Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Quyền sao chép trong công ước berne và pháp luật việt nam thực trạng và kiến nghị thuc trang va kien nghi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 65 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT QUỐC TẾ
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN

QUYỀN SAO CHÉP
TRONG CÔNG ƢỚC BERNE VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM.
THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN NGỌC THANH THẢO
Khóa: 35

MSSV: 1055050249

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: THẠC SĨ TRẦN THỊ BẢO NGA

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tơi, có sự hỗ trợ từ Giáo
viên hƣớng dẫn là ThS. Trần Thị Bảo Nga. Các nội dung nghiên cứu và kết
quả trong đề tài này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ cơng
trình nghiên cứu nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá đƣợc chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong
phần tài liệu tham khảo, phụ lục và của bản thân tác giả.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc
Hội đồng, cũng nhƣ kết quả luận văn của mình.
TP.HCM, ngày 22 tháng 07 năm 2014
Tác giả



Trần Ngọc Thanh Thảo


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Khoa Luật Quốc tế

Trang1

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 3
1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................3

2.

Tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................................4

3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ..................................................5

4.

Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................5

5.

Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................6


6.

Bố cục của đề tài .............................................................................................6

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN SAO CHÉP TÁC PHẨM .............. 8
1.1

Lý luận chung về Quyền sao chép ..........................................................8
1.1.1

Khái quát về Quyền sao chép ..........................................................8

1.1.2

Vai trò của Quyền sao chép ..........................................................10

1.1.3

Cơ sở phát sinh quyền sao chép ....................................................12

1.2

Quyền sao chép trong Công ƣớc Berne và pháp luật Việt Nam ...........13

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG, THÁCH THỨC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM
BẢO HỘ HIỆU QUẢ QUYỀN SAO CHÉP TÁC PHẨM Ở VIỆT NAM .............. 27
2.1

Thực trạng bảo hộ quyền sao chép tác phẩm ....................................27

2.1.1 Hạn chế về khung pháp lý điều chỉnh vấn đề sao chép .............27
2.1.1.1 Chƣa thống nhất đƣợc khái niệm “sao chép” trong quy định
pháp luật ............................................................................................29
2.1.1.2 Căn cứ xác định sao chép ...................................................32
2.1.1.3 Cơ chế xử lý vi phạm ..........................................................34
2.1.2 Một số tồn tại khách quan của hành vi vi phạm về Quyền sao
chép

...................................................................................................37


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Khoa Luật Quốc tế

Trang2

2.1.2.1 Nhận thức của công dân về sao chép ..............................37
2.1.2.2 Sự gia tăng của hành vi vi phạm.....................................40
2.2

Một số giải pháp nhằm bảo hộ hiệu quả quyền sao chép tác phẩm

trong giai đoạn hiện nay ................................................................................42
2.1.1.4 Giải pháp pháp lý ................................................................42
2.1.1.5 Giải pháp khác ....................................................................52
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 57
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 63



Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Khoa Luật Quốc tế

Trang3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với sự phát triển vƣợt bậc của khoa học – công nghệ, cũng nhƣ sự phát triển
của pháp luật Việt Nam, ngành luật sở hữu trí tuệ Việt Nam ra đời nhằm điều chỉnh
các vấn đề: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây
trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, vì ra đời khá muộn so với các ngành luật khác, đồng thời
Luật sở hữu trí tuệ đƣợc hình thành chủ yếu từ việc tiếp thu những giá trị pháp lý
của Cơng ƣớc Berne, pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam tồn tại những hạn chế
nhất định trong công tác xây dựng, thực thi cũng nhƣ áp dụng pháp luật. Thêm vào
đó, liên quan đến vấn đề quyền sao chép tác phẩm, Công ƣớc Berne và pháp luật
Việt Nam có những điểm khác biệt. Và chính sự khác biệt này đã gây ra một số hạn
chế trong việc thi hành pháp luật về quyền sao chép do Việt Nam là thành viên của
Công ƣớc Berne. Hiện nay, hành vi sao chép trái pháp luật diễn ra rất nhiều với tần
suất ngày một tăng và xâm hại trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả
cũng nhƣ chủ sở hữu quyền. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học, công nghệ
hiện đại đã giúp cho những hành vi vi phạm quyền sao chép trở nên tinh vi hơn mà
pháp luật chƣa thể điều chỉnh kịp. Từ đó, quyền sao chép tác phẩm hiện nay ở Việt
Nam bị xâm hại một cách nghiêm trọng.
Từ thực trạng nói trên, tác giả nhận thấy cần xây dựng một “cái nhìn pháp lý”
cho mọi cơng dân về các quy định của pháp luật về vấn đề sở hữu trí tuệ đặc biệt là
quyền sao chép ở Việt Nam, đồng thời nêu bật lên đƣợc những thực trạng hiện nay
về quyền sao chép với mục đích cung cấp cho họ những cơ sở pháp lý để bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả hay chủ sở hữu quyền. Bên cạnh đó cũng hạn
chế việc vi phạm pháp luật về sao chép khi các chủ thể không phải là tác giả hay
chủ sở hữu khai thác tác phẩm. Đồng thời, tác giả cũng đƣa ra một số giải pháp

nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả của việc bảo hộ quyền sao chép –
quyền tác giả ở Việt Nam.Theo đó, tác giả chọn vấn đề “Quyền sao chép trong


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Khoa Luật Quốc tế

Trang4

Cơng ước Berne và pháp luật Việt Nam. Thực trạng và kiến nghị” làm đề tài
nghiên cứu với mong muốn góp phần xây dựng một cái nhìn pháp lý và nâng cao
nhận thức cho ngƣời dân về quyền sao chép tác phẩm, đồng thời góp phần đẩy
mạnh hiệu quả cho việc bảo hộ quyền sao chép ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trƣớc năm 2004 – giai đoạn Việt Nam chƣa là thành viên của Công ƣớc
Berne, những quan hệ xã hội về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam chƣa trở nên phổ biến.
Cho nên, những cơng trình, đề tài nghiên cứu về quyền sao chép chƣa xuất hiện.
Từ năm 2004, khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Công ƣớc
Berne, những vấn đề về sở hữu trí tuệ bắt đầu đƣợc quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề về
quyền sao chép chƣa có gì nổi bật.
Từ năm 2005 đến nay, khi Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam xuất hiện đánh dấu sự
ra đời của ngành luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, các vấn đề về quyền sao chép bắt đầu
phát sinh. Đặc biệt, đến giai đoạn hiện nay, khi các tranh chấp về quyền quyền tác
giả nảy sinh và có xu hƣớng tăng nhanh, quyền tác giả đƣợc nhiều nhà nghiên cứu
chọn làm đề tài nghiên cứu cho mình. Cịn về vấn đề về quyền sao chép, đa phần
đƣợc nhắc đến trong quá trình nghiên cứu quyền tác giả chứ không đƣợc đề cập cụ
thể thành một cơng trình nghiên cứu riêng.
Một số đầu sách về quyền tác giả trong đó có đề cập đến vấn đề quyền sao
chép có thể kể tên nhƣ sau: “Thường thức về quyền tác giả” của tác giả Thƣơng
Thuận, “Công ước Berne 1886, công cụ hiệu quả bảo hộ quyền tác giả”của hai tác

giả Nguyễn Bá Bình và Phạm Thanh Tùng, “Bình luận về quyền tác giả”do Nguyễn
Bình, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Huy Ngát, Nguyễ Thị Chính đồng tác giả…
Ngồi ra cịn có các cơng trình nghiên cứu về quyền tác giả có nhắc đếnn
quyền sao chép nhƣ sau: “Một số vấn đề tranh chấp về quyền tác giả ở Việt
Nam”do Phan Triều Quý Tâm, Châu Huy Quang, Trần Quang Phát và “Quyền sao
chép theo Công ước Berne và theo pháp luật Việt Nam” do Nguyễn Lâm Giang
thực hiện…


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Khoa Luật Quốc tế

Trang5

Xét thấy, tình hình nghiên cứu trực tiếp về quyền sao chépchƣa nhiều. Chính
vì vậy, tác giả nghiên cứu quyết định chọn đề tài “Quyền sao chép trong Công ước
Berne và pháp luật Việt Nam. Thực trạng và kiến nghị”.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các quy
định của pháp luật Công ƣớc Berne và pháp luật Việt Nam về quyền sao chép tác
phẩm.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Phạm vi pháp lý: Nghiên cứu quy định về sao chép trong Công ƣớc
Berne và trong Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam;
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu thực trạng quyền sao chép ở Việt
Nam;
- Phạm vi thời gian: Từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Công
ƣớc Berne2004 đến nay.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Tác giả nghiên cứu đề tài nhằm 3 mục đích sau:

(1) Nêu và phân tích các quy định của Cơng ƣớc Berne và Luật sở hữu trí tuệ
Việt Nam về quyền sao chép tác phẩm.
(2) So sánh, phân tích và lý giải những điểm tƣơng đồng và khác biệt trong
những quy định pháp luật về sao chép ở hai văn bản Cơng ƣớc Berne và Luật sở
hữu trí tuệ Việt Nam nhằm chỉ ra những khó khăn trong việc áp dụng pháp luật về
quyền sao chép.
(3) Từ những khó khăn đặt ra qua việc phân tích thực trạng quyền sao chép ở
Việt Nam hiện nay, tác giả nghiên cứu kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền sao chép ở Việt nam.


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Khoa Luật Quốc tế

Trang6

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tác giả sử dụng những phƣơng pháp sau để nghiên cứu:
- Phƣơng pháp lịch sử: trình bày tổng quan về một số quy định đã có về sở
hữu trí tuệ trong những năm qua.
- Phƣơng pháp so sánh: chỉ ra sự giống và khác nhau trong mối tƣơng quan
giữa Công ƣớc Berne và pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về quyền sao chép tác
phẩm.
- Phƣơng pháp phân tích, chứng minh: làm sáng tỏ những điểm tƣơng đồng và
khác biệt giữa Công ƣớc Berne và Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 về quyền
sao chép tác phẩm. Bên cạnh đó, phƣơng pháp này cịn đƣợc sử dụng để phân tích
những ngun nhân dẫn đến thực trạng của quyền sao chép hiện nay ở Việt Nam
cũng nhƣ phân tích những giải pháp đề xuất nhằm thấy đƣợc những ƣu và khuyết
điểm của từng giải pháp.
- Phƣơng pháp bình luận, đánh giá: phân tích những thuận lợi, khó khăn của

quyền sao chép từ nhiều góc độ. Đồng thời, đƣa ra những giải pháp cho việc bảo hộ
hiệu quả quyền sao chép ở Việt Nam.

6. Bố cục của đề tài


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Khoa Luật Quốc tế

Trang7

Ngồi phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung đề tài
gồm 2 chƣơng :
Chƣơng 1: Lý luận chung về quyền sao chép tác phẩm
Chƣơng 2: Thực trạng, thách thức và một số kiến nghị nhằm bảo hộ hiệu quả quyền
sao chép tác phẩm ở Việt Nam


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Khoa Luật Quốc tế

Trang8

CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN SAO CHÉP TÁC PHẨM
Quyền tác giả là một trong những đối tƣợng đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ về sở hữu
trí tuệ. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Quyền nhân thân
là những quyền riêng biệt và đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ tuyệt đối trong suốt cuộc đời
tác giả. Bên cạnh đó, quyền tài sản gồm những quyền gắn liền với tài sản và mang
lại lợi ích kinh tế cho tác giả. Mà trong những quyền này, quyền sao chép là một
trong những quyền đƣợc đánh giá là quan trọng nhất.

1.1 Lý luận chung về Quyền sao chép
Quyền tác giả nói chung và quyền sao chép nói riêng là một bộ phận trong lĩnh
vực sở hữu trí tuệ Việt Nam. Trong đó, quyền sao chép là quyền cơ bản và quan
trọng nhất của tác giả sáng tạo ra tác phẩm. Trong những năm gần đây, khi lĩnh vực
sở hữu trí tuệ càng ngày càng trở nên phổ biến, các tranh chấp về quyền tác giả phát
sinh và có tần suất ngày càng tăng, đặc biệt là những tranh chấp về quyền sao chép.
Do đó, vấn đề quyền sao chép là một trong những vấn đề rất đƣợc quan tâm trong
xã hội hiện nay.
1.1.1

Khái quát về Quyền sao chép

Pháp luật về sở hữu trí tuệ ra đời với những chế định pháp lý điều chỉnh một
số vấn đề đặc thù của ngành luật sở hữu trí tuệ. Ở Việt Nam, ba đối tƣợng đƣợc Nhà
nƣớc bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ:
1.Đối tƣợng là quyền tác giả: Tác phẩm văn học, nghệ thuật và tác phẩm khoa
học; đối tƣợng liên quan đến quyền tác giả nhƣ: Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi
hình, chƣơng trình phát sóng tín hiệu vệ tinh mang chƣơng trình đƣợc mã hố;
2.Đối tƣợng là quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thƣơng mại, thiết kế bố trí mạch
tích hợp bán dẫn;
3.Đối tƣợng là quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng và vật liệu
nhân giống.


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Khoa Luật Quốc tế

Trang9


Từ đó, quyền sở hữu trí tuệ bao gồm ba nhóm: Nhóm quyền tác giả (bản
quyền tác giả), nhóm sở hữu cơng nghiệp (quyền sở hữu công nghiệp) và giống cây
trồng1. Trong đó, hai nhóm quyền – quyền tác giả và quyền sở hữu cơng nghiệp là
những nhóm quyền bị xâm phạm trong xã hội hiện nay.
Ở giai đoạn đầu, khi pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam mới ra đời và có
những bƣớc phát triển đầu tiên, quyền tác giả là lĩnh vực chịu ảnh hƣởng trƣớc hết.
Những chế định đầu tiên về quyền tác giả đƣợc hình thành và tạo ra những tác động
nhất định đối với xã hội. Đặc biệt, vấn đề về quyền sao chép là một trong những vấn
đề chịu tác động trực tiếp nhất bởi những hành vi xâm hại trái pháp luật hiện hữu.
Quyền sao chép là một trong những quyền của tác giả sáng tạo ra tác phẩm.Đây là
một quyền hợp pháp của tác giả khi tác giả của tác phẩm đáp ứng những quy định
pháp luật cụ thể.
Theo quy định pháp luật hiện hành, quyền sao chép chƣa đƣợc ghi nhận cụ thể
trong một điều luật hoàn chỉnh nào. Pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam chỉ đƣa ra
khái niệm của sao chép. Theo khoản 10 Điều 4 của Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, sao chép đƣợc hiểu là hành vi tạo ra những
bản sao của tác phẩm bằng bất kỳ phƣơng tiện hay hình thức nào. Từ đó, có thể lý
giải sao chép là việc tạo ra một bản sao, một bản đƣợc xác định là hoàn toàn tƣơng
tự nhƣ tác phẩm ban đầu của tác giả. Hành vi tạo ra bản sao này có thể đƣợc thực
hiện bằng bất kỳ phƣơng tiện hay hình thức nào dù là các phƣơng tiện thủ công
hoặc những phƣơng tiện công nghệ hiện đại. Pháp luật hiện nay không hƣớng đến
việc cá nhân hay chủ thể thực hiện hành vi áp dụng phƣơng thức nào để tạo ra bản
sao mà pháp luật chỉ hƣớng đến việc cá nhân, chủ thể đó đã tạo ra một bản sao của
tác phẩm. Và hành vi này đƣợc gọi là sao chép và phải đặt dƣới sự điều chỉnh của
pháp luật về sao chép, về quyền tác giả.

1

Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, sđbs 2009



Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Khoa Luật Quốc tế

Trang10

Tuy nhiên, trong khoa học pháp lý, sao chép là vấn đề cịn khá nhiều quan
điểm khác nhau. Vì pháp luật về quyền tác giả hiện nay chƣa nêu rõ và chƣa lý giải
cụ thể về hành vi sao chép, dẫn đến việc tồn tại những quan điểm khác nhau về sao
chép. Mặt khác, theo quan điểm cá nhân,“sao chép không chỉ là việc tạo ra tác
phẩm từ việc chép lại một phần hay toàn bộ nội dung từ tác phẩm ban đầu mà
còn là việc tạo ra bản sao của tác phẩm thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể”.Khi
lý giải khái niệm sao chép, trƣớc hết cần nhấn mạnh sao chép chính là hành vi chép
lại tác phẩm. Việc chép lại tác phẩm có thể thực hiện bằng việc chép lại toàn bộ nội
dung tác phẩm. Bản chép lại này đƣơng nhiên đƣợc xem là một bản sao chép vi
phạm về quyền tác giả. Tuy nhiên, sao chép có thể đƣợc thực hiện khi chép lại một
phần tác phẩm. Trong quá trình sử dụng tác phẩm, chủ thể sử dụng có thể chép lại
một câu, một đoạn hoặc một nội dung chính từ tác phẩm đã có. Hành vi chép lại này
đƣợc thực hiện tinh vi và khó phát hiện hơn hành vi chép lại toàn bộ nội dung tác
phẩm. Vì mục đích cá nhân, chủ thể sử dụng tác phẩm đã chép lại tác phẩm mà
khơng có bất kỳ sự đồng ý nào từ tác giả. Và việc chép lại này đƣơng nhiên đƣợc
xác định là hành vi trái pháp luật, vi phạm quyền tác giả. Ngoài ra, sao chép còn
đƣợc hiểu là việc tạo ra bản sao tác phẩm. Tạo ra bản sao tác phẩm có thể đƣợc thực
hiện bằng nhiều cách: photocopy, scan, chụp lại tác phẩm… Những hành vi này dễ
xác định hơn hành vi chép lại vì những bản sao sẽ đƣợc tạo ra giống tác phẩm ban
đầu. Và việc nhận biết tác phẩm bị sao chép sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, dù
đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp chép lại hay tạo ra bản sao, thì vẫn đƣợc xem là
hành vi sao chép. Khi nghiên cứu về hành vi sao chép, không nên chỉ xem sao chép
là hành vi tạo ra bản sao của tác phẩm, mà sao chép còn phải đƣợc hiểu theo nghĩa
rộng bao gồm cả việc chép lại và việc tạo ra bản sao của tác phẩm trên thực tế.

1.1.2

Vai trò của Quyền sao chép.

Quyền tác giả là một nội dung quan trọng trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Quyền tác giả gồm quyền nhân thân và quyền tài sảncủa tác giả đối với tác phẩm do


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Khoa Luật Quốc tế

Trang11

mình sáng tạo.2 Quyền nhân thân là quyền gắn liền với nhân thân của tác giả sáng
tạo ra tác phẩm nhƣ: quyền đặt tên tác phẩm, công bố tác phẩm, đứng tên thật hay
bút danh lên tác phẩm3… Đây là những quyền riêng biệt gắn liền với cá nhân tác
giả sáng tạo ra tác phẩm. Hơn nữa, quyền nhân thân của tác giả là quyền không thể
chuyển nhƣợng trừ quyền công bố tác phẩm4.Quyền tài sản gồm những quyền nhƣ:
làm tác phẩm phái sinh, biểu diễn tác phẩm trƣớc công chúng, sao chép tác phẩm,
phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm5... Cũng nhƣ tên gọi “quyền
tài sản”, những quyền này mang đến những lợi ích về tài sản vật chất cho tác giả
sáng tạo tác phẩm hoặc chủ sở hữu quyền. Trong những quyền đó có quyền sao
chép tác phẩm. Quyền sao chép là một trong những quyền tài sản cơ bản và quan
trọng của tác giả. Có thể lý giải nhận định trên bởi các lý do sau:
Một là, quyền sao chép tác phẩm là quyền tài sản có ảnh hƣởng lớn nhất đối
với tác giả. Khi tác giả sáng tạo ra tác phẩm, nhất là đối với các tác phẩm văn học,
để giới thiệu và truyền bá những tác phẩm này vào đời sống, tác giả buộc phải tạo ra
nhiều bản sao của tác phẩm và truyền những bản sao tác phẩm đến tay ngƣời đọc.
Việc tạo ra bản sao của tác phẩm là hành vi độc quyền của tác giả hay chủ sở hữu
quyền.Những hành vi sao chép khơng do chính tác giả thực hiện phải có sự đồng ý

của tác giả, nếu khơng sẽ đƣợc xem là bất hợp pháp, vi phạm quyền tác giả. Do đó,
hành vi sao chép tác phẩm ln tác động trực tiếp đến quyền tác giả của tác giả sáng
tạo ra tác phẩm dù hành vi sao chép là hợp pháp hay bất hợp pháp.
Thứ hai, quyền sao chép là một trong những quyền tài sản có giá trị kinh tế
lớn. Một bản sao tác phẩm ra đời và đƣợc đƣa vào đời sống xã hội bằng biện pháp
thƣơng mại sẽ tạo ra những giá trị vật chất nhất định. Đặc biệt là những tác phẩm
văn học thƣờng đƣợc sao chép để tạo ra một số lƣợng lớn bản sao. Và tác giả sáng
tạo ra tác phẩm là chủ thể đƣơng nhiên đƣợc hƣởng những lợi ích vật chất từ hoạt
2

Điều 18 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, sđbs 2009

3

Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, sđbs 2009

4

Khoản 2 Điều 45 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, sđbs 2009

5

Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, sđbs 2009


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Khoa Luật Quốc tế

Trang12


động này. Nếu hành vi sao chép trong trƣờng hợp này là bất hợp pháp – khơng có
sự đồng ý của tác giả, thì lợi ích kinh tế của tác giả đã bị xâm hại. Tác giả tác phẩm
không nhận đƣợc những lợi ích đƣơng nhiên do mình tạo ra mà những lợi ích này
đã đƣợc chuyển giao sang những chủ thể thực hiện hành vi sao chép bất hợp pháp.
Vậy nên, với giá trị kinh tế cao, quyền sao chép tác phẩm là một trong những quyền
tài sản quan trọng của tác giả.
Thứ ba, quyền sao chép là quyền dễ bị xâm hại nhất. Thực tế cho thấy, có rất
nhiều cách để tạo ra bản sao của tác phẩm: tự chép lại tác phẩm, photocopy, scan...
Với sự phát triển của khoa học cơng nghệ hiện đại, hành vi sao chép có thể thực
hiện bằng những biện pháp tiên tiến và hiện đại mà chúng ta khơng dự đốn đƣợc:
chụp bằng máy ảnh, điện thoại, thiết bị ghi hình sau đó phát tán rộng rãi trên
internet. Hành vi sao chép trên thực tế rất khó kiểm sốt một cách hiệu quả. Thế
nên, quyền sao chép tác phẩm là quyền tài sản bị xâm hại nhiều nhất và khó bảo hộ
một cách tồn diện.
Tóm lại, quyền sao chép có vai trị quan trọng đối với tác giả sáng tạo ra tác
phẩm. Với những lợi ích tinh thần và vật chất mà quyền sao chép mang lại, quyền
sao chép là một trong những quyền tài sản tác động trực tiếp đến quyền tác giả của
ngƣời sáng tạo ra tác phẩm hay chủ sở hữu quyền.
1.1.3

Cơ sở phát sinh quyền sao chép.

Quyền sao chép tác phẩm chỉ phát sinh khi phát sinh quyền tác giả. Do đó,
thời điểm quyền tác giả phát sinh cũng chính là thời điểm phát sinh quyền sao chép.
Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ, quyền tác giả phát sinh kể từ khi
tác phẩm đƣợc sáng tạo và đƣợc thể hiện dƣới một hình thức vật chất nhất định,
khơng phân biệt nội dung, chất lƣợng, hình thức, phƣơng tiện, ngôn ngữ, đã công bố
hay chƣa công bố, đã đăng ký hay chƣa đăng ký6.Nhƣ vậy, quyền sao chép cũng
phát sinh kể từ khi tác phẩm đƣợc tạo ra và đƣợc thể diện dƣới một hình thƣc vật
chất nhất định. Ngồi ra, hành vi đăng ký hay khơng đăng ký khơng có tính chất

6

Khồn 1, Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, sđbs năm 2009


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Khoa Luật Quốc tế

Trang13

làm phát sinh hay triệt tiêu quyền sao chép – quyền tác giả. Mà thay vào đó, hành vi
đăng ký chỉ là một thủ tục pháp lý Nhà nƣớc khuyến khích tác giả thực hiện để
thuận lợi cho việc quản lý về quyền tác giả chứ khơng mang tính chất bắt buộc7.
Tuy nhiên, đăng ký là thủ tục mang lại lợi ích pháp lý cho tác giả. Đăng ký quyền
tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra, tác giả sẽ đƣợc bảo hộ quyền tác giả
tối ƣu, nhất là khi có những tranh chấp phát sinh liên quan đến tác phẩm. Khi tác
phẩm đã đƣợc đăng ký quyền tác giả, nếu có tranh chấp xảy ra, giấy chứng nhận
đăng ký quyền tác giả sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng chứng minh cho quyền tác giả
mà không chủ thể nào khác xâm phạm đƣợc. Để đăng ký quyền tác giả, tác giả cần
đảm bảo những thủ tục pháp lý cần có: nộp đơn đăng ký quyền tác giả. Tác giả, chủ
sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền
cho tổ chức, cá nhân khác nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan tại trụ
sở Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại
TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng hoặc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch nơi tác giả,
chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan cƣ trú hoặc có trụ sở. Hồ sơ
có thể gửi qua đƣờng bƣu điện.8 Và khi hoàn thành những thủ tục pháp lý nêu trên,
tác giả sẽ đƣợc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả9, bằng chứng hợp pháp
cho quyền tác giả.
1.2 Quyền sao chép trong Công ƣớc Berne và pháp luật Việt Nam.
Pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung hay quyền tác giả nói riêng là một trong

những vấn đề nóng hổi trong những năm gần đây. Ở Việt Nam, khi những tranh
chấp về quyền tác giả phát sinh và xâm hại đến giá trị tinh thần và tài sản đƣợc pháp
luật bảo vệ, thì vấn đề bảo hộ quyền tác giả mới đƣợc đặt ra và quan tâm một cách
triệt để.

7

Khoản 1, 2 Điều 49 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, sđbs năm 2009

8

Trích từ Hƣớng dẫn thủ tục đăng ký quyền tác giả do Cục bản quyền tác giả công bố

9

Quyết định số 88/2006/QĐ-BVHTT ngày 17 tháng 10 năm 2006 của Bộ trƣởng Bộ Văn hoá - Thông tin về

việc ban hành các mẫu tờ khai, giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Khoa Luật Quốc tế

Trang14

Khi nói về quyền tác giả, cần nhắc đến Công ƣớc Berne về bảo hộ các tác
phẩm văn học và nghệ thuật, sau đây gọi tắt là Công ƣớc Berne. Công ƣớc Berne ra
đời tại Berne (Thụy Sĩ) năm 1886, lần đầu tiên thiết lập và bảo vệ quyền tác
giả giữa các quốc gia có chủ quyền. Cơng ƣớc Berne đã đƣợc sửa chữa vài lần: tại
Berlin (1908), Roma (1928), Brussels (1948), Stockholm (1967) và Paris (1971). Từ

năm 1967, Công ƣớc Berne đƣợc quản lý bởi Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (gọi
tắt là WIPO)10. Từ đó, các quốc gia trên thế giới không ngừng gia nhập Công ƣớc
Berne và Việt Nam đã trở thành thành viên của Công ƣớc Berne vào ngày 26 tháng
7 năm 2004, chính phủ Việt Nam đã nộp văn kiện gia nhập Công ƣớc Berne. Tuy
nhiên, Việt Nam tuyên bố bảo lƣu các quy định tại Điều 33(1) của Công ƣớc
Berne11 và áp dụng chế độ ƣu đãi dành cho các nƣớc đang phát triển theo Điều II và
Điều III của Phụ lục Công ƣớc Berne12. Cơng ƣớc Berne có hiệu lực tại Việt Nam
kể từ ngày 26 tháng 10 năm 2004.
Công ƣớc Berne ra đời đã tạo một khung pháp lý chung cho thế giới về các
vấn đề liên quan đến quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật cũng nhƣ
tạo nền móng đầu tiên cho ngành Luật sỡ hữu trí tuệ nói chung và các quy định về
quyền tác giả nói riêng ở các quốc gia thành viên.
Ở Việt Nam, pháp luật về sở hữu trí tuệ đƣợc hình thành và phát triển trong
những năm gần đây. Trƣớc đây, khi chế định về sở hữu trí tuệ chƣa ra đời, vấn đề
về quyền tác giả đƣợc điều chỉnh trong Bộ luật dân sự 199513 và đƣợc chi tiết hóa
bằng Nghị định 76/CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 hƣớng dẫn thi hành một số quy
định chi tiết về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự 1995. Từ đó, pháp luật về quyền
tác giả bắt đầu có những bƣớc tiến đầu tiên trong lịch sử pháp lý ở Việt Nam. Và
đến năm 2004, Việt Nam trở thành thành viên của Công ƣớc Berne đánh dấu một
bƣớc ngoặt quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển khung pháp lý về quyền tác giả.
10

Article 4, convention Establishing theWorld Intellectual Property Organization(Signed at Stockholm on

July 14, 1967 andas amended on September 28, 1979)
11

Điều 33, Quyết định 332/2004/QĐ-CTN ngày 7 tháng 6 năm 2004 về việc gia nhập Công ƣớc Berne

12


Điều II, III, Quyết định 332/2004/QĐ-CTN ngày 7 tháng 6 năm 2004 về việc gia nhập Công ƣớc Berne

13

Chƣơng I, phần thứ sáu trong Bộ luật Dân sự 1995


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Khoa Luật Quốc tế

Trang15

Cho đến ngày 29 tháng 11 năm 2005, Luật sở hữu trí tuệ chính thức đƣợc thơng qua
và trở thành khung pháp lý thống nhất ở Việt Nam ghi nhận những chế định liên
quan đến sở hữu trí tuệ và đƣợc sửa đổi bổ sung vào năm 2009 nhằm hoàn thiện các
chế định hiện có.
Nhìn chung, ở Việt Nam, nhằm điều chỉnh các quan hệ về quyền tác giả quyền sao chép thì khơng chỉ Cơng ƣớc Berne mà cịn có Luật sở hữu trí tuệ Việt
Nam cũng nhƣ các văn bản pháp quy khác. Trên tinh thần chung, pháp luật sở hữu
trí tuệ Việt Nam ra đời trên sự kế thừa những quy định từ Công ƣớc Berne. Tuy
nhiên, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam vẫn tạo cho mình những nét rất riêng. Và
chỉ khi nghiên cứu những chế định này trong mối tƣơng quan đồng thời so sánh đối
chiếu với nhau thì chúng ta sẽ có cái nhìn tồn diện nhất về quyền sao chép nói
riêng và quyền tác giả nói chung trong giai đoạn hiện nay. Vậy nên, qua quá trình
nghiên cứu của mình, tác giả đã khái quát những nét tƣơng đồng và khác biệt giữa
Công ƣớc Berne và Luật sở hữu trí tuệ 2005 về vấn đề quyền sao chép tác phẩm qua
bảng so sánh sau:
Công ƣớc Berne 1971 về bảo hộ
các tác phẩm văn học nghệ
thuật


Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa
đổi bổ sung năm 2009)

Quyền sao chép tác phẩm

Cơ sở pháp lý

Điều IX: “Quyền sao chép:

Điều 4 khoản 10 về định nghĩa

1: Quy định chung; 2. Các ngoại

sao chép

lệ có thể; 3. Ghi âm, ghi hình.”

Điều 20: “Quyền tài sản”

Điều XIV: “Điện ảnh và quyền

Điều 25: “Các trƣờng hợp sử

liên quan:1. Phóng tác điện ảnh

dụng tác phẩm đã công bố

và sao chép; phân phối; trình


khơng phải xin phép, khơng

diễn cơng cộng và truyền thông

phải trả tiền nhuận bút, thù

phát hữu tuyến công cộng tác

lao”

phẩm đã phóng tác hoặc sao

Điều 28: “Hành vi xâm phạm


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Khoa Luật Quốc tế

Trang16

chép; 2. Phóng tác sản phẩm

quyền tác giả”

điện ảnh; khơng cấp giấy phép

Điều 29: “Quyền của ngƣời

bắt buộc”


biểu diễn”

Điều III Phụ lục Công ƣớc

Điều 30: “Quyền của nhà sản

Berne: “Hạn chế quyền sao

xuất bản ghi âm, ghi hình”

chép: 1. Giấy phép cơ quan có

Điều 31: “Quyền của tổ chức

thẩm quyền có thể cấp; 2. đến 5.

phát sóng”

Điều kiện để cấp giấy phép; 6.

Điều 32: “Các trƣờng hợp sử

Chấm dứt hiệu lực giấy phép; 7.

dụng quyền liên quan không

Tác phẩm thuộc phạm vi áp

phải xin phép, không phải trả


dụng của Điều này”

tiền nhuận bút, thù lao”
Theo Điều 4 khoản 10: “Sao
chép là việc tạo ra một hoặc
nhiều bản sao của tác phẩm

Định

nghĩa Công ƣớc không định nghĩa Sao hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng

“Sao chép”

chép.

bất kỳ phƣơng tiện hay hình
thức nào, bao gồm cả việc tạo
bản sao dƣới hình thức điện
tử.”

Cơng ƣớc khơng khẳng định rõ
Vai

trị Quyền sao chép là quyền tài sản.

“Quyền

sao Tuy nhiên, theo quy định tại

chép”


Điều IX thì quyền sao chép là
quyền kinh tế.

Chủ sỡ hữu
quyền

Quyền

sao

Quyền sao chép tác phẩm đƣợc
liệt kê là 1 trong những quyền
tài sản.

Tác giả có các tác phẩm văn học Ngƣời trực tiếp sáng tạo ra tác
nghệ thuật đƣợc Công ƣớc này phẩm và chủ sở hữu quyền tác
bảo hộ

Đối tƣợng của

Theo Điều 20 khoản 1 điểm c,

Tác phẩm văn học nghệ thuật

giả
Tác phẩm theo định nghĩa tại
Điều 4 khoản 7 và đƣợc liệt kê



Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Khoa Luật Quốc tế

tại Điều 14

chép
Cơ sở bảo hộ
Quyền

Trang17

sao

chép

Vấn đề bảo hộ quyền sao chép phát sinh khi Quyền tác giả đƣợc
bảo hộ
Tác giả đƣợc toàn quyền cho

Phạm vi bảo phép sao in các tác phẩm đó dƣới
hộ

bất kỳ phƣơng thức, hình thức
nào
Quyền sao chép đƣợc bảo hộ
trong thời hạn bảo hộ quyền tác

Thời hạn bảo giả và đƣợc quy định tại Điều
hộ


VII ghi nhận thời hạn bảo hộ
đƣợc xác định theo từng loại hình

Luật SHTT không nêu rõ tác
giả đƣợc cho phép sao chép
dƣới các hình thức nào
Quyền sao chép đƣợc bảo hộ
trong thời hạn bảo hộ quyền tác
giả và đƣợc quy định tại Điều
27 khoản 2

tác phẩm.
Ngoại lệ Quyền sao chép
Điều IX khoản 2 về “Các ngoại lệ
Cơ sở pháp lý có thể có”

Điều 25: “Các trƣờng hợp sử
dụng tác phẩm đã cơng bố
không phải xin phép, không
phải trả tiền nhuận bút, thù lao”

Chủ thể sử Công ƣớc và Luật SHTT không nêu rõ loại chủ thể nào đƣợc sử
dụng quyền

dụng quyền sao chép mà chỉ nhấn mạnh mục đích sử dụng quyền.
Theo Điều IX khoản 2, cần đáp Theo Điều 25 khoản 2, điều
ứng điều kiện “sự sao in đó kiện cần đảm bảo là không

Điều kiện sử
dụng quyền


không phƣơng hại đến việc khai đƣợc làm ảnh hƣởng đến việc
thác bình thƣờng tác phẩm hoặc khai thác bình thƣờng tác
khơng gây ảnh hƣởng bất hợp lý phẩm, không gây phƣơng hại
đến những quyền lợi hợp pháp đến các quyền của tác giả, chủ
của tác giả”

sở hữu quyền tác giả; phải


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Khoa Luật Quốc tế

Trang18

thơng tin về tên tác giả và
nguồn gốc, xuất xứ của tác
phẩm.

Công ƣớc khơng nêu mục đích sử
dụng quyền sao chép của chủ thể Có 2 trƣờng hợp theo quy định
sử dụng quyền. Tuy nhiên, Công tại Điều 25:
ƣớc đề cập đến các trƣờng hợp
Mục đích sử
dụng quyền

-

Tự sao chép một bản


đƣợc sử dụng tự do tác phẩm tại

nhằm mục đích nghiên

Điều X về:

cứu khoa học, giảng dạy

-

Trích dẫn

-

Minh họa phục vụ giảng

-

của cá nhân
-

Sao chép tác phẩm để

dạy

lƣu trữ trong thƣ viện

Chỉ dẫn nguồn gốc và tác

với mục đích nghiên cứu


giả
Cơng ƣớc không nêu rõ thủ thục
Thủ tục pháp

ứng

cần

đáp

pháp lý cần đáp ứng. Khi các chủ Các trƣờng hợp sử dụng tác
thể sử dụng quyền sao chép dựa phẩm ở Điều 25 thì khơng phải
trên các ngoại lệ đã nêu thì xin phép, trả tiền nhuận bút, thù
không phải đáp ứng thủ tục đăng lao.
ký và trả thù lao.

Qua những thông tin từ bảng so sánh, những quy định pháp luật về cùng vấn
đề “Quyền sao chép tác phẩm” ở hai văn bản trên có những sự khác biệt nhất định.
Vậy nên, những nét không tƣơng đồng này cần đƣợc phân tích và làm rõ nhằm giúp
ích cho ngƣời đọc có thể thấy đƣợc bản chất của sự khác biệt này.
- Vấn đề quyền sao chép tác phẩm
 Cơ sở pháp lý


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Khoa Luật Quốc tế

Trang19


Quyền sao chép tác phẩm trong Công ƣớc Berne đƣợc ghi nhận tại Điều IX,
Điều XIV và Điều III Phụ lục của Cơng ƣớc. Trong khi đó, Luật sở hữu trí tuệ Việt
Nam đề cập đến quyền sao chép tác phẩm trong quy định của nhiều điều luật: Điều
4, 20, 25, 28, 29, 30, 31, 32.
Chúng ta có thể thấy rằng, pháp luật Việt Nam có nhiều điều khoản hơn trong
Cơng ƣớc Berne. Tuy nhiên, để điều chỉnh về các vấn đề liên quan đến Quyền sao
chép, pháp luật Việt Nam vẫn chƣa cụ thể hết các vấn đề pháp lý liên quan đến
Quyền sao chép. Bên cạnh đó, cách xây dựng các điều khoản về Quyền sao chép
chƣa nhất quán và chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin của ngƣời nghiên cứu hay
chủ thể áp dụng pháp luật. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005, khơng tồn tại
cụm từ “quyền sao chép” hay “quyền sao chép tác phẩm”, đồng thời cụm từ “sao
chép” chỉ xuất hiện 16 lần xuyên suốt văn bản luật nhƣng trong đó, chỉ 12 cụm từ
“sao chép” xuất hiện ở các điều luật điều chỉnh về quyền tác giả. Ngồi ra, khơng có
điều khoản cụ thể nào điều chỉnh trực tiếp về vấn đề quyền sao chép tác phẩm. Thay
vào đó, quyền sao chép hay vấn đề sao chép tác phẩm chỉ đƣợc điều chỉnh một cách
gián tiếp dựa trên các quy định của quyền tác giả. Vài nét sơ lƣợc trên đây thể hiện
một vài hạn chế nhất định trong quá trình xây dựng pháp luật về quyền sao chép.
Khi sao chép tác phẩm đang trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện nay
thì những quy định về quyền sao chép vẫn chƣa cụ thể dẫn đến căn cứ pháp lý chƣa
rõ ràng để điều chỉnh, tạo ra nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật và bảo hộ
quyền sao chép.
 Khái niệm “Sao chép”
Với vai trò là một Điều ƣớc quốc tế ghi nhận các thỏa thuận của nhiều quốc
gia thành viên về vấn đề quyền tác giả, Cơng ƣớc Berne khơng có quy định cụ thểvề
sao chép mà việc quy định về sao chép là do các quốc gia thành viên tự quy định
căn cứ trên tình hình thực tế của hiện tƣợng sao chép tại quốc gia mình. Các quốc
gia thành viên đƣợc quyền tự mình tạo ra một khái niệm riêng về sao chép cũng nhƣ
về quyền sao chép. Dựa theo quy định của Công ƣớc Berne, Luật sở hữu trí tuệ Việt
Nam 2005 dành một khoản để đƣa ra khái niệm sao chép. Tuy nhiên, khái niệm này



Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Khoa Luật Quốc tế

Trang20

chƣa thật sự cụ thể và chƣa có cách hiểu rõ ràng: “Sao chép là việc tạo ra một hoặc
nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay
hình thức nào, bao gồm cả việc tạo bản sao dưới hình thức điện tử14”. Qua khái
niệm trên, các cụm từ “bản sao15”, “bản sao bản ghi âm16”,… đều đƣợc định nghĩa
cụ thể trong nghị định hƣớng dẫn. Tuy nhiên, việc tạo ra những bản sao, bản ghi âm
thì khơng đƣợc định nghĩa cụ thể và cũng không đƣợc thể hiện rõ trong văn bản
pháp quy nào. Từ đó dẫn đến những khó khăn nhất định trong việc xác định việc có
tồn tại sao chép hay khơng. Thực tế, việc xác định sao chép có tồn tại hay khơng
hiện là “đặc quyền”của Cục sở hữu trí tuệ. Và “đặc quyền” này chƣa có cơ chế kiểm
tra hay giám sát. Vậy nên, làm thế nào để đảm bảo rằng đặc quyền trên là hồn tồn
có căn cứ, đúng đắn và khơng lạm quyền? Do đó, đây đƣợc xem là một trong những
hạn chế của pháp luật nƣớc ta về vấn đề sao chép.
 Vai trò của Quyền sao chép
Quyền sao chép là quyền tài sản của tác giả. Cơng ƣớc Berne và Luật sở hữu
trí tuệ đều khẳng định Quyền sao chép là quyền tài sản. Mặc dù khác nhau về mặt
thuật ngữ “Quyền kinh tế17” và “Quyền tài sản18”. Tuy nhiên, đây chỉ là sự khác biệt
về thuật ngữ pháp lý. Còn nội dung và vai trò của hai quyền là nhƣ nhau và chỉ
nhằm mục đích phân biệt với quyền nhân thân của tác giả. Với vai trò này, quyền
sao chép là quyền tài sản độc quyền của tác giả hay chủ sở hữu quyền. Chỉ có ngƣời
sáng tạo ra tác phẩm hay chủ sở hữu quyền hợp pháp của tác phẩm mới có quyền
sao chép. Từ đó loại trừ các hành vi sao chép của các đối tƣợng khác khi khơng có
sự đồng ý và cho phép từ chủ sở hữu quyền sao chép tác phẩm và tác giả.
 Chủ sở hữu quyền
14


Điều 4, khoản 10 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sđbs năm 2009

15

Điều 4, khoản 4 Nghị định 100/NĐ-CP/2006 ngày 21 tháng 9 năm 2006 Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi

hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
16

Điều 4, khoản 7 Nghị định 100/NĐ-CP/2006 ngày 21 tháng 9 năm 2006 Quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi

hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan
17

Điều IX Công ƣớc Berne 1971

18

Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sđbs năm 2009


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Khoa Luật Quốc tế

Trang21

Cơng ƣớc Berne mặc dù khẳng định chủ sở hữu quyền sao chép là tác giả
nhƣng lại không quy định thế nào là tác giả. Trong khi pháp luật Việt Nam quy định
theo phƣơng pháp liệt kê hai đối tƣợng là “ngƣời trực tiếp sáng tạo và chủ sở hữu

quyền19”. Trong vấn đề này, pháp luật Việt Nam quy định cụ thể hơn Cơng ƣớc
Berne vì đã nêu ra một cách khái quát hơnvề các chủ thể. Tác giả là ngƣời trực tiếp
sáng tạo ra tác phẩm, nhƣng trong một vài trƣờng hợp, khi tác giả của tác phẩm qua
đời và ngƣời thừa kế hợp pháp của họ đƣợc thừa kế những quyền này thì đối tƣợng
này đƣợc xác định là chủ sở hữu quyền chứ không là tác giả. Do vậy, Công ƣớc
Berne ghi nhận chủ sở hữu quyền chỉ là tác giả thì vơ tình đã loại trừ đối tƣợng chủ
sỡ hữu quyền. Mà trên thực tế, vai trò của đối tƣợng này khá lớn và không thể phủ
nhận đƣợc.
 Đối tượng của Quyền sao chép
Công ƣớc Berne ra đời nhằm điều chỉnh các vấn đề về quyền tác giả đối với
tác phẩm nghệ thuật. Do đó, đối tƣợng của quyền sao chép đƣợc nêu ra trong Cơng
ƣớc cũng chính là các tác phẩm văn học, nghệ thuật.Theo pháp luật Việt Nam, đối
tƣợng này rộng hơn khi Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 dành Điều 14 để liệt kê tất cả
các loại hình tác phẩm. Theo quy định tại Điều 14, pháp luật Việt Nam bảo hộ hầu
hết các loại hình tác phẩm: khơng chỉ tác phẩm văn học, nghệ thuật mà cịn tác
phẩm báo chí, âm nhạc, sân khấu...Trong khi đó, Cơng ƣớc Berne chỉ bảo hộ loại
hình tác phẩm văn học nghệ thuật. Do đó, khi nghiên cứu những quy định trong hai
văn bản này cần chú ý đến đối tƣợng điều chỉnh mà văn bản ấy hƣớng đến nhằm
đảm bảo cho việc nghiên cứu hiệu quả.
 Cơ sở bảo hộ Quyền sao chép
Với vai trò là một quyền tài sản của tác giả, quyền sao chép chỉ đƣợc bảo hộ
khi quyền tác giả đƣợc bảo hộ. Đây cũng là điều kiện phát sinh quyền sao chép của
tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả. Và pháp luật Việt Nam và Công ƣớc Berne
quy định giống nhau trong cùng vấn đề này.
 Phạm vi bảo hộ
19

Điều 13 khoản 1 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sđbs năm 2009



Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Khoa Luật Quốc tế

Trang22

Luật sở hữu trí tuệ Việt nam và Cơng ƣớc Berne đều khẳng định chỉ có tác giả
mới có độc quyền sao chép. Tuy nhiên phạm vi bảo hộ tới đâu thì lại không đƣợc
nêu rõ. Tuy nhiên, Công ƣớc Berne khẳng định tác giả đƣợc sao chép dƣới bất kỳ
hình thức nào. Vậy nên, tác giả sẽ đƣợc bảo hộ tuyệt đối đối với quyền sao chép tác
phẩm của mình.Ngƣợc lại, pháp luật Việt Nam lại không đề cập đến các hình thức
hay phƣơng thức sao chép. Với những quy định khá hời hợt trong vấn đề quyền sao
chép, pháp luật Việt Nam đã vơ tình tạo ra những lỗ hổng gây khó khăn trong việc
bảo hộ quyền sao chép của tác giả. Và hiện nay, pháp luật vẫn chƣa khái quát hóa
đƣợc vấn đề này và chƣa quy định cụ thể trong luật.
 Thời hạn bảo hộ
Thời hạn bảo hộ quyền sao chép cũng chính là thời hạn bảo hộ quyền tác giả.
Nếu nhƣ, Công ƣớc Berne chỉ dành một Điều VII quy định về thời hạn bảo hộ
quyền tác giả chung cho các loại tác phẩm và một số loại tác phẩm đặc biệt,thì pháp
luật Việt Nam lại chia thời hạn bảo hộ thành hai loại: thời hạn dành cho quyền nhân
thân và thời hạn dành cho quyền tài sản. Theo Công ƣớc Berne, quyền tác giả đƣợc
bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và năm mƣơi năm sau khi tác giả chết20.Ở Việt Nam,
quyền nhân thân đƣợc bảo hộ vô thời hạn theo quy định của pháp luật. Ngƣợc lại,
với vai trò là một quyền tài sản, quyền sao chép tác phẩm văn học, nghệ thuật sẽ
đƣợc bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và năm mƣơi năm tiếp theo năm tác giả
chết21. Và đối với các loại hình tác phẩm khác cũng dựa trên loại hình tác phẩm
nhằm dẫn chiếu đến các quy định về thời hạn bảo hộ trong Điều 27 của Luật sở hữu
trí tuệ. Quy định về thời hạn bảo hộ trong Công ƣớc Berne và theo pháp luật Việt
Nam có thể đƣợc xem là tƣơng đồng với nhau và không tạo nên sự chênh lệch quá
lớn về khoảng thời gian. Do đó, với các quy định nhƣ trên sẽ không tạo nên những
trở ngại nào trong quá trình nghiên cứu và áp dụng pháp luật.

Nhìn chung, ở Việt Nam quyền sao chép không chỉ bị điều chỉnh bởi pháp luật
Việt Nam mà cịn bởi khung pháp lý chung là Cơng ƣớc Berne 1971. Từ đó, tác giả
20

Khoản 1, Điều 7 Cơng ƣớc Berne 1971

21

Điều 27, khoản 2, điểm b Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sđbs năm 2009


Khóa luận tốt nghiệp cử nhân
Khoa Luật Quốc tế

Trang23

đƣợc bảo hộ quyền tác giả đƣợc hƣởng những quyền lợi nhất định đối với tác phẩm
do chính mình sáng tạo ra hoặc chủ sở hữu quyền đƣợc hƣởng những lợi ích từ tác
phẩm sáng tạo mà mình là chủ sở hữu. Tuy nhiên, quyền đối với tác phẩm của tác
giả, chủ sở hữu quyền phải chịu sự ràng buộc của pháp luật và có những hạn chế
nhất định. Pháp luật về sở hữu trí tuệ quy định những trƣờng hợp ngoại lệ cụ thể mà
ở đó chủ thể khác đƣợc sử dụng tác phẩm đƣợc bảo hộ quyền tác giả. Theo đó, khi
sử dụng tác phẩm đƣợc bảo hộ trong những trƣờng hợp này đƣợc xem là hợp pháp
và không cần có sự đồng ý của tác giả hay chủ sở hữu quyền.
- Ngoại lệ của Quyền sao chép
 Cơ sở pháp lý
Công ƣớc Berne ghi nhận các ngoại lệ Quyền sao chép tại Điều IX khoản 2
với tên gọi “Các ngoại lệ có thể có”. Ngƣợc lại, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam khơng
thể hiện rõ các ngoại lệ của quyền sao chép. Thay vào đó, Điều 25 của luật có tên
gọi “Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải

trả tiền nhuận bút, thù lao”. Đây là một điều khoản quy định chung cho Quyền tác
giả và có thể áp dụng cho Quyền sao chép – quyền tài sản của tác giả đối với tác
phẩm. Với cách quy định nhƣ vậy, các nhà làm luật vơ tình đã tạo nên một sự hiểu
lầm nhất định cho những ngƣời sử dụng quyền sao chép trong trƣờng hợp ngoại lệ.
Nếu nhƣ, các nhà làm luật quy định cụ thể tại một điều luật với tên gọi là “Ngoại lệ
của quyền tác giả/quyền sao chép”, ngƣời sử dụng sẽ hiểu là đây là những quyền
của tác giả đƣợc pháp luật bảo hộ nhƣng trong trƣờng hợp ngoại lệ thì họ đƣợc phép
sử dụng. Ngƣợc lại, khi quy định điều khoản với tên gọi là những trƣờng hợp sử
dụng không cần xin phép hay trả phí, thì ngƣời sử dụng sẽ có tâm lý là họ đƣợc
quyền tự ý sử dụng trong trƣờng hợp này và cũng khơng quan tâm đến việc sử dụng
của mình có gây ảnh hƣởng đến tác giả hay chủ sở hữu quyền hay không.
 Chủ thể và điều kiện sử dụng quyền
Cả Công ƣớc Berne và pháp luật Việt Nam đều không quy định chủ thể nào
đƣợc sử dụng quyền sao chép trong các trƣờng hợp ngoại lệ mà chỉ nhấn mạnh vào
điều kiện và mục đích sử dụng. Trong trƣờng hợp sử dụng tự do quyền sao chép


×