Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tổn thất về tinh thần theo pháp luật hiện hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.26 MB, 76 trang )

RƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ



NGUYỄN VĂN HUY
TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP

ĐỒNG DO TỔN THẤT VỀ TINH THẦN THEO PHÁP
LUẬT HIỆN HÀNH
KHÓA LUẬN CỬ NHÂN LUẬT

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2010


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ



NGUYỄN VĂN HUY
TRÁCH NHIỆM BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP

ĐỒNG DO TỔN THẤT VỀ TINH THẦN THEO PHÁP
LUẬT HIỆN HÀNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành: LUẬT DÂN SỰ

GVHD: ThS. CHẾ MỸ PHƢƠNG ĐÀI
Giảng viên Khoa luật Dân sự


TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2010


LỜI CẢM ƠN


Để hồn thành được đề tài này, tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường
Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh đã giảng dạy, cung cấp những nền tảng cơ bản kiến
thức trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt là cô ThS. Chế Mỹ Phương
Đài giảng viên Khoa luật Dân sự. Cô đã tận tình hướng dẫn trong quá trình thực
hiện đề tài tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Văn phịng Luật sư Lê Đình đã tạo điều
kiện cho tôi tiếp cận với môi trường làm việc thực tế và năng động trong khoảng
thời gian thực tập. Và tơi khơng thể qn được sự nhiệt tình của chú Luật sư Lê
Đình Phạt – người hướng dẫn cho tơi tại nơi thực tập. Chú luôn giải đáp thắc mắc
và hướng dẫn cho tôi từng công việc cụ thể.
Mặc dù, có nhiều cố gắng trong việc học hỏi, tìm hiểu nhưng trong phạm vi
còn hạn hẹp về khả năng nghiên cứu của một sinh viên, đề tài không thể tránh khỏi
những thiếu sót, hạn chế nên rất mong mỏi có được sự đóng góp từ phía q thầy
cơ, các bạn sinh viên và người quan tâm đến vấn đề này.
Ngay lúc này hình ảnh những người thân trong gia đình và những người bạn
thân không ngừng xuất hiện trong suy nghĩ của tôi. Họ là nguồn động lực tinh thần
giúp tơi vượt qua những khó khăn trong suốt q trình học tập nghiên cứu.
Một lần nữa tôi chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã quan tâm, giúp đỡ tôi
trong thời gian qua.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Huy



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT:

BLDS:

Bộ luật Dân sự.

BLHS:

Bộ luật Hình sự.

TTHS:

Tố tụng Hình sự.

BTTH:

Bồi thường thiệt hại.

TAND: Tịa án Nhân dân.
TANDTC:
HĐTP:

Tịa án Nhân dân Tối cao.

Hội đồng Thẩm phán.

CTQG: Chính trị Quốc gia.
QTHL:

Quốc triều Hình luật.


UBTP:

Ủy ban Thẩm phán.

LBTNN: Luật bồi thường Nhà nước.
HSST:

Hình sự sơ thẩm.

HSPT:

Hình sự phúc thẩm.


MỤC LỤC

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ....................................................................................................
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng do tổn thất về tinh thần ...................................................... 01
1.1 Khái niệm, đặc điểm về tổn thất tinh thần ......................................................... 01
1.2 Xác định thiệt hại do tổn thất về tinh thần ........................................................ 10
1.2.1 Xác định thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp sức khỏe bị
xâm phạm ................................................................................................................ 10
1.2.2 Xác định thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp tính mạng bị
xâm phạm ................................................................................................................ 14
1.2.3 Xác định thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp uy tín, danh dự,
nhân phẩm bị xâm phạm ......................................................................................... 18
1.2.4 Xác định thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trường hợp thi thể bị xâm
phạm ........................................................................................................................ 22

1.2.5 Xác định thiệt hại do tổn thất về tinh thần cho người bị oan trong trường
hợp do hoạt động của cơ quan tố tụng hình sự gây ra ............................................24
1.3. Điều kiện làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do tổn thất về
tinh thần....................................................................................................................... 27
1.3.1 Có thiệt hại xảy ra ......................................................................................... 28
1.3.2 Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật ............................................... 29
1.3.3 Mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế với hành vi trái pháp luật ........31
1.3.4 Lỗi của người gây thiệt hại ............................................................................32
1.4 Phƣơng thức BTTH ngoài hợp đồng do tổn thất về tinh thần ......................... 34
1.4.1 Nguyên tắc BTTH ngoài hợp đồng do tổn thất về tinh thần .......................... 34
1.4.2 Hình thức BTTH ngồi hợp đồng do tổn thất về tinh thần ............................ 36
1.4.3 Biện pháp khôi phục danh dự, uy tín, nhân phẩm .........................................37


Chƣơng 2: Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tổn thất về tinh
thần - thực tiễn và những giải pháp hoàn thiện pháp luật. ....................................39
2.1 Thực tiễn giải quyết ................................................................................................ 39
2.2 Những kiến nghị hoàn thiện pháp luật ...................................................................56
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.


GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1. Tính cấp thiết đề tài:
Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, quan hệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau
không tránh khỏi việc cá nhân, tổ chức này gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác. Quy
định của pháp luật “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật” là một nguyên tắc
chỉ đạo được quy định tại Điều 52 Hiến Pháp 1992 thể hiện bản chất của nhà nước xã
hội chủ nghĩa. Điều 10 BLDS 2005 quy định: “Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ
dân sự không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền và lợi

ích hợp pháp của người khác”. Vì vậy, chủ thể nào có hành vi xâm phạm sẽ bị áp dụng
biện pháp cưỡng chế của nhà nước. Điều 604 BLDS 2005 quy định: “Người nào do lỗi
cố ý hoặc lỗi vơ ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản,
quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp
nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường”. Đây chính là trách nhiệm
BTTH ngồi hợp đồng do cơ quan có thẩm quyền áp dụng nhằm khơi phục tình trạng
ban đầu về tài sản bằng biện pháp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Thiệt hại phải
được bồi thường toàn bộ kịp thời. Bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng là hình thức trách
nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt hại phải bù đắp, đền bù những thiệt
hại về vật chất, thiệt hại do tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Việc giải quyết bồi
thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là một vấn đề rất phức tạp cả về lý
luận và thực tiễn.
Do vậy, để đảm bảo ổn định trật tự xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá
nhân, tổ chức, một hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần nói riêng
được hình thành, và ngày một hồn thiện hơn.
Pháp luật ln có tính kế thừa cho nên có thể nói việc kế thừa có chọn lọc các quy
định của Thông tư số 173/UBTP ngày 23/3/1972 của TANDTC hướng dẫn xét xử về
BTTH ngoài hợp đồng, BLDS 1995, Nghị quyết số 01/2004/NQ/HĐTP ngày 28-042004 Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn một số quy định của BLDS về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, chúng ta khơng thể phủ nhận về tính hồn thiện và phát
triển đúng đắn của BLDS 2005 và Nghị quyết 03/2006/NQ/HĐTP hướng dẫn một số
quy định của BLDS 2005, về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng trong đó có hướng


dẫn về các quy định khoản tiền bù đắp do tổn thất về tinh thần. Mặc dù vậy, là một quy
định có thể nói cịn khá mới, kinh nghiệm lập pháp còn thiếu trong khi các quan hệ xã
hội lại phát sinh và thay đổi một cách nhanh chóng nên qua một thời gian áp dụng
BLDS và các văn bản hướng dẫn đã bộc lộ nhiều điểm chưa hợp lý, cịn nhiều bất cập
khó khăn trong q trình áp dụng. Một mặt không phản ánh được đúng đắn bản chất, vai
trò khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại. Vì sự hiểu biết cịn hạn

chế của người dân, cho nên không phát huy được vai trị chủ động và tích cực trong việc
tự bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Mặt khác, đó là sự thiếu trách nhiệm của cơ quan
tiến hành tố tụng họ không phổ biến, tuyền truyền, hướng dẫn người dân một cách cụ
thể.
Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tồn đọng các vụ
việc dân sự tại Tồ án ngày càng nhiều, tính minh bạch và thiếu khách quan còn phổ
biến thể hiện ở việc khơng có sự thống nhất trong q trình xét xử, cùng giải quyết một
vấn đề nhưng mức bồi thường trong các bản án có sự chênh lệch nhau khá lớn, các Toà
án cấp trên huỷ, sửa bản án của các Toà cấp dưới với số lượng lớn. Dẫn đến, đã có nhiều
trường hợp gây phẫn uất trong một số tầng lớp nhân dân, mất đi niềm tin vào tính
nghiêm minh của pháp luật.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, tác giả đã đi vào tìm hiểu, nghiên cứu và
đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành, các quy định của nhà nước qua từng thời
kỳ, tham khảo các quy định của một số nước trên thế giới. Có thể thấy rằng đây là vấn
đề tương đối khó, nhạy cảm và cần được quan tâm nghiên cứu. Từ đó, tác giả đã mạnh
dạn chọn đề tài “ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tổn thất về tinh
thần theo pháp luật hiện hành” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp của mình với mong
muốn góp phần hoàn thiện các vấn đề về lý luận và thực tiễn đối với các quy định này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tổn thất về tinh thần là một
vấn đề khó và khá mới mẻ. Trách nhiệm bồi thường về tổn thất tinh thần là một trường
hợp của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Vì vậy, vấn đề này thường
được nghiên cứu chỉ là một khía cạnh nhỏ trong các cơng trình nghiên cứu về bồi
thường thiệt hại ngồi hợp đồng. Hiện nay đã có các cơng trình và bài viết đăng trên các
tạp chí như: Nguyễn Thị Hồng Mai, Luận văn Thạc sĩ, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp


đồng, 2003. Đặng Thị Thu Thảo, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp động, Luận văn cử
nhân, 2003. Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam bản án
bình luận bản án, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội, 2010. Đỗ Thanh Huyền, Bồi thường về

tổn thất tinh thần, Tạp chí Tịa án Nhân dân số 11/1004. Nguyễn Thanh Tú, Bồi thường
thiệt hại về tinh thần đối với thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra trong thi hành công
vụ, Dân chủ và pháp luật 9/2005. Đinh Văn Quế, Một số ý kiến về khoản tiền bù đắp tinh
thần do xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tính quy định tại bộ
luật dân sự, Tòa án Nhân dân số 20/2009. Đỗ Văn Đại, Trao đổi về bài “ vấn đề tổn
thất tinh thần theo khoản 2 điều 610 Bộ luật dân sự ”, Tịa án Nhân dân số 21/2009.
Ngồi ra, có một số bài viết, cơng trình liên quan như: Đinh Văn Quế, Trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người, TAND Số
10/2004. Phan Thị Hải Anh và Điêu Ngọc Tuấn, “Vấn đề xác định thiệt hại”, Tạp chí
TAND số 10/2004… Mặc dù đây là những cơng trình nhìn nhận các vấn đề về ở nhiều
góc độ, khía cạnh khác nhau nhưng là cơ sở tham khảo quan trọng để tác giả có thể hồn
thành tốt phần nghiên cứu của mình.
Qua tìm hiểu vế những vấn đề lý luận cũng thực tiễn giải quyết bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng do tổn thất về tinh thần hiện nay cho thấy việc nghiên cứu, tìm hiểu về
vấn đề này là rất cấp thiết. Qua quá trình học tập và nghiên cứu tại trường thì tác giả
nhận thấy đề tài “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tổn thất về tinh
thần” vẫn chưa có một Luận văn Cử nhân nào nghiên cứu. Vì vậy, tác giả đã thực hiện
đề tài này.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tổn thất về tinh thần là một
vấn đề khó trong Pháp luật Dân sự, hoạt động nghiên cứu, và thực tiễn xét xử còn nhiều
điểm đang tranh luận cũng như chưa thống nhất, nên trong phạm vi còn hạn chế về kỹ
năng cũng như kinh nghiệm nghiên cứu, tác giả khơng có tham vọng nghiên cứu tổng
thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh
thần nói chung. Mà phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định cụ thể là những quy
định của Bộ luật dân sự hiện hành về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tổn thất về
tinh thần.


4. Mục đích nghiên cứu:

Qua nghiên cứu đề tài này tác giả mong muốn làm sáng tỏ cơ sở lý luận cũng như
thực tiễn về việc áp dụng giải quyết các vụ án về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do
tổn thất về tinh thần.
Đề tài hướng đến giải quyết tính thực tế của vấn đề. Sau khi xây dựng và đánh giá
về vấn đề lý luận chung, khái quát những mặt được và những mặt hạn chế của BLDS
2005 và các văn bản hướng dẫn quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tổn
thất về tinh thần.
Từ đó, tìm ra những ngun nhân, vướng mắc khi áp dụng các quy định của pháp
luật về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại do tổn thất
về tinh thần nói riêng, qua đó tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp
luật.
Mặt khác, việc nghiên cứu đề tài này cũng nhằm tạo tư liệu tham khảo cho các bạn
sinh viên có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: Phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các phương pháp nghiên cứu lịch sử,
phương pháp phân tích, so sánh, quy nạp, thống kê.
6. Cơ cấu của đề tài:
Ngoài phần danh mục chữ viết tắt, giới thiệu chung, mục lục, danh mục tài liệu
tham khảo, đề tài gồm 2 chương:
Chƣơng một: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về trách nhiệm
BTTH ngoài hợp đồng do tổn thất về tinh thần.
Trong chương này, thứ nhất: Tác giả xây dựng các khái niệm cơ bản như: Tổn thất
tinh thần, thiệt hại, danh dự, uy tính nhân phẩm… chỉ rõ các đặc điểm của tổn thất về
tinh thần, phân biệt giữa trách nhiệm bồi thường vật chất với trách nhiệm bồi thường về
tinh thần. Sơ lược về lịch sử hình thành của quy định này và nghiên cứu quy định của
một số nước trên thế giới.
Thứ hai: Trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do tổn thất về tinh thần trong một số
trường hợp cụ thể là nội dung chính của đề tài. Tác giả đi vào làm rõ cở sở buộc áp dụng



trách nhiệm bồi thường, đưa ra các tiêu chí chung để xác định mức độ tổn thất tinh thần
trong các trường hợp trên, để từ đó làm cơ sở cho việc ấn định mức bồi thường một
khoản tiền bù đắp phù hợp.
Thứ ba: Xác định được điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngồi
hợp đồng, hình thức bồi thường và nguyên tắc tính bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
về tổn thất tinh thần.
Chƣơng hai: Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng do tổn thất về
tinh thần - thực tiễn và giải pháp hoàn thiện pháp luật.
Sau khi đi nghiên cứu một cách toàn diện và chặt chẽ các vấn đề lý luận, tác giả đi vào
phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật, chỉ ra những bất cập, tồn tại của BLDS hiện hành,
các văn bản hường dẫn và đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục, giải quyết, hiện
thực hóa những quy định của pháp luật cịn chưa có quy định cụ thể đảm bảo và đưa ra
những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng do tổn thất về tinh thần.


CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ TRÁCH NHIỆM BTTH NGOÀI HỢP ĐỒNG DO TỔN THẤT VỂ TINH
THẦN.
1.1 Khái niệm, đặc điểm tổn thất tinh thần.
Tổn thất tinh thần là một vấn đề không mới trong lịch sử lập pháp nhân loại,
nhưng lại là vấn đề hết sức phức tạp và còn nhiều ý kiến tranh cãi. Sở dĩ nói khơng
mới vì ngay từ thời La Mã, vấn đề bồi thường về mặt tinh thần đã được đặt ra đối với
các trường hợp làm chết người, gây thương tích…Luật La Mã gọi đây là “praetium
doloris” (tức là “giá trị của sự đau thương”)[1].
Tuy nhiên khái niệm về “tổn thất tinh thần” và các quy định về bồi thường thiệt
hại đối với các “tổn thất tinh thần” lại là một điểm tương đối mới trong pháp luật Dân
sự hiện hành của nước ta. Trước khi làm rõ khái niệm “tổn thất tinh thần” là gì thì
chúng ta cần lưu ý trong BLDS, nhà làm luật không sử dụng thuật ngữ “thiệt hại tinh

thần” mà gọi là “tổn thất tinh thần”, lý do để các nhà lập pháp chọn thuật ngữ này là
bởi vì theo họ “tinh thần” là những giá trị “phi vật chất” thuộc về tâm lý, tình cảm, suy
nghĩ thuộc về đời sống nội tâm của con người. Các loại thiệt hại này rất khó xác định
cụ thể mà chỉ có thể xác định bằng cách ước lượng. Do vậy, BLDS sử dụng thuật ngữ
“tổn thất tinh thần” để chỉ tính khơng cụ thể của loại thiệt hại này. Cho đến thời điểm
hiện nay, trong luật cũng như trong khoa học pháp lý, chưa có sự thống nhất về khái
niệm “tổn thất tinh thần”. Vì vậy, để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm “tổn thất tinh thần”
cũng như những cách hiểu, những quy định của pháp luật hiện hành về “tổn thất tinh
thần” chúng ta cần tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tổn thất về tinh thần qua các thời kỳ trong lịch sử
lập pháp Việt Nam trước đây cũng như các quy định của pháp luật Việt Nam hiện
hành.
Ở Việt Nam, Cổ luật cũng sớm có những quy định về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng nhưng không tách biệt trách nhiệm bồi thường “vật chất” hay bồi thường
thiệt hại do tổn thất “tinh thần” mà chỉ quy định và giải quyết các vấn đề bồi thường
một cách chung chung. Cụ thể, được quy định trong Bộ luật cổ như bộ Quốc triều
[1]

Lê Minh Hùng, Tập bài giảng Dân sự, Phần bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

1


Hình luật (QTHL) của nhà Lê quy định một số trường hợp đặc biệt, nhưng trong
những trường hợp đó danh từ “tổn thất tinh thần” không được đề cập đến. Đó là các
trường hợp đánh người bị thương, Điều 472 QTHL: “Đánh quan chức bị thương thì
phải đền tiền tạ, đánh người thường thì phải đền tiền thương tổn”. Điều 473 QTHL:
“Lăng nhục quan chức thì phải bồi thường tiền danh giá”. Điều 474 QTHL quy định:
“Đánh người thương tích hoặc lăng mạ những người trong hoàng tộc là cháu từ năm
đời trở lên của nhà vua hay lăng mạ người thường điều bồi thường danh giá”. Qua

những điều luật trên, QTHL đã qui định tương đối đầy đủ trách nhiệm bồi thường thiệt
hại khi có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác. Mặc dù điều luật khơng
có quy định rõ nhưng khoản “tiền tạ” ở đây có thể hiểu khoản bồi thường thiệt hại do
tổn thất về tinh thần cho các vị quan lại phong kiến tùy theo địa vị xã hội của họ do
danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Nhưng đối với dân thường trong xã hội thì
khoản “tiền tạ” này không thấy pháp luật phong kiến đề cập tới.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng các quy định về BTTH ngoài hợp đồng đã
được quy định rất sớm trong cổ luật của nước ta. Trải qua các thời kỳ lịch sử và ở
những giai đoạn khác nhau, các quy định về bồi thường, thiệt hại phải bồi thường cũng
như mức độ phải bồi thường… có sự khác biệt. Vấn đề này phụ thuộc vào quan điểm
giai cấp, ở mỗi thời kỳ lịch sử do tình hình chính trị – kinh tế – xã hội khác nhau nên
mỗi bộ luật qui định không giống nhau về nội dung các chế định đó.
Tịa án nhân dân Tối cao đã ban hành Thông tư số 173/UBTP ngày 23/3/1972
hướng dẫn xét xử về BTTH ngoài hợp đồng, đã nêu những nguyên tắc cơ bản, những
căn cứ làm cơ sở cho việc giải quyết bồi thường thiệt hại trong các vụ án cụ thể đó là
bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng phát sinh từ những hành vi trái pháp luật, gây thiệt
hại đến tài sản XHCN, đến tài sản riêng của công dân hay đến tính mạng, sức khỏe của
người khác được giải quyết theo đường lối chung là trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm
bồi thường. Theo tinh thần của Thông tư 173/UBTP/1972, pháp luật chỉ có quy định
giải quyết bồi thường thiệt hại vật chất, chứ chưa đề cập việc bồi thường “tổn thất về
tinh thần”.
BLDS đầu tiên của nước ta được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 tại kỳ họp
thứ 8 Quốc hội khóa IX và có Hiệu lực thi hành ngày 1/7/1996 đã có những quy định
2


tương đối đầy đủ về quan hệ nhân thân và việc bảo vệ quan hệ này của pháp luật dân
sự. BLDS năm 1995 lần đầu tiên ghi nhận quy định về khoản tiền “bù đắp về tinh
thần” nhưng chỉ quy định: “Tùy từng trường hợp”, được quy định tại các Điều 613[2]
khoản 4, điều 614 khoản 4, điều 615 khoản 3 BLDS 1995, Tòa án quyết định buộc

người xâm phạm phải bồi thường “một khoản tiền” bù đắp về tinh thần, còn khoản
tiền là bao nhiêu BLDS 1995 vẫn chưa quy định rõ ràng. Một trong những văn bản đầu
tiên có hướng dẫn đến vấn đề tổn thất về tinh thần đó là Cơng văn số 16 Tịa án nhân
dân Tối cao ngày 9 tháng 2 năm 1999. Theo tinh thần hướng dẫn của Cơng văn thì:
Những thiệt hại tinh thần là những thiệt hại “phi vật chất” không thể có cơng thức
chung để quy ra bằng tiền áp dụng trong tất cả các trường hợp. Việc giải quyết bồi
thường một khoản tiền “bù đắp tổn thất tinh thần” cũng tùy vào từng trường hợp mà
nhằm mục đích an ủi, động viên và phần nào đó tạo điều kiện để có thể khắc phục khó
khăn, làm dịu đi nỗi đau cho chính nạn nhân hay thân nhân của họ. Để khắc phục tình
trạng này, ngày 28-04-2004 Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã ban hành Nghị quyết
01/2004/NQ/HĐTP (Nghị quyết 01/2004) hướng dẫn một số quy định của BLDS về
bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng, trong đó có khoản tiền “bù đắp về tinh thần” theo
hướng dẫn tại đoạn 1, điểm b, tiểu mục 1.1 mục 1 phần I của Nghị quyết này thì:
“Thiệt hại do tổn thất tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà
người thân thích gần gủi nhất của nạn nhân, phải chịu đau thương, buồn phiền, mất
mát, về tình cảm, bị giảm sút hoặc bị mất uy tính, bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm…”.
Nội dung của Nghị quyết đã hướng dẫn tương đối cụ thể đối với khoản tiền bù
đắp về tổn thất tinh thần, mức bồi thường khoản tiền bù đắp, xác định mức độ tổn thất
trong trường hợp tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm vị xâm phạm. Nội
dung hướng dẫn trên đã được quy định một cách cụ thể hơn khi Quốc hội thông qua
BLDS 2005 thay thế cho BLDS 1995. Được quy định cụ thể tại khoản 2 điều 609,
khoản 2 điều 610, khoản 2 điều 611 BLDS 2005.
Như vậy, trải qua một thời gian dài với những quan điểm khác nhau, khoản tiền
“bù đắp về tinh thần” đã được Quốc hội chính thức quy định trong BLDS một cách chi
Khoản 4, điều 613: “Tuỳ từng trường hợp, Toà án quyết định buộc người xâm phạm đến sức khoẻ của
người khác phải bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu”.
3
[2]



tiết, bảo đảm việc xét xử các vụ án dân sự và vụ án hình sự có phần bồi thường thiệt
hại do tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xâm phạm. Sau khi BLDS
2005 có hiệu lực (01-01-2006), ngày 08-07-2006 Hội đồng Thẩm phán TANDTC
cũng đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 03/2006/NQ/HĐTP (Nghị quyết 03/2006)
hướng dẫn một số quy định của BLDS 2005 về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng,
trong đó hướng dẫn cụ thể hơn khoản tiền bù đắp do tổn thất về tinh thần.
Mặc dù, pháp luật đã có quy định tương đối rõ ràng như vậy, nhưng trên Khoa
học pháp lý liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại tổn thất về tinh thần, khoản tiền
bù đắp tổn thất tinh thần có một số người cho rằng “tổn thất tinh thần” chỉ là những
thiệt hại thuộc về cá nhân [3]. Các luật gia Liên Xô trước đây cũng xác định: “tổn thất
tinh thần là thiệt hại gây ra đối với tâm trạng con người mà biểu hiện bằng việc lo
lắng, đau đớn về mặt tinh thần”

[4]

. Theo những quan điểm này thì bản chất của tinh

thần là tình cảm của cá nhân con người mà tổ chức không thể có được. Nhưng theo
quy định của BLDS Việt Nam thì “tổn thất tinh thần” không chỉ là những tổn thất của
cá nhân do sức khỏe, tính mạng, uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân bị xâm phạm
mà “tổn thất tinh thần” mà còn bao gồm cả những thiệt hại do danh dự, uy tín của
pháp nhân hoặc của các chủ thể khác bị xâm phạm. Theo quy định tại Nghị quyết
03/2006, “Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không
phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm
phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lịng tin... vì bị hiểu nhầm và
cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu”. Do
đó, tổn thất về tinh thần có thể các tổn thất “phi vật chất” liên quan cá nhân, pháp nhân
và các tổ chức khác. “Tổn thất tinh thần” của cá nhân là nỗi đau đớn về thể chất do sức
khỏe bị xâm phạm hoặc sự đau thương mất mát về tình cảm và sự hụt hẫng, cơ đơn,

hoặc suy sụp về tinh thần do có người thân bị sát hại hoặc sự lo lắng buồn tủi, xấu hổ,
mặc cảm do nhan sắc bị hủy hoại, do bị tàn phế, do danh dự, uy tín, nhân phẩm bị xúc
phạm. Còn tổn thất tinh thần của pháp nhân và của các tổ chức khác là những tổn thất
“phi vật chất” khi danh dự, uy tín, bị xâm phạm.

[3]

[4]

Nguyễn Thúy Hiền, Tạp Chí Dân Chủ & Pháp Luật số 12/1996 và 4/1997.
Lưu Tiến Dũng, Tạp Chí Tịa án Nhân dân, số 6/1990.

4


Từ những phân tích trên, khái niệm tổn thất tinh thần có thể được định nghĩa như
sau: Tổn thất tinh thần là tổn thất về tình cảm, tâm trạng của con người, sự tín nhiệm
của xã hội đối với pháp nhân và các chủ thể khác mà biểu hiện là việc cá nhân phải
chịu những đau đớn, lo lắng, buồn khổ về tinh thần hay việc pháp nhân và các chủ thể
khác phải gặp nhiều khó khăn trở ngại trong các hoạt động hàng ngày do bị làm suy
giảm tôn trọng, tín nhiệm của xã hội” [5].
Thiệt hại do tổn thất về tinh thần mà biểu hiện của nó là những tổn thất tinh thần
liên quan vật chất, và những tổn thất tinh thần không liên quan biệt lập với vật chất.
Đối với những thiệt hại về tinh thần có tính vật chất thì có thể ước lượng ra một giá trị
tương bằng tiền, nhưng đối với những thiệt hại về tinh thần thuần túy khơng có tính
vật chất thì việc máy móc quy ra bằng tiền khơng hiệu quả và khơng đạt được mục
đích của việc bồi thường là khắc phục thiệt hại trước khi xẩy ra thiệt hại. Chúng ta có
thể thấy rằng hình thức bồi thường có hiệu quả ở đây là hình thức xin lỗi, cải chính
cơng khai. Hình thức này vừa đề cao, khơi phục lại các giá trị cao cả của con người
vừa tránh việc lạm dụng để hưởng lợi từ phía người thiệt hại.

Về khoản tiền bù đắp tổn thất về thiệt hại tinh thần có nhiều ý kiến trái ngược
nhau:
Ý kiến thứ nhất cho rằng: Thiệt hại do tổn thất về tinh thần là thiệt hại không thể
phục hồi được và không thể tính thành tiền được. Hình thức BTTH cho loại thiệt hại
do tổn thất về tinh thần thường được tính toán và thường quy ra một khoản tiền tương
đương trong đa số trường hợp chẳng qua là dấu ấn còn sót lại của một chế tài trừng
phạt áp dụng đối với người gây thiệt hại thì đúng hơn nhằm mục đích bồi thường thiệt
hại cho nạn nhân. Bởi lẽ, khơng thể quan niệm khi có một khoản tiền thì nỗi đau mất
người thân sẽ bị xoa dịu hay vết thương có thể lành da trở lại được.
Ý kiến thứ hai cho rằng: Sự bồi thường tuy khơng thể xóa nhịa hoặc làm biến
mất sự thiệt hại nhưng việc thay thế trong tài sản của nạn nhân một quyền lợi đã mất
bằng một số tiền thích đáng an ủi, động viên người bị thiệt hại do tổn thất về tinh thần,
vừa là một biện pháp giáo dục nhằm ngăn chặn người có hành vi trái pháp luật. Việc
ước lượng khoản tiền bù đắp tổn thất do thiệt hại về tinh thần, tuy khó nhưng khơng
[5 ]

Lê Minh Hùng, Tập bài giảng Dân sự ,Phần bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

5


phải khơng có căn cứ tính tốn hợp lý và khơng phải vì trở ngại ấy mà gạt bỏ khoản
bồi thường này. Nếu thế, chẳng khác nào, cái gì vơ giá thì khơng thể có giá. Và đây
cũng chính là những quan điểm sai lầm của chúng ta trước đây và rất may là nó cũng
được kịp thời khắc phục sau khi BLDS 1995 của chúng ta ban hành đã quy định những
vấn đề đó.
Căn cứ vào lợi ích bị xâm phạm và những thiệt hại xảy ra mà trách nhiệm BTTH
được phân thành trách nhiệm BTTH về vật chất và trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh
thần.
Khái niệm thiệt hại vật chất được quy định rõ trong khoản 2 Điều 307 BLDS:

“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất
thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi
phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị
giảm sút”.
Nhưng thiệt hại về tinh thần chưa được BLDS quy định cụ thể. Khoản 3 Điều 307
BLDS chỉ quy định: “Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm
đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác, thì ngồi việc
chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai cịn phải bồi thường một khoản
tiền cho người bị thiệt hại”.
Vì vậy, khi nghiên cứu trách BTHT ngoài hợp đồng về tinh thần thì cần phân biệt
trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về
tinh thần để hiểu rõ hơn về bản chất của hai loại trách nhiệm này:
Trách nhiệm BTTH về vật chất là trách nhiệm BTTH vật chất thực tế được tính
thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm thiệt hại về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn
chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút khi tài sản,
sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm.
Trách nhiệm BTTH về tinh thần được hiểu là người gây thiệt hại cho người khác
do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì
ngồi việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai còn phải bồi thường
một khoản tiền để “bù đắp những tổn thất” về tinh thần cho người bị thiệt hại, thân
nhân người bị thiệt hại như sự buồn rầu, đau thương, mất mát…
6


Tuy nhiên, cũng cần phải thấy đối với những trường hợp BTTH ngoài hợp đồng
mà kẻ gây thiệt hại chỉ làm tổn thất về tài sản cho người bị thiệt hại thì việc bồi thường
khơi phục lại tình trạng ban đầu được nhận thấy rất rõ ràng và hoàn toàn có thể thực
hiện trên thực tế. Song, trong trường hợp gây tổn thất tinh thần nghiêm trọng thì khơng
có cách nào có thể khơi phục lại tình trạng “ban đầu” của nó. Các thiệt hại tinh thần
khơng thể cân đo, đong đếm được bằng vật chất, không thể quy ra thành tiền, khơng

thể chỉ dùng hình thức bồi thường vật chất lại có thể khơi phục lại được thiệt hại về
tinh thần[6]. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa các thiệt hại vật chất với các thiệt hại về
tinh thần.
Mục đích của BTTH ngồi hợp đồng hợp đồng nói chung và BTTH do tổn thất về
tinh thần nói riêng khơng chỉ nhằm mục đích bù đắp tổn thất, mà cịn mục đích giáo
dục mọi người về ý thức tn thủ pháp luật, tơn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác. Bởi lẽ, hậu quả của việc áp dụng trách nhiệm này luôn mang đến những
bất lợi về tài sản cho người gây thiệt hại.
Bên cạnh đó, việc phân biệt hai loại trách nhiệm này có ý nghĩa trong việc xác
định nghĩa vụ chứng minh và mức bồi thường: Về nguyên tắc, người bị thiệt hại phải
có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại xảy ra và mức bồi thường sẽ tương xứng mức độ
thiệt hại xảy ra. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ có thể áp dụng đối với trường hợp đó là
trách nhiệm BTTH về vật chất cịn trong trường hợp BTTH về tinh thần thì rõ ràng
những tổn thất về tinh thần là những tổn thất khơng thể nhìn thấy, khơng thể tính tốn
và khơng thể chứng minh được. Chính vì vậy, trong trường hợp này pháp luật cần quy
định một mức nhất định để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng trong trường
hợp một người có hành vi xâm phạm đến các quyền nhân thân của người khác.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể đưa ra đặc điểm của thiệt hại về tổn thất
tinh thần đó là:
Thứ nhất, thiệt hại do tổn thất về tinh thần là thiệt hại phi vật chất, khơng mang
tính chất kinh tế và tài sản, khơng thể tính tốn thành tiền; khơng thể cân đo, đong đếm
được. Từ đặc điểm này cho thấy, các tổn thất tinh thần không thể định giá được một số
tiền cụ thể, sự chi trả khoản tiền không phải “định giá tổn thất” mà chỉ là sự “bù đắp
[6]

Tưởng Duy Lượng, Pháp luật dân sự và thực tiễn xét xử, NXBCTQG, 2009.

7



tổn thất”[7]. Do vậy, bồi thường tổn thất tinh thần có mục đích là để bù đắp và góp
phần làm giảm nhẹ tổn thất tinh thần chứ không phải trả giá cho sự đau đớn, mất mát
về tinh thần.
Thứ hai, tổn thất về tinh thần là các mất mát về tinh thần, để lại những vết hằn
tâm lý sâu sắc, khó phai mờ trong ký ức của người bị hại hoặc trong định kiến xã hội.
Nó có thể gây nên những đảo lộn trong tâm lý, đời sống của người bị hại. Khơng thể
phục hồi lại tình trạng ban đầu của tinh thần, nói cách khác khơng thể khắc phục toàn
bộ thiệt hại tinh thần. Mặt khác tổn thất tinh thần là tổn thất phi vật chất, rất khó xác
định cụ thể và không phải mọi trường hợp đều giống nhau.
Thứ ba, tổn thất về tinh thần và hậu quả của việc xâm phạm đến tính mạng, sức
khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm. Pháp luật Việt Nam khơng thừa nhận các thiệt hại
tài sản có thể dẫn đến những tổn thất tinh thần và hiện nay cũng chưa có văn bản nào
đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp gây thiệt hại về tài
sản có thể dẫn đến tổn thất tinh thần cho chủ sở hữu tài sản. Hoặc trong một số trường
hợp khác tài sản bị thiệt hại mang tính chất là một đồ vật kỷ niệm đặc biệt của chủ thể:
Như là bức ảnh duy nhất của người thân quá cố để lại, các đồ vật duy nhất dành cho
ngày cưới, quà tặng hay của hồi môn đặc biệt của hai gia đình, kỷ vật để nhìn nhận
người thân thích… đều là các loại tài sản đặc biệt do nó gắn với đời sống tinh thần của
chủ sở hữu. Nếu không buộc phải bồi thường thiệt hại trong những trường hợp này thì
cũng chưa thật sự thỏa đáng và cơng bằng.
Thứ tư, khơng chỉ dùng hình thức bồi thường thiệt hại vật chất là có thể khơi phục
được thiệt hại tinh thần. Muốn hạn chế khắc phục thiệt hại về tinh thần phải dùng
nhiều biện pháp trong đó bồi thường thiệt hại chỉ là một biện pháp.
Các quy định về BTTH nói chung và BTTH do tổn thất về tinh thần của mỗi quốc
gia có sự quy định khác nhau, nhưng cũng có nhiều trường hợp có sự tương đồng
trong các quy định pháp luật của các quốc gia, về điều kiện, hoàn cảnh kinh tế xã hội.
Cho nên, nghiên cứu, so sánh pháp luật của một số nước trên thế giới về tiêu chí xác
định mức độ, cách thức bồi thường thiệt hại là rất quan trọng để từ đó đối chiếu với
các quy định của pháp luật Việt Nam để phát hiện ra những thiếu sót, những bất cập,
[7]


Lê Minh Hùng, Tập bài giảng Dân sự, Phần bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

8


qua đó kiến nghị những giải pháp hồn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
Pháp luật của các nước đã quy định về BTTH khi sức khỏe, tính mạng, danh dự,
uy tín, nhân phẩm của cá nhân, tổ chức bị xâm phạm nhưng có sự quy định khác nhau.
Ở Pháp không quy định rõ trong Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại về tinh thần
nhưng trong Án lệ lại cơng nhận việc bồi thường; ví dụ Điều 1382 Bộ luật Dân sự
Cộng hòa Pháp quy định: “Bất cứ hành vi nào của một người mà gây thiệt hại cho
người khác thì người gây ra thiệt hại do lỗi của mình phải bồi thường thiệt hại”.
Điều luật trên chỉ quy định bồi thường thiệt hại nói chung, khơng nói rõ về bồi
thường thiệt hại về tinh thần. Nhưng Án lệ của Pháp đã bổ sung và phát triển nguyên
tắc BTTH tinh thần; nó được bổ sung trong một số luật đơn hành.
Còn ở Thái Lan Điều 420 Bộ luật dân sự và Thương mại Thái Lan quy định:
“Một người cố tình hay vơ tình làm tổn thương một cách trái pháp luật đến đời sống,
thân thể, sức khỏe, tự do, tài sản hoặc bất cứ quyền nào của người khác, thì bị coi là
phạm một hành vi sai trái và có nghĩa vụ bồi thường cho những tổn thương đó”.
Nhật Bản cũng xem xét bồi thường cả những trường hợp bồi thường thiệt hại về
tinh thần. Điều 723 BLDS Nhật Bản quy định: “Nếu một người mà gây thiệt hại cho
uy tín của người khác thì theo yêu cầu của người này Tòa án buộc người gây thiệt hại
tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm khôi phục uy tín của người bị thiệt hại hoặc
vừa bồi thường thiệt hại vừa khơi phục uy tín”. Ngồi ra, đối vối những vấn đề xác
định trách nhiệm đối với cha mẹ, vợ, chồng, con của người chết, BLDS sự quy định
một điều riêng (Điều 711) theo đó người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cả cả về vật chất lẫn tinh thần cho những người thừa kế của người
chết.[8]
Tóm lại: Việc quy định trong pháp luật có khác nhau, nhưng các nước nói trên

đều coi trọng và bảo vệ các quan hệ như sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân
phẩm và coi việc vồi thường thiệt hại là một biện pháp nhằm bù đắp những tổn thất vật
chất và tinh thần cho nạn nhân.

[8]

Nguyễn Đức Giao, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự nhật bản, NXBCTQG, 1995.

9


1.2 Xác định thiệt hại do tổn thất về tinh thần.
1.2.1 Xác định thiệt hại về tổn thất tinh thần trong trƣờng hợp sức khỏe bị xâm
phạm.
Bồi thường thiệt hại do tổn thất về tinh thần khi sức khỏe bị xâm phạm là trường
hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Pháp luật Dân sự đã có quy định về nguyên
tắc bồi thường thiệt hại và nội dung giải quyết bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Cơ
sở pháp lý theo quy định tại Khoản 2, Điều 609 BLDS 2005 : „„Người xâm phạm sức
khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và
một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu‟‟. Theo
quy định của điều luật này người được hưởng khoản tiền bù đắp về tổn thất tinh thần là
người gánh chịu những thiệt hại đó. Đã được hướng dẫn rõ hơn ở Nghị Quyết
03/2006: „„Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm được bồi
thường cho chính người bị thiệt hại‟‟. Như vậy, người được bồi thường thiệt hại về
tinh thần chính là người có sức khỏe bị xâm phạm.
Người thiệt hại trong trường hợp này chỉ có thể là cá nhân chứ khơng thể là pháp
nhân và các chủ thể khác. Sức khỏe của con người là vốn q, khi đã mất mát thì
khơng lấy gì có thể bù đắp được nhưng khơng phải vì thế mà bồi thường thiệt hại là vô
hạn. Do vậy, cần phải xác định đầy đủ thiệt hại thực tế, bảo đảm chính đáng quyền lợi
người bị thiệt hại trong mỗi trường hợp cụ thể. Sự xâm phạm sức khỏe có thể thể gây

ra những hậu quả rất phức tạp, có thể vĩnh viễn, có thể chỉ là tạm thời. Hậu quả về sức
khỏe đối với những người khác nhau sẽ có sự khơi phục khác nhau tùy theo lứa tuổi,
giới tính, hồn cảnh nghề nghiệp. Có những hậu quả về sức khỏe khi bị xâm phạm có
thể thể hiện ra bên ngồi bằng những thương tích, những vết sẹo ngồi ra cũng có thể
là những tổn hại những cơ quan nội tạng ở bên trong cơ thể

[9]

. Trong trường hợp này

sự đau đớn về thể xác kéo sự đau đớn về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm. Vì vậy,
việc bồi thường một khoản tiền bù đắp tinh thần mà người đó gánh chịu thực ra đó là
khoản tiền bù đắp cho sự đau đớn về thể xác kéo theo sự đau đớn về tinh thần. Cho
nên, trong q trình giải quyết chúng ta khơng nên tách bạch riêng biệt đâu là nỗi
đau „„thể xác‟‟ đâu là nỗi đau „„tinh thần‟‟ nếu mà tách bạch như vậy sẽ là không biện
[9]

Đặng Thị Thu Thảo, Bồi thường thiệt hại ngoài hợp động, LVCN, 2003.

10


chứng.
Theo hướng dẫn tại Đoạn 1, điểm b, tiểu mục 1.1 mục 1 phần I của Nghị quyết số
03/2006/NQ/HĐTP ngày 08-07-2006 thì: “Thiệt hại do tổn thất tinh thần của cá nhân
được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, bị xâm phạm mà người bị thiệt
hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gủi nhất của nạn nhân,
phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát, về tình cảm, bị giảm sút hoặc bị mất uy
tín, bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm…và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù
đắp tổn thất mà họ phải chịu”. Khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần do sức khỏe bị xâm

phạm được bồi thường cho chính người bị thiệt hại. Trong mọi trường hợp, khi sức
khỏe bị xâm phạm, người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp về tổn thất
tinh thần.
Chúng ta đều biết rằng: Thiệt hại do tổn thất về tinh thần là thiệt hại phi vật chất
nên khó tính tốn thành tiền và cũng khơng có một quy định chung về mức bồi thường
để áp dụng chung cho mọi trường hợp được. Vì trong mỗi vụ việc, thiệt hại được xác
định là khác nhau, không vụ nào giống vụ nào. Đây là một vấn đề nhạy cảm và phức
tạp đối với hoạt động xét xử. Vì vậy, khi xác định mức độ về tổn thất tinh thần không
thể ấn định một mức chung cho tất cả các trường hợp mà phải tùy vào từng trường hợp
cụ thể, căn cứ vào thương tật mà người gây thiệt hại đã gây ra cho người bị thiệt hại để
xác định mức bồi thường cho phù hợp, căn cứ vào một số yếu tố sau đây:
Thứ nhất, dựa vào mức độ, tính chất thương tích của nạn nhân. Thơng thường, sự
thiệt hại về sức khỏe càng nghiêm trọng thì mức độ tổn thất tinh thần càng lớn. Ngược
lại, đối với những thương tích nhẹ, ảnh hưởng khơng lớn đến sức khỏe cũng như khả
năng lao động… thì tổn thất tinh thần thường không đáng kể hoặc không cần đặt ra. Ví
dụ anh A bị anh B xâm phạm về sức khỏe dẫn đến hậu quả là tỷ lệ thương tật vĩnh viễn
70% bị mù một mắt, đầu gối bị bể xương bánh chè đi lại rất khó khăn, và trường hợp
C bị xâm phạm đến sức khỏe nhưng chỉ bị thiệt hại ở phần mền ở cơ thể sau khi điều
trị xong có để lại những vết sẹo nhỏ nhưng khơng đáng kể…
Thứ hai, dựa vào hồn cảnh, điều kiện kinh tế cũng như vai trò của người bị hại
trong gia đình. Trường hợp gia đình nạn nhân rất khó khăn về kinh tế nạn nhân lại
đóng vai trị là trụ cột trơng gia đình, là người có thu nhập chủ yếu thì thiệt hại xẩy ra
11


sẽ gây áp lực rất lớn về tinh thần đối với nạn nhân hơn là trường hợp nạn nhân khơng
có nghề nghiệp và sống dựa vào gia đình… Anh A là lao động chính trong gia đình có
hai con nhỏ đang đến tuổi đến trường và một mẹ già, anh đã ly hơn, anh bị xâm phạm
tính mạng hậu quả là bị gãy cột sống phải nằm một chổ, sau đó con anh vì hồn cảnh
gia đình khó khăn nên phải nghỉ học để kiếm thêm tiền phụ giúp gia đình và trường

hợp B cũng bị thiệt hại khi sức khỏe bị xâm hại, nhưng B là con út trong gia đình ba
anh em, vì là con út nên B rất ham chơi, lêu lỏng, tại thời điểm xẩy ra thiệt hại B
khơng có việc làm…
Thứ ba, theo hướng dẫn Nghị Quyết 03/2006/NQ-HĐTP, việc xác định mức độ
tổn thất về tinh thần cần căn cứ vào sự ảnh hưởng đến nghề nghiệp, thẩm mỹ, giao tiếp
xã hội, sinh hoạt gia đình và cá nhân... Việc xác định mức độ tổn thất tinh thần phải
dựa vào mối quan hệ giữa tính chất của thương tích với đặc điểm nhân thân của người
bị hại: Độ tuổi giới tính, ví trí, xã hội, nghề nghiệp… Bởi những yếu tố này sẽ phản
ánh sự tác động trực tiếp của những thiệt hại về vật chất đối với đời sống tinh thần, nội
tâm của họ. Ví dụ: Một cơ gái độ tuổi 18 bị gây thương tích làm khn mặt bị biến
dạng thì sự đau đớn khủng hoảng về mặt tinh thần chắc chắn sẽ nặng nề hơn rất nhiều
so với người già độ tuổi 70 khi gặp cùng tình huống như vậy. Hay một nghệ sỹ piano
bị tai nạn mà tàn phế đôi tay thì sự tổn thất tinh thần là rất nặng nề, và nghiêm
trọng[10].
Về mức bồi thường theo quy định Khoản 2 Điều 609, „„Mức bồi thường bù đắp
tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa
khơng q ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định‟‟. Pháp luật tôn trọng
sự thỏa thuận của các bên. Trong trường hợp các bên khơng thỏa thuận được, thì Tịa
án sẽ xác định. Nhìn chung, tổn thất về tinh thần là hồn tồn trừu tượng, việc xác định
nó chỉ mang tính chất tương đối trên cơ sở xem xét một cách toàn diện vấn đề và ra
quyết định cho hợp tình hợp lý. Việc xác định mức thiệt hại do tổn thất về tinh thần là
rất khó và phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người xác định[11]. Tuy nhiên, Tịa khơng
thể tự tiện ấn định mức bồi thường. Ở đây, mức tối đa „„Không quá 30 tháng lương tối
[10]
[11]

Phan Thị Hải Anh và Điêu Ngọc Tuấn, “Vấn đề xác định thiệt hại”, Tạp chí TAND số 10/2004.
Đỗ Văn Đại, “Bồi thường thiệt hại về tinh thần trong pháp luật Việt Nam”, TCTANDân số 16/2008.

12



thiểu do nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường’’.
1.2.2 Xác định thiệt hại do tổn thất về tinh thần trong trƣờng hợp tính mạng bị
xâm phạm.
Như chúng ta đã biết tính mạng của con người là vơ giá, khơng thể tính thành
tiền. Nhìn chung khi một người chết đi thì để lại cho người thân thích gần gũi của họ
nỗi đau đớn, niềm thương tiếc vô hạn. Trong một số trường hợp nhất định nó gây tổn
hại về sức khỏe làm suy sụp về tinh thần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cá biệt
khác, thì cái chết của một người không ảnh hưởng lớn đến tinh thần của người thân
thích, gần gũi của nạn nhân.
Khác với trường hợp sức khỏe bị thiệt hại, trong trường hợp thiệt hại do tính
mạng bi xâm hại, người phải gánh chịu những mất mát về tình cảm, tổn thất về tinh
thần không phải là người bị thiệt hại mà theo quy định Khoản 2 Điều 610: “Người xâm
phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1
Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân
thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu khơng có những người
này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi
dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này”. Theo tinh thần quy định trong
BLDS đó là quy định bắt buộc người gây thiệt hại phải bồi thường cho người thân
thích của người bi thiệt hại một khoản tiền bù đắp tổn thất tinh thần trong mọi trường
hợp khi tín mạng bị xâm phạm. Được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết 03/2006,
“Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc
hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và
người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người thân
thích) của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần”.
Tổn thất về tinh thần là tổn thất rất khó để tính ra được thành tiền, việc xác định
được người thân thích của người chết có bị tổn thất tinh thần hay khơng, nếu có thì
mức độ tổn thất đến mức nào cũng rất khó khăn. Thực tế cuộc sống, khơng ít trường
hợp người thân thích gần gủi nhất của người chết cịn mừng khi người thân thích của

mình chết. Vấn đề cần đặt ra là vậy người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của
người bị thiệt hại là những ai ? Theo Nghị quyết 03/2006, Người được nhận khoản tiền
13


bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc
hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha
nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại.
Và cũng theo BLDS, “Nếu khơng có những người này thì người mà người bị thiệt
hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được
hưởng khoản tiền này”. BLDS đã dùng phương pháp loại trừ để xác định người được
bồi thường: người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp
nuôi dưỡng người bị thiệt hại chỉ được hưởng bồi thường khi không có “người thân
thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất”[12].
Mức bồi thường tổn thất về tinh thần, theo Nghị quyết 03/2006, “Việc xác định
mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia
đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích
của người bị thiệt hại... Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần
trước hết do các bên thỏa thuận. Nếu khơng thỏa thuận được, thì mức bồi thường
khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị
thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của
họ, nhưng tối đa khơng quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời
điểm giải quyết bồi thường”.
Cũng giống như việc xác định mức bồi thường, cũng như mức độ tổn thất tinh
thần khi sức khỏe bị xâm phạm, thì trường hợp xác định mức độ tổn thất tinh thần
trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm là một vấn đề rất khó, những tổn thất tinh
thần khơng thể xác định được một cách chính xác hoặc tương đối chính xác như thiệt
hại về vật chất; mức độ tổn thất nhiều hay ít khơng phụ thuộc vào tính chất nguy hiểm
của hành vi vi phạm (cố ý hay vô ý), mà nó hồn tồn phụ thuộc vào mức độ đau
thương buồn phiền, mất mát về tình cảm của những người thân thích nạn nhân. Mức

độ đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm… cũng là một đại lượng khó xác
định không thể đưa ra một đại lương chung cho mọi trường hợp.
Vì vậy, cũng tùy từng trường hợp cụ thể, để có căn cứ xác định mức bồi thường
tổn thất tinh thần đối với những người thân thích của người bị thiệt hại, cần xem xét
[12] Đỗ

Văn Đại, “Bồi thường thiệt hại về tinh thần trong pháp luật Việt Nam”, TCTAND số 16/2008.

14


×