Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Hoàn thiện các mối quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ công ty con trong các tập đoàn kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.24 KB, 103 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ THỊ HOÀI

HOÀN THIỆN CÁC MỐI QUAN HỆ PHÁP
LÝGIỮA CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON TRONG
CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số : 5.05.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TIẾN SỸ CHU HẢI THANH

TP.HỒ CHÍ MINH – 2007


2

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn


Võ Thị Hoài


3

MC LC
PHN M U

Trang
1

Chương 1
NHữNG VấN Đề Lý LUậN Về MÔ HìNH CÔNG TY Mẹ - CÔNG

6

TY CON Và MốI QUAN Hệ PHáP Lý GIữA CÔNG TY Mẹ Và CÔNG TY
CON TRONG TậP ĐOàN KINH Tế
1.1. Quá trình hình thành, khái niệm, đặc điểm của mô hình công ty mẹ - công

6

ty con...............................................................................
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của mô hình công ty mẹ - công ty con
trong các tập đoàn kinh tế..

6

1.1.2 Khái niệm công ty mẹ, công ty con
1.1.3 Đặc điểm của mô hình công ty mẹ-công ty con.

1.2
Sự cần thiết chuyển đổi các tổng công ty nhà nước và xây dựng pháp
luật điều chỉnh mô hình công ty mẹ - công ty con trong các tập đoàn
kinh tế ..

9
10

12

1.2.1 Tình hình hoạt động của các Tổng công ty nhà nước và sự cần thiết phải áp
dụng mô hình công ty mẹ - công ty con trong các Tổng công ty nhà
nước...
1.2.2 Những định hướng cho công tác xây dựng pháp luật điều chỉnh đối với mô
hình công ty mẹ - công ty con trong các tập đoàn kinh tế

12

1.3 Mối quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ và công ty con..

18
20

1.3.1 Khái niệm quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ và công ty con..

20

1.3.2 Địa vị pháp lý của công ty mẹ - công ty con...

21


1.3.2.1 Địa vị pháp lý của công ty mẹ

21

1.3.2.2 Địa vị pháp lý của công ty con..

22

1.3.3 Khách thể của quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ và công ty con.

23


4

1.3.4 Nội dung của mối quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ và công ty
con....................................................................................................

25

1.3.4.1 Quyền và nghĩa vụ của công ty mẹ trong mối quan hệ pháp lý với công ty
con..
1.3.4.2 Quyền và nghĩa vụ của công ty con.

25
29

Chương 2
Thực trạng mối quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ công ty con trong tập đoàn kinh tế


31

2.1 Mối quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ - công ty con trong quá trình thành
lập công ty mẹ - công ty con ở nước ta..

31

2.1.1 Quá trình hình thành mối quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ và công ty
con..................................................................................................

31

2.1.2 Thực tiễn hoạt động thành lập công ty mĐ - c«ng ty con ë n­íc ta

39

2.2 Thùc trạng quản lý trong mô hình công ty mẹ - công ty con

45

2.2.1 Hoạt động điều hành trong mô hình công ty mẹ - công ty con........
2.2.2 Hoạt động quản lý tài chính trong mô hình công ty mẹ - công ty

45

con

57


2.2.3 Thực trạng chính sách về lao động trong mô hình công ty mẹ - công ty
con

62

2.3 Mối quan hệ pháp lý trong mô hình công ty mẹ - công ty con thể hiện qua
hoạt động tổ chức lại, giải thể công ty mẹ công ty con.

64

Chương 3
CáC GIảI PHáP NHằM HOàN THIệN MốI QUAN Hệ GIữA

71

CÔNG TY Mẹ - CÔNG TY CON TRONG CáC TậP ĐOàN KINH Tế
3.1 Xác định phương hướng phát triển của tập đoàn kinh tế trong giai đoạn
hiện nay..

71

3.2. Tiếp tục hoàn thiện mối quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ và công ty con
trong tập đoàn kinh tế

77


5

3.2.1 Tăng cường công tác giáo dục pháp luật.........................................


77

3.2.2 Xúc tiến áp dụng loại hình công ty cổ phần cho mô hình công ty mẹ - công ty
con trong tập đoàn kinh tế ..

79

3.2.3 Hoàn thiện những quy định của pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa công ty
mẹ và công ty con trong tập đoàn kinh tế.

81

3.2.4 Tiếp tục tạo điều kiện cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
(SCIC) hoạt động

86

3.2.5 Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý doanh
nghiệp..

88

KET LUAN...........................................................

93

Danh mục tài liệu tham Khảo..................................................

95



6

Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế phát triển hiện nay, để nâng cao khả năng cạnh tranh, nhóm
công ty đà trở thành một hiện tượng phổ biến tồn tại hầu hết ở các quốc gia và
có vai trò chi phối tới nền kinh tế của thế giới. Với sự tập hợp các công ty có
mối quan hệ gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường
và các dịch vụ kinh doanh lại với nhau, nhóm công ty là cơ hội để các công ty
mở rộng quy mô, địa bàn, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, cùng phối hợp
hoạt động nhằm tới lợi ích tối đa của cả nhóm. Trên thế giới đà có nhiều nhóm
công ty được tổ chức dưới hình thức như công ty mẹ - công ty con, tập đoàn
kinh tế có tiềm lực mạnh mẽ ®đ søc chi phèi tíi nỊn kinh tÕ cđa c¶ qc gia vµ
khu vùc.
Víi viƯc chÝnh thøc trë thµnh thµnh viên thứ 150 của Tổ chức Thương
mại thế giới vào tháng 11/2006, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước những
vận hội mới nhưng cũng là những thách thức mới. Đối với những doanh
nghiệp vừa và nhỏ, gia nhập WTO sẽ thực sự gặp những khó khăn. Xu hướng
mở cửa, hội nhập, hợp tác trong phạm vi toàn cầu đặt ra yêu cầu tất yếu trong
việc tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhỏ, phân tán và manh mún thành
doanh nghiệp lớn đủ khả năng là đối tác cạnh tranh với các doanh nghiệp nước
ngoài. Xu hướng phát triển và áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, kinh
doanh cũng đòi hỏi phải có những doanh nghiệp quy mô đủ lớn, tiềm năng đủ
mạnh mới có thể phát triển được.
Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ
vai trò trụ cột, là nòng cốt dẫn dắt các thành phần kinh tế khác. Đảng và Nhà
nước xác định doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo thì việc sắp xếp,



7

đổi mới cơ cấu hoạt động của các tổng công ty nhà nước theo mô hình công ty
mẹ - công ty con tiến tới xây dựng các tập đoàn kinh tế vững mạnh làm nòng
cốt cho nền kinh tế của đất nước là yêu cầu cấp thiết. Nghị quyết Trung ương
3 khóa IX đà khẳng định:Hoàn thành việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ
cấu, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước
hiện có, đồng thời phát triển thêm các doanh nghiệp mà nhà nước cần đầu tư
100% vốn hoặc cổ phần chi phèi ë mét sè ngµnh, lÜnh vùc then chèt vµ địa
bàn quan trọng. Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các Tổng
công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Kiện toàn tổ
chức, nâng cao hiệu quả của tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty
con, kinh doanh đa ngành, tổng hợp trên cơ sở chuyên môn hóa, gọi vốn thuộc
nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh làm nòng cốt hình thành
một số tập đoàn kinh tế mạnh ở một số ngành và lÜnh vùc träng u cđa nỊn
kinh tÕ qc d©n nh­ viễn thông, hàng không, dầu khí v.v [8]. Luật Doanh
nghiệp năm 2005 cũng đà chính thức đưa nhóm công ty vào nội dung điều
chỉnh của Luật Doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp nhà nước đà chuyển sang
mô hình công ty mẹ - công ty con và bước đầu thu được nhiều kết quả khả
quan. Một số tập đoàn kinh tế hoạt ®éng trong nh÷ng lÜnh vùc quan träng cđa
nỊn kinh tÕ đà được thành lập. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn của
việc chuyển đổi các tổng công ty nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty
con thì trong quá trình hoạt động của các Tổng công ty, các tập đoàn kinh tế
cũng đà bộc lộ nhiều hạn chế, như việc chuyển đổi còn mang tính hình thức;
việc điều hành vẫn còn bằng mệnh lệnh hành chính; công ty mẹ can thiệp quá
sâu vào hoạt động của công ty con; công ty mẹ không đủ tiềm lực về vốn; việc
hoạch định chiến lược kinh doanh dẫm chân lên nhau, làm vô hiệu hóa nhau;
những vướng mắc về xử lý vốn, tài sản và phân chia lợi nhuận, lợi ích, trách
nhiệm của công ty mẹ và công ty con chưa rõ ràng,Những hạn chế đó đÃ

làm ảnh hưởng tới sự phát triển của công ty mẹ và các công ty con, khiến cho


8

hiệu quả hoạt động không đáp ứng mong muốn đặt ra khi chuyển đổi các tổng
công ty nhà nước sang mô hình hoạt động công ty mẹ - công ty con. Những
hạn chế đó cũng cản trở sự phát triển của các tập đoàn kinh tế được thành lập
trong thời gian qua.
Chính vì vậy, nghiên cứu thực trạng cuả mối quan hệ pháp lý giữa công
ty mẹ và công ty con trong các Tổng công ty nhà nước để tìm ra những hạn
chế của mô hình này trong thực tiễn ®iỊu kiƯn kinh tÕ - x· héi cđa n­íc ta, từ
đó tìm ra những giải pháp sớm khắc phục những hạn chế này nhằm đưa mô
hình công ty mẹ - công ty con đi đúng theo đường lối lý luận và chính sách
đặt ra là việc làm cần thiết.
Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài:Hoàn thiện các mối quan hệ pháp lý giữa
công ty mẹ-công ty con trong các tập đoàn kinh tế làm luận văn tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Về vấn đề thực trạng, giải pháp nhằm nâng cao hoạt động của các tổng
công ty nhà nước đà được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu trên các
lĩnh vực khác nhau.
Một số công trình nghiên cứu cũng bắt đầu đề cập đến những nội dung
liên quan đến việc xây dựng mô hình hoạt động công ty mẹ - công ty con của
các công ty nhà nước. Trong số các công trình nghiên cứu có thể kể đến là:
- Luận văn thạc sỹ: Mô hình công ty mẹ - công ty con và vấn đề sắp xếp
lại các Tổng công ty nhà nước hiện nay; Địa vị pháp lý của doanh nghiệp
trong Tổng công ty nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
Chuyển đổi Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam sang mô hình công
ty mẹ - công ty con.
- Các công trình nghiên cứu như: Mô hình tập đoàn kinh tế thời kỳ công

nghiệp hóa, hiện đại hãa”- Chđ biªn: GS,TSKH Vị Huy Tõ,2002.


9

Và nhiều bài viết nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của mô hình
công ty mẹ - công ty con trong các Tổng công ty nhà nước của Việt Nam hoặc
trong các tập đoàn kinh tế. Tuy nhiên, chúng tôi thấy chưa có công trình
nghiên cứu nào đi sâu vào thực trạng mối quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ công ty con trong các tổng công ty nhà nước. Đặc biệt các giải pháp, kiến nghị
để khắc phục những tồn tại và hạn chế trong mối quan hệ pháp lý giữa công ty
mẹ - công ty con chưa được đề xuất đầy đủ.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Trong thời gian qua, có hàng loạt các tập đoàn kinh tế được thành lập, cả
ở khu vực nhà nước và cả ở khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, việc nghiên
cứu của đề tài chỉ giới hạn trong phạm vi mô hình hoạt động của công ty mẹ công ty con trong các tổng công ty nhà nước và các tập đoàn kinh tế nhà nước
mà không đi sâu vào tìm hiểu các tập đoàn kinh tế nói chung. Với mong muốn
góp phần hoàn thiện mối quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ - công ty con trong
các công ty nhà nước, luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu và làm rõ các vấn đề sau
đây:
- Nhận thức về mô hình công ty mẹ - công ty con, mối quan hệ giữa công
ty mẹ - công ty con trong các tổng công ty nhà nước.
- Những quy định pháp luật về mối quan hệ giữa công ty mẹ - công ty
con, làm rõ mối quan hệ này về mặt lý luận từ đó đối chiếu vào thực trạng mối
quan hệ công ty mẹ - công ty con trong các Tổng công ty nhà nước, trong các
tập đoàn kinh tế để thấy được những bất cập, những hạn chế còn tồn tại trên
thực tế trong các công ty nhà nước đang kìm hÃm sự phát triển của các công ty
nhà nước hiện áp dụng mô hình công ty mẹ - công ty con. Trên cơ sở so sánh,
đối chiếu đó tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện mối quan hệ này, góp
phần cải thiện và nâng cao hoạt động của các tổng công ty nhà nước đang hoạt
động dưới hình thức tập đoàn kinh tế, đảm bảo cho các doanh nghiệp thuộc sở



10

hữu nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, nâng cao sức mạnh cạnh tranh trên
trường quốc tế khi Việt Nam đà là thành viên của Tổ chức Thương mại thế
giới.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được xây dựng dựa trên cơ sở khoa học là phương pháp luận
của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt quan điểm của
Đảng và Nhà nước về chính sách kinh tế, về phương hướng củng cố, điều
chỉnh nhằm nâng cao hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt,
luận văn có áp dụng phương pháp tra cứu, thu thập các tài liệu khoa học của
các nhà nghiên cøu kinh tÕ, luËt ph¸p, c¸c b¸o c¸o khoa häc trong các cuộc
hội thảo, sơ kết, tổng kết có nội dung liên quan làm cơ sở phân tích, tổng hợp,
đánh giá thực tiễn áp dụng mô hình công ty mẹ- công ty con ở nước ta.
5. Cơ cấu của luận văn
Ngoài Phần mở đầu và Kết luận, luận văn được chia thành 3 chương:
- Chương 1: Những vấn đề lý luận về mô hình công ty mẹ - công ty con
và mối quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ và công ty con trong tập đoàn kinh tế.
- Chương 2: Thực trạng mối quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ - công ty
con trong tập đoàn kinh tế.
- Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện mối quan hệ pháp lý giữa công ty
mẹ - công ty con trong các tập đoàn kinh tế.


11

CHƯƠNG 1
NHữNG VấN Đề Lý LUậN Về MÔ HìNH CÔNG TY Mẹ CÔNG TY CON Và MốI QUAN Hệ PHáP Lý GIữA CÔNG TY Mẹ

Và CÔNG TY CON TRONG TậP ĐOàN KINH Tế
1.1 Quá trình hình thành, khái niệm, đặc điểm của mô hình công ty
mẹ - công ty con
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của mô hình công ty mẹ công ty con trong các tập đoàn kinh tế
Lịch sử hình thành các tập đoàn kinh tế bắt đầu khoảng giữa thế kỷ XIX,
gắn với việc các nhà tư bản cần vốn lớn để xây dựng các tuyến đường sắt ở
châu Âu. Đến cuối thế kỷ 19 ở Mỹ đà xuất hiện hàng loạt tập đoàn có vốn khá
lớn với hình thức liên kết ở trình độ thÊp nhÊt nh­ Standard Oil, Rocker
Feller,… ë NhËt, nh»m kh¾c phục nguồn vốn hạn chế của cá nhân, Chính phủ
Nhật đà khuyến khích thành lập các công ty cổ phần lín vµo ci thÕ kû 19.
Tõ sau thÕ chiÕn thø II đến nay quá trình tích tụ, tập trung sản xuất và tập
trung về vốn đà tạo thành làn sóng hợp nhất mạnh mẽ để hình thành các tập
đoàn kinh tế. Thế giới hiện nay có khoảng 67.000 công ty xuyên quốc gia
(công ty mẹ) và trên 700.000 công ty chi nhánh (công ty con), hiện các tổ
chức này đang kiểm soát 80% hoạt động nghiên cứu, triển khai, chuyển giao
công nghệ, chi phối và kiểm soát trên 80% thương mại thế giới, 60% sản
lượng công nghiệp, 90% đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nếu xét ở từng quốc gia thì tập đoàn kinh tế có thể có thời điểm hình
thành khác nhau, có thể có những tên gọi khác nhau, như ở Đức, Pháp, Mỹ là
Cartel, Syndicate, Trust, Group,; ở Nhật Bản là Zaibatsu, Keiretsu; ở Hàn
Quốc là Chaebol, nhưng nguyên nhân ra đời là giống nhau. Đó là do sự phát
triển của nền kinh tế thị trường dẫn đến nhu cầu tích tụ, tập trung, chuyên môn


12

hoá và tập hợp hoá sản xuất. Trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt với
mục đích sống còn là tối đa hoá lợi nhuận, các công ty nhỏ có nhiều nguy cơ
đứng trước bờ vực của sự phá sản vì thiếu vốn để nâng cao chất lượng sản
phẩm và thay đổi công nghệ để bảo đảm một mức giá cả cạnh tranh. Cách

hiệu quả nhất để tích tụ vốn là liên kết nhiều công ty nhỏ với nhau hoặc bị
buộc phải sáp nhập vào doanh nghiệp lớn hơn. Công nghệ khoa học kỹ thuật
phát triển như vũ bÃo, để nâng cao sức cạnh tranh doanh nghiệp phải áp dụng,
thay ®ỉi, ®ỉi míi vỊ khoa häc kü tht, vÊn ®Ị ở đây là các công ty nhỏ hay
riêng lẻ không đủ lực để tiến hành nghiên cứu và áp dụng khoa học công nghệ
cao, nhu cầu liên kết lại với nhau để nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học
công nghệ là một trong những tiền đề cho sự hình thành nên các tập đoàn kinh
tế. Bên cạnh đó, yêu cầu khép kín quá trình kinh doanh nhằm tăng cường hiệu
quả kinh doanh hay nói cách khác, quá trình chuyên môn hoá trong đó mỗi
doanh nghiệp chỉ nên là một mắt xích, một khâu của cả chu trình sản xuất
cũng là một nhu cầu cấp thiết từ đó dẫn tới quá trình hợp tác mạnh mẽ để bổ
sung ưu thế cho nhau giữa các doanh nghiệp. Sự liên kết đó cũng sẽ là một
phương thức để hạn chế, chia sẻ và đề phòng rủi ro bên cạnh mục đích chiếm
lĩnh, mở rộng và củng cố thị trường, nâng cao sức mạnh cạnh tranh. Ngoài
những nguyên nhân khách quan đó, chính sách, chủ trương của một nhà nước
cũng là điều kiện cơ bản làm phát sinh và bảo đảm phát triển cho các tập đoàn
kinh tế. Nhà nước nào cũng cần có lực lượng kinh tế mạnh làm công cụ vật
chất để điều tiết vĩ mô nền kinh tế nước mình. Cho nên, nhiều quốc gia đà ban
hành những quy định pháp lý cho việc xây dựng và đẩy nhanh quá trình hình
thành các tập đoàn kinh tế.
Mô hình công ty mẹ - công ty con là một mô hình liên kết kinh tế có tính
chặt chẽ, các tập đoàn kinh tế đa quốc gia, xuyên quốc gia lớn đều áp dụng do
những ưu điểm của nó. Có ba hình thức chủ yếu hình thành nên mô hình công
ty mẹ - c«ng ty con:


13

Thứ nhất: do các công ty mẹ thành lập nên các công ty con. Để mở rộng
quy mô hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường, thị phần, đa dạng hoá

ngành nghề một công ty (công ty mẹ) sẽ bỏ vốn ra thành lập một đơn vị
kinh doanh mới có tư cách pháp nhân độc lập (công ty con) nhưng phụ thuộc
vào công ty bỏ vốn trên cơ sở nắm vốn. Đây là hình thức xuất hiện sớm nhất,
công ty mẹ có thể sở hữu hoàn toàn công ty con hoặc chỉ sở hữu một phần,
nếu một phần thì đó phải là phần sở hữu đa số hoặc là phần sở hữu mang lại
quyền chi phối hoặc quyền phủ quyết.
Thứ hai: có thể hình thành qua con đường mua công ty. Công ty mẹ
thông qua đàm phán hoặc mua gom cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để
mua toàn bộ hoặc mua cổ phần chi phối của công ty khác và đưa công ty này
trở thành công ty con của mình. ở con đường hình thành này, công ty mẹ
thường là các công ty tài chính hay ngân hàng, từ chỗ mua bán cổ phiếu để
đầu cơ cổ phiếu, các ngân hàng, các công ty tài chính này đà chủ động mua
các công ty lớn trong một ngành, một lĩnh vực nào đó để biến nó thành công
ty con của mình.
Thứ ba: do việc tổ chức lại hệ thống sản xuất kinh doanh của công ty mà
hình thành nên mô hình công ty mẹ - công ty con. Trên cơ sở tổ chức, sắp xếp
lại, một số công ty sáp nhập lại với nhau, sau đó tiến hành chia tách trong nội
bộ từng công ty và sắp xếp lại trên cơ sở các đơn vị, bộ phận chức năng tương
tự nhau sáp nhập lại hoặc bố trí lại ở những địa bàn gần nhauhình thành nên
các công ty con là con của công ty mẹ vừa mới sáp nhập ban đầu.
Mô hình công ty mẹ-công ty con hình thành cũng có thể từ một quyết
định của cơ quan nhà nước. Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra
quyết định thành lập một công ty, 100% vốn của công ty do nhà nước đầu tư
và nhiệm vụ của công ty là tiếp tục đầu tư vốn vào các công ty khác nhằm
thực hiện mục tiêu mà nhà nước giao cho. Đây là hình thức để hình thành nên


14

mô hình công ty mẹ - công ty con trong các Tổng công ty nhà nước của chúng

ta hiện nay.
1.1.2 Khái niệm công ty mẹ, công ty con
Mô hình công ty mẹ - công ty con có nguyên văn tiếng Anh là Holding
company và Subsidiary. Theo đó, holding company được hiểu là công ty
nắm vốn, được lập ra để giữ cổ phần hoặc phần vốn góp của công ty khác.
Công ty nắm vốn thường là công ty hoặc ngân hàng có nhiều vốn, phân phối
vốn của mình cùng lúc ở nhiều công ty khác nhau và thường giữ phần chi phối
hoặc đặc biệt vì vậy công ty nắm vốn có khả năng tác động chi phối lớn đối
với hoạt động của công ty nhận vốn. Còn subsidiary là công ty nhận vốn, do
công ty nắm vốn điều khiển. Các công ty nhận vốn chịu sự chi phối, tác động
của công ty nhận vốn thông qua tỷ lệ phần vốn của công ty nắm vốn. Một
holding company có thể có nhiều công ty nhận vốn và khi công ty nhận vốn
lại đầu tư vốn vào một công ty khác, nó lại trở thành holding company của
công ty nhận vốn đó. Vì thÕ trong hƯ thèng cđa mét “holding company” cã thĨ
cã nhiỊu “holding company” vµ nhiỊu “subsidiary company”.
ë ViƯt Nam, “holding company và subsidiary đà được Việt hoá thành
công ty mẹ, công ty con. Từ mẹ - con cũng được sử dụng nhằm chuyển tải ý
nghĩa cung cấp, đầu tư vốn và tiếp nhận vốn giữa các công ty với nhau. Theo
quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định số 111/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007
của Chính phủ về tổ chức, quản lý tổng công ty nhà nước và chuyển đổi tổng
công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước
theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thì
tổng công ty theo hình thức công ty mẹ - công ty con là hình thức liên kết và
chi phối lẫn nhau bằng đầu tư, góp vốn, bí quyết công nghệ, thương hiệu hoặc
thị trường giữa các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, trong đó có một công
ty nhà nước giữ quyền chi phối các doanh nghiệp thành viên khác (gọi tắt là


15


công ty mẹ) và các doanh nghiệp thành viên khác bị công ty mẹ chi phối (gọi
tắt là công ty con) hoặc có một phần góp không chi phối của công ty mẹ (gọi
tắt là công ty liên kết). Có thể cách chuyển ngữ không hoàn toàn sát với
nguyên văn tiếng Anh nhưng về nội dung thì đà thể hiện được bản chất của
mô hình Holding company. Như vậy, về hình thức thì công ty mẹ có quyền
quản lý công ty con, nhưng nếu xét về địa vị pháp lý thì đây là các pháp nhân
độc lập, riêng biệt, hoạt động hoàn toàn bình đẳng trên thị trường theo quy
định của pháp luật. Quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con và ngay giữa các
công ty con với nhau ®Ịu mang tÝnh chÊt kinh tÕ, tÝnh chÊt mƯnh lệnh hành
chính không tồn tại trong mô hình này. Công ty mẹ chi phối công ty con về tài
chính, thị trường, công nghệ, nhÃn hiệu, thương hiệu, Công ty con được
hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm pháp lý về các hoạt động của mình.
Tóm lại, mô hình công ty mẹ - công ty con là một hình thức tổ chức sản
xuất kinh doanh được thực hiện bởi sự liên kết của nhiều pháp nhân kinh
doanh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực với mục tiêu liên kết để tạo sức mạnh
của một tập đoàn kinh tế. Công ty mẹ sẽ là công ty nắm giữ phần vốn đa số
hoặc phần vốn mang lại quyền kiểm soát trong một hoặc nhiều công ty con.
Công ty con là công ty thuộc sở hữu toàn bộ hoặc một phần của công ty mẹ.
1.1.3 Đặc điểm của mô hình công ty mẹ - công ty con
Cơ sở hình thành nên mối quan hệ công ty mẹ - công ty con là việc đầu tư
vốn của công ty mẹ vào công ty con, công ty mĐ chi phèi c«ng ty con th«ng
qua sù chi phối bằng yếu tố tài sản. Công ty mẹ có quyền quan trọng trong
việc quyết định các chiến lược phát triĨn cđa c«ng ty con, c«ng ty con phơ
thc c«ng ty mẹ về mục tiêu hoạt động nhằm thực hiện chiến lược chung.
Mặc dù có mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ về kinh tế nhưng về mặt pháp lý
công ty con hoàn toàn độc lập và tự chủ trong quản lý, điều hành hoạt động
kinh doanh của mình.


16


Công ty mẹ có thể là công ty nắm vốn thuần túy, tức là công ty mẹ chỉ
thực hiện hoạt động đầu tư vốn vào công ty con, nhưng cũng có thể có những
công ty mẹ vừa có chức năng trực tiếp sản xuất kinh doanh một số ngành nghề
vừa đầu tư tài chính vào công ty con. Các công ty con là các doanh nghiệp
hoạt động sản xuất kinh doanh những cũng có thể có một vài công ty chuyên
nghiên cứu khoa học để phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ của cả tập đoàn
hoặc đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho công ty mẹ và các c«ng ty con.
C«ng ty mĐ, c«ng ty con trong mét tập đoàn có thể kinh doanh đa ngành
hoặc đơn ngành. Tập đoàn có thể là sự liên kết của những doanh nghiệp cùng
một ngành nghề để mở rộng, củng cố và chiếm lĩnh thị trường, cũng có thể có
những tập đoàn hoạt động trong nhiều lĩnh vực, trong đó bản thân công ty mẹ
cũng như từng công ty con có thể kinh doanh nhiều ngành khác nhau bên cạnh
một ngành chủ đạo. Các tập đoàn kinh tế của nước ta hiện nay đang có xu
hướng phát triển theo hướng các tập đoàn kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực theo
phương hướng vạch ra tại Nghị quyết Đại hội X "thúc đẩy việc hình thành một
số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước mạnh, hoạt động đa ngành, đa
lĩnh vực, trong đó có ngành chính". Việc liên kết ngang (tức là liên kết giữa
các công ty trong cùng một ngành) ở hầu hết các quốc gia đều bị hạn chế bởi
luật cạnh tranh nhằm chống xu thế độc quyền hóa. Theo quy định tại Luật
Cạnh tranh của Việt Nam, cấm việc hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp dẫn
đến công ty được hợp nhất hoặc sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường
có liên quan.
Trong mô hình công ty mẹ - công ty con về cơ cấu sở hữu cũng như loại
hình doanh nghiệp rất đa dạng. Công ty mẹ hay công ty con đều có thể là
100% vốn nhà nước, 100% vốn tư nhân, hoặc hỗn hợp vừa sở hữu nhà nước
vừa sở hữu tư nhân, vừa sở hữu trong nước vừa sở hữu nước ngoài... Chính
hình thức sở hữu đa dạng là một yếu tố khiến cho mô hình này rất thuận lợi
trong việc huy động, tích tụ vốn, cho nên các tập đoàn kinh tÕ cã ­u thÕ thuËn



17

lợi trong việc mở rộng ngành nghề, lĩnh vực đầu tư. Loại hình doanh nghiệp
mà công ty mẹ, công ty con lựa chọn cũng rất phong phú. Theo đó, công ty
mẹ, công ty con có thể là một doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên,
công ty cổ phần, công ty liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài,Hay nói cách khác, công ty con đều là công ty đối vốn, có tư cách
pháp nhân độc lập và hưởng quy chế trách nhiệm hữu hạn.
1.2 Sự cần thiết chuyển đổi các tổng công ty nhà nước và xây dựng
pháp luật điều chỉnh mô hình công ty mẹ công ty con trong các tập
đoàn kinh tế
1.2.1 Tình hình hoạt động của các Tổng công ty nhà nước và sự cần
thiết phải áp dụng mô hình công ty mẹ - công ty con trong các Tổng công ty
nhà nước
Từ khi ban hành Quyết định số 90/TTg và số 91/TTg, đến ngày
20/7/2003 Thủ tướng Chính phủ đà ra quyết định thành lập 91 tổng công ty,
trong đó có 18 tổng công ty 91 và uỷ quyền cho các bộ, các UBND cấp tỉnh
thành lập 73 tổng công ty 90. Lĩnh vực chủ yếu mà các tổng công ty nhà nước
nắm giữ là công nghiệp-xây dựng-giao thông (61/94 tổng công ty 90, 91). Các
tổng công ty nhà nước đà chi phối được các ngành, các lĩnh vực then chốt của
nền kinh tế, là công cụ quan trọng góp phần điều tiết nền kinh tế thị trường
định hướng xà hội chủ nghĩa, ít nhiều các tổng công ty nhà nước đà thể hiện
được vai trò qua những đóng góp về sản phẩm trọng yếu, doanh thu nộp ngân
sách nhà nước và thực hiện các chính sách xà hội. Nhưng bên cạnh những
thành công đó, dễ dàng nhận thấy hoạt động của các Tổng công ty nhà nước
đà không đạt được hiệu quả như đà từng kỳ vọng. Những tồn tại, hạn chế của
tổng công ty nhà nước được nói đến nhiều như: Số lượng nhiều nhưng quy mô
còn nhỏ, hoạt động dàn trải nhiều ngành nghề, chậm đầu tư đổi mới công



18

nghệ, cơ chế quản lý trì trệ, thụ động, sức cạnh tranh kém so với các thành
phần kinh tế khác
Trên cơ sở thực tiễn hoạt động của các tổng công ty nhà nước thời gian
qua đà chứng minh những hạn chế, tồn tại cần phải khắc phục và việc chuyển
đổi sang mô hình công ty mẹ - công ty con là cần thiết, bởi mô hình công ty
mẹ -công ty con đà thể hiện nhiều ưu điểm hơn hẳn có thể khắc phục được hạn
chế mà các tổng công ty đang gặp phải. Cụ thể:
- Cơ chế hình thành các tổng công ty dựa trên cơ sở lắp ghép các doanh
nghiƯp nhµ n­íc do Bé, Së, ban ngµnh, qn hun quản lý nhằm mục tiêu
tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng quản lý sản xuất kinh
doanh. Trong tổng công ty có thể có 3 loại thành viên là các đơn vị hạch toán
độc lập, đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp. Về cơ cấu tổ chức
của tổng công ty có thể thấy được tạo thành như một hình chóp nón theo quan
hệ cấp trên - cấp dưới được điều chỉnh bằng mệnh lệnh hành chính từ trên
xuống. Trong mối quan hệ giữa tổng công ty và các thành viên thì tổng công
ty có vai trò của Ban quản lý - điều hành trong mét doanh nghiƯp cã nhiỊu bé
phËn, nh­ng ®ång thêi pháp luật cũng quy định cho các doanh nghiệp hạch
toán độc lập có các quyền và nghĩa vụ như các doanh nghiệp nhà nước độc lập
khác. Điều đó dẫn đến hệ quả là thực tế sẽ có hai hiện tượng diễn ra trong các
tổng công ty nhà nước: hoặc là tổng công ty chỉ mang tính hình thức, không
điều phối được hoạt động chung của toàn tổng công ty hoặc là tổng công ty
can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp thành viên làm mất đi tính
tự chủ, sáng tạo của chúng.
Trong mô hình công ty mẹ - c«ng ty con, c«ng ty mĐ thùc sù cã thùc lực
về vốn, uy tín, thương hiệu, thị trường sau đó, công ty này mở rộng hoạt
động của mình thông qua phương thức đầu tư mới, khống chế cổ phần, liên kết

với nhau dưới hình thức tự nguyện. Cả công ty mẹ và công ty con đều có tư


19

cách pháp nhân. Công ty mẹ chỉ thực hiện hoạt động quản lý đối với công ty
con thông qua tư cách của chủ sở hữu, là mối quan hệ giữa pháp nhân với
pháp nhân chứ không phải là mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, là mối
quan hệ mở, trên cơ sở hợp đồng kinh tế chứ không bằng mệnh lệnh hành
chính để hạn chế quyền kinh doanh của công ty con.
- Trong các tổng công ty, vốn và tài sản của tổng công ty và các công ty
thành viên thuộc về sở hữu của nhà nước. Tổng công ty nhận vốn và tài sản từ
nhà nước sau đó giao lại cho các đơn vị thành viên. Như vậy, tổng công ty
thực chất chỉ là một trung gian để làm nhiệm vụ giao lại vốn cho các công ty
thành viên. Công việc đó chỉ mang tính hình thức vì bản thân từng đơn vị
thành viên đều có quyền hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm trước pháp
luật về hiệu quả kinh doanh của mình. Vì thế vai trò đại diện chủ sở hữu vốn
của tổng công ty rất mờ nhạt, tổng công ty ít có thực quyền về vốn, việc bảo
toàn, phát triển, điều chuyển vốn hay huy động lợi nhuận từ các công ty thành
viên sang hỗ trợ cho các công ty thành viên khác rất khó khăn. Từ đó dẫn tới
hệ quả là khả năng tích tụ và tập trung vốn trong tổng công ty không bảo đảm.
Ngược lại, trong mô hình công ty mẹ - công ty con do tài sản của công ty
mẹ và các công ty con thuộc nhiều chủ sở hữu khác nhau (đa sở hữu), trong đó
vốn và tài sản của công ty mẹ thuộc sở hữu nhà nước. Công ty mĐ cã qun sư
dơng ngn vèn do nhµ n­íc giao để đầu tư vào các công ty con sao cho có
hiệu quả theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển nguồn vốn nhà nước. Khi
đóng vai trò là nhà đầu tư công ty mẹ sẽ có những quyền quản lý điều hành và
phân phối kết quả sản xuất kinh doanh ở mức độ khác nhau phụ thuộc vào
mức vốn đầu tư vào công ty con và công ty mẹ buộc phải luôn chủ động tính
toán và lựa chọn phương án đầu tư sao cho đạt hiệu quả nhất. Công ty mẹ

cũng có quyền quyết định việc đầu tư hay không đầu tư, quyết định giải thể, tổ
chức lại doanh nghiệp khi thấy công ty con hoạt động không hiệu quả,
chính vì thế vai trò và quyền lực của chủ sở hữu được nâng cao. Bên cạnh đó,


20

việc áp dụng mô hình mới sẽ huy động được nguồn vốn rộng rÃi từ nhiều
thành phần kinh tế trong xà hội, từ đó nhà nước có thể rút bớt vốn của mình,
giảm gánh nặng ngân sách mà vẫn bảo đảm các doanh nghiệp phát triển theo
mục tiêu, định hướng nhà nước vạch ra.
- Sự hình thành Tổng công ty trước đây được thực hiện theo kiểu hành
chính, gom đầu tư nên mối liên kết giữa Tổng công ty và các công ty thành
viên mang tính khép kín, quản lý hành chính cấp trên với cấp dưới, không chặt
chẽ, gắn bó theo kiểu cứng nhắc, đôi khi còn gây cản trở sự sáng tạo, năng
động và linh hoạt của công ty thành viên. Ngược lại, sự liên kết giữa công ty
mẹ và công ty con là sự liên kết về tài sản. Công ty mẹ là công ty đầu tư vốn,
công ty con là công ty nhận vốn cho nên giữa công ty mẹ và công ty con sẽ
gắn bó nhau về lợi ích kinh tế. Hiệu quả hay hậu quả hoạt động của công ty
con đều gắn với công ty mẹ. Phạm vi hoạt động của công ty mẹ mở rộng hơn,
công ty mẹ không chỉ còn có chức năng giao lại tài sản của nhà nước cho các
đơn vị thành viên như trong tổng công ty mà là một nhà đầu tư thực sự tham
gia cùng những nhà đầu tư khác thuộc nhiều thành phần kinh tế để hình thành
các pháp nhân là công ty con, công ty liên kết ở nhiều lĩnh vực, địa bàn hoạt
động kinh doanh. Khi đà là một nhà đầu tư thực sự, công ty mẹ sẽ phải đứng
trước sự lựa chọn đầu tư sao cho có hiệu quả, thực sự khai thác được lợi thế,
tiềm năng ở các công ty con để nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Về mặt pháp lý, tổng công ty là một pháp nhân kinh tế và trong pháp
nhân đó gồm nhiều pháp nhân độc lập khác là các công ty thành viên hạch
toán độc lập hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù trên danh

nghĩa địa vị pháp lý thì tổng công ty là cơ quan cấp trên nhưng thực tế cũng do
một cấp quyết định thành lập nên về mặt tổ chức tổng công ty cũng ngang
hàng với các công ty thành viên hạch toán độc lập. Việc hạch toán của tổng
công ty được thực hiện theo hai cấp: ở các đơn vị thành viên và ở tổng công ty
nhưng đó chỉ là sự hợp cộng số liệu và không được bù trừ, ®iỊu chun cho


21

nhau. Như vậy thì thực ra về bản chất hoạt động của tổng công ty mang nặng
tính hành chính, hoạt động của một cơ quan quản lý hành chính hơn là một cơ
quan quản lý kinh tế. Tổng công ty không có quyền quyết định nhiều về các
chính sách phát triển, kinh tế, tài chính cho công ty thành viên nhưng bản thân
công ty thành viên cũng bị tổng công ty ràng buộc về lĩnh vực tổ chức, nhân
sự, tài chính vì những thủ tục xin cho làm mất đi tính chủ động. Các thủ tục
như bổ sung chức năng, nhiệm vụ, đăng ký kinh doanh, lập dự án đầu tư đều
phải thông qua tổng công ty trước khi trình lên cơ quan có chức năng. Ngoài
ra, trong công ty nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên được coi là
đại diện chủ sở hữu nhưng lại chưa quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của
chủ sở hữu đối với tổng công ty, có nhiều cơ quan đại diện chủ sở hữu nhưng
không có cơ quan nào chịu trách nhiệm toàn diện và tới cùng. Nhiệm vụ,
quyền hạn của Hội đồng quản trị mà đại diện là Chủ tịch Hội đồng quản trị
chưa thể hiện được vai trò của người đại diện chủ sở hữu nhà nước cũng như
cơ quan quản lý trực tiếp tại doanh nghiệp. Nhiều vấn đề Hội đồng quản trị
phải trình xin ý kiến các cấp trước khi ra quyết định nên dẫn tới sự thụ động
trong quản lý, điều hành.
Theo quy định, công ty mẹ và công ty con là các pháp nhân đầy đủ, riêng
biệt, có địa vị pháp lý rõ ràng, được tự chủ, bình đẳng trên thị trường theo sự
điều chỉnh của pháp luật tương ứng với từng loại hình công ty; giao dịch giữa
công ty mẹ và công ty con thông qua hợp đồng kinh tế. Điều đó làm cho các

công ty con trở nên năng động hơn. Sự chi phối của công ty mẹ sẽ phụ thuộc
vào vấn đề công ty mẹ sở hữu bao nhiêu vốn góp trong công ty con, vào ảnh
hưởng của công ty mẹ về uy tín, thị phần, thương hiệu,
Mô hình công ty mẹ công ty con cũng sẽ giải quyết được vấn đề chia sẻ
lợi nhuận và phân tán rủi ro thông qua việc hợp tác phát triển, đa sở hữu
nguồn vốn, đa dạng hoá loại hình hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh
trên thị trường. Sự liên kết giữa công ty mẹ - công ty con là liên kết tµi chÝnh,


22

chính sự liên kết đó sẽ gắn được lợi ích giữa công ty mẹ và công ty con một
cách khách quan, không gượng ép, không giẫm lên nhau và vô hiệu hoá nhau.
Trong tổng công ty, chính từ nguyên nhân hình thành mang nặng yếu tố
lắp ghép, gom đầu mối nên mặc dù trong một hệ thống nhưng lại mang sẵn
tính cạnh tranh nhau, không phải cùng một hệ thống liên kết. Cho nên, tổng
công ty không thực hiện được vai trò là đầu tàu, định hướng, phát huy sức
mạnh của các đơn vị thành viên, tạo thành một khối thống nhất để tăng khả
năng cạnh tranh trên thị trường. Để tồn tại và hoạt động, Tổng công ty một
mặt tự tổ chức sản xuất kinh doanh, đôi khi hoạt động của Tổng công ty dẫm
chân lên hoạt động của công ty thành viên, thậm chí tổng công ty và một số
công ty thành viên còn trở thành đối thủ cạnh tranh với nhau về một lĩnh vực
hoạt động kinh doanh trong khi bộ máy của tổng công ty dựa vào sự đóng góp
của các công ty thành viên. Các thành viên phải trích nộp kinh phí quản lý của
tổng công ty, trích nộp lợi nhuận sau thuế và các quỹ của mình nhằm hình
thành các quỹ tập trung của tổng công ty như quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen
thưởng, quỹ dự phòng tài chính Đó thực sự không phải là một giải pháp cho
hoạt động của các tổng công ty và của các công ty thành viên bởi nó sẽ dẫn
đến một thực tế là những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ muốn tách ra
khỏi tổng công ty vì họ thấy tổng công ty chỉ là một gánh nặng cho họ. Điều

này sẽ không còn tồn tại trong mô hình hoạt động của công ty mẹ - công ty
con, vì công ty mẹ đà có nguồn hoạt động từ lợi nhuận do đầu tư vốn cho nên
không còn phải sống dựa vào đóng góp của công ty thành viên nữa.
Tóm lại, những hạn chế của tổng công ty nhà nước như cách thức liên kết
kiểu ghép nối; kết quả hoạt động trên thực tế chưa có sức thuyết phục và tương
xứng với tiềm năng, nguồn lực nhà nước đà trang bị; quan hệ giữa tổng công
ty với các doanh nghiệp thành viên chưa được phân định rõ ràng, nhất là quan
hệ về vốn, tài sản, quyền lợi, nghĩa vụ của tổng công ty và các đơn vị thành
viên; các quan hệ hành chính đà trở thành vật cản trong hoạt động kinh doanh


23

yêu cầu phải sáng tạo, năng động để cạnh tranh; quan hệ kinh tế thị trường
dần thay thế để điều tiết quan hệ sản xuất, kinh doanh; nhu cầu tích tụ vốn lớn
để mở rộng kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập đÃ
đặt ra yêu cầu phải đa dạng hóa hình thức sở hữu, phải cần liên kết chiều dọc,
chiều ngang, liên kết hỗn hợp ®Ĩ nhanh chãng tÝch tơ vèn, cã ®iỊu kiƯn ®Çu tư
chiều sâu, đổi mới cơ cấu thiết bị, tăng giá trị sản phẩm đà cho thấy việc
chuyển đổi sang một mô hình mới là cần thiết. Những hạn chế của tổng công
ty sẽ được mô hình công ty mẹ - công ty con khắc phục. Cho nên, việc chuyển
đổi các tổng công ty sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con
thực sự là một giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động cho các tổng công ty.
Nghị quyết Đại hội X tiếp tục khẳng định: Khẩn trương hoàn thành kế
hoạch sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước theo hướng hình
thành loại hình công ty nhà nước đa sở hữu, chủ yếu là các công ty cổ phần.
Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước
mạnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó có ngành chính; có nhiều
chủ sở hữu, sở hữu nhà nước giữ vai trò chi phối Đối với những tổng công ty
lớn chưa cổ phần hoá toàn bộ tổng công ty, thực hiện cổ phần hoá hầu hết các

doanh nghiệp thành viên và chuyển các doanh nghiệp còn lại sang hoạt động
dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một hoặc
nhiều thành viên mà chủ sở hữu là nhà nước; đồng thời chuyển các tổng công
ty này sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Tổ chức lại hội
đồng quản trị để thực sự là đại diện trực tiếp của chủ sở hữu tại tổng công
ty[7-tr 232,233].
1.2.2 Những định hướng cho công tác xây dựng pháp luật điều chỉnh
đối với mô hình công ty mẹ - công ty con trong các tập đoàn kinh tế
Vai trò quản lý nhà nước đối với sự phát triển kinh tế là hiển nhiên. Và
công cụ quản lý hữu hiệu nhất chính là pháp luật.


24

Sự điều chỉnh của pháp luật đối với mô hình công ty mẹ - công ty con
là tất yếu khách quan bởi hai lý do:
- Thứ nhất, phải xác lập cơ sở pháp lý cho việc công ty mẹ thực hiện
quyền chi phối và sở hữu công ty con.
- Thứ hai, sự điều chỉnh pháp luật đối mô hình công ty mẹ - công ty
con là cơ sở, điều kiện cần thiết, quan trọng trong việc tạo khung pháp lý
cho công ty mẹ và các công ty con tổ chức và hoạt động, bởi tất cả các chủ
thể kinh doanh muốn hoạt động một cách hiệu quả đều cần phải có một
khung pháp lý đầy đủ và hợp lý.
Để mô hình công ty mẹ - công ty con trong tập đoàn kinh tế nhà nước
không phải là bản sao của các tổng công ty nhà nước (trước đây), xây dựng
pháp luật điều chỉnh mô hình công ty mẹ - công ty con phải theo các định
hướng sau:
- Để thực hiện chủ trương đổi mới, tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà
nước, Đảng và Nhà nước ta đà xác định lại vai trò quản lý của nhà nước đối
với các doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, Nhà nước đà từng bước tách chức

năng quản lý nhà nước về kinh tế của các cơ quan quản lý, chức năng chủ sở
hữu doanh nghiệp nhà nước và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp,
chuyển từ quản lý cụ thể các hoạt động cđa nỊn kinh tÕ sang qu¶n lý tỉng thĨ
nỊn kinh tÕ, chun tõ can thiƯp trùc tiÕp vµo nỊn kinh tế sang can thiệp gián
tiếp thông qua hệ thống pháp luật, kế hoạch, cơ chế, chính sách và các công
cụ điều tiết vĩ mô khác.
- Xoá bỏ triệt để cơ chÕ xin cho, kinh tÕ tËp trung hµnh chÝnh bao cấp,
nhà nước không can thiệp trực tiếp, không bao cấp, không bù lỗ, gắn trách
nhiệm và lợi ích của người quản lý doanh nghiệp với kết quả hoạt động kinh
doanh. Có như vậy mới đạt được những thay đổi căn bản của nền kinh tế nhà
nước và mô hình công ty mẹ - công ty con mới thực sự là một giải pháp phát


25

triĨn cho doanh nghiƯp nhµ n­íc trong thêi kú hiƯn nay.
- Phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng quản lý sản xuấtkinh doanh đối với các doanh nghiệp nhà nước là khác nhau. Trong đó chức
năng quản lý nhà nước là hướng vào việc xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý,
cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước, chỉ đạo việc xây dựng quy
hoạch, chiến lược phát triển doanh nghiệp nhà nước. Xây dựng quy hoạch, tiêu
chuẩn và hỗ trợ đào tạo cán bộ chủ chốt lÃnh đạo doanh nghiệp nhà nước. Tiếp
tục xoá bỏ chế độ cơ quan chủ quản, cấp hành chính chủ quản, tăng quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp nhà nước cả về mặt pháp lý và
kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh. Còn chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước là dựa trên quyền độc lập tương
đối về sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trước cơ chế thị trường và
luật pháp, chính sách của nhà nước. Doanh nghiệp thực hiện quản lý sản xuất kinh doanh trên cơ sở trách nhiệm quản lý sử dụng vốn, đất đai, tài nguyên và
các nguồn lực do nhà nước giao, nhằm mục tiêu thực hiện nhiệm vụ của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp được phép chủ động tổ chức bộ máy quản lý, nhân sự
điều hành phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
1.3 Mối quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ và công ty con

1.3.1 Khái niệm quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ và công ty con
Quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ và công ty con được hiểu là những quan
hệ giữa công ty mẹ và công ty con được điều chØnh b»ng ph¸p lt.
Trong khoa häc ph¸p lý n­íc ta, quan điểm được thừa nhận và sử dụng
rộng rÃi là quan hệ pháp lý gồm ba yếu tố hợp thành: chủ thể, khách thể và nội
dung (nội dung gồm quyền, nghĩa vụ pháp lý). Qui chế pháp lý và quyền,
nghĩa vụ trong quan hệ pháp lý có mối tương quan chặt chẽ. Vì vậy, để nghiên
cứu cấu thành của quan hệ pháp lý với tính cách là sự thống nhất giữa hình
thức pháp lý và nội dung vật chất, sẽ phải xem xét các vấn đề cơ bản: Địa vị


×