1
TRƯỜNG ………………….
KHOA……………………….
----------
Báo cáo tốt nghiệp
Đề tài:
Tình hình tội phạm do người chưa thành niên
thực hiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội
2
MỤC LỤC
PHẦN 1: LỜI GIỚI THIỆU
2
PHẦN 2: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH
NIÊN THỰC HIỆN TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG 2 NĂM
GẦN ĐÂY
4
2.1: Quá trình tìm hiểu thu thập thơng tin tại Tồ án nhân dân
Thành phố Hà Nội
4
2.2: Thực trạng, cơ cấu, diễn biến và thiệt hại của tội phạm do
người chưa thành niên thực hiện
5
PHẦN 3: NGUYÊN NHÂN PHẠM TỘI CỦA NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN
15
PHẦN 4: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG NGƯỜI CHƯA
THÀNH NIÊN PHẠM TỘI VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG ĐẤU
TRANH PHÒNG NGỪA NGĂN CHẶN
21
4.1: Những giải pháp hạn chế tình trạng người chưa thành niên
phạm tội
21
4.2: Thực tiễn hoạt động đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn người
chưa thành niên phạm tội
24
LỜI KẾT
26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
27
3
PHẦN 1 : LỜI GIỚI THIỆU
Thành phố Hà Nội được chọn làm Thủ đô của đất nước từ năm 1945.
Hà Nội có diện tích khoảng 912 km 2, với dân số là 3,4 triệu người (năm
2007), mật độ trung bình 3728 người/km 2. Tồn Thành phố có 9 đơn vị hành
chính cấp quận và 5 huyện ngoại thành. 9 quận bao gồm: Ba Đình, Hồn
Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng
Mai, Long Biên. Và 5 huyện đó là: Từ Liêm, Gia Lâm, Đơng Anh, Thanh
Trì, Sóc Sơn. Sau 5 năm thực hiện đổi mới và phát triển Thủ đô, hiện nay Hà
Nội đã đạt được những thành quả hết sức to lớn, Đời sống nhân dân nội cũng
như ngoại thành đều được nâng lên rõ rệt, nhiều tuyến đường lớn được mở
ra cùng với các khu trung cư rất sang trọng và hiện đại đã thu hút rất nhiều
các nhà đầu tư trong và ngồi nước. Cùng với việc mở rộng Khu cơng
nghiệp Nam Thăng Long đã tạo công ăn việc làm cho khá đông con em khu
vực ngoại thành cũng như các tỉnh lân cận. Có thể nói Hà Nội đang thay đổi
từng ngày, từng giờ để xứng làm Thủ đô của đất nước.
Là một người con của Thủ đô, em rất vui mừng được về thực tập tại
Toà án nhân dân (TAND) Thành phố Hà Nội để có điều kiện tìm hiểu rõ hơn
cơng việc của Tồ án. Tuy nhiên trong q trình thực tập tại đây, một điều
khiến em cảm thấy rất buồn và đáng lo ngại đó là tình trạng người chưa
thành niên (NCTN) phạm tội rất nhiều trên địa bàn Thành phố trong thời
gian qua. Bình quân mỗi tháng đều có từ 1 đến 2 vụ phạm tội do NCTN thực
hiện. Đây quả là một thực tế mà ai cũng phải băn khoăn, suy nghĩ. Chính vì
vậy, trong q trình thực tập tại TAND Thành phố Hà Nội, em đã quyết định
4
chọn đề tài “Tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa
bàn Thành phố Hà Nội”. Qua đây em cũng nghiên cứu, tìm ra một số nguyên
nhân dẫn đến tình trạng này và mạnh dạn đề xuất các giải pháp nhằm hạn
chế tình hình trên. Do thời gian và kiến thức có hạn, em rất mong nhận được
sự giúp đỡ, góp ý tận tình của các thầy cơ giáo để bài viết của em được hồn
thiện, góp một phần nhỏ vào cơng tác tun truyền và hạn chế tình trạng
NCTN phạm tội tại Thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Em xin chân
thành cảm ơn sự quan tâm nhiệt tình của các thầy cơ giáo!
5
PHẦN 2 : TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NCTN THỰC HIỆN TẠI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG 2 NĂM GẦN ĐÂY
2.1. Q trình tìm hiểu thu thập thơng tin tại TAND Thành phố Hà
Nội
TAND Thành phố Hà Nội nằm trên đường Hai Bà Trưng, thuộc quận
Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Cơ cấu Toà án được phân thành các toà
chuyên trách bao gồm: Tồ Hình sự, Tồ Dân sự, Tồ Kinh tế, Tồ Hành
chính và Tồ Lao động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và đặc biệt là với sự lỗ
lực của từng cán bộ Đảng viên trong Cơ quan để hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ được giao, TAND Thành phố Hà Nội đã góp phần khơng nhỏ trên mặt
trận đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. Thơng
qua hoạt động chính của mình là xét xử cơng khai, TAND Thành phố Hà
Nội đóng vai trò to lớn trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
tới quần chúng nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn
xã hội trên địa bàn Thành phố.
Trong thời gian thực tập tại TAND Thành phố Hà Nội, qua việc nghiên
cứu hồ sơ, tìm kiếm thơng tin và trực tiếp tham dự một số phiên toà xét xử bị
cáo là NCTN, em nhận thấy tình hình tội phạm do NCTN thực hiện trên địa
bàn Thành phố Hà Nội quả là một thực tế đáng báo động. Bởi ngay tại Thủ
đô của đất nước, với nền kinh tế đang ngày một phát triển, vậy mà tình hình
6
phạm tội nói chung và tình hình NCTN phạm tội nói riêng lại diễn ra tương
đối đều đặn. Hàng tháng đều có từ 1 đến 2 vụ NCTN phạm tội trên địa bàn
Thành phố.
Qua nghiên cứu hồ sơ các vụ án, cáo trạng của Viện kiểm sát và thu
thập thông tin từ Cơ quan điều tra Công an các quận, huyện gửi lên, có thể
thấy một thực tế đáng lo ngại về NCTN phạm tội trên địa bàn Hà Nội. Chỉ
tính từ tháng 1/2007 đến nay (tháng 4/2008), trên địa bàn Thành phố Hà Nội
đã xảy ra 45 vụ phạm tội do NCTN thực hiện, trong đó có 21 vụ đã được xét
xử tại TAND Thành phố Hà Nội. Theo thống kê từ sổ kết quả xét xử của
TAND Thành phố Hà Nội, năm 2007 Toà án đã xét xử 16 vụ với 35 bị cáo
là NCTN, từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2008, xét xử được 5 vụ với 12 bị cáo.
Hầu hết các bị cáo đều là nam giới.
Trong số 21 vụ NCTN phạm tội đã được TAND Thành phố Hà Nội thụ
lý và giải quyết có 1 vụ phạm tội hiếp dâm theo điều 111 Bộ luật Hình sự
(BLHS), 1 vụ phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý
theo điều 194 BLHS, 2 vụ phạm tội cố ý gây thương tích theo điều 104
BLHS, 2 vụ phạm tội cưỡng đoạt tài sản theo điều 135 BLHS, 4 vụ phạm tội
trộm cắp tài sản theo điều 138 BLHS và 11 vụ phạm tội cướp tài sản theo
điều 133 BLHS. Như vậy, số vụ cướp tài sản do NCTN thực hiện chiếm trên
50% tổng số vụ phạm tội mà NCTN thực hiện trong hơn 1 năm trở lại đây.
Với những con số thống kê trên, rõ ràng Thành phố Hà Nội đang đứng
trước một thực trạng đáng lo ngại về tình hình NCTN phạm tội. Chính
những vụ phạm tội này đã làm ảnh hưởng tới trật tự trị an ở Thành phố, gây
nên sự lo ngại và sự bất bình thường trong quần chúng nhân dân. Điều này
tạo nên khơng khí hoang mang cho quần chúng và làm ảnh hưởng rất lớn tới
hoạt động lao động, sản xuất. Mặc dù chưa thể thâu tóm được hết tất cả các
vụ phạm tội của NCTN nhưng qua các vụ án mà TAND Thành phố Hà Nội
7
đã thụ lý và giải quyết cũng phần nào phản ánh thực trạng NCTN phạm tội
trên địa bàn Thành phố.
2.2. Thực trạng, cơ cấu, diễn biến và thiệt hại của tội phạm do
NCTN thực hiện
Như đã nói ở trên, phần lớn các vụ phạm tội do NCTN thực hiện trên
địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian qua đều tập trung vào 2 tội cướp
tài sản và trộm cắp tài sản. Hầu hết các vụ cướp đều là do các đối tượng
được nuông chiều từ nhỏ, cần tiền tiêu vặt nên đã sa ngã vào con đường tội
lỗi và chủ yếu là đi cướp của những em nhỏ tuổi hơn, đang cịn học trong
trường phổ thơng.
Do chưa ý thức được hành vi của mình là phạm tội và nguy hiểm cho
xã hội để rồi lầm đường, lạc lối, cuối cùng các em phải gánh chịu hậu quả
mà không ai mong muốn. Như vụ của Vũ Phong Hà sinh ngày 25/6/1990,
Vũ Đức Cường sinh ngày 10/9/1990 và Phan Thanh Tùng sinh ngày
14/12/1991. Khoảng 19h30’ ngày 23/6/2007, Vũ Phong Hà, Vũ Đức Cường
(em họ Hà) và Phan Thanh Tùng đi 1 xe đạp đèo nhau ra khu vực đường
Tam Trinh gần cầu Mai Động, quận Hồng Mai, Hà Nội chơi thì phát hiện
thấy em Đỗ Trung Luân đi xe đạp trên đường Tam Trinh, hướng cầu Mai
Động đến cầu Voi. Thấy vậy, Vũ Phong Hà nảy sinh ý định chiếm đoạt tài
sản của em Đỗ Trung Luân nên đã nói với Vũ Đức Cường và Phan Thanh
Tùng là: “Ra xin thằng kia ít tiền đi uống nước”, Cường và Tùng đều đồng
ý. Vũ Phong Hà và Phan Thanh Tùng chạy bộ cịn Vũ Đức Cường chạy
phóng xe đuổi theo em Đỗ Trung Luân chặn lại. Vũ Phong Hà bảo em Đỗ
Trung Ln; “Có tiền khơng cho tao mấy nghìn uống nước”, em Ln trả
lời: “ Khơng có”. Thấy vậy, Vũ Đức Cường tát em Luân một cái vào mặt rồi
Vũ Phong Hà, Vũ Đức Cường và Phan Thanh Tùng cùng lục sốt người em
Ln nhưng khong thấy có tiền mà thấy trong túi quần em Luân có 1 chiếc
8
điện thoại di động Citiphone và tay đeo 1 chiếc lắc bằng bạc. Vũ Phong Hà
nói: “Bây giờ mày nộp điện thoại, lắc bạc hay là bọn tao lấy luôn cả xe đạp”.
Em Đỗ Trung Luân sợ quá đã tháo lắc bạc đeo ở tay đưa cho Vũ Phong Hà
rồi Hà đưa lắc bạc cho Phan Thanh Tùng. Sau khi lấy được lắc bạc, Vũ
Phong Hà, Vũ Đức Cường và Phan Thanh Tùng đã đến cửa hàng vàng bạc ở
187D Minh Khai, Hà Nội gặp chị Lê Việt Hồng là chủ cửa hàng, nói với chị
Hồng là lắc của bọn chúng không đeo nên bán.Chị Hồng đã mua chiếc lắc
bạc với giá 95.000đ. Số tiền 95.000đ cả ba đã ăn tiêu hết.
Đối với em Đỗ Trung Luân, sau khi bị chiếm đoạt chiếc lắc bạc đã
phóng xe về nhà và đến sáng 24/6/2007 ra Cơng an phường Mai Động trình
báo. Cơng an Phường đã xác định thương tích, vì thương tích khơng đáng kể
nên em Ln khơng u cầu đi giám định. Tại cơ quan điều tra, Vũ Phong
Hà, Vũ Đức Cường và Phan Thanh Tùng đã khai nhận hành vi phạm tội của
mình. Qua cơng tác điều tra, ngày 6/8/2007, cả ba đã bị Cơng an quận
Hồng Mai khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
Chị Lê Việt Hồng đã nộp lại Cơ quan điều tra chiếc lắc bạc, Cơ quan
điều tra đã trả lại cho em Đỗ Trung Ln. Em Ln khơng có u cầu gì
khác. Đối với chị Hồng, vì khơng biết chiếc lắc bạc là do Vũ Phong Hà, Vũ
Đức Cường và Phan Thanh Tùng chiếm đoạt của em Đỗ Trung Luân nên Cơ
quan điều tra không xử lý. Chị không có u cầu bồi thường.
Chỉ vì một chút dại dột nhất thời để rồi phải ân hận cả đời. Cứ tưởng
hành vi của mình chỉ là bình thường nhưng cuối cùng thì cả Hà, Cường và
Tùng đều đã phải trả giá vì khơng thể thốt khỏi lưới của pháp luật. Theo
phiếu kiểm định vàng bạc số 07 ngày 30/7/2007 của Công ty kinh doanh mỹ
nghệ vàng bạc đá quý, kiểm định giá xác định: lắc tay có khối lượng 16,2
gam, 99,7% là bạc, trị giá 85.000đ.
9
Ngày 29/1/2008, TAND Thành phố Hà Nội đã mở phiên toà xét xử ba
đối tượng Vũ Phong Hà, Vũ Đức Cường và Phan Thanh Tùng về tội cướp
tài sản theo khoản 1 điều 133 BLHS. Vũ Phong Hà trú quán tại số 111 ngõ
87 đường Tam Trinh, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội, hiện đang học lớp 10
tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Hà Nội. Vũ Đức Cường trú quán tại
Long Viên, Hồng Dụ, Ninh Giang, Hải Dương, đang là học sinh lớp 11
Trường dân lập Ninh Giang, Hải Dương. Phan Thanh Tùng trú quán tại 62
ngách 624/2/75 phố Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội, học cung lớp với Vũ
Phong Hà. Cả ba đều bị TAND Thành phố Hà Nội tuyên phạt 9 tháng tù
nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 1 năm. Đây quả thực là hình
phạt thích đáng cho những đối tượng này, đồng thời cũng là bài học giáo dục
sâu sắc đối với quần chúng nhân dân, đặc biệt là các bậc làm cha, làm mẹ và
các em ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
Mặc dù vậy, các vụ phạm tội do NCTN thực hiện vẫn thường xuyên
diễn ra. Chẳng hạn như vụ của Nguyễn Đức Anh trước đó. Nguyễn Đức Anh
sinh ngày 20/4/1991, trú quán tại số 33 Lĩnh Nam, tổ 38C, Mai Động,
Hồng Mai, Hà Nội. Qua nói chuyện với Vũ Hoàng Nam, sinh năm 1992,
trú tại số 62 ngõ 254 Minh Khai, tổ 2, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội, là học
sinh lớp 7D Trường Trung học cơ sở (THCS) Mai Động, Hoàng Mai, Hà
Nội, Nguyễn Đức Anh được biết em Nguyễn Đức Khánh và Nguyễn Hồng
Nam có nhiều tiền.
Khoảng 16h30’ ngày 20/3/2007, Nguyễn Đức Anh nhờ Vũ Hoàng Nam
gọi Nguyễn Đức Khánh và Nguyễn Hoàng Nam xuống sân Trường THCS
Mai Động. Khi hai em xuống Nguyễn Đức Anh hỏi: “Bây giờ chúng mày có
tiền khơng đưa cho tao”, hai em trả lời: “Em khơng có tiền”, Nguyễn Đức
Anh nói: “Nếu tao khám thấy có tiền thì sao”, hai em trả lời: “Sao cũng
được”. Nguyễn Đức Anh liền khám túi quần, túi áo hai em nhưng khơng có
10
tài sản gì. Nguyễn Đức Anh nói với hai em: “ Ngày mai 21/3/2007 mỗi
thằng mày phải nộp cho tao 10.000đ nếu không sẽ bị đánh” rồi Nguyễn Đức
Anh đi về. Cùng ngày, Nguyễn Đức Anh gặp em Trần Mạnh Cường tại sân
Trường THCS Mai Động, Nguyễn Đức Anh gọi em Cường lại hỏi: “Mày có
tiền khơng đưa anh”, em Cường trả lời có rồi đưa cho Nguyễn Đức Anh
6.000đ, Nguyễn Đức Anh cầm tiền và nói tiếp: “Mày cịn nữa không”, em
Cường trả lời: “Em hết rồi”, Nguyễn Đức Anh nói: “Nếu tao lục được tao
lấy hết cả dây truyền bạc của mày”, em Cường sợ bị đánh nên lấy hết ra đưa
cho Anh 10.000đ.
Khoảng 09h ngày 21/3/2007, Nguyễn Hoàng Nam xuống sân trường
nộp cho Nguyễn Đức Anh 10.000đ. Khoảng 14h30’ cùng ngày, Nguyễn Đức
Anh gặp em Nguyễn Quốc Việt tại sân Trường THCS Mai Động và gọi em
Việt lại gần hỏi: “Mày có tiền khơng”, em Việt trả lời: “Em khơng có”,
Nguyễn Đức Anh nói ln: “Tao mà lục túi được thì mày ăn địn với tao
nhớ”, em Việt sợ bị đánh nên đưa cho Nguyễn Đức Anh 5.000đ. Nguyễn
Đức Anh cầm tiền và nói tiếp: “Lần sau mày có tiền phải đưa cho tao khơng
tao đánh chết”. Đến khoảng 15h30’, Nguyễn Đức Anh nhờ người gọi em
Khánh xuống sân trường để gặp nhưng em Khánh không xuống, Đức Anh
lên lớp gọi em Khánh ra hành lang tầng 3 hỏi: “Tiền đâu”, em Khánh trả lời:
“Em khơng có”, Đức Anh liền dùng tay tát 01 cái vào mặt, dùng chân đá 01
cái vào bụng em Khánh. Đức Anh nói: “Đến ngày thứ 6 (23/3/2007) mày mà
khơng có tiền nộp cho tao thì tao đánh chết”, rồi Đức Anh bỏ đi. Em Khánh
sợ nên đến khoảng 09h ngày 23/3/2007, mang nộp cho Đức Anh 10.000đ tại
sân trường.
Khoảng 8h15’ ngày 22/3/2007, Đức Anh nhờ Vũ Hoàng Nam gọi em
Việt xuống sân trường và hỏi: “Hơm nay mày có tiền khơng”, em Việt sợ bị
đánh nên trả lời: “Có” và đưa cho Đức Anh 5.000đ.
11
Khoảng 09h ngày 30/3/2007, Đức Anh gặp em Khánh và Nguyễn
Hồng Nam tại sân trường phía sau và nói: “Ngày mai thằng Nam phải nộp
cho tao 20.000đ nếu không sẽ ăn đòn”. Sáng ngày 31/3/2007, Đức Anh vào
sân trường để gặp em Khánh và em Nam lấy tiền nhưng cả hai đều chưa có,
Đức Anh đe doạ: “Cho chúng mày hạn đến thứ 2 (02/4/2007) nếu không
đem tiền đến cho tao sẽ ăn đòn”.
Khoảng 15h30’ ngày 02/4/2007, Đức Anh gặp em Khánh và Nam tại
sân trường nhưng vẫn khơng có tiền, Đức Anh liền dùng tay tát 01 cái vào
má trái và dùng chân đá 01 cái vào đầu em Nam. Đánh xong, Đức Anh nói:
“Tao gia hạn chót đến chiều ngày mai chúng mày phải đem tiền cho tao nếu
không tao sẽ đánh chết” rồi bỏ đi.
Đến chiều ngày 03/4/2007, Đức Anh đến sân trường đợi em Khánh và
Nam để lấy tiền nhưng đã bị Công an phường Mai Động, Hoàng Mai, Hà
Nội bắt giữ, yêu cầu về trụ sở Cơ quan Công an làm việc. Tổng số tiền mà
Nguyễn Đức Anh đã chiếm đoạt là 46.000đ, hiện Đức Anh đã trao trả đầy đủ
cho những người bị hại.
Có những sự việc tưởng chừng như rất đơn giản, hành vi tưởng như vụn
vặt và không hề nguy hại nhưng cũng đã cấu thành tội phạm. Và cuối cùng,
khi người đã gây nên những hành vi đó cảm thấy hối hận thì đã quá muộn để
chuộc lại lỗi lầm của mình.
Ngày 28/10/2007, TAND Thành phố Hà Nội đã mở phiên toà xét xử
đối tượng Nguyễn Đức Anh về tội cướp tài sản theo khoản 1 điều 133
BLHS. Với hành vi phạm tội của mình, Đức Anh phải chịu mức án 18 tháng
tù giam.
Nguy hiểm, táo bạo và liều lĩnh hơn nữa là hành vi cướp tài sản của
Đặng Ngọc Phú, sinh ngày 04/9/1992, trú tại 20/12 Khương Đình, Thượng
Đình, Thanh Xuân, Hà Nội, Nguyễn Văn Cồ, sinh ngày 26/9/1992, trú tại
12
xóm 1, thơn Thượng, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội và Dương Thanh Hồ, sinh
ngày 23/6/1992, cùng trú tại xóm 1, thơn Thượng, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội.
Cả ba đều là học sinh lớp 10 và cùng học một lớp.
Do chán học nên chiều ngày 17/9/2007, Đặng Ngọc Phú, Nguyễn Văn
Cồ và Dương Thanh Hoà cùng rủ nhau đi “dạt” (bỏ nhà đi chơi). Sau khi vào
quán chơi bi a xong, cả ba đều hết tiền nên Hoà nảy ra ý định rủ Phú và Cồ
đi cướp tài sản. Cả Phú và Cồ đều đồng ý. Cồ đi đòi của bạn 01 con dao
nhip, Hoà về nhà mượn được 01 con dao loại trọc tiết lợn giấu vào cặp sách
đưa cho Phú. Sau khi đến chỗ hẹn, cả ba cùng nhau di bộ ra đường Láng
Hoà Lạc để cướp tài sản.
Khoảng 20h30’, tại chỗ vắng trên đường Láng Hoà Lạc, bọn chúng
nhìn thấy anh Nguyễn Văn Ninh, sinh năm 1984 và chị Dương Ngọc Trang,
sinh năm 1986 đang ngồi tâm sự trên xe Honđa mang BKS 29L8-9080. Cả
bọn liền tiến lại gần chỗ anh Ninh và chị Trang, Hoà nói với anh Ninh: “Cho
bọn em ít tiền uống nước”, anh Ninh trả lời: “Anh khơng có”. Cồ lập tức rút
con dao nhíp trong người ra dí vào lưng anh Ninh và túm cổ áo lơi ra ngồi.
Phú cũng lấy trong cặp sách của Hoà con dao trọc tiết lợn ra để khống chế
chị Trang. Cồ nói với anh Ninh: “Một là đưa tiền hai là bỏ mạng”, anh Ninh
vẫn trả lời: “Khơng có tiền”. Hồ thấy chìa khố xe máy vẫn cắm trên xe
liền lên xe phóng đi cách vài chục mét thì dừng lại chờ Cồ và Phú. Cồ thấy
vậy nói với Phú: “Giải quyết thằng này đi”, Phú đẩy chị Trang ngã xuống rồi
chạy lại dùng con dao trọc tiết lợn đâm vào bụng anh Ninh làm anh Ninh bị
thương.
Sau khi đâm anh Ninh bị thương, Cồ và Phú cùng chạy đến chỗ Hoà rồi
cả ba lên xe đi mất. Tối hơm ấy, Hồ mang xe máy về nhà nói là mượn của
bạn. Sáng ngày 18/9/2007, Hồ đèo Cồ sang nhà Phú, tại nhà Phú, bọn
chúng đã tháo biển số xe rồi cùng nhau đi “dạt”. Nhưng đến khoảng 09h30’
13
cùng ngày, khi vừa ra khỏi nhà Phú thì cả ba đã bị Công an quận Thanh
Xuân phát hiện và bắt giữ. Qua điều tra, xét hỏi, Đặng Ngọc Phú, Nguyễn
Văn Cồ và Dương Thanh Hà đã khai nhận toàn bộ hành vi của mình. Tang
vật thu được gồm 01 chiếc cặp sách, 01 con dao loại trọc tiết lợn và 01 con
dao nhíp.
Chiếc xe Honđa mang BKS 29L8-9080 đã được lắp lại biển số và trao
trả lại cho anh Nguyễn Văn Ninh. Hội đồng thẩm định đã định giá chiếc xe
trị giá 4.500.000đ. Đối với anh Ninh, do vết thương bị đâm sâu làm thủng tá
tràng và ruột non nên sau khi được cấp cứu và chữa trị đã yêu cầu được
giám định thương tật. Bộ phận giám định đã xác định tỷ lệ thương tật của
anh Nguyễn Văn Ninh là tổn hại 62% sức khoẻ. Trong thời gian anh Ninh
mổ và nằm viện điều trị, gia đình Dương Thanh Hồ đã hỗ trợ được cho gia
đình anh Ninh 18.000.000đ, gia đình Nguyễn Văn Cồ hỗ trợ 16.500.000đ,
riêng gia đình Đặng Ngọc Phú do hồn cảnh khó khăn nên vẫn chưa bồi
thường được gì cho gia đình anh Ninh.
Rõ ràng, hành vi cướp tài sản của Phú, Cồ và Hồ là hết sức nguy hiểm
và khơng thể tha thứ được. Ngày 26/3/2008 vừa qua, TAND Thành phố Hà
Nội đã mở phiên toà xét xử các đối tượng Đặng Ngọc Phú, Nguyễn Văn Cồ
và Dương Thanh Hoà về tội cướp tài sản theo khoản 1 và khoản 4 điều 133
BLHS. Đặng Ngọc Phú với hành vi dùng dao trọc tiết lợn đâm vào bụng anh
Nguyễn Văn Ninh gây tổn hại sức khoẻ 62% đã phải lĩnh mức án 12 năm tù
giam. Nguyễn Văn Cồ và Dưong Thanh Hoà, mỗi người phải chịu mức án 3
năm tù giam.
Như vậy, qua các vụ án nêu trên, có thể thấy một thực tế khá nổi cộm
về tình hình NCTN phạm tội trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đó là liên tiếp
các vụ phạm tội diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn đều do một hoặc
một nhóm đối tượng là NCTN thực hiện. Cùng với đặc điểm trên, một trong
14
những đặc điểm cần lưu ý nữa là đa số các vụ phạm tội do NCTN thực hiện
trong thời gian vừa qua đều được tiến hành dưới hình thức đồng phạm. Các
trường hợp trên đây chính là tiếng chng cảnh tỉnh cho các bậc làm cha mẹ
trong việc giáo dục con cái và cũng khiến các đồng chí làm cơng tác tố tụng
khơng khỏi băn khoăn suy nghĩ.
Có thể thấy một điều rằng với sự phát triển của xã hội nói chung và sự
phát triển về tâm sinh lý, thể chất của trẻ em nói riêng thì số trẻ bước vào
con đường phạm tội ở tuổi vị thành niên sẽ ngày càng tăng lên nếu chúng ta
không kịp thời uốn nắn và tạo cho các em một môi trường sinh sống hài hoà,
lành mạnh.
Những vụ phạm tội do NCTN thực hiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội
trong thời gian vừa qua hầu hết đều do các đối tượng có độ tuổi từ 16 đến
dưới 18 tuổi thực hiện. Ở lứa tuổi tuổi này, một trong những đặc điểm tâm lý
rất chung của NCTN là tâm trạng bất thường, lòng kiên trì và khả năng tự
kiềm chế thấp, quyết định thường bột phát, thiếu suy nghĩ, thiếu cân nhắc và
đôi lúc trở thành liều lĩnh, táo bạo. Qua nghiên cứu hồ sơ tại TAND Thành
phố Hà Nội, em nhận thấy hành vi của chủ thể trong các vụ phạm tội do
NCTN thực hiện đều phù hợp với những đặc điểm chung về tâm lý của
NCTN.
Trong công tác giải quyết án hình sự, TAND Thành phố Hà Nội đã
thụ lý và xét xử cả những vụ án sơ thẩm do Viện kiểm sát cùng cấp chuyển
sang lẫn các vụ án phúc thẩm đã được xét xử tại TAND cấp dưới, trong các
vụ án đó có cả những vụ phạm tội của NCTN. Do số lượng các vụ phạm tội
của NCTN là rất nhiều nên em cũng khơng thể thâu tóm hết được. Nhưng
điều đáng lo ngại chính là các em ở độ tuổi vị thành niên, sẽ là những người
nắm giữ cơng cuộc xây dựng Thủ đơ nói riêng và xây dựng đất nước nói
chung trong một tương lai khơng xa nữa. Các em chính là đội ngũ hùng hậu
15
nhất mà xã hội mong đợi sẽ đóng góp trí lực vào sự nghiệp chung của toàn
dân tộc. Nhưng sự cám dỗ của những ham muốn tầm thường, ngày càng có
nhiều hơn các em là trẻ vị thành niên lao vào con đường phạm tội.
Đây quả là một thực tế vơ cùng xót xa đối với Thủ đơ Hà Nội nói riêng
lẫn tồn xã hội nói chung. Thiệt hại trong các vụ phạm tội do NCTN thực
hiện có cả yếu tố vật chất lẫn tinh thần. Các em có thể phạm tội vào bất kỳ
thời điểm nào trong ngày: sáng, trưa, chiều, tối, thậm trí cả ban đêm và
thường tập trung chủ yếu ở khu vực nội thành. Điều đáng nói hơn nữa là hầu
hết các vụ phạm tội do NCTN thực hiện, các em đều đang còn đi học, đều là
học sinh phổ thông, đang được sự giáo dục bởi cả gia đình lẫn nhà trường.
Trước thực trạng đáng lo ngại về NCTN phạm tội trên địa bàn Thành
phố Hà Nội trong thời gian gần đây thì cơng tác tìm hiểu nguyên nhân cũng
như điều kiện dắt NCTN vào con đường phạm tội càng trở nên quan trọng,
để từ đó tìm ra những giải pháp hữu ích nhất hạn chế tình hình NCTN phạm
tội cũng như đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp vừa bảo đảm nguyên tắc
nhân đạo trong xử lý NCTN phạm tội vừa thể hiện tính nghiêm minh của
pháp luật. Vậy, để khắc phục tình trạng trên và đưa ra những biện pháp đấu
tranh, phịng chống hữu hiệu nhất, chúng ta cùng tìm hiểu những nguyên
nhân nào đã dẫn đến tình trạng NCTN phạm tội trên địa bàn Thành phố Hà
Nội.
16
PHẦN 3 : NGUYÊN NHÂN PHẠM TỘI CỦA NCTN
NCTN phạm tội bao giờ cũng là kết quả của sự tác động tương hỗ biện
chứng giữa các đặc điểm tâm lý, xã hội của NCTN và các tình huống, hồn
cảnh ở mơi trường bên ngồi. Qua những kiến thức tổng hợp từ các mơn
Luật hình sự, Tội phạm học, Xã hội học… và đặc biệt là qua quá trình nhiên
cứu hồ sơ tại TAND Thành phố Hà Nội, em nhận thấy NCTN phạm tội trên
địa bàn Thành phố Hà Nội chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, nguyên nhân thuộc về mơi trường gia đình.
Ở tuổi vị thành niên, các em thường thiếu kinh nghiệm sống, chưa thể
đánh giá vấn đề xảy ra với mình một cách đúng đắn, toàn diện, cho nên dễ
17
chịu ảnh hưởng của những ý kiến, dư luận từ môi trường xung quanh. Mà
môi trường gần gũi nhất bao bọc các em từ khi cịn nhỏ là mơi trường gia
đình. Chính vì vậy, NCTN phạm tội trước hết do sự ảnh hưởng của các yếu
tố tiêu cực trong chính mơi trường gia đình, mà trực tiếp là ơng, bà, bố, mẹ,
anh, chị cùng chung sống. Do phương pháp giáo dục không hợp lý, thiếu
khoa học và lối sống không lành mạnh, đạo đức tiêu cực của chính những
thành viên trong gia đình đã kích thích đến q trình hình thành nhân cách
lệch lạc của NCTN, đẩy các em vào con đường phạm tội.
Theo thống kê về hoàn cảnh gia đình của các bị cáo là NCTN tại
TAND Thành phố Hà Nội thì hầu hết các bị cáo đều xuất thân từ những gia
đình khơng hạnh phúc, hoặc bố mẹ mải làm ăn nên buông lỏng sự quản lý
đối với con cái, hoặc gia đình tan rã vì ly dị đã ảnh hưởng không tốt đến
tương lai của đứa con, là yếu tố quan trọng trong vấn đề NCTN phạm pháp
và phạm tội. Đây cũng là một bài học khiến các bậc làm cha làm mẹ phải
xem xét và thấy được tầm quan trọng trong việc tạo dựng một gia đình văn
hố, mẫu mực, hạnh phúc để các em có điều kiện tốt phát triển về thể chất
cũng như nhân cách.
Thứ hai, nguyên nhân thuộc về môi trường nhà trường.
Trẻ em khơng thể phát triển một cách tồn diện về thể chất và tinh thần
cũng như các năng khiếu thiên bẩm chỉ trong phạm vi gia đình, dù rằng đó là
gia đình hạnh phúc, bền vững. Mà bên cạnh mơi trường sống gần gũi nhất là
gia đình thì mơi trường thứ hai các em tiếp xúc nhiều chính là trường học,
lớp học. Nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh các kiến thức của nhân
loại đã tích luỹ thơng qua các mơn học mà cùng với nó, nhiệm vụ quan trọng
khác của nhà trường là giáo dục, bồi dưỡng nhân cách cho học sinh. Tuy
nhiên, chính trong mơi trường sư phạm này lại tồn tại những khiếm khuyết
18
là yếu tố trực tiếp tác động đến quá trình hình thành tâm lý phạm tội ở
NCTN hiện nay.
Nguyên nhân dẫn đến các học sinh bỏ học, trốn học, lang thang, tham
gia vào các ổ nhóm tội phạm là do một số giáo viên có trình độ hạn chế,
phương pháp giảng dạy kém, thái độ dạy học thiếu trách nhiệm dẫn đến việc
học sinh khơng hiểu bài, từ đó dẫn đến khơng có hứng thú trong học tập,
thậm chí chán học và có hành vi nghịch ngợm trong lớp. Những em lười
học, bỏ học có nhiều thời gian rảnh rỗi, chơi bời, lêu lổng, nghịch ngợm sớm
muộn cũng dẫn đến việc phạm pháp, phạm tội.
Nguyên nhân thứ hai thuộc về môi trường nhà trường là việc tổ chức
quản lý học sinh ở một số trường chưa tốt, thiếu sự phối hợp giữa gia đình
và nhà trường, chưa rèn luyện, giáo dục cho học sinh học tập và làm việc
theo nội quy, quy chế của nhà trường và cũng không hề đan cài công tác
tuyên truyền pháp luật trong các giờ học Giáo dục công dân, đặc biệt là một
số quy định về hình sự thường xảy ra trên địa bàn. Chính bởi những lý do
trên, đã dẫn đến một thực tế rất đáng lo ngại là số lượng lớn các em ở độ tuổi
vị thành niên bị “mù pháp luật”.
Thứ ba, nguyên nhân do các tổ chức đoàn, đội chưa phát huy được vai
trị của mình.
Các tổ chức đồn, đội là các tổ chức ln giữ vai trị tiên phong trong
công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các em ở lứa tuổi vị thành
niên, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, cũng như
đồn kết các thành viên trong tổ chức mình. Tuy nhiên, chính bệnh “hình
thức” và bệnh “thành tích” của các tổ chức đồn đội đơi khi đã làm xa rời
các thành viên của tổ chức mình. Thêm vào đó, với sự kém hấp dẫn và thiếu
tính thực tế trong những hoạt động của các tổ chức đồn đội đã khơng mang
lại hiệu quả, đơi khi cịn có tác dụng theo chiều ngược lại.
19
Thứ tư, nguyên nhân do bị ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế
thị trường, đó chính là sự phân hoá xã hội.
Sự phát triển kinh tế xã hội đã dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo ngày
càng rõ nét. Một số gia đình trở nên giàu có, cha mẹ mải kiếm tiền nên
khơng có thời gian để quan tâm, chăm sóc con cái, tuy nhiên họ lại có nhiều
tiền và do vậy đã bù đắp cho con trẻ bằng việc đáp ứng mọi đòi hỏi của
chúng. Từ đó dẫn tới thói quen hoang phí, sự ăn khơng ngồi rồi, quan niệm
về giá trị lao động lệch lạc, khả năng tự kiềm chế kém nên khi gặp phải hồn
cảnh khó khăn, các em dễ đi vào con đường phạm tội. Ngược lại, ở một thái
cực khác là có một số gia đình, chủ yếu là ở khu vực ngoại thành có hồn
cảnh kinh tế khó khăn, đời sống sinh hoạt thấp hơn mức bình thường. Các
em sống trong những gia đình này, có em phải nghỉ học để đi làm, cũng rất
dễ bị lao vào con đường phạm tội, từ trộm cắp vặt rồi trộm cắp những tài sản
lớn hơn, rồi đến cướp giật, cướp tài sản…
Sự phát triển của xã hội còn làm các hoạt động kinh doanh, dịch vụ và
trao đổi tăng nhanh. Trong quá trình phát triển nền kinh tế đất nước, đặc biệt
là quá trình hội nhập khơng tránh khỏi việc xuất hiện những tệ nạn xã hội và
trên địa bàn Thành phố Hà Nội cũng không phải là một ngoại lệ. Ngày càng
xuất hiện nhiều hơn các tụ điểm chơi cờ bạc dưới nhiều hình thức và các
dịch vụ mại dâm khác. Những tụ điểm này chính là những “điểm xốy” dễ
cuốn các em ở tuổi vị thành niên lao vào con đường phạm tội. Ngoài ra nạn
ma tuý tại Hà Nội phát triển mạnh trong thời gian vừa qua cũng là một thực
tế đáng lo ngại khi nó tác động đến lứa tuổi vị thành niên. Cũng may là trong
số những vụ án NCTN phạm tội trong thời gian vừa qua tại Hà Nội chỉ có
rất ít vụ liên quan tới mại dâm, ma tuý. Tuy vậy, chúng ta cũng cần cẩn
trọng hơn tới việc trôi nổi trên thị trường các loại băng đĩa hình có nội dung
20
đồi trụy, kích động bạo lực, bởi đây chính là những thứ dễ tác động tới các
em trong thời kỳ phát triển về tâm sinh lý và dễ dẫn tới hiện tượng phạm tội.
Một trong những hiện tượng có tác động không kém đến các vụ phạm
tội của NCTN trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua chính
là việc xuất hiện ngày càng nhiều các cửa hàng kinh doanh trò chơi điện tử
và bi a. Qua các biên bản hỏi cung bị can và biên bản xet hỏi tại phiên toà từ
những hồ sơ vụ án có NCTN phạm tội tại TAND Thành phố Hà Nội, em
nhận thấy hầu hết các vụ trộm cắp và cướp tài sản của các em ở độ tuổi vị
thành niên đều nhằm mục đích lấy tiền chơi điện tử, bi a. Như vụ Đặng
Ngọc Phú, Nguyễn Văn Cồ và Dương Thanh Hoà, sau khi bỏ nhà đi chơi bi
a hết tiền đã cùng rủ nhau đi cướp tài sản. Hay đối với trường hợp của Đỗ
Ngọc Hiếu ở Lực Canh, Xuân Canh, Đông Anh, Hà Nội thường xuyên chơi
bi a ăn tiền, khi thua hết thì tìm đủ mọi cách để có tiền, ngay cả việc trộm
cắp, rồi cướp tài sản cũng không từ.
Những nguyên nhân khách quan rõ ràng có tác động rất mạnh tới
NCTN phạm tội vì ở lứa tuổi này các em dễ thích nghi, dễ bị lơi kéo, tác
động từ mơi trường bên ngồi. Tuy nhiên, chúng ta cũng khơng vì thế mà bỏ
qua một ngun nhân rất quan trọng nữa, bởi đó chính là ngun nhân chủ
quan dẫn tới việc NCTN phạm tội.
Thứ năm, nguyên nhân do chính bản thân NCTN.
Phần lớn những trẻ em ở tuổi vị thành niên phạm tội đều là những đối
tượng không chịu tu dưỡng, rèn luyện, không chịu học hành mà chỉ biết ăn
chơi, hưởng thụ, đua đòi, a dua theo bạn bè, bị kẻ xấu xúi giục rồi lao vào
con đường phạm tội. Trong số các vụ phạm tội do NCTN thực hiện trên địa
bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua thì chỉ một số ít các em có
nhân thân tốt, cịn lại đều là những đối tượng chơi bời và ăn tiêu phung phí.
21
Các em thừa biết được hậu quả nhưng vẫn cố tình thực hiện đến cùng hành
vi phạm tội để có tiền thoả mãn cho việc ăn chơi của mình.
Thứ sáu, nguyên nhân do sự kém hiệu quả của công tác tư pháp hình sự
đối với NCTN.
Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa xây dựng được một hệ thống các cơ
quan chuyên trách để chuyên tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử
và thi hành án hình sự đối vói NCTN phạm tội.
Như vậy, NCTN phạm tội do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trên đây
là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình hình NCTN phạm tội nói chung
cũng như tình hình NCTN phạm tội trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói
riêng. Mặc dù trên thực tế vẫn cịn vơ số những ngun nhân khác, những
con đường khác dẫn đến tình trạng NCTN phạm tội nhưng theo nghiên cứu
và hiểu biết của em thì đây là những nguyên nhân chính và trực tiếp nhất. Từ
những nguyên nhân này, nếu chúng ta có sự khắc phục hợp lý thì khơng chỉ
hạn chế được tình hình NCTN phạm tội mà cịn đảm bảo một mơi trường
sống lành mạnh để các em có điều kiện phát triển cả trí và lực, trở thành con
ngoan, trị giỏi, cơng dân có ích cho xã hội.
Cũng từ những nguyên nhân trên và từ thực trạng tình hình NCTN
phạm tội trên địa bàn Thành phố Hà Nội, em cũng xin mạnh dạn đề xuất một
số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng NCTN phạm tội nói chung cũng như
trên địa bàn Thành phố nói riêng, đồng thời đề cập đến cơng tác đấu tranh và
xét xử đối với tội phạm là NCTN trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời
gian vừa qua.
22
PHẦN 4 : GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG NCTN PHẠM TỘI
VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH PHÒNG NGỪA, NGĂN
CHẶN
4.1. Những giải pháp hạn chế tình trạng NCTN phạm tội
Cơng tác phịng ngừa NCTN phạm tội là hệ thống đồng bộ các biện
pháp nhằm xoá bỏ các nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội của NCTN và cải
thiện môi trường sống giúp cho NCTN phát triển toàn diện nhân cách, có
đầy đủ phẩm chất của con người mới Việt Nam, xứng đáng là chủ nhân
tương lai của đất nước, biết giữ gìn và phát huy truyền thống lẫn bản sắc tốt
23
đẹp của dân tộc ta. Phòng ngừa NCTN phạm tội là phương hướng chủ đạo
của công cuộc đấu tranh với tội phạm.
Việc đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng NCTN phạm tội
đang được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền hết sức quan tâm bởi
đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác đấu tranh phòng và
chống tội phạm do NCTN thực hiện.
Việc hạn chế tình trạng NCTN phạm tội là cơng việc vơ cùng khó khăn,
địi hỏi sự nỗ lực của từng cá nhân và tổ chức trong xã hội. Chính vì vậy,
trong công tác này, việc phối kết hợp chặt chẽ hơn giữa gia đình, nhà trường
và xã hội là vơ cùng quan trọng.
Về phía gia đình: Ln phải là chỗ dựa vững chắc nhất cho các em ở độ
tuổi vị thành niên. Vì vậy, các thành viên trong gia đình cần phải giữ mối
quan hệ hồ thuận, ơng bà, cha mẹ phải ln thể hiện mình là một tấm
gương tốt cho con cháu noi theo. Cha mẹ cần thường xuyên quan tâm, chăm
sóc, quản lý tốt con cái, học và thực hiện các biện pháp giáo dục con một
cách khoa học, tránh cả hai khuynh hướng quá thô bạo, cứng rắn hoặc q
nng chiều con cái. Gia đình cần giữ mối liên lạc thường xuyên với nhà
trường và các tổ chức xã hội khác mà con em mình sinh hoạt để có sự quản
lý và giáo dục kịp thời. Khơng chỉ có vậy, mỗi gia đình cần phải có sự sáng
tạo trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình, tạo cơng ăn việc làm phù hợp
với thành viên gia đình mình là NCTN khơng cịn đi học, tránh để các em
rơi vào tình trạng ăn khơng ngồi rồi dễ gây ra tâm lý chán trường và dễ bị kẻ
xấu lợi dụng, rủ rê. Thực tế hiện nay, khi các em sống trong mơi trường gia
đình khơng thuận lợi cho viêc hình thành nhân cách thì rất khó trong việc
lựa chọn giải pháp nào để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của trẻ em, tạo thuận lợi
cho trẻ phát triển bình thường.
24
Đối với nhà trường: Đây là môi trường tập trung nhiều em ở lứa tuổi
vị thành niên nhất. Vì thế nên việc thực hiện đúng đắn các quy định của
pháp luật, đảm bảo tốt công tác nề nếp cũng như sáng tạo trong công tác
giảng dạy và các hoạt động văn hố, thể thao sẽ tạo ra mơi trường lành
mạnh, hạn chế tối đa việc những em học sinh lao vào con đường phạm tội.
Nhà trường cần có sự phối hợp của những giáo viên chủ nhiệm và các
em học sinh trong mỗi đơn vị lớp để kịp thời phát hiện các em có biểu hiện
khác thường và có xu hướng vi phạm pháp luật để kịp thời uốn nắn. Phải có
sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với gia đình bằng nhiều hình thức để
một mặt góp phần nâng cao nhận thức của phụ huynh về phương pháp giáo
dục con cái ở gia đình, sắp xếp hợp lý cho các em thời gian làm các công
việc phụ giúp gia đình với thời gian học ở nhà. Mặt khác, đối với những trẻ
em gặp phải hồn cảnh khó khăn hoặc có những biểu hiện sai trái về đạo
đức, nhà trường và phụ huynh cần bàn bạc kịp thời để giúp các em có điều
kiện học tập tốt hơn hoặc sửa chữa kịp thời.
Ngoài ra, nhà trường cần quan tâm đến việc giáo dục học sinh về đạo
đức, về pháp luật, đồng thời nhà trường cần chú ý đến việc nâng cao chất
lượng của đội ngũ giáo viên về chuyên môn và phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp. Tổ chức đoàn hoạt động trong nhà trường nên phát huy hơn nữa vai
trò tiên phong của mình, ln phải đi đầu trong cơng tác tuyên truyền pháp
luật, đặc biệt trong các hoạt động văn hoá, thể thao, nên tổ chức các cuộc thi,
phần thi tìm hiểu pháp luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng. Theo ý
kiến của em, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đưa môn Pháp luật đại cương vào
chương trình học chính khố tại các trường Trung học phổ thơng. Nếu làm
được việc đó sẽ vừa đảm bảo trang bị cho các cho các em học sinh một
lượng kiến thức pháp lý nhất định lại vừa hạn chế được tình hình NCTN
25
phạm tội, đặc biệt là nạn “ma tuý học đường” đang là điểm nhức nhối nhất
trong công tác giáo dục.
Không chỉ các tổ chức đoàn trong nhà trường mà ngay cả các tổ chức
đoàn cơ sở ở địa phương cũng cần phải phát huy hơn nữa vai trị của mình
đối với các đồn viên trong tổ chức mình, tránh để các em ở độ tuổi vị thành
niên bị sa ngã vào con đường phạm tội. Bên cạnh hoạt động tuyên truyền
pháp luật qua các tổ chức đoàn, đội cũng cần phải tiến hành hoạt động tuyên
truyền pháp luật ở quy mơ rộng hơn. Đó là các phương tiện thơng tin đại
chúng.
Ngồi những giải pháp từ phía gia đình, nhà trường và các tổ chức đồn
đội thì các cấp chính quyền địa phương cũng cần phải thông qua các cơ quan
chức năng để xiết chặt hơn nữa tới việc hoạt động của các cửa hàng kinh
doanh dịch vụ trò chơi điện tử, bi a, karaoke…
Đồng thời cũng cần đưa ra những chiến lược cụ thể để phát triển kinh
tế, văn hoá, nâng cao đời sống nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần, nhất là
cho các em ở độ tuổi vị thành niên, để các em có nhiều điều kiện hơn trong
quá trình học tập và rèn luyện, tránh xa các tệ nạn xã hội.
Khơng chỉ từ phía các cấp chính quyền địa phương mà ngay cả Nhà
nước và các cơ quan chức năng ở Trung ương cũng cần phải có hệ thống văn
bản hướng dẫn, chỉ đạo việc áp dụng nghiêm túc, triệt để các quy định của
Bộ luật Tố tụng hình sự trong các giai đoạn tố tụng nhằm bảo đảm cho các
các quy định của pháp luật, nhất là những quy định đối với NCTN được thực
hiên nghiêm minh, đúng trình tự, thủ tục ngay từ đầu.Cần quan tâm hơn nữa
tới cơng tác tư pháp hình sự đối với NCTN. Trong quá trình cải cách tư pháp
của nước ta đã có những ý kiến đóng góp của các chuyên gia pháp lý về việc
thành lập các Cục, Phịng, Ban và Tồ án tương ứng dành cho NCTN từ cấp
huyện đến cấp Trung ương. Theo em, ý kiến trên cần được ghi nhận và sớm