Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Các hành vi cạnh tranh về giá trong luật cạnh tranh những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI


TRẦN HỒ QUỲNH TRANG

CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH VỀ GIÁ TRONG
LUẬT CẠNH TRANH – NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Chuyên ngành Luật thương mại

TP. HCM - 2008


Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Lý luận và thực tiễn.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH VỀ GIÁ TRONG
LUẬT CẠNH TRANH – NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN HỒ QUỲNH
TRANG


Khóa: 29 MSSV: 2920214
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM TRÍ
HÙNG

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2008

1


Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Lý luận và thực tiễn.

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài “Các hành vi cạnh tranh về giá trong Luật cạnh tranh –
Những vấn đề lý luận và thực tiễn” mà tơi sẽ trình bày trong đây là kết
quả của quá trình học tập và nghiên cứu của bản thân tôi. Đề tài được
thực hiện dưới sự hỗ trợ về kiến thức của các thầy, cơ trong Trường Đại
Học Luật thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là dưới sự hướng dẫn của
Tiến sĩ Phạm Trí Hùng.
Tơi xin cam đoan đề tài này là cơng trình nghiên cứu của mình,
khơng phải sao chép của người khác. Tơi sẽ hồn tồn chịu trách nhiệm
trước nhà trường về sự cam đoan này.

TP.HCM, ngày 27 tháng 7 năm 2008,
Sinh viên thực hiện:

Trần Hồ Quỳnh Trang.

2



Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Lý luận và thực tiễn.

MỤC LỤC
-----------------LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................... 0
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ VÀ
CẠNH TRANH VỀ GIÁ NHẰM HẠN CHẾ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH. ......... 9
1.1 KHÁI NIỆM GIÁ VÀ CẠNH TRANH BẰNG GIÁ. ................................. 9
1.1.1 Giá và những tác động đối với thị trường. .................................................. 9
1.1.1.1 Khái niệm giá. ............................................................................................ 9
1.1.1.2 Tác động của giá đối với thị trường. ........................................................ 10
1.1.2 Cạnh tranh bằng giá. ................................................................................ 12
1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của các hành vi cạnh tranh bằng giá. .................. 12
1.1.2.2 Tác động của cạnh tranh bằng giá . ......................................................... 13
1.2 HÀNH VI CẠNH TRANH VỀ GIÁ NHẰM HẠN CHẾ ĐỐI THỦ CẠNH
TRANH. ............................................................................................................ 16
1.2.1 Khái niệm và dấu hiệu nhận biết hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế
đối thủ cạnh tranh..................................................................................... 16
1.2.1.1 Khái niệm cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh. ............... 16
1.2.1.2 Dấu hiệu nhận biết hành vi cạnh tranh về giá nhằm mục đích hạn chế đối
thủ cạnh tranh. ......................................................................................... 17
1.2.2 Các hình thức biểu hiện của hành vi cạnh tranh bằng giá cả nhằm hạn chế
đối thủ cạnh tranh..................................................................................... 21
1.2.2.1 Hạn chế khả năng mở rộng quy mô kinh doanh của đối thủ cạnh tranh ... 21
1.2.2.2 Loại bỏ khỏi thị trường đối thủ cạnh tranh. .............................................. 22
1.2.2.3 Ngăn cản việc gia nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới. ......... 23
CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH CÁC HÀNH VI CẠNH
TRANH VỀ GIÁ NHẰM HẠN CHẾ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH. ................... 25
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH ĐIỀU CHỈNH
HÀNH VI CẠNH TRANH VỀ GIÁ NHẰM HẠN CHẾ ĐỐI THỦ CẠNH
TRANH. ............................................................................................................ 25

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật canh tranh điều chỉnh các
hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh. ..................... 25
2.1.2 Những nội dung cơ bản của pháp luật điều chỉnh các hành vi cạnh tranh về
giá nhằm mục đích hạn chế đối thủ cạnh tranh. ........................................ 27
2.2 CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH VỀ GIÁ NHẰM HẠN CHẾ ĐỐI THỦ
CẠNH TRANH TRONG PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VIỆT NAM. .............. 28
2.2.1 Hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế khả năng mở rộng quy mô của đối
thủ cạnh tranh. ......................................................................................... 29
2.2.1.1 Xác định có tồn tại thỏa thuận giữa các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh
trên thị trường. ......................................................................................... 29
2.2.1.2 Đối tượng hướng đến của hành vi. ........................................................... 32
2.2.1.3 Mức giá hạn chế khả năng mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp
khác. ........................................................................................................ 32

3


Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Lý luận và thực tiễn.

2.2.1.4 Mục đích hạn chế khả năng mở rộng quy mô kinh doanh của đối thủ cạnh
tranh. ....................................................................................................... 33
2.2.2 Hành vi cạnh tranh về giá nhằm mục đích loại bỏ đối thủ cạnh tranh. ...... 34
2.2.2.1 Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để thực hiện hành vi
cạnh tranh về giá nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh. ................................. 35
2.2.2.2 Hành vi thỏa thuận về giá nhằm loại bỏ khỏi thị trường những doanh
nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận. .......................................... 45
2.2.3 Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm ngăn cản khả năng gia nhập thị trường
của những đối thủ tiềm năng. ................................................................... 47
2.2.3.1 Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền ngăn cản việc gia nhập
thị trường của các đối thủ tiềm năng thông qua “rào cản về giá”. ........... 48

2.2.3.2 Hành vi thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm khơng cho doanh nghiệp khác tham
gia thị trường. .......................................................................................... 49
2.2.4 Thẩm quyền xử lý và các chế tài đối với các hành vi cạnh tranh về giá
nhằm mục đích hạn chế đối thủ cạnh tranh. .............................................. 51
2.2.4.1 Thẩm quyền xử lý đối với các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối
thủ cạnh tranh. ......................................................................................... 51
2.2.4.2 Hình thức xử lý vi phạm đối với các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn
chế đối thủ cạnh tranh.............................................................................. 53
CHƯƠNG III: THỰC TIỄN CẠNH TRANH VỀ GIÁ NHẰM HẠN
CHẾ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH – MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ PHƯƠNG
HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CẠNH TRANH VỀ GIÁ. ................... 56
3.1 THỰC TIỄN CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH VỀ GIÁ NHẰM HẠN
CHẾ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH. ....................................................................... 56
3.1.1 Những cuộc chiến về giá tranh giành thị phần trước khi Luật cạnh tranh
2004 ra đời. .............................................................................................. 56
3.1.2 Thực trạng cạnh tranh về giá ở nước ta hiện nay. ..................................... 58
3.1.2.1 Hiện tượng liên kết giảm giá để cạnh tranh. ............................................. 58
3.1.2.2 Cạnh tranh về giá thông qua hình thức khuyến mại. ................................. 59
3.1.2.3 Doanh nghiệp “bù lỗ chéo” để giảm giá cạnh tranh. ............................... 62
3.2 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT CẠNH
TRANH VỀ GIÁ. .............................................................................................. 63
3.2.1 Những hạn chế trong thực thi pháp luật cạnh tranh về giá và một số kiến
nghị. ......................................................................................................... 63
3.2.1.1 Vấn đề xác định giá mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ: ...................... 63
3.2.1.2 Vấn đề xác định mục đích hạn chế đối thủ cạnh tranh. ............................. 65
3.2.1.3 Vấn đề xây dựng nguyên tắc xử lý đối với các hành vi cạnh tranh về giá
nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh. ............................................................ 65
3.2.1.4 Vấn đề phân biệt lạm dụng vị trí thống lĩnh để hạn chế cạnh tranh của
nhóm doanh nghiệp và thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. ............................ 66
3.2.2 Phương hướng cơ bản cho việc thực thi hiệu quả các quy định cạnh tranh

về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh. ................................................... 68
3.2.2.1 Thực thi pháp luật cạnh tranh phải gắn liền với bối cảnh kinh tế xã hội của
đất nước. .................................................................................................. 68
3.2.2.2 Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ. ..................................................... 68
3.2.2.3 Nâng cao vai trò của Hội đồng cạnh tranh............................................... 68

4


Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Lý luận và thực tiễn.

3.2.2.4 Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của cán bộ và ý thức tuân thủ pháp luật của
công dân. ................................................................................................. 69
KẾT LUẬN ............................................................................................ 70

5


Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Lý luận và thực tiễn.

1 LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Sau hơn hai mươi năm thực hiện chủ trương đổi mới tồn diện nền kinh tế
đất nước, tình hình kinh tế xã hội nước ta có những chuyển biến tích cực với sự gia
tăng khơng ngừng về số lượng và quy mô của các doanh nghiệp trên thị trường.
Phát triển đất nước theo cơ chế thị trường đòi hỏi phải xây dựng hệ thống pháp luật
hoàn thiện để có thể quản lý hiệu quả nền kinh tế. Trước tình hình kinh doanh diễn
ra ngày càng sơi động, cùng với tinh thần hội nhập kinh tế thế giới, buộc Nhà nước
phải đặc biệt quan tâm xây dựng các thiết chế về thương mại, đầu tư, sở hữu trí
tuệ,…

Tiếp nhận nền kinh tế thị trường đồng nghĩa với việc chấp nhận cạnh tranh
diễn ra gay gắt trong nền kinh tế, đặt ra yêu cầu phải có sự đổi mới trong cơng tác
quản lý cho phù hợp với q trình hội nhập kinh tế thế giới.
Trong giai đoạn đầu mở cửa, nền kinh tế thị trường non trẻ Việt Nam gặp
rất nhiều khó khăn khi bước vào q trình hội nhập, đặc biệt là trong việc xây dựng
các chế định về cạnh tranh. Sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp nước ngoài
vào những năm 1995, 1996 với những sản phẩm giá rẻ khiến cho các doanh nghiệp
trong nước “điêu đứng” và mất dần trên thị trường. Việc các doanh nghiệp lớn đã
nhờ vào tiềm lực tài chính của mình, chấp nhận bán giá lỗ để chiếm thị phần của
các doanh nghiệp nhỏ hơn, hoặc tìm cách ngăn chặn việc mở rộng sản xuất cũng
như gia nhập thị trường của các doanh nghệp khác với mưu đồ chiếm lĩnh thị
trường để thu lợi nhuận về sau diễn ra khá phổ biến trong giai đoạn này. Trước thực
tế đó, sự can thiệp từ phía bàn tay cơng quyền là điều thiết yếu đối với hoạt động
kinh doanh trên thị trường Việt Nam. Luật cạnh tranh, đạo luật đặc trưng của nền
kinh tế thị trường được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 03 tháng
12 năm 2004 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2005. Tiếp theo sau là các văn
bản hướng dẫn thi hành Luật cạnh tranh do Chính phủ ban hành nhằm đảm bảo
pháp luật cạnh tranh được thực thi trong thực tế đời sống kinh tế xã hội.
Luật cạnh tranh ra đời với mong muốn bảo vệ cạnh tranh lành mạnh, loại
bỏ khỏi thị trường các thủ đoạn bất chính trong kinh doanh nhằm tiêu diệt đối thủ
hoặc bóc lột khách hàng. Tuy nhiên, sau ba năm triển khai thực hiện, Luật cạnh
tranh vẫn chưa phát huy hiệu quả trong việc bảo vệ cạnh tranh trên thị trường, đặc
biệt là những hành vi cạnh tranh sử dụng giá cả với mục đích hạn chế đối thủ cạnh
tranh trên thị trường. Các hành vi cạnh tranh bằng việc bán giá thấp bị nghi ngờ là
có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh, nhưng vẫn khơng có một phán quyết
chính thức nào từ phía cơ quan có thẩm quyền… Trong khi đó, các doanh nghiệp
nhỏ kinh doanh trên thị trường Việt Nam vẫn hàng ngày phải chống đỡ trước những

6



Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Lý luận và thực tiễn.

thủ đoạn sử dụng giá cả trong cạnh tranh với những mục đích khơng ngay thẳng của
những doanh nghiệp lớn.
Những khái niệm còn mới mẻ và xa lạ, cộng thêm việc quy định cịn nhiều
hạn chế, khơng rõ ràng khiến cho pháp luật cạnh tranh nói chung và pháp luật cạnh
tranh điều chỉnh các hành vi cạnh tranh về giá nói riêng chưa thể đi vào thực tế đời
sống. Ngày nay, khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO) và đã kí kết rất nhiều Hiệp định song phương và đa phương về hợp tác kinh
tế với nhiều nước trên thế giới thì vấn đề hồn thiện pháp luật nói chung và đặc biệt
là pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh về giá nói riêng càng trở nên cấp bách.
Chính vì những điều trên, tác giả chọn đề tài “Các hành vi cạnh tranh về
giá trong Luật cạnh tranh – Những vấn đề lý luận và thực tiễn” để làm khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Phạm vi nghiên cứu.
Cạnh tranh về giá là một lĩnh vực phức tạp và có nhiếu vấn đề đan xen.
Tuy nhiên, căn cứ vào bản chất của hành vi có thể phân thành hai nhóm: (i) nhóm
các hành vi cạnh tranh về giá mang bản chất bóc lột khách hàng, (ii) nhóm các hành
vi cạnh tranh về giá nhằm mục đích hạn chế đối thủ cạnh tranh.
Xét ở tính chất nguy hiểm của hành vi, các hành vi cạnh tranh về giá nhằm
hạn chế đối thủ cạnh tranh nguy hiểm hơn. Bởi vì nó khơng chỉ làm hạn chế cạnh
tranh ở hiện tại, mà sâu xa hơn, trong tương lai khi đã ngăn cản, loại bỏ hay làm cho
đối thủ của mình yếu đi nó sẽ lạm dụng thế mạnh của mình để bóc lột khách hàng.
Nhận thấy tầm quan trọng của các chế định cạnh tranh trong điều chỉnh các hành
vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh, tác giả chỉ tập trung nghiên
cứu các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh được biểu hiện
qua ba mức độ: (i) kìm hãm khả năng mở rộng quy mô sản xuất của đối thủ cạnh
tranh, (ii) loại bỏ đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường và (iii) ngăn cản việc gia
nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.

3. Mục đích nghiên cứu.
Trên cơ sở, tìm hiểu, phân tích các học thuyết kinh tế và tìm hiểu về pháp
luật cạnh tranh của Việt Nam và một số nước trên thế giới, đề tài sẽ hướng đến các
vấn đề sau:
Thứ nhất, đề tài khái quát các vấn đề lý luận về giá và các hành vi cạnh
tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh. Thơng qua đó, giúp người đọc nhận
thức được vai trị điều chỉnh của pháp luật đối với hành vi cạnh tranh về giá nhằm
hạn chế đối thủ cạnh tranh.
Thứ hai, đề tài phân tích pháp luật trên cơ sở phân nhóm hành vi giúp cho
người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về đặc điểm pháp lý, tính chất cũng như điểm

7


Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Lý luận và thực tiễn.

tương đồng, khác biệt giữa các hành vi, qua đó thấy được những mặt tích cực cũng
như hạn chế của các quy định pháp luật cạnh tranh điều chỉnh các hành vi này.
Thứ ba, đề tài sẽ nêu và phân tích thực tế và những hạn chế của pháp luật
cạnh tranh, trên cơ sở đó đề ra một số kiến nghị và phương hướng hoàn thiện pháp
luật cạnh tranh điều chỉnh các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh
tranh.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trên cơ sở các học thuyết kinh tế, chính trị, triết học, lý luận Nhà nước và
pháp luật, đề tài sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phân
tích, tổng hợp, bình luận, so sánh… để nghiên cứu các hành vi cạnh tranh về giá
nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh.
5. Ý nghĩa thực tiễn và khoa học của đề tài.
Đề tài đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu về các hành vi cạnh tranh về
giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh, thông qua việc cung cấp cho người đọc những

kiến thức lý luận và thực tiễn về giá và cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh
tranh. Với những kết quả đạt được, đề tài sẽ tạo nền tảng cho việc nghiên cứu sâu
sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hành vi cạnh tranh về giá
trong pháp luật cạnh tranh Việt Nam. Qua đó, đề tài hy vọng góp phần nâng cao
hiệu quả áp dụng pháp luật cạnh tranh trong thực tiễn.
6. Nội dung đề tài.
Kết cấu của đề tài bao gồm những phần sau đây:
 Lời mở đầu
 Chương I: Những vấn đề lý luận chung về giá và các hành vi cạnh
tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh.
 Chương II: Quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh các hành vi cạnh
tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh.
 Chương III: Thực trạng các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế
đối thủ cạnh tranh – Một số kiến nghị và phương hướng hoàn thiện
pháp luật cạnh tranh về giá.
 Kết luận.
 Danh mục tài liệu tham khảo.
Do thời gian thực hiện đề tài tương đối ngắn cộng với kiến thức có hạn, đề
tài khơng thể tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong quý thầy cô và bạn đọc
quan tâm đến đề tài góp ý để tác giả có thể tiếp nhận một cách sâu sắc nhất về lĩnh
vực “cạnh tranh bằng giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh”.

8


Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Lý luận và thực tiễn.

CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIÁ VÀ CẠNH TRANH
VỀ GIÁ NHẰM HẠN CHẾ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH.

1.1 KHÁI NIỆM GIÁ VÀ CẠNH TRANH BẰNG GIÁ.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
ngày càng trở nên gay gắt với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi và đa dạng.
Trong nền kinh tế thị trường, tự do kinh doanh luôn được đề cao và đặt lên hàng
đầu để đảm bảo các doanh nghiệp có thể phát huy tối đa thế mạnh cũng như khả
năng sáng tạo của mình. Tuy nhiên, khơng vì thế mà cho phép “tự do thái q” đến
mức xâm phạm đến lợi ích của những chủ thể kinh doanh khác.
Cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các nhà kinh doanh, các doanh
nghiệp trên cùng một thị trường trong việc duy trì, tìm kiếm khách hàng nhằm giữ
vững và mở rộng hơn phạm vi kinh doanh của mình1, là một quy luật khách quan
của nền sản xuất hàng hóa, là động lực phát triển sản xuất hàng hóa của mỗi nhà
sản xuất kinh doanh, là động lực phát triển của nền kinh tế2… Trong quá trình ganh
đua mở rộng thị trường đó, các doanh nghiệp, các nhà kinh doanh hay còn gọi là
chủ thể kinh doanh đã áp dụng rất nhiều sách lược khác nhau thông qua giá cả, chất
lượng hàng hóa dịch vụ, quảng cáo hấp dẫn hay những biện pháp cải tiến kĩ thuật …
để cạnh tranh. Nhưng trong tất cả các chiến lược, có thể xem cạnh tranh bằng giá là
phương pháp “cổ điển” mà cũng hiệu quả và nguy hiểm nhất.
1.1.1 Giá và những tác động đối với thị trường.
1.1.1.1 Khái niệm giá.
Trong nền kinh tế thị trường, trao đổi diễn ra tự nguyện khi các bên đạt
được mức giá mong muốn. Mức giá này phụ thuộc vào công dụng, vật liệu cấu
thành, công nghệ sản xuất… và kể cả thương hiệu của sản phẩm. Do đó, giá được
xem là “giá trị của hàng hóa, dịch vụ được tính bằng tiền”3. Đồng thời, mức giá
này còn thể hiện sự thỏa mãn của khách hàng đối với giá trị do sản phẩm mang lại.
Bên cạnh đó, giá cả cũng thể hiện mong muốn về lợi nhuận đối với mỗi sản phẩm
của các nhà sản xuất (bởi vì đối với nhà kinh doanh, trong điều kiện bình thường và
khơng vì những mục đích phi kinh tế khác thì lợi nhuận là cái đích mà họ hướng tới,
do đó chỉ khi đạt được mức lợi nhuận mong muốn họ mới có thể bán sản phẩm).
Khi người mua có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ đó và thỏa mãn với giá trị do
1


Yves Chaute (1988), Le droit de la concurrence, pressee universitaire de France, Paris,tr3, trích lại từ: Phạm
Hồng Giang (2003), “Bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh và độc quyền trong pháp luật cạnh
tranh”, Nhà Nước và pháp luật, (4), tr33-40.
2
Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo vệ sản xuất trong nước (1998), NXB. Lao động, Hà Nội, trích lại từ:
Phạm Hoàng Giang (2003), tlđd, tr33-40.
3
Paul A Samuelson – Wiliam D.Nordhalls (2007), Kinh tế học, tập 1, NXB. Tài chính, Hà Nội, tr69.

9


Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Lý luận và thực tiễn.

hàng hóa mang lại thì họ sẽ chấp nhận mức giá do nhà sản xuất đưa ra. Ngược lại,
nhà sản xuất cũng phải trên cơ sở tính toán nhu cầu tiêu dùng để định lượng sản
xuất và đưa ra mức giá phù hợp sao cho mình vẫn đạt được lợi nhuận, vừa thỏa mãn
được nhu cầu của khách hàng.
Như vậy, giá không chỉ được xem là giá trị của hàng hóa dịch vụ được tính
bằng tiền mà giá còn là nơi gặp gỡ giữa nhu cầu sử dụng và sự thỏa mãn của người
mua với số lượng cung ứng và lợi nhuận mong muốn của người bán thông qua
những giao dịch mua bán diễn ra trên thị trường.
1.1.1.2 Tác động của giá đối với thị trường.
“Trong nền kinh tế thị trường, việc sản xuất, tiêu dùng, phân phối hay định
giá không thuộc về trách nhiệm của bất kì tổ chức hay cá nhân đơn lẻ nào. Nơi đó,
người mua và người bán tự do trao đổi hàng hóa, dịch vụ và xác định giá cả, thị
trường gắn kết người mua và người bán với nhau để xác định giá cả và số lượng”4.
Giá cả tác động rất lớn đối với việc sử dụng sản phẩm của khách hàng, và thơng qua
đó tác động ngược trở lại đối với cung của nhà sản xuất, hay nói ngắn gọn hơn giá

tác động đến quy luật cung cầu trên thị trường. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng đối
với q trình phân phối sản phẩm.
1.1.1.2.1 Giá và quyền năng điều chỉnh cung cầu.
(a) Ảnh hưởng của giá đến lượng cầu:
Khi nền kinh tế khơng mang tính tập trung nghĩa là trên thị trường tất yếu
sẽ tồn tại nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau, lúc này người tiêu dùng được tự
do lựa chọn sản phẩm nào phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của mình thì lượng hàng
hóa được mua sẽ phụ thuộc rất nhiều vào giá cả của nó. Nếu đặt giá trong mối
quan hệ với các điều kiện không đổi khác sẽ xác định mối quan hệ giữa giá thị
trường của hàng hóa và lượng cầu của hàng hóa5.
Về mặt lý thuyết, mối quan hệ giữa lượng cầu và giá cả được thể hiện thông
qua “quy luật đường cầu xuống dốc”: Khi giá cả hàng hóa tăng lên sẽ làm cho nhu
cầu của khách hàng đối với hàng hóa đó giảm đi và ngược lại (điều kiện là các yếu
tố khác không đổi). Để lý giải cho quy luật này Paul A. Samuelson và Wiliam D.
Nordhalls trong quyển Kinh tế học - tập một, cho rằng khi giá cả thay đổi sẽ tạo nên
hai hiệu ứng, đó là hiệu ứng thay thế và hiệu ứng thu nhập. Thứ nhất, hiệu ứng
thay thế nghĩa là khi giá cả của một loại hàng hóa tăng lên, người ta sẽ thay thế nó
bằng một loại hàng hóa tương tự (chẳng hạn như hiện nay khi giá xăng dầu tăng lên,
người ta có khuynh hướng chuyển sang sử dụng xe đạp hoặc xe đạp điện nhiều hơn).
Thứ hai hiệu ứng thu nhập, rõ ràng khi giá cả của hàng hóa tăng lên thì số tiền sử
dụng cho tiêu dùng sẽ nhiều hơn trước do đó thu nhập thực tế sẽ bị giảm đi. Điều
4
5

Paul A Samuelson – Wiliam D.Nordhalls, tlđd, tr69.
Paul A Samuelson – Wiliam D.Nordhalls, tlđd, tr102.

10



Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Lý luận và thực tiễn.

này dẫn đến việc người sử dụng sản phẩm dịch vụ sẽ tự cắt giảm việc sử dụng sản
phẩm đó cũng như những loại hàng hóa khác. Như vậy, khi giá cả hàng hóa gia tăng
sẽ dẫn tới việc sử dụng sản phẩm đó trên thực tế giảm đi và ngược lại.
Trên thị trường, giá cả cũng có ảnh hưởng khá lớn đối với lượng cầu. Ví dụ
như trước đây giá cước điện thoại di động quá đắt thì sẽ có ít người sử dụng hơn,
nhưng khi giá cả giảm xuống thì việc sử dụng điện thoại di động là điều hết sức
bình thường mà khơng phải như hơn chục năm về trước việc sử dụng điện thoại di
động thường chỉ giành cho các “đại gia”.
Tuy nhiên phải nói một điều rằng, khơng phải chỉ có giá cả tác động đến
lượng cầu mà còn nhiều yếu tố khác như thu nhập trung bình, quy mơ thị trường,
giá cả của những hàng hóa có liên quan và cả thị hiếu của người tiêu dùng…
(b) Ảnh hưởng của giá tới lượng cung của nhà sản xuất.
“Trong kinh doanh, nhà sản xuất làm vì mục tiêu lợi nhuận mà khơng phải
để giải trí hay làm từ thiện”6, do đó khi giá cả hàng hóa trên thị trường có sự thay
đổi sẽ khiến họ đắn đo trong việc cung ứng sản phẩm ra thị trường. Rõ ràng, nhà
sản xuất sẽ không thể sản xuất nếu như thị trường khơng có nhu cầu sử dụng hàng
hóa dịch vụ nào đó, hoặc khi giá cả hàng hóa q thấp khơng thể đem lại lợi nhuận
cho nhà sản xuất. Nhưng khi giá của hàng hóa lên cao, đó là thị trường hấp dẫn để
các nhà sản xuất nhảy vào kinh doanh, bởi vì khi giá càng cao thì lợi nhuận của họ
sẽ càng có nhiều. Khi xét tới lượng cung ứng của các nhà sản xuất, người ta quan
tâm đến cả hai loại giá, đó là: giá đối với sản phẩm đầu ra và giá đối với sản
phẩm đầu vào. Tuy nhiên khi đặt trong quan hệ cung cầu để thấy được “tiềm năng
điều chỉnh cung cầu của giá” ta chỉ xét đến giá cả của sản phẩm đầu ra mà thơi.
Tóm lại, giá là một tín hiệu đối với cả nhà sản xuất và người tiêu dùng,
trong nền kinh tế, có thể ảnh hưởng đến quyết định của cả người sản xuất và người
tiêu dùng. Khi đặt trong trạng thái tĩnh, giá thể hiện tác động tích cực của mình đối
với quy luật cung cầu. Sự thay đổi của giá tỷ lệ nghịch với sự thay đổi của lượng
cầu nhưng lại tỷ lệ thuận với lượng cung. Ngoài ra giá cả cũng ảnh hưởng đến quá

trình phân phối sản phẩm trong xã hội.
1.1.1.2.2 Vai trò phân phối của giá.
Theo Paul A. Samuelson và Wiliam D. Nordhalls, giá cả trên thị trường
định hướng sản xuất và tiêu dùng, thơng qua đó cũng tác động vào phân phối sản
phẩm trên thị trường. Thông qua giá cả của hàng hóa, người ta xác định được: (i)
loại hàng hóa sẽ được sản xuất ra, (ii) đối tượng khách hàng mà nhà sản xuất hướng
tới và (iii) cách thức sản xuất khi có sự thay đổi về giá cả trên thị trường.
(a) Định hướng sản xuất: Giá phát tín hiệu cho các nhà sản xuất xác
định nhu cầu của thị trường và định hướng sản xuất. Giá của một sản phẩm cao
6

Paul A Samuelson – Wiliam D.Nordhalls, tlđd, tr109.

11


Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Lý luận và thực tiễn.

sẽ khiến cho đầu tư trong ngành đó tăng lên, ngược lại giá sản phẩm thấp sẽ
làm cho nguồn lực sản xuất trong ngành đó bị giảm đi.
(b) Xác định khách hàng: Mỗi mức giá khác nhau sẽ phù hợp với nhu
cầu và thu nhập khác nhau của người tiêu dùng. Thông qua giá cả nhà sản xuất
cũng xác định được đối tượng khách hàng mà mình hướng đến. Không phải
ngẫu nhiên người ta sản xuất ra một sản phẩm với nhiều mức giá khác nhau, có
thể cơng dụng chính của chúng là như nhau, nhưng vật liệu cấu thành khác
nhau, các tính năng đi kèm khác nhau… mà tựu trung là để thỏa mãn nhu cầu
khác nhau của khách hàng.
(c) Quyết định cách thức sản xuất: Cách thức sản xuất như thế nào
cũng bị chi phối bởi giá cả hàng hóa trên thị trường. Khi giá cả hàng hóa tăng
lên sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nhiều hơn để có thể

thu được nhiều lợi nhuận nhất. Điều này có thể thấy rõ hơn trong sản xuất
nông nghiệp. Khi giá cả nông sản giảm thì việc đầu tư nhiều vào phân bón,
thủy lợi hay những máy móc hiện đại sẽ khơng đem lại lợi nhuận, do đó, người
nơng dân sẽ chỉ canh tác trên những vùng đất màu mỡ nhất để giảm bớt chi phí.
Trong nền kinh tế thị trường với việc tự do trao đổi hàng hóa dịch vụ thì
giá cả có tác động rất lớn đối với hành vi của người tiêu dùng cũng như của các nhà
sản xuất. Do đó, khi giá cả hàng hóa tăng sẽ có nhiều nhà sản xuất muốn nhảy vào,
và cạnh tranh trên thị trường sẽ xảy ra, các nhà sản xuất sẽ tìm mọi cách để giá cả
sản phẩm của mình trở nên hấp dẫn nhất nhằm lơi kéo hách hàng về phía mình
nhiều nhất và từ đó dẫn đến những cuộc cạnh tranh bằng giá cả trên thị trường.
1.1.2 Cạnh tranh bằng giá.
1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của các hành vi cạnh tranh bằng giá.
Khi thị trường mang tính tự do, việc gia nhập hay rút lui khỏi thị trường là
do quy luật cung cầu điều chỉnh thông qua giá cả thì việc sử dụng giá cả làm cơng
cụ cạnh tranh trở nên phổ biến. Vấn đề đặt ra ở đây là hiểu như thế nào cho đúng
thuật ngữ cạnh tranh bằng giá.
Theo Đại Từ Điển Kinh Tế Thị Trường, bản dịch từ tiếng Trung Quốc:
Cạnh tranh bằng giá cả là một thủ đoạn lợi dụng giá cả trên thị trường để tiến hành
cạnh tranh. Thủ đoạn cạnh tranh này chủ yếu là bán hàng ra thị trường với giá
thấp hơn giá hàng hóa cùng loại của thị trường gốc, hoặc địa phương khác, nước
khác. Mục đích là gạt bỏ đối thủ cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa
của mình, chiếm lĩnh thị trường7.
Tuy nhiên, cạnh tranh bằng giá khơng phải lúc nào cũng hướng đến mục
đích loại bỏ đối thủ cạnh tranh, mà trước tiên là để duy trì và củng cố vị trí của
7
Đổng Chính Tín (1998), “Cạnh tranh bằng giá cả”, Đại Từ Điển Kinh Tế Thị Trường, Viện nhiên cứu và
phổ biến tri thức Bách Khoa, Hà Nội, tr217

12



Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Lý luận và thực tiễn.

mình trên thị trường, tìm kiếm khách hàng nhằm giữ vững và mở rộng phạm vi kinh
doanh thơng qua giá8. Dù biểu hiện theo mặt tích cực hay tiêu cực thì cạnh tranh về
giá cũng bao gồm những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, cạnh tranh bằng giá chỉ xuất hiện trong nền kinh tế thị trường sử
dụng tiền làm phương tiện trao đổi. Bởi vì trong nền kinh tế tập trung bao cấp thì
mọi giá cả do Nhà nước định đoạt và các doanh nghiệp dường như biết đến thế nào
là cạnh tranh bằng giá. Hay như trong nền kinh tế diễn ra sự trao đổi hàng hóa với
nhau mà chưa sử dụng tiền làm phương tiện trao đổi thì cạnh tranh về giá cũng
khơng thể diễn ra, bởi vì người ta khơng thể xác định được giá cả của một sản phẩm
là bao nhiêu.
Thứ hai, các doanh nghiệp sử dụng giá trong quá trình tham gia cạnh
tranh giành giật thị trường với các doanh nghiệp khác (giá ở đây được hiểu là giá
đối với sản phẩm tương tự trên cùng thị trường liên quan). Sở dĩ nói như vậy là vì
trong q trình cạnh tranh giành giật thị trường thì có nhiều yếu tố quyết định đến sự
thành công của doanh nghiệp bao gồm: “chất lượng sản phẩm, phí tổn thị trường,
phục vụ tiêu thụ, giá cả, tiền vốn, kênh lưu thông, phương châm kinh doanh và thực
lực của đối thủ cạnh tranh”9. Trong những yếu tố đó thì doanh nghiệp “đã sử dụng
giá cả làm trung tâm của cạnh tranh như việc lấy giá cả tương đối thấp để tham dự
vào thị trường cạnh tranh, tranh giành thị trường với đối thủ cạnh tranh, mở rộng thị
trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả cạnh tranh”10.
Thứ ba, doanh nghiệp sẽ sử dụng giá thấp kèm theo việc tăng dần sản
lượng. Khi doanh nghiệp bán hàng hóa với mức giá thấp hơn nhưng vẫn muốn đảm
bảo lợi nhuận thì địi hỏi doanh nghiệp phải tăng thêm lượng hàng hóa để cung ứng
cho thị trường. Lúc này, doanh nghiệp sẽ có được lợi nhuận trên cơ sở bán với số
lượng nhiều.
Từ những điều trên có thể thấy: trong nền kinh tế thị trường sử dụng tiền
làm phương tiện trao đổi, các doanh nghiệp sử dụng giá cả trong quá trình cạnh

tranh giành giật thị trường bằng cách tăng dần sản lượng, giảm giá thành gọi là
cạnh tranh bằng giá.
1.1.2.2 Tác động của cạnh tranh bằng giá .
Mọi sự vật hiện tượng đều có hai mặt của nó và cạnh tranh nói chung và
cạnh tranh bằng giá nói riêng cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Mặt tích cực mà
hành vi cạnh tranh bằng giá mang lại đó là tạo động lực khuyến khích, thúc đẩy các
doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh phải phát huy hết tiềm năng và thế mạnh
của mình đầu tư vào cơng nghệ để tăng chất lượng, giảm giá thành sản phẩm. Đồng
8

Hiểu theo khái niệm cạnh tranh của Yves Chaut (1988), Le droit de la concurrence, pressee universitaire de
France, Paris, tr3, trích lại từ: Phạm Hoàng Giang (2003), tlđd, tr33-40.
9
Từ Kiến Quốc, “Sách lược cạnh tranh trên thị trường”, Đại từ điển kinh tế thị trường, Viện nhiên cứu và
phổ biến tri thức Bách Khoa, Hà Nội, tr436.
10
Từ Kiến Quốc, tlđd, tr436.

13


Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Lý luận và thực tiễn.

thời đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu, thị hiếu
của người tiêu dùng để ln đổi mới mình, thích ứng với sự thay đổi của thị trường.
Bên cạnh những mặt tích cực, cạnh tranh bằng giá cũng tồn tại những hạn chế nhất
định khi mà họ “được bảo hộ bởi quyền tự do kinh doanh, tự do khế ước tự do lập
hội và sự thúc giục của lợi nhuận làm cho thực trạng cạnh tranh trên thị trường luôn
diễn ra theo hướng không lành mạnh”11, hay lạm dụng những ưu thế nhất định của
mình trên thương trường để chèn ép các đối thủ cạnh tranh khác nhằm triệt tiêu

cạnh tranh. Do đó, thực tế ln địi hỏi phải có sự điều chỉnh của pháp luật để
khuyến khích cũng như bảo vệ cạnh tranh trên thị trường.
1.1.2.2.1 Ý nghĩa của cạnh tranh bằng giá.
Trong quá trình sử dụng giá cả để tạo ưu thế trong cạnh tranh mở rộng thị
trường, nếu các doanh nghiệp kinh doanh với tinh thần của những “chính nhân qn
tử”, tơn trọng những quan niệm đạo đức trong kinh doanh thì ta sẽ có được mơi
trường cạnh tranh lành mạnh.Vì thế, bên cạnh việc theo đuổi mục đích lợi nhuận
của mình, các nhà kinh doanh đã vơ tình bảo vệ ln lợi ích của xã hội một cách
hữu hiệu hơn cả khi anh ta có ý định làm việc này12.
Ý nghĩa của cạnh tranh bằng giá đối với người tiêu dùng: Cạnh tranh
giá cả giữa các doanh nghiệp sẽ làm cho giá cả giảm xuống và ngày càng có nhiều
người tiêu dùng được thỏa mãn nhu cầu sử dụng và hưởng những lợi ích từ những
sản phẩm giá rẻ do cạnh tranh mang đến. Thông qua quy luật cung cầu, cạnh tranh
có khả năng nhanh nhạy trong việc phát hiện và đáp ứng mọi nhu cầu và thị hiếu
của người tiêu dùng. Như vậy, “bằng phương thức cạnh tranh kinh điển là cạnh
tranh qua giá mà nhờ đó, giá cả của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được cải thiện theo
hướng có lợi cho khách hàng và người tiêu dùng”13.
Ý nghĩa của cạnh tranh bằng giá đối với doanh nghiệp: Kinh doanh
không phải việc một sớm một chiều mà địi hỏi phải có sự đầu tư lâu dài, do đó, các
doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình để có thể lơi kéo khách hàng về phía mình. Để
đạt được mục tiêu đó, các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng phục vụ, chất
lượng sản phẩm, giảm giá thành cũng như các dịch vụ hậu mãi khác. Cạnh tranh
bằng giá đặt các doanh nghiệp trước một bài toán khó, làm sao để vừa đưa ra được
mức giá “cạnh tranh nhất”, vừa đảm bảo lợi nhuận của mình. Do đó, q trình cạnh
tranh giá cả buộc doanh nghiệp phải khơng ngừng áp dụng cơng nghệ tiên tiến để có
thể đưa ra những sản phẩm giá rẻ nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của

11

Đào Trí Úc (2000), “Quan điểm về cạnh tranh và pháp luật cạnh tranh hiện nay ở Việt Nam”, Nhà nước và

páp luật, (11), tr3-10.
12
Adam Smith (1776), Của cải các dân tộc, Trích lại từ Paul A Samuelson – Wiliam D.Nordhalls (1989),
Kinh tế học, tâp 1, Viện Quan hệ Quốc tế, tr 50; dẫn theo Bùi Tất Thắng (2001), “Tính cạnh tranh của nền
kinh tế Việt Nam hiện nay”, Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh hiện nay ở Việt Nam , NXB. Cơng
an nhân dân, tr37.
13
Đào Trí Úc (2001), tlđd, tr3-10.

14


Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Lý luận và thực tiễn.

người tiêu dùng. Đồng thời, cạnh tranh bằng giá cũng giúp doanh nghiệp nhanh
nhạy hơn và có khả năng thích nghi cao với những biến động của thị trường.
Ý nghĩa của cạnh tranh bằng giá đối với xã hội: Khi các doanh nghiệp
nỗ lực trước “cuộc đấu tranh sinh tồn”, địi hỏi các doanh nghiệp phải ln phấn đấu
để vượt lên đối thủ của mình, chính điều đó đã tạo nên động lực thúc đẩy sự phát
triển của xã hội, giải tỏa sức ỳ do nền kinh tế bao cấp mang lại. Cạnh tranh về giá
bên cạnh việc tạo sức ép chống trì trệ, nó cịn góp phần quan trọng trong q trình
tích lũy xã hội. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc tái đầu tư phát triển xã hội.
Với những ý nghĩa “ưu việt” do cạnh tranh mang đến (i) cho người tiêu
dùng, (ii) bản thân doanh nghiệp và (iii) xã hội, Nhà nước với tư cách là “người cầm
lái”14 cho toàn bộ nền kinh tế ln phải có trách nhiệm trong việc bảo vệ và khuyến
khích cạnh tranh đặc biệt là những thuộc tính tốt đẹp mà cạnh tranh mang lại.
1.1.2.2.2 Hạn chế của cạnh tranh bằng giá.
Khi các doanh nghiệp sử dụng giá trong cạnh tranh với tinh thần bất chính
sẽ gây nên những thiệt hại nhất định cho khách hàng, cho đối thủ cạnh tranh trên thị
trường và cho cả nền kinh tế.

Đối với khách hàng: Thứ nhất, trong quá trình cạnh tranh bằng giá để lôi
kéo khách hàng, đầu tư vào công nghệ để giảm giá thành quả là một chiến dịch “dài
hơi” và mất nhiều công sức, nhưng hiệu quả trong tương lai lại chưa thể biết chắc
chắn. Do đó doanh nghiệp với những “chiêu thức ngụy trang khéo léo” để đánh lừa
khách hàng thông qua những chiến thuật giảm giá của mình như: giảm giá giả tạo
bằng cách giảm chất lượng, số lượng hoặc đưa ra thông tin khơng có thực về mức
giá đã giảm… Thứ hai, đối với những doanh nghiệp nắm trong tay “sức mạnh thị
trường”15, các doanh nghiệp này sẽ lợi dụng những ưu thế của mình để định giá cao
nhằm bóc lột khách hàng.
Đối với đối thủ cạnh tranh: Thứ nhất, khi các doanh nghiệp thực hiện
những hành vi được xem là trái đạo đức kinh doanh hay còn gọi là những hành vi
cạnh tranh không lành mạnh như: tung những tin đồn thất thiệt về giá nhằm giảm uy
tín của đối thủ cạnh tranh, bán phá giá để giành giật thị trường… sẽ làm ảnh hưởng
đến cơng việc sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp đối thủ. Thứ hai,
hành động mang bản chất hạn chế cạnh tranh của những doanh nghiệp có “sức
mạnh thị trường” như bán hàng hóa dịch vụ với giá thấp nhằm hạn chế khả năng mở
rộng quy mô sản xuất của đối thủ cạnh tranh, ngăn cản khả năng gia nhập thị trường
của những đối thủ tiềm năng hay nguy hiểm hơn, là loại bỏ khỏi thị trường những
14

Lê Danh Vĩnh – Hoàng Xuân Bắc – Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, NXB.
Tư Pháp, Hà Nội, tr71.
15
“Chuyên gia luật tên là Gôxtân Phrâyzơ En Mớc-phi đã đưa ra định nghĩa sức mạnh thị trường là khả năng
của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian đáng kể làm tăng giá bằng cách hạn chế số lượng hàng hóa,
dịch vụ của mình bán ra trên thị trường, thể hiện sức mạnh thị trường có nghĩa là thiếu vắng cạnh tranh trên
thị trường” trích từ: Nhà Pháp luật Việt – Pháp (2002), Hội thảo pháp luật về cạnh tranh ngày 21 và
22/5/2002, Hà Nội, tr8.

15



Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Lý luận và thực tiễn.

đối thủ cạnh tranh yếu hơn. Những hành vi cạnh tranh bất chính này gây ra thiệt hại
cho các doanh nghiệp ngay thẳng và xâm phạm đến quyền tự do cạnh tranh của các
đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Đối với nền kinh tế: Trước hết, những hành vi lạm dụng sức mạnh thị
trường, bán giá thấp để “chèn ép” đối thủ cạnh tranh nhằm duy trì và củng cố sức
mạnh của mình sẽ làm thay đổi cấu trúc cạnh tranh và tương quan cạnh tranh trên
thị trường vào thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai… Điều này làm hạn chế cạnh
tranh trên thị trường, nghĩa là hạn chế động lực phát triển của xã hội. Bên cạnh đó,
đối với những doanh nghiệp đã có vị thế vững chắc trên thị trường, khi đã có khả
năng tác động đến giá cả trên thị trường, các doanh nghiệp này sẽ giảm khối lượng
sản xuất cùng với việc tăng giá để bóc lột khách hàng. Việc này sẽ mang lại lợi
nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp đó nhưng (i) làm cho nền kinh tế sản xuất dưới
tiềm năng và (ii) làm cho lạm phát trong xã hội tăng cao khi số tiền phải trả cho
tiêu dùng quá cao so với giá trị thật của hàng hóa; đồng thời, làm giảm khả năng
tích lũy xã hội.
Những mặt hạn chế của cạnh tranh về giá là hậu quả của những hành vi
cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh gây ra. Tuy hiên, xét về bản chất
thì hành vi hạn chế cạnh tranh nguy hiểm hơn và gây ra những hậu quả nặng nề hơn
so với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trong hành vi cạnh tranh về giá để
hạn chế cạnh tranh với hai nhóm đó là: (i) nhóm hành vi mang bản chất bóc lột
khách hàng và (ii) nhóm hành vi nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh thì nhóm hành vi
cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh lại tiềm ẩn thủ đoạn và mối đe
dọa đến cạnh tranh cao hơn so với nhóm hành vi mang bản chất bóc lột khách hàng.
Bởi vì, suy cho cùng, việc hạn chế đối thủ cạnh tranh cũng là một “chiến lược bàn
đạp” cho cơng cuộc bóc lột khách hàng mà thơi.


1.2 HÀNH VI CẠNH TRANH VỀ GIÁ NHẰM HẠN CHẾ ĐỐI THỦ CẠNH
TRANH.

1.2.1 Khái niệm và dấu hiệu nhận biết hành vi cạnh tranh về giá nhằm
hạn chế đối thủ cạnh tranh.
1.2.1.1 Khái niệm cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh.
Tham vọng về vị trí thống lĩnh, tham vọng về siêu lợi nhuận khiến các nhà
sản xuất nghĩ đến việc hạn chế đối thủ cạnh tranh của mình trong q trình cạnh
tranh bằng những thủ đoạn khơng chính đáng, không được đạo đức kinh doanh chấp
nhận.
Cạnh tranh bằng giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh là hành vi của
các doanh nghiệp có những vị thế nhất định trên thị trường trong quá trình cạnh

16


Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Lý luận và thực tiễn.

tranh với nhau trên thị trường đã sử dụng giá cả làm công cụ để hạn chế khả năng
mở rộng quy mô của đối thủ tiến tới tiêu diệt đối thủ đang cạnh tranh trên cùng thị
trường và kể cả những đối thủ có tiềm năng chưa gia nhập thị trường.
Trong quá trình cạnh tranh, tất cả những hành vi mà các chủ thể kinh
doanh thực hiện liên quan đến việc sử dụng giá làm công cụ cạnh tranh với mục
đích hạn chế các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường được gọi là các hành vi
cạnh tranh về giá nhằm mục đích hạn chế đối thủ cạnh tranh.
1.2.1.2 Dấu hiệu nhận biết hành vi cạnh tranh về giá nhằm mục đích hạn chế
đối thủ cạnh tranh.
Khơng phải bất kỳ cá nhân kinh doanh nào cũng có khả năng hạn chế đối
thủ cạnh tranh của mình. Nếu xem cạnh tranh trên thị trường là cuộc chiến giữa các
doanh nghiệp để giành giật thị phần thì: có những doanh nghiệp luôn chiến đấu với

nhau, nỗ lực hết sức cũng chẳng thể nào tiêu diệt được kẻ thù và cũng khơng ít
những kẻ mang “giá cả” đi gây chiến cũng bị tiêu vong từ chính kế hoạch của mình
khi gặp phải kẻ thù quá mạnh. Chẳng hạn như: “khi Ryan Air ra đời năm 1986 đã
đề ra chiến lược thâm nhập vào thị trường bằng giá thấp hơn đối thủ. Tuy nhiên sau
đó, các đối thủ là Brishtish Airway và Air Lingus đã phát động cuộc chiến giá và
đồng loạt giảm giá 20%. Đến năm 1991, Ryan thua lỗ nặng và có nguy cơ phá
sản”16. Như vậy, muốn hạn chế khả năng kinh doanh của đối thủ, đòi hỏi doanh
nghiệp phải có những đặc điểm sau:
1.2.1.2.1 Chủ thể thực hiện hành vi.
Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh
tranh phải là những doanh nghiệp có ưu thế trên thị trường, có ảnh hưởng nhất định
đối với thị trường và đặc biệt phải có tiềm lực tài chính.
Thứ nhất, khi nói đến doanh nghiệp có ưu thế trên thị trường có thể hiểu là
“sức mạnh thị trường”, nghĩa là “có khả năng kiểm soát và chi phối thị trường của
một hãng hay một nhóm nhỏ các hãng, có quyền quyết định về giá cả và lượng hàng
hóa nào đó”17.
Thứ hai, sức mạnh thị trường mà doanh nghiệp có được có thể do: (i)
chiếm thị phần khá lớn trên thị trường (thường 30% đến trên 70%) mà người ta vẫn
gọi là có vị trí thống lĩnh hay độc quyền, và nhận thấy rõ ràng doanh nghiệp hồn
tồn có khả năng duy trì thị phần và mở rộng thị phần trong tương lai; (ii) khi doanh
nghiệp không đủ thị phần để tạo nên sức mạnh thị trường, các doanh nghiệp thường
thỏa thuận lại với nhau để tạo nên “độc quyền câu kết”, hoặc (iii) thực hiện tập
trung kinh tế (trong phạm vi các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ
cạnh tranh sẽ không đề cập đến hành vi này).
16
17

/>Paul A Samuelson – Wiliam D.Nordhalls (2007), tlđd, tr350.

17



Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Lý luận và thực tiễn.

Ngồi ra, doanh nghiệp có thể có được sức mạnh thị trường thơng qua
phương pháp “địn bẩy”. Đó là khi một doanh nghiệp mặc dù khơng có thị phần
chiếm ưu thế đối với sản phẩm A, nhưng lại có thị phần chiếm ưu thế đối với sản
phẩm B, A và B là hai sản phẩm tương thích mà sản phẩm của doanh nghiệp khác
khó có thể thay thế được, thì đối với sản phẩm A đương nhiên được coi là có khả
năng khống chế thị trường.
“Thí dụ về xe Toyota và kính xe Toyota cho ta thấy các thị trường
có mối liên kết với nhau. Khi xuất hiện thị trường liên kết thì sự tồn tại
của “kết nối bắt buộc” giữa hai thị trường (thí dụ kích cỡ cửa sổ xe và
kích cỡ kính xe của Toyota) và sự kiểm soát của doanh nghiệp đối với kết
nối bắt buộc đó ( thí dụ Toyota độc quyền kiểu dáng xe của mình và các
kính xe) đương nhiên thể hiện khả năng khống chế thị trường của doanh
nghiệp mà khơng cần phải tính đến thị phần”18
Thứ ba, khơng phải bất kì doanh nghiệp nào có thị phần nhiều cũng đều
được xem là doanh nghiệp có sức mạnh thị trường và ngược lại. Bởi vì, đối với
trường hợp một cơng ty đa quốc gia khi xâm nhập vào thị trường mới thì nó khơng
thể có được ngay thị phần lớn. Nhưng với thế mạnh về tài chính, nó có thể tiêu diệt
các đối thủ cạnh tranh khác bằng việc “ăn cắp” thị phần thơng qua việc định giá ở
“điểm đóng cửa” hay “điểm hòa vốn”19. Hành động này khiến cho các đối thủ
khơng đủ tiềm lực tài chính sẽ khơng có khả năng tồn tại trong một thời gian dài
hoặc những đối thủ chưa xuất hiện sẽ không dám gia nhập vào thị trường. Hàng loạt
những bài phân tích của các luật gia trong lĩnh vực pháp luật cạnh tranh đã nói rất rõ
về vấn đề này khi đề xuất ý kiến ban hành luật cạnh tranh20.
So với hành vi cạnh tranh về giá mang bản chất bóc lột khách hàng thì: hai
hành vi có sự giống nhau ở chỗ dù mang mục đích hạn chế đối thủ cạnh tranh hay
bóc lột khách hàng thì khi thực hiện các hành vi cạnh tranh về giá cũng đòi hỏi

doanh nghiệp phải có những ưu thế nhất định trên thị trường. Hai nhóm hành vi
cạnh tranh về giá này khác nhau ở chỗ: đối với hành vi cạnh tranh về giá nhằm mục
đích hạn chế đối thủ cạnh tranh, các doanh nghiệp đang ra sức hạn chế đối thủ cạnh
tranh trên thị trường để duy trì và củng cố quyền lực thị trường của mình. Cịn đối
với mục đích bóc lột khách hàng, các doanh nghiệp đã có sức mạnh thị trường, có
khả năng chi phối giá cả để bóc lột người tiêu dùng.
Việc xác định chủ thể thực hiện rất quan trọng trong việc xác định hành vi
vi phạm cạnh tranh liên quan đến lĩnh vực giá cả. Trong quá trình quản lý cạnh
tranh, Nhà nước cần cẩn trọng trong việc xác định chủ thể để có thể đưa ra những

18

/>Xem chú dẫn số 22 và 23 tr16, Luận văn.
20
Tham khảo Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (2001), Cạnh tranh và xây dựng pháp luật về cạnh
tranh hiện nay, NXB. Công an nhân dân, Hà Nội.
19

18


Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Lý luận và thực tiễn.

chế tài thỏa đáng với những gì mà các doanh nghiệp này gây ra cho trật tự cạnh
tranh trên thị trường.
1.2.1.2.2 Đối tượng hướng đến của hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối
thủ cạnh tranh.
Đối tượng hướng đến của hành vi chính là các đối thủ cạnh tranh mà không
phải là khách hàng như trong các hành vi cạnh tranh về giá nhằm bóc lột khách
hàng. Đối thủ cạnh tranh được hiểu là các doanh nghiệp đang cùng tham gia trên thị

trường liên quan hoặc có ý định sẽ tham gia vào cùng thị trường liên quan với
những doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có tiềm lực trên thị trường.
“Thị trường liên quan dùng để chỉ những điều kiện chung theo đó người
bán và người mua trao đổi hàng hóa, và cũng chỉ ra phạm vi về mặt khơng gian để
xác định những nhóm người bán và người mua”21. Thị trường liên quan có thể hiểu
là nơi những sản phẩm hàng hóa tương tự có thể thay thế cho nhau để đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng. Chỉ khi xác định thị trường liên quan của doanh nghiệp
mới có thể xác định được những đối thủ cạnh tranh có khả năng tác động tới hành vi
của doanh nghiệp.
Khi nói đến đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, không chỉ các doanh
nghiệp cùng tham gia vào một lĩnh vực kinh doanh nhất định mới được coi là đối
thủ cạnh tranh với nhau. Bởi vì, ngoài những đối thủ đang tồn tại trên thị trường cịn
có những doanh nghiệp mặc dù kinh doanh ở lĩnh vực khác nhưng đang có ý định
xâm nhập vào thị trường liên quan với các doanh nghiệp có sức mạnh thị trường nói
trên gọi là đối thủ tiềm năng.
1.2.1.2.3 Mục đích hạn chế đối thủ cạnh tranh.
Các chủ thể trên nắm trong tay sức mạnh thị trường nhưng không phải cứ
có sức mạnh thị trường thì tự khắc các đối thủ kia sẽ bị tiêu diệt mà phải có hành vi
lạm dụng sức mạnh thị trường của mình để “chèn ép” các đối thủ khác yếu hơn
mình.
Trong trường hợp ngang tài ngang sức như Pepsi và Coca-cola thì khó có
thể sử dụng cộng cụ giá cả để giành chiến thắng. Cụ thể là vào giai đoạn nửa cuối
thập niên 90, Coca-cola đã sử dụng giá cả để “ăn cắp” thị phần của các doanh
nghiệp sản xuất nước giải khát của Việt Nam. “Khi phần lớn thị trường trong nước
đã thuộc về họ, hãng Coca-cola hùng hồn tuyên bố từ giờ (năm 1997) đến năm
2010 họ sẽ thống lĩnh thị trường Việt Nam, tiêu diệt đối thủ cạnh tranh lớn nhất là
hãng Pepsi”22. Tuy nhiên, đến nay Coca-cola vẫn chưa thể thực hiện mục đích của
mình, mà ngược lại, Pepsi ngày một lớn mạnh hơn tại Việt Nam. Tóm lại, phải có
hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường của những chủ thể có tiềm lực trên thị trường
21


Tổ chức thương mại và phát triển Liện Hợp Quốc (2003), Luật mẫu về cạnh tranh, Giơnevơ, tr26.
Vũ Xuân Đào (2001), “Nhà nước với việc kiểm sốt độc quyền và khuyến khích cạnh tranh Lành mạnh ở
Việt Nam”, Cạnh tranh và xây dựng pháp luật về cạnh tranh hiện nay, tlđd, tr53.
22

19


Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Lý luận và thực tiễn.

và có sự tác động đối với các đối thủ yếu hơn mình mới thể hiện rõ mục đích hạn
chế đối thủ cạnh tranh.
Đối với việc các doanh nghiệp thỏa thuận lại với nhau để tạo nên sức mạnh
thị trường, rõ ràng đó là sự cố ý để có được sức mạnh thị trường và giảm đối thủ
cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời, các doanh nghiệp này cũng mong muốn lợi
dụng sức mạnh chung đó để chống lại những doanh nghiệp không tham gia vào thỏa
thuận. Việc cùng nhau thỏa thuận, bất kể dưới hình thức nào cũng thể hiện mong
muốn hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận.
Mục đích hạn chế đối thủ cạnh tranh thường bao gồm các hình thức biểu
hiện sau: (i) hạn chế khả năng mở rộng quy mô của đối thủ, (ii) loại bỏ đối thủ cạnh
tranh trên thị trường, (iii) hạn chế khả năng gia nhập thị trường của đối thủ tiềm
năng. Dù thể hiện dưới bất kì hình thức nào thì hành vi cạnh tranh về giá nhằm mục
đích hạn chế đối thủ cạnh tranh cũng ẩn sau nó những mưu toan về việc độc chiếm
thị trường để tăng giá. Các doanh nghiệp tham gia vào thị trường với nhiều mục
đích khác nhau, nhưng điểm dừng cuối cùng của những toan tính là lợi nhuận. Bởi
vậy, khi đã có quyền lực vững chắc trên thị trường, các doanh nghiệp sẽ bóc lột
khách hàng, hoặc ép buộc khách hàng vào những giao dịch nhất định để vừa bóc lột
khách hàng, vừa tạo nên những rào cản hạn chế cạnh tranh.
Tuy hiên không phải lúc nào những mưu toan ấy cũng thành công, một kế

hoạch “dài hơi” ln địi hỏi các doanh nghiệp “đi tranh đấu” phải có tiềm lực tài
chính vững chắc để “trường kỳ kháng chiến”.
1.2.1.2.4 Hậu quả của hành vi cạnh tranh bằng giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh
tranh.
Hành vi cạnh tranh bằng giá cả nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh làm sai
lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường. Cản trở cạnh tranh trên thị trường tức là
ngăn chặn động lực phát triển của nền kinh tế cũng như của toàn xã hội. Mà theo
phân tích của các nhà kinh tế học, khi cạnh tranh bị hạn chế hoặc cạnh tranh mang
tính độc quyền thì nền kinh tế sẽ sản xuất dưới mức khả năng của nó, chỉ có cạnh
tranh lành mạnh, ngay thẳng mới có thể giúp cho nền kinh tế phát huy hết khả năng
của mình.
Tóm lại, hành vi cạnh tranh về giá nhằm mục đích hạn chế đối thủ cạnh
tranh phải xác định đầy đủ các yếu tố sau: (i) Chủ thể phải có tiềm lực trên thị
trường. (ii) Đối tượng hướng đến của hành vi là đối thủ cạnh tranh. (iii) Xác định có
mục định hạn chế đối thủ cạnh tranh để trục lợi. (iv) Tác động, làm nguy hại tới đối
thủ cạnh tranh trên cùng thị trường liên quan.

20


Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Lý luận và thực tiễn.

1.2.2 Các hình thức biểu hiện của hành vi cạnh tranh bằng giá cả nhằm hạn
chế đối thủ cạnh tranh.
Khi các doanh nghiệp quyết định sử dụng giá trong cạnh tranh để thu hút
khách hàng sử dụng sản phẩm của mình, thì khách hàng sẽ là những người được
hưởng lợi nhiều nhất từ cạnh tranh. Nhưng cạnh tranh ở đây phải đòi hỏi sự trung
thực và thái độ đúng mực của các doanh nghiệp. Cạnh tranh để đạt được lợi nhuận
cao nhất bằng việc kinh doanh ngay thẳng và nỗ lực hết mình của bản thân doanh
nghiệp. Tuy nhiên sức ép của cạnh tranh khiến các doanh nghiệp khơng tích cực

nghĩ đến việc hạn chế cạnh tranh trên thị trường bằng việc hạn chế khả năng mở
rộng quy mô của các đối thủ cạnh tranh, loại bỏ đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị
trường hoặc ngăn cản việc gia nhập thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.
1.2.2.1 Hạn chế khả năng mở rộng quy mô kinh doanh của đối thủ cạnh tranh
Trong cạnh tranh bằng giá thường các doanh nghiệp sẽ sử dụng việc định
giá cao hoặc thấp ở một giới hạn nào đó khiến đối thủ không thể mở rộng được quy
mô kinh doanh.
Bởi vì, yếu tố ảnh hưởng đến việc cung của các nhà sản xuất không chỉ là
giá cả đầu ra của sản phẩm mà còn là giá cả đầu vào tạo nên chi phí của sản phẩm.
Việc hạn chế khả năng mở rộng quy mô sản xuất sẽ hướng tới việc hạn chế yếu tố
đầu vào nhiều hơn. Khi không thể bỏ ra một khoản tiền cao bằng đối thủ của mình,
doanh nghiệp khó có thể mở rộng sản xuất, thậm chí sản xuất có thể bị ngưng trệ.
Điều này được giải thích bởi hai nguyên nhân sau: (i) với mức giá mà doanh nghiệp
đưa ra thấp hơn đối thủ không thì doanh nghiệp sẽ khơng thể mua được ngun liệu
sản xuất, hoặc nếu mua được với mưc giá đó thì chỉ là lượng nhỏ mà thôi, (ii) nếu
doanh nghiệp chịu chi trả khoản tiền lớn hơn của đối thủ để đảm bảo đủ nguyên liệu
cho quy trình sản xuất của mình thì với chi phí q cao, doanh nghiệp khó có thể
thu được nhiều lợi nhuận. Tuy nhiên, giá cả đầu ra cũng là điều khiến các doanh
nghiệp lo ngại, các doanh nghiệp thường mua cao bán thấp khiến cho sản phẩm của
các doanh nghiệp nhỏ khó có khả năng tiêu thụ trên thị trường, dẫn đến khơng có
khả năng mở rộng sản xuất, không thể tái sản xuất mở rộng.
Việc xác định giới hạn mức giá mà doanh nghiệp có sức mạnh thị trường
đặt ra là nhằm mục đích hạn chế khả năng mở rộng quy mô của đối thủ cạnh tranh
là điều rất khó. Bởi vì khơng phải định giá ở “điểm đóng cửa”23, cũng khơng phải ở
“điểm hịa vốn”24. Đơi khi, việc định giá ở mức đủ để các doanh nghiệp lớn có lãi
nhưng doanh nghiệp đối thủ vẫn không thể nào mở rộng được quy mô kinh doanh
(điều này thường thấy ở những ngành nghề mà lợi nhuận phụ thuộc vào quy mơ
23

Điểm đóng cửa: là điểm mà ở đó giá bán bằng với chi phí biến đổi trung bình (P = AVC), xem Paul A

Samuelson – Wiliam D.Nordhalls (2007), tlđd, tr285.
24
Điểm hòa vốn: là điểm mà ở đó giá bán bằng với chi phí trung bình (P = AC hay cịn gọi là P = ATC), xem
Paul A Samuelson – Wiliam D.Nordhalls (2007), tlđd, tr286.

21


Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Lý luận và thực tiễn.

kinh doanh). Việc xác định mức giá nào đủ để hạn chế khả năng mở rộng quy mô
kinh doanh sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành sản xuất, vào mức cầu của
thị trường và mức cung của đối thủ cũng khả năng dự báo những biến động thị
trường có thể xảy ra. Như vậy, địi hỏi chủ thể có sức mạnh thị trường phải rất am
hiểu về đối thủ cũng như có khả năng dự báo thị trường.
Không tiêu diệt đối thủ cạnh tranh, không làm thay đổi cấu trúc cạnh tranh
trên thị trường nhưng nó vẫn mang bản chất hạn chế cạnh tranh vì không để cho
cạnh tranh phát triển theo quy luật thông thường vốn có. Những hành vi này làm
ngăn cản sự gia tăng mức độ cạnh tranh trong tương lai của thị trường liên quan
bằng việc cố gắng duy trì cấu trúc cạnh tranh trên thị trường25.
1.2.2.2 Loại bỏ khỏi thị trường đối thủ cạnh tranh.
Cạnh tranh bằng giá cả là một hành vi bình thường trong nền kinh tế thị
trường. Việc bán giá thấp luôn đi kèm với việc tăng dần sản lượng nhằm tăng thị
phần và tìm cơ hội khẳng định mình trong sự ưu ái của người tiêu dùng26. Nhưng,
hành vi này sẽ trở nên bất bình thường khi các nhà kinh doanh bán với giá thấp hơn
chi phí sản xuất mà khơng phải vì những lý do chính đáng. Bởi lẽ, mục tiêu khi
tham gia kinh doanh luôn là lợi nhuận, khi họ chịu bán lỗ, nghĩa là họ đang đánh đổi
lợi nhuận cho một mục tiêu khác.
Nếu như ở hành vi ngăn khả năng mở rộng quy mơ sản xuất của các đối thủ
cạnh tranh khó có thể xác định doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có tiềm lực

trên thị trường định giá bán ở mức nào để đạt được mục đích của mình. Thì, hành vi
loại bỏ khỏi thị trường đối thủ cạnh tranh có thể nhận biết dễ dàng hơn bởi nó ln
định giá bán thấp hơn chi phí sản xuất mà người ta còn gọi là “định giá kiểu ăn
cướp” hay “định giá hủy diệt”. Nếu như ở hành vi ngăn cản khả năng mở rộng quy
mô sản xuất của các đối thủ cạnh tranh chỉ là biểu hiện của việc phòng vệ, biểu hiện
sự lo sợ cấu trúc cạnh tranh bị thay đổi, sợ mình bị mất thị phần… thì hành vi loại
bỏ đối thủ cạnh tranh trên cùng thị trường liên quan thể hiện bản chất “xâm lăng”
của doanh nghiệp thực hiện hành vi. Giảm giá thấp hơn chi phí sản xuất để cướp
đoạt thị phần.
Bản chất nguy hiểm của hành vi không chỉ thể hiện ở hậu quả “nhãn tiền”
là làm giảm cạnh tranh trên thị trường, bóp méo cạnh tranh. Mà trong tương lai, khi
đã loại bỏ các đối thủ và có khả năng kiểm sốt tồn bộ thị trường doanh nghiệp sẽ
tính lợi nhuận trên cơ sở những chi phí đã bỏ ra, bao gồm cả chi phí cơ hội. Đó chỉ
là những đốn định trong tương lai, bởi khơng phải lúc nào mục tiêu bất chính của
doanh nghiệp đều có thể thành cơng. Tuy nhiên, “phịng bệnh hơn chữa bệnh”, Nhà

25

Lê Danh Vĩnh – Hoàng Xuân Bắc – Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Pháp luật cạnh tranh tại Việt Nam, NXB.
Tư Pháp, Hà Nội, tr296.
26
Nguyễn Như Phát – Nguyễn Ngọc Sơn (2006), tlđd, tr59.

22


Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Lý luận và thực tiễn.

Nước cần can thiệp đến hành vi này để hạn chế tối đa đến mức có thể những thiệt
hại do hành vi này gây ra.

1.2.2.3 Ngăn cản việc gia nhập thị trường của các đối thủ cạnh tranh mới.
Lo xa vốn là bản chất tốt của con người, nhưng khi các “đại gia” cạnh tranh
bất chính lo xa thì nó lại trở thành mối nguy hiểm lớn cho nền kinh tế. Không chỉ
loại bỏ những đối thủ đang tồn tại trên thị trường, các doanh nghiệp hoặc hóm
doanh nghiệp có ưu thế trên thị trường dựa vào “sức mạnh” của mình để tạo nên
“rào cản gia nhập thị trường” nhằm ngăn cản sự gia nhập thị trường của những đối
thủ cạnh tranh mới.
Rào cản gia nhập thị trường do các doanh nghiệp có ưu thế về thị trường
tạo nên bao gồm “rào cản cơ cấu” và “rào cản chiến lược”. Trong cạnh tranh về giá
nhằm mục đích hạn chế đối thủ cạnh tranh thì chỉ đề cập đến việc sử dụng giá cả
làm rào cản chiến lược. Trong rào cản giá, mức giá được ấn định ở đây có thể lỗ
hoặc khơng lỗ, nó đủ để các đối thủ tiềm năng không thể tham gia thị trường hoặc
không giám tham gia thị trường. Cách ấn định giá ở đây có phần giống với hành vi
ấn định giá nhằm ngăn chặn khả năng mở rộng thị trường của đối thủ. Nhưng về
hình thức hành vi thiết lập rào cản về giá này lại giống với hành vi bán hàng với
mức giá thấp hơn chi phí để loại bỏ đối thủ cạnh tranh, bởi nó đều tiêu diệt đối thủ
cạnh tranh, khác nhau ở chỗ đối thủ hiện tại và đối thủ tương lai mà thơi. Ngồi ra,
rào cản về giá với mức giá ấn định có thể lỗ hoặc không lỗ, nhưng để tiêu diệt được
đối thủ cạnh tranh thì phải ấn định với mức giá lỗ.
Chiến lược rào cản về giá chỉ áp dụng đối với những đối thủ cạnh tranh
mới (các doanh nghiệp đang tìm cách gia nhập thị trường liên quan27). Không mang
bản chất ép buộc các đối thủ của mình phải rời bỏ thị trường, các hành vi thiết lập
rào cản về giá chỉ tước đi quyền tự do kinh doanh của các doanh nghiệp tiềm năng.
Do đó, hậu quả ở đây cũng chỉ là hậu quả suy đoán, nghĩa là hành vi này làm tổn
hại đến quy luật cạnh tranh, thiết lập rào cản đối với đối thủ tiềm năng cũng chính là
thiết lập rào cản đối với sự phát triển vì đã tạo nên những rào cản hạn chế cạnh
tranh – động lực phát triển của xã hội.
So với các hành vi cạnh tranh về giá khác, các doanh nghiệp khi thực hiện
hành vi cạnh tranh về giá nhằm mục đích hạn chế đối thủ cạnh tranh, sẽ thường thực
hiện những chiến dịch giảm giá bán. Nó giống như một cuộc đấu giá nghịch, doanh

nghiệp nào bán hàng với giả rẻ nhất (điều kiện là các yếu tố khác của sản phẩm là
như nhau) thì sẽ được khách hàng lựa chọn. Việc thực hiện các hành vi cạnh tranh
về giá này hoàn toàn khác với các hành vi cạnh tranh về giá mang bản chất bóc lột
khách hàng, vì các doanh nghiệp sẽ ấn định mức giá cao hơn kèm theo việc giảm số
27

Nguyễn Như Phát, Bùi Nguyên Khánh (2001), “Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh trong điều kiện
chuyển sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam”, NXB. Cơng an nhân dân, Hà Nội. Trích lại từ: Nguyễn Như
Phát – Nguyễn Ngọc Sơn (2006), tlđd, tr226.

23


Các hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh trong Luật cạnh tranh – Lý luận và thực tiễn.

lượng sản xuất. Ngoài ra, việc giảm giá trong các hành vi cạnh tranh về giá nhằm
mục đích hạn chế đối thủ cạnh tranh là giảm giá thực sự, các doanh nghiệp sẵn sàng
hi sinh lợi nhuận trước mắt để thực hiện cho mục tiêu trục lợi về sau. Nó khác với
những hành vi giảm giá giả tạo, hay chỉ là việc tung những tin đồn thất thiệt về giá
để đánh lừa khách hàng.
Từ những phân tích trong Chương I cho ta thấy: Giá và cạnh tranh bằng
giá mang những sứ mệnh to lớn đối với nền kinh tế và xã hội với những mặt tích cực
của nó. Tuy nhiên, các chủ thể kinh doanh trên thị trường lại tìm mọi cách bóp méo
cạnh tranh, cố gắng xóa nhịa đi vai trị của “cạnh tranh bằng giá” bằng việc thực
hiện những hành vi cạnh tranh về giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh. Điều này
đòi hỏi cần có sự điều chỉnh của pháp luật đối với các hành vi cạnh tranh về giá
nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh.
Thứ nhất, cạnh tranh bằng giá nhằm hạn chế đối thủ cạnh tranh là một khía
cạnh của hành vi cạnh tranh bằng giá, biểu hiện dưới ba mức độ: kìm hãm khả năng
mở rộng quy mơ kinh doanh, loại bỏ khỏi thị trường đối thủ cạnh tranh đang tồn tại

trên thị trường và ngăn cản việc gia nhập thị trường của những đối thủ tiềm năng.
Hành vi này sẽ đe dọa gây thiệt hại đến cấu trúc cạnh tranh ở hiện tại hoặc trong
tương lai, làm giảm cạnh tranh hiện có hoặc sẽ có, hoặc bóc lột khách hàng.
Thứ hai, các nhà sản xuất, kinh doanh lợi dụng những ưu thế nhất định mà
mình có được hay cố gắng tạo ra để hạn chế đối thủ cạnh tranh thông qua công cụ
giá cả mà không đương đầu với cạnh tranh lành mạnh mà lại thực hiện những hành
vi “cạnh tranh tiêu diệt cạnh tranh”28.
Thứ ba, cạnh tranh sẽ không thể phát triển nếu thị trường bị bỏ mặc29,
cạnh tranh được tự do theo lý thuyết của Adam Smith thì sẽ để lại những hậu quả
nặng nề cho nền kinh tế.
Do đó, việc can thiệp của “bàn tay hữu hình” từ phía Nhà nước là điều
hết sức cần thiết đối với sự phát triển của xã hội. Các hành vi sử dụng giá làm
công cụ để cạnh tranh cần được quan tâm đặc biệt, bởi nó khơng chỉ tác động đến
quy luật cung cầu trong xã hội mà còn tác động đến cả q trình phân phối cũng
như tích lũy của xã hội. Xây dựng chính sách cạnh tranh và những quy định pháp
luật chặt chẽ để đảm bảo “sự trong sáng” của các chủ thể khi thực hiện các hành vi
cạnh tranh bằng giá. Không cho phép cạnh tranh không lành mạnh, không cho
phép hạn chế cạnh tranh nhưng bên cạnh đó cũng cần phải có những chính sách để
khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

28, 28

Hội nghị Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) (1999), Khía cạnh phát triển của cạnh
tranh, Gioneva, tr11.

24


×