Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài giảng Kham pha co the con nguoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.98 KB, 4 trang )

Kh¸m ph¸ cá thÓ con ngêi
Lịch sử ngành khám phá cơ thể người
Từ hàng ngàn năm trước, con người đã có tham vọng khám phá cơ
thể của chính mình, vì vậy mổ tử thi đã được tiến hành dù việc làm
này có thời kỳ từng bị coi là tội ác và bị truy tố trước pháp luật. Trải
qua lịch sử lâu dài, đến nay, mổ tử thi đã trở thành một phương pháp
được áp dụng phổ biến trong y khoa và pháp luật nhằm tìm hiểu
nguyên nhân bệnh trạng hay nguyên nhân dẫn đến cái chết của một
cơ thể, mang lại nhiều lợi ích lớn lao cho khoa học.
Nhà giải phẫu học đầu tiên là... đồ tể
Thuật ngữ "mổ tử thi" - autopsy bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, "autopsia" có
nghĩa là "thấy tận mắt". Theo y văn thế giới, vào thời đại Babylon, khoảng
3500 năm trước CN, mổ tử thi đã được thực hiện lần đầu tiên bởi những thợ
săn, tên đồ tể, người đầu bếp cổ đại khi họ phải nhận biết các cơ quan, bộ
phận của cơ thể con người và đặc biệt là phải nhận biết xem chúng có... ăn
được hay không. Sau đó, mổ tử thi cũng được một số phù thủy hay những
môn đồ của các giáo phái thực hiện. Họ mổ tử thi không phải để tìm hiểu
khám phá cơ thể người mà để dự đoán tương lai của bộ tộc, của giáo phái
bằng cách tiếp xúc với các bộ phận tim, gan, ruột trong cơ thể người vừa
mới chết. Họ tin rằng những bộ phận này của cơ thể chứa đựng các thông
tin từ đấng tối cao, khi sờ vào đó tức là đã nối được sợi dây liên hệ với các
đấng tối cao và sẽ được các bậc này mách bảo về tương lai.
Có lẽ người đầu tiên tiến hành mổ tử thi vì mục đích nghiên cứu khoa học
chính là Galen (131-200 sau Công nguyên), môn đồ của Hippocrates thời
Hy Lạp cổ đại. Ông đã thực hiện phẫu thuật trên cơ thể người và đã chứng
minh được thuyết của Hippocrates: bệnh tật là do bốn dịch thể tuần hoàn
trong cơ thể (đờm, máu, dịch vàng, dịch đen) gây ra là đúng. Bấy giờ, Galen
là một nhân vật được kính trọng, quyền lực và cố chấp. Ông đã thiết lập hệ
tư tưởng y khoa bốn thể dịch cho thời đại ông và cho hàng trăm năm sau đó.
Đáng tiếc là chính học thuyết và hệ tư tưởng này đã làm tê liệt sự phát triển
của ngành y khoa trong suốt gần 1400 năm sau đó.


Và sắc luật cho phép mổ tử thi
Nhìn chung, trước năm 1700, có nhiều quan điểm tiêu cực về mổ xẻ cơ thể
người. Người Ai Cập, Hy Lạp, Roma và châu Âu từ thời cổ đại cho đến thời
trung cổ hầu hết thực hiện việc mổ tử thi không theo một kiểu có hệ thống
nào cả. Tuy nhiên vẫn có một số ngoại lệ đáng chú ý. Vào cuối thế kỷ 13,
Hội Luật gia của Trường đại học Bologna nước Ý đã cho phép thực hiện mổ
tử thi để giải quyết các vấn đề về pháp luật. Vào giai đoạn cuối thế kỷ 15 ở
Padua và Bologna nước Ý, nơi có trường đại học y khoa đầu tiên của thế
giới, Đức giáo hoàng Sixtus đệ tứ đã ban hành sắc luật cho phép sinh viên y
khoa mổ xẻ trên cơ thể người. Trước đó, từ những năm đầu của thế kỷ 14,
việc sinh viên ngành giải phẫu học mổ xẻ trên người được xem là một tội ác
và bị truy tố trước pháp luật.
Sự chấp nhận đó đã giúp cho việc mổ tử thi trở thành một một phương pháp
để học hỏi về bệnh tật. Đây cũng là cột mốc đánh dấu cho sự phát triển theo
hướng tiếp cận có hệ thống trong nghiên cứu bệnh học và cơ thể người. Một
số sử gia cho rằng, thời kỳ hoàng kim của mổ tử thi trong ngành đào tạo y
khoa là suốt thế kỷ 19. Vào đầu thế kỷ này, Học viện Allgemeine
Krankenhaus ở Vienna được xem như là trung tâm y khoa hàng đầu của
phương Tây bởi tầm vóc của học viện cũng như bởi sự điều hành của nhà
bệnh học lừng danh Karl Rokitansky (1804-1878) điều hành (ngày nay học
viện này vẫn còn tại Vienna). Gần như tất cả các bệnh nhân của nước Ý sau
khi tử vong đều được đưa đến học viện này để mổ tử thi. Gần 100.000 tử thi
đã được đưa lên bàn mổ xẻ ngay chính tại học viện này. Các cuộc mổ xẻ đó
đã giúp ích rất nhiều cho việc tìm hiểu bệnh tật và phát triển ngành y học.
Những chuyên gia mổ xẻ hàng đầu
Lịch sử y khoa đã ghi danh nhiều bậc thầy trong lĩnh vực mổ tử thi như
Vesalius (1514-1564), Pare (1510-1590), Lancisi (1654-1720), Boerhaave
(1668-1739) và nhất là Giovanni Bathista Morgagni(1628-1771) - những
người được xem là nhà mổ tử thi vĩ đại đầu tiên, người mở đường cho
ngành giải phẫu bệnh dựa vào mổ tử thi. Morgagni, người Ý đã tiến hành

mổ khoảng 700 tử thi để so sánh tổn thương của các bộ phận trong cơ thể
với các triệu chứng khi bệnh nhân còn sống. Năm 24 tuổi, ông xuất bản
cuốn Giải phẫu bệnh đầu tiên của mình. Trong suốt hơn 60 năm quan sát
của mình, Morgagni luôn tin vào sự tương quan giữa những phát hiện bệnh
học với các triệu chứng lâm sàng, đánh dấu lần đầu tiên mổ tử thi được xem
là công cụ chính góp phần vào những hiểu biết về bệnh tật trong y khoa.
Năm 79 tuổi, ông viết cuốn sách cuối cùng về bệnh lý, miêu tả rõ bệnh lý
giang mai, teo gan vàng cấp, sưng phổi đặc, ung thư và loét dạ dày, sỏi túi
mật, viêm màng tim, hẹp van hai lá...
Kỷ lục mổ tử thi nhiều nhất thuộc về BS. Rokitausky ở Học viện
Allgemeine Krankenhaus. Người ta nói rằng Rokitansky đã giám sát hơn
70.000 ca mổ tử thi và bản thân ông đã thực hiện hơn 30.000 ca, với trung
bình hai ca một ngày liên tục 7 ngày trong tuần rồi cứ như vậy kéo dài suốt
45 năm. Rokitausky cũng là người nhấn mạnh đến việc mổ xác chết một
cách có quy trình, thứ tự và kỹ luỡng để rồi đưa ra một hướng tiếp cận có hệ
thống mà gần như là một nghi thức về mổ tử thi. Không giống như
Morgagni, Rokitansky vì mục đích khách quan nên không chú ý tới bệnh sử
của các bệnh nhân. Chính vì quan điểm này cũng như sự do dự trong ứng
dụng kính hiển vi một cách thường quy mà rất nhiều thuyết về bệnh tật của
ông mắc sai lầm.
Tuy nhiên phải nhờ tới GS. Virchow, người Đức (1821-1902), người chú
trọng tới việc dùng kính hiển vi để tìm hiểu bệnh lý, thì việc mổ tử thi mới
thực sự mới mang lại một bước ngoặt trong giáo dục y khoa. Rudolph
Virchow, một nhà chính khách và giải phẫu bệnh lỗi lạc, đương thời ông là
người kiên quyết chống đối lại quan điểm của Rokitansky. Không giống
như Rokitansky, ông phát triển việc dùng kính hiển vi và có ảnh hưởng rất
lớn đối với việc áp dụng kính hiển vi một cách có hệ thống trong nghiên
cứu bệnh tật. Dưới thời của ông, Berlin đã thay thế Vienna để trở thành
trung tâm đào tạo y khoa hàng đầu. Cũng tại đây, một cuộc nghiên cứu dựa
trên khoảng 3.000 ca mổ tử thi lấy từ các bệnh viện hàng đầu của Đức và

Canada đã cho thấy có những sai sót đáng kinh ngạc trong việc chẩn đoán
bệnh. Kết quả là một cuộc cải cách trong ngành y đã được tiến hành. Theo
đó, bộ môn bệnh học mổ tử thi trở thành một bộ môn không thể thiếu và
quan trọng hàng đầu trong đào tạo y khoa. Nhờ được học và được thực hành
ngay trên chính những tử thi mà các sinh viên y khoa đã có những hiểu biết
xác thực nhất về cơ thể người, từ đó có những chẩn đoán chính xác nhất về
bệnh tật cũng như đưa ra những cách phòng tránh bệnh tật hữu hiệu nhất.
NgyÔn H¶i (su tÇm)

×