Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TẠI HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.38 KB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG
TẠI HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

Địa điểm thực tập
Người hướng dẫn
Đơn vị công tác
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên

: Phòng tài nguyên môi trường
huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
: Ths Nguyễn Bích Ngọc
: Khoa Môi trường - Trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường
: Trần Thị Thu Trang
: CD01200985

Hòa Bình - 05/2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG


TẠI HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HÒA BÌNH

Địa điểm thực tập
Người hướng dẫn
Đơn vị công tác

: Phòng tài nguyên môi trường
huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
: Ths Nguyễn Bích Ngọc
: Khoa Môi trường - Trường Đại học
Tài nguyên và Môi trường

Người hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Ths. Nguyễn Bích Ngọc

Hòa Bình - 05/2016

Trần Thị Thu Trang


Danh mục từ viết tắt

UBND

: Ủy Ban nhân dân

NTM


: Nông thôn mới

ĐKQSDĐ

: Đăng kí quyền sử dụng đất

KDC

: Khu dân cư

BCĐ

: Ban chỉ đạo

HĐND

: Hội đồng nhân dân

SX – KD

: Sản xuất kinh doanh

TNMT

: Tài nguyên môi trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường


BTNMT

: Bộ tài nguyên môi trường

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép

LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành báo cáo thực tập này trước hết em xin chân thành gửi lời cảm ơn
đến quý thầy, cô hiện đang công tác giảng dạy tại khoa Môi Trường – trường Đại Học
Tài Nguyên Môi Trường Hà Nội đã tận tâm dạy bảo và truyền đạt các kiến thức quý
báu cho em trong suốt 3 năm học qua. Là 1 sinh viên chuyên ngành quản lý môi
trường, em đã nộp đơn xin thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lương
Sơn để có cơ hội tiếp xúc thực tế, rút ngắn khoảng cách giữa lí thuyết và thực tế từ đó
trang bị thêm cho kiến thức công việc sau này và nâng cao trình độ chuyên môn với
mong muốn sau này có thể góp 1 phần nhỏ bé phát triển quê hương mình ngày càng
giàu đẹp văn minh và Xanh - Sạch - Đẹp. Trong quá trình thực tập tại phòng tài
nguyên môi trường huyện Lương Sơn, em chân thành cảm ơn tới toàn thể các cán
bộ ,nhân viên trong phòng Tài Nguyên và Môi Trường huyện Lương Sơn đã cho phép
và giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại phòng và cho em tìm hiểu các tài liệu, số
liệu liên quan và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em thực tập tại cơ quan.
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy cô giáo trường đại học Tài Nguyên và
Môi Trường Hà Nội luôn luôn mạnh khỏe, công tác tốt, truyền đạt những kiến thức
cho các sinh viên , để đào tạo ra những cán bộ môi trường tốt cho xã hội , để đất nước
ta trở thành một nước xanh sạch đẹp. Em chúc toàn thể các cán bộ , nhân viên của
phòng Tài Nguyên Môi Trường huyện Lương Sơn công tác tốt , luôn luôn mạnh khỏe,

xây dựng tốt hệ thống quản lý môi trường trong huyện Lương Sơn. Để cho môi trường
huyện đạt được những kết quả tốt nhất. Em xin chân thành cảm ơn!

Hòa Bình, ngày 15 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

Trần Thị Thu Trang


MỤC LỤC
1. Lý do chọn chuyên đề thực tập......................................................................1
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập.............2
2.1. Đối tượng thực hiện................................................................................2
2.2. Phạm vi thực hiện...................................................................................2
2.3. Phương pháp thực hiện...........................................................................2
3. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề.............................................................2
3.1. Mục tiêu..................................................................................................2
3.2. Nội dung.................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP.........................4
1.1.Giới thiệu chung..........................................................................................4
PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN LƯƠNG SƠN, HÒA
BÌNH.............................................................................................................................4
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn...........................................................4
1.2.1. Chức năng............................................................................................4
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn.......................................................................4
1.3. Cơ cấu tổ chức............................................................................................7
1.4. Các dự án đã thực hiện...............................................................................7
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP.................10
2.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội...........................................................10
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội............................10

2.1.1.3. Những mặt thuận lợi và khó khăn..................................................13
2.2. Hiện trạng môi trường..............................................................................15
2.2.1. Hiện trạng môi trường đất.................................................................15
2.2.2. Hiện trạng môi trường nước..............................................................19
2.2.3. Hiện trạng môi trường không khí......................................................23
2.2.4. Hiện trạng quản lý môi trường tại địa phương.................................27
2.3. Phương hướng và giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường...................29
2.3.1. Phương hướng...................................................................................29


2.3.2. Giải pháp............................................................................................29
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................32
1. Kết luận........................................................................................................32
2. Kiến nghị......................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................36


DANH MỤC BẢNG
1. Lý do chọn chuyên đề thực tập......................................................................1
2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập.............2
2.1. Đối tượng thực hiện................................................................................2
2.2. Phạm vi thực hiện...................................................................................2
2.3. Phương pháp thực hiện...........................................................................2
3. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề.............................................................2
3.1. Mục tiêu..................................................................................................2
3.2. Nội dung.................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP.........................4
1.1.Giới thiệu chung..........................................................................................4
PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN LƯƠNG SƠN, HÒA
BÌNH.............................................................................................................................4

1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn...........................................................4
1.2.1. Chức năng............................................................................................4
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn.......................................................................4
1.3. Cơ cấu tổ chức............................................................................................7
1.4. Các dự án đã thực hiện...............................................................................7
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP.................10
2.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội...........................................................10
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội............................10
2.1.1.3. Những mặt thuận lợi và khó khăn..................................................13
2.2. Hiện trạng môi trường..............................................................................15
2.2.1. Hiện trạng môi trường đất.................................................................15
2.2.2. Hiện trạng môi trường nước..............................................................19
2.2.3. Hiện trạng môi trường không khí......................................................23
2.2.4. Hiện trạng quản lý môi trường tại địa phương.................................27
2.3. Phương hướng và giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường...................29
2.3.1. Phương hướng...................................................................................29


2.3.2. Giải pháp............................................................................................29
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................32
1. Kết luận........................................................................................................32
2. Kiến nghị......................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................36


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn chuyên đề thực tập
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang là nhu cầu tất yếu của những nước
đang phát triển như Việt Nam giúp cho nền kinh tế, văn hóa, giáo dục, cơ sở hạ

tầng, y tế, chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao. Bên
cạnh những thành tựu đó, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng diễn biến ngày càng
phức tạp hơn. Hiện tượng nóng lên của Trái Đất, băng tan, nước biển dâng, diễn
biến thời tiết thất thường đã và đang gây ra nhiều ảnh hưởng nghiên trọng tới
đời sống của con người. Tuy nhiên, vấn đề môi trường ở nước ta vẫn chưa được
quan tâm đúng mức càng làm cho môi trường bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề
hơn.
Trong những năm gần đây tốc độ phát triển đô thị cũng như công nghiệp
hóa trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình diễn ra rất nhanh chóng, trong
khi đó các công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp thoát nước, xử lý
nước thải, thu gom và xử lý rác thải,...không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát
triển đô thị và sự gia tăng dân số. Do nguồn ngân sách của nhà nước có hạn, nên
việc đầu tư cho lĩnh vực này còn khiêm tốn, mặt khác do sự thiếu ý thức của một
số bộ phận dân cư làm cho môi trường huyện Lương Sơn ngày càng xuống cấp
trầm trọng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sức khỏe người dân. Xuất phát
từ nhu cầu thực tiễn trên tôi quyết định chọn đề tài "Đánh giá hiện trạng chất
lượng môi trường tại huyện Lương Sơn – tỉnh Hòa Bình " nhằm củng cố,
nâng cao những lý thuyết đã được học vào thực tế. Trên cơ sở đó để tìm hiểu rõ
về tình hình bảo vệ môi trường và công tác quản lý môi trường tại nơi mình đã
sinh ra. Qua đó phần nào nắm rõ và có thể đưa ra được một số giải pháp và kiến
nghị với các cấp, ngành có thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác
bảo vệ môi trường tại địa phương mình, mong muốn sẽ đóng góp một phần công
sức vào công cuộc phát triển bền vững của huyện.
Tuy nhiên vì thời gian có hạn nên đề tài còn nhiều sai sót rất mong sự góp
ý của thầy cô giáo và các cán bộ hướng dẫn để đề tài được hoàn thiện hơn.

1


2. Đối tượng, phạm vi và phương pháp thực hiện chuyên đề thực tập

2.1. Đối tượng thực hiện
- Hiện trạng môi trường đất, nước mặt, nước ngầm, không khí tại
huyện Lương Sơn
- Các giải pháp bảo vệ môi trường huyện Lương Sơn
2.2. Phạm vi thực hiện
- Về không gian: Huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
- Về thời gian: Chuyên đề được thực hiện từ ngày 04 tháng 04 năm 2016
đến ngày 13 tháng 05 năm 2016
2.3. Phương pháp thực hiện
Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu liên quan: Thu thập tài liệu liên
quan đến môi trường huyện Kỳ Sơn tại cơ quan thực tập. Ngoài ra tìm hiểu, thu
thập các tài liệu tham khảo có liên quan đến nội dung nghiên cứu trên Internet
và từ người dân.
Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu: Căn cứ vào số liệu thu thập được
từ quá trình đọc, nghiên cứu tài liệu và quá trình khảo sát thực tế để thực hiện
phân tích, đánh giá thực trạng môi trường huyện Lương Sơn.
Phương pháp so sánh: Kết quả phân tích chất lượng môi trường huyện
Lương Sơn được thực hiện so sánh với các quy định, tiêu chuẩn Việt Nam.
Phương pháp kế thừa: Kết quả các đề án, báo cáo có liên quan đến môi
trường không khí đã và đang triển khai được thu thập và nghiên cứu nhằm sử
dụng thông tin phù hợp với nội dung đề tài làm tư liệu cho việc thực hiện báo
cáo.
3. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề
3.1. Mục tiêu
Thông qua nghiên cứu nắm được thực trạng chất lượng môi trường huyện
Lương Sơn từ đó đưa ra được những giải pháp phù hợp để khắc phục tình trạng
ô nhiễm

2



3.2. Nội dung
Xác định được thực trạng về môi trường cũng như công tác quản lý bảo
vệ môi trường huyện Lương Sơn.
Đề ra biện pháp phòng ngừa, ứng phó với các sự cố môi trường, khắc
phục những mặt tồn tại, những mặt yếu kém đồng thời phát huy những thành tựu
tích cực trong công tác bảo vệ môi trường.

3


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1.1. Giới thiệu chung
PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN LƯƠNG SƠN,
HÒA BÌNH
Địa chỉ: Tiểu khu 12, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa
Bình.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn
1.2.1. Chức năng
- Phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân huyện Lương Sơn, là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân quận
thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: Đất
đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu..
- Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lương Sơn chịu sự chỉ đạo,
quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời
chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Hoà Bình.
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
- Trình Ủy ban nhân dân huyện ban hành Quyết định, Chỉ thị; Quy hoạch,

kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; Chương trình, biện pháp tổ chức thực
hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực tài nguyên và
môi trường.
- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi
được phê duyệt, thông tin, tuyên truyền, phổ biến , giáo dục pháp luật về tài
nguyên và môi trường; theo dõi thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường.
- Lập quy hoạch sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Thẩm định hồ sơ về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích
sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân
dân cấp huyện.
4


- Theo dõi biến động về đất đai; thực hiện việc lập, quản lý, cập nhật và
chỉnh lý hồ sơ địa chính, xây dựng hệ thống thông tin đất đai cấp huyện.
- Tham gia xác định giá đất, mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của
địa phương; tổ chức thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo
quy định của pháp luật; tham mưu giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
quyết định trưng dụng đất, gia hạn trưng dụng đất.
- Tổ chức đăng ký, xác nhận và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ
môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và các kế
hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường trên địa bàn; thực
hiện công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn; lập báo cáo hiện trạng
môi trường theo định kỳ; đề xuất xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các cụm
công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn; thu thập, quản lý lưu trữ giữ liệu về tài
nguyên nước, môi trường và đa dạng sinh học trên địa bàn.
- Tham gia thực hiện các giải pháp ngăn ngừa và kiểm soát các loại sinh
vật ngoại lai xâm hại; tiếp nhận, xử lý thông tin, xử lý thông tin, dữ liệu về các
sinh vật biến đổi gen và sản phẩm, hàng hoá có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi

gen, quản lý nguồn gen; tham gia tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình
bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái, loài và nguồn gen.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ chất lượng tài nguyên nước, nguồn nước
sinh hoạt tại địa phương; điều tra, thống đê, tổng hợp và phân loại giếng phải
trám lấp; kiểm tra việc thực hiện trình tự, thủ tục, yêu cầu kỹ thuật trong việc
trám lấp giếng.
- Tổ chức ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; theo dõi, phát
hiện và tham gia giải quyết sự cố ô nhiễm nguồn nước liên quốc gia theo thẩm
quyền.
- Tổ chức đăng ký hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước
thải vào nguồn nước theo thẩm quyền.
- Giúp UBND huyện Lương Sơn giải quyết cho thuê đất hoạt động khai
thác khoáng sản, sử dụng hạ tầng ký thuật và các vấn đề khác có liên quan cho
tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản tại địa phương theo quy định
của pháp luật.

5


- Giúp uỷ ban nhân cấp huyện thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản
chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu và
tham gia cập nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn
huyện.
- Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, tài
nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ tài nguyên, môi
trường.
- Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy
định của pháp luật về tài nguyên và môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo;
phòng, chống tham nhũng, lãng phí về tài nguyên và môi trường theo quy định

của pháp luật và phân công của Uỷ ban nhân dân huyện.
- Ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu
trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường.
- Giúp Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với các tổ chức
kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tham gia quản lý tổ chức và hoạt động của các
hội và tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thuộc
thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
- Hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ quản lý nhà nước về tài
nguyên và môi trường đối với công chức chuyên môn về tài nguyên và môi
trường thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã.
- Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình
thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và
sở Tài nguyên và Môi trường.
- Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí làm việc, biên chế công chức, cơ cấu
ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen
thưởng kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với công
chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của phòng Tài nguyên và Môi
trường.
- Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản của phòng Tài nguyên
và Môi trường theo quy định của pháp luật.

6


- Giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý các nguồn tài chính và các dịch vụ
công trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao hoặc
theo quy định của pháp luật.
1.3. Cơ cấu tổ chức
Phòng Tài nguyên và Môi trường có 01 đơn vị sự nghiệp trực thuộc là:

Văn phòng Đăng ký Quyền sự dụng đất; Phòng có Trưởng phòng và các phó
trưởng phòng.
- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước UBND, Chủ tịch UBND huyện và
trước Pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng;
- Các phó trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước
pháp luật về nhiệm vụ được phân công;
- Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sự dụng đất chịu trách nhiệm trước
Trưởng phòng, Chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động
của Văn phòng.
- Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với trưởng phòng và phó
trưởng phòng, Giám đốc Văn phòng ĐKQSDĐ do Chủ tịch UBND huyện quyết
định theo thẩm quyền được phân cấp.
1.4. Các dự án đã thực hiện
Dự án đường cao tốc Hòa Lạc – TP Hòa Bình
Dự án đường cao tốc Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình đi qua địa phận
huyện Lương Sơn với chiều dài 16,65 km (từ km 30 + 050 - km 29+700), được
khởi công chính thức vào ngày 3/10/2010 tại địa bàn xã Yên Quang.
Theo kế hoạch, để đảm bảo việc thi công đường cao tốc Hòa Lạc - thành
phố Hòa Bình, huyện Lương Sơn sẽ phải giải phóng 1.145.520 m2đất nông
nghiệp, 253.990 m2 đất ở và 962 ngôi mộ. Dự kiến, việc giải phóng đất nông
nghiệp và di chuyển mộ sẽ hoàn thành xong trong năm 2011; việc giải phóng
phần đất ở sẽ hoàn thành trong năm 2012. Tuy nhiên, cho đến cuối tháng
2/2012, toàn huyện mới giải phóng được 739.704,5 m2 đất (đạt 64,5 % kế hoạch)
và giải phóng được 54 ngôi mộ (đạt 5% kế hoạch), chưa tiến hành giải phóng
đất ở.
7


Sau một năm thực hiện đầu tư dự án đường cao tốc Hòa Lạc - thành phố
Hòa Bình; các ngành chức năng, chính quyền xã, thị trấn của huyện Lương Sơn

đã có nhiều cố gắng để thực hiện theo đúng tiến độ đã được giao. Công tác giải
phóng mặt bằng nói chung được thực hiện khá tốt. Trong thời gian thực hiện
giải phóng mặt bằng, được nhân dân đồng tình ủng hộ, không có phản ứng tiêu
cực.
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM
Trong những năm qua, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM
cùng nhiều chương trình, dự án khác đã góp phần tích cực cải thiện môi trường
nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn huyện. Nhân
dân tích cực tham gia chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, khuôn viên gia đình và
xây dựng các công trình vệ sinh đúng tiêu chuẩn. BCĐ xây dựng NTM đã vận
động nhân dân thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hóa; đẩy
mạnh phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường. Một trong những giải
pháp hữu hiệu là xây hầm biôgas quy mô hộ gia đình.
Hợp Thịnh là xã về đích NTM đầu tiên của huyện Lương Sơn. Trong thực
hiện tiêu chí số 17 về môi trường, HĐND xã ra chủ trương xây dựng mỗi gia
đình có một hố xử lý rác thải tại nhà, đến nay đạt 70% kế hoạch. Được hưởng
lợi từ dự án Childfund tài trợ đã xây dựng tuyến nước sạch cho 24 hộ dân xóm
Hải Cao đảm bảo có nước sinh hoạt. Đến nay, toàn xã có 86% hộ được sử dụng
nước hợp vệ sinh. Xã không có các hoạt động gây suy giảm môi trường, các cơ
sở SX -KD đạt tiêu chuẩn về môi trường. Từ khi quy hoạch được công bố, nghĩa
trang được quản lý và sử dụng đúng quy chế, phù hợp với phong tục tập quán
của địa phương. Ngoài ra, xã đã xây mới và nâng cấp 950 nhà tiêu, 656 giếng
khơi, 84 giếng khoan, 274 bể nước mưa, 345 bể biôga phù hợp với chuẩn mới trị
giá 3, 7 tỉ đồng. Chất thải, nước thải các hộ tự thu gom xử lý, các KDC đều có
hệ thống thoát nước hợp vệ sinh. Xã cũng đã thành lập tổ thu gom xử lý rác
thải...
Sau nhiều nỗ lực, phấn đấu, môi trường sống ở huyện Lương Sơn đã có
những chuyển biến và được cải thiện đáng kể. Đặc biệt, ý thức bảo vệ môi
trường của người dân được nâng lên rõ rệt. Đến nay đã có 2 xã Hợp Thịnh và
Mông Hoá cơ bản đạt chuẩn về tiêu chí môi trường. Hiện toàn huyện có trên

90% hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 100% xã không có các hoạt
8


động gây suy giảm môi trường, 75% xã đã xây dựng nghĩa trang theo quy
hoạch. Các cơ sở kinh doanh trên địa bàn huyện hầu hết đáp ứng được chỉ tiêu
về bảo vệ môi trường.
Dự án xây dựng khu sinh thái Bảo Thọ Quốc tế Hòa Bình
Theo quy hoạch, dự án bao gồm một khu sinh thái đáp ứng khoảng 1.000
du khách tại cùng một thời điểm; kết hợp hồ nước, suối tự nhiên rộng 10 ha để
điều hòa không khí và môi trường. Bên cạnh đó, sẽ có khu bảo tồn động vật và
gen thuốc y học quý để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Dự
án cũng có nhiều hạng mục công trình khác như trung tâm dịch vụ y tế gồm
phòng khám đa khoa với máy móc thiết bị hiện đại, trung tâm y học cổ truyền...

9


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
2.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
Lương sơn là một huyện thuộc tỉnh Hòa Bình . Huyện Lương Sơn là cửa ngõ
của tỉnh miền núi Hoà Bình và miền Τây Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng
40 km, biên giới liền kề với khu công nghệ cao Hoà Lạc, khu đô thị Phú Cát, Miếu
Môn, Đại học Quốc gia, Làng văn hoá các dân tộc.
2.1.1.1: Vị trí địa lý :
Huyện Lương Sơn nằm ở phần phía nam của dãy núi Ba Vì, nơi có một phần
của Vườn quốc gia Ba Vì.
Phía tây giáp huyện Kỳ Sơn.
Phía nam giáp các huyện Kim Bôi và Lạc Thủy.

Phía đông giáp các huyện Mỹ Đức, Chương Mỹ.Phía bắc giáp huyện Quốc
Oai.
Tọa độ địa lý: từ 105025’14” – 105041’25” Kinh độ Đông; 20036’30” –
20057’22” Vĩ độ Bắc

Bản đồ tỉnh Hòa Bình

10


2.1.1.2: Địa hình :
Lương Sơn là một huyện vùng thấp bán sơn địa của tỉnh Hoà Bình, có địa hình
phổ biến là núi thấp và đồng bằng. Độ cao trung bình của toàn huyện so với mực nước
biển là 251 m, có địa thế nghiêng đều theo chiều từ tây bắc xuông đông nam, là nơi
tiếp giáp giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng và miền núi tây bắc Bắc Bộ. Đặc điểm
nổi bật của địa hình nơi đây là có những dãy núi thấp chạy dài xen kẽ các khối núi đá
vôi với những hang động. Có nhiều khe suối, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo đan xen tạo nên
cảnh sắc thơ mộng.
2.1.1.3 : Khí hậu, thủy văn
a. Khí hậu
Khí hậu Lương Sơn mang đặc trưng khí hậu của vùng nhiệt đới gió mùa, mùa
đông lạnh, ít mưa ; mùa hè nóng, mưa nhiều
Tính chất nhiệt thể hiện rõ ràng là lượng nhiệt trung bình năm khoảng 24,7 °C.
Tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6 ( từ 27 °C - 29 °C), tháng có nhiệt độ thấp nhất
là tháng 1 ( từ 15,5 °C – 16,5 °C).
Số giờ nắng trong năm cao: 1400 – 1900 giờ
Lượng mưa trung bình khá cao: 1800 – 2200mm, tập trung vào các tháng
6,7,8,9.
b. Thủy văn
Lương Sơn có mạng lưới sông, suối phân bố tương đối đồng đều trong các

xã.Con sông lớn nhất chảy qua huyện là sông Bùi, bắt nguồn từ dãy núi Viên Nam cao
1.029m thuộc xã Lâm Sơn dài 32 km. Đầu tiên sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông
Nam, khi đến xã Tân Vinh thì nhập với suối Bu ( bắt nguồn từ xã Trường Sơn), dòng
sông đổi hướng chảy quanh co, uốn khúc theo hướng Tây – Đông cho đến hết địa phận
huyện. Sông Bùi mang tính chất một con sông già, thung lũng rộng, đáy bằng, độ dốc
nhỏ, có khả năng tích nước.
Ngoài sông Bùi trong huyện còn một số sông, suối nhỏ “nội địa” có khả năng
tiêu thoát nước tốt.
Đặc điểm của hệ thống sông, suối trong huyện có ý nghĩa về mặt kinh tế, rất
thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa sử dụng chống lũ và kết hợp với tưới tiêu,
phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Có thể thấy, điều kiện khí hậu, thủy văn, sông ngòi đã tạo cho Lương Sơn
những thuận lợi trong phát triển nông nghiệp, đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi,
11


thâm canh tăng vụ và phát triển lâm nghiệp. Hệ thống sông suối, hồ đập không những
là nguồn tài nguyên cung cấp nước cho sinh hoạt và đời sống nhân dân mà còn có tác
dụng điều hòa khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản.
2.1.1.2.Kinh tế xã hội
a. Dân số
Huyện Lương Sơn sau điều chỉnh tháng 7 năm 2015 có diện tích 369,8541 km²,
dân số toàn huyện là 92.860 người[1]. Từ xa xưa Lương Sơn là địa bàn sinh sống
của người Mường. Người Mường có mặt ở khắp các xã, chiếm hơn 60% dân số toàn
huyện. Người Kinh sống xen lẫn với người Mường và chiếm khoảng hơn 30% dân số
toàn huyện, còn lại là người Dao và các dân tộc khác chiếm tỷ lệ không đáng kể.
b. Giáo dục
Toàn huyện hiện có 22 trường mầm non, 23 trường tiểu học, 20 trường trung
học cơ sở, 04 trường phổ thông trung học và 01 trung tâm GDXT(số liệu năm 2015).
Có khoảng 30% giáo viên trong huyện là người dân tộc thiểu số


c. Kinh tế
Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2014 đạt 11,5%. Cơ cấu kinh tế:
Nông , lâm, ngư nghiệp chiếm 23,1%; Công nghiệp, xây dựng chiếm 48,1%; Thương
mại – dịch vụ chiếm 28,8%. Giá trị sản xuất đạt 7.678,3 tỷ đồng, trong đó, lĩnh vực
nông, lâm, ngư nghiệp đạt 1.547 tỷ đồng; công nghiệp – xây dựng đạt 4.250 tỷ đồng;
thương mại – dịch vụ đạt 1.881,3 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người tăng khá.
Theo số liệu thống kê, năm 2010 thu nhập bình quân đầu người đạt 18,2 triệu đồng/
năm, năm 2014 đạt 36,6 triệu đồng/ năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,% ( năm 2010)
xuống còn 5,25% ( năm 2015). Đây là điều kiện thuận lợi để huyện Lương Sơn phát
triển thành vùng động lực kinh tế của tỉnh Hòa Bình

d. Cơ sở hạ tầng
Trong những năm qua, với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng
làm, Kỳ Sơn đã tập trung xây dựng những công trình trọng điểm nhằm góp phần
thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội - văn hoá và nâng cao đời sống cho người dân.
Đến cuối năm 2012, 100% đường giao thông nông thôn trên địa bàn
huyện đã được nhựa hoá, bê tông hoá; 100% hộ dân được dùng điện lưới quốc
gia, trạm xá được xây dựng theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, 65% số dân được dùng
nước sạch.

12


e. Y tế
Sức khoẻ cộng đồng trên địa bàn huyện trong những năm gần đây được
các ban ngành quan tâm đặc biệt. Trong đó phải kể đến ngành y tế đã có nhiều
cố gắng trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Các chương
trình y tế quốc gia, y tế dự phòng, y tế cộng đồng được triển khai đồng bộ. Công
tác quản lý hành nghề y dược tư nhân; công tác tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ,

vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm; phòng chống HIV/AIDS... được
đẩy mạnh. Đời sống nhân dân nâng cao, đến nay trên toàn huyện số hộ sử dụng
nước hợp vệ sinh chiếm 65% số hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh chiếm 92% (theo
điều tra của trung tâm y tế dự phòng huyện).
Tiếp tục triển khai các chương trình truyền thông lồng ghép với dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hóa gia đình. Công tác bảo vệ, chăm sóc,
giáo dục trẻ em được duy trì. Tổ chức tháng hành động vì trẻ em, ngày Quốc tế
thiếu nhi và ngày Gia đình Việt Nam. Tổ chức thực hiện việc cấp thẻ khám,
chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn huyện.
Công tác xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã và phong trào “xây dựng
làng văn hoá sức khoẻ” tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác khám - chữa bệnh
cho nhân dân, nhất là các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi
được quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt, đảm bảo đúng qui định.
Ngành Y tế huyện đã làm tốt vai trò trong việc thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, gồm: y tế dự phòng,
khám - chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh
cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, an toàn vệ sinh thực
phẩm và trang - thiết bị y tế. Quản lý tốt công tác hành nghề y dược tư nhân trên
địa bàn, đảm bảo đúng qui chế của ngành và qui định của pháp luật.
2.1.1.3. Những mặt thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
- Những lợi thế về giao thông cùng tiềm năng lớn về tài nguyên thiên
nhiên như: có nhiều núi đá vôi phục vụ ngành sản xuất vật liệu xây dựng, có
14.000 hecta đồi núi và đất đai màu mỡ để phát triển nông, lâm nghiệp.
- Do đặc điểm địa lý tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà
Nội, có điều kiện tự nhiên, đất đai, tài nguyên khoáng sản, đặc điểm văn hoá đa
13


dạng và phong phú đã tạo điều kiện cho huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình phát

triển mạnh một số lĩnh vực kinh tế lợi thế.
- Công nghiệp chế biến nông – lâm sản: Hoà Bình có đất đai phù hợp với
nhiều loại cây công nghiệp (mía, sắn, chè, măng…), cây ăn quả (cam, quýt, dứa,
vải, nhãn…), từ đó có thể phát triển công nghiệp chế biến nông sản như: đường,
tinh bột, chè khô, hoa quả đóng hộp. Bên cạnh đó, diện tích đất lâm nghiệp
chiếm khoảng 55%, diện tích rừng đã phủ xanh 41% với nhiều vạt rừng kinh tế
được phép trồng và khai thác phục vụ công nghiệp chế biến lâm sản.
- Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, chi phí nhân
công ở mức hấp dẫn,... tỉnh Hòa Bình,trong đó có huyện Lương Sơn đặc biệt
coi trọng công tác cải thiện toàn diện môi trường đầu tư từ tư duy, cách tiếp cận,
tổ chức xúc tiến đầu tư đến chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, công khai,
minh bạch.
- Hòa Bình có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng như đá granit, đá vôi,
than đá, đất sét, cao lanh, vàng, sắt, nước khoáng có thể khai thác phát triển
công nghiệp khai khoáng, tuyển luyện quặng kim loại, sản xuất vật liệu xây
dựng.
b. Khó khăn
- Ngoài những điều kiện thuận lợi như trên, huyện cũng gặp nhiều khó
khăn thách thức trong quá trình phát triển trong đó có : Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế còn chậm, nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Hiệu quả,
sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Công nghiệp còn sản xuất với quy mô
nhỏ, chưa bền vững. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn manh mún, chưa hình thành
được vùng sản xuất theo vùng nguyên liệu, vùng sản xuất hàng hóa có thương
hiệu.
- Tiềm năng cho phát triển du lịch, dịch vụ khá lớn song chưa được khai
thác hợp lý. Sức ép của việc giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế, nâng
cao thu nhập và bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng lớn.

14



2.2. Hiện trạng môi trường
2.2.1. Hiện trạng môi trường đất
a. Hiện trạng sử dụng đất
Diện tích, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Lương Sơn
Bảng 2. 1: Diện tích cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp huyện Lương Sơn
TT

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG



DIỆN
TÍCH
(ha)

I

Đất Nông Nghiệp

NNP

1125

47.13

1

Đất sản xuất nông nghiệp


SXN

661

27.69

1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

249

10.43

1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

154

6.45

1.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác


HNK

95

3.98

1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

412

17.46

2

Đất lâm nghiệp

LNP

461

19.31

2.1

Đất rừng sản xuất


RSX

461

19.31

3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

4

0.17


(%)

CẤU

( Nguồn : Báo cáo hiện trạng môi trường huyện Lương Sơn năm 2015)

-

Đất sản xuất nông nghiệp có 661 ha, chiếm 27.69% tổng diện tích tự

nhiên:
Đất cây hàng năm có 248.67 ha, chiếm 37.62% đất sản xuất nông nghiệp:
Đất trồng lúa 153.89 ha, bằng 23,28% đất sản xuất nông nghiệp. Đất cây hàng

năm khác: 94.78 ha, bằng 14.34% đất sản xuất nông nghiệp.
Đất trồng cây lâu năm: 411.96 ha, chiếm 62.32% đất sản xuất nông
nghiệp.
- Đất nuôi trồng thủy sản: đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt có 3.57ha,
chiếm 0.15% tổng diện tích tự nhiên.
- Đất lâm nghiệp: 460.90 ha, chiếm 19.31% tổng diện tích tự nhiên, và
chủ yếu là đất rừng sản xuất.
Diện tích, cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Lương Sơn
Bảng 2. 2: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp huyện Lương Sơn
15


TT

MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG



DIỆN
TÍCH
(ha)


CẤU
(%)

II

Đất Phi Nông Nghiệp


PNN

527

22.07

1

Đất ở

OTC

61

2.56

1.1

Đất ở nông thôn

ONT

61

2.56

2

Đất chuyên dụng


CDG

413

17.30

2.1

Đất quốc phòng

CQP

177

7.42

2.2

Đất an ninh

CAN

11

0.46

2.3

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông
nghiệp


CSK

143

5.99

2.4

Đất có mục đích công cộng

CCC

143

3.39

3

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

6

0.25

4

Đất sông suối và mặt nước chuyên

dùng

SMN

47

1.97

( Nguồn : Báo cáo hiện trạng môi trường huyện Lương Sơn năm 2015)

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp: 527 ha, chiếm 22.07% đất tự nhiên.
Trong đó:
Đất nông thôn: 61 ha, chiếm 2.55% tổng diện tích đất tự nhiên.
Đất chuyên dùng: 413 ha, chiếm 17.30% diện tích đất tự nhiên. Trong đó
đất quốc phòng (177 ha, chiếm 7.41% đất tự nhiên), đất an ninh (11 ha, chiếm
0.46% đất tự nhiên), đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp (143 ha, chiếm
5.99% trong đó đất khu công nghiệp: 84 ha, đất có cơ sở sản xuất kinh doanh
chiếm 42 ha, đất sản xuất vật liệu xây dựng 18 ha), đất có mục đích công cộng
(81 ha, chiếm 3.39% trong đó: đất giao thông 60 ha, đất thủy lợi 15 ha, đất cơ sở
giáo dục 2 ha, đất cơ sở thể dục- thể thao 3 ha)
Đất tôn giáo, tín ngưỡng: không có
Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 6ha, chiếm 0.25% đất tự nhiên.
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 47ha, chiếm 1.97% tổng diện
tích đất tự nhiên, và chủ yếu là đất sông ngòi, kênh,rạch.
16


Diện tích, cơ cấu đất chưa sử dụng huyện Lương Sơn
Bảng2. 3: Diện tích, cơ cấu đất chưa sử dụng huyện Lương Sơn
MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

ĐẤT
Đất chưa sử dụng
Đất bằng chưa sử dụng
Đất đồi núi chưa sử dụng

TT
III
1
2


CSD
BCS
DCS

DIỆN TÍCH
(ha)
735
28
707

CƠ CẤU (%)
30.79
1.17
29.62

( Nguồn : Báo cáo hiện trạng môi trường huyện Lương Sơn năm 2015)

Tổng diện tích đất chưa sử dụng là 735 ha, chiếm 30.79% tổng diện tích
đất tự nhiên. Trong đó: đất bằng chưa sử dụng là 28 ha, đất đồi núi chưa sử dụng

là 707 ha.
Hiện nay UBND huyện đã có rất nhiều chính sách để đưa đất chưa sử
dụng vào sử dụng. Theo đó, UBND huyện đã đưa 50 ha đất chưa sử dụng vào
đất trồng cây lâu năm, và 0.5 ha đất chưa sử dụng vào đất ở.
b. Ô nhiễm môi trường đất
Bảng2. 4: Một số chỉ tiêu phân tích trong môi trường đất
tại huyện Lương Sơn
Kết quả phân tích
D1

D2

QCVN
03:2015/BTNMT

%

30

26

-

Pb

mg/kg

1,06

1,03


70 (A)

Lindan

mg/kg

0,005

0,0038

0,01 (B)

Thuốc BVTV

mg/kg

0,003

0,002

-

Thông số
Độ ẩm

Đơn vị

(Nguồn: Kết quả báo cáo giám sát môi trường định kỳ năm
2015 của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình)

Ghi chú A: QCVN 03:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất.
B:QCVN 15:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về
dư lượng hóa chất BVTV trong đất.
D1: Đất trồng hoa màu khu 4- thị trấn Lương Sơn
D2: Đất tại cánh đồng Lương Sơn cách đường 100-200m.
17


×