Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU ĐẤT ĐAI ĐẾN HOẠT ĐỘNG SINH KẾ TẠO THU NHẬP NÔNG HỘ TẠI XÃ MỸ TÚ, HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SÓC TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.57 KB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU ĐẤT ĐAI ĐẾN HOẠT ĐỘNG
SINH KẾ TẠO THU NHẬP NÔNG HỘ TẠI XÃ MỸ TÚ,
HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SĨC TRĂNG
TSV2013 - 22

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế -Xã hội

Cần Thơ, Tháng 10 Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU ĐẤT ĐAI ĐẾN HOẠT ĐỘNG SINH KẾ TẠO THU
NHẬP NÔNG HỘ TẠI XÃ MỸ TÚ, HUYỆN MỸ TÚ, TỈNH SĨC TRĂNG
TSV2013 - 22

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế - Xã hội
Sinh viên thực hiện: Hứa Tấn Tài Nam, Nữ: Nam
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: CA1087A1 – Viện NCPT ĐBSCL Năm thứ: 4/Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Phát triển Nông thôn



Người hướng dẫn: Thạc sĩ Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt

Cần Thơ, Tháng 10 Năm 2013
2


MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................3
DANH MỤC BẢNG........................................................................................5
DANH SÁCH HÌNH........................................................................................6
TĨM TẮT........................................................................................................7
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT............................................................................8
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI……………………...9
THÔNG TIN SINH VIÊN..............................................................................11
Chương 1
MỞ ĐẦU.......................................................................................................13
1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI..............................13
1.2 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................17
1.3 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI.................................................................................19
1.3.1 Mục tiêu tổng quát.................................................................................19
1.3.2 Mục tiêu cụ thể......................................................................................19
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................19
1.4.1 Phương pháp luận..................................................................................19
1.4.1.1 Kinh tế hộ gia đình.............................................................................19
1.4.1.2 Tài ngun của nơng hộ.....................................................................19
1.4.1.3 Định nghĩa đất đai...............................................................................20
1.4.1.4 Thu nhập rịng nơng hộ.......................................................................20
1.4.1.5 Doanh thu ..........................................................................................20
1.4.1.6 Lợi nhuận............................................................................................20

1.4.1.7 Nông hộ..............................................................................................20
1.4.1.8 Nông thôn...........................................................................................21
1.4.1.9 Các nguồn vốn và tài sản sinh kế........................................................21
1.4.2 Phương pháp chọn vùng và chọn mẫu nghiên cứu.................................22
1.4.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu...................................................22
1.4.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu...................................................22
1.4.3 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................22
1.4.3.1 Số liệu thứ cấp....................................................................................22
1.4.3.2 Số liệu sơ cấp......................................................................................23
1.4.4 Phương pháp tích phân tích số liệu........................................................23
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU..........................................24
3


Chương 2
ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU.............................................................25
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG..........25
2.1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................25
2.1.2 Kinh tế xã hội .......................................................................................26
2.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIỆN VÀ KINH TẾ XÃ HỘ HUYỆN MỸ TÚ..........28
2.2.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................28
2.2.2 Kinh tế xã hội .......................................................................................30
2.3 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI XÃ MỸ TÚ................31
2.3.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................31
2.3.2 Kinh tế xã hội........................................................................................32
Chương 3
HIỆN TRẠNG SỞ HỮU ĐẤT ĐAI NÔNG HỘ............................................34
3.1 Tổng quan về chủ hộ ................................................................................34
3.2 Sự thay đổi diện tích đất ở, đất vườn, đất ruộng năm 2000 - 2012..........36
3.3 Sự thay đổi diện tích nơng hộ trong vịng 20 năm ...................................39

3.4 Qui mơ diện tích đất nơng hộ....................................................................42
Chương 4
SỞ HỮU ĐẤT ĐAI VÀ SINH KẾ TẠO THU NHẬP NÔNG HỘ................45
4.1 CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ TẠO THU NHẬP...................................45
4. 2 ẢNH HƯỞNG CỦA SỞ HỮU ĐẤT ĐẾN THU NHẬP NÔNG HỘ......48
4.2.1 Thu nhập phi nông nghiệp của nông hộ theo qui mô đất đai..................48
4.2.2 Thu nhập nông nghiệp của nông hộ theo qui mô đất đai........................49
4.2.3 Thu nhập nông hộ theo qui mô đất đai...................................................49
4.2.4 Ảnh hưởng sở hữu đất đến tiền vay của nông hộ...................................51
4.2.5 Qui mô sở hữu đất đai ảnh hưởng đến tiền để dành của nông hộ ..........52
4.2.6 Các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của nông hộ.........................................53
Chương 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................56
5.1 KẾT LUẬN..............................................................................................56
5.2 KIẾN NGHỊ..............................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................58
PHỤ LỤC

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng
2.1

Tên bảng

Trang
29


2.2

Hiện trạng sử dụng đất huyện năm 2012
Hiện trạng sử dụng đất năm 2011 tại xã Mỹ Tú

3.1

Sự phân bố tuổi chủ hộ của 3 nhóm sở hữu đất khác nhau

34

3.2

Giới tính chủ hộ

35

3.3

Năm định cư của nơng hộ tại địa phương

35

3.4

Sự thay đổi diện tích đất ở, đất vườn, đất ruộng năm 2000 và năm 2012

37

3.5


Qui mơ đất và sự thay đổi diện tích 20 năm (1993 – 2012)

40

3.6

Nguyên nhân sâu xa làm giảm diện tích đất của nơng hộ

41

3.7

Sự phân bố diện tích đất của nông hộ

42

4.1

Các hoạt động sinh kế tạo thu nhập

45

4.2

Nhân khẩu, lao động , thu nhập bình qn/người

47

4.3


Thu nhập phi nơng nghiệp của nông hộ theo qui mô đất đai

48

4.4

Thu nhập nông nghiệp của nông hộ theo qui mô đất đai

49

4.5

Thu nhập của nông hộ theo qui mô đất đai

49

4.6

Lợi nhuận nông hộ theo qui mô đất đai

50

4.7

Tiền vay đầu tư cho sản xuất

51

4.8


Tiền gia đình để dành của nơng hộ

52

4.9

Tổng chi phí đầu tư cho sản xuất của nơng hộ theo qui mô đất đai

53

4.10

Các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của nông hộ

54

5

32


DANH MỤC HÌNH
Hình
3.1

Tên hình

Trang
38


3.2

Ngun nhân thay đổi đất vườn
Sự thay đổi đất ruộng

4.1

Diện tích, thu nhập nơng hộ và hoạt động sinh kế

46

38

6


TĨM TẮT
Nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hưởng của sở hữu đất đai đến thu nhập của nông
hộ, trường hợp nghiên cứu tại xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Nghiên cứu
được thực hiện thơng qua phỏng vấn trực tiếp nông hộ bằng phiếu câu hỏi cấu trúc. Số
lượng hộ được phỏng vấn là 90 hộ (30 hộ có sở hữu đất dưới 0,5 ha, 30 hộ sở hữu đất
từ 0,5 đến 1 ha, 30 hộ sở hữu đất trên 1 ha). Kết quả phân tích cho thấy rằng hộ sở hữu
đất ít có thu nhập bình quân/lao động thấp hơn nhóm sở hữu đất nhiều. Khi đất sản
xuất đáp ứng được nhu cầu sản xuất thì nguồn thu nhập nông nghiệp vẫn là nguồn thu
nhập ổn định và quan trọng của nông hộ. Qui mô sở hữu đất ảnh hưởng trực tiếp đến
hoạt động sản xuất tạo thu nhập của nông hộ và khả năng tạo thu nhập của nông hộ.
Khi nông hộ sở hữu đất trên 1 ha thì tỷ lệ hộ có thu nhập trên 60 triệu đạt 100%.
Từ khóa: sở hữu đất đai, thu nhập nông hộ.


7


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
CPSX
DTDNH
ĐBSCL
HĐND
NN
NN&PTNT
NXB
PNN
SNLDGD
TDDNH
TN
TVNH
UBND

Diễn giải
Chi phí sản xuất
Diện tích đất nơng hộ
Đồng bằng sơng Cửu Long
Hội đồng nhân dân
Nông nghiệp
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Nhà xuất bản
Phi nơng nghiệp
Số người lao động gia đình
Tiền để dành nông hộ

Thu nhập
Tiền vay nông hộ
Ủy ban nhân dân

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
8


1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Ảnh hưởng của sở hữu đất đai đến hoạt động sinh kế tạo thu nhập nông
hộ tại xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
- Sinh viên thực hiện: Hứa Tấn Tài
- Lớp: CA1087A1 Viện: Viện Nghiên cứu Phát Triển Đồng bằng sông Cửu Long
Năm thứ: 4
Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: Thạc sĩ Trương Hồng Võ Tuấn Kiệt
2. Mục tiêu đề tài:
Đánh giá hiện trạng sở hữu đất đai của nơng hộ và phân tích sự ảnh hưởng của sở hữu
đất đai đến hoạt động sinh kế tạo thu nhập nông hộ, đồng thời thấy được khả năng sử
dụng đất sản xuất với những mục đích khác trước tác động của cơ chế thị trường.
3. Tính mới và sáng tạo:
Đề tài sử dụng cơng cụ phân tích bảng chéo (cross – tabulation) giữa qui mô sở hữu
đất đai và các yếu tố khác như thu nhập nông hộ, chi phí đầu tư sản xuất nơng hộ và
lợi nhuận nơng hộ đạt được để thấy được sự khác biệt giữa các nhóm sở hữu qui mơ
đất đai khác nhau sẽ có hoạt động sinh kế tạo thu nhập khác nhau.
Đề tài sử dụng mơ hình sản xuất của nhà kinh tế Cobb – Douglas để thấy mức độ các
nhân tố tác động vào thu nhập của nông hộ.
4. Kết quả nghiên cứu:

Hoạt động sản xuất tạo thu nhập của nông hộ phụ thuộc qui mô sở hữu đất. Khi qui mô
sở hữu đất của nông hộ đáp ứng được nhu cầu sản xuất thì hoạt động sản xuất nơng
nghiệp tại nông thôn vẫn là nguồn thu nhập ổn định và quan trọng nhất đối với nông
dân. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng với qui mô sở hữu đất trung bình 1,8ha thì
nơng hộ sản xuất thuần nơng có nguồn thu nhập cao nhất (46 triệu đồng/lao động/năm)
so với hoạt động sản xuất kết hợp khác.
Qui mô sở hữu đất của nông hộ tỷ lệ nghịch nguồn thu nhập phi nông nghiệp và tỷ lệ
thuận với nguồn thu nhập nơng nghiệp.
Khi qui mơ sở hữu đất càng tăng thì tỷ lệ hộ đạt thu nhập trên 60 triệu đồng/năm càng
tăng và tỷ lệ hộ đạt thu nhập thấp (dưới 30 triệu đồng/năm) giảm đáng kể. Đặc biệt khi
nông hộ sở hữu đất trên 1ha khơng có hộ nào có thu nhập dưới 60 triệu đồng/năm.
Thu nhập từ phi nông nghiệp là nguồn thu nhập quan trọng đối với những nơng hộ có
diện tích đất ít và nhóm nơng hộ có diện tích dưới 0,5ha có thu nhập phi nơng nghiệp
trên 60 triệu đồng chiếm 60% của nhóm diện tích đất dưới 0,5ha.
9


Đất đai là nguồn lực quan trọng tác động ảnh hưởng đến thu nhập của nơng hộ.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:
Kết quả nghiên cứu là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho các cơ quan như:
UBND huyện Mỹ Tú và UBND xã Mỹ Tú trong qui hoạch và hoạch định chích sách
trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Ngày

tháng

năm 2013

Sinh viên chịu trách nhiệm chính

thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):
Tôi đánh giá cao nổ lực của sinh viên Hứa Tấn Tài trong suốt thời gian thực hiện đề
tài, đặc biệt trong việc sử dụng xử lý số liệu và phân tích thơng kê. Sinh viên Hứa Tấn
Tài đã có nhiều cố gắng để hoàn thành tốt bài nghiên cứu khoa học này. Kết quả
nghiên cứu của sinh viên Hứa Tấn Tài đã cho thấy được tác động của sở hữu đất đai
đến hoạt động sinh kế tạo thu nhập của nông hộ. Nghiên cứu đã góp phần khẳng định
đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng của nông hộ, đóng góp vào thu nhập
và ổn định đời sống của người dân nơng thơn. Bên cạnh đó, kết quả này sẽ trở thành
nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các sinh viên, nhà nghiên cứu khác khi nghiên
cứu các vấn đề có liên quan.
Ngày

tháng

năm

Xác nhận của Trường Đại học Cần Thơ

Người hướng dẫn

(ký tên và đóng dấu)

(ký, họ và tên)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
10


I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6

Họ và tên: Hứa Tấn Tài
Sinh ngày: 27 tháng 05 năm 1991
Nơi sinh: Sóc Trăng
Lớp: CA1087A1

Khóa: 2010 - 2014

Khoa: Viện Nghiên cứu Phát triển Đồng bằng sông Cửu Long
Địa chỉ liên hệ: 144 ấp Mỹ Lợi B, xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
Điện thoại: 0939470774

Email:

II. Q TRÌNH HỌC TẬP
* Năm thứ 1:
Ngành học: Phát triển Nơng thơn - khố 36

Khoa: Viện Nghiên cứu Phát triển

ĐBSCL - Trường Đại học Cần Thơ
Kết quả xếp loại học tập: Khá

Sơ lược thành tích: học kỳ I đạt 2,87 xếp loại khá, điểm rèn luyện đạt 81, học kỳ II
đạt 3,10 xếp loại khá, đạt điểm rèn luyện đạt 88
* Năm thứ 2:
Ngành học: Phát triển Nơng thơn - khố 36

Khoa: Viện Nghiên cứu Phát triển

ĐBSCL - Trường Đại học Cần Thơ
Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích: học kỳ I đạt 3,43 xếp loại giỏi, điểm rèn luyện đạt 94, học kỳ II
đạt 3,26 xếp loại giỏi điểm rèn luyện đạt 100. Lớp phó phong trào của lớp. Đạt giải
nhất đồng đội cuộc thi sinh viên với Biến đổi khí hậu do Đoàn TN trường Đại học Cần
Thơ tổ chức.

* Năm thứ 3:
Ngành học: Phát triển Nơng thơn - khố 36
ĐBSCL - Trường Đại học Cần Thơ.
Kết quả xếp loại học tập: Khá
11

Khoa: Viện Nghiên cứu Phát triển


Sơ lược thành tích: học kỳ I đạt 2,67 xếp loại khá, đạt điểm rèn luyện 96, học kỳ II
đạt 3,00 xếp loại khá, đạt điểm rèn luyện 100. Thành viên trong ban cán sự của lớp
(Lớp phó phong trào). Tham gia đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường.

Ngày 15 tháng 10 năm 2013
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

(ký, họ và tên)

Xác nhận của Trường Đại học Cần Thơ
(ký tên và đóng dấu)

Hứa Tấn Tài

12


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI
Đất đai là cơ sở tự nhiên, là tiền đề đầu tiên cho mọi quá trình sản xuất. Đất đai tham
gia hầu hết vào các quá trình sản xuất của xã hội, nhưng tuỳ thuộc vàotừng ngành cụ
thể mà vai trị của đất đai có sự khác nhau. Nếu trong công nghiệp, thương mại, giao
thông đất đai là cơ sở, nền móng để trên đó xây dựng nhà xưởng, cửa hàng, mạng lưới
đường giao thơng, thì ngược lại trong nông nghiệp ruộng đất tham gia với tư cách yếu
tố tích cực của sản xuất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được.
Ruộng đất là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động, nó xuất hiện và tồn tại ngồi ý
muốn của con người, vì thế ruộng đất là tài sản của quốc gia. Nhưng từ khi con người
khai phá ruộng đất, đưa ruộng đất vào sử dụng nhằm phục vụ lợi ích của con người,
trong quá trình lịch sử lâu dài lao động của nhiều thế hệ được kết tinh trong đó, thì
ngày nay ruộng đất vừa là sản phẩm của tự nhiên vừa là sản phẩm của lao động.
Trong nông nghiệp, các yếu tố nguồn lực có thể tồn tại dưới hình thái vật chất, bao
gồm: Đất đai, máy móc, thiết bị, kho tàng, nguyên nhiên vật liệu, giống cây trồng,vật
nuôi, phân bón, thức ăn gia súc, sức lao động với kỹ năng và kinh nghiệm sản xuất
nhất định,…. Nguồn lực sản xuất của nơng nghiệp cũng có thể tồn tại dưới hình thức
giá trị. Người ta sử dụng đồng tiền để làm thước đo định lượng và quy đổi mọi nguồn

lực khác về hình thái vật chất được sử dụng vào nơng nghiệp thành một đơn vị tính
tốn thống nhất. Điều cần nhấn mạnh là các yếu tố nguồn lực trong nơng nghiệp là
những tài ngun q hiếm và có hạn. Những đặc điểm của các yếu tố sử dụng vào
nguồn lực nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và biểu
hiện trên các mặt sau:
Dưới tác động của các yếu tố đất đai và thời tiết, khí hậu đa dạng phức tạp dẫn đến
việc sử dụng các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nơng nghiệp mang tính khu vực và
thời vụ rõ rệt. Nguồn lực đất đai rất có hạn, trong điều kiện nước ta, mức diện tích tự
nhiên theo đầu người thấp hơn thế giới tới 6 lần (0,55ha/3,36ha) xếp vào hàng thứ 135,
thuộc nhóm các nước có mức bình qn đất đai thấp nhất thế giới. Trong đó, bình qn

13


đất nông nghiệp nước ta đạt 0,1 ha/người, bằng 1/3 mức bình quân thế giới (Lâm
Quang Huyên, 2002).
Đối với sản xuất nông nghiệp, ruộng đất vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao
động. Ruộng đất là đối tượng lao động khi con người sử dụng công cụ lao động tác
động vào đất làm cho đất thay đổi hình dạng, như cày, bừa, đập đất, lên luống,… Quá
trình đó làm tăng chất lượng của ruộng đất, tạo điều kiện thuận lợi để tăng năng suất
cây trồng. Ruộng đất là tư liệu lao động, khi con người sử dụng công cụ lao động tác
động lên đất, thông qua các thuộc tính lý học, hố học, sinh vật học và các thuộc tính
khác nhau của đất để tác động lên cây trồng. Sự kết hợp của đối tượng lao động và tư
liệu lao động đã làm cho ruộng đất trở thành tư liệu sản xuất trong nông nghiệp.
Không những thế, ruộng đất cịn là tư liệu sản xuất khơng thể thay thế được (Nguyễn
Thế Nhã và Vũ Đình Thắng, 2004).
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên đồng thời là yếu tố cần thiết trong quá trình sản xuất.
Sự vận động của đất đai chịu sự tác động của qui luật tự nhiên vừa chịu sự tác động
của qui luật kinh tế. Theo nhận định của Nguyễn Thế Nhã và Vũ Đình Thắng (2004)
các yếu tố sản xuất như vốn, lao động và đất đai đều trở thành hàng hóa trong điều

kiện kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường mọi yếu tố đầu vào và đầu ra của
q trình sản xuất đều trở thành hàng hóa, trao đổi trên thị trường, trong đó có ruộng
đất. Việc tập trung ruộng đất có xu hướng tăng lên theo yêu cầu phát triển của sản xuất
hàng hóa. Đinh Phi Hỗ (2008) cho rằng, ở nông thôn, đất là tư liệu sản xuất chủ yếu
của nông nghiệp, nguồn tạo thu nhập. Do đó, khơng có đất hoặc qui mơ ít thường đi
đơi với nghèo đói. Một nghiên cứu phân tích thu nhập của hộ nông dân của Lê Thị Lệ
và ctv (2006) cho thấy thu nhập nơng nghiệp nhìn chung vẫn phụ thuộc vào cả 3 yếu
tố sản xuất là đất, lao động và vốn. Vẫn có thể tiếp tục tăng được thu nhập nông
nghiệp cho các hộ nông dân từ việc đầu tư thêm vốn, đất và lao động. Những biến
động của các yếu tố lao động, đất và vốn đầu tư sẽ ảnh hưởng mạnh đến thu nhập nông
nghiệp. Tuy nhiên, thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân phụ thuộc nhiều vào 2 yếu
tố chính đó là vốn đầu tư và đất đai canh tác, trong đó yếu tố đất vẫn ảnh hưởng nhiều
nhất (R = 0,584).
Trong nghiên cứu của Đỗ Hữu Hịa (2009) sử dụng mơ hình kinh tế lượng phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của trang trại đã đưa ra nhận định đối
với trang trại kinh doanh tổng hợp thu nhập của trang trại kinh doanh tổng hợp chủ
14


yếu phụ thuộc vào quy mô đầu tư vốn/lao động, quy mơ diện tích/lao động và số lượng
nhân khẩu trong gia đình của chủ đầu tư, trong đó quan trọng nhất là quy mô vốn đầu
tư/lao động (Hệ số tương quan chuẩn hố beta=0,524), tiếp đến là quy mơ diện tích/lao
động (beta = 0,353). Theo Sally P.Marsh và ctv (2006) khi ước lượng các yếu tố ảnh
hưởng đến nghèo đói đã chỉ ra rằng với ý nghĩa 1% thì tỷ lệ đất nơng nghiệp tương
quan thuận với nghèo đói. Cũng theo chia sẻ của Sally P.Marsh và ctv (2006) tổng thu
nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố trong
đó có bao gồm các biến liên quan đến đất đai của các hộ như là quy mô đất đai, chất
lượng đất và loại đất, tình trạng manh mún của đất.
Ở các nước thuộc vùng Châu Á Thái Bình Dương, thường xếp các hộ tiểu nơng theo
quy mơ diện tích canh tác. Ấn Độ xếp các hộ có diện tích canh tác dưới 2ha là tiểu

nông. Số này chiếm 74% số hộ nông dân, với 20% diện tích. Ở Philippin số hộ dưới
3ha được coi là tiểu nông. Số này chiếm 61% tổng số hộ và 24% diện tích. Ở Thái Lan
phân loại tiểu nông theo mức thu nhập của hộ theo các vùng lãnh thổ đặc trưng. Theo
cách này, tiểu nông ở Thái Lan chiếm 80% tổng số hộ và 22% tổng diện tích. Tính
chung ở các nước thuộc vùng Châu Á Thái Bình Dương tiểu nơng chiếm từ 60-70% số
hộ nơng dân, canh tác trên diện tích khoảng 25-30% tổng diện tích và đóng góp 3035% tổng sản lượng nơng sản (Chu Văn Vũ và Nguyễn Văn Huân,1995).
Các nông hộ ở nước ta hiện nay có quy mơ canh tác rất nhỏ, biểu hiện rõ nét tính chất
tiểu nơng. Quy mơ canh tác đất đai bình qn của một nơng hộ ở miền Bắc là 0,487ha,
Duyên hải miền Trung 0,4-0,6ha, Đồng bằng sông Cửu Long 0,6 -1ha (1991). Quy mô
canh tác của một nơng hộ như vậy là tương đối ít, đặc biệt là nếu so sánh với một số
nước trong khu vực, chẳng hạn như Thái Lan (1993) bình quân một nơng hộ có từ 1,51,8 ha, Băngladet (1985) 1,3-1,5 ha/hộ, Philippin 2,1 ha/hộ.
Như vậy đại bộ phận nông hộ tại Việt Nam sở hữu diện tích canh tác ít. Điều đó biểu
hiện rõ tính chất tiểu nơng. Cho nên sản phẩm của nền nông nghiệp nước ta được cung
cấp chủ yếu dựa vào nền sản xuất tiểu nông với quy mơ canh tác nhỏ, sản xuất ở phạm
vi gia đình trong điều kiện sản xuất thủ công. Đây là một đặc điểm khá nổi bật. Vấn đề
đặt ra ở đây là nên giữ tỷ lệ tiểu nông ở một mức độ nào để đảm bảo cho nơng hộ có
một tỷ suất hàng hố cao đồng thời nền nơng nghiệp cũng có thể phát triển được. Vấn
đề này liên quan trước hết đến chính sách ruộng đất và chính sách cơng nghiệp hoá
(Chu Văn Vũ và Nguyễn Văn Huân, 1995).
15


Tổng diện tích đất của ĐBSCL năm 2001 là 3970,6 nghìn ha, trong đó: Đất nơng
nghiệp chiếm 2977,2 nghìn ha và đất ở 101,1 nghìn ha và đất khác. Dân số Đồng bằng
sơng Cửu Long năm 2001 là 16519,4 nghìn người. Bình quân mỗi đầu người dân
ĐBSCL là 0,24 ha/người (Niên giám thống kê, 2002). Đến năm 2011 tổng diện tích đất
ĐBSCL đã tăng lên là 4054,8 nghìn ha trong đó: Diện tích đất nơng nghiệp 2616,5
nghìn ha và đất ở 122,2 nghìn ha. Tuy nhiên trong khoảng 10 năm qua thì dân số Đồng
bằng sơng Cửu Long đã tăng lên đến 17330,9 nghìn người. Diện tích bình qn trên
người của ĐBSCL năm 2011 là khoảng 0,23 ha/người (Niên giám thống kê, 2011).

Như vậy, trong vịng 10 năm diện tích đất ĐBSCL chỉ tăng 84,4 nghìn ha nhưng dân
số tăng 811,5 nghìn người cho nên diện tích trên đầu người ngày càng giảm xuống. Đã
làm cho qui mô sở hữu đất của nơng hộ càng có ý nghĩa hơn trong sản xuất chủ yếu
dựa vào thuần nông, đặc biệt là càng quý báu đối với những hộ có sở hữu diện tích đất
đai ít.
Hiện trạng sở hữu đất đai của nông hộ tại nông thôn trong thời gian qua theo hướng
tích tụ đất đai đang diễn ra mạnh mẽ, nhất là ở vùng thuần nơng có tiến trình tích tụ
đất đai diễn ra mạnh mẽ hơn so với sản xuất đa canh. Theo Nguyễn Văn Sánh và Lê
Cảnh Dũng (2008) thấy rằng, số hộ khơng có đất năm 2008 đã có diện tích đất bình
qn vào 5 năm trước đây là 0,46 ha. Tương tự như thế đối với nhóm hộ có ít đất năm
2008 là 0,68 ha/hộ trong khi 5 năm trước diện tích của nhóm hộ này là 0,91 ha/hộ.
Mặc dù không khác biệt về thống kê về số đất bán đi của 2 nhóm hộ này nhưng rõ ràng
nhóm hộ nghèo và ít đất có nguy cơ dần dần mất đất đai canh tác. Trong khi đó nhóm
hộ có diện tích trung bình và lớn đã khơng ngừng tích luỷ đất đai. Theo số liệu khảo
sát cho thấy rằng, diện tích của 2 nhóm hộ này đã gia tăng từ 2,28 ha/hộ đến 2,34
ha/hộ đối với nhóm hộ trung bình và từ 5,12 ha/hộ đến 5,63 ha/hộ đối với hộ có diện
tích đất lớn.
Đầu tư sản xuất và tiến tới tích luỷ tiền từ các hoạt động kinh tế là một mục tiêu quan
trọng bậc nhất của nông hộ. Câu hỏi đặt ra là trong nông thôn hiện nay với các hoạt
động kinh tế, sản xuất thuần nông hoặc kết hợp nông nghiệp và một vài công việc phi
nơng nghiệp, thì với qui mơ đất đai nào người nơng dân có thể có tiền để dành cho
cuộc sống và tái đầu tư sản xuất? Qua khảo sát chi tiêu cho cuộc sống gia đình cũng
biến động theo nhóm diện tích đất đai sở hữu, diện tích càng lớn thì có xu hướng chi
tiêu càng nhiều. Nhóm ít đất hơn 3ha có chi tiêu bình qn đầu người là 6,04
16


triệu/người/năm, trong khi đó nhóm nơng hộ diện tích từ 3 – 6 ha là 11,43
triệu/người/năm và nhóm nơng hộ có diện tích lớn hơn 6 ha (13 hộ) có chi tiêu là
13,34 triệu/người/năm. Nghiên cứu này đã thực hiện phân tích tiền để dành tiền của cá

nhân các thành viên trong nơng hộ đối với 2 nhóm hộ thuần nơng và nhóm hộ nơng
nghiệp có làm thêm các họạt đông phi nông nghiệp. Tiền để dành được xem là số tiền
còn lại sau khi lấy thu nhập thu được trừ từ các hoạt động kinh tế trừ đi chi phí sản
xuất và chi phí cuộc sống. Tiền để dành của cá nhân thành viên nông hộ đã biến động
rất lớn theo qui mơ đất đai với cả 2 nhóm hộ. Đối với nhóm hộ thuần nơng, diện tích
tối thiểu để có tiền để dành là 2 ha/hộ. Trong khi đối với nhóm hộ nơng nghiệp có kết
hợp các hoạt động phi nơng nghiệp thì diện tích tối thiểu để có tiền để dành là khoảng
1,5 ha, ít hơn 0,5 ha so với nhóm hộ thuần nơng. Như vậy, kết hợp các hoạt động phi
nông nghiệp đã làm giảm bớt áp lực chi tiêu cho cuộc sống gia đình và làm giảm áp
lực bán đất của các nơng hộ có diện tích nhỏ. Tuy nhiên, từ số liệu này cũng nhận thấy
rằng với lợi nhuận thấp từ sản xuất lúa trong khi chi phí cuộc sống cao trong giai đoạn
nền kinh tế lạm phát cao (2007 – 2008) đã làm cho ngưỡng qui mơ đất đai có thể tạo ra
tiền tích luỷ trong nơng hộ khá cao, 1,5 ha đến 2 ha cho một nông hộ (Nguyễn Văn
Sánh và Lê Cảnh Dũng, 2008).
1.2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đối với Việt Nam, đất đai là một trong những nguồn lực đóng vai trị quyết định khả
năng phát triển của nơng nghiệp, nông thôn và nâng cao mức sống nông dân. Trong
quá trình lao động con người tác động vào đất đai để tạo ra các sản phẩm cần thiết
phục vụ cho con người, vì vậy đất đai vừa là sản phẩm của tự nhiên, đồng thời vừa là
sản phẩm lao động của con người. Nhờ vào sự sáng tạo và lao động cần mẫn nông dân
đã không ngừng tác động lên đất đai để tạo ra sản phẩm phục vụ cuộc sống. Chính sự
lao động miệt mài sau những năm đổi mới, tình hình nơng nghiệp và kinh tế nơng thơn
cả nước nói chung và đồng bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể, đặc biệt là sản xuất nơng nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong
cơ cấu kinh tế của vùng ĐBSCL.
ĐBSCL có dân số hơn 18 triệu người, dân số ĐBSCL ngày càng tăng, năm 1999 dân
số là 16.130.675 người đến năm 2010 dân số ĐBSCL là 17.272.200 người (Tổng cục
thống kê, 2011). Như vậy trong vòng hơn 10 năm qua dân số ĐBSCL tăng hơn 1 triệu
17



người nhưng diện tích đất sản xuất nơng nghiệp lại bị thu hẹp nên vấn đề sở hữu đất
sản xuất trên đầu người càng giảm đi. Có khoảng 80% dân số ở nông thôn làm nông
nghiệp (chủ yếu làm lúa, bên cạnh cịn có thủy sản và cây ăn trái), đặc biệt đa số nông
dân trồng lúa vẫn là người nghèo và gặp nhiều khó khăn nhất, khâu tiêu thụ còn nhiều
rủi ro, thường xuyên xảy ra trúng mùa mất giá. Bên cạnh đó, diện tích đất nơng nghiệp
(chủ yếu đất lúa) ngày càng giảm đi do nhu cầu công nghiệp hóa, đơ thị hóa (Huỳnh
Hải, 2010).
Huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có diện tích đất nơng nghiệp 33.366,95 ha (chiếm
90,66% diện tích tự nhiên). Trong đó, diện tích đất trồng lúa lên đến 20.442,99 ha
(chiếm 55,54% tổng diện tích đất của huyện). Hiện tại, huyện có đến 61,0% (37.344
người) người dân sống chủ yếu bằng nghề nông (Niên giám thơng kê tỉnh sóc Trăng,
2011). Vì vậy, sinh kế tạo thu nhập nông hộ của huyện phụ thuộc chủ yếu vào hoạt
động sản xuất nơng nghiệp. Trong khi đó, sản xuất nơng nghiệp thường diễn ra dưới
điều kiện khí hậu thay đổi, điều này sẽ làm gia tăng rủi ro trong sản xuất. Chính những
thách thức đó địi hỏi người nông dân phải sản xuất sao cho hiệu quả trên mảnh đất
đang sở hữu càng trở nên quan trọng hơn vì nếu sử dụng hợp lý đất đai thì sức sản xuất
của đất đai không ngừng được nâng lên. Do đó, khi người nơng dân biết sử dụng hợp
lý đất đai sẽ cho phép họ giảm bớt được những rủi ro liên quan đến quá trình sản xuất,
tiết kiệm được chi phí, giảm thiểu nguy cơ thua lỗ và tăng thu nhập.
Trong cuộc sống ngày nay áp lực của thị trường không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực
công nghiệp mà cũng đang diễn ra trong nơng nghiệp, điều đó dẫn đến sự thay đổi cấu
trúc và sở hữu nguồn lực đất đai của nông hộ trước các cơ hội sinh kế trong và ngồi
nơng nghiệp. Các nơng hộ có xu hướng tái phân bố nguồn lực đất đai và sử dụng linh
hoạt nguồn lực đất đai để đa dạng hoá sinh kế. Sử dụng đất nông nghiệp một cách linh
hoạt trong nền kinh tế thị trường là rất quan trọng, cho phép người nông dân phản ứng
lại các thông tin thị trường như giá cả của các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra.
Trong cơ chế thị trường thì giá cả ln biến động bất thường nên việc sử dụng đất một
cách linh hoạt là phản ứng cần thiết để tận dụng ưu thế của thị trường và giảm thiểu
những bất lợi khi giá cả thay đổi. Tuy nhiên, sử dụng linh hoạt nguồn lực đất đai phụ

thuộc rất lớn vào qui mô đất đai mà nông hộ đang sở hữu. Chính vì thế, nghiên cứu về
“Ảnh hưởng của sở đất đai đến hoạt động sinh kế tạo thu nhập của nông hộ tại xã
Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng” là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
18


1.3 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1.3.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng sở hữu đất đai của nông hộ và phân tích sự ảnh hưởng của sở hữu
đất đai đến hoạt động sinh kế tạo thu nhập nông hộ đồng thời thấy được khả năng sử
dụng đất sản xuất với những mục đích khác trước tác động của cơ chế thị trường.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể




Phân tích hiện trạng sở hữu đất đai nông hộ trong 12 năm qua (2000 – 2012).
Phân tích hiện trạng sinh kế tạo thu nhập của nơng hộ.
Phân tích tác động của sở hữu đất đai đến hiện trạng sinh kế tạo thu nhập của
nông hộ.

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.4.1 Các khái niệm
1.4.1.1 Kinh tế hộ gia đình
Kinh tế hộ gia đình ở Việt Nam, có vị trí quan trọng đặc biệt trong thành phần kinh tế
hộ, nhưng đây là một loại hình hình sản xuất kinh doanh rất đa dạng ở Việt Nam. Các
thành viên của hộ kinh tế gia đình là những người có quan hệ hơn nhân, huyết thống.
Người chủ quản lý kinh tế hộ gia đình gọi là chủ hộ. Trong khn khổ của nền kinh tế
gia đình, có thể tiến hành tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tái sản xuất. Chủ hộ
điều hành toàn bộ mọi quá trình sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm vơ hạn về gia

đình của mình (Học viện chính trị TPHCM, 2005).
1.4.1.2 Tài nguyên của nông hộ
Là những tài sản và nhân lực mà nơng hộ có thể sử dụng vào việc sản xuất nông
nghiệp và phi nông nghiệp của mình như: đất đai, lao động, tài chính. Các nguồn lực
này có mối liên hệ với nhau. Nơng hộ khi sử dụng các nguồn lực này một cách triệt để
sẽ tạo ra một chu kỳ khép kín trong sản xuất và sẽ nâng cao được hiệu quả nguồn lực
bên trong của mình, làm tăng thu nhập (Học viện chính trị TPHCM, 2005).

1.4.1.3 Định nghĩa đất đai

19


Đất đai là một vùng chuyên biệt trên bề mặt trái đất có những đặc tính mang tính ổn
định, hay có chu kỳ dự đốn được trong khu vực sinh khí quyển theo chiều thẳng từ
trên xuống dưới, trong đó bao gồm: khơng khí, đất và lớp địa chất, nước, quần thể thực
vật và động vật và kết quả của những hoạt động bởi con người trong việc sử dụng đất
đai ở quá khứ, hiện tại và tương lai (Lê Quang Trí, 2010).
1.4.1.4 Thu nhập rịng nơng hộ
Là thu nhập được tính từ thu nhập sản xuất nơng nghiệp, phi nơng nghiệp của nơng hộ
trừ đi các chi phí đầu vào liên quan đến sản xuất hoặc tiền công, tiền lương (trừ đi chi
phí đi lại). Số tiền cịn lại của nơng hộ chính là thu nhập rịng.
1.4.1.5 Doanh thu
Doanh thu là tổng các khoản thu nhập của nông hộ từ hoạt động sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm
Doanh thu = Năng suất * Đơn giá * Đơn vị diện tích
1.4.1.6 Lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của sản xuất kinh doanh, đó chính là phần
chênh lệch thu nhập và chi phí
Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí

1.4.1.7 Nơng hộ
Nơng hộ là đơn vị tái sản xuất chứa đựng các yếu tố hay các nguồn lực của quá trình
tái sản xuất (lao động, đất đai, vốn, kĩ thuật…), là đơn vị sản xuất tự thực hiện quá
trình tái sản xuất dựa trên phân bổ các nguồn lực vào các ngành sản xuất để thực hiện
tốt các chức năng của nó. Trong q trình đó, nó có mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị
khác và với hệ thống kinh tế quốc dân. Khai thác đầy đủ với những khả năng và tiềm
lực của nông hộ sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế quốc dân.

Như vậy, đặc trưng bao trùm của nền kinh tế nông hộ là các thành viên trong nông hộ
làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân và gia đình mình.
Mặt khác, kinh tế nơng hộ nhìn chung là nền sản xuất nhỏ mang tính tự cấp, tự túc
hoặc có sản xuất hàng hố với năng suất lao động thấp nhưng lại có vai trị quan trọng
trong q trình sản xuất nơng nghiệp ở các nước đang phát triển nói chung và ở nước
ta nói riêng (Lâm Quang Hun, 2004).
1.4.1.8 Nơng thơn
Nơng thơn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị của các thành phố, được
quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã. Chủ yếu sống nghề thuần
20


nơng, sản xuất hàng hố bấp bênh do tập qn mang tính thời vụ, có ngành nghề
truyền thống, lễ hội, mật độ dân số thấp, nhà ở đa số không kiên cố, phương tiện vui
chơi giải trí ít. Ngồi ra cũng là nơi đóng vai trị quan trọng cung cấp lương thực, thực
phẩm nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu, cung cấp lao động cho công nghiệp
và thị thành. Là thị trường rộng lớn để tiêu thụ những sản phẩm của công nghiệp và
dịch vụ.
1.4.1.9 Các nguồn vốn và tài sản sinh kế
Khái niệm: Nguồn vốn và tài sản sinh kế là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất
mà con người có thể duy trì hay phát triển. Nguồn vốn và tài sản sinh kế được chia làm
5 nhóm chính là: vốn nhân lực (hay cịn gọi con người), vốn tài chính, vốn vật chất,

vốn xã hội, vốn tự nhiên (Nguyễn Thị Lan Hương và ctv, 2007).
 Vốn con người: vốn con người được thể hiện qua các kỹ năng, kiến thức, khả
năng lao động và sức khoẻ tốt, giúp con người đeo đuổi các chiến lược sinh kế
khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế. Ở mức độ nông hộ vốn con người là
một nhân tố cả về số lượng và chất lượng mà người lao động sẵn có.
 Vốn xã hội: khái niệm đề cập đến mạng lưới của xã hội, các tổ chức và các
nhóm chính thức cũng như khơng chính thức mà con người tham gia để từ đó có
được những cơ hội và lợi ích.
 Vốn tự nhiên: bao gồm các yếu tố liên quan (thuộc về) tự nhiên mơi trường
như: khí hậu, đia hình, đất đai, sơng ngịi, rừng, biển, mùa màng,… mà con người
bị phụ thuộc.
 Vốn vật lý: vốn vật lý bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và hàng hoá cần thiết mà
người sản xuất tạo ra để hỗ trợ cho sinh kế như: phương tiện đi lại, công cụ sản
xuất, nhà ở, hệ thống thuỷ lợi hay giao thơng.
 Vốn tài chính: vốn tài chính bao gồm nguồn tài chính mà con người sử dụng
để đạt được mục tiêu sinh kế của họ như những phương tiện và dịch vụ tài chính
hiện có; phương thức tiết kiệm của người dân và các dạng thu nhập mà gia đình có
được (Trần Thị Thiên Thư, 2010).
1.4.2 Phương pháp chọn vùng và chọn mẫu nghiên cứu
1.4.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Dựa
trên nhóm (30 nơng hộ sở hữu đất trên 1 ha, 30 hộ sở hữu đất từ 0,5-1 ha và 30 hộ sở

21


hữu đất dưới 0,5 ha) sở hữu đất đai mà nơng hộ đang có. Đề tài nghiên cứu được thực
hiện 3/8 ấp của xã được chọn làm mẫu đại diện cho tổng thể để nghiên cứu.
1.4.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu là các nông hộ đại diện cho 3 nhóm sở hữu đất dưới 0,5ha, từ 0,5 –

1ha và trên 1ha làm mẫu đại diện cho địa bàn nghiên cứu tại 03 ấp Mỹ Lợi B, Mỹ lợi
C và Mỹ An thuộc xã Mỹ Tú.
1.4.3 Phương pháp thu thập số liệu
1.4.3.1 Số liệu thứ cấp
Nhiều số liệu thứ cấp như các loại đất mà nông hộ đang sở hữu trong sản xuất bao
gồm: canh tác lúa, trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản,.... tạo thu nhập sinh kế nông hộ tại
địa phương điều tra đã được thu thập thông qua niên giám thống kê, các báo cáo tổng
kết ngành, địa phương trong những năm gần đây và các tài liệu liên quan. Các số liệu
và thông tin thứ cấp đã được phân tích để tìm chiều hướng ảnh hưởng của sở hữu đất
đai đến sinh kế thu nhập nông hộ. Số liệu thứ cấp cũng giúp định hướng cho việc thu
thập số liệu sơ cấp từ nông hộ ở bước tiếp theo.

1.3.3.2 Số liệu sơ cấp
Nghiên cứu được tiến hành theo hình thức phỏng vấn trực tiếp nơng hộ bằng phiếu câu
hỏi soạn sẳn. Đề tài điều tra 90 quan sát mẫu (30 quan sát mẫu có sở hữu đất đai dưới
0,5 ha, 30 quan sát mẫu có sở hữu đất đai từ 0,5 đến 1 ha, 30 quan sát mẫu có sở hữu
đất đai trên 1 ha) tại xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.
1.4.4 Phương pháp tích phân tích số liệu
Mục tiêu 1: Đề tài phân tích hiện trạng sở hữu đất đai nơng hộ trong khoảng 12 năm
qua (2000 – 2012) sử dụng phương pháp phân tích thống kê mơ tả như: trung bình, tỷ
lệ, tần suất, phân nhóm,… để mơ tả hiện trạng sở hữu đất đai và thu nhập nông hộ tại
địa bàn nghiên cứu.

22


Mục tiêu 2: Đề tài phân tích hiện trạng sinh kế tạo thu nhập của nông hộ sử dụng
phương pháp Cross Tabulation để thấy được sự khác biệt giữa các nhóm hộ sở hữu đất
khác nhau sẽ có sinh kế thu nhập khác nhau. Cross Tabulation là một kỹ thuật thống kê
mô tả hai hoặc ba biến cùng lúc và bảng kết quả phản ánh sự kết hợp hai hay nhiều

biến số lượng hạn chế trong phân loại hoặc trong giá trị phân biệt. Đề tài sử dụng
phương pháp phân tích cross tabulation hai biến. Thí dụ như phân tích chéo giữa hai
biến tuổi chủ hộ và giới hoặc diện tích đất và thu nhập,….
Tiến trình phân tích bảng chéo hai biến
Bảng phân tích bảng chéo hai biến cịn được gọi là bảng chéo tiếp liên, mỗi ô trong
bảng chứa đựng sự kết hợp phân loại của hai biến.
Việc phân tích các biến theo cột hay theo hàng tuỳ thuộc vào biến đó được xem là biến
độc lập hay biến phụ thuộc. Thông thường khi xử lý, biến xếp theo cột là biến độc lập
biến xếp theo hàng là biến phụ thuộc.
Trong phân tích bảng chéo, ta cũng cần quan tâm đến gía trị kiểm định. Ở đây phân
phối Chi bình phương cho phép ta kiểm định mối liên hệ giữa các biến.
Giải thuyết trong kiểm định có nội dung như sau:
H0 khơng có mối quan hệ giữa các biến (độc lập).
H1 có mối quan hệ giữa các biến (phụ thuộc).
Giá trị kiểm định trong kết quả phân tích sẽ cung cấp mức ý nghĩa của kiểm định (PValue). Nếu mức ý nghĩa nhỏ hơn hoặc bằng (mức ý nghĩa phân tích ban đầu) thì kiểm
định hồn tồn có ý nghĩa hay nói các khác bác bỏ giả thuyết H 0, nghĩa là biến có mối
quan hệ với nhau. Ngược lại thì các biến này khơng có mối liên hệ với nhau.
Mục tiêu 3:
Để thấy tác động của sở hữu đất đai đến hiện trạng sinh kế tạo thu nhập của nông hộ
mức độ tác động của sở hữu đất đai vào thu nhập nông nghiệp của hộ nông dân sử
dụng mơ hình kinh tế Cobb – Douglas dạng hàm hồi quy tuyến tính dùng để phân tích
mối quan hệ giữa nhiều biến độc lập (biến giải thích hay biến nguyên nhân) ảnh hưởng
đến một số biến phụ thuộc (biến được giải thích hay biến kết quả). Mối quan hệ này
được thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính bội như sau:
Y = b0 + b1X1 + b2X2 +… + bkXk
23


Y: là biến thu nhập từ nông nghiệp hoặc biến thu nhập rịng của nơng hộ.
Xk: là các biến độc lập, lần lượt là các diện tích đất của nơng hộ hoặc các biến ảnh

hưởng tới thu nhập NN của nơng hộ.
Tồn bộ dữ liệu điều tra sẽ được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm Excel và SPSS16.0
1.5 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Các nông hộ đại diện cho nhóm sở hữu đất dưới 0,5 ha, nhóm sở hữu đất từ 0,5 – 1 ha
và nhóm nơng hộ có diện tích sở hữu đất trên 1 ha tại 03 ấp Mỹ Lợi B, Mỹ Lợi C và
Mỹ An thuộc xã Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng.

Chương 2
ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Sóc Trăng là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở cuối lưu vực
sông Mêkong với diện tích tự nhiên là 3.311,8 km2. Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, hàng năm có mùa khơ và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung
bình hàng năm là 26,8oC, ít khi bị bão lũ. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864
mm, tập trung nhất từ tháng 8, 9, 10, độ ẩm trung bình là 83%, thuận lợi cho cây lúa và
các loại hoa màu phát triển.
Sóc Trăng có tổng diện tích đất tự nhiên là 331.176,29 ha. Đất đai của Sóc Trăng có độ
màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày
24


như mía, đậu nành, bắp, các loại rau màu như hành, tỏi và các loại cây ăn trái như
bưởi, xoài, sầu riêng... Hiện đất nông nghiệp là 276.677 ha, chiếm 82,89%; trong đó,
đất sản xuất nơng nghiệp là 205.748 ha (chiếm 62,13%), đất lâm nghiệp có rừng
11.356 ha (chiếm 3,43%), đất nuôi trồng thuỷ sản 54.373 ha (chiếm 16,42%), đất làm
muối và đất nông nghiệp khác chiếm 0,97%. Trong tổng số 278.154 ha đất nơng
nghiệp có 144.156 ha sử dụng cho canh tác lúa, 21.401 ha cây hàng năm khác và
40.191 ha dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái. Riêng đất phi nông nghiệp là 53.963

ha và 2.536 ha đất chưa sử dụng (Niên giám thống kê Sóc Trăng, 2010).
Sóc Trăng có địa hình thấp và tương đối bằng phẳng. Độ cao đất tuyệt đối từ 0,4 - 1,5
m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Nhìn chung địa hình tỉnh Sóc Trăng có
dạng lịng chảo, cao ở phía sơng Hậu và biển Đơng thấp dần vào trong, vùng thấp nhất
là phía Tây và Tây Bắc. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng khơng đều, xen kẽ là những
giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Đó là
những dấu vết trầm tích của thời kỳ vận động biển tiến và lùi tạo nên các giồng cát và
các bưng trũng ở các huyện Mỹ Tú, thị xã Sóc Trăng, Mỹ Xun, Long Phú, Vĩnh
Châu. Vùng đất phèn có địa hình lịng chảo ở phía Tây và ven kinh Cái Cơn có cao
trình rất thấp, từ 0 - 0,5 m, mùa mưa thường bị ngập úng làm ảnh hưởng tới hoạt động
sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng. Vùng cù lao trên sơng Hậu cũng có cao
trình thấp, thường bị ngập khi triều cường, vì vậy để đảm bảo sản xuất phải có hệ
thống đê bao chống lũ.
Sóc Trăng cịn có nguồn tài ngun rừng với diện tích 11.356 ha với các loại cây
chính: Tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước phân bố ở 04 huyện Vĩnh Châu, Long Phú,
Mỹ Tú và Cù Lao Dung. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và
rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.
Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 02 cửa sông lớn là sông Hậu (đổ theo 02 con sông lớn
Trần Đề, Định An) và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá
nổi và tơm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thuỷ
hải sản, nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch
vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển (Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc
Trăng, 2012).
2.1.2 Kinh tế xã hội
25


×