Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

So sánh quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính theo pháp luật một số quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (992.68 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
-------

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG

SO SÁNH QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT HỢP
ĐỒNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH THEO PHÁP LUẬT
MỘT SỐ QUỐC GIA
CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƢƠNG MẠI

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
-------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

SO SÁNH QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT HỢP
ĐỒNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH THEO PHÁP LUẬT
MỘT SỐ QUỐC GIA

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ THÙY TRANG
KHÓA: 38
MSSV: 1353801011253
GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: Th.S TRẦN MINH HIỆP

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017




LỜI TRI ÂN


Lời tri ân đầu tiên, em xin phép dành cho thầy Trần Minh Hiệp, thạc sĩ, giảng
viên trƣờng đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đồng thời là giảng viên hƣớng dẫn đề tài
này. Từ những bƣớc đầu em tìm kiếm tài liệu, lập đề cƣơng chi tiết cho đề tài đến
khi hồn thành khóa luận, thầy đã tận tình chỉ dạy, giúp đỡ và đƣa ra những lời
khun q báu để em từng bƣớc hồn thiện khóa luận của mình. Em xin chân
thành cảm ơn thầy đã khích lệ em cố gắng, cảm ơn thầy dù rất bận vẫn dành thời
gian góp ý cho những thiếu sót trong bài viết của em.
Em cũng chân thành cảm ơn cơ Nguyễn Thị Thƣơng và thầy Trần Thanh Bình.
Những bài giảng thú vị về tài chính, ngân hàng của quý thầy cơ đã truyền cảm hứng
cho em tìm hiểu về hợp đồng cho thuê tài chính và tạo nền tảng kiến thức cho em
bƣớc đầu thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến quý thầy cô là giảng viên trƣờng Đại
học Luật TP. Hồ Chí Minh. Q thầy cơ đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em
trong suốt quãng thời gian em học tập tại trƣờng.
Cuối cùng, xin đƣợc gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè. Những ngƣời đã đồng
hành và quan tâm, khích lệ con/mình trong suốt qng thời gian làm khóa luận.
Dù đã nỗ lực để hồn thành khóa luận một cách tốt nhất nhƣng khóa luận
khơng tránh khỏi tồn tại một số thiếu sót. Em mong rằng có thể nhận đƣợc những
lời góp ý và nhận xét từ q thầy cơ để em có thể hồn thiện hơn cơng trình nghiên
cứu này trong thời gian sắp tới.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Thạc sĩ Trần Minh Hiệp, đảm bảo

tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2017
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thùy Trang


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐƢỢC VIẾT TẮT

BLDS

Bộ luật Dân sự

BLHS

Bộ luật Hình sự

BTTH

Bồi thƣờng thiệt hại

CTTC

Cho th tài chính

HĐCTTC


Hợp đồng cho th tài chính

TAND

Tịa án nhân dân

UCC

Bộ luật Thƣơng mại thống nhất Hoa Kỳ

UNIDROIT

Viện quốc tế về nhất thể hóa pháp luật tƣ

WTO

Tổ chức Thƣơng mại thế giới


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: QUY ĐỊNH VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG CHO THUÊ TÀI
CHÍNH THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA ...................... 6
1.1 Quy định về chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính theo một số văn bản
quốc tế .......................................................................................................................... 6
1.1.1 Quy định của Cơng ƣớc UNIDROIT về cho th tài chính quốc tế ............ 6
1.1.2 Quy định của Luật mẫu UNIDROIT về cho thuê.......................................... 9
1.2 Quy định về chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính theo pháp luật của Hoa

Kỳ và Trung Quốc ..................................................................................................... 13
1.2.1 Quy định của Bộ luật Thƣơng mại thống nhất Hoa Kỳ về chấm dứt hợp
đồng cho thuê tài chính .......................................................................................... 13
1.2.2 Quy định của Luật Hợp đồng Trung Quốc về chấm dứt hợp đồng cho thuê
tài chính .................................................................................................................. 18
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 25
CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG CHO
THUÊ TÀI CHÍNH – SO SÁNH VỚI PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, MỘT SỐ
QUỐC GIA VÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN ............................................. 26
2.1 So sánh quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam với pháp luật quốc tế
và một số quốc gia về chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính................................... 26
2.1.1 Các trƣờng hợp chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính ................................ 26
2.1.2 Hậu quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính ........................ 28
2.1.3 Giải quyết tranh chấp trong chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính ............. 30
2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt
Nam hiện nay ............................................................................................................. 31
2.2.1 Thực tiễn về việc thu hồi, xử lý tài sản thuê sau khi chấm dứt hợp đồng
cho thuê tài chính ................................................................................................... 32
2.2.2 Thực tiễn về quản trị tài chính và những ảnh hƣởng đến q trình chấm
dứt hợp đồng cho thuê tài chính ............................................................................. 33
2.2.3 Thực tiễn về nhà cung ứng ............................................................................ 33


2.2.4 Thực tiễn quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính
trong sự so sánh với pháp luật về chấm dứt hợp đồng cho vay ............................. 35
2.2.5 Thực tiễn về xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về cho thuê tài chính ...... 37
2.3 Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chấm dứt hợp đồng cho
thuê tài chính .............................................................................................................. 39
2.3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chấm dứt hợp đồng
cho thuê tài chính ................................................................................................... 39

2.3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chấm dứt hợp
đồng cho thuê tài chính .......................................................................................... 42
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 48
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC I
PHỤ LỤC II


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Trên thế giới, hoạt động cho thuê tài chính (CTTC) xuất hiện từ rất sớm và

hiện nay đã đƣợc sử dụng tại hơn 80 quốc gia. Với vai trò to lớn trong việc hỗ trợ
vốn cho các doanh nghiệp, hoạt động CTTC từ hàng chục năm nay đã vô cùng sôi
động ở rất nhiều nƣớc trên thế giới và trong khu vực, thúc đẩy nền kinh tế các nƣớc
phát triển.
Ở Việt Nam, CTTC chính thức xuất hiện từ năm 1995 và tại thời điểm hiện
tại, ở Việt Nam có 11 cơng ty CTTC đã đăng ký hoạt động. Nhìn chung, hoạt động
này chƣa thực sự phát triển mạnh tại Việt Nam mặc dù đã từng bƣớc khẳng định
đƣợc vai trị của nó đối nền kinh tế. Chính sự thiếu hụt về những cơ chế, quy định
pháp luật điều chỉnh cụ thể về CTTC nói chung và hợp đồng cho th tài chính
(HĐCTTC) nói riêng là nguyên nhân trực tiếp của thực trạng này.
Pháp luật về chấm dứt HĐCTTC tại Việt Nam trong những năm qua đã cho
thấy tồn tại nhiều bất cập cần phải tìm kiếm giải pháp để hoàn thiện. Những quy
định điều chỉnh về chấm dứt HĐCTTC vẫn chƣa đƣợc đầy đủ và linh hoạt, chƣa
thực sự phù hợp với thực tiễn kinh doanh cũng nhƣ thông lệ quốc tế. Với thực trạng
này, việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh về chấm dứt HĐCTTC cần đƣợc thực hiện

trên cơ sở tìm hiểu thực tiễn của hoạt động CTTC, so sánh và tiếp thu có chọn lọc
những quy định pháp luật của các nƣớc có ngành CTTC phát triển. Việc hồn thiện
pháp luật nhằm hƣớng đến mục tiêu kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc
về mặt pháp lý, tạo nền tảng giúp cho hoạt động CTTC diễn ra an toàn và hiệu quả.
Trƣớc bối cảnh hội nhập hóa, tồn cầu hóa khi đã là thành viên của Tổ chức
thƣơng mại thế giới (WTO), cộng đồng kinh tế ASEAN và tham gia các hiệp định
thƣơng mại quốc tế nhƣ Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng, nền kinh
tế Việt Nam đang đứng trƣớc những thách thức rất lớn. Tầm quan trọng của việc hài
hịa hóa pháp luật đƣợc đặt lên hàng đầu. Chính vì những lý do trên mà tác giả
quyết định chọn đề tài ―So sánh quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng cho thuê
tài chính theo pháp luật một số quốc gia‖. Tác giả mong muốn qua quá trình nghiên
cứu, tìm hiểu về pháp luật của các quốc gia có nền lập pháp phát triển, có điều kiện
kinh tế xã hội tƣơng đồng với Việt Nam có thể tìm ra đƣợc những giải pháp tối ƣu
nhất trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chấm dứt HĐCTTC.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài

CTTC là hoạt động phổ biến trên thế giới, đƣợc pháp luật nhiều nƣớc ghi
nhận. Cho đến nay, đề tài này đã nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của các chuyên gia

1


nghiên cứu thể hiện qua số lƣợng lớn những công trình nghiên cứu ở các quốc gia.
Ở Việt Nam, CTTC đƣợc pháp luật lần đầu tiên ghi nhận tại Pháp lệnh Ngân hàng,
Hợp tác xã tín dụng và Cơng ty tài chính năm 1990. Từ năm 1997, sau khi Luật các
tổ chức tín dụng đƣợc ban hành, đã có nhiều bài viết, cơng trình nghiên cứu chun
sâu về hoạt động CTTC nói chung cũng nhƣ HĐCTTC nói riêng.
Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc về vấn đề này nhƣ:

-

Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Bùi Hồng Đới (2003) về "Giải pháp nâng

cao hiệu quả hoạt động của cơng ty cho th tài chính ở Việt Nam", Trƣờng đại học
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội;
-

Luận án Tiến sĩ Luật học của tác giả Doãn Hồng Nhung (2006) về "Những

vấn đề pháp lý về hợp đồng thuê mua ở Việt Nam", Trƣờng đại học Quốc gia Hà
Nội;
Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Đinh Bá Tuấn (2006) về "Pháp luật về
hợp đồng cho thuê tài chính ở Việt Nam", Trƣờng đại học Quốc gia Hà Nội;
Luận án Tiến sĩ Kinh tế của tác giả Tống Thiện Phƣớc (2006) về "Giải pháp
phát triển thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam trong q trình hội nhập tài
chính, tiền tệ quốc tế", Học viện Ngân hàng;
-

Luận văn thạc sĩ của tác giả Huỳnh Ngọc Nghiêm (2011) về ―Pháp luật về

thành lập và hoạt động của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam‖, Trƣờng đại học
Quốc gia Hà Nội;
Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Phạm Thị Thúy Hà (2015) về ―Pháp
luật của Hàn Quốc và Việt Nam về cho thuê tài chính‖, Trƣờng đại học Quốc gia
Hà Nội;
Khóa luận tốt nghiệp ―Các biện pháp pháp lý nhằm bảo đảm an toàn trong
các hoạt động cho th tài chính của cơng ty cho th tài chính‖ (2006) của Trần
Thị Phƣơng Thảo, ngƣời hƣớng dẫn: Nguyễn Thanh Bình, Trƣờng đại học Luật TP.
Hồ Chí Minh;

-

Khóa luận tốt nghiệp ―Pháp luật về đảm bảo an toàn trong hoạt động cho

th tài chính của cơng ty cho th tài chính‖ (2010) của Võ Thị Xuân Thủy, ngƣời
hƣớng dẫn: Nguyễn Thị Thu Hiền, Trƣờng đại học Luật TP. Hồ Chí Minh;
Khóa luận tốt nghiệp ―Pháp luật về hợp đồng cho thuê tài chính. Lý luận và
thực tiễn‖ (2012) của Chiêm Tiền Quí Nhân, ngƣời hƣớng dẫn: Trƣơng Thị Tuyết
Minh, Trƣờng đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, có nhiều bài viết trong các tạp chí về vấn đề này nhƣ:

2


-

Phạm Giang Thu, ―Về hoạt động cho thuê tài chính‖, Tạp chí Luật học số

3/1999;
Dỗn Hồng Nhung, ―Pháp luật về quản trị tài chính trong cơng ty cho th
tài chính ở Việt Nam‖, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1/2013;
-

Đào Thị Thu Hƣơng, ―Bàn thêm về khung pháp lý và chính sách quản lý thị

trƣờng cho thuê tài chính tại Việt Nam‖, Tạp chí Ngân hàng số 24 tháng 12/2013;
Ngô Thị Thu Hà, Phan Đăng Hải, ―Các yếu tố chi phối đến nội dung pháp
luật cho thuê tài chính‖, Tạp chí Tài chính tháng 6/2015 (610);
-


Đặng Văn Dân, ―Bàn về giải pháp phát triển thị trƣờng cho thuê tài chính

Việt Nam‖, Tạp chí Tài chính tháng 3/2016 (628);
Ngơ Thanh Hƣơng, ―Thu hồi, xử lý tài sản cho thuê tài chính theo hình thức
hợp đồng bán và th lại – Từ quy định đến thực tiễn‖, Tạp chí luật học số 3/2016;
Ngồi ra cịn có một số bài báo, các chuyên đề nghiên cứu của các học giả
nƣớc ngoài nhƣ:
―Financial Leasing of Equipment in the Law of the United States‖ của tác giả
Schroth, Peter W. đăng trên tạp chí The American Journal of Comparative Law,
ngày 1 tháng 1 năm 2010, Vol.58, tr. 323-351;
―Comparison of financial leasing according to the Czech accounting
legislation and IAS/IFRS including taximplications‖ của tác giả Gláserová, Jana,
Otavová, Milena đăng trên tạp chí Acta Universitatis Agriculturae et Silviculturae
Mendelianae Brunensis, 2010, Vol.58(3), tr. 55-66;
―The determinants of yields on financial leasing contracts‖ của tác giả
Schallheim, James S., Johnson, Ramon E., Lease, Ronald C., Mcconnell, John J.
đăng trên tạp chí Journal of Financial Economics, 1987, Vol.19(1), tr. 45-67.
Trong các cơng trình, bài viết trên, các tác giả đã đƣa ra đƣợc những cơ sở lý
luận về hoạt động CTTC cùng với thực trạng của hoạt động này tại Việt Nam và
giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các cơng trình và bài viết
đó chƣa đi sâu phân tích một cách có hệ thống các quy định của pháp luật về
HĐCTTC nói chung và chấm dứt HĐCTTC nói riêng theo quy định pháp luật hiện
hành vì phần lớn các cơng trình đƣợc thực hiện vào trƣớc khi ban hành Nghị định
39/2014/NĐ-CP về hoạt động của công ty tài chính và cơng ty CTTC.
Đề tài Luận văn Thạc sỹ của tác giả Phạm Thị Thúy Hà (2015) về ―Pháp luật
của Hàn Quốc và Việt Nam về cho thuê tài chính‖ là một trong những cơng trình
nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tiến hành dịch và so sánh pháp luật nƣớc ngoài về
CTTC để đề ra các giải pháp cho pháp luật Việt Nam về hoạt động này. Trên cơ sở
so sánh pháp luật Việt Nam với pháp luật của Hàn Quốc, luận văn nêu khái quát về


3


CTTC, bao gồm các nội dung về khái niệm, đặc điểm, phân loại CTTC. Thêm vào
đó, luận văn đã đi vào tìm hiểu lịch sử hình thành, phát triển, vai trò của hoạt động
CTTC trên thế giới và các quy định của pháp luật về hoạt động này tại Hàn Quốc.
Từ đó, luận văn đã liên hệ với thực trạng về CTTC ở Việt Nam để đƣa ra các kiến
nghị nhằm hồn thiện pháp luật Việt Nam về CTTC. Nhìn chung, đề tài đã dựa trên
kết quả so sánh pháp luật để đề ra một số giải pháp mang tính thực tiễn nhằm khắc
phục những bất cập của pháp luật trong quan hệ CTTC. Tuy nhiên, phạm vi so sánh
của đề tài còn hạn chế và hơn nữa, hƣớng đi của đề tài là so sánh để hoàn thiện pháp
luật về CTTC nói chung, khơng tập trung nhấn mạnh vào mảng chấm dứt
HĐCTTC.
Tác giả xin tiếp thu những thành quả đó để tiếp tục nghiên cứu và có thêm
những đóng góp hữu ích về vấn đề này. Trên cơ sở kết quả của các nghiên cứu
trƣớc đó, đề tài tập trung nghiên cứu mảng pháp luật về chấm dứt HĐCTTC và mở
rộng phạm vi các quốc gia có hệ thống pháp luật đƣợc lựa chọn để đề ra những kiến
nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chấm dứt HĐCTTC. Cụ thể, hai quốc
gia có hệ thống pháp luật đƣợc lựa chọn để so sánh là Hoa Kỳ, Trung Quốc. Đây là
hai quốc gia có hệ thống pháp luật tiên tiến, điển hình trong lĩnh vực CTTC. Thêm
vào đó, Trung Quốc cịn là quốc gia có những nét tƣơng đồng về kinh tế, văn hóa,
xã hội với Việt Nam do nằm cùng khu vực châu Á.
Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: (i) Chỉ rõ cho các bên trong giao dịch
CTTC những bất lợi có thể gặp phải khi chấm dứt HĐCTTC; (ii) Đề xuất các kiến
nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về chấm dứt
HĐCTTC theo hƣớng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi chấm dứt
HĐCTTC, đặc biệt là: bảo vệ quyền lợi của bên cho thuê khi bên thuê vi phạm
nghĩa vụ trả tiền thuê; bảo vệ quyền lợi của bên thuê khi bên cho thuê hoặc nhà
cung ứng có lỗi trong việc giao chậm hoặc giao tài sản thuê không phù hợp với

HĐCTTC, đặc biệt khi HĐCTTC là hợp đồng cho thuê tiêu dùng; (iii) Kiến nghị bổ
3.

sung các cơ sở pháp lý nhằm tạo tính hiệu quả và sự thống nhất trong thực tiễn xét
xử về chấm dứt HĐCTTC.
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là hành vi chấm dứt HĐCTTC của bên cho
thuê và bên thuê trong giao dịch CTTC, hậu quả pháp lý của việc chấm dứt
HĐCTTC ứng với các trƣờng hợp chấm dứt HĐCTTC, tranh chấp trong chấm dứt
HĐCTTC, biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật khi chấm dứt HĐCTTC.
4.

4


Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Công ƣớc UNIDROIT về CTTC quốc tế,
Luật mẫu UNIDROIT về cho thuê, Bộ luật Thƣơng mại thống nhất Hoa Kỳ, Luật
Hợp đồng Trung Quốc, các văn bản pháp luật hiện hành của Việt Nam liên quan
đến chấm dứt HĐCTTC, thực tiễn thi hành các quy định pháp luật Việt Nam về
chấm dứt HĐCTTC hiện nay.
5.

Phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu
Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và phƣơng pháp logic là hai phƣơng

pháp đƣợc sử dụng xuyên suốt khóa luận. Dựa trên mục đích nghiên cứu của đề tài,
tác giả đã sử dụng kết hợp một số phƣơng pháp nghiên cứu khác. Cụ thể, tác giả sử
dụng phƣơng pháp so sánh để thực hiện việc so sánh pháp luật các nƣớc với pháp
luật Việt Nam về chấm dứt HĐCTTC. Sau khi lựa chọn đƣợc hệ thống pháp luật
cần so sánh, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp đƣợc lần lƣợt sử dụng để mô tả các

quy định pháp luật về chấm dứt HĐCTTC của các hệ thống pháp luật, phân tích,
đánh giá và trên cơ sở thực tiễn thi hành của pháp luật Việt Nam hiện hành về chấm
dứt HĐCTTC, định hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
6.

Bố cục tổng qt của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài
gồm 02 chƣơng:
Chƣơng 1: Quy định về chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính theo pháp luật
quốc tế và một số quốc gia;
Chƣơng 2: Pháp luật Việt Nam về chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính – so
sánh với pháp luật quốc tế, một số quốc gia và phƣơng hƣớng hoàn thiện.

5


CHƢƠNG 1:
QUY ĐỊNH VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH THEO
PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA

1.1
Quy định về chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính theo một số văn bản
quốc tế
1.1.1 Quy định của Cơng ƣớc UNIDROIT về cho th tài chính quốc tế
1.1.1.1 Định nghĩa về giao dịch cho thuê tài chính theo quy định của Cơng
ƣớc UNIDROIT về cho th tài chính quốc tế
Định nghĩa về giao dịch CTTC đƣợc quy định tại Điều 1 của Công ƣớc
UNIDROIT về CTTC quốc tế (sau đây gọi là Cơng ƣớc). Theo đó, một giao dịch
CTTC phải bao gồm ba đặc điểm đƣợc nêu tại khoản 2 Điều này: (i) Bên thuê chỉ
định thiết bị muốn thuê và lựa chọn nhà cung ứng; (ii) Bên cho thuê mua thiết bị từ

nhà cung ứng là đối tƣợng của giao dịch cho thuê; và (iii) Bên thuê phải trả khoản
tiền thuê theo hợp đồng cho thuê tính theo giá trị khấu hao toàn bộ hoặc một phần
đáng kể chi phí của thiết bị. Thiết bị cho thuê có thể là nhà máy, tƣ liệu sản xuất và
các thiết bị khác, trừ những thứ dùng chủ yếu cho mục đích cá nhân, gia đình hoặc
hộ gia đình1.
Nhƣ vậy, theo Công ƣớc, CTTC đƣợc hiểu là một giao dịch gồm ba bên,
trong đó: (i) Một bên cho thuê, là chủ thể ứng trƣớc kinh phí để mua các thiết bị là
đối tƣợng của giao dịch cho thuê theo hợp đồng CTTC, (ii) Một bên thuê, là ngƣời
lựa chọn thiết bị và trả tiền thuê để có quyền sử dụng thiết bị, và (iii) Một nhà cung
ứng bán các thiết bị cho bên cho thuê theo hợp đồng cung ứng hàng hóa với bên cho
thuê.
1.1.1.2 Nội dung về chấm dứt hợp đồng cho th tài chính theo Cơng ƣớc
UNIDROIT về CTTC quốc tế
Nội dung về chấm dứt HĐCTTC đƣợc quy định tại chƣơng 2 của Công ƣớc
về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch CTTC. Công ƣớc không dành
riêng một điều khoản nào để liệt kê về các trƣờng hợp chấm dứt HĐCTTC cũng
nhƣ quy định về hậu quả pháp lý của việc chấm dứt HĐCTTC. Các vấn đề này

1

Khoản 4 Điều 1 Công ƣớc UNIDROIT về CTTC quốc tế.

6


đƣợc đề cập đến trong các điều luật quy định về quyền và nghĩa vụ của bên thuê,
bên cho thuê và nhà cung ứng. Cụ thể, đó là các trƣờng hợp:
Thứ nhất, trường hợp thiết bị cho thuê không được giao hoặc giao chậm
hoặc thiết bị không phù hợp với hợp đồng cung ứng là kết quả của hành động của
bên cho thuê hoặc của sự thiếu sót của bên cho thuê theo Điều 12 của Công ước.

Trong trƣờng hợp này, bên thuê có thể từ chối thiết bị hoặc chấm dứt hợp
đồng th tài chính. Bên th sẽ khơng thực hiện đƣợc quyền này nếu bên thuê đã
đồng ý mua thiết bị từ bên cho thuê theo các điều khoản tƣơng tự với hợp đồng
cung ứng. Nếu bên thuê từ chối thiết bị, bên thuê có quyền giữ lại khoản tiền thuê
phải trả theo hợp đồng thuê tài chính cho đến khi bên cho thuê khắc phục đƣợc việc
giao hàng và tìm đƣợc thiết bị phù hợp với hợp đồng cung ứng hoặc khi bên thuê
mất quyền từ chối thiết bị. Trƣờng hợp bên thuê đã thực hiện quyền chấm dứt hợp
đồng th tài chính thì theo khoản 4 Điều 12 của Cơng ƣớc, bên th có quyền thu
hồi khoản tiền thuê và các khoản tiền đã trả trƣớc, trừ một khoản tiền hợp lý cho
những lợi ích mà bên thuê đã thu đƣợc từ thiết bị.
Quy định về cách thức giải quyết theo Điều 12 của Công ƣớc là thuyết phục.
Bởi lẽ, một mặt, Công ƣớc đã dành cho bên cho thuê quyền khắc phục việc giao
thiết bị phù hợp với hợp đồng cung ứng, mặt khác, Công ƣớc còn quy định về điều
khoản bên thuê đƣợc thu hồi khoản tiền thuê và các khoản tiền đã trả trƣớc trong
trƣờng hợp chấm dứt hợp đồng thuê giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên thuê.
Với một trong những tính chất đặc thù của hoạt động CTTC rằng nhà cung ứng là
bên mà bên thuê nên tìm đến khi bên thuê có những phàn nàn liên quan đến thiết bị
cho thuê, Công ƣớc quy định rằng, nhà cung ứng phải chịu trách nhiệm với bên thuê
tƣơng tự nhƣ họ chịu trách nhiệm với bên cho thuê theo hợp đồng cung ứng, nhƣ
thể bên thuê là một bên tham gia hợp đồng đó và nhƣ thể thiết bị đƣợc cung cấp
trực tiếp cho bên thuê2. Do đó, trƣờng hợp bên thuê không thể khiếu nại đối với bên
cho thuê hay không thể thực hiện quyền chấm dứt hợp đồng cho th vì sự khơng
giao hàng, sự chậm trễ trong việc giao hàng hoặc giao thiết bị không phù hợp với
yêu cầu không là kết quả của hành động của bên cho thuê hoặc của thiếu sót của
bên cho thuê, bên th có thể tìm đến nhà cung ứng và yêu cầu quyền lợi của mình.
Thứ hai, trường hợp vi phạm của bên thuê theo Điều 13 của Công ước.
Theo khoản 1 Điều 13 của Công ƣớc, một quy tắc cơ bản rằng, nếu bên thuê
không trả đƣợc nợ, sự thiếu nợ đó dù đƣợc coi là ―đáng kể‖ hay ―không đáng kể‖
theo các điều khoản của hợp đồng, bên cho thuê có quyền đƣợc nhận khoản tiền
2


Khoản 1 Điều 10 Công ƣớc UNIDROIT về CTTC quốc tế.

7


th chƣa thanh tốn tích lũy, cùng với khoản tiền lãi và bồi thƣờng thiệt hại
(BTTH) một khi bên thuê ngừng trả nợ3. Trƣờng hợp vi phạm của bên thuê là đáng
kể (substantial default), thì theo quy định tại khoản 5 Điều 13, bên cho thuê phải
thông báo cho bên thuê về điều này và dành cho bên thuê một cơ hội hợp lý để khắc
phục vi phạm, trừ khi việc thơng báo nhƣ vậy sẽ khơng có ích. Nếu bên thuê không
khắc phục đƣợc vi phạm, bên cho thuê có thể lựa chọn một trong các cách thức xử
lý: (i) Yêu cầu bên thuê đẩy nhanh việc thanh toán giá trị của hợp đồng cho thuê
trong tƣơng lai mà hợp đồng cho thuê quy định; (ii) Chấm dứt hợp đồng CTTC.
Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt HĐCTTC trong trƣờng hợp này là bên cho thuê
có các quyền: (i) Lấy lại thiết bị cho thuê, (ii) Đƣợc nhận khoản tiền th chƣa
thanh tốn tích lũy, cùng với khoản tiền lãi, và (iii) Đƣợc BTTH do vi phạm của bên
thuê. Việc bên cho thuê không đƣợc lấy lại quyền sở hữu tài sản trong một thời gian
ngắn sau khi bên th khơng thanh tốn tiền th có thể làm giảm hiệu quả của việc
CTTC. Bởi lẽ, bên cho thuê có thể sẽ bị thiệt hại trong trƣờng hợp tài sản đó mất giá
trị nhanh chóng khi đang bị giữ và sử dụng bởi bên thuê4. Tuy nhiên, quy định trao
cơ hội cho bên thuê có thể khắc phục vi phạm và có thể mở ra khả năng rằng sau đó,
bên th có thể thanh tốn tiền th cho bên cho thuê và các bên không phải chấm
dứt HĐCTTC. Nhƣ vậy, hiệu quả của quy định này tùy thuộc vào việc xác định cơ
hội hợp lý và khoảng thời gian hợp lý mà bên cho thuê dành cho bên thuê để khắc
phục vi phạm. Cơng ƣớc cũng khơng giải thích vi phạm của bên thuê nhƣ thế nào để
đƣợc coi là vi phạm đáng kể.
Về khoản tiền BTTH mà bên cho thuê nhận đƣợc sau khi chấm dứt hợp đồng
cho thuê, các bên có thể thực hiện theo thỏa thuận về cách tính tổn thất trong hợp
đồng cho thuê (nếu có)5. Bên cho th sẽ khơng đƣợc bồi thƣờng các thiệt hại trong

phạm vi thiệt hại phát sinh do bên cho thuê đã không thực hiện tất cả các biện pháp
hợp lý để giảm nhẹ thiệt hại6. Nhƣ vậy, quy định này đã gián tiếp thể hiện nghĩa vụ
của bên cho thuê khi bên thuê vi phạm nghĩa vụ thanh tốn. Theo đó, bên cho th
phải thực hiện những biện pháp hợp lý, những nổ lực cần thiết để giảm nhẹ thiệt hại
của mình.

3

Phạm Thị Thúy Hà (2015), Pháp luật của Hàn Quốc và Việt Nam về cho thuê tài chính, Luận văn thạc sĩ
luật học, Trƣờng đại học quốc gia Hà Nội, tr. 23.
4

Ronald C.C. Cuming (1998), "Model Rules for Lease Financing: A Possible Complement to the

UNIDROIT Convention on International Financial Leasing", Uniform Law Review, 3 Unif. L. Rev. n.s. 371,
tr. 382.
5
6

Điểm a khoản 3 Điều 13 Công ƣớc UNIDROIT về CTTC quốc tế.
Khoản 6 Điều 13 Công ƣớc UNIDROIT về CTTC quốc tế.

8


Khoản 2 Điều 9 của Công ƣớc quy định về cách thức xử lý tài sản thuê sau
khi hợp đồng thuê kết thúc. Theo đó, trong trƣờng hợp bên thuê không thực hiện
quyền mua thiết bị hoặc tiếp tục giữ thiết bị trong thời gian tiếp theo, bên thuê phải
trả lại thiết bị cho bên cho thuê. Đây là cách thức xử lý trong mọi trƣờng hợp chấm
dứt HĐCTTC: chấm dứt HĐCTTC theo thỏa thuận của các bên, chấm dứt

HĐCTTC do vi phạm của một bên,…
1.1.2 Quy định của Luật mẫu UNIDROIT về cho thuê
1.1.2.1 Định nghĩa về giao dịch cho thuê tài chính theo quy định của Luật
mẫu UNIDROIT về cho thuê
Theo Điều 2 của Luật mẫu UNIDROIT về cho thuê (sau đây gọi là Luật
mẫu), giao dịch CTTC có các đặc điểm sau: (i) Bên thuê chỉ định tài sản và chọn
nhà cung ứng, (ii) Bên cho thuê mua lại tài sản liên quan đến hợp đồng thuê và nhà
cung ứng đó; (iii) Tiền thuê hoặc các khoản tiền phải trả theo hợp đồng cho th có
hoặc khơng tính dựa trên cơ sở khoản khấu hao tồn bộ hay một phần khoản đầu tƣ.
Nhƣ vậy, cũng nhƣ Công ƣớc của UNIDROIT về CTTC quốc tế, CTTC theo
Luật mẫu cũng đƣợc hiểu là một giao dịch gồm ba bên, trong đó: (i) Bên thuê là
ngƣời sử dụng tài sản theo hợp đồng cho thuê, (ii) Bên cho thuê là ngƣời trao cho
bên thuê quyền sử dụng tài sản theo hợp đồng cho thuê, và (iii) Nhà cung ứng là
ngƣời mà bên cho thuê mua tài sản để cho thuê theo HĐCTTC.
Việc cho thuê mà bên thuê dùng tài sản cho mục đích cá nhân, gia đình hoặc
hộ gia đình không thuộc phạm vi áp dụng của Luật mẫu. Trƣờng hợp bên thuê sử
dụng tài sản cho cả mục đích kinh doanh và sử dụng cá nhân vẫn thuộc phạm vi áp
dụng của Luật mẫu nếu việc sử dụng cho mục đích kinh doanh là mục đích chính7.
Luật mẫu khơng áp dụng cho việc thuê máy bay, trừ khi các bên có thỏa thuận
khác8.
1.1.2.2 Nội dung về chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính theo Luật mẫu
của UNIDROIT về cho thuê
Điều 23 của Luật mẫu quy định về việc chấm dứt hợp đồng CTTC và cả hợp
đồng cho thuê phi tài chính. Với đặc thù của giao dịch CTTC, Luật mẫu quy định
HĐCTTC có thể chấm dứt trong các trƣờng hợp: (i) Theo quy định của pháp luật,
(ii) Theo thỏa thuận của các bên, (iii) Bởi vi phạm cơ bản của bên thuê, hoặc (iv)
Bởi vi phạm cơ bản của bên cho thuê đối với sự bảo đảm quyền sở hữu tuyệt đối
7

UNIDROIT (2010), "Official Commentary to the UNIDROIT Model Law on Leasing", Uniform Law


Review, 15 Unif. L. Rev. 548, tr. 566;
8
Khoản 2 Điều 3 Luật mẫu UNIDROIT về cho thuê.

9


của bên thuê theo quy định tại Điều 16. Phần dƣới đây sẽ phân tích rõ hơn về chấm
dứt HĐCTTC theo trƣờng hợp (iii) và (iv).
Thứ nhất, trường hợp chấm dứt HĐCTTC bởi vi phạm cơ bản của bên thuê.
Trong hợp đồng CTTC, nghĩa vụ của bên thuê là không hủy ngang và độc
lập khi tài sản thuê đã đƣợc chuyển đến và đƣợc chấp nhận bởi bên thuê9. Chính vì
vậy, ngay trong trƣờng hợp một tài sản khơng đƣợc giao, đƣợc giao một phần, giao
chậm hoặc không phù hợp với hợp đồng, bên thuê chỉ có thể yêu cầu nhà cung ứng
giao tài sản thuê phù hợp hoặc tìm các biện pháp khác theo luật định và đòi BTTH
từ nhà cung ứng10. Bên thuê vẫn phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê cho bên cho
thuê theo thỏa thuận trong HĐCTTC.
Theo điểm a khoản 1 Điều 23 của Luật mẫu, trƣờng hợp bên thuê không thực
hiện đúng nghĩa vụ theo hợp đồng CTTC và sự việc này cấu thành một vi phạm cơ
bản thì bên cho th có quyền chấm dứt HĐCTTC. Luật mẫu sử dụng thuật ngữ ―vi
phạm cơ bản‖ (―fundamental default‖) thay vì dùng thuật ngữ ―vi phạm đáng kể‖
nhƣ Công ƣớc, tuy nhiên cũng không giải thích thế nào là vi phạm cơ bản. Trong
trƣờng hợp khơng có định nghĩa về sự vi phạm cơ bản trong Luật mẫu, câu hỏi về
việc liệu một trƣờng hợp vi phạm là cơ bản hay không đƣợc xác định bởi các quy
định của pháp luật quốc gia. Theo Điều 7.3.1 của Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về
Hợp đồng thƣơng mại quốc tế, vi phạm cơ bản sẽ đƣợc xác định theo các yếu tố: (i)
Vi phạm của một bên làm cho bên kia mất đi những gì họ có thể mong đợi theo thỏa
thuận trừ khi theo một cách hợp lý, bên vi phạm không lƣờng trƣớc đƣợc và khơng
thể dự kiến kết quả đó; (ii) Việc tn thủ nghiêm ngặt các nghĩa vụ mà bên vi phạm

đã không thực hiện là điều cốt yếu theo thỏa thuận; (iii) Việc vi phạm là cố ý hoặc
do thiếu thận trọng; (iv) Vi phạm không dựa vào việc thực hiện trong tƣơng lai của
bên kia; và (vi) Bên vi phạm sẽ phải chịu thiệt hại không cân xứng là kết quả của
việc chuẩn bị hoặc thực hiện nếu hợp đồng chấm dứt11.
Thứ hai, trường hợp chấm dứt HĐCTTC bởi vi phạm cơ bản của bên cho
thuê đối với sự bảo đảm quyền sở tuyệt đối của bên thuê theo quy định tại Điều 16.
Điều 16 của Luật mẫu quy định về việc bên cho thuê cung cấp sự bảo đảm
đối với bên thuê về quyền sở hữu tuyệt đối (the quiet possession of the lessee). Theo
điểm b khoản 1 điều này, bên cho thuê bảo đảm rằng bên thuê sẽ sở hữu tuyệt đối
và khơng bị xâm phạm. Nói cách khác, bên cho thuê đƣợc coi là chịu trách nhiệm
9

Điểm a khoản 1 Điều 10 Luật mẫu UNIDROIT về cho thuê.

10
11

Khoản 1 Điều 14 và điểm a khoản 2 Điều 13 Luật mẫu UNIDROIT về cho thuê.
UNIDROIT (2010), tlđd (7), tr. 606.

10


cho bất kỳ các đòi hỏi liên quan đến tài sản cho thuê đƣợc đƣa ra bởi các bên thứ ba
xuất phát từ một hành động hoặc thiếu sót của bên cho thuê. Trƣờng hợp bên cho
thuê vi phạm điều này và làm cho bên thuê bị thiệt hại mà trong một chừng mực
đáng kể, bên thuê bị mất cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng (một vi
phạm cơ bản), thì bên th có quyền chấm dứt HĐCTTC.
Trong các trƣờng hợp chấm dứt HĐCTTC do vi phạm của một bên nhƣ hai
trƣờng hợp trên, Luật mẫu đặt ra nghĩa vụ thông báo của bên bị vi phạm. Theo Điều

20 của Luật mẫu, bên bị vi phạm phải thông báo cho bên vi phạm về vi phạm của
bên đó, thơng báo về việc thực thi, thơng báo về việc chấm dứt hợp đồng và cơ hội
hợp lý để sửa chữa. Sau khi chấm dứt HĐCTTC, vấn đề xử lý tài sản thuê và BTTH
cho bên bị vi phạm (nếu việc chấm dứt hợp đồng do vi phạm của một bên gây nên)
đƣợc đặt ra.
Điều 24 của Luật mẫu quy định về việc xử lý tài sản thuê sau khi chấm dứt
hợp đồng cho thuê. Theo đó, sau khi hợp đồng cho thuê kết thúc hoặc bị chấm dứt,
bên cho thuê có quyền chiếm hữu tài sản và quyền định đoạt tài sản. Đây là cách xử
lý nói chung cho các hợp đồng cho thuê. Đối với CTTC, ngay tại Điều 2 của Luật
mẫu đã khẳng định: CTTC là việc cho thuê mà các bên có thể thỏa thuận việc bên
th có hoặc khơng mua tồn bộ hoặc một phần của tài sản thuê. Nhƣ vậy, sau khi
chấm dứt HĐCTTC, bên thuê có quyền sở hữu tài sản thuê nếu bên thuê thực hiện
việc mua tài sản thuê theo thỏa thuận với bên cho thuê.
Theo học thuyết về tính tất yếu của hợp đồng (the doctrine of Privity), không
thể trao quyền hay áp đặt nghĩa vụ theo hợp đồng cho bất kì chủ thể nào khơng phải
là một bên của hợp đồng đó12. Theo học thuyết này, hợp đồng cho thuê và hợp đồng
cung ứng là hai hợp đồng độc lập nên do đó bên th khơng thể tự khiếu nại trực
tiếp với nhà cung ứng. Điều này là khơng phù hợp với lợi ích của bên thuê trong
giao dịch CTTC. Do đó, khoản 1 Điều 7 của Luật mẫu cho phép bên thuê có quyền
yêu cầu bồi thƣờng trực tiếp với nhà cung ứng, nhƣ là một ngoại lệ đối với học
thuyết Privity13.
Về khoản BTTH mà bên bị vi phạm đƣợc nhận sau khi chấm dứt HĐCTTC,
các bên có thể thỏa thuận trong HĐCTTC về điều khoản ghi nhận một khoản tiền cụ
thể hoặc cách thức tính tốn cụ thể cho khoản tiền BTTH. Số tiền này có thể đƣợc

12

Trần Thị Quang Hồng, Trƣơng Hồng Quang (2010), ―Một số vấn đề chung về chế định trách nhiệm sản
phẩm và vai trò của chế định này dƣới góc độ bảo vệ ngƣời tiêu dùng‖, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số
tháng 12/2010, tr. 25.

13
UNIDROIT (2010), tlđd (7), tr. 578.

11


giảm xuống một khoản hợp lý khi vƣợt quá mức đối với những thiệt hại phát sinh từ
việc vi phạm14. Quy định nhƣ vậy vừa đảm bảo bên bị vi phạm nhận đƣợc khoản
BTTH thích đáng, vừa đảm bảo sự công bằng cho bên vi phạm, rằng chỉ bồi thƣờng
tƣơng xứng với thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây nên.
Một số nhận xét:
Những điểm giống nhau giữa quy định của Công ƣớc UNIDROIT về CTTC
quốc tế và Luật mẫu UNIDROIT về cho thuê về chấm dứt HĐCTTC là:
Một là, bên cho thuê có quyền chấm dứt HĐCTTC bởi vi phạm ―đáng kể‖
hay vi phạm ―cơ bản‖ của bên thuê.
Hai là, cả Công ƣớc và Luật mẫu đều quy định giống nhau về cách thức xử
lý tài sản thuê sau khi chấm dứt HĐCTTC.
Ba là, về khoản tiền BTTH mà bên bị vi phạm nhận đƣợc sau khi chấm dứt
HĐCTTC, các bên có thể thực hiện theo thỏa thuận về cách tính tổn thất trong hợp
đồng cho thuê.
Bên cạnh đó, hai đạo luật này cũng có những điểm khác nhau trong các quy
định về chấm dứt HĐCTTC. Công ƣớc đề cập đến trƣờng hợp chấm dứt HĐCTTC
mà Luật mẫu khơng quy định và ngƣợc lại, cụ thể đó là: Công ƣớc đề cập đến
trƣờng hợp chấm dứt HĐCTTC do thiết bị cho thuê không đƣợc giao hoặc giao
chậm hoặc thiết bị không phù hợp với hợp đồng cung cấp là kết quả của hành động
của bên cho thuê hoặc của sự thiếu sót của bên cho thuê, Luật mẫu quy định về
trƣờng hợp chấm dứt HĐCTTC bởi vi phạm cơ bản của bên cho thuê đối với sự bảo
đảm quyền sở tuyệt đối của bên thuê. Ngoài ra, cả Cơng ƣớc và Luật mẫu đều có
những quy định khơng đƣợc tìm thấy ở đạo luật kia: quy định của Công ƣớc về việc
bên cho thuê phải thông báo cho bên thuê về vi phạm đáng kể của bên thuê và dành

cho bên thuê một cơ hội hợp lý để khắc phục vi phạm trƣớc khi thực hiện quyền
chấm dứt HĐCTTC, quy định của Luật mẫu về việc số tiền BTTH mà các bên đã
thỏa thuận trong HĐCTTC có thể đƣợc giảm xuống một khoản hợp lý khi vƣợt quá
mức đối với những thiệt hại phát sinh từ việc vi phạm.

14

Điều 22 Luật mẫu UNIDROIT về cho thuê.

12


1.2

Quy định về chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính theo pháp luật của

Hoa Kỳ và Trung Quốc
Trong nền kinh tế hiện đại, bắt nguồn từ những năm 1950 ở Hoa Kỳ, CTTC
nhƣ là một dịch vụ đầu tƣ mới trong việc mua bán thiết bị của bên thứ ba với những
ƣu thế nổi bật của nó trong việc đẩy nhanh khấu hao, thúc đẩy cải tiến công nghệ và
nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Kể từ đó, hoạt động CTTC phát triển
nhanh chóng trên phạm vi toàn cầu. Ở các nƣớc tiên tiến phƣơng Tây, bây giờ nó đã
trở thành cơng cụ tài chính lớn thứ hai sau tín dụng ngân hàng, đóng một vai trị
quan trọng trong thị trƣờng vốn, đƣợc gọi là ―cơng nghiệp mặt trời mọc‖ và ―ngành
phát triển kinh tế mới‖ ở các nƣớc phát triển15.
Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai trong số những nền kinh tế lớn trên thế giới có
hoạt động CTTC rất phát triển và sự phát triển này gắn liền với những thành tựu về
mặt lập pháp tại hai quốc gia. Bộ luật Thƣơng mại thống nhất Hoa Kỳ (UCC) và
Luật Hợp đồng Trung Quốc là hai văn bản điển hình ghi nhận các quy định về
HĐCTTC nói chung và chấm dứt HĐCTTC nói riêng tại hai quốc gia này. Trong

phạm vi khóa luận, tác giả tập trung phân tích các quy định về chấm dứt HĐCTTC
theo pháp luật của Hoa Kỳ và Trung Quốc, mà cụ thể là các quy định của UCC và
Luật Hợp đồng Trung Quốc.
1.2.1 Quy định của Bộ luật Thƣơng mại thống nhất Hoa Kỳ về chấm dứt hợp
đồng cho thuê tài chính
Sự bùng nổ hoạt động cho thuê kể từ những năm 1980 đã dẫn tới nhiều hoạt
động lập pháp tại Hoa Kỳ. Điều quan trọng nhất trong số này là việc ban hành của
Điều 2A của UCC vào năm 1987. Sau đó, Hoa Kỳ có những quy định rộng rãi về
chủ thể CTTC, cho phép các công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực công
nghiệp tham gia CTTC nhƣ một hình thức hỗ trợ để bán sản phẩm thông qua các
công ty con chuyên kinh doanh hoạt động CTTC16. Những thành tựu về mặt lập
pháp nói chung và UCC nói riêng đã làm cho hoạt động CTTC phát triển mạnh mẽ
ở Hoa Kỳ.

15

Liang Wang, Weiguang Gong, Wei Song, Ahmad Newaz Zaheer (2016), ―Regional Financial Leasing

Development and Countermeasure Study—Taking Financial Leasing of Anhui Province as Example”, Open
Journal of Business and Management, January 2016, tr. 120-121.
16

Phạm Thị Hồng Nhung (2014), Pháp luật về hoạt động tín dụng của cơng ty cho thuê tài chính ở Việt Nam,
Luận văn thạc sĩ luật học, Trƣờng đại học quốc gia Hà Nội, tr. 30.

13


1.2.1.1 Định nghĩa về giao dịch cho thuê tài chính theo Bộ luật Thƣơng mại
thống nhất Hoa Kỳ

Theo định nghĩa của UCC tại điểm g khoản 1 Điều 2A-103, CTTC là loại
hình cho th trong đó:
(i) Bên cho th khơng lựa chọn, sản xuất hoặc cung ứng hàng hoá;
(ii) Bên cho thuê mua lại hàng hoá hoặc quyền sở hữu và sử dụng hàng hoá liên
quan đến việc cho thuê; và
(iii) Một trong những trƣờng hợp sau đây xảy ra:
(A) Bên thuê nhận bản sao hợp đồng mà bên cho thuê đã mua hàng trƣớc khi
ký hợp đồng thuê;
(B) Sự chấp thuận của bên thuê đối với hợp đồng mà bên cho thuê đã mua
hàng là điều kiện để có hiệu lực của hợp đồng thuê;
(C) Bên thuê, trƣớc khi ký hợp đồng thuê, sẽ nhận đƣợc một bản tuyên bố
chính xác và đầy đủ mơ tả những lời hứa và bảo đảm, và bất kỳ tuyên bố từ chối
trách nhiệm nào, bảo đảm, hạn chế hoặc sửa đổi các biện pháp khắc phục, hoặc
thanh lý thiệt hại, bao gồm cả những vấn đề về bên thứ ba, nhƣ nhà sản xuất cung
ứng hàng hóa cho bên cho thuê; hoặc là
(D) Nếu hợp đồng thuê không phải là hợp đồng thuê tiêu dùng, bên cho thuê
trƣớc khi cùng bên thuê ký hợp đồng thuê, phải thông báo cho bên thuê bằng văn
bản về căn cƣớc của ngƣời cung ứng hàng hoá cho bên cho thuê, trừ khi bên thuê
lựa chọn ngƣời đó và chỉ dẫn bên cho thuê mua hàng hố từ ngƣời đó. Bên cạnh đó,
bên th có thể liên lạc với nhà cung ứng hàng hoá và nhận đƣợc một tuyên bố
chính xác và đầy đủ về những lời hứa và bảo đảm từ nhà cung ứng.
Nhƣ vậy, giống nhƣ các định nghĩa về CTTC đã đƣợc đề cập ở phần trƣớc,
CTTC theo định nghĩa của UCC cũng là một giao dịch gồm ba bên với những điểm
đặc thù về quyền và nghĩa vụ của các bên thể hiện trong mối quan hệ giữa: bên cho
thuê và bên thuê, bên cho thuê và nhà cung ứng, bên thuê và nhà cung ứng. Ở đây,
Bộ luật còn đề cập đến hợp đồng thuê tiêu dùng (consumer lease) với quy định thể
hiện sự phân biệt giữa HĐCTTC không phải là hợp đồng thuê tiêu dùng và
HĐCTTC là hợp đồng thuê tiêu dùng. Hợp đồng thuê tiêu dùng, theo điểm e khoản
1 Điều 2A-103, đƣợc hiểu là hợp đồng thuê mà bên thuê là cá nhân và chủ yếu thuê
cho mục đích cá nhân, gia đình hoặc hộ gia đình (nếu tổng số tiền thanh toán cho

việc thực hiện theo hợp đồng cho th, khơng bao gồm các khoản thanh tốn cho
việc gia hạn hoặc mua tài sản thuê, không vƣợt quá 25.000 USD).

14


1.2.1.2 Nội dung về chấm dứt hợp đồng cho thuê tài chính theo Bộ luật
Thƣơng mại thống nhất Hoa Kỳ
Điều 2A của UCC quy định về hợp đồng cho thuê nói chung. Việc chấm dứt
HĐCTTC hạn chế hơn so với các hợp đồng cho thuê thông thƣờng thể hiện ở các
quy định dƣới dạng loại trừ HĐCTTC. Điều này đƣợc giải thích bởi tính độc lập và
khơng hủy ngang của HĐCTTC theo Điều 2A-407 UCC.
Các trƣờng hợp chấm dứt HĐCTTC theo UCC bao gồm:
Thứ nhất, trường hợp hàng hóa cho th bị mất, hỏng mà khơng có lỗi của
bên th, bên cho thuê hoặc nhà cung ứng trước khi giao hàng.
Theo Điều 2A-221 UCC, trong trƣờng hợp hàng hóa cho th bị mất, hỏng
mà khơng có lỗi của bên th, bên cho thuê hoặc nhà cung ứng trƣớc khi giao hàng
thì: (i) Nếu tổn thất là tồn bộ thì hợp đồng thuê sẽ bị hủy bỏ; (ii) Nếu tổn thất là
một phần hoặc hàng hóa đã hƣ hỏng đến mức khơng cịn phù hơp với hợp đồng th
thì bên th vẫn có thể yêu cầu kiểm tra và có thể lựa chọn việc hủy bỏ hợp đồng.
Thứ hai, trường hợp bên thuê thu hồi việc chấp nhận hàng hóa một cách hợp
lý.
Đối với hợp đồng thuê tài chính, theo điểm b khoản 1 Điều 2A-517 UCC, khi
bên thuê đã chấp nhận hàng hố, bên th chỉ có quyền thu hồi chấp nhận trong
trƣờng hợp bên thuê không biết về sự không phù hợp và bên cho thuê đã cho bên
thuê nhận hàng không phù hợp thông qua các cam kết bổ sung hoặc đảm bảo của
mình. Ngồi ra, sự khơng phù hợp phải đủ nghiêm trọng và làm giảm đáng kể giá trị
của hàng hoá cho bên thuê. Nhƣ vậy, điều kiện để sự thu hồi chấp nhận đƣợc coi là
hợp lý là khá cao. Đối với hầu hết các hợp đồng thuê tài chính, sau khi bên nhận
hàng chấp nhận hàng hố, bên th khơng có quyền hoặc biện pháp khắc phục với

bên cho thuê, bởi vì nghĩa vụ của bên cho thuê đối với bên thuê là tối thiểu. Bên
thuê chỉ có quyền yêu cầu bồi thƣờng trực tiếp đối với nhà cung ứng về sự không
phù hợp của thiết bị. Theo khoản 2 Điều 2A-517 UCC, trƣờng hợp HĐCTTC là hợp
đồng thuê tiêu dùng, bên thuê có thể thu hồi chấp nhận hàng hóa nếu bên cho thuê
vi phạm theo hợp đồng thuê và việc vi phạm đó làm giảm đáng kể giá trị của hàng
hóa cho th mà khơng u cầu điều kiện rằng trƣớc đó bên thuê đã nhận hàng hóa
theo cam kết bổ sung hay bảo đảm của bên cho thuê. Sau khi thu hồi việc chấp nhận
hàng hóa một cách hợp lý, bên thuê có quyền chấm dứt hợp đồng thuê theo quy
định tại điểm a khoản 1 Điều 2A-508 UCC.

15


Thứ ba, trường hợp bên thuê từ chối hoặc thu hồi sự chấp nhận hàng hóa
một cách bất hợp lý hoặc khơng thanh tốn tiền th khi đến hạn.
Trong các trƣờng hợp này, bên cho thuê có thể chấm dứt hợp đồng CTTC
theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2A-523 UCC. Theo đó, bên cho thuê có
quyền lấy lại hàng hóa cho thuê đã giao và đƣợc BTTH. Bên thuê phải trả cho bên
cho thuê khoản tiền thuê chƣa thanh toán, khoản tiền thuê tƣơng ứng với thời hạn
còn lại của hợp đồng thuê và cả khoản tiền tƣơng ứng với các thiệt hại đối với bên
cho thuê do sự vi phạm của bên thuê nhƣ các khoản phí, chi phí phát sinh do việc
dừng giao hàng, vận chuyển và bảo quản hàng hóa17.
Điều 2A-407 mơ tả bản chất của nghĩa vụ trả tiền thuê của bên thuê. Đây là
quy định quan trọng nhằm xác định khoản tiền thuê mà bên thuê phải thanh toán sau
khi chấm dứt HĐCTTC. Phần này đƣa ra một điều khoản tiêu chuẩn trong
HĐCTTC đƣợc gọi là ―điều khoản về địa ngục hoặc nƣớc cao‖ (―hell or high water
clause‖), theo đó nghĩa vụ trả tiền thuê của bên thuê trong HĐCTTC không phải là
hợp đồng cho thuê tiêu dùng là ―không huỷ ngang và độc lập‖. Điều khoản này là
một phần quan trọng trong cấu trúc CTTC. Sự đảm bảo thanh toán này là động lực
chính cho bên cho thuê cung cấp các khoản tiền cần thiết cho một giao dịch CTTC.

Tuy nhiên, điều khoản này không phải là vững chắc. Bên thuê có thể tránh các
nghĩa vụ theo điều khoản này trong ba trƣờng hợp sau khi chấp nhận hàng hoá nhƣ
sau: (i) Các quy định của Điều 2A-407 vẫn phải tuân theo nghĩa vụ thiện chí. Việc
vi phạm nghĩa vụ này có thể cho phép bên th khơng phải tn theo nghĩa vụ phải
trả theo Điều 2A-407; (2) Bên thuê thu hồi chấp nhận hàng hóa một cách hợp lý; và
(3) Bên cho thuê vi phạm nghĩa vụ bảo hành đối với bên thuê theo mục 2A-210 và
2A-211, mặc dù tình huống này hiếm khi sẽ nảy sinh do vai trò hạn chế của bên cho
thuê trong việc lựa chọn hàng hoá18.
Điều 2A cân bằng vị thế yếu kém của bên thuê theo điều khoản về địa ngục
hoặc nƣớc cao với điều khoản của phần 2A-209 quy định rằng bên thuê đƣợc hƣởng
lợi từ những lời hứa và bảo đảm của nhà cung ứng cho bên cho thuê, mặc dù không
tồn tại hợp đồng giữa nhà cung ứng và bên thuê. Điều 2A đặt mối quan hệ giữa nhà
cung ứng và bên thuê thành mối quan hệ luật định. Quy định này đảm bảo rằng bên
thuê có quyền trực tiếp yêu cầu nhà cung ứng BTTH do vi phạm của mình sau khi
chấm dứt HĐCTTC.
17
18

Điều 2A-529 và Điều 2A-530 UCC.
Breslauer, Peter (1991-1992), "Finance Lease Hell or High Water Clause and Third Party Beneficiary

Theory in Article 2A of the Uniform Commercial Code", Cornell Law Review, 77 Cornell L. Rev. 318, tr.
321-329.

16


Theo thơng luật Hoa Kỳ, Tịa án Hoa Kỳ khơng chấp nhận những bồi thƣờng
mang tính trừng phạt trong vi phạm hợp đồng nói chung và HĐCTTC nói riêng, kể
cả đối với cố ý vi phạm19. Nói cách khác, một điều khoản chỉ nhằm để trừng phạt

hành vi vi phạm hợp đồng hơn là việc ấn định một khoản BTTH đƣợc ƣớc đoán một
cách hợp lý những tổn thất thực tế sẽ khơng đƣợc Tịa án chấp nhận. Để cân nhắc
tính hợp lý của một điều khoản nhƣ vậy, Tịa án sẽ xem xét những chứng cứ thể
hiện rằng khi giao kết hợp đồng các bên quan tâm đến việc ƣớc tính thiệt hại hay là
chỉ nhằm ép buộc thực hiện nghĩa vụ bằng việc phạt20. Quy định này trong án lệ
đƣợc chuyển tải lại trong UCC21. Nhƣ vậy, trong giao dịch CTTC, các bên chỉ có
thể thỏa thuận về điều khoản BTTH nhằm mục đích bù đắp cho những thiệt hại thực
tế có thể phát sinh mà khơng nhằm mục đích phạt đối với hành vi vi phạm hợp
đồng.
Các bên có thể thỏa thuận về việc BTTH trong hợp đồng thuê nhƣng chỉ với
số tiền hoặc bằng công thức hợp lý, tƣơng ứng với thiệt hại. Điều 2A UCC áp đặt
nghĩa vụ cho bên cho thuê phải giảm thiểu thiệt hại khi bên thuê vi phạm. Một ví dụ
cụ thể, trong vụ Preferred Capital, Inc. v. Warren, 2003 WL 22515182 (NYSupp.
2003), trong trƣờng hợp liên quan đến HĐCTTC, tòa án đã phát hiện ra rằng việc
bên cho thuê không chấp nhận trả lại hàng hố khi bên th khơng thanh tốn (và có
thể là sự thất bại của bên cho thuê trong việc cố bán hoặc cho thuê lại) là đã không
thực hiện nghĩa vụ giảm nhẹ thiệt hại22. Bên thuê có thể thỏa thuận riêng với nhà
cung ứng về các thiệt hại có thể phát sinh trong trƣờng hợp nhà cung ứng vi phạm
hợp đồng cung ứng. Một thỏa thuận nhƣ vậy là hợp lý theo các quy định đƣợc nêu
ra trong phần 2A-20923.

19

Charles Calleros (2006), ―Punitive damages, liquidated damages and Clauses Penale in contract actions: A
comparative analysis of the American common law and the French Code Civil‖, BROOK. J. INT’L L. Vol 32,
tr. 71-72.
20
Dƣ Ngọc Bích, ―Góp ý điều khoản phạt hợp đồng và mối liên hệ với bồi thƣờng thiệt hại trong dự thảo Bộ
luật Dân sự (sửa đổi)‖, truy
cập ngày 06/7/2017.

21

J. Frank McKenna (2008), ―Liquidated Damages and Penalty Clauses: A Civil Law versus Common Law

Comparision‖, The Critical Path, Spring 2008, tr. 3.
22
Amelia H. Boss, Stephen T. Whelan (2005), The ABCs of the UCC: Amended Article 2A, Leases, ABA
Book Publishing, tr. 71.
23
Breslauer, Peter (1991-1992), tlđd (18), tr. 345.

17


1.2.2 Quy định của Luật Hợp đồng Trung Quốc về chấm dứt hợp đồng cho
thuê tài chính
Việc gia nhập WTO cùng những tác động to lớn đối với phát triển kinh tế và
đầu tƣ tồn cầu địi hỏi những tiến bộ mới nhất trong hệ thống pháp luật Trung
Quốc. Đáng lƣu ý nhất về cải cách pháp luật là việc đƣa ra Luật Hợp đồng của Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 01 tháng 10 năm 1999. Nó thay thế cho một loạt
các luật hiện hành, đó là Luật Hợp đồng Kinh tế, Luật Hợp đồng nƣớc ngoài, Luật
Hợp đồng Công nghệ. Mặc dù chƣa ký kết Công ƣớc của UNIDROIT về CTTC
quốc tế, các nhà lập pháp Trung Quốc đã tham khảo Công ƣớc này trong việc soạn
thảo Chƣơng 14 về Hợp đồng CTTC trong Luật Hợp đồng Trung Quốc. Sự ra đời
của Luật Hợp đồng năm 1999 đánh dấu việc hợp nhất các quy định về hợp đồng dân
sự và hợp đồng thƣơng mại trong cùng một bộ luật. Luật Hợp đồng vẫn lƣu ý đến
các thuộc tính điển hình của Hợp đồng thƣơng mại và cố gắng để tạo ra sự phù hợp.
Một dẫn chứng cụ thể là luật có các chƣơng riêng biệt về các loại hợp đồng thƣơng
mại điển hình, nhƣ HĐCTTC24.
Trong những năm gần đây, với sự mở cửa và tăng trƣởng liên tục của nền

kinh tế thị trƣờng ở Trung Quốc, ngành CTTC đã có những tiến bộ đáng kể, có kinh
nghiệm mở rộng phạm vi kinh doanh, khối lƣợng và tốc độ tăng trƣởng. Theo thống
kê của Hiệp hội CTTC thuộc Hiệp hội Ngân hàng Trung Quốc, tính đến cuối năm
2009, tổng tài sản cho thuê của 12 công ty CTTC đƣợc giám sát bởi Ủy ban Điều
tiết Ngân hàng Trung Quốc là 150.73 tỷ nhân dân tệ với doanh thu hàng năm là
7.779 tỷ nhân dân tệ và tổng lợi nhuận là 2,236 tỷ nhân dân tệ, tăng lần lƣợt 120%,
80% và 61% so với năm trƣớc. Trung Quốc cũng đã tiến hành soạn thảo Luật CTTC
kể từ tháng 3 năm 2004. Bản thảo thứ ba của Luật CTTC đã đƣợc hoàn thành vào
tháng 11 năm 2006. Tháng 10 năm 2007, bản dự thảo gần nhƣ hoàn chỉnh và sẵn
sàng cho việc thảo luận để đƣợc thông qua nhƣng cuối cùng, dự thảo này đã không
đƣợc thông qua trong năm 2008 vì sự tồn tại của những ý kiến bất đồng về việc
Trung Quốc có thực sự cần một luật đặc biệt về CTTC25.
1.2.2.1 Định nghĩa về giao dịch cho thuê tài chính theo Luật Hợp đồng
Trung Quốc
Theo định nghĩa tại Điều 237 Luật Hợp đồng Trung Quốc, HĐCTTC là hợp
đồng mà bên cho thuê, phù hợp với bên bán và tài sản thuê đƣợc chọn bởi bên thuê,
mua tài sản thuê từ bên bán và giao tài sản đó cho bên thuê sử dụng, bên thuê theo
24

Leng Jing and Shen Wei (2014), National Report on PRC Contract Law, Taiwan, tr. 7.

25

Han, Shiyuan, Wang, Wensheng (2011), ―An Overview of the Development of the Financial Leasing Law
in China‖, Uniform Law Review, 16 Unif. L. Rev. 241, tr. 245-247.

18



×