Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

trường th châu hưng gv đoàn minh hai tuần 29 từ ngày 05 04 2010 – 09 04 2010 thứ tiết môn tct tên bài dạy hai 0504 2010 1 shdc chào cờ 2 tập đọc đầm sen 3 tập đọc đầm sen 4 âm nhạc 29 học h

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.64 KB, 26 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

TUẦN 29


<b> (Từ ngày 05 / 04 / 2010 – 09 / 04 / 2010)</b>


Thứ Tiết Môn TCT Tên bài dạy


Hai
05/04


2010


1 SHDC Chào cờ


2 Tập đọc Đầm sen


3 Tập đọc Đầm sen


4 Âm nhạc 29 Học hát bài:Đi tới trường
5 Đạo đức Chào hỏi và tạm biệt (T 2)


Ba
06/04


2010


1 Thể dục 29 Chuyền cầu theo nhóm 2 – TC: “Kéo cưa lừa xẻ”.


2 Chính tả Hoa sen (GDBVMT)


3 Toán 113 Phép cộng trong phạm vi 100 (Cộng không nhớ)



4 Tập viết Tô chữ hoa: L; M; N


5 TN-XH 29 Nhận biết cây cối và con vật


07/04
2010


1 Tập đọc Mời vào


2 Tập đọc Mời vào


3 Toán 114 Luyện tập


4 Thủ cơng Cắt, dán hình tam giác (Tiết 2)
Năm


08/04
2010


1 Tập đọc Chú công


2 Tập đọc Chú cơng


3 Tốn 115 Luyện tập


4 Mĩ thuật 29 Vẽ tranh Đàn gà
Sáu


09/04


2010


1 Chính tả Mời vào


2 Toán 116 Phép trừ trong phạm vi 100 (không nhớ)
3 Kể chuyện Niềm vui bất ngờ


4 SHTT Sinh hoạt TT


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Môn: Tập đ ọc </b>
<b>BÀI: ĐẦM SEN</b>
<b>I. Mục tiêu:</b>


 Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: xanh mát, ngan ngát, thanh khiết,


dẹt lại. Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.


 Hiểu được nội dung bài: Vẽ đẹp của lá, hoa, hương sắc loài sen.
 Trả lời được câu hỏi 1, 2 SGK.


<b>II. Đ ồ dùng dạy học : </b>


Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
<b>III. Các hoạt đ ộng dạy học : </b>


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:


2. Kiểm tra :



 Gọi học sinh đọc bài tập đọc “Vì bây giờ mẹ


mới về” và trả lời các câu hỏi trong SGK.


+ Khi bị đứt tay cậu bé có khóc khơng?


+ Khi nào cậu bé mới khóc? Vì sao?


 Cả lớp viết bảng con: cắt bánh, đứt tay, hốt


hoảng.


 Nhận xét


3. Bài mới:


 Giới thiệu bài:
 Hỏi: Tranh vẽ gì?


 Sen là một loài hoa rất đẹp và có hương


thơm. Để biết thêm về loài hoa này, các em sẽ
tìm hiểu qua bài tập đọc: Đầm sen. (Gv ghi
bảng).


 Hướng dẫn học sinh luyện đọc:


+ Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chậm rãi, khoan
thai).



+ <i>Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó</i>:


 Cho học sinh tìm từ khó đọc trong bài, giáo


viên gạch chân các từ ngữ đã nêu.
Xanh mát (x  x),


xoè ra (oe  eo, ra: r),


ngan ngát (an  ang),


thanh khiết (iêt  iêc)


 Hs luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.


<i>Các em hiểu như thế nào là đài sen ?</i>
<i>Nhị là bộ phận nào của hoa ?</i>


<i>Thanh khiết có nghĩa là gì ?</i>


<i>Ngan ngát là mùi thơm như thế nào?</i>
+ <i>Luyện đọc câu</i>:


 Gọi Hs đọc trơn câu theo cách: mỗi em tự


đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với
các câu sau. Sau đó giáo viên gọi 1 học sinh đầu
bàn đọc câu 1, các em khác tự đứng lên đọc nối
tiếp các câu còn lại.



Hát


Hs đọc bài và trả lời các câu hỏi.


Viết bảng con: cắt bánh, đứt tay, hốt
hoảng.


Tranh vẽ đầm sen.
Nhắc lại.


Lắng nghe.


Hs tìm từ ngữ khó đọc: <i>xanh mát, ngan</i>
<i>ngát, thanh khiết, dẹt lại</i>.


5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.


<i>Đài sen: Bộ phận phía ngoài cùng của</i>
<i>hoa sen.</i>


<i>Nhị: Bộ phận sinh sản của hoa.</i>
<i>Thanh khiết: Trong sạch.</i>
<i>Ngan ngát: Mùi thơm dịu, nhẹ.</i>


Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu
cầu của giáo viên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ <i>Luyện đọc đoạn</i> <i>và bài</i>: (theo 3 đoạn)


 Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau.


 Đọc cả bài.


 Ôn các vần en, oen.
+ Bài tập 1:


 Tìm tiếng trong bài có vần en ?
 Cho hs phân tích và đọc


+ Bài tập 2:


 Tìm tiếng ngồi bài có vần en, oen ?
 Hs tìm


+ Bài tập 3:


 Nói câu có chứa tiếng vần en hoặc oen?
 Giáo viên nhắc học sinh nói cho trọn câu để


người khác hiểu, tránh nói câu tối nghĩa.


 Nhận xét


 Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.


Củng cố tiết 1:


Tiết 2


 Tìm hiểu bài và luyện nói :
 Hỏi bài mới học.



 Gv đọc lần 2


 Gọi 2 học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và


trả lời các câu hỏi:


Khi nở hoa sen trông đẹp như thế nào?
Đọc câu văn tả hương sen ?


Nhận xét học sinh trả lời.
Giáo viên đọc diễn cảm cả bài.


Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn.
Luyện nói<i><b>: Nói về sen.</b></i>


Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.


Cho học sinh quan sát tranh minh hoạ: Qua tranh
giáo viên gợi ý các câu hỏi.


Nhận xét.
4. Củng cố :


 Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài


đã học.


5. Nhận xét dặn dò :



 Về nhà đọc lại bài nhiều lần,


Đọc nối tiếp 3 em, thi đọc đoạn giữa các
nhóm.


2 Hs đọc, lớp đồng thanh.


Sen.


Các nhóm thi đua tìm và ghi vào giấy các
tiếng có vần en, vần oen ngồi bài, trong
thời gian 2 phút.


Ví dụ: <i>xe ben, hứa hẹn, đèn dầu …</i>
<i>Xoèn xoẹt, nhoẻn cười…. </i>


Đọc mẫu câu trong bài: <i>Truyện Dế Mèn</i>
<i>phiêu lưu ký rất hay. Lan nhoẻn miệng cười.</i>
Các em chơi trò chơi thi nói câu chứa
tiếng tiếp sức.


2 Hs đọc.


Đầm sen
Hs lắng nghe
Hs đọc


<i>Cánh hoa đỏ nhạt xoè ra, phô đài sen và</i>
<i>nhuỵ vàng.</i>



<i>Hương sen ngan ngát, thanh khiết.</i>


Học sinh rèn đọc diễn cảm.
Lắng nghe.


Hs luyện nói theo hướng dẫn của Gv.
Chẳng hạn: <i><b>Các em nói về sen:</b></i>


<i>Cây sen mọc trong đầm. Lá sen màu</i>
<i>xanh mát.Cánh hoa màu đỏ nhạt, đài và</i>
<i>nhuỵ màu vàng. Hương sen thơm ngát,</i>
<i>thanh khiết nên sen thường được dùng để</i>
<i>ướp trà.</i>


Nhiều Hs khác luyện nói theo đề tài về
hoa sen, nhận xét bạn nói về sen.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

 Xem bài mới: Mời vào
 Nhận xét


_______________________________________
<b>Âm nhạc </b>


<b>Bài 29: Học hát bài:Đi tới trường</b>
<i><b>Giáo viên bộ môn </b></i>


<b>____________________________________ </b>
<b>Môn : Đạo đức:</b>


<b>BÀI : CHÀO HỎI VÀ TẠM BIỆT (Tiết 2)</b>


<b>I. Mục tiêu: </b>


Giúp Học sinh nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt.


Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hằng ngày.
Có thái độ tơn trọng, lễ độ với người lớn tuổi, thân ái với bè bạn và các em nhỏ.
<b>II. Chuẩn bị: Vở bài tập đạo đức.</b>


Điều 2 trong Công ước Quốc tế Quyền trẻ em.
Bài ca “Con chim vành khuyên”.


<b>III. Các hoạt đ ộng dạy học :</b>


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :


2. Kiểm tra :


Khi nào thì em nói lời chào hỏi?
Cần nói lời tạm biệt khi nào?
GV nhận xét.


3. Bài mới :


 Giới thiệu bài.


Cho hs hát bài: Con chim vành khuyên.
Hôm nay chúng ta học tiếp bài chào hỏi và
tạm biệt tiếp theo.



 Hoạt động:


 Hoạt đ ộng 1 : Thảo luận nhóm bài tập 3:


Chia lớp thành 2 nhóm và yêu cầu các nhóm
thảo luận, cử đại diện nhóm trình bày, tổ chức
cho lớp trao đổi thống nhất.


<i>Em sẽ chào hỏi như thế nào trong các tình</i>
<i>huống sau:</i>


a. Em gặp người quen trong bệnh viện?


b. Em nhìn thấy bạn ở nhà hát, rạp chiếu bóng
lúc đang giờ biểu diễn?


 Giáo viên kết luận :


<i>Không nên chào hỏi một cách ồn ào khi</i>
<i>gặp người quen trong bệnh viện, trong rạp</i>
<i>hát, rạp chiếu bóng lúc đang giờ biểu diễn.</i>


Hát
Hs trả lời.


Cả lớp hát và vỗ tay.
Vài HS nhắc lại.


Học sinh thảo luận theo nhóm 2 để giải
quyết các tình huống.



Chào hỏi ôn tồn, nhẹ nhàng, khơng nói
tiếng lớn hay nơ đùa… .


Giơ tay vẫy, gật đầu, mỉm cười…


Trình bày trước lớp ý kiến của nhóm mình.
Học sinh trao đổi thống nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Trong những tình huống như vậy, em có thể</i>
<i>chào bạn bằng cách ra hiệu gật đầu, mỉm cười</i>
<i>và giơ tay vẫy.</i>


 Hoạt đ ộng 2 : Đóng vai theo bài tập 1:


Giáo viên giao nhiệm vụ đóng vai cho các
nhóm, mỗi nhóm đóng vai một tình huống.


Tổ chức cho các em thảo luận rút kinh
nghiệm.


Nhóm 1: tranh 1.
Nhóm 2: tranh 2.


 Hoạt đ ộng 3 : Học sinh tự liên hệ.


Giáo viên nêu yêu cầu cần liên hệ


 Trong lớp ta bạn nào đã thực hiện chào hỏi



và tạm biệt?


 Em đã chào hỏi hay tạm biệt ai?
 Trường hợp nào, tình huống nào?
 Khi đó em đã làm gì, nói gì?


 Tại sao em làm như thế? Kết quả như thế


nào?


Tuyên dương hs thực hiện tốt theo bài học,
nhắc nhở những học sinh thực hiện chưa tốt.
4. Củng cố :


Hỏi tên bài.


Cho hs đọc câu tục ngữ:
5. Nhận xét – dặn dò :


Học bài, chuẩn bị tiết sau.


Thực hiện nói lời chào hỏi và tạm biệt đúng
lúc.


Nhận xét


3 học sinh đóng vai, hoá trang thành bà cụ
và 2 bạn nhỏ. Hai bạn nhỏ đang chào bà cụ.
Bà cụ khen hai bạn nhỏ ngoan.



3 học sinh đóng vai đi học và chào tạm biệt
nhau khi chia tay để vào trường, lớp.


Học sinh tự liên hệ và nêu tên các bạn thực
hiện tốt chào hỏi và tạm biệt.


Học sinh nêu tên bài học và tập nói lời
chào hỏi, lời tạm biệt khi chia tay.


Lời chào cao hơn mâm cổ.


<b>_____________________________________________ </b>
<i><b>Thứ ba ngày 06 tháng 04 năm 2010</b></i>


<b>Mơn : Chính tả (tập chép)</b>
<b>BÀI : HOA SEN</b>
<b>I. Mục tiêu:</b>


Nhìn sách hoặc bảng , chép lại và trình bày đúng bài thơ lục bát <i><b>Hoa sen </b></i> 28 chữ trong
khoảng 12 – 15 phút


Điền đúng vần <i>en, oen , g , gh </i>vào chỗ trống
Bài tập 2, 3 ( SGK )


 GDBVMT: Hoa sen vừa đẹp lại vừa có ý nghĩa <i>Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn</i>


do vậy ai cũng u thích và muốn giữ gìn để hoa đẹp mãi.
<b>II. Đ ồ dùng dạy học : </b>


Bảng phụ. Nội dung bài ca dao cần chép và các bài tập 2, 3.


<b>III. Các hoạt đ ộng dạy học : </b>


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :


2. Kiểm tra :


Chấm vở cho về nhà chép lại bài lần trước.


Hát


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Cho Hs viết bảng: gửi, nghìn thương, chúc.
Nhận xét bài cũ.


3. Bài mới:


 GV giới thiệu bài


Trong tiết chính tả hôm nay chúng ta sẽ chép
bài Hoa sen và làm các bài tập. Gv ghi bảng.


 H ư ớng dẫn học sinh tập chép :


Gọi học sinh nhìn bảng đọc bài


Cả lớp đọc thầm bài và tìm tiếng thường viết
sai: trắng, chen, xanh, mùi.


Giáo viên nhận xét chung, cho hs phân tích
và viết bảng con.



 Thực hành bài viết (chép chính tả).


Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm
bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu
của khổ thơ thụt vào 3 ô và 1 ô phải viết hoa
chữ cái bắt đầu mỗi dịng thơ.


Cho hs nhìn bài viết ở bảng viết.


Hướng dẫn hs cầm bút chì sữa lỗi chính tả:
+ Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ
trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng
dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết
vào bên lề vở.


+ Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ
biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía
trên bài viết.


Thu bài chấm 1 số em.


 H ư ớng dẫn làm bài tập chính tả :
 Bài tập 2:


Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Viết bảng lớp bài tập.


Học sinh làm bài vào vở, 2 Hs lên bảng điền.



 Bài tập 3:


Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Viết bảng lớp bài tập.


Gọi 2 học sinh làm bài.
Nhận xét.


Gọi học sinh đọc thuộc ghi nhớ sau:
gh


<b>i</b>
<b>e</b>
<b>ê</b>
4. Củng cố:


Cho hs đọc bài vừa viết.


GDBVMT: Hoa sen vừa đẹp lại vừa có ý
nghĩa <i>Gần bùn mà chẳng hơi tanh mùi bùn </i>do
vậy ai cũng u thích và muốn giữ gìn để hoa
đẹp mãi.


5. Nhận xét, dặn dị :


Yêu cầu học sinh về nhà chép lại bài cho


Hs viết: gửi, nghìn thương, chúc..


Học sinh nhắc lại.



2 học sinh đọc, hs khác dò theo bài bạn
đọc trên bảng.


Hs đọc thầm và tìm các tiếng khó hay
viết sai: trắng, chen, xanh, mùi.


Hs phân tích và viết vào bảng con các
tiếng hay viết sai.


Hs thực hiện theo hướng dẫn của gv.


Học sinh tiến hành chép bài vào tập vở.


Học sinh đổi vở và sữa lỗi cho nhau.
Hs ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của gv.


Điền vần en hoặc oen.
Học sinh làm bảng.


<i>Đèn bàn, cưa xoèn xoẹt</i>
Điền chữ g hoặc gh.


Hs điền


<i>Tủ gỗ lim, đường gồ ghề, con ghẹ.</i>
Học sinh đọc quy tắc


<i>gh thường đi trước nguyên âm i, e, ê.</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.
Nhận xét


<b>________________________________ </b>
<b>Mơn : Tốn </b>


<b>Tiết 113: PHÉP CỘNG TRONG PHẠM VI 100</b>
<b>(Cộng không nhớ)</b>


<b>I. Mục tiêu : Giúp học sinh:</b>


Nắm được cách cộng số có hai chữ số ; biết đặt tính và làm tính cộng ( khơng nhớ ) số có
hai chữ số ; vận dụng để giải tốn .


Bài Bài 1, 2, 3 SGK
<b>II. Đồ dùng dạy học: </b>


Các bó que tính, mỗi bó 1 chục que tính và các que tính rời.
Bảng phụ ghi các bài tập theo SGK.


Thước thẳng có chia vạch cm.
<b>III. Các hoạt đ ộng dạy học :</b>


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:


2. Kiểm tra :


Gọi Hs lên bảng giải. Lớp giải bảng con
Tóm tắt:



Sợi dây dài: 10 cm.
Cắt đi: 3 cm.
Còn lại : … cm?
Nhận xét


3. Bài mới:


 Giới thiệu bài :


Chúng ta đã học các số đến 100. Bài học ngày
hôm nay các em sẽ học phép cộng hai số không
nhớ trong phạm vi 100. Gv ghi bảng.


 Giới thiệu cách làm tính cộng khơng nhớ
 <i>Tr ư ờng hợp phép cộng có dạng 35 + 24</i>
 Gv hướng dẫn các thao tác trên que tính


Hướng dẫn học sinh lấy 35 que tính (gồm 3
chục và 5 que tính rời), xếp 3 bó que tính bên
trái, các que tính rời bên phải.


Cho nói và viết vào bảng con: Có 3 bó, viết 3
ở cột chục. Có 5 que tính rời viết 5 ở cột đơn vị.


Cho học sinh lấy tiếp 24 que tính và thực hiện
tương tự như trên.


Hướng dẫn các em gộp các bó que tính với
nhau, các que tính rời với nhau. Đươc 5 bó và 9


que tính rời.


 Hướng dẫn kĩ thuật làm tính cộng.


Đặt tính:


Viết 35 rồi viết 24, sao cho các số chục thẳng
cột với hàng chục, các số đơn vị thẳng cột với
hàng đơn vị, viết dấu +, kẻ vạch ngang, rồi tính


Hát
Hs giải.


<i>Giải:</i>


<i>Sợi dây cịn lại dài là:</i>
<i>10 – 3 = 7 (cm)</i>


<i>Đáp số : 7 cm.</i>


Hs nhắc lại


Học sinh lấy 35 que tính viết bảng con
và nêu: Có 3 bó, viết 3 ở cột chục. Có 5 que
tính rời viết 5 ở cột đơn vị.


Học sinh lấy 24 que tính viết bảng con
và nêu: Có 2 bó, viết 2 ở cột chục. Có 4 que
tính rời viết 4 ở cột đơn vị.



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

từ phải sang trái.


+ 35 5 cộng 4 bằng 9, viết 9
24 3 cộng 2 bằng 5, viết 5
59


<b>Như vậy : 35 + 24 = 59</b>
Gọi vài học sinh nhắc lại cách cộng.


 <i>Tr ư ờng hợp phép cộng có dạng 35 + 20</i>


Cho Hs đặt tính và nêu


Viết 35 rồi viết 20, sao cho các số chục thẳng
cột với hàng chục, các số đơn vị thẳng cột với
hàng đơn vị, viết dấu +, kẻ vạch ngang, rồi tính
từ phải sang trái.


+ 35 5 cộng 0 bằng 5, viết 5
20 3 cộng 2 bằng 5, viết 5
55


<b>Như vậy : 35 + 20 = 55</b>
Gọi vài học sinh nhắc lại cách cộng


 <i>Tr ư ờng hợp phép cộng có dạng 35 + 2</i>


Cho Hs đặt tính và nêu


Khi đặt tính phải đặt 2 thẳng cột với 5 cột


hàng đơn vị. Khi tính từ phải sang trái hàng đơn
vị sang hàng chục. Ta nên “Hạ 3, viết 3” để thay
cho nêu “3 cộng 0 bằng 3, viết 3”.


+ 35 5 cộng 2 bằng 7, viết 7
2 hạ 3, viết 3


37


<b>Như vậy : 35 + 2 = 37</b>
Gọi vài học sinh nhắc lại cách cộng


 Học sinh thực hành :


 <b>Bài 1 : Học sinh nêu yêu cầu của bài.</b>


Giáo viên cho học sinh tự làm rồi chữa bài,
Lưu ý: Đặt các số đơn vị thẳng cột với hàng đơn
vị, số chục thẳng cột với hàng chục.


Nhận xét


 <b>Bài 2 : Gọi nêu yêu cầu của bài:</b>


yêu cầu các em nêu cách làm
Học sinh làm vở.


35 + 12 = 47 60 + 38 = 98 6 + 43 = 49
41 + 34 = 75 22 + 40 = 62 54 + 2 = 56



Nhận xét


 <b>Bài 3 : Gọi nêu yêu cầu của bài:</b>


Học sinh đọc đề, TT và tự trình bày bài giải.
Cho học sinh làm vở và nêu kết quả.


Nhận xét
4. Củng cố :


Hỏi tên bài.


Học sinh thực hành ở bảng con.
Đọc: 35 + 24 = 59


Nhắc lại: 35 + 24 = 59


Học sinh thực hành ở bảng con.
+ 35 5 cộng 0 bằng 5, viết 5
20 3 cộng 2 bằng 5, viết 5
55


Đọc: 35 + 20 = 55
Nhắc lại: 35 + 20 = 55


Học sinh thực hành ở bảng con.
Đọc: 35 + 2 = 37


Nhắc lại: 35 + 2 = 37



Tính


Hs làm rồi chữa bài tập trên bảng lớp.
+ 52 + 82 + 43 + 76 + 63 + 9
36 14 15 10 5 10


88 96 58 86 68 19


Hs: Đặt tính rồi tính


Hs nêu cách làm và làm vào vở.


+ 35 + 41 + 60 + 22 + 6 + 54
12 34 38 40 43 2


47 75 98 62 49 56


Học sinh đọc đề và tìm hiểu bài tốn:


<i>Tóm tắt</i>


Lớp 1 A : 35 cây
Lớp 2 A: 50 cây
Cả hai lớp: … cây?


<i>Giải </i>


<i>Số cây cả hai lớp trồng là::</i>
<i>35 + 50 = 85 (cây)</i>



<i>Đáp số : 85 cây</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

5. Nhận xét – dặn dò :
Làm lại các bài tập
Chuẩn bị tiết sau.
Nhận xét tiết học


cộng từ phải sang trái).


___________________________________________
<b>Môn: Tập viết</b>


<b>BÀI: TÔ CHỮ HOA L, M, N</b>
<b>I. Mục tiêu: </b>


Tô được các chữ hoa : <i>L , M , N </i>


Viết đúng các vần <i>en, oen, ong, oong; </i>các từ ngữ: <i>hoa sen, nhoẻn cười, trong xanh, cải</i>
<i>xoong </i> kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1 tập hai (Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1
lần)


<b>II. Đ ồ dùng dạy học :</b>


Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học.
Chữ hoa: M đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết)
Các vần và các từ ngữ (đặt trong khung chữ).


<b>III. Các hoạt đ ộng dạy học : </b>


Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh



1. Ổn định


2. Kiểm tra bài cũ:


 Kiểm tra bài viết ở nhà của hs, chấm điểm 4


hs. Gọi 2 hs lên bảng viết các từ: <i>hiếu thảo, yêu</i>
<i>mến , ngoan ngoãn, đoạt giải</i>


 Nhận xét bài cũ.


3. Bài mới :


 Giới thiệu bài :


 Trong tiết tập viết hôm nay chúng ta sẽ tập


tô các chữ hoa L, M, N và các vần <i>en, oen, ong,</i>
<i>oong; </i>các từ ngữ: <i>hoa sen, nhoẻn cười, trong</i>
<i>xanh, cải xoong</i> trong các bài tập đọc đã học.


 Gv ghi bảng.


 Hướng dẫn tô chữ hoa :


 Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
 Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó


nêu quy trình viết cho học sinh.



+ Chữ hoa L gồm những nét nào?


+ Viết nửa trên của chữ c hoa, kéo thẳng
xuống gần đường kẻ ngang 1 tạo nét thắt nằm
ngang trên đường kẻ ngang này, tiếp tục đưa bút
sang phải đến gần đường kẻ dọc 5 thì đưa bút
hướng lên. Điểm dừng bút là giao điểm của
đường kẻ ngang 2 và đường kẻ dọc 5.


 Gv viết chữ hoa L và cho hs viết bảng con.
 Chữ hoa M gồm những nét nào?


+ Viết nét móc ngược trái có đầu móc trịn. Từ
giao điểm của đường kẻ ngang 6 và đường kẻ
dọc 4 kéo thẳng xuống đường kẻ ngang 1, viết


Hát


Hs mang vở cho giáo viên kiểm tra.
2 học sinh viết trên bảng các từ: <i>hiếu</i>
<i>thảo, yêu mến , ngoan ngoãn, đoạt giải. </i>


Học sinh nêu.


Học sinh quan sát chữ hoa L, M, N trên
bảng phụ và trong vở tập viết.


Gồm nét cong trái, nét thắt.
Hs theo dõi



Hs quan sát gv tô trên khung chữ mẫu và
viết bảng con


Gồm nét móc ngược trái, nét thẳng, nét
xiên và nét móc ngược phải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

tiếp nét xiên lên sang phải cho đến đường kẻ
ngang 6 và quãng giữa hai đường kẻ dọc 5, 6
viết tiếp nét móc ngược phải. kết thúc chữ ở
giao điểm giữa đường kẻ ngang 2 và đường ker
dọc 7.


+ <i>Chữ hoa N: </i>Viết nét móc ngược trái, Từ giao
điểm của đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 4
kéo thẳng xuống đường kẻ ngang 1. tiếp theo
viết nét cong xuôi phải. Điểm kết thúc là giao
điểm đường kẻ ngang 5 và đường kẻ dọc 6.


 Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:


 Gv cho học sinh đọc các vần, từ ngữ: <i>en,</i>


<i>oen, ong, oong; </i>các từ ngữ: <i>hoa sen, nhoẻn</i>
<i>cười, trong xanh, cải xoong. </i>


 Cho hs phân tích tiếng có vần <i>en, oen, ong,</i>


<i>oong</i>



 Gv viết, Cho hs viết bảng con
 Thực hành :


 Gv nhắc nhở tư thế, cách cầm bút…
 Cho HS viết bài vào vở.


 GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em


viết chậm, giúp các em hoàn thành bài viết.


 Gv thu vở chấm và nhận xét.


4. Củng cố:


 Hỏi lại nội bài viết.


 Gọi HS đọc lại nội dung bài viết và quy trình


tơ chữ H, I, K.


 Nhận xét tuyên dương.


5. Nhận xét – dặn dò:


 Nhận xét


 Viết bài ở nhà, xem bài mới.


Hs đọc các vần và từ ngữ ứng dụng: <i>en,</i>
<i>oen, ong, oong; </i>các từ ngữ: <i>hoa sen, nhoẻn</i>


<i>cười, trong xanh, cải xoong. </i>


Hs phân tích tiếng
Viết bảng con.


Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo
viên vào vở.


Nêu nội dung và quy trình tơ chữ hoa,
viết các vần và từ ngữ.


_________________________________________


<b>Môn : TNXH</b>


<b>BÀI 29: NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CON VẬT</b>
<b>I. Mục tiêu :Giúp học sinh:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>II. Đ ồ dùng dạy học :</b>


Một số tranh ảnh trong bài 29 SGK.


HS sưu tầm tranh ảnh về thực vật và động vật mang đến lớp.
<b>III. Các hoạt đ ộng dạy học :</b>


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ổn đ ịnh :


2. Kiểm tra :



+ Kể tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi
+ Con muỗi là con vật có lợi hay có hại ?


Nhận xét bài cũ.
3. Bài mới :


 Giới thiệu bài:


Trò chơi: Nhớ đặc điểm con vật.
Con vịt, con vịt.


Con chó, con chó.
Con gà, con gà.


Bài học hơm nay giúp chúng ta nhận biết về
cây cối và con vật. (Gv ghi bảng).


 Hoạt động:


 <b>Hoạt đ ộng 1 : Quan sát các mẫu vật và tranh</b>


ảnh. (thực vật).


Chia lớp thành 4 nhóm


Gv phân cho mỗi nhóm một góc lớp, phát cho
mỗi nhóm một tờ giấy khổ to và hướng dẫn các
em làm việc:


Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát vào


tranh ảnh và trình bày.


GV u cầu các nhóm cử đại diện trình bày
kết quả làm việc của nhóm.


Quan sát hình SGK: Hãy chỉ và nói cây nào là:
Cây rau


Cây hoa
Cây gỗ


 Giáo viên kết luận: Có nhiều loại cây như cây


khác nhau, cây thì cho hoa (Cây hoa), cây thì làm
thức ăn (Cây rau), cây thì lấy gỗ để làm nhà,
đóng bàn ghế…(cây gỗ). Các loại cây này khác
nhau về hình dạng, kích thước... Nhưng chúng
đều có thân, rễ, lá và hoa.


 <b>Hoạt đ ộng 2 : Quan sát các mẫu vật và tranh</b>


ảnh. (động vật)


Chia lớp thành 4 nhóm


Gv phân cho mỗi nhóm một góc lớp, phát cho
mỗi nhóm một tờ giấy khổ to và hướng dẫn các
em làm việc:


Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát vào


tranh ảnh và trình bày.


GV u cầu các nhóm cử đại diện trình bày
kết quả làm việc của nhóm.


Hát


2 học sinh trả lời câu hỏi trên.


Biết bơi, biết bơi.
Trông nhà, trông nhà.
Gọi người thức dậy.
Học sinh nhắc lại.


HS bày các vật mẫu các em mang đến để
lên bàn.


Dán các tranh ảnh vào giấy khổ to. Sau
đó treo lên tường của lớp học.


Học sinh chỉ và nói tên từng cây, từng
con mà nhóm đã sưu tầm được với các bạn.
Mơ tả chúng, tìm ra sự giống và khác nhau
giữa các cây và các con vật.


Học sinh nhắc lại.


HS bày các vật mẫu các em mang đến để
lên bàn.



Dán các tranh ảnh vào giấy khổ to. Sau
đó treo lên tường của lớp học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

Hãy chỉ và nói tên các con vật có ích?
Hãy chỉ và nói tên các con vật có hại?


 Giáo viên kết luận: Có nhiều động vật khác


nhau về hình dạng, kích cỡ, nơi sống… Nhưng
chúng đều giống nhau là đầu, mình và cơ quan di
chuyển. .


 <b>Hoạt đ ộng 3 : Trò chơi “Đố bạn cây gì, con</b>


gì?”


HS được thực hành kỹ năng đặt câu hỏi
GV hướng dẫn học sinh cách chơi.


+Một HS được GV đeo cho một tấm bìa có
hình vẽ một cây rau (hoặc một con cá...)ở sau
lưng, em đó khơng biết đó là cây gì hoặc con gì,
nhưng cả lớp đều biết rõ.


+ HS đeo hình vẽ được đặt câu hỏi (đúng / sai)
để đốn xem đó là gì. Cả lớp chỉ trả lời đúng
hoặc sai.


4. Củng cố :



Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
5. Nhận xét – dặn dò:


- Về ôn lại các kiến thức đã học.
- Nhận xét


Mơ tả chúng, tìm ra sự giống và khác nhau
giữa các cây và các con vật.


Học sinh nhắc lại.


Chẳng hạn:


<i>+ Cây đó có thân gỗ phải khơng?</i>
<i>+ Đó là ccây rau phải khơng?</i>
<i>+ ....</i>


<i>+ Con đó có bốn chân phải khơng?</i>
<i>+ Con đó có cánh phải khơng?</i>
<i>+ Con đó kêu meo meo phải khơng?</i>
<i>+ ...</i>


HS tiến hành chơi,
2 hs nhắc


<b> </b>

_____________________________________



<i><b>Thứ tư ngày 07 tháng 04 năm 2010 </b></i>
<b>Môn : Tập đọc</b>



<b>BÀI: MỜI VÀO</b>
<b>I. Mục tiêu:</b>


Đọc trơn cả bài . Đọc đúng các từ ngữ có tiếng vùng phương ngữ dễ phát âm sai. Bước đầu
biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ .


Hiểu nội dung bài : Chủ nhà hiếu khách, niềm nở đón những người bạn tốt đến chơi .
Trả lời câu hỏi 1,2 ( SGK )


Học thuộc lòng 2 khổ thơ đầu .
<b>II. Đ ồ dùng dạy học : </b>


Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
<b>III. Các hoạt đ ộng dạy học : </b>


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:


2. Kiểm tra :


Gọi 2 học sinh đọc bài: “Đầm sen” và trả lời
câu hỏi 1 và 2 trong SGK.


+ Khi nở, hoa sen trông đẹp như thế nào?


 Cả lớp viết bảng con: <i>xanh mát, ngan ngát,</i>


<i>thanh khiết, dẹt lại</i>..



 Nhận xét


3. Bài mới:


 Giới thiệu bài:


 <i>Hôm nay chúng ta học bài thơ “Mời vào” kể</i>


<i>về ngôi nhà hiếu khách niềm nở đón những</i>


Hát


Hs đọc bài và trả lời các câu hỏi.
Hs trả lời


Viết bảng con: <i>xanh mát, ngan ngát,</i>
<i>thanh khiết, dẹt lại</i>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i>người bạn tốt đến chơi. Chúng ta hãy xem người</i>
<i>bạn tốt ấy là ai ? Họ rủ nhau cùng làm những</i>
<i>cơng việc gì nhé!</i>. (Gv ghi bảng).


 Hướng dẫn học sinh luyện đọc:


+ Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng vui, tinh nghịch
hợp với nhịp thơ ngắn, chậm rãi ở các đọan đối
thoại; trải dài hơn ở 10 dòng thơ cuối).


+ <i>Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó</i>:



 Cho học sinh tìm từ khó đọc trong bài, giáo


viên gạch chân các từ ngữ đã nêu.
Kiễng chân: ( iêng  iên),


soạn sửa: (s  x),


buồm thuyền: (uôn  uông)


 Hs luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.


<i>Các em hiểu thế nào là kiễng chân? </i>
<i>Soạn sửa nghĩa là gì?</i>


+ <i>Luyện đọc câu</i>:


 Gọi Hs đọc trơn câu theo cách: mỗi em tự


đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với
các câu sau. Sau đó giáo viên gọi 1 học sinh đầu
bàn đọc câu 1, các em khác tự đứng lên đọc nối
tiếp các câu còn lại.


+ <i>Luyện đọc đoạn</i> <i>và bài</i>: (theo 4 khổ thơ)
Đọc nối tiếp từng khổ thơ.


Thi đọc cả bài thơ.


Giáo viên đọc diễn cảm lại bài thơ.
Đọc đồng thanh cả bài.



 Ôn các vần ong, oong.
+ Bài tập 1:


 Tìm tiếng trong bài có vần ong ?
 Cho hs phân tích và đọc


+ Bài tập 2:


 Tìm tiếng ngồi bài có vần ong, oong ?
 Hs tìm


 Nhận xét


 Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.


Củng cố tiết 1:


Tiết 2


 Tìm hiểu bài và luyện nói :
 Hỏi bài mới học.


 Gv đọc lần 2


 Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:


1. Những ai đã đến gõ cửa ngôi nhà ?


2. Gió được chủ nhà mời vào để cùng làm gì ?



Lắng nghe.


Hs tìm từ ngữ khó đọc: Kiễng chân, soạn
sửa, buồm thuyền, …


5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.
Kiễng chân: <i>Nhấc chân cao lên.</i>


Soạn sửa: <i>Chuẩn bị (ở đây ý nói chuẩn</i>
<i>bị mọi điều kiện để đón trăng lên …)</i>


Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu
cầu của giáo viên.


Các học sinh khác theo dõi và nhận xét
bạn đọc.


Đọc nối tiếp 4 Hs, thi đọc khổ thơ giữa
các nhóm.


2 Hs đọc, lớp đồng thanh.


Trong.


Đọc từ mẫu trong bài:
<i>chong chóng, xoong canh</i>.


Các nhóm thi tìm tiếng và ghi vào bảng
con, thi đua giữa các nhóm.



<i>Ong: bong bóng, cịng, cái chõng, võng,</i>
<i>…</i>


<i>Oong: boong tàu, cải xoong, ba toong,</i>
2 Hs đọc.


Mời vào.
Hs đọc


Thỏ, Nai, Gió.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Nhận xét học sinh trả lời.
Giáo viên đọc diễn cảm cả bài.


Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn.
HTL cả bài thơ: Tổ chức cho các em thi đọc
HTL theo bàn, nhóm …


 Luyện nói<i><b>: </b></i>Nói về những con vật em yêu


thích


Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh
hoạ và nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh nói về
những con vật em u thích.


Gọi 2 học sinh thực hành hỏi đáp theo mẫu
SGK.



Nhận xét luyện nói và uốn nắn, sửa sai.
4. Củng cố :


 Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài


đã học.


5. Nhận xét dặn dò :


 Về nhà đọc lại bài nhiều lần,
 Xem bài mới: Chú công
 Nhận xét


khắp nơi làm việc tốt.


Học sinh lắng nghe và đọc lại bài thơ.
Học sinh rèn đọc diễn cảm.


Hs học thuộc lịng
Lắng nghe.


Hs luyện nói theo hướng dẫn của Gv.
Ví dụ:


<i>Tơi có ni một con sáo. Tơi rất u nó vì</i>
<i>nó hót rất hay. Tơi thường bắt châu chấu</i>
<i>cho nó ăn.</i>


Nhiều học sinh khác luyện nói..
Nhắc tên bài và nội dung bài học.


1 học sinh đọc lại bài.


_________________________________
<b>Mơn : Tốn </b>


<b>Tiết 114: LUYỆN TẬP </b>
<b>I. Mục tiêu : </b>


Biết làm tính cộng ( không nhớ ) trong phạm vi 100 , tập đặt tính rồi tính ; biết tính nhẩm .
Bài 1, 2, 3, 4 SGK


<b>II.Các hoạt đ ộng dạy học :</b>


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:


2. Kiểm tra : Hỏi tên bài cũ.


Lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính:
30 + 5 55 + 23 60 + 29
Nhận xét.


3. Bài mới:


 Giới thiệu bài:


Hôm trước chúng ta đã học về phép cộng
trong phạm vi 100 ( cộng không nhớ). Hôm nay
chúng ta cùng nhau luyện tập để củng cố về các
phép cộng đó. Gv ghi bảng.



 H ư ớng dẫn học sinh luyện tâp th ư c hành :
 <b>Bài 1 : Học sinh nêu yêu cầu của bài.</b>


Gv cho học sinh tự vào vở rồi nêu kết quả.
Cho hs lên bảng sửa, nhận xét


Hát


Hs đặt tính và tính. Ghi vào bảng con
+ 30 + 55 + 60


5 23 29


35 78 89


Học sinh nhắc lại.


Hs: Đặt tính và rồi tính,
3 Hs sửa bài bảng lớp


47 + 22 = 69 40 + 20 = 60 12 + 4 = 16
51 + 35 = 86 80 + 9 = 89 8 + 31 = 39


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

 <b>Bài 2 : Gọi nêu yêu cầu của bài:</b>


Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài:
Hs làm vào vở và nêu kết quả.


Nhận xét



Chỉ 2 phép tính 52 + 6 = 58 và 6 + 52 = 58
hãy nhận xét các số trong 2 phép tính này?


Vị trí các số trong 2 phép tính có gì khác
nhau? Kết quả 2 phép tính ra sao?


 Gv: Khi ta thay đổi vị trí của các số trong


phép cộng thì kết quả khơng đổi.


 <b>Bài 3 : Gọi hs đọc bài toán: </b>


Gv hướng dẫn Hs tóm tắt và giải vào vở:


Nhận xét


 <b>Bài 4 : Gọi nêu yêu cầu của bài:</b>


Cho học sinh nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng.
Cho Hs dùng thước kẻ, bút chì vẽ đoạn thẳng
có độ dài 8 cm.


Nhận xét
4. Củng cố :


Hỏi tên bài.


5. Nhận xét – dặn dò :



Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
Nhận xét tiết học


88 96 58 86 68 19


Tính nhẩm:


Hs làm vào vở, 4 Hs sửa bài bảng lớp.
30 + 6 = 36 60 + 9 = 69 52 + 6 = 58
40 + 5 = 45 70 + 2 = 72 6 + 52 = 58
82 + 3 = 85


3 + 82 = 85


Các số trong 2 phép tính này giống nhau.
Đổi chỗ cho nhau. Kết quả giống nhau đều
bằng 58.


Hs nhắc lại.


Lớp em có 21 bạn gái và 14 bạn trai. Hỏi
lớp em có tất cả bao nhiêu bạn ?


Hs tóm tắt và giải vào vở, 1 hs lên bảng
sửa.


<i>Tóm tắt</i>


Bạn gái : 21 bạn
Bạn trai : 14 bạn


Có tất cả: … bạn?


<i>Giải </i>


<i>Lớp em có tất cả là:</i>
<i>21 + 14 = 35 (bạn)</i>


<i>Đáp số : 35 bạn </i>
Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8 cm.


Hs nhắc
Hs vẽ, sửa bài


Nhắc lại tên bài học.


Nêu lại các bước giải toán có văn.


____________________________________
<b>Mơn : Thủ cơng</b>


<b>BÀI: CẮT DÁN HÌNH TAM GIÁC (Tiết 2)</b>
<b>I. Mục tiêu:</b>


Biết cách kẻ, cắt, dán hình tam giác


Kẻ, cắt, dán được hình tam giác. Đường cắt tương đối thẳng. Hình dán tương đối phẳng
<b>II. Đ ồ dùng dạy học : </b>


-Chuẩn bị 1 hình tam giác dán trên nền tờ giấy trắng có kẻ ơ.
-1 tờ giấy kẻ có kích thước lớn.



-Học sinh: Giấy màu có kẻ ơ, bút chì, vở thủ công, hồ dán … .
<b>III.Các hoạt đ ộng dạy học :</b>


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ổn đ ịnh :


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Nhận xét


3. Bài mới :


 Giới thiệu bài


Tiết thu công hôm nay chúng ta học cắt dán
hình tam giác. (tiếp theo )


 Giáo viên nhắc qua các cách kẻ, cắt hình


chữ nhật theo 2 cách.


Nhắc Hs thực hành theo các bước: Kẻ hình
chữ nhật có cạnh dài 8 ơ và cạnh ngắn 7 ơ, sau
đó kẻ hình tam giác như hình mẫu (theo 2 cách)


Khuyến khích các em khá kẻ theo 2 cách.
Cho học sinh thực hành kẻ, cắt và dán cân
đối, miết hình thật phẳng.


Theo dõi, giúp đỡ những em yều hồn thành


sản phẩm tại lớp.


Gv thu một số sản phẩm chấm, nhận xét
Nhận xét, tuyên dương các em kẻ đúng và cắt
dán đẹp, phẳng..


4. Củng cố :


Cho Hs nhắc cách cắt dán hình tam giác.
5. Nhận xét, dặn dò :


Chuẩn bị bài học sau: mang theo bút chì,
thước kẻ, kéo, giấy màu có kẻ ơ li, hồ dán…


Nhận xét


Học sinh mang dụng cụ để trên bàn cho
giáo viên kểm tra.


Vài HS nêu lại


Hs nhắc lại cách kẻ, cắt, dán hình tam
giác.


Hs cắt và dán hình tam giác theo 2 cách
A


B C


Hình

1 (cách 1)




A


Hình 2 (cách 2)


Hs nhắc lại cách kẻ, cắt, dán tam giác


<b> </b>


___________________________________________


<i><b>Thứ năm ngày 08 tháng 04 năm 2010</b></i>
<b>Môn : Tập đọc</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : <i>nâu gạch, rẻ quạt, rực rỡ, lóng lánh. </i>Bước đầu biết
nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.


Hiểu nội dung bài: Đặc điểm của đuôi công lúc bé và vẻ đẹp của bộ lông công khi trưởng
thành .


Trả lời câu hỏi 1, 2 ( SGK )
<b>II. Đ ồ dùng dạy học : </b>


Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
<b>III. Các hoạt đ ộng dạy học :</b>


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:


2. Kiểm tra : Hỏi bài trước.



Gọi 2 học sinh đọc bài: “Mời vào” và trả lời
các câu hỏi SGK.


Những ai đã gõ cửa ngôi nhà?


Gió được mời vào trong nhà bằng cách nào?
Gió được chủ nhà mời vào để cùng làm gì?


Gọi 3 học sinh viết bảng, lớp viết bảng con các
từ sau: kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền.


GV nhận.
3. Bài mới:


 Giới thiệu bài


Cho hs xem tranh và hỏi: Đây là con gì?
Cơng là con vật nổi tiếng vì có bộ lơng đi
sặc sỡ sắc màu. Bài hơm nay Chú công sẽ giới
thiệu với các em về công và vẽ đẹp của đuôi
công. Gv ghi bảng.


 Hướng dẫn học sinh luyện đọc:


+ Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chậm rãi, nhấn
giọng các từ ngữ tả vẽ đẹp độc đáo của đuôi
công)


+ <i>Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó</i>:



Cho Hs tìm từ khó đọc trong bài, giáo viên
gạch chân các từ ngữ đã nêu.


Nâu gạch: (n  l),


rẻ quạt (rẻ  rẽ)


Rực rỡ: (ưt  ưc, rỡ  rở),


lóng lánh (âm l, vần ong, anh)


Hs luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa từ.
Các em hiểu như thế nào là nâu gạch?
Rực rỡ có nghĩa thế nào?


+ <i>Luyện đọc câu</i>:


Học sinh đọc từng câu theo cách: mỗi em tự
đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với
các câu sau. Sau đó nối tiếp nhau đọc từng câu.


Gọi học sinh đọc nối tiếp câu theo dãy.


+ <i>Luyện đọc đoạn,</i> <i>bài (chia thành 2 đoạn để</i>
<i>luyện cho học sinh)</i>


Đoạn 1: Từ đầu đến “Rẻ quạt”
Đoạn 2: Phần còn lại.



Hát


Học sinh nêu tên bài trước.


2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Thỏ - Nai – Gió


Hs trả lời


Học sinh viết bảng, lớp viết bảng con các
từ sau: <i>kiễng chân, soạn sửa, buồm thuyền</i>.


Con cơng


HS nhắc lại.
Lắng nghe.


Hs tìm từ ngữ khó đọc: <i>nâu gạch, rẻ</i>
<i>quạt, rực rỡ, lóng lánh</i>.


5, 6 Hs đọc các từ trên bảng.


<b>Nâu gạch: </b><i>Màu lông nâu như màu gạch.</i>
<b>Rực rỡ: </b><i>Màu sắc nỗi bật, rất đẹp mắt.</i>


Nhẩm câu 1 và đọc. Sau đó đọc nối tiếp
các câu cịn lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Gọi học sinh đọc cá nhân đoạn rồi tổ chức thi
giữa các nhóm.



Giáo viên đọc diễn cảm lại cả bài.
Đọc đồng thanh cả bài.


 Luyện tập : Ôn các vần oc, ooc:
 <b>Bài tập 1: </b>


Tìm tiếng trong bài có vần oc ?
Hs phân tích và đọc


 <b>Bài tập 2:</b>


Tìm tiếng ngồi bài có vần oc, ooc ?
Cho Hs thi nhau tìm nhận xét.


 Giáo viên nêu tranh bài tập 3:


Nói câu chứa tiếng có mang vần oc hoặc ooc.
Hs đọc câu mẫu và nói câu


Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
Củng cố tiết 1:


Tiết 2


 Tìm hiểu bài và luyện đ ọc :


Hỏi bài mới học.
Gv đọc bài



Gọi Hs đọc bài cả lớp đọc thầm và trả câu hỏi:
1. Lúc mới chào đời chú cơng xó bộ lơng màu
gì, chú đã biết làm động tác gì?


2. Đọc những câu văn tả vẽ đẹp của đuôi công
trống sau hai, ba năm.


Nhận xét học sinh trả lời.


Giáo viên đọc diễn cảm lại bài văn, gọi 2 học
sinh đọc lại cả bài văn.


<i>Luyện nói</i>

: Hát bài hát về con công.



Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh
hoạ và hát bài hát : Tập tầm vông con công hay
múa … . Hát tập thể nhóm và lớp.


4. Củng cố :


Hỏi tên bài, gọi đọc bài.
5. Nhận xét - dặn dò :


Về nhà đọc lại bài nhiều lần
Xem bài mới.


Nhận xét


3 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn thi đọc trước
lớp. Cả lớp bình chọn xem bạn nào đọc hay


nhất, tuyên dương bạn đọc hay nhất.


1 học sinh đọc lại bài, lớp đọc đồng thanh
cả bài.


Ngọc.


Thi đua theo nhóm tìm và ghi vào bảng.
<i>Oc: bóc, bọc, cóc, lọc, ….</i>


Ooc: Rơ – moóc, quần soóc
Đọc mẫu câu trong bài.
<i>Con cóc là câu ơng trời.</i>
<i>Bé mặc quần sc.</i>


Từng học sinh đặt câu. Sau đó lần lượt
nói nhanh câu của mình. Học sinh khác
nhận xét.


2 Hs đọc lại bài.


Con công.
Hs lắng nghe


Hs đọc và trả lời câu hỏi


 <i>Lúc mới chào đời chú cơng có bộ lơng</i>


<i>màu tơ màu nâu gạch, sau vài giờ chú đã</i>
<i>biết làm động tác xoè cái đi nhỏ xíu</i>


<i>thành hình rẻ quạt. </i>


 <i>Đi lớn thành một thứ xiêm áo rực rỡ</i>


<i>sắc màu, mỗi chiếc lơng đi óng ánh màu</i>
<i>xanh sẩm được tơ điểm bằng những đốm</i>
<i>trịn đủ màu, khi giương rộng đuôi xoè rộng</i>
<i>như một chiếc quạt lớn đính hàng trăm viên</i>
<i>ngọc. </i>


Học sinh đọc lại bài văn.


Quan sát tranh và hát bài hát : Tập tầm
vơng con cơng hay múa.


Nhóm hát, lớp hát.
Nêu tên bài.


1 học sinh đọc lại bài.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<b>Môn : Toán </b>
<b>Tiết 115: LUYỆN TẬP </b>
<b>I. Mục tiêu : </b>


Biết làm tính cộng ( khơng nhớ ) trong phạm vi 100; biết tính nhẩm vận dụng để cộng các
số đo độ dài .


<b>II. Các hoạt đ ộng dạy học :</b>


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh


1. Ổn định :


2. Kiểm tra : Hỏi tên bài cũ.


Lớp làm bảng con: Đặt tính rồi tính:
30 + 5 55 + 23 46 + 31
20 + 56 97 + 2 54 + 13
Nhận xét.


3. Bài mới :


 Giới thiệu bài :


Hôm nay chúng ta cùng nhau luyện tập để
củng cố về các phép cộng trong phạm vi 100
( cộng không nhớ). Gv ghi bảng.


 H ư ớng dẫn học sinh luyện tâp th ư c hành :
 <b>Bài 1 : Học sinh nêu yêu cầu của bài.</b>


Gv cho hs làm vào vở rồi nêu kết quả.


Nhận xét


 <b>Bài 2 : Gọi nêu yêu cầu của bài:</b>


Giáo viên hướng dẫn học sinh làm mẫu:
20 cm + 10 cm, lấy 20 + 10 = 30 rồi viết cm
vào kết quả



Cách làm tính: 20 + 10 = 30 cm


Các phần còn lại học sinh tự làm và nêu kết
quả.


Nhận xét


 <b>Bài 4 : Gọi nêu yêu cầu của bài:</b>


Cho học sinh đề bài toán. Giáo viên hướng
dẫn học sinh tóm tắt và giải.


Nhận xét
4. Củng cố :


Hỏi tên bài.


5. Nhận xét – dặn dò :


Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
Nhận xét tiết học


Hát


Học sinh đặt tính và tính kết quả. Ghi vào
bảng con, 3 Hs làm trên bảng lớp.


+ 30 + 20 + 55 + 97 + 46 + 54
5 56 23 2 31 13



35 76 78 99 77 67


Học sinh nhắc lại.


Học sinh tính kết quả, nêu kết quả cho gv
và lớp nghe.


+ 53 + 35 + 55 + 44 + 17 + 42
14 22 23 33 71 53


67 57 78 77 88 95


Tính


Học sinh làm theo mẫu:


14 cm + 5 cm = 19 cm, 30 cm + 40 cm = 29 cm
32 cm + 12 cm = 44 cm, 43 cm + 15 cm = 58 cm
25 cm + 4 cm = 29 cm


Hs đọc bài toán


Hs gi i vào v , 1 Hs lên b ng tóm t t, gi i ả ở ả ắ ả


<i>Tóm tắt</i>


Lúc đầu : 15 cm
Lúc sau : 14 cm
Tất cả : ? cm



<i>Giải </i>


<i>Con sên bò tất cả là:</i>
<i>15 + 14 = 29 (cm)</i>


<i>Đáp số : 29 cm</i>
Nhắc lại tên bài học.


Nêu lại các bước giải tốn có văn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

___________________________________________
<b>Mĩ thuật </b>


<b>Bài 29: Vẽ tranh Đàn gà </b>
<i>Giáo viên bộ môn </i>


__________________________________________
<i><b>Thứ sáu ngày 09 tháng 04 năm 2010</b></i>


<b>Mơn : Chính tả </b>
<b>BÀI : MỜI VÀO</b>
<b>I. Mục tiêu:</b>


Nhìn sách hoặc nhìn bảng, chép lại cho đúng khổ thơ 1,2 bài thơ <i>Mời vào </i>khoảng 15 phút.
Điền đúng vần <i>ong</i> hay <i>oong</i> ; chữ <i>ng</i> hay <i>ngh </i>vào chỗ trống


Bài tập 2, 3 ( SGK )
<b>II. Đ ồ dùng dạy học : </b>


Bảng phụ. Nội dung khổ thơ cần chép và các bài tập 2 và 3.


<b>III. Các hoạt đ ộng dạy học : </b>


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
<i>1.</i> Ổn định :


<i>2.</i> Kiểm tra :


Chấm vở cho về nhà chép lại bài lần trước.
Cho Hs viết bảng: <i>Tủ gỗ lim, đường gồ ghề,</i>
<i>con ghẹ</i>.


Gọi Hs nêu quy tắc viết chính tả gh + i, e, ê
và cho ví dụ


Nhận xét bài cũ.
<i>3.</i> Bài mới:


 GV giới thiệu bài


Trong tiết chính tả hơm nay chúng ta sẽ chép
khổ thơ 1, 2 bài thơ <i>Mời vào</i> và làm các bài tập.
Gv ghi bảng.


 H ư ớng dẫn học sinh tập chép :


Gọi học sinh nhìn bảng đọc bài


Cả lớp đọc thầm và tìm những tiếng các em
thường viết sai: nếu, tai, xem, gạc...



Giáo viên nhận xét chung, cho hs phân tích
và viết bảng con.


 Thực hành bài viết (chép chính tả).


Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm
bút, đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu
của đoạn văn thụt vào 2 ô, phải viết hoa chữ cái
bắt đầu mỗi dòng thơ, tên riêng các con vật
trong bài viết. Gạch đầu dòng các câu đối thoại.
Đọc cho học sinh viết bài (mỗi dòng thơ giáo
viên đọc 3 lần)


Cho hs nhìn bài viết ở bảng viết.


Hướng dẫn hs cầm bút chì sữa lỗi chính tả:
+ Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ
trên bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng


Hát


Chấm vở 3 học sinh.


Hs viết: <i>Tủ gỗ lim, đường gồ ghề, con ghẹ</i>
3 học sinh nêu quy tắc viết chính tả đã học.


Học sinh nhắc lại.


2 học sinh đọc, hs khác dò theo bài bạn đọc
trên bảng.



Hs đọc thầm và tìm các tiếng khó hay viết
sai: nếu, tai, xem, gạc...


Hs phân tích và viết vào bảng con các tiếng
hay viết sai.


Hs thực hiện theo hướng dẫn của gv.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

dẫn các em gạch chân những chữ viết sai, viết
vào bên lề vở.


+ Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ
biến, hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía
trên bài viết.


Thu bài chấm 1 số em.


 H ư ớng dẫn làm bài tập chính tả :
 Bài tập 2:


Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Viết bảng lớp bài tập.


Học sinh làm bài vào vở, 2 Hs lên bảng điền.


 Bài tập 3:


Học sinh nêu yêu cầu của bài.
Viết bảng lớp bài tập.



Gọi 2 học sinh làm bài.
Nhận xét.


Gọi học sinh đ

ọc thuộc ghi nhớ sau:


ngh


<b>i</b>
<b>e</b>
<b>ê</b>
<i>4.</i> Củng cố:


Cho hs đọc bài vừa viết.
5. Nhận xét, dặn dò :


Yêu cầu học sinh về nhà chép lại bài cho
đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.


Nhận xét


Học sinh đổi vở và sữa lỗi cho nhau.
Hs ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của gv.


Bài 2: Điền vần ong hay oong:
Học sinh làm bảng.


<i>Boong tàu, mong</i>


Bài 3: Điền chữ ng hay ngh.
Hs điền



<i>Ngôi nhà, nghề nông, nghe nhạc. </i>
Đọc quy tắc viết chính tả:


<i>Âm <b>ngh </b>đứng trước các nguyên âm: i, e, ê.</i>
<i>Âm <b>ng</b> đứng trước các ngun âm cịn lại</i>
<i>như: a, o, ơ, u, ư … .</i>


Học sinh đọc lại bài viết


________________________________________________
<b>Mơn : Tốn</b>


<b>Tiết 116: PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 100</b>
<b>(Trừ khơng nhớ)</b>


<b>I. Mục tiêu : Giúp học sinh:</b>


Biết đặt tính và làm tính trừ ( khơng nhớ ) số có hai chữ số ; biết giải tốn có phép trừ có
hai chữ số .


<b>II. Đ ồ dùng dạy học :</b>
-Bộ đồ dùng tốn 1.


-Các bó mỗi bó 1 chục que tính và các que tính rời.
-Các tranh vẽ trong SGK.


<b>III. Các hoạt đ ộng dạy học :</b>


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh


1. Ổn định :


2. Kiểm tra bài cũ : Hỏi tên bài cũ.
Gọi học sinh tính trên bảng lớp.
Nhận xét.


3. Bài mới:


 Giới thiệu bài:


Chúng ta đã được học về phép cộng trong
phạm vi 100, hôm nay chúng ta sẽ học phép trừ


Hát


2 Hs tính, lớp tính bảng con


<i>27 + 11 = 37 33 cm + 14 cm = 47 cm </i>
<i>64 + 5 = 69 9 cm + 30 cm = 39 cm</i>
<i> </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

trong phạm vi 100 ( trừ không nhớ).


 Giới thiệu cách làm tính trừ (khơng nhớ)


dạng 57 – 23


 Gv hướng dẫn Hs thao tác trên que tính:


Yêu cầu Hs lấy ra 57 que tính (gồm 5 bó que


tính và 7 que tính rời). Xếp các bó về bên trái và
các que tính rời về bên phải. (Gv nói và điền các
số vào bảng). Các em vừa lấy bao nhiêu qtính?


 “Có 5 bó thì viết 5 ở cột chục, 7 que rời thì


viết 7 cột đơn vị”.


Tiến hành tách ra 2 bó và 3 que rời. Khi tách
cũng xếp 2 bó bên trái và 3 que rời về bên phải,
phía dưới các bó que rời đã xếp trước. Gv nói và
điền vào bảng: “Có 2 bó thì viết 2 vào cột chục,
dưới 5. Có 3 que rời thì viết 3 vào cột đơn vị,
dưới 7”. Chúng ta vừa tách ra bao nhiêu qtính?


Số que tính cịn lại là 3 bó và 4 que tính rời
thì viết 3 vào cột chục, viết 4 vào cột đơn vị.


Vậy sau khi tách 23 que tính ra thì cịn lại
bao nhiêu que tính?


Ta có thể tìm ra số que tính bằng cách thực
hiện phép trừ. Vậy ai nêu được phép trừ đó?


 Giới thiệu kĩ thuật làm tính trừ:


a) Đ ăt tính :


Gọi Hs nêu cách đặt tính 57 – 23



Viết 57 rồi viết 23 sao cho hàng chục thẳng
cột với hàng chục, hàng đơn vị thẳng cột với
hàng đơn vị.


Viết dấu trừ khoảng giữa 2 số.
Kẻ vạch ngang dưới 2 số.
b) Tính từ phải sang trái:


57 7 trừ 3 bằng 4, viết 4
23 5 trừ 2 bằng 3, viết 3
34


<b>Như vậy : 57 – 23 = 34</b>


Gọi học sinh đọc lại 57 – 23 = 34 và chốt lại
kĩ thuật trừ.


 <b>Học sinh thực hành :</b>


 <b>Bài 1 : Hs nêu yêu cầu của bài rồi làm bài và</b>


nêu kết quả (Gv chú ý quan sát Hs việc đặt tính
sao các số cùng hàng thẳng cột với nhau)


Hs: lấy 57 que tính, xếp và nêu theo hướng
dẫn của Gv.


57 que tính


Có 5 bó thì viết 5 ở cột chục, 7 que rời thì


viết 7 cột đơn vị.


Học sinh tiến hành tách và nêu: Có 2 bó thì
viết 2 vào cột chục, dưới 5. Có 3 que rời thì
viết 3 vào cột đơn vị, dưới 7.


23 que tính


Số que tính cịn lại là 3 bó và 4 qtính rời
thì viết 3 vào cột chục, viết 4 vào cột đơn vị.


Còn lại 34 que tính.
Phép trừ 57 – 23 = 34


Hs nêu


Hs lắng nghe và thao tác trên bảng con


57
23
34


Đọc kết quả 57 – 23 = 34


a. Tính b. Đặt tính rồi tính


Học sinh làm bảng con các phép tính theo
yêu cầu của SGK, nêu cách đặt tính và kĩ
thuật tính.



a. Tính


_ 85 _ 49 _ 98 _ 35 _ 59
64 25 72 15 53


21 24 26 20 6


b. Đặt tính rồi tính


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

Hs làm bài


 <b>Bài 2 : Học sinh nêu yêu cầu của bài:</b>


Hd Muốn biết phép tính đúng hay sai chúng
ta phải kiểm tra những gì?


Cho Hs làm bài rồi chữa bài trên bảng lớp.
Gọi Hs nhận xét bài trên bảng


Gọi Hs giải thích vì sao viết s vào ơ trống
Nhận xét


 <b>Bài 3 : Học sinh nêu yêu cầu của bài:</b>


Cho học sinh đọc đề và nêu tóm tắt bài toán
rồi giải vào vở.


Hs lên bảng sửa, nhận xét nêu cách tính


4. Củng cố :


Hỏi tên bài.


5. Nhận xét – dặn dò :


Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau.
Nhận xét tiết học.


_ 67 _ 42 _ 56 _ 99 _ 94
22 42 16 66 92


45 0 40 33 2


Đúng ghi đ, sai ghi s


Ta phải kiểm tra cách đặt tính và kết quả
phép tính.


Hs làm bài rồi chữa bài trên bảng lớp.


a.


_ 87 _ 68 _ 95 _ 43


35 21 24 12


52 đ 46 s 61 s 55 s


b.


_ 57 _ 74 _ 88 _ 47



23 11 80 47


34 đ 63 đ 08 đ 00 đ


Vì 68 – 21 = 47 mà trong bài lại ghi kết
quả là 46 nân 46 là kết quả sai.


<i>Tóm tắt</i>


Có: 64 trang


Đã đọc: 24 trang
Còn lại:…trang ?


<i>Giải </i>


<i>Số trang Lan còn phải đọc là:</i>
<i>64 – 24 = 40 (trang)</i>


<i>Đáp số: 40 trang </i>
Nhắc lại tên bài học.


Nêu lại kĩ thuật làm tính trừ và thực hiện
phép trừ sau: 78 – 50


____________________________________


<b>Môn : Kể chuyện</b>


<b>BÀI: NIỀM VUI BẤT NGỜ</b>


<b>I. Mục tiêu : </b>


Kể lại được một đoạn câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh .


Hiểu nội dung câu chuyện : Bác Hồ rất yêu thiếu nhi và thiếu nhi cũng yêu quý Bác Hồ.
<b>II. Đ ồ dùng dạy học :</b>


Tranh minh hoạ truyện kể trong SGK.
Bảng ghi gợi ý 4 đoạn của câu chuyện.
<b>III. Các hoạt đ ộng dạy học :</b>


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ổn định :


2. Kiểm tra :


Giáo viên yêu cầu học sinh học mở SGK kể
lại câu chuyện “Bông hoa cúc trắng”. Mỗi em kể


Hát


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

theo 2 tranh.


Gọi học sinh nói ý nghĩa câu chuyện.
Nhận xét bài cũ.


3. Bài mới :


 Giới thiệu bài:



<i>Bác Hồ là vị Chủ tịch nước, tuy bận trăm</i>
<i>cơng nghìn việc nhưng Bác lúc nào cũng nhớ đến</i>
<i>thiếu nhi. Thiếu nhi cả nước ai cũng rất yêu quý</i>
<i>Bác, lúc nào cũng mong gặp Bác. Mong ước của</i>
<i>các em đã đi vào giấc ngũ.</i>


<i>Đêm qua em mơ gặp Bác Hồ.</i>
<i>Râu Bác dài, tóc Bác bạc phơ.</i>


<i>Có nhiều bạn thiếu nhi may mắn được gặp</i>
<i>Bác Hồ nhưng không phải trong mơ mà trong</i>
<i>đời thực. Câu chuyện cơ kể hơm nay nói về một</i>
<i>cuộc gặp gỡ như vậy.</i>


 Kể chuyện: Gv kể 2, 3 lần với giọng diễn


cảm


Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.


Kể lần 2 và 3 kết hợp tranh minh hoạ giúp học
sinh nhớ câu chuyện.


<i>1.</i> <i>Vào một buổi sáng, cơ giáo Mỹ dẫn các nhóm</i>


<i>mẫu giáo đi qua Phủ Chủ tịch. Các cháu thích lắm</i>
<i>reo lên: </i>


<i>- A ! Nhà Bác Hồ. </i>



<i>Cổng Phủ Chủ tịch bổng trở nên ồn ào. Các</i>
<i>cháu ríu rít xin cơ. </i>


<i>- Cơ ơi! Cho chúng cháu vào thăm Bác Hồ đi! </i>


<i>2.</i> <i>Cô giáo đang lúng túng thì cánh cổng Phủ</i>


<i>Chủ tịch bổng từ từ mở. Một đồng chí cán bộ vui vẻ</i>
<i>mời cơ giáo cho các cháu vào thăm nhà Bác. Vừa</i>
<i>thấy Bác, các cháu đang đi theo hàng đôi bỗng reo</i>
<i>lên: </i>


<i>- A! Bác Hồ! Bác Hồ. </i>


<i>Các cháu ùa đến quanh Bác. Bác Hồ râu tóc bạc</i>
<i>phơ, tươi cười đón các cháu. Bác hỏi: </i>


- <i>Các cháu có ngoan khơng? </i>


- <i>Thưa Bác có ạ! – Tất cả đồng thanh trả lời</i>


- <i>Bây giờ các cháu thích gì nào? </i>


- <i>Chúng cháu thích vào thăm nhà Bác ạ! </i>


- <i>Chúng cháu thích vào thăm nhà Bác ạ! </i>


- <i>Bác dắt tay hai cháu nhỏ nhất, các cháu khác</i>


<i>xúm xít theo Bác ra vườn xem hai cây vú sữa miền</i>


<i>Nam và thăm ao cá bác ni. Bác dặn các cháu phải</i>
<i>ngoan ngỗn, sạch sẽ, vâng lời cô giáo. </i>


<i>3.</i> <i>Đã đến giờ Bác phải chia tay các cháu. Cô</i>


<i>giáo cho các chau ra về. bác vẫy tay chào.các cháu</i>
<i>cũng lưu luyến ngoảnh lại vẫy vẫy nhũng bàn tay bé</i>
<i>xíu chào Bác. </i>


<i> Theo</i> BÁC HỒ KÍNH YÊU
<b> </b>


<b> L ư u ý : Giáo viên cần thể hiện</b>


Học sinh khác theo dõi để nhận xét các
bạn kể.


2 học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện.


Học sinh nhắc lại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>



Lời ng ư ời dẫn chuyện : Lúc khoan thai, hồi
hộp, khi lưu luyến, tuỳ theo sự phát triển của nội
dung




Lời Bác : Cởi mở, âu yêm.




Lời các cháu Mẫu giáo : Phấn khởi, hồn nhiên.
Có thể thêm thắt lời miêu tả làm câu chuyện
thêm sinh động nhưng không được thêm bớt các
chi tiết làm thay đổi nội dung và ý nghĩa câu
chuyện.


 Hướng dẫn Hs kể từng đoạn câu chuyện theo


tranh:


Tranh 1 : Gv yêu cầu Hs xem tranh trong SGK
đọc và trả lời câu hỏi dưới tranh.


+ Tranh 1 vẽ cảnh gì ?
+ Câu hỏi dưới tranh là gì ?


Gv yêu cầu mỗi tổ cử 1 đại diện thi kể đoạn 1.


Tranh 2, 3 và 4 : Thực hiện tương tự tranh 1.


 Hướng dẫn học sinh kể toàn câu chuyện:


Tổ chức cho các nhóm, mỗi nhóm 4 em đóng
các vai: Lời người dẫn chuyện, Lời Bác, Lời các
cháu Mẫu giáo). Thi kể tồn câu chuyện. Cho các
em hố trang thành các nhân vật để thêm phần


hấp dẫn.


Kể lần 1 giáo viên đóng vai người dẫn chuyện,
các lần khác giao cho học sinh thực hiện với
nhau.


 Giúp học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện:


<i>Câu chuyện này cho em biết điều gì ?</i>


4. Củng cố


Cho Hs nêu lại ý nghĩa
5. Nhận xét – dặn dò :


Nhận xét tổng kết tiết học, yêu cầu học sinh về
nhà kể lại cho người thân nghe.


Chuẩn bị tiết sau, xem trước các tranh minh
hoạ phỏng đoán diễn biến của câu chuyện.


 <i>Các bạn nhỏ đi qua cổng Phủ Chủ tịch,</i>


<i>xin cô giáo cho vào thăm nhà Bác.</i>


 <i>Các bạn nhỏ xin cơ giáo điều gì khi đi</i>


<i>qua cổng Phủ Chủ tịch?</i>


Học sinh cả lớp nhận xét các bạn đóng vai


và kể.


Lần 1: Giáo viên đóng vai người dẫn
chuyện và các học sinh để kể lại câu
chuyện.


Các lần khác học sinh thực hiện (khoảng
4 ->5 nhóm thi đua nhau. Tuỳ theo thời gian
mà giáo viên định lượng số nhóm kể).


Học sinh khác theo dõi và nhận xét các
nhóm kể và bổ sung.


+ <i>Bác Hồ rất yêu thiếu nhi, thiếu nhi rất</i>
<i>yêu Bác Hồ.</i>


+ <i>Bác Hồ và thiếu nhi rất yêu quý nhau.</i>
+ <i>Bác Hồ rất gần gũi, thân ái với thiếu</i>
<i>nhi.</i>


Học sinh nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.


SINH HOẠT TẬP THỂ TUẦN 29



<i><b>I. Mục tiêu: </b></i>


- Nhận xét tuần 29


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

- Tiếp tục thực hiện phong trào “Xanh – sạch – đẹp”.



- Giáo dục tinh thần làm chủ tập thể, rèn luyện lối sống có trách nhiệm đối với tập thể
<i><b>II. Các hoạt động chủ yếu: </b></i>


Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ổn định


2. Hoạt động


<b> Sơ kết lớp tuần 29 </b>
Lớp trưởng tổng kết :


-Học tập: Tiếp thu bài, phát biểu xây dựng bài, học bài
và làm bài. Rèn chữ giữ vở. Đem tập vở học trong ngày
-Nề nếp: + Xếp hàng


+ Hát văn nghệ
+ Đi học


-Vệ sinh: + Vệ sinh cá nhân
+ Lớp


+ Trực nhật VS
-Phát huy ưu điểm tuần qua.
-Thực hiện thi đua giữa các tổ.
-Tiếp tục ơn tập Tốn, Tiếng Việt.
* GV chốt và thống nhất các ý kiến.
<b> Kế hoạch tuần sau: </b>


+ Duy trì mọi nền nếp nhà trường đề ra.



+ Thực hiện tốt các nếp của lớp đề ra.
+ Thực hiện LĐ- VS cho sạch – đẹp và phân công trực
làm vệ sinh cảnh quan trường lớp; trực quét dọn vệ sinh
hàng ngày.


+ Không vẽ lên bàn ghế,
+ Không bẻ cành, hái hoa,...


- Thi đua học tập giành nhiều điểm tốt.


- Ôn tập các bài học trong ngày và chuẩn bị làm bài,
học bài cho ngày sau trước khi đến lớp


3. Tổng kết buổi sinh hoạt


Hát


- Lắng nghe lớp trưởng báo cáo nhận
xét chung


Các tổ thực hiện theo kế hoạch
GVCN Lớp đề ra .


Hát


</div>

<!--links-->

×