Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Bài giảng Khám phá thuật ngữ CPU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.34 KB, 5 trang )

KHÁM PHÁ THUẬT NGỮ CPU (P.1)
Không ít khách hàng khi tham khảo chọn mua cho mình chiếc máy tính xách tay mà
“lùng bùng” khi nghe các tư vấn bán hàng nói đến những thuật ngữ chuyên môn,
chẳng hạn như máy này dùng kiến trúc CPU Pentium, máy kia dùng công nghệ
Centrino hay Santa Rosa. Vậy những thuật ngữ này là gì?
Kiến trúc Pentium và Core
Pentium 4 - Dòng CPU này có kiến trúc rất gần gũi với CPU Pentium 4 cho máy để
bàn vì vậy nó có khả năng xử lý rất mạnh. Laptop sử dụng CPU loại này có sức mạnh
gần như máy để bàn cùng tốc độ, nhưng cũng chính vì vậy mà điện năng tiêu hao rất
lớn dẫn đến máy nhanh hết pin.
Pentium 4M - Kiến trúc của dòng CPU Pentium 4M có nhiều điểm khác so với dòng
Pentium 4, nó đòi hỏi nguồn điện năng thấp hơn so với Pentium 4 và vì thế laptop
dùng CPU loại này thường có độ bền pin cao hơn so với loại Pentium 4 tuy nhiên sức
mạnh tính toán của nó thua kém Pentium 4.
Pentium M - Đây là một CPU hội tụ đầy đủ những ưu điểm của cả 2 dòng Pentium 4
và Pentium 4M. Laptop sử dụng CPU loại này vừa có sức mạnh tính toán vừa tiết kiệm
pin.
Celeron M - Có thể coi đây là phiên bản “rút gọn” của Pentium M, với CPU này sức
mạnh xử lý bị giảm đáng kể tuy nhiên giá thành của nó rẻ hơn so với Pentium M. Sử
dụng laptop chủ yếu để soạn văn bản, trình chiếu slide thì sử dụng CPU Celeron M
cũng đáp ứng được yêu cầu công việc. Nhưng nếu thường xuyên phải sử dụng phần
mềm AutoCAD hoặc luôn di chuyển nhiều địa điểm khác nhau thì một laptop Centrino
với công nghệ Sonoma mới là một lựa chọn hợp lý
Core
Core là vi kiến trúc thế hệ mới nhất của gia đình CPU x86. Sự xuất hiện kiến trúc cùng
nhãn hiệu Intel Core đã chấm dứt 13 năm tồn tại của nhãn hiệu Pentium, kể từ khi
được giới thiệu vào năm 1993. Tất cả vi xử lý theo kiến trúc này điều tiêu hao năng
lượng ít hơn dòng Pentium
CPU sản xuất trên nền vi kiến trúc Core có tên mã là Yonah, cũng là bộ vi xử lý lõi kép
đầu tiên cho nền di động của Intel sản xuất trên công nghệ 65 nm.
Core Duo


1
Core Duo là dòng vi xử lý thế hệ thứ 8 của Intel, được chế tạo theo vi kiến trúc lõi kép
với cache L2 được chia sẻ cho cả hai nhân. Chữ "Duo" biểu thị cho sản phẩm được
thiết kế và hoạt động với 2 lõi (lõi kép). Để tiết kiệm năng lượng, Core Duo có thể tự
động giảm một lõi mà chỉ hoạt động một lõi khi hệ thống không hoạt động hết công
suất.
Core 2 Duo
Core 2 là dòng chip được phát triển dựa trên nền tảng vi kiến trúc Core Duo. Trong đó,
số "2" dùng để đánh dấu sự xuất hiện của một thế hệ công nghệ mới trong dòng sản
phẩm.
Là thế hệ thứ 9 của vi kiến trúc x86, Core 2 Duo được phát triển theo dây chuyền sản
xuất 65 nm, cho phép thu hẹp các mạch và bóng bán dẫn bên trong thiết bị. Hai lõi
dùng bộ nhớ đệm L2 cache (4 MB cho Core 2 Duo E6000 và T7000; 2 MB cho T5000
và E4000). Vì vậy sản phẩm có hiệu suất hoạt động cao, đồng thời tiêu thụ ít điện
năng hơn so với các loại chip hiện hành.
Nhãn hiệu Core 2 được chia thành hai dòng sản phẩm gồm Duo và Extreme. Khi còn
trong thiết kế, dòng vi xử lý Intel Core 2 Duo có tên mã là Conroe dành cho máy tính
để bàn và Merom – dành cho máy tính xách tay.
Core 2 Duo được phát hành dưới dạng các sản phẩm E6000 (tên mã Conroe) và dòng
T5000/T7000 (tên mã Merom). Chữ "E" và "T" biểu thị mức tiêu thụ năng lượng, trong
đó "E" có mức tiêu thụ từ 55-75 watt, "T" có mức tiêu thụ từ 25-55 watt.
Core 2 Extreme là nhãn hiệu cho bộ vi xử lý với hiệu suất hoạt động cao nhất phục vụ
game thủ và những người đam mê công nghệ.
(Còn tiếp)
KHÁM PHÁ THUẬT NGỮ CPU (P.2)

Tiếp theo phần 1, trong phần này, mời bạn cùng DIGILIFE công nghệ “quen mà lạ”
Centrino, hay tên mã đang được các nhà sản xuất giới thiệu liên tục như Santa Rosa…
Công nghệ Centrino
Centrino - Là công nghệ di động cho laptop được thiết kế và đóng gói bởi hãng Intel.

Công nghệ Centrino là sự kết hợp của 3 thành phần chính gồm CPU Intel Pentium M;
2
Mainboard sử dụng chipset Intel 855 trở lên và trang bị kết nối Wireless Intel PRO làm
nền tảng. Các công nghệ không đảm bảo cả 3 thành phần trên hoặc có cả 3 thành
phần trên nhưng không đúng tiêu chuẩn sẽ không được gọi là Centrino.
Những máy tính xách tay xử dụng công nghệ này có thể gọi là một “văn phòng di
động”. Bởi nó không những tiết kiệm điện năng cao nhất khi làm việc mà còn kết nối
mọi nơi và mọi máy tính.
Tùy theo việc sử dụng CPU và mainboard loại nào trong một laptop thiết kế trên nền
tảng công nghệ Centrino thì được gọi với những tên mã khác nhau, như là Carmel,
Sonoma, Napa hay Santa Rosa.
Centrino 2 - Chỉ 1 năm sau khi Centrino với Santa Rosa xuất hiện trên laptop,
Centrino 2 đã thay chân.
Ban đầu, nhà sản xuất chip Intel gọi tên mã nền xử lý công nghệ của mình là
Montevina. Tuy nhiên, trước khi tung ra thị trường, hãng đã chính thức đổi tên công
nghệ thành Centrino 2 để giúp người dùng dễ theo dõi hơn.
Nền công nghệ này sử dụng bộ xử lý Penryn 45nm với FSB 1066MHz, chipset Mobile
Intel GM45 Express và chip Wi-fi 5000 series có thể đạt tốc độ truyền tải dữ liệu lên
đến 450Mbps. Bên cạnh chip kết nối Wi-fi, Centrino 2 còn được tích hợp sẵn chip kết
nối WiMAX – kết nối không dây tiên tiến đang hứa hẹn sẽ thay dần các kết nối Wi-fi có
tốc độ chậm hơn.
Ưu điểm khác của nền tảng mới này là khả năng tiêu thụ năng lượng thấp trong khi
vẫn đảm bảo được tốc độ hoạt động cực cao. Nhà sản xuất hứa hẹn rằng hệ thống này
sẽ tiêu hao điện năng chỉ vào khoảng 29W so với 34W của nền công nghệ trước đó.
Tên mã
Carmel - Tên mã chạy trên nền công nghệ Centrino thế hệ đầu tiên, sử dụng CPU
Pentium M (loại Banias hoặc Dothan) với bus hệ thống 400MHz, cache L2 1MB và
mainboard sử dụng Intel 855 Chipset Family.
Sonoma - Tên mã chạy trên nền công nghệ Centrino thế hệ thứ hai. Sonoma sử dụng
CPU Pentium M (Dothan) với bus hệ thống 533MHz, cache L2 2MB và mainboard sử

dụng Intel 915 Chipset Family. Các CPU Pentium M có bộ đệm cache L2 2MB đều được
sản xuất theo công nghệ 90nm (các CPU cho máy để bàn được sản xuất theo công
nghệ 90nm này sẽ được gọi là CPU Prescott).
3
Napa - Tên mã cho thế hệ thứ 3 chạy trên nền Centrino, sử dụng CPU dualcore Yonah
và mainboard Mobile 945 Express chipset. Napa dần thay thế Sonoma.
Santa Rosa - Tên mã thế hệ thứ 4 tương lai chạy trên nền Centrino, sẽ sử dụng CPU
Merom và mainboard Intel Mobile 965 Express chipset.
DIGILIFE
TRA SỐ IMEI CỦA ĐIỆN THOẠI
IMEI Demo
Bạn thường được hướng dẫn phải tra số IMEI trong chiếc điện thoại di động mình sắp
mua xem có trùng với số trên thẻ bảo hành và hộp máy không.
Nhưng IMEI là gì, nó có ý nghĩa như thế nào và vì sao cần phải lưu ý IMEI?
IMEI là gì?
IMEI (International Mobile Equipment Identifier) là dãy số nhận dạng sản phẩm sử
dụng trên điện thoại di động. IMEI có mặt trong tất cả những chiếc điện thoại thuộc
công nghệ mạng GSM và UMTS ở châu Âu, châu Á, châu Phi và một vài hãng tại châu
Mỹ.
IMEI là một dãy gồm 15 chữ số mã hóa theo chuẩn chung của hiệp hội GSM và có thể
qua đó xác định được nguồn gốc của chiếc điện thoại di động. Ở một số quốc gia, IMEI
còn có thể giúp nhà cung cấp dịch vụ di động truy tìm lại máy thất lạc hoặc vô hiệu
hóa chiếc máy bị đánh cắp từ xa. Tuy nhiên, dịch vụ khá tiện lợi này không được triển
khai tại Việt Nam.
Các bước tra số IMEI
1. Bật điện thoại di động của bạn lên
2. Thoát hết khỏi mọi thao tác đang thực hiện, trở về màn hình chính của máy.
3. Bấm dãy ký hiệu *#06#
4. Dãy số xuất hiện sau khi bạn bấm phím # chính là số IMEI của máy bạn. Tùy model
máy, bấm OK hoặc Exit để trở về màn hình chính của máy.

4
Kiểm tra tính hợp lệ của IMEI
1. So sánh với số in trên máy:
Tắt máy, mở vỏ máy và lấy pin ra. Ngay mặt trong của máy, sau thỏi pin vừa lấy ra
bạn sẽ thấy mã IMEI được in trên một sitcker bạc (hoặc trắng). Dãy số này thường
gồm 15 hoặc 17 chữ số. Chỉ 15 số đầu là cần thiết. Nếu 15 số này trùng với dãy số
bạn đã tra được trên máy thì bạn hoàn tất bước 1 của việc tiến hành kiểm tra số IMEI
vì nó trùng với số của nhà sản xuất dán vào.
Lưu ý: Bạn cũng có thể so sánh IMEI của máy với chiếc hộp đựng. Thông thường số
IMEI được tin trực tiếp lên bên hông vỏ hộp.
2. Kiểm tra xác thực số IMEI:
Hiện nay số IMEI đã có thể bị thay đổi hoặc làm giả bằng một số phần mềm chuyên
dụng. Nếu cảm thấy nghi ngờ về nguồn gốc chiếc điện thoại di động định mua, bạn có
thể truy cập vào website International Numbering Plans (INP) để tra cứu lại xuất xứ
của máy. Nhập IMEI hiển thị trên điện thoại vào công cụ phân tích IMEI được INP cung
cấp, từ 15 chữ số này bạn sẽ tra cứu được khá nhiều thông tin như tên hãng sản xuất,
model máy, thời gian sản xuất, thị trường phân phối của máy…
Nếu số IMEI không được xác thực, bạn cần kiểm tra lại chính xác với người bán về
nguồn gốc máy để không mua nhầm hàng nhái, hàng đã bị thay linh kiện.
Xác thực IMEI của chiếc điện thoại thử nghiệm này
đúng với thông tin đã đăng ký với INP
Các thông tin cần thiết tra cứu từ International Numbering Plans
- Information on IMEI – Thông tin chung từ dãy số IMEI
Type Allocation Holder Hãng sản xuất sở hữu dãy số
Mobile Equipment Type Loại máy
GSM Implementation Phase Thuộc thế hệ GSM
IMEI Validity Assessment
Độ tương hợp với số đăng ký
- Information on range assignment – Thông tin về việc phát hành máy
Est. Date of Range Issuance Thời gian sản xuất

Reporting Body Nơi đăng ký
Primary Market Thị trường đầu tiên máy được phát hành
Legal Basis for Allocation Nhà phân phối

DIGILIFE
5

×