Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Bảo vệ quyền lợi của người lao động giúp việc gia đình theo pháp luật lao động việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

BẢO VỆ QUYỀN LỢI
CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: THS NGUYỄN THỊ BÍCH
SINH VIÊN THỰC HIỆN: MAI THỊ HỒNG VÂN
LỚP: DÂN SỰ 34B. MSSV: 0955020203
KHĨA: 2009-2013

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013


LỜI CÁM ƠN
Qua luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin chân thành cám ơn các Thầy Cô khoa Dân
Sự, Thầy Cơ trường Đại học Luật thành phố Hố Chí Minh đã tận tình giảng dạy và
truyền đạt cho tác giả những kiến thức bổ ích trong suốt 4 năm qua.
Tác giả cũng xin gửi lời cám ơn và lòng tri ân sâu sắc đến Thạc sỹ Nguyễn Thị Bích,
giảng viên khoa luật Dân sự, cám ơn Cô đã trực tiếp hướng dẫn tác giả thực hiện khóa
luận này.
Cũng xin gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tác giả có thể
hồn thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI LAO ĐỘNG
GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
VIỆT NAM ....................................................................................................................................5
1.1

Lý luận chung về ngƣời lao động và ngƣời lao động giúp việc gia đình 5

1.1.1 Khái niệm ngƣời lao động ........................................................................ 5
1.1.2 Khái niệm ngƣời lao động giúp việc gia đình ......................................... 7
1.2 Sự cần thiết phải bảo vệ ngƣời lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam . 10
1.3 Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động giúp việc gia đình ............... 14
1.3.1 Cơ sở pháp lý của nguyên tắc bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động giúp việc
gia đình.............................................................................................................. 14
1.3.2 Nội dung của nguyên tắc bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động giúp việc gia
đình .................................................................................................................... 15
CHƢƠNG II
THỰC TRẠNG BAN HÀNH VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
QUYỀN LỢI NGƢỜI LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM ....25
2.1 Thực trạng ban hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động
giúp việc gia đình theo pháp luật Lao động Việt Nam. ................................... 25
2.1.1 Các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động.............................. 25
2.1.2 Các quy định của pháp luật trong vấn đề tôn trọng danh dự, nhân
phẩm. ................................................................................................................. 31
2.1.3 Các quy định của pháp luật trong vấn đề học văn hóa, học nghề ...... 32
2.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi ngƣời lao động giúp
việc gia đình ở Việt Nam hiện nay. .................................................................... 33
2.2.1 Thực trạng thực hiện pháp luật theo hợp đồng lao động. .................. 33
2.2.2 Thực trạng bảo vệ ngƣời lao động giúp việc gia đình trong vấn đề tơn

trọng danh dự, nhân phẩm. ............................................................................ 40


2.2.3 Thực trạng bảo vệ ngƣời lao động giúp việc gia đình trong vấn đề học
văn hóa, học nghề. ............................................................................................ 44
CHƢƠNG III
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ
QUYỀN LỢI CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH.......................47
3.1 Sự cần thiết phải hồn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi của
ngƣời lao động giúp việc gia đình ...................................................................... 47
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi
ngƣời lao động giúp việc gia đình. ..................................................................... 49
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................58


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, nghề giúp việc gia đình đang trở thành một nghề phổ biến và bắt
đầu được xã hội coi trọng. Theo một nghiên cứu được thực hiện của ILO thì trên thế
giới có ít nhất 52 triệu người đang làm giúp việc gia đình,1 tuy nhiên ở Việt Nam thì
con số này chưa được thống kê đầy đủ. Theo một khảo sát được Trung tâm Dự báo
nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thực hiện, nhu cầu lao động giúp
việc gia đình tại TP. Hồ Chí Minh hiện khoảng 9000 - 10.000 người/năm, và xu
hướng còn tiếp tục tăng.
Trước thực trạng của việc gia tăng nhu cầu cần người giúp việc gia đình và
số lượng người giúp việc gia đình ngày càng tăng, cần có những quy định pháp luật
cụ thể để điều chỉnh một ngành nghề mới trong xã hội.Trước đây, người giúp việc
gia đình với vai trò là người lao động chỉ được Luật lao động điều chỉnh bởi những
quy định chung của người lao động, tuy nhiên, lĩnh vực giúp việc gia đình là một
lĩnh vực đặc thù, người giúp việc gia đình dễ bị lạm dụng và bóc lột sức lao động

hơn những ngành nghề khác. Vì vậy Nhà nước cần có các quy định cụ thể để điều
chỉnh riêng về lĩnh vực người giúp việc gia đình. Bộ luật lao động năm 2012 ( sau
đây xin gọi tắt là BLLĐ 2012) lần đầu tiên đã cụ thể hóa các quy định về lao động là
người giúp việc gia đình tại Mục 5 Chương XI BLLĐ gồm có 5 điều, từ Điều 179
đến Điều 183. Có thể nói sự thay đổi của BLLĐ là một bước tiến đáng kể để đưa
công việc giúp việc gia đình trở thành một nghề chính thức trong xã hội. Tuy nhiên,
đối tượng lao động giúp việc gia đình có những đặc thù về nghề nghiệp, quan điểm
của xã hội về nghề giúp việc gia đình cịn hạn chế khiến họ khó có cơ hội bình đẳng
thực sự với người sử dụng lao động. Vì vậy, hàng loạt câu hỏi đang được đặt ra thực
trạng hiện nay về vấn đề bảo vệ người lao động giúp việc gia đình như thế nào?
Liệu những quy định của pháp luật về bảo vệ NLĐGVGĐ đã đầy đủ chưa? Làm thế

1

Báo cáo “Lao động giúp việc gia đình trên thế giới: Thống kê tồn cầu và khu vực và khía cạnh bảo vệ pháp
lý”, ILO, trích nguồn:
/>
1


nào để có thể đưa được những quy định mới của pháp luật về bảo vệ NLĐGVGĐ đi
vào cuộc sống một cách hiệu quả nhất?
Chính vì những lý do và yêu cầu cấp bách của xã hội trong việc hoàn thiện các quy
định của pháp luật về bảo vệ người lao động giúp việc gia đình nên tác giả đã chọn
đề tài “Bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động giúp việc gia đình theo pháp luật
lao động Việt Nam” làm khóa luận tốt nghiệp đại học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Nghề giúp việc gia đình đã tồn tại và phát triển trong xã hội khá lâu nhưng để
được thừa nhận là một nghề chính thức thì chỉ mới cách đây vài năm. Ngày
18/6/2012, BLLĐ 2012 được Quốc hội thơng qua trong đó lần đầu tiên đề cập đến

vấn đề lao động giúp việc gia đình một cách cụ thể, thông qua các quy định của
pháp luật, Nhà nước đã thể hiện sự quan tâm hơn đến vấn đề bảo vệ quyền lợi cho
người lao động giúp việc gia đình. Vì vậy mà hầu như đến thời điểm này chưa có
một đề tài nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề bảo vệ quyền lợi cho người lao động
giúp việc gia đình. Các đề tài đã nghiên cứu chỉ mới nói đến góc độ bảo vệ quyền
lợi của người lao động nói chung. Qua q trình khảo sát đề tài nghiên cứu, tác giả
tìm thấy một số đề tài nghiên cứu về vấn đề bảo vệ người lao động như sau:
Tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh có Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật
khóa 23, trường đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh của tác giả Phan Ngọc Tú: “Nguyên
tắc bảo vệ người lao động theo pháp luật Việt Nam”; Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
luật năm 2007, trường đại học Luật Tp.Hồ Chí Minh của tác giả Nguyễn Thành
Luân: “Nguyên tắc bảo vệ người lao động trong pháp luật Việt Nam-thực trạng và
hướng hoàn thiện”.
Ở thành phố Hà Nội, vào năm 2010, tác giả Lại Thu Hà, Viện khoa học xã
hội đã nghiên cứu đề tài: “Lao động giúp việc ở Hà Nội hiện nay-Một số loại hình
và xu hướng biến đổi” . Tác giả Sầm Thu Lan đã thực hiện khóa luận tốt nghiệp của
nhân luật, trường đại học Luật Hà Nội với đề tài “Địa vị pháp lý của người lao động
giúp việc gia đình theo pháp luật lao động Việt Nam và giải pháp hoàn thiện”, vào
năm 2012. Tuy nhiên các đề tài nêu trên thực hiện nghiên cứu vào thời điểm BLLĐ
2012 chưa được ban hành, vì vậy các đề tài chỉ mới tiếp cận đến vấn đề chung là

2


nguyên tắc bảo vệ người lao động nói chung, các đặc điểm địa vị pháp lý của người
lao động giúp việc gia đình trong mối quan hệ lao động giúp việc gia đình theo
BLLĐ 1994.
Ngồi các khóa luận, đề tài nghiên cứu trên, cịn có báo cáo nghiên cứu
“Việc làm bền vững đối với lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam” tại hai đô thị
lớn của Việt Nam là Hà Nội và Hồ Chí Minh do tổ chức ILO và Bộ Lao độngThương binh và Xã hội cùng với Viện Gia đình và Giới (thuộc Viện Khoa học Xã

hội Việt Nam) tiến hành nghiên cứu trong tháng 3 và 4/2011. Các kết quả của
nghiên cứu này chỉ phản ánh các đặc điểm của lao động giúp việc gia đình, các vấn
đề xã hội liên quan ở khu vực thành thị và mối quan hệ giữa người lao động và
người sử dụng lao động đã được thiết lập ít nhất 6 tháng trở lên.
Đến thời điểm hiện nay, khi BLLĐ 2012 có hiệu lực pháp luật, vẫn chưa có
bất kỳ một đề tài nào nghiên cứu cụ thể về đối tượng người lao động giúp việc gia
đình và nguyên tắc bảo vệ đối tượng này trong pháp Luật Lao động Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu đối tượng chính là người lao động giúp việc gia đình.
Phạm vi nghiên cứu đề tài tập trung vào phân tích các quy định pháp luật lao động
có liên quan đến bảo vệ NLĐGVGĐ. Ngồi ra tác giả cịn phân tích thực trạng áp
dụng các quy định về bảo vệ NLĐGVGĐ để đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Khóa luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Leenin, kết hợp với
các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê làm cơ sở nghiên cứu đề tài.
Ngồi ra trong q trình thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp
khảo sát để có được số liệu chính xác về thực trạng của nghề lao động giúp việc gia
đình tại Hồ Chí Minh.

3


5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
5.1 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là làm sáng tỏ cơ sở lý luận, chỉ ra các
nguyên tắc bảo vệ NLĐGVGĐ trong pháp luật lao động Việt Nam và thực tiễn áp
dụng, trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện
5.2 Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Qua phân tích các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng về vấn
đề bảo vệ NLĐGVGĐ, tác giả muốn làm rõ những nội dung sau:

a) Nghiên cứu, phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật về bảo vệ
NLĐGVGĐ cũng như việc áp dụng các quy định đó trên thực tiễn
b) Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định về bảo vệ
NLĐGVGĐ, tác giả sẽ đưa ra một số kiện nghị nhằm hoàn thiện các quy
định của pháp luật về bảo vệ người NLĐGVGĐ
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung khóa
luận gồm 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung về bảo vệ quyền lợi người lao động giúp việc
gia đình theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam
Chương II: Thực trạng bạn hành và thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi
người lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam
Chương III: Hồn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền
lợi của người lao động giúp việc gia đình

4


CHƢƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI LAO ĐỘNG
GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT
NAM
1.1 Lý luận chung về ngƣời lao động và ngƣời lao động giúp việc gia đình
1.1.1 Khái niệm ngƣời lao động
Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, sức lao động của con người cũng
trở thành một loại “hàng hóa đặc biệt” có thể trao đổi, từ đó phát sinh ra mối quan hệ về
sử dụng sức lao động của người lao động làm công ăn lương theo hợp đồng lao động.
Người lao động là người tham gia vào mối quan hệ lao động với vai trị là người “bán”
sức lao động của mình cho người sử dụng lao động để nhận lại một khoản tiền tương
xứng với sức lao động đã bỏ ra. Có thể hiểu người lao động là những người trong độ tuổi

lao động theo quy định của pháp luật. Họ có cam kết lao động với người sử dụng lao
động, thường là nhận yêu cầu công việc, nhận lương và chịu sự quản lý của người sử
dụng lao động trong thời gian làm việc cam kết.
Trong khoa học pháp lý, khái niệm về người lao động có thể được hiểu theo hai
nghĩa như sau:
Theo nghĩa rộng, người lao động bao gồm cán bộ, công chức làm việc trong các
đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước; người lao động làm cơng ăn lương có giap kết
hợp đồng lao động tại các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các cơ quan, tổ chức nước
ngoài trên lãnh thổ Việt Nam; người lao động làm việc tại các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; người lao động làm việc
cho các đơn vị kinh doanh nhỏ, các cá nhân, hộ gia đình; các xã viên làm việc trong hợp
tác xã; các lao động cá thể, độc lập, tự tạo việc làm.
Theo nghĩa hẹp, người lao động chỉ bao gồm người làm công ăn lương có ký kết
hợp đồng lao động làm việc tại các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức nước
ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các đơn vị kinh doanh nhỏ, làm việc cho cá nhân, hộ
gia đình,…Người lao động được hiểu theo nghĩa hẹp không bao gồm cán bộ, công chức
làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp nhà nước; các xã viên làm việc trong
5


hợp tác xã; các lao động cá thể, độc lập, tự tạo việc làm.
Người lao động được hiểu theo nghĩa hẹp có điểm đặc trưng là họ làm việc dựa
trên cơ sở giao kết hợp đồng lao động được gọi cụ thể là người lao động làm công ăn
lương, họ là đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Lao động. Khác với người lao
động, cán bộ công chức được bổ nhiệm hoặc thi tuyển, xã viên hợp tác xã thì họ có đơn
xin gia nhập và nếu đáp ứng các điều kiện cần thiết sẽ trở thành xã viên. Những đối
tượng này thuộc giới lao động được gọi trực tiếp là công chức, viên chức nhà nước, xã
viên hợp tác xã, lao động tự do. Như vậy, tùy từng trường hợp mà thuật ngữ người lao
động được sử dụng để chỉ những đối tượng thuộc phạm vi khác nhau.

Điều 55 Hiến pháp 1992 đã ghi nhận: “Lao động là quyền, nghĩa vụ của công
dân”, mọi công dân đều có quyền được lao động. Tuy nhiên khơng phải cơng dân nào
cũng có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật lao động nếu họ không đáp ứng đủ
các điều kiện mà pháp luật lao động quy định. Theo Luật Lao động nước ta hiện nay quy
định tại Khoản 2 Điều 3 BLLĐ 2012 thì “Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên,
có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản
lý, điều hành của người sử dụng lao động”. Như vậy có thể hiểu rằng, mọi công dân để
trở thành người lao động, tham gia vào quan hệ pháp luật lao động thì họ cần phải thỏa
mãn điều kiện về độ tuổi là từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động và có giao kết với
người sử dụng lao động thơng qua hợp đồng lao động.
Khả năng lao động của người lao động được biểu hiện bằng năng lực pháp luật
lao động và năng lực hành vi lao động. Năng lực pháp luật lao động của cá nhân là
khả năng mà pháp luật quy định cho họ có quyền được làm việc, quyền hưởng lương,
được đảm bảo điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động,…và phải thực hiện những
nghĩa vụ của người lao động trong quá trình lao động2. Các quy định này có thể trở
thành thực tế hay khơng lại phụ thuộc vào khả năng của mỗi công dân, chính là năng lực
hành vi lao động. Năng lực pháp luật lao động được thể hiện thông qua hệ thống các quy
định của pháp luật. Năng lực hành vi lao động của cá nhân là khả năng bằng chính hành
vi của mình, trực tiếp tham gia quan hệ pháp luật về sử dụng lao động để hưởng quyền
và gánh vác những nghĩa vụ của người lao động trong quá trình lao động3. Năng lực

2
3

Giáo trình Luật Lao động, trường đại học Luật Hồ Chí Minh, NXb Đại học quốc gia Tp. HCM, Tr 90
Giáo trình Luật Lao động, trường đại học Luật Hồ Chí Minh, NXb Đại học quốc gia Tp. HCM, Tr 90

6



hành vi lao động được thể hiện trên hai yếu tố có tính chất điều kiện là thể lực và trí lực.
Thể lực chính là sức khỏe bình thường của người lao động, trí lực chính là khă năng
nhận thức đối với hành vi lao động mà họ thực hiện và với mục đích cơng việc họ làm.
Do đó, muốn có năng lực hành vi lao động, con người phải trải qua thời gian phát triển
về cơ thể (tức là đạt đến độ tuổi nhất định) và có q trình tích lũy kiến thức (tức là phải
được học tập, rèn luyện,…)
1.1.2 Khái niệm ngƣời lao động giúp việc gia đình
a) Khái niệm người lao động giúp việc gia đình theo pháp luật quốc tế
Tổ chức lao động quốc tế International Labour Organization, viết tắt là ILO là
một cơ quan của Liên hợp quốc liên quan đến các vấn để về lao động đã thông qua nhiều
công ước như Công ước 97 về Việc làm (sửa đổi) năm 1994, Công ước 143 về Lao động
di cư năm 1975, Khuyến nghị 198 về Quan hệ việc làm năm 2006,… Các văn kiện pháp
lý này có đề cập đến thuật ngữ người lao động giúp việc gia đình, tuy nhiên chỉ mới
dừng lại ở những quy định mang tính bao quát, chưa cụ thể. Trước nhu cầu ngày càng
lớn về sử dụng lao động giúp việc gia đình, nhận thấy giúp việc gia đình là một cơng
việc có nhiều đặc điểm, điều kiện việc làm đặc thù cần có các tiêu chuẩn lao động chung
cho người lao động giúp việc gia đình nhằm đảm bảo cho họ được hưởng đầy đủ các
quyền và lợi ích hợp pháp của mình như những người lao động khác, ILO đã thông qua
một Công ước mới về lao động giúp việc gia đình. Ngày 16/6/2011, tại Geneva, Thụy
Sỹ, trong khn khổ khố họp lần thứ 100 của Hội nghị Quốc tế về Việc làm, ILO đã
thông qua Công ước 189 về việc làm bền vững cho người lao động giúp việc gia đình.
Đây là cơng ước quốc tế đầu tiên về bảo vệ người lao động giúp việc gia đình.Theo
Cơng ước 189, lao động giúp việc gia đình phải được hưởng những quyền cơ bản của
người lao động như các lao động khác. Những quyền này bao gồm: Thời gian làm việc
hợp lý; được nghỉ tối thiểu 24 giờ liên tục trong một tuần; hạn chế trả lương bằng hiện
vật; thông tin rõ ràng về điều khoản, điều kiện làm việc, tuân thủ các nguyên tắc và
quyền cơ bản ở nơi làm việc, bao gồm quyền tự do thành lập và tham gia các hiệp hội và
quyền thương lượng tập thể.4
Theo công ước 189, “Giúp việc gia đình là một cơng việc. Người lao động giúp


4

/>
7


việc gia đình cũng giống như những người lao động khác, được phép làm việc bền
vững.”5 Cũng theo công ước này, “Người lao động giúp việc gia đình là bất kỳ người
nào được th để làm cơng việc gia đình, trong mối quan hệ thuê mướn.”6 Như vậy,
theo công ước 189 thì người lao động giúp việc gia đình trước hết là người thực hiện các
cơng việc trong gia đình, nhằm phục vụ cho sinh hoạt trong gia đình, hộ gia đình và
khơng liên quan đến hoạt động kinh doanh. Người lao động giúp việc gia đình thực hiện
cơng việc của mình qua quan hệ thuê mướn lao động, họ được thuê và được trả công
theo thỏa thuận. Cũng theo nội dung của Cơng ước 189 thì người lao động giúp việc gia
đình phải làm cơng việc của mình một cách thường xuyên, mang tính ổn định lâu dài.
Điểm c Điều 1 Công ước 189 quy định: Một người chỉ làm cơng việc gia đình một cách
thỉnh thoảng, khơng thường xun và khơng mang tính nghề nghiệp thì khơng được coi
là một người lao động giúp việc gia đình. Cơng ước 189 ra đời đòi hỏi các quốc gia
thành viên phải đưa ra các biện pháp nhằm đảm bảo điều kiện làm việc ổn định và bền
vững cho người lao động giúp việc gia đình.
b) Khái niệm người lao động giúp việc gia đình theo pháp luật Việt Nam
Trước năm 2012, pháp luật lao động Việt Nam cũng đã có đề cập tới thuật ngữ
giúp việc gia đình trong Bộ luật Lao động 1994 (sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007,
sau đây xin gọi tắt là BLLĐ 1994) tại Điều 2, Điều 28, Điều 139, Điều 166, tuy nhiên
chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa “lao động giúp việc gia đình” hay
“người lao động giúp việc gia đình” hoặc định nghĩa về “cơng việc giúp việc gia đình” là
gì. Điều này thực sự gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như bảo vệ người lao động
và cả người sử dụng lao động trong nghề giúp việc gia đình.
Vào ngày 18/6/2012, Quốc hội đã thơng qua BLLĐ 2012 trong đó lần đầu tiên
đưa ra định nghĩa chính thức về người lao động giúp việc gia đình tại Điều 179 như sau:

“Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xun các cơng
việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Các cơng việc trong gia đình bao gồm cơng việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ,
chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho
5

Domestic work is work. Domestic workers are, like other workers, entitle to decent work, Convention No. 189Decent work for domestic workers, Conditions of Work and Employment Programme (TRAVAIL), Social
Protection Sector, International Labour Office-http//www.ilo.org/ilolex/English/convdisp1.htm;
6
Article 1: (b) the term domestic workers means any person engaged in domestic work within an employment
relationship

8


hộ gia đình nhưng khơng liên quan đến hoạt động thương mại.
Người làm các cơng việc giúp việc gia đình theo hình thức khốn việc thì khơng
thuộc đối tượng áp dụng của bộ luật này”.
Trước hết, theo định nghĩa về người lao động giúp việc gia đình tại BLLĐ 2012,
ta có thể xác định được người lao động giúp việc gia đình là người được th để làm các
cơng việc trong gia đình. Các cơng việc trong gia đình bao gồm nội trợ, quản gia, chăm
sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các cơng việc
khác. Người lao động giúp việc gia đình có thể làm một hoặc nhiều cơng việc kể trên
cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận ban đầu. Đối chiếu công ước 189 của ILO
đã chỉ rõ, công việc gia đình có nghĩa là những cơng việc được thực hiện nhằm phục vụ
cho sinh hoạt gia đình, hộ gia đình7. Như vậy, pháp luật lao động Việt Nam đã quy định
cụ thể hơn bằng cách liệt kê các cơng việc giúp việc trong gia đình, những cơng việc này
đều mang tính chất nhẹ nhàng, phục vụ cho đời sống sinh hoạt hằng ngày trong gia đình,
khơng liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, người lao động giúp việc gia đình phải thực hiện cơng việc một

cách thường xun, mang tính nghề nghiệp ổn định, là cơng việc nhằm tạo thu nhập
chính cho bản thân và gia đình. Với những cơng việc theo hình thức khốn việc cũng
không được coi là nghề lao động giúp việc gia đình, vì các cơng việc khốn chỉ mang
tính chất tạm thời, người sử dụng lao động chỉ quan tâm đén kết quả lao động chứ khơng
quan tâm đến q trình làm việc của người lao động. Quy định của pháp luật lao động
Việt Nam cũng phù hợp với công ước 189 khi đều yêu cầu người lao động giúp việc gia
đình phải làm việc thường xuyên, lâu dài, nếu chỉ làm việc một cách thỉnh thồng, khơng
thường xun thì khơng được coi là một người lao động giúp việc gia đình.
Mỗi cơng việc đều có một u cầu đặc thù riêng về nghề nghiệp, chính những u
cầu từ cơng việc khiến cho người lao động làm ở mỗi ngành nghề có những đặc điểm
đặc trưng riêng. Người lao động giúp việc gia đình thường có các đặc điểm sau:
Thứ nhất, phần đơng số người lao động giúp việc gia đình là nữ giới. Tại Việt
Nam, theo Điều tra quốc gia về Lao động Việc làm năm 2010, tỷ lệ người làm th các
cơng việc trong hộ gia đình chiếm 0,4% tổng số lao động đang làm việc và lao động nữ

7

Article 1 (a) the term domestic work means work performed in or for a household or househols.

9


chiếm 90,8%8 .
Thứ hai, người lao động giúp việc gia đình xuất thân chủ yếu ở nơng thơn và có
hồn cảnh kinh tế khó khăn. Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Giới, Gia
đình và Phát triển cộng đồng (GFCD)9 thì có tới 42,5% số phụ nữ làm nghề giúp việc
được hỏi có xuất thân từ nơng thôn, vùng sâu, vùng xa.
Thứ ba, người lao động giúp việc gia đình thường có trình độ học vấn thấp. Cũng
theo kết quả khảo sát của GFCD, phần lớn trong số phụ nữ làm nghề giúp việc được
khảo sát có trình độ học vấn thấp, với 28% số người khơng biết chữ.

Thứ tư, đa số người lao động giúp việc gia đình chưa được qua đào tạo nghề.
Những đặc điểm đặc trưng nêu trên của người lao động giúp việc gia đình khiến
cho họ thường phải chịu nhiều thiệt thịi hơn so với người lao động làm việc ở các lĩnh
vực khác. Tác giả sẽ phân tích cụ thể hơn các đặc điểm này để làm rõ sự cần thiết phải
bảo vệ người lao động giúp việc gia đình ở mục 1.2 của đề tài.
1.2 Sự cần thiết phải bảo vệ ngƣời lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam
Quan hệ lao động là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình lao
động. Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ lao động chịu ảnh hưởng sâu sắc của các
quy luật kinh tế. Người lao động có quyền quyết định nơi mình làm việc, làm việc cho
ai, làm cơng việc gì. Người sử dụng lao động cũng có quyền tự do lựa chọn người lao
động phù hợp với yêu cầu của mình. Trong mối quan hệ lao động giúp việc gia đình, các
chủ thể là người lao động giúp việc gia đình và người sử dụng lao động được tự do thỏa
thuận trong giới hạn cho phép của pháp luật, các chủ thể được bình đẳng về địa vị pháp
lý. Tuy nhiên, khơng phải sự bình đẳng về địa vị pháp lý sẽ dẫn đến sự bình đẳng trên
thực tế giữa các bên khi tham gia quan hệ lao động. Chính vì sự khác biệt về kinh tế đã
dẫn đến sự bất bình đẳng trong quan hệ lao động. Người sử dụng lao động nắm tiềm lực
về vốn, quyền chọn lựa thuê mướn người lao động nên họ ln đứng ở vị trí cao hơn.
Người lao động giúp việc gia đình chỉ có duy nhất trong tay là khả năng lao động để trao
đổi nhằm tìm kiếm thu nhập. Trong quan hệ lao động, người lao động giúp việc gia đình
phải lệ thuộc vào người sử dụng lao động từ mức thu nhập đến điều kiện lao động, mơi
trường làm việc. Bên cạnh đó, họ cịn bị phụ thuộc về mặt pháp lý khi phải chịu sự quản
8

Số liệu của Tổng cục thống kê năm 2011
Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và phát triển cộng đồng (GFCD) phối hợp cùng Tổ chức Heath Bridge
Canada tiến hành khảo sát tại hai thành phố lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào tháng 8 và 9/2012
9

10



lý, điều hành của người sử dụng lao động, phải chấp hành nội quy do người sử dụng lao
động đặt ra, có thể bị áp dụng các chế định xử lý kỷ luật,… Người lao động giúp việc
gia đình dễ dàng bị bóc lột sức lao động, chèn ép trong quan hệ lao động và chấp nhận
các điều kiện không tương xứng với sức lao động mà họ phải bỏ ra. Vì vậy việc bảo vệ
người lao động giúp việc gia đình là cấn thiết, xuất phát từ các lý do sau:
Thứ nhất, người lao động giúp việc gia đình phần lớn là phụ nữ và các bé gái.
Theo định nghĩa của BLLĐ 2012, cơng việc giúp việc gia đình bao gồm nội trợ, chăm
sóc trẻ, người già, người bệnh, làm vườn, lái xe. Ngoại trừ công việc lái xe thường do
nam giới, các cơng việc cịn lại thường phù hợp với phụ nữ hơn. Phụ nữ có những đặc
điểm về thể chất yếu hơn nam giới nên thường làm những cơng việc nhẹ nhàng nhưng
có u cầu khéo léo cao, cần có sự tỉ mỉ. Từ xa xưa, phụ nữ thường gắn liền với công
việc nội trợ, chăm lo chồng con, phục vụ các nhu cầu của các thành viên trong gia đình
cịn nam giới thường làm những cơng việc mang tính chất tay chân cần sức khỏe, cơ
bắp. Các cơng việc “lặt vặt” trong gia đình thực sự tốn rất nhiều thời gian và công sức
nhưng đều là những cơng việc khơng tên nên rất ít được nhìn nhận, mọi người thường có
suy nghĩ rằng đó là cơng việc đương nhiên của phụ nữ. Ngày nay tuy kinh tế phát triển,
xã hội ngày càng văn minh tiến bộ, phụ nữ cũng làm nhiều cơng việc ngồi xã hội nhưng
thiên chức làm vợ, làm mẹ của họ trong gia đình vẫn khơng thay đổi. Phụ nữ vẫn phải
làm những cơng việc khơng tên trong gia đình sau những giờ lao động vất vả ngồi xã
hội, vì vậy họ rất cần có người giúp việc gia đình để hỗ trợ, giảm bớt gánh nặng trong
cơng việc gia đình. Hầu hết người lao động giúp việc gia đình là phụ nữ vì đối tượng này
khá quen thuộc với cơng việc trong gia đình, bên cạnh đó họ có các kỹ năng thuộc về
thiên chức của phụ nữ khi chăm sóc trẻ em, người già, người ốm đau. Phụ nữ thường
khéo léo, nhẫn nại và tỉ mỉ hơn so với nam giới, những kỹ năng này thực sự cần thiết với
nghề lao động giúp việc gia đình. Tuy nhiên, phụ nữ và các bé nh dự, nhân phẩm, tạo điều kiện cho người lao động
được học văn hóa, học nghề cịn chưa quy định rõ. Vì vậy, cần có các quy định hướng
dẫn cụ thể hơn để điều chỉnh quan hệ lao động giúp việc gia đình một cách hiệu quả
nhất.


46


CHƢƠNG III
HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ
QUYỀN LỢI CỦA NGƢỜI LAO ĐỘNG GIÚP VIỆC GIA ĐÌNH
3.1 Sự cần thiết phải hồn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi của ngƣời
lao động giúp việc gia đình
Thứ nhất, sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi của
người lao động giúp việc gia đình xuất phát từ những đòi hỏi khách quan của thực
tiễn.
Hiện nay, nghề lao động giúp việc gia đình đang ngày càng phổ biến ở Việt
Nam, đặc biệt là ở các khu vực thành thị. Các hoạt động lao động giúp việc gia đình đã
phần nào đáp ứng được nhu cầu của cả hai phía là người sử dụng lao động và người lao
động. Nhờ có người lao động giúp việc gia đình ở các hộ gia đình, các thành viên trong
gia đình sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung cho công việc chun mơn của mình, có
thời gian để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, học tập nâng cao trình độ. Về phía
người lao động giúp việc gia đình, các hoạt động giúp việc gia đình góp phần khơng nhỏ
giải quyết việc làm cho người lao động, giúp họ có điểu kiện tìm được một việc làm với
thu nhập ổn định. Người lao động giúp việc gia đình chủ yếu là phụ nữ và các bé gái
xuất thân từ các gia đình nghèo ở nơng thơn lên các vùng đơ thị tìm kiếm việc làm, hầu
hết là chưa qua đào tạo nghề. Những đối tượng này thường lựa chọn nghề giúp việc gia
đình vì cơng việc này khơng địi hỏi cao ở bằng cấp trình độ, tuy nhiên chính bởi những
đặc điểm về nhân thân khiến cho người lao động giúp việc gia đình thường có vị thế yếu
hơn so với người sử dụng lao động. Phụ nữ và các bé gái là những đối tượng dễ bị tổn
thương, lạm dụng, người lao động giúp việc gia đình thường làm việc trong gia đình
người sử dụng lao động, sống xa gia đình nên họ khá đơn độc, khi xảy ra tranh chấp họ
khơng có ai đứng ra bảo vệ. Cùng với trình độ học vấn của người lao động giúp việc gia
đình thường khơng cao, họ khơng nắm rõ các quy định của pháp luật để tự bảo vệ quyền
lợi cho mình, trong quan hệ lao động giúp việc gia đình, họ phải chịu nhiều thiệt thịi

hơn so với người sử dụng lao động.
Thứ hai, sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về bảo vệ người lao động giúp
việc gia đình để phù hợp với pháp luật quốc tế.
47


Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về lao động giúp việc gia đình cần sớm được
thực hiện để đưa pháp luật trong nước phù hợp với pháp luật quốc tế. Ngày 16/6/2011,
tại Geneva, Thụy Sỹ, trong khn khổ khố họp lần thứ 100 của Hội nghị Quốc tế về
Việc làm, ILO đã thông qua Công ước 189 về việc làm bền vững cho người lao động
giúp việc gia đình. Việc thơng qua Cơng ước này có ý nghĩa rất lớn bởi đây là công cụ
pháp lý đầu tiên nhằm bảo vệ người lao động giúp việc gia đình. Là một quốc gia thành
viên của tổ chức ILO, Việt Nam cần sớm có các quy định điều chỉnh về quan hệ lao
động giúp việc gia đình cho phù hợp với xu hướng chung của thế giới.
Thứ ba, hoàn thiện pháp luật lao động về bảo vệ người lao động giúp việc gia
đình xuất phát từ nhu cầu đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống một cách
khả thi hơn.
Theo Quyết định 1019/QĐ-TCTK ngày 12/11/2008 về danh mục dân tộc, tôn
giáo và nghề nghiệp áp dụng cho tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 do Tổng cục
trưởng Tổng cục Thống kê ban hành, nghề giúp việc gia đình đã được cơng nhận là một
nghề ở Việt Nam. Ngày 15/11/2010, Hội thảo tham vấn "Lao động giúp việc gia đình:
nhận diện và định hướng chính sách" đã được Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
phối hợp với Liên Hợp quốc và Quỹ hỗ trợ nhằm đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ tổ
chức. Hội thảo hướng tới mục tiêu thống nhất khái niệm, phân loại các hình thức lao
động giúp việc gia đình ở Việt Nam, từ đó xác định phạm vi, đối tượng điều chỉnh của
Nghị định; làm rõ các tính chất, đặc điểm của lao động giúp việc gia đình và những vấn
đề liên quan đến quy định của Bộ Luật Lao động đối với đối tượng này; làm rõ những
nội dung về việc làm bền vững cho lao động giúp việc gia đình trong dự thảo Cơng ước
kèm Khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và yêu cầu chính sách đối với lao
động giúp việc gia đình ở Việt Nam 26. Trước đây, người lao động giúp việc gia đình

được điều chỉnh chung trong BLLĐ 1994 với các quy định còn khá sơ sài, đối tượng
người lao động giúp việc gia đình chưa thực sự được pháp luật quan tâm. BLLĐ 2012 đã
dành riêng một mục gồm 5 điều để điều chỉnh về quan hệ lao động giúp việc gia đình.
Tuy nhiên, kể từ khi BLLĐ 2012 có hiệu lực đến nay đã hơn 2 tháng nhưng chưa có bất
kỳ một nghị định nào hướng dẫn cụ thể về quan hệ lao động giúp việc gia đình. Nhiều
vấn như độ tuổi, thời gian thử việc, thời hạn hợp đồng, BHXH, BHYT,…vẫn chưa được
26

dinh/201011/68007.vnplus

48


hướng dẫn cụ thể gây khó khăn cho cơng tác thực thi pháp luật, bảo đảm quyền lợi cho
người lao động giúp việc gia đình. Bên cạnh đó, bản thân người lao động giúp việc gia
đình cũng như người sử dụng lao động vẫn chưa hiểu rõ và khá thờ ơ với các quy định
mới của pháp luật.
3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền lợi
ngƣời lao động giúp việc gia đình.
Trước thực tiễn xã hội Việt Nam nói chung và thực tiễn hoạt động lập pháp nói
riêng địi hỏi phải điều chỉnh kịp thời và hiệu quả quan hệ lao động giúp việc gia đình.
Nhà nước cần có các giải pháp phù hợp cả về mặt pháp luật cũng như về mặt xã hội
nhằm khắc phục những bất cập hạn chế trong quan hệ lao động giúp việc gia đình, từ đó
tạo điều kiện thuận lợi cho nghề lao động giúp việc gia đình được phát triển, đảm bảo
quyền lợi của người lao động giúp việc gia đình trong mối quan hệ hài hòa với người sử
dụng lao động. Pháp luật lao động cần phải điều chỉnh để phù hợp với tiêu chuẩn lao
động quốc tế, đáp ứng nhu cầu hội nhập của đất nước trong thời kỳ mới. Để đạt được
những mục tiêu đó, tác giả mạnh dạn xin đưa ra một số giải pháp sau:
Thứ nhất: cần hoàn thiện các quy định của pháp luật lao động về người lao động
giúp việc gia đình.

Hiện nay, BLLĐ 2012 đã điều chỉnh về quan hệ lao động giúp việc gia đình, tuy
nhiên những quy định này chỉ mới ở mức độ khái quát chung, vẫn còn một số vấn đề
chưa được quy định cụ thể. Tác giả xin đưa ra một vài đóng góp nhằm hồn thiện các
quy định của pháp luật lao động về người lao động giúp việc gia đình như sau:
Một là, quy định rõ độ tuổi tối thiểu của ngƣời lao động giúp việc gia đình.
Theo đó, người lao động giúp việc gia đình là người ít nhất từ đủ 18 tuổi. Theo quy định
của BLLĐ 2012, người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, vì vậy người lao động
giúp việc gia đình có thể từ đủ 15 tuổi trở lên là có thể tham gia vào quan hệ lao động
giúp việc gia đình. Tuy nhiên, bản chất công việc lao động giúp việc gia đình thường
diễn ra trong một khơng gian khép kín, người lao động giúp việc gia đình, đặc biệt là
những bé gái chưa trưởng thành sẽ có nguy cơ cao trở thành nạn nhân bị phân biệt đối
xử, bóc lột và lạm dụng. Theo số liệu khảo sát của Bộ Lao động thương binh và xã hội
phối hợp cùng tổ chức ILO tiến hành năm 2011 tại hai thành phố lớn: Hà Nội và
TP.HCM cũng đã chỉ ra rằng 17,3% lao động làm thuê giúp việc gia đình được điều tra
49


bắt đầu làm công việc này khi họ dưới 18 tuổi27. Người lao động chưa thành niên từ đủ
15 tuổi có thể tham gia những quan hệ lao động đơn giản, phù hợp với điều kiện sức
khỏe để đảm bảo phát triển về mặt thể lực cũng như nhân cách. Cơng việc lao động giúp
việc gia đình thường diễn ra ở khu vực đô thị trong khi phần lớn người lao động giúp
việc gia đình có xuất thân từ các vùng nơng thơn, làm việc xa gia đình, thiếu sự quan
tâm chăm sóc của người thân dễ khiến cho người lao động giúp việc gia đình chưa thành
niên dễ bị lạm dụng. Người lao động chưa thành niên làm việc trong gia đình người sử
dụng lao động, họ khơng có nhiều kinh nghiệm về đối xử với các thành viên trong gia
đình người sử dụng lao động, khi gặp vẫn đề xích mích, va chạm, họ khơng biết cách
giải quyết dẫn đến phải chịu nhiều thiệt thịi. Bên cạnh đó, với suy nghĩ chưa trưởng
thành, tâm lý chưa ổn định khiến cho đối tượng lao động chưa thành niên dễ bị mặc cảm,
tổn thương, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý sau này của họ. Với
ngành nghề lao động khá đặc thù như nghề lao động giúp việc gia đình, pháp luật cần

quy định độ tuổi người lao động được phép tham gia là từ đủ 18 tuổi.
Hai là, quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cho ngƣời lao động
giúp việc gia đình một cách linh hoạt hơn. Theo quy định của BLLĐ 2012, người lao
động giúp việc gia đình cũng tuân theo các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi như người lao động ở những ngành nghề khác. Tuy nhiên, có thể nhận thấy rõ rằng
nghề lao động giúp việc gia đình có thời gian làm việc khá đặc trưng, đặc biệt là đối với
người lao động giúp việc gia đình làm việc tồn thời gian ở gia đình người sử dụng lao
động. Thời gian làm việc của người lao động giúp việc gia đình thường không cố định
mà tùy thuộc vào yêu cầu của người sử dụng lao động, họ có thể làm việc liên tục, kể cả
vào buổi tối hay ngày nghỉ nhưng ngược lại họ cũng có thể nghỉ ngơi ngun ngày khi
khơng có việc làm. Vì vậy nếu thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về thời giờ
làm việc không quá 08 giờ trong 01 ngày hoặc không quá 48 giờ trong 01 tuần28 là
không hợp lý đối với công việc giúp việc gia đình. Phần lớn người lao động cũng không
muốn được nghỉ hằng tuần bởi thực tế họ khơng biết đi đâu và làm gì vào ngày nghỉ đó
khi gia đình thường ở xa, một ngày thì khơng đủ để về quê và chi phí khá tốn kém. Đa

27

Báo cáo nghiên cứu “Việc làm bền vững đối với lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam” do tổ chức ILO và Bộ
Lao động-Thương binh và Xã hội cùng với Viện Gia đình và Giới cùng tiến hành nghiên cứu tại Hà Nội và Hồ Chí
Minh vào tháng 3 và 4/2011
28
Điều 104 BLLĐ 2012

50


số người lao động giúp việc gia đình thường mong muốn được để dành thời gian nghỉ để
khi có cơ hội sẽ được nghỉ lâu hơn để về quê. Cần có quy định riêng về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động giúp việc gia đình sao cho phù hợp với đặc

thù của nghề, như là cho phép hai bên trong quan hệ lao động giúp việc gia đình được tự
do thỏa thuận sao cho linh hoạt tùy theo từng loại công việc.
Ba là, cần quy định lại hình thức của hợp đồng một cách linh động hơn. Pháp
luật quy định hình thức bắt buộc của hợp đồng lao động giúp việc gia đình là bằng văn
bản, điều này là hợp lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên khi tham gia quan hệ lao
động giúp việc gia đình. Tuy nhiên, đối chiếu với quy định chung về hình thức của hợp
đồng lao động tại Khoản 2 Điều 16 cho phép hợp đối với cơng việc tạm thời có thời hạn
dưới 03 tháng thì các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói. Như vậy, pháp
luật quy định đối với quan hệ lao động giúp việc gia đình phải bắt buộc ký kết hợp đồng
bằng văn bản trong mọi trường hợp thì khá cứng nhắc và khơng phù hợp với thực tế. Bởi
vì có một số cơng việc như chăm sóc người bệnh, làm vườn theo thời vụ thì thời gian
làm việc thực tế không dài, nếu làm dưới 03 tháng mà bắt buộc phải ký kết hợp đồng
bằng văn bản thì liệu quy định này có q cứng nhắc và trên thực tế có được thực thi hay
khơng. Nên chăng pháp luật cần có sự mềm dẻo, linh hoạt hơn về quy định hình thức
hợp đồng lao động đối với những cơng việc giúp việc gia đình có thời hạn dưới 03
tháng, người sử dụng lao động và người lao động giúp việc gia đình có thể thỏa thuận
bằng miệng hoặc bằng văn bản sao cho thuận tiện với công việc của cả hai bên. Điều
này cũng sẽ phù hợp với quy định chung của pháp luật lao động về hình thức của hợp
đồng tại Điều 16 BLLĐ 2012 và đảm bảo quy định của pháp luật được thực thi tốt hơn.
Bốn là, nên quy định rõ trách nhiệm tham gia BHXH, BHYT cho ngƣời lao
động giúp việc gia đình.
- Thứ nhất, nên quy định rõ ngƣời sử dụng lao động có trách nhiệm trực tiếp
đóng BHXH, BHYT cho ngƣời lao động giúp việc gia đình. Bởi vì theo số liệu mà tác
giả tiến hành khảo sát thì đa số người lao động giúp việc gia đình cho rằng họ khơng có
nhiều hiểu biết về vấn đề BHXH, BHYT cũng như khơng có thời gian để tự mình đi làm
các thủ tục tham gia BHXH, BHYT. Bên cạnh đó, một số khơng nhỏ người lao động
giúp việc gia đình cho rằng nếu họ nhận được tiền BHYT, BHXH do người sử dụng lao
động trả thì họ muốn dùng tiền vào các nhu cầu khác hơn là tham gia BHXH, BHYT bởi
51



họ thấy việc tham gia BHXH, BHYT là không cần thiết. Như vậy, nếu để người lao
động tự đóng tiền BHXH, BHYT theo quy định của BLLĐ 2012 thì sẽ không khả thi.
Mặc khác, theo quy định của luật BHXH, BHYT việc tham gia bảo hiểm là trách nhiệm
của người sử dụng lao động, và người sử dụng lao động phải trực tiếp đóng bảo hiểm
cho người lao động tại cơ quan bảo hiểm. Vì vậy, Nhằm đảm bảo cho việc tham gia
BHXH, BHYT ở người lao động giúp việc gia đình ngày được thực hiện đầy đủ, tác giả
cho rằng Người sử dụng lao động đóng tiền BHXH, BHYT cho người lao động theo
mức quy định của pháp luật BHXH, BHYT và trích tiền lương hàng tháng của người lao
động giúp việc gia đình theo quy định của pháp luật để đóng cùng một lúc vào quỹ
BHXH, BHYT.
- Thứ hai, để phù hợp với quy định của luật BHXH, BHYT, thì BLLĐ 2012 cần
quy định cụ thể đối với loại hợp đồng có thời hạn từ 3 tháng trở lên hoặc hợp đồng
khơng xác định thời hạn thì ngƣời sử dụng lao động mới có trách nhiệm tham gia
BHXh, BHYT cho ngƣời lao động giúp việc gia đình. Hiện nay, Pháp luật lao động
chỉ mới quy định chung chung là người sử dụng lao động phải trả tiền BHXH, BHYT
theo quy định của pháp luật mà không nêu cụ thể là theo Luật nào và áp dụng đối với
loại hợp đồng lao động nào? Như vậy, pháp luật nên quy định cụ thể trường hợp nếu hai
bên ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời
hạn từ 03 tháng trở lên thì người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng BHXH, BHYT
cho người lao động giúp việc gia đình theo mức mà pháp luật quy định. Điều này nhằm
đảm bảo cho người lao động giúp việc gia đình được tham gia BHXH, BHYT đầy đủ
như đã phân tích ở trên. Đối với trường hợp hai bên trong quan hệ lao động giúp việc gia
đình xác lập hợp đồng có thời hạn dưới 03 tháng, người sử dụng lao động khơng có
nghĩa vụ phải đóng tiền BHXH, BHYT cho người lao động giúp việc gia đình mà người
lao động giúp việc gia đình có thể tự tham gia BHXH, BHYT theo loại hình bảo hiểm tự
nguyện, mức đóng phụ thuộc vào khả năng của họ.
Thứ hai, khuyến khích phát triển các tổ chức đào tạo và cung ứng dịch vụ việc làm
cho người lao động giúp việc gia đình.
Lao động giúp việc gia đình là một nghề được xã hội và pháp luật thừa nhận, và

khi đã là một nghề thì cần được đào tạo một cách bài bản. Cơng việc giúp việc gia đình
ngày nay khơng chỉ đơn giản là nấu ăn, quét dọn nhà cửa mà còn phải chăm sóc trẻ em,
52


người bệnh, người già, lái xe, làm vườn. Ngồi cơng việc lái xe ln u cầu phải có đầy
đủ giấy phép lái xe theo quy định của pháp luật, còn các cơng việc khác trong gia đình
thì hiện nay chưa có quy định nào bắt buộc phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hay chưa.
Tuy nhiên, chăm sóc trẻ em, người gia hay người bệnh đều không phải đơn giản là chỉ
cần kinh nghiệm mà cần có những kỹ năng cơ bản phải qua đào tạo mới có được. Người
lao động giúp việc gia đình cần học qua các kỹ năng chăm sóc trẻ, sơ cứu khi có người
bị thương, giao tiếp với người già, người bệnh, sử dụng các thiết bị hiện đại trong gia
đình. Giúp việc gia đình là một cơng việc mà người lao động giúp việc gia đình phải tiếp
xúc thường xuyên với các thành viên trong gia đình người sử dụng lao động, vì vậy khi
tham gia vào công quan hệ lao động, họ cần được trang bị các kỹ năng ứng xử, giao tiếp
trong gia đình để tạo ra mơi trường làm việc thoải mái nhất, mang lại hiệu quả công việc
cao. Môi trường làm việc trong gia đình thường khá khép kín, khi người lao động giúp
việc gia đình bị lạm dụng, bạo hành thì họ khó tìm được sự trợ giúp từ người ngồi, vì
vậy bên cạnh các kỹ năng trong cơng việc, người lao động giúp việc gia đình cũng rất
cần đến các kỹ năng tự phòng vệ cho bản thân. Khi người lao động giúp việc gia đình
được đào tạo bài bản, họ sẽ có nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm tốt hơn, được hưởng
mức lương cao hơn và được người sử dụng lao động coi trọng hơn. Nhà nước cần
khuyến khích mở rộng các trung tâm đào tạo giúp việc gia đình, đưa nghề lao động giúp
việc gia đình trở nên chuyên nghiệp, nâng cao vị trí của người lao động giúp việc gia
đình trong xã hội.
Bên cạnh quan tâm đào tạo nghề thì Nhà nước cũng cần khuyến khích mở rộng
các tổ chức dịch vụ việc làm cho người lao động giúp việc gia đình bằng các chính sách
ưu đãi về vốn, thuế. Hiện nay, đa số người sử dụng lao động tìm người lao động giúp
việc gia đình qua các mối quan hệ quen biết, từ quê giới thiệu lên, số lượng người lao
động giúp việc gia đình được thuê từ các tổ chức dịch vụ việc làm đang có xu hướng

tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ ít. Các tổ chức dịch vụ việc làm đóng vai trị trung gian, là
nơi người lao động giúp việc gia đình đến để tìm kiếm một cơng việc phù hợp cũng như
là nơi để người sử dụng lao động có thể lựa chọn được người lao động giúp việc gia đình
vừa ý. Khi quan hệ lao động giúp việc gia đình được thiết lập qua vai trị trung gian là tổ
chức dịch vụ việc làm, khi người lao động giúp việc gia đình gặp phải những vấn đề
tranh chấp với người sử dụng lao động, họ có thể tìm đến sự giúp đỡ của tổ chức dịch vụ
53


việc làm. Pháp luật cũng nên quy định trách nhiệm của các tổ chức dịch vụ việc làm đối
với người lao động giúp việc gia đình. Các tổ chức dịch vụ việc làm phải nắm rõ nhân
thân, hoàn cảnh của người lao động giúp việc gia đình và chịu trách nhiệm trước người
sử dụng lao động khi người lao động giúp việc gia đình do tổ chức giới thiệu gây ra lỗi.
Như vậy tìm người lao động giúp việc gia đình qua các tổ chức dịch vụ việc sẽ khiến
cho người sử dụng lao động yên tâm hơn về chất lượng của người lao động. Thông qua
tổ chức dịch vụ việc làm, quyền lợi của người lao động giúp việc gia đình sẽ được đảm
bảo và người sử dụng lao động cũng yên tâm khi có trách nhiệm của tổ chức dịch vụ
việc làm.
Thứ ba, tăng cường công tác quản lý, thanh tra của các cơ quan Nhà nước đối với
quan hệ lao động giúp việc gia đình.
Những năm qua, việc thống kê lao động giúp việc gia đình đã được tiến hành,
song không thường xuyên, thường chỉ được thực hiện khi có sự việc xảy ra. Cơng tác
điều tra, nắm hoàn cảnh, nhân cách người lao động giúp việc gia đình cũng cịn nhiều
hạn chế. Ngồi ngành cơng an quản lý đăng ký tạm trú thì chưa có tổ chức nào quản lý
lao động giúp việc gia đình. Hiện vẫn chưa có quy định buộc các trung tâm phải quản lý
và chịu trách nhiệm về người giúp việc đã môi giới. Trong những vụ việc người lao
động giúp việc gia đình bị bạo hành gần đây, có nhiều trường hợp người sử dụng lao
động sử dụng lao động giúp việc gia đình trái pháp luật, như trường hợp bé Hào Anh
chưa đủ 14 tuổi đã tham gia quan hệ lao động giúp việc gia đình nhưng khơng có cơ
quan nào phát hiện và xử lý dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Thiếu sự quản lý của cơ

quan nhà nước, người lao động giúp việc gia đình phải làm việc trong mơi trường khơng
được đảm bảo, họ có thể bị người sử dụng lao động lạm dụng, bốc lột sức lao động
nhưng không ai phát hiện và xử lý. Pháp luật cần có quy định rõ ràng trong cơng tác
quản lý người lao động giúp việc gia đình, người sử dụng lao động khi ký kết hợp đồng
lao động với người lao động giúp việc gia đình phải thơng báo với cơ quan quản lý lao
động địa phương, đăng ký tạm trú cho người lao động giúp việc gia đình. Các cơ quan
quản lý lao động địa phương cần thường xuyên đến các gia đình người sử dụng lao động
để kiểm tra xem công việc của người lao động giúp việc gia đình có làm đúng theo hợp
đồng lao động hay không, điều kiện chỗ ăn ở của người lao động giúp việc gia đình có
được đảm bảo. Việc kiểm tra và giám sát chặt chẽ quan hệ lao động giúp việc gia đình sẽ
54


giúp cho người lao động được yên tâm làm việc, thông qua sự quản lý của cơ quan lao
động địa phương sẽ hạn chế được các trường hợp lạm dụng, bốc lột người lao động giúp
việc gia đình, tránh được các trường hợp sử dụng lao động nhỏ hơn độ tuổi pháp luật
quy định
Thứ tư, thành lập các tổ chức, đoàn thể dành riêng cho người lao động giúp việc gia
đình.
Mỗi ngành nghề lao động đều có một tổ chức đại diện cho người lao động trong lĩnh vực
đó, điển hình là tổ chức cơng đồn. Cơng đồn đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp
pháp chính đáng của người lao động, có trách nhiệm tham gia với Nhà nước phát triển
sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
Tuy nhiên, đối với nghề lao động giúp việc gia đình, hiện nay chưa có bất kỳ tổ chức
nào đại diện cho người lao động, khi người lao động giúp việc gia đình gặp những khó
khăn trong cơng việc thì khơng có tổ chức nào có trách nhiệm đứng ra bảo vệ người lao
động giúp việc gia đình. Người lao động giúp việc gia đình cũng lao động như bao
người lao động khác nhưng họ thường lẻ loi trong môi trường làm việc và cũng khá đơn
độc trong chính ngành nghề của mình, họ làm việc riêng lẻ và khơng có sự gắn kết giữa
những người lao động cùng làm trong nghề giúp việc gia đình với nhau. Theo số liệu của

một nghiên cứu, người lao động giúp việc gia đình phải đối mặt với nhiều rủi ro: 20,2%
bị mắng chửi; 2,4% bị đánh đập/tát, đẩy ngã; 0,8% bị đe dọa/ đập phá đồ dùng cá nhân;
7,8% bị giữ giấy tờ tùy thân; 4% bị cấm tiếp xúc; 1,8% bị giữ lương; 2% không được
cho về thăm nhà; 16% gặp nguy cơ bị lạm dụng tình dục. 29 Giúp việc gia đình là một
cơng việc khá nhiều rủi ro, nguy cơ bị bạo hành, tuy nhiên họ khơng có tổ chức nào
đứng ra đại diện bảo vệ quyền lợi của mình. Nhà nước cần khuyến khích thành lập các
tổ chức đại diện cho người lao động giúp việc gia đình, đặc biệt là đề cao trách nhiệm
của cơng đồn địa phương đối với người lao động giúp việc gia đình. Tổ chức cơng đồn
địa phương phải có trách nhiệm quản lý số lượng người lao động giúp việc gia đình ở
địa phương, thường xuyên nắm sát tình hình lao động, tâm tư nguyện vọng của người
lao động giúp việc gia đình. Bên cạnh đó, tổ chức đại diện cho người lao động giúp việc
gia đình hoặc cơng đồn địa phương cần có trách nhiệm thường xuyên phổ biến các quy
định pháp luật cho người lao động, giúp họ nắm bắt kịp thời các chính sách, chủ trương
29

Báo cáo nghiên cứu “Việc làm bền vững đối với lao động giúp việc gia đình ở Việt Nam”

55


của Đảng và Nhà nước, quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong cơng việc. Thơng qua các
tổ chức đại diện riêng cho người lao động giúp việc gia đình hoặc cơng đồn địa
phương, người lao động giúp việc gia đình có được địa chỉ tin cậy để tìm đến khi gặp
khó khăn trong cơng việc cũng như trong cuộc sống.
Thứ năm, tăng cường công tác thông tin, truyền thông về nghề giúp việc gia đình để
xã hội có cái nhìn đúng đắn về loại hình lao động này.
Xã hội đang ngày càng phát triển và nhận thức của người dân về nghề lao động
giúp việc gia đình cũng ngày cảng được cải thiện, người lao động giúp việc gia đình
đang dần được coi trọng và nghề lao động giúp việc gia đình đã trở thành một nghề
chính thức được Nhà nước thừa nhận. Tuy nhiên vẫn cịn khơng ít bộ phận người dân

chưa thực sự coi trọng nghề lao động giúp việc gia đình, có thái độ phân biệt và kỳ thị
coi nghề giúp việc gia đình thấp kém hơn so với những ngành nghề khác. Nghề giúp
việc gia đình là một nghề hợp pháp được pháp luật thừa nhận, người lao động giúp việc
gia đình cũng bỏ cơng sức của mình để kiếm những đồng tiền chính đáng ni sống bản
thân và gia đình, vì vậy họ cần được tôn trọng như những người lao động khác. Nhà
nước cần có những chính sách quan tâm đến người lao động giúp việc gia đình, tạo điều
kiện cho họ được tham gia học văn hóa, học nghề để có thể làm việc ổn định lâu dài.
Tiếp đó, cần tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân làm thay đổi nhận thức của mọi
người về lao động giúp việc gia đình. Nhà nước, chính quyền các cấp nên tổ chức các
chương trình giúp cho người lao động giúp việc gia đình có thể gặp gỡ nhau, cùng trao
đổi kinh nghiệm, chia sẻ những khó khăn và tơn vinh những người lao động giúp việc
gia đình có thành tích lao động tốt. Về phía người sử dụng lao động, Nhà nước cũng cần
có các chính sách tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật để họ nắm rõ quyền
lợi và nghĩa vụ của mình, thực thi theo đúng quy đinh của pháp luật để đảm bảo quyền
lợi cho chính người sử dụng lao động và người lao động giúp việc gia đình. Người lao
động giúp việc gia đình thường làm những cơng việc “thầm lặng” góp phần tạo sự thoải
mái, bình yên và hạnh phúc trong gia đình người sử dụng lao động, họ xứng đáng được
xã hội tôn trọng. Khi được xã hội thừa nhận và tôn trọng, người lao động giúp việc gia
đình sẽ khơng cịn mặc cảm về nghề nghiệp của mình và coi nghề lao động giúp việc gia
đình là một cơng việc lao động chính đáng, hợp pháp để có thể yên tâm lao động tốt.
Trên đây là một số giải pháp mà tác giả mạnh dạn đưa ra nhằm góp phần hồn
56


×