Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Bảo hộ quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại việt nam theo quy định của pháp luật việt nam hiện hành những hạn chế và giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 73 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH HỐ CHÍ MINH
KHOA LUẬT QUỐC TẾ

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

ĐỀ TÀI: BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
TẠI VIỆT NAM THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN
HÀNH, NHỮNG HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

SINH VIÊN THỰC HIỆN : ĐỖ THỊ NHƯ DIỄM
KHOÁ: 34

MSSV : 0955050317

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: THS. TRẦN THỊ BẢO NGA

TP. HỒ CHÍ MINH, [2013]


Lời cam đoan:
Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả, mọi sự trích dẫn
đều đã được ghi chú rõ ràng, đầy đủ. Trong thời gian thực hiện đề tài, tác giả xin chân
thành gửi lời cảm ơn đến Ths. Trần Thị Bảo Nga đã giúp tác giả hồn thành khóa luận
này một cách tốt nhất!
Tác giả

Đỗ Thị Như Diễm


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


NĐT

Nhà đầu tư

BLDS

Bộ Luật Dân sự

LĐT

Luật Đầu tư

LĐTNN

Luật Đầu tư nước ngồi

LSHTT

Luật Sở hữu trí tuệ

LĐĐ

Luật Đất đai

MFN

Nguyên tắc tối huệ quốc

NT


Nguyên tắc đối xử quốc gia

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


MỤC LỤC
Phần mở đầu .............................................................................................. 1
Chương 1: Tổng quan về quyền sở hữu của NĐT nước ngoài tại Việt Nam .............6
1.1.

Khái quát về NĐT nước ngoài và quyền sở hữu của NĐT nước ngoài .............6

1.1.1.

Khái niệm NĐT nước ngoài ......................................................................6

1.1.2.

Quyền sở hữu của NĐT nước ngoài ........................................................10

1.1.2.1.

Khái niệm sở hữu và quyền sở hữu ......................................................10

1.1.2.2.

Đặc trưng quyền sở hữu của NĐT nước ngoài ....................................12


1.2. Sự cần thiết phải bảo hộ quyền sở hữu của NĐT nước ngoài. .................................13
1.2.1. Các căn cứ pháp lý xây dựng quy chế bảo hộ quyền sở hữu của NĐT nước ngoài14
1.2.1.1. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) ............................................................14
1.2.1.2. Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) .....................................................................15
1.2.2. Chính sách của Nhà nước ta đối với NĐT nước ngồi và vai trị của việc thu
hút đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam….. .................18
Chính sách của Nhà nước ta đối với NĐT nước ngồi ........................19

1.2.2.1.

1.2.2.2.
Vai trị của việc bảo hộ quyền sở hữu của NĐT nước ngoài trong việc
thu hút đầu tư nước ngoài về Việt Nam ..........................................................................21
Chương 2: Bảo hộ quyền sở hữu của NĐT nước ngoài theo qui định của pháp luật
Việt Nam hiện hành – một số hạn chế và giải pháp khắc phục ................................25
2.1.
ngoài

Bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn và các tài sản hợp pháp của NĐT nước
27

2.1.1.

Vốn, tài sản đã đầu tư ..............................................................................27

2.1.2.

Chuyển vốn, tài sản ra nước ngoài ..........................................................30

2.1.3.


Chuyển nhượng dự án đầu tư ..................................................................34

2.2.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của NĐT nước ngồi ..........................................38

2.2.1.

Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ .............................................39

2.2.2.
nước ngồi

Những hạn chế của Luật trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của NĐT
41

2.3.

Bảo hộ đối với quyền sở hữu bất động sản ......................................................46


2.3.1.

Về quyền sử dụng đất ..............................................................................47

2.3.1.1.

Về hình thức sử dụng đất .....................................................................47


2.3.1.2.

Giao đất, cho thuê đất...........................................................................50

2.3.1.3.

Vấn đề thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất ...........53

2.3.1.4.

Thu hồi đất ...........................................................................................53

2.3.2.

Bảo hộ quyền sở hữu của NĐT nước ngoài đối với nhà ở sinh hoạt ......56

2.3.2.1.

Về điều kiện NĐT nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam.............57

2.3.2.2.

Về loại nhà và số lượng nhà ở ..............................................................57

2.3.2.3.

Về thời hạn sở hữu nhà ở .....................................................................58

KẾT LUẬN................................................................................................ 1



1

Phần mở đầu
I. Lý do chọn đề tài:
Hội nhập vào nền kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu. Bởi lẽ, khơng một
quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển một cách biệt lập mà không có quan hệ với
các quốc gia khác. Nếu khơng muốn bị tụt hậu, bị “bỏ rơi” trong sự phát triển vũ
bão của khoa học công nghệ, các nước cần nhanh chóng gia nhập vào sân chơi
chung này. Bên cạnh những thuận lợi, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra
nhiều thách thức đối với các nước, đặc biệt là những nước đang phát triển trong
nhiều vấn đề. Một trong những vấn đề cấp bách là cần hoàn thiện pháp luật vì pháp
luật là phương tiện quan trọng để thực hiện các chính sách, mục tiêu của Nhà nước.
Pháp luật nếu phản ánh đúng sự vận động của các quan hệ xã hội, điều chỉnh các
quan hệ ấy, thì sẽ là bàn đạp vững chắc cho sự phát triển về sau. Ngược lại nếu pháp
luật không phù hợp với thực tiễn nó sẽ cản trở, kìm hãm sự phát triển của nhiều lĩnh
vực của đời sống xã hội.
Một trong những vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta cũng như toàn xã hội quan
tâm là làm thế nào để thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đầu tư
nước ngồi là một cơng cụ hữu hiệu để góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu
quả sản xuất, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, đổi mới
công nghệ,…đồng thời khẳng định quan điểm “Việt Nam muốn là bạn của các nước
trong cộng đồng thế giới”. Sự ra đời của LĐTNN năm 1987 đã mang lại một luồng
gió mới để thu hút đầu tư. Trải qua các lần sửa đổi, bổ sung qua các năm 1990,
1992, 1996, 2000 LĐTNN vẫn không thể điều chỉnh hết các quan hệ xã hội mà thực
tiễn đặt ra. Do vậy, LĐT năm 2005 ra đời là bước tiến quan trọng để tạo cơ sở pháp
lý vững chắc thu hút các NĐT đầu tư vào Việt Nam.
Vấn đề đặt ra: Muốn thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngồi cần phải có cơ chế
bảo hộ quyền sở hữu của NĐT nước ngồi vì một khi các NĐT nước ngồi được
bảo hộ với những chính sách pháp luật hợp lý họ sẽ có được sự thoải mái, yên tâm,

mạnh dạn hơn khi đầu tư vào Việt Nam. Đây là mong muốn chính đáng của các


2
NĐT, đặc biệt là các NĐT nước ngoài khi họ tiến hành bỏ vốn, công nghệ để đầu tư
ở một thị trường mà chính sách pháp luật, chính sách quản lý của nhà nước hoàn
toàn khác với quốc gia của họ. Bảo hộ cho các NĐT nước ngoài nghĩa là ta đang đối
xử họ bình đẳng với các NĐT trong nước. Điều này hoàn toàn phù hợp với những
chuẩn mực chung của quốc tế.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu của các NĐT nước
ngoài trong việc thu hút đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia
cũng như tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài : “Bảo
hộ quyền sở hữu của NĐT nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành, những hạn chế và giải pháp khắc phục” cho luận văn tốt
nghiệp của mình.
II. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
1. Về đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của
Luật đầu tư 2005; Luật doanh nghiệp năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm
2009, Luật Nhà ở 2005; Luật Đất đai năm 2003 sửa đổi bổ sung năm 2009,
2010; Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các nghị định có liên quan để xem xét các
quy định pháp lý có liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu của các NĐT
nước ngoài
2. Về mục tiêu nghiên cứu: Luận văn tập trung theo các mục đích sau:
-

Quyền sở hữu của NĐT nước ngồi là gì và tại sao phải bảo hộ quyền sở hữu
của họ.

-


Qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành trong việc bảo hộ quyền sở hữu
của NĐT nước ngoài tại Việt Nam, những hạn chế và giải pháp hoàn thiện
pháp luật.


3

III.

Tình hình nghiên cứu của đề tài

Trong những năm qua đã có rất nhiều bài viết về đầu tư nước ngồi. Có thể
kể ra những cơng trình nghiên cứu của các tác giả của trường Đại học Luật thành
phố Hồ Chí Minh về vấn đề này:
-

Nguyễn Thanh Sơn (2003), “Chế độ pháp lý về đảm bảo quyền lợi của NĐT
nước ngoài”, Đề tài tham dự hội nghị nghiên cứu khoa học của sinh viên lần
thứ VIII;

-

Đỗ Thị Thanh Vân (2006), “Cơ sở pháp lí đảm bảo sự bình đẳng trong đầu tư
giữa các NĐT trong nước và NĐT nước ngoài tại Việt Nam”, Khóa luận cử
nhân luật, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;

-

Nguyễn Thị Bích Lành (2011): “Cơ sở pháp lí đảm bảo sự bình đẳng trong
đầu tư giữa các NĐT trong nước và NĐT nước ngoài tại Việt Nam”, Khóa

luận cử nhân luật, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;

-

Nguyễn Thị Cẩm Thun (2010): “Quyền góp vốn, mua cổ phần của NĐT
nước ngoài tại Việt Nam”, Khóa luận cử nhân luật, Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh;

-

Trần Thị Mai Quỳnh (2012): “Quyền góp vốn, mua cổ phần của NĐT nước
ngồi”, Khóa luận cử nhân luật, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;

-

Nguyễn Thi Lụa (2009):“Những vấn đề về cấp giấy chứng nhận đầu tư cho
NĐT nước ngoài”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;
Tuy nhiên, đối với vấn đề bảo hộ quyền sở hữu của NĐT nước ngồi thì chỉ

mới được nghiên cứu và trình bày phần lớn là ở các sách giáo trình chun ngành,
có thể kể ra như: Giáo trình Tư pháp quốc tế 2006 của trường Đại học Luật Hà Nội,
NXB Tư pháp, do TS Bùi Xuân Nhự chủ biên đã đề cập đến quyền sở hữu, quyền sở
hữu của người nước ngoài tại Việt Nam; Giáo trình tư pháp quốc tế 2012 của trường
Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, do PGS.
TS Mai Hồng Quỳ chủ biên đã đưa nội dung bảo hộ quyền sở hữu của NĐT nước
ngoài trong tư pháp quốc tế nhưng cũng chỉ đề cập sơ khai những vấn đề cơ bản của
quyền sở hữu của NĐT nước ngồi. Ngồi ra, cơng trình “Vấn đề bảo hộ quyền sở
hữu của NĐT nước ngoài tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thường Lạng đã phân



4
tích tồn diện ở khía cạnh triết học, kinh tế, pháp lý. Tuy nhiên vào thời điểm tác giả
viết (năm 2005) Luật Đầu tư 2005, Luật Doanh nghiệp 2005 chưa được ban hành
nên tác giả chỉ tập trung phân tích các quy định của luật cũ bao gồm: LĐTNN tại
Việt Nam năm 1996, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LĐTNN tại Việt Nam
năm 2000. Có thể nói đề tài: “Bảo hộ quyền sở hữu của NĐT nước ngoài tại Việt
Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, những hạn chế và giải pháp
khắc phục” mà tác giả chọn làm khóa luận tốt nghiệp trên cơ sở áp dụng những quy
định của pháp luật của thời điểm lúc bấy giờ, hiện nay vẫn chưa có một cơng trình
nghiên cứu nào nghiên cứu một cách tồn diện, chi tiết và cụ thể về vấn đề này. Các
bài viết trên các diễn đàn cũng chỉ đi phân tích từng khía cạnh riêng của quyền sở
hữu mà khơng đi nghiên cứu toàn diện vấn đề này.
IV.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Quyền sở hữu của NĐT nước ngoài là một quyền năng khá rộng và có nhiều
vấn đề để khai thác. Tuy nhiên trong phạm vi của luận văn cử nhân, tác giả tập trung
nghiên cứu và phân tích những vấn đề chủ yếu của quyền sở hữu có yếu tố nước
ngồi: quyền sở hữu đối với vốn, tài sản, quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu bất
động sản bao gồm quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở sinh hoạt. Đây là
những vấn đề mà quy định của pháp luật vẫn cịn có những hạn chế nhất định trong
việc đảm bảo quyền lợi chính đáng của các NĐT nước ngồi, từ đó đề xuất những
kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật hiện hành.
V. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ những vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu, tác giả đã sử dụng kết
hợp nhiều phương pháp nghiên cứu, vận dụng linh hoạt chủ nghĩa duy vật biện
chứng của triết học Mác-Lenin. Các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đối
chiếu, diễn giải, quy nạp được khai thác để làm rõ cho vấn đề nghiên cứu, làm rõ
những hạn chế của pháp luật hiện hành cũng như đưa ra những ý kiến đề xuất.



5

VI.

Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài

Với những kiến thức đã được nghiên cứu và trình bày, tác giả hy vọng luận
văn sẽ đóng góp vào việc giải quyết những vấn đề đang tồn đọng trong việc bảo hộ
quyền sở hữu của NĐT nước ngoài, góp phần tạo ra mơi trường hấp dẫn đầu tư cho
các NĐT nước ngoài và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong
thời gian tới. Bên cạnh đó, với những ý kiến đóng góp của tác giả sẽ đem lại những
ứng dụng thiết thực sau:
Thứ nhất, giúp đẩy nhanh tiến trình hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo
hộ quyền sở hữu của NĐT nước ngoài của Đảng và Nhà nước ta.
Thứ hai, đối với những người quan tâm đến vấn đề này, luận văn có thể là một
nguồn tài liệu để tham khảo thêm.
VII.

Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo thì đề
tài được chia làm hai chương với các nội dung sau:
Chương 1: Tổng quan về quyền sở hữu của NĐT nước ngoài tại Việt Nam
Chương 2: Bảo hộ quyền sở hữu của NĐT nước ngoài theo qui định của pháp luật
Việt Nam hiện hành – một số hạn chế và giải pháp khắc phục


6

Chương 1: Tổng quan về quyền sở hữu của NĐT nước ngoài tại Việt Nam
Quyền sở hữu của NĐT nước ngoài là một vấn đề nhận được nhiều sự quan
tâm của các NĐT khi hoạt động đầu tư nước ngoài được thực hiện và ngày càng
phát triển. Tiến hành đầu tư ở một quốc gia khác là hoạt động chứa đựng nhiều rủi
ro vì chính sách kinh tế, chính sách pháp luật của nước nhận đầu tư có thể ảnh
hưởng đến quyền sở hữu của NĐT nước ngoài. Đây là vấn đề mà các NĐT nước
ngoài cân nhắc trước khi tiến hành đầu tư tại một quốc gia nào đó và cũng là vấn đề
mà nước nhận đầu tư quan tâm khi muốn thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài. Đảm
bảo quyền sở hữu của NĐT nước ngoài nghĩa là chúng ta đang tạo ra một hành lang
pháp lý vững chắc thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài.
1.1. Khái quát về NĐT nước ngoài và quyền sở hữu của NĐT nước ngồi
NĐT nước ngồi khơng phải là một khái niệm mới mẻ trong hệ thống pháp
luật nước ta. Từ khi LĐTNN 1996 được ban hành, nhà làm luật đã đưa ra khái niệm
này trong những điều đầu tiên làm cơ sở cho việc quy định quyền và nghĩa vụ của
họ. Tuy nhiên cho đến hiện nay, khái niệm NĐT nước ngồi vẫn cịn gây ra nhiều
tranh cãi.
1.1.1. Khái niệm NĐT nước ngồi
Để tìm hiểu khái niệm NĐT nước ngoài, trước hết ta cần hiểu khái niệm
NĐT. Theo qui định tại khoản 4 điều 3 LĐT 2005 thì : “NĐT là tổ chức, cá nhân
nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt
Nam”. Khái niệm này được tiếp cận dưới 2 góc độ: Thứ nhất, dưới góc độ chủ thể:
NĐT là những tổ chức cá nhân đã được liệt kê. Thứ hai, dưới góc độ hành vi: NĐT
phải thực hiện hoạt động đầu tư. Về định nghĩa hoạt động đầu tư bao gồm: “Tất cả
các giai đoạn của việc thực hiện một dự án, chính vì vậy khả năng chủ thể thực hiện
hoạt động đầu tư sẽ có thể có hai loại đối tượng. Đối tượng thứ nhất là NĐT đã bỏ
vốn để thực hiện hoạt động đầu tư. Đối tượng thứ hai là pháp nhân mới được hình


7
thành để thực hiện dự án đầu tư (đối với trường hợp dự án đầu tư có thành lập pháp

nhân mới)”1
Từ khái niệm NĐT, LĐT 2005 cũng đưa ra khái niệm NĐT nước ngoài tại
khoản 5 điều 3: “NĐT nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực
hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam”. Như vậy khái niệm NĐT nước ngoài cũng
được tiếp cận dưới hai góc độ là chủ thể và hành vi. Xem xét khái niệm này ở các
văn bản dưới luật cụ thể sau:
Tại Nghị định 69/2007/NĐ-CP về việc NĐT nước ngoài mua cổ phần của ngân
hàng thương mại Việt Nam ban hành ngày 20 tháng 4 năm 2007 quy định, NĐT
nước ngoài bao gồm “tổ chức nước ngoài” là “tổ chức được thành lập theo quy
định của pháp luật nước ngoài và hoạt động, kinh doanh tại nước ngoài hoặc/và tại
Việt Nam” và "cá nhân nước ngoài" là “người mang quốc tịch nước ngoài, cư trú
tại nước ngoài hoặc tại Việt Nam”.
Tại Quy chế hoạt động của NĐT nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
ban hành kèm theo Quyết định 121/2008/QĐ-BTC ngày 24 tháng 12 năm 2008 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính xác định, NĐT nước ngồi bao gồm cả “tổ chức thành lập
và hoạt động theo pháp luật Việt Nam có 100% vốn góp nước ngồi và các chi
nhánh của tổ chức này”.
Theo Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg về tỷ lệ tham gia của NĐT nước ngoài trên
thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 15 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính
Phủ, NĐT nước ngồi bao gồm cả “tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có
tỷ lệ tham gia góp vốn của bên nước ngồi trên 49%”.
Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh
nghiệp ban hành ngày 1 tháng 10 năm 2010 khẳng định: “Trừ trường hợp điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật chun ngành có quy định khác,
1

“Sự tương thích giữa Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp”, Nguồn:
ngày 22/8/2009



8
DN đã thành lập ở Việt Nam có sở hữu của NĐT nước ngồi khơng q 49% vốn
điều lệ được áp dụng điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với NĐT trong nước…”.
Xem xét khái niệm này ở nhiều văn bản pháp luật có thể thấy sự khơng thống
nhất trong cách tiếp cận khái niệm NĐT nước ngoài. Trong khi LĐT 2005 chỉ tiếp
cận NĐT nước ngoài ở đối tượng thứ nhất là NĐT đã bỏ vốn để thực hiện hoạt động
đầu tư mà không đề cập đến NĐT ở trường hợp thứ hai là pháp nhân mới được hình
thành để thực hiện dự án đầu tư thì nhiều văn bản dưới luật lại không hướng dẫn
đúng tinh thần của LĐT 2005. Điều này gây ra sự phức tạp trong q trình thực thi
pháp luật khi khơng biết tư cách pháp lý áp dụng đối với doanh nghiệp thành lập tại
Việt Nam có vốn đầu tư nước ngồi là NĐT trong nước hay NĐT nước ngoài?
Vậy khái niệm NĐT nước ngồi có nên bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài được thành lập tại Việt Nam hay không? Nhiều ý kiến cho rằng, không
nên đưa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi vào khái niệm NĐT nước ngồi.
“Cho dù có tỷ lệ sở hữu của bên nước ngồi là bao nhiêu, thì các doanh nghiệp được
thành lập ở Việt Nam nên được coi là doanh nghiệp trong nước”2. Nhưng nếu xem
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam là NĐT trong nước
thì mục đích bảo hộ của nhà nước thể hiện trong cam kết WTO khơng thực hiện
được.Vì nó là ngun nhân gây ra tình trạng “đầu tư chéo” 3. Trước tình trạng đó, có
ý kiến cho rằng khái niệm NĐT nước ngồi nên bao gồm cả doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài được thành lập tại Việt Nam với tỷ lệ vốn của bên nước ngoài cao
hơn 49%. Với cách quy định này đã thể hiện đúng tinh thần của các hạn chế của
WTO nhưng lại mâu thuẫn khi dùng tiêu chí kép để xác định NĐT nước ngồi là
tiêu chí quốc tịch và tiêu chí vốn đầu tư. Theo đó, “hạn chế trong cam kết WTO sẽ
2

Ý kiến của nhóm chuyên gia của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Công ty Luật Baker and Mc
Kenzie tại cập nhật 05/09/2011
3


Đầu tư chéo: “Trước tiên NĐT nước ngoài (A) thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi (B) tại
Việt Nam với ngành nghề khơng bị hạn chế, sau đó, dùng chính doanh nghiệp B để đầu tư vào các ngành
nghề có điều kiện. Khi đó, nếu xét về mặt quốc tịch, doanh nghiệp B là một pháp nhân Việt Nam nên không
bị hạn chế bởi cam kết WTO” tại Trần Thanh Tùng, “NĐT nước ngoài: sợ nên rối”, Nguồn
truy cập Thứ Ba, 4/5/2010, 11:22 (GMT+7)


9
được áp dụng đến hai lần cho cùng một NĐT: lần đầu tiên khi NĐT nước ngoài lần
đầu thành lập doanh nghiệp B và lần thứ hai khi doanh nghiệp B thành lập hoặc đầu
tư vào doanh nghiệp khác tại Việt Nam - dù doanh nghiệp B hiển nhiên là pháp
nhân mang quốc tịch Việt Nam”4.
Bên cạnh đó, khái niệm NĐT nước ngồi vẫn cịn vướng mắc thể hiện ở việc
xác định tư cách chủ thể của Việt kiều (người Việt Nam định cư ở nước ngoài) khi
họ tiến hành đầu tư vào Việt Nam. Trước đó, theo Luật khuyến khích đầu tư trong
nước, Việt kiều cịn được đối xử giống như công dân trong nước trong thủ tục đầu
tư, kinh doanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, từ khi LĐT 2005 ra đời thì tư cách pháp lý
của họ cũng trở nên chênh vênh vì khơng thể xác định được họ là NĐT trong nước
hay NĐT nước ngoài. Tương tự như thế doanh nghiệp do Việt Kiều thành lập là
doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi?
Qua những phân tích ở trên, theo quan điểm của tác giả thì khái niệm NĐT
nước ngồi nên bao gồm: “tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt
động đầu tư tại Việt Nam và tổ chức được thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ
lệ tham gia góp vốn của bên nước ngồi trên 49%”. Thiết nghĩ nên coi người Việt
Nam định cư ở nước ngồi là NĐT trong nước vì điều này sẽ thúc đẩy họ đầu tư xây
dựng đất nước theo đúng chính sách và quan điểm mà Đảng và Nhà nước ta đã đề
ra.
NĐT nước ngoài là một chủ thể đặc biệt, do vậy việc xác định tư cách chủ
thể của đối tượng này có vai trị rất quan trọng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã
hội của pháp luật. Xuất phát từ ý nghĩa đó, địi hỏi các nhà làm luật phải xem xét,

cân nhắc trong toàn bộ hệ thống pháp luật để đưa ra một khái niệm đúng đắn, chấm
dứt tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn hiện nay, góp phần bảo vệ tốt hơn lợi ích của
các chủ thể. Tìm hiểu khái niệm NĐT nước ngồi trong khi nghiên cứu đề tài: “Bảo

4

Xem Trần Thanh Tùng, “NĐT nước ngồi: sợ nên rối”, chú thích số 3


10
hộ quyền sở hữu của NĐT nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật
Việt Nam hiện hành, những hạn chế và giải pháp khắc phục” sẽ giúp ta bảo vệ tốt
hơn quyền sở hữu của loại chủ thể này.
1.1.2. Quyền sở hữu của NĐT nước ngoài
Thực tế cho thấy một quốc gia bảo đảm những quyền lợi chính đáng của
NĐT cũng như bảo hộ hiệu quả quyền sở hữu của NĐT nước ngồi thì quốc gia đó
trở thành mơi trường đầu tư hấp dẫn NĐT nước ngồi. Vậy quyền sở hữu của NĐT
nước ngồi là gì và tại sao phải bảo hộ quyền sở hữu của NĐT nước ngoài?
1.1.2.1. Khái niệm sở hữu và quyền sở hữu
Trong bất kỳ một hình thái xã hội nào, lao động là một điều kiện tiên quyết
để con người có thể tồn tại. Qua quá trình lao động, con người mới tích lũy của cải
dư thừa và dần dần hình thành sự chiếm hữu. Chiếm hữu hay nói rộng ra là sở hữu
“được hiểu chính là việc chiếm giữ những sản vật tự nhiên, những thành quả lao
động (ngày nay còn gồm cả những tư liệu sản xuất) của xã hội lồi người. Nhiều
cơng trình khoa học nghiên cứu lịch sử, xã hội, triết học đều đã thống nhất rằng sở
hữu là một phạm trù kinh tế mang yếu tố khách quan xuất hiện và phát triển song
song cùng với sự xuất hiện và phát triển của xã hội loài người”5. Sở hữu là một khái
niệm có trong lịng mọi xã hội, là một phạm trù kinh tế dùng để chỉ việc chiếm hữu,
sử dụng và định đoạt các tài sản.
Khái niệm sở hữu và quyền sở hữu là hoàn toàn khác nhau vì khái niệm

quyền sở hữu chỉ xuất hiện khi xã hội có sự phân chia giai cấp, có Nhà nước và
pháp luật. Quyền sở hữu là một khái niệm pháp lý, và do vậy ở mỗi Nhà nước lại có
một cách hiểu khác nhau về quyền sở hữu. Nhưng nhìn chung khái niệm quyền sở
hữu bao gồm ba quyền năng cơ bản: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền
định đoạt tài sản. Ba quyền năng này tạo thành một thể thống nhất, quan hệ mật thiết
với nhau. Quyền chiếm hữu là tiền đề quan trọng nhưng quyền sử dụng lại có một ý
nghĩa thiết thực, vì chỉ có thơng qua quyền này chủ sở hữu mới khai thác được lợi
ích, cơng dụng của tài sản để thỏa mãn các nhu cầu cho mình, cịn quyền định đoạt
5

Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam tập 1, Đại học Luật Hà Nội, năm 2010, tr 173


11
lại xác định ý nghĩa pháp lý quan trọng nhất của chủ sở hữu. Do đó chúng ta khơng
được đồng nhất ba quyền này dễ dẫn đến những sai lầm tệ hại6
Điều 164 BLDS 2005 quy định: “Quyền sở hữu gồm quyền chiếm hữu, quyền
sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật”.
Cụ thể hóa ba quyền này, điều 182 BLDS 2005 quy định: “quyền chiếm hữu là
quyền nắm giữ, quản lý tài sản” nghĩa là bảo đảm để chủ sở hữu tài sản có được đối
tượng sở hữu và chi phối đối tượng này theo ý chí của mình. Điều 192, BLDS quy
định: “sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”
nghĩa là chủ sở hữu được dùng tài sản để phục vụ cho nhu cầu, sở thích của bản thân
hoặc để khai thác lợi ích kinh tế của tài sản. Cịn quyền định đoạt, điều 195 BLDS
2005 cũng định rõ: “là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở
hữu tài sản” nghĩa là chủ sở hữu được quyền định đoạt địa vị pháp lý của tài sản.
Việc định đoạt có thể là định đoạt số phận thực tế, làm chấm dứt sự tồn tại của vật
như hủy bỏ, từ bỏ hoặc định đoạt số phận pháp lý của chúng: bán, trao đổi, tặng
cho,… Như vậy nếu chủ sở hữu có được cả ba quyền năng thì chủ sở hữu sẽ khai
thác hết các giá trị của đối tượng sở hữu. Nếu chủ sở hữu chỉ có quyền chiếm hữu và

định đoạt mà khơng có quyền sử dụng hay nói cách khác, chủ sở hữu đã chuyển
giao quyền sử dụng cho chủ thể khác dưới hình thức cho th thì khoản lợi ích do
đối tượng sở hữu đem lại sẽ bị phân phối giữa các chủ thể theo cơ chế do các bên
thỏa thuận và được pháp luật bảo vệ.
Từ khái niệm sở hữu và quyền sở hữu ta có thể đưa ra định nghĩa về quyền sở
hữu của NĐT nước ngoài: quyền sở hữu của NĐT nước ngoài là tổng thể các quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các đối tượng sở hữu là vốn, tài sản mà tổ chức, cá
nhân nước ngoài đã đầu tư vào Việt Nam. Bảo hộ quyền sở hữu của NĐT nước
ngoài nghĩa là đảm bảo để NĐT nước ngoài thực hiện đầy đủ các quyền sở hữu của
mình mà khơng có bất kỳ sự giới hạn nào mà nhà nước nhận đầu tư đặt ra để bảo hộ
cho các NĐT nước ngồi.

6

Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội, năm 2007, tr 213


12
1.1.2.2. Đặc trưng quyền sở hữu của NĐT nước ngoài
NĐT nước ngoài là một chủ thể đặc biệt, do vậy, quyền sở hữu của NĐT
nước ngoài cũng mang những đặc trưng nhất định:
Thứ nhất, quyền sở hữu của NĐT nước ngồi là quyền sở hữu có yếu tố nước
ngồi, "để điều chỉnh các quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngồi, trước hết pháp luật
các quốc gia phải có sự công nhận lẫn nhau về chế độ sở hữu và quyền sở hữu được
quy định trong pháp luật quốc gia khác7”. Do vậy nếu thiếu những điều ước quốc tế,
thiếu những đạo luật thừa nhận một cách rõ ràng sự bảo hộ của quốc gia sở tại đối
với quyền sở hữu của NĐT nước ngồi, thì những NĐT này thường chần chừ khi
tiến hành hoạt động đầu tư tại một quốc gia nào đó.
Thứ hai, “quyền sở hữu của NĐT nước ngoài được bảo hộ phải đáp ứng được
hai điều kiện cần và đủ. Về điều kiện cần, vốn, tài sản và các khoản lợi ích hợp pháp

khác của NĐT phải được bảo toàn. Về điều kiện đủ, vốn, tài sản và các khoản lợi
ích thuộc sở hữu của NĐT phải được sinh lợi theo những quy luật của nền kinh tế
thị trường”8. Hai điều kiện này có quan hệ tương hổ lẫn nhau và không thể thiếu bất
kỳ điều kiện nào trong hoạt động đầu tư nước ngoài. Bởi lẽ, hoạt động đầu tư cũng
là hoạt động kinh doanh, mà hoạt động kinh doanh lại là hoạt động nhằm mục đích
tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy, một khi các NĐT kiếm tìm một mơi trường đầu tư mới
thì hai điều kiện này luôn là hai điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến quyết định của
họ.
Thứ ba, việc bảo hộ quyền sở hữu của NĐT nước ngoài phải gắn với việc bảo
vệ lợi ích của các chủ thể kinh doanh trong nước, khơng thể tách bạch hai lợi ích
này. Mục tiêu của việc bảo hộ quyền sở hữu của NĐT nước ngoài là để thực hiện
những cam kết quốc tế, góp phần thu hút đầu tư nước ngồi. Khi các NĐT nước
ngoài vào Việt Nam thực hiện hoạt động đầu tư sẽ góp phần kích thích sự phát triển
của nền kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, từ đó tạo động lực cho các
7

Giáo trình tư pháp quốc tế 2012, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức- Hội Luật
gia Việt Nam, tr12-13
8
“Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu của NĐTNN tại Việt Nam”, Chủ biên TS. Nguyễn Thường Lạng, NXB Lý
luận Chính trị, tr 47


13
doanh nghiệp trong nước trong q trình tìm kiếm cơng nghệ, nâng cao sức sản xuất
và sức cạnh tranh trên thị trường. Do vậy phải bảo vệ lợi ích của các chủ thể kinh
doanh trong nước trong quá trình sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng với các
NĐT nước ngoài. Việc bảo hộ quyền lợi kinh tế của NĐT nước ngoài “đồng nghĩa
với việc bảo hộ quyền lợi kinh tế của nước đi đầu tư và nước sở tại cũng như các
chủ thể kinh tế trong nước, duy trì sự ổn định của các quan hệ kinh tế trong nước

với các quan hệ kinh tế nước ngoài”9
Thứ tư, quyền sở hữu của NĐT nước ngoài phải được đảm bảo bởi ba quyền
năng: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Để thực hiện điều này
đòi hỏi pháp luật nước nhận đầu tư phải quy định cụ thể, chi tiết.
Thứ năm, quyền sở hữu của NĐT nước ngồi có tính quốc tế. Điều này xuất
phát từ quốc tịch của NĐT nước ngồi. Sự khác biệt trong chính sách pháp luật,
phong tục tập quán giữa các quốc gia là những yếu tố ảnh hưởng đến quyền năng sở
hữu và việc thực hiện chúng trên thực tế.
Xuất phát từ những đặc trưng của quyền sở hữu của NĐT nước ngồi, có thể
thấy việc bảo hộ quyền sở hữu của NĐT nước ngoài là một trong những vấn đề
quan trọng mà nước nhận đầu tư phải thực hiện. Điều này khơng chỉ là để bảo hộ lợi
ích chính đáng của NĐT nước ngoài khi họ thực hiện hoạt động đầu tư tại quốc gia
nhận đầu tư mà cịn góp phần thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế cho nước
nhận đầu tư.
1.2. Sự cần thiết phải bảo hộ quyền sở hữu của NĐT nước ngoài.
Bảo hộ quyền sở hữu của NĐT nước ngoài là một việc cần thiết bởi đây không
chỉ là tuân thủ những nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế về đầu tư nước ngoài
mà nó cịn thể hiện cho chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc thu hút đầu
tư nước ngoài để phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam.

9

Xem “Vấn đề bảo hộ quyền sở hữu của NĐT nước ngồi tại Việt Nam”, chú thích số 8, tr 51


14
1.2.1. Các căn cứ pháp lý xây dựng quy chế bảo hộ quyền sở hữu
của NĐT nước ngoài
Trong pháp luật đầu tư quốc tế, việc bảo hộ thỏa đáng quyền lợi của NĐT
nước ngoài là một vấn đề xuất hiện từ rất sớm trong các hiến chương, hiệp ước quốc

tế. Cụ thể, trong Hiến chương Havana 1948 của Tổ chức Thương mại quốc tế, cụm
từ “đối xử bình đẳng” lần đầu tiên xuất hiện. Cũng trong năm 1948, Hội nghị quốc
tế lần thứ 9 tại Hoa Kỳ đã thông qua Hiệp ước kinh tế Bogota, trong đó đưa ra các
biện pháp bảo hộ thỏa đáng NĐT nước ngoài. Ngày 12 tháng 10 năm 1967, Hội
đồng OECD thông qua Dự thảo Cơng ước về Bảo vệ tài sản nước ngồi. Sau đó,
trong các hiệp định đầu tư song phương và các văn bản đa phương được ký kết cũng
đã thể hiện rõ tinh thần của Dự thảo Công ước OECD.
Tại Việt Nam, việc bảo hộ thỏa đáng quyền lợi của NĐT nước ngoài cũng là
một vấn đề được quan tâm hàng đầu trong tiến trình thu hút đầu tư nước ngồi và
hội nhập quốc tế. Với việc tham gia đàm phán, ký kết những hiệp định khuyến khích
và bảo hộ đầu tư song phương với các nước và vùng lãnh thổ, ký hiệp định khung
với EU, hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, hiệp định đầu tư Nhật Bản - Việt
Nam,… Việt Nam đã thể chế hóa những nguyên tắc chung của pháp luật quốc tế:
nguyên tắc tối huệ quốc (MFN), nguyên tắc đối xử quốc gia (NT).
1.2.1.1. Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN)
“Nguyên tắc tối huệ quốc là nguyên tắc cho phép người nước ngoài được
hưởng sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử mà một quốc gia dành cho công
dân của nước thứ ba”10. Theo cam kết về MFN trong đầu tư, “một bên ký kết có
nghĩa vụ dành cho NĐT của bên ký kết kia sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự
đối xử dành cho NĐT của bất kỳ nước thứ ba nào trong tồn bộ q trình đầu tư từ
khi thành lập, hoạt động, mở rộng cho đến khi thanh lý hay giải thể, chấm dứt hoạt
động”11. Các hiệp định song phương được ký kết với các nước cũng đã thể hiện cho

10

Giáo trình Tư pháp quốc tế, Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh, 2010, Nxb Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh, tr 77
11
Nguyễn Đức Vinh, Pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế,
Luận văn thạc sĩ Luật, 2006, tr 56-57



15
nguyên tắc này. Ví dụ tại điều 3 Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa
Chính phủ Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hòa Dân chủ
nhân dân Lào quy định: “Đầu tư của các NĐT mỗi bên ký kết trên lãnh thổ Bên ký
kết kia được hưởng sự đối xử thoả đáng công bằng và sự đối xử này không kém
thuận lợi hơn sự đối xử dành cho đầu tư của NĐT của bất kỳ nước thứ ba nào”.
Hiệp định cũng đưa ra những trường hợp ngoại lệ liên quan đến việc đưa ra sự đối
xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho NĐT của bất kỳ nước thứ ba nào
(điều 4).
Tại điều 2, Hiệp định đầu tư Nhật Bản –Việt Nam cũng quy định: “Mỗi Bên
Ký kết, trong Khu vực của mình, sẽ dành cho NĐT của Bên Ký kết kia và những đầu
tư của họ sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các NĐT của bất
kỳ nước thứ ba nào và những đầu tư của họ, trong cùng một hoàn cảnh tương tự
như nhau đối với các hoạt động đầu tư”. Trong các hiệp định song phương khác,
nguyên tắc này cũng đã trở thành một nội dung không thể thiếu.
1.2.1.2. Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT)
Bên cạnh MFN, NT cũng là một nguyên tắc quan trọng. Trong hoạt động đầu
tư nước ngoài, NT được hiểu là việc một quốc gia dành cho NĐT nước ngồi sự đối
xử khơng kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các NĐT của nước mình. Theo đó,
các NĐT nước ngồi và các NĐT trong nước trong những trường hợp tương tự nhau
cần được hưởng chế độ đối xử giống nhau về những vấn đề như thành lập, quyền sở
hữu, quản lý doanh nghiệp và các quyền khác. Nguyên tắc này được ghi nhận trong
hầu hết các hiệp định song phương về đầu tư giữa Việt Nam và các nước. Ví dụ tại
điều 2, Hiệp định đầu tư Nhật Bản - Việt Nam quy định: “Mỗi Bên Ký kết, trong
Khu vực của mình, sẽ dành cho các NĐT của Bên Ký kết kia và những đầu tư của họ
sự đối xử không kém thuận lợi hơn so với sự đối xử dành cho các NĐT và những
đầu tư của nước mình, trong cùng một hoàn cảnh tương tự như nhau trong việc
thành lập, mua lại, mở rộng, hoạt động, quản lý, duy trì, sử dụng, thu lợi và bán

hoặc một hình thức chuyển nhượng đầu tư khác”. Tại điều 3, Hiệp định khuyến
khích và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Hà Lan cũng quy định: “Đặc biệt mỗi Bên


16
ký kết sẽ dành sự an toàn và bảo hộ vật chất đầy đủ cho những đầu tư đó và trong
bất kỳ trường hợp nào không kém thuận lợi hơn so với đầu tư của cơng dân nước
mình hoặc của công dân của nước thứ ba; sự đối xử nào thuận lợi hơn cho cơng
dân có liên quan sẽ được áp dụng”
Trong việc bảo hộ quyền sở hữu của NĐT nước ngoài, các hiệp định song
phương cũng đã thể hiện rõ cho chính sách bảo hộ đầu tư mà Việt Nam cam kết:
khơng quốc hữu hóa, khơng trưng thu, trưng mua; bồi thường thiệt hại trong trường
hợp trưng thu trưng mua vì mục đích cơng cộng; bảo đảm quyền chuyển tiền. Tại
Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, hiệp định song phương đầu tiên Việt
Nam đàm phán trên cơ sở các hiệp định mà WTO giành cho những nước đang và
kém phát triển đã thể hiện rõ những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế:
nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) trong
việc bảo đảm quyền lợi của NĐT nước ngồi nói chung và bảo hộ quyền sở hữu của
NĐT nước ngồi nói riêng. Tại điều 10, hiệp định khẳng định về việc khơng quốc
hữu hóa các khoản đầu tư trừ trường hợp vì mục đích cơng cộng và phải bồi thường
cho khoản đầu tư bị tước quyền sở hữu đó, đồng thời yêu cầu: “mỗi bên dành sự đối
xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc cho các khoản đầu tư theo Hiệp định này đối với
bất kỳ biện pháp nào liên quan đến các tổn thất mà các khoản đầu tư đó phải gánh
chịu tại lãnh thổ của mình do chiến tranh hoặc xung đột vũ tranh, cách mạng, tình
trạng khẩn cấp quốc gia, khởi nghĩa, nội chiến hoặc các sự kiện tương tự khác; Mỗi
bên chấp nhận phục hồi hoặc bồi thường phù hợp với khoản 1 trong trường hợp các
khoản đầu tư theo Hiệp định này bị tổn thất tại lãnh thổ của mình do chiến tranh
hoặc xung đột vũ trang, cách mạng, tình trạng khẩn cấp quốc gia, khởi nghĩa, nội
chiến hoặc các tình trạng tương tự khác phát sinh từ việc:
A. trưng dụng toàn bộ hoặc một phần các khoản đầu tư đó bởi các lực lượng vũ

trang hoặc các cơ quan có thẩm quyền của bên đó hoặc
B. phá hủy tồn bộ hoặc một phần các khoản đầu tư đó bởi các lực lượng vũ trang
hoặc các cơ quan có thẩm quyền của bên đó mà tình hình khơng cần thiết phải làm
vậy”


17
Tiếp đó, trong hiệp định đầu tư Nhật Bản - Việt Nam đã khẳng định sự bảo
hộ của Nhà nước ta đối với quyền sở hữu của NĐT nước ngoài: “NĐT thuộc một
Bên Ký kết, trong trường hợp đã chịu tổn thất hoặc thiệt hại đối với các hoạt động
đầu tư trong Khu vực của Bên Ký kết kia do xung đột vũ trang hoặc tình trạng khẩn
cấp như cách mạng, khởi nghĩa, nội chiến hoặc những sự kiện tương tự xảy ra trong
Khu vực của Bên Ký kết kia, thì sẽ được Bên Ký kết kia phục hồi, đền bù, bồi thường
hoặc bất kỳ một hình thức giải quyết hoặc đối xử nào khác không kém thuận lợi
hơn, mà bên đó dành cho NĐT của mình hoặc NĐT của bất kỳ nước thứ ba nào, tùy
sự ưu đãi nào thuận lợi hơn”.
Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tham gia vào các thiết chế kinh tế lớn trên thế
giới mà trước hết phải kể đến là việc tham gia ký kết hiệp định khung về khu vực
đầu tư ASEAN (AIA) với mục tiêu tạo khu vực đầu tư tự do trong nội bộ các nước
ASEAN vào năm 2010 và cho các nước ngoài ASEAN vào năm 2020.
Thành tựu lớn nhất của Việt Nam là đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế
giới WTO. Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đối với các biện pháp áp
dụng riêng cho NĐT nước ngoài, đại diện của Việt Nam lưu ý rằng tháng 11/2005
Quốc hội đã thông qua LĐT mới nhằm mục đích cải thiện hơn nữa mơi trường đầu
tư cho các NĐT thuộc mọi thành phần kinh tế. Luật năm 2005 cũng đưa ra những
quy định đảm bảo khơng quốc hữu hóa hay tịch thu tài sản của NĐT (việc quốc hữu
hóa hay tịch thu tài sản sẽ chỉ có thể được thực hiện vì lợi ích cơng cộng và sẽ được
đền bù đầy đủ và công bằng theo quy định của luật)12
Từ những nội dung thỏa thuận trong các hiệp định song phương, đa phương
và cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, ta có thể nhận thấy việc đối xử bình

đẳng giữa các NĐT nước ngoài cũng như giữa NĐT trong nước và NĐT nước ngoài
đã trở thành nguyên tắc chung của cộng đồng quốc tế. Theo đó, bất cứ hành vi nào
đối xử bất bình đẳng cũng bị coi là vi phạm nghiêm trọng những chuẩn mực chung
của thế giới. Sự bình đẳng giữa các NĐT thể hiện rõ nét ở việc bảo hộ quyền sở hữu
của NĐT, đặc biệt là đối với NĐT nước ngoài, bởi lẽ, bất kỳ một Nhà nước nào
12

Các cam kết của Việt Nam với WTO (phần tiếng việt), Nxb Lao động – Xã hội, 2006, tr19


18
cũng sẽ bảo hộ cho NĐT của nước mình về sở hữu để các NĐT trong nước yên tâm
bỏ vốn, đầu tư thu lợi nhuận góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và từ
đó kích thích sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nước. Nhà nước bảo hộ
quyền sở hữu cho NĐT trong nước nên theo nguyên tắc không phân biệt đối xử, nhà
nước cũng phải bảo hộ quyền sở hữu cho NĐT nước ngoài. Điều này là cần thiết bởi
khi NĐT nước ngoài tiến hành bỏ vốn là tiền, tài sản để tiến hành đầu tư tại nước
ngồi thì vốn đầu tư của họ phải được đảm bảo, nhà nước nhận đầu tư khơng thể tùy
tiện quốc hữu hóa, tịch thu mà khơng có lý do chính đáng. Bên cạnh đó, nhà nước
nhận đầu tư cũng cần phải có những chính sách phù hợp để các quyền năng sở hữu
của NĐT nước ngồi được mở rộng và bình đẳng với NĐT trong nước về nhiều lĩnh
vực. Nhà nước không được bảo hộ quá nhiều mà hãy để cho các quan hệ sản xuất
diễn ra theo những quy luật tự nhiên. Thực hiện điều này, khơng chỉ góp phần thể
chế hóa những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế mà cịn góp phần đảm bảo
quyền lợi chính đáng của các NĐT nước ngoài.
Trong hệ thống văn bản pháp luật quốc gia, sau khi có pháp lệnh MFN - NT,
một loạt các văn bản pháp luật nội địa trong các lĩnh vực thương mại quan trọng đã
chuyển hóa các nguyên tắc này vào nội dung các điều khoản cụ thể. Có thể nói các
văn bản pháp luật Việt Nam về cơ bản đã ghi nhận tương đối đầy đủ các nguyên tắc
không phân biệt đối xử trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài ở các điều khoản cụ thể

của những văn bản pháp luật quan trọng. Điều này thể hiện mục tiêu thu hút đầu tư
nước ngoài, phát triển đất nước của Nhà nước ta.
1.2.2. Chính sách của Nhà nước ta đối với NĐT nước ngồi và vai trị của
việc thu hút đầu tư nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt
Nam
Bảo hộ quyền sở hữu của NĐT nước ngồi ln là mục tiêu của mọi nhà
nước nếu muốn thu hút đầu tư nước ngồi. Đối với Việt Nam điều này cũng khơng
ngoại lệ. Để gia nhập vào sân chơi chung, Việt Nam đã có một thời gian khá dài
trong việc hoạch định các chính sách đối với NĐT nước ngồi.


19
1.2.2.1. Chính sách của Nhà nước ta đối với NĐT nước ngoài
Sau ngày thống nhất đất nước (1975) Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đến
việc thực hiện chính sách hợp tác đầu tư với nước ngoài. Văn kiện Đại hội lần thứ
IV và Nghị quyết lần thứ 24 của Đảng nhấn mạnh chủ trương “thiết lập và mở rộng
quan hệ bình thường giữa nước ta với tất cả các nước khác trên cơ sở tôn trọng độc
lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi, tích cực tranh thủ điều kiện quốc tế thuận
lợi để nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội”.
Thực hiện chính sách đó, ngày 18/4/1977 Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số
115/CP ban hành Điều lệ đầu tư nước ngoài nhằm tạo cơ sở pháp lý để xác lập
quyền sở hữu của NĐT nước ngoài. Tuy nhiên, do điều kiện của đất nước ta vào
thời gian đó nên Điều lệ đã khơng thực hiện được. Sau đó, năm 1987, điều lệ này
được nâng cấp lên thành LĐTNN tại Việt Nam, tiếp đó qua hai lần sửa đổi, bổ sung
vào năm 1990 và năm 1992; và đến năm 1996 Quốc hội đã thông qua LĐTNN tại
Việt Nam mới, sau đó luật này lại được sửa đổi, bổ sung năm 2000 và năm 2005
Quốc hội đã ban hành LĐT áp dụng chung cho cả đầu tư trong nước và nước ngồi.
So với các đạo luật khác thì gần như trong cùng thời gian ngắn, đây là đạo luật mà
có nhiều thay đổi nhất. Sự thay đổi này một mặt thể hiện sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi, mặt khác đó cũng

là u cầu phù hợp với quy luật chung, để tiến tới xây dựng một đạo luật ngày càng
hoàn chỉnh, phù hợp với xu thế hội nhập, nâng cao khả năng thu hút và sử dụng có
hiệu quả vốn đầu tư nước ngồi.
Tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI đã nêu rõ: “cơng bố chính sách
khuyến khích nước ngồi đầu tư vào nước ta dưới nhiều hình thức, nhất là đối với
các ngành và cơ sở đòi hỏi kỹ thuật cao, làm hàng xuất khẩu. Đi đôi với việc công
bố LĐT cần có chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và Việt
Kiều vào nước ta để hợp tác kinh doanh”
Hiến pháp 1992 ra đời đã thể chế hóa chính sách kinh tế do Đại hội Đảng lần
thứ VI đề ra. Trong đó, Hiến pháp đã khẳng định tính hợp pháp của quyền sở hữu
của NĐT nước ngồi tại điều 25: “Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân


20
nước ngồi đầu tư vốn, cơng nghệ vào Việt Nam phù hợp với pháp luật Việt Nam,
pháp luật và thông lệ quốc tế, bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với vốn, tài sản
và các quyền lợi khác của các tổ chức, cá nhân nước ngồi. Doanh nghiệp có vốn
đầu tư khơng bị quốc hữu hóa”
Tại văn kiện đại hội IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam khẳng định: kinh tế có
vốn đầu tư nước ngồi là một thành phần cấu thành nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bên cạnh đó, văn kiện cũng chỉ rõ: “Các thành
phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và
cạnh tranh lành mạnh”
Tại điều 1 LĐTNN tại Việt Nam ban hành ngày 12 tháng 11 năm 1996 khẳng
định: “Nhà nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích các NĐT nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tuân thủ pháp
luật của Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi”.
Nhà nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn
đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của NĐT nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi

và quy định thủ tục đơn giản, nhanh chóng cho các NĐT nước ngồi đầu tư vào Việt
Nam”.
Tại khoản 3 điều 4 LĐT 2005 khẳng định: “Nhà nước công nhận và bảo hộ
quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của
NĐT; thừa nhận sự tồn tại và phát triển lâu dài của các hoạt động đầu tư”
Bên cạnh việc thể chế hóa những nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc tế,
Việt Nam cũng đã tham gia ký kết nhiều hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư
song phương với các nước và vùng lãnh thổ, trở thành thành viên chính thức của
ASEAN, APEC, ASEM, ký hiệp định khung với EU, hiệp định thương mại Việt Mỹ và hiệp định bảo hộ đầu tư Việt - Nhật, gia nhập WTO.


×