Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Pháp luật việt nam về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
--------

NGUYỄN THỊ NGỌC GIANG

PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ ĐẦU TƢ GIÁN TIẾP RA NƢỚC NGOÀI
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƢƠNG MẠI

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ ĐẦU TƢ GIÁN TIẾP RA NƢỚC NGOÀI

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
NGUYỄN THỊ NGỌC GIANG
Khóa: 38 MSSV: 1353801011035
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN:
ThS. NGUYỄN HỒNG THÙY TRANG

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp “Pháp luật Việt Nam về đầu tƣ gián
tiếp ra nƣớc ngoài” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của ThS. Nguyễn Hoàng Thùy Trang, đảm bảo tính trung thực
và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tơi xin chịu
hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 7 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thị Ngọc Giang


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƢỢC VIẾT TẮT

BTC

Bộ Tài chính

CTCK

Cơng ty chứng khốn

CTCP

Cơng ty cổ phần


ĐTGTRNN

Đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài

NĐT

Nhà đầu tƣ

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

TCTD

Tổ chức tín dụng

TTCK

Thị trƣờng chứng khốn

TTTC

Thị trƣờng tài chính

VĐL

Vốn điều lệ


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 .............................................................................................................. 5
TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƢ GIÁN TIẾP RA NƢỚC NGOÀI ............................ 5
1.1 Khái niệm đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài ............................................... 5
1.1.1 Khái niệm đầu tƣ ................................................................................... 5
1.1.2 Khái niệm đầu tƣ gián tiếp .................................................................... 5
1.1.3 Khái niệm đầu tƣ ra nƣớc ngoài và đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài ...... 6
1.2 Đặc điểm của đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài .......................................... 7
1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài................ 10
1.3.1 Các yếu tố bên ngoài ........................................................................... 10
1.3.2 Các yếu tố bên trong............................................................................ 13
1.4 Hình thức đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngồi .............................................. 13
1.5 Sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về đầu tƣ gián tiếp
ra nƣớc ngoài .......................................................................................................... 15
1.5.1 Giai đoạn trƣớc khi ban hành Luật Đầu tƣ 2014 ................................. 15
1.5.2 Giai đoạn từ khi ban hành Luật Đầu tƣ 2014 cho đến nay .................. 17
1.6 Ý nghĩa đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài .................................................. 20
Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 22
CHƢƠNG 2 ............................................................................................................ 24
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM ......................................................... 24
VỀ ĐẦU TƢ GIÁN TIẾP RA NƢỚC NGOÀI ................................................... 24
2.1 Đối tƣợng đƣợc phép đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài ........................... 24
2.2 Phƣơng thức đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngồi .......................................... 28
2.3 Cơng cụ đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài ................................................. 31
2.4 Hạn mức đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài ............................................... 34
2.4.1 Tổng hạn mức ...................................................................................... 34
2.4.2 Hạn mức tự doanh, hạn mức nhận ủy thác .......................................... 37
Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 42
PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................. 45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



PHẦN MỞ ĐẦU
1.
Lí do chọn đề tài
Tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thƣơng mại là xu hƣớng
tất yếu của kinh tế thế giới đƣơng đại. Bắt kịp xu thế đó, vào cuối thập kỷ 80, Việt
Nam đã tiến hành quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới với công cuộc “Đổi
mới”. Sau hơn ba thập kỷ từ khi bắt đầu quá trình “Đổi mới”, nƣớc ta đã có những
thay đổi tích cực trong hệ thống thƣơng mại và đầu tƣ, từng bƣớc mở cửa thị
trƣờng, hội nhập sâu với kinh tế tồn cầu. Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,
Việt Nam đã có một bƣớc đi quan trọng khi chính thức trở thành thành viên của Tổ
chức Thƣơng mại thế giới WTO vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm
phán. Đối với lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ, Việt Nam cam kết mở cửa nhiều thị
trƣờng, trong đó có thị trƣờng các dịch vụ tài chính. Để thực hiện cam kết tự do hóa
theo Điều XI, XVI của Hiệp định GATS, Việt Nam đã tiến hành tự do hóa hồn
tồn giao dịch vãng lai và mở cửa một phần giao dịch vốn. Trong bối cảnh nền kinh
tế thế giới diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đồng thời các chính sách kinh tế
vĩ mơ của Việt Nam trong trung hạn còn phụ thuộc vào định hƣớng mục tiêu ổn
định kinh tế vĩ mô, nƣớc ta đã thực hiện tự do hóa các giao dịch vốn theo hƣớng
thận trọng, có chọn lọc và theo quy trình. Đầu tiên là việc mở cửa, thu hút các luồng
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam, ban đầu là đầu tƣ trực tiếp, rồi đến đầu tƣ
gián tiếp. Tiếp theo, chúng ta đã từng bƣớc cho phép các dòng vốn đầu tƣ trực tiếp
của Việt Nam ra nƣớc ngồi. Khâu cuối cùng của q trình tự do hóa tài khoản vốn
là mở cửa đối với dòng vốn đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài (ĐTGTRNN).
Thực tế, trong nhiều năm qua, hoạt động đầu tƣ gián tiếp của các nhà đầu tƣ
(NĐT) Việt Nam ra nƣớc ngồi cịn rất hạn chế. Một mặt là do những nguyên nhân
kinh tế. Thứ nhất, Việt Nam có nguồn dự trữ ngoại hối thấp, cán cân thƣơng mại
thâm hụt, nền kinh tế phát triển không ổn định. Thứ hai, Việt Nam chỉ tập trung thu
hút đầu tƣ gián tiếp, chƣa quan tâm phân tích tình hình thế giới để tìm kiếm cơ hội

đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Thứ ba, thị trƣờng thế giới có nhiều biến động, nhƣ mối lo
ngại nợ cơng châu Âu hay sự suy giảm kinh tế Mỹ khiến các ngoại tệ mạnh bị mất
giá, trong đó đặc biệt là đô la Mỹ (USD). Bên cạnh nguyên nhân kinh tế, cản trở lớn
nhất là việc chƣa có khn khổ pháp lý, khơng có những quy định cụ thể hƣớng dẫn
hoạt động ĐTGTRNN. Tuy nhiên, thị trƣờng chứng khoán (TTCK) Lào,
Campuchia hình thành và mở cửa đã làm phát sinh nhu cầu ĐTGTRNN của NĐT
Việt Nam. Lý do là, bởi vì mặc dù các TTCK này còn sơ khai nhƣng mang lại nhiều
cơ hội đầu tƣ hấp dẫn với việc triển khai phƣơng thức giao dịch thoáng hơn TTCK

1


Việt Nam, nhƣ áp dụng chu kỳ thanh toán T+21, không cần cung cấp lý lịch tƣ pháp
khi mở tài khoản giao dịch… Vì sức hút trên, một số cơng ty chứng khoán (CTCK)
Việt Nam đã hiện diện tại TTCK Lào và Campuchia2. Thêm vào đó, Việt Nam đang
trong quá trình hội nhập với TTCK khối ASEAN và các khu vực khác trên thế giới.
Trƣớc thực tế thúc bách cần sớm có chủ trƣơng hƣớng dẫn hoạt động ĐTGTRNN,
Luật đầu tư 2014 (Luật số 67/2014/QH13) ngày 26/11/2014, Nghị định số
135/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2015 quy định về hình thức đầu tƣ
gián tiếp ra nƣớc ngồi, Thơng tư số 10/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc
ngày 29/6/2016 hƣớng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định 135/2015/NĐCP, Thông tư 105/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 29/6/2016 hƣớng dẫn hoạt
động đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài của tổ chức kinh doanh chứng khốn, quỹ đầu
tƣ chứng khốn, cơng ty đầu tƣ chứng khoán và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
đã đƣợc ban hành, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ĐTGTRNN. Mặc dù, việc
ban hành các văn bản pháp lý về ĐTGTRNN đƣợc đánh giá là khá chậm, song do
tính chất linh hoạt, độ rủi ro cao của dịng vốn này và tình hình nền kinh tế đất nƣớc
phát triển chƣa ổn định, dự trữ ngoại hối còn mỏng, nên việc xem xét thật kỹ lƣỡng
là điều dễ hiểu.
ĐTGTRNN là xu hƣớng tất yếu khi nền kinh tế phát triển cao hơn, hội nhập
sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới, đáp ứng cam kết gia nhập WTO.

ĐTGTRNN mặc dù đã phát sinh trên thực tế trong nhiều năm qua, song khoảng
trống pháp lý vẫn bị bỏ ngỏ và chỉ đƣợc luật hóa hơn một năm nay. ĐTGTRNN là
cánh cửa cuối cùng của quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới, mà cụ thể là tiến tới
tự do hóa các giao dịch vốn. ĐTGTRNN nhƣ thế nào, xây dựng những chính sách
quản lý ra sao để tránh những nguy cơ bất ổn đồng thời phát huy những lợi thế tích
cực là vấn đề cần quan tâm đúng mực. Để hoạt động ĐTGTRNN đƣợc khuyến
khích, thúc đẩy nhƣng vẫn nằm trong sự kiểm soát hiệu quả của Nhà nƣớc thì việc
nghiên cứu những đặc điểm, nhân tố ảnh hƣởng để đánh giá ƣu điểm, nhƣợc điểm;
cũng nhƣ phân tích một số quy định pháp luật, tình hình áp dụng pháp luật
ĐTGTRNN trong thời gian qua để từ đó phát hiện những vƣớng mắc, bất cập là hết
sức cần thiết.
1

Chu kỳ thanh tốn T+2 có nghĩa là việc thanh toán chứng khoán và tiền đƣợc tiến hành sau 2 ngày làm
việc kể từ ngày giao dịch (T).
2
CTCK Campuchia - Việt Nam (CVS) đã đi vào hoạt động tại Campuchia giữa năm 2011, CTCK
Sacombank (SBS) sau khi xuất hiện tại Campuchia cũng đã đặt chân vào TTCK Lào, với việc thành lập
CTCK Lanexang. Các CTCK hiện diện tại Lào, Campuchia đã và đang triển khai các sản phẩm tài chính kết
nối NĐT trong khu vực Đơng Dƣơng, Hữu Đạo, “Đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài, bao giờ Việt Nam có
hƣớng
dẫn?”,
truy cập ngày 09/5/2017

2


2.

Tình hình nghiên cứu


Đầu tƣ là lĩnh vực rất đƣợc quan tâm, chú trọng trong sự phát triển và hội
nhập kinh tế tồn cầu. Trong đó, đầu tƣ trực tiếp, gián tiếp nƣớc ngoài vào Việt
Nam hay đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài đã đƣợc quy định từ lâu, đƣợc nhiều tác giả
nghiên cứu với nhiều cơng trình khoa học. Trong khi đó, mặc dù ĐTGTRNN đã
thực tế xuất hiện, tuy nhiên do chƣa đƣợc luật hóa bằng một văn bản pháp lý cụ thể
nên chƣa có các nghiên cứu, đề xuất cụ thể về lĩnh vực này. Bƣớc ngoặt ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật nhƣ Luật đầu tƣ 2014, Nghị định 135/2015/NĐCP, Thông tƣ 10/2016/TT-NHNN, Thông tƣ 105/2016/TT-BTC đã tạo nền tảng cho
những nghiên cứu về mảng đề tài này. Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng 2016, ThS.
Nguyễn Ngọc Cảnh, Vụ trƣởng Vụ quản lý Ngoại hối, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt
Nam (NHNN) đã có bài viết “Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài, định hướng quản lý
của Việt Nam”. Bài viết tìm hiểu kinh nghiệm của một số nƣớc về hoạt động
ĐTGTRNN và phân tích chính sách quản lý vốn đầu tƣ ra nƣớc ngồi của Việt
Nam. Trên tạp chí điện tử thesaigontimes.vn, tác giả Hồ Lê với bài viết “Mở cửa
đầu tư gián tiếp ra nước ngồi – Thận trọng khơng thừa” đã phân tích và đánh giá
các quy định về đối tƣợng, hạn mức, cơng cụ đầu tƣ của hoạt động ĐTGTRNN.
Ngồi ra, cịn nhiều bài báo trên tapchitaichinh.vn thơng tin đến ngƣời đọc các quy
định của pháp luật về ĐTGTRNN nhƣ: “Quy định mới về hoạt động đầu tư gián
tiếp ra nước ngoài”, “Quy định mới về tỷ lệ đầu tư gián tiếp ra nước ngoài”, “Quy
định việc ủy thác đầu tư gián tiếp ra nước ngoài”. Các bài viết trên đã đạt một số
thành công nhất định, tuy nhiên chỉ dừng lại ở việc thông tin và nghiên cứu dựa trên
cơ sở các quy định của pháp luật mà chƣa đi sâu làm rõ mặt lý luận. Khóa luận sẽ
tiếp tục nghiên cứu một cách tƣơng đối hệ thống, toàn diện các vấn đề lý luận và
thực trạng pháp luật Việt Nam về ĐTGTRNN.
3.

Mục đích nghiên cứu

Khóa luận tìm hiểu tổng quan các vấn đề lý luận của ĐTGTRNN. Bên cạnh
đó, khóa luận phân tích một số quy định pháp luật về ĐTGTRNN đồng thời nghiên

cứu tình hình áp dụng các quy định này trong thực tế hiện nay. Dựa trên cơ sở đó,
khóa luận đƣa ra những nhận xét, đánh giá, phát hiện những bất ổn, vƣớng mắc và
đề xuất một số ý kiến mang tính định hƣớng nhằm hồn thiện pháp luật Việt Nam
về ĐTGTRNN, góp phần thúc đẩy, tăng cƣờng hoạt động ĐTGTRNN trong thời
gian tới.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận bao gồm:

3


Về mặt lý luận, khóa luận tập trung nghiên cứu, làm rõ: khái niệm, đặc điểm,
các nhân tố tác động, hình thức, sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam
về ĐTGTRNN, ý nghĩa của ĐTGTRNN. Trong đó, tác giả có nghiên cứu một số
quy định của pháp luật nƣớc ngoài về đầu tƣ gián tiếp (nhƣ các chính sách, quy định
về giới hạn tỷ lệ sở hữu, lãi suất, tỷ giá, quy chế giao dịch… nhằm thu hút hoặc hạn
chế đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài) để làm dẫn chứng cụ thể cho các lập luận.
Về mặt thực trạng, khóa luận phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam
về đối tƣợng đƣợc phép ĐTGTRNN, phƣơng thức, công cụ và hạn mức
ĐTGTRNN, cũng nhƣ nghiên cứu tình hình áp dụng các quy định này trên thực tế.
Đồng thời, khóa luận cịn tìm hiểu pháp luật nƣớc ngoài về đối tƣợng, hạn mức
ĐTGTRNN để rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là ĐTGTRNN của các tổ chức kinh tế từ
khi ban hành Luật đầu tƣ 2014 cho đến nay. Khóa luận nghiên cứu trong phạm vi
pháp luật Việt Nam, đồng thời có nghiên cứu pháp luật nƣớc ngồi ở một số vấn đề.
5.


Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu

Khóa luận sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết đƣợc sử dụng trong việc thu thập thông
tin từ giáo trình, sách tham khảo, tạp chí nhằm tìm chọn khái niệm, đặc điểm cơ
bản, nhân tố tác động, hình thức và ý nghĩa là cơ sở lý luận của ĐTGTRNN.
Phương pháp so sánh đƣợc áp dụng để đánh giá ƣu điểm, nhƣợc điểm của
ĐTGTRNN so với hình thức đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài. Ngoài ra, phƣơng pháp
này còn đƣợc dùng để so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật nƣớc ngoài về
ĐTGTRNN ở một số vấn đề.
Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm đƣợc dùng để phân tích các
quy định của pháp luật Việt Nam về ĐTGTRNN cũng nhƣ thực trạng áp dụng các
quy định này trong hoạt động ĐTGTRNN.
Phương pháp đánh giá, tổng hợp sử dụng để nhận xét ƣu điểm, nhƣợc điểm
của ĐTGTRNN cũng nhƣ phát hiện những bất cập, từ đó đề xuất một số kiến nghị
mang tính định hƣớng xây dựng hệ thống pháp luật hồn thiện, góp phần mở rộng
ĐTGTRNN.
6.

Cấu trúc của khóa luận

Ngồi phần mở đầu và kết luận, khóa luận gồm 2 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan về đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài
của tổ chức kinh tế
4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƢ GIÁN TIẾP RA NƢỚC NGỒI

1.1
Khái niệm đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngồi
1.1.1 Khái niệm đầu tƣ
Trong quá trình vận động và phát triển của nền kinh tế, đầu tƣ đóng vai trị
hết sức quan trọng trong hoạt động tái sản xuất, củng cố nguồn lực, tạo cú hích thúc
đẩy sự tăng trƣởng vƣợt bậc, bền vững và nhanh chóng vƣơn lên hội nhập quốc tế.
Dƣới góc độ kinh tế, đầu tƣ là việc sử dụng các nguồn lực hiện tại tiến hành các
hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận và các lợi ích kinh tế xã
hội trong tƣơng lai. Các nguồn lực đƣợc sử dụng để đầu tƣ có thể là tài sản hữu hình
(tiền; tài nguyên thiên nhiên; tài sản vật chất nhƣ máy móc, thiết bị, nhà xƣởng
v.v...) hoặc tài sản vơ hình (sức lao động, trí tuệ, khoa học công nghệ v.v…). Dƣới
gốc độ pháp lý, theo Khoản 5 Điều 3 Luật Đầu tƣ 2014 quy định: “Đầu tư kinh
doanh là việc NĐT bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc
thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức
kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư”. Đầu tƣ là
chìa khóa mở ra cánh cửa hội nhập, xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nƣớc.
Trong cơ chế thị trƣờng, hoạt động đầu tƣ có thể do những chủ thể khác nhau (cá
nhân, tổ chức) tiến hành với các hình thức ngày càng đa dạng, phong phú.
1.1.2 Khái niệm đầu tƣ gián tiếp
Luật Đầu tƣ 2014 không phân biệt đầu tƣ trực tiếp và đầu tƣ gián tiếp nhƣ
Luật Đầu tƣ 2005. Thay vào đó, Luật Đầu tƣ 2014 cụ thể hóa các hình thức đầu tƣ
kinh doanh từ Điều 22 đến Điều 293. Mặc dù vậy, nếu căn cứ vào vai trị quản lý dự
án của NĐT, đầu tƣ có thể đƣợc phân loại thành: đầu tƣ trực tiếp và đầu tƣ gián
tiếp.
Trong luận án tiến sĩ “Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngồi trên thị
trường chứng khốn”4, tác giả Nguyễn Thanh Huyền đã trích dẫn định nghĩa đầu tƣ
gián tiếp nƣớc ngoài (Foreign Portfolio Investment - FPI) của Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF): “Đầu tư gián tiếp nước ngồi là việc NĐT nước ngồi góp vốn kinh doanh
vào doanh nghiệp nước sở tại và không tham gia quản lý điều hành việc đầu tư đó.
Hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngồi có nhiều hình thức như tín dụng quốc tế,

3

Điều 22, Điều 23 quy định về hình thức đầu tƣ thành lập tổ chức kinh tế; Điều 24 đến Điều 26 quy định
về hình thức đầu tƣ theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế; Điều 27 quy
định về hình thức đầu tƣ theo hình thức hợp đồng PPP; Điều 28, Điều 29 quy định về hình thức đầu tƣ theo
hình thức hợp đồng BCC.
4
Nguyễn Thanh Huyền (2015), Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khốn,
Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, Trƣờng đại học Kinh tế Quốc dân, tr 33-34

5


mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc giấy tờ có giá, vốn tài trợ phát triển chính thức
(ODA).”
Theo Giáo trình thƣơng mại quốc tế của Đại học Ngân hàng5: “Đầu tư gián
tiếp là loại đầu tư mà theo đó NĐT đóng góp vốn vào các dự án đầu tư nước ngồi
thơng qua việc mua cổ phần hay chứng khoán trên thị trường tài chính (TTTC)
quốc tế nhằm thu lợi thơng qua cổ tức hoặc thu nhập từ chứng khoán. Và như vậy,
với hình thức đầu tư này, NĐT sẽ khơng đủ điều kiện để tham gia điều hành dự án
như đầu tư trực tiếp.”
Theo giáo trình Kinh tế đối ngoại Việt Nam của Đại học Quốc gia TP. Hồ
Chí Minh6: “Đầu tư gián tiếp là loại hình đầu tư mà chủ sở hữu vốn không trực tiếp
quản lý, điều hành các hoạt động sử dụng vốn. Thực chất, các chủ sở hữu vốn
không chịu trách nhiệm về kết quả đầu tư, họ chỉ nhận thu nhập thông qua cổ tức,
lợi tức.”
Mặc dù, đầu tƣ gián tiếp đƣợc định nghĩa bằng nhiều cách khác nhau, tuy
nhiên về bản chất đều có sự tƣơng đồng. Tóm lại, đầu tư gián tiếp là hình thức đầu
tư thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư
thơng qua quỹ đầu tư chứng khốn, các định chế tài chính trung gian khác nhằm

tìm kiếm lợi nhuận mà NĐT khơng trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
1.1.3 Khái niệm đầu tƣ ra nƣớc ngoài và đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài
Căn cứ vào sự di chuyển của nguồn vốn, đầu tƣ của NĐT Việt Nam đƣợc
phân loại thành: đầu tƣ trong nƣớc và đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Trong sự phát triển của
nền kinh tế thị trƣờng, hội nhập và tồn cầu hóa, đầu tƣ ra nƣớc ngồi là xu hƣớng
tất yếu. Khi có nguồn tài chính, năng lực, kinh nghiệm vững vàng, NĐT sẽ khơng
giới hạn hoạt động đầu tƣ của mình trong phạm vi quốc gia mà mở rộng đầu tƣ ra
các nƣớc trong khu vực và trên toàn thế giới. Đầu tư ra nước ngoài là hoạt động
NĐT đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để
tiến hành hoạt động đầu tư.
ĐTGTRNN đƣợc phân loại dựa vào cả vai trò quản lý của NĐT và sự di
chuyển của nguồn vốn. Từ sự phân tích các khái niệm trên, ĐTGTRNN được hiểu là
hình thức NĐT Việt Nam đưa vốn hợp pháp từ trong nước ra nước ngoài để tiến
hành mua cổ phần, trái phiếu, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thơng qua quỹ đầu
tư chứng khốn, các định chế tài chính trung gian ở nước ngoài nhằm thu lợi nhuận
5

Trƣờng đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh (2011), Giáo trình thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Lao
động Xã hội, tr. 414
6
Trƣờng đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (2012), Kinh tế đối ngoại Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 352

6


mà không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh. Theo Khoản 1 Điều 3
Nghị định 135/2015/NĐ-CP quy định về đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài:
“ĐTGTRNN là hoạt động đầu tư ra nước ngồi dưới hình thức mua, bán chứng
khốn, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thơng qua các quỹ đầu tư chứng khốn,

các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngồi.”
1.2 Đặc điểm của đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài
ĐTGTRNN là sự tích hợp giữa đầu tƣ gián tiếp dựa vào vai trò của NĐT đối
với dự án và đầu tƣ ra nƣớc ngồi dựa vào khơng gian tiến hành hoạt động đầu tƣ
bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Do đó, về bản chất, ĐTGTRNN mang những đặc
điểm của đầu tƣ gián tiếp lẫn đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Trên cơ sở nghiên cứu các tài
liệu liên quan về đầu tƣ gián tiếp, đầu tƣ ra nƣớc ngồi, khóa luận đã phân tích, tổng
hợp và rút ra một số đặc điểm của ĐTGTRNN.
Xét về bản chất đầu tƣ gián tiếp, ĐTGTRNN mang một số đặc điểm sau7:
Thứ nhất, NĐT thực hiện ĐTGTRNN không trực tiếp tham gia điều hành
các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành chứng khốn hoặc
các hoạt động quản lý nói chung của cơ quan phát hành chứng khoán. NĐT chỉ
quan tâm đến lợi tức (với một mức rủi ro nhất định) hoặc sự an tồn của những
chứng khốn mà họ đầu tƣ vào (với một mức lợi tức nhất định). Do vậy,
ĐTGTRNN thƣờng gắn với sự đa dạng hóa danh mục đầu tƣ nhằm tối đa hóa lợi
nhuận. Vốn của NĐT khơng tập trung ở một địa điểm, mà đƣợc phân tán ở nhiều
khu vực kinh doanh khác nhau. NĐT tìm kiếm cơ hội ở nhiều thị trƣờng, thâm nhập
và từng bƣớc thích nghi với nhiều mơi trƣờng đầu tƣ mới nhằm thu lại lợi nhuận
cao. Nhờ vào đó, nguồn vốn đƣợc sử dụng hiệu quả, rủi ro đƣợc giảm thiểu và san
sẻ sang các khu vực đầu tƣ khác.
Thứ hai, ĐTGTRNN không ràng buộc NĐT kèm theo cam kết chuyển giao
tài sản vật chất, công nghệ, đào tạo lao động và kinh nghiệm quản lý nhƣ đầu tƣ
trực tiếp. ĐTGTRNN là đầu tƣ tài chính thuần túy trên TTTC quốc tế. Đặc điểm
này tạo cho NĐT nguy cơ chịu những rủi ro của TTTC nƣớc ngoài, đáng chú ý là
rủi ro chính trị, rủi ro đạo đức hoặc rủi ro kinh tế của thị trƣờng mới nổi. TTTC
thƣờng xuyên biến động khôn lƣờng, luôn luôn chịu tác động bởi “hiệu ứng tâm lý
đám đơng” hay “tâm lý bầy đàn”, do đó NĐT khó có thể tính tốn chính xác xu
hƣớng phát triển của thị trƣờng. Bên cạnh đó, những thay đổi của kinh tế, chính trị,
xã hội nƣớc tiếp nhận nói chung, hay tình hình doanh số, lợi nhuận của nhà phát
7


Trƣờng đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (2012), Kinh tế đối ngoại Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr. 356
Nguyễn Thanh Huyền (2015), Quản lý vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng khoán,
Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, Trƣờng đại học Kinh tế Quốc dân, tr. 37-38

7


hành chứng khốn nói riêng sẽ tạo nên những rủi ro cho NĐT. Ngồi ra, TTTC
nƣớc ngồi có nhiều điểm khác biệt với TTTC trong nƣớc nên khi NĐT thực hiện
ĐTGTRNN, chi phí giao dịch có thể vƣợt ngồi dự kiến. Khi tiến hành ĐTGTRNN,
NĐT phải mất những khoản chi phí để nghiên cứu thị trƣờng, chi phí tƣ vấn pháp
luật nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, chi phí mơi giới chứng khốn, chi phí ủy thác v.v… Tùy
vào sự đơn giản hay phức tạp của thị trƣờng nƣớc tiếp nhận, chi phí sẽ nằm trong
dự tính hoặc vƣợt ngồi dự tính.
Thứ ba, dịng vốn ĐTGTRNN mang tính thanh khoản cao. Tính thanh khoản
cao khiến hình thức đầu tƣ này mang tính ngắn hạn, đƣa vào cũng nhanh, rút ra
cũng nhanh, tính theo phiên trong từng ngày, phụ thuộc vào phiên và động thái
nóng lạnh của giá chứng khốn trên thị trƣờng hay sự tác động của chính sách quản
lý Nhà nƣớc. Khi có dấu hiệu suy thối kinh tế, tiềm năng lợi nhuận giảm hay một
số thông tin bất lợi đối với thị trƣờng, NĐT dễ dàng bán chứng khoán, thu hồi, bảo
toàn vốn và đầu tƣ vào những chứng khốn có mức sinh lợi cao hơn. Đặc điểm này
mang lại cho NĐT thế chủ động đối với nguồn vốn, nói cách khác dịng vốn mang ý
chí của NĐT. So với đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngồi, NĐT khó có thể chuyển
nhƣợng hoặc chấm dứt dự án; trong khi đó đối với ĐTGTRNN, NĐT có thể dễ
dàng bán lại chứng khốn mà mình đang nắm giữ để đầu tƣ vào nơi khác khi tìm
thấy cơ hội đầu tƣ thuận lợi với mức tỷ suất cao hơn hoặc mức rủi ro thấp hơn.
Thứ tư, NĐT bị hạn chế tỷ lệ sở hữu, số lƣợng chứng khoán tùy theo từng
loại chứng khoán và quy định của nƣớc nhận đầu tƣ8. Đây là rào cản mà nƣớc nhận

đầu tƣ tạo ra nhằm bảo vệ nền kinh tế trong nƣớc và kiểm soát khả năng chi phối
doanh nghiệp của NĐT nƣớc ngồi. Tính thanh khoản cao, tính bất ổn, dễ đảo chiều
của dịng vốn có thể gây ra khủng hoảng tài chính và sự sụp đổ TTTC nƣớc tiếp
nhận đầu tƣ khi NĐT đột ngột rút vốn với quy mô lớn, cộng hƣởng với những cú
sốc bên trong hoặc bên ngoài của nền kinh tế. Vì đặc trƣng này của dịng vốn, pháp
luật của nƣớc sở tại luôn giới hạn mức tối đa vốn góp nhằm bảo vệ nền kinh tế quốc
gia hoặc xây dựng những chính sách điều tiết thị trƣờng vốn và NĐT ln bị ràng
buộc bởi các chính sách này.
Thứ năm, dựa vào đặc điểm công cụ nợ, NĐT thực hiện ĐTGTRNN có
quyền sở hữu và quyền kiểm sốt khác nhau. Quyền sở hữu và quyền kiểm soát tách
bạch nhau, không phải lúc nào cũng song hành cùng nhau. Trong giao dịch trên thị
8

“Ấn Độ kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ đầu tƣ của NĐT nƣớc ngoài. Cụ thể, đối với doanh nghiệp và cá nhân
nƣớc ngoài chỉ đƣợc đầu tƣ tối đa vào 10% tổng vốn phát hành của doanh nghiệp Ấn Độ (mức quy định cũ là
5%). Đầu tƣ vào cổ phiếu Ấn Độ bị giới hạn dƣới 10% tổng vốn cổ phần (trƣớc đây đƣợc đầu tƣ tối đa đến
10%).”, Lê Quốc Tuấn, Nguyễn Quỳnh Chi (2014), “Quản lý và thu hút vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài:
Kinh nghiệm của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Chứng khốn, số 194/2014, tr. 8

8


trƣờng trái phiếu, NĐT khơng có quyền sở hữu và kiểm sốt. Trong giao dịch cổ
phiếu, NĐT có quyền sở hữu doanh nghiệp theo tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ. Tuy nhiên,
khi NĐT giữ một tỷ lệ cổ phiếu nhất định đáp ứng quy định pháp luật nƣớc sở tại
thì NĐT mới có quyền kiểm sốt doanh nghiệp. Trong trƣờng hợp này, tính chất
gián tiếp của nguồn vốn đã chuyển hóa thành tính trực tiếp, NĐT gián tiếp chuyển
hóa thành NĐT trực tiếp. Khi đạt tới một tỷ lệ và quy mơ nào đó có thể dẫn đến sự
mua bán, sáp nhập và NĐT có khả năng trở thành chủ sở hữu doanh nghiệp đó.
Cuối cùng, thu nhập của NĐT phụ thuộc vào loại chứng khoán mà NĐT nắm

giữ. Nếu NĐT mua trái phiếu thì sẽ đƣợc hƣởng trái tức cố định, tuy nhiên cũng có
những loại trái phiếu một phần thu nhập cố định, một phần thay đổi theo kết quả sản
xuất kinh doanh. Đối với các loại chứng khoán khác, NĐT đƣợc hƣởng lợi tức theo
tỷ lệ và quyết định phân chia lợi nhuận, đồng thời phải chịu rủi ro khi đầu tƣ không
thành công. So với đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài, ĐTGTRNN mang lại lợi nhuận
thấp hơn, tuy nhiên lại khá ổn định và an toàn hơn.
Xét ở bản chất đầu tƣ ra nƣớc ngoài, ĐTGTRNN mang một số đặc điểm
9
sau :
Thứ nhất, trong mối quan hệ với Nhà nƣớc quốc gia tiếp nhận đầu tƣ, NĐT
Việt Nam là NĐT nƣớc ngồi. Xét về khơng gian tiến hành đầu tƣ, ĐTGTRNN
đƣợc thực hiện bên ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Yếu tố lãnh thổ luôn gắn liền
với yếu tố quốc tịch. NĐT Việt Nam đem vốn bằng tiền từ trong nƣớc ra nƣớc
ngoài để tiến hành hoạt động đầu tƣ. Trên lãnh thổ quốc gia tiếp nhận đầu tƣ, chủ sở
hữu nguồn vốn ấy là NĐT nƣớc ngồi. Chính đặc điểm này đem lại cho NĐT Việt
Nam cơ hội đƣợc hƣởng quyền, cũng nhƣ trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trong
khuôn khổ quy chế pháp lý dành cho NĐT nƣớc ngoài theo quy định của pháp luật
quốc gia tiếp nhận đầu tƣ.
Thứ hai, ĐTGTRNN đƣợc thực hiện dƣới sự chi phối cùng một lúc 2 hệ
thống pháp luật khác nhau: pháp luật Việt Nam – quốc gia đi đầu tƣ và pháp luật
của quốc gia nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Hiệu lực pháp luật đƣợc căn cứ dựa vào yếu tố
lãnh thổ trên cơ sở tơn trọng chủ quyền quốc gia. Do đó, khi hoạt động đầu tƣ đang
tiến hành trên lãnh thổ nƣớc khác, pháp luật Việt Nam khơng có thẩm quyền chi
phối. Pháp luật Việt Nam chủ yếu điều chỉnh giai đoạn đầu của hoạt động đầu tƣ,
gắn liền với việc di chuyển các yếu tố đầu tƣ ra khỏi Việt Nam nhƣ: đối tƣợng đƣợc
phép đầu tƣ, quy trình đăng kí và thẩm quyền chấp thuận cho phép ĐTGTRNN,
công cụ đầu tƣ, nguồn vốn đầu tƣ, chuyển vốn và lợi nhuận hợp pháp về nƣớc v.v…
9

Võ Thị Xuân Ba (2003), Quy chế pháp lý về đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam – Thực tiễn

áp dụng và phương hướng hồn thiện, Khóa luận tốt nghiệp luật học, Trƣờng đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh,
tr 4-6

9


Ngoài ra, do liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nên ĐTGTRNN còn chịu sự chi
phối của các pháp luật chuyên ngành khác, nhƣ pháp luật về quản lý ngoại hối, pháp
luật về chứng khoán v.v… Đặc điểm này buộc NĐT phải có sự hiểu biết pháp luật
sâu rộng, khơng những pháp luật Việt Nam mà cả pháp luật nƣớc ngồi, khơng
những pháp luật về đầu tƣ mà cịn cả pháp luật về chứng khoán, pháp luật về quản
lý ngoại hối, pháp luật về ngân hàng v.v… Điều này đã tạo cho NĐT tâm lý e ngại
và làm tiêu tốn cho NĐT một khoản chi phí tƣ vấn pháp lý khá lớn khi thực hiện
ĐTGTRNN.
Thứ ba, ĐTGTRNN có sự di chuyển những yếu tố đầu tƣ ra khỏi lãnh thổ
Việt Nam. ĐTGTRNN là hình thức NĐT Việt Nam đƣa vốn hợp pháp từ trong
nƣớc ra nƣớc ngoài để thực hiện hoạt động đầu tƣ.
Thứ tư, vốn đầu tƣ đƣợc tính bằng ngoại tệ (thƣờng là đồng đô la Mỹ).
ĐTGTRNN đƣợc thực hiện bên ngồi lãnh thổ Việt Nam, vì vậy NĐT không thể sử
dụng đồng nội tệ (VND) để tiến hành hoạt động đầu tƣ ở nƣớc ngoài. Đặc điểm này
làm cho hoạt động ĐTGTRNN có mối quan hệ chặt chẽ với sự biến động của tỷ giá
hối đối, chính sách tiền tệ của các nƣớc tham gia đầu tƣ nói chung và Việt Nam
nói riêng.
1.3
Các nhân tố ảnh hƣởng đến đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài
Hoạt động ĐTGTRNN chịu sự đồng tác động của các yếu tố bên trong lẫn
các yếu tố bên ngoài. Yếu tố bên ngoài là các yếu tố thuộc về môi trƣờng quốc tế và
môi trƣờng quốc gia nƣớc tiếp nhận. Yếu tố bên trong là các yếu tố thuộc về NĐT
và môi trƣờng của Việt Nam.
1.3.1 Các yếu tố bên ngồi

Thứ nhất, mơi trường quốc tế (tình hình kinh tế, chính trị xã hội thế giới):
Mơi trƣờng quốc tế có khả năng gây ra những tác động tích cực hoặc tiêu cực mang
tính dây chuyền, ảnh hƣởng đến tất cả các quốc gia trong nền kinh tế tồn cầu, trong
đó có Việt Nam. Hịa bình thế giới, mơi trƣờng quốc tế thuận lợi, ổn định về kinh
tế, chính trị xã hội và quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia là điều kiện hết sức quan
trọng để NĐT quyết định và đẩy mạnh ĐTGTRNN. Bởi lẽ, khi xuất hiện dấu hiệu
suy thoái, bất ổn của môi trƣờng kinh tế vĩ mô, đặc biệt là sự bất ổn về chính trị thì
NĐT sẽ rút vốn và di chuyển nguồn vốn đến nơi an toàn, có mức sinh lời cao hơn.
Thứ hai, mức độ tự do hóa và sức cạnh tranh của mơi trường nước tiếp nhận
đầu tư: Tự do hóa là q trình tiến tới xóa bỏ các rào cản trong hệ thống tài chính,
nhƣ loại bỏ kiểm sốt lãi suất, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay tăng tỷ lệ tham gia của
NĐT nƣớc ngoài vào các doanh nghiệp trong nƣớc, giảm thiểu sự can thiệp của
Chính phủ, dỡ bỏ các kiểm soát lƣợng vốn vào ra khỏi TTCK. Năng lực cạnh tranh
quốc gia (hay sức cạnh tranh của môi trƣờng đầu tƣ) là tổng hợp các thể chế, chính
10


sách, các nhân tố quyết định mức độ hiệu quả và tính năng suất của một quốc gia
nhằm đạt đƣợc tăng trƣởng bền vững, thu hút đầu tƣ, bảo đảm ổn định kinh tế - xã
hội và nâng cao đời sống của ngƣời dân. Theo mơ hình của Diễn đàn kinh tế thế
giới (WEF)10, năng lực cạnh tranh đƣợc đánh giá dựa trên cơ sở chỉ số cạnh tranh
toàn cầu (GCI) và chia thành ba nhóm chỉ tiêu thành phần. Nhóm các yếu tố cơ bản
gồm 4 chỉ tiêu là: thể chế, kết cấu hạ tầng, ổn định kinh tế vĩ mơ, y tế và giáo dục
phổ thơng. Nhóm các yếu tố cải thiện hiệu quả gồm 10 chỉ tiêu là: đào tạo và giáo
dục bậc cao, hiệu quả thị trƣờng hàng hóa, hiệu quả thị trƣờng lao động, trình độ
phát triển của TTTC, mức độ sẵn sàng về công nghệ, quy mơ thị trƣờng. Nhóm
nhân tố sáng tạo gồm 2 chỉ tiêu là: sự tinh tế của doanh nghiệp và đổi mới. Theo đó,
trƣớc khi quyết định ĐTGTRNN, NĐT sẽ tiến hành các nghiên cứu về mức độ tự
do hóa và sức cạnh tranh của mơi trƣờng nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, thông qua việc
nghiên cứu tốc độ tăng trƣởng quốc gia, các ƣu đãi tài chính, chính sách hỗ trợ

thông tin hay sự thân thiện, thuận tiện của quản lý nhà nƣớc11 v.v…, từ đó tìm kiếm
và lựa chọn sự đầu tƣ mang tính tối ƣu và hiệu quả nhất.
Thứ ba, chính sách đầu tư của nước tiếp nhận: Đây là nhân tố tác động trực
tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tƣ. Nếu môi trƣờng pháp lý thuận lợi, phù hợp
với thông lệ quốc tế và đảm bảo lợi ích của các NĐT thì quốc gia đó sẽ tạo đƣợc
sức hấp dẫn mạnh mẽ và thu hút đối với NĐT12. Ngƣợc lại, khi quốc gia nƣớc tiếp
nhận xây dựng những rào cản hạn chế đầu tƣ, ban hành những chính sách quản lý,
kiểm sốt chặt chẽ thì NĐT sẽ phải e ngại khi quyết định đầu tƣ vào nƣớc này13.
10

Đỗ Văn Đức ,“Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, truy cập ngày 05/7/2017
11
“Thái Lan, Singapore và Phillipines khơng có giới hạn về tỷ lệ sở hữu tối đa đối với NĐT nƣớc
ngồi. Quy trình đầu tƣ đơn giản và gần nhƣ khơng có sự phân biệt đối xử giữa NĐT trong nƣớc và NĐT
nƣớc ngoài”, Lê Quốc Tuấn, Nguyễn Quỳnh Chi (2014), “Quản lý và thu hút vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc
ngoài: Kinh nghiệm của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Chứng khốn, số 194/2014, tr.
10
12
“Thái Lan ban hành Quy chế về giao dịch, trong đó nêu rõ: NĐT nƣớc ngoài ở Thái Lan, cả trực tiếp
và thơng qua đầu tƣ danh mục chứng khốn, đều đƣợc phép thực hiện một cách tự do… Vốn đƣợc phép
chuyển tự do vào Thái Lan và gửi ở các tài khoản ngoại tệ. Vốn đầu tƣ, cổ tức, lợi nhuận và lãi sau khi trừ
thuế có thể chuyển về nƣớc một cách dễ dàng. Các loại chứng khốn, tín phiếu, hối phiếu có thể đƣợc gửi ra
nƣớc ngồi mà khơng gặp bất kỳ trở ngại nào. Singapore và Phillipines đều có những chính sách và quy
định tƣơng tự nhƣ vậy, trong đó hồn tồn khuyến khích và rất ít hạn chế việc đầu tƣ vào TTCK.”, Lê Quốc
Tuấn, Nguyễn Quỳnh Chi (2014), “Quản lý và thu hút vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài: Kinh nghiệm của một
số quốc gia và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Chứng khốn, số 194/2014, tr. 10
13
“Các NĐT muốn tham gia vào TTCK tại một số quốc gia Đông Nam Á phải thông qua thủ tục đăng
ký với các mẫu biểu theo quy định, đồng thời tuân thủ theo các điều kiện cơ bản để thực hiện đầu tƣ. NĐT
nƣớc ngoài cũng phải xuất trình các loại giấy tờ cũng nhƣ chứng minh nhân thân của mình theo quy định để

phịng ngừa các hành vi tiêu cực, đặc biệt là rửa tiền và tài trợ khủng bố thông qua TTCK. Thái Lan,
Phillipines đều có quy định về các lĩnh vực mà NĐT nƣớc ngoài đƣợc phép đầu tƣ. Một số lĩnh vực đầu tƣ
nhạy cảm liên quan đến bí mật quốc gia, quốc phòng và các lĩnh vực đặc thù (nhƣ nghề thủ công) của các

11


Đặc biệt, các rào cản về thuế của nƣớc tiếp nhận tác động mạnh mẽ đến quyết định
NĐT. Nếu chính sách thuế quá cao sẽ làm tăng nguy cơ làm triệt tiêu lợi nhuận của
NĐT và dẫn đến làm hạn chế đầu tƣ14.
Thứ tư, sự phát triển của thị trường tài chính: NĐT thực hiện đầu tƣ trực
tiếp ra nƣớc ngoài thƣờng quan tâm tới những ƣu đãi, sự hấp dẫn của chính sách thu
hút và quản lý vốn của môi trƣờng đầu tƣ về các yếu tố cơ sở hạ tầng, nhƣ điện,
giao thơng, đất đai, chính sách thuế v.v… Trong khi đó, đối với ĐTGTRNN, NĐT
lại quan tâm đến sự phát triển của TTTC, đặc biệt là TTCK. Sự phát triển này tác
động trực tiếp đến ĐTGTRNN và thể hiện qua: Sự phát triển của hệ thống tiền tệ và
các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nói riêng, của các thể chế thị trƣờng nói chung của
các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ15; Sự phát triển và độ mở cửa của TTCK, chất lƣợng của
các cổ phiếu, trái phiếu do doanh nghiệp và các nƣớc phát hành, cũng nhƣ các
chứng khốn có giá trị khác lƣu thơng trên TTTC16; Sự đa dạng và vận hành có hiệu
quả của các định chế tài chính trung gian (quỹ đầu tƣ chứng khốn, CTCK, các tổ
chức tín dụng (TCTD), cơng ty bảo hiểm v.v…)17; Sự phát triển và chất lƣợng của
nƣớc cũng hạn chế hoặc không cho phép sự tham gia của NĐT nƣớc ngoài. Các quy định về quản lý và xử
phạt trong các trƣờng hợp vi phạm pháp luật vẫn đƣợc duy trì nghiêm khắc đối với các NĐT nƣớc ngoài.”,
Lê Quốc Tuấn, Nguyễn Quỳnh Chi (2014), “Quản lý và thu hút vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài: Kinh
nghiệm của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Chứng khốn, số 194/2014, tr. 10
14
“Tại Hàn Quốc, năm 2011, nhằm hạn chế dịng vốn vào, Chính phủ đã tái áp đặt mức khấu trừ thuế
14% đối với các khoản thu nhập lãi của ngƣời không cƣ trú khi nắm giữ trái phiếu kho bạc.”, Lê Thị Thùy
Vân, Vƣơng Duy Lâm, “Kinh nghiệm quản lý, giám sát ln chuyển vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngồi”, Tạp

chí Tài chính, số 654/2017, tr.66
15
Chẳng hạn nhƣ: Về lãi suất, ở Thổ Nhĩ Kỳ, lãi suất thực đƣợc định hƣớng luôn giữ ở mức cao so với
các quốc gia khác (dao động quanh mức 75% nhiều năm gần đây), bởi vậy, nƣớc này thu hút vốn đầu tƣ gián
tiếp từ bên ngoài khá nhiều. Về tỷ giá, Chi Lê đã chuyển từ tỷ giá cố định sang tỷ giá linh hoạt hơn và neo
với các đồng tiền mạnh nhằm thu hút vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài, Lê Thị Thùy Vân, Vƣơng Duy Lâm,
“Kinh nghiệm quản lý, giám sát luân chuyển vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài”, Tạp chí Tài chính, số
654/2017, tr.64-65
16
“Các NĐT nƣớc ngồi mua bán các cổ phần của các công ty Trung Quốc, trong đó chủ yếu là cổ
phiếu N (N - Shares) và cổ phiếu H (H - Shares). NĐT nƣớc ngồi khơng đƣợc phép mua cổ phiếu A (A Shares) - loại cổ phiếu chủ yếu phát hành trên TTCK Trung Quốc. Ngày 01/12/2002, Chính phủ Trung
Quốc ban hành Quy chế “Các tổ chức đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc cấp phép” (Qualified Foreign Institutional
Investors - QFII), quy định các NĐT nƣớc ngoài có giấy phép QFII đƣợc quyền mua các cổ phiếu A đƣợc
định giá bằng đồng Nhân dân tệ.”, Lê Quốc Tuấn, Nguyễn Quỳnh Chi (2014), “Quản lý và thu hút vốn đầu
tƣ gián tiếp nƣớc ngoài: Kinh nghiệm của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Chứng khốn,
số 194/2014, tr. 9
17
“Sự phát triển của TTCK và sự phục hồi của các ngân hàng Trung Quốc đã thu hút đƣợc một lƣợng
vốn khá lớn từ các NĐT nƣớc ngồi, trong đó có các ngân hàng lớn nhƣ HSBC, Bank of America,
Citigroup, American Express. Tính đến hết tháng 4/2009, trên TTCK Trung Quốc có 61 cơng ty quản lý
quỹ với 461 quỹ đầu tƣ chứng khoán tham gia. Đồng thời, Trung Quốc đã thực hiện nhiều giải pháp phát
triển hệ thống NĐT có tổ chức cho thị trƣờng nhƣ: Công ty ủy thác đầu tƣ, Quỹ tƣơng hỗ, Cơng ty Bảo
hiểm, Quỹ đầu tƣ chứng khốn.”, Lê Quốc Tuấn, Nguyễn Quỳnh Chi (2014), “Quản lý và thu hút vốn đầu tƣ
gián tiếp nƣớc ngoài: Kinh nghiệm của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Chứng khốn, số
194/2014, tr. 9

12


hệ thống thơng tin và dịch vụ chứng khốn, trong đó có các tổ chức cung cấp dịch

vụ tƣ vấn và dịch vụ định mức hệ số tín nhiệm doanh nghiệp và chứng khốn18;Q
trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhanh hay chậm, minh bạch hay không minh
bạch19.
1.3.2 Các yếu tố bên trong
Một là, nhu cầu, khả năng và chiến lược đầu tư của NĐT: Lợi nhuận là mục
tiêu cuối cùng mà các NĐT muốn hƣớng đến. Vì vậy, khi có tiềm lực tài chính
mạnh, tích lũy đƣợc nhiều kinh nghiệm đầu tƣ cùng với bản lĩnh vững vàng, NĐT
sẽ có xu hƣớng vƣơn ra thị trƣờng nƣớc ngồi, tìm kiếm cơ hội thuận lợi và hiệu
quả. Việc bán chứng khoán diễn ra đơn giản hơn so với hủy bỏ một dự án đầu tƣ
trực tiếp nƣớc ngồi. Vì vậy, NĐT muốn kiếm lợi nhuận ổn định, ít rủi ro, nắm
quyền chủ động đối với sự luân chuyển vốn sẽ thƣờng chọn ĐTGTRNN.
Hai là, chính sách ĐTGTRNN của nước đầu tư: Chính sách ĐTGTRNN của
nƣớc đầu tƣ thể hiện qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh
hoạt động ĐTGTRNN và tham gia kí kết các Điều ƣớc quốc tế có liên quan. Đây là
cơ sở pháp lý để NĐT thực hiện ĐTGTRNN. Tùy vào tình hình kinh tế vĩ mơ của
quốc gia đó, Nhà nƣớc sẽ có những chính sách kiểm sốt chặt chẽ, hạn chế đầu tƣ
hoặc nới lỏng các rào cản, khuyến khích đầu tƣ. Chính sách ĐTGTRNN của Nhà
nƣớc thể hiện qua việc quy định cụ thể về điều kiện đối tƣợng đƣợc phép thực hiện
ĐTGTRNN, nguồn vốn, công cụ đầu tƣ, hạn mức đầu tƣ, quy trình thủ tục cấp giấy
chứng nhận đăng ký đầu tƣ v.v… hoặc thể hiện thông qua chính sách điều tiết tiền
tệ, lộ trình tự do tài khoản vốn v.v…
1.4
Hình thức đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngồi
Dịng vốn ĐTGTRNN đƣợc đầu tƣ vào chứng khốn, nhƣ cổ phiếu, trái
phiếu, chứng chỉ quỹ v.v... ĐTGTRNN không làm tăng lƣợng tài sản cố định trong
nền kinh tế nhƣ đầu tƣ trực tiếp. ĐTGTRNN đƣợc thực hiện bằng 2 hình thức:
Trực tiếp mua, bán chứng khốn, các giấy tờ có giá khác ở nước ngồi

“Cơ quan giám quản chứng khốn Trung Quốc ban hành thủ tục thực hiện cơng bố thông tin, các biện
pháp tạm thời nhằm ngăn chặn hành vi lừa đảo liên quan đến chứng khoán, bảo vệ NĐT.”, Lê Quốc Tuấn,

Nguyễn Quỳnh Chi (2014), “Quản lý và thu hút vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài: Kinh nghiệm của một số
quốc gia và bài học cho Việt Nam”, Tạp chí Chứng khốn, số 194/2014, tr. 9
19
“Ở Trung Quốc, từ năm 2005, q trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc có bƣớc phát triển
mạnh mẽ, nhiều doanh nghiệp lớn, có vị trí độc quyền trong nền kinh tế quốc dân đƣợc tiến hành cuộc phát
hành lần đầu ra công chúng. Đây là những doanh nghiệp có tiềm năng lớn, có vốn điều lệ hàng trăm tỷ đô la
Mỹ, nhận đƣợc sự quan tâm đặc biệt của NĐT nƣớc ngoài nhƣ: Petro China, China Mobile.”, Nguyễn Đông
Chiều, “Thu hút và quản lý vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài: Kinh nghiệm từ Trung Quốc”,
truy cập ngày 06/7/2017
18

13


Các NĐT tự mình hoặc ủy thác cho tổ chức nhận ủy thác thực hiện việc mua,
bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác trên TTCK nƣớc ngồi. Các loại chứng khoán
thƣờng là: trái phiếu20, cổ phiếu21. Ngƣời nắm giữ trái phiếu đƣợc bảo đảm thanh
toán đầy đủ, đúng hạn gốc và lãi trái phiếu đến hạn, hƣởng các lợi ích hợp pháp
phát sinh từ trái phiếu. Ngƣời nắm giữ cổ phiếu là cổ đông của công ty và đƣợc
hƣởng cổ tức tƣơng ứng với tỷ lệ vốn góp. Tùy thuộc vào định hƣớng chiến lƣợc
đầu tƣ, NĐT sẽ cân nhắc giữa nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận (tỷ suất sinh lợi) và khả
năng chấp nhận rủi ro (mức độ rủi ro) để quyết định lựa chọn công cụ đầu tƣ là cổ
phiếu hay trái phiếu. Đối với NĐT chấp nhận rủi ro cao bởi họ mong muốn có đƣợc
lợi nhuận cao, thơng thƣờng sẽ thích đầu tƣ vào cổ phiếu. Bên cạnh đó, những NĐT
thích sự an tồn, họ chỉ chấp nhận một mức rủi ro thấp với mức sinh lời thấp, thông
thƣờng sẽ đầu tƣ vào trái phiếu.
Đầu tư thông qua việc mua, bán chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khốn22 ở nước
ngồi, ủy thác đầu tư cho các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngồi
Các NĐT tự mình hoặc ủy thác cho tổ chức nhận ủy thác mua, bán chứng chỉ
quỹ đầu tƣ chứng khốn ở nƣớc ngồi. Một số quỹ đầu tƣ chứng khốn phổ biến ở

nƣớc ngồi nhƣ: quỹ tƣơng hỗ23, quỹ đầu tƣ mạo hiểm24 v.v… NĐT tiến hành mua
20

Trái phiếu (bond, bill, notes) là một loại chứng khoán, quy định nghĩa vụ của ngƣời phát hành (ngƣời
đi vay tiền) phải trả cho ngƣời nắm giữ chứng khoán là trái phiếu (ngƣời cho vay) một khoản tiền xác định,
gồm vốn và lãi trong một khoảng thời gian nhất định. Căn cứ vào chủ thể phát hành, trái phiếu bao gồm: trái
phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phƣơng, trái phiếu cơng ty.
21
Cổ phiếu (stock, share) là một loại chứng khốn đƣợc phát hành dƣới dạng chứng chỉ hoặc bút toán
ghi sổ nhằm xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của ngƣời sở hữu cổ phiếu đối với vốn và tài sản của
CTCP. Tùy theo quy định của từng quốc gia, việc mua cổ phiếu của các công ty thƣờng bị giới hạn.
22
Chứng chỉ quỹ đầu tư (investment unit) là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của NĐT đối với
một phần vốn góp của quỹ đại chúng. Dựa vào số lƣợng thành viên, quỹ đầu tƣ phân loại thành: quỹ đại
chúng và quỹ thành viên; trong đó chỉ có quỹ đại chúng mới có quyền phát hành chứng chỉ quỹ ra cơng
chúng.
“Quỹ đầu tư chứng khốn là quỹ tiền hình thành từ vốn góp của các NĐT để đầu tƣ chủ yếu vào chứng
khốn nhằm tìm kiếm lợi nhuận.” Ở mỗi quốc gia, cách định nghĩa về quỹ đầu tƣ chứng khốn có thể khác
nhau, tuy nhiên các quỹ đầu tƣ chứng khốn đều có chung những đặc điểm: Quỹ tập trung vốn từ nhiều
NĐT; Đối tƣợng đƣợc quỹ đầu tƣ tiến hành đầu tƣ là các cơng cụ tài chính, trong đó tập trung chủ yếu là cổ
phiếu và trái phiếu; Việc quản lý quỹ này đƣợc trao cho những ngƣời có kinh nghiệm, có kiến thức nhằm
đem lại hiệu quả cao hơn và an toàn hơn cho hoạt động đầu tƣ so với việc các tổ chức, cá nhân tự đầu tƣ
riêng lẻ; Lợi nhuận có đƣợc từ hoạt động đầu tƣ của Quỹ sẽ đƣợc chia lại theo tỷ lệ đóng góp vốn của các
thành viên vào quỹ,Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật chứng khốn, Nhà xuất bản Cơng
an nhân dân, tr. 252
23
“Quỹ tương hỗ (mutual fund)là quỹ đƣợc điều hành bởi công ty đầu tƣ nhằm huy động vốn từ nhiều
NĐT và tiến hành đầu tƣ vào cổ phiếu, trái phiếu, hợp đồng quyền chọn (option), hàng hóa hay các chứng
khoán trên thị trƣờng tiền tệ.” NĐT đƣợc hƣởng lãi từ hoạt động đầu tƣ và có cơ hội tiếp cận danh mục đầu
tƣ đa dạng với sự quản lý chuyên nghiệp, Từ điển Thị trường chứng khoán tài chánh kế toán ngân hàng, Nhà

xuất bản Thống kê, tr. 643
24
Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital Fund) xuất phát từ hoạt động đầu tư mạo hiểm (Venture
capital). “Đầu tư mạo hiểm là việc cung cấp tài chính cho công ty bắt đầu hoạt động hay cho các công ty bắt

14


bán chứng chỉ quỹ và hƣởng lợi từ hoạt động đầu tƣ của quỹ chứng khoán tƣơng
ứng với tỷ lệ vốn góp. NĐT đầu tƣ thơng qua quỹ đầu tƣ chứng khoán sẽ giảm thiểu
rủi ro nhờ sự đa dạng danh mục đầu tƣ, tiết kiệm chi phí nhƣng vẫn đạt yêu cầu về
lợi nhuận, đƣợc hƣởng các dịch vụ quản lý đầu tƣ chuyên nghiệp, nắm đƣợc tình
trạng đầu tƣ của mình với tính minh bạch rất cao.
Ngồi đầu tƣ thông qua việc mua, bán chứng chỉ quỹ đầu tƣ chứng khốn ở
nƣớc ngồi, ĐTGTRNN cịn đƣợc thực hiện bằng hình thức ủy thác đầu tƣ cho các
định chế tài chính trung gian khác ở nƣớc ngồi. Tùy theo pháp luật đầu tƣ của từng
quốc gia, tổ chức đƣợc nhận ủy thác có thể là: ngân hàng thƣơng mại, cơng ty tài
chính, cơng ty quản lý quỹ, cơng ty đầu tƣ chứng khốn v.v…Ủy thác đầu tƣ thơng
qua các định chế tài chính trung gian ở nƣớc ngồi là việc NĐT giao vốn cho các tổ
chức đƣợc phép nhận ủy thác theo quy định của pháp luật nƣớc ngoài thực hiện hoạt
động đầu tƣ gián tiếp ở nƣớc ngoài. Các tổ chức nhận ủy thác đóng vai trị trung
gian tập hợp nguồn vốn từ nhiều NĐT và đƣa vốn đến những cơ hội đầu tƣ sinh lời.
Với tính chuyên nghiệp và chun mơn hóa, các định chế tài chính tiến hành thu
thập và phân tích kỹ lƣỡng thơng tin, tìm kiếm mơi trƣờng đầu tƣ thuận lợi làm tăng
hiệu suất sử dụng nguồn vốn, đồng thời giúp giảm thiểu tối đa chi phí cho NĐT.
Hơn nữa, danh mục đầu tƣ luôn đƣợc thiết kế phù hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận và
giảm thiểu rủi ro cho NĐT.
1.5 Sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về đầu tƣ gián
tiếp ra nƣớc ngoài
1.5.1 Giai đoạn trƣớc khi ban hành Luật Đầu tƣ 2014

Trƣớc thời điểm ban hành Luật Đầu tƣ 2014, hoạt động ĐTGTRNN đã manh
nha xuất hiện nhƣng vẫn chƣa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể
về hoạt động này. Đồng thời, Nhà nƣớc cũng chƣa có sự phân cơng, trao nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm cho các Bộ, ngành, cơ quan liên quan trong hoạt động
quản lý lĩnh vực ĐTGTRNN.
Nghị định số 22/1999/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/4/1999 quy
định về đầu tƣ ra nƣớc ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đã đặt nền móng cơ sở
đầu mạo hiểm đầu tƣ mới.” Theo đó, quỹ đầu tƣ mạo hiểm là tập hợp vốn của các NĐT và tiến hành đầu tƣ
vào các công ty mới thành lập, chƣa niêm yết trên TTCK, có tốc độ tăng trƣởng nhanh và tiềm năng lớn.
NĐT có thể ĐTGTRNN bằng cách góp vốn vào các quỹ đầu tƣ mạo hiểm để sở hữu cổ phần và chia lợi
nhuận. NĐT không trực tiếp tham gia vào q trình kinh doanh của cơng ty mà đóng vai trị cố vấn, hỗ trợ
các giải pháp điều hành tiên tiến để thúc đẩy sự phát triển kinh doanh. Các quỹ đầu tƣ mạo hiểm thƣờng đƣợc
thành lập thành các cơng ty hoặc tập đồn kinh tế lớn có tiềm lực kinh tế mạnh, đội ngũ chun gia đầu tƣ
hùng hậu, có khả năng phân tích tình hình đầu tƣ với các chiến lƣợc tỉ mỉ, qua đó mang lại lợi nhuận tối đa
cho các NĐT, Từ điển Thị trường chứng khoán tài chánh kế toán ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, tr.
1126

15


pháp lý cho hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Theo Khoản 1 Điều 1 Nghị định này:
“Đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam là việc doanh nghiệp Việt Nam
đưa vốn bằng tiền, tài sản khác ra nước ngoài để đầu tư trực tiếp ở nước ngoài theo
quy định của Nghị định này.” Với quy định này có thể thấy rằng, pháp luật Việt
Nam thời kì này cho phép đầu tƣ ra nƣớc ngoài nhƣng giới hạn phạm vi chủ thể và
hình thức đầu tƣ. Đầu tƣ ra nƣớc ngồi chỉ đƣợc thực hiện bằng hình thức đầu tƣ
trực tiếp.
Để khắc phục hạn chế trên và thực hiện chính sách khuyến khích đầu tƣ ra
nƣớc ngồi, Luật Đầu tƣ 2005 đã quy định đầu tƣ ra nƣớc ngoài tại Khoản 14 Điều
3 nhƣ sau: “Đầu tư ra nước ngoài là việc NĐT đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp

pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.” Nhƣ vậy, quy
định này đã mở rộng hình thức đầu tƣ ra nƣớc ngồi, khơng chỉ dƣới hình thức đầu
tƣ trực tiếp mà cả dƣới hình thức đầu tƣ gián tiếp. Theo đó, ĐTGTRNN là hình thức
đầu tƣ mà NĐT thơng qua TTTC mua cổ phần hoặc chứng khốn của các cơng ty ở
nƣớc ngồi, nhằm thu lợi nhuận dƣới hình thức cổ tức hoặc thu nhập chứng khốn
mà khơng tham gia điều hành trực tiếp đối với đối tƣợng mà họ bỏ vốn ra đầu tƣ.
Điểm mới này đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các NĐT có thể lựa chọn hình
thức đầu tƣ phù hợp với khả năng tài chính, năng lực đầu tƣ, mục đích đầu tƣ và
quy định pháp luật về hình thức đầu tƣ của nƣớc tiếp nhận đầu tƣ. Đồng thời, NĐT
cũng có thể chuyển đổi các hình thức đầu tƣ một cách linh hoạt, khơng bị gị bó và
cứng nhắc nhƣ các quy định pháp lý trƣớc đây.
Tuy nhiên, những quy định về ĐTGTRNN chỉ dừng lại ở mức khái quát
chung tại Khoản 2 Điều 76 Luật Đầu tƣ 2005: “Việc đầu tư ra nước ngồi theo hình
thức đầu tư gián tiếp phải tn thủ các quy định của pháp luật về ngân hàng, chứng
khốn và các quy định khác của pháp luật có liên quan”. Ngồi ra chƣa có văn bản
nào hƣớng dẫn chi tiết về quy định này. Về nguyên tắc, chỉ khi có chủ trƣơng chính
thức, Chính phủ mới chỉ đạo NHNN, Bộ Tài chính (BTC), Ủy ban chứng khốn
phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng chính sách cụ thể. Mặc dù có khoảng
trống pháp lý, thế nhƣng ĐTGTRNN vẫn xuất hiện trên thực tế. Biểu hiện là các
CTCK Việt Nam xuất hiện trên TTCK Lào, Campuchia v.v… Đầu năm 2008, ơng
Đồn Ngun Đức, ơng bầu của Câu lạc bộ Hồng Anh Gia Lai đã có dự định mua
20% cổ phần của Arsenal25. Ông đã ủy thác cho Cơng ty cổ phần (CTCP) Chứng
khốn Sài Gịn (SSI) nghiên cứu, thẩm định báo cáo tài chính của Câu lạc bộ
Arsenal cũng nhƣ khả năng sinh lợi trƣớc khi đi đến quyết định đầu tƣ. Tuy nhiên,
25

“Ơng Đồn Ngun Đức mua Arsenal”, truy cập ngày 12/6/2017

16



dự định này đã không thực hiện đƣợc khi Cục Đầu tƣ nƣớc ngồi và BTC có văn
bản khơng cho phép Hồng Anh Gia Lai tiến hành giao dịch, vì thời điểm đó chƣa
có bất kì quy định nào về việc ĐTGTRNN. Ngồi ra, ơng Phan Hữu Thắng, Cục
trƣởng Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cho biết 26, có một số doanh
nghiệp hỏi về thủ tục ĐTGTRNN qua hình thức mua cổ phần của các cơng ty nƣớc
ngồi nhƣng hồ sơ đến Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ vẫn bị tắc vì chƣa có cơ sở pháp lý
để cấp phép. Đối với những trƣờng hợp này, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chỉ làm đầu
mối tiếp nhận rồi chuyển cho Thủ tƣớng Chính phủ quyết định.
Thêm vào đó, Luật Chứng khốn năm 2006 (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm
2010), Nghị định 58/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số
điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng
khoán chỉ điều chỉnh chung về hoạt động chào bán chứng khoán, niêm yết, giao
dịch, kinh doanh, đầu tƣ chứng khoán, dịch vụ và TTCK trên phạm vi lãnh thổ Việt
Nam; chào bán, niêm yết chứng khoán ở nƣớc ngoài chứ chƣa quy định hoạt động
đầu tƣ chứng khoán trên thị trƣờng quốc tế. Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PLUBTVQH11 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội chỉ quy định về quản lý ngoại hối
đối với hoạt động ĐTGTRNN của tổ chức kinh tế, song khơng có quy định về thẩm
quyền chấp thuận ĐTGTRNN cho các đối tƣợng này. Khoản 9 Điều 1 Pháp lệnh
Ngoại hối sửa đổi số 06/2013/UBTVQH13 của Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội đã bổ
sung quy định về ĐTGTRNN nhƣng chỉ đối với TCTD.
Nhƣ vậy, trƣớc khi ban hành Luật Đầu tƣ 2014, hoạt động ĐTGTRNN chƣa
đủ cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện. Trên thực tế chỉ có một số TCTD thực hiện
chuyển vốn ra nƣớc ngoài trong phạm vi hoạt động ngoại hối trên thị trƣờng quốc
tế. Ngoài ra, có một số trƣờng hợp đặc thù đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép
ĐTGTRNN chủ yếu nhằm mục tiêu tiếp cận và xâm nhập thị trƣờng quốc tế.
1.5.2 Giai đoạn từ khi ban hành Luật Đầu tƣ 2014 cho đến nay
Nằm trong quy luật vận động chung của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng
đã mở cửa thị trƣờng, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài để phát triển đất nƣớc, rồi từng
bƣớc xúc tiến đầu tƣ ra nƣớc ngoài tạo cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cho NĐT trong
nƣớc. Phụ trách mảng đầu tƣ nƣớc ngồi C.T Group, ơng Nguyễn Văn Hồng 27 ví

von: “Đầu tư ra nước ngồi như đào ao ra biển lớn. Nếu lo ngại nước trong ao
chảy hết ra biển rồi bế quan tỏa cảng thì khơng thể nào có ngày nước từ biển ồ ạt
26

“Có thể mua chứng khốn ở nƣớc ngồi?”, truy cập ngày 05/5/2017
27
“Phát
triển
kinh
tế:
Canh
bạc
đầu

ra
nƣớc
ngoài”,
/>truy cập ngày 09/6/2017

17


đổ vào ao. Thị trường quốc tế như đại dương to lớn khơng thể tưởng tượng nổi và
có sức hấp d n mạnh đến độ các nhà đầu tư không thể ngoảnh mặt chối từ. Đó là lý
do khiến doanh nghiệp đua nhau tìm cơ hội ở nước ngồi.” Ban đầu là làn sóng đầu
tƣ trực tiếp ra nƣớc ngồi. Sau đó, xu thế tự do hóa giao dịch trên TTCK trong nội
khối ASEAN và cam kết gia nhập WTO cũng làm nảy sinh nhu cầu ĐTGTRNN của
NĐT Việt Nam. Trƣớc thực tế thúc bách mở cửa TTTC, sớm hay muộn Việt Nam
sẽ phải có những định hƣớng, biện pháp quản lý dòng vốn ĐTGTRNN. Tuy nhiên,
thời điểm cụ thể để quy định chi tiết ĐTGTRNN còn phải cân nhắc thận trọng dựa

trên cơ sở lộ trình mở cửa thị trƣờng tiền tệ, TTTC theo cam kết khu vực và quốc tế
cũng nhƣ trình độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam.
Ngày 26/11/2014, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tƣ 2014 trong đó có quy
định ĐTGTRNN. Tại Điểm d, Khoản 1, Điều 52, Luật Đầu tƣ 2014 đã quy định đầu
tƣ ra nƣớc ngồi dƣới hình thức mua, bán chứng khốn, giấy tờ có giá khác hoặc
đầu tƣ thơng qua các quỹ đầu tƣ chứng khốn, các định chế tài chính trung gian
khác ở nƣớc ngồi. Đồng thời, tại Khoản 2 Điều này đã giao nhiệm vụ quy định chi
tiết ĐTGTRNN cho Chính phủ.
Tiến tới triển khai hƣớng dẫn Luật Đầu tƣ 2014 về ĐTGTRNN, ngày
31/12/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2015/NĐ-CP quy định về đầu
tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài. Nghị định đƣợc xây dựng dựa trên các quan điểm và
nguyên tắc: Xây dựng cơ chế chính sách quản lý chặt chẽ, thận trọng nhằm một mặt
tạo cơ sở pháp lý, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho NĐT là tổ chức và cá
nhân trong việc tham gia hoạt động ĐTGTRNN, mặt khác nhằm thực hiện mục tiêu
quản lý nhà nƣớc; Đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, tránh tác động tiêu cực đến cán
cân thanh toán quốc tế và thị trƣờng ngoại hối. Về phƣơng diện quản lý vi mô, Nghị
định 135 quy định chính sách quản lý, rào cản kỹ thuật, điều kiện áp dụng đối với
từng đối tƣợng NĐT thông qua các cơ chế nhƣ quy định về phƣơng thức đầu tƣ,
phân loại đối tƣợng NĐT và điều kiện để đƣợc cấp phép thực hiện hoạt động
ĐTGTRNN. Nghị định quy định rõ, hoạt động ĐTGTRNN chỉ đƣợc thực hiện dƣới
2 phƣơng thức gồm tự doanh ĐTGTRNN và ủy thác ĐTGTRNN.
Ngày 29/06/2016, thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, NHNN Việt Nam đã ban
hành Thông tƣ số 10/2016/TT-NHNN về việc hƣớng dẫn một số nội dung quy định
tại Nghị định số 135/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định về đầu
tƣ gián tiếp ra nƣớc ngồi. Song song đó, BTC ban hành Thông tƣ 105/2016/TTBTC hƣớng dẫn hoạt động đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài của tổ chức kinh doanh
chứng khốn, quỹ đầu tƣ chứng khốn, cơng ty đầu tƣ chứng khoán và doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Cùng với Nghị định 135/2015/NĐ-CP, các thông tƣ
18



hƣớng dẫn ra đời đã tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, minh bạch để NĐT và các đối tƣợng
liên quan có đủ cơ sở triển khai thực hiện ĐTGTRNN, đồng thời tăng cƣờng vai trò
quản lý giám sát của NHNN, BTC đối với dịng vốn ĐTGTRNN. Thơng tƣ
10/2016/TT-NHNN tập trung hƣớng đến việc điều chỉnh và hƣớng dẫn thực hiện
các nội dung liên quan đến phạm vi quản lý của NHNN. Đó là việc quy định loại và
tiêu chí lựa chọn công cụ đầu tƣ; mở và sử dụng tài khoản vốn tự doanh
ĐTGTRNN, tài khoản vốn nhận ủy thác ĐTGTRN; chƣơng 3 hƣớng dẫn chi tiết hồ
sơ, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký ĐTGTRNN đối với ngân
hàng thƣơng mại, công ty tài chính tổng hợp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
nhận ủy thác ĐTGTRNN đối với ngân hàng thƣơng mại. Thông tƣ giúp hƣớng dẫn
việc xác định tỷ lệ đầu tƣ an toàn của các tổ chức tự doanh là ngân hàng thƣơng
mại, cơng ty tài chính tổng hợp; quy trình xây dựng tổng hạn mức ĐTGTRNN hàng
năm, nguyên tắc xác định và thủ tục đăng ký hạn mức tự doanh, hạn mức nhận ủy
thác ĐTGTRNN. Đây là lĩnh vực mà NĐT quan tâm, bởi lẽ nguồn vốn để chuyển ra
nƣớc ngoài thực hiện đầu tƣ gián tiếp là vấn đề khá nhạy cảm và ảnh hƣởng trực
tiếp đến sự quản lý an tồn ĐTGTRNN. Bên cạnh đó, Thơng tƣ 105/2016/TT-BTC
đã quy định cụ thể về trình tự thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký
ĐTGTRNN, văn bản chấp thuận đăng ký ĐTGTRNN, giấy chứng nhận đăng ký
hoạt động nhận ủy thác ĐTGTRNN của công ty quản lý quỹ; quy định chi tiết về tỷ
lệ đầu tƣ an toàn cho các tổ chức tự doanh là công ty chứng khốn, cơng ty quản lý
quỹ, cơng ty đầu tƣ chứng khoán, quỹ đầu tƣ chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm
và Tổng công ty đầu tƣ và kinh doanh vốn Nhà nƣớc; đồng thời quy định về kiểm
tra, thanh tra, giám sát và nghĩa vụ cung cấp, báo cáo thông tin của các đối tƣợng
thuộc sự quản lý của BTC.
Nhƣ vậy, với việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn cụ thể, Nhà nƣớc đã tạo
khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho hoạt động ĐTGTRNN và góp phần thúc đẩy sự phát
triển của hoạt động này trong thời gian tới. Đồng thời, tăng cƣờng hiệu quả, vai trò
của cơ quan quản lý đối với các hình thức ĐTGTRNN phù hợp với mục tiêu, định
hƣớng của Nhà nƣớc trong bối cảnh kinh tế của đất nƣớc và đáp ứng đƣợc yêu cầu
hội nhập quốc tế. ĐTGTRNN là hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh vực nhạy cảm

nhƣ quản lý ngoại hối, sự biến động tỷ giá hối đoái, TTTC quốc tế v.v… Chính vì
thế, nhu cầu thiết lập một vành đai quản lý đối với lĩnh vực này là nhu cầu tất yếu.
Những quy định của pháp luật về ĐTGTRNN là công cụ hữu hiệu giúp Nhà nƣớc
kiểm soát hoạt động đầu tƣ nhƣ: đối tƣợng đƣợc phép đầu tƣ; quy trình đăng ký và
thẩm quyền chấp thuận cho phép ĐTGTRNN; nghĩa vụ báo cáo định kỳ về tình
hình đầu tƣ; chuyển vốn ra nƣớc ngoài, chuyển vốn và lợi nhuận hợp pháp về Việt
19


Nam; công cụ và nguồn vốn đầu tƣ v.v… Bên cạnh đó, việc xây dựng hành lang
pháp lý cụ thể cịn nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho NĐT, giảm thiểu
rủi ro kinh doanh khi đầu tƣ vào các lĩnh vực nhiều biến động và khó kiểm soát trên
TTTC quốc tế.
1.6

Ý nghĩa đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài

ĐTGTRNN là xu hƣớng tất yếu khách quan trong q trình tự do hóa tài
khoản vốn, hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới hiện nay, vì vậy hoạt động
này đóng vai trị và có ý nghĩa vơ cùng quan trọng.
Thứ nhất, ĐTGTRNN góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giữa các
quốc gia. Ở nƣớc nhận đầu tƣ, do hiệu quả sử dụng vốn cao (thiếu vốn) nên xây
dựng nhiều chính sách thu hút vốn nƣớc ngồi tạo cú hích cho sự phát triển kinh tế.
Ngƣợc lại, ở các nƣớc đầu tƣ, hiệu quả sử dụng vốn thấp (thừa vốn) đã nỗ lực đẩy
mạnh xuất khẩu vốn nhằm mở rộng đầu tƣ và tối đa hóa lợi nhuận. Theo quy luật
thị trƣờng trong phạm vi toàn cầu, sự chênh lệch hiệu quả sử dụng vốn giữa các
nƣớc làm xuất hiện dòng di chuyển đầu tƣ quốc tế từ quốc gia thừa vốn đến quốc
gia thiếu vốn. Trong bối cảnh nền kinh tế nƣớc ta hiện nay, mặc dù quy mơ dự trữ
ngoại hối cịn mỏng, nguồn vốn đang tập trung để phát triển kinh tế trong nƣớc, tuy
nhiên ĐTGTRNN vẫn từng bƣớc đƣợc triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển,

hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Đây là công cụ đƣợc sử dụng để phân bổ, điều
hòa dòng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Nhà nƣớc, góp phần thay
đổi cơ cấu kinh tế trong nƣớc theo hƣớng có hiệu quả. Bên cạnh đó, ĐTGTRNN
giúp Nhà nƣớc thực hiện các chính sách tài chính và tiền tệ nhằm quản lý tốt hơn
nền kinh tế thị trƣờng. Đồng thời, với hoạt động này, vị thế của Việt Nam trên
trƣờng quốc tế đƣợc nâng cao, có nhiều ảnh hƣởng trong TTTC quốc tế nói chung
và thị trƣờng vốn nói riêng. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa yếu tố nội lực và những
cơ hội quốc tế, khuynh hƣớng đầu tƣ song phƣơng, đa chiều sẽ giúp Việt Nam thực
hiện đồng thời 2 chiến lƣợc: một mặt xây dựng những chính sách thu hút vốn đầu tƣ
gián tiếp nƣớc ngoài, một mặt tạo khung cơ chế tiến hành ĐTGTRNN.
Thứ hai, đối với NĐT, ĐTGTRNN là kênh đầu tƣ kiếm lời hiệu quả và an
toàn, nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn. ĐTGTRNN góp phần quốc tế hóa
danh mục đầu tƣ, làm giảm thiểu rủi ro hơn so với việc chỉ đầu tƣ vào TTCK nội
địa. Có nghĩa là tài sản đầu tƣ đƣợc phân bổ tồn cầu có thể đem lại mức lợi tức cao
hơn (đối với cùng mức độ rủi ro), hoặc đem lại rủi ro ít hơn (đối với cùng mức lợi
tức dự kiến). Đây là nguyên tắc cơ bản trong việc đa dạng hóa chính sách đầu tƣ
“khơng bỏ trứng vào cùng một rổ”. Khi mở rộng đầu tƣ ra nƣớc ngoài, rủi ro sẽ

20


×