Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Phòng ngừa tội phạm cố ý gây thương tích do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ẬT TP.HỒ CH
LU
Í

M

IN

TRƯỜNG Đ

O

ÏC

H

ẠI

H

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HỒ HỮU PHƢỚC

PHỊNG NGỪA TỘI PHẠM CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH
DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC



TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

HỒ HỮU PHƢỚC

PHỊNG NGỪA TỘI PHẠM CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH
DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Hình sự và tố tụng Hình sự
Mã số: 60.38.01.04

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY THUÂN

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2013


CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Những
số liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn là trung thực,chính xác. Kết quả
nghiên cứu của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ cơng
trình khoa học nào khác.
TÁC GIẢ


HỒ HỮU PHƢỚC


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu
Chƣơng 1

1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƢỜI CHƢA THÀNH
NIÊN VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CỐ Ý GÂY THƢƠNG
TÍCH DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN

6

Nhận thức chung về ngƣời chƣa thành niên phạm tội

6

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của ngƣời chƣa thành niên phạm tội

6

1.1

1.1.2 Nhận thức về tội cố ý gây thƣơng tích do ngƣời chƣa thành niên
thực hiện
1.2


Phòng ngừa tội phạm cố ý gây thƣơng tích do ngƣời chƣa thành
niên thực hiện

Chƣơng 2

12
21

THỰC TRẠNG PHỊNG NGỪA TỘI PHẠM CỐ Ý GÂY
THƢƠNG TÍCH DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THỰC
HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

2.1

28

Tình hình tội phạm cố ý gây thƣơng tích do ngƣời chƣa thành
niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

28

2.1.1 Thực trạng của tình hình tội phạm

28

2.1.2 Cơ cấu của tình hình tội phạm

31

2.1.3 Động thái của tình hình tội phạm


35

2.2

Đặc điểm tội phạm học của tội phạm cố ý gây thƣơng tích do
ngƣời chƣa thành niên thực hiện tại địa bàn Đồng Tháp

2.3

39

Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cố ý gây thƣơng tích do
ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

43

2.3.1 Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cố ý gây thƣơng tích do
ngƣời chƣa thành niên thực hiện tại Đồng Tháp tiếp cận ở góc
độ chung

45

2.3.2 Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cố ý gây thƣơng tích do
ngƣời chƣa thành niên thực hiện tại Đồng Tháp tiếp cận ở góc
độ tội phạm cụ thể

56



Chƣơng 3

DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH
DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN TRÊN

3.1

ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP

61

Dự báo

61

3.1.1 Dự báo về tình hình tội phạm cố ý gây thƣơng tích do ngƣời
chƣa thành niên thực hiện tại Đồng Tháp trong thời gian tới

61

3.1.2 Dự báo về thuận lợi, khó khăn trong phịng ngừa tội phạm cố ý
gây thƣơng tích do ngƣời chƣa thành niên thực hiện tại địa bàn
Đồng Tháp
3.2

64

Giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phịng ngừa tội phạm cố
ý gây thƣơng tích do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa

bàn tỉnh Đồng Tháp

66

3.2.1 Giải pháp về kinh tế - xã hội

66

3.2.2 Giải pháp về văn hóa – giáo dục

68

3.2.3 Giải pháp về tổ chức quản lý xã hội

72

3.2.4 Tăng cƣờng hiệu quả hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật

75

Kết luận

79


1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện

ở nƣớc ta có diễn biến hết sức phức tạp, chiều hƣớng gia tăng. Có nhiều vụ án đặc
biệt nghiêm trọng mà đối tƣợng gây án là ngƣời chƣa thành niên gây ra hậu quả
nghiêm trọng về nhiều mặt. Đây là vấn nạn gây nhức nhối toàn xã hội đƣợc Đảng,
Nhà nƣớc và các cơ quan bảo vệ pháp luật rất quan tâm bởi tính chất đặc biệt của
chủ thể tội phạm là ngƣời chƣa thành niên. Họ chƣa có khả năng nhận thức và điều
khiển hành vi của mình một cách chuẩn xác theo các chuẩn mực của đạo đức, xã hội
và pháp luật. Ngày 31-7-1998 Thủ tƣớng Chính phủ đã ký ban hành Nghị quyết
09/CP về tăng cƣờng cơng tác phịng chống tội phạm trong tình hình mới và Quyết
định 138 phê duyệt Chƣơng trình quốc gia phịng chống tội phạm. Chƣơng trình
quốc gia phịng chống tội phạm có 4 đề án, trong đó nội dung của đề án 4 là: “Đấu
tranh phòng, chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa
thành niên”. Công tác thực hiện đề án 4 đƣợc Ban chỉ đạo triển khai từ Trung ƣơng
đến địa phƣơng. Tuy nhiên, tình hình tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện
diễn ra khá phức tạp, lúc tăng, lúc giảm, nhƣng nhìn chung có xu hƣớng gia tăng
trong phạm vi cả nƣớc. Trong các tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện,
nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe chiếm tỉ lệ khá cao, đặc biệt là tội cố ý
gây thƣơng tích.
Phịng ngừa tội phạm do ngƣời chƣa thành niên gây ra là một vấn đề vừa
mang tính pháp lý, vừa mang tính nhân văn. Điều 36 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo
dục trẻ em đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
ngày 15- 6- 2004 quy định: “Việc xử lý trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật chủ
yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ trẻ em nhận thấy sai lầm, sửa chữa sai lầm và tiến bộ”.
Tội phạm cố ý gây thƣơng tích là loại tội phạm nguy hiểm xâm phạm đến
tính mạng sức khỏe của con ngƣời một cách trái pháp luật, hậu quả của nó khơng
chỉ gây ra những thiệt hại cho gia đình, ngƣời thân của ngƣời bị hại mà còn gây ảnh
hƣởng xấu đến trật tự an tồn xã hội, gây sự bất bình trong quần chúng nhân dân.
Trong những năm qua, tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội ở Đồng Tháp vẫn còn phức
tạp. Đặc biệt là tội phạm về trật tự xã hội, trong đó vấn đề cần quan tâm là tình



2
trạng thanh niên tụ tập gây mâu thuẫn để đánh nhau, các mâu thuẫn trong tranh chấp
đất đai, xung đột gia đình... dẫn đến việc cố ý xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe
của ngƣời khác gây hậu quả rất lớn, tỉ lệ thƣơng tích gây ra cho ngƣời bị hại cũng
rất cao, có những trƣờng hợp dẫn đến chết ngƣời. Phần lớn những ngƣời phạm tội
thƣờng liên kết thành các băng nhóm hoặc lơi kéo thêm ngƣời khác vào cùng gây
mâu thuẫn để tạo cớ đánh nhau hay trả thù cá nhân. Đối tƣợng thƣờng sử dụng các
loại hung khí nguy hiểm (dao, mã tấu,...) gây tâm lý hoang mang, lo lắng lan rộng
trong nhân dân, loại tội phạm này diễn ra hầu hết ở các địa bàn trong tỉnh, cả thành
thị và nơng thơn.
Trong khi đó hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn ngƣời chƣa thành niên phạm
tội của các cơ quan Nhà nƣớc, các tổ chức chính trị xã hội và lực lƣợng Công an
nhân dân tỉnh Đồng Tháp chƣa đạt hiệu quả, sự phối hợp giữa các cơ quan nhà
nƣớc, tổ chức chính trị xã hội, các ban ngành, đoàn thể các cấp trên địa bàn tỉnh
chƣa thật sự đồng bộ; nhận thức một số ban ngành chƣa quan tâm đến cơng tác
phịng ngừa tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện mà cho đây là trách nhiệm
của cơ quan Công an tỉnh;...
Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn cơng tác tổ chức phịng ngừa tội phạm cố
ý gây thƣơng tích trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, xét thấy cần phải nghiên cứu sâu
hơn, đầy đủ hơn về tội phạm này. Đó cũng là lý do tơi chọn vấn đề: “Phịng chống
tội phạm cố ý gây thƣơng tích do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp” làm đề tài luận văn thạc sỹ.
2. Tình hình nghiên cứu
Phịng ngừa tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện là vấn đề đƣợc
nhiều tác giả và nhà khoa học trong nƣớc quan tâm nghiên cứu với nhiều góc độ
khác nhau. Trong những năm gần đây đã có một số cơng trình nghiên cứu về tội phạm
cố ý gây thƣơng tích dƣới góc độ tội phạm học và điều tra tội phạm, cụ thể:
- Bùi Thành Chung (2007), luận văn thạc sỹ luật: “Phòng ngừa, điều tra tội
phạm cố ý gây thương tích do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Bình
Dương’’. Hà Nội.

- Lê Thị Minh Ngọc (2008), luận văn thạc sĩ luật: “Phòng ngừa tội phạm đối
với người chưa thành niên tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay”,
Tp. Hồ Chí Minh;


3
- Đỗ Bá Cở (2000), luận án tiến sĩ luật: “Hoạt động của lực lượng Cơng an
nhân dân trong phịng ngừa người chưa thành niên phạm tội trong tình hình hiện
nay’’. Hà Nội.
- Nguyễn Thị Yến Nhi (2008), luận văn thạc sĩ luật: “Đấu tranh phòng chống
tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Bến Tre”, Tp. Hồ
Chí Minh;
- Phạm Thanh Vân (2010), luận văn thạc sĩ luật: “Đấu tranh phòng chống
các tội cố ý gây thương tích trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Đồng Nai”, Tp. Hồ
Chí Minh;
Sách báo chun ngành nhƣ: “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự” của tác
giả Phùng Thế Vắc, Trần Văn Luyện, Thạc sỹ Đinh Văn Quế; “Nguyên nhân, điều
kiện tình trạng người chưa thành niên phạm tội và một số biện pháp phòng ngừa’’
của PGS, Ts Trần Đình Nhã; “Tìm hiểu các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
nhân phẩm, danh sự con người” của luật gia Bùi Anh Tuấn, Hồ Thị Nệ v.v…
Tuy nhiên, qua tìm hiểu tơi thấy chƣa có cơng trình nghiên cứu nào nghiên
cứu sâu về tình hình tội phạm cố ý gây thƣơng tích do ngƣời chƣa thành niên thực
hiện cũng nhƣ nghiên cứu về cơng tác phịng chống tội cố ý gây thƣơng tích do
ngƣời chƣa thành niên thực hiện tại Đồng Tháp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở làm rõ thực trạng cơng tác phịng ngừa tội phạm cố ý gây thƣơng
tích do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn Đồng Tháp, luận văn đƣa ra
các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm cố ý gây
thƣơng tích do ngƣời chƣa thành niên thực hiện tại Đồng Tháp.

Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ chủ
yếu sau đây:
- Hệ thống, làm rõ những vấn đề lý luận về tội phạm cố ý gây thƣơng tích do
ngƣời chƣa thành niên thực hiện.
- Làm rõ những quy định của pháp luật hình sự về tội cố ý gây thƣơng tích.


4
- Phân tích tình hình tội phạm cố ý gây thƣơng tích do ngƣời chƣa thành niên
thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Làm rõ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm cố ý gây thƣơng tích do ngƣời
chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Làm rõ cơng tác phịng ngừa tội phạm cố ý gây thƣơng tích do ngƣời chƣa
thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Trên cơ sở dự báo, luận văn đƣa ra những giải pháp, kiến nghị góp phần
nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm cố ý gây thƣơng tích do ngƣời chƣa thành
niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Phòng ngừa tội phạm cố ý gây
thƣơng tích do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung, luận văn nghiên cứu phịng ngừa tội phạm cố ý gây thƣơng
tích do ngƣời chƣa thành niên thực hiện dƣới góc độ tội phạm học.
+ Về không gian, luận văn khảo sát thực trạng phịng ngừa tội phạm cố ý gây
thƣơng tích do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
+ Về thời gian, luận văn khảo sát thực trạng phịng ngừa tội phạm cố ý gây
thƣơng tích do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp từ năm
2008 đến nay.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh và đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về đấu tranh phịng ngừa
tội phạm nói chung và tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện nói riêng.
Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, tác giả còn sử dụng một số phƣơng pháp
nghiên cứu cụ thể nhƣ: Phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê và phƣơng pháp
chuyên gia.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của luận văn
Luận văn đã hệ thống, làm rõ đƣợc những vấn đề mang tính lý luận về tội cố
ý gây thƣơng tích do ngƣời chƣa thành niên thực hiện.


5
Luận văn đã phân tích, làm rõ đƣợc thực trạng tình hình tội phạm cố ý gây
thƣơng tích do ngƣời chƣa thành niên thực hiện, chỉ ra đƣợc nguyên nhân, điều kiện
nảy sinh của tội phạm này.
Luận văn đƣa ra những giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả
phịng ngừa tội phạm cố ý gây thƣơng tích do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên
địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Luận văn có thể đƣợc dùng làm tài liệu phục vụ trong việc nghiên cứu về
phịng ngừa tội phạm, ngồi ra kết quả nghiên cứu của luận văn có thể góp phần làm
cơng tác phịng ngừa tội phạm cố ý gây thƣơng tích do ngƣời chƣa thành niên thực
hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung luận văn đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Những vấn đề lý luận về ngƣời chƣa thành niên và phòng ngừa
tội phạm cố ý gây thƣơng tích do ngƣời chƣa thành niên thực hiện
Chƣơng 2. Thực trạng phòng ngừa tội phạm cố ý gây thƣơng tích do ngƣời
chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Chƣơng 3. Dự báo và giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm cố ý

gây thƣơng tích do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp


6

Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN
VÀ PHỊNG NGỪA TỘI PHẠM CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH
DO NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN THỰC HIỆN

1.1 Nhận thức chung về ngƣời chƣa thành niên phạm tội
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của người chưa thành niên phạm tội
- Người chưa thành niên
Hiện nay có hai thuật ngữ đƣợc sử dụng rất phổ biến trong khoa học và trong
các văn bản pháp luật dễ gây nhầm lẫn là “ngƣời chƣa thành niên” và “trẻ em”. Vì
vậy khái niệm “trẻ em” và“ngƣời chƣa thành niên” cần phải đƣợc phân biệt rõ.
Trong pháp luật quốc tế có sự đồng nhất giữa hai khái niệm ngƣời chƣa
thành niên và trẻ em, cụ thể:
Tại Điều 1 Công ƣớc của Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989
quy định nhƣ sau: “Trong phạm vi cơng ƣớc này, Trẻ em có nghĩa là ngƣời dƣới 18
tuổi, trừ trƣờng hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm
hơn”.Từ đó có thể thấy đƣợc Công ƣớc này đã đồng nhất khái niệm trẻ em và khái
niệm ngƣời chƣa thành niên là ngƣời dƣới 18 tuổi, trừ trƣờng hợp pháp luật quốc
gia có quy định khác.
Theo quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về việc áp dụng pháp luật
đối với ngƣời chƣa thành niên (Quy tắc Bắc Kinh), đƣợc Liên hợp quốc thông qua
ngày 29/11/1985 đã đƣa ra định nghĩa về ngƣời chƣa thành niên nhƣ sau: “Người
chưa thành niên là trẻ em hoặc người ít tuổi tùy theo từng hệ thống pháp luật”.
Các văn bản pháp luật khác nhƣ: Quy tắc tối thiểu phổ biến của Liên Hợp
Quốc về bảo vệ ngƣời chƣa thành niên bị tƣớc quyền tự do thông qua ngày

14/12/1990; Hƣớng dẫn Riyadh đƣợc Liên hợp quốc thông qua ngày 14/12/1990
đều xác định ngƣời chƣa thành niên là ngƣời dƣới 18 tuổi.
Nhƣ vậy, khi đƣa ra khái niệm về ngƣời chƣa thành niên hay trẻ em, pháp luật
quốc tế không dựa vào đặc điểm tâm sinh lý hay sự phát triển thể chất, tinh thần... mà
trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua việc xác định độ tuổi. Trong khái niệm trẻ em và


7
khái niệm ngƣời chƣa thành niên đều giới hạn là ngƣời dƣới 18 tuổi. Đồng thời đƣa ra
khả năng mở cho các quốc gia có thể quy định độ tuổi đó sớm hơn tùy vào điều kiện
kinh tế, văn hóa, xã hội của mình.
Pháp luật của nƣớc ta có sự phân biệt giữa hai khái niệm “ngƣời chƣa thành
niên’ và “trẻ em”. Quan điểm về ngƣời chƣa thành niên và trẻ em theo độ tuổi:
Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đã quy định:
“Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”, Điều 119 Luật Lao động quy định:
“Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới mười tám tuổi” và Điều
20 Bộ Luật dân sự năm 2005 quy định: “Người chưa thành niên là người chưa đủ
mười tám tuổi, người thành niên là người đủ mười tám tuổi trở lên”.
Nhƣ vậy, theo Pháp luật Việt Nam thì trẻ em là ngƣời chƣa thành niên nhƣng
ngƣời chƣa thành niên có thể khơng phải là trẻ em vì có một bộ phận ngƣời chƣa
thành niên từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi không phải là trẻ em.
Theo từ điển tiếng Việt năm 2002 thì ngƣời chƣa thành niên là ngƣời chƣa
phát triển đầy đủ, tồn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng nhƣ chƣa có đầy đủ
các quyền và nghĩa vụ của công dân.
Cả hai cách diễn đạt trên về trẻ em chỉ đề cập đến một khía cạnh của vấn đề.
Quan điểm thứ nhất chỉ quan tâm đến độ tuổi để xác định ranh giới giữa ngƣời chƣa
thành niên và trẻ em. Quan điểm thứ hai thì lại quan tâm đến đặc điểm tâm, sinh lý.
Việc xác định ranh giới chính xác giữa ngƣời chƣa thành niên và ngƣời thành niên
theo độ tuổi là cần thiết nhƣng cũng không thể bỏ qua đặc điểm tâm, sinh lý. Chính
vì đặc điểm tâm, sinh lý của ngƣời chƣa thành niên phát triển chƣa toàn diện nên

Pháp luật Việt Nam mới có những quy định về thủ tục tố tụng, trách nhiệm hình sự
cũng nhƣ chính sách khoan hồng hơn so với ngƣời đã thành niên.
Theo tác giả, ngƣời chƣa thành niên đƣợc hiểu là người chưa đủ 18 tuổi, chưa
phát triển đầy đủ, tồn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa có đầy đủ
năng lực hành vi để thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân như người đã thành niên.
- Người chưa thành niên phạm tội
Ngƣời chƣa thành niên trong Luật hình sự thƣờng đƣợc hiểu với hai tƣ cách
là chủ thể của tội phạm và là đối tƣợng tác động của tội phạm. Trong phạm vi
nghiên cứu đề tài này tác giả chỉ đề cập đến khía cạnh thứ nhất.


8
Ngƣời chƣa thành niên phạm tội có thể hiểu là ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới
18 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị
Luật hình sự cấm.
Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng dấu hiệu của ngƣời chƣa thành
niên phạm tội là:
+ Về độ tuổi: là ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 18 tuổi;
+ Đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc quy định trong Bộ luật
hình sự;
+ Có năng lực trách nhiệm hình sự;
+ Có lỗi (cố ý hoặc vơ ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự.
- Trách nhiệm pháp lý đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội
Điều 12, Điều 68 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì
“ngƣời chƣa thành niên phạm tội” đƣợc quy định trong pháp luật hình sự chủ yếu là
nhằm áp dụng hình phạt đối với ngƣời chƣa thành niên sao cho phù hợp với tính
chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà họ đã thực hiện và phù hợp với
đặc điểm tâm,sinh lý của họ.
+ Nếu ngƣời chƣa thành niên phạm tội có độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16

tuổi thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội phạm rất nghiêm trọng và
đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Vì tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm này cao,
họ có thể nhận thức đƣợc việc mình làm, hành vi của mình là nguy hiểm đáng kể
cho xã hội nhƣng vẫn làm.
+ Nếu ngƣời chƣa thành niên phạm tội có độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18
tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Ở độ tuổi này, họ đã có sự
phát triển tƣơng đối hồn thiện về thể chất và trí tuệ, có đầy đủ khả năng nhận thức
và điều khiển hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nghĩa là có năng lực trách
nhiệm hình sự về mọi hành vi phạm tội kể cả do lỗi cố ý hay vô ý.
- Đƣờng lối xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội
+ Những nguyên tắc cơ bản của đƣờng lối xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm
tội quy định tập trung ở Điều 69 Bộ luật hình sự nhƣ sau:


9
* Việc xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp
đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã
hội. Trong mọi trƣờng hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của ngƣời chƣa
thành niên, các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức
của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và
điều kiện gây ra tội phạm.
Khi tiến hành điều tra, truy tố và xét xử cần phải xác định rõ:
a. Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về
hành vi phạm tội của người chưa thành niên;
b. Điều kiện sinh sống và giáo dục;
c. Có hay khơng có người thành niên xúi giục;
d. Nguyên nhân và điều kiện phạm tội.
* Ngƣời chƣa thành niên phạm tội có thể đƣợc miễn trách nhiệm hình sự,
nếu ngƣời đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại khơng lớn, có
nhiều tình tiết giảm nhẹ và đƣợc gia đình hoặc đƣợc cơ quan, tổ chức nhận giám sát,

giáo dục.
* Việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội
và áp dụng hình phạt đối với họ đƣợc thực hiện chỉ trong trƣờng hợp cần thiết và
phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân
và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.
* Khi xét xử, nếu thấy khơng cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với ngƣời
chƣa thành niên phạm tội thì Tồ án áp dụng một trong các biện pháp tƣ pháp đƣợc
quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự.
* Khơng xử phạt tù chung thân hoặc tử hình ngƣời chƣa thành niên phạm tội.
Khi xử phạt tù có thời hạn, Tịa án cho họ đƣợc hƣởng mức án nhẹ hơn mức án áp
dụng đối với ngƣời đã trƣởng thành phạm tội tƣơng ứng. Khơng áp dụng hình phạt
tiền đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16
tuổi. Khơng áp dụng hình phạt bổ sung đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội.
* Án đã tuyên đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội khi chƣa đủ 16 tuổi
thì khơng tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.


10
Các nguyên tắc cơ bản về đƣờng lối xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội đã
thể hiện rõ tinh thần nhân đạo trong Luật hình sự Việt Nam, lịng tin vào khả năng
giáo dục, cải tạo họ dƣới chế độ ta. Các quy định này cịn là cơng cụ hỗ trợ góp phần
đấu tranh phịng, chống tội phạm do ngƣời chƣa thành niên thực hiện.
+ Các chế tài xử lý ngƣời chƣa thành niên phạm tội đƣợc áp dụng hai hình
thức sau:
Thứ nhất, các biện pháp tƣ pháp đƣợc Tòa án quyết định áp dụng với ngƣời
chƣa thành niên phạm tội bao gồm: Giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn và Đƣa vào
trƣờng Giáo dƣỡng.
* Giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn đây là biện pháp áp dụng đối với ngƣời
chƣa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng trong thời hạn một đến
hai năm nhằm giáo dục giúp đỡ họ trở thành ngƣời có ích cho xã hội. Biện pháp này

không cách ly ngƣời chƣa thành niên phạm tội ra khỏi môi trƣờng xã hội mà áp
dụng phƣơng pháp giáo dục các em tại cộng đồng dân cƣ nơi các em cƣ trú. Tuy
nhiên đây là biện pháp áp dụng đối với ngƣời chƣa thành niên bị truy cứu trách
nhiệm hình sự nên có tính nghiêm khắc hơn so với ngƣời chƣa thành niên bị áp
dụng biện pháp này theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính.
* Đƣa vào trƣờng Giáo dƣỡng đây là biện pháp tƣ pháp có tính nghiêm khắc
hơn so với biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn bởi nó cách ly ngƣời chƣa
thành niên phạm tội ra khỏi môi trƣờng xã hội trong một thời gian nhất định. Tòa án
nhân dân có thể quyết định đƣa ngƣời chƣa thành niên phạm tội vào trƣờng Giáo
dƣỡng trong thời hạn từ một đến hai năm, nếu xét thấy do tính chất nghiêm trọng
của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trƣờng sống của ngƣời chƣa thành niên
mà cần phải đƣa họ vào một tổ chức giáo dục kỷ luật chặt chẽ hoặc đối với những
trƣờng hợp Toà án xét thấy chƣa cần thiết áp dụng hình phạt đối với họ, nhƣng nếu
áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn thì khơng đạt hiệu quả. Thời hạn
áp dụng biện pháp này tƣơng đối dài so với việc áp dụng biện pháp này trong xử lý
vi phạm hành chính. Tuy nhiên Bộ luật hình sự cũng quy định: nếu ngƣời chƣa
thành niên phạm tội đã chấp hành xong ½ thời hạn ở trƣờng Giáo dƣỡng do Toà án
quyết định và có nhiều tiến bộ nhƣ ăn năn hối lỗi, tích cực học tập, lao động và tu
dƣỡng, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, nội quy trong trƣờng Giáo dƣỡng thì
theo đề nghị của ngƣời phụ trách nhà trƣờng, Tịa án có thể quyết định chấm dứt
thời hạn ở trƣờng Giáo dƣỡng.


11
Thứ hai, các hình phạt áp dụng với ngƣời chƣa thành niên phạm tội.
Chỉ đƣa ngƣời chƣa thành niên phạm tội ra xét xử và áp dụng hình phạt đối
với họ trong trƣờng hợp cần thiết, phải căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng
của tội phạm, đặc điểm nhân thân ngƣời phạm tội và yêu cầu phòng ngừa tội phạm
nhằm mục đích phịng ngừa tội phạm và giáo dục họ đạt hiệu quả hơn. Điều 71 Bộ
luật hình sự quy định hình phạt mà Tồ án có thể áp dụng đối với ngƣời chƣa thành

niên phạm tội gồm: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn.
* Cảnh cáo là hình phạt nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt đƣợc Bộ luật hình
sự quy định với việc khiển trách công khai ngƣời chƣa thành niên bị kết án trƣớc
Toà án nhằm tác động mạnh đến ý thức của họ, giáo dục răn đe họ khơng phạm tội
mới đạt đƣợc mục đích hình phạt. Hình phạt này chỉ đƣợc áp dụng đối với ngƣời
chƣa thành niên phạm tội ít nghiêm trọng có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhân thân tốt
nhƣng chƣa đến mức miễn hình phạt.
* Phạt tiền chỉ đƣợc áp dụng với tƣ cách là hình phạt chính đối với ngƣời
chƣa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi, nếu ngƣời đó có thu nhập
hoặc tài sản riêng. Mức phạt tiền đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội không q
½ mức phạt tiền mà điều luật đó quy định.
* Cải tạo khơng giam giữ là hình phạt khơng buộc ngƣời chƣa thành niên
phạm tội phải cách ly khỏi môi trƣờng sống bình thƣờng. Khi áp dụng hình phạt cải
tạo không giam giữ đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội thì khơng khấu trừ thu
nhập của ngƣời đó. Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với họ không q ½ thời
hạn mà điều luật đó quy định.
* Tù có thời hạn là hình phạt nghiêm khắc nhất đối với ngƣời chƣa thành
niên phạm tội vì hình phạt này tƣớc quyền tự do của ngƣời bị kết án trong phạm vi
thời gian nhất định, buộc họ phải lao động, học tập và cải tạo trong trại giam. Việc
áp dụng hình phạt tù đối với ngƣời chƣa thành niên bị kết án là biện pháp cuối cùng
trong chính sách hình sự đối với họ nhằm răn đe, cải huấn, khơi dậy nhân cách tốt
đẹp ở trong họ. Khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với ngƣời chƣa thành niên
phạm tội, bao giờ Tòa án cũng cho họ hƣởng mức án nhẹ hơn so với mức án áp
dụng đối với ngƣời đã thành niên trong cùng điều luật tƣơng ứng. Cụ thể Điều 74
Bộ luật hình sự quy định nhƣ sau: Đối với ngƣời từ đủ 16 tuổi đến dƣới 18 tuổi khi
phạm tội, nếu điều luật đƣợc áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình


12
thì mức hình phạt cao nhất đƣợc áp dụng khơng q 18 năm tù; nếu là tù có thời hạn

thì mức hình phạt cao nhất đƣợc áp dụng khơng q ¾ mức phạt tù mà điều luật quy
định. Đối với ngƣời từ đủ 14 tuổi đến dƣới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật đƣợc
áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình thì mức hình phạt cao nhất
đƣợc áp dụng không quá 12 năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất
đƣợc áp dụng khơng q ½ mức phạt tù mà điều luật quy định.
+ Thi hành án đối với ngƣời chƣa thành niên phạm tội: ngƣời chƣa thành
niên phạm tội chấp hành hình phạt tù theo chế độ giam giữ riêng do pháp luật quy
định, không đƣợc giam chung ngƣời chƣa thành niên với ngƣời đã trƣởng thành
phạm tội trong thời gian chấp hành hình phạt tù. Phạm nhân là ngƣời chƣa thành
niên đƣợc phổ cập tiểu học, việc dạy nghề cho họ là bắt buộc, các chế độ về thăm
gặp, nhận, gửi thƣ, quà... đƣợc ƣu đãi hơn so với ngƣời đã trƣởng thành.
1.1.2 Nhận thức về tội cố ý gây thương tích do người chưa thành niên thực hiện
Điều 8 Bộ luật hình sự năm 1999 đã đƣa ra khái niệm về tội phạm nhƣ sau:
“Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc qui định trong BLHS, do ngƣời có
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập,
chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế
độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự an tồn xã hội, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do,
tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực
khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Nhƣ vậy, nội hàm của khái niệm tội
phạm có các dấu hiệu cơ bản làm căn cứ để phân biệt tội phạm với những hành vi
khơng phải là tội phạm đó là: Tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp
luật và tính phải chịu hình phạt”. Trong đó tính nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu cơ
bản nhất, làm cơ sở cho việc xuất hiện các dấu hiệu khác của tội phạm.
Đối với tội phạm cố ý gây thƣơng tích, tính nguy hiểm cho xã hội đƣợc biểu
hiện tập trung nhất ở hành vi dùng sức mạnh vật chất tác động trực tiếp lên cơ thể
ngƣời khác, làm tổn thƣơng một bộ phận hay toàn bộ cơ thể con ngƣời nhƣ: làm gãy
tay, chân, cụt tay, cụt chân, mù mắt,…
Tính có lỗi là thể hiện ở thái độ tâm lý của một ngƣời đối với tội phạm mà
ngƣời đó gây ra. Về mặt hình sự, lỗi của ngƣời phạm tội đƣợc xác định trên cơ sở

làm rõ ngƣời phạm tội có nhận thức đƣợc tính chất, mức độ hành vi phạm tội của


13
mình hay khơng, ý thức đối với hậu quả của hành vi do mình gây ra. Tội phạm gây
thƣơng tích có hai loại lỗi là: lỗi cố ý hoặc lỗi vơ ý. Đối với tội cố ý gây thƣơng tích
thì trong qui định của Bộ luật hình sự đã thể hiện rõ lỗi của ngƣời thực hiện tội
phạm là cố ý. Nghĩa là ngƣời phạm tội nhận thức rõ hành vi dung sức mạnh vật chất
tác động trực tiếp lên cơ thể ngƣời khác là hành vi có thể gây thƣơng tích và mong
muốn gây thƣơng tích cho nạn nhân hoặc có thái độ bỏ mặc (cố ý gián tiếp). Ngƣời
phạm tội do lỗi cố ý có tính nguy hiểm hơn ngƣời phạm tội do lỗi vơ ý.
Tính trái pháp luật hình sự của tội phạm nói chung và tội phạm cố ý gây
thƣơng tích nói riêng thể hiện trong quy định của Điều 2 Bộ luật hình sự: “Chỉ
ngƣời nào phạm một tội đã đƣợc Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách
nhiệm hình sự”. Đối với hành vi cố ý gây thƣơng tích trong các trƣờng hợp khác
nhau, ngƣời phạm tội thực hiện những hành vi mà luật hình sự ngăn cấm cụ thể
đƣợc quy định tại các Điều 104, Điều 105, Điều 106 – Bộ luật hình sự.
Tính chịu hình phạt là dấu hiệu cơ bản của tội phạm vì nó đƣợc xác định bởi
chính những thuộc tính khách quan bên trong của tội phạm, chỉ có hành vi phạm tội
mới phải chịu hình phạt, khơng áp dụng hình phạt đối với ngƣời vơ tội hoặc ngƣời
có hành vi vi phạm pháp luật khác. Tuy nhiên, trên thực tế có những trƣờng hợp
ngƣời phạm tội đƣợc miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt theo quy định
tại Điều 25, Điều 57 Bộ luật hình sự. Đối với tội cố ý gây thƣơng tích, các hình phạt
đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự để áp dụng đối với ngƣời thực hiện tội phạm
là: cảnh cáo, cải tạo khơng giam giữ, tù có thời hạn, tù chung thân.
Từ những phân tích trên, có thể đƣa ra khái niệm về tội phạm cố ý gây
thƣơng tích nhƣ sau: Tội phạm cố ý gây thương tích là nhóm tội phạm do người có
năng lực trách nhiệm hình sự cố ý dùng sức mạnh vật chất và thể chất tác động trực
tiếp lên cơ thể người khác, nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
họ và bị xử lý theo quy định tại Điều 104, 105, 106- Bộ luật hình sự.

- Dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích do người chưa thành niên
phạm tội
Trong Bộ luật hình sự năm 1985, tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của ngƣời khác đƣợc quy định tại Điều 109. Điều 109 quy định chung
cho cả 03 trƣờng hợp phạm tội cố ý gây thƣơng tích đó là “Cố ý gây thƣơng tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác”, “Cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn


14
hại cho sức khỏe của ngƣời khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” và
“Cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác do vƣợt q
giới hạn phịng vệ chính đáng”. Bộ luật hình sự năm 1999 quy định cụ thể hơn theo
hƣớng lấy tỷ lệ thƣơng tật làm căn cứ xác định trách nhiệm hình sự của ngƣời phạm
tội. Bộ luật hình sự năm 1999 đã tách tội cố ý gây thƣơng tích đƣợc quy định tại
điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 thành ba tội danh độc lập với ba điều luật khác
nhau, cụ thể nhƣ: Tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời
khác (Điều 104), tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời
khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105), tội cố ý gây thƣơng
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác do vƣợt quá giới hạn phịng vệ
chính đáng (Điều 106).
Tội cố ý gây thƣơng tích là những hành vi nguy hiểm, xâm hại đến sức khỏe
của ngƣời khác. Tội phạm cố ý gây thƣơng tích có yếu tố đặc trƣng là hành vi cố ý
sử dụng sức mạnh thể chất hoặc các thủ đoạn khác tác động lên ngƣời bị hại, gây ra
thƣơng tích hoặc làm thiệt hại cho sức khỏe của họ một cách trái pháp luật. Ngồi
ra, có những trƣờng hợp ngƣời phạm tội bắt ngƣời bị hại tự gây thƣơng tích cho
mình hoặc tác động qua ngƣời trung gian, qua vật trung gian nếu chứng minh đƣợc
động cơ, mục đích cố ý gây thƣơng tích cho ngƣời khác. Nếu ngƣời nào tự gây thiệt
hại cho sức khỏe của chính mình thì cần làm rõ động cơ của hành vi đó, tùy từng
trƣờng hợp có thể xem xét trách nhiệm hình sự theo tội khác nhƣ tội trốn tránh
nhiệm vụ (Điều 326).

Điều 104 Bộ luật hình sự hiện hành quy định hành vi của tội này là hành vi gây
thƣơng tích cho ngƣời khác hoặc hành vi gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác. Để
thực hiện mục đích trên tội phạm thƣờng sử dụng các loại hung khí nhƣ dao, búa,
mã tấu, gậy gộc… để tấn công vào thân thể ngƣời bị hại.
+ Khách thể của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
ngƣời khác là xâm hại vào quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền đƣợc bảo hộ
về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con ngƣời đƣợc qui định rõ tại
Điều 71 Hiếp pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhƣ vậy khách thể
trực tiếp của tội phạm cố ý gây thƣơng tích khơng phải là con ngƣời nói chung mà
là sức khỏe của ngƣời khác, là quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân đã
đƣợc Hiến pháp năm 1992 qui định. Những trƣờng hợp tự gây thƣơng tích hoặc tổn
hại sức khỏe của cho bản thân mình thì khơng cấu thành tội phạm này.


15
Điều 104, Bộ Luật hình sự qui định tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của ngƣời khác là hành vi cố ý làm cho ngƣời khác bị thƣơng hoặc tổn
hại đến sức khỏe.
Điều 105, Bộ luật hình sự qui định tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của ngƣời khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là hành vi
cố ý làm cho ngƣời khác bị thƣơng hoặc tổn hại đến sức khỏe do hành vi trái pháp
luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với ngƣời đó hoặc đối với ngƣời thân thích của
ngƣời đó.
Điều 106, Bộ luật hình sự qui định tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của ngƣời khác do vƣợt q giới hạn phịng vệ chính đáng là hành vi
của ngƣời vì bảo vệ lợi ích của nhà nƣớc, của tổ chức xã hội, bảo vệ quyền lợi ích
chính đáng của mình hoặc của ngƣời khác, mà chống trả lại một cách rõ ràng là quá
mức cần thiết, làm cho ngƣời có hành vi xâm phạm các lợi ích bị thƣơng hoặc tổn
hại đến sức khỏe. Tội phạm này vừa xâm phạm quyền đƣợc bảo hộ sức khỏe, tính
mạng của ngƣời khác, đồng thời cũng xâm phạm quyền phịng vệ chính đáng đƣợc

qui định tại Điều 15, Bộ luật hình sự.
+ Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi cố ý gây thƣơng tích là hành vi
dùng vũ lực của ngƣời phạm tội (có sử dụng hung khí hoặc khơng có sử dụng hung
khí) tác động trực tiếp vào cơ thể ngƣời khác làm cho ngƣời đó bị thƣơng, bị tổn hại
sức khỏe nhƣ đâm, chém, đánh đấm…; hành vi gây tổn hại cho sức khỏe là hành vi
ngƣời phạm tội sử dụng hóa chất, chất kích thích, thuốc, chất độc… để gây tổn hại
cho sức khỏe của ngƣời bị hại, ngồi ra, có những trƣờng hợp ngƣời phạm tội bắt
ngƣời bị hại tự gây thƣơng tích cho mình hoặc tác động qua ngƣời trung gian, qua
vật trung gian nếu chứng minh đƣợc động cơ, mục đích cố ý gây thƣơng tích cho
ngƣời khác; cá biệt có trƣờng hợp ngƣời phạm tội ép nạn nhân phải tự gây thƣơng
tích hoặc tự uống hóa chất, thuốc để gây tổn hại cho sức khỏe thì đó vẫn là hành vi
phạm tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác.
Đối với tội cố ý gây thƣơng tích thì hành vi gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của ngƣời khác thì tỷ lệ thƣơng tật của nạn nhân phải từ 11% trở lên
hoặc nếu dƣới 11% nhƣng thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây thì cũng phạm
tội này:


16
Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều ngƣời.
Hung khí nguy hiểm là tự bản thân nó chứa đựng khả năng gây ra nguy hiểm đến tính
mạng, sức khỏe, nó hồn tồn khơng phụ thuộc vào cách sử dụng của ngƣời phạm tội
nhƣ súng, lựu đạn, thuốc nổ, dao găm, lê, axit … Dùng thủ đoạn có thể gây nguy hại
cho nhiều ngƣời là thủ đoạn gây thƣơng tích hoặc tổn hại cho ngƣời khác có khả
năng gây ra hậu quả đó khơng chỉ cho một ngƣời mà cho nhiều ngƣời nhƣ đốt nhà
lúc nửa đêm khi mọi ngƣời đang ngủ làm nhiều ngƣời bị bỏng, bỏ hóa chất gây ngộ
độc vào thức ăn chung của gia đình… tính chất nguy hiểm phụ thuộc vào hành vi
phạm tội chứ không phụ thuộc vào phƣơng tiện mà ngƣời phạm tội sử dụng.
Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân: Cố tật là những tật để lại trên cơ thể con ngƣời
sau khi đã chữa khỏi vết thƣơng. Đó là tình trạng cơ thể bị thay đổi do bị tội phạm

xâm hại và sự thay đổi này theo suốt cả cuộc đời họ nhƣ sau khi bị thƣơng, chân đi
cà nhắc,…Cố tật nhẹ là những tật để lại trên cơ thể con ngƣời sau khi đã chữa khỏi
vết thƣơng, là những tật để lại không bị ảnh hƣởng hoặc có ảnh hƣởng khơng đáng kể
sự hoạt động bình thƣờng của nạn nhân so với trƣớc khi ngƣời phạm tội gây thƣơng
tích. Hậu quả của hành vi cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn
nhân để lại trạng thái bất thƣờng, không thể chữa đƣợc cho một bộ phận cơ thể của
nạn nhân với tỷ lệ thƣơng tật dƣới 11% khi thuộc một trong các trƣờng hợp sau: làm
mất một bộ phận cơ thể của nạn nhân nhƣ gây thƣơng tích làm mất đốt ngồi ngón
tay cái, mất 2 đốt ngồi của ngón tay trỏ có tỉ lệ thƣơng tật từ 8% đến 10%…, làm
mất chức năng một bộ phận cơ thể của nạn nhân nhƣ gây thƣơng tích làm cứng khớp
liên đốt ngón tay giữa ở tƣ thế bất lợi có tỉ lệ thƣơng tật từ 7% đến 9%..., làm giảm
chức năng hoạt động của một bộ phận cơ thể của nạn nhânnhƣ gây thƣơng tích làm
một mắt giảm thị lực từ 4/10 đến 5/10, mắt kia bình thƣờng có tỉ lệ thƣơng tật từ 8%
đến 10%... hoặc làm ảnh hƣởng đến thẩm mỹ của nạn nhân1 nhƣ gây thƣơng tích để
lại sẹo to, xấu ở vùng mặt có tỉ lệ thƣơng tật từ 6% đến 10%.... Đó là tình trạng cơ
thể bị thay đổi do bị tội phạm xâm hại và sự thay đổi này theo suốt cả cuộc đời họ.
Phạm tội nhiều lần đối với cùng một ngƣời hoặc đối với nhiều ngƣời:
Trƣờng hợp phạm tội nhiều lần đối với cùng một ngƣời là từ hai lần trở lên mà
những lần trƣớc đó chƣa bị xử lý hoặc trƣờng hợp phạm tội đối với nhiều ngƣời là
từ hai ngƣời trở lên trong cùng một lần phạm tội nhƣng tỷ lệ thƣơng tật của mỗi
ngƣời chƣa đến 11%.
1

Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
hƣớng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự.


17
Phạm tội đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, ngƣời già yếu, ốm đau hoặc
ngƣời khác khơng có khả năng tự vệ: Đây là trƣờng hợp ngƣời bị gây thƣơng tích

hoặc bị gây tổn hại sức khoẻ là trẻ em, là phụ nữ đang có thai, là ngƣời già yếu, ốm
đau hoặc ngƣời khác khơng có khả năng tự vệ mà tỉ lệ thƣơng tật của những ngƣời
này dƣới 11%. Trẻ em là ngƣời chƣa đủ 16 tuổi căn cứ vào giấy khai sinh. Phụ nữ có
thai đƣợc xác định bằng các chứng cứ chứng minh là ngƣời phụ nữ đang mang thai
nhƣ ngƣời thực hiện hành vi phạm tội và mọi ngƣời đều nhìn thấy đƣợc hoặc ngƣời
thực hiện hành vi phạm tội nghe đƣợc, biết đƣợc từ các nguồn thơng tin khác về
ngƣời phụ nữ đó đang mang thai. Trong trƣờng hợp thực tế khó nhận biết đƣợc ngƣời
phụ nữ đó đang có thai hay khơng hoặc giữa lời khai của ngƣời thực hiện hành vi
phạm tội với ngƣời bị hại về việc này có mâu thuẫn với nhau, để xác định ngƣời phụ
nữ đó có thai hay không phải căn cứ vào kết luận của cơ quan chuyên môn y tế hoặc
kết luận giám định. Ngƣời già yếu là ngƣời từ 60 tuổi trở lên, sinh hoạt, đi lại khó
khăn… Ngƣời ốm đau là ngƣời đang bị bệnh tật, có thể điều trị tại bệnh viện, cơ sở y
tế tƣ nhân hoặc tại nhà riêng của họ. Ngƣời khơng có khả năng tự vệ là ngƣời bị tật
nguyền phụ nữ đi ở khu vực vắng, trong đêm tối một mình…
Đối với ơng, bà, cha, mẹ, ngƣời ni dƣỡng, thầy giáo, cơ giáo của mình:
Ơng bà gồm những ngƣời sinh ra cha và mẹ, cha mẹ có thể là những ngƣời sinh ra
ngƣời phạm tội hoặc là những ngƣời đã nhận ngƣời phạm tội làm con nuôi theo quy
định của pháp luật. Ngƣời nuôi dƣỡng là những ngƣời tuy không phải là ông, bà, cha,
mẹ nhƣng đó ni dƣỡng ngƣời phạm tội từ bé, thƣờng là những ngƣời có họ hàng
thân thích với ngƣời phạm tội nhƣ: chú, dì, cơ, bác, cậu, mợ… hoặc tuy khơng phải là
ngƣời thân thích với ngƣời phạm tội, nhƣng là ngƣời chăm sóc, quản lý, giáo dục
nhƣ vai trị của cha mẹ ngƣời phạm tội. Thầy giáo, cô giáo của ngƣời phạm tội là
ngƣời trực tiếp giảng dạy ngƣời phạm tội về kiến thức, nghề nghiệp chuyên môn
v.v…Chỉ áp dụng tình tiết “đối với thầy giáo, cơ giáo của mình” quy định tại điểm đ,
Khoản 1, Điều 104 của BLHS khi có đầy đủ các điều kiện sau: Nạn nhân phải là đã
hoặc đang làm công tác giảng dạy theo biên chế hoặc theo hợp đồng tại cơ quan, tổ
chức có chức năng giáo dục đào tạo, dạy nghề đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền
cho phép; Cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nạn nhân là vì lý
do thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, dạy nghề của họ đối với ngƣời phạm tội,
khơng phân biệt nhiệm vụ đó đã đƣợc thực hiện hay đang đƣợc thực hiện và không kể

thời gian dài hay ngắn; Tỉ lệ thƣơng tật của nạn nhân dƣới 11%.


18
Có tổ chức là trƣờng hợp phạm tội có từ hai ngƣời trở lên cùng thực hiện
tội phạm, giữa họ có sự phân cơng trách nhiệm và cấu kết chặt chẽ với nhau, có
kẻ chủ mƣu, cầm đầu, chỉ huy thực hiện tội phạm, tỉ lệ thƣơng tật hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ cho ngƣời khác chƣa đến 11%. Trƣờng hợp nhiều ngƣời cùng tham gia
thực hiện vụ gây thƣơng tích nhƣng khơng có sự cấu kết chặt chẽ mà chỉ có sự đồng
tình có tính chất hời hợt thì khơng phải là phạm tội có tổ chức.
Đang trong thời gian tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp
đƣa vào cơ sở giáo dục: Để xác định thời gian này phải căn cứ vào quyết định
bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Đang bị tạm giữ, tạm giam là đang bị Cơ
quan Công an hoặc Cơ quan điều tra của quân đội áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm
giam, khi đang bị giam giữ tại nhà tạm giữ, trại tạm giam lại cố ý gây thƣơng tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của ngƣời khác trong nhà tạm giữ, trại tạm giam. Đang
bị áp dụng biện pháp đƣa vào cơ sở giáo dục là đang bị giáo dục trong các cơ sở giáo
dục của Bộ công an. Không coi là tội phạm trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam
hoặc đang bị áp dụng biện pháp đƣa vào cơ sở giáo dục nếu ngƣời đang bị tạm
giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đƣa vào cơ sở giáo dục đã bỏ khỏi
nhà tạm giữ, tạm giam hoặc cơ sở giáo dục.
Thuê gây thƣơng tích hoặc gây thƣơng tích thuê: Thuê gây thƣơng tích cho
nạn nhân là thủ phạm khơng trực tiếp hành động mà giấu mặt dùng tiền hoặc lợi ích
vật chất, tinh thần để yêu cầu ngƣời khác thực hiện hành vi phạm tội. Gây thƣơng
tích thuê là hành vi của một ngƣời nào đó trong ý thức ban đầu khơng muốn gây
thƣơng tích hoặc tổn hại sức khỏe cho nạn nhân nhƣng vì đƣợc ngƣời khác thuê,
nếu thực hiện theo yêu cầu của ngƣời thuê thì sẽ nhận đƣợc những lợi ích nhất định
nên họ đã thực hiện hành vi phạm tội. Thuê gây thƣơng tích và gây thƣơng tích th
có mối quan hệ mật thiết với nhau, cái này là tiền đề của cái kia, nếu không có một
trong hai thì khơng có vụ gây thƣơng tích xảy ra.

Có tính chất cơn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm: Phạm tội có tính chất cơn đồ
là trƣờng hợp ngƣời phạm tội rõ ràng đã coi thƣờng những quy tắc trong cuộc sống,
thực hiện tội phạm có tính hung hãn cao độ, coi thƣờng tính mạng, sức khỏe của
ngƣời khác, gây thƣơng tích khơng có ngun cớ hoặc phạm tội vì lý do nhỏ nhen;
đâm, đánh ngƣời dã man… Tái phạm nguy hiểm là phạm tội trong trƣờng hợp
ngƣời phạm tội trƣớc đây đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng chƣa đƣợc xóa án tích mà lại phạm tội cố ý gây


19
thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác. Hoặc trƣờng hợp đã tái
phạm, chƣa đƣợc xóa án tích mà lại phạm tội này.
Để cản trở ngƣời thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân: Gây
thƣơng tích cho ngƣời thi hành cơng vụ là trƣờng hợp mà nạn nhân phải là cán bộ,
công chức, viên chức của cơ quan Nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội hoặc
cũng có thể là một công dân bất kỳ đƣợc cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền huy động,
yêu cầu thực hiện nhiệm vụ vì lợi ích chung của Nhà nƣớc, của xã hội nhƣ cán bộ,
chiến sỹ Công an nhân dân đang là nhiệm vụ bảo vệ, cán bộ kiểm lâm đang bảo vệ
rừng, cán bộ thi hành án đang tổ chức cƣỡng chế thi hành án, công dân đƣợc yêu cầu
tuần tra, canh gác, thầy thuốc đang điều trị tại bệnh viện, thầy giáo đang giảng bài,
dân quân, bảo vệ đang làm nhiệm vụ bảo vệ trật tự tại nơi công cộng… Gây thƣơng
tích vì lý do cơng vụ của nạn nhân thể hiện nhiệm vụ mà nạn nhân đƣợc giao có ảnh
hƣởng trực tiếp đến ngƣời phạm tội nên thủ phạm đã chủ động gây thƣơng tích cho
nạn nhân. Hành vi phạm tội có thể xảy ra trƣớc hoặc sau khi nạn nhân thực hiện công
vụ. Ngƣời phạm tội với động cơ nhằm ngăn cản nạn nhân thi hành công vụ, hoặc có
thể là để trả thù nạn nhân vì nạn nhân đã thi hành cơng vụ đó.
Trong trƣờng hợp cố ý gây thƣơng tích dẫn đến hậu quả chết ngƣời thì
nguyên nhân làm cho nạn nhân chết là do thƣơng tích, tức là giữa cái chết của nạn
nhân và thƣơng tích mà ngƣời phạm tội gây ra cho nạn nhân có mối quan hệ nhân
quả với nhau. Ngƣời phạm tội chỉ muốn gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức

khỏe của ngƣời đó chứ khơng mong muốn nạn nhân chết, hậu quả chết ngƣời do
hành vi của ngƣời phạm tội gây ra chỉ là lỗi vô ý. “Thƣơng tích dẫn đến chết ngƣời
trƣớc hết là thƣơng tích nặng làm cho nạn nhân chết vì thƣơng tích nặng này, nghĩa
là thƣơng tích và cái chết của nạn nhân có quan hệ nhân quả với nhau. Ví dụ: Đâm
vào hơng nạn nhân làm cho nạn nhân bị đứt tĩnh mạch hông và do bị mất nhiều máu
nên nạn nhân chết. Cũng coi là cố ý gây thƣơng tích dẫn đến chết ngƣời trong
trƣờng hợp gây thƣơng tích khơng phải là thƣơng tích nặng nhƣng vì nạn nhân q
già yếu, có bệnh nặng, việc gây thƣơng tích làm cho bệnh nhân chết sớm hơn, nếu
khơng bị gây thƣơng tích thì nạn nhân chƣa chết”2.
+ Chủ thể của tội phạm: Bất kì ngƣời nào có năng lực trách nhiệm hình sự và
đạt độ tuổi theo luật định đã thực hiện hành vi phạm tội. Căn cứ vào Điều 12, Điều
13 – Bộ luật hình sự năm 1999 qui định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và Điều
2

Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.


20
14-Bộ luật hình sự qui định trƣờng hợp ngƣời khơng ở trong tình trạng khơng có
năng lực trách nhiệm hình sự là ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự. Cho nên
chủ thể của tội cố ý gây thƣơng tích là những ngƣời không mắc các bệnh về tâm
thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của mình và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của tội phạm này là ngƣời
đủ 16 tuổi trở lên, riêng ngƣời đủ 14 tuổi trở lên nhƣng chƣa đủ 16 tuổi chỉ phải
chịu trách nhiệm hình sự nếu phạm tội quy định ở khoản 3, khoản 4-Điều 104.
+ Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm cố ý gây thƣơng tích đƣợc thực
hiện do lỗi cố ý, có thể là lỗi cố ý trực tiếp hoặc là lỗi cố ý gián tiếp. Nghĩa là
ngƣời phạm tội khi thực hiện hành vi nhận thức đƣợc hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trƣớc đƣợc hậu quả do hành vi mình thực hiện nhất định hoặc
có thể gây ra thƣơng tích hoặc tổn hại cho sức khỏe ngƣời khác, nhƣng mong muốn

hoặc để mặc cho hậu quả nạn nhân bị thƣơng tích, bị tổn hại sức khỏe đã xảy ra.
Cần phải phân biệt giữa tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe
cho ngƣời khác quy định tại Điều 104 với tội giết ngƣời Điều 93 là mục đích
phạm tội, hành vi của hai tội này có thể giống nhau nhƣ đâm, chém, bỏ chất
độc vào thức ăn… nhƣng mục đích khác nhau. Mục đích của tội giết ngƣời là
tƣớc đoạt mạng sống của nạn nhân, còn mục đích của tội cố ý gây thƣơng tích
chỉ là gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại sức khỏe khơng muốn nạn nhân chết.
Nếu hậu quả chết ngƣời xảy ra là ngoài ý muốn của ngƣời phạm tội.
Trong mặt chủ quan của tội phạm cố ý gây thƣơng tích thì động cơ và mục
đích khơng phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, trong
thực tiễn áp dụng pháp luật, trong một số trƣờng hợp, việc chứng minh động cơ, mục
đích của ngƣời phạm tội lại có ý nghĩa quyết định trong việc định tội và định khung.
Nhất là đối với trƣờng hợp phân biệt giữa hành vi giết ngƣời và cố ý gây thƣơng tích
dẫn đến chết ngƣời, giữa hành vi giết ngƣời chƣa đạt với cố ý gây thƣơng tích.
Trƣờng hợp cố ý gây thƣơng tích dẫn đến chết ngƣời khác với phạm tội giết
ngƣời là ở chỗ ngƣời thực hiện tội phạm cố ý gây thƣơng tích chỉ nhằm xâm hại tới
sức khỏe của nạn nhân, họ chỉ có ý định và mong muốn nạn nhân bị thƣơng tích
hoặc tổn thƣơng khác, việc nạn nhân chết là ngoài ý thức chủ quan của đối tƣợng.
Trƣờng hợp thƣơng tích hoặc tổn thƣơng mà họ gây ra cho nạn nhân dẫn đến cái
chết của nạn nhân thì sự kiện này vƣợt ra ngồi mong muốn của họ. Đối với trƣờng
hợp này họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết ngƣời nhƣng họ vẫn


×