Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ DỰ ÁN VIỆT NAM – HÀN QUỐC HỢP TÁC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN SAU CHIẾN TRANH 30 tháng 11 năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.14 KB, 71 trang )

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ
DỰ ÁN VIỆT NAM – HÀN QUỐC
HỢP TÁC KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
BOM MÌN SAU CHIẾN TRANH
30 tháng 11 năm 2019

Ian Mansfield, Tư vấn quốc tế
Nguyễn Xuân Nguyên, Tư vấn trong nước

1


MỤC LỤC
1. TÓM TẮT BÁO CÁO..................................................................................................................................3
2. GIỚI THIỆU..............................................................................................................................................4
3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ.....................................................................................................................5
4. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DỰ ÁN...........................................................................................................6
5. ĐÁNH GIÁ VỀ BỐI CẢNH.......................................................................................................................14
6. CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH.........................................................................................................................23
7. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT..........................................................................................................................25
8. CÁC PHỤ LỤC:.......................................................................................................................................28
PHỤ LỤC A: LÝ LỊCH CỦA TƯ VẤN QUỐC TẾ VÀ TƯ VẤN TRONG NƯỚC.................................................29
PHỤ LỤC B: ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU ĐÁNH GIÁ GIỮA KỲ..................................................................35
PHỤ LỤC C: CÁC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................................................44
PHỤ LỤC D: KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ...........................................................................................................46
PHỤ LỤC E: DANH MỤC CÁC VĂN BẢN, TÀI LIỆU ĐÃ XEM XÉT................................................................56
PHỤ LỤC F: DANH SÁCH NHỮNG CÁ NHÂN ĐÃ THAM VẤN....................................................................67
PHỤ LỤC G: BIÊN BẢN CUỘC HỌP THAM VẤN NGÀY 7/11/2019............................................................69

2



1. TĨM TẮT BÁO CÁO
1.1. Năm 2014, Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc bày tỏ thiện chí muốn hỗ trợ tài chính đối với hoạt
động khắc phục bom mìn, vật nổ cịn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam. Sau một số nghiên cứu khả
thi do KOICA thực hiện, việc triển khai dự án thông qua UNDP đã được quyết định. Văn kiện dự án
đã được Bộ Quốc phòng Việt Nam, VNMAC và UNDP tham gia xây dựng và ký kết vào ngày 1 tháng 2
năm 2018.
1.2. Dự án có năm hợp phần, đó là Tăng cường năng lực của VNMAC (và ở mức độ thấp hơn là Bộ
LĐTBXH), Khảo sát và rà phá; Giáo dục nguy cơ bom mìn; Hỗ trợ nạn nhân; và Quản lý thơng tin tại
hai tỉnh Quảng Bình và Bình Định (với mong đợi rằng các hoạt động tại cấp tỉnh này sẽ có một số tác
động tới các chính sách quốc gia). Ngân sách của dự án bao gồm 20 triệu đô la Mỹ do KOICA tài trợ,
và vốn đối ứng tương đương với 10 triệu đô la Mỹ bằng hiện vật từ Chính phủ Việt Nam. Thời gian
chính thức của dự án từ ngày 1 tháng 1 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.
1.3. Một trong những hoạt động của dự án là thực hiện đánh giá giữa kỳ (ĐGGK) vào nửa cuối năm
2019. Cuộc họp của Ban điều phối dự án chung (JPCC) vào tháng 3 năm 2019 đã quyết định thực
hiện việc đánh giá giữa kỳ vào nửa cuối năm 2019. Điều khoản tham chiếu cho Đánh giá giữa kỳ
(ĐGGK) được xây dựng và dự án đã tuyển chọn một tư vấn quốc tế và một tư vấn trong nước thực
hiện hoạt động này. ĐGGK được thực hiện trong thời gian từ ngày 16 tháng 9 đến ngày 30 tháng 11
năm 2019 và đồn đánh giá đã có một buổi báo cáo kết quả ban đầu với các bên liên quan tại
VNMAC, Hà Nội vào ngày 7 tháng 11 năm 2019. Báo cáo cuối cùng này trình bày những phát hiện chi
tiết của ĐGGK.
1.4. Về tổng thể, KVMAP là một dự án quan trọng trong lĩnh vực hành động bom mìn tại Việt Nam, vì
dự án này có sự tham gia của hai đối tác mới trong hành động bom mìn tại Việt Nam là KOICA và
UNDP, và vì quy mơ ngân sách của dự án và các hợp phần trong hành động bom mìn mà dự án thực
hiện.
1.5. Dự án được triển khai chậm hơn so với tiến độ vào thời điểm bắt đầu do một số lý do khách
quan. Việc lựa chọn UNDP để thực hiện dự án chỉ được quyết định một thời gian ngắn trước khi bắt
đầu triển khai dự án, và sau đó cũng cần một khoảng thời gian để thiết lập cơ chế quản lý dự án và
đạt được sự thống nhất giữa UNDP và VNMAC về thực hiện dự án trong thời gian tiếp theo. Giải
ngân của dự án chỉ bắt đầu vào quý II năm 2018 và hoạt động thực địa được triển khai vào tháng 9

năm 2018. Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối năm 2018, tiến độ thực hiện dự án đã được đẩy nhanh tối đa.
1.6. Văn kiện dự án KVMAP được xây dựng dựa trên một số giả định. Khi triển khai dự án và thu
thập thêm các dữ liệu mới trong một số hợp phần, tình hình thực tế đã trở nên rõ ràng hơn và dự án
đã có những điều chỉnh. Thêm vào đó, VNMAC là một tổ chức mới được thành lập và mặc dù đã có
nhiều tiến triển trong thực hiện cơng việc kể từ khi thành lập vào năm 2014, VNMAC vẫn cần tiếp tục
được nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu công việc.
1.7. Liên quan đến tiến độ của các hợp phần chính của dự án, nâng cao năng lực cho VNMAC là một
hoạt động đã được thực hiện hiệu quả. Hoạt động này bao gồm đào tạo cho cán bộ, hỗ trợ kỹ thuật,
và nhất là thực hiện hoạt động tự đánh giá năng lực của VNMAC. Báo cáo tự đánh giá này là cơ sở
3


cho hoạt động nâng cao năng lực trong tương lai cho VNMAC. Hoạt động khảo sát và rà phá đang
được tiến hành ở hai tỉnh dự án và VNMAC tự tin sẽ đạt được các mục tiêu về rà phá. Hoạt động giáo
dục nguy cơ bom mìn bao gồm thực hiện khảo sát Kiến thức-Thái độ-Thực hành và triển khai các
hoạt động nâng cao nhận thức. Việc thu thập dữ liệu để xác định số nạn nhân bom mìn tại Quảng
Bình và Bình Định đã được thực hiện và một phần mềm mới được xây dựng để sử dụng trong việc
đăng ký người khuyết tật. Cuối cùng, dự án cũng hỗ trợ hoạt động quản lý thông tin tại VNMAC cũng
như Ban chỉ huy cơng trường tại hai tỉnh.
1.8. Có nhiều yếu tố bên ngoài tác động đến việc thực hiện dự án KVMAP trong khi dự án KVMAP
hầu như khơng có khả năng ảnh hưởng tới các yếu tố này. Yếu tố quan trọng nhất ở đây là khung
pháp lý của Chính phủ Việt Nam đối với hành động bom mìn. Lĩnh vực hành động bom mìn được đặt
trong Chương trình 504 ở tầm chính sách quốc gia. Tuy nhiên, Ban chỉ đạo quốc gia của Chương trình
504 về hành động bom mìn gần đây đã được sáp nhập với Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả
chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (Ban chỉ đạo 33) để hình thành nên
Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam
(Ban chỉ đạo 701). Ở cấp quốc gia là cấp hoạch định chính sách thì hoạt động ưu tiên là thành lập
Ban chỉ đạo 701 và cũng là thành lập một cơ quan điều phối hoạt động cho cả hoạt động khắc phục
hậu quả chất độc hoá học và hành động bom mìn (tương tự như VNMAC). Ngồi ra, phải mất một
số thời gian để ban hành một Nghị định về hành động bom mìn và bây giờ là soạn thảo và ban hành

(các) thông tư để thực hiện Nghị định. Tất cả những yếu tố này đã có ảnh hưởng đến VNMAC, trong
khi cơ quan này chưa thực hiện được toàn bộ các nhiệm vụ điều phối tất cả các hoạt động hành
động bom mìn tại Việt Nam.
1.9. Ngồi việc phân tích một số yếu tố chính ảnh hưởng đến dự án, ĐGGK cũng đề xuất một số lĩnh
vực mà dự án KVMAP có thể có đóng góp nhiều hơn, chẳng hạn như vấn đề lồng ghép giới, tăng
cường liên kết giữa hành động bom mìn và phát triển kinh tế -xã hội (và các mục tiêu phát triển bền
vững), hỗ trợ các tỉnh thông qua việc nâng cao sự phối hợp hành động bom mìn với VNMAC và
VNMAC cung cấp kịp thời các số liệu liên quan.
1.10. ĐGGK đề xuất một số khuyến nghị đối với giai đoạn sau của dự án. Một trong những vấn đề
đáng quan tâm là tiến độ giải ngân của dự án. Với tiến độ hiện tại, dự án sẽ không thể giải ngân tồn
bộ ngân sách một cách có hiệu quả vào cuối năm 2020. ĐGGK nhấn mạnh đề xuất điều chỉnh thời
gian thực hiện dự án thành bốn năm từ 2018-2021 và khơng cần điều chỉnh ngân sách vì ba lý do: tỷ
lệ giải ngân còn thấp hơn so với dự kiến; một số quan ngại về chất lượng khi đẩy quá nhanh hoạt
động rà phá để đạt được mục tiêu; và cịn có nhiều việc phải làm trong tăng cường năng lực cho
VNMAC (các hoạt động này cần có thời gian để thực hiện và thậm chí cần nhiều thời gian hơn cả thời
hạn bốn năm được đề xuất).
1.11. Các khuyến nghị khác liên quan đến việc xem xét lại các mục tiêu dự án nếu thời hạn dự án
được điều chỉnh như tăng cường các khía cạnh giới và phát triển, hài hòa các tiêu chuẩn quốc gia và
cung cấp thông tin kịp thời. Cuối cùng, ĐGGK thấy rằng đã có mối quan hệ tốt giữa tất cả các đối tác
dự án, cũng như với các đối tác bên ngoài, và dự án đang được UNDP quản lý có hiệu quả.

2. GIỚI THIỆU

4


2.1. Hậu quả của nhiều năm chiến tranh, đất đai và con người Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi
bom mìn và vật nổ cịn sót lại sau chiến tranh. Nhiều người đã chết hoặc bị thương do tai nạn liên
quan đến bom mìn, vật nổ, đất đai khơng an toàn cho việc khai thác sử dụng và sự phát triển kinh tế
xã hội của đất nước. Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tiến hành công tác rà phá bom mìn trong hơn

40 năm qua. Trong 10 năm gần đây Chính phủ Việt Nam đã củng cố hệ thống để giải quyết vấn đề
này, bao gồm xây dựng chương trình hành động bom mìn quốc gia (ban đầu được gọi là Chương
trình 504) và thành lập Trung tâm Hành động Bom mìn Quốc gia Việt Nam (VNMAC). Một số nhà tài
trợ quốc tế đã hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cho Việt Nam, nhưng chủ yếu mới là các tổ chức phi chính
phủ quốc tế (INGOs) làm việc tại một số tỉnh ở miền trung, chủ yếu ở tỉnh Quảng Trị.
2.2. Sau chuyến thăm của Tổng thống Hàn Quốc tới Việt Nam vào năm 2014, Hàn Quốc thông báo Cơ
quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) sẽ hỗ trợ tài chính cho việc khắc phục hậu quả bom mìn tại
Việt Nam. KOICA đã tiến hành một số nghiên cứu khả thi và sau khi thảo luận với Chính phủ Việt Nam
và các đối tác khác, đã quyết định thực hiện khoản hỗ trợ này thông qua UNDP. Một thỏa thuận về
việc thực hiện dự án sau đó đã được ký giữa KOICA và UNDP vào ngày 28 tháng 12 năm 2017. Tiếp
theo đó, văn kiện dự án đã được Bộ Quốc phòng, VNMAC và UNDP ký kết vào ngày 1 tháng 2 năm
2018. Dự án có năm hợp phần, bao gồm Nâng cao năng lực cho VNMAC (và ở mức độ thấp hơn là
cho Bộ LĐTBXH), Khảo sát và rà phá, Giáo dục nguy cơ bom mìn, Hỗ trợ nạn nhân và Quản lý thơng
tin tại tỉnh Quảng Bình và Bình Định. Ngân sách của dự án là 20 triệu đô la Mỹ từ KOICA, cùng với vốn
đối ứng tương đương với 10 triệu đô la Mỹ bằng hiện vật từ Chính phủ Việt Nam. Thời gian thực
hiện dự án từ ngày 1 tháng 1 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020.
2.3. Một hoạt động của dự án là thực hiện đánh giá giữa kỳ vào nửa cuối năm 2019. Điều khoản
tham chiếu cho Đánh giá giữa kỳ (ĐGGK) đã được xây dựng và hai chuyên gia tư vấn được tuyển
chọn để thực hiện, bao gồm một tư vấn quốc tế, ông Ian Mansfield và một tư vấn trong nước, ơng
Nguyễn Xn Ngun. Tóm tắt lý lịch của hai chuyên gia tư vấn tại Phụ lục A, Điều khoản tham chiếu
cho ĐGGK tại Phụ lục B và Bảng hỏi sử dụng trong ĐGGK tại Phụ lục D. Mục đích của ĐGGK là phân
tích kết quả và hiệu quả của dự án cho đến thời điểm hiện tại, các hạn chế và thách thức chính, và
đưa ra các khuyến nghị cho thời gian thực hiện tiếp theo. ĐGGK được thực hiện trong khoảng thời
gian từ ngày 16 tháng 9 đến ngày 30 tháng 11 năm 2019. Đồn ĐGGK đã có một buổi báo cáo kết quả
ban đầu với sự tham gia của các đối tác liên quan được tổ chức tại trụ sở VNMAC vào ngày 7 tháng
11 năm 2019. Báo cáo cuối cùng này trình bày những phát hiện chi tiết của ĐGGK.
2.4. Đồn ĐGGK xin cảm ơn UNDP và VNMAC đã tích cực hỗ trợ trong việc sắp xếp cần thiết để đoàn
thực hiện hoạt động, bao gồm đặt chỗ cho các chuyến đi tới hiện trường (liên quan đến nhiều thay
đổi lịch trình do ảnh hưởng của bão), lên lịch hẹn cho các cuộc tham vấn và quản lý chung. Đoàn
ĐGGK cũng bày tỏ sự cảm ơn tới tất cả thành viên đã tham gia phỏng vấn vì đã dành thời gian để gặp

gỡ và bày tỏ quan điểm của họ về dự án KVMAP.

3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
3.1. Dự án đã xây dựng Điều khoản tham chiếu cho ĐGGK vào tháng 7 năm 2019 và hai chuyên gia
tư vấn (ông Ian Mansfield và ông Nguyễn Xuân Nguyên) đã được UNDP tuyển chọn vào tháng 9 năm
2019. Các chuyên gia tư vấn sau đó đã đưa ra Kế hoạch làm việc cho ĐGGK (Phụ lục D) được UNDP
phê duyệt. Phương pháp đánh giá trong Kế hoạch làm việc bao gồm nghiên cứu các tài liệu dự án,
tiến hành phỏng vấn các đối tác chính, tham quan thực địa và phân tích dữ liệu. Thời gian thực hiện
5


ĐGGK từ 16 tháng 9 đến 30 tháng 11 năm 2019, trong đó ơng Ian Mansfield có thời gian làm việc tại
Hà Nội từ 27 tháng 10 đến 8 tháng 11 năm 2019.
3.2. Việc nghiên cứu các tài liệu dự án đã bắt đầu được thực hiện trong khoảng thời gian từ 16 đến
25 tháng 9, và sau đó tiếp tục xem xét trong q trình tiến hành ĐGGK. Nhóm ĐGGK đã nghiên cứu
xem xét gần 60 tài liệu liên quan (danh sách tài liệu tại Phụ lục E, bao gồm cả tài liệu bằng tiếng Việt
hoặc tiếng Anh, hoặc song ngữ).
3.3. Các cuộc phỏng vấn trao đổi với các đối tác chính được thực hiện thơng qua phỏng vấn trực tiếp
tại Hà Nội và Bình Định, trao đổi qua skype hoặc qua thư điện. Những người được phỏng vấn bao
gồm quan chức chính phủ, cán bộ của VNMAC, đại diện một số nhà tài trợ, cán bộ của UNDP, các
chuyên gia từ các tổ chức phi chính phủ trong và người nước và cán bộ dự án. Tổng số hơn 40 cá
nhân đã được phỏng vấn trong quá trình thực hiện ĐGGK (danh sách tại Phụ lục F).
3.4. Theo kế hoạch ban đầu, đồn ĐGGK dự kiến sẽ có chuyến thăm thực địa ba ngày tới các tỉnh
Bình Định và Quảng Bình từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 1 tháng 11. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của cơn
bão số 5 vào các tỉnh miền trung Việt Nam, chuyến đi thực địa đã phải hủy bỏ. Sau đó, chuyến thăm
một ngày tới tỉnh Bình Định được thực hiện vào ngày 5 tháng 11 và nhóm ĐGGK đã gặp và làm việc
với Ủy ban Nhân dân tỉnh và một số ban ngành, quan sát và trao đổi về công tác khảo sát rà phá do
các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện, và đến thăm một trường học tham gia vào chương trình
giáo dục nguy cơ bom mìn cho học sinh.
3.5. Báo cáo kết quả ban đầu dưới hình thức bài thuyết trình power point đã được nhóm ĐGGK trình

bày tại văn phịng của VNMAC tại Hà Nội vào chiều ngày 7 tháng 11. Đại diện của KOICA, VNMAC, Bộ
LĐTBXH, UNDP và cán bộ dự án đã tham dự và trao đổi các nội dung liên quan. Biên bản cuộc họp
được đính kèm tại Phụ lục G. Sau cuộc họp trên, nhóm ĐGGK tiếp tục nghiên cứu các tài liệu và các
nội dung trao đổi phỏng vấn đã được thực hiện, và báo cáo cuối cùng này được nộp cho UNDP Việt
Nam vào ngày 30 tháng 11.

4. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG DỰ ÁN
4.1 Tổng quan chung
4.1.1. Dự án “Việt Nam – Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh” đã được
Bộ Quốc phịng Việt Nam, VNMAC và UNDP ký kết vào ngày 1 tháng 2 năm 2018 1. Văn kiện dự án chủ
yếu dựa trên Báo cáo khả thi lần thứ hai của KOICA về Tháo dỡ bom mìn và vật liệu nổ tại Việt Nam 2.
Do thiếu các dữ liệu chung về tất cả những nội dung trong Hành động bom mìn tại Việt Nam, Nghiên
cứu khả thi này có nhiều giả định, và một số giả định này đã được chuyển vào Văn kiện Dự án. Điều
này dẫn đến việc Khung kết quả 3 năm của dự án không được xây dựng ngay sau khi ký kết văn kiện
dự án. Ngoài ra, một số giả định đã được chứng minh là không phù hợp và dự án đã phải điều chỉnh
sau đó (chẳng hạn không thực hiện việc xây dựng trung tâm cơ sở dữ liệu khu vực tại Đà Nẵng). Kế
hoạch công tác và ngân sách dự án hàng năm đã được xây dựng cho năm 2018 và 2019 (và hiện nay
đang thực hiện). Báo cáo tiến độ thực hiện dự án năm 2018 đã được xây dựng, và các báo cáo tiến
độ hàng quý đã được hoàn thành thường xuyên trong năm 2018 và 2019.
1
2

Dự án Hành động bom mìn Việt Nam – Hàn Quốc, UNDP, số hiệu 00098770 ngày 1/2/ 2018
Dự án KOICA về Tháo dỡ bom mìn và vật liệu nổ tại Việt Nam, Báo cáo Khả thi lần 2, tháng 6/2016.

6


4.1.2. Nhìn chung Dự án đã khởi đầu chưa đúng như tiến độ mong muốn, tuy nhiên điều này là dễ
hiểu. UNDP đã được lựa chọn tham gia thực hiện dự án và chỉ được quyết định ngay trước khi dự án

được triển khai. Sau đó phải mất thời gian để thiết lập cấu trúc quản lý của dự án và để đạt được
thỏa thuận giữa UNDP và VNMAC về thực hiện dự án. Cho tới quý II năm 2018, mức độ giải ngân của
dự án còn thấp, mặc dù từ giữa năm 2018 đã triển khai một số lớp tập huấn về Quản lý dự án cho
các cán bộ của Ban quản lý dự án chung, tập huấn về khảo sát rà phá với nhiều nội dung như khảo
sát phi kỹ thuật, khảo sát kỹ thuật, rà phá, quản lý thông tin, quản lý chất lượng. Cho tới tháng 9 năm
2018, các hoạt động hiện trường mới bắt đầu được triển khai. Tuy nhiên đến cuối năm 2018, tiến độ
thực hiện dự án đã được đẩy nhanh hơn.
4.1.3. Trong q trình phỏng vấn, đồn ĐGGK đã ghi nhận mối quan hệ tốt giữa các đối tác khác
nhau. Mặc dù cịn có sự khác biệt về quan điểm và cách tiếp cận khi bắt đầu dự án, nhưng với việc
xây dựng và ban hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án, cũng như trao đổi thông tin kịp thời giữa
UNDP và VNMAC nên nhiều vấn đề đã được giải quyết. Cũng có sự hợp tác rất tốt giữa dự án KVMAP
và các tổ chức quốc tế khác đang làm việc tại Việt Nam. Điều này một phần là do tất cả các bên đều
được tài trợ tốt nên không có sự cạnh tranh về nguồn lực của các nhà tài trợ, nhưng quan trọng hơn
là tất cả các tổ chức này đều có mong muốn chung là hỗ trợ Việt Nam giải quyết vấn đề bom mìn, vật
nổ cịn sót lại sau chiến tranh.
4.1.4. Dự án có năm hợp phần chính là Tăng cường năng lực cho VNMAC (và ở mức độ thấp hơn là
cho Bộ LĐTBXH), Khảo sát và rà phá; Giáo dục nguy cơ bom mìn; Hỗ trợ nạn nhân bom mìn; và Quản
lý thơng tin tại hai tỉnh Quảng Bình và Bình Định, với mong muốn rằng các hoạt động tại cấp tỉnh này
sẽ có một số tác động tới chính sách có liên quan. Phần tiếp theo này của Báo cáo ĐGGK sẽ phân tích
tiến độ của từng hợp phần, đồng thời xem xét các vấn đề về ngân sách và quản lý dự án. Phân tích
sẽ khơng lặp lại tất cả các khía cạnh của tiến độ một cách chi tiết, vì thơng tin này đã được đề cập
trong các báo cáo hàng quý và hàng năm. Thay vào đó, sẽ xem xét các kết quả chính đã đạt được và
ý nghĩa của nó đã, hoặc quan trọng thế nào đối với dự án.
4.2 Tăng cường năng lực
4.2.1. Một trong những mục tiêu chính của dự án là “tăng cường năng lực quản trị cơng cho hành
động bom mìn thơng qua xây dựng năng lực của VNMAC và Bộ LĐTBXH về xây dựng kế hoạch và xác
định ưu tiên, cộng với giám sát và đánh giá”. Kế hoạch hoạt động năm 2018 bao gồm các hoạt động
đánh giá năng lực của VNMAC và Bộ LĐTBXH và tổ chức các khóa tập huấn đào tạo. Đào tạo về quản
lý dự án cho cán bộ dự án của cả UNDP và VNMAC đã được tổ chức trong năm 2018, và một số
lượng lớn nhân lực đã được đào tạo về khảo sát và rà phá, khảo sát phi kỹ thuật và khảo sát kỹ thuật,

thu thập dữ liệu và quản lý thông tin, giáo dục nguy cơ bom mìn và thu thập dữ liệu về người khuyết
tật và nạn nhân bom mìn.
4.2.2 Kế hoạch hoạt động năm 2019 một lần nữa đề cập đến sự cần thiết phải đánh giá năng lực của
VNMAC và Bộ LĐTBXH. Quyết định không tiến hành đánh giá năng lực của VNMAC vào năm 2018 vì
một số lý do. Trong suốt năm 2018, trọng tâm là thiết lập các các cơ chế quản lý cần thiết cho dự án
và tổ chức đào tạo ban đầu cho cán bộ dự án. Cuối năm 2018 đánh dấu một mốc quan trọng khi các
hợp phần của dự án được thống nhất thực hiện và Nghị định 18 sắp được phê duyệt, trao cho
VNMAC có vai trò lớn hơn trong lĩnh vực hành động bom mìn ở Việt Nam. Đầu năm 2019, UNDP đã
tuyển chọn một tư vấn quốc tế, ông Terry Jones, để hỗ trợ thực hiện đánh giá năng lực của VNMAC
và Bộ LĐTBXH thông qua sử dụng phương pháp tự đánh giá. Việc tự đánh giá này đã rất thành công
7


vì do chính các cán bộ của VNMAC tự tiến hành, nên sẽ giúp có nhiều cơ hội được thực hiện tiếp
theo hơn so với việc đánh giá từ bên ngoài. Báo cáo vào tháng 5 năm 2019 đã đưa ra một số khuyến
nghị quan trọng, có thể định hướng cho hoạt động xây dựng năng lực trong dự án KVMAP trong giai
đoạn còn lại của dự án và sau dự án. Ví dụ, báo cáo đề xuất rằng một khi (các) thông tư hướng dẫn
thực hiện Nghị định 18 được phê duyệt, VNMAC sẽ cần hỗ trợ trong việc chuẩn bị một loạt các văn
bản quan trọng như Kế hoạch hành động bom mìn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, Chiến lược hành
động bom mìn quốc gia, cải thiện hệ thống lập kế hoạch và lựa chọn ưu tiên, chiến lược huy động
nguồn lực, hệ thống quản lý chất lượng và hài hòa các tiêu chuẩn. Tất cả các hoạt động này là các lĩnh
vực mà UNDP đã có rất nhiều kinh nghiệm ở cấp độ tồn cầu, và UNDP cũng sẽ tích cực phối hợp với
các đối tác khác như Trung tâm Rà phá bom mìn nhân đạo quốc tế Geneve (GICHD) hỗ trợ trong các
lĩnh vực này.
4.2.3. Liên quan đến đánh giá năng lực của Bộ LĐTBXH, báo cáo cho thấy “một số cuộc họp đã được
tổ chức, nhưng khơng có hoạt động tự đánh giá nào được thực hiện”, với thực tế là có sự thiết lập
một hệ thống có hiệu quả về bảo trợ xã hội thuộc Bộ LĐTBXH đối với hoạt động hỗ trợ nạn nhân và
kinh nghiệm về giáo dục nguy cơ bom mìn của tổ chức Dịch vụ cứu trợ thiên chúa giáo (CRS), cũng
như một số can thiệp nhất định về hành động bom mìn đã được lồng ghép vào hệ thống quốc gia.
Trong các cuộc họp, khơng có nhu cầu mới nào được nêu lên ngoài sự hỗ trợ đã được dự án KVMAP

cung cấp hoặc mong đợi tại hai tỉnh và ở cấp quốc gia. Tuy nhiên, báo cáo lưu ý rằng VNMAC và Bộ
LĐTBXH có thể phối hợp xây dựng chiến lược quốc gia về hỗ trợ nạn nhân và giáo dục nguy cơ bom
mìn, theo dõi nhu cầu của nạn nhân bom mìn và báo cáo về các vụ tai nạn mới.
4.2.4. Nhìn chung, hoạt động xây dựng năng lực của dự án đã có tiến triển tốt. Xây dựng năng lực là
cơng việc địi hỏi cần có thời gian, tuy nhiên nhiều người được phỏng vấn cảm thấy rằng trong thời
gian ngắn đã có những dấu hiệu thay đổi tích cực trong VNMAC. VNMAC nên thông qua báo cáo
Đánh giá năng lực và tổ chức các cuộc thảo luận với UNDP về cách triển khai thực hiện các khuyến
nghị. Hỗ trợ xây dựng năng lực là một trong những thế mạnh của UNDP, và chủ đề này nên được ưu
tiên trong nửa sau của dự án (và tiếp sau nữa, nếu có giai đoạn II của dự án).
4.3. Khảo sát và Rà phá
4.3.1. Mục tiêu khảo sát và rà phá tại hai tỉnh Quảng Bình và Bình Định được nêu ra trong văn kiện
dự án là 20.000 ha được khảo sát và 8.000 ha được rà phá bom mìn. Cho tới nay đã có tổng cộng 23
đội khảo sát và 45 đội rà phá được huy động và được trang bị để thực hiện hoạt động ở hai tỉnh.
Khoảng 2/3 số đội được bố trí ở Bình Định, cịn 1/3 số đội cịn lại ở Quảng Bình. Dự án KVMAP là đơn
vị điều hành khảo sát và rà phá duy nhất tại Bình Định, trong khi đó tại Quảng Bình cịn có một số tổ
chức quốc tế hỗ trợ công việc này. Các số liệu về tiến độ thực hiện năm 2018 và 2019 – tính tới tháng
7 năm 2019, được thể hiện trong Bảng 1.
Năm
2018
2019
Tổng cộng

Diện tích Khảo sát (ha)
Diện tích Rà phá (ha)
4.794
0
7.361
1.117
12.155
1.117

Bảng 1. Tiến độ Khảo sát và Rà phá năm 2018 và 2019

4.3.2. Lý do khơng có hoạt động rà phá trong năm 2018 là do cần có thời gian để thực hiện các thỏa
thuận cần thiết với Bộ Quốc phòng trong việc huy động và bố trí các đội rà phá tới làm việc tại các địa
8


bàn của dự án KVMAP và tổ chức đào tạo cũng như cung cấp trang bị cho họ. Việc đào tạo cho các
đội khảo sát và rà phá cũng cần thời gian, vì nó liên quan đến việc giới thiệu phương pháp mới, như
các quy trình khảo sát phi kỹ thuật, khảo sát kỹ thuật và quy trình rà phá theo tiêu chuẩn quốc tế. Các
số liệu trong Bảng 1 là con số tới tháng 7 năm 2019, và đó là những số liệu cập nhật. Dựa trên tiến
độ này, mục tiêu khảo sát có thể đạt được vào cuối năm 2020, nhưng mục tiêu rà phá có thể sẽ
khơng đạt được. Tuy nhiên, trong các cuộc phỏng vấn với VNMAC, nhóm ĐGGK được thơng báo rằng
năng suất rà phá đã được đẩy nhanh và sẽ đạt được 5.000 ha vào cuối năm 2019. S au đó trong năm
2020 các đội khảo sát có thể chuyển sang thực hiện rà phá để đạt được mục tiêu diện tích rà phá đề
ra. Đánh giá về khả năng đạt được mục tiêu này có thể được thực hiện sau khi số liệu về tiến độ thực
hiện được xem xét cẩn thận và xác nhận chính thức.
4.3.3. Mối quan tâm của nhóm ĐGGK là chất lượng cơng việc có thể bị ảnh hưởng nếu VNMAC cố
gắng đẩy nhanh tiến độ để đáp ứng mục tiêu rà phá, hoặc ít chú ý tới ưu tiên về chất lượng công việc
nhằm tăng con số về diện tích rà phá. Báo cáo kết quả thực hiện dự án năm 2018 cho biết “các ưu
tiên trong khảo sát và rà phá dựa trên các ưu tiên về nhân đạo và phát triển đã được sử dụng để xác
định các khu vực mục tiêu ở cả hai tỉnh”. Tuy nhiên, do thời gian tham quan thực địa ngắn, nhóm
ĐGGK khơng thể đưa ra đánh giá về việc lựa chọn địa điểm và các tiêu chí xác định ưu tiên. Các cán
bộ của VNMAC cho biết họ đã gặp chính quyền địa phương để thảo luận về kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội địa phương và lựa chọn địa điểm. Tuy nhiên, một số người khác bày tỏ lo ngại rằng chính
quyền tỉnh khơng phải lúc nào cũng cung cấp đầy đủ dữ liệu quy hoạch sử dụng đất của họ. Các tiêu
chí ra quyết định cho quy trình lựa chọn khu vực ưu tiên cần được công bố và làm rõ cho tất cả mọi
người, và quy trình này cần được trao đổi trong các cuộc họp thường xuyên giữa VNMAC với chính
quyền tỉnh nhằm xem xét các tiêu chí cũng như lựa chọn địa điểm ưu tiên mới.
4.3.4. Hoạt động quản lý chất lượng của dự án đã được tăng cường với việc tuyển dụng một cố vấn

quản lý chất lượng vào tháng 2 năm 2019, và được bố trí làm việc tại các tỉnh. Trước đây đã có một
số đơn vị đứng ra tổ chức các hội thảo với VNMAC về vấn đề quản lý chất lượng. Trong phạm vi quản
lý của mình, VNMAC cũng hiểu rằng cần có một hệ thống quản lý chất lượng tốt, nhưng vẫn còn rất
nhiều việc phải làm trước khi các hệ thống hiệu quả được thực hiện (như đã được xác định trong
hoạt động đánh giá năng lực). Một số việc phải phụ thuộc vào việc ban hành (các) thông tư nhằm xác
định trách nhiệm cụ thể; ví dụ như trách nhiệm trong việc cơng nhận các tổ chức khảo sát, rà phá,
trách nhiệm kiểm tra sau rà phá... Đặc biệt, các tiêu chuẩn trong lĩnh vực hành động bom mìn cũng
cần được quan tâm. VNMAC hiện tại đang áp dụng Quy chuẩn Việt Nam trong hoạt động rà phá, dựa
trên quy định của quân đội và khá máy móc. Một số tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc gia (TCVN)
được sử dụng như tài liệu hướng dẫn. Có khá nhiều tài liệu tham khảo về Tiêu chuẩn hành động bom
mìn quốc tế (IMAS)3, nhưng dường như vẫn cịn có việc hiểu chưa đúng về Tiêu chuẩn này. Vấn đề
này sẽ được đề cập thêm Phần 5 của Báo cáo này vì nó có ý nghĩa rộng lớn hơn chỉ là khảo sát và rà
phá.
4.3.5. Một số cán bộ của VNMAC được phỏng vấn không cho rằng việc gia hạn dự án thêm một năm
là cần thiết khi nói đến các mục tiêu khảo sát và rà phá. Như đã đề cập, họ cảm thấy có thể đạt được
các mục tiêu đã đề ra. Họ cũng do dự khi thảo luận về ý tưởng kéo dài dự án, và theo đó có thể sẽ có
các mục tiêu mới cao hơn được đặt ra cho năm thứ tư của dự án. Khơng có sự giải thích rõ ràng về lý
do việc do dự này. Có thể do họ không muốn bị nhận định rằng sẽ không thể đạt được các mục tiêu
3

/>
9


đề ra, hoặc có thể quyết định huy động, điều động các đội khảo sát và rà phá cho thực hiện dự án
của Bộ Quốc phòng bị ràng buộc về thời gian và rất khó thay đổi.
4.4. Giáo dục nguy cơ bom mìn (GDNCBM)
4.4.1. Mục tiêu của hợp phần GDNCBM là người dân ở tỉnh Quảng Bình và Bình Định nhận thức được
nguy cơ tiềm ẩn của bom mìn và vật nổ, và để giảm số vụ tai nạn mới. Năm 2018, một cuộc khảo sát
về Kiến thức, Thái độ và Thực hành (KAP) đã được thực hiện ở các hai tỉnh và kết quả khảo sát được

sử dụng để xây dựng một cách tiếp cận có mục tiêu hơn. Các khóa tập huấn cho tập huấn viên đã
được thực hiện cho các tổ chức cấp tỉnh và huyện, và các thông điệp GDNCBM đã được xây dựng và
phát trên đài truyền hình và đài phát thanh.
4.4.2. Do số lượng tai nạn mới mỗi năm rất ít (theo báo cáo của tổ chức Giám sát bom mìn thì chỉ có
14 trường hợp được ghi nhận ở Việt Nam năm 2017)4, việc mở rộng hợp phần GDNCBM của dự án là
không thuyết phục. Dữ liệu sơ bộ được dự án KVMAP thu thập từ hợp phần hỗ trợ nạn nhân cũng
cho thấy chỉ có một trường hợp thương vong mới mỗi năm tại tỉnh Quảng Bình trong vài năm gần
đây. Tại Quảng Bình, có tổng số 16 thương vong được ghi nhận từ năm 2010 đến 2018. Tuy nhiên,
khơng có thương vong nào trong năm 2014, 2015 và 2016 trong khi chỉ có một trường hợp thương
vong trong năm 2017 và một vào năm 2018. Tại Bình Định, có tổng cộng tám trường hợp thương
vong từ năm 2010 đến 2019, cụ thể như sau: năm 2014 một người, 2017 một người và năm 2015,
2016 và 2018 khơng có thương vong mới. So sánh với tỉnh Quảng Trị (được coi là tỉnh bị nhiễm bom
mìn, vật nổ nhiều nhất ở Việt Nam), số người thương vong mới giảm từ 22 trường hợp vào năm
2008 xuống 0 năm 2018. Dự án RENEW đánh giá rằng kết quả này không chỉ do hoạt động rà phá mà
còn do tác động của các hoạt động GDNCBM có hiệu quả và đang diễn ra. Dự án KVMAP nên nghiên
cứu kỹ dữ liệu này trong tám năm qua để xem liệu có những điều chỉnh nhỏ về cách tiếp cận
GDNCBM hay khơng, ví dụ như tập trung vào nhóm có nguy cơ cụ thể như những người thu gom và
buôn bán phế liệu.
4.4.3. Các hoạt động GDNCBM được đề ra trong Kế hoạch của KVMAP cho năm 2019 vẫn còn giá trị.
Khảo sát KAP được thực hiện tại tỉnh Quảng Bình và Bình Định cho thấy trẻ em cịn thiếu nhận thức
về bom mìn và vật nổ cịn sót lại sau chiến tranh, và hiểu biết thấp nhất về hành vi an toàn, do vậy
việc dự án hợp tác với các trường học trở nên quan trọng. Khảo sát KAP cũng cho thấy kênh truyền
hình là phương thức tiếp nhận thơng tin ưa thích của cơng chúng, vì vậy hoạt động này nên được
tiếp tục. Sẽ rất hữu ích khi dự án thực hiện khảo sát KAP tiếp theo vào năm 2020 (hoặc 2021 nếu
thời hạn dự án được điều chỉnh) để đo lường kết quả của các can thiệp dự án so với mốc cơ sở được
thiết lập trong khảo sát KAP đầu tiên.
4.4.4. Ở cấp độ tồn cầu, có rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm và thông tin về GDNCBM. Gần đây
nhất, UNMAS đã tiến hành đánh giá các hoạt động của GDNCBM trong những năm qua và thấy rằng
nâng cao nhận thức là một phần của giải pháp, nhưng thay đổi hành vi của người dân sẽ có hiệu quả
hơn trong việc giảm thiểu tai nạn. UNMAS cũng lưu ý rằng các tài liệu GDNCBM cần phải cụ thể đối

với từng loại vũ khí, với hành vi cộng đồng, giới tính và với các chuẩn mực văn hóa. GICHD đã bắt
đầu một dự án để xem xét thực trạng giáo dục nguy cơ vật nổ và đã thành lập Nhóm tư vấn giáo dục
nguy cơ vật nổ (EORE AG) với mục đích nâng cao hiệu quả toàn cầu về giáo dục nguy cơ và xác định
4

Landmine Monitor Report 2019 – Vietnam – Casualties. Lưu ý rằng Báo cáo Giám sát bom mìn năm 2019 đã
ban hành ngày 25 tháng 11 năm 2019; Báo cáo này cung cấp một số thông tin cập nhật về Việt Nam trong Tóm
tắt báo cáo. Tuy nhiên Báo cáo quốc gia về Việt Nam vẫn giữ các thông tin từ năm 2018.

10


các cách cải thiện hiệu quả, hiệu suất và lồng ghép với các lĩnh vực khác. Ra mắt vào tháng 5 năm
2019, EORE AG được đồng chủ trì bởi UNICEF và đại diện luân phiên của các tổ chức phi chính phủ hiện tại đang là MAG - và GICHD đóng vai trị là thư ký của nhóm và cũng là thành viên nòng cốt.
GICHD cũng sẽ giúp triển khai Kế hoạch làm việc của nhóm bằng cách chủ trì trong các hoạt động
nhất định. Các hoạt động này có liên quan trực tiếp đến Việt Nam và dự án KVMAP nên tham vấn với
GICHD để xác định họ có thể hỗ trợ Việt Nam như thế nào, đặc biệt là liên quan đến “cải tiến” trong
GDNCBM.
4.5 Hỗ trợ nạn nhân
4.5.1. Về con số thương vong, tổ chức Giám sát bom mìn cho biết “Trong số 14 thương vong được
ghi nhận tại Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2017, có ba vụ xảy ra ở tỉnh Quảng Trị, bốn ở
tỉnh Kon Tom và bảy ở tỉnh Khánh Hòa. Loại trừ một trường hợp, tất cả thương vong trong năm 2017
xảy ra do việc tháo dỡ bom mìn, vật nổ, chủ yếu để sử dụng làm kim loại phế liệu. Sự cố còn lại là do
va phải vật nổ cịn sót lại trong q trình canh tác”5. Báo cáo lưu ý rằng số liệu về thương vong chủ
yếu được ghi nhận ở tỉnh Quảng nhưng dường như có xu hướng số liệu thương vong giảm dần trên
toàn Việt Nam. Ý nghĩa của việc này đối với KVMAP là số thương vong mới là khơng đáng kể ở
Quảng Bình và Bình Định trong một số năm, vì vậy số người hưởng lợi của dự án sẽ vẫn là một số nạn
nhân tương đối cố định, là những trường hợp bị tai nạn trong quá khứ.
4.5.2. Mục tiêu của hợp phần hỗ trợ nạn nhân của KVMAP là các nạn nhân bom mìn tại Quảng Bình
và Bình Định được hỗ trợ thỏa đáng. Trong năm 2018, dự án tập trung vào đào tạo 349 cán bộ công

tác xã hội tỉnh, huyện và xã về đăng ký người khuyết tật và thu thập dữ liệu thực địa. Thu thập dữ
liệu thực địa đã được hoàn thành vào tháng 7 năm 2019 và cơ sở dữ liệu của người khuyết tật và nạn
nhân bom mìn đã được hình thành ở hai tỉnh. Chính sách cho người khuyết tật và nạn nhân bom mìn
cũng được xây dựng. Việc thu thập dữ liệu là hoạt động quan trọng nhất cho đến nay và thực tế cho
thấy số nạn nhân bom mìn ở Quảng Bình và Bình Định là ít hơn so với dự tính trước đây; điều đó sẽ
có tác động đến lập kế hoạch hỗ trợ nạn nhân trong tương lai. Tại Quảng Bình, khoảng 30.000 người
khuyết tật được đăng ký, trong đó có 4.400 nạn nhân bom mìn. Con số này với Bình Định là 43.000
người khuyết tật và 4.500 nạn nhân bom mìn. Như đã đề cập trước đó, từ năm 2010 đến 2018 chỉ có
tổng số 24 nạn nhân mới (16 ở Quảng Bình và 8 ở Bình Định) do tại nạn bom mìn, vật nổ gây ra.
4.5.3. Phần mềm đăng ký người khuyết tật và nạn nhân bom mìn ban đầu được phát triển bởi Trung
tâm quốc tế (trước đây gọi là Quỹ Cựu chiến binh Mỹ - VVAF) với sự tài trợ từ Hoa Kỳ. Dự án KVMAP
đã nâng cấp phần mềm và đảm bảo phần mềm được triển khai thực hiện tại 2 tỉnh dự án (Trung tâm
quốc tế đã thí điểm ở tám huyện của bốn tỉnh và hiện đang sử dụng nó ở 12 huyện của tám tỉnh) và
sau đó có thể sử dụng trên toàn quốc. Ngoài ra, KVMAP đã hỗ trợ nâng cấp phần “quản lý trường
hợp” của phần mềm để chuyển từ chỉ đăng ký thuần túy sang quản lý thực tế các trường hợp. Việc
giới thiệu phần mềm mới được phát triển thêm này cho phép in chứng chỉ cho người khuyết tật và
giúp họ tiếp cận hỗ trợ của chính phủ.
4.5.4. Nhiều hoạt động hỗ trợ nạn nhân được thực hiện thông qua Bộ LĐTBXH. Các đại diện của Bộ
LĐTBXH cũng chia sẻ quan ngại với nhóm ĐGGK về tiến độ các hoạt động và giải ngân của dự án.
Nhóm ĐGGK khơng có đủ thời gian để đánh giá cụ thể các quan ngại này. Tuy nhiên, đây cũng là một
vấn đề cần được xem xét trong thời gian còn lại của dự án. Kế hoạch hoạt động năm 2019 đã đưa
5

Báo cáo Giám sát Bom mìn 2019 – phần Việt Nam – Số Thương vong (Landmine Monitor Report 2019 –
Vietnam – Casualties)

11


vào 22 hoạt động cho hỗ trợ nạn nhân bom mìn, nhiều hơn đáng kể so với các lĩnh vực khác. Điều

này có vẻ khơng tương xứng, đặc biệt nếu so với phần kinh phí được phân bổ cho hợp phần này.
4.5.5. Một số người được phỏng vấn cũng cho rằng dự án KVMAP nên mở rộng và cung cấp dịch vụ
cho cả người khuyết tật ở hai tỉnh. Tuy nhiên, đề xuất này vượt khỏi phạm vi của dự án và khơng
được ủng hộ. Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ và các công cụ như phần mềm đăng ký có thể dễ dàng
được chia sẻ ở cấp tỉnh thơng qua Sở LĐTBXH vì lợi ích của tất cả người khuyết tật vì việc chia sẻ này
khơng mất chi phí cho dự án và sẽ giúp chuẩn hóa cách tiếp cận của tỉnh để hỗ trợ cho người khuyết
tật. Tuy nhiên, điều này không nên mở rộng sang việc dự án KVMAP cung cấp dịch vụ cho tất cả
người khuyết tật.
4.6 Quản lý Thông tin
4.6.1. Mục tiêu của hợp phần Quản lý thơng tin là các quy trình và thủ tục cần vận hành một cách
hiệu quả và với hiệu suất cao, và được tích hợp đầy đủ với Hệ thống quản lý thông tin quốc gia. Mục
tiêu cũng bao gồm việc các nhà quản lý và người ra quyết định có quyền truy cập vào thơng tin cần
thiết để giúp cho việc ra quyết định; trang thông tin điện tử được duy trì bền vững tại VNMAC và sẵn
sàng tiếp tục vận hành độc lập sau khi dự án kết thúc. Để hỗ trợ VNMAC tăng cường năng lực quản lý
thông tin, dự án KVMAP hợp tác chặt chẽ với những nỗ lực của tổ chức Viện trợ nhân dân Na Uy
(NPA) để xây dựng hệ thống thông tin hành động bom mìn quốc gia. Hiện nay có sự hợp tác tốt
trong vấn đề này và khơng có bằng chứng về sự trùng lặp. Các quy định về quản lý thông tin cho dự
án KVMAP đã được ban hành và đã tổ chức tập huấn cho các cán bộ của VNMAC và ở các tỉnh, cũng
như cho các đội khảo sát và rà phá. Trang thông tin điện tử của VNMAC mới bắt đầu được cải tiến về
nội dung của dự án KVMAP và còn nhiều việc cần làm để hồn thiện và giúp duy trì sau này.
4.6.2. Ở cấp tỉnh, cần tiếp tục cân nhắc việc xây dựng hệ thống quản lý thông tin cho hoạt động khảo
sát, rà phá và GDNCBM, thông qua việc thu thập dữ liệu thực địa tại Ban chỉ huy công trường để
chuyển về cơ sở dữ liệu của VNMAC. Liên quan đến tỉnh Quảng Bình, NPA và MAG cho biết họ sẽ
được Hoa Kỳ tài trợ từ năm 2020 để hỗ trợ thành lập Trung tâm Hành động bom mìn Quảng Bình
(QBMAC) và Đơn vị Quản lý Thơng tin bom mìn Quảng Bình. Điều này đã được chính quyền tỉnh đồng
ý. MAG rất muốn đảm bảo rằng mơ hình bền vững này được phát triển ở Quảng Bình. Mặc dù các
hoạt động quản lý thơng tin của KVMAP tại Quảng Bình chỉ tập trung ở cấp dự án, nhóm ĐGGK tin
rằng điều quan trọng là KVMAP phải tham gia vào sáng kiến mới của NPA và MAG và hỗ trợ sáng kiến
này. Cán bộ KVMAP đã tham dự cuộc họp lập kế hoạch về việc thành lập QBMAC được tổ chức tại
Quảng Bình vào ngày 4 tháng 10 năm 2019. Cuộc họp có sự tham gia của các cán bộ tỉnh và tổ chức

phi chính phủ quốc tế và KVMAP nên duy trì việc tham gia vào quá trình này. Những bài học kinh
nghiệm trong q trình này sau đó có thể được KVMAP áp dụng tại tỉnh Bình Định, nơi khơng có tổ
chức hành động bom mìn nào hoạt động.
4.6.3. Nhóm ĐGGK đánh giá rằng quản lý thơng tin là một lĩnh vực nên tập trung trong nửa sau của
dự án. Công nghệ liên tục thay đổi và cải tiến, và các hoạt động quản lý thơng tin có chi phí tương đối
thấp và có thể nhanh chóng thực hiện. Đối tác của KVMAP về vấn đề này là Trung tâm rà phá bom
mìn nhân đạo quốc tế Geneve (GICHD) vì họ xây dựng và cung cấp Hệ thống quản lý thơng tin cho
Hành động bom mìn (IMSMA). KVMAP cũng nên tiếp tục hợp tác chặt chẽ với NPA về quản lý thông
tin, và đưa ra nhiều cơ hội hợp tác với các công ty tại Việt Nam tham gia các hoạt động nhỏ hơn. Câu
hỏi về việc chia sẻ thông tin sẽ được đề cập trong phần 5.
12


4.7 Ngân sách và Giải ngân
4.7.1. Ngân sách dự án là 20 triệu đôla Mỹ do KOICA hỗ trợ và 10 triệu đơla Mỹ bằng hiện vật do
Chính phủ Việt Nam đóng góp. Tuy nhiên KOICA đã mua 3 ơ tô trước khi UNDP tham gia dự án và giữ
một số tiền cho hoạt động giám sát, do vậy KOICA sẽ chuyển giao số tiền thực tế là 19.827.000 đôla
Mỹ. Bảng 2 trình bày thơng tin về ngân sách hàng năm và tiến độ giải ngân cho tới nay.
Năm
2018
2019
2020

Ngân sách ban đầu
5.152.473
7.603.536
6.595.477

Ngân sách điều chỉnh
2.835.466

5.883.200
(sẽ xác định sau, nhưng còn lại
11.108.334 USD)

Tổng số

19.827.000

19.827.,000

Giải ngân thực tế
2.816.887
6.000.000 (ước tính)

Bảng 2. Ngân sách và Giải ngân của dự án KVMAP giai đoạn 2018 -2020 (Đơla Mỹ)
4.7.2. Như có thể thấy trong Bảng 2, tỷ lệ giải ngân của dự án còn chậm. Tới cuối năm 2019, sau gần
hai năm thực hiện dự án, chỉ có khoảng một nửa số tiền được giải ngân. Như đã đề cập trước đó,
điều này do thực tế là dự án đã không được ký cho đến tháng 2 năm 2018 , và sau đó phải mất thời
gian để thiết lập cấu trúc quản lý dự án và xây dựng các thủ tục, và cũng để bắt đầu các hoạt động ở
các tỉnh (nơi mà phần lớn ngân sách được sử dụng ). Dự án đã được đẩy mạnh trong suốt năm 2019
và ước tính gần 6 triệu đô la Mỹ sẽ được giải ngân trong năm nay. Dự án sẽ không thể chi tiêu hơn 11
triệu USD còn lại vào năm 2020, điều này dẫn đến việc thảo luận về thời hạn của dự án.
4.8 Thời hạn của dự án
4.8.1. Trong các nghiên cứu khả thi ban đầu do KOICA thực hiện, thời hạn của dự án dự kiến là 5
năm, với năm đầu tiên là thời gian để thiết kế dự án chi tiết. Tuy nhiên, khi UNDP được chọn làm đối
tác triển khai, thời hạn dự án đã được thỏa thuận là 3 năm, từ ngày 1 tháng 1 năm 2018 đến ngày 31
tháng 12 năm 2020. Nhóm ĐGGK có quan điểm mạnh mẽ rằng thời hạn dự án nên được điều chỉnh
thêm một năm cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2021. Điều này là do một số lý do, bao gồm cả tiến độ
giải ngân còn chậm, lo ngại về chất lượng khảo sát và rà phá khi các công việc này được triển khai gấp
rút để đạt mục tiêu về diện tích; và việc thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực được xác định

trong Đánh giá năng lực sẽ cần có thời gian (và thậm chí vượt q thời hạn của dự án này).
4.9 Quản lý Dự án
4.9.1. Dự án đã được UNDP và VNMAC quản lý một cách hiệu quả. Đối với VNMAC đây là dự án hợp
tác quốc tế đầu tiên hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của hành động bom mìn. Đây cũng là lần đầu
tiên UNDP hợp tác với Bộ Quốc phòng và VNMAC. UNDP mang tới các kinh nghiệm quốc tế và quy
trình hành động bom mìn từ hơn 40 quốc gia, cùng với nền tảng vững chắc trong quản lý dự án. Dự
án được thiết kế ban đầu dựa trên một số giả định, nhưng sau 18 tháng triển khai, tình hình thực tế
và vai trị của từng đối tác đã được hiểu biết tốt hơn. Dự án cũng đối mặt với “sự khác biệt về các
quy trình hoạt động” – điều thường xảy ra khi hai tổ chức khác nhau làm việc cùng nhau trong một
dự án chung, nhưng mỗi tổ chức có một bộ quy tắc và quy trình chuẩn riêng.

13


4.9.2. Với ngân sách tài trợ 20 triệu đôla Mỹ, KVMAP là một dự án lớn, và là dự án lớn nhất mà KOICA
tài trợ tại Việt Nam và dự án lớn thứ hai mà UNDP tham gia. Theo Tổ chức Giám sát bom mìn thì
nguồn tài trợ quốc tế cho hành động bom mìn tại Việt Nam binh quân hàng năm là 10 triệu đôla Mỹ
kể từ năm 2013 tới nay (chưa tính tới tài trợ của KOICA). 6 Nếu dự án KVMAP kéo dài lên 4 năm thì
mức tài trợ hàng năm trung bình đã là 5 triệu đôla Mỹ, bằng một nửa nguồn tài trợ của tất cả các
nhà tài trợ khác.
4.9.3. Một cấu trúc quản lý dự án phù hợp và hiệu quả đã được xây dựng. Cơ quan cao nhất là Ban
điều phối dự án chung (JPCC), bao gồm (theo văn bản) Giám đốc quốc gia của KOICA, Thứ trưởng Bộ
Quốc phòng, Tổng giám đốc của VNMAC và Trưởng Đại diện thường trú của UNDP. Trên thực tế, Bộ
Quốc phòng đã ủy thác trách nhiệm của họ cho VNMAC và đã không tham dự các cuộc họp của
BĐPDA chung trước đây. Nhóm ĐGGK đánh giá rằng Bộ Quốc phòng ban đầu được coi là thành viên
của BĐPDA chung vì lý do chính đáng, và họ mang đến một quan điểm và các trách nhiệm khác khi
tham dự BĐPDA chung, bên cạnh vai trò quan trọng của VNMAC. Việc quản lý KVMAP sẽ có lợi hơn
nếu Bộ Quốc phòng tham dự các cuộc họp của BĐPDA chung.
4.9.4. Theo Thỏa thuận thì BĐPDA chung sẽ tổ chức họp 2 lần mỗi năm, và điều này đã được thực
hiện trong năm 2018 và 2019. Một số người được phỏng vấn cảm thấy rằng BĐPDA chung nên gặp

gỡ thường xun hơn, vì họ cảm thấy có sự chậm trễ của dự án trong khi chờ đợi các quyết định của
BĐPDA chung. Nhóm ĐGGK thấy rằng điều này là khơng thực tế với vai trò của BĐPDA chung và trách
nhiệm của các thành viên BĐPDA chung. Tuy nhiên, trong văn kiện dự án cũng đưa ra phạm vi để
BĐPDA chung xem xét các vấn đề và chấp thuận thông qua các cuộc họp từ xa hoặc trao đổi trên thư
điện tử7. Điều phù hợp trong thời gian tới, khi cần thiết thì BĐPDA chung có thể tổ chức các cuộc họp
đột xuất từ xa.
4.9.5. Việc quản lý dự án hàng ngày của Dự án được thực hiện bởi Ban quản lý dự án chung (JPMU),
bao gồm đại diện của VNMAC và UNDP, trong đó mỗi bên bố trí một cán bộ của mình theo từng lĩnh
vực chính. BQLDA chung được đồng chủ trì bởi đại diện của UNDP và một trong các Phó Giám đốc
của VNMAC. Trong năm 2018, các cán bộ quản lý dự án đã được tuyển chọn và được đào tạo; các
công cụ như Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án đã được xây dựng. BQLDA chung tiến hành họp
thường kỳ hàng tuần và biên bản các cuộc họp được lưu giữ.

5. ĐÁNH GIÁ VỀ BỐI CẢNH
5.1. Tầm quan trọng của dự án KVMAP trong lĩnh vực hành động bom mìn của Việt Nam
5.1.1. Như đã đề cập trước đây, KVMAP là một dự án quan trọng trong lĩnh vực hành động bom mìn
Việt Nam. Về ngân sách tài trợ, đóng góp KOICA chỉ đứng thứ hai sau Hoa Kỳ trong đóng góp của các
nhà tài trợ cho hành động bom mìn ở Việt Nam, và phạm vi của dự án cũng rộng hơn so với các dự
án khác, bao gồm tất cả các khía cạnh của hành động bom mìn. Mặc dù NPA đang cung cấp một số
hỗ trợ xây dựng năng lực cho VNMAC (đặc biệt trong lĩnh vực quản lý thông tin), UNDP có vai trị
truyền thống hơn trong xây dựng năng lực. Thơng qua dự án này, UNDP có nhiều cơ hội để cung cấp
hỗ trợ phát triển năng lực một cách đa dạng hơn cho VNMAC.
6

Tổ chức Giám sát bom mìn, Báo cáo 2019 – Việt Nam – Hỗ trợ cho Hành động bom mìn.
“BĐPDA CHUNG có thể họp khi thấy cần thiết, ít nhất là 2 lần một năm. Các cuộc họp cũng có thể tổ chức từ
xa nếu các thành viên không thể đến tham dự”. Văn kiện dự án KVMAP, trang 15.
7

14



5.1.2. Một vài ý kiến đã được đưa ra trong bối cảnh khảo sát và rà phá, rằng diện tích được khảo sát
hoặc rà phá của dự án KVMAP là cịn nhỏ so với diện tích Bộ Quốc phịng đang làm trên tồn quốc.
Điều này có thể đúng về mặt số lượng, nhưng KVMAP đã tạo cơ hội quý giá cho VNMAC (và Bộ Quốc
phòng) để đào tạo tập huấn cho các đội khảo sát và rà phá, cung cấp trang thiết bị và chuyển giao
nhiều kinh nghiệm quốc tế tốt nhất (bao gồm Khảo sát phi kỹ thuật, Khảo sát kỹ thuật, Quản lý chất
lượng và Lựa chọn ưu tiên) cho hành động bom mìn vì mục tiêu nhân đạo. Theo ý nghĩa đó, điều
quan trọng hơn từ dự án thí điểm này Bộ Quốc phịng có thể rút ra các kinh nghiệm và áp dụng rộng
hơn ở Việt Nam. Đây có thể là một yếu tố quan trọng nếu Việt Nam bước vào giai đoạn muốn gửi các
đội rà phá bom mìn tham gia vào các hoạt động gìn giữ hịa bình của Liên Hợp Quốc. Bất kỳ đội rà
phá bom mìn nào làm việc cho một nhiệm vụ gìn giữ hịa bình của Liên Hợp Quốc phải được đánh giá
bởi Dịch vụ hành động bom mìn Liên hợp quốc (UNMAS) để đảm bảo rằng họ tuân thủ Tiêu chuẩn
hành động bom mìn quốc tế (IMAS).
5.2. Các yếu tố bên ngồi đối với dự án KVMAP
5.2.1. Có nhiều yếu tố bên ngoài tác động đến dự án KVMAP, tuy nhiên dự án KVMAP hầu như khơng
có khả năng ảnh hưởng tới các yếu tố này. Một trong những yếu tố quan trọng nhất là khung pháp lý
của Chính phủ Việt Nam đối với hành động bom mìn. Lĩnh vực hành động bom mìn được đặt trong
Chương trình 504 ở tầm chính sách quốc gia. Tuy nhiên, Ban chỉ đạo quốc gia của Chương trình 504
về hành động bom mìn gần đây đã được sáp nhập với Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả chất
độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (Ban chỉ đạo 33) để hình thành nên Ban
Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam (Ban
chỉ đạo 701). Ở cấp quốc gia là cấp hoạch định chính sách thì hoạt động ưu tiên là thành lập Ban
chỉ đạo 701 và cũng là thành lập một cơ quan điều phối hoạt động cho cả việc khắc phục hậu quả
chất độc hố học và hành động bom mìn (tương tự như VNMAC). Một cơ quan mới là Trung tâm
hành động quốc gia về xử lý chất độc và môi trường (NACCET) vừa được thành lập vào tháng 11 năm
2019.
5.2.2. VNMAC được thành lập theo Chương trình 504 năm 2014, với vai trị điều phối hành động
bom mìn tại Việt Nam. Tuy nhiên, cho tới năm 2019, Chính phủ mới ban hành Nghị định 188. Để Nghị
định này được thực thi, cần xây dựng và ban hành các thông tư khác nhau, và hiện nay dự thảo

Thông tư đang được xử lý. Phải mất một khoảng thời gian đáng kể để các văn bản này được phê
duyệt, điều này có tác động gây ra sự chậm trễ để VNMAC thực hiện đầy đủ vai trò điều phối được
giao. Phạm vi và tiến độ hỗ trợ xây dựng năng lực mà KVMAP có thể cung cấp cho VNMAC cũng bị
giới hạn bởi các quyết định chính sách từ bên ngồi này. Tuy nhiên, một số người tham gia phỏng vấn
ĐGGK đã ở Việt Nam trong một thời gian dài, nói rằng họ có thể thấy một số tiến bộ, đặc biệt là sự
hiểu biết và thái độ của các cán bộ cao cấp của Chính phủ và VNMAC liên quan đến hành động bom
mìn.
5.2.3. Một yếu tố bên ngồi khác có ảnh hưởng đến dự án là vai trị của các tỉnh. Tất cả 63 tỉnh ở Việt
Nam đều bị ảnh hưởng bởi bom mìn, vật nổ, vì vậy đây là cơ hội tốt để KVMAP hỗ trợ xây dựng mơ
hình điều phối cấp tỉnh ở Quảng Bình và Bình Định và sau đó có thể áp dụng trong cả nước. Mặc dù
xem xét hoạt động của các cơ quan chính phủ Việt Nam khơng nằm trong phạm vi của ĐGGK, thực
tế cho thấy chính quyền cấp tỉnh có một số quyền tự chủ nhất định và quản lý các hoạt động trong
8

Chính phủ nước CH XHCN Việt Nam – Nghị định về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom
mìn vật nổ sau chiến tranh – số 18/2019/ND-CP, ngày 1 tháng 2 năm 2019

15


tỉnh của họ. Tại thời điểm hiện nay, dự án KVMAP chỉ liên quan đến vấn đề quản lý thông tin bom
mìn ở cấp tỉnh, nhưng có thể mở rộng phạm vi này hơn. Sử dụng quản lý thông tin như một hướng
tiếp cận, KVMAP có thể hỗ trợ các tỉnh thông qua cung cấp tư vấn và đào tạo về lập kế hoạch và lựa
chọn ưu tiên trong khảo sát và rà phá, quản lý chất lượng, báo cáo,… với mục đích giúp cấp tỉnh
hướng tới việc thành lập các trung tâm hành động bom mìn của tỉnh, liên kết với VNMAC. Hiện nay
Hoa Kỳ đã tài trợ cho NPA để thực hiện một số công việc lập cơ sở dữ liệu tại tỉnh Quảng Bình, đồng
thời phối hợp với MAG xây dựng cơ chế điều phối của tỉnh. KVMAP nên tiếp tục bám sát hoạt động
này và hỗ trợ khi thích hợp.
5.2.4. Một lý do khác cho thấy chính quyền tỉnh khó tham gia vào dự án này là do các tỉnh đã không
tham gia đầy đủ vào việc lựa chọn địa điểm khảo sát và rà phá trong quá trình xây dựng dự án. Việc

lựa chọn chủ yếu là do VNMAC cùng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh thực hiện. Điều này cho thấy có sự
thiếu kết nối cụ thể giữa khảo sát và rà phá với hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội địa phương. Đây có
thể là một bài học tốt cần tính tới nếu dự án có thêm một giai đoạn khác.
5.2.5. Trường hợp của tỉnh Quảng Trị. Tỉnh này có một Trung tâm hành động bom mìn của tỉnh (QT
MAC) và đã nhận được rất nhiều hỗ trợ trực tiếp từ các nhà tài trợ quốc tế, đặc biệt thông qua các
tổ chức phi chính phủ quốc tế. Theo một cách nào đó có thể hiểu đây là một q trình song song với
những gì đang diễn ra ở cấp quốc gia và nhiều người được phỏng vấn cho rằng mơ hình này khơng
bền vững, vì gần như hồn tồn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà tài trợ quốc tế. VNMAC cho biết
cho đến khi Nghị định và các Thông tư liên quan được ban hành, họ khơng có quyền kiểm sốt đối
với QTMAC và khơng nhận được bất kỳ thông tin nào từ họ. Tuy nhiên, ở cấp độ hoạt động có những
bài học quý giá được rút ra ở Quảng Trị, như quy trình khảo sát, chiến dịch GDNCBM, quản lý thông
tin,… khi được chia sẻ rộng rãi trong cộng đồng hành động bom mìn sẽ rất hữu ích. Trước đây
KVMAP đã sử dụng QTMAC như một ví dụ và hợp tác với họ trong các hoạt động quản lý thông tin.
Tuy nhiên, UNDP và VNMAC cần đảm bảo rằng họ tiếp tục cập nhật đầy đủ các hoạt động tại Quảng
Trị và hợp tác với họ càng nhiều càng tốt.
5.3. Nhóm Đối tác Hành động bom mìn
5.3.1. Nhóm Đối tác Hành động bom mìn (MAPG) được thành lập vào tháng 10 năm 2016 nhằm tăng
cường hợp tác giữa Chính phủ Vệt Nam với các đối tác quốc tế. Nhóm đã họp một lần vào tháng 3
năm 2017, nhưng sau đó khơng có cuộc họp nào nữa được tổ chức do Chính phủ Việt Nam chưa bố
trí lựa chọn được cơ quan để tham dự. Điều này thật đáng thất vọng, vì MAPG được dự định là một
diễn đàn nơi tất cả các nhà tài trợ cho hành động bom mìn tại Việt Nam có thể thảo luận về các vấn
đề trong toàn bộ lĩnh vực hành động bom mìn ở cấp quốc gia. Bất cứ khi nào có thể, đặc biệt là
UNDP, nên khuyến khích MAPG (hoặc diễn đàn khác giữa chính phủ và nhà tài trợ hành động bom
mìn) tổ chức các cuộc gặp gỡ thường xun.
5.4. Nhóm cơng tác bom mìn
5.4.1. Nhóm cơng tác về bom mìn (LWG) là nhóm gặp gỡ khơng chính thức của các tổ chức phi chính
phủ quốc tế hoạt động trong hành động bom mìn tại Việt Nam để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm.
Thành viên của nhóm bao gồm NPA, MAG, tổ chức Cây hịa bình, DDG, IC,... cũng như các quan sát
viên của Chính phủ Vệt Nam. Trong cuộc họp cuối cùng vào ngày 8 tháng 4 năm 2019, một trong
những Phó Giám đốc của VNMAC đã đồng chủ trì cuộc họp của nhóm cơng tác. Các đại diện của


16


KVMAP đã tham dự các cuộc họp của nhóm cơng tác kể từ khi bắt đầu dự án, điều này rất quan
trọng, vì đây là một diễn đàn hữu ích để phối hợp với các đối tác và để tránh trùng lặp các hoạt động.
5.5. Tiếp cận thông tin dữ liệu
5.5.1. Một mối quan tâm chung của hầu hết tất cả những người được phỏng vấn là khó khăn trong
việc truy cập số liệu chính xác tại Việt Nam. Nhóm ĐGGK không thể xác định bất kỳ tài liệu cụ thể nào
cần được trích dẫn, nhưng thay vào đó là quan tâm nhiều hơn về văn hóa và thái độ chung đối với
việc chia sẻ dữ liệu tại Việt Nam. Tổ chức Giám sát bom mìn (được coi là nguồn thơng tin tồn cầu có
thẩm quyền nhất) đã nói về trường hợp Việt Nam như sau: ‘Ở cấp quốc gia, dữ liệu vẫn là một thách
thức đáng kể”. Họ nói “Ngoại trừ tại tỉnh Quảng Trị, các tỉnh khác của Việt Nam có chương trình hành
động bom mìn nhưng chưa có cơ sở dữ liệu, vì vậy đơn vị hoạt động duy trì cơ sở dữ liệu riêng của
họ”.9
5.5.2. Bởi vì VNMAC là một tổ chức thuộc sự quản lý của Bộ Quốc phòng nên họ tuân theo sự chỉ đạo
của quân đội về bí mật và an ninh quân sự liên quan đến dữ liệu. VNMAC không chia sẻ các thông tin
như các báo cáo hàng năm, kết quả khảo sát, số liệu về rà phá bom mìn,… VNMAC cũng đang xúc
tiến xây dựng một đơn vị quản lý thông tin với dự định đây sẽ là cơ sở dữ liệu hành động bom mìn
quốc gia và sẽ tích hợp thông tin từ tất cả các cơ sở dữ liệu khác. NPA đang có một dự án xây dựng
cơ sở dữ liệu và hệ thống quản lý thông tin với VNMAC và họ có kế hoạch chuyển từ giai đoạn xây
dựng sang giai đoạn triển khai vào năm tới. Điều này, cùng với sự ban hành Thông tư mới, có thể
giúp đẩy nhanh việc thực hiện. KVMAP nên tiếp tục đảm bảo rằng tất cả dữ liệu được thu thập thông
qua dự án đều sẵn sàng được công bố cơng khai, và cũng khuyến khích VNMAC cởi mở hơn trong
việc cung cấp dữ liệu từ các hoạt động khảo sát và rà phá trước đây.
5.6. Lồng ghép giới
5.6.1. Lồng ghép giới hiện là một yếu tố quan trọng trong các chương trình hành động bom mìn trên
thế giới. Lồng ghép giới khơng chỉ có nghĩa là có lực lượng rà phá bom mìn là nữ giới, mà cịn liên
quan đến việc đảm bảo rằng quan điểm và nhu cầu của phụ nữ, nam giới, bé trai và bé gái được tính
đến khi thiết kế các dự án và lựa chọn các ưu tiên. Ví dụ, khảo sát phi kỹ thuật cần đảm bảo rằng

người được hỏi khi thu thập dữ liệu bao gồm cả nam và nữ, và khi thu thập thơng tin họ có được
thơng tin đó từ tất cả các thành viên của cộng đồng. Các chương trình GDNCBM cần tính đến thái độ
và hành vi ứng xử cụ thể về giới đối với các nguy cơ, và các dự án hỗ trợ nạn nhân nên nhạy cảm về
giới. Việc thiết lập các ưu tiên trong rà phá giải phóng mặt bằng cần tính đến vấn đề giới, triển vọng
việc làm trong các dự án hành động bom mìn nên chú ý cho cả nam và nữ. Kế hoạch hành động bom
mìn quốc gia Việt Nam 2010 - 2025 không đề cập đến tầm quan trọng của việc lồng ghép giới , hoặc
đưa ra hướng dẫn về cách các hoạt động hành động bom mìn có thể đóng góp cho bình đẳng giới.
5.6.2. Chương trình hành động về giới và bom mìn (GMAP - hiện là một phần của GICHD) đã tiến
hành đánh giá về giới trong hành động bom mìn tại Việt Nam vào tháng 6 năm 2015, và chuẩn bị một
báo cáo có tiêu đề “Báo cáo cơ sở về giới và đa dạng trong hoạt động bom mìn: Việt Nam“10. Đánh
giá tập trung chủ yếu vào tỉnh Quảng Trị, nhưng nó đã xem xét vấn đề binh đẳng giới ở cấp quốc gia.
Thưc tế dự án KVMAP chưa bắt đầu vào thời điểm đó, nhưng Báo cáo có các thơng tin và đề xuất có
9

Báo cáo Giám sát bom mìn 2019 – Việt Nam – Quản lý thông tin.
Báo cáo cơ sở về giới và đa dạng trong hoạt động bom mìn: Việt Nam - Giới và Chương trình Hành động bom
mìn (GMAP). 6/ 2015
10

17


giá trị liên quan đến thực tế hiện nay, và KVMAP vẫn có thể sử dụng Báo cáo này để tăng cường các
khía cạnh giới của dự án.
5.6.3. Báo cáo này đã đưa trình bày khá tốt về nội dung giới và hành động bom mìn. Báo cáo nêu rõ
“Giới có ảnh hưởng đến việc tiếp xúc với bom mìn, vật nổ, và nguy cơ trở thành nạn nhân, đến khả
năng tiếp cận các dịch vụ y tế và tâm lý, đến tái hòa nhập kinh tế xã hội dài hạn, giáo dục nguy cơ
bom mìn, tới nhận thức và cơng việc trong hành động bom mìn. Phụ nữ, trẻ em gái, trẻ em trai và
nam giới bị ảnh hưởng khác nhau bởi bom mìn, vật nổ, và do đó cần được hỗ trợ theo những cách
khác nhau.

Do giới có các mơ hình, vai trị và trách nhiệm đặc thù cụ thể riêng nên phụ nữ, trẻ em gái, trẻ em
nam và nam giới thường nắm giữ thông tin khác nhau về các khu vực bị ô nhiễm hoặc nghi ngờ bị ơ
nhiễm bom mìn trong cộng đồng của họ. Nếu trong các hoạt động thu thập thông tin không tham
vấn tất cả các nhóm theo giới thì một số thơng tin quan trọng có thể bị bỏ qua. Trong các lĩnh vực
như hỗ trợ nạn nhân và giáo dục nguy cơ bom mìn, giới xác định khả năng tiếp cận và tác động của
các hoạt động và dịch vụ, nơi phụ nữ thường phải đối mặt với nhiều hạn chế hơn so với nam giới.
Phân biệt đối xử dựa trên giới tính đơi khi có nghĩa là khi thực hiện khảo sát, phụ nữ đã không được
tiếp cận để tham gia trả lời. Kết quả điều này có nghĩa là các ưu tiên của họ - thường là các ưu tiên
của con cái họ và sự sống còn của cộng đồng - có thể bị loại trừ. Nâng cao nhận thức về giới trong
lĩnh vực hành động bom mìn bao gồm quan điểm về giới trong các chính sách, thủ tục và hoạt động
sẽ giúp các can thiệp chính xác hơn, toàn diện và hiệu quả hơn”.
5.6.4. Báo cáo GMAP đã đưa ra một số khuyến nghị về việc kết hợp các cân nhắc về giới vào các khía
cạnh khác nhau của các chương trình hành động bom mìn, như phối hợp, ký kết hợp đồng, quản lý
chất lượng, thiết lập ưu tiên, GDNCBM, hỗ trợ nạn nhân và giao cấp đất. Báo cáo cũng lưu ý rằng tại
Việt Nam, Bộ LĐTBXH là đầu mối quốc gia chung cho tất cả các vấn đề về giới và họ đã thành lập một
văn phòng để điều phối các hoạt động. Trong Báo cáo này, các khuyến nghị về phối hợp được liệt kê
dưới đây, vì chúng có liên quan đến KVMAP, bao gồm:
Cần đảm bảo sự tham gia có hệ thống hơn của Vụ Bình đẳng giới thuộc Bộ LĐTBXH trong cơ
cấu quản trị của Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC). Các lĩnh vực hỗ
trợ được xác định trong đó Vụ Bình đẳng giới có thể đóng góp bao gồm:






Đánh giá và điều chỉnh các Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc gia Việt Nam theo
góc độ giới và đa dạng.
Xem xét và sửa đổi Kế hoạch hành động bom mìn quốc gia giai đoạn 2010-2025 theo
góc độ giới và đa dạng.

Phối hợp với tập huấn về phân tích giới nhằm cung cấp thơng tin trong việc lựa chọn
ưu tiên tại cấp tỉnh.
Tích hợp vấn đề giới và hành động bom mìn vào các kế hoạch phát triển nơng thơn
Kế hoạch hành động bình đẳng giới của các tỉnh.
Xây dựng các chỉ số và cơ chế bảo đảm rằng các kết quả và hệ quả từ hoạt động
Hành động bom mìn góp phần đạt được các mục tiêu cụ thể được đặt ra trong Kế
hoạch quốc gia về bình đẳng giới.

18


5.6.5. Văn kiện dự án KVMAP có đề cập tới các vấn đề bình đẳng giới theo Khung đánh giá và giám
sát của UNDP, điều này có nghĩa là bình đẳng giới là mục tiêu quan trọng của Dự án. Nhưng Khung
kết quả dự án lại khơng có bất kỳ hoạt động hoặc mục tiêu nào liên quan đến giới, cũng như trong
các kế hoạch hoạt động năm 2018 và 2019 (ngoại trừ một nội dung liên quan tới phụ nữ trong đoạn
2.3.3.5 trong Kế hoạch hoạt động năm 2019). Tuy nhiên, từ việc xem xét các báo cáo có liên quan của
dự án KVMAP, nhu cầu của nữ giới và nam giới đã được tính đến trong các hoạt động của GDNCBM
và hỗ trợ nạn nhân. Nghiên cứu KAP đã xem xét thái độ và hành vi của nam và nữ, và các dữ liệu thu
tập được từ các nạn nhân bom mìn được phân tách theo giới tính và độ tuổi. Giới là một nội dung
cần được xem xét trong nửa sau của dự án. Nếu KVMAP được kéo dài thêm một năm và Khung kết
quả được sửa đổi thì đây là một cơ hội tốt để xem xét lại dự án từ góc độ giới. KVMAP có thể tìm
kiếm sự giúp đỡ của GMAP để hỗ trợ việc này nếu cần thiết. Liên hợp quốc gần đây đã tái ban hành
‘Hướng dẫn lồng ghép giới trong chương trình hành động bom mìn’ và cung cấp bảng kiểm rất có ích
để đánh giá mức độ về lồng ghép giới trong dự án hành động bom mìn.11
5.7 Mối liên kết Hành động bom mìn với Phát triển
5.7.1. Nhìn chung, kết quả đầu ra của hành động bom mìn trên thế giới đã được đo lường rất tốt
chẳng hạn như diện tích được khảo sát hoặc rà phá, số người được đào tạo GDNCBM, số nạn nhân
được hỗ trợ,... Hành động bom mìn cũng đã cố gắng đo lường các kết quả, ở một chừng mực nhất
định, nhưng vẫn hiếm khi chứng minh được tác động. Điều này là do nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là
do các chuyên gia trong hành động bom mìn lại khơng phải là chun gia về phát triển, kinh tế hay

nông nghiệp,... Đây là vai trị của các bộ trong chính phủ hoặc tổ chức như UNDP hoặc GICHD để có
thể thu hẹp khoảng cách và kết nối các hoạt động với nhau.
5.7.2. Rõ ràng, Việt Nam đã thoát khỏi giai đoạn thực hiện vì mục tiêu nhân đạo trong Chương trình
hành động bom mìn, và bước vào giai đoạn phát triển (và thậm chí là giai đoạn xử lý nguy cơ cịn sót
lại trong một số trường hợp, ví dụ như Quảng Trị). Do thời gian tham quan thực địa ngắn, nhóm
ĐGGK khơng thể đưa ra ý kiến về quy trình thiết lập ưu tiên cho việc lựa chọn địa điểm khảo sát và rà
phá, hay đánh giá kế hoạch dự định sử dụng đất và nhu cầu phát triển trong tương lai có được tính
tới hay khơng. Một số người cũng bày tỏ quan ngại về việc các tỉnh chưa sẵn sàng cung cấp dữ liệu
quy hoạch sử dụng đất cho mục đích lập Kế hoạch hành động bom mìn.
5.7.3. Văn kiện dự án đã liên kết công việc của dự án với kế hoạch phát triển rộng hơn, như Kế hoạch
Phát triển Kinh tế Xã hội giai đoạn 2016 -2020 với Ưu tiên 8 - nâng cao hiệu lực và hiệu quả của các
cơ quan quản lý nhà nước, Kế hoạch chiến lược của Liên hợp quốc 2017 - 2020 với Kết quả 4.1 về
tăng cường các thể chế chịu trách nhiệm, và Kế hoạch chiến lược của UNDP 2018 -2021 với Kết quả
1.2.1 về tăng cường năng lực ở cấp quốc gia và địa phương để thúc đẩy phát triển kinh tế địa
phương và cung cấp các dịch vụ cơ bản. Những vấn đề này đã được đề cập trong Báo cáo hoạt động
dự án năm 2018.
5.7.4. Năm 2017, UNDP New York và GICHD đã xuất bản một cuốn sổ tay có tựa đề “Khơng để ai bị
bỏ lại phía sau - Hành động bom mìn và các Mục tiêu phát triển bền vững”12. Nghiên cứu cho thấy
hành động bom mìn đã đóng góp vào thành tích của 16 trong số 17 Mục tiêu phát triển bền vững và
đưa ra ví dụ cho từng hành động. Nghiên cứu khuyến khích các quốc gia bị ảnh hưởng của bom mìn
11

/>Khơng ai bị bỏ lại phía sau: Hành động bom mìn và các mục tiêu Phát triển bền vững, GICHD-UNDP, Geneva
2017
12

19


cố gắng xác định sự đóng góp của hành động bom mìn vào phát triển bền vững một cách rõ ràng

trong khuôn khổ mục tiêu phát triển bền vững quốc gia bằng cách đưa ra những đối sách quốc gia
phù hợp nhất - như các mục tiêu, các chỉ tiêu và các chỉ số quốc gia. GICHD và UNDP đã khởi xướng
một số nghiên cứu thí điểm ở Bosnia và Jordan để tiếp tục công việc này. Nửa sau của dự án sẽ là cơ
hội để tăng cường mối liên kết giữa dự án và sự hỗ trợ để đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu
phát triển bền vững tại Việt Nam. KVMAP cũng có thể liên hệ với UNDP quốc tế và GICHD để xem
liệu có khả năng có một dự án thí điểm tại Việt Nam hay không. Cũng đáng lưu ý rằng cả Campuchia
và Lào đã thêm một mục tiêu phát triển bền vững quốc gia số 18 vào danh sách dự án thí điểm, đặc
biệt là liên quan tới hành động bom mìn và vật nổ cịn sót lại sau chiến tranh. Tuy nhiên, cũng có một
rủi ro rằng điều này dẫn đến Hành động bom mìn được coi là một dự án riêng biệt, thay vì cố gắng
xác định sự đóng góp của hành động bom mìn để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Nhóm
đánh giá giữa kỳ sẽ khơng có khuyến nghị về vấn đề này vì nó nằm ngoài phạm vi của đánh giá giữa
kỳ.
5.8. Hợp tác khu vực và Hợp tác Nam-Nam
5.8.1. Việt Nam không đơn độc trong việc giải quyết hậu quả bom mìn, vật nổ cịn sót lại sau chiến
tranh. Các nước láng giềng như Lào và Campuchia, cũng như Myanmar và Thái Lan đều phải đối mặt
với vấn đề này. Chương trình rà phá bom mìn quốc gia ở Campuchia đã diễn ra từ năm 1992 và ở Lào
từ năm 1997. Mặc dù đã có nhiều cuộc trao đổi, hội thảo và tham quan học tập trong quá khứ,
KVMAP vẫn nên tiếp tục tìm kiếm những cơ hội tốt tại khu vực để chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi
thơng tin.
5.8.2. Nhóm ĐGGK được cho biết rằng có một Trung tâm hành động bom mìn khu vực ASEAN
(ARMAC) có trụ sở đóng tại Phnom Penh, nhưng chưa có thơng tin nào về hoạt động của nó. Tuy
nhiên, khi tìm kiếm trên trang thơng tin điện tử 13 thì thấy rằng mục tiêu của Trung tâm này là hỗ trợ
các quốc gia thành viên ASEAN trong nghiên cứu và chia sẻ kiến thức, và kể từ năm 2018 đã tổ chức
một số hội thảo khu vực và có kế hoạch đào tạo nhiều hơn. Thơng tin cũng cho biết Việt Nam là đồng
chủ tịch của Ban chỉ đạo ARMAC, đại diện bởi Đại sứ Việt Nam tại Campuchia. Việt Nam đã tham dự
một số sự kiện ARMAC, bao gồm cả việc VNMAC và UNDP đã tham dự hội thảo giáo dục nguy cơ
bom mìn được tổ chức tại Hà Nội vào giữa năm 2019. Đối với KVMAP, việc thiết lập mối quan hệ với
ARMAC và khuyến khích VNMAC tham gia các sự kiện liên quan do Trung tâm này tổ chức là một việc
rất có ý nghĩa.
5.8.3. KOICA gần đây đã phát động chương trình “Làng hịa bình” tại Seoul, nhằm mục đích liên kết

hành động bom mìn với phát triển nơng thơn và cung cấp hỗ trợ cho các nạn nhân ở Campuchia, Lào,
Việt Nam và Myanmar. KOICA có kế hoạch theo dõi hoạt động của chương trình này thơng qua các
cuộc họp thường xuyên và cuộc họp hàng năm. Mối liên kết giữa KOICA và UNDP (và KVMAP) ở đây
là rất rõ ràng và việc tích cực sử dụng diễn đàn này bởi các đối tác tại Việt Nam cũng như các nước
khác có liên quan nên được đẩy mạnh.
5.8.4. Liên quan đến hợp tác Nam - Nam, trên tồn thế giới có hơn 40 nước có chương trình hành
động bom mìn quốc gia. Hầu hết trong số này là do các tổ chức dân sự đảm nhận, nhưng cũng có các
quốc gia như Jordan, Lebanon, Yemen và Thái Lan là do quân đội quản lý. Thành công nhất trong số
này là Jordan đã tuyên bố rằng họ đã dọn sạch tất cả các bãi mìn. Mặc dù ĐGGK khơng thể đưa ra
13

/>
20


được nhu cầu hoặc lý do cụ thể nào để Việt Nam và Jordan có thể hợp tác vào thời điểm này, nhưng
cũng muốn lưu ý rằng một số nước cũng có chương trình hành động bom mìn do qn đội đảm nhận
và có thể chia sẻ những bài học kinh nghiệm khi có cơ hội.
5.9. Về phía các nhà tài trợ
5.9.1. Chương trình hành động bom mìn ở Việt Nam nhận được sự hỗ trợ đáng kể của các nhà tài
trợ. Trong danh sách các quốc gia tiếp nhận tồn cầu, Báo cáo giám sát bom mìn năm 2019 xếp Việt
Nam là quốc gia nhận hỗ trợ đứng thứ 9 vào năm 2018 (ở mức 15 triệu USD) trong tổng số 47 quốc
gia. Năm nhà tài trợ đã đóng góp trung bình 10 triệu đơ la Mỹ mỗi năm trong giai đoạn 2013-2017
(chưa bao gồm tài trợ của KOICA cho KVMAP, vì dự án này bắt đầu vào năm 2018). Báo cáo giám sát
bom mìn năm 201914 cho biết số liệu chi tiết của các nhà tài trợ vào năm 2017 như trong Bảng 3.
Nhà tài trợ
Mỹ
Nhật Bản
Na Uy
Ireland

Anh quốc
Tổng số

Lĩnh vực hoạt động
Nhiều lĩnh vực
Rà phá bom mìn
Rà phá bom mìn
Rà phá bom mìn và Giáo dục nguy cơ bom mìn
Rà phá bom mìn và Giáo dục nguy cơ bom mìn

Số tiền USD
12.500.000
636.363
241.657
226.020
174.127
13.778.167

Bảng 3. Đóng góp của các nhà tài trợ cho Hành động bom mìn tại Việt Nam trong năm 2017
5.9.2. Có thể thấy trong Bảng 3, cho đến nay, Mỹ là nhà tài trợ lớn nhất cho hành động bom mìn tại
Việt Nam. Với việc triển khai dự án KVMAP do KOICA tài trợ với mức trung bình 5 triệu đơ la Mỹ mỗi
năm (nếu thời gian dự án được điều chỉnh trong bốn năm), thì Hàn Quốc đã nhanh chóng trở thành
nhà tài trợ lớn thứ hai.
5.9.3. Tổ chức Theo dõi hoạt động bom mìn cũng ghi nhận đóng góp của các quốc gia, và đây là
những gì họ nói về Việt Nam: “Năm 2017, cũng như những năm trước, Việt Nam khơng có thơng báo
về đóng góp quốc gia cho hành động bom mìn, nhưng những thông tin trên phương tiện truyền
thông cho biết Việt Nam đã chi 30 triệu đô la Mỹ mỗi năm cho cơng tác rà phá bom mìn. Sự thiếu
các thông tin rõ ràng và thiếu sự kiểm chứng khiến cho việc theo dõi chi tiêu của chính phủ cho hành
động bom mìn trở nên khó khăn”15. Đánh giá này là không tương xứng với việc Việt Nam rõ ràng đã
đóng góp một lượng đáng kể các nguồn lực của mình cho hành động bom mìn trong nhiều năm qua

và hiện đang cung cấp 10 triệu đô la Mỹ hỗ trợ bằng hiện vật cho dự án KVMAP. UNDP và KOICA nên
khuyến khích Việt Nam cơng bố những đóng góp quốc gia của riêng mình cho hành động bom mìn, vì
điều này sẽ khuyến khích các nhà tài trợ khi họ thấy có sự cam kết quốc gia. Những đóng góp của
chính phủ Việt Nam cho KVMAP được ghi lại và cơng bố rõ ràng, đây có thể là một cơ hội tốt để
Chính phủ bắt đầu có cơng bố của mình.
5.9.4. Liên quan đến mức độ nhận diện sự đóng góp của nhà tài trợ (Hàn Quốc), dường như khơng
có bất kỳ vấn đề gì. Sự đóng góp của Hàn Quốc được thể hiện trong tên gọi của dự án và logo KOICA
được hiển thị trên tất cả các trao đổi và tài liệu liên quan của dự án. Trong lĩnh vực này, các biển báo
và thông tin đều có hiển thị logo KOICA. Trên thực tế, ở các tỉnh, những người làm việc cho dự án gọi
đó là “Dự án KOICA” chứ không phải là “dự án KVMAP”.
14
15

Landmine Monitor 2019
Landmine Monitor 2019 – Vietnam – Support for Mine Action

21


5.10 Các Cơng ước quốc tế
5.10.1. Có một số cơng ước quốc tế liên quan đến bom mìn, bom chùm và vật nổ cịn sót lại sau
chiến tranh. Hiện tại có liên quan nhất đối với Việt Nam là Cơng ước cấm mìn sát thương (APMBC) và
Cơng ước về cấm bom chùm (CCM). Ngồi việc cấm các loại vũ khí cụ thể, cả hai cơng ước này đều có
các điều khoản liên quan đến hỗ trợ cho các nạn nhân bom mìn. Tuy nhiên, trong lĩnh vực hành động
bom mìn, Công ước về Quyền của Người khuyết tật (CRPD) được coi là công ước bao quát liên quan
với tất cả những người khuyết tật, bất kể họ bị khuyết tật từ nguồn nào. Việt Nam không phải là
thành viên của APMBC hoặc CCM, nhưng đã phê chuẩn CRPD vào năm 2015.
5.10.2. Tài liệu của dự án KVMAP nêu rõ rằng dự án sẽ “đóng góp chiến lược cho…. hỗ trợ tiến trình
thực hiện và phê chuẩn các cơng ước quốc tế có liên quan, bao gồm các đầu vào cho các báo cáo
định kỳ theo Công ước về Quyền của Người khuyết tật (CRPD) cũng như các nỗ lực phê chuẩn Công

ước về cấm sử dụng, tàng trữ, sản xuất và chuyển giao các loại mìn sát thương và về việc phá hủy
chúng (Hiệp ước cấm mìn) và Cơng ước về cấm các loại bom chùm (CCM)”.
5.10.3. Việc các công ước quốc tế không được đưa vào Điều khoản tham chiếu ĐGGK, và nhóm
ĐGGK cũng khơng gặp các quan chức ở cấp hoạch định chính sách của Chính phủ Việt Nam (như
Trưởng ban Chương trình 701, hoặc bất kỳ ai từ Bộ Ngoại giao hoặc Bộ Quốc phịng), vì vậy khơng
thể có các ý kiến về định hướng của Chính phủ Việt Nam đối với các công ước này. Trong những năm
qua, Tổ chức Giám sát bom mìn đã liệt kê các đầu mối liên hệ và cuộc họp trong quá khứ giữa các
quan chức của Chính phủ và đại diện của các Công ước.
5.10.4. Đối với APMBC, Việt Nam đã tun bố coi mìn sát thương là vũ khí tự vệ hợp pháp và đã viện
dẫn những lo ngại về an ninh biên giới là lý do không tham gia APMBC.16 Về CCM, các quan chức
chính phủ thường tuyên bố rằng họ đang nghiên cứu CCM, nhưng có rất ít tiến triển. Việt Nam tuyên
bố ủng hộ các mục tiêu nhân đạo nhưng không thể xem xét tham gia cho đến khi tự tin rằng mình có
thể đáp ứng các nghĩa vụ của công ước, đặc biệt là liên quan đến việc rà phá tất cả các loại mìn chùm
trong vịng 10 năm17.
5.10.5. ĐGGK chỉ có thể đưa ra quan sát rằng Việt Nam có thể được hưởng lợi từ việc tham gia CCM,
đặc biệt là trong lĩnh vực huy động hỗ trợ của nhà tài trợ tăng lên (như trường hợp ở Lào là rất rõ).
UNDP có thể tiếp tục hỗ trợ thúc đẩy Chính phủ Việt Nam trong việc xem xét các công ước quốc tế
bằng cách cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho các chuyến thăm và sắp xếp các cuộc họp với các
quan chức công ước theo yêu cầu.
5.11. Các tiêu chuẩn
5.11.1. Như đã đề cập trong Phần 4, dường như cịn có một số hiểu lầm giữa những người được hỏi
về vai trò và việc áp dụng Tiêu chuẩn Hành động bom mìn Quốc tế (IMAS) trong chương trình hành
động bom mìn quốc gia. IMAS có ba ứng dụng chính. Đầu tiên, các tiêu chuẩn này được ban hành
như một hướng dẫn cho tồn bộ cộng đồng hành động bom mìn để giải thích về chất lượng cơng
việc trong chương trình hành động bom mìn được phê duyệt. Thứ hai, các tiêu chuẩn này là khuôn
khổ để xây dựng các tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc gia nhằm phản ánh chính xác hơn thực tế
và hoàn cảnh cụ thể của quốc gia đó. Tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc gia cần tính tới các nội
16
17


Báo cáo Giám sát Bom mình – Landmines Monitor Report, 2008, trang 1,050
Thông tấn xã Việt Nam - Vietnam News Agency, 12 tháng 3 2014

22


dung của IMAS; tuy nhiên không nhất thiết phải tuân theo mọi khía cạnh của IMAS. Tiêu chuẩn quốc
gia sẽ rất khác nhau giữa các nước, tùy thuộc vào tình hình thực tế. Thứ ba, khi Liên hợp quốc hoặc
một số cơ quan quốc tế được công nhận khác phân tích về trách nhiệm và chức năng của cơ quan
hành động bom mìn quốc gia, IMAS có thể được áp dụng trực tiếp làm tiêu chuẩn để xem xét cho
đến khi tiêu chuẩn quốc gia được công bố. IMAS cũng có thể là cơ sở pháp lý để xây dựng hợp đồng
giữa các nhà tài trợ và các tổ chức thực hiện.
5.11.2. Rõ ràng, chương trình hành động bom mìn quốc gia Việt Nam thuộc trường hợp thứ hai. Hiện
tại Quy chuẩn Việt Nam là quá chi tiết và kỹ thuật để được coi là đủ tiêu chuẩn quốc gia, và được áp
dụng cho khảo sát và rà phá bom mìn. Cần phải làm nhiều hơn để hài hịa QCVN với các tiêu chuẩn
quốc gia hiện tại (TCVN) trên cơ sở tham chiếu IMAS như một hướng dẫn. Các tiêu chuẩn cũng cần
được xây dựng để bao trùm tất cả các khía cạnh của hành động bom mìn, đó là khảo sát và rà phá,
GDNCBM, hỗ trợ nạn nhân,... GICHD đã ban hành một ấn phẩm có tiêu đề 'Hướng dẫn về Tiêu chuẩn
hành động bom mìn quốc gia'18; đây là một cơng cụ hữu ích để soạn thảo các tiêu chuẩn quốc gia và
họ cũng tiến hành tổ chức các khóa đào tạo về chủ đề này. Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia là một
quá trình lâu dài và chi tiết cụ thể, có thể mất nhiều năm để hồn thành. KVMAP cần hỗ trợ trong
q trình này như là một phần của hỗ trợ đánh giá nâng cao năng lực đối với VNMAC.
5.11.3. Thời điểm mà IMAS cần được áp dụng đầy đủ là khi Việt Nam quyết định đóng góp gửi các
đội rà phá bom mìn tham gia nhiệm vụ gìn giữ hịa bình của Liên Hợp Quốc. Tất cả các tổ chức rà phá
bom mìn khi tham gia việc với các nhiệm vụ gìn giữ hịa bình đều được tổ chức Dịch vụ hành động
bom mìn của Liên hợp quốc (UNMAS) đánh giá trước khi họ được chấp nhận và phải tuân thủ IMAS.
Campuchia hiện có các đội rà phá bom mìn được Liên Hợp Quốc phân cơng làm việc ở Nam Sudan, vì
vậy có thể tham vấn kinh nghiệm của họ (mặc dù, dự án hành động bom mìn của UNDP ở Campuchia
khơng đóng vai trị gì trong việc Campuchia chuẩn bị tham gia hoạt động gìn giữ hịa bình). UNDP
Việt Nam nói riêng, và có thể cả KVMAP, có thể đóng vai trị hỗ trợ Việt Nam trong vấn đề này nếu

tình hình phát sinh. Điều này sẽ bao gồm thiết kế một chương trình đào tạo dựa trên kinh nghiệm
của các quốc gia khác hoặc tự thiết kế từ đầu nếu cần.

6. CÁC PHÁT HIỆN CHÍNH
6.1. KVMAP là một dự án quan trọng trong lĩnh vực hành động bom mìn tại Việt Nam do kết nối
được hai đối tác mới tham gia vào hành động bom mìn tại Việt Nam là KOICA và UNDP, do quy mô
ngân sách của dự án và mức độ bao trùm toàn bộ các hoạt động của hành động bom mìn.
6.2 Dự án đã mất một thời gian để bắt đầu vào năm 2018 (điều đó có thể hiểu được); nhưng hiện tại
dự án đang được triển khai với tiến độ nhanh hơn. Dự án đang đi đúng hướng để đạt được các mục
tiêu hoạt động. Tuy nhiên vẫn cịn đó câu hỏi về mục tiêu rà phá và hỗ trợ nạn nhân, cũng như vẫn
còn nhiều việc trong xây dựng năng lực và quản lý thông tin.
6.3. Tiến độ giải ngân của Dự án còn chậm so với kế hoạch, và tới cuối năm 2020 dự án khó có thể
giải ngân tồn bộ. Việc kéo dài thời hạn dự án thêm một năm đến cuối 2021 mà không cần điều
chỉnh ngân sách là một lựa chọn tốt vì ba lý do: hiện nay tỷ lệ giải ngân cịn thấp; lo ngại về chất
lượng cơng việc nếu các mục tiêu rà phá được thực hiện gấp rút; và cịn có nhiều việc phải làm về

18

Hướng dẫn xây dựng tiêu chuẩn hành động bom mìn quốc gia (NMAS) – GICHD, 2016

23


tăng cường năng lực cho VNMAC (cần nhiều thời gian và thậm chí sẽ vượt quá thời gian dự án đã
kéo dài).
6.4. Văn kiện dự án KVMAP được xây dựng dựa trên một số giả định. Khi triển khai dự án và thu
thập thêm các dữ liệu mới ở một số lĩnh vực nhất định thì tình hình thực tế đã trở nên rõ ràng hơn.
Nếu dự án được điều chỉnh kéo dài thêm một năm, đây sẽ là thời điểm lý tưởng để xem xét lại các
mục tiêu dựa trên dữ liệu mới, thời gian kéo dài và các kinh nghiệm có được.
6.5. Có một số yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến KVMAP và khả năng đạt dự án được mục tiêu đề ra.

Ở cấp chính sách của chính phủ Việt Nam, lĩnh vực hành động bom mìn tiếp tục được quan tâm.
Chương trình 504 đã được triển khai, nhưng do vừa được hợp nhất với Chương trình khắc phục chất
độc hóa học (chương trình 33) để trở thành Chương trình 701, nên cần có những xem xét rõ ràng về
nội dung trong thời gian tới. Nghị định 18 đã xác định rõ vai trò của VNMAC với tư cách là cơ quan
điều phối quốc gia đối với hành động bom mìn, nhưng bây giờ (các) thơng tư phải được phê duyệt
để VNMAC có cơ sở tự tin bắt đầu thực hiện các nhiệm vụ được giao.
6.6. VNMAC là một tổ chức tương đối mới và đã đạt được một số tiến triển trong thực hiện chức
năng nhiệm vụ từ thành lập năm 2014. Tuy nhiên, VNMAC vẫn chưa hoàn toàn triển khai được toàn
bộ nhiệm vụ điều phối các hoạt động hành động bom mìn tại Việt Nam. Điều này một phần là do
VNMAC tập trung vào củng cố tổ chức và công việc hiện trường của họ, nhưng chủ yếu là do thời
gian cần thiết để xây dựng và ban hành Nghị định 18 và (các) thông tư hướng dẫn. Liên quan đến
việc xây dựng năng lực cho VNMAC, hoạt động quan trọng nhất là hoạt động tự đánh giá năng lực đã
được thực hiện vào tháng 5 năm 2019.
6.7. Chính quyền cấp tỉnh ở Việt Nam có mức độ tự chủ đáng kể. Mơ hình hành động bom mìn tại
tỉnh Quảng Trị được tiến hành một cách khá độc lập và có ấn tượng theo nhiều cách. Tuy nhiên, mơ
hình hồn tồn phụ thuộc vào tài trợ từ bên ngồi và khơng bền vững trong dài hạn. Đây là cơ hội
cho KVMAP để hỗ trợ các nhân tố phối hợp có tính thực tế và bền vững ở tỉnh Quảng Bình và Bình
Định. Đặc biệt đối với trường hợp Quảng Bình vì MAG và NPA chuẩn bị triển khai một lịch trình hỗ
trợ chính quyền tỉnh thành lập một trung tâm hành động bom mìn cấp tỉnh.
6.8. Mặc dù dự án đã tính đến vấn đề giới trong các hợp phần GDNCBM và hỗ trợ nạn nhân, nhưng
về tổng thể KVMAP chưa có sự can thiệp mạnh mẽ về giới. Hiện đã có Hướng dẫn đánh giá về giới
trong Hành động bom mìn tại Việt Nam do GMAP thực hiện vào năm 2016. Nếu thời hạn dự án được
điều chỉnh thì cần đẩy mạnh lồng ghép vấn đề về giới trong các kế hoạch hoạt động các năm tiếp
theo.
6.9. Liên quan đến quản lý chất lượng, KVMAP đã thực hiện các bước để giới thiệu các hệ thống
quản lý chất lượng tốt, và đã tuyển dụng một cố vấn quản lý chất lượng làm việc trực tiếp tại tỉnh.
Tuy nhiên, đối với VNMAC, xây dựng và triển khai quản lý chất lượng trong hệ thống của VNMAC là
một quá trình liên tục, lâu dài. Đặc biệt, cần có sự hài hịa của các hệ thống tiêu chuẩn khác nhau, và
đây là một quá trình lâu dài, trong đó KVMAP có thể hỗ trợ thơng qua hợp phần xây dựng năng lực
cho VNMAC.

6.10. Về các quan ngại liên quan đến sự bảo mật dữ liệu và việc không chia sẻ kịp thời các thông tin
là vấn đề của cả lĩnh vực hành động bom mìn chứ không chỉ hạn chế trong phạm vi dự án KVMAP.
Việc thiếu dữ liệu chính xác, kịp thời và cập nhật đã tác động đến tất cả các khía cạnh của hành động
24


bom mìn từ lập kế hoạch, thiết lập ưu tiên, báo cáo, huy động nguồn lực,... Tuy nhiên, thông qua các
hoạt động và kết quả của mình, KVMAP có cơ hội khuyến khích VNMAC và các cơ quan chính phủ
khác công bố các dữ liệu một cách kịp thời. Cụ thể, VNMAC nên tải lên và công bố các dữ liệu về
khảo sát và rà phá theo thời gian thường kỳ. Ngoài việc sử dụng trang web của VNMAC, dữ liệu này
cũng có thể được chia sẻ tại các cuộc họp của Nhóm làm việc bom mìn cũng như được công bố trong
các báo cáo hàng năm,...
6.11. Hành động bom mìn là lĩnh vực cịn gặp nhiều khó khăn trong việc đo lường kết quả và tác
động của các hoạt động, và Việt Nam không phải là trường hợp ngoại lệ. Tuy nhiên, KVMAP đã có
những liên kết rõ ràng với các tài liệu quy hoạch và dự án phát triển rộng lớn và có liên quan ở Việt
Nam, mặc dù báo cáo về kết quả vẫn cần được củng cố thông qua kiểm tra giám sát sau rà phá hay
các nghiên cứu trường hợp,... UNDP đã đóng vai trị dẫn dắt và hướng dẫn thông qua hoạt động liên
kết hành động bom mìn với các mục tiêu phát triển bền vững, và dự án KVMAP có thể tận dụng cơ
hội này.
6.12. Do MAPG đã khơng có các cuộc họp kể từ năm 2017, nên khơng có cơ chế chính thức nào cho
các nhà tài trợ hành động bom mìn ở Việt Nam phối hợp với chính phủ hoặc phối hợp nhau. UNDP
cần khuyến khích MAPG gặp gỡ trao đổi đồng thời có thể cân nhắc xem cịn có các phương thức khác
để phối hợp các nhà tài trợ, như tổ chức các cuộc họp khơng chính thức, các chuyến thăm cùng
nhau của nhà tài trợ đến hiện trường, chia sẻ báo cáo,…
6.13 Dự án đang được UNDP và VNMAC quản lý tốt; có cấu trúc quản trị là phù hợp. Dự án đã xây
dựng được các quy trình phù hợp về quản lý, tài chính và mua sắm. Báo cáo hoạt động đã được
chuẩn bị chính xác và đúng thời gian.

7. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Ưu tiên cao

7.1. Dự án giải ngân cịn chậm. Vì vậy UNDP và KVMAP (trên cơ sở tham khảo ý kiến với KOICA) nên
đồng ý càng sớm càng tốt việc phê duyệt kéo dài thêm một năm, khơng điều chỉnh chi phí trong thời
gian dự án, cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2021. Điều này nên được thực hiện trước cuối năm 2019
để KVMAP có cơ sở xây dựng kế hoạch cho hai năm tới. Nếu dự án được điều chỉnh, thì khung kết
quả và các mục tiêu dự án sẽ cần phải được xem xét lại.
7.2. Trong trường hợp thời gian dự án được điều chỉnh kéo dài, KVMAP sẽ cần xem xét lại khung kết
quả và các mục tiêu dự án. Một số điểm chính đối với mỗi hợp phần có thể bao gồm:
1. Đối với hợp phần nâng cao năng lực cho VNMAC, Báo cáo tự đánh giá vào tháng 5 năm 2019
sẽ là cơ sở cho việc xây dựng các hoạt động mới. VNMAC nên công bố Báo cáo tự đánh giá và
sau đó VNMAC cùng KVMAP xây dựng kế hoạch phát triển năng lực chi tiết. Nội dung kế
hoạch này nên bao gồm các hoạt động như xây dựng Kế hoạch hành động bom mìn quốc gia
2021 - 2025, Chiến lược hành động bom mìn quốc gia, cải thiện hệ thống lập kế hoạch và lựa
chọn ưu tiên, chiến lược huy động nguồn lực, hệ thống quản lý chất lượng và hài hòa các hệ
thống tiêu chuẩn.
2. Các mục tiêu mới về khảo sát và rà phá cần được xây dựng cho thời gian kéo dài. Các mục
tiêu này cần dựa trên kết quả triển khai trước đó và nhu cầu được đánh giá ở các tỉnh.
25


×