Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Lựa chọn giữa cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại asean và các cơ chế giải quyết tranh chấp trong các khu vực mậu dịch tự do asean cộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
---------------

LỰA CHỌN GIỮA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP THƢƠNG MẠI ASEAN VÀ CÁC CƠ CHẾ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP TRONG CÁC KHU VỰC MẬU
DỊCH TỰ DO ASEAN CỘNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

SV THỰC HIỆN

: NGUYỄN THỊ HẢI ÂU

KHÓA

: 36

MSSV

: 1155050016

GV HƢỚNG DẪN : TS. TRẦN THỊ THUỲ DƢƠNG
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được khóa luận tốt nghiệp này, ngồi nỗ lực của bản thân, tác giả
cịn nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ nhiều phía. Trước tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết


ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô công tác tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh
đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tác giả trong những năm học vừa qua. Vốn kiến
thức được tiếp thu trong suốt quá trình học tập tại trường không chỉ là nền tảng cho q
trình hồn thiện khóa luận này, mà cịn là hành trang quý báu để tác giả vững bước vào
đời một cách tự tin nhất.
Tiếp đến, tác giả cũng xin chân thành cảm ơn cô Trần Thị Thùy Dương đã dành
thời gian quý báu để hướng dẫn tác giả trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến gia đình – những người đã ln bên cạnh, ủng hộ và tạo mọi điều
kiện tốt nhất để tác giả được học tập, tiến bộ như hôm nay.
Cuối cùng, xin kính chúc q Thầy, Cơ dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý.

Trân trọng
Nguyễn Thị Hải Âu


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 5
CHƢƠNG I. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI ASEAN
VÀ CÁC CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG CÁC KHU VỰC
MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN CỘNG ......................................................................... 10
1.1.

Sự ra đời của cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại ASEAN và các cơ

chế giải quyết tranh chấp trong các khu vực mậu dịch tự do ASEAN cộng ....... 15
1.1.1.

Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại ASEAN .................................15


1.1.2.

Các cơ chế giải quyết tranh chấp trong các khu vực mậu dịch tự do

ASEAN cộng ..........................................................................................................................16
Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trong ACFTA .......................... 16
Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trong AKFTA và AIFTA ......... 17
Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trong AJFTA ........................... 18
Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trong AANZFTA...................... 19
1.2.

So sánh nội dung các cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN và ASEAN

cộng .......................................................................................................................... 19
1.2.1.

Những điểm chung ...........................................................................................19

1.2.1.1.

Tính mới về phương diện thực tiễn ..............................................................20

1.2.1.2.

Tính bí mật .......................................................................................... 21

1.2.1.3.

Quy định về thủ tục tham vấn, trung gian, hòa giải và thủ tục thực thi


phán quyết ............................................................................................................ 22
Quy định về thủ tục tham vấn, dàn xếp, hòa giải hoặc trung gian hòa giải .
.................................................................................................................... 22
Quy định về thực thi phán quyết ................................................................ 26
1.2.2.

Sự khác biệt ........................................................................................................27

1.2.2.1.

Cơ quan giải quyết tranh chấp ........................................................... 28

Ban hội thẩm .............................................................................................. 28


Cơ quan phúc thẩm .................................................................................... 29
SEOM ......................................................................................................... 30
Ban Thư ký ASEAN .................................................................................... 30
Ủy ban trọng tài ......................................................................................... 31
1.2.2.2.

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp ................................................ 33

Thủ tục giải quyết tranh chấp chính thức tại Ban hội thẩm, Cơ quan phúc
thẩm .................................................................................................................. 34
Thủ tục trọng tài trong cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN ................... 36
Thủ tục trọng tài trong cơ chế giải quyết tranh chấp của các khu vực mậu
dịch tự do ASEAN cộng .................................................................................... 37
1.2.2.3.


Khung thời gian và án phí................................................................... 39

Khung thời gian ......................................................................................... 39
Án phí ......................................................................................................... 41
CHƢƠNG II. NGUYÊN TẮC RES JUDICATA VÀ VIỆC LỰA CHỌN CƠ CHẾ
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI ....................................................... 43
2.1.

Phạm vi áp dụng và nguyên tắc Res Judicata trong việc lựa chọn cơ chế

giải quyết tranh chấp thƣơng mại ........................................................................... 43

2.2.

2.1.1.

Phạm vi áp dụng ...............................................................................................43

2.1.2.

Nguyên tắc Res Judicata .................................................................................47

Một số tiêu chí và việc lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại ..
.......................................................................................................................... 52
2.2.1.

Tính bắt buộc, nhanh chóng ..........................................................................53

2.2.2.


Tính hiệu quả .....................................................................................................59

2.2.3.

Chi phí tố tụng ...................................................................................................62

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 65


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự tăng lên về số lượng các quốc gia thành viên và sự phát triển về
chất lượng của các cam kết trong khuôn khổ tổ chức thương mại thế giới WTO – một
hình thức hội nhập kinh tế quốc tế tồn cầu, thì các khu vực mậu dịch tự do hình thành
trên cơ sở các Hiệp định thương mại tự do – một trong những hình thức hội nhập kinh
tế quốc tế tầm khu vực cũng đang là xu hướng được các quốc gia lựa chọn để thực hiện
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu - rộng của mình.
Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement) là thỏa thuận giữa hai hay
nhiều quốc gia tham gia ký kết nhằm xóa bỏ hạn chế, hạn ngạch hoặc rào cản hay sự
thiếu cân bằng thuế quan trong mua và bán, nhập và xuất hàng hóa, trong các vấn đề
phi đầu tư hay lao động.1 Thực hiện cam kết trong các hiệp định thương mại tự do, các
quốc gia phải tiến hành việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan theo
lộ trình cam kết nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do. Theo đó, khu
vực mậu dịch tự do (Free Trade Area) – là một dạng liên kết thương mại giữa nhóm
quốc gia nhằm xóa bỏ rào cản thuế quan, hạn ngạch và các ưu đãi đối với hầu hết (nếu
không phải tất cả) hàng hóa và dịch vụ - ra đời trên cơ sở việc thể chế hóa các các cam
kêt theo từng cấp độ với các đối tác thương mại được thể hiện theo hình thức đàm phán
thỏa thuận, thông qua các hiệp định thương mại tự do2.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và mở rộng tự do hóa thương mại, làn
sóng ký kết các hiệp định thương mại tự do đang dần trở nên mạnh mẽ trên khắp thế

giới và trở thành một xu thế mới trong quan hệ kinh tế quốc tế. Không nằm ngồi xu
thế đó, Việt Nam trong những năm qua đã rất nỗ lực, tích cực tham gia ký kết nhiều
hiệp định thương mại tự do, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội. Tính đến
nay, ngồi việc tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO, Việt Nam đã chính
1

Black's Law Dictionary, (truy cập ngày 15/6/2015).
Lê Mai Thanh (2014), “Hiệp định thương mại tự do trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế”, Tạp chí Nhà
nước và Pháp luật, số 4(312), tr. 69.
2


thức trở thành thành viên của 10 hiệp định thương mại tự do song phương và đa
phương với các đối tác quan trọng.3
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations,
viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc
gia trong khu vực Đông Nam Á4. Trong khuôn khổ ASEAN, Việt Nam đã ký kết và
triển khai thực hiện Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và Hiệp định Thương
mại tự do ASEAN - Trung Quốc, Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc,
Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Nhật Bản, Hiệp định Thương mại tự do
ASEAN – Úc – New Zealand, Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ (xin viết:
các khu vực mậu dịch tự do ASEAN cộng). Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã ký kết các
Hiệp định thương mại tự do song phương như: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam
- Nhật Bản, Hiệp định Việt Nam - Chi lê, Hiệp định Việt Nam - Lào, Hiệp định Việt
Nam - Hàn Quốc.
Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên
thế giới nói chung, đứng trước sự liên kết ngày càng chặt chẽ trong quá trình hội nhập
nhanh và sâu rộng trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, tranh chấp phát sinh liên quan
đến việc giải thích và thực hiện các hiệp định thương mại tự do là điều không tránh
khỏi. Với số lượng các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết với các đối

tác của mình, khi một tranh chấp thương mại phát sinh liên quan đến việc giải thích và
áp dụng các hiệp định thương mại tự do, sẽ khơng tránh khỏi trường hợp có hơn một cơ
chế giải quyết tranh chấp có thể được áp dụng để giải quyết. Bởi lẽ, trong khuôn khổ
đàm phán các hiệp định thương mại tự do, bên cạnh việc đàm phán các lĩnh vực
3

Theo thống kê tại (truy cập lần cuối ngày 10/6/2015).
Tổ chức này được thành lập ngày 08/8/1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia,
Singapore, và Philippines, để biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời
hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Vương quốc Brunei gia nhập vào ngày
07/01/1984, Việt Nam ngày 28/7/1995, Lào và Myanmar ngày 23/7/1997, sau đó là Campuchia ngày 30/4/1999
nâng tổng số thành viên ASEAN hiện tại lên đến con số 10. Xem tại:
(truy cập ngày 14/6/2015).
4


chun mơn về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ hoặc mua sắm chính phủ…,
các vấn đề về pháp lý – thể chế (đặc biệt là các điều khoản về giải quyết tranh chấp) là
một nội dung thiết yếu, không thể thiếu trong mỗi hiệp định thương mại tự do và
thường được cơ cấu thành một nhóm riêng5. Việc lựa chọn một cơ chế giải quyết tranh
chấp sao cho phù hợp, hiệu quả và đáng tin cậy đối với mỗi quốc gia chính là chìa khóa
của sự thành cơng trong việc các quốc gia vận hành các cam kết quốc tế này. Chính vì
vậy, tác giả đã chọn đề tài: “Lựa chon giữa cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại
ASEAN và cơ chế giải quyết tranh chấp trong các khu vực mậu dịch tự do ASEAN
cộng” cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại ASEAN và các cơ chế giải quyết tranh
chấp trong các khu vực mậu dịch tự do ASEAN cộng đều là những vấn đề đáng quan
tâm trong nghiên cứu học thuật. Tuy nhiên, việc tiến hành so sánh các cơ chế giải
quyết tranh chấp này và hướng tới việc lựa chọn một cơ chế phù hợp để áp dụng khi có

tranh chấp thực tế phát sinh lại là một định hướng nghiên cứu khá mới mẻ. Ở cả phạm
vi trong và ngoài nước, lẫn trong và ngồi trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, vấn
đề này chưa được nghiên cứu độc lập trong một cơng trình nghiên cứu khoa học nào.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận được tác giả thực hiện với mục tiêu trước hết là được tìm hiểu và
hồn thiện các kiến thức về luật thương mại quốc tế mà mình đã được học tại trường
đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Từ đó, tác giả có thể đúc kết được một nền tảng kiến
thức sâu, rộng hơn về lĩnh vực Thương mại quốc tế mà đặc biệt là pháp luật ASEAN
về giải quyết tranh chấp thương mại.

5

Lê Thị Thu Hiền (2014), “Một số vấn đề pháp lý trong đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA)”, Tạp
chí Dân chủ và Pháp luật, số tháng 6(267), tr. 11.


Thứ hai, tác giả hy vọng sẽ cung cấp được một số kiến thức hữu ích như một tài
liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề liên quan đến các cơ chế giải quyết
tranh chấp thương mại giữa các quốc gia thành viên ASEAN và các nước đối tác.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Với dung lượng có hạn của bài viết, tác giả sẽ chỉ giới hạn phạm vi và đối tượng
nghiên cứu như sau:
Về đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh
chấp thương mại ASEAN và các cơ chế giải quyết tranh chấp trong các khu vực mậu
dịch tự do ASEAN cộng trên phương diện lý luận; có sự so sánh, đánh giá và đưa ra
việc lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp khi có tranh chấp phát sinh trên
thực tế.
Về phạm vi nghiên cứu: Việt Nam hiện là thành viên của rất nhiều tổ chức quốc
tế, khu vực và tham gia ký kết rất nhiều các hiệp định song phương, đa phương để thực
hiện tiến trình tự do hóa thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế. Tranh chấp phát sinh

trong quá trình thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên là điều không
tránh khỏi. Tuy nhiên, trong phạm vi của khóa luận, tác giả xin được trình bày về việc
lựa chọn giữa cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại ASEAN và các cơ chế giải
quyết tranh chấp trong các khu vực mậu dịch tự do ASEAN cộng (bao gồm cơ chế giải
quyết tranh chấp trong các khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc, ASEAN –
Hàn Quốc, ASEAN – Nhật Bản, ASEAN – Úc – New Zealand, ASEAN – Ấn Độ).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện tốt mục đích nghiên cứu đã đề ra, trong quá trình nghiên cứu của
mình, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu truyền thống như:


-

Phương pháp phân tích: Phương pháp này được sử dụng khi tác giả tìm

hiểu, phân tích quy định của các hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại
của ASEAN và các khu vực mậu dịch tự do ASEAN cộng.
-

Phương pháp so sánh, đối chiếu kết hợp với đánh giá: các phương pháp

này được sử dụng khi tác giả nghiên cứu, so sánh quy định của cơ chế giải quyết tranh
chấp thương mại ASEAN với các cơ chế giải quyết tranh chấp trong các khu vực mậu
dịch tự do ASEAN cộng để từ đó tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt và đưa ra
những đánh giá và sự lựa chọn cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại phù hợp.
-

Phương pháp tổng hợp: phương pháp này được sử dụng trong quá trình

liên kết, xâu chuỗi các vấn đề đã được phân tích trong đề tài.

6. Cơ cấu của khóa luận
Với tất cả các vấn đề được đề cập nêu trên, ngồi Lời nói đầu, Kết luận và Danh
mục tài liệu tham khảo, Khóa luận gồm có hai chương:
Chương 1: Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại ASEAN và cơ chế giải
quyết tranh chấp trong các khu vực mậu dịch tự do ASEAN cộng.
Chương 2: Nguyên tắc Res Judicata và việc lựa chọn cơ chế giải quyết tranh
chấp thương mại.


CHƢƠNG I. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƢƠNG MẠI ASEAN
VÀ CÁC CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG CÁC KHU VỰC
MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN CỘNG
Được quy định ở các hiệp định thương mại tự do như một nội dung thiết yếu,
thỏa thuận về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam và các đối tác trong các khu
vực mậu dịch tự do ASEAN cộng hiện nay bao gồm: cơ chế giải quyết tranh chấp trong
các khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN với Trung Quốc (ACFTA), giữa ASEAN với
Hàn Quốc (AKFTA), giữa ASEAN với Nhật Bản (AJFTA), giữa ASEAN với Ấn Độ
(AIFTA) và giữa ASEAN với Úc và New Zealand (AANZFTA). Bên cạnh đó, trong
khn khổ tổ chức ASEAN, cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại ASEAN cũng
được các quốc gia thành viên thiết lập nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh
chấp thương mại phát sinh.
Bảng 1. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại ASEAN và các cơ chế giải quyết
tranh chấp trong các khu vực mậu dịch tự do ASEAN cộng6
Quy

Khu vực
mậu dịch
tự do

Thành

viên

Có hiệu lực/
hồn

thành

các cam kết

Phạm
vi đã
cam
kết

định về
cơ chế
giải
quyết
tranh
chấp

6

Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, NXB. Công an nhân dân, tr. 805-814.


Thươ
ng
mại
hàng

hóa 7 ,

AFTA
trong
khn
khổ

tổ

ASEAN1

1993/2010/20

0

15

chức

thươn

Nghị

g mại

định

dịch

thư


8

vụ

,

đầu

ASEAN



năm
2004

9

,

giải
quyết
tranh
chấp

ASEAN1
ACFTA

0-Trung
Quốc


7

2004/2010/20
15

Thươ

Hiệp

ng

định về

mại

cơ chế

hàng

giải

hóa,

quyết

dịch

tranh


vụ,

chấp

Các quy định chi tiết được dẫn chiếu tới Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của khu
vực mậu dịch tự do ASEAN (“CEPT”) thông qua ngày 28/1/1992 tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ tư.
CEPT là cơ chế chính để thực hiện AFTA. Đến tháng 8/2007, các ngoại trưởng ASEAN đã nhất trí việc nâng cấp
cơ chế CEPT-AFTA thành một văn kiện pháp lý toàn diện hơn để tăng cường năng lực cạnh tranh của ASEAN.
Hiệp định ASEAN về thương mại hàng hóa(“ATIGA”) đã ra đời. ATIGA được ký kết ngày 26/2/2009 và có hiệu
lực ngày 17/5/2010, trở thành một văn kiện “tất cả trong một”, góp phần nâng cao tính minh bạch và dễ dự đốn
của khung pháp lý ASEAN về thương mại hàng hóa.
8
Hiệp định khung ASEAN về thương mại dịch vụ (“AFAS”) được ký kết ngày 1/12/1995.
9
Hiệp định toàn diện của ASEAN về đầu tư (“ACIA”) được ký kết ngày 26/2/2009.


đầu

thuộc

tư,

Hiệp

giải

định

quyết


khung

tranh

về hợp

chấp

tác
kinh tế
tồn
diện
giữa
ASEA
N



Trung
Quốc
năm
2004.

ASEAN1
AKFTA

0-Hàn
Quốc


2007/2010/16
-18

Thươ

Hiệp

ng

định

mại

ASEA

hàng

N-Hàn

hóa,

Quốc

dịch

về

vụ,

chế


đầu

giải

tư,

quyết

giải

tranh

quyết

chấp

tranh

năm

chấp

2005




Thươ
ng

mại
hàng
hóa,
ASEAN1
AJFTA

0-Nhật
Bản

2008/2012/20
18

dịch
vụ,
đầu
tư,
giải
quyết
tranh
chấp
Thươ
ng
mại

AIFTA

ASEAN1
0-Ấn Độ

hàng

2010/2013

hóa,
giải
quyết
tranh
chấp

ASEAN1
AANZFT

0-Úc-

A

New
Zealand

2010/2013

Chươn
g

17,

Hiệp
định
Đối tác
kinh tế
tồn

diện
ASEA
N

-

Nhật
Bản
Hiệp
định
ASEA
N-Ấn
Độ về
cơ chế
giải
quyết
tranh
chấp

Thươ

Chươn

ng

g

mại

Hiệp


hàng

định

hóa,

thành

dịch

lập khu

9,


vụ,

vực

đầu

thương

tư,

mại tự

giải


do

quyết

ASEA

tranh

N - Úc

chấp


New
Zealan
d


1.1.

Sự ra đời của cơ chế giải quyết tranh chấp thƣơng mại ASEAN và các cơ
chế giải quyết tranh chấp trong các khu vực mậu dịch tự do ASEAN cộng

1.1.1. Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN với 10 quốc gia thành viên
(Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào,
Myanmar và Campuchia) ra đời từ ngày 08/08/1967 tại Bangkok, Thái Lan trên cơ sở
Tuyên bố Bangkok. Trong 10 năm đầu tồn tại của mình, ASEAN chủ yếu hoạt động
tập trung vào các vấn đề chính trị, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tìm kiếm lập
trường chung vì an ninh khu vực cũng như an ninh của từng quốc gia thành viên. Đặc

trưng liên kết chủ yếu ở giai đoạn này là liên kết về thái độ dung nhận, thương lượng,
hòa giải, tránh va chạm, căng thẳng giữa các quốc gia để tập trung vào tăng cường,
củng cố trong mỗi nước. Bởi lẽ trong giai đoạn mới thành lập này, khu vực ASEAN
còn phải đối mặt với nhiều bất ổn chính trị.10
Gần 38 năm tồn tại và phát triển sau đó, ASEAN đã có những thay đổi lớn,
những bước phát triển vượt bậc trong quá trình liên kết và hợp tác toàn diện giữa các
quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, trong lĩnh vực thương mại, kể từ Hội
nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ tư tại Singapore vào tháng 1/1992, bằng việc ký kết
hai văn kiện quan trọng là Hiệp định về chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực
chung (CEPT) để thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và Hiệp định
khung về tăng cường hợp tác kinh tế, đã đánh dấu bước tiến trong hợp tác kinh tế
ASEAN. Việc ký kết các văn kiện này đã đánh dấu cột mốc phát triển quan trọng của
ASEAN trong tiến trình mở rộng hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thành viên11. Quan
hệ kinh tế giữa các nước thành viên ASEAN giai đoạn này đã trở thành một trong
những nội dung quan trọng của thực tiễn hoạt động của tổ chức khu vực ASEAN. Ý
10

Lê Minh Tiến (2007), “Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN”, Tạp chí Luật học, số 9/2007, tr. 1.
Xem bài viết “Giới thiệu cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN”, tại:
(truy cập ngày 16/6/2015).
11


tưởng hình thành một “tổ chức liên kết khu vực Đơng Nam Á vì mục tiêu chính trị hơn
là vì mục tiêu kinh tế”12 đã dần chuyển thành một tổ chức liên kết tồn diện của khu
vực Đơng Nam Á, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại.
Sự tăng cường và phát triển về hợp tác trong lĩnh vực kinh tế - thương mại của
ASEAN đã đặt ra nhu cầu cần phải có một cơ chế giải quyết tranh chấp rõ ràng, cụ thể
dành riêng cho các tranh chấp trong lĩnh vực này. Vì vậy, căn cứ vào Điều 9 của Hiệp
định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN, vào ngày 20/11/1996 tại Manila

(Philipines), các quốc gia thành viên ASEAN đã tiến hành ký kết Nghị định thư về cơ
chế giải quyết tranh chấp (Protocol on Dispute Settlement Mechanism), khai sinh cơ
chế giải quyết tranh chấp kinh tế - thương mại của ASEAN. Văn kiện này được sửa đổi
và thay thế bởi Nghị định thư về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp (ASEAN
Protocol on Enhanced Dispute Settlement Mechanism) có hiệu lực từ ngày 29/11/2004.
1.1.2. Các cơ chế giải quyết tranh chấp trong các khu vực mậu dịch tự do ASEAN
cộng
Như đã trình bày trong Bảng 1, tính đến năm 2010, Việt Nam đã tham gia 5 hiệp
định thương mại tự do đa phương trong khn khổ ASEAN với các nước đối tác ngồi
khu vực ASEAN gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, New Zealand.
Nói cách khác, Việt Nam hiện là thành viên của 5 khu vực mậu dịch tự do hình thành
trong khn khổ ASEAN và các nước đối tác ngoài khu vực.
Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trong ACFTA
Trong những năm vừa qua, quan hệ kinh tế, thương mại giữa ASEAN và Trung
Quốc không ngừng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là kể từ năm 2010, việc đàm phán về
hợp tác kinh tế, thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc đã kết thúc. Kết quả là khu

12

Trần Thăng Long (2006), “Về một số cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN hiện nay”, Tạp chí Nhà nước
và pháp luật, số 12/2006, tr. 71.


vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (“ACFTA”) được thành lập bằng việc ký
kết Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện nhằm thiết lập khu vực mậu dịch tự
do ASEAN - Trung Quốc vào tháng 11 năm 2002. Khu vực mậu dịch tự do ASEAN Trung Quốc là một thỏa thuận thương mại khu vực có ý nghĩa tồn cầu. Xét về quy mơ
thương mại giữa hai bên, ACFTA là một khu vực thương mại tự do năng động với dân
số trên 1,9 tỉ người và tổng GDP lên tới 6000 tỷ USD. Trung Quốc là đối tác thương
mại lớn nhất của ASEAN và ASEAN là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Trung
Quốc.13 Theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung

Quốc, các nước ASEAN và Trung Quốc đã ký kết 4 hiệp định cụ thể khác nhằm mục
đích cụ thể hóa việc thực hiện Hiệp định khung: Hiệp định về thương mại hàng hóa
năm 2004, Hiệp định về thương mại dịch vụ năm 2007, Hiệp định về đầu tư năm 2009
và Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế
toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2004.
Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp thuộc Hiệp định khung về hợp tác
kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc được ký kết ngày 29/11/2004 nhằm điều
chỉnh những vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh chấp giữa chính phủ với chính
phủ phát sinh theo Hiệp định khung và các hiệp định có liên quan. Việc ra đời Hiệp
định về cơ chế giải quyết tranh chấp này góp phần tạo cơ sở pháp lý cho việc vận hành
cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung
Quốc, đảm bảo hiệu quả của việc thực thi các thỏa thuận tự do hóa thương mại của các
quốc gia ký kết, góp phần tăng cường sự hợp tác phát triển kinh tế giữa các quốc gia.
Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trong AKFTA và AIFTA
Tương tự như Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp thuộc Hiệp định khung
về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Trung Quốc được ký kết nhằm cụ thể hóa
13

/>cập ngày 19/06/2015).

Theo
(truy


Hiệp định khung, trong quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại giữa ASEAN và Hàn
Quốc, giữa ASEAN và Ấn Độ cũng ra đời những hiệp định về cơ chế giải quyết tranh
chấp với cùng một cách tiếp cận. Cụ thể: (i) Hiệp định về cơ chế giải quyết tranh chấp
thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc được
ký kết vào ngày 13/12/2005 nhằm cụ thể hóa những quy định về tự do hóa thương mại
giữa ASEAN và Hàn Quốc theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa

ASEAN và Hàn Quốc (ký kết ngày 13/12/2005); (ii) Hiệp định về cơ chế giải quyết
tranh chấp thuộc hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Ấn Độ
được ký kết ngày 13/8/2009 nhằm cụ thể hóa những quy định về tự do hóa thương mại
giữa ASEAN và Ấn độ theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa
ASEAN và Ấn Độ (ký kết ngày 8/10/2003). Mục đích chung của 2 hiệp định này là
nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh từ Hiệp định
khung và các hiệp định liên quan giữa các chính phủ (trừ tranh chấp giữa nhà đầu tư
với chính phủ nước tiếp nhận đầu tư không thuộc phạm vi đề cập).
Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trong AJFTA
Một trong những đối tác quan trọng khác của ASEAN là Nhật Bản. Với dòng
vốn FDI vào ASEAN lớn thứ hai kể từ tháng 5/200914, ý tưởng về một khu vưc mậu
dịch tự do ASEAN – Nhật Bản đã xuất hiện. Khác với cách tiếp cận của ASEAN và
Trung Quốc hay Hàn Quốc, Ấn Độ, hai bên không đàm phán các hiệp định riêng rẽ
trong từng lĩnh vực cụ thể mà quy định các biện pháp thúc đẩy hợp tác trong Hiệp định
Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản ký kết ngày 7/4/2008, đánh dấu sự ra đời
của khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Nhật Bản. Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện
ASEAN - Nhật Bản ghi nhận các thỏa thuận hợp tác, các biện pháp thúc đẩy tự do hóa
thương mại giữa ASEAN và Nhật Bản trong các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương
mại dịch vụ và đầu tư giữa các bên. Ngoài ra, Hiệp định còn dành ra một chương
14

Theo Dữ liệu thống kê ASEAN FDI, nguồn: Đại học Luật Hà Nội (2014), Giáo trình Luật Thương mại quốc
tế, NXB. Cơng an nhân dân, tr. 813.


(Chương 9) quy định các điều khoản về giải quyết tranh chấp nhằm thiết lập một cơ
chế giải quyết tranh chấp áp dụng đối với các tranh chấp phát sinh từ Hiệp định.
Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại trong AANZFTA
Giống như mối quan hệ pháp lý về hội nhập kinh tế của ASEAN và Nhật Bản,
các quy tắc về hợp tác kinh tế - thương mại giữa ASEAN, Úc và New Zealand, cũng

được ghi nhận trong một văn kiện pháp lý toàn diện là Hiệp định thành lập khu vực
thương mại tự do ASEAN - Úc và New Zealand (được ký kết ngày 27/2/2009). Bên
cạnh các chương quy định về các điều khoản chung, các nội dung cam kết về thương
mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư,… Chương 17 của Hiệp định thành lập khu
vực thương mại tự do ASEAN - Úc và New Zealand quy định về tham vấn và giải
quyết tranh chấp phát sinh từ Hiệp định, với mục tiêu là nhằm cung cấp một q trình
minh bạch, có hiệu lực và hiệu quả cho việc tham vấn, giải quyết các tranh chấp phát
sinh từ Hiệp định15.
1.2.

So sánh nội dung các cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN và ASEAN cộng
Khi nghiên cứu về một cơ chế giải quyết tranh chấp, các vấn đề sau sẽ được lưu

ý: (i) Cơ quan giải quyết tranh chấp; (ii) Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp; (iii)
Vấn đề khung thời gian; và (iv) Án phí. Tác giả sẽ tiến hành phân tích các đặc điểm
của cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN và của các cơ chế giải quyết tranh chấp trong
các khu vực mậu dịch tự do ASEAN cộng trong tương quan so sánh với nhau, dựa trên
cấu trúc chiều ngang (nêu những điểm chung và những đặc điểm riêng khác biệt trong
từng cơ chế). Từ đó, có được những cơ sở cho việc đánh giá và lựa chọn cơ chế giải
quyết tranh chấp phù hợp ở Chương II.
1.2.1. Những điểm chung

15

Điều 1 Chương 17 Hiệp định thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN - Úc và New Zealand.


Trước hết, không thể phủ nhận một số điểm chung được quy định ở cả cơ chế
giải quyết tranh chấp thương mại ASEAN và cơ chế giải quyết tranh chấp trong các
khu vực mậu dịch tự do ASEAN cộng:

1.2.1.1.

Tính mới về phương diện thực tiễn

Ra đời từ năm 1996, với một quá trình học hỏi và phát triển tương đối lâu dài,
các quy định của cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN được đánh giá là “rất giống với
cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được quy định trong DSU”16. Cơ chế giải quyết
tranh chấp của ASEAN được xem như “một cơ chế giải quyết tranh chấp thu nhỏ của
WTO được áp dụng trong khu vực ASEAN”17.
Khác với cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN, cơ chế giải quyết tranh chấp
trong các khu vực mậu dịch tự do ASEAN cộng đều là những cơ chế mới được thành
lập trong những năm gần đây cùng với trào lưu tự do hóa thương mại bên cạnh các
Hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, một điểm chung đáng để nhấn mạnh đó chính
là “tính mới về phương diện thực tiễn” của 6 cơ chế giải quyết tranh chấp này. Cơ chế
giải quyết tranh chấp trong ACFTA, AKFTA, AIFTA, AJFTA, AANZFTA đều là
những cơ chế mới được thành lập, khơng có trường hợp tranh chấp nào phát sinh trên
thực tế được đưa ra giải quyết bởi các cơ chế này làm cơ sở để nghiên cứu, đánh giá.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN cũng có tình trạng tương tự, từ ngày thành
lập cho đến nay khơng có một trường hợp duy nhất nào được đưa vào hệ thống giải
quyết tranh chấp của ASEAN18. Do đó, những nội dung được mang ra so sánh, đánh
giá giữa các cơ chế giải quyết tranh chấp trong bài viết chỉ là những so sánh, đánh giá
16

Phan Út Hiền (2011), “Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 1(62), tr. 53.
Phan Út Hiền (2011), “Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 1(62), tr. 54.
18
Joseph Wira Koesnaidi, S.H., LL.M, Jerry Shalmont, S.H., M.H., Yunita Fransisca, S.H., LL.M., Putri
Anindita Sahari, LL.B; “For a more efective and competitive ASEAN dispute settlement mechanism”, tr. 4, xem
tại:
/>UTE_SETTLEMENT_MECHANISM.pdf (truy cập ngày 27/6/2015).

17


dựa trên cơ sở quy định của các hiệp định và những nhận xét, kết luận chỉ mang tính
chất lý luận.
1.2.1.2.

Tính bí mật

Tương tự như trong WTO, thủ tục tố tụng của Ban hội thẩm, Cơ quan phúc
thẩm trong cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại ASEAN và Ủy ban trọng tài trong
các cơ chế giải quyết tranh chấp của các khu vực mậu dịch tự do ASEAN cộng đều
được tiến hành bí mật:
Ban Hội thẩm trong cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN phải họp kín, việc
nghị án của Ban Hội thẩm và những tài liệu được đệ trình cũng phải được giữ bí mật.
Ủy ban trọng tài giải quyết tranh chấp được thành lập để xem xét tranh chấp tiến hành
họp kín. Theo yêu cầu của các bên, phiên họp giải quyết tranh chấp chỉ tiến hành với
sự có mặt của các bên; thậm chí việc xem xét giải quyết tranh chấp có thể chỉ dựa trên
những tài liệu, chứng cứ được cung cấp bởi các bên mà không cần phải mở phiên họp
để tranh luận vấn đề.19
Tương tự như Ban hội thẩm, hoạt động của Cơ quan phúc thẩm trong cơ chế
giải quyết tranh chấp ASEAN cũng được giữ bí mật, khơng cơng khai20.
Q trình bàn bạc, thảo luận của Uỷ ban trọng tài trong các cơ chế giải quyết
tranh chấp của các khu vực mậu dịch tự do ASEAN cộng cũng sẽ được giữ bí mật21.
Các bên tranh chấp sẽ chỉ được có mặt ở các buổi làm việc khi được Uỷ ban trọng tài
mời dự. Ủy ban trọng tài sẽ tổ chức các buổi xét xử kín, trừ khi các bên trong tranh
chấp có thỏa thuận khác. Trường hợp có các trọng tài viên và những người được Hội

19


Khoản 2, 3 Mục 2 Phụ lục II Nghị định thư năm 2004.
Khoản 9 Điều 12 Nghị định thư năm 2004.
21
Khoản 4 Điều 9 ACFTA, khoản 3 Điều 10 AKFTA, khoản 6 Điều 13 AANZFTA, khoản 9 Phụ lục AIFTA,
khoản 8 Điều 68 AJFTA.
20


đồng trọng tài giữ lại tham gia phiên họp xét xử, họ phải đảm bảo việc duy trì tính bảo
mật của các thủ tục tố tụng trọng tài.22
1.2.1.3.

Quy định về thủ tục tham vấn, trung gian, hòa giải và thủ tục thực thi phán
quyết

Giống như trong DSU của WTO, quy trình giải quyết tranh chấp của ASEAN
bao gồm các bước: (i) Tham vấn; (ii) Thủ tục trung gian, hòa giải; (iii) Thủ tục giải
quyết tranh chấp tại Ban hội thẩm; (iv) Thủ tục giải quyết tranh chấp tại cơ quan phúc
thẩm; (v) Thi hành phán quyết và khuyến nghị; (vi) Thủ tục cưỡng chế thi hành.
Trình tự và thủ tục về giải quyết tranh chấp trong các khu vực tự do ASEAN
cộng cũng được xác định tương tự, bao gồm các bước như : (i) Tham vấn; (ii) Trung
gian hòa giải; (iii) Thành lập hội đồng trọng tài; (iv) Thực hiện báo cáo của hội đồng
trọng tài; (v) Bồi thường và tạm ngừng ưu đãi.
Như vậy, về cơ bản, trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp của ASEAN và các
khu vực tự do ASEAN cộng có một số thủ tục giống nhau như: Tham vấn, trung gian
hòa giải và thủ tục thực thi phán quyết, cưỡng chế thi hành phán quyết.
Quy định về thủ tục tham vấn, dàn xếp, hịa giải hoặc trung gian hịa giải
Nhìn chung, cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN và các cơ chế giải quyết tranh
chấp trong các khu vực mậu dịch tự do ASEAN đều có quy định thủ tục tham vấn, dàn
xếp, hòa giải hoặc trung gian hòa giải. Đây là các hình thức giải quyết tranh chấp bổ

trợ mà các bên có thể sử dụng trước hoặc trong khi đưa tranh chấp ra giải quyết bởi thủ
tục giải quyết chính thức (thủ tục giải quyết tranh chấp tại Ban hội thẩm, Cơ quan phúc
thẩm hoặc Ủy ban trọng tài). Đây là những biện pháp giải quyết tranh chấp hịa bình,
chủ yếu nhằm giúp các bên có những trao đổi, thương lượng trước khi vấn đề trở nên
nghiêm trọng hơn.
22

Khoản 4 Điều 9 ACFTA, khoản 11 Phụ lục AKFTA, khoản 6 Điều 13 AANZFTA, khoản 9 Phụ lục AIFTA,
khoản 8 Điều 68 AJFTA.


Tham vấn
Cơ chế giải quyết tranh chấp của ASEAN và cơ chế giải quyết tranh chấp trong
các khu vực mậu dịch tự do ASEAN cộng đều bắt đầu bằng quá trình tham vấn nhằm
giúp các bên có cơ hội để giải quyết tranh chấp một cách hịa bình thơng qua một thỏa
thuận có lợi cho cả hai bên. Yêu cầu tham vấn sẽ chính thức khởi động các cơ chế giải
quyết tranh chấp và tạo ra việc áp dụng các quy định về giải quyết tranh chấp trong các
Hiệp định về giải quyết tranh chấp.
Nếu có bất kỳ bất cứ vấn đề nào ảnh hưởng đến việc thực hiện, giải thích hoặc
áp dụng các hiệp định về kinh tế, thương mại của ASEAN, cũng như các hiệp định
thương mại tự do ASEAN cộng như Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện
nhằm thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc, Hiệp định khung về hợp
tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc, Hiệp định khung về hợp tác kinh tế
toàn diện giữa ASEAN và Ấn Độ,…, các bên sẽ có quyền yêu cầu tham vấn và các
nước thành viên phải tạo cơ hội thỏa đáng cho việc tiến hành tham vấn đối với mọi ý
kiến phản đối của các nước thành viên khác (cụ thể xem thêm tại chương II – phạm vi
áp dụng). Trong chừng mực có thể, mọi sự bất đồng sẽ phải được giải quyết trên cơ sở
thiện chí giữa các nước thành viên23.
Trong cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại ASEAN, bên khiếu nại trước hết
sẽ đưa ra yêu cầu tham vấn cho bên kia, đồng thời thông báo yêu cầu tham vấn của

mình cho Hội nghị các quan chức kinh tế cao cấp (Senior Economic Officials Meeting
– SEOM)24. Bên bị yêu cầu tham vấn phải trả lời trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận
được yêu cầu và phải tiến hành tham vấn trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được

23

Khoản 1 Điều 3 Nghị định thư năm 2004, khoản 4 Điều 4 ACFTA, khoản 4 Điều 3 AKFTA, khoản 6 Điều 6
Chương 17 AANZFTA, khoản 4 Điều 4 AIFTA, khoản 5 Điều 62 AJFTA.
24
Khoản 3 Điều 3 Nghị định thư 2004.


yêu cầu25. Nếu tham vấn không giải quyết được các tranh chấp trong thời hạn 60 ngày,
bên khiếu nại có thể đưa vấn đề lên SEOM để yêu cầu thành lập một Ban hội thẩm để
giải quyết26.
Khác với cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại ASEAN, cơ chế giải quyết
tranh chấp trong các khu vực mậu dịch tự do ASEAN cộng không quy định nghĩa vụ
thông báo yêu cầu tham vấn đến SEOM. Thay vào đó, bản sao của các yêu cầu tham
vấn sẽ được bên khiếu nại đồng thời gửi đến tất cả các nước ký kết khác của các Hiệp
định thương mại tự do.27 Bên bị yêu cầu tham vấn trong quy định của các cơ chế giải
quyết tranh chấp trong các khu vực mậu dịch tự do ASEAN cộng cũng được quy định
phải trả lời và phải tiến hành tham vấn trong vòng một thời hạn nhất định.28 Nếu tham
vấn không giải quyết được các tranh chấp trong thời hạn các thời hạn được quy định,
vấn đề có thể được giải quyết thơng qua một Ủy ban trọng tài do các bên thành lập:
Bên khiếu nại có thể gửi yêu cầu bằng văn bản đến bên bị khiếu nại để thành lập một
Ủy ban trọng tài để xem xét vấn đề tranh chấp.29
Thủ tục thủ tục dàn xếp, hịa giải hoặc trung gian hịa giải
Ngồi tham vấn là bắt buộc, các cơ chế giải quyết tranh chấp còn cung cấp các
phương thức khác sử dụng để giải quyết tranh chấp một cách thân thiện, bao gồm: thủ
tục dàn xếp, hòa giải hoặc trung gian hòa giải.

Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại ASEAN quy định thủ tục trên tại Điều
4 Nghị định thư năm 2004 nhằm giúp tranh chấp có thể được giải quyết nhanh chóng
25

Khoản 4 Điều 3 Nghị định thư 2004.
Khoản 1 Điều 5 Nghị định thư 2004.
27
Khoản 2 Điều 4 ACFTA, khoản 2 Điều 3 AKFTA, khoản 3 Điều 6 Chương 17 AANZFTA, khoản 2 Điều 4
AIFTA, khoản 2 Điều 62 AJFTA.
28
Khoản 3 Điều 4 ACFTA, khoản 3 Điều 3 AKFTA, khoản 4 Điều 6 Chương 17 AANZFTA, khoản 3 Điều 4
AIFTA, khoản 4 Điều 62 AJFTA.
29
Khoản 1 Điều 6 ACFTA, khoản 1 Điều 5 AKFTA, khoản 1 Điều 8 Chương 17 AANZFTA, khoản 1 Điều 6
AIFTA, khoản 1 Điều 64 AJFTA.
26


trong hịa bình. Mục đích của thủ tục dàn xếp, hòa giải hoặc trung gian hòa giải là để
đạt được một giải pháp hoà giải các tranh chấp, và để ngăn chặn không để một trong
hai bên mất mặt30. Thủ tục dàn xếp bao gồm chủ yếu là cung cấp những hỗ trợ hậu cần
giúp các bên đàm phán trong một bầu khơng khí thân thiện, hiệu quả. Hịa giải liên
quan đến sự tham gia trực tiếp của một bên thứ ba trong các cuộc thảo luận và đàm
phán giữa các bên: “hịa giải là một q trình giải quyết tranh chấp mang tính chất
riêng tư, trong đó hịa giải viên là người thứ ba được chính các bên tranh chấp lựa
chọn giúp các bên tranh chấp đạt được sự thỏa thuận”31. Trong một q trình hịa giải,
hịa giải viên khơng chỉ tham gia và đóng góp vào các cuộc thảo luận và đàm phán, mà
còn đề xuất một giải pháp cho các bên.32 Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các bên sẽ không bị
buộc phải chấp nhận đề nghị này. Đới với phương thức trung gian hòa giải, Tổng thư
ký ASEAN, trong quyền hạn đương nhiên của mình, có thể tiến hành nhằm hỗ trợ các

quốc gia thành viên giải quyết tranh chấp (khoản 3 Điều 4 Nghị định thư năm 2004).
Các phương thức này có thể được sử dụng để giải quyết tranh chấp vào bất kỳ
thời điểm nào của tranh chấp và theo quy định thì một khi thủ tục dàn xếp, hòa giải
hoặc trung gian hòa giải đã chấm dứt thì bên khiếu nại mới có quyền yêu cầu SEOM
thành lập Ban Hội thẩm (khoản 1 Điều 4 Nghị định thư năm 2004). Như vậy, các
phương thức giải quyết tranh chấp này có thể được áp dụng đồng thời hoặc độc lập với

30

Joseph Wira Koesnaidi, S.H., LL.M, Jerry Shalmont, S.H., M.H., Yunita Fransisca, S.H., LL.M., Putri
Anindita Sahari, LL.B; “For a more efective and competitive ASEAN dispute settlement mechanism”, tr. 9, xem
tại:
/>UTE_SETTLEMENT_MECHANISM.pdf (truy cập ngày 27/6/2015).
31
Nguyễn Ngọc Lâm (2010), Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại quốc tế - nhận dạng tranh chấp, biện
pháp ngăn ngừa và phương pháp giải quyết, NXB. Chính trị quốc gia, tr 282 – 285.
32
Trích theo: Joseph Wira Koesnaidi, S.H., LL.M, Jerry Shalmont, S.H., M.H., Yunita Fransisca, S.H., LL.M.,
Putri Anindita Sahari, LL.B; “For a more efective and competitive ASEAN dispute settlement mechanism”, tr.
14, xem tại:
/>UTE_SETTLEMENT_MECHANISM.pdf (truy cập ngày 27/6/2015).


×