Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

LÝ THUYẾT KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO VÀ KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.09 KB, 17 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngà _ KTQT42
LÝ THUYẾT KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO VÀ KHU VỰC MẬU DỊCH
TỰ DO ASEAN – TRUNG QUỐC
1.1. LÝ THUYẾT VỀ KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO:
1.1.1. Tự do hoá thương mại:
Cơ sở khách quan của xu hướng này bắt nguồn từ quá trình quốc tế hoá
đời sống kinh tế thế giới với những cấp độ là toàn cầu hoá và khu vực hoá, lực
lượng sản xuất phát triển vượt ra ngoài phạm vi biên giới một quốc gia, sự phân
công lao động quốc tế phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu, vai trò của công ty đa
quốc gia được tăng cường, hầu hết các quốc gia chuyển sang xây dựng “mô
hình kinh tế mở” với việc khai thác ngày càng triệt để lợi thế so sánh của nền
kinh tế mỗi nước. Tự do hoá thương mại đều đưa lại lợi ích cho mỗi nước, dù
trình độ phát triển có khác nhau và nó phù hợp với trình độ phát triển của văn
minh nhân loại.
Nội dung của tự do hoá thương mại là nhà nước áp dụng các biện pháp
cần thiết để từng bước giảm thiểu những trở ngại trong hàng rào thuế quan và
hàng rào phi thuế quan trong quan hệ mậu dịch quốc tế, nhằm tạo điều kiện
ngày càng thuận lợi hơn cho việc phát triển các hoạt động thương mại quốc tế
cả bề rộng lẫn bề sâu. Đương nhiên tự do hoá thương mại trong thương mại
trước hết nhằm vào việc thực hiện chủ trương mở rộng quy mô xuất khẩu của
mỗi nước cũng như đạt tới những điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu.
Kết quả của tự do hoá thương mại là ngày càng mở cửa dễ dàng hơn thị trường
nội địa cho hàng hoá, công nghệ nước ngoài cũng như các hoạt động dịch vụ
quốc tế được xâm nhập vào thị trường nội địa, đồng thời cũng đạt được một sự
thuận lợi hơn từ phía các bạn hàng cho việc xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ từ
trong nước ra nước ngoài. Điều đó có nghĩa là phải đạt tới một sự hài hoà giữa
tăng cường xuất khẩu với nới lỏng nhập khẩu.
Các biện pháp để thực hiện tự do hoá thương mại chính là việc điều
chỉnh theo chiều hướng nới lỏng dần với bước đi phù hợp trên cơ sở các thoả
1
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngà _ KTQT42


thuận song phương và đa phương giữa các quốc gia đối với các công cụ bảo hộ
mậu dịch đã và đang tồn tại trong quan hệ thương mại quốc tế. Việc hình thành
các liên kết kinh tế quốc tế cũng tạo thuận lợi cho tự do hoá thương mại trước
hết trong khuân khổ các tổ chức đó. Quá trình tự do hoá gắn liền với những
biện pháp có đi có lại trong khuôn khổ pháp lý giữa các quốc gia.
Trên cơ sở phân tích sự không tương đồng giữa việc bảo hộ bằng hạn
ngạch và thuế quan, các nhà kinh tế cho rằng tự do hoá thương mại ở các nước
đang phát triển là: Một quá trình chuyển dịch khỏi hạn chế bằng hạn ngạch với
những tỷ giá hối đoái mất cân bằng đến một hệ thống chỉ sử dụng hệ thống thuế
quan với tỷ giá hối đoái cân bằng.
Những nước này bắt đầu nhận thức về tự do hoá thương mại và tiến hành
cuộc cải cách từ giữa những năm 1980, tuy chất lượng cải cách còn chưa cao và
quy mô chưa sâu, tự do hoá thương mại đã được hỗ trợ bởi các hiệp ước với
quỹ tiền tệ quốc tế IMF và trong nhiều trường hợp bởi những khoản cho vay để
tiến hành cải cách của Ngân hàng thế giới, tuy nhiên hiện nay vấn đề này được
quan tâm và thực hiện ở nhiều nước đang phát triển với chất lượng cải cách cao
và phạm vi sâu rộng. Đối với các nước đang phát triển này, mặc dù người ta đã
chỉ ra những lợi ích lâu dài của việc giải phóng thương mại nhưng các nước
cũng phải gánh chịu cái giá để thực hiện nó khi những khu vực được bảo hộ
chính thức buộc phải cạnh tranh với hàng nhập. Loại bỏ sự kiểm soát giá cả và
sự hạn chế, cái thường đi cùng với những cải cách thương mại, có thể cũng đặt
ra những nhu cầu cơ bản ra ngoài khả năng mua của bộ phận dân chúng nghèo
nhất. Trong trường hợp này, sự hỗ trợ của chính phủ với các cải cách có thể
được nâng cao và những chi phí trong quá độ cần giảm xuống bằng cách thúc
đẩy sự cạnh tranh với nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho những điều chỉnh
thị trường lao động và phải đạt được những lợi ích thực tế chắc chắn cho những
bộ phận dân chúng nghèo nhất. Song, tự do hoá thương mại hiện nay được coi
như là một phương thức có hiệu quả hơn để đẩy mạnh xuất nhập khẩu và tăng
khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước.
2

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngà _ KTQT42
Song, theo Micheal Mussa thì tự do hoá thương mại được hiểu là hạn
mức bảo hộ nói chung và thu hẹp khoảng chênh lệch mức bảo hộ giữa các ngành
khác nhau.
Xét theo một góc độ khác thì tự do hoá thương mại bao hàm cả việc xoá
bỏ những kiểm soát- sự phá bỏ các biện pháp phi thuế quan- cũng như những
chính sách chuyển các thể chế thương mại sang các trung lập – một sự giảm
trong xu hướng nghiêng về một hoạt động đặc thù, đặc biệt sự sản xuất thay thế
hàng nhập khẩu.
Trung lập được định nghĩa như là một tình huống trong đó tỷ lệ hối đoái
có hiệu quả đối với các hàng xuất khẩu của một nước – Tỷ lệ hối đoái danh
nghĩa được đỉều chỉnh đối với thuế xuất khẩu và trợ cấp xuất khẩu – là tương
đương với tỷ lệ hối đoái có hiệu quả đối với hàng nhập khẩu. Tỷ lệ hối đoái
danh nghĩa được đỉều chỉnh đối với thuế có được do nhũng hạn chế về định
lượng. Một hệ thống đòn bẩy trung lập có khả năng thích hợp hơn để khuyến
khích sự sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên. Thể chế trung lập có thể
được hoàn thiện bằng việc giảm bớt số tiền phải đóng góp của khu vực xuất
khẩu hoặc giảm bớt thuế quan đối với các hàng xuất khẩu vì chúng bù lại
khuynh hướng chống xuất khẩu được tạo ra bởi hệ thống bảo hộ. Tuy nhiên trợ
cấp xuất khẩu có thể phá vỡ các thể chế trung lập và dẫn tới một sự sử dụng
không hiệu quả các nguồn tài nguyên.
Phá bỏ các kiểm soát không phải bao giờ cũng là một sự thay đổi hướng
tới các thể chế trung lập. Một ví dụ của sự phá bỏ kiểm soát mà không có sự
thay đổi hướng tới các thể chế trung lập là sự thay thế các hạn chế về số lượng
bằng thuế quan tương đương. Tuy nhiên, sự bãi bỏ các hạn chế về số lượng sẽ
tạo ra những thể chế thương mại đơn giản hơn, và vì vậy sẽ làm giảm các hoạt
động tìm kiếm lợi nhuận qua các kẽ hở, làm tăng độ nhạy giá cả của hệ thống
thương mại, sự bãi bỏ các hạn chế này được sử dụng như là cơ sở cho sự giảm
thuế quan sau đó.
3

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngà _ KTQT42
Trên thực tế, tự do hoá thương mại được hiểu là những cải cách nhằm
xoá bỏ dần dần mọi cản trở đối với thương mại, bao gồm thuế quan và phi thuế
quan. Được nghiên cứu trong mối liên hệ với các chính sách khác trong hệ thống
chính sách kinh tế của chính phủ.
Để tiến hành tự do hoá thương mại phải trải qua các bước cơ bản
như: Xác định mục tiêu và bối cảnh của cải cách, xác định đặc trưng của
thời điểm tiến hành để đưa ra tốc độ cải cách phù hợp, và xác định trình tự
cần thiết cho cuộc cải cách.
1.1.2. Khu vực mậu dịch tự do
Liên kết kinh tế quốc tế là một hình thức trong đó diễn ra quá trình xã hội
hoá sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng mang tính chất quốc tế với sự tham
gia của các chủ thể kinh tế quốc tế dựa trên các hiệp định đã thoả thuận và ký
kết để hình thành nên các tổ chức kinh tế với những cấp độ nhất định. Liên kết
kinh tế quốc tế được hình thành với nhiều hình thức ở những cấp độ thoả thuận
khác nhau.
Nếu căn cứ vào chủ thể tham gia thì liên kết kinh tế quốc tế có thể được
phân thành liên kết nhỏ và liên kết lớn, căn cứ theo phương thức điều chỉnh có
thể phân chia thành liên kết giữa các nhà nước và liên kết siêu nhà nước, căn cứ
vào đối tượng và mục đích của liên kết quốc tế có thể chia các liên kết thành
các dạng: Khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, thị trường chung, liên
minh kinh tế và liên minh tiền tệ.
Khu vực mậu dịch tự do hay khu buôn bán tự do ( Free Trade Area hay
Trade Zone ) là một hình thức liên kết kinh tế mà các thành viên cùng nhau thoả
thuận thống nhất một số vấn đề nhằm mục đích tự do hoá trong buôn bán về một
hoặc một số nhóm mặt hàng nào đó, các thoả thuận đó là:
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngà _ KTQT42
- Giảm hoặc xoá bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế số lượng
đối với một phần các loại sản phẩm và dịch vụ khi buôn bán với nhau.

- Tiến tới tạo lập một thị trường thống nhất về hàng hoá và dịch vụ.
- Mỗi thành viên trong khối vẫn có quyền độc lập tự chủ trong quan hệ
buôn bán với các quốc gia ngoài khối ( các quốc gia ngoài liên minh).
Hiện nay các liên kết như EFTA (European Free Trade Area), NAFTA
(North American Free Trade Argeement), AFTA (ASEAN Free Trade
Area) là những liên kết tiêu biểu thuộc hình thức liên kết này.
-
1.2 KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN – TRUNG QUỐC
1.2.1 Bối cảnh hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc
1.2.1.1 Bối cảnh Thế giới:
Chiến tranh lạnh kết thúc (1991) , chấm dứt sự đối đầu quân sự Đông-
Tây và giữa hai siêu cường Mỹ- Xô, toàn cầu hoá diễn ra sâu rộng trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nền kinh tế
thế giới, tiếp theo là sự ra đời của hàng loạt các trung tâm kinh tế thế giới và
khu vực.
1.2.1.2 Khu vực Đông Nam Á:
ASEAN ra đời năm 1967 (có năm nước thành viên) với mục đích ban
đầu nhằm ổn định môi trường an ninh và chính trị khu vực. Từ sau năm 1990,
các thành viên ASEAN chuyển hướng sang các nội dung hợp tác kinh tế, năm
1992 khu vực mậu dịch tự do ASEAN – AFTA ra đời. Thông qua việc các nước
thành viên ký kết hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan hiệu lực chung
CEPT. Ngày nay ASEAN đã trở thành tổ chức lớn gồm 10 nước thành viên:
Brunây, Campuchia, Inđônêxia, Malaixia, Myanmar, Lào, Philipine, Singapore,
Thái Lan và Việt Nam.
Hoà bình hữu nghị và hợp tác là xu thế không thể đảo ngược, các nền
kinh tế ngoài ASEAN trong khu vực đang nỗ lực cải cách có kết quả sang thị
trường nước ngoài, hơn nữa kinh tế ASEAN đang phải đối mặt với nhiều thách
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Nguyễn Thị Ngà _ KTQT42
thức và tác động của toàn cầu hoá kinh tế trong điều kiện chiến tranh lạnh kết

thúc.
Bên cạnh những thành tựu phát triển kinh tế của ASEAN, chúng ta cũng
phải kể đến cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 từ Thái Lan đã nhanh chóng lan
sang các nước khác trong khu vực như Indonesia, Philipine, Malaisia….Nhằm
ngăn chặn khủng hoảng lan từ nước này sang nước khác, các nước ASEAN đã
cảm nhận sự cần thiết phải tăng cường hợp tác kinh tế trong khu vực, và khi đó
Trung Quốc nổi lên như là một đối tác quan trọng nhất.
1.2.2 Nền tảng của việc hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung
Quốc.
1.2.2.1 Quan hệ thương mại gần gũi giữa ASEAN và Trung Quốc.
Trong những năm 1990, cả Trung Quốc và ASEAN đều đạt được tỷ lệ
tăng trưởng ngoại thương cao. Trong giai đoạn từ 1993 đến 2000, ngoại thương
Trung Quốc tăng bình quân xấp xỉ 15%/năm trong khi đó ngoại thương ASEAN
tăng trưởng với tốc độ bình quân là 10,9%/năm.
Biểu 1.1:
Thương mại ASEAN- Trung Quốc 1991-2003
Đơn vị: triệu USD
Nguồn: Từ 1991 -2002 Tổng cục Hải quan Trung Quốc và năm 2003 là
số liệu trong www.kitra.com.vn
Nhìn vào biểu đồ ta thấy tổng kim ngạch giữa ASEAN và Trung Quốc
tăng liên tục trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trong 10 năm đổi mới của
Trung Quốc. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc và ASEAN năm
1991 mới chỉ là 7,9 tỷ USD đã tăng lên 44,55 tỷ USD năm 2002 và 78,25 tỷ
USD năm 2003. Trong khoảng thời gian tăng trưởng đó chúng ta chú ý rằng
tổng lượng kim ngạch này bị chững lại, thậm chí còn giảm đi trong khoảng thời
gian từ 1997 đến 2000, đó là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền
tệ nổ ra ở khu vực Đông Nam Á. Bước vào thế kỷ XX, năm 2000, thương mại
6

×