Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

DỰ ÁN NGUỒN LỢI VEN BIỂN VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (CR 5113 - VN) BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.11 KB, 25 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN NÔNG NGHIỆP (APMB)
DỰ ÁN NGUỒN LỢI VEN BIỂN VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(Cr.5113-VN)
MARD

DỰ ÁN
NGUỒN LỢI VEN BIỂN VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(CR. 5113 - VN)

BÁO CÁO
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN
(Tính đến 10 tháng 10 năm 2013)

Tháng 10/2013


BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN
NÔNG NGHIỆP
DỰ ÁN NGUỒN LỢI VEN BIỂN
VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2013

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
DỰ ÁN NGUỒN LỢI VEN BIỂN VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(CRSD – Cr 5113)
TÓM TẮT


Báo cáo này trình bày tiến độ thực hiện dự án đến 10/10/2013.
1) Đến nay bộ máy tổ chức tại các đơn vị thực hiện dự án đã được kiện toàn từ
Trung ương đến địa phương và bắt đầu hoạt động ổn định sau khi được tập huấn
cơ bản về các vấn đề kỹ thuật, quản lý dự án, quản lý tài chính và đấu thầu mua
sắm. Đã hoàn thành việc ký kết Hiệp định cho nguồn tài trợ bổ sung tương đương
6,5 triệu USD từ Quỹ GEF.
2) Về quy hoạch không gian tổng hợp ven bờ, tất cả 08 tỉnh dự án đã thành lập tổ
quy hoạch liên ngành. Hiện PCU đã tuyển được 02 tư vấn quốc tế và trong nước
về quản lý và quy hoạch không gian tổng hợp ven. Dự án đã phối hợp với Tổng
cục thủy sản và Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Hoa Kỳ (NOAA) tổ
chức tập huấn cho các cán bộ PCU và 8 tỉnh Dự án về "Quy hoạch không gian
ven bờ - Một cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái" để các cán bộ này sẽ tiếp tục
triển khai đào tạo, tập huấn và hỗ trợ các tỉnh thực hiện quy hoạch không gian
ven bờ tại địa phương. Nhu cầu nâng cấp hệ thống thơng tin hiện có đã được
đánh giá; TOR về nâng cấp Cơ sở dữ liệu (CSDL) nghề cá đã hoàn thiện gửi
Ngân hàng thế giới và đã có ý kiến khơng phản đối. Dự án đã phối hợp với Trung
tâm thông tin Thủy sản, Tổng cục thủy sản tổ chức các lớp TOT cho cán bộ phụ
trách thu thập dữ liệu tại tỉnh. Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 8/2013. Danh sách các nghiên
cứu hỗ trợ cho việc xây dựng những kế hoạch tổng thể mới đã chuẩn bị xong và
gửi Ngân hàng thế giới xin không phản đối.
3) Về thực hành GAP, đã tổ chức một số hội thảo, tập huấn về VietGAP và đang
liên kết với các Chương trình của Chính phủ. 8 tỉnh đã chọn được địa điểm để xây
dựng mơ hình GAP trong năm 2013. Các tỉnh dự án đã chuẩn bị xong kế hoạch
nâng cấp CSHT vùng nuôi ATSH và đa dạng sinh học trong các lĩnh vực ưu tiên,
một số vùng nuôi sẽ được khởi công trong Quý IV năm 2013. Có 4/8 tỉnh đã triển
khai xây dựng mơ hình trình diễn. Đã lên danh mục các thiết bị cần mua sắm cho
các Chi cục Thú y, các Sở Tài nguyên & Môi trường để tăng cường chẩn đoán,

2



giám sát dịch bệnh và quản lý môi trường. Vai trò hỗ trợ của Cục Thú y về giám
sát và kiểm soát dịch bệnh cho NTTS trong vùng dự án đã được xác định. Vùng
sản xuất giống sạch bệnh Ninh Vân (Khánh Hòa) đã gửi WB cho ý kiến về bản vẽ
bố trí mặt bằng tổng thể. Sau khi kế hoạch nghiên cứu về gia hóa tơm của các
Viện đã được Ngân hàng thế giới chấp thuận, PCU đã xây dựng được kế hoạch hỗ
trợ cho 03 Viện chuyên ngành NTTS tham gia nghiên cứu phát triển gia hóa và
nâng cao chất lượng giống tôm.
4) Về quản lý bền vững trong khai thác thủy sản, đã cung cấp và chia sẻ kiến thức
cho các cán bộ dự án và một số cộng đồng ngư dân qua hội thảo và tham quan.
Tất cả các tỉnh đã chọn xong các cộng đồng ngư dân thực hiện mơ hình đồng
quản lý trong năm thứ nhất. PCU đã tuyển được 02 Tư vấn Theo dõi, kiểm soát,
và giám sát (MCS) và tư vấn xây dựng các quy tắc an toàn trong hoạt động khai
thác ven bờ (ĐQL). Các tỉnh đang tiến hành tuyển tư vấn, thành lập tổ đồng quản
lý và triển khai hoạt động đồng quản lý trong năm thứ nhất tại các xã được lựa
chọn. Kế hoạch đánh giá tác động dự án sơ bộ được soạn thảo. Đã hoàn chỉnh tài
liệu kỹ thuật thiết kế và đầu tư nâng cấp 14 cảng cá, bến cá để chuẩn bị sẵn sàng
cho công tác đấu thầu. UBND các tỉnh đã phê duyệt được Báo cáo đầu tư cho 14
cảng cá. Đã phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công cho 6 cảng cá, bến cá: cảng cá Lạch
Vạn, khu neo đậu tránh trú bão Lạch Lò tỉnh Nghệ An, cảng cá Đề Ghi tỉnh Bình
Định, Đơng Tác tỉnh Phú n, bến cá Hải Châu, Hoằng Phụ tỉnh Thanh Hóa . Đã
tiến hành đăng báo mời thầu cho 6 cảng cá, bến cá trên.
5) Kế hoạch tổng thể, kế hoạch đấu thầu tổng thể, kế hoạch năm 2013 điều chỉnh,
kế hoạch đấu thầu 18 tháng điều chỉnh và một số kế hoạch hoạt động cụ thể của
PCU và các PPMU đã được phê duyệt. Một số gói thầu đã được NHTG chấp
thuận. Hiện PCU đang đánh giá các đề xuất kỹ thuật cho Gói thầu Tư vấn Hỗ trợ
kỹ thuật quản lý Dự án. Phần mềm kế tốn đã được hồn thiện và tập huấn,
hướng dẫn sử dụng cho các tỉnh. Hiện PCU đang hoàn thiện việc tuyển tư vấn về
Thực hiện kế hoạch giám sát môi trường và xã hội, Dịch vụ tư vấn kiểm toán Dự

án, Tư vấn Điều tra cơ bản phục vụ đánh giá tác động Dự án, Tư vấn kiểm toán
nội bộ, v.v...

3


THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững.
2. Mục tiêu và kết quả mong đợi của dự án:
Mục tiêu phát triển của dự án là cải thiện việc quản lý nghề cá ven bờ theo
hướng bền vững tại các tỉnh duyên hải của Việt Nam. Mục tiêu tổng thể này sẽ đạt
được thông qua: (a) tăng cường năng lực thể chế cho ngành thủy sản trong việc
quản lý bền vững các nguồn lợi; (b) thúc đẩy các biện pháp thực hành tốt trong
nuôi trồng thủy sản (NTTS) bền vững; và (c) thực hiện các quy trình thực hành tốt
(GAP) vì sự bền vững của ngành khai thác thủy sản ven bờ.
3. Các kết quả đầu ra của dự án:
- Chỉ số 1: Diện tích vùng NTTS áp dụng GAP ni trồng thuỷ sản, có
nguồn nước được xử lý đáp ứng các tiêu chuẩn quốc gia tăng lên.
- Chỉ số 2: Giảm thiệt hại do dịch bệnh gây ra ở các vùng ni tơm có áp
dụng quy trình GAP.
- Chỉ số 3: Các khu vực có áp dụng hệ thống quản lý nguồn lợi thủy sản ven
bờ theo hướng bền vững tăng lên.
4. Thông tin chủ yếu
- Loại hình dự án: Vốn vay; hỗn hợp; Nhà tài trợ: IDA/ WB và GEF.
- Cơ quan chủ quản dự án: Bộ Nơng nghiệp & PTNT (MARD), UBND các
tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Sóc Trăng,
Cà Mau.
- Cơ quan thực hiện: Ban quản lý các dự án nông nghiệp (APMB), Sở
NN&PTNT 08 tỉnh dự án.
- Ngày ký Hiệp định: 9/8/2012; Ngày hiệu lực: 2/11/2012. Thời gian thực

hiện: Từ 9/8/2012 đến 31/01/2018.
- Tổng mức đầu tư: 124,4 triệu USD. Trong đó: vốn IDA/WB: 100,0 triệu
USD; GEF: 6,5 triệu USD; vốn Đối ứng CP và nguồn lực địa phương: 17,9 triệu
USD.
- Địa điểm: 8 tỉnh (Cà Mau, Sóc Trăng, Khánh Hồ, Phú n, Bình Định,
Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hoá).
5. Các hợp phần:
- Hợp phần A: Tăng cường năng lực thể chế cho quản lý nghề cá bền vững
(5,272 triệu USD)
- Hợp phần B: Các thực hành tốt cho nuôi trồng thủy sản bền vững (48,129
triệu USD)
- Hợp phần C: Quản lý bền vững khai thác thủy sản ven bờ (52,232 triệu
USD)
- Hợp phần D: Quản lý, giám sát và đánh giá dự án (12,257 triệu USD).

4


I.

TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẾN 30/9/2013:
A. Kế hoạch năm 2013:
A1. Kế hoạch đăng ký năm 2013 cho toàn Dự án:
Tổng số: 607 tỷ đồng;
Trong đó: Vốn IDA là 511 tỷ đồng.
A2. Thực hiện 9 tháng đầu năm 2013:
- Khối lượng thực hiện: 38 tỷ đồng, trong đó: Vốn IDA là 14 tỷ đồng.
- Giá trị giải ngân:
24 tỷ đồng, trong đó: Vốn IDA là 12 tỷ đồng.
Tiến độ thực hiện, giải ngân các đơn vị thực hiện dự án đến 30/9/2013


Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch năm 2013 các đơn vị thực hiện dự án

5


B. Tóm tắt các hoạt động chính được thực hiện đến 31/12/2013:
Bảng 1: Tóm tắt các hoạt động chính được thống nhất sẽ thực hiện đến 31/12/2013
STT

Nhiệm vụ

Trách
nhiệm

Thời gian
hoàn
thành

Tiến độ hiện tại

1

Hợp phần A
Hoàn thành việc tuyển dụng chuyên gia tư vấn
ISP, bắt đầu chuẩn bị các tài liệu và tiến hành
đào tạo cho Ban QLDA và các đội ISP các tỉnh,
cùng với các hoạt động thực địa tại các huyện
thí điểm.


PCU

31/07/2013
31/10/2013
31/12/2013

Đã tuyển được 02
tư vấn trong nước
và quốc tế. Đã đào
tạo cho PPMU các
tỉnh. Đang tiến
hành đào tạo, tập
huấn cho các cán
bộ huyện xã

Gửi dự thảo điều khoản tham chiếu về gói thầu
nâng cấp phần mềm cơ sở dữ liệu nghề cá
(VNfishbase) cho Ngân hàng; hoàn thành việc
lựa chọn cơng ty tư vấn.

PCU

31/07/2013
31/12/2013

Đã gửi TOR, Dự
tốn, HS
MBTQT & Tiêu
chí đánh giá cho
WB. Đang tiến

hành các bước
tiếp theo để
tuyển chọn đơn
vị tư vấn

Gửi đề xuất nghiên cứu chính sách (bao gồm cả
dự thảo điều khoản tham chiếu) có xác nhận của
Tổng cục thủy sản tới Ngân hàng.

PCU

31/07/2013

Đã gửi 5 đề xuất
nghiên cứu có
xác nhận của
Tổng cục thủy
sản tới Ngân
hàng. Đã gửi
TOR & Dự tốn
đối với các đề
xuất được Ngân
hàng khơng phản
đối.

Hỗ trợ Ban QLDA các tỉnh trong việc lập danh
sách ngắn các đề xuất nghiên cứu chính sách
được thực hiện ở cấp tỉnh để trình Ngân hàng.

PCU


31/10/2013

Đã hồn thành.

6


2

3

4

5

Hợp phần B
Hồn thành cơng tác tuyển chọn các tư vấn PPMU 31/07/2013
trong nước, chuẩn bị kế hoạch mua sắm cho các
vùng GAP.

Đang thực hiện

Hoàn thiện danh mục trang thiết bị cho các Chi
cục Thú y và các Sở Tài nguyên & Môi trường,
tổ chức hội thảo đánh giá kinh nghiệm kiểm
sốt dịch bệnh.

PCU


31/08/2013

Đã hồn thành

Đẩy nhanh tiến độ thiết kế kỹ thuật chi tiết và
chuẩn bị các thông số kỹ thuật của trang thiết
bị, gửi kế hoạch đấu thầu cho Ngân hàng.

PCU

30/11/2013

Đang thực hiện

Thu thập ý kiến bổ sung để hoàn thiện bản vẽ PPMU 30/09/2013
thiết kế tổng thể khu sản xuất giống sạch bệnh Khánh
(SPF) tập trung Ninh Vân, chuẩn bị dự thảo tiêu
Hịa
chí lựa chọn các trại giống để đầu tư trong khu
vực.

Đang thực hiện

Tiến hành đánh giá các trại sản xuất giống hiện PPMU 30/11/2013
có, gửi các báo cáo đánh giá bao gồm các
khuyến nghị để cải thiện chất lượng con giống
tới Ngân hàng.
Hợp phần C
Hoàn thành việc tuyển dụng các tư vấn trong PPMU 31/07/2013
nước để hỗ trợ thực hiện các hoạt động đồng

quản lý.

Đang thực hiện

Đang thực hiện

Chuẩn bị và nộp hồ sơ đấu thầu về nâng cấp PPMU 31/07/2013 Đã hoàn thành.
cảng cá / bến cá lên Ngân hàng.
Đã đăng báo mời
thầu được 6 cảng
cá/bến cá
Hợp phần D
Đẩy nhanh quá trình tuyển chọn cho gói tư vấn PCU 31/10/2013 Đang Hồn thiện
Hỗ trợ Kỹ thuật thực hiện Dự án nhằm hỗ trợ
đánh giá Đề xuất
thực hiện dự án ở cấp địa phương.
kỹ thuật để gửi
WB
Cải thiện các báo cáo tiến độ cả về chất lượng
và thời gian.
Đánh giá tác động
PCU hỗ trợ cho các các PPMU thu thập, gửi các

PCU

Tiến hành
ngay

Đã hoàn thành


PCU/

Tiến hành

Đã hoàn thành
7


tài liệu, thông tin cơ bản liên quan đến Đánh giá PPMU
tác động cho Ngân hàng Thế giới, ví dụ như:
Danh sách tất cả các xã trong tỉnh, Bảng chấm
điểm cho các cộng đồng ngư dân để tham gia
mơ hình đồng quản lý, danh sách các trạm tuần
tra, danh sách các tàu đăng ký, v.v...
Tuyển tư vấn để thu thập số liệu cơ bản ban đầu
nhằm phục vụ cho công tác Đánh giá tác động
6

PCU

ngay

Tiến hành
ngay

Đã tiến hành
đăng báo tuyển
Tư vấn

30/6/2013


Đã hoàn thành

30/6/2013

Đã hoàn thành

Nộp hồ sơ mời thầu với các gói thầu xây lắp PPMU 31/10/2013
cần xem xét trước và nộp báo cáo xét thầu
(BER) tới WB

Đang thực hiện

Đấu thầu và Quản lý tài chính
Đấu thầu
PPMUS phát hành Thư mời chào giá (RFQs) PCU/
cho những gói mua sắm hàng hóa đầu tiên, PPMU
cũng như các gói thầu xây dựng cơng trình, và
gửi báo cáo đánh giá cho WB xem xét
Cập nhật Kế hoạch đấu thầu 18 tháng để cập PCU/
nhật những thay đổi, ví dụ như: các gói thầu PPMU
mới bổ sung, thay đổi dự toán, phương thức đấu
thầu, kế hoạch đấu thầu, xem xét trước/sau của
Ngân hàng; ngưỡng thầu mới.

Quản lý tài chính
Hồn tất thủ tục tuyển dụng các cán bộ kế toán PCU/
ở các cấp trung ương và cấp tỉnh. Kết quả lựa PPMU
chọn ứng viên gửi cho WB xem xét


31/7/2013

Đã hoàn thành

Hoàn tất việc cài đặt phần mềm kế toán tại tất
cả các đơn vị tham gia dự án, bao gồm cả việc
đào tạo cho các cán bộ về sử dụng phần mềm

PCU

31/8/2013

Đã hoàn thành

Xây dựng điều khoản tham chiếu: (i) Tư vấn
Kiểm toán Dự án và (ii) Tư vấn kiểm toán nội
bộ

PCU

Thực hiện
ngay

Đang thực hiện

Tổ chức lớp đào tạo tập huấn về quản lý tài
chính bổ sung cho các cán bộ kế toán của Ban

PCU


Thực hiện
ngay

Đã hoàn thành

8


8

QLDA các tỉnh
Chính sách an tồn
Trong trường hợp có TĐC hoặc thu hồi đất PPMU
nông nghiệp/ đất dùng cho nuôi trồng thủy sản
của tư nhân (không phân biệt quy mô), các
PPMU sẽ chuẩn bị kế hoạch TĐC phù hợp hoặc
thực hiện bồi thường, và trình lên WB xem xét
trước khi thực hiện.

Tiến hành
ngay

Đang thực hiện

Tổng hợp và gửi Báo cáo ngắn về Chính sách
an tồn cho WB

31/8/2013

Đã hồn thành


PCU

C. Chi tiết các hoạt động:
Hợp phần A. Tăng cường năng lực thể chế cho quản lý nghề cá bền vững
THP A1 - Quy hoạch liên ngành khu vực ven bờ:
1.
Tất cả 08 tỉnh dự án đã thành lập đội quy hoạch không gian liên ngành, bao
gồm các thành viên từ các cơ quan có liên quan (Sở Nơng nghiệp & PTNT, Sở Tài
nguyên & Môi trường, Sở Giao thông, Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch ...).
2.
PCU đã tuyển được 02 tư vấn quốc tế và trong nước về quản lý và quy
hoạch không gian tổng hợp ven bờ. Hai tư vấn này được huy động từ Quý
IV/2013.
3.
Ngày 30 - 31/5/2013, Dự án đã phối hợp với Ban điều phối quốc gia của
Sáng kiến “Rừng ngập mặn cho tương lai” (MFF) tại Việt Nam do Tổ chức bảo
tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) điều phối đồng tổ chức Hội thảo Quốc gia về
“Áp dụng Quy hoạch không gian biển và vùng bờ ở Việt Nam” trong việc thực
hiện các hoạt động ISP. Mục tiêu của hội thảo nhằm: Tìm hiểu và chia sẻ các bài
học kinh nghiệm về áp dụng quy hoạch không gian biển và vùng bờ trên thế giới
và trong khu vực, Giới thiệu quá trình áp dụng quy hoạch không gian biển và vùng
bờ, Đề xuất các giải pháp để áp dụng rộng rãi quy hoạch không gian biển và vùng
bờ tại Việt Nam.
4.
Tiếp theo Hội thảo nêu trên, từ ngày 3-7/9/2013, Dự án đã phối hợp với
Tổng cục Thủy sản và Cục quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Hoa Kỳ
(NOAA) tổ chức tập huấn cho các cán bộ 8 tỉnh Dự án về Quy hoạch không gian
ven bờ - Một cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái. Sau lớp tập huấn, các cán bộ 8
tỉnh và cán bộ PCU đã tổng quan nắm được các bước thực hiện Quy hoạch không

gian ven bờ. Thông qua các bài giảng thực tế và phương pháp làm việc nhóm, các
học viên đã nắm bắt được các khái niệm và mối liên kết giữa các kĩ năng cần thiết
cho việc Quy hoạch không gian biển và ven bờ (CMSP) trong Quản lý nghề cá
theo cách tiếp cận sinh thái (EAFM). Đồng thời, khóa tập huấn cũng cung cấp các
kĩ năng và kiến thức cơ bản nhằm phát triển và thực thi kế hoạch, góp phần quản

9


lý nguồn lợi ven biển bền vững hơn. Các học viên trong lớp hiểu được Quản lý
nghề cá theo cách tiếp cận sinh thái thơng qua đó giải quyết được các vấn đề rất cơ
bản trong việc xây dựng kế hoạch để: Quản lý nghề cá hiệu quả hơn; giảm thiểu
xung đột giữa các nhóm; thu hút và sử dụng nguồn lực tài chính có hiệu quả; phối
hợp hay hợp tác giữa các bên liên quan.
5.
Sau khi được tập huấn, trong tháng 10/2013, PCU phối hợp với PPMU Sóc
Trăng và Cà Mau tổ chức các lớp tuyền truyền, hướng dẫn, nâng cao nhận thức tới
các cộng đồng địa phương về Quy hoạch không gian để địa phương hiểu rõ về ISP
và các ảnh hưởng đến một số nhóm lợi ích liên quan nhất định. Các hoạt động đào
tạo, hỗ trợ các tỉnh thực hiện quy hoạch không gian dự kiến sẽ được tiếp tục triển
khai sau khi tư vấn quốc tế và trong nước được huy động.
Nhận định:
Các tỉnh tham gia dự án đã thành lập các tổ ISP cấp tỉnh để chỉ đạo xây
dựng và thực hiện ISP. Lãnh đạo các PPMU đều nhận thức được tầm quan trong
việc phải xây dựng Quy hoạch không gian. Tuy nhiên, việc triển khai Tiểu hợp
phần này vẫn còn những tồn tại như: nhận thức về ISP của các cán bộ cấp huyện,
xã còn chưa đầy đủ. Sự phối hợp của các Ban ngành tại địa phương còn yếu. Quy
hoạch các ngành chưa đầy đủ, thống nhất và chồng chéo.
THP A2 - Nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu nghề cá Việt Nam (Vnfishbase):
6.

Ngày 20/3/2013, Dự án phối hợp với Trung tâm thông tin thủy sản đã tổ
chức Hội thảo “Nâng cấp cơ sở dữ liệu nghề cá Việt Nam” với sự tham gia của đại
biểu 28 tỉnh ven biển trong và ngoài dự án, các Cục, Vụ, các Viện nghiên cứu liên
quan v.v... nhằm thảo luận về nhu cầu nâng cấp hệ thống thơng tin hiện có ở cấp
Trung ương và cấp tỉnh.
7.
Sau Hội thảo nêu trên, Dự án đã cùng với Trung tâm thông tin và một số
đơn vị thuộc Tổng cục Thủy sản xây dựng điều khoản tham chiếu (TOR) để tiến
hành tuyển tư vấn đánh giá Cơ sở dữ liệu nghề cá Việt Nam (Vnfishbase) hiện tại
và nhu cầu nâng cấp để cải thiện các vấn đề kỹ thuật nhằm đáp ứng yêu cầu CSDL
quốc gia. TOR và dự tốn cho Gói thầu tư vấn Nâng cấp CSDL nghề cá Quốc gia
(Vnfishbase) đã được hồn thiện trình Ngân Hàng Thế giới và có ý kiến khơng
phản đối của Ngân hàng vào ngày 24/9/2013. Ngày 3/10/2013 PCU đã trình Ngân
Hàng Thế giới Hồ sơ mời bày tỏ quan tâm và Tiêu chí đánh giá HSMBTQT cho
Gói thầu này và đã có thư khơng phản đối vào ngày 15/10/2013. Ngày 17/10/2013,
PCU đã trình Ban Nơng nghiệp phê duyệt TOR, Dự tốn, HSMBTQT và tiêu chí
đánh giá. Ngày 22-28/9, Dự án phối hợp với Trung tâm thông tin Thủy sản, Tổng
cục thủy sản tổ chức lớp "Tập huấn TOT cho cán bộ thống kê khai thác thủy sản"
cho cán bộ phụ trách hoạt động thống kê tại tỉnh.

THP A3 - Thực hiện nghiên cứu chính sách:

10


8.
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản đã được Thủ tướng chính phủ
phê duyệt tại Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013. Tổng cục Thủy sản
(DOF) đã thành lập hội đồng lựa chọn danh mục các đề tài nghiên cứu ưu tiên để
hỗ trợ cho việc thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản và đã thơng

qua 5/11 đề xuất. PCU đã trình Ngân hàng thế giới các đề tài này và đã có thư
khơng phản đối của Ngân hàng đối với 2/5 đề tài. TOR & Dự toán của các đề tài
này đã được gửi cho Ngân hàng thế giới xin không phản đối. PCU đã gửi lại cho
Ngân hàng các Đề tài được yêu cầu giải trình, bổ sung thơng tin. PCU đã hướng
dẫn các Ban QLDA tỉnh trong việc lập danh sách ngắn các đề xuất nghiên cứu
chính sách được thực hiện ở cấp tỉnh để trình Ngân hàng xem xét.
Hợp phần B. Các thực hành tốt cho nuôi trồng thủy sản bền vững
THP B1 - Tăng cường quản lý an toàn sinh học:
9.
Đến nay Ngân hàng Thế giới có thư khơng phản đối về kế hoạch GAP cho 8
tỉnh dự án bao gồm các hoạt động nâng cấp hạ tầng công, giám sát dịch bệnh, giám
sát môi trường các vùng nuôi, khuyến nơng, thơng tin tun truyền, xây dựng các mơ
hình ni trồng thủy sản trình diễn.
10. Để đạt được mục tiêu tập huấn kỹ thuật cho khoảng 10.000 nông dân về
VietGAP, trong tháng 10/2013, Dự án đã phối hợp với Vụ Nuôi trồng thủy sản -Tổng
cục Thủy sản tiến hành 01 lớp tập huấn về quy phạm VietGAP, 02 lớp tập huấn về
giảng viên VietGAP, các lớp tập huấn về đánh giá VietGAP cho các tỉnh Dự án.
Thông qua các lớp học này, các học viên đã được thực hành thực tế và học được
phương pháp làm việc nhóm, các học viên đã nắm bắt được các khái niệm chung
về VietGAP, các chứng nhận khác trên toàn thế giới, nắm bắt được các quan điểm,
định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy sản về
VietGAP và các nội dung về VietGAP. Thông qua các bài tập tình huống trên lớp
và đi thực hành tại cơ sở giúp học viên không chỉ nắm vững kiến thức về VietGAP
mà cịn chủ động thuyết trình trước đám đơng, chủ động vận dụng kỹ năng đã học
vào công tác giảng dạy tại các cơ sở và được đánh giá thông qua bài thi cuối khóa.
Kết quả bài thi của từng học viên sẽ được Tổng cục Thủy sản chấm đánh giá.
11. Sau khi được tập huấn các giảng viên VietGAP ở cấp tỉnh sẽ tập huấn cho cán
bộ khuyên nông cấp huyện và tập huấn trực tiếp cho nông dân về VietGAP. Một số
tỉnh đã tiến hành tập huấn kỹ thuật về VietGAP cho cán bộ khuyên nông cấp huyện
và nơng dân như: Thanh Hóa, Phú n và Sóc Trăng. Để đạt được mục tiêu của dự

án về tập huấn cho nông dân về VietGAP các PPMU chưa triển khai tập huấn kỹ
thuật VietGAP cho nông dân cần khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để chủ đầu tư
phê duyệt kế hoạch.
12. PCU đã có văn bản hướng dẫn các tỉnh về nội dung đầu tư nâng cấp, xây dựng
cơ sở hạ tầng 16 vùng nuôi trồng thủy sản đảm bảo an tồn sinh học (ATSH) và 9
vùng ni đa dạng hóa (NĐDH). Đến nay có 03 vùng ni ATSH (02 vùng ni
ATSH Nga Thủy, Nga Tân - Thanh Hóa, 01 vùng ni ATSH Trần Đề - Sóc Trăng)
và 03 vùng ni đa dạng hóa (01 vùng ni đa dạng hóa tại xã Hoằng Châu - Thanh

11


Hóa, và 02 vùng ni đa dạng hóa thị xã Vĩnh Châu và Cù Lao Dung - Sóc Trăng) đã
được phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Trong đó 02 vùng ni ATSH Nga Thủy,
Nga Tân - Thanh Hóa đã được Ngân hàng Thế giới có thư khơng phản đối về HSMT.
Hiện BQL Dự án CRSD tỉnh Thanh Hóa đang tiến hành đăng báo mời thầu.
Nhận định:
Có thể thấy việc triển khai đầu tư các tiểu dự án nâng cấp hạ tầng công tại các
vùng nuôi ATSH và đa dạng hóa ở các tỉnh dự án cịn rất chậm, mặc dù 100% các
tiểu dự án đều có tổng mức đầu tư < 15 tỷ (thiết kế một bước) thời gian thi công
ngắn. Việc chậm chễ trong triển khai đầu tư các tiểu dự án nêu trên ở 8 tỉnh dự án sẽ
dẫn đến khó khăn trong việc triển khai xây dựng các mơ hình trình diễn do các vùng
ni được lựa chọn chưa hồn thiện về cơ sở hạ tầng.
Để đẩy nhanh tiến độ, kiến nghị PPMU 8 tỉnh dự án cần khẩn trương lập
báo cáo kinh tế kỹ thuật, bản vẽ thi công gửi PCU xem xét góp ý và trình chủ đầu
tư phê duyệt để có thể sớm tổ chức đấu thầu trong quý IV năm 2013.
13. Trên cơ sở các đề xuất đầu tư nâng cấp văn phịng PPMU, trung tâm khuyến
nơng tỉnh và huyện, các trạm thú y, các trạm MCS của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An,
Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Sóc Trăng và Cà Mau, PCU đã có văn bản hướng
dẫn các tỉnh về nội dung đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến nay, PPMU

Bình Định đã tiến hành trao thầu tiều dự án đầu tư xây dựng cơng trình Nâng cấp Văn
phịng PPMU và Phịng thơng tin dữ liệu nghề cá thuộc Chi cục Khai thác và Bảo vệ
nguồn lợi Thủy sản; PPMU Phú Yên đã trao thầu tiểu dự án Nâng cấp văn phòng
PPMU; các tiểu dự án Nâng cấp văn phòng cho Trung tâm Khuyến nông, Chi cục
Nuôi trồng Thủy sản, Chi cục Thú y, Chi cục Khai thác và BVNLTS, văn phòng
PPMU, Nâng cấp trạm Khuyến nông - Thú y huyện Cù Lao Dung, Nâng cấp trạm
Khuyến nông - Thú y TX Vĩnh Châu của tỉnh Sóc Trăng đã được chủ đầu tư phê
duyệt kế hoạch đấu thầu.
14. Để giúp các tỉnh dự án lựa chọn được các cơ sở ni có đủ điều kiện tham gia
xây dựng mơ hình trong năm 2013, PCU đã có văn bản hướng dẫn các tỉnh xây dựng
tiêu chí lựa chọn cơ sở ni tham gia xây dựng mơ hình GAP và đa dạng hóa. Trên
cơ sở góp ý của PCU và ý kiến của Ngân hàng thế giới, hiện tất cả 08 tỉnh dự án đã
lựa chọn và xây dựng kế hoạch thực hiện các mô hình thực hành tốt ni trồng thủy
sản (VietGAP) và ni đa dạng hóa trong năm 2013 (Phụ lục 4). Tuy nhiên, do yếu tố
về mùa vụ và các vùng nuôi được lựa chọn chưa hồn thiện về hạ tầng cơng, nên hiện
nay chỉ có 04 tỉnh dự án triển khai xây dựng mơ hình (Thanh Hóa 05 mơ hình ATSH,
12 mơ hình đa dạng hóa; Nghệ An 01 mơ hình ATSH, 03 mơ hình đa dạng hóa; Bình
Định và Sóc Trăng triển khai 01 mơ hình ATSH, 01 mơ hình đa dạng hóa). Đối với
các mơ hình ATSH áp dụng VietGAP được triển khai trong năm 2013, các tỉnh dự án
chủ yếu lựa chọn đối tượng nuôi là tôm thẻ chân trắng với hình thức ni thâm canh;
mơ hình đa dạng hóa đối tượng chủ yếu là cua, cá với hình thức ni quảng canh, xen
canh.
Nhận định:
Việc triển khai các mơ hình trình diễn cũng gặp phải một số khó khăn do hầu
hết các tỉnh triển khai xây dựng mô hình đều tiến hành thả giống vào vụ thứ 2 của
12


năm (tháng 7-9) đây cũng là thời điểm giao mùa dễ xảy ra hiện tượng thời tiết cực
đoan. Cụ thể ở mơ hình ni tơm thẻ chân trắng áp dụng VietGAP triển khai tại HTX

Lộc Thuỷ - Quỳnh Bảng - Nghệ An sau khi thả giống xảy ra hiện tượng nắng nóng
kéo dài sau đó mưa kéo dài dẫn tới hiện tượng tơm chết. Mơ hình đã kết thúc sau 40
ngày ni với kính cỡ thu hoạch trung bình đạt 5g/con, năng xuất đạt 3,6 tấn/ha. Đã
có ¾ điểm triển khai mơ hình ni ln canh tơm thẻ chân trắng - lúa tại vùng ni
GAP huyện Mỹ Xun - Sóc Trăng phải tiến hành thu sớm sau 45 ngày nuôi.
Để các hơ hình trình diễn đang triển khai đạt hiệu quả, PPMU các tỉnh Thanh
Hóa, Nghệ An, Bình Định và Sóc Trăng cần khẩn trương tập huấn kỹ thuật cho nông
dân về VietGAP; cán bộ kỹ thuật cần bám sát, hướng dẫn cơ sở ni tn thủ quy
trình ni; tăng cường giám sát dịch bệnh và giám sát môi trường tại những vùng
nuôi được lựa chọn.
Các tỉnh chưa chiển khai xây dựng mơ hình trình diễn cần tổ chức cho cán
bộ khuyên nông cấp tỉnh và huyện đến thăm quan học tập tại các tỉnh đã triển khai
mơ hình.
15. PCU đã nhận được đề xuất của các tỉnh về nhu cầu nâng cấp trang thiết bị
phịng thí nghiệm cho hệ thống thú y cấp cơ sở và các thiết bị quan trắc môi trường
nước nuôi trồng thủy sản của các Sở TN&MT. Do đây là gói thầu cung cấp thiết bị
cho nhiều đơn vị hưởng lợi ở các tỉnh dự án, đa dạng về chủng loại và số lượng thiết
bị nên cần tiến hành khảo sát đánh giá để đảm bảo hiệu quả đầu tư. Trong tháng
6/2013, PCU đã thành lập Đồn cơng tác gồm các chun gia đánh giá phịng thí
nghiệm về bệnh động vật thủy sản và quan trắc mơi trường nước để rà sốt lại nhu
cầu nâng cấp phịng thí nghiệm ở cấp tỉnh (Bao gồm nhu cầu thiết bị, điều kiện nhân
sự và cơ sở vật chất tiếp nhận thiết bị). Hiện các chuyên gia đang hoàn tất báo cáo
đánh giá cho từng địa phương. Sau khi báo cáo của từng địa phương được hoàn thiện,
PCU sẽ tham vấn Cục Thú y và trình Bộ thơng qua danh mục các thiết bị cần mua
sắm
16. Nhằm tăng cường năng lực cho hệ thống thú y thủy sản của các tỉnh dự án,
PCU cũng đã thống nhất với Cục Thú y về các hoạt động đào tạo cán bộ thú y cấp
tỉnh, tổ chức hội thảo đánh giá kinh nghiệm kiểm sốt dịch bệnh, kiểm dịch tơm và
xây dựng chương trình giám sát dịch bệnh tơm tại các tỉnh dự án. Cụ thể ngày
26/7/2013, Dự án phối hợp với Cục Thú y tổ chức Hội thảo "Đánh giá kinh nghiệm

kiểm sốt dịch bệnh và kiểm dịch tơm" với sự tham gia của Tổng cục Thủy sản, Ban
quản lý dự án CRSD các tỉnh, Chi cục thú y, Chi cục nuôi trồng thủy sản của trên 20
tỉnh ven biển, các Cơ quan thú y vùng trực thuộc Cục thú y, các Viện nghiên cứu thủy
sản, các công ty sản xuất giống tôm như CP, Việt Úc... các công ty thuốc thú y và một
số đơn vị, cá nhân quan tâm. Qua Hội thảo cũng nhận thấy được các hoạt động tích
cực của cơng tác phịng chống dịch bệnh ở các địa phương như: Chủ động giám sát
dịch bệnh và thu mẫu xét nghiệm bệnh định kỳ để phát hiện sớm dịch bệnh; Cập nhật
thông tin về dịch bệnh tôm và tuyền truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin,
truyền thông của địa phương; Tập huấn tuyên truyền cho người ni về cơng tác
phịng chống dịch bệnh trên tơm nuôi; Hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp
cách ly ao nuôi, vệ sinh khử trùng phương tiện, dụng cụ để phòng tránh lây lan dịch
bệnh; Khoanh vùng, khử trùng vùng nuôi dập ổ dịch bằng Chlorine; Một số tỉnh đã
13


thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi; Tăng cường công tác
kiểm dịch tôm giống tại các cơ sở sản xuất giống và tôm giống nhập tỉnh; Tăng
cường kiểm tra vệ sinh thú y các cơ sở sản xuất giống; Ngồi ra thơng qua Hội thảo
các địa phương cũng thấy được những tồn tại của địa phương mình về cơng tác
phịng chống dịch và học hỏi được kinh nghiệm phịng chống dịch bệnh có hiệu quả
của các tỉnh khác.
17. PCU sẽ tuyển một Chuyên gia tư vấn nhằm hỗ trợ MARD và các tỉnh dự án
trong việc duy trì hệ thống giám sát và báo cáo dịch bệnh thủy sản tại các tỉnh dự
án, đặc biệt là các vùng GAP do dự án hỗ trợ, tăng cường năng lực cho cán bộ thú
y các tỉnh dự án. Điều khoản tham chiếu và Dự tốn Gói thầu Dịch vụ Tư vấn trong
nước về Thú Y Thủy sản đã được gửi cho Ngân hàng thế giới xem xét, có ý kiến.
Nhận định:
Ngồi các hoạt động tích cực của cơng tác phịng chống dịch bệnh ở các địa
phương, 8 tỉnh dự án cũng cịn nhiều hạn chế trong cơng tác phịng chống dịch bệnh
trên tơm ni cần được khắc phục trong thời gian tới như: Cán bộ thú y thủy sản của

các tỉnh còn thiếu và chưa thường xuyên được đào tạo nâng cao năng lực, đặc biệt là
năng lực dịch tễ, chẩn đoán xét nghiệm bệnh; Người dân chưa được trang bị về kiến
thức phòng chống dịch bệnh, vẫn cịn hiện tượng dấu dịch, xả thải tơm bệnh nước tại
các ao nuôi bị nhiễm bệnh ra môi trường; Phòng xét nghiệm của các Chi cục Thú y,
NTTS còn thiếu về trang thiết bị và yếu về con người đủ năng lực xét nghiệm phục
vụ cho công tác chẩn đốn bệnh tơm; Tỷ lệ tơm giống được kiểm dịch có cao, song tỷ
lệ số lơ hàng được lấy mẫu xét nghiệm cịn thấp, chủ yếu là cảm quan; Cơng tác kiểm
tra giám sát các trại sản xuất giống chưa được thực hiện thường xuyên; Đối với tôm
bố mẹ nhập khẩu việc kiểm soát thời gian và số lần tham gia sinh sản của tôm bố mẹ
chưa được chặt chẽ. Tơm bố mẹ gia hóa trong nước chưa được kiểm soát chặt chẽ,
chưa thực hiện xét nghiệm bệnh trước khi xuất tỉnh hay cho sinh sản; Công tác quy
hoạch vùng ni cịn nhiều bất cập (Nhiều vùng ni nằm sâu trong vùng đơ thị hóa).
18. Để tăng cường năng lực chuyên môn về dịch tễ học cơ bản và từng bước
xây dựng bản đồ dịch tễ dịch bệnh thủy sản cho các cán bộ của Chi cục Thú y/Chi
cục Nuôi trồng thuỷ sản của 8 tỉnh Dự án. Từ ngày 25-29/10/2013, Dự án phối
hợp với Cục Thú y tổ chức lớp tập huấn về Dịch tễ học cơ bản và xây dựng bản đồ
dịch tễ dịch bệnh thủy sản.
19. PCU đã hướng dẫn Trung tâm khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định ni
trồng thủy sản hồn thiện các thủ tục cấp cơ sở và PCU đã nhận được đề xuất danh
mục thiết bị cần hỗ trợ có xác nhận của Tổng cục Thủy sản. PCU sẽ trình Ngân hàng
Thế giới hồ sơ mời thầu mua sắm các thiết bị này sau khi danh mục và đặc trưng kỹ
thuật các trang thiết bị hỗ trợ được Bộ phê duyệt.
THP B2 – Tăng cường quản lý chất lượng con giống:
20. PCU đã nhận được Hồ sơ và có văn bản trả lời cho PPMU Khánh Hịa về đề
xuất điều chỉnh kinh phí đầu tư Vùng sản xuất và kiểm định tôm sú giống tập
trung Ninh Vân, tỉnh Khánh Hịa. Để hồn thiện thiết kế cho khu sản xuất giống
sạch bệnh Ninh Vân, Chủ đầu tư đã tổ chức cuộc họp với các doanh nghiệp sản
xuất giống trên địa bàn tỉnh để lấy ý kiến góp ý dự án, đồng thời cũng đã yêu cầu
14



đơn vị tư vấn chỉnh sửa hồ sơ dự án. Tuy nhiên, theo ý kiến của Ngân hàng Thế
giới PPMU Khánh Hòa cần tiến hành hội thảo lấy ý kiến của các doanh nghiệp sản
xuất giống có quy mơ lớn, đang áp dụng phương pháp sản xuất giống sạch bệnh
(SPF). Để có thể lựa chọn được doanh nghiệp sản xuất giống đảm bảo yêu cầu
tham dự hội thảo theo ý kiến của WB, PCU đã hướng dẫn PPMU Khánh Hòa đã
xây dựng phiếu điều tra thông tin cơ bản. Hiện phiếu điều tra đã được Nhà tài trợ
có thư khơng phản đối.
Nhận định:
Để đẩy nhanh tiến độ của tiểu dự án PPMU Khánh Hịa cần khẩn trương
hồn thiện thu thập thông tin cơ bản của các doanh nghiệp sản xuất giống có
nguyện vọng đầu tư vào khu sản xuất giống sạch bệnh Ninh Vân, xây dựng tiêu
chí lựa chọn các doanh nghiệp sản xuất giống tham gia đầu tư vào khu sản xuất
giống sạch bênh Ninh Vân gửi PCU và nhà tài trợ.
21. PCU đã tiến hành xây dựng TOR để tuyển chọn tư vấn cá nhân trong nước
và quốc tế về An toàn sinh học trong sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản với
nhiệm vụ sẽ tiến hành phát triển và áp dụng chương trình chuẩn hóa trại sản xuất
giống (VietGAP trong sản xuất giống). Hiện TOR và dự toán đã được gửi Ngân
hàng Thế giới xem xét và cho ý kiến.
22. PCU đã tiến hành làm việc với các Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I,
II, III để xác định chương trình nghiên cứu nhằm gia hóa, nhân giống tơm giống
bố mẹ và nhu cầu đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ chương trình
nghiên cứu về gia hóa và nâng cao chất lượng tôm giống của các Viện. Kế hoạch
nghiên cứu về gia hóa tơm của các Viện đã được Ngân hàng Thế giới chấp thuận.
Trong quý IV 2013, PCU sẽ tiến hành mua sắm trang thiết bị phục vụ gia hóa
giống tơm cho các Viện và tiến hành các thủ tục chuẩn bị đầu tư phần nâng cấp cơ
sở hạ tầng phục vụ chương trình nghiên cứu giống tại các Viện.
THP B3 – Cải thiện công tác quản lý môi trường:
23. Nhằm tăng cường quản lý về môi trường trong đó sẽ tiến hành tăng cường
năng lực cho Sở TN&MT các tỉnh dự án thông qua việc cung cấp trang thiết bị kỹ

thuật phục vụ giám sát chất lượng nước ni trồng thủy sản, PCU đã cử đồn cơng
tác gồm các chuyên gia trong lĩnh vực này tới làm việc tại các tỉnh đề rà soát lại
danh mục và nhu cầu thiết bị đã được các tỉnh tổng hợp gửi PCU trước đó. Hiện
các chun gia đang hồn tất báo cáo đánh giá cho từng địa phương. Sau khi báo cáo
của từng địa phương được hồn thiện, PCU sẽ trình Bộ thông qua danh mục các thiết
bị cần mua sắm.
Hợp phần C. Quản lý bền vững khai thác thủy sản ven bờ
THP C1 - Đồng quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản ven bờ:
24. Hội thảo về đồng quản lý đã được phối hợp tổ chức cùng tổ chức Prince’s
Charity’s International Sustainability Unit (ISU) để cung cấp và chia sẻ kiến thức
cho các cán bộ của PCU và các PPMU. Trên cơ sở các tiêu chí lựa chọn điểm thực
15


hiện mơ hình đồng quản lý được thảo luận tại hội nghị, sau khi có ý kiến đóng góp
từ Tổng cục Thủy sản và được Ngân hàng thế giới chấp nhận, PCU đã ban hành
bảng tiêu chí lựa chọn điểm thực hiện mơ hình, là cơ sở để các tỉnh triển khai hoạt
động này trong năm đầu. Đến nay, các tỉnh Phú n, Cà Mau, Sóc Trăng, Bình
Định, Hà Tĩnh và Thanh Hóa đã hồn thành cơng tác lựa chọn điểm và lên kế
hoạch thực hiện mơ hình trong năm đầu của dự án (01-02 mơ hình ở mỗi tỉnh).
Các tỉnh còn lại cũng đang tiến hành tương tự, sau đó sẽ mở rộng ra các xã khác
có cộng đồng ngư dân thực hiện mơ hình đồng quản lý ở các năm tiếp theo. Để hỗ
trợ cho hoạt động này, một số tỉnh với sự góp ý của PCU cũng đã được Ngân hàng
thế giới chấp thuận và đang tiến hành thủ tục tuyển chọn tư vấn hỗ trợ thực hiện
đồng quản lý. Trong tháng 3/2013, cán bộ PCU đã tổ chức Đồn cơng tác tới Bình
Định, Phú n, Khánh Hịa nhằm kiểm tra các điểm mơ hình đồng quản lý vùng
có giá trị sinh học cao.
25. Dự án đã phối hợp với Trung tâm phát triển nghề cá Đông Nam Á (Seafdec)
và Tổng cục thủy sản tổ chức lớp tập huấn về xây dựng mơ hình Đồng quản lý và
MCS cho cán bộ thực hiện cũng như một số thành viên nịng cốt xây dựng mơ

hình tại cộng đồng thuộc 8 tỉnh Dự án, nhằm trang bị cho học viên các kiến thức
về Đồng quản lý cũng như các kinh nghiệm xây dựng các mơ hình Đồng quản lý
trong và ngoài nước
26. Hiện kế hoạch thực hiện ĐQL và MCS của 7/8 tỉnh đã được Ngân hàng
không phản đối (Kế hoạch thực hiện ĐQL và MCS của Khánh Hòa đã được gửi
xin ý kiến WB xin ý kiến). 4/8 tỉnh đã ký hợp đồng trách nhiệm với Chi cục Khai
thác và BVNL tỉnh trong công tác triển khai các hoạt động ĐQL và MCS. 6/8 tỉnh
đang thực hiện chiến dịch nâng cao nhận thức cho cộng đồng tại các điểm được
lựa chọn. Nhìn chung, tính đến q 4 năm 2013, hầu hết các tỉnh đều chưa thực
hiện được nhiều hoạt động tuyên truyền về ĐQL tại cộng đồng do thiếu nhân lực
(chưa có tư vấn) cũng như kinh phí thực hiện. Khánh Hịa và Sóc Trăng chưa tiến
hành được nhiều hoạt động tham vấn cộng đồng do chậm trong công tác xây dựng
kế hoạch. Nghệ An đã thành lập được 1 tổ đồng quản lý tại xã Quỳnh Lập, huyện
Quỳnh Lưu. Thanh Hóa chuẩn bị hồn thiện hồ sơ thành lập 02 tổ ĐQL trong
tháng 10. Các tỉnh khác đang trong quá trình tham vấn và tuyên truyền cho cộng
đồng để vận động người dân tham gia vào tổ đồng quản lý tại các xã được lựa
chọn. Bên cạnh việc vận động cộng đồng, các tỉnh đang gặp nhiều khó khăn trong
thủ tục thành lập các tổ Đồng quản lý theo đúng luật pháp Việt Nam. Dự kiến
trong thời gian tới, PCU sẽ cũng Tổng cục Thủy sản cũng như tư vấn Ngân hàng
Thế giới sẽ hỗ trợ địa phương trong cơng tác này.
27. Hiện chỉ có Ban quản lý Dự án CRSD Nghệ An đã tuyển được đầy đủ các vị
trí tư vấn hợp phần C; 7/8 tỉnh cịn lại vẫn đang trong q trình tìm kiếm hoặc xét
chọn. Việc chậm chễ trong tuyển chọn tư vấn ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ thực
hiện Đồng quản lý cũng như MCS tại các địa phương. Việc tuyển tư vấn ở Ban
Trung ương cũng như ở hầu hết các tỉnh đều khó thực hiện do thiếu hụt nguồn
nhân lực trình độ cao. Những cán bộ nhiều kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực
khai thác thủy sản hầu hết đều đang cơng tác trong các cơ quan nhà nước, nằm
ngồi phạm vi xét tuyển của Nhà tài trợ.

16



28. Việc tìm kiếm các giải pháp sinh kế thay thế gặp nhiều khó khăn tại các
cộng đồng ngư dân bãi ngang, nơi điều kiện kinh tế khó khăn và dân trí thấp. Các
tỉnh chưa có nhiều hoạt động trong cơng tác phân giới cắm mốc do chưa có hướng
dẫn chi tiết từ các cơ quan có thẩm quyền. Việc đàm phán giữa các địa phương có
liên quan nhằm xác định ranh giới cũng gặp nhiều khó khăn. Riêng Sóc Trăng đã
có kế hoạch hỗ trợ chuyển đổi sinh kế với việc thành lập Hội đồng xét duyệt và
ban hành tiêu chí lựa chọn 41 hộ và lập tờ trình xin phê duyệt kế hoạch nâng cấp
cơ sở hạ tầng tại 2 xã được lựa chọn tại Huyện Cù Lao Dung. Dự kiến các hộ này
sẽ được cấp đất và hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp tại nơi ở mới.
29. Liên quan tới công tác đánh giá tác động của dự án do NHTG khởi xướng,
mà trọng tâm là tác động đối với cộng đồng ngư dân nơi thực hiện mơ hình đồng
quản lý, PCU đã phối hợp chuyên gia WB xây dựng bảng số liệu mẫu để chấm
điểm, lựa chọn các xã thực hiện và xã đối chứng cho chương trình Đánh giá tác
động dự án, đến nay cả 8/8 tỉnh đã hồn thiện cơng tác cung cấp số liệu cơ bản của
các xã ven biển phục vụ cho công tác đánh giá tác động Dự án. Gói tư vấn Điều
tra cơ bản phục vụ đánh giá tác động cũng đã được phía Nhà tài trợ khơng phản
đối về TOR, Dự toán, Hồ sơ mời bày tỏ quan tâm và Tiêu chí đánh giá Hồ sơ bày
tỏ quan tâm. PCU đã đăng báo mời thầu đối với Gói thầu này.
30. Nhằm tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực cho cán bộ hợp phần C tại các tỉnh,
PCU đã xây dựng kế hoạch tập huấn về Đồng quản lý và MCS trong quý 4 năm
2013 và đã được phê duyệt. Theo đó, PCU sẽ phối hợp TCTS tổ chức thêm 4 lớp
tập huấn về tăng cường năng lực giám sát hoạt động khai thác cho cán bộ kiểm
ngư, tăng cường năng lực về Đồng quản lý cho cán bộ tỉnh, tăng cường năng lực
theo dõi, kiểm soát và giám sát trong hoạt động khai thác thủy sản ven bờ và nâng
cao nghiệp vụ điều hành và bảo quản sản phẩm khai thác tại cảng cá trong quý 4
năm 2013.
Nhận định:
Mặc dù có sự đồng thuận cao của UBND các tỉnh và các bên có liên quan từ

Trung ương đến địa phương. Sự hỗ trợ kịp thời về kỹ thuật từ Tổng cục Thủy sản,
việc thực hiện Hợp phần này vẫn cịn những khó khăn, tồn tại như: Mơ hình ĐQL
là một khái niệm mới, nhất là đối với các tỉnh chưa có kinh nghiệm triển khai, nên
các đơn vị triển khai còn rất bỡ ngỡ trong giai đoạn đầu của Dự án. Phương án
phối hợp hành động giữa các bên cũng chưa hoàn thiện trong năm đầu. Các tỉnh
chưa nắm được thủ tục triển khai thành lập các tổ/đội ĐQL cũng như phân giới
cắm mốc tại các địa phương. Việc tìm các giải pháp sinh kế thay thế để ngư dân
yên tâm chuyển đổi nghề cũng gặp khó do dân trí tại các cộng đồng ngư dân thấp,
thiếu vốn và nền kinh tế cả nước đang suy thối. Khó khăn trong tìm kiếm nguồn
kinh phí ban đầu cho các tổ đồng quản lý hoạt động. Việc triển khai các hoạt động
diễn tập tuần tra, giám sát trên biển gặp nhiều khó khăn do thời tiết xấu. Mất nhiều
thời gian đối với việc báo cáo, xin ý kiến, xin chủ trương và phê duyệt các hoạt
động để triển khai dự án. Khó khăn trong cơng tác tuyển tư vấn
THP C2 – Tăng cường năng lực cho hệ thống Theo dõi, Kiểm soát và Giám sát
(MCS)
17


31. PCU đã tuyển được Tư vấn xây dựng bộ các quy tắc an toàn trong hoạt
động khai thác ven bờ (ĐQL) và Tư vấn về MCS để hỗ trợ các tỉnh triển khai dự
án, cũng như hỗ trợ Tổng cục Thủy sản trong các hoạt động hội thảo tập huấn về
Đồng quản lý và MCS.
32. Từ ngày 15-20/7/2013, PCU đã phối hợp với Cục KT&BVNLTS tổ chức
lớp tập huấn tăng cường năng lực kiểm tra, giám sát an toàn kỹ thuật tàu cá cho
cán bộ làm công tác quản lý tàu cá ở các tỉnh ven biển, cán bộ thực hiện MCS ở
BQL dự án 8 tỉnh. Ngày 10-12/10/2013, PCU đã phối hợp với Cục Kiểm ngư tập
huấn tăng cường năng lực giám sát hoạt động khai thác thủy sản vùng ven bờ cho
các cán bộ thuộc Cục Kiểm ngư, Chi cục Kiểm ngư vùng 1 và thuyền viên tàu
kiểm ngư. Ngày 14/10/2013, PCU phối hợp với Cục KT&BVNLTS tổ chức hội
thảo tăng cường kiểm soát, giám sát việc sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc

trong khai thác thủy sản với sự tham gia của BNN&PTNT, TCTS, Cục
KT&BVNLTS, Chi cục KT&BVNLTS 28 tỉnh ven biển, cán bộ tham gia thực
hiện MCS của 8 tỉnh dự án. Công tác đào tạo cán bộ quản lý kỹ thuật tàu cá đã đạt
được nhiều kết quả, tuy nhiên, cán bộ làm cơng tác đăng kiểm ở các địa phương
cịn thiếu trong thời điểm hiện nay, trong thời gian tới công tác đào tạo sẽ tiếp tục
được tăng cường, hoàn thiện theo quy định dần tiến tới công tác đào tạo, tập huấn
chính quy. Tiếp tục rà sốt, nghiên cứu đề xuất bổ sung các quy định liên quan đến
quản lý tàu cá nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phục vụ
quản lý có hiệu quả tàu cá hoạt động khai thác thủy sản.
33. PCU luôn kịp thời có các văn bản hướng dẫn, đồng ý về chủ trương đối với
kế hoạch triển khai MCS và ĐQL của các địa phương. PCU đã có văn bản hướng
dẫn kỹ thuật đối với việc mua sắm mới tàu tuần tra cho 8 tỉnh dự án. PCU đã có
văn bản hướng dẫn thủ tục đại tu sửa chữa tàu tuần tra đối với PPMU Nghệ An.
PCU đã cung cấp một số thơng tin hướng dẫn về thủ tục hành chính đối với việc
mua sắm tàu tuần tra cho 8 tỉnh dự án. Cho đến nay đã có 02 tỉnh (Phú Yên và Cà
Mau) triển khai hoạt động mua sắm tàu tuần tra, 01 tỉnh (Nghệ An) thực hiện hoạt
động đại tu sửa chữa tàu tuần tra.
34. Trong khuôn khổ tăng cường khung thể chế và kiểm soát hoạt động tại cảng
của dự án, Dự án đã phối hợp với Cục KT&BVNLTS đi khảo sát hiện trạng về tổ
chức và hoạt động của cảng cá tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. PCU đã
phối hợp với tư vấn hợp phần C của Ngân hàng đi khảo sát về tiến độ, tháo gỡ khó
khăn cũng như giám sát chất lượng thực hiện ĐQL và MCS tại các tỉnh Thanh
Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Đồn sẽ đến các tỉnh cịn lại trong quý 4 năm 2013.
35. Nghệ An đã thành lập được đường dây nóng và tổ chức hoạt động diễn tập
trên vùng biển huyện Quỳnh Lưu và thu được một số kết quả ban đầu. Các tỉnh
còn lại hoạt động này chưa được triển khai do các tổ đồng quản lý tại cộng đồng
chưa được thành lập.
36. Các tỉnh cũng đang rà soát danh mục để tiến hành mua sắm trang thiết bị
cho Chi cục khai thác và BVNL và các trạm MCS.
THP C3 - Nâng cấp các cảng cá, bến cá

18


37. Quy hoạch tổng thể mặt bằng của 14 công trình cảng cá, bến cá đã được
Chuyên gia cảng cá của FAO xem xét, chấp thuận. UBND các tỉnh đã phê duyệt Báo
cáo đầu tư cho toàn bộ 14 cảng cá. Đã phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công cho 6 cảng
cá, bến cá: cảng cá Lạch Vạn, khu neo đậu tránh trú bão Lạch Lò tỉnh Nghệ An, cảng
cá Đề Ghi tỉnh Bình Định, Đơng Tác tỉnh Phú Yên, bến cá Hải Châu, Hoằng Phụ tỉnh
Thanh Hóa . Đã tiến hành đăng báo cho 6 cảng cá, bến cá trên. Dự kiến sẽ trao thầu
xây lắp trong tháng 11 năm 2013. Giá trị trao thầu dự kiến: 286 tỷ đồng, tạm ứng
thực hiện hợp đồng: 86 tỷ đồng. Các cảng cá, bến cá còn lại dự kiến sẽ được phê
duyệt thiết kế bản vẽ thi công và tổng dự tốn trong tháng 11/2013.
Nhận định:
Có thể thấy việc triển khai đầu tư các tiểu dự án nâng cơng trình cảng cá, bến
cá ở các tỉnh dự án còn chậm, để đẩy nhanh tiến độ, kiến nghị các PPMU cần khẩn
trương hoàn thiện Thiết kế BVTC-TDT và HSMT gửi PCU xem xét góp ý và trình
chủ đầu tư phê duyệt để có thể sớm tổ chức đấu thầu trong quý IV năm 2013.
Hợp phần D. Quản lý và Giám sát dự án:
THP D1 - Quản lý dự án:
38. Ban Chỉ đạo dự án đã được thành lập ở cả cấp Trung ương và cấp Tỉnh và
đã có những cuộc họp định kỳ để chỉ đạo công việc. PCU và các PPMU đã tuyển
đầy đủ cán bộ với các vị trí chủ chốt (giám đốc, phó giám đốc, kế tốn, cán bộ kế
hoạch, cán bộ giám sát đánh giá, và các bộ phận kỹ thuật...).
39. Các kế hoạch công tác chung cho PCU và các PPMU đã được Bộ Nông
nghiệp và PTNT và UBND các tỉnh phê duyệt.. Tổng cục Thủy sản đã cử hai nhân
viên kỹ thuật (một trong nuôi trồng thủy sản và một chuyên gia thủy sản) để làm
việc tồn thời gian tại PCU.
40. Bộ Nơng nghiệp và PTNT đã có văn bản gửi UBND các tỉnh dự án đề nghị
bố trí vốn đối ứng năm 2013, Ban quản lý các dự án Nông nghiệp, PCU thường
xuyên kiểm tra, đơn đốc và giám sát đánh giá tình hình thực hiện tại các tỉnh dự án

để đốc thúc triển khai, giải ngân đúng tiến độ và hiệu quả.
41. Các tài khoản chỉ định (DAs) đã được mở cho PCU và các PPMU và các
khoản tạm ứng ban đầu từ nguồn vốn của IDA đã được chuyển vào các tài khoản
này. PCU và các PPMU đã bổ nhiệm các nhân viên kế toán đã qua đào tạo và đã
thành lập đội kiểm toán nội bộ riêng. Phần mềm kế toán đã hoàn chỉnh và được
Đoàn thẩm định NHTG chấp thuận. UBND các tỉnh đã có văn bản cam kết về việc
bố trí đủ vốn đối ứng.
42. Sau Hội thảo khởi động dự án tại Khánh Hòa, ngày 28/9/2012, PCU đã tổ
chức các lớp tập huấn cho các cán bộ dự án (về công tác lập kế hoạch, giám sát và
đánh giá, mua sắm đấu thầu, quản lý tài chính, an tồn mơi trường và xã hội). Dự
án đã phối hợp với DIME thuộc Ngân hàng Thế giới tổ chức một khóa đào tạo về
đánh giá tác động dự án cho PCU và 8 PPMU. Đã soạn thảo được bản kế hoạch
đánh giá tác động sơ bộ cho dự án.

19


43. Lập bảng tiến độ cơng việc cho tồn bộ thời gian thực hiện dự án (2012 2017) tại PCU và các PPMU.
44. Gói thầu th văn phịng làm việc của Dự án, Gói thầu phần mềm kế tốn,
thiết bị văn phịng, phiên dịch, ơtơ và một số Gói thầu tư vấn khác đã thực hiện
xong. Phần mềm kế toán đã được hoàn thiện và đã tập huấn, hướng dẫn sử dụng
cho các cán bộ làm công tác quản lý tài chính kế tốn của các tỉnh.
45. Hồn thành thủ tục tiếp nhận nguồn tài trợ bổ sung (AF) tương đương 6,5
triệu USD từ Quỹ GEF trong tháng 03/2013. Hiệp định tài trợ (GA) đã được ký
kết với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (ngày 02/5/2013), khoản tài trợ này có
hiệu lực ngay lập tức và nâng tổng kinh phí dự án lên 124,4 triệu đô la Mỹ.
46. Nhân sự các Ban Quản lý Dự án từ TW đến địa phương về cơ bản đã tuyển
chọn đủ các vị trí. Các cán bộ đã được trải qua nhiều lớp đào tạo, tập huấn cả về
quản lý dự án, quản lý tài chính, đấu thầu, mua sắm lẫn chun mơn, nghiệp vụ.
THP D2 – Giám sát và Đánh giá:

47. Dự án CRSD được chọn làm thí điểm thực hiện chương trình đánh giá tác
động của các chương trình, dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Một hội thảo đã
được NHTG tổ chức vào tháng 10/2012, trong đó một dự thảo kế hoạch thực hiện
đã được thông qua. Kế hoạch ngân sách cho đánh giá tác động đã được soạn thảo
và đề cập trong Hiệp định GEF.
48. Về chính sách an tồn: Khung quản lý về mơi trường và xã hội, chính sách
dân tộc thiểu số đã phê duyệt và công bố. Đánh giá môi trường (OP/BP 4.01), môi
trường sống tự nhiên (OP/BP 4.04), tái định cư bắt buộc (OP 4.12), và người dân
bản địa (OP 4.10) đã được khởi động. Các nhân viên chính sách an tồn đã được
bổ nhiệm tại PCU và các PPMU và được đào tạo thực hành thông qua việc xét
duyệt những văn bản về các chính sách an tồn được chuẩn bị cho các cơng trình
xây dựng CSHT.
49. Về Thu hồi đất: Hầu hết các hoạt động của dự án không liên quan đến việc
thu hồi đất hoặc tài sản cá nhân. đã có 07/73 tiểu dự án được Ngân hàng Thế giới
có thư khơng phản đối về Hồ sơ giải phóng mặt bằng đạt 9,6% . 03 dự án chưa
thực hiện; 63 tiểu dự án đang xin trủ trương và xây dựng hồ sơ giải phóng mặt
bằng trình cấp có thẩm quyền tại địa phương xin phê duyệt; 15 tiểu dự án đã xây
dựng xong đang gửi Ngân hàng xin không phản đối. Đặc biệt 03 tỉnh Nghệ An, Hà
Tĩnh và Khánh Hòa hiện chưa có cơng trình nào được Ngân hàng thế giới có thư
khơng phản đối, do chưa xác định được mốc giới cơng trình nên khơng xác định
được có người bị ảnh hưởng của dự án.
Nhận định:
Hồ sơ giải phóng mặt bằng xây dựng chậm so với tiến độ, tỷ lệ hồ sơ được
không phản đối của ngân hàng thế giới đạt rất thấp. Trong Quý IV/2013 cần đẩy
nhanh việc hồn thiện hồ sơ 15 tiểu dự án đang trình Ngân hàng thế giới để được
không phản đối. Xây dựng xong hồ sơ 30 tiểu dự án gửi Ngân hàng thế giới xin
không phản đối.
20



50. Phát triển dân tộc thiểu số: Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP)
được tập trung thực hiện tại tỉnh Sóc Trăng, nơi có một số lượng lớn người dân tộc
Khmer sống. EMDP của Sóc Trăng đã nhận được góp ý của các chuyên gia Ngân
hàng Thế Giới và PCU, hiện đang được hồn tất, trình UBND Tỉnh phê duyệt.
51. Bình đằng giới: Tỷ lệ nữ đứng làm chủ hộ tham gia mơ hình chiếm tỷ lệ rất
thấp. Tỉnh Bình Định tính theo tỉ lệ là khá cao 33% tuy nhiên đây chỉ là tỉ lệ mẫu
(1 hộ/ 3 hộ tham gia mơ hình). Bên cạnh đó, tỉnh Sóc Trăng nữ giới đứng làm chủ
hộ tham gia mơ hình đạt 0%. Nguyên nhân: do nhận thức và văn hóa của người
Việt Nam và văn hóa Á Đơng về vấn đề này còn nhiều hạn chế; do địa phương tập
trung nhiều đồng bào dân tộc Khơmer.
Nhận định:
Cần tăng cường tuyên truyền, kết hợp với hội phụ nữ tập trung tập huấn cho
các phụ nữ tại các địa phương có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Các PPMU
tìm các chủ hộ là nữ tham gia vào mơ hình để tăng tỉ lệ bình đẳng giới tại các đia
phương dự án.
52. Bảo vệ môi trường: 16 tiểu dự án được Ngân hàng Thế giới xem xét và có
thư khơng phản đối về Cam kết bảo vệ môi trường; 28 tiểu dự án thực hiện theo bộ
tiêu chuẩn bảo vệ môi trường đã được xây dựng. Các cơng trình đã có thư không
phản đối và thực hiện theo bộ tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (EPC) đạt 47,7% trên
tổng số các tiểu dự án (101 TDA).
Nhận định:
PPMU đẩy nhanh tiến độ và hỗ trợ xây dựng Cam kết bảo vệ môi trường
các cơng trình trọng điểm như cảng cá và bến cá xin ý kiến và có thư khơng phản
đối của WB trong năm 2013.
II.

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUÍ IV NĂM 2013:

Hợp phần A: Tăng cường năng lực thể chế cho quản lý nghề cá bền vững
53. Sau khi huy động hai tư vấn trong nước và quốc tế về quản lý và quy hoạch

không gian tổng hợp ven bờ, các tư vấn sẽ chuẩn bị các tài liệu và tiến hành đào
tạo, tập huấn cho PPMU và các đội ISP của các tỉnh về Quy hoạch không gian
tổng hợp ven bờ, dự kiến vào tháng 11 năm 2013. Tiến hành đi công tác thực địa
tại các huyện trọng điểm.
54. Dự án sẽ tiếp tục tổ chức tập huấn cho các cán bộ phụ trách tiểu hợp phần
A1: Quy hoạch không gian tổng hợp ven bờ nhằm tăng cường nâng cao năng lực
cho cán bộ của dự án. Các cán bộ cấp tỉnh sẽ tập huấn cho các cán bộ huyện xã để
nâng cao nhận thức và tầm quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện ISP. Tổ
chức nhiều cuộc hội thảo nhằm tăng cường sự phối hợp của các ban ngành về ISP.
Tổ chức rà soát lại các quy hoạch của các ngành để tìm ra những vấn đề chồng
chéo và đề xuất phương án sửa đổi. PCU phối hợp với đơn vị chuyên ngành (Viện
KT&QH Thủy sản) để xây dựng các đề tài nghiên cứu phục vụ thực tiễn quy
hoạch ngành.
21


55. Gửi đề xuất nghiên cứu chính sách, dự thảo điều khoản tham chiếu và dự toán
của các đề tài cho Ngân hàng thế giới, sau khi có ý kiến bổ sung của Tổng cục Thủy
sản. Tiến hành các bước tiếp theo để tuyển tư vấn cho việc thực hiện các Đề tài này.
56. Sau khi có thư khơng phản đối của Ngân hàng thế giới đối với Hồ sơ mời bày
tỏ quan tâm và Tiêu chí đánh giá HSBTQT, PCU tiến hành ngay các bước tiếp theo
để tuyển tư vấn Nâng cấp cơ sở dữ liệu nghề cá (Vnfishbase).
57. Tổ chức họp Hội đồng thông qua danh mục thiết bị nâng cấp CSDL và hệ
thống thông tin nghề cá tại Bộ và các tỉnh Dự án để gửi Hồ sơ cho Ngân hàng thế
giới xem xét.
58. Trong Quý 4/2013, PCU sẽ tiếp tục phối hợp với Trung tâm thông tin Thủy
sản, Tổng cục thủy sản tổ chức lớp tập huấn TOT cho cán bộ thống kê nuôi trồng
thủy sản và Tập huấn TOT cho cập nhật thông tin đăng ký, đăng kiểm tàu cá cho
cán bộ các tỉnh.
59. PCU sẽ tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn các tỉnh trong việc xây dựng, hoàn thiện

các đề xuất nghiên cứu để gửi xin ý kiến Ngân hàng.
Hợp phần B: Thực hành tốt nuôi trồng thủy sản bền vững
60. Tập trung, đẩy nhanh phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật các cơng trình
nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng ni trồng thủy sản ATSH và đa dạng hóa tại các tỉnh
và tổ chức đấu thầu xây lắp để trao thầu, giải ngân trong quý IV (đặc biệt là 3
vùng nuôi ATSH và 3 vùng ĐDH đã được phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật).
61. Hoàn thành việc tuyển dụng các tư vấn Quốc tế và trong nước về ATSH trong
sản xuất giống và NTTS; Tư vấn trong nước về Thú Y Thủy sản. Các tỉnh cần hoàn
thành tuyển dụng các tư vấn hỗ trợ thực hành GAP.
62.

Phối hợp với Tư vấn để xây dựng Chương trình chuẩn hóa trại giống.

63. Triển khai thực hiện các mơ hình GAP trong NTTS theo hướng ATSH và đa
dạng hóa.
64. Hồn thiện danh mục trang thiết bị cho các Chi cục Thú y và các Sở Tài
nguyên & Môi trường, tổ chức hội thảo đánh giá kinh nghiệm kiểm soát dịch bệnh.
65. Thu thập ý kiến bổ sung để hoàn thiện bản vẽ bố trí chung của khu vực trại
giống SPF Ninh Vân, dự thảo tiêu chí lựa chọn các trại giống để đầu tư trong khu
vực.
66. Tiến hành đánh giá các trại sản xuất giống hiện có, báo cáo đánh giá bao gồm
các khuyến nghị để cải thiện chất lượng con giống cho Ngân hàng thế giới.
67. Tiếp tục tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực về GAP cũng như về
thú y thủy sản cho các tỉnh dự án.
68. Hoàn thành cơng tác chuẩn bị đầu tư cho cơng trình xây dựng phục vụ gia
hóa giống tơm của 3 Viện nghiên cứu ni trồng thủy sản.
69.

Bổ sung Gói thầu tư vấn Đánh giá môi trường chiến lược (SEA), gửi Ngân


22


hàng thế giới xem xét, có ý kiến khơng phản đối TOR, Dự tốn gói thầu này.
Hợp phần C: Quản lý bền vững khai thác thủy sản ven bờ
70. Tập trung, đẩy nhanh phê duyệt thiết kế bản vẽ thi cơng và tổng dự tốn cho
tất cả các cảng cá, bến cá và khu neo đậu và tổ chức đấu thầu xây lắp để trao thầu,
tạm ứng hợp đồng trong quý IV (đặc biệt là 6 cảng cá, bến cá đã đăng báo, quảng
cáo).
71. PCU sẽ tiếp tục phối hợp Tổng cục thủy sản tổ chức lớp tập huấn về xây
dựng mơ hình Đồng quản lý tại địa phương cho các tỉnh.
72. PCU sẽ tiếp tục hoàn thiện việc thuê tuyển tư vấn thực hiện việc khảo sát
thu thập số liệu cơ bản phục vụ công tác Đánh giá tác động dự án của Ngân hàng.
73. Phối hợp với Tư vấn xây dựng các quy tắc an toàn trong hoạt động khai thác
ven bờ và tư vấn theo dõi, kiểm soát và giám sát (MCS) triển khai các hoạt động
tiếp theo của Dự án.
74. Tiếp tục phối hợp với tư vấn hợp phần C của Ngân hàng đi khảo sát về tiến
độ, tháo gỡ khó khăn cũng như giám sát chất lượng thực hiện ĐQL và MCS tại các
tỉnh Bình Định, Phú n, Khánh Hịa, Cà Mau và Sóc Trăng.
Hợp phần D: Quản lý và giám sát đánh giá dự án
75.

Hồn thiện nhanh thủ tục đấu thầu cho gói tư vấn HTKT thực hiện Dự án.

76. Đối với việc thực hiện Chính sách an tồn của Dự án: Trong Q IV/2013
cần đẩy nhanh việc hoàn thiện hồ sơ 15 tiểu dự án đang trình Ngân hàng thế giới
để được khơng phản đối. Xây dựng xong hồ sơ 30 tiểu dự án gửi Ngân hàng thế
giới xin không phản đối. Cần tăng cường tuyên truyền, kết hợp với hội phụ nữ tập
trung tập huấn cho các phụ nữ tại các địa phương có nhiều đồng bào dân tộc sinh
sống. Các PPMU tìm các chủ hộ là nữ tham gia vào mơ hình để tăng tỉ lệ bình

đẳng giới tại các đia phương dự án. PPMU đẩy nhanh tiến độ và hỗ trợ xây dựng
Cam kết bảo vệ môi trường các công trình trọng điểm như cảng cá và bến cá xin ý
kiến và có thư khơng phản đối của WB trong năm 2013.
77. Tập trung giải quyết các khó khăn vướng mắc kết hợp với việc thường
xuyên kiểm tra đôn đốc và giám sát đánh giá nhằm tạo điều kiện tốt nhất để dự án
triển khai, giải ngân đúng tiến độ và hiệu quả.
III.

NHẬN ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ:

78. Trong tháng 9 và 9 tháng đầu năm 2013, PCU và các PPMU đã tiếp tục
triển khai tích cực các cơng việc của Dự án và đã đạt được một số kết quả nhất
định; hầu hết các Gói thầu tư vấn, hàng hóa và xây lắp đều đã được gửi cho Ngân
hàng xem xét, có ý kiến. Tuy nhiên, tồn bộ Dự án đang phải đối mặt với một số
khó khăn, tồn tại như: tiến độ phê duyệt các Gói thầu cịn chậm, dẫn đến khối
lượng thực hiện và giải ngân còn thấp, một số Gói thầu cịn chưa đạt chất lượng.
23


79. Kế hoạch trao thầu tập trung vào quý IV năm 2013, do vậy giá trị trao thầu,
giải ngân sẽ tăng đáng kế trong những tháng cuối năm.
80. Những nguyên nhân và biện pháp cần tháo gỡ và khắc phục để Dự án đạt
được tiến độ chung của Hiệp định đã ký kết:
Nguyên nhân:
-

Dự án có hiệu lực thực hiện từ cuối năm 2012, nên thời gian đầu tập trung
vào việc hoàn thiện bộ máy cho các Ban quản lý dự án từ TW đến địa
phương.


-

Trong năm đầu thực hiện Dự án, các cơ quan tham mưu cho UBND các tỉnh
trong việc phê duyệt các hoạt động của dự án cần nhiều thời gian nghiên
cứu để hiểu về dự án (cơ chế tài trợ, cơ chế quản lý tài chính, quy định về
đấu thầu mua sắm…) nên mất nhiều thời gian trong công tác thẩm định, phê
duyệt: kế hoạch tài chính, kế hoạch đấu thầu, báo cáo kinh tế kỹ thuật v.v...

-

Các thủ tục trong quá trình triển khai dự án cũng bị các cấp có thẩm quyền
xử lý chậm.

-

Đây là một dự án thiết kế tương đối phức tạp, nhiều nội dung trong nghề cá
Việt Nam rất khó triển khai như nghề cá một số nước phát triển, (ví dụ ở
một số lĩnh vực đặc trưng như: Đối tượng quản lý, phong tục tập quán của
ngư dân, nền sản xuất nhỏ, manh mún, v.v...) do đó cần phải hiểu rất rõ nghề
cá thì mới triển khai được các nội dung dự án đã phê duyệt.

-

Việc thuê tuyển một số chuyên gia tư vấn trong nước tại các tỉnh gặp nhiều
khó khăn do hạn chế về nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu.
Biện pháp:

-

Trước tình hình nêu trên, trong tháng 10 và Quý IV/2013, PCU và các

PPMU cần triển khai quyết liệt các biện pháp đề tháo gỡ khó khăn, đẩy
mạnh tiến độ phê duyệt các Gói thầu xây lắp và tuyển tư vấn.

-

PCU và các PPMU cần hoàn thiện bộ máy nhân sự và phân công nhiệm vụ
chi tiết cho từng cán bộ của dự án. Tăng cường đào tạo tập huấn cho các
nhân viên của mình. Tăng cường thăm quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm
giữa các PPMUs.

-

Các địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác điều phối, kiểm tra giám
sát để xử lý ngay các khó khăn vướng mắc hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền
xử lý.

-

Hoàn tất các thủ tục theo quy định để ngay sau khi ký hợp đồng các gói thầu
xây lắp có thể tiến hành ngay việc bàn giao mặt bằng thi công cho nhà thầu,
triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ và khối lượng xây lắp theo quy định
của hợp đồng đã ký.

-

UBND tỉnh và các Chủ đầu tư cần rút ngắn thời gian trong công tác thẩm
định, phê duyệt: kế hoạch tài chính, đấu thầu, báo cáo KTKT bố trí đủ, kịp
thời vốn đối ứng tạo điều kiện cho các PPMU hoàn thành kế hoạch 2013.

24



-

IV.

WB sớm xem xét các thủ tục trình và có ý kiến phúc đáp kịp thời.
KẾ HOẠCH NĂM 2014:

Tổng số: 854,5 tỷ đồng, trong đó ODA: 741 tỷ đồng. Chi tiết các đơn vị
thực hiện như sau:
- PCU: 51,5 tỷ đồng, trong đó ODA: 50 tỷ đồng.
- PPMU Thanh Hóa: 94 tỷ đồng, trong đó ODA: 79 tỷ đồng.
- PPMU Nghệ An: 115 tỷ đồng, trong đó ODA: 101 tỷ đồng.
- PPMU Hà Tĩnh: 83 tỷ đồng, trong đó ODA: 76 tỷ đồng.
- PPMU Bình Định: 77 tỷ đồng, trong đó ODA: 65 tỷ đồng
- PPMU Phú Yên: 67 tỷ đồng, trong đó ODA: 59 tỷ đồng.
- PPMU Khánh Hịa: 116 tỷ đồng, trong đó ODA: 97 tỷ đồng.
- PPMU Sóc Trăng: 106 tỷ đồng, trong đó ODA: 92 tỷ đồng.
- PPMU Cà Mau: 145 tỷ đồng, trong đó ODA: 122 tỷ đồng.
BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN TRUNG ƯƠNG

25


×