Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Những ý kiến đóng góp của các chuyên gia tại Hội thảo góp ý cho đồ án quy hoạch Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.93 KB, 40 trang )

Những ý kiến đóng góp của các chuyên gia tại Hội
thảo góp ý cho đồ án quy hoạch Hà Nội
--------------------------------------------

1.CĨ TIẾN BỘ NHƯNG CÒN QUÁ NHIỀU TỒN TẠI
KS. Trần Ngọc Hùng -Tổng Hội xây dựng Việt Nam
Đồ án quy hoạch chung xây dựng Thủ đô lần này đã nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn
diện hơn hiện trạng của quá trình xây dựng và phát triển. Những vấn đề tồn tại, dự báo phát
triển kinh tế trong mối quan hệ phát triển vùng từ đó đề ra được các định hướng phát triển. Tuy
vậy, theo tôi cần nghiên cứu thêm và làm rõ những vấn đề sau:
1. VỀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÀ Ở
1.1. Phần đánh giá hiện trạng
Phần đánh giá hiện trạng ở các đơ thị (phần d2) cịn thiếu một khu vực quan trọng đang
gây nhức nhối trong đô thị hiện nay là các khu ngõ ngách hầu hết đã tự phát hình thành trong
quá trình phát triển đơ thị mà dân số sống ở đó ước tính chiếm tới trên 40% khu đô thị cũ (hầu
hết là dân nghèo, thu nhập thấp) đó là các phường mới hình thành từ các làng xóm (Ngọc Hà,
Hào Nam, Kim Liên, Văn Chương, Phương Mai, Thượng Đình, Quỳnh Mai …, các vùng ngồi đê
Sơng Hồng như Phúc Xá, n Phụ, Phúc Tân …) gần đây là các phường làng thuộc Quận Long
Biên, Cầu Giấy, Thanh Xuân … và sắp tới còn tự phát biết bao nhiêu phường làng ngõ ngách
mới nữa mà ở đó xây dựng khơng theo một quy hoạch nào, ở đó nhiều đường đi khơng q
2m, xe cứu thương, xe cứu hỏa không tới, cụ già không có chỗ dạo, trẻ con khơng có chỗ chơi,
hạ tầng cơ sở cực kỳ thấp kém.
Phần đánh giá hiện trạng nhà ở vùng nơng thơn: Chưa nêu bật được tình trạng tự phát
đơ thị hóa rất nhanh, đặc biệt là các làng ven đơ dẫn đến nguy cơ hình thành các phường làng
lộn xộn mà chúng ta gặp phải đang là bài tốn khó giải và phải trả một giá rất đắt khi muốn
quy hoạch.
1.2. Về định hướng phát triển nhà ở và điều kiện sống:
- Thiếu hẳn định hướng cải tạo chỉnh trang đô thị cũ đặc biệt là các khu ngõ ngách.
Liệu đến năm 2030 xóa bỏ được bao nhiêu khu vực này (?). Đến năm 2050, liệu có xóa bỏ được
tồn bộ khu ổ chuột kiểu mới này không ?(Theo kinh nghiệm của Bắc Kinh trừ khu phố cổ được
bảo tồn. Các khu vực còn lại đều đập bỏ và xây dựng, chỉnh trang mới đến năm 2020 là hoàn


thành việc cải tạo chỉnh trang này?).
- Thiếu hẳn định hướng quy hoạch điểm dân cư nông thôn trong q trình đơ thị hóa.
Đã có một “Làng kiểu mẫu” nào được xây dựng cho làng nghề, làng “thuần nơng”, làng chăn
ni, … Hiện chưa hình dung định hướng nhà ở nông thôn vào năm 2050 như thế nào? Đặc biệt
là định hướng cho dân xây dựng trong quá trình “ đơ thị hóa nơng thơn” rất lộn xộn đang xẩy
ra.
2. VỀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
Theo định hướng đã được đề cập trong mục 8.9 là hợp lý. Tuy nhiên trong phần định
hướng cụ thể cần bổ sung:


- Việc xử lý các dự án xây dựng các cơng trình cơng nghiệp bám vào các đường quốc
lộ (Đường Láng - Hòa Lạc, quốc lộ 6, 32, 1,5…) đã và đang triển khai trong thời gian qua không
phù hợp với định hướng Quy hoạch lần này.
- Việc định hướng bắt buộc sử dụng đất cho các cơng trình cơng cộng cơng ích khi di
dời cụm cơng nghiệp, các nhà máy, kho tàng (mục 8.5). Đây là vấn đề rất lớn, quan trọng.
Trong thời gian qua chúng ta đã chất tải lên các khu vực này nhiều cơng trình lớn làm tắc
nghẽn giao thơng, gây khó khăn cho cơng trình hạ tầng cơ sở: Cấp thoát nước, cấp điện, dịch
vụ, điển hình là việc xây dựng các cơng trình Khách sạn Melia (trên nhà máy thiết bị bưu điện),
Khách sạn Hỏa Lị (trên nhà tù Hỏa Lị); Các cơng trình trên Nhà máy Văn phòng phẩm Hồng
Hà, Nhà máy Trần Hưng Đạo, Nhà máy điện Yên Phụ, Nhà máy nước đá và quá trình này đang
tiến triển rất mạnh trên những khu đất vàng này, lẽ ra tại các khu đất di dời ấy phải dành cho
các cơng trình cơng cộng cơng ích (nhất là vườn hoa cây xanh) đang bị dồn nén tỷ lệ trên đầu
người ngày càng thấp…
Điều này cũng liên quan đến Quy hoạch cải tạo chỉnh trang đơ thị đã nói ở phần 1 - 2
trên.
3. VỀ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN BỔ DÂN CƯ Ở CÁC ĐÔ THỊ
3.1. Đồ án đã đưa ra các định hướng phát triển khu đô thị cũ và phát triển mạnh các
đô thị vệ tinh. Tuy nhiên các dự báo này còn thiếu thuyết phục và khả thi do sự thiếu đồng bộ
với dự báo phát triển kinh tế.

- Người dân ra ở khu đơ thị mới mở rộng kèm theo nó là việc làm nếu khơng sẽ xẩy ra
tình trạng sáng kéo nhau vào lõi trung tâm đô thị cũ làm việc, chiều lại trở về gây lãng phí thời
gian, tiền của, gây tắc nghẽn giao thông.
- Đối với các khu đô thị vệ tinh mới muốn xây dựng, mở rộng kèm theo nó là cơng ăn
việc làm, các cơng trình công cộng đồng bộ khác. Tuy nhiên trong dự báo định hướng, vấn đề
này chưa được đề cập, đánh giá cũng như giải pháp đồng bộ.
3.2. Đối với vùng lõi khu đô thị cũ định hướng chưa đưa ra được các giải pháp đảm bảo
không tăng mật độ dân số q cao, trong khi hạ tầng cơ sở, cơng trình công cộng bị giảm sút
một cách nghiêm trọng. Theo chúng tôi định hướng phải đưa ra giải pháp:
+ Nghiên cứu việc hạn chế cấp phép, xây dựng các cơng trình cao tầng, tập trung
đông người ở vùng lõi trung tâm thành phố (trong vành đai I) kết hợp bảo tồn phố cổ, di tích
lịch sử.
+ Tất cả đất của các cơng trình hành chính, nhà máy, kho tàng… khi di dời ra ngoại ô
đều chuyển thành đất dùng cho công trình cơng cộng cơng ích (Đặc biệt ưu tiên cơng viên,
vườn hoa, hồ nước, chỗ dạo của người già, chỗ trẻ em vui chơi).
4. VỀ ĐỊNH HƯỚNG HỆ THỐNG GIAO THƠNG:
Đã đề cập khá tồn diện, nhưng vấn đề cấp bách trong đơ thị Hà Nội cũ là tình trạng ùn
tắc giao thông chưa được đề án đề cập một cách đồng bộ và quyết liệt hơn đặc biệt là biện
pháp:
4. 1. Giảm lưu lượng xe vào trung tâm: Thông qua hình thức cấm một số tuyến phố chỉ
dành cho người đi bộ, giảm bãi đỗ xe, mua phí đi vào trung tâm.


4.2. Đẩy mạnh việc xây dựng hệ thống cầu vượt (Đặc biệt cho xe máy, người đi bộ),
hệ thống giao thông công cộng ngầm, trên cao.
4.3. Di chuyển các cơ sở hành chính, dịch vụ, trường học, bệnh viện … ra vùng ngoại
ô.
5. QUYẾT ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM KHU TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH QUỐC GIA MỚI
Đây là vấn đề rất quan trọng của Quy hoạch đô thị Thủ đô Hà Nội, Trung tâm hành chính
quốc gia chính là trung tâm chính trị của Thủ đơ, của đất nước. Vì vậy việc xem xét, cân nhắc

quyết định vị trí rất quan trọng nhưng trong báo cáo tư vấn lại đề nghị: “Trung tâm hành chính
quốc gia, có thể chưa được quyết định ngay trong giai đoạn này và có thể sẽ mất vài chục năm
để quyết định trước khi vị trí của khu vực này chuyển sang phía Tây của hành lang xanh”
(Trang 5).
Đây là một đề xuất không hợp lý. Quy hoạch Trung tâm Hành chính Quốc gia cần phải được
khẳng định ngay trong lần quyết định Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô lần này nhất là trong
đề án đã khẳng định “Trung tâm Hành chính quốc gia là một không gian chức năng quan trọng
trong cấu trúc của Thủ đơ Hà Nội mở rộng; một khơng gian hành chính, văn hóa, dịch vụ cơng
cộng hiện đại, có bản sắc tiêu biểu của Việt Nam của Thủ đô Hà Nội thời kỳ đổi mới và phát
triển”. Vì vậy khơng thể chờ đợi vài chục năm sau mới quyết định. Để có thể quyết định được
vấn đề này, đề nghị:
1. Xác định quy mơ, tính chất, chức năng: Tính chất, chức năng trong đề xuất của tư
vấn là quá rộng: ngoài Trung tâm điều hành của Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương, khu vực
tập trung các cơ quan đại diện các Tỉnh, Thành phố, khu quảng trường, công viên, vườn hoa,
mặt nước lại bao gồm cả các sứ quan (?), đại diện tổ chức quốc tế ở Việt Nam (?)., Khu vực
cung cấp các dịch vụ cao cấp cho cán bộ, chun gia, quốc tế (?), cơng trình thương mại dịch
vụ cơng cộng…
Đề nghị cần xem lại tính chất chức năng theo đề xuất của dự án; chính vì đề xuất quy
mơ, tính chất như vậy nên đã đưa ra tiêu chí diện tích quá lớn 200 ha. Điều đặc biệt lưu ý rằng
Chính phủ, Bộ ngành Trung ương sắp tới đã bỏ hẳn chức năng Bộ chủ quản chỉ tập trung làm
chức năng quản lý nhà nước, Chính phủ của thời kỳ đổi mới là Chính phủ điện tử. Vì vậy bộ máy
cơ quan sẽ gọn nhẹ, điều hành chính phủ với các Tỉnh cũng khác (liệu có cần có đại diện của
các Tỉnh, đại diện các tổ chức quốc tế, sứ quán ở Trung tâm hành chính Quốc gia?).
Do vậy phải chăng diện tích của khu Trung tâm Hành chính Quốc gia này chỉ cần 50 – 80
ha (Từ đó cũng hết lý do ép buộc đưa Trung tâm Hành chính Quốc gia lên tận Hịa Lạc – Ba
Vì).Theo ý kiến của nhiều chuyên gia cần nghiên cứu địa điểm Tây Hồ Tây nằm trong địa giới
Hành chính Hà nội cũ mang nhiều ý nghĩa lịch sử quan trọng.
2. Xác định địa điểm Trung tâm Hành chính Quốc gia là việc hệ trọng nên cần phải lấy
ý kiến nhân dân, ý kiến chuyên gia, ý kiến các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, xã hội nghề
nghiệp, cần thiết phải trình Quốc hội, điều đó thực sự là ý Đảng – lòng Dân.

6. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN MÔI TRƯỜNG SỐNG
6.1. Việc đề xuất vành đai xanh: là ý tưởng tốt nhưng định hướng, giải pháp cụ thể phải là
Lá phổi xanh thực sự của Thủ đô, cần đề xuất giải pháp quyết liệt:
- Cải tạo chỉnh trang, nắn dòng, làm hồ nhân tạo trên các dịng sơng.


- Phải hy sinh một số đất theo dọc bờ sông trồng rừng thực sự chứ không phải là công
nông nghiệp (khoai, lúa cũng tính là vành đai xanh, phải tính diện tích trồng cây xanh như
trồng rừng, cơng viên Bách Thảo nhiều. Phải định hướng định lượng tiêu chí trên m2 cây xanh
trên đầu người để tăng môi trường sống.
6.2. Việc tăng hồ tiêu thuỷ, xử lý nước thải ơ nhiễm các dịng sơng, chống úng ngập…
cần có định hướng và chỉ tiêu cụ thể hơn. Trong đó các giải pháp cho các giai đoạn 2030 ,
2050.
6.3. Định hướng về tăng các cơng trình cơng cộng, cơng ích mà người dân hưởng thụ
khơng mất tiền: Ngồi các định hướng về du lịch, thể thao, giáo dục cần có các chỉ tiêu cụ thể
định hướng đến 2030, 2050 người dân được hưởng các phúc lợi cơng ích như thế nào (m2 cây
xanh, hồ nước/đầu người, m2 công viên vui chơi giải trí (khơng mất tiền)/đầu người, m2mặt
đường/đầu người, m2 sân thể thao cho thiếu nhi (không mất tiền) /đầu người.
Từ đó có các giải pháp thực hiện các định hướng trên.

-----------------------------------------------------------------2. KHƠNG ĐỒNG TÌNH VỚI PHƯƠNG ÁN CHUYỂN TRUNG TÂM
HÀNH CHÍNH QUỐC GIA VỀ CHÂN NÚI BA VÌ
TS. Phạm Sỹ Liêm – Viện nghiên cứu Đô thị và Phát triển Hạ tầng
Ơng nhận định bản quy hoạch lần này có ý tưởng rõ ràng, phù hợp với tư duy quy hoạch
hiện đại, bao quát những vấn đề của Hà Nội như đô thị nông thôn, vành đai xanh, quy hoạch
sông Hồng, bảo tồn bản sắc Hà Nội.
Tuy nhiên, bản quy hoạch lại ít chú ý đến sự lệch tâm của đô thị lõi. “Ảnh hưởng của đô
thị phải ảnh hưởng đến khu vực xung quanh, nhưng đề án mới nói đến phía Tây, Nam mà
khơng nói nhiều đến phía Bắc, phía Đơng – phải chăng do khu vực đó nằm ngồi địa giới hành
chính? Nhưng đơ thị khơng chỉ phát triển theo các quyết định hành chính, mà theo quy luật thị

trường. Chính vì thế, phải coi trọng cả vai trò của cả Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên trong phát
triển chung của Hà Nội”.
Liên quan đến việc đặt Trung tâm Hành chính quốc gia, nên đặt trên trục Phạm Văn
Đồng – Hồ Tây (khu vực Tây Hồ Tây chứ khơng nên đưa vào Mễ Trì như ý kiến của Văn phịng
Chính phủ) bởi “địa linh” của Hà Nội là ở khu vực Hồ Tây, Hồ Hồn Kiếm.
“Càng khơng nên đưa Trung tâm hành chính quốc gia về Ba Vì, Hồ Lạc. Làm thế chẳng
khác nào dời đơ lần nữa, vì Trung tâm Hành chính quốc gia ở đâu là thủ đơ ở đó”, ơng Liêm
nhấn mạnh.
Thêm nữa, phải có biện pháp huy động đầu tư để xây dựng các dự án, vì trên thực tế,
đa phần các dự án bất động sản là vốn đi vay. Nhất định không được tạo thêm các “khu tơ giới”
nước ngồi ở Việt Nam, sau khi đã có khu của Indonesia (Ciputra) hay sắp có của Hàn Quốc
(Splendora). “Ở đâu chưa nói, chứ thủ đơ thì khơng được tạo các khu tơ giới như thế”.
Khi phát triển trục giao thông phải phá bỏ tình trạng đơ thị hố ở tuyến giao thơng. Khơng
phải tái định cư lại khu vực đó mà là trồng cây vào hai bên đường, chuyển khu vực dân cư đi
nơi khác. Như thế vừa tạo được vành đai xanh vừa tạo cảnh quan, đảm bảo được nguyên tắc


của quy hoạch, chống tái lấn chiếm... Rút kinh nghiệm từ việc các dự án mọc lên khắp nơi và
bề nổi của thị trường BĐS làm méo mó tất cả những gì đã tổ chức, làm cho khắp nơi là công
trường, là dự án, nhà thấp nhà cao nhan nhản...
Tán thành vành đai xanh, thực tế là vành đai nông nghiệp. Đồ án này nói ít đến nơng
nghiệp. Làng ven đơ, làng nội đơ như thế nào, ơng đã có bài giới thiệu trên Tạp chí Người Xây
dựng. Vấn đề là phải giữ cho thu nhập ở khu vực nông nghiệp không quá chênh lệch để tránh
việc hành lang xanh bị phá vỡ. Đồ án này ít nói đến vùng đã xây dựng. Trục tâm linh là trục gì?
đã là ý kiến của các nhà phong thuỷ chưa? Mễ Trì, Mỹ Đình đã bao giờ được sử sách coi trọng,
đó là vùng khơng có tên tuổi. Đây là một sự áp đặt, thiếu căn cứ khoa học. Quy hoạch của ta
vạch ra, rồi lại tuỳ ý thay đổi. Phải phân kỳ thực hiện. Tại sao chỉ quan tâm đến cơ sở hạ tầng,
phải để thị trường điều chỉnh. Mỗi giai đoạn phải chỉ rõ làm gì, ở đâu? Sao phải làm gấp gáp
đến thế, có nhất thiết là đến ngày kỷ niệm ngàn năm Thăng Long phải phê duyệt đồ án hay
không?

--------------------------------------------------------3. CẦN QUAN TÂM ĐẾN CÁI TỔNG THỂ NHIỀU HƠN
GS.TS. Nguyễn Mạnh Kiểm
Với tư cách là hội viên của Hội KTS và Tổng Hội Xây dựng VN, bản thân ông cũng có nhiều
bức xúc, tâm tư, ông có đem theo tới hội thảo 10 bài báo có liên quan đến quy hoạch Hà Nội
mà ông đã thu thập được. Mỗi bài báo là một chủ đề mà ông thấy cần phải lưu ý. Vốn là người
trong cuộc khi còn làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng, ông nhấn mạnh những vấn đề cần phải quan
tâm đến khi làm quy hoạch này:
- Cấu trúc của quy hoạch đa cực, đa trung tâm; vậy nó là những cực gì? đa trung tâm
thì trung tâm nào là chính, quan hệ giữa chúng khơng rõ ràng? Chính trị có tách khỏi hành
chính khơng? Trung tâm chính trị vẫn ở Ba Đình cịn Trung tâm hành chính ở đâu?
- Vai trị của nơng nghiệp là rất lớn, 70% diện tích cho vành đai xanh, vậy vành đai
xanh là gì? Các làng nghề vành đai xanh như thế nào? Thành phố sống tốt là thế nào? 40% là
nơng dân thì sống tốt như thế nào? sẽ gặp rất nhiều thách thức.
- Đánh giá mơi trường cịn hời hợt, biến đổi khí hậu tồn cầu ảnh hưởng gì đến Hà Nội,
thốt nước sơng ra sao khi nước biển dâng, cốt nền nhà, nền đường như thế nào?
- Các thành phố ven sông gắn với quy hoạch này thế nào?
- Về bản sắc văn hoá dân tộc, thời đại Hồ Chí Minh cũng được gần 100 năm vậy thời
đại này đang được lưu giữ như thế nào?
- Quan hệ của quy hoạch này với Luật Quy hoạch đã ban hành và Luật Thủ đô sắp
ban hành ra sao? nếu khơng phối hợp sẽ có sự vênh nhau.
---------------------------------------------------------------

4. Quy hoạch chung xây dựng thủ đơ Hà Nội có nhiều định
hướng không khả thi


GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng-Hội môi trường xây dựng Việt nam
1.Chuyển Trung tâm hành chính quốc gia (HCQG) lên chân núi Ba Vì là vơ cùng
bất lợi về mọi mặt
a.


Về mặt lịch sử là thiếu coi trọng giá trị nghìn năm lịch sử Thăng Long - Hà

Nội
- Trung tâm hành chính quốc gia là hạt nhân quan trọng nhất của một thành phố Thủ đô.
Trên thế giới, trong số hơn 200 nước chỉ có 2 nước đặt Trung tâm HCQG ở ngoại ơ thành phố
thủ đơ, đó là Trung tâm HCQG Putrajaya của Malaysia, cách Kuala Lumpur khoảng 30 km, và
Trung tâm HCQG Pundang của Hàn Quốc cách Seoul cũng khoảng 30 km, qua thời gian hoạt
động thực tế đã chứng tỏ không thành công, không phải là tấm gương cho ta học tập.
- Chuyển Trung tâm HCQG (trụ sở chính phủ, các bộ/ngành, các sứ quán, trung tâm hội họp
quốc gia và quốc tế, kéo theo sẽ là các trung tâm dịch vụ khác) lên chân núi Ba vì, là khơng
phù hợp với nghìn năm lịch sử của Thủ đơ Thăng Long - Hà Nội, là thiếu coi trọng chiếu dời đơ
của Hồng đế Lý Cơng Uẩn, chiếu dời đơ của Hồng đế Lý Cơng Uẩn thực chất là chiếu dời trụ
sở bộ máy đầu não điều hành HCQG từ Hoa Lư ra mảnh đất thiêng Hoàng thành Thăng Long,
chứ không phải là di chuyển cả đô thành Hoa Lư ra Thăng Long. Nay quy hoạch chuyển trung
tâm HCQG từ Hà Nội lên chân núi Ba Vì, xét cho cùng thì cũng chẳng khác nào là sự dời đơ
lần thứ 2.
- Chuyển trung tâm HCQG lên chân núi Ba Vì là sự không kế thừa các quy hoạch Hà Nội
trước đây đã được phê duyệt, đặc biệt là trong mấy chục năm gần đây đã xây dựng trung tâm
HCQG ở Ba Đình và mở rộng sang khu Mỹ Đình, gắn bó hữu cơ với trung tâm chính trị, lịch sử
và văn hóa Thủ đơ. Đúng ra là phải mở rộng trung tâm HCQG ở ngay Hà Nội, tại khu đất phía
Tây Nam Hồ Tây, đất rất đẹp, điều kiện địa chất - thuỷ văn rất tốt, như là quy hoạch Hà Nội
trước đây đã lựa chọn.
b. Bất lợi về mặt kinh tế, chi phí xây dựng và chi phí hoạt động vô cùng lớn
- Chuyển trung tâm HCQG lên chân núi Ba Vì là chuyển dịch trọng tâm Thủ đơ lên phía Tây,
xét chung trên phạm vi vùng và quốc gia thì làm sai lệch Thủ đơ Hà Nội là trung tâm của “Hai
hành lang, một vành đai kinh tế” quốc gia và quốc tế, quá xa với trục phát triển vùng kinh tế
trọng điểm phía Bắc “Hà Nội - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh” và định hướng phát triển
kinh tế của thời đại là “Hướng ra biển”; Xét riêng đối với khu vực Thủ đô cũng ngược lại với
động lực phát triển KT-XH của Thủ đô: các vùng phát triển cơng nghiệp chủ yếu ở phía Bắc,

phía Đơng và 1 phần ở phía Nam, trong khi định hướng phát triển Trung tâm HCQG, Sơn Tây,
Hòa Lạc, Xuân Mai lại ở phía Tây.
- Phải xây dựng đường giao thông mới để nối Trung tâm HCQG từ chân núi Ba Vì với Hà Nội,
được gọi là trục Thăng Long. Trục này khơng phải là trục đơ thị chính của TP. Thủ đơ, khơng
mang ý nghĩa văn hóa-lịch sử - kinh tế của Thủ đô, mà đoạn đầu nối với đường Hoàng Quốc
Việt mở rộng tới 350m, lại đặt đài Độc lập, hai bên hơn ¾ đoạn đường cịn lại là đồng ruộng,
làng mạc và cây xanh. Hồn tồn khơng thể ví trục Thăng Long này giống như đại lộ ChampsElysees ở Paris, đại lộ Washington DC hay đại lộ trước Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh
(tất cả các đại lộ này đều ở lõi Thủ đô) như Dự thảo Báo cáo của Chính Phủ trình UB thường vụ


Quốc hội viết (trang 9). Theo ước tính đầu tư cho trục đường này phải trên 10 ngàn tỷ đồng.
Trong khi đó trục đường này, có chỗ chỉ cách đường Láng - Hòa Lạc đã và đang xây dựng
khoảng 3km thì thật là lãng phí kinh tế rất nhiều.
- Gây bất ổn định về quy hoạch: quy hoạch xây dựng trụ sở chính phủ, các bộ/ngành, các
sứ quán ở Hà Nội hiện nay chỉ có tính tạm thời đến năm 2030, sau năm 2030 phải thay đổi mục
đích sử dụng, cịn ngược lại ở đơ thị chân núi Ba Vì thì phải quy hoạch dành đất hàng trăm ha
đẹp nhất, dự trữ cho xây dựng trung tâm HCQG, phải đầu tư mới tất cả các trụ sở của trung
tâm HCQG sẽ rất tốn kém. Tất cả các hoạt động thực hiện quy hoạch xây dựng nêu trên sẽ
phải đầu tư kinh phí khổng lồ, đặc biệt là khi mà chưa rõ có chắc chắn cần dùng đến nó trong
tương lai khơng, sẽ dẫn đến sự lãng phí kinh tế vơ cùng lớn.
- Trong suốt thời gian hoạt động lâu dài sau này, tổng chi phí xe cộ, thời gian của bản thân
Chính phủ, các Bộ, các cơ quan Nhà nước, cơ quan các địa phương, các khách quốc tế và nhân
dân giữa TP Hà Nội và Trung tâm HCQG là rất lớn so với giữ nguyên trung tâm HCQG ở Hà Nội
hiện nay.
c. Về mặt xã hội
Chuyển trung tâm HCQG lên chân núi Ba Vì, sau năm 2030 sẽ gây ra sự xáo trộn hệ thống
giao thông, thị trường bất động sản, cuộc sống của hàng vạn gia đình, phải di chuyển chỗ ở,
chỗ làm việc, hoặc chỗ làm việc và chỗ ở cách nhau quá xa.
d. Về mặt an ninh quốc phòng
Quy hoạch tập trung các cơ quan đầu não Quốc gia vào một địa điểm hẹp, cách ly với dân

cư (khơng có nhân dân che chắn, bảo vệ) là điều rất bất lợi về mặt an ninh quốc phòng, các
hậu quả bất an ninh chưa thể lường hết được, như là dễ dàng xảy ra kẻ địch bắn tên lửa phá
hoại, ném bom, tấn công, khủng bố .v.v...
e. Về điều kiện tự nhiên
Khu vực chân núi Ba Vì chỉ thích hợp là khu vực bảo vệ thiên nhiên, du lịch sinh thái và là
vùng tâm linh quan trọng của Hà Nội mở rộng, không phù hợp để xây dựng đô thị trung tâm
HCQG. Khu vực chân núi Ba Vì là vùng đệm của Vườn Quốc gia Ba vì, là thảm sinh thái thiên
nhiên và thảm sinh thái nông nghiệp, rừng đầu nguồn, rất quý giá và rất cần được bảo tồn
nguyên vẹn.
2. Quy hoạch thành phố hai bên bờ sông Hồng là mạo hiểm và nhiều rủi ro
Việc chỉnh trị dịng sơng Hồng qua khu vực Hà Nội, nạo vét dịng sơng, cũng như củng cố
và bê tơng hố hệ thống đê 2 bên bờ sơng nhằm đảm bảo an toàn cho TP. Hà Nội, tăng lưu
lượng giao thông thuỷ và phát triển du lịch trên sông Hồng và sông Đuống là đúng đắn.
- Nhưng việc tận dụng dải đất ngồi đê hiện nay để phát triển đơ thị, phố hố bờ sơng như
hai bờ sơng Hàn ở Seoul, Hàn Quốc, có thể là việc mạo hiểm, nhiều rủi ro, khơng kinh tế (chưa
tính đến phải di chuyển hàng vạn dân đang sống ở đây). Định hướng này càng không phù hợp,
sau khi mở rộng Thủ đô Hà Nội, vốn không thiếu quỹ đất để phát triển đô thị ở các vùng an
toàn hơn;
- Trong thời kỳ biến đổi khí hậu (BĐKH), chúng ta chưa thể lường hết được hậu quả của
biến đổi các điều kiện khí hậu – thuỷ văn của lưu vực sông Hồng, dù đã có các đập thuỷ điện ở
phía đầu nguồn, các thiên tai lũ lụt cực đoan, bất thường xẩy ra, đặc biệt là điều kiện địa chất


của sông Hồng liên quan đến vết đứt gẫy sâu của sông Hồng với chiều dài 1.500 km từ Vân
Nam, Trung Quốc, tới Vịnh Bắc Bộ;
- Bản chất của dòng chảy sông Hồng là không ổn định, lúc lũ lụt nghiêm trọng, lúc cạn kiệt
dòng chảy quá mức, mang theo một lượng phù sa rất lớn và tốc độ dòng chảy rất lớn, khiến
tình trạng xói lở, bồi lắng, ln thay đổi, dẫn đến chuyển lạch, chuyển dịch các bãi bồi giữa
sơng;
- Với trình độ kỹ thuật và điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay thì chưa thể làm được việc

chỉnh trị dịng sơng Hồng ngay;
- Phố hố hai bờ sông Hồng sẽ làm tăng số lượng dân cư của Nội thành Hà Nội, trái với định
hướng giảm dần dân số nội thành.
Tất cả các điều kiện kể trên chưa được xem xét cẩn thận trong Đồ án.
3. Đến năm 2030 di dời 400 nghìn dân ra khỏi nội thành Hà Nội là duy ý chí
Quy hoạch giảm dân cư ở 4 quận nội thành cũ đến năm 2030 còn 80 vạn người đã được đề
ra trong Quy hoạch Hà Nội năm 1998, nhưng thực tế hiện nay dân số ở 4 quận nội thành cũ đã
tăng lên gần 1,2 triệu người. Do đó Quy hoạch này lặp lại chỉ tiêu trên cho thấy càng khó có
tính khả thi;
Rất nhiều cơng trình cao tầng đồ sộ, các trung tâm dịch vụ, các khách sạn, cửa hàng, các
trung tâm thương mại, các chung cư cao tầng, đã được xây chen trong 4 quận nội thành trong
thời gian qua, đã đè nặng lên hạ tầng kỹ thuật còn lạc hậu của Hà Nội, là nguyên nhân làm
tăng dân số thường trú và làm tăng đột biến số lượng khách vãng lai, là nguyên nhân cơ bản
làm tăng ô nhiễm môi trường nước, mơi trường khơng khí và tình trạng căng thẳng về giao
thông của Hà Nội.
Tỷ lệ số dân trong nội thành cũ hiện sống với điều kiện nhà cửa chật hẹp, thiếu điều kiện
vệ sinh là ít, người có nhu cầu di chuyển ra khỏi 4 quận nội thành cũ chủ yếu chỉ gồm một số
gia đình sống ở 36 phố cổ và ở “xóm liều, xóm bụi”. Có nghĩa là trong số dân nội thành, số
người tự nguyện chuyển ra ngoại thành để có điều kiện sống tốt hơn là rất nhỏ, nếu cưỡng chế
di chuyển nơi cư trú đối với dân cư nội thành để đạt chỉ tiêu di chuyển 400 nghìn dân là khơng
thể được bởi lẽ việc di chuyển chỗ ở có liên quan trực tiếp đến việc làm, kế sinh nhai, liệu di
chuyển ra ngoại ơ người dân có kiếm được việc làm có thu nhập tương đương với khi họ ở nội
đơ khơng?.
Vì vậy, chỉ tiêu di dời 400 nghìn dân ra khỏi nội thành là không khả thi, hậu quả đáng lo
lắng là Quy hoạch sẽ khơng có phương án nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng kỹ thuật để bảo
đảm nhu cầu hoạt động của 1,2 triệu dân thực tế, mà chỉ đảm bảo phục vụ cho 800.000 dân
theo quy hoạch thôi.
4. Quy hoạch cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị TP. Hà Nội
không đảm bảo TP Thủ đô trở thành Thủ đô “Xanh”
- Về thoát nước mưa và chống úng ngập

Đồ án Quy hoạch viết “ Các lưu vực trong nội đô Hà Nội (lưu vực sông Tô lịch) về cơ bản
tuân thủ như quy hoạch đã được duyệt (QH thoát nước do JICA lập)”. Thực tế thực hiện quy
hoạch thoát nước theo phương án của JICA 15 năm qua chứng tỏ không đạt được mục tiêu, Hà
Nội vẫn bị úng ngập và bị ô nhiễm trầm trọng. Quy hoạch Thủ đô Hà Nội cần phải đánh giá lại


quy hoạch thốt nước này, tìm đúng ngun nhân khơng thành cơng và đề ra phương án quy
hoạch thốt nước mới cho Hà Nội một cách hồn chỉnh và có hiệu quả thực sự. Phải chăng Hà
nội trong thời gian qua đã đi ngược lại nguyên tắc thoát nước mưa, cụ thể là đã làm giảm dịng
nước thốt, làm giảm sức chứa nước mưa và làm giảm diện tích mặt đất thấm nước của Hà nội
Việc tính tốn lưu lượng thoát nước mưa cũng cần xem xét lại, khi mà năm 2008 Trạm bơm
Yên Sở không bơm được hết nước úng ngập. Theo dự báo của các chuyên gia khí tượng với kịch
bản BĐKH trung bình đến năm 2100 ở vùng đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có Hà Nội) lượng mưa
trong mùa mưa sẽ tăng lên 15,1%, lượng mưa trong mùa khơ sẽ giảm đi 6,8%. Điều đó có
nghĩa là ở vùng Thủ đô Hà Nội úng ngập trong mùa mưa có thể trầm trọng hơn, hạn hán mùa
khơ có thể gay gắt hơn. Quy hoạch cấp nước và thốt nước của Đồ án Quy hoạch Thủ đơ dường
như chưa tính đến sự biến đổi khí hậu này.
- Về xử lý nước thải chống ô nhiễm môi trường
Phương án của JICA trước đây là phân chia nội thành Hà Nội thành 7 khu vực, mỗi khu vực
sẽ xây dựng 1 trạm xử lý nước thải lớn tập trung. Thực tế đến nay chỉ mới xây dựng được 2
trạm thử nghiệm: trạm xử lý nước thải ở khu vực hồ Trúc Bạch với công suất 2300m3/ngày, rất
nhỏ, rất đắt tiền và trạm xử lý nước thải ở Kim Liên (Quận Đống Đa), công suất 3500m3/ngđ.
Cho đến nay các trạm xử lý nước thải theo phương án của Quy hoạch của JICA vẫn chưa được
thực hiện do khơng tìm ra các khu đất nội đô để xây dựng các trạm xử lý nước lớn này. Đấy là
chưa kể không dễ dàng thu gom nước thải về các trạm xử lý nước thải tập trung. Trong khi đó ở
các khu đơ thị mới hầu như người ta lại không đầu tư xây dựng các trạm xử lý nước thải riêng
cho mình, tất cả đều chờ dẫn về các trạm xử lý nước thải lớn tập trung, khiến sông hồ Hà Nội
ngày càng bị ơ nhiễm.
Vì vậy cần phải đánh giá lại phương án của JICA và nghiên cứu xây dựng quy hoạch thoát
nước và xử lý nước thải cho TP Hà Nội phù hợp với tình hình thực tế, khơng thể giữ nguyên

phương án quy hoạch của JICA được.
- Về không gian xanh đơ thị
Trong đồ án Quy hoạch Thủ đơ có đưa ra mục tiêu tăng diện tích đất cây xanh trong đô thị
từ 2-3 m2/người hiện nay lên 10-15 m2/người chỉ như là khẩu hiệu, khơng hề có phương án quy
hoạch như thế nào để đạt được mục tiêu trên.
- Về ô nhiễm giao thông
Một trong các nguyên nhân gây ra tắc nghẽn giao thông, không đạt được mục tiêu “Đường
thơng hè thống” là nội thành Hà Nội rất thiếu hệ thống giao thông “tĩnh” (các bãi, các trung
tâm, các trạm gửi xe, đỗ xe ôtô, xe máy) phân bố hợp lý ở các khu phố. Trong đồ án Quy hoạch
Thủ đô không hề đưa ra giải pháp quy hoạch nào để giải quyết vấn đề này.
5. Quy hoạch Thủ đơ Hà Nội cịn thiếu tính khả thi
Xét cả về các mặt kinh tế, xã hội và khoa học kỹ thuật, chúng tơi cho rằng Quy hoạch này
cịn thiếu tính khả thi.
- Về kinh tế:
Theo bản tổng hợp khái toán của bản thuyết minh Quy hoạch thì kinh phí chỉ tính đầu tư
cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật đến năm 2030 đã là khoảng 60 tỷ USD. Nếu tính đầy đủ các
khoản đầu tư xây dựng đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa thủ đơ Hà Nội thì vốn đầu


tư phải tới nhiều trăm tỷ USD. Thông thường, đối với cơng trình xây dựng, chi thực tế đều cao
hơn dự tốn. Chúng tơi ước tính chỉ đầu tư cho xây dựng hạ tầng kỹ thuật đến năm 2030 cũng
mất khoảng 100 tỷ USD, tức là mỗi năm trung bình phải đầu tư 5 tỷ USD. Đầu tư xây dựng hạ
tầng kỹ thuật đô thị thường là tiền ngân sách, e rằng ngân sách nước ta không thể đáp ứng
được. Bản thuyết minh có diễn giải kinh phí dựa vào nguồn vốn ODA, FDI, vay tín dụng, trái
phiếu chính phủ. Suy cho cùng, tất cả các nguồn vốn đó đều là vốn vay. Liệu có vay được
khơng, trong khi ai cũng biết, vay nước ngồi thì sẽ bị lệ thuộc về kinh tế và chính trị. Mặt
khác, đầu tư cho phát triển sản xuất thường có lãi để trả dần, nhưng lợi tức đầu tư cho xây
dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị không lớn và rất chậm thu hồi so với sản xuất. Như vậy nền kinh
tế nước ta có thể sẽ gặp nhiều khó khăn và phát triển sẽ không bền vững.
- Về xã hội:

Hiện nay tỷ lệ nông dân chiếm tới 60%, dân số đô thị chỉ chiếm 40% tổng dân số Thủ đô.
Định hướng quy hoạch đơ thị hóa đến năm 2030 dân số của Thủ đơ đạt 7,1-7,4 triệu người,
trong đó dân đơ thị đạt 64%, đến năm 2030 dân số Thủ đô đạt 9-9,2 triệu người, trong đó 68%
là dân đơ thị. Dựa theo các chỉ tiêu trên chúng tơi tính tốn được dân số đô thị (phi nông
nghiệp) của Thủ đô đến năm 2020 là 4,6 triệu người, đến năm 2030 là 6,2 triệu người, tức là
tăng thêm 3,6 triệu người, gấp 2 lần tổng số dân nội thành Hà Nội hiện nay. Như vậy là trong
vịng 20 năm Thủ đơ Hà nội phải tạo ra việc làm mới, nhà ở và công trình dịch vụ đơ thị mới
cho 3,6 triệu người. Quả thực đây là chỉ tiêu quy hoạch duy ý chí. Mặt khác, phải thấy bản chất
của q trình đơ thị hóa là biến nơng thơn thành đơ thị, biến nơng dân thành thị dân, nhưng
Quy hoạch này chỉ tập trung lấy đất của nông thôn để xây dựng các đô thị mới, xây dựng hệ
thống giao thông hiện đại và xây dựng các khu công nghiệp... Theo số liệu của đồ án QH thì
đất nơng nghiệp của Thủ đơ là 189 ngàn ha đến năm 2030 chỉ còn 50 ngàn ha. Đất trồng lúa
117 nghìn ha, đến năm 2030 chỉ cịn 40 ngàn ha. Người nơng dân mất đất canh tác, không thể
chuyển nghề, không được trở thành thị dân, cuộc sống sẽ gặp nhiều khó khăn, sẽ nảy sinh
nhiều vấn đề xã hội nan giải.
-Về khoa học kỹ thuật, các bản đồ quy hoạch không gian này phần lớn đều là định
hướng, thiếu bản đồ quy hoạch cụ thể, thiếu cơ sở khoa học về điều kiện tự nhiên, nhất là điều
kiện về địa chất, địa mạo, thuỷ văn của vùng thủ đơ Hà Nội. Vì thế các bản đồ đó chưa thể
dùng làm cơ sở để quy hoạch chi tiết áp dụng vào thực tế.
Bị chú: Các ý kiến phân tích ở trên là dựa trên Bản thuyết minh trình thẩm định của đồ án
“Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050” do Bộ
Xây dựng trình Chính Phủ tháng 4 năm 2010./.
---------------------------------------------------------------

5. VẪN CÒN NHIỀU ĐIỀU BẤT HỢP LÝ
PGS.TS kiến trúc Huỳnh Đăng Hy


Đặc điểm Thủ đô Hà Nội là một chùm thành phố, gồm đô thị trung tâm Thủ đô và các đơ
thị thành phần có chức năng, quy mơ dân số khác nhau được bố trí trên tồn lãnh thổ Hà Nội

với diện tích 3.344,6km2 và tổng dân số hiện đại là 6.450.000 người (quy trịn). Nên cơng tác
Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội gồm 2 phần việc:
- Quy hoạch tổng hợp toàn lãnh thổ thành phố Hà Nội. Mục tiêu của công việc này là
sắp xếp lại các động lực phát triển tồn thành phố và từng điểm đơ thị (công nghiệp, khoa học,
đào tạo, dịch vụ, thương mại, y tế, hợp tác quốc tế, du lịch....).
- Việc thứ hai, chính là đề xuất cấu trúc quy hoạch từng điểm đô thị sao cho hiện đại,
tạo điều kiện cho dân cư sống tốt, đơ thị đẹp – có bản sắc, môi trường được cải thiện, từng đô
thị phát triển bền vững.
Công việc nghiên cứu của PPJ đã tiến hành rất “bài bản”, công phu, khối lượng công
việc to lớn. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện từng giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có Hội
thảo lấy ý kiến chuyên gia, các ngành và ý kiến của lãnh đạo Nhà nước. Tuy nhiên nhiều
ngành, nhiều người đã góp ý, nhưng có lẽ tư vấn cứ tư duy, cứ thể hiện theo kiến thức của
mình, có vẻ như khơng quan tâm đến ý kiến của nhiều chuyên gia đã đóng góp, đã phân vân
để đề nghị giải thích. Chính vì vậy đợt này là ý kiến, là kết quả nghiên cứu cuối cùng nhưng các
nội dung cơ bản đã được đề xuất trước đây vẫn giữ nguyên, hoặc có vấn đề không đề cập tiếp
để khỏi rắc rối như vấn đề sân bay quốc tế thủ đô, vấn đề trung tâm hành chính quốc gia, vấn
đề phân bố động lực phát triển thủ đô, vấn đề mạng lưới giao thông. Nghiên cứu tồn bộ tài
liệu (bản Báo cáo tóm tắt) đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội này ta có thể nhận thấy
nhiều bất cập thuộc nhiều vấn đề to lớn, có ý nghĩa ảnh hưởng tới chất lượng đồ án quy hoạch
của Thủ đô.
- Trước hết là vấn đề tính quy mơ và tốc độ đơ thị hố của thành phố Thủ đô.
Dự báo của PPJ chủ yếu dựa vào phương pháp tăng dân số tự phát những năm qua để tính tốn
cho tồn thành phố rồi phân chia một cách chủ quan cho các đô thị thành phần trong vùng.
Tốc độ và quy mô dân số cho tồn đơ thị là có thể, nhưng đưa vào từng điểm đơ thị chưa chắc
đã đúng. Ví dụ, làm thế nào đơ thị Phú Xun hiện nay chỉ có 15.400 người (tất cả các thị trấn
trong huyện) mà đến năm 2030 Phú Xuyên trở thành thị xã với dân số 250.000 người. Tương tự
như vậy, Sóc Sơn phát triển từ 4.300 người (2008) lên 300.000 người (2030); Hoà Lạc từ
10.000 người (2008) lên 650.000 người (2030); Xuân Mai từ 20.000 người (2008) lên 200.000
người (2030); Mê Linh từ 181.000 người lên 600.000 người...
Như vậy, tính tốn dân số đơ thị, tốc độ đơ thị hố cho từng điểm đơ thị của Thủ đô cần

được áp dụng thêm phương pháp cân bằng lao động truyền thống, khơng thể chỉ có một
phương pháp tăng tự nhiên và cơ học theo thống kê.
Nhưng, áp dụng phương pháp “Cân bằng lao động” cũng phải hết sức thận trọng,
đặc biệt phải xem xét bố trí các “động lực phát triển đô thị” vào từng đô thị thành phần một
cách hợp lý.
Dân số đơ thị tồn Thủ đô hay từng đô thị thành phần của thủ đơ có phát triển nhờ vào
sự phát triển các động lực hình thành đơ thị, tức là các cơ sở làm việc cho dân cư đô thị (công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, đào tạo đại học và trung học chuyên nghiệp, khoa học,
văn hoá, du lịch...)


- Việc bố trí cơng nghiệp (KCN, CCN, ĐCN) cũng cần phân tích chu đáo, khơng thể
phân bố điều hồ ở quanh thủ đô theo các hướng. Khu vực Thường Tín – Phú Xun khơng nên
tập trung bố trí tới 1.500ha đất công nghiệp để chế biến nông sản – thực phẩm, công nghiệp
nhẹ, chế biến xuất khẩu. Đây là vùng đất lúa, đất bị ngập úng nên dành cho sản xuất nơng
nghiệp. Các loại nhà máy trên đã có hoặc có thể bố trí ở các vùng khác: Hà Nam, Hưng Yên,
Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh. Nguyên liệu nông phẩm do Phú Xuyên sản xuất không thể
cung cấp đủ cho 1.500 ha đất công nghiệp để chế biến.
- Bố trí Khu cơng nghiệp cao Hồ Lạc 1.600ha là một sai lầm về địa kinh tế, về nguồn
nhân lực vận hành. Nếu trước đây khu công nghiệp cao được bố trí ở Đơng Anh hay Mê Linh thì
có điều kiện phát triển mạnh, nhanh hơn (ưu thế về giao thông, về hệ thống kỹ thuật hạ tầng,
về nguồn nhân lực, về đất đai...).
Ngồi việc bố trí các khu cơng nghiệp cao tập trung mới ở các đô thị, trong đồ án này
cần được xem xét các dự án khu công nghiệp mà Hà Tây và Hà Nội đã bố trí trước khi hợp
nhất, như 200ha khu cơng nghiệp Sơn Động ở thành phố Sơn Tây; 1.252ha các khu công
nghiệp ở Chương Mỹ; 500 ha khu công nghiệp ở Đan Phượng; 300ha KCN ở Hồi Đức; 514 ha
đất cơng nghiệp ở Phúc Thọ; 400 ha khu công nghiệp ở Thạch Thất; 1470 ha đất công nghiệp ở
Thanh Oai; 1050 ha đất cơng nghiệp ở Ứng Hồ...
Để giải quyết sự q tải về dân số, tại Thủ đô Hà Nội không nên tập trung bố trí thêm
tới 8.000-9.000ha đất cơng nghiệp.

- Về các trường đại học, trung học, chuyên nghiệp cần được nghiên cứu đề xuất cụ thể
hơn, không chỉ dừng ở mức chung chung như đồ án, trường nào cần di dời khỏi thành phố Hà
Nội trung tâm, bố trí nơi mới ở đâu? Điều kiện để bố trí hợp lý trường đó. Các ý kiến đề xuất
sắp sếp lại mạng lưới các trường đại học, trung học chuyên nghiệp; số lượng sinh viên tại các
khu vực ở mục 8,4 là khơng có luận cứ. Làm thế nào để giảm quy mô đào tạo ở khu vực nội đô
Hà Nội hiện tại từ 66 vạn sinh viên xuống còn 20 vạn sinh viên? Tại Hồ Lạc có trường đại học
nào mà phát triển tới 12-15 vạn sinh viên; Sơn Tây có 5 vạn sinh viên; tại sao bố trí 5 vạn sinh
viên của các trường đại học Kiến trúc, Xây dựng, Giao thông... vào Xuân Mai? Phú Xuyên 2 vạn
sinh viên; Chúc Sơn 3 vạn sinh viên?...
- Về hình thái chùm đô thị Thủ Đô: Các ý kiến nghiên cứu đề xuất kỳ cuối này có
tốt hơn đó là quan niệm thành phố trung tâm rõ hơn, gồm các quận – huyện ngoại thành của
Hà Nội cũ như Mê Linh, Sóc Sơn, Đơng Anh... là một thể thống nhất. Chùm đơ thị Thủ đơ cịn
các đơ thị thành phần: Sơn Tây, Hồ Lạc, Xn Mai, Phú Xun và các đơ thị huyện, lỵ khác.
Nhưng đô thị “vệ tinh” Phú Xuyên tới 25-30 vạn dân trên đất nông nghiệp, đất thấp thường bị
ngập úng là khơng hợp lý. Đơ thị Hồ Lạc cũng quá tải 70-75 vạn dân (thiếu đất); các thị trấn
huyện lỵ thì quá nhỏ (Tây Đằng, Phúc Thọ, Quốc Oai, Chúc Sơn, Kim Bài, Vân Đình....).
Hệ thống điểm dân cư nông thôn chưa được PPJ thể hiện rõ nét. Đối với các điểm dân cư
nông thôn cần được chọn lọc, phải quy mơ hố các làng xã, xố bỏ các xóm nhỏ lẻ rời rạc. Dân
cư nơng thơn: một phần canh tác ở các cánh đồng kế cận, sản xuất ở các cơ sở công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp trong vùng. Đại bộ phận dân cư nông thôn có thể đi làm việc ở các đơ thị
kế cận, kể cả ở thành phố trung tâm. Nghĩa là dân cư nơng thơn chỉ có ly nơng nhưng khơng ly
hương.


Phần mở rộng đơ thị trung tâm (phía Nam sơng Hồng) về phía Tây từ sơng Nhuệ đến
sơng Đáy là quá lớn tới 1,3-1,6 triệu dân. Vấn đề này cần cân nhắc thận trọng. Trên phạm vi
mở rộng đất đai đô thị này chưa được thể hiện rõ các động lực phát triển đô thị, các cơ sở làm
việc của dân cư đô thị mở rộng này.
- Về ý tưởng hành lang cây xanh ven sông Nhuệ chỉ là lý thuyết. Nếu là dải rừng
hiện có (cơng viên rừng) thì tốt. Hoặc biến nó thành cơng viên thành phố được xây dựng chính

thức thì tồn tại, nếu khơng chỉ là ý tưởng. Trên khu này dân sẽ bán để phát triển nhà ở và các
cơng trình sản xuất khác (vì đất đai là sở hữu tư nhân; thị trường bất động sản được cơng nhận
và khuyến khích): phần đơ thị trung tâm mở rộng phía Tây này có thể nghiên cứu gắn với sông
Nhuệ. Đương nhiên dành đất cho công viên ven sơng Nhuệ một cách hợp lý. Tồn bộ chỉ tiêu
đất đai hành lang xanh này nên được chia đều và bố trí vào giữa các quận mới (hay các khu
quy hoạch mới) tạo thành các công viên văn hố nghỉ ngơi cho các khu quy hoạch. Quanh các
cơng viên này bố trí hệ thống cơng trình dịch vụ, văn hố, cơng cộng của quận hoặc thành
phố. Mơi trường sống của mỗi quận mới, mỗi đơn vị quy hoạch được cải thiện thiết thực hơn.
- Về hệ thống giao thông đường bộ liên hệ các điểm đô thị Thủ đơ: Khơng nhất
thiết hình thành các đường vành đai 4 và 5. Các đường vành đai chỉ nhằm mục đích giảm lượng
xe vào khu trung tâm thành phố. Phía ngồi đô thị trung tâm nên thể hiện rõ các đường giao
thơng bên ngồi tốt nhất: từ Bắc đi phía Nam (Vĩnh Yên – Sơn Tây – Xuân Mai; Phúc Yên – Phúc
Thọ – Kim Bài – Tây Phủ Lý; Bắc Ninh – Hưng n – Nam Định....); Từ phía Đơng sang Tây (Phả
Lại – Bắc Ninh – Vĩnh Yên; Hải Phịng – Hải Dương – Phú Xun – Kim Bơi – Hồ Bình).
- Cần thêm tuyến đường ơ tơ đối ngoại nối từ Trâu Quỳ đi Thuận Thành – Nam Sách –
Kinh Môn – Mạo Khê (Quảng Ninh).
- Về hệ thống trung tâm công cộng thành phố: Nên suy nghĩ việc khai thác
không gian cảnh quan Hồ Tây và các khu vực chung quanh. Đồ án đã nêu vấn đề Hồ Tây quá
mờ nhạt, chỉ bảo tồn. Đồ án này nên nghiên cứu khả năng cải tạo, khai thác toàn bộ các vùng
đất quanh Hồ Tây thành công viên văn hố nghỉ ngơi chính của thành phổ. Bao quanh cơng
viên trung tâm này là bố trí tồn bộ (đại bộ phận) cơng trình cơng cộng thành phố. Từ trung
tâm chính này, các cơng trình cơng cộng nên được bố trí tiếp tục theo các nêm cây xanh từ Hồ
Tây về các phía Tây, Tây – Nam, Nam, Đơng và Đơng Bắc. Vấn đề trung tâm chính thủ đơ này
nên được tham khảo và khai thác ý đồ quy hoạch đã được Chính phủ phê duyệt năm 1981.
Các trung tâm chính các quận mới, các khu quy hoạch mới này cũng nên nghiên cứu
bố trí thành đường phố, trung tâm riêng, tốt nhất là bao quanh các công viên trung tâm của
quận, các khu quy hoạch. Nên khai thác kinh nghiệm truyền thống về khu vực quanh Hồ Gươm
của Hà Nội cũ. Khơng nên bố trí các trung tâm của các quận mới, các khu quy hoạch mới chỉ có
2 bên đường phố đối ngoại theo kiểu “phố chợ” ở bản vẽ số 13.
- Cần quan tâm bố trí hệ thống công viên các quận mới, các phường mới: Mỗi

quận, mỗi phường phải đủ tiêu chuẩn diện tích theo đầu người để nâng cao tiêu chuẩn cây
xanh toàn bộ thành phố. Hệ thống cây xanh này cần được thể hiện rõ ở các quận mới từ Cầu
Giấy, Từ Liêm, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông và các quận ở Hà Nội trung tâm mở rộng.


- Về hệ thống đường phố của cả thành phố và từng quận mới chưa được PPJ thể
hiện liên thông với nhau, chưa nối trực tiếp từ khu ở đến khu làm việc và các khu vực tập trung
đông người vào các ngày lễ hội.
Đặc biệt ở các đồ án quy hoạch các đô thị “vệ tinh” thể hiện chưa tốt hệ thống đường phố,
quá ngoằn ngoèo. Hệ thống đường phố cịn sơ lược (Sơn Tây, Hồ Lạc, Xn Mai, Phú Xuyên,
Mê Linh, Gia Lâm).
- Cấu trúc các đô thị “vệ tinh” cịn nhiều bất hợp lý. Điển hình là đơ thị Phú Xun;
đơ thị được bố trí cả hai bên trục giao thông quốc gia (đường sắt, đường bộ); gây khó khăn cho
đi lại làm việc, tai nạn giao thơng. Tại sao khơng bố trí đại bộ phận đơ thị ở một bên hành lang
giao thông?! Phân khu chức năng cũng không hợp lý: Khu đất ven sông Hồng có cảnh quan,
mơi trường tốt thì khơng bố trí khu dân cư đơ thị; khu cơng nghiệp có diện tích tới 500 ha được
bố trí phía đơng đơ thị, đầu hướng gió thịnh hành cả mùa đơng và mùa hè sẽ gây ơ nhiễm
khơng khí khu đơ thị ở phía tây. Trung tâm y tế vùng lại được bố trí ở giữa đô thị, cạnh trung
tâm đô thị.
Cấu trúc các đơ thị “vệ tinh” khác nghiên cứu cịn sơ lược.
Tóm lại, đồ án quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội, được thể hiện ở giai đoạn cuối để gửi đi
thẩm định cịn có q nhiều vấn đề. Giá như các vấn đề nêu trên được hội thảo, góp ý trong
quá trình nghiên cứu để chỉnh sửa, hồn thiện thì có tác dụng tích cực hơn. Nay được góp ý thì
đã quá muộn.
Trên đây chỉ vắn tắt góp ý một số ý kiến, mong tổ chức PPJ tham khảo.
-----------------------------------------------------------------------------------

6.THỦ ĐÔ HÀ NỘI MỘT VÙNG HAY MỘT THÀNH PHỐ?
PGS.TS. Đỗ Đức Viêm
Trong phần “I. PHẦN MỞ ĐẦU”:

Mục “3. Mục tiêu quy hoạch” có đoạn viết “. . . .
• Định hướng, thực hiện triển khai các chủ trương chính sách, chiến lược phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội, an ninh quốc phịng của Quốc gia & Thủ đơ.
• Xây dựng mơ hình chính quyền đơ thị, tự chủ và phân quyền hợp lý cho các đô thị trực
thuộc nhằm tạo năng động trong công tác quản lý đô thị và thu hút đầu tư.”.
Phải chăng có sự nhầm lẫn trong dịch thuật?


Bởi lẽ hai nội dung này thuộc quyền những cơ quan điều hành xã hội chứ không phải của
người làm quy hoạch. Người làm quy hoạch chỉ căn cứ vào các định hướng . . . để tạo lập cấu
trúc đô thị sao cho đáp ứng các yêu cầu nêu trên của cơ quan điều hành xã hội.
Trong phần “II. CÁC NỘI DUNG QUY HOẠCH”:
Mục “2.1 Đặc điểm tình hình xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội”
Sau khi khẳng định “Trong suốt 10 thế kỷ (từ năm 1010-2010) lịch sử hình thành và phát
triển của thủ đơ Hà Nội gắn liền với q trình đơ thị hố. Khu thành cổ, khu 36 phố phường,
khu phố Pháp qua các thời kỳ đều được xác định là trung tâm Hà Nội cổ hay đô thị lõi lịch
sử...”. Văn bản cũng đã nêu rõ “Giai đoạn từ Hịa bình lập lại đến nay, Hà Nội đã nhiều lần quy
hoạch lại thành phố.. quy hoạch lại thành phố... Trong đó Quy hoạch Hà Nội năm 1998 với ý
tưởng phát triển hai bờ sông Hồng và hành lang xanh dọc sông Nhuệ là thành phố trung tâm
trong chùm đô thị Hà Nội”.
Tuy nhiên, khi đề cập “Sau khi sáp nhập mở rộng địa giới hành chính thủ đơ Hà Nội, gồm
Thành phố Hà Nội cũ với tỉnh Hà Tây cũ, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện
Lương Sơn tỉnh Hịa Bình với tổng diện tích tự nhiên 3.344,6km 2, dân số 6.448.837người
(1/4/2009)”, thiết nghĩ, người làm quy hoạch nên nêu rõ những vấn đề cần được lưu ý trong
quá trình nghiên cứu quy hoạch, khi có sự kiện sáp nhập này. Có như thế mới có thể chỉ ra
những căn cứ có sức thuyết phục cho những ý tưởng và giải pháp được đề xuất là phù hợp với
nét đặc thù do địa giới hành chính mới hình thành của Thủ đô tạo nên.
Theo thiển nghĩ của bản thân, tôi thấy rằng người làm quy hoạch cần chỉ ra rằng “Sau khi
sáp nhập mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội...”, đã giải quyết được một vấn đề quan
trọng là: Tạo được quỹ đất cho việc phát triển mở rộng Thủ đơ mà ít ảnh hưởng tới đất sản

xuất nông nghiệp tốt trong vùng.
Mặc dù vậy, yếu tố mở rộng địa giới hành chính lớn như vậy đã làm cho một số ý tưởng có
thể rất hợp lý trong các quy hoạch trước đây của thành phố Hà nội (Kể cả quy hoạch đã duyệt
năm 1998), nay cũng cần xem xét điều chỉnh, bởi lẽ địa giới hành chính mới đã khác xa so với
trước đây.
Ngồi ra, yếu tố này còn tạo nên một số vấn đề phức tạp khác trong quá trình nghiên cứu
quy hoạch cũng như trong cơng tác quản lý sau này, địi hỏi cần được làm rõ (sẽ được đề cập ở
phần sau).
Mục “2.2. Các tồn tại trong xây dựng phát triển đô thị và những vấn đề cần giải quyết
trong quy hoạch”, có nêu “...Q trình triển khai và thực hiện quy hoạch Hà Nội đến nay có
nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để giải quyết, gồm có 15 điểm chính, đó là:


1. “Chưa hình thành được các trung tâm đơ thị có tầm cỡ để tổ chức các sự kiện lớn của
đất nước và Thủ đơ...”.
Nội dung nêu trên có lẽ đã phủ nhận những gì mà chúng ta đã làm được trong các hoạt
động quốc tế mấy năm qua của khu trung tâm Mỹ Đình mới xây dựng?
Trong mục “2.3. Những kinh nghiệm quốc tế” có nêu “Quy hoạch chung Hà Nội được
nghiên cứu dựa trên các kinh nghiệm quy hoạch và thiết kế của mười sáu thành phố lớn trên
thế giới, thuộc các khu vực châu Á, châu Âu, Trung Mỹ, Nam Mỹ và Hoa Kỳ, có các đặc điểm
tương đồng với Vùng Thủ đô Hà Nội, là: Bangkok - Thái Lan, Manila – Philippines, Bắc Kinh,
Hàng Châu, Nam Kinh, Thượng Hải - Trung Quốc, Kuala Lumpur – Malaysia, Seoul - Hàn Quốc,
Barcelona - Tây Ban Nha, Thành phố Mê-hi-cô – Mexico, Brasilia – Brazil, Chicago, New York,
Thủ đô Washington - Hoa Kỳ, Luân Đôn – Anh, Paris - Pháp.”
Rất hoan nghênh các đồng nghiệp quốc tế đã vận dụng nhiều kinh nghiệm quy hoạch của
16 thành phố lớn trên thế giới.
Tuy nhiên, trong số các thành phố lớn nêu trên, thiết nghĩ có một số thành phố hầu như
khơng có, hoặc có q ít các “đặc điểm tương đồng” với Hà Nội. Thí dụ: Thượng Hải của Trung
Quốc có lẽ có nhiều đặc điểm tương đồng với TP. Hồ Chí Minh của Việt Nam hơn, Nam Kinh
nhiều đặc điểm tương đồng với Huế hơn. Còn Hàng Châu, phải chăng đặc điểm tương đồng với

Hà Nội là “Tây Hồ”?
Ngoài ra, là người trong chuyên ngành quy hoạch, chúng tôi cũng mong muốn được biết
các đồng nghiệp quốc tế đã vận dụng điểm tương đồng cụ thể nào của Brasilia (thủ đô Brazil)
vào đặc điểm tương đồng của Hà nội như thế nào? Qua đó chúng tơi có thể học tập được cách
nhìn nhận và đánh giá của các đồng nghiệp; bởi lẽ nhiều nhà quy hoạch trên thế giới đã bàn
nhiều về vấn đề quy hoạch của thủ đô này.
Mục “2.4. Mối liên hệ vùng” có nêu “.... Việc sáp nhập mở rộng địa giới hành chính, mang
lại cho Hà Nội một vùng sinh thái rộng lớn, phong phú về tài nguyên văn hóa và cảnh quan.
Tạo nên những lợi thế cạnh tranh... ”
Đúng là “Việc sáp nhập mở rộng địa giới hành chính đã mang lại cho Hà Nội một vùng sinh
thái rộng lớn...” như đã nêu trên.
Tuy nhiên, nó cũng tạo nên những vấn đề nan giải trong công tác quy hoạch, bởi lẽ việc
sáp nhập như vậy tạo nên sự thiên lệch quá lớn của “đô thị lõi” với địa giới hành chính mới
hình thành của Thủ đô, trong khi các hoạt động kinh tế - xã hội quan trọng của cả vùng Bắc bộ,
mà “đô thị lõi” Hà Nội là Trung tâm, chủ yếu lại ở phía ngược lại (đó là “Tam giác tăng trưởng


Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh” và “Hai hành lang, một vành đai kinh tế”), cũng như trước
đây Hà Nội đã từng nêu chủ trương “Hướng ra biển”.
Phần nội dung tiếp theo của mục này nêu

“... Trong đó, Thủ đô Hà Nội tác động đến

vùng bằng việc thể hiện vai trò là đầu tàu Trung tâm tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tồn vùng
phát triển thơng qua sự mở rộng, lan toả các hoạt động kinh tế, đô thị hóa ra các tỉnh xung
quanh thủ đơ.”
Nhưng trong mục “2.7. Định hướng phát triển không gian vùng Thủ đô:
2.7.1. Thủ đô Hà Nội trong chùm đô thị vùng Thủ đô Hà Nội.”, lại nêu: “Hà Nội là Đô thị hạt
nhân - đa chức năng với chức năng hành chính, chính trị quốc gia là nổi bật; Các đơ thị đối
trọng là thành phố thủ phủ của các Tỉnh xung quanh Hà Nội; Các đơ thị vệ tinh có chức năng

riêng biệt hỗ trợ đô thị hạt nhân phát triển tạo thành chùm đô thị vệ tinh xung quanh Đô thị
hạt nhân tránh mơ hình đơ thị phát triển theo dạng lan tỏa và đô thị tập trung phát triển quá
mức.”
Như vậy, trong khi khẳng định “Thủ đô Hà Nội tác động đến Vùng bằng việc thể hiện...
thông qua sự mở rộng, lan toả các hoạt động kinh tế, đô thị hóa ra các tỉnh xung quanh thủ
đơ.” người làm quy hoạch dự kiến sẽ phải làm gì để “tránh mơ hình đơ thị phát triển theo dạng
lan toả”, trong khi thực tế hiện nay, khả năng nối liền giữa Hà Nội (trước ngày sáp nhập) với
Bắc Ninh đang trở thành hiện thực?; rồi cịn có xu hướng từ Gia lâm “lan toả” dọc theo đường 5
về phía Trâu Quỳ... Theo chúng tôi hiểu, “dạng lan toả” ở đây muốn nói tới hiện tượng mà Jean
Gottmann dùng thuật ngữ “Megalopolis” để chỉ hình thái đơ thị của các dải Tokyo - Nagoya Osaka ở Nhật, Boston - Washington ở Mỹ mà giới quy hoạch đã nhiều lần bàn thảo. Về vấn đề
này, chúng tơi đã nêu lưu ý của mình đối với thành phố Hà Nội trước đây, trong Hội thảo quốc
tế thuộc đề tài “KX 09.05”, năm 2005.
Nếu đã có những giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này (khơng phải bằng các biện pháp mang
tính “hành chính” khơng phù hợp với cơ chế thị trường), thì đây sẽ là một kinh nghiệm lớn cho
các nhà hoạch định chính sách của nước ta; đồng thời, chúng tôi, những người trong giới quy
hoạch cũng mong muốn được tìm hiểu, học tập thực tế về vấn đề này tại Nhật và Mỹ hiện nay
được vận dụng vào Hà nội ra sao?.
Mặt khác, thiết tưởng cần làm rõ các khái niệm “Đô thị hạt nhân” (nêu trong mục 2.7.1) và
“đô thị lõi lịch sử” (trong mục 2.1) và từ “Hà Nội” trong cụm từ “Hà Nội là đô thị hạt nhân” nêu
trên, không rõ người viết muốn chỉ phần Hà Nội cũ trước ngày sáp nhập hay tất cả địa giới Thủ
đô Hà Nội hiện nay?
Tiếp theo, mục “2.7.2. Mơ hình khơng gian thủ đô Hà Nội.” nêu rõ....


(2) Hình thành hành lang xanh dọc sơng Đáy, sơng Tích, sơng Cà Lồ nhằm phân tách kiểm
sốt ngưỡng phát triển của đô thị hạt nhân và các đô thị vệ tinh. Hành lang xanh chiếm 68%
tổng diện tích đất tự nhiên, có chức năng bảo vệ...”
Về mặt mơi trường mà xét, chỉ tiêu này thật là tuyệt vời đối với bất kỳ phương án quy
hoạch chung của một thành phố nào, mà “Phương án quy hoạch chung thành phố Hà Nội” này
đã xác lập được. Chỉ tiêu này vượt trội nhiều lần so với chỉ tiêu về cây xanh của tất cả các

phương án quy hoạch chung Hà Nội trước đây.
Thực tế hiện nay “hành lang” này về cơ bản vẫn đang “xanh”.
Tuy nhiên, mặc dù có chỉ tiêu cây xanh lớn như vậy, nhưng “hành lang xanh” này sẽ góp
phần cải thiện điều kiện vi khí hậu đối với “đô thị hạt nhân” (nội thành Hà Nội cũ, trước khi sáp
nhập) ra sao là vấn đề mà không chỉ những người làm công tác môi trường sẽ phải băn khoăn.
Tóm lại, nhiều vấn đề cần được bàn thảo nêu trên, hầu hết đều xuất phát từ một vấn đề
mang tính bao trùm, cần được làm rõ, mà chúng ta có thể nêu tóm lược như sau:
Trước khi sáp nhập, “Thủ đô Hà Nội” chỉ bao gồm “Thành phố Hà Nội”, nên việc lập “Quy
hoạch chung Thủ đô Hà Nội” cũng chính là lập “Quy hoạch chung thành phố Hà Nội”.
Còn sau khi đã sáp nhập tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện
Lương Sơn (Hồ Bình) với “Thành phố Hà Nội” (trước thời điểm sáp nhập), thành “Thủ đơ Hà
Nội” hiện nay, thì đơn vị hành chính được gọi là “Thủ đơ Hà Nội” lúc này bao gồm một “đô thị
hạt nhân”(Xin tạm thời gọi thành phố Hà Nội bằng từ này - có thể chưa thoả đáng) là thành phố
Hà Nội trước đây với cả một vùng địa lý gồm các thành phố Sơn Tây, Hà Đông, một số thị trấn
và nhiều điểm dân cư nơng thơn.
Do đó, khái niệm “Thủ đơ Hà Nội”, với địa giới hành chính mới được mở rộng, mà chúng ta
đang nghiên cứu để làm quy hoạch ở đây, cần phải được thống nhất cả trong các văn bản
chính thức, cũng như trong quan niệm cụ thể của xã hội: đó là một “Vùng” hay một “Thành
phố”?.
Nếu là một vùng, thì ngay từ đầu đề “Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội” đã là không hợp lý.
Nhưng nếu là một thành phố để có thể lập quy hoạch chung, thì khơng chỉ riêng chỉ tiêu cây
xanh nêu trên là không phản ánh đúng bản chất vấn đề, mà cịn nẩy sinh hàng loạt vấn đề
khơng thể giải quyết nổi.
Chính vì vậy, “Thủ đơ Hà Nội” với địa giới hành chính đã được mở rộng như hiện nay, thực
chất là một vùng, là đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh. Do đó, Quy hoạch Thủ đơ Hà Nội
là “Quy hoạch vùng”, không thể là “Quy hoạch chung” như đối với một thành phố. “Quy hoạch


Thủ đơ Hà Nội” có lẽ khơng nên là “Quy hoạch chung” mà sẽ phải là “Quy hoạch vùng Thủ Đơ”.
Bởi lẽ nó có quy mơ ngang với một tỉnh lớn về mặt diện tích; đồng thời lại bao gồm một thành

phố loại đặc biệt (đô thị hạt nhân), hai thành phố (Hà Đông và Sơn Tây), một số thị trấn và
nhiều điểm dân cư nông thôn.
Đương nhiên, khi nghiên cứu “Quy hoạch vùng Thủ đô” trong phạm vi địa giới hành chính
của Thủ đơ như vậy, cần phải nghiên cứu “Vùng ảnh hưởng của Thủ đô”, bao gồm phạm vi địa
lý rộng hơn, với nhiều diểm dân cư đô thị và nơng thơn khác có liên quan, ngồi phạm vi hành
chính của Thủ đơ; như Bắc Ninh, Hải Dương, Phủ Lý . . .
Cách đặt vấn đề như vậy sẽ thuận lợi cho việc giải quyết thoả đáng những vấn đề dường
như chưa rõ ràng hoặc chưa hợp lý nêu trên. Đồng thời cũng thuận lợi về mặt quản lý hành
chính, cũng như tạo vị thế phát triển cho Thủ đơ Hà Nội trong tương lai.
(Cũng có lẽ chính vì chưa làm rõ khái niệm và mối quan hệ này, nên vừa qua đã phải quyết
định cho (thành phố Sơn Tây vừa được nâng cấp lên “thành phố”, trở lại thành “thị xã”. Đó là
điều mà khơng ai mong muốn.
Sự việc như vậy mặc nhiên như một dự báo rằng Thủ đơ Hà Nội sau này dù có phát triển
đến đâu cũng chỉ là “một thành phố”; trong khi với sự phát triển mạnh mẽ sau này, biết đâu lại
chẳng có những tỉnh có nhiều “thành phố”)
Trên đây là một số suy nghĩ cá nhân, sau thời gian theo dõi các tin tức về quy hoạch Hà Nội
trên các phương tiện thông tin đại chúng và đặc biệt là tư liệu do Tổng Hội Xây dựng Việt nam
cung cấp, tơi xin nêu lên và mong muốn được góp phần mình cùng các đồng nghiệp trước
nhiệm vụ lớn lao này.
--------------------------------------------------------------------------

7.KHƠNG CẦN THIẾT PHẢI CĨ TRUNG TÂM HÀNH CHÍNH QUỐC
GIA
KTS.Lê Vũ Phàm
1/ Chiều 29-5-2008: Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua Nghị quyết HN mở rộng từ 910
km2 lên đến 3344 km2 với 92,9% phiếu thuận. Thể hiện ý chí khai thác trục Thăng Long “Tựa
núi - nhìn sơng và Rồng cuộn Hổ chầu”!
Từ đó nhiều cuộc hội thảo, tranh luận đã diễn ra sơi nổi nóng ngồi dư luận lan vào cả Nghị
trường mà gần đây nhất mới có “bằng chứng” qua trả lời báo chí của ơng Lê Quốc Bình Chủ



nhiệm UB AN-QP của QH trên VN net tuần trước về Hà Nội mở rộng. Và rồi thuê công ty tư vấn
nước ngoài PPJ làm QH cho HN mở rộng vào tháng 1/2009!
2/ Sau 3 tháng nhập cuộc, ngày 24/4/09 Liên danh PPJ báo cáo Thường trực CP lần thứ
nhất.
3/ Ngày 9/7/09 Liên danh báo cáo lần 2 với Lãnh đạo HN thì Trung tâm HCQG được họ đề
nghị ở Đông Anh hoặc Thạch Thất!
Chủ tịch HN và Viện trưởng QH HN họ Lã đã đề nghị phải ở Tây Hồ Tây. Ơng Chủ tịch cịn
nói nếu TTHCQG ở một khu tách rời HN sẽ là TP chết và trên thế giới ít có Thủ đơ nào, ít có QG
nào tách TTHCQG khỏi cái Lõi của Đô thị!
4/ Ngày 16-7-09 tại Hội trường Viện KT-QH Bộ XD, Liên danh PPJ vẫn chỉ giới thiệu TTHCQG
tại hướng Đông Anh - Thạch Thất.
Lần này Viện trưởng Viện KT-QH Bộ XD, sau này là thứ trưởng Bộ XD Nguyễn Đình Tồn cịn
giải thích thêm PA Thạch Thất cũng có cấu trúc “tựa núi nhìn sơng”, đúng với u cầu của dư
luận là phải ở nơi “Núi chầu - Sơng Tụ“ ! Đó là Núi Tam Đảo và Sơng Tích, sơng Đáy. Cả Hội
trường rộ lên sự ngạc nhiên.
5/ Ngày 21-8-09 Khi báo cáo thường trực CP, Liên danh tư vấn PPJ đã đưa ra PA thứ 3 ở
Láng - Hồ Lạc, nghe nói được nhiều người tán thưởng.
Ngày 26-10 09, Ông Chủ tịch HN, một thạc sĩ kinh tế kiêm KTS, phó ban thẩm định QHTĐ,
người đã phát biểu chính kiến trên VN net ngày 9-7-09 rằng TTHCQG có thể sẽ ở Phú Diễn hay
đâu đó trên trục Hồ Tây - Ba Vì. Ông không phủ nhận trục linh mạch quan trọng cho Thủ đơ.
Ơng nói Hồ Tây tuy đẹp, nhưng nếu TTHCQG ở đó thì dự án Tây Hồ Tây của Hàn Quốc phải di
dời đi chỗ khác mà như thế sẽ rất khó khả thi !
6/ Một tháng sau, ngày 26-11-09 ơng Chủ tịch TPHN lại nói TTHCQG sẽ ở Hồ Lạc!
Vậy chỉ mới trong 3 tháng, người đứng đầu TP đã 3 lần thay đổi ý kiến
Nhưng ngay sau đó nghe nói Thủ tướng CP đã phản đối, mà đặt TTHCQG tại vùng Mỹ Đình!
Trong cái ngổn ngang giữa học thuật - thực tiễn xã hội - thực tiễn của hơn nửa thế kỷ làm
và thực hiện quy hoạch (QH) ở xứ Ta, mỗi người có cách tiếp cận với QH ở những góc độ và
bình độ khác nhau:
- Từ phương pháp luận làm quy hoạch (của TS. Phạm Sỹ Liêm)



- Từ linh huyệt quốc gia và vấn đề phong thuỷ, tâm linh (của KTS. Trần Thị Thanh Vân)
- Từ học thuật thuần tuý về lý thuyết quy hoạch (TS. Trần Trọng Hanh)
- Và từ nhiều góc độ xã hội khác (Vô cùng phong phú trên các phương tiện thông tin đại
chúng suốt cả năm qua...)
Riêng với tôi, cách tiếp cận rút ra từ 10 năm làm công tác quản lý quy hoạch tại Hà Nội. Cách tiếp cận bằng lịng tin !
Tơi đã có bài đăng trên Tạp chí NXD tháng 3 này về 3 cái khó của cơng tác QH, đó là Tầm
nhìn, Cơng tác quản lý và Trình độ con người làm quy hoạch và thực hiện QH đó!
Tuy vậy sau nghĩ lại, tơi tự thấy mình cũng ngớ ngẩn vì những Bệnh đó đâu phải bây giờ
Thiên hạ mới biết mà họ đã từng van xin mỗi khi phải đọc những thứ đó rằng: “Biết rồi - Khổ
lắm - Nói mãi”!
Hơm nay nói lại mong các vị lượng thứ!
+ Ở tầm Vĩ mơ, tầm nhìn ngắn, quy mô nhỏ như QH 1998, chưa bao lâu người ta đã nháy
chuột Điều chỉnh lại cả một khu công nghiệp được bàn thảo và tranh cãi cũng gay gắt về sự
cần thiết và tính hợp lý của nó .... thành khu đô thị mới (Khu CN Cổ Bi).
+ Tầm Trung mô như QH Hồ Tây T/L 1/500 cũng do Phó TT Ngơ Xn Lộc ký hồnh tráng
bao nhiêu thì cũng chưa ráo mực Hồ Tây vẫn nát bét.
+ Còn tầm Vi mơ thì vơ cùng nhiều tại QH các khu đô thị mới, mà gần đây nhất dư luận
đang xôn xao về sự điều chỉnh quy hoạch làm lợi cho các nhà đầu tư, làm khó thêm cho giao
thơng, làm mất cân đối thêm mảng hạ tầng xã hội trong các khu dân cư đó (khu Trung Hồ
Nhân Chính)...
Vậy với bản QH có quy mơ vĩ đại hơn 3000 km2, với tầm nhìn gần nửa thế kỷ trong sương
mù dày đặc của thời hội nhập này, liệu “Sự điều chỉnh” sau này sẽ như thế nào? Ai cũng có thể
tưởng tượng ra rồi !
Với cách tiếp cận bằng lòng tin thì tơi nghĩ : “Niềm tin của tơi đã mất. Trái tim tơi bỗng
buồn đau. Tơi muốn đi tìm sự thật. Nhưng mà biết nó ở đâu?”
Vì thế:
Bàn về TTHCQG trong QH của một Thủ đô:



- Về lý thuyết QH tôi cảm nhận như một hư cấu cho nó trịn chĩnh?
- Về thực tiễn: Hàng trăm thủ đơ các nước trên thế giới có tiến trình phát triển như Hà Nội
có bao nhiêu nước có cái gọi là TTHCQG? Và hiệu quả sử dụng của nó đối với sự điều hành đất
nước khi mà kỹ nghệ thơng tin ngày càng phát triển? Với Chính phủ điện tử thì cần chi nhà cao
cửa rộng?
Tập trung cơ quan đầu não vào một nơi liệu có đảm bảo an ninh không? trong khi những
nguy cơ về khủng bố, về xâm lược khơng phải là khơng có. Từ ngày có nhà nước mới đến nay
đã được 65 năm, tại thủ đơ Hà Nội làm gì có Trung tâm Hành chính Quốc gia mà sao Chính phủ
vẫn điều hành cơng việc tốt đến thế! Ngay cả các đại sứ quán cũng vậy, hiện nay đâu phải tập
trung hết ở khu Ba Đình. Sứ quán Mỹ ở Láng Hạ, sứ quán Nhật Bản ở Nguyễn Chí Thanh, sứ
quán Úc ở Ngọc Khánh, sứ quán Thuỵ Điển ở Vạn Phúc, Sứ quán Ai Cập ở Tây Hồ... Chính vì vậy
khơng cần thiết phải có Trung tâm hành chính quốc gia.
--------------------------------------------------------------------------------8.CÁI ĐƯỢC VÀ CÁI CHƯA ĐƯỢC
KS. Nguyễn Xuân Hải
Sau 3 lần trình bày và sửa đổi bổ sung một cách khẩn trương, có thể nói đồ án quy hoạch
lần này có nội dung toàn diện và khá chi tiết. Đồ án quy hoạch cơ bản đã đề cập và giải đáp
được những bức xúc hiện tại, đồng thời cũng đã định hướng được sự phát triển cho tương lai
của Thủ đô.
Về khái niệm, đã xác định được Thủ đô Hà Nội trong chùm đô thị vùng Thủ đô Hà Nội, các
đô thị đối trọng là các thành phố thủ phủ của các Tỉnh xung quanh Hà Nội, các đơ thị vệ tinh có
chức năng riêng biệt hỗ trợ đô thị hạt nhân tạo thành chùm đô thị vệ tinh xung quanh đô thị
hạt nhân (5 đơ thị vệ tinh: Hồ Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên – Phú Minh và Sóc Sơn). Ưu
điểm nổi bật của đồ án là tránh được mô hình đơ thị lan toả và đơ thị tập trung phát triển quá
mức. Có những định hướng rất rõ ràng cho sự phát triển và bảo tồn cho từng loại đô thị.
Đô thị hạt nhân được xác định là trung tâm chính trị, văn hố, lịch sử, dịch vụ, y tế, đào tạo
chất lượng cao của cả nước, vùng và thành phố Hà Nội (dân số khoảng 4- 4,5 triệu người). Như
vậy có thể khẳng định được là tại đơ thị hạt nhân khơng có khu cơng nghiệp, khơng có đào tạo,
y tế loại chất lượng không cao (ngoại trừ loại phục vụ cho dân sở tại) và Trung tâm hành chính
quốc gia phải nằm ở đây.

Đơ thị hạt nhân được mở rộng từ đô thị lõi lịch sử về phía Tây đến tuyến đường vành
đai IV, về phía Bắc sông Hồng- khu vực Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm (theo định hướng quy
hoạch 1998). Xây dựng chuỗi đô thị nằm dọc đường vành đai IV : Đan Phượng – Hoài Đức- Hà


Đơng- Thường Tín. Chuỗi đơ thị này ơm lấy đơ thị lõi lịch sử, có vùng đệm ngăn cách bởi hành
lang xanh dọc sông Nhuệ và tiếp nhận nhiều dự án trong số 750 dự án đang rà sốt lại.
Đơ thị lõi lịch sử được kiểm soát bảo tồn nghiêm ngặt các di sản văn hoá Thăng Long cổ và
lối sống truyền thống của người Hà Nội (khống chế 0,8 triệu người, khống chế kiểm soát chiều
cao và mật độ).
Giữa các đô thị hạt nhân, đô thị vệ tinh, chuỗi đơ thị bao quanh đơ thị lịch sử đều có
khoảng cách đệm bằng hành lang xanh...
Có thể nói đây là một đồ án rất tiên tiến, tiếp cận được những quan điểm mới, hiện đại,
những tinh hoa của thế giới áp dụng cho đặc thù của Hà Nội, của Việt Nam.
Tuy vậy theo ý riêng cá nhân, tôi vẫn thấy còn nhiều vấn đề mà chưa thấy đồ án đề cập
đến và cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm:
1. Những giải pháp kỹ thuật và hành chính gì để chống việc nhà ở, cửa hàng... được xây
bám theo các trục đường mới mở từ đô thị hạt nhân đến các đô thị vệ tinh, từ đô thị lõi lịch sử
đến các chuỗi đơ thị bao quanh.
2. Giải pháp gì để các hành lang xanh không bị xâm phạm.
3. Hành lang xanh giữa đô thị hạt nhân và các đô thị vệ tinh chủ yếu là vùng đất nông
nghiệp trồng trọt, tại vùng nông nghiệp, quy hoạch khu dân cư nông thôn như thế nào? Các thị
trấn, thị tứ ở huyện, xã được nằm trong hệ thống đô thị nào, quản lý sự phát triển của nó ra
sao. Ranh giới giữa đô thị và khu vực trồng trọt được xác định và bảo vệ như thế nào? Tại sao
lại hạn chế tăng mật độ dân số khu vực nông thôn?
4. Nếu đô thị lõi lịch sử được xác định là sẽ giảm dân số ở mức khá cao (từ 33.300
người/km2 xuống còn 23.000 người/km2 vậy tại sao lại cần xây dựng đường ngầm metro ở
khu vực này hoặc mở rộng các con đường trong khu vực này cho tốn kém?
5. Làm gì có trục tâm linh gắn kết núi Ba Vì với Ba Đình? Rồi nối kết với khu vực Cổ Loa tạo
nên trục văn hoá lịch sử tâm linh lớn của cả nước?. Các nhà quy hoạch cần đứng trên quan

điểm duy vật biện chứng để giải quyết vấn đề, khơng nên dẫn dắt người ta vào con đường mê
tín dị đoan . Công tác Quy hoạch là một công tác khoa học tổng hợp, nó phải vận dụng những
thành tựu tiên tiến nhất của nhân loại để phục vụ dân sinh, khơng vì những suy nghĩ lệch lạc
mà làm tốn kém tiền của nhân dân. Nhìn vào Thủ đơ của các nước, người ta cũng có thấy họ
có một số trục đường chính tại đó tập trung các cơng trình quan trọng như các trục có những
cơng trình tưởng niệm, cơng trình trụ sở cơng quyền tầm quốc gia (hành chính), cơng trình văn
hố... nhưng những trục đó chỉ dài khoảng 3 đến 4 km là cùng chứ làm gì có trục văn hố tâm
linh dài đến mấy chục km?!


6. Trụ sở Quốc hội, trụ sở Trung ương Đảng, các cơ quan đoàn thể của trung ương như Mặt
trận Tổ quốc, Cơng đồn,Thanh niên,...có đi theo cùng với Trung tâm hành chính quốc gia lên
Ba Vì- Hồ Lạc, gắn với trục Thăng Long không? Trục Thăng Long sẽ đi theo con đường nào? Từ
Ba Vì về Ba Đình nó dài rộng bao nhiêu?. Nếu đặt Trung tâm hành chính quốc gia lên Ba Vì –
Hịa Lạc là đặt nó ở đô thị vệ tinh và như vậy là mâu thuẫn với chính đồ án đã vạch ra là “ Đơ
thị hạt nhân là trung tâm chính trị…” . Vậy là Chính phủ và các cơ quan bộ ngành…phải xa
dân?! Tôi cho rằng các cơ quan này phải ở đô thị trung tâm, ngày nay chính phủ điện tử nên
đâu cần trụ sở phải to rộng.
7. Quốc hội đã có quyết định về trụ sở của mình đặt tại Ba Đình, hiện đang khẩn trương
xây dựng sau khi đã phá rỡ hội trường Ba Đình. Trong Nghị quyết của Quốc hội có đoạn viết “…
Một cơng trình tiêu biểu cho thời kỳ phát triển mới của đất nước, là biểu tượng cho sự tập trung
ý chí và nguyện vọng của toàn dân, đồng thời cũng là biểu tượng của một nước Việt Nam u
tự do, u hịa bình, sẵn sàng hợp tác với bạn bè quốc tế…” theo suy diễn từ quyết định của
Quốc hội thì trụ sở Quốc hội sẽ được hoạt động ít nhất đến năm 2050 và có khi đến cả thế kỷ
XXI tại Ba Đình, vậy chắc chắn trụ sở này sẽ được duy trì hoạt động khơng ảnh hưởng gì đến
quy hoạch Thủ đơ đến năm 2030 và tầm nhìn 2050?!
8. Trụ sở của các cơ quan của thành phố (địa phương): Uỷ ban Nhân dân thành phố, các Sở,
Ban ngành... được xác định nằm ở đâu hay vẫn giữ nguyên như cũ?
9. Hồ Tây và khu vực xung quanh hồ Tây, việc bảo vệ các cơng trình di sản cũng như tầng
cao của các cơng trình cũng cần được kiểm sốt chặt chẽ như khu vực Hồ Gươm, trong đồ án

thấy coi nhẹ khu vực này.
10. Về dân số hiện nay Hà Nội có 6.448.837 người (lấy tròn là 6,5 triệu). Dự báo 9,4 triệu
(trong đó 3 triệu ở nơng thơn) cho năm 2030. Quy hoạch lập cho tại thời điểm này với diện tích
nhà ở mỗi người 18m2 sàn / người. Vành đai xanh đã được xác định cho thời gian này (2030) để
quản lý xây dựng. Nhưng đến năm 2050 (tầm nhìn) dân số sẽ lên 13-14 triệu dân (tăng tự
nhiên và tăng cơ học) vậy 3-4 triệu dân phát sinh thêm sẽ ở đâu? lúc đó quy hoạch sẽ bị phá
vỡ. Sự bền vững sẽ rất mong manh, bị đe doạ... Thu hẹp vành đai xanh nông nghiệp? thu hẹp
vành đai xanh cây cối sơng hồ? giảm diện tích sàn cho một đầu người ở, lại làm các lồng sắt
chuồng cọp? kèm theo đó là một loạt vấn đề phải giải quyết về giao thông đi lại, trường học,
bệnh viện, chợ búa... Tầm nhìn 2050 cịn chưa tính đến việc băng tan nước biển dâng, đất đai
của VN bị thu hẹp thì chắc chắn Thủ đơ cũng bị ảnh hưởng.
Trên đây là những băn khoăn mà tôi muốn được đề cập đến để những người lập quy hoạch
giải đáp hoặc nếu trong quy hoạch chưa tính đến thì cũng cần tiếp tục nghiên cứu thêm.


-----------------------------------------------------------------

9. SỰ ĐỒNG THUẬN, CÁI TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ
PGS.TS. Hoàng Xuân Nhuận
A. Những vấn đề đã đạt được sự đồng thuận:
1. Hà Nội mở rộng hội tụ đủ lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội để kế tục và
phát huy bền vững truyền thống thủ đô của đất nước Việt Nam ngàn năm văn hiến;
2. Trong viễn cảnh đến năm 2050, Hà Nội sẽ trở thành một thành phố “Xanh – Văn
hiến – Văn minh và Hiện đại” xứng đáng là thủ đô của nước Việt Nam giàu mạnh với dân số
hơn 100 triệu người;
3. Các định hướng tổng thể về phát triển không gian, sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật,
bảo tồn di sản đã được hoạch định về cơ bản phù hợp với tiêu chuẩn đô thị hiện đại. Trừ Trung
tâm Hành chính Quốc gia, phần lớn những tồn tại đều có thể được khắc phục trong quá trình
điều chỉnh quy hoạch chung;
4. Khả năng tiếp cận các nguồn vốn đa phương để thực hiện quy hoạch được đánh giá là

khả quan, nếu có một chiến lược phát triển kinh tế đơ thị và quản lý tài chính đơ thị năng động
để phát huy lợi thế của Hà Nội và thông lệ quốc tế.
B. Những vấn đề còn tồn tại và cần được giải quyết
1. Trung tâm Hành chính Quốc gia là điểm nhấn đặc biệt quan trọng của Thủ đô Hà Nội.
Quy hoạch chung đã phạm phải một thiếu sót cực kỳ trầm trọng đó là khơng xác định được vị
trí và định hướng phát triển bền vững của điểm nhấn đặc biệt này;
2. Giai đoạn phát triển trung hạn (đến năm 2030) được tô hồng và bị đốt cháy một cách
phiêu lưu. Đây là giai đoạn mà Hà Nội tăng tốc phát triển để đạt đến mục tiêu lâu dài, do vậy
phải có những bước đi cụ thể và căn cơ để đối mặt với hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hồn thiện
và tình trạng phân bổ da báo của các mảng đơ thị với trình độ phát triển khác nhau;
3. Định hướng phát triển nông thôn không tương xứng với quy hoạch quỹ đất và dân số
nông thôn. Nguy cơ khoét sâu khoảng cách thành thị - nông thôn là hiện hữu;
4. Những bất lợi về vận tải biển của Hà Nội không những không được cải thiện mà cịn có
khuynh hướng trầm trọng thêm. Chưa xác định được những định hướng cụ thể để góp phần
cùng Hải Phòng, Quảng Ninh và cả nước vươn ra biển lớn;


×