

TaT

BH

TPT

PT_A

Pleistocen

PT_B

Pliocen trên

PT_C

Pliocen dưới

TaT_A


Pleistocen

x

TaT_B

Pliocen trên

x

TaT_C

Pliocen dưới x

BH_A

Pliocen dưới x

BH_B

Pleistocen

x

BH_C

Pleistocen

x


TTT_A

Pleistocen

x


TT

Tên trạm

Tân

13

14

15

Thới

Chi

Tam Thới Tam Thôn -

Thôn

Tân


Ký hiệu

Phú Tân Phú Trung – Củ

Trung

12

Vị trí

Hóc Mơn

Chánh Tân Chánh Hiệp -

Hiệp

Quận 12

Long Thạnh Long Thạnh Mỹ Mỹ

Thạnh
Lợi

Quận 9

Mỹ Thạnh
Quận 2

Mỹ


Lợi

-

TTT

TCH

LTM

TML

Ký hiệu

Tầng quan

giếng

trắc

Ghi
chú
Logger

TTT_B

Pliocen trên

x


TTT_C

Pliocen dưới x

TTT_A

Pliocen dưới x

TTT_B

Pliocen trên

x

TTT_C

Pleistocen

x

TCH_A

Pleistocen

x

TCH_B

Pliocen trên


x

TCH_C

Pliocen dưới x

LTM_A

Pleistocen

x

LTM_B

Pliocen trên

x

TML_A

Pliocen trên

TML_B

Pleistocen

TML_C

Pleistocen


TML_C

Pleistocen

Tần suất quan trắc:
-

Quan trắc mực nước: bằng thiết bị logger đo mực nước tự động với chế độ ghi 60phút/lần (10
trạm) và đo mực nước hàng tháng bằng thiết bị đo tay.

-

Quan trắc chất lượng nước: 3 tháng/lần trong năm.

Các thơng số phân tích: pH, TDS, Độ cứng (CaCO 3), NO3-, NH4+, NO3-, SO42-, Fe, Mn, Zn, Cu, Pb,
Cd, As, Cr, CN-, Coliform, Fecal coliform. (Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 09: 2008/BTNMT).


Bản đồ vị trí các trạm quan trắc nước dưới đất tại TP.HCM
5. Hệ thống các trạm quan trắc chất lượng nước biển ven bờ
Ký hiệu các trạm quan trắc chất lượng nước biển ven bờ
STT vị trí

Kí hiệu trạm

1

Cửa sơng Đồng Tranh

ĐT (R)


2

Cửa sơng Lịng Tàu

LT (R)

3

Cửa sơng Cái Mép

CM (R)

4

Bãi Cần Thạnh

CT (R)

5

Bãi 30/4

30/4 (R)

6

Bãi Đồng Hịa

ĐH (R)


7

Cơng viên Cần Thạnh

CT (L)

8

Khu du lịch 30/4

30/4 (L)

9

Khu du lịch Hòn Ngọc Phương Nam

PN (L)

TC so sánh

QCVN
10:2008/BTNMT


Tần suất: Tiến hành lấy mẫu mỗi tháng 1 lần.
Chỉ tiêu phân tích:
-

Nước biển ven bờ: pH, DO, độ mặn, độ đục, N-NH 3, PO4, BOD5, kim lọai nặng (Pb, Cd, Cu,

Hg, As), dầu mỡ, Coliform, hàm lượng thuốc trừ sâu hữu cơ.

-

Trầm tích đáy: kim loại nặng (Pb, Cd, Cu, Hg, As), hàm lượng thuốc trừ sâu hữu cơ.

-

Đa dạng sinh học: thực vật phiêu sinh, động vật nổi và động vật đáy.

Thời gian:
-

Các điểm Cửa sông Đồng Tranh, Cửa sơng Lịng Tàu, Cửa sơng Cái Mép, Bãi Cần Thạnh, Bãi
30/4, Bãi Đồng Hòa thu mẫu vào lúc nước rịng.

-

Các điểm Cơng viên Cần Thạnh, Khu du lịch 30/4 và Khu du lịch Hòn Ngọc Phương Nam thu
mẫu vào lúc nước lớn.

Bản đồ các vị trí lấy mẫu NBVB Huyện Cần Giờ - TP.HCM


II. KẾT QUẢ QUAN TRẮC CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NĂM 2015
1. Quan trắc chất lượng mơi trường khơng khí:
Ơ nhiễm chất lượng khơng khí trên địa bàn TP.HCM chủ yếu là do bụi lơ lửng và mức ồn do các
hoạt động giao thông gây ra (với 61,29% số liệu bụi quan trắc tại 10 vị trí giao thơng vượt QCVN
05:2013/BTNMT và 90,27% số liệu mức ồn quan trắc được tại 10 vị trí giao thơng vượt QCVN
26:2010/BTNMT).

Nồng độ các chất ô nhiễm quan trắc được tại khu vực ngã tư An Sương, Gị Vấp, HTP-NVL và
khu vực ĐTH-ĐBP có giá trị cao nhất trong 15 vị trí quan trắc chất lượng khơng khí.
Nồng độ các chất ơ nhiễm quan trắc được tại 15 vị trí quan trắc chất lượng khơng khí cụ thể như
sau:
-

Nồng độ trung bình giờ của CO quan trắc được trong năm 2015 dao động trong khoảng 4,16
mg/m3 – 14,55 mg/m3, với 99,81% số liệu quan trắc đạt QCVN (QCVN 05:2013/BTNMT, nồng
độ CO trung bình 1 giờ: 30 mg/m 3). QCVN > GV > AS > ĐTH-ĐBP > PL > HB > TN > HX >
DOS > HTP-NVL > BC > TĐ > QT > ZOO > Q2 > TSH

-

Hàm lượng trung bình giờ của bụi lơ lửng quan trắc được trong năm 2015 tại 15 vị trí dao động
từ 172,30 – 560,88 μg/m3, 42,94% giá trị quan trắc không đạt QCVN 05:2013/BTNMT (nồng độ
bụi lơ lửng trung bình 1 giờ: 300 μg/m3). AS > HTP-NVL > GV > PL > BC > ĐTH-ĐBP > HX
> HB > QCVN > TN > DOS > ZOO > QT > Q2 > TĐ > TSH

-

Nồng độ PM10 trung bình 24 giờ trong năm 2015 dao động trong khoảng 69,11 – 140,05 μg/m3,
88,80% số liệu đạt QCVN (QCVN 05:2013/BTNMT, nồng độ PM10 trung bình 24 giờ: 150
μg/m3). QCVN > BC > TN > DOS > Q2 > TSH.

-

Nồng độ trung bình giờ của NO 2 quan trắc năm 2015 dao động từ 25,73 – 90,45 μg/m3, 99,78%
số liệu quan trắc đạt QCVN (QCVN 05:2013/BTNMT, nồng độ NO2 trung bình 1 giờ: 200
μg/m3). QCVN > AS > ĐTH-ĐBP > BC > TN > GV > HB > HTP-NVL > HX > DOS > PL >
TĐ > Q2 > QT > ZOO > TSH.


-

Nồng độ trung bình giờ SO2 năm 2015 là 20,93 μg/m3, 100% số liệu đạt QCVN (QCVN
05:2013/BTNMT, nồng độ SO2 trung bình 1 giờ: 350 μg/m3).


-

Mức ồn: Với 60,18% số liệu quan trắc không đạt quy chuẩn QCVN 26:2010/BTNMT, dao động
từ 54,70 – 79,30 dBA. AS > ĐTH – ĐBP > GV > PL > BC > TN > HTP – NVL > HX > HB >
QCVN > DOS > ZOO > Q2 > TSH TĐ > QT.
Hoạt động của các nguyên tố phóng xạ (tự nhiên và nhân tạo) thu được trong quá trình quan trắc

mơi trường khơng khí (son khí và rơi lắng) năm 2015 khơng có biến động đáng kể và chưa gây nguy
hại đến mơi trường. Tuy nhiên, chương trình quan trắc này vẫn cần được thực hiện liên tục để theo dõi
diễn biến về tình trạng phóng xạ trong mơi trường khơng khí ở TP.HCM; đặc biệt, nồng độ bụi khí là
điều đáng quan ngại nhưng giá trị cực đại (vào các tháng mùa khô) vẫn thấp hơn giới hạn cho phép
QCVN 05:2013/BTNMT.
2. Quan trắc chất lượng môi trường nước:

 Quan trắc thủy văn
So với năm 2014, các thông số tại các vị trí quan trắc thủy văn trên hệ thống sơng Sài Gịn Đồng Nai trong năm 2015 có sự thay đổi như sau:
+ Giá trị Hmax lớn nhất tăng tại tất cả các vị trí quan trắc từ 3 cm (Phú Cường) đến 20 cm (Hóa
An).
+ Giá trị Hmin nhỏ nhất tăng tại 8/15 vị trí quan trắc từ 7 cm (Cát Lái, Nhà Bè) đến 38 cm (cửa
Ngã 7) và giảm tại 7/15 vị trí quan trắc từ 1 cm (Ngã 3 Thị Tính) đến 10 cm (Vàm Cỏ).
+ Giá trị Vmax+ lớn nhất giảm tại 10/15 vị trí quan trắc từ 0,023 m/s (Vàm Sát) đến 0,101 m/s
(Hóa An) và tăng tại 5/15 vị trí quan trắc từ 0,001 m/s (Phú Cường) đến 0,072 m/s (cửa Cái Mép).
+ Giá trị Vmax- lớn nhất tăng tại 7/15 vị trí quan trắc từ 0,002 m/s (Bình Điền) đến 0,075 m/s

(Hóa An); giảm tại 6/15 vị trí quan trắc từ 0,004 m/s (Bến Súc, Vàm Cỏ) đến 0,187 m/s (Phú An); 2/15
vị trí quan trắc khơng thay đổi (Phú Cường, cửa Đồng Tranh).
+ Giá trị Qbq lớn nhất giảm tại 10/15 vị trí quan trắc từ 0,3 m 3/s (Bình Điền) đến 518 m3/s (Vàm
Sát) và tăng tại 5/15 vị trí quan trắc từ 11 m3/s (Ngã 3 Thị Tính) đến 139 m3/s (cửa Ngã 7).

 Quan trắc chất lượng nước sơng
Nguồn nước cấp trên sơng Sài Gịn từ Phú Cường trở lên thượng nguồn, do ảnh hưởng dải đất
phèn ven sơng, có độ pH thấp, gây khó khăn và tốn kém trong việc xử lý nước. Nguồn thải từ sơng Thị
Tính là một nguồn ơ nhiễm đe dọa trực tiếp đến khu vực lấy nước của nhà máy nước Tân Hiệp. Khu
vực cấp nước của sơng Sài Gịn có chất lượng nước thuộc loại B1, và bị đe dọa bởi nhiều nguồn gây ô


nhiễm. Do đó, cần thiết phải có các giải pháp quản lý và bảo vệ nguồn cấp nước của sông Sài Gịn một
cách hợp lý. Trong năm 2015, tình hình thiếu nước trên các lưu vực sông là nguyên nhân tăng mạnh
của các hàm lượng dinh dưỡng, hữu cơ và vi sinh. Ơ nhiễm trên sơng Sài Gịn khá cao trên khu vực từ
sau hợp lưu với rạch Vàm Thuật, nhất là khu vực Phú An do tác động của các kênh tiêu thốt nội thành.
Nói chung, sơng Sài Gịn đoạn chảy qua nội thành có chất lượng nước thuộc loại B2 theo QCVN
08:2008/BTNMT.
Nguồn nước cấp tại Hóa An trên sơng Đồng Nai hiện nay, nói chung, tương đương với nguồn
nước loại A2 theo QCVN 08:2008/BTNMT, với một số thông số chất lượng nước phải xử lý trước khi
dùng cấp sinh hoạt, bao gồm dầu, vi sinh và chất rắn lơ lửng. Trong năm 2015, tại Hóa An nhiều thời
điểm bị ô nhiễm vi sinh nặng, làm giảm chất lượng nước tại đây. Khu vực sau cầu Đồng Nai, chất
lượng của sông Đồng Nai chỉ đạt loại B2, phù hợp cho các nhu cầu sử dụng tưới tiêu và các mục đích
khác. Những yếu tố tác động đến chất lượng nước sông Đồng Nai bao gồm nước thải sinh hoạt từ đô
thị, các khu công nghiệp cùng với hoạt động giao thông thủy, khai thác cát. Để đảm bảo nguồn cấp
nước quan trọng cho thành phố cần tăng cường các biện pháp bảo vệ nguồn nước sông Đồng Nai.
Hiện tượng pH thấp dưới 5,5 trong năm 2015 chỉ xuất hiện trên kênh Thầy Cai - An Hạ và xảy
ra trong thời gian từ tháng 6 đến hết tháng 8, muộn hơn so với năm 2014, và có hiện tượng chua phèn
vào các tháng cuối mùa mưa. Xâm nhập mặn trong năm 2015 mạnh nhất vào tháng 1, tại Cát Lái trên
sông Đồng Nai độ mặn cao nhất là 7,38 g/l và tại Phú An trên sơng Sài Gịn là 5,98 g/l. Tại Nhà Bè độ

mặn cao nhất là 10,11 g/l và xâm nhập mặn diễn ra sớm hơn và kéo dài hơn so với năm 2014.
Các dạng ơ nhiễm chính hiện nay trên các sơng Sài Gịn và Đồng Nai chủ yếu là ô nhiễm hữu
cơ, vi sinh. Các thành phần ô nhiễm kim loại nặng, tổng dầu mỡ đều chưa vượt ngưỡng cho phép theo
QCVN 08:2008/BTNMT loại B2.
Đối với các khu vực nguồn cấp nước trên sông Đồng Nai và Sài Gịn, cần có các biện pháp quản
lý, bảo vệ nguồn nước cấp thích hợp, bao gồm tăng cường giám sát xả thải, nâng cao tiêu chuẩn xả thải
vào nguồn cấp nước, quy hoạch sử dụng đất, sử dụng nguồn nước, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
phù hợp với khu vực tác động đến nguồn cấp nước.
Để cải thiện tình trạng ơ nhiễm nguồn nước sơng Sài Gòn, cần phải xử lý triệt để các nguồn thải
từ các khu công nghiệp cũng như nguồn nước thải sinh họat của Thành phố Hồ Chí Minh, bảo đảm các
nguồn nước thải ra ngòai phải đạt các tiêu chuẩn quy định của Bộ Tài ngun mơi trường. Có các
khung pháp lý, cơ chế kiểm soát, biện pháp xử phạt và chế tài thật nghiêm khắc với các doanh nghiệp
gây ô nhiễm môi trường.


 Quan trắc chất lượng nước kênh rạch:
- pH: Giá trị pH tại hệ thống kênh rạch Thành phố đạt QCVN 08:2008/BTNMT loại B2
-

BOD5 và COD:
2/5 hệ thống kênh (Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và kênh Đôi - kênh Tẻ) có 100% giá trị
BOD5 và COD đạt QCVN 08:2008/BTNMT loại B2.
Kênh Tham Lương - Vàm Thuật có 50% giá trị BOD 5 vượt quy chuẩn cho phép từ 1,34 1,39 lần và 50% giá trị COD vượt quy chuẩn cho phép từ từ 1,34 - 1,41 lần; vượt chủ yếu tại vị trí
Tham Lương.
Kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, tại vị trí Rạch Ngựa có giá trị BOD 5 vượt quy chuẩn 1,14 lần
và COD vượt quy chuẩn 1,02 lần lúc nước ròng; các giá trị BOD 5 và COD cịn lại đều đạt quy
chuẩn.
Kênh Tân Hóa - Lị Gốm có 100% mẫu phân tích vượt QCVN 08:2008/BTNMT loại B2;
BOD5 vượt từ 1,64 - 2,06 lần và COD vượt từ 1,58 - 2,15 lần.


-

Coliform:
Phần lớn tại các tuyến kênh bị ô nhiễm vi sinh vật, hàm lượng Coliform cao và 100% giá trị mẫu

phân tích vượt quy chuẩn cho phép QCVN 08:2008/BTNMT loại B2, từ 5 - 1.155 lần.

 Quan trắc chất lượng nước biển ven bờ
Nhìn chung kết quả quan trắc nước biển ven bờ thuộc 2 khu vực nuôi trồng thuỷ sản và bãi tắm
trong năm 2015: hầu hết các chỉ tiêu đều đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT; giới hạn
khu vực nuôi trồng thủy sản và khu vực bãi tắm). Riêng chỉ tiêu COD, có 7/9 vị trí vượt quy chuẩn Việt
nam từ 1,002 – 1,51 lần (cửa sông Đồng Tranh, bãi Cần Thạnh, bãi 30/4, bãi Đồng Hịa, cơng viên Cần
Thạnh, khu du lịch 30/4 và khu du lịch Phương Nam). Hàm lượng dầu tổng không đạt quy chuẩn Việt
Nam ở cả 9 vị trí quan trắc thuộc cả 2 khu vực: ni trồng thủy sản và bãi tắm.
So với năm 2014, các chỉ tiêu có xu hướng giảm: Pb (5/9 vị trí) và Coliform (5/9 vị trí); các chỉ
tiêu có xu hướng tăng là pH (9/9 vị trí), COD (5/9 vị trí) và dầu tổng (5/9 vị trí).
Kết quả phân tích các chỉ tiêu kim loại nặng (Cu, Pb, Cd, As, và Hg) trong nước biển ven bờ
năm 2015 hầu hết đều đạt quy chuẩn cho phép (QCVN 10:2008/BTNMT; giới hạn khu vực nuôi trồng
thủy sản và khu vực bãi tắm).
Tất cả các chỉ tiêu kim loại nặng trong trầm tích đáy ven biển Cần Giờ trong năm 2015 đều đạt
tiêu chuẩn cho phép (QCVN 43:2012/BTNMT đối với bùn đáy cửa biển: nồng độ chì (Pb) 112 mg/kg;
cadimi (Cd) 4,2 mg/kg; thủy ngân (Hg) 0,7 mg/kg; asen (As) 41,6mg/kg; đồng (Cu) 108 mg/kg).


Kết quả phân tích hàm lượng thuốc trừ sâu hữu cơ tại 9 vị trí quan trắc thuộc 2 khu vực, nuôi
trồng thủy sản và bãi tắm (cửa sông Đồng Tranh, cửa sơng Lịng Tàu, cửa sơng Cái Mép, bãi Cần
Thạnh, bãi 30/4, bãi Đồng Hịa, cơng viên cần Thạnh, khu du lịch 30/4 và khu du lịch Hòn Ngọc
Phương Nam) trong các mẫu nước biển ven bờ và trầm tích đáy đều khơng phát hiện.
Kết quả quan trắc đa dạng sinh học ở cả 3 khu vực cửa sông, bãi triều và khu du lịch:
-


Vào mùa khô: tại khu hệ Động vật đáy có từ 0 – 13 lồi với tổng số lượng con/m 2 đạt từ 0 –
1450. Tại khu hệ Động vật nổi có từ 6 – 26 loài với số cá thể/m 3 đạt từ 2050 – 278200. Tại khu
hệ Thực vật nổi có từ 12 – 48 lồi với tổng số tế bào/lít đạt từ 421 – 56907.
Vào mùa mưa: tại khu hệ Động vật đáy có từ 1 – 11 lồi với tổng số lượng con/m 2 đạt từ 10 –

8350. Tại khu hệ Động vật nổi có từ 9 – 31 lồi với số cá thể/m 3 đạt từ 2517 – 769450. Tại khu hệ Thực
vật nổi có từ 17 – 53 lồi với tổng số tế bào/lít đạt từ 136 – 16893.

 Quan trắc chất lượng nước dưới đất
Tầng Pleistocen:
So với QCVN (QCVN 09 : 2008/BTNMT), kết quả phân tích tại các trạm quan trắc thuộc tầng
này đa số đều đạt quy chuẩn cho phép, ngoại trừ chỉ tiêu tổng Coliform có hàm lượng vượt chuẩn tại tất
cả các trạm; Trong đó, đáng chú ý ở trạm CVBC, GV, ĐHT và CTĐT có hàm lượng Coliform và Fecal
Coliform vượt chuẩn rất nhiều lần. Các chỉ tiêu kim loại nặng hầu hết đều đạt quy chuẩn cho phép tại
tất cả các trạm.
So với cùng kỳ năm 2014, các chỉ tiêu TDS, Fe và Nitrat tăng tại đa số các trạm, các chỉ tiêu pH
và chỉ tiêu vi sinh giảm nhẹ tại đa số các trạm.
Tầng Pliocen trên và Pliocen dưới:
Nhìn chung, so với QCVN (QCVN 09 : 2008/BTNMT), chất lượng nước tại 2 tầng này vẫn đạt
quy chuẩn đối với chất lượng nước dưới đất, ngoại trừ chỉ tiêu pH và Coliform tổng ; trong đó chỉ tiêu
Coliform tổng vượt quy chuẩn nhiều lần cho phép ở tất cả các trạm. Các chỉ tiêu kim loại nặng hầu hết
đều có hàm lượng đạt tiêu chuẩn cho phép tại tất cả các trạm.
So với năm 2014, các chỉ tiêu TDS và Nitrat tăng tại đa số các trạm, các chỉ tiêu còn lại đều có
hàm lượng giảm ở hầu hết các trạm đặc biệt là các chỉ tiêu vi sinh.





×