Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản theo pháp luật việt nam so sánh với pháp luật liên minh châu âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.33 KB, 91 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CHO HÀNG NÔNG SẢN
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM - SO SÁNH VỚI PHÁP
LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU

SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐẶNG THỊ HƢƠNG GIANG
KHOÁ: 34

MSSV:0955050040

GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN: TS. LÊ THỊ NAM GIANG

TP. HỒ CHÍ MINH, 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép từ
bất cứ công trình nào khác. Các số liệu và thơng tin nêu trong khóa luận là trung
thực và chính xác.
Tác giả khóa luận


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ đầy đủ


SHTT

Sở hữu trí tuệ

CDĐL

Chỉ dẫn địa lý

TGXXHH

Tên gọi xuất xứ hàng hóa

NHHH

Nhãn hiệu hàng hóa

SHCN

Sở hữu cơng nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới

EU


Liên minh Châu Âu

Quy chế 1151/2012

Quy chế của Hội Đồng Châu Âu số 1151/2012 ngày
21/11/2012 về các chƣơng trình chất lƣợng cho các
sản phẩm nơng nghiệp và thực phẩm

Quy chế 510/2006

Quy chế của Hội đồng Châu Âu số 510/2006 ngày
20/5/2006 về bảo hộ CDĐL và TGXXHH cho sản
phẩm nông nghiệp và thực phẩm

Công ƣớc Paris năm 1883

Công ƣớc Paris năm 1883 về bảo hộ sở hữu công
nghiệp

Thỏa ƣớc Madrid năm1891

Thỏa ƣớc Madrid năm 1891 về ngăn chặn những chỉ
dẫn giả hoặc làm nhầm lẫn xuất xứ hàng hóa

Thoả ƣớc Lisbon năm
1958

Thoả ƣớc Lisbon năm 1958 về bảo hộ và đăng ký
quốc tế tên gọi xuất xứ hàng hoá


Hiệp định Trips

Hiệp định Trips năm 1994 về các khía cạnh liên quan
tới thƣơng mại của quyền SHTT


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ĐỐI VỚI HÀNG
NÔNG SẢN ..................................................................................................................... 6
1.1.

Khái niệm chỉ dẫn địa lý và bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản ....... 6

1.1.1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý............................................................................ 6
1.1.1.1. Theo các Điều ƣớc quốc tế....................................................................... 6
1.1.1.2. Theo pháp luật Việt Nam ......................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản ................................. 8
1.1.2.1. Khái niệm hàng nông sản ......................................................................... 8
1.1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản .. 10
1.2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc bảo hộ CDĐL cho hàng nông
sản 13
1.2.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 13
1.2.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 17
1.3. Phân biệt chỉ dẫn địa lý với một số chỉ dẫn thƣơng mại khác ...................... 19
1.3.1. Phân biệt với chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ ..................................... 19
1.3.2. Phân biệt với nhãn hiệu hàng hoá ................................................................. 21
1.3.3. Phân biệt với nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận ........................... 23
1.4. Các hình thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho hàng nông sản .......... 25
1.4.1. Bảo hộ bằng quy định pháp luật về chỉ dẫn địa lý ........................................ 26

1.4.2. Bảo hộ bằng quy định pháp luật nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng
nhận ……. ............................................................................................................... 27
1.4.3. Bảo hộ bằng quy định pháp luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh .......... 28
1.5. Vai trị của bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản ..................................... 29
1.5.1. Đối với ngƣời tiêu dùng ................................................................................ 29
1.5.2. Đối với nhà sản xuất ..................................................................................... 30
1.5.3. Đối với Nhà nƣớc ......................................................................................... 31


CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ PHÁP LUẬT VIỆT
NAM VỀ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ CHO HÀNG NÔNG SẢN ........................ 36
2.1. Khái quát pháp luật Liên minh châu Âu về bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho
hàng nông sản ........................................................................................................... 36
2.2. Khái quát pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho hàng nông
sản….. ........................................................................................................................ 38
2.3. So sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật Liên minh châu Âu về bảo hộ
chỉ dẫn địa lý đối với hàng nông sản ....................................................................... 40
2.3.1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý ............................................................................... 40
2.3.1.1. Theo pháp luật Liên minh châu Âu........................................................ 40
2.3.1.2. Theo pháp luật Việt Nam ....................................................................... 43
2.3.1.3. So sánh và kiến nghị .............................................................................. 45
2.3.2. Điều kiện bảo hộ ........................................................................................... 46
2.3.2.1. Theo pháp luật Liên minh châu Âu........................................................ 46
2.3.2.2. Theo pháp luật Việt Nam ....................................................................... 51
2.3.2.3. So sánh và kiến nghị .............................................................................. 55
2.3.3. Căn cứ xác lập quyền .................................................................................... 57
2.3.3.1. Theo pháp luật Liên minh châu Âu........................................................ 57
2.3.3.2. Theo pháp luật Việt Nam ....................................................................... 58
2.3.3.3. So sánh và kiến nghị .............................................................................. 59
2.3.4. Quyền của ngƣời sử dụng chỉ dẫn địa lý ...................................................... 62

2.3.4.1. Theo pháp luật Liên minh châu Âu........................................................ 62
2.3.4.2. Theo pháp luật Việt Nam ....................................................................... 63
2.3.5. Các quy định về quản lý chỉ dẫn địa lý ......................................................... 68
2.3.5.1. Theo pháp luật Liên minh châu Âu........................................................ 68
2.3.5.2. Theo pháp luật Việt Nam ....................................................................... 70
2.3.5.3. So sánh và kiến nghị .............................................................................. 73
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 78


Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc sử dụng các dấu hiệu CDĐL trong thƣơng mại nhằm phân biệt các sản
phẩm trên thị trƣờng là tập quán đã có từ lâu đời trên thế giới. Cùng với xu thế hội
nhập kinh tế quốc tế, uy tín thƣơng mại của doanh nghiệp đƣợc tạo dựng thông qua
các dấu hiệu gắn liền với hàng hóa của họ nhƣ nhãn hiệu, tên thƣơng mại, CDĐL.
Trong đó, CDĐL với vai trị truyền tải thông điệp về nguồn gốc, danh tiếng, chất
lƣợng sản phẩm đã trở thành một tài sản có giá trị to lớn trong thƣơng mại. Bảo hộ
CDĐL ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và thịnh vƣợng của
nhiều doanh nghiệp, khu vực, quốc gia trên thế giới. Do đó, các quốc gia đã và đang
khơng ngừng chạy đua tìm kiếm và phát triển các cơng cụ pháp lý về CDĐL để kịp
thời nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, khuyến khích nơng nghiệp, tăng cƣờng
hội nhập quốc tế.
Cho đến nay, đa số bảo hộ CDĐL trên khắp thế giới vẫn chủ yếu đƣợc áp dụng
cho nông sản, thực phẩm hay rƣợu vang, rƣợu mạnh bởi rõ ràng đây là những sản
phẩm có phẩm chất đặc trƣng xuất phát từ vị trí sản xuất và chịu ảnh hƣởng chủ yếu
bởi các yếu tố địa lý nhƣ khí hậu, thổ nhƣỡng,…Trong khi đó, xuất phát từ nền
nơng nghiệp lúa nƣớc cùng với khí hậu nhiệt đới ơn hịa, Việt Nam có thế những thế
mạnh to lớn về các mặt hàng nông sản. Danh tiếng của những nông sản Việt nhƣ

nƣớc mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột, thanh long Bình Thuận,…đã thừa
nhận rộng rãi ở trong nƣớc và đang dần chiếm lĩnh thị trƣờng quốc tế. Tuy vậy, mặc
dù có những điều kiện để phát triển CDĐL, bảo hộ CDĐL ở Việt nam hiện nay vẫn
chỉ dừng lại ở mức tiềm năng mà chƣa chuyển hóa thành nguồn lực cho sự phát
triển của Việt Nam. Do đó, chú trọng xây dựng và bảo hộ CDĐL cho nơng sản thực
sự là một hƣớng đi có hiệu quả nhằm bảo vệ tên tuổi và nâng cao giá trị nông sản,
đặc biệt giúp Việt Nam khai thác đƣợc các lợi thế của mình về đất đai, khí hậu.
Trong những năm gần đây, hoạt động thƣơng mại quốc tế giữa Việt Nam và các
quốc gia trên thế giới diễn ra sôi nổi hơn bao giờ hết, song trong công tác xuất khẩu
nông sản mang CDĐL, do thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về pháp luật bảo hộ
CDĐL ở nƣớc ngoài nên nhiều CDĐL của Việt Nam đã bị các thƣơng nhân nƣớc
ngồi xâm phạm và đăng kí trƣớc ở một số nƣớc. Vì vậy, nghiên cứu các ĐƢQT,
pháp luật các quốc gia về bảo hộ CDĐL có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy
xây dựng và đăng kí bảo hộ CDĐL cho nơng sản Việt Nam ở nƣớc ngồi, đồng thời


Trang 2
nó cịn là khung pháp lý quan trọng duy trì sự ổn định phát triển cho nền kinh tế đất
nƣớc.
Khi đề cập đến pháp luật bảo hộ CDĐL của các quốc gia trên thế giới là phải
nhắc đến pháp luật của Liên minh châu Âu (EU). Là quốc gia có các điều kiện địa
lý thuận lợi, EU có rất nhiều mặt hàng nơng sản có chất lƣợng và danh tiếng vƣợt
trội. Chính vì vậy, EU là các quốc gia đi đầu trong việc bảo hộ CDĐL, cũng nhƣ
đƣa các quy định về CDĐL vào các Hiệp định của WTO. Ngoài ra, EU hiện là một
trong các đối tác hàng đầu của Việt Nam về kinh tế, thƣơng mại và đầu tƣ. Theo số
liệu của Tổng cục thống kê, năm 2012, EU đã trở thành thị trƣờng xuất khẩu lớn
nhất của Việt Nam, chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nƣớc.
Đồng thời, vào tháng 6/2012, Việt Nam và EU cũng đã chính thức tuyên bố khởi
động đàm phán Hiệp định Thƣơng mại tự do Việt Nam - EU (FTA).
Chính từ các lý do trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu pháp luật EU về bảo

hộ CDĐL cho hàng nơng sản có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy đăng kí bảo
hộ CDĐL cho nơng sản Việt tại thị trƣờng EU, đặc biệt là khi Hiệp định FTA chính
thức có hiệu lực và đây cịn là những bài học kinh nghiệm cho việc hoàn thiện pháp
luật và nâng cao hiệu quả bảo hộ CDĐL cho nơng sản tại Việt Nam. Hơn nữa, sau
khi tìm hiểu về vấn đề này, tác giả phát hiện EU vừa mới ban hành Quy chế mới về
bảo hộ CDĐL cho hàng nơng sản – Quy chế 1151/2012 có hiệu lực thi hành từ ngày
3/01/2013, do đó, việc nghiên cứu Quy chế mới của EU lại càng cần thiết hơn.
Chính vì vậy, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo pháp
luật Việt Nam - so sánh với pháp luật Liên minh châu Âu” với mong muốn
nghiên cứu các quy định mới của EU về vấn đề bảo hộ CDĐL cho hàng nông sản,
đồng thời, chú trọng phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này
để so sánh tiếp với pháp luật EU, từ đó chỉ ra các điểm cịn hạn chế của pháp luật
Việt Nam và đƣa ra các kiến nghị khắc phục kịp thời.
2. Mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài có 2 mục tiêu chính:
+ Một là, tìm hiểu và làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về bảo hộ CDĐL cho
hàng nông sản, phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc bảo hộ CDĐL
cho hàng nông sản, phân biệt CDĐL với các chỉ dẫn thƣơng mại khác, các lợi ích từ
việc bảo hộ CDĐL đem lại, đặc biệt nêu bật lên các hình thức bảo hộ quyền SHCN
đối với nông sản trên thế giới.


Trang 3
+ Hai là, phân tích cụ thể những quy định về bảo hộ CDĐL cho hàng nông sản
theo pháp luật Việt Nam và so sánh với pháp luật EU - hệ thống pháp luật về bảo hộ
CDĐL cho hàng nơng sản đi đầu thế giới, trên cơ sở đó đánh giá các điểm còn hạn
chế của pháp luật Việt Nam và đƣa ra những đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống
pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo hộ CDĐL cho hàng nông sản Việt nam.
Từ những mục tiêu này, tác giả xác định các đối tƣợng nghiên cứu của đề tài bao
gồm:

+ Các Điều ƣớc quốc tế về CDĐL;
+ Các quy định của pháp luật EU về bảo hộ CDĐL cho hàng nông sản;
+ Các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ CDĐL nói chung và cho
hàng nơng sản nói riêng.
3. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, pháp luật về bảo hộ CDĐL đã thu hút đƣợc nhiều sự
chú ý và quan tâm của nhiều học giả, nhiều nhà khoa học trong nƣớc lẫn ngồi
nƣớc. Về phía các tài liệu tiếng Việt, có một số cơng trình nghiên cứu về pháp luật
bảo hộ CDĐL nói chung và bảo hộ CDĐL cho hàng nơng sản nói riêng nhƣ sau:
+ Lê Thị Thu Hà, Bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế, sách chuyên khảo, Thông tin và truyền thơng, TP Hồ Chí
Minh (2011)
+ Nguyễn Thị Thu Thủy, “Xây dựng CDĐL cho hàng nông sản Việt Nam –
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, khóa luận tốt nghiệp năm 2007
+ Lê Việt Tuấn, “Hồn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ CDĐL trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”, luận văn thạc sĩ luật học 2004
Về phía các tài liệu nƣớc ngồi cũng có một số tài liệu đáng chú ý sau:
+ International Trade Center, Guide to Geographical Indications (Hƣớng
dẫn CDĐL), Geneva 2009.
+ Vũ Trọng Bình, Đào Đức Huấn, Geographical indication and appellation
of origin in Viet Nam: reality, policy, and perspective, (Chỉ dẫn địa lý và tên gọi
xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam: thực trạng, chính sách và triển vọng), MISPA Project
2006


Trang 4
+ Nguyễn Thị Tuyết, A study of legal protection of Geographical
Indications in the European Community and in Vietnam, (Bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở
Châu Âu và ở Việt Nam), Master of Lund University 2007.
Nhƣ vậy, theo tra cứu của tác giả, ở phạm vi các tài liệu tiếng Việt, chƣa có đề

tài nào nghiên cứu cụ thể pháp luật EU và pháp luật Việt Nam về bảo hộ CDĐL cho
hàng nơng sản dƣới góc độ so sánh. Ở phạm vi tài liệu tiếng nƣớc ngoài, đáng chú ý
nhất là cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Tuyết có nghiên cứu về “Bảo
hộ chỉ dẫn địa lý ở Châu Âu và ở Việt Nam” nhƣng cơng trình này không đi sâu vào
các vấn đề lý luận về bảo hộ CDĐL, đồng thời cũng không tiếp cận ở dạng so sánh
trực tiếp pháp luật Việt Nam với pháp luật EU để đƣa các kiến nghị cụ thể. Hơn
nữa, vì Quy chế 1151/2012 của EU chỉ mới có hiệu lực chính thức vào ngày
3/01/2013, do đó, tác giả chƣa tìm thấy tìm thấy tài liệu tiếng Việt lẫn tài liệu tiếng
nƣớc ngoài nào nghiên cứu về vấn đề này. Chính vì vậy, đề tài “Bảo hộ chỉ dẫn địa
lý cho hàng nông sản theo pháp luật Việt Nam - so sánh với pháp luật Liên
minh châu Âu” mà tác giả lựa chọn hồn tồn đảm bảo đƣợc tính mới về nội dung
nghiên cứu cũng nhƣ tính hữu ích về các thông tin cung cấp cho ngƣời đọc.
4. Phạm vi nghiên cứu
Cơ sở lý luận: nghiên cứu các vấn đề cơ bản về bảo hộ CDĐL cho hàng nông sản
nhƣ khái niệm CDĐL, khái niệm và đặc điểm của bảo hộ CDĐL cho hàng nông
sản, các cơ sở cho việc bảo hộ CDĐL cho hàng nơng sản, các hình thức bảo hộ
quyền SHCN đối với hàng nông sản,…
Cơ sở pháp lý: tập trung nghiên cứu và phân tích pháp luật EU và pháp luật Việt
Nam dƣới góc độ so sánh, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để nâng cao
hiệu quả bảo hộ CDĐL cho hàng nông sản. Vì vấn đề bảo hộ CDĐL cho hàng nơng
sản là một mảng công tác rộng lớn và phức tạp. Trong khn khổ của khóa luận tốt
nghiệp, khi phân tích những nội dung của bảo hộ CDĐL cho hàng nông sản, khóa
luận xin giới hạn chỉ phân tích ở hai bộ phận cấu thành hệ thống bảo hộ CDĐL. Đó
là các hoạt động xác lập quyền của các chủ thể đối với CDĐL và hoạt động khai
thác, quản lý các sản phẩm mang CDĐL trên thị trƣờng. Ngoài ra, khái niệm nơng
sản đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó gồm một phạm vi khá rộng các
loại hàng hố có nguồn gốc từ hoạt động nông nghiệp nhƣ các sản phẩm từ nơng
nghiệp hay rƣợu vang, rƣợu mạnh,… do đó, vì thời gian nghiên cứu có hạn, tác giả
cũng khơng đề cập đến đối tƣợng là rƣợu vang, rƣợu mạnh.



Trang 5
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa Mác Lê-nin, đề tài sử dụng các
phƣơng pháp có tính truyền thống nhƣ miêu tả, phân tích, tổng hợp, hệ thống, …
Trong đó, đặc biệt chú trọng đến phƣơng pháp so sánh để làm nổi bật những vấn đề
tƣơng đồng và khác biệt trong hệ thống pháp luật Việt Nam với pháp luật của Liên
minh Châu Âu về vấn đề bảo hộ CDĐL cho hàng nông sản, từ đó chỉ ra những điểm
cịn hạn chế và đề ra các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo
hộ CDĐL cho nông sản ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Trên cơ sở phân tích khoa học, kết hợp với lý luận và thực tiễn của Việt Nam,
khoá luận đã giải quyết đƣợc các vấn đề cơ bản sau:
+ Thứ nhất, cung cấp cụ thể các thông tin lý luận của bảo hộ CDĐL cho hàng
nông sản. Trên cơ sở này, có thể xác định CDĐL là một cơng cụ mang tính chiến
lƣợc để bảo hộ cho nông sản Việt Nam, đặc biệt là trong thị trƣờng xuất khẩu.
+ Thứ hai, làm rõ bản chất, căn cứ áp dụng của các hình thức bảo hộ quyền
SHCN đối với hàng nông sản trên thế giới.
+ Thứ ba, phân tích cụ thể các quy định của pháp luật EU và pháp luật Việt
Nam về vấn đề bảo hộ CDĐL cho hàng nơng sản, dƣới góc độ so sánh, ở từng đối
tƣợng phân tích, tác giả đã chỉ ra những điểm còn hạn chế trong pháp luật Việt Nam
và đƣa ra những kiến nghị để khắc phục những điểm hạn chế đó.
+ Thứ tƣ, phân tích các quy định về hoạt động quản lý CDĐL cho hàng nông
sản theo pháp luật EU và pháp luật Việt Nam. Qua đó, tác giả đã đề xuất các kiến
nghị nhằm kịp thời nâng cao hiệu quả công tác quản lý CDĐL.
Với những mục đích đƣợc đặt ra và giải quyết trong hai chƣơng của khóa luận,
tác giả mong rằng đề tài có thể góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của bảo
hộ CDĐL cho hàng nông sản và các quy định của pháp luật EU và pháp luật Việt
Nam về vấn đề này. Tuy vậy, những nội dung trên đây chỉ giới hạn trong khóa luận
tốt nghiệp cử nhân Luật ắt hẳn cịn nhiều khiếm khuyết, tác giả kính mong nhận

đƣợc sự góp ý của q thầy cơ và các bạn để góp phần hồn thiện đề tài hơn nữa.
Sau cùng, tác giả xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô
trƣờng Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh, đặc biệt là TS. Lê Thị Nam Giang – giảng
viên khoa Luật Quốc tế đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tác giả xây dựng và hoàn
thiện đề tài.


Trang 6

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ĐỐI VỚI
HÀNG NÔNG SẢN
1.1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý và bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản
1.1.1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý
1.1.1.1. Theo các Điều ƣớc quốc tế
Xét dƣới góc độ pháp luật quốc tế, CDĐL đã đƣợc quy định trong 4 ĐƢQT là:
Công ƣớc Paris năm 1883 về bảo hộ SHCN1, Thỏa ƣớc Madrid năm 1891 về ngăn
chặn những chỉ dẫn giả hoặc làm nhầm lẫn xuất xứ hàng hóa 2, Thoả ƣớc Lisbon
năm 1958 về bảo hộ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ hàng hoá 3 và Hiệp định
Trips năm 1994 về các khía cạnh liên quan tới thƣơng mại của quyền SHTT 4 .
Công ƣớc Paris 1883 và Thỏa ƣớc Madrid 1891 là hai ĐƢQT đầu tiên quy định
về CDĐL tạo điều kiện thuận lợi cho bảo hộ quyền SHCN xuyên biên giới. Tuy
nhiên, cả hai ĐƢQT này đều không nhắc tới thuật ngữ CDĐL mà chỉ nhắc tới hai
thuật ngữ chỉ dẫn nguồn gốc (Indication of Source) và tên gọi xuất xứ (Apellations
of Origin),5 đồng thời, cũng không đƣa ra đƣợc khái niệm về hai thuật ngữ này mà
chỉ nhắc tới chúng với tƣ cách là đối tƣợng SHCN đƣợc bảo hộ. Đến năm 1958,
Thoả ƣớc Lisbon ra đời đã lần đầu tiên đƣa ra khái niệm về tên gọi xuất xứ
(Appellation of Origin) và khái niệm này vẫn còn đƣợc sử dụng rộng rãi tại các
quốc gia châu Âu ngày nay.
Mặc dù đƣợc sử dụng trong thực tiễn thƣơng mại khá sớm nhƣng thuật ngữ
CDĐL chỉ đƣợc định nghĩa chính thức vào năm 1994 bởi Hiệp định Trips nhƣ sau:

“CDĐL đƣợc hiểu là một chỉ dẫn nhằm xác định một sản phẩm có xuất xứ từ lãnh

1

Cơng ƣớc Paris đƣợc kí kết ngày 20/3/1883 với sự tham gia của 11 nƣớc. Từ khi kí kết đến nay, Công ƣớc
đã qua nhiều lần sửa đổi vào các năm 1990, 1911, 1925, 1934, 1958, 1967 và đƣợc tổng sửa đổi vào ngày
28/0/1979. Tính đến 4/12/2009 có 173 nƣớc là thành viên của Công ƣớc, Việt Nam là thành viên Công ƣớc
từ năm 1949.
2
Thỏa ƣớc Madrid về ngăn chặn những chỉ dẫn giả hoặc làm nhầm lẫn xuất xứ hàng hóa đƣợc ký kết vào
năm 1891, sửa đổi nhiều lần vào các năm 1925, 1934, 1958 và 1967. Tính đến 4/12/2009 có 35 nƣớc là thành
viên của Thỏa ƣớc, Việt Nam không phải là thành viên của Thỏa ƣớc này.
3
Thỏa ƣớc Lisbon đƣợc hồn thành và cơng bố vào năm 1958, đƣợc sửa đổi vào năm 1967 và năm 1979.
Tính đến 4/12/2009 có 26 nƣớc là thành viên của Thỏa ƣớc, Việt Nam không phải là thành viên của Thỏa
ƣớc này.
4
Hiệp định Trips đƣợc kí kết ngày 15/4/1994. Tính đến 4/12/2009 có 150 nƣớc là thành viên của Hiệp định
Trips, Việt Nam gia nhập Hiệp định năm 2007. (Số lƣợng thành viên các ĐƢQT đƣợc cập nhập tại trang web
www.wipo.int vào ngày 4/12/2009)
5
Điều 1.2 Công ƣớc Paris 1883


Trang 7
thổ của một quốc gia thành viên hoặc từ một vùng, một khu vực địa lý của nƣớc đó,
mà chất lƣợng, danh tiếng hay các đặc tính khác của sản phẩm chủ yếu do nguồn
gốc địa lý này mang lại”.6
Khái niệm trên cho thấy ba yếu tố quan trọng trong bảo hộ CDĐL:
+ CDĐL là những chỉ dẫn về nguồn gốc địa lý. Chỉ dẫn này có thể đƣợc thể

hiện dƣới dạng từ ngữ, biểu tƣợng, hay hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố đó nhằm
giúp nhận biết về mặt thị giác nguồn gốc địa lý của hàng hóa.
+ Hàng hóa sử dụng CDĐL phải bắt nguồn từ lãnh thổ hoặc khu vực, địa
phƣơng thuộc lãnh thổ đó. Tùy theo các quy định pháp lý của mỗi quốc gia mà thuật
ngữ “bắt nguồn” đƣợc hiểu là toàn bộ q trình sản xuất, chế biến hàng hóa đƣợc
tiến hành tại khu vực địa lý đó, hay chỉ cần một giai đoạn, một khâu trong quá trình
sản xuất, chế biến đƣợc thực hiện tại khu vực địa lý đó là đạt yêu cầu bảo hộ.
+ Hàng hóa có chất lƣợng, danh tiếng hoặc đặc tính nhờ xuất xứ địa lý
mang lại. Điều này có nghĩa các yếu tố nguồn gốc địa lý, bao gồm yếu tố tự nhiên
(nhƣ khí hậu, thổ nhƣỡng, nguồn nƣớc, tài nguyên,…) và yếu tố con ngƣời (nhƣ kĩ
năng, kinh nghiệm, bí quyết sản xuất,…) đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng
định chất lƣợng, danh tiếng của hàng hóa.
1.1.1.2. Theo pháp luật Việt Nam
Đƣợc coi là nƣớc có bƣớc đi sớm nhất trong khối ASEAN về bảo hộ CDĐL,
năm 1995, Việt Nam lần đầu tiên đƣa ra khái niệm TGXXHH trong BLDS năm
1995 nhƣ sau: “TGXXHH là tên địa lý của nƣớc, địa phƣơng dùng để chỉ xuất xứ
của mặt hàng từ nƣớc, địa phƣơng đó với điều kiện những mặt hàng này có cùng
tính chất, chất lƣợng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ƣu việt, bao
gồm yếu tố tự nhiên, con ngƣời hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó”. Khái niệm này
tƣơng đối phù hợp với Cơng ƣớc Paris năm 1883 và quy định của pháp luật EU hiện
hành.
Năm 2000, Việt Nam lần đầu tiên đƣa ra khái niệm CDĐL thông qua Nghị
định số 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 của Chính phủ về bảo hộ quyền SHCN
đối với bí mật kinh doanh, CDĐL, tên thƣơng mại và bảo hộ quyền chống cạnh
tranh không lành mạnh liên quan tới SHCN. Theo Điều 10 Nghị định này, CDĐL
đƣợc hiểu là các thơng tin về nguồn gốc địa lý của hàng hố đáp ứng đủ các điều
kiện sau đây:
6

Điều 22.1 Hiệp định Trips



Trang 8
+ Thể hiện dƣới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tƣợng hoặc hình ảnh, dùng
để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phƣơng thuộc một quốc gia;
+ Thể hiện trên hàng hố, bao bì hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc
mua bán hàng hố nhằm chỉ dẫn ra rằng hàng hố nói trên có nguồn gốc tại quốc
gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phƣơng mà đặc trƣng về chất lƣợng, uy tín, danh tiếng
hoặc các đặc tính khác của loại hàng hố này có đƣợc chủ yếu do nguồn gốc địa lý
tạo nên.
Quy định về CDĐL trong Nghị định 54/2000/NĐ-CP đã tƣơng đối phù hợp với
những quy định trong Hiệp định Trips. Sau đó, để tiếp tục hồn thiện pháp luật về
SHTT nói chung và CDĐL nói riêng, Luật SHTT Việt Nam 2005 ra đời, chính thức
quy định khái niệm CDĐL một cách ngắn gọn nhƣ sau: “CDĐL là dấu hiệu dùng để
chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phƣơng, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ
thể”.7 Nhƣ vậy, có thể thấy đƣợc khái niệm CDĐL theo pháp luật Việt Nam hiện
hành mặc dù là khái niệm thuần túy không bao gồm các điều kiện bảo hộ nhƣng
khái niệm này hoàn toàn phù hợp với quy định của Hiệp định Trips. Ngồi ra, trong
khái niệm CDĐL cịn bao gồm các quy định về dấu hiệu đƣợc bảo hộ và là cơ sở để
đƣa ra các quy định về điều kiện bảo hộ. Do đó, tác giả sẽ đi vào phân tích cụ thể
khái niệm này tại Chƣơng 2 khóa luận.
1.1.2. Khái niệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho hàng nơng sản
1.1.2.1. Khái niệm hàng nơng sản
Trong WTO, hàng hố đƣợc chia làm hai nhóm chính: nơng sản và phi nông
sản. Nông sản đƣợc xác định trong Hiệp định Nông nghiệp của WTO là tất cả các
sản phẩm đƣợc liệt kê từ Chƣơng I đến XXIV (trừ cá và sản phẩm từ cá) và một số
sản phẩm thuộc các chƣơng khác trong Hệ thống hài hồ hố mã số thuế. Với cách
hiểu này, nông sản gồm một phạm vi khá rộng các loại hàng hố có nguồn gốc từ
hoạt động nông nghiệp nhƣ:9
8


+ Các sản phẩm nông nghiệp cơ bản nhƣ lúa gạo, lúa mỳ, bột mỳ, sữa, động
vật sống, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, chè, rau quả tƣơi…;
+ Các sản phẩm phái sinh nhƣ bánh mỳ, bơ, dầu ăn, thịt…;
7

Khoản 22 Điều 4 Luật SHTT Việt Nam 2005
Phòng thƣơng mại và công nghiệp Việt Nam, Hệ thống ngắn gọn về WTO và các cam kết của Việt Nam, tr.
3 [ (truy cập ngày 15/5/2013)
9
Phụ lục 1, Hiệp định Nông nghiệp của WTO năm 1995, [ (truy cập ngày 15/5/2013)
8


Trang 9
+ Các sản phẩm đƣợc chế biến từ sản phẩm nông nghiệp nhƣ bánh kẹo, sản
phẩm từ sữa, xúc xích, nƣớc ngọt, rƣợu, bia, thuốc lá, bơng xơ, da động vật thơ…
Tại Việt Nam, pháp luật khơng có định nghĩa cụ thể về nhóm hàng nơng sản, do
đó, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm này. Cụ thể, nông nghiệp
thƣờng đƣợc hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi),
thuỷ sản, lâm nghiệp và diêm nghiệp. Các ngành công nghiệp chế biến nông lâm
thuỷ sản lại đƣợc gộp vào lĩnh vực công nghiệp. 10 Hay tại Hệ thống ngành nghề
kinh tế Việt Nam đã liệt kê danh mục các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp là
trồng các cây hàng năm nhƣ lúa, ngô, cây lƣơng thực, cây thuốc lá, thuốc lào,…và
trồng các cây lâu năm nhƣ cây ăn quả, cây cao su, cà phê, cây dƣợc liệu,… 11 Tuy
nhiên, trong các quan điểm về nông sản, quan niệm phổ biến nhất và đƣợc đƣa vào
từ điển Tiếng Việt là: nông sản là những sản phẩm hoặc bán thành phẩm của ngành
sản xuất hàng hóa thơng qua gây trồng và phát triển của cây trồng. Sản phẩm nơng
nghiệp bao gồm nhiều nhóm hàng thực phẩm, tơ sợi, nhiên liệu, nguyên vật liệu,
dƣợc phẩm và ma túy bất hợp pháp (thuốc lá, cần sa) và các sản phẩm độc đáo đặc

thù. Ngày nay, nơng sản cịn hàm nghĩa những sản phẩm từ hoạt động làm vƣờn và
thực tế nông sản thƣờng đƣợc hiểu là những sản phẩm hàng hóa đƣợc làm ra từ tƣ
liệu sản xuất là đất.12
Riêng EU cũng khơng có định nghĩa cụ thể về nông sản nhƣng lại đƣa ra danh
sách các nhóm hàng đƣợc coi là sản phẩm nơng nghiệp và thực phẩm bao gồm: 13
+ Nhóm sản phẩm thịt động vật tƣơi và các bộ phận nội tạng;
+ Nhóm các sản phẩm chế biến từ thịt nhƣ nấu chín, muối, hun khói,…;
+ Các sản phẩm khác có nguồn gốc động vật nhƣ trứng, mật ong, các sản
phẩm từ sữa,…;
+ Nhóm các sản phẩm có nguồn gốc thực vật nhƣ các loại cây trồng, trái
cây, rau, ngũ cốc đã hoặc chƣa chế biến, cà phê, chè,…;
+ Nhóm dầu và chất béo từ động vật hay thực vật nhƣ bơ, mỡ, dầu ăn,…;

10

Phịng thƣơng mại và cơng nghiệp Việt Nam, chú thích số 6, tr. 4
HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM (Ban hành kèm theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày
23 tháng 01 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ)
12
[ (truy cập ngày 18/5/2013)
13
Danh sách các nhóm hàng nơng sản của EU, [ />annex1.htm] (truy cập ngày 18/5/2013), chi tiết các nhóm hàng đƣợc liệt kê tại Phụ lục khóa luận
11


Trang 10
+ Nhóm thịt động vật thân mềm cá, động vật giáp xác tƣơi và các sản phẩm
chế biến từ cá
+ Nhóm các loại rau, rễ, củ và thân củ có thể ăn đƣợc
+ Phần cịn lại và phần bỏ đi từ ngành công nghiệp thực phẩm

+ Thuốc lá và các sản phẩm tƣơng tự
+ Rƣợu vang, rƣợu mạnh
+ Và nhóm các sản phẩm khác của WTO khơng có trong Chƣơng I đến
Chƣơng XXIV
Nhƣ vậy, EU đã đƣa ra chi tiết các mặt hàng đƣợc coi là nông sản. Cách hiểu
này cũng tƣơng tự với cách hiểu về nông sản của WTO. Mặc dù quan niệm về
CDĐL của Việt Nam có một số điểm khác biệt với quan niệm của EU và WTO,
nhƣng vì cả Việt Nam và EU đều là thành viên của WTO, do đó, trong các phần
tiếp theo của khóa luận, tác giả sẽ sử dụng khái niệm về nông sản theo quy định của
WTO. Thông qua danh sách chính thức các mặt hàng nơng sản đƣợc liệt kê tại Hiệp
định nông nghiệp của WTO, việc nghiên cứu nơng sản nói chung và các nhóm hàng
chính nói riêng trở nên dễ dàng và cụ thể hơn. Hơn nữa, nhƣ đã đề cập trong phạm
vi nghiên cứu của khóa luận, vì thời gian nghiên cứu có hạn, tác giả sẽ không đề cập
đến đối tƣợng rƣợu vang, rƣợu mạnh.
1.1.2.2. Khái niệm và đặc điểm của bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho hàng
nông sản
(1) Khái niệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản
Quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đều quy định thống nhất
CDĐL là một trong các đối tƣợng bảo hộ SHCN. 14 Vì vậy, bảo hộ quyền SHCN đối
với CDĐL đƣợc xây dựng dựa trên nền tảng các quy định về bảo hộ quyền SHTT.
Bản chất của bảo hộ CDĐL cho hàng nông sản là nhằm chứng minh mối liên
hệ giữa nguồn gốc địa lý với chất lƣợng, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của sản
phẩm. Theo đó, khơng phải mọi sản phẩm mang dấu hiệu CDĐL đều có thể đƣợc
pháp luật cơng nhận bảo hộ. Chúng phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu đã nêu ở trên
mới có thể đƣợc bảo hộ. Khả năng chỉ ra nguồn gốc xuất xứ của CDĐL chính là
nhân tố chính tạo ra sự khác biệt giữa CDĐL với các địa danh thơng thƣờng khơng
có chức năng nhận dạng xuất xứ.
14

Điều 1.2 Công ƣớc Paris 1883 và Khoản 2 Điều 3 Luật SHTT Việt Nam 2005



Trang 11
Dƣới góc độ pháp luật quốc tế, Hiệp định Trips có hẳn một mục riêng quy định
về bảo hộ CDĐL. Trong đó, Hiệp định Trips chú trọng đặc biệt đến những quy định
yêu cầu các quốc gia thành viên phải có những biện pháp pháp lý nhằm ngăn ngừa
những CDĐL lừa dối, gây nhầm lẫn cho ngƣời tiêu dùng về xuất xứ thật của hàng
hóa và các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh. Ngồi ra, Hiệp định Trips cũng
thiết lập một cơ chế thực thi quyền SHTT nói chung và CDĐL nói riêng trên phạm
vi quốc tế.
Dƣới góc độ pháp luật quốc gia, cũng giống nhƣ các đối tƣợng SHCN khác,
nếu việc bảo hộ CDĐL chỉ dừng lại ở việc ghi nhận quyền của chủ thể thôi chƣa đủ
bởi yếu tố quan trọng nhất của CDĐL so với các đối tƣợng SHCN khác là sự kết
hợp của cả ba yếu tố sản phẩm, khu vực địa lý và các yếu tố tạo nên chất lƣợng. Vì
vậy, nhiệm vụ quan trọng nhất của bảo hộ CDĐL chính là quản lý đƣợc chất lƣợng
và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Nhƣ vậy, có thể hiểu bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL đƣợc hiểu là việc
Nhà nƣớc, các cơ quan có thẩm quyền và các chủ thể, thơng qua hệ thống pháp luật,
tiến hành các hoạt động liên quan đến việc xác lập, khai thác, quản lý và bảo vệ các
chủ thể chống lại các hành vi xâm phạm quyền đối với CDĐL.15
Trên cơ sở này, việc bảo hộ CDĐL sẽ bao gồm ba nội dung chính sau:
+ Thứ nhất, xác lập quyền của các chủ thể đối với CDĐL và xác định
những hành vi xâm phạm quyền SHCN đối với CDĐL.
+ Thứ hai, hoạt động khai thác, quản lý và phát triển các sản phẩm mang
CDĐL trong thực tiễn.
+ Thứ ba, các biện pháp thực thi quyền SHCN đối với CDĐL.
Nhƣ đã nêu trong phần phạm vi nghiên cứu của đề tài, vì thời gian nghiên cứu
có hạn, tác giả sẽ chỉ nghiên cứu việc bảo hộ CDĐL theo quy định của pháp luật
của EU và Việt Nam ở phạm vi thứ nhất và thứ hai đã nêu ở trên.
(2) Đặc điểm của bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho hàng nông sản

Bảo hộ CDĐL đối với hàng nông sản mang các đặc điểm riêng biệt của bảo hộ
CDĐL so với các đối tƣợng SHCN khác nhƣ sau:
Thứ nhất, ngƣời sử dụng CDĐL không phải là chủ sở hữu CDĐL.
15

Lê Thị Thu Hà, Bảo hộ quyền SHCN đối với CDĐL của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế, sách chuyên khảo, Thông tin và truyền thông, TP Hồ Chí Minh (2011), tr. 44


Trang 12
Đối với các đối tƣợng SHCN khác nhƣ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng
cơng nghiệp,…vì chúng đƣợc tạo nên bởi sáng tạo của con ngƣời nên tổ chức, cá
nhân sáng tạo ra chúng là vừa là chủ sở hữu vừa là chủ thể có quyền sử dụng. Tuy
nhiên, CDĐL khơng có tác giả vì nó thực chất không phải là kết quả của sự lao
động sáng tạo mà CDĐL là “thông tin về nguồn gốc của sản phẩm” và thông tin này
gắn liền với “chất lƣợng, uy tín, danh tiếng” của sản phẩm – là kết tinh của các điều
kiện địa lý tự nhiên với những kinh nghiệm, bí quyết của ngƣời sản xuất qua nhiều
thế hệ. Xuất phát từ quan điểm này và để bảo vệ lợi ích quốc gia, ngăn chặn khả
năng tƣ hữu CDĐL, pháp luật Việt Nam quy định “chủ sở hữu CDĐL của Việt Nam
là Nhà nƣớc”.16 Do đó, so với các đối tƣợng SHCN khác, CDĐL là đối tƣợng duy
nhất có chủ sở hữu là Nhà nƣớc. Điều này có nghĩa là CDĐL là tài sản của tập thể
và của quốc gia bởi CDĐL không phải là sáng tạo của bất kì cá nhân nào, do đó,
mọi cá nhân, tổ chức trong khu vực địa lý sản xuất nông sản đạt đƣợc các tiêu chuẩn
về tính chất, chất lƣợng đặc thù sẽ đƣợc trao quyền sử dụng CDĐL. Nhƣ vậy,
những ngƣời sử dụng CDĐL chỉ là chủ thể có quyền sử dụng CDĐL.
Thứ hai, quyền đối với CDĐL không đƣợc chuyển nhƣợng, quyền sử dụng
CDĐL không đƣợc chuyển giao.
Đặc điểm “quyền đối với CDĐL không đƣợc chuyển nhƣợng”17 xuất phát từ
nguyên nhân chủ sở hữu CDĐL của Việt Nam là Nhà nƣớc và Nhà nƣớc cũng là
chủ sở hữu duy nhất đối với đối tƣợng này, do đó, đƣơng nhiên khơng thể tồn tại

một sự chuyển nhƣợng CDĐL. Đối với đặc điểm quyền sử dụng CDĐL không đƣợc
chuyển giao, đây là hệ quả tất yếu của đặc điểm ngƣời sử dụng CDĐL không phải
là chủ sở hữu CDĐL đã nêu ở trên. Nhà nƣớc chỉ trao quyền sử dụng cho những
nhà sản xuất có những sản phẩm đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn bảo hộ. Do đó, ngƣời sử
dụng CDĐL khơng có đầy đủ ba quyền năng nhƣ những chủ sở hữu các đối tƣợng
SHCN khác. Trong khi đó, đối với các đối tƣợng SHCN khác nhƣ sáng chế, giải
pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp hay NNHH thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức,
chính vì vậy họ có đầy đủ các quyền năng của chủ sở hữu nhƣ quyền chuyển
nhƣợng, quyền chuyển giao. Các quyền này mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho chủ
sở hữu. Bên cạnh đó, mỗi sản phẩm mang CDĐL đều gắn liền với một khu vực, địa
phƣơng, vùng lãnh thổ hoặc nƣớc tƣơng ứng với CDĐL đó và sản phẩm mang
CDĐL có danh tiếng, chất lƣợng, đặc tính chủ yếu do nguồn gốc địa lý tạo nên. Vì
16
17

Khoản 4 Điều 121 Luật SHTT Việt Nam 2005
Khoản 2 Điều 139 Luật SHTT Việt Nam 2005


Trang 13
vậy, nếu thừa nhận việc chuyển giao quyền sử dụng CDĐL có thể dẫn đến khả năng
làm mất đi tính chất đặc thù của CDĐL, khơng đảm bảo đƣợc mối liên hệ giữa chất
lƣợng, danh tiếng, đặc tính của sản phẩm với nguồn gốc của sản phẩm đó.
Thứ ba, CDĐL không bị giới hạn thời hạn bảo hộ nếu vẫn đáp ứng các
điều kiện do pháp luật quy định.
Mối liên hệ giữa chất lƣợng sản phẩm với các điều kiện địa lý của nguồn gốc
là yếu tố cấu thành CDĐL. Nghĩa là nếu sản phẩm duy trì đƣợc đặc trƣng này thì
CDĐL đƣơng nhiên khơng bị giới hạn thời gian bảo hộ. Chính vì vậy, pháp luật
Việt Nam quy định giấy chứng nhận đăng kí CDĐL có hiệu lực vô thời hạn kể từ
ngày cấp.18 Nhƣ vậy, so với các đối tƣợng SHCN khác nhƣ sáng chế, giải pháp hữu

ích, kiểu dáng cơng nghiệp,…CDĐL là đối tƣợng duy nhất đƣợc pháp luật quy định
bảo hộ vĩnh viễn mà không cần phải gia hạn lại, trong khi đó, các đối tƣợng kia đều
có thời hạn bảo hộ xác định và có thể đƣợc gia hạn lại sau khi hết hiệu lực. Tuy
nhiên, những điều kiện địa lý không phải là yếu tố bất biến, trong đó, các đặc điểm
tự nhiên có thể thay đổi theo thời gian do tác động của mơi trƣờng, cịn các phƣơng
pháp sản xuất truyền thống cũng có thể bị mai một nếu khơng đƣợc bảo lƣu và kế
thừa, do đó CDĐL có thể bị chấm dứt bảo hộ trong trƣờng hợp các điều kiện địa lý
tạo nên danh tiếng, chất lƣợng, đặc tính của nơng sản mang CDĐL bị thay đổi làm
mất danh tiếng, chất lƣợng, đặc tính của nơng sản đó.19
Thứ tƣ, việc bảo hộ tại nƣớc xuất xứ là điều cốt lõi, là nền tảng cho việc
tồn tại và bảo hộ các CDĐL.
Việc bảo hộ tại nƣớc xuất xứ là điều kiện tiên quyết cho sự bảo hộ trên phạm
vi quốc tế. Bởi về mặt lý luận, muốn bảo hộ CDĐL thì phải xác định đƣợc nguồn
gốc, chất lƣợng đặc tính của nơng sản. Đối với việc CDĐL ở nƣớc ngồi thì việc
xác định vị trí rất khó khăn, vì vậy để đảm bảo tính trung thực của sản phẩm thì
trƣớc khi đăng kí ở nƣớc khác thì phải đƣợc bảo hộ tại chính nƣớc xuất xứ.
1.2. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc bảo hộ CDĐL cho hàng nông sản
1.2.1. Cơ sở lý luận
CDĐL không phải là một sản phẩm sáng tạo từ bất kì cá nhân, tổ chức nào. Do
đó, bảo hộ CDĐL chỉ là sự cơng nhận các tên khu vực địa lý đã có sẵn tƣơng ứng
với sản phẩm đặc thù của khu vực địa lý đó. Vậy, tại sao CDĐL lại đƣợc bảo hộ
18
19

Khoản 7 Điều 93 Luật SHTT Việt Nam 2005
Điểm g Khoản 1 Điều 95 Luật SHTT Việt Nam 2005


Trang 14
nhƣ một trong các đối tƣợng của quyền SHTT? Vấn đề này sẽ đƣợc giải thích bởi

các cơ sở lý luận sau:
Thứ nhất, bảo hộ CDĐL dựa trên nền tảng của lý thuyết thông tin bất cân
xứng (Asymmetric Information)
Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) lần đầu tiên xuất
hiện vào những năm 1970 và đã khẳng định đƣợc vị trí của mình trong nền kinh tế
học hiện đại bằng sự kiện năm 2001, các nhà khoa học nghiên cứu lý thuyết này là
George Akerlof, Michael Spence và Joseph Stiglitz cùng vinh dự nhận giải Nobel
kinh tế.20 Lý thuyết này đƣa ra giả thuyết rằng trong điều kiện thông tin đối xứng,
các bên trong giao dịch nắm thông tin ngang nhau và đầy đủ về thứ đƣợc giao dịch.
Khi đó, ngƣời ta có thể tìm đƣợc thứ tốt hoặc thứ tƣơng xứng với những gì mà họ
đã bỏ ra. Nhƣng trong điều kiện thông tin bất cân xứng, nghĩa là một bên trong giao
dịch có ƣu thế về thơng tin hơn dẫn đến kết quả là bên có ít thơng tin có thể có
những quyết định khơng chính xác khi thực hiện giao dịch.
Lý thuyết thông tin bất cân xứng trên đã tác động mạnh mẽ đến nhu cầu bảo hộ
CDĐL. Cụ thể, nƣớc mắm Phú Quốc đƣợc sản xuất ở tận đảo Phú Quốc với những
nguyên liệu và quy trình sản xuất đặc biệt, do đó, nƣớc mắm có đạt đƣợc chất lƣợng
và tiêu chuẩn hay khơng thì rõ ràng chỉ chính nhà sản xuất ra sản phẩm đó mới biết
đƣợc. Ví dụ này đã cho thấy sự bất cân xứng thông tin giữa ngƣời bán và ngƣời
mua. Chỉ những nhà sản xuất trong khu vực mới biết chính xác đƣợc về chất lƣợng
và đặc tính của sản phẩm, có nghĩa là họ đứng ở vị trí nắm bắt rõ thơng tin. Cịn
ngƣời tiêu dùng đứng ở vị trí ngƣợc lại, khơng phân biệt đƣợc sản phẩm nào đƣợc
sản xuất ở khu vực địa lý nói trên và sản phẩm nào thực sự đạt đƣợc chất lƣợng và
danh tiếng. Rõ ràng trong trƣờng hợp này, nếu các nhà sản xuất chân chính trong
khu vực đó khơng thơng báo cho công chúng biết mối liên hệ giữa khu vực địa lý
với chất lƣợng, danh tiếng của sản phẩm thì sẽ tạo nên sự bất cân xứng thơng tin và
có thể dẫn hệ quả:
+ Trƣờng hợp 1: ngƣời tiêu dùng khơng có những thơng tin xác thực, đầy
đủ và kịp thời nên trả giá thấp hơn giá trị đích thực của hàng hóa, hậu quả là ngƣời
sản xuất bị thiệt hại và khơng có động lực để sản xuất hoặc cung cấp những hàng
hóa có chất lƣợng thấp hơn chất lƣợng trung bình trên thị trƣờng để đảm bảo lợi

nhuận.

20

[ (truy cập ngày 19/6/2013)


Trang 15
+ Trƣờng hợp 2: Một số nhà sản xuất ở khu vực khác có thể nảy sinh những
hành vi gian lận bằng cách lừa dối ngƣời tiêu dùng rằng sản phẩm của họ đƣợc sản
xuất tại khu vực địa lý đó, có chất lƣợng và danh tiếng cũng nhờ vào nguồn gốc địa
lý của sản phẩm. Điều này dẫn đến tình trạng ngƣời tiêu dùng phải trả giá cao
nhƣng mua phải sản phẩm không nhƣ mong muốn. Hơn thế nữa, các nhà sản xuất
trong khu vực địa lý có thể khơng cịn động lực tiếp tục sản xuất sản phẩm chất
lƣợng cao nữa vì mặc dù họ phải bỏ nhiều chi phí hơn, quy trình sản xuất phức tạp
hơn nhƣng sản phẩm cũng chỉ đƣợc bán ngang với giá các sản phẩm thông thƣờng
khác.
Nhƣ vậy, bảo hộ CDĐL sẽ giải quyết vấn đề mất cân bằng thông tin giữa nhà
sản xuất và ngƣời tiêu dùng. Về phía các nhà sản xuất, bảo hộ CDĐL là cách thức
hiệu quả nhất để truyền đạt trung thực các thông tin từ nhà sản xuất đến ngƣời tiêu
dùng, từ đó ngƣời tiêu dùng nắm đƣợc những thơng tin chính xác về chất lƣợng sản
phẩm mang CDĐL trƣớc khi quyết định mua sản phẩm. Cịn về phía ngƣời tiêu
dùng, chính những thơng tin về sự khác biệt của sản phẩm CDĐL là cơ sở để họ
không bị lừa dối bởi các nhà sản xuất không trung thực và mua đƣợc sản phẩm
đúng chất lƣợng nhƣ mong muốn.
Thứ hai, bảo hộ CDĐL có thể giúp gia tăng giá trị sản phẩm
Những sản phẩm mang CDĐL là những sản phẩm điển hình có chất lƣợng đƣợc
hình thành bởi các yếu tố tự nhiên và yếu tố con ngƣời của khu vực địa lý. Những
yếu tố này mang tính chất đặc trƣng riêng có, nhiều khi là cá biệt khơng nơi nào có
đƣợc. Khi CDĐL đƣợc bảo hộ về mặt pháp lý sẽ tôn vinh và chứng tỏ một đẳng cấp

về chất lƣợng của sản phẩm mang CDĐL. Nhìn vào CDĐL, ngƣời tiêu dùng liên
tƣởng ngay đến nguồn gốc của sản phẩm là một khu vực địa lý nhất định, bởi sự
xuất phát từ khu vực địa lý này quyết định đến sự đánh giá và cảm nhận của ngƣời
sử dụng sản phẩm mang CDĐL. Do đó, họ sẵn sàng trả giá cao hơn để đƣợc sử
dụng sản phẩm chất lƣợng này. Chính vì vậy, bảo hộ CDĐL còn giúp gia tăng giá
trị sản phẩm, đem lại động lực và lợi nhuận để ngƣời sản xuất tiếp tục sản xuất. Cụ
thể, giá pho mát Comté chỉ cao hơn 20% giá pho mát của vùng tiếp giáp Emmental
(không đƣợc gắn CDĐL) vào năm 1993, và đến năm 2003, sự chênh lệch này tăng
lên 46%. Hay giá cả thị trƣờng cho thịt gà Bresse tại Pháp luôn cao hơn 4 lần so với
giá thịt gà không đƣợc bảo hộ CDĐL.21
21

International Trade Center, Guide to Geographical Indications (Hƣớng dẫn chỉ dẫn địa lý), Geneva 2009,
tr. 29


Trang 16
Thứ ba, bảo hộ CDĐL hỗ trợ cho việc bảo hộ các chỉ dẫn thƣơng mại khác
nhƣ nhãn hiệu hàng hóa, tên thƣơng mại
Để chỉ ra nguồn gốc của sản phẩm trên thị trƣờng có thể có nhiều cách khác
nhau nhƣ sử dụng tên thƣơng mại, nhãn hiệu hàng hóa, CDĐL. Tên thƣơng mại là
tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chính
bản thân doanh nghiệp mang tên gọi đó với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh
vực và khu vực kinh doanh. Cịn NHHH là những dấu hiệu bất kì giúp phân biệt sản
phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác.
Khi đƣa nông sản vào thị trƣờng, CDĐL đƣợc sử dụng cho các sản phẩm của
nhiều doanh nghiệp trên cùng khu vực sản xuất. Vì vậy, nó sẽ khơng cịn mang tính
phân biệt cao. Để có thể phân biệt chính những doanh nghiệp cùng đƣợc sử dụng
CDĐL, tên thƣơng mại và NHHH là dấu hiệu phân biệt giúp ngƣời tiêu dùng phân
biệt đƣợc các sản phẩm mang CDĐL của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Do đó, CDĐL, tên thƣơng mại và NHHH có thể kết hợp và thực hiện những chức
năng hỗ trợ nhau chỉ ra nguồn gốc sản phẩm. Cụ thể, nhìn vào CDĐL, ngƣời tiêu
dùng an tâm các sản phẩm mà họ sắp lựa chọn là các sản phẩm có chất lƣợng và đặc
tính đặc trƣng, nhìn vào tên thƣơng mại hay NHHH, ngƣời tiêu dùng nhận biết đƣợc
các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mang CDĐL, đồng thời chọn lựa đƣợc ngay
các sản phẩm của các doanh nghiệp mà mình tin tƣởng hay sử dụng quen thuộc.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm mang CDĐL luôn kết hợp
NHHH và CDĐL trên sản phẩm đƣa ra thị trƣờng nhƣ NHHH nƣớc mắm Phú Quốc
Hồng Hạnh, nƣớc mắm Phú Quốc Việt Hƣơng. Riêng đối với các doanh nghiệp ở
khu vực có CDĐL và đƣợc quyền sử dụng CDĐL, ngƣời ta thƣờng không sử dụng
địa danh trong tên thƣơng mại nữa mà dùng các dấu hiệu có tính phân biệt cao hơn.
Ví dụ, các doanh nghiệp sản xuất thanh long Bình Thuận thƣờng khơng sử dụng địa
danh Bình Thuận nữa mà dùng tên riêng nhƣ Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Hồng
Hậu, Doanh nghiệp tƣ nhân Phƣơng Giảng,…
Thứ tƣ, bảo hộ CDĐL do tác động của xu thế tồn cầu hóa
Tồn cầu hóa đã trở thành xu thế chung của thế giới, do đó, muốn phát triển, các
quốc gia khơng thể đứng ngoài cuộc chơi. Để bắt kịp xu thế này, Việt Nam phải chủ
động gắn kết nền kinh tế và thị trƣờng với nền kinh tế khu vực và thế giới. Nếu nhƣ
trƣớc đây, CDĐL chủ yếu đƣợc dùng để bảo hộ cho các sản phẩm rƣợu vang và
rƣợu mạnh ở miền nam châu Âu thì hiện nay, việc sử dụng CDĐL đã vƣợt ra xa
khỏi các các nƣớc này. Các quốc gia đang phát triển thể hiện mối quan tâm ngày


Trang 17
càng lớn đối với việc đƣa các sản phẩm của mình thâm nhập vào thị trƣờng thơng
qua việc sử dụng các CDĐL nhƣ Gạo Basmati, Chè Darjeeling,… Kể từ khi Hiệp
định Trips có hiệu lực, số lƣợng sản phẩm mang CDĐL đƣợc đăng kí bảo hộ trên
thế giới khơng ngừng gia tăng. Trong thị trƣờng xuất khẩu, CDĐL sẽ phát huy vai
trị của mình một cách mạnh mẽ nhất. Do đó, việc xây dựng và hồn thiện pháp luật
về bảo hộ CDĐL của Việt Nam vừa nhằm mục đích hài hịa hóa pháp luật với xu

thế chung của thế giới vừa nhằm nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm trên thị
trƣờng nƣớc ngoài. Tuy nhiên, cũng nhƣ các quốc gia nông nghiệp khác, những
thách thức mà nông sản Việt Nam phải đối mặt bao gồm:
+ Thứ nhất, các thách thức tồn tại ở ngay trong nội tại quốc gia: chính sách
kinh tế chƣa bắt kịp với xu thế chung, hệ thống pháp luật về bảo hộ CDĐL chƣa
chặt chẽ, phƣơng thức sản xuất lạc hậu, năng suất thấp, chất lƣợng sản phẩm chƣa
đồng đều.
+ Thứ hai, các thách thức về hàng rào đặc điểm kĩ thuật, tiêu chuẩn chất
lƣợng, pháp luật của quốc gia nhập khẩu khi Việt Nam xuất khẩu nơng sản, trong đó
phải kể đến Hoa Kì và EU là hai thị trƣờng tiềm năng nhƣng cũng khắt khe nhất
trên thế giới hiện nay.
+ Thứ ba, sức ép cạnh tranh gay gắt đến từ các sản phẩm của các quốc gia
có điều kiện địa lý tƣơng đồng với Việt Nam nhƣ Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia,… Nơng sản ở các quốc gia này có tính cạnh tranh cao, do đó, khơng chỉ
trên thị trƣờng quốc tế mà ngay trên thị trƣờng trong nƣớc, nếu Việt Nam khơng kịp
thời đƣa ra các chính sách cho hàng nơng sản phù hợp với tình hình thì một số mặt
hàng nơng sản sẽ khơng những có nguy cơ thua trên thị trƣờng quốc tế mà cịn có
thể thua ngay tại trong nƣớc.
Chính vì những thách thức này và vì pháp luật về bảo hộ CDĐL đƣợc xây dựng
theo nguyên tắc lãnh thổ, CDĐL muốn đƣợc bảo hộ tại nƣớc nào thì phải đăng kí tại
nƣớc đó, vì vậy, Việt Nam phải khơng ngừng tự hồn thiện pháp luật quốc gia về
vấn đề này để bảo hộ và giải quyết các tranh chấp về CDĐL một cách hiệu quả.
1.2.2. Cơ sở thực tiễn
Ngoài các cơ sở về mặt lý luận, yêu cầu cần phải bảo hộ CDĐL cho hàng nông
sản còn xuất phát từ những cơ sở thực tiễn, đây chính là các lý do trong thực tế địi
hỏi phải bảo hộ CDĐL cho hàng nông sản, cụ thể bao gồm các lý do sau đây:


Trang 18
Thứ nhất, Việt Nam là quốc gia có thế mạnh và tiềm năng to lớn về nông

sản
Sản phẩm nông nghiệp thƣờng có các tính chất gắn liền với vị trí sản xuất và
chịu ảnh hƣởng của cụ thể địa phƣơng, các yếu tố địa lý nhƣ khí hậu và đất. Do đó,
khơng ngạc nhiên khi đa số bảo hộ CDĐL trên khắp thế giới áp dụng cho nông sản,
thực phẩm hay rƣợu vang, rƣợu mạnh. Trong khi đó, nƣớc ta có đặc thù là một nƣớc
nơng nghiệp có khí hậu nhiệt đới ơn hịa, cây trái xanh tƣơi và những ngƣời nơng
dân tài hoa, cần cù chịu khó, sinh sống ở khắp các vùng quê truyền thống đã tạo nên
những nông sản chất lƣợng, trải dọc chiều dài đất nƣớc nhƣ chè Thái Nguyên, gạo
Hải Hậu, nhãn lồng Hƣng Yên, vải thiều Thanh Hà, thanh long Phan Thiết, xoài cát
Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn,…Theo thống kê, Việt Nam có đến 993 sản phẩm nơng sản
đặc thù gắn với 721 địa danh trên cả nƣớc.22 Nhƣ vậy, tiềm năng nông sản của nƣớc
ta khá lớn. Hầu nhƣ mỗi địa phƣơng, vùng, miền đều có sản phẩm đặc trƣng, đem
lại nguồn thu nhập cao cho ngƣời dân. Chính vì vậy, CDĐL là cơ hội có một khơng
hai để gắn tên địa danh trực tiếp lên sản phẩm, nhờ đó mang lại sự bảo hộ hợp pháp
cho sản phẩm không chỉ trong nƣớc mà còn ở các nƣớc khác trên thế giới. Hơn nữa,
Việt Nam lại là một quốc gia có truyền thống nông nghiệp, lấy nông nghiệp làm nền
kinh tế chủ đạo. Vì lẽ đó, việc bảo hộ CDĐL khơng những giúp phát huy thế mạnh
của đất nƣớc mà còn khuyến khích ngƣời dân duy trì và phát triển nơng nghiệp. Bảo
hộ CDĐL cho hàng nông sản đã trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi quốc
gia nói chung và Việt Nam nói riêng bởi dù là nƣớc nghèo hay nƣớc giàu, nơng
nghiệp đều chiếm vị trí quan trọng, sản xuất ra vật chất chủ yếu của nền kinh tế và
cung cấp thực phẩm cho con ngƣời tồn tại.
Thứ hai, bảo hộ CDĐL giúp ngƣời tiêu dùng phân biệt đƣợc các sản phẩm
thực sự chất lƣợng với các sản phẩm thông thƣờng khác.
Bảo hộ CDĐL sẽ khắc hoạ hình ảnh sản phẩm trong tâm trí ngƣời tiêu dùng,
đồng thời hạn chế các sản phẩm thông thƣờng mạo danh CDĐL đƣa ra các đặc tính
sản phẩm khơng rõ ràng nhằm mục đích lừa dối ngƣời tiêu dùng. Do đó, nếu sản
phẩm không đƣợc bảo hộ CDĐL, ngƣời tiêu dùng sẽ khó có thể phân biệt đƣợc nó
với các sản phẩm thông thƣờng khác. Thực tế, rất nhiều sản phẩm mặc dù chƣa
đƣợc bảo hộ CDĐL nhƣng đã tạo đƣợc danh tiếng trên thị trƣờng nhƣng vì khơng

bảo hộ CDĐL nên bị chỉ dẫn sai lệch bởi rất nhiều doanh nghiệp không trung thực.
Ngƣời tiêu dùng bỏ ra khoản chi phí với mong muốn mua đƣợc sản phẩm có chất
22

[ (truy cập ngày 22/6/2013)


Trang 19
lƣợng đặc thù, trong khi trên thực tế họ lại nhận đƣợc sản phẩm khơng nhƣ mong
muốn. Chính điều này làm ngƣời tiêu dùng khi đứng trƣớc các sản phẩm cùng loại
luôn phải băn khoăn nên chọn lựa mua sản phẩm nào. Do đó, để đáp ứng nhu cầu
của ngƣời tiêu dùng, bảo hộ CDĐL là cách hữu hiệu nhất để giúp họ dễ dàng và
nhanh chóng lựa chọn đƣợc các sản phẩm nhƣ mong muốn.
Nhƣ vậy, thông qua việc phân tích các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc
bảo hộ CDĐL cho hàng nông sản, tác giả đã chỉ ra các cơ sở lý luận và cơ sở thực
tiễn yêu cầu phải bảo hộ CDĐL cho hàng nơng sản. Từ đó, có thể xác định hiện nay
bảo hộ CDĐL cho hàng nông sản là một cơng cụ mang tính quyết định để phát triển
và khẳng định chất lƣợng của nông sản Việt Nam trên toàn thế giới.
1.3. Phân biệt chỉ dẫn địa lý với một số chỉ dẫn thƣơng mại khác
1.3.1. Phân biệt với chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ
Căn cứ vào các quy định về CDĐL trong các ĐƢQT, tác giả rút ra những so
sánh sau về CDĐL với chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ nhƣ sau:
Bảng so sánh CDĐL với Chỉ dẫn nguồn gốc và Tên gọi xuất xứ
Tiêu chí so
sánh
Điều ƣớc

Chỉ dẫn địa lý
- Hiệp định Trips


điều chỉnh

Khái niệm
chung

- CDĐL đƣợc hiểu
là một chỉ dẫn nhằm
xác định một sản
phẩm có xuất xứ từ
lãnh thổ của một
quốc gia thành viên
hoặc từ một vùng,
một khu vực địa lý
của nƣớc đó, mà
chất lƣợng, danh

Chỉ dẫn nguồn gốc

Tên gọi xuất xứ

- Công ƣớc Paris

- Công ƣớc Paris

- Thỏa ƣớc Madrid

- Thỏa ƣớc Lisbon

- Chỉ dẫn nguồn
gốc khơng có khái

niệm cụ thể, đƣợc
hiểu là bất kỳ dấu
hiệu hay cách thức
thể hiện nào dùng
để chỉ dẫn ra rằng
một hàng hố có
nguồn gốc từ một
quốc gia, một khu

- TGXX đƣợc hiều là
tên địa lý của một
nƣớc, một vùng hay
một địa điểm cụ thể
xác định một sản
phẩm có nguồn gốc
chính tại nơi có điều
kiện địa độc đáo và
cần thiết để tạo chất
lƣợng đặc trƣng của


Trang 20
tiếng hay các đặc vực hay một nơi cụ sản phẩm, bao gồm
tính khác của sản thể.23
các yếu tố tự nhiên và
phẩm chủ yếu do
con ngƣời.24
nguồn gốc địa lý này
mang lại.
Dấu hiệu

bảo hộ

- Là dấu hiệu bất kì
- Chỉ dẫn về xuất xứ
của sản phẩm

Chức năng

Yêu cầu đối
với sản
phẩm

Mối liên hệ
giữa chất
lƣợng và
khu vực địa


23
24

- Là dấu hiệu bất kì

- Là tên địa lý

- Chỉ dẫn về xuất
xứ của sản phẩm

- Chỉ dẫn về xuất xứ
của sản phẩm


- Chỉ dẫn sản phẩm
đến từ một khu vực
địa lý đặc biệt

- Chỉ dẫn sản phẩm
đến từ một khu vực
địa lý đặc biệt

- Sản phẩm phải có
chất lƣợng, uy tín
hoặc đặc tính nhất
định.

- Khơng u cầu - Sản phẩm phải có
điều kiện về chất chất lƣợng hoặc tính
lƣợng hoặc danh chất đặc thù.
tính của sản phẩm.

- Chất lƣợng, uy tín
và đặc tính của sản
phẩm có mối liên hệ
với khu vực địa lý.

- Khơng cần có mối
liên hệ giữa chất
lƣợng với khu vực
địa lý.

- Tất cả các khâu

của quy trình sản
xuất
sản
phẩm
khơng nhất thiết
phải diễn ra tại khu
vực địa lý mà sản
phẩm mang tên.

- Có mối liên hệ chặt
chẽ giữa đặc tính, chất
lƣợng của sản phẩm
với khu vực địa lý
(bao gồm cả yếu tố tự
nhiên và yếu tố con
ngƣời).
- Cả nguyên liệu sản
xuất và sản phẩm đều
phải đƣợc làm ra từ
một vùng lãnh thổ
nhất định.

Hiểu theo tinh thần từ Điều 1 đến Điều 7 Công ƣớc Paris 1883
Thoả ƣớc Lisbon 1958, Điều 2.1, [ />

×