Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Báo cáo thực tập Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.68 KB, 30 trang )

BÁO CÁO TỔNG HỢP PHẠM THỊ THANH TUYỀN
LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính chất liên ngành, liên nghề, liên vùng.
Sản phẩm của ngành du lịch mang nhiều nét đặc trưng riêng. Vì vậy lao động trong
ngành du lịch phải có những yêu cầu rất riêng. Để đáp ứng được nhu cầu lao động
của ngành, Khoa Du lịch Khách sạn đã có một chương trình đào tạo rất phù hợp.
Đó là đặc thù riêng của khoa và từ đó việc thhực tập của sinh viên được chia thành
hai đợt. Đợt 1 với mục tiêu là tìm hiểu công ty – nơi mình thực tập và làm quen với
công việc tác nghiệp. Từ đó sẽ hiểu rõ được quy trình hoạt động của công ty Du
lịch như thế nào. Bản thân em được thực tập ở công ty Du lịch Việt Nam tại Hà
Nội , sau quá trình thực tập em đã tìm hiểu và quan sát thực tế nên có thể hiểu khái
quát về cong ty cũng như hoạt động cụ thể của các phòng ban trong công ty. Như
vậy sản phẩm của việc thựuc tập đợt I này chính là báo cáo tổng hợp.
Báo cáo bao gồm ba phần cụ thể như sau:
Phần 1: Giới thiệu chung về Công ty Du lịch Việt Nam tại Hà Nội
Phần 2: Thực trạng kinh doanh của Công ty
Phần 3: Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Thanh Tuyền
LỚP DU LỊCH 43A
1
BÁO CÁO TỔNG HỢP PHẠM THỊ THANH TUYỀN
NỘI DUNG
1. Giói thiệu chung về công ty du lịch Việt nam
1.1 Qua trình hình thành và phát triển
Theo nghị định 26/CP ngày 7/9/1960, công ty du lịch Việt Nam ra đời trực thuộc
Phủ thủ tướng trên danh nghĩa, thực chất là một cục do Bộ công an (Bộ nội vụ).
Lúc bấy giờ công ty chỉ có vài ba chi nhánh tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hoà Bình.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty chỉ có vài khách sạn với số buồng, giường ít ỏi
chủ yếu phục vụ các cán bộ công nhân viên nhà nước đi nghỉ, điều dưỡng theo tiêu
chuẩn và một số chuyên gia nước ngoài.


Sau ngày giải phóng miền Nam đất nước thống nhất, ngành du lịch Việt nam được
tiếp quản nhũng nhà hàng, khách sạn của chính quyền cũ để lại ở: Vũng Tàu, Nha
Trang, Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, việc quản ý các nhà hàng, khách sạn
này không được tập trung vào một mối. Công ty du lịch Việt Nam chỉ được giao
một số cơ sở lưu trú ở Vũng Tàu, Đà Nẵng còn lại các cơ sở khác được giao cho
các ngành khác nhau quản lý.
Năm 1979, do yêu cầu thực tế của ngành du lịch, Tổng cục du lịch được thành lập
(trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng chính phủ).
Đến năm 1990 do cải cách, tổ chức lại bộ máy nhà nước, tổng cục du lịch được sát
nhập vào Bộ văn hoá - thông tin - thể thao và du lịch. Lúc này cơ quan của tổng
cục du lịch Việt Nam.
Năm 1991 Tổng cục du lịch Việt Nam chuyển chức năng quản lý du lịch từ Bộ văn
hoá - thông tin - thể thao và du lịch về Bộ Thương mại và có tên bộ Thương Mại
và du lịch.
Cuối năm 1992, Tổng cục du lịch được thành lập trở lại, Tổng cục du lịch Việt
Nam giải thể và cơ quan của Tổng công ty được thành lập thành doanh nghiệp với
tên gọi là công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội (chính thức vào ngày 26/3/1993).
LỚP DU LỊCH 43A
2
BÁO CÁO TỔNG HỢP PHẠM THỊ THANH TUYỀN
Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội, tên giao dịch là Vietnamtourism in Hanoi, là
một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, trực thuộc tổng cục du lịch, có tư
cách pháp nhân thực hiện chế độ hạch toán độc lập, sử dụng con dấu riêng theo thể
chế qui định của nhà nước.
Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội mở tài khoản tại ngân hàng Ngoại
Thương Việt Nam.
Công ty có trụ sở tại 304 Lý Thường Kiệt, Hà Nội và các chi nhánh tại:
+ 12 Hùng Vương, Thành Phố Huế
+ 138 Hàn Thuyên, Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ khi thành lập cho đến nay, công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội không

ngừng phát triển vươn lên cùng sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Công ty
có hiệu quả kinh tế tương đối cao, cụ thể trong 5 năm (1995-1999) đã phục vụ
7400khách du lịch quốc tế đi tour tương ứng với 249500 ngày khách và 22600000
USD doanh thu ( chưa kể đến 11900 khách sử dụng visa)
Trên đây chúng ta đã tìm hiểu vài nét sơ lược về sự hình thành và phát triển của
công ty. Sau đây chúng ta sẽ đi vào xem xét những vấn đề cụ thể của công ty.
1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội hoạt động kinh doanh với ba chức năng
chủ yếu sau:
+ Chức năng tổ chức du lịch trọn gói
Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội là đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập, cho
nên chức năng tổ chức du lịch trọn gói là chức năng quyết định. Nó quyết định sự
sống còn của công ty, nếu kinh doanh có lãi thì công ty mới có thể tồn tại và phát
triển, ngược lại nếu thua lỗ thì tất yếu sẽ dẫn đến phá sản. Vì vậy chức năng này là
chức năng hàng đầu của công ty.
+ Chức năng môi giới trung gian
Công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội là một công ty lữ hành cho nên nó là người
trung gian giữa khách du lịch hay công ty gửi khách với các nhà cung cấp các dịch
vụ du lịch. Công ty là một môi giới có tác dụng đưa khách đến các điểm du lịch,
các nhà cung cấp, là người thúc đẩy sự gặp nhau của cung và cầu du lịch một cách
nhanh chóng.
LỚP DU LỊCH 43A
3
BÁO CÁO TỔNG HỢP PHẠM THỊ THANH TUYỀN
+ Chức năng thu hút (tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam)
Ngoài hai chức năng trên, công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội còn có chức năng
thu hút. Đây là chức năng đặc chưng của công ty. Bởi lẽ không những là một công
ty nhà nước, đứng đầu ngành, mà nó còn là một công cụ để nhà nước quản lý về du
lịch nên công ty phải có nhiệm vụ tuyên truyền, quảng cáo, tìm mọi cách để thu hút
khách du lịch ở các thị trường trên thế giới cho công ty và cho toàn ngành du lịch.

Thêm vào đó công ty còn có nhiệm vụ tìm hiểu, mở rộng các tuyến điểm du lịch
mới nhằm thu hút khách hàng. Để thực hiện tốt các chức năng của mình, công ty
Du lịch Việt Nam tại Hà Nội cần thực hiện đúng các nhiệm vụ sau:
+ Nghiên cứu thị trường du lịch, tuyên truyền, quảng cáo, thu hút khách du lịch và
kí kết các hợp đồng với các tổ chức, các hãng du lịch nước ngoài. Tổ chức thực
hiện các chương trình Du lịch đã kí kết. Kinh doanh các dịch vụ hướng dẫn, vận
chuyển, khách sạn và các dịch vụ bổ sung đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và
các đối tượng khách quốc tế khác.
+ Nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh
để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng phục vụ. Tham gia nghiên
cứu và đề xuất với tổng cục du lịch các định mức kinh tế kỹ thuật và qui chế quản
lý của ngành.
+ Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất kinh doanh của công
ty. Quản lý và sử dụng cán bộ đúng chính sách của nhà nước và của ngành, xây
dựng qui hoạch, kế hoạch công tác cán bộ, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ
nhân viên công ty
+ Tổ chức tốt các loại hình hạch toán, thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh
doanh, nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước và cơ quan cấp trên.
Để thực hiện nhiệm vụ của mình công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội có những
quyền hạn sau đây:
+ Trực tiếp giao dịch kí kết hợp đồng với các tổ chức du lịch nước ngoài để đón
khách quốc tế vào Việt Nam và tổ chức cho công dân Việt Nam đi nước ngoài.
+ Được trực tiếp liên doanh, kí kết hợp tác đầu tư xuất nhập khẩu nhằm phát
triển cơ sở vật chất kỹ thuật, yêu cầu về hàng hoá vật tư chuyên dùng.
LỚP DU LỊCH 43A
4
BÁO CÁO TỔNG HỢP PHẠM THỊ THANH TUYỀN
+ Được tham gia tổ chức du lịch mang tính chất thuơng mại của thế giới và khu
vực nhằm tăng cường sự hiểu biết, phát triển và mở rộng thị trường du lịch quốc tế.
Được đạt đại diện công ty ở nước ngoài để tuyên truyền quảng cáo thu hút khách

du lịch.
+ Ra các quyết định về sản xuất kinh doanh, bổ nhiệm, miễm nhiệm, điều động,
nâng lương, khen thưởng, kỷ luật cán bộ (theo phân cấp quản lý cán bộ của tổng
cục) và các mặt công tác khác.
+ Được phép mở rộng các dịch vụ bổ sung để đáp ứng mọi nhu cầu của các đối
tượng khách du lịch nhằm tận dụng mọi tiềm năng về lao động, cơ sở vật chất kỹ
thuật, phương tiện vận chuyển của công ty.
+ Được huy động vốn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước nhằm
phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới công nghệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
được giao.
Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty
+ Nghiên cứu thị trường
+ Xây dựng và bán các chương trình du lịch
+ Trực tiếp giao dịch và ký kết các hợp đồng với các hãng du lịch nước ngoài về
khách du lịch.
+ Điều hành chương tình du lịch
+ Hướng dẫn du lịch.
+ Vận chuyển khách du lịch
+ Kinh doanh khách sạn du lịch.
+Dịch vụ quảng cáo, thông tin du lịch.
+ Bán hàng lưu niệm.
+ Dịch vụ về thị thực xuất nhập cảnh, gia hạn thị thực xuất nhập cảnh cho khách
du lịch.
+ Dịch vụ thương mại tổng hợp.
+ Các dịch vụ bổ sung khác đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng khách du lịch.
1.3 Sơ đồ bộ máy tổ chức
LỚP DU LỊCH 43A
5
BÁO CÁO TỔNG HỢP PHẠM THỊ THANH TUYỀN
Cũng như đa số các công ty hiện nay. Bộ máy quản lý của công ty du lịch Việt

Nam tại Hà Nội cũng được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Hệ thống
tổ chức bộ máy của công ty có thể hình dung qua sơ đồ:
LỚP DU LỊCH 43A
6
BÁO CÁO TỔNG HỢP PHẠM THỊ THANH TUYỀN
SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY DU LỊCH VIỆT NAM TẠI HÀ NỘI
LỚP DU LỊCH 43A
Giám đốc
Phó giám đốcPhó giám đốc
Phòng
điều
hành
Chi
nhánh
tại TP
HCM
Phòng
thị
trường
I
Phòng
thị
trường
II
Phòng
thị
trường
III
Tổ
thông

tin
quảng
cáo
Phòng
h nh à
chính
tổ
chức
Phòng
t i à
chính
Kế
toán
Tổ xe
Khách
sạn Hạ
Long
Bay
Chi
nhánh
Tại
TPHuế
Phòng
Hướng
dẫn
7
BÁO CÁO TỔNG HỢP PHẠM THỊ THANH TUYỀN
Lao động thường xuyên thời điểm tháng 02/2004
STT Bộ phận Số
lao

Trong đó
nữ Trưởn
g phó
phòng
Đại
học
Đảng
viên
Tuổi
dưới
25
Tuổi
dưới
35
Tuổi
dưới
45
Tuổi
dưới
55
Tuổi
trên
55
1 Ban giám đốc 3 1 0 3 3 0 0 0 3 0
2 Phòng Thị trường 1 11 9 2 11 4 1 4 3 2 1
3 Phòng Thị trường 2 12 9 2 11 8 2 2 3 5 0
4 Phòng Thị trường 3 13 8 2 12 4 1 4 4 3 1
5 Phòng hướng dẫn 21 4 3 21 6 2 10 6 2 1
6 Phòng điều hành 17 7 2 12 13 1 4 6 6 0
7 Phòng TC 11 7 2 10 7 1 0 5 5 0

8 Phòng HC 21 7 2 10 14 1 2 5 12 1
9 Tổ xe 14 1 1 2 4 0 2 9 3 0
10 Tổ T.tin – Q.cáo 7 1 1 5 3 1 3 2 1 0
11 Chi nhánh HCM 17 7 2 13 4 3 9 3 2 0
12 Chi nhánh Huế 11 2 2 6 3 2 2 6 1 0
13 Khách sạn Vịnh Hạ Long 54 23 2 13 7 4 30 16 2 2
Cộng 212 86 23 141 80 19 72 68 47 6
LỚP DU LỊCH 43A
8
B¸o c¸o tæng hîp Ph¹m ThÞ Thanh TuyÒn
Hiện nay toàn bộ số cán bộ công nhân viên của công ty là 212 người (kể cả
khách sạn Vịnh Hạ Long). Trong số đó, hầu hết cán bộ nhân viên có trình độ đại
học. Điều này chứng tỏ trình độ phổ cập chung của cán bộ khá đồng đều và tương
đối cao so với đơn vị khác.
1.4 Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận
Công ty thực hiện mô hình quản lý trực tuyến chức năng. Đứng đầu là Giám
đốc công ty, quản lý công ty về mọi mặt công tác, đảm bảo thực hiện đúng chức
năng nhiệm vụ của công ty, đồng thời chịu trách nhiệm pháp nhân của đơn vị trước
tổng cục du lịch Việt Nam và trước các cơ quan chức trách của nhà nước. Hai phó
giám đốc giúp việc cho giám đốc, được giám đốc phân công về một hoặc hai lĩnh
vực hoạt động của công ty (cụ thể được thể hiện tên sơ đồ bộ máy quản lý) đồng
thời thực hiện trách nhiệm pháp nhân của đơn vị trước giám đốc và pháp luật về
hiệu quả các lĩnh vực do họ đảm nhiệm. Các trưởng phòng được thừa lệnh của
giám đốc kí các văn bản thuộc phạm vi quyền hạn chuyên môn của mình. Các
chuyên viên kĩ thuật theo dõi tình hình thực hiện công tác được phân công và diễn
biến hàng ngày, đề xuất với lãnh đạo phòng, lãnh đạo công ty để giải quyết kịp thời
những vướng mắc.
Các bộ phận của công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội hiện nay gồm:
- Các phòng thị trường:
o Phòng thị trường I

o Phòng thị trường II
o Phòng thị trường III
-Phòng điều hành
- Phòng hướng dẫn
- Phòng hành chính tổng hợp
- Phòng tài chính kế toán
- Tổ thông tin quảng cáo
- Tổ xe.
Hoạt động cơ bản của các phòng ban trong công ty du lịch Việt Nam tại Hà Nội.
1.4.1 phòng thị trường I
Líp Du lÞch 43A
9
B¸o c¸o tæng hîp Ph¹m ThÞ Thanh TuyÒn
Phòng thị trường I gồm có 11 người, đều tốt nghiệp đại học. Phạm vi hoạt động
nghiên cứu của phòng này là khai thác thị trường Pháp, xây dựng và thực hiện các
chương trình du lịch cho khách du lịch Pháp tại thị trường Pháp. Đây là một thị
trường khách rất lớn của công ty. Hàng năm thị trường này chiếm lĩnh trên 60%
tổng số lượt khách cũng như tổng số khách của công ty.
Được sự phân công và phối hợp hợp lý, phòng thị trường Iluôn đẩm bảo tốt
nhiệm vụ mà công ty đặt ra.
Thị trường Pháp là thị trường gồm nhiều người đã biết Việt Nam. Điều này tạo
thuận lợi cho công ty không phải tốn nhiều chi phí để quản cáo nhưng họ đã biết
tới Việt Nam, thậm chí còn biết rất rõ nên công ty không thể đua ra mức giá cao
nếu muốn giữ chân họ.
1.4.2 Phòng thị trường II
Hiện nay phòng thị trường II gồm 12 người. Khách quốc tế thuộc phòng thị
trường II chủ yếu là khách Tây Ban Nha, ý, Nhật, Hàn Quốc… trong số đó khách
Tây Ban Nha là lớn nhất.
Mỗi nhân viên trong phòng thị trường II phụ trách 1 hoặc một số thị trường
cụ thể. Việc giao dịch với các hãng được thực hiện chủ yếu qua email hoặc fax,

tránh dùng điện thoại để tiết kiệm chi phí giao dịch.
1.4.3 Phòng thị trường III
Phòng thị trường II có 13 người được chia thành 3 bộ phận bộ phận chuyên
phục vụ khách đi du lịch trong nước, bộ phận chuyên phục vụ khách đi du lịch
nước ngoài, bộ phận chuyên khai thác khách du lịch ở các nước ASEAN và Trung
Quốc.
Mặc dù các phòng thị trường được phân chia, chuyên môn hoá, mỗi phòng thị
trường phụ trách một hoặc một ssó thị trường cụ thể. Nhưng chức năng nhiệm vụ
chủ yếu của cả ba phòng thị trường đều giống nhau, chỉ khai thác các đối tượng
khách khác nhau.
Chức năng nhiệm vụ của phòng thị trường
1. Tổ chức và tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch trong nước và
quốc tế, tìm kiếm các bạn hàng mới thông qua việc tham gia các hội chợ.
Líp Du lÞch 43A
10
B¸o c¸o tæng hîp Ph¹m ThÞ Thanh TuyÒn
2. Phối hợp với phòng điều hành, tiến hành xây dựng các chương trình du lịch từ
nội dung đến mức giá, phù hợp với nhu cầu của khách, chủ động trong việc đưa ra
những ý đồ mới về sản phẩm của công ty.
3. Ký kết hợp đồng với các hãng, các công ty du lịch nước ngoài, các tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước .
4. Duy trì các mối quan hệ của công ty với các nguồn khách, đề xuất và xây dựng
phương án mở rộng chi nhánh, đại diện của công ty trong và ngoài nước.
5. Đảm bảo hoạt động thông tin giưũa công ty lữ hành với các nguồn khách. Thông
báo cho các bộ phận liên quan trong công ty về kế hoạch các đoàn khách, nội dung
hợp đồng cần thiết trong việc phục vụ khách phối hợp theo dõi việc thanh toán và
quá trình thực hiện hợp đồng phục vụ khách,
6. Phòng thị trường phải thực sự trở thành cầu nối giưũa thị trường với doanh
nghiệp. Trong điều kiện nhất định, phòng thị trường có trách nhiệm thực hiện
nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển, là bộ phận hướng tới thị trường của công ty.

1.4.4 Phòng điều hành
Phòng điều hành gồm 17 người, mỗi người được phân công 1 việc cụ thể. Phòng
điều hành, mỗi người đều được phân công một nhiệm vụ cụ thể. Phòng điều hành
trực tiếp giao dịch với các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch: khách sạn, nhà hàng, các
cơ sở cung cấp dịch vụ vận chuyển: taxi, tàu hoả, máy bay…tại các điểm du lịch.
Phòng điều hành có những nhiệm vụ sau:
1. Là đầu mối triển khai toàn bộ công việc điều hành các chương trình cung cấp
dịch vụ du lịch trên cơ sở các kế hoạch, thông báo về khách do phòng thị trường
gửi tới.
2. Lập kế hoạch và triển khai toàn bộ công việc đến việc thực hiện các chương
trình du lịch như đăng ký chỗ trong khách sạn, visa, vận chuyển… đảm bảo các
yêu cầu về thời gian và chất lượng. Phòng còn làm đại lý cho VietNam airline. Đây
là một điều tốt song cũng là một yêu cầu cấp thiết vì số lượng khách quốc tế đến
công ty phần lớn sử dụng dịch vụ hàng không, do đó công ty phải có đại lý máy
bay riêng để chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
3. Thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu quan (Ngoại giao,
Nội vu..). Ký hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hoá và dịch vụ du lịch (khách
Líp Du lÞch 43A
11
B¸o c¸o tæng hîp Ph¹m ThÞ Thanh TuyÒn
sạn, hàng không, đường sắt..).Lựa chọn các nhà cung cấp có những sản phẩm đảm
bảo uy tín chất lượng.
4. Theo dõi quá trình thực hiện các chương trình du lịch, giải quyết mọi yêu cầu
của khách du lịch được ghi trong hợp đồng cụ thể là chương trình du lịch của
khách đã mua và những yêu cầu khác phát sinh như: thay đổi chương trình du lịch
của khách, mua thêm dịch vụ,kéo dài tour, ra hạn visa, giấy phép và theo dõi lịch
trình của từng đoàn khách. Phối hợp với các bộ phận kế toán thực hiện các hoạt
động thanh toán với các công ty gửi khách và các nhà cung ứng dịch vụ du lịch.
Nhanh chóng sử lý các trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện các
chương trình du lịch.

Đồng thời phòng điều hành nhanh chóng thông báo kết quả chuẩn bị cho
chương trình việc thu xếp các dịch vụ cho khách để phòng thị trường biết và có
điều kiện thuận lợi trong việc giao dịch với các hãng gửi khách khi họ cần những
thông tin hoặc những yêu cầu cụ thể vấn đề gì trong chương trình thuộc tour du
lịch của khách
1.4.5 Phòng hướng dẫn.
Phòng hướng dẫn gồm 21 nhân viên, gồm 6 chuyên viên tiếng anh, 10 người
chuyên tiếng Pháp, 1 người chuyên tiếng Đức và một người chuyên tiếng Nhật, 1
trưởng phòng, 1 phó phòng.
Chức năng chủ yếu của phòng hướng dẫn là đưa đón và hướng dẫn khách du
lịch đến Việt Nam và đưa khách Việt Nam đi nước ngoài theo chương trình đã ký
kết. phòng có những nhiệm vụ sau:
1. Căn cứ vào kế hoạch khách điều động, bố trí hướng dẫn viên cho các chương
trình du lịch.
2. xây dựng, duy trì và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên và cộng tác viên chuyên
nghiệp,.tiến hành các hộat động học tập và bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên có
trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, phẩm chất nghề nghiệp tốt, đáp ứng nhu cầu
hướng dẫn viên của công ty.
3. Phối hợp chặt chẽ với các bọ phận trong công ty để tiến hành công việc một
cách
Líp Du lÞch 43A
12

×