Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Mối quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý trong pháp luật sở hữu trí tuệ việt nam thực tiễn và kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.34 MB, 127 trang )

PHAN THỊ HỒNG ÂN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
-----------***-----------BAN ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

PHAN THỊ HỒNG ÂN

MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÃN HIỆU VÀ CHỈ DẪN
ĐỊA LÝ TRONG PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
VIỆT NAM – THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Khoa: Luật Dân Sự
Niên khóa: 2013 - 2017

NĂM 2017

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
-----------***-----------BAN ĐIỀU HÀNH
CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẶC BIỆT

PHAN THỊ HỒNG ÂN



MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÃN HIỆU VÀ CHỈ DẪN
ĐỊA LÝ TRONG PHÁP LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
VIỆT NAM – THỰC TIỄN VÀ KIẾN NGHỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
Khoa: Luật Dân Sự
Niên khóa: 2013 - 2017

Người hướng dẫn khoa học: THS. NGUYỄN THANH THƯ
Người thực hiện: PHAN THỊ HỒNG ÂN
MSSV: 1353801014001
Lớp: 45-AUF38

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NĂM 2017


LỜI TRI ÂN
Trong quá trình học tập tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tác
giả được trao dồi và rèn luyện rất nhiều kiến thức và thực tiễn Luật học lẫn những
giá trị đạo đức của người học Luật. Tác giả xin chân thành gửi Lời tri ân đối với
các Thầy, Cô – những Người đã hết lòng dìu dắt bao thế hệ sinh viên của Trường.
Để có thể hoàn thành được Khóa luận, tác giả xin gửi lời tri ân chân thành
nhất đến Thạc sĩ Nguyễn Thanh Thư – người đã quan tâm và góp ý đối với công
trình này thật sự khiến cho tác giả vô cùng xúc động. Một lần nữa, tác giả xin chân
thành gửi lời cảm ơn đến Cô.
Tác giả cũng xin dành Lời tri ân này đến Tiến sĩ Nguyễn Hồ Bích Hằng vì Cô
đã truyền cảm hứng cho tác giả đối với lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong quá trình học
tập tại Trường.

Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn Cô Huỳnh Thị Thu Trang và Cô Nguyễn Thị
Khánh Phương (Phòng Quản lý nghiên cứu khoa học và Hợp tác Quốc tế), gia
đình, bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ và đưa ra những lời khuyên trong suốt thời gian
học tập, nghiên cứu.
Trân trọng.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Mối quan hệ giữa nhãn
hiệu và chỉ dẫn địa lý trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam – Thực tiễn và kiến
nghị” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của
Cô Nguyễn Thanh Thư, bảo đảm tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích
dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về Lời cam
đoan này.
Tác giả Khóa luận


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS

Bộ luật Dân sự

CDĐL

Chỉ dẫn địa lý

Công ước Berne

Berne Convention for the Protection of Literary and
Artistic Works, 1886 (Công ước Berne về Bảo hộ Tác

phẩm văn học và Nghệ thuật ngày 09/9/1886)

Công ước Paris

Paris Convention for the Protection of Industrial
Property, 1883 (Công ước Paris về Bảo hộ Quyền sở
hữu công nghiệp ngày 20/3/1833)

Cục SHTT

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

EU

European Union (Liên minh châu Âu)

EU-MUTRAP

European Trade Policy and Investment Support
Project (Dự án Hỗ trợ Chính sách thương mại và Đầu
tư của Liên minh châu Âu)

GIs Act

The Geographical Indications of Goods Act, 1999
(Đạo luật Chỉ dẫn địa lý Ấn Độ năm 1999)

Hiệp định TPP

Trans-Pacific Partnership Agreement

(Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương)

Hiệp định TRIPs

The Agreement on Trade - Related Aspects of
Intellectual Property Rights, 1994
(Hiệp định về Các khía cạnh liên quan đến thương mại
của Quyền sở hữu trí tuệ năm 1994)

Luật SHTT năm 2005
(sửa đổi)
Nghị định số
54/2000/NĐ-CP

Luật Sở hữu trí tuệ Việt nam năm 2005 được sửa đổi,
bổ sung năm 2009
Nghị định số 54/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày
03/10/2000 về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đới
với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại
và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh
liên quan tới sở hữu công nghiệp


Nghị định số 63/CP

Nghị định số 63/CP của Chính phủ ngày 24/10/1996
Quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp

NHCN


Nhãn hiệu chứng nhận

NHNT

Nhãn hiệu nổi tiếng

NHTT

Nhãn hiệu tập thể

Quy định số 2081/92

Quy định số 2081/92 của Cộng đồng chung châu Âu
ngày 14/7/1992 về Bảo hộ chỉ dẫn địa lý và quyết định
nguồn gốc của nông sản và thực phẩm

Quyđịnh số 110/2008

Quy định số 110/2008 của Nghị viện châu Âu và Hội
đồng châu Âu ngày 15/01/2008 Liên quan đến định
nghĩa, mô tả, trình bày, dán nhãn và bảo hợ đới với chỉ
dẫn địa lý cho rượu vang, rượu mạnh

Quy định số 1151/2012

Quy định số 1151/2012 của Nghị viện châu Âu và Hội
đồng châu Âu ngày 21/11/2012 về Chương trình chất
lượng cao cho sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm

SHCN


Sở hữu công ngiệp

SHTT

Sở hữu trí tuệ

TGXXHH

Tên gọi x́t xứ hàng hóa

Thỏa ước Lisbon

Lisbon Agreement for the Protection of Appellations
of Origin and their International Registration, 1958
(Thỏa ước Lisbon về Bảo hộ và Đăng ký tên gọi xuất
xứ ngày 30/10/1958)

Thông tư số

Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và
Công nghệ ngày 14/02/2007 Hướng dẫn thi hành Nghị
định sớ 103/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính
phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sớ điều
của Ḷt Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp

01/2007/TT-BKHCN

TM Act


The Trade Marks Act, 1999
(Đạo luật Nhãn hiệu hàng hóa Ấn Độ năm 1999)


USD

Đô la Mỹ

Website

Trang thông tin điện tử

WIPO

The World Intellectual Property Organization
(Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới)

WTO

World Trade Organization (Tổ chức Thương mại thế giới)


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÃN HIỆU VÀ
CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ......................................................................... 7
1.1.

Khái quát về nhãn hiệu .......................................................................... 7


1.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của nhãn hiệu .................................... 7

1.1.2.

Khái niệm nhãn hiệu ............................................................................ 9

1.1.3.

Tiêu chuẩn bảo hộ đối với nhãn hiệu ................................................. 12

1.2.

Khái quát về chỉ dẫn địa lý .................................................................. 15

1.2.1.

Lịch sử hình thành và phát triển của chỉ dẫn địa lý ............................ 15

1.2.2.

Khái niệm chỉ dẫn địa lý .................................................................... 18

1.2.3.

Tiêu chuẩn bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý ........................................... 21

Kết luận Chương 1 ............................................................................................ 25
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA

NHÃN HIỆU VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ ......................................... 26
2.1.

Khía cạnh pháp lý về xác lập quyền trong mối quan hệ giữa
nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý .................................................................. 26

2.2.

Khía cạnh pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
trong việc bảo hộ nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý .................................... 28

2.3.

Xung đột giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý ......................................... 34

2.3.1.

Nguyên nhân xung đột giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.................... 35

2.3.2.

Vấn đề giải quyết xung đột trong quy định của pháp luật sở hữu
trí tuệ Việt Nam và một số nước trên thế giới về nhãn hiệu và chỉ dẫn
địa lý .................................................................................................. 36

2.3.2.1. Vấn đề giải quyết xung đột theo quy định của pháp luật sở hữu
trí tuệ Việt Nam ............................................................................. 36
2.3.2.2. Vấn đề về giải quyết xung đột theo quy định của pháp luật hữu
trí tuệ của một số nước trên thế giới .............................................. 39



a.

Quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ ...................... 39

b.

Quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Pháp .......................... 41

Kết luận Chương 2 ............................................................................................ 44
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÃN HIỆU VÀ CHỈ
DẪN ĐỊA LÝ VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT SỞ
HỮU TRÍ TUỆ VIỆT NAM .......................................................... 45
3.1.

Thực tiễn về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý ............... 45

3.1.1.

Thuận lợi............................................................................................ 45

3.1.2.

Khó khăn............................................................................................ 47

3.2.

Một số kiến nghị để hồn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
trong mối quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý ........................... 57


3.2.1.

Không chấp nhận bảo hộ đối với nhãn hiệu thông thường sử dụng tên
địa danh .............................................................................................. 57

3.2.2.

Xác định chủ sở hữu, chủ thể đăng ký và quản lý đối với chỉ dẫn
địa lý .................................................................................................. 58

3.2.3.

Khẳng định vai trò của hiệp hội trong việc quản lý và sử dụng dấu
hiệu mang chỉ dẫn .............................................................................. 59

3.2.4.

Tiếp tục bảo hộ nhận nhãn hiệu được sử dụng một cách thiện chí hoặc
nhãn hiệu nổi tiếng .............................................................................. 60

3.2.5.

Quy định trách nhiệm kiểm tra, giám sát của hiệp hội ....................... 61

Kết luận Chương 3 ............................................................................................ 63
KẾT LUẬN

....................................................................................................... 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khoa học và công nghệ đang ngày càng phát triển và khẳng định vai trò của
mình trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, hội nhập và toàn cầu hóa là xu thế chung. Một
doanh nghiệp, một nhà sản xuất muốn thành công không chỉ dựa trên việc dày công,
bỏ sức để sản xuất hàng hóa mà cần phải áp dụng khoa học - kỹ thuật cũng như tạo
nên thị trường cần thiết cho sản phẩm của mình. Mặt khác, sự phát triển của khoa
học kỹ thuật cũng tồn tại những tiêu cực. Cụ thể, khi thương mại xuyên biên giới có
những bước tiến nhất định thì “hàng nhái”, hàng giả xuất hiện và lưu thông trên thị
trường càng nhiều. Do đó, trong bối cảnh hiện nay, “một hệ thống sở hữu trí tuệ
được thực thi tốt và phương thức quản lý hiện đại là những yếu tố cơ bản để thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế – xã hội”1.
Về mặt kinh tế, những sản phẩm có uy tín, chất lượng khơng chỉ tạo ra giá trị
đối với các doanh nghiệp, nhà sản xuất mà cịn góp phần thúc đẩy x́t khẩu hàng
hóa nhằm mang lại lợi ích cho nền kinh tế q́c gia. Biểu hiện bên ngoài của sản
phẩm chính là vũ khí tác động đến thị hiếu của người tiêu dùng. Trên thị trường,
những sản phẩm thể hiện được nguồn gốc xuất xứ luôn thu hút sự chú ý của khách
hàng. Và các dấu hiệu liên quan đến nguồn gốc hay xuất xứ hàng hóa thường được
trình bày trên bao bì, nhãn dán,… dưới dạng nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý. Nhãn
hiệu hay chỉ dẫn địa lý về cơ bản có những đặc trưng riêng với cơ chế bảo hộ nhất
định nhưng cũng có sự giao thoa, tiếp xúc nhau. Vì thế, cần phải tìm hiểu, phân tích
mối quan hệ biện chứng giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
Khẳng định lại rằng, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý là hai đối tượng thuộc quyền
sở hữu công nghiệp. Điều này được cụ thể trong quy định của Hiệp định về Các
khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ năm 1994 (Hiệp định
TRIPs), Công ước Paris về Bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp năm 1833 (Công ước
Paris). Đó là các Điều ước quốc tế đa phương, có giá trị ràng buộc đối với các chủ

thể muốn gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) bên cạnh Công ước Berne
về Bảo hộ Tác phẩm văn học và Nghệ thuật năm 1886 (Công ước Berne). Với Việt
Nam, quá trình gia nhập WTO đòi hỏi hệ thống pháp luật cần phải có một đạo luật

1

Shahid Alikhan (2007), Lợi ích kinh tế – xã hội của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các nước đang phát triển
(bản dịch tiếng Việt), Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, tr.124.

1


cụ thể ghi nhận và bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
năm 2005 ra đời nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu trong việc bảo hộ các đối
tượng của quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng
được quy định tại Hiệp định TRIPS.
Pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam đã có những quy định để điều chỉnh mối
quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Điều này góp phần điều hòa và hạn chế
phần nào xung đột trong mối quan hệ của hai đối tượng về mặt pháp lý. Tuy nhiên,
việc áp dụng và thực thi pháp luật trong việc giải quyết các vấn đề giữa nhãn hiệu
và chỉ dẫn địa lý còn nhiều khó khăn. Hơn nữa, khác với các hệ thống pháp luật
khác, hệ thống pháp luật Việt Nam có khá nhiều các quy định trong các văn bản
hướng dẫn như Nghị định, Thông tư đã bổ sung thêm nhiều nội dung mới so với
văn bản gốc (Luật Sở hữu trí tuệ) là vấn đề lớn về mặt pháp lý2 nói chung và ảnh
hưởng đến việc bảo hợ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và mối quan hệ giữa hai đới tượng
này nói riêng. Về mặt thực tiễn, nhiều chỉ dẫn địa lý của Việt Nam dù đã được bảo
hộ nhưng vẫn tồn tại các trường hợp đăng ký, sử dụng chúng dưới dạng nhãn hiệu
trong phạm vi quốc gia và tại nước ngoài. Do đó, tác giả nhận thấy cần thiết phải
tìm hiểu mới quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý nhằm đề xuất những kiến
nghị phù hợp để bảo vệ và phát triển các chỉ dẫn đặc trưng của Việt Nam.

Trước các vấn đề được đặt ra, nhận thấy rằng, cần có một công trình nghiên cứu
để tìm hiểu, đánh giá một cách toàn diện đối với mối quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ
dẫn địa lý. Ngoài ra, từ việc phân tích nguyên nhân xung đột và học tập kinh nghiệm
từ một số quốc gia trên thế giới về mối quan hệ này, tác giả có thể đề xuất một số
kiến nghị, giải pháp phù hợp. Với những căn cứ nên trên, tác giả quyết định chọn đề
tài “Mối quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý trong pháp luật sở hữu trí tuệ
Việt Nam – Thực tiễn và kiến nghị” cho Khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Qua tìm hiểu và khảo sát đối với các công trình khoa học pháp lý, tác giả nhận
thấy tình hình nghiên cứu như sau:
Với tư cách là nghiên cứu về một đối tượng độc lập của quyền sở hữu trí tuệ
về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, có thể kể đến: Luận án tiến sĩ Luật học của Khoa Luật
2

Nguyễn Thị Thu Trang (2017), Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của Hiệp định Đới tác Xun
Thái Bình Dương (TPP) về sở hữu trí tuệ, Nxb. Công thương, tr.14.

2


Trường Đại học Lund (Thụy Điển) và Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh được thực hiện vào năm 2011 của tác giả Phan Ngọc Tâm với đề tài “Bảo hộ
nhãn hiệu nổi tiếng – Nghiên cứu so sánh giữa pháp luật Liên minh châu Âu và Việt
Nam”; Luận văn thạc sĩ Luật học của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh vào năm 2001 của tác giả Nguyễn Xuân Quang với đề tài “Bảo hộ nhãn hiệu
hàng hóa theo pháp luật dân sự Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ Luật học vào năm
2004 của Khoa Luật Trường Đại học Lund (Thụy Điển) và Trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Lê Việt Tuấn với đề tài “Hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam về bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế”; Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ

Chính Minh vào năm 2007 của tác giả Nguyễn Duy với đề tài “Xây dựng, đăng ký
bảo hộ và phát triển chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam”,…
Bên cạnh đó còn có công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhãn hiệu với
đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp, đó là tên thương mại. Có thể kể đến:
Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh vào năm
2013 của tác giả Bồ Xuân Tuấn với đề tài “Khía cạnh pháp lý về mối quan hệ giữa
nhãn hiệu hàng hóa và tên thương mại”.
Với việc nghiên cứu nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý một cách độc lập và trong mối
quan hệ với đối tượng khác, phần nào giúp tác giả có cái nhìn tổng quan nhất về bản
chất của mỗi đối tượng. Ngoài ra, trong mỗi công trình còn đặt ra vấn đề về mối
quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Cũng vì vậy mà tác giả có cơ hội tiếp cận
và tìm hiểu sơ lược mối quan hệ của hai đối tượng.
Đối với nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý và ngược
lại, trong phạm vi Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, đã có Khóa luận
tốt nghiệp cử nhân Luật học của sinh viên Nguyễn Thị Kim Cương với đề tài “Một
số vấn đề về mối quan hệ giữa chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu hàng hóa theo quy định
của TRIPs, Pháp luật Liên minh châu Âu và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam” được
thực hiện vào năm 2006. Qua tìm hiểu, đây là công trình tiên phong trong việc
nghiên cứu về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý trong phạm vi Trường.
Công trình đã tiếp cận, khai thác mối quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý theo
các góc độ khác nhau, theo pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, trải
qua thời gian lâu dài, việc áp dụng các quy định pháp luật về mối quan hệ giữa hai

3


đối tượng này đã có nhiều thay đổi. Bên cạnh đó, nội dung Luật Sở hữu trí tuệ cũng
đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009 để phù hợp với sự thay đổi trên thực tế.
Dưới góc độ là các tựa sách, những bài viết được xuất bản, được đăng trên các
tạp chí khoa học, các trang thông tin điện tử (website) chuyên ngành luật về nhãn

hiệu và chỉ dẫn địa lý, có thể kể đến: tác giả Vũ Thị Hải Yến với các bài viết “Mối
quan hệ giữa bảo hộ chỉ dẫn địa lý và bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của luật sở
hữu trí tuệ Việt Nam” đăng trên Tạp chí Luật học (số 10/2007), bài viết “Bảo hộ
nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý theo quy định của Hiệp định Đới tác xun Thái Bình
Dương” đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật (số 2 (334)/2016); tác giả Lê Thị
Thu Hà với bài viết “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế - Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm đặc sắc của địa
phương” phát hành bởi Nhà xuất bản Thông Tin và Truyền Thông vào năm 2011;
tác giả Vũ Tuấn Hưng với tựa sách “Xây dựng và phát triển thương hiệu chỉ dẫn địa
lý ở Việt Nam” được xuất bản bởi Nhà xuất bản Chính trị quốc gia vào năm 2015;
bài viết “Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo pháp luật của Mỹ, Pháp và kinh nghiệm cho
Việt Nam” của tác giả Đỗ Thị Diện đăng trên Tạp chí Nghề Luật (số 02/2016),…
Ngoài ra, còn có các công trình, bài viết khác được thực hiện trong và ngoài nước.
Việc tìm hiểu các bài viết giúp tác giả hiểu sâu về vấn đề cũng như được
nghiên cứu, nhận thức thêm về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý dưới
góc độ pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ và pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam để từ
đó định hướng nghiên cứu cho công trình của mình một cách phù hợp. Dựa trên
những tài liệu đã nghiên cứu, với Khóa ḷn này, tác giả khơng chỉ nghiên cứu
những vấn đề chung về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý mà còn đặt ra những vấn đề về
mối quan hệ giữa hai đối tượng này về mặt pháp lý lẫn thực tiễn. Khẳng định rằng,
đây là đề tài không mới nhưng tác giả sẽ khai thác nội dung của mối quan hệ giữa
nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý theo khía cạnh lấy pháp lý là chủ đạo, lấy kinh tế là nền
tảng và tham khảo thực tiễn áp dụng pháp luật liên quan đến mối quan hệ này nhằm
đề xuất những kiến nghị phù hợp trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật.
3. Ý nghĩa của đề tài
Trong quá trình học tập, nghiên cứu, tác giả được tiếp cận, tìm hiểu về chỉ dẫn
địa lý và nhãn hiệu và nhận thấy được mối quan hệ giữa hai đối tượng này. Tuy
nhiên, việc vận dụng, thực thi pháp luật liên quan đến mối quan hệ giữa nhãn hiệu

4



và chỉ dẫn địa lý còn tồn tại một số vấn đề và việc bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý còn
nhiều khó khăn. Do đó, tác giả chọn đề tài này để tìm hiểu toàn diện hơn mối quan
hệ giữa hai đối tượng và trao dồi thêm kiến thức chuyên môn của mình. Hơn nữa,
tác giả mong muốn sản phẩm nghiên cứu của mình có thể đóng góp và là nguồn tài
liệu tham khảo cho các bạn sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu sau này.
4. Đối tượng nghiên cứu
Với Khóa luận này, tác giả nghiên cứu các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ
của Việt Nam, những cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan đến mối quan hệ giữa
nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, cụ thể:
 Tìm hiểu, phân tích vấn đề pháp lý cơ bản của mỗi đối tượng và quan hệ
giữa hai đối tượng theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và thế giới;
 Phân tích và trình bày thực tiễn áp dụng pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam
và một số quốc gia trên thế giới;
 Từ đó kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại, vướng
mắc liên quan đến mối quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của Khóa luận, tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn đề sau:
Về nội dung, đề tài xem xét các vấn đề lý luận của nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý để
có cái nhìn tổng quan, định hướng nghiên cứu và làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hai
đối tượng không chỉ về mặt pháp lý mà còn liên quan đến thực tiễn bảo hộ. Trên cơ
sở đó, tác giả đưa ra những đề xuất khoa học và phù hợp nhằm giải quyết các vướng
mắc trong mối quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.
Về không gian, đề tài xem xét mối quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
chủ yếu trong phạm vi pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình
nghiên cứu, tác giả cũng tìm hiểu đối với các điều ước quốc tế về nhãn hiệu và chỉ
dẫn địa lý như Công ước Paris năm 1833, Hiệp định TRIPs năm 1994, Hiệp định
Đối tác xuyên Thái Bình Dương,... và pháp luật của một số quốc gia như Hoa Kỳ,
Pháp để tham chiếu, so sánh nhằm làm rõ những nội dung liên quan đến đề tài.

Về thời gian, bên cạnh việc xem xét những quy định đang có hiệu lực của Luật
sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (từ thời điểm Luật có hiệu
lực thi hành (năm 2006) đến nay), đề tài cũng làm rõ những nội dung của pháp luật

5


trong quá khứ, chẳng hạn như Bộ luật Dân sự năm 1995, Nghị định số 63/CP của
Chính phủ ngày 24/10/1996 Quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp,…nhằm mục
đích so sánh đối chiếu để tìm hiểu sự thay đổi trong từng giai đoạn lập pháp và làm
sáng tỏ hơn các vấn đề pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành Khóa luận, tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác
nhau, nhưng trong đó tập trung chủ yếu vào một số phương pháp sau:
Chương 1: Tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp phân tích, tổng hợp để tìm
hiểu chi tiết và khái quát lại vấn đề về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý cũng như mối
quan hệ giữa chúng;
Chương 2: Tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh, chứng minh, phân
tích nhằm xem xét mối quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý trong vấn đề xác
lập quyền, thực thi qùn, tìm hiểu ngun nhân và giải qút xung đợt trong pháp
luật sở hữu trí tuệ Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới;
Chương 3: Tác giả tập trung sử dụng các phương pháp phân tích, bình luận,
tổng hợp để nghiên cứu thực tiễn bảo hộ trong và ngoài nước để từ đó đưa ra những
kiến nghị phù hợp về mặt lý luận và thực tiễn liên quan đến mối quan hệ giữa nhãn
hiệu và chỉ dẫn địa lý.
7. Bố cục của Khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của Khóa luận được chia thành ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.
Chương 2: Một số vấn đề pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn

địa lý.
Chương 3: Thực tiễn về mối quan hệ giữa nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý và kiến
nghị hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.

6


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÃN HIỆU VÀ
CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
1.1.
1.1.1.

Khái quát về nhãn hiệu
Lịch sử hình thành và phát triển của nhãn hiệu

Ngày nay, thuật ngữ “nhãn hiệu” hay “thương hiệu” ngày càng được sử dụng
rộng rãi. Câu hỏi được đặt ra rằng trải qua thời gian lâu dài, “nhãn hiệu” đã được
hình thành và phát triển như thế nào? Có nhiều tài liệu đề cập đến vấn đề này. Và
theo ghi nhận của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thì “có bằng chứng về
việc xa xưa tới 4000 năm về trước các thợ thủ công ở Trung Quốc, Ấn Độ và Ba Tư
đã sử dụng chữ ký của họ hoặc biểu tượng để phân biệt sản phẩm của họ3”. “Cách
đây 3000 năm, những người thợ thủ công Ấn Độ đã từng chạm khắc chữ ký của
mình lên các tác phẩm nghệ thuật trước khi gửi hàng tới Iran. Các nhà sản xuất
Trung Quốc đã bán hàng hóa mang nhãn hiệu của mình tại Địa Trung Hải từ 2000
năm trước”4. Nhưng trên thực tế, sự hình thành nhãn hiệu còn sớm hơn thời điểm
trên khoảng 1000 năm lịch sử. Nguồn gốc của nhãn hiệu có thể xem xét ngược trở
về quá khứ, đến khoảng thời gian có sự lưu thông hàng hóa5.
Dựa trên các nghiên cứu của các nhà khảo cổ thì lịch sử hình thành nhãn hiệu
cũng “khá cũ”, cũng gần với lịch sử hình thành của nhân loại và tôn giáo. Các nhà
khoa học đã vô tình khai quật được một số hiện vật ở các nơi như hiện vật của Ai

Cập cổ đại với nhiều biểu tượng được điêu khắc nhằm mục đích tôn giáo và tâm
linh. Các dấu hiệu, biểu tượng, tên, các hình vẽ độc đáo,… được dùng để khắc tên
lên các đồ vật, vật nuôi, hàng hóa nhằm phân biệt hàng hóa, tài sản của mình với
hàng hóa, tài sản của người khác và để thực thi quyền sở hữu của mình. Từ đó nhấn
mạnh vai trò của “nhãn hiệu độc quyền” - “Proprietary marks”6.
Nhãn hiệu đã trải qua quá trình hình thành và phát triển từ quá khứ đến hiện
tại. Quá trình này càng cho thấy vai trò của nhãn hiệu không chỉ trong quan hệ sở
3

Kamil Idris (2005), Sở hữu trí tuệ – Một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế (bản Tiếng Việt), Tổ chức Sở
hữu trí tuệ thế giới, tr.149.
4
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (2005), Cẩm nang sở hữu trí tuệ (bản tiếng Việt), Cục Sở hữu trí tuệ, Hà
Nội, tr. 65.
5
Shoen Ono (1999), Overview of Japanese Trademark Law 2nd ed, Part. 1, Chap.2: The History and
Development of Trademark Law, tr.1, truy cập ngày
17/5/2017.
6
Philip C. Zerrillo (2010), Trademarks, Proprietary Marks, and Brands, Part 1. Marketing Strategy,
Abtraction: Ngày nay “thương hiệu” là một sự gia tăng của nhãn hiệu cũng như nhãn hiệu độc quyền,
truy cập ngày 17/5/2017.

7


hữu mà còn trong quan hệ thương mại. Nếu như thời kỳ đầu các dấu hiệu của nhãn
hiệu chỉ được dùng để phân biệt và xác định chủ sở hữu của hàng hóa thì hiện tại
những dấu hiệu này đã tạo ra những tiền đề để khẳng định vị trí của hàng hóa, dịch
vụ và hơn nữa là vị thế của chủ sở hữu nhãn hiệu trên thị trường. Trên thực tế,

không phải đương nhiên mà một chiếc điện thoại Iphone 7 hoặc Iphone 7 Plus lúc
mới xuất hiện trên thị trường có giá khoảng 700 Đô la Mỹ (USD)7 đã tạo ra “cơn
sốt” vô cùng lớn đối với thị trường công nghệ nói chung và thị trường điện thoại di
động nói riêng. Và nhà sản xuất ra nó – APPLE có giá trị thương hiệu đứng đầu thế
giới với 154.1 triệu USD theo “Những thương hiệu hàng đầu thế giới năm 2016”
được cập nhật trên website của tạp chí Forbes8.
Ở mỗi quốc gia, với đặc thù về lịch sử, kinh tế, xã hội,... khác nhau mà nhãn
hiệu được thừa nhận và bảo hộ cũng khác nhau. Đối với Pháp, Điều 16 Luật về Xí
nghiệp, cơ sở sản xuất, lò xưởng thủ công năm 18039 đã thừa nhận việc hình sự hóa
đối với hành vi lạm dụng tên của người khác hoặc sử dụng sai tên của nơi sản xuất
ra hàng hóa. Và sau đó, Chính phủ Pháp lần thứ hai ban hành Luật về xí nghiệp, cơ
sở sản xuất và lò xưởng thủ công vào năm 1809 để tuyên bố rằng nhãn hiệu cũng
cần được bảo hộ như các quyền sở hữu khác10. Có thể nói, pháp luật Pháp đã thừa
nhận những đặc điểm, tính chất riêng biệt của hàng hóa, dịch vụ từ những giai đoạn
đầu tiên của quá trình lập pháp mới và khẳng định nhãn hiệu là tài sản cần được bảo
hộ. Đây là giai đoạn tiếp nối sau khi Bộ luật Dân sự (BLDS) Pháp năm 1804 hay
còn gọi là Bộ luật Napoléon ra đời. Đến ngày 26/6/1857, Đạo luật về Cơ sở sản xuất
và nhãn hiệu hàng hóa ra đời. Đây là Đạo luật đầu tiên ghi nhận cơ chế bảo hộ nhãn
hiệu thông qua một hệ thống đăng ký nhãn hiệu11. Pháp luật Pháp đạt được nhiều
những thành tựu và có những ảnh hưởng nhất định đối với các nước thuộc địa, trong
đó có Việt Nam. Nhìn chung, những nguồn tài liệu có giá trị tham khảo ghi nhận cụ
thể quá trình hình thành và phát triển của nhãn hiệu cũng như pháp luật về nhãn
hiệu đã góp phần giải thích nguyên nhân, tầm quan trọng của đối tượng này.

7

Choose an iPhone 7 model., truy cập ngày 17/5/2017.
8 The World's Most Valuable Brands (2016), truy
cập ngày 17/5/2017.
9

Shoen Ono, tlđd 5, tr.2.
10
An Qinghu (2005), “Well-known marks & China’s System of Well-known mark protection”, The
Trademark Reporter –Official Journal of the International Trademmark Association, vol.95 , tr.706,
truy cập ngày 17/5/2017.
11
Shoen Ono, tlđd 5, tr.2.

8


Hòa nhập vào xu thế chung của thế giới, nhìn từ góc độ về kinh tế, nhãn hiệu
tại Việt Nam ngày càng đóng vai trò “đầu tàu” cho xu hướng phát triển của thương
mại. Điều này thể hiện ở chỗ, khi một nhãn hiệu có uy tín, được sự tín nhiệm bởi
khách hàng, được định vị giá trị thương hiệu cao sẽ tạo ra định hướng tiêu dùng trên
thị trường. Về mặt pháp lý, trong mối quan hệ giữa nhãn hiệu và thương hiệu, pháp
luật sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam chỉ thừa nhận và bảo hộ đối với nhãn hiệu. Bởi
lẽ, dựa trên định nghĩa của WIPO12 thì “dấu hiệu đặc biệt để nhận biết” của một
thương hiệu rất đa dạng. Đó có thể là nhãn hiệu, tên thương mại và cả chỉ dẫn địa lý
(CDĐL) hay tên gọi xuất xứ hàng hóa (TGXXHH) nên việc bảo hộ thương hiệu có
thể thực hiện một cách gián tiếp.
Như vậy, với vai trò quan trọng trong nền kinh tế, các quốc gia càng nỗ lực
hơn nữa để bảo vệ các quyền SHTT nói chung và nhãn hiệu nói riêng. Có thể nói
rằng, các quốc gia bảo vệ quyền SHTT mạnh mẽ nhất (Mỹ, Nhật và Tây Âu) là các
quốc gia có nền văn hố, khoa học, nghệ tḥt phát triển nhất13. Việt Nam đã và
đang tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương cũng như các điều ước quốc tế
song phương nhằm đàm phán, tiếp thu kinh nghiệm bảo hộ đối với tài sản trí tuệ,
trong đó có nhãn hiệu, CDĐL. Tiến trình hội nhập càng sâu rộng thì cơ chế bảo hộ
nhãn hiệu càng cần phải được chú trọng hơn. Điều này xuất phát từ việc các nhà đầu
tư trong và ngoài nước mong muốn nhãn hiệu của mình được bảo hộ và có cơ sở để

giải quyết tranh chấp về nhãn hiệu.
1.1.2.

Khái niệm nhãn hiệu

Với quá trình hình thành lâu dài cùng với sự phát triển không ngừng, nhãn
hiệu là một yếu tố đặc trưng gắn liền thị trường thương mại và sở hữu công nghiệp
(SHCN)14. Thuật ngữ nhãn hiệu có thể được hiểu và được định nghĩa theo nhiều
cách khác nhau. Cụ thể, Văn phòng Nhãn hiệu và Sáng chế Hoa Kỳ (USPTO) đã
định nghĩa về nhãn hiệu như sau:
Nhãn hiệu là một từ, cụm từ, ký hiệu, thiết kế xác định để phân biệt hàng
hoá của chủ thể này với hàng hóa của chủ thể khác. Nhãn hiệu dịch vụ là
12

Theo WIPO: Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vơ hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng
hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức”,
truy cập ngày 18/5/2017.
13
Lê Nết (2006), Quyền sở hữu trí tuệ, Nxb. Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.34.
14
Phan Ngọc Tâm (2011), Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng – Nghiên cứu so sánh giữa pháp luật Liên minh châu
Âu và Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa Luật Trường ĐH Lund-Thụy Điển và Trường ĐH Luật TP.
Hồ Chí Minh, tr.32.

9


một từ, cụm từ, ký hiệu, thiết kế xác định để phân biệt nguồn gốc của một
dịch vụ chứ không phải là hàng hố.15
Đới với pháp ḷt của Liên minh châu Âu (EU) quy định tại Điều 2 Chỉ thị về

nhãn hiệu của EU16:
Nhãn hiệu có thể bao gồm bất kỳ dấu hiệu nào có thể được trình bày một
cách vật chất và riêng biệt dưới dạng từ ngữ, bao gồm tên riêng, các thiết
kế, chữ cái, con sớ, hình dáng hay bao bì hàng hóa, có khả năng phân biệt
hàng hóa hay dịch vụ của một chủ thể này với hàng hóa hay dịch vụ của
chủ thể khác.
Cả Hoa Kỳ và EU đã đưa ra khái niệm về nhãn hiệu và thừa nhận rằng nhãn
hiệu bao gồm nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ. Trên đây, tác giả xem xét
khái niệm nhãn hiệu dưới góc độ pháp luật của một quốc gia và Tổ chức quốc tế
liên Chính phủ. Trên bình diện toàn cầu, khái niệm nhãn hiệu theo Điều 15.1.a Hiệp
định TRIPs của WTO được hiểu là:
tất cả những dấu hiệu bất kỳ hoặc tập hợp các dấu hiệu cho phép phân biệt
các sản phẩm và dịch vụ của một doanh nghiệp với các sản phẩm và dịch
vụ của doanh nghiệp khác đều có thể đăng ký nhãn hiệu.17
Trước khi gia nhập WTO, các đối tượng của quyền SHTT được ghi nhận tại
BLDS năm 1995, trong đó, khẳng định nhãn hiệu hàng hóa là đối tượng của quyền
SHCN và đồng thời cũng đưa ra định nghĩa về nhãn hiệu hàng hóa18. Với điều kiện,
khả năng và tình hình đất nước đang chuyển sang giai đoạn đổi mới lúc bấy giờ,
việc quy định đối với các quyền SHTT còn mới mẻ và hạn chế. Đến năm 2005,
BLDS năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam ra đời. Theo đó, Điều 750 BLDS
năm 2005 đã tái khẳng định nhãn hiệu là đối tượng của quyền SHCN19. Cả Luật Sở
hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở
15

Trademark, Patent, or Copyright?, truy cập ngày 18/5/2017.
16
Phan Ngọc Tâm, tlđd 14, tr.35.
17
Vũ Tuấn Hưng (2015), Xây dựng và phát triển thương hiệu chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc
gia, tr.40, 41.

18
Điều 780 BLDS năm 1995 về nhãn hiệu hàng hóa: là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ
cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hố có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc
sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.
19
Điều 750 BLDS năm 2005: “Đối tượng SHCN bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bớ trí
mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý”.

10


hữu trí tuệ (gọi chung là Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi)) đã đưa ra định nghĩa về
nhãn hiệu tại Điều 4.16: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hố, dịch
vụ của các tở chức, cá nhân khác nhau”. Từ đây có thể thấy, khái niệm “nhãn hiệu
hàng hóa” theo BLDS năm 1995 đã được thay thế bằng khái niệm “nhãn hiệu” tại
BLDS năm 2005 và Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi). Thuật ngữ “nhãn hiệu hàng
hóa” tại BLDS năm 1995 dễ khiến người đọc liên tưởng đến việc nhãn hiệu chỉ sử
dụng cho hàng hóa, mà không sử dụng cho dịch vụ20. Mặt khác, nội dung mới này
còn khẳng định một cách minh thị rằng pháp luật SHTT đã thừa nhận nhãn hiệu
hàng hóa cùng tồn tại với nhãn hiệu dịch vụ. Việc ghi nhận về “nhãn hiệu” là phù
hợp với quy định chung về SHTT trên thế giới mà nhất là Hiệp định TRIPs. Đây
cũng là cơ sở ban đầu để Việt Nam gia nhập WTO. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý
rằng, BLDS 201521 chỉ khẳng định quyền tài sản bao gồm quyền SHTT mà không
còn quy định cụ thể việc điều chỉnh về quyền SHTT như BLDS năm 1995 và BLDS
năm 2005. Vì vậy, vấn đề về xác lập, chấm dứt, bảo hộ, giải quyết tranh chấp và các
vấn đề liên quan đến quyền SHTT được điều chỉnh bởi pháp luật chuyên ngành
(pháp luật về SHTT).
Tìm hiểu về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định TPP), nhận
thấy rằng, theo quy định tại Điều 18.18 Hiệp định TPP thì dấu hiệu không bắt buộc
phải là dấu hiệu nhìn thấy được (âm thanh hoặc mùi vị). Căn cứ vào Điều

18.83.4.(f).(iv) Hiệp định TPP, Việt Nam chỉ thực hiện việc bảo hộ nhãn hiệu âm
thanh sau 03 năm kể từ ngày Hiệp định này có hiệu lực đối với Việt Nam. Khoảng
thời gian 03 năm là thời gian để hoàn thành các công tác về mặt lập pháp, xây dựng
cơ chế và đánh giá quá trình bảo hộ nhằm đạt được hiệu quả bảo hộ trong tương lai.
Vì hiện nay, nhu cầu sử dụng âm thanh hay một dấu hiệu nhận dạng âm thanh của
doanh nghiệp đã xuất hiện và ngày càng gia tăng22.
Như vậy, khái niệm nhãn hiệu theo quy định của pháp luật SHTT Việt Nam
được đánh giá là khá tương đồng, phù hợp với pháp luật quốc tế về bảo hộ nhãn
hiệu23. Điều này phù hợp với ý nghĩa của nhãn hiệu vì nhãn hiệu bao hàm các dấu
20

Bồ Xuân Tuấn (2013), Khía cạnh pháp lý về mối quan hệ giữa nhãn hiệu hàng hóa và tên thương mại,
Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh, tr.12.
21
Điều 115 BLDS 2015:“Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối
tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác”.
22
Lê Ngọc Lâm (2016), “Xây dựng chiến lược quốc gia để thúc đẩy sở hữu trí tuệ”, Đặc san Cẩm nang Sở
hữu trí tuệ 2016- Chạm tay vào tài sản vơ hình của Báo Khoa học và Phát triển, tr.14.
23
Bồ Xuân Tuấn, tlđd 20, tr.12.

11


hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa hay dịch vụ này với hàng hóa hay dịch vụ khác
và phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể với nhau trong quá trình áp dụng và
thực thi pháp luật. Hơn nữa, việc tìm hiểu khái niệm của nhãn hiệu còn nhằm mục
đích hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa nhãn hiệu với các đối tượng khác của quyền
SHTT, trong đó có CDĐL.

1.1.3.

Tiêu chuẩn bảo hộ đối với nhãn hiệu

Vấn đề về bảo hộ nhãn hiệu không chỉ được quy định tại Công ước Paris24 mà
còn được quy định trong Hiệp định TRIPs. Hiệp định TRIPs quy định điều kiện bảo
hộ tối thiểu đối với nhãn hiệu tại Điều 15:
- Bao gồm các dấu hiệu, tổ hợp các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa
hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp với nhau. Đó có thể là các biểu tượng, từ ngữ,
tên riêng, chữ cái, tổ hợp mầu sắc, tổ hợp các ký hiệu,…
- Các dấu hiệu này phải có khả năng phân biệt với nhãn hiệu, tên thương mại
khác. Nếu không có khả năng phân biệt thì các Thành viên có thể quy định khả
năng đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được thông qua việc sử dụng.
- Nhãn hiệu phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, trừ trường hợp đối
với nhãn hiệu nổi tiếng (Điều 16.3 Hiệp định TRIPs và Điều 6bis Công ước Paris
năm 1967).
Bên cạnh đó, Hiệp định cũng đã thừa nhận việc bảo hộ đối với “dấu hiệu
không nhìn thấy được”. Cụ thể có thể kể đến như nhãn hiệu âm thanh, nhãn hiệu
mùi. Điều L.711-1.b Bộ luật SHTT Pháp năm 2004 đã ghi nhận dấu hiệu âm thanh
(âm thanh, câu nhạc) có khả năng phân biệt có thể được bảo hộ dưới dạng nhãn
hiệu25. Một minh chứng cho trường hợp này là tiếng gầm sư tử “Metro Goldwyn
Mayer”- nhãn hiệu hãng phim Hoa Kỳ đã được bảo hộ tại Pháp năm 1994. Điều
kiện để một âm thanh được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu phải được thể hiện dưới
dạng hình minh hoạ hay ảnh phổ âm thanh (đây là loại máy có chức năng ghi lại âm
thanh và thể hiện lại âm thanh đó dưới dạng hình họa bằng những đường cong khác
nhau)26. Ngoài ra, Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên thừa nhận và bảo hộ nhãn hiệu mùi

24

Công ước Paris được thông qua ngày 20/3/1883, được sửa đổi tại Brussels ngày 14/12/1900, tại Washington

ngày 2/6/1911, tại LaHay ngày 6/11/1925, tại London ngày 2/6/1934, tại Lisbon ngày 31/10/1958 và tại
Stockholm ngày 14/7/1967, và được tổng sửa đổi ngày 28/9/1979.
25
Nguyễn Thị Tú Anh (2008), “Bảo hộ nhãn hiệu theo Luật Cộng hòa Pháp”, Tạp chí Luật học, số 12/2008, tr.47.
26
Nguyễn Thị Tú Anh, tlđd 25, tr.48.

12


vị27. Ví dụ cho trường hợp này, nhãn hiệu được bảo hộ như mùi hoa Phumeria
(Phumeria Blossoms) cho sản phẩm chỉ may và chỉ thêu. Còn ở Anh, mùi hoa hồng
để chỉ lốp xe của Công ty DUNLOP được bảo hộ ngày 09/4/1996,… Ngày nay, các
quốc gia như Australia, New Zealand, Nhật Bản,… cũng thừa nhận việc bảo hộ
nhãn hiệu đối với mùi vị28.
Hiệp định TRIPs cũng quy định các nước thành viên có thể đưa ra các tiêu
chuẩn bảo hộ miễn là không trái với quy định của Công ước Paris năm 196729. Từ
những quy định trong Hiệp định TRIPs, Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi) đã đưa ra
các điều kiện chung về bảo hộ nhãn hiệu tại Điều 72 như sau:
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh,
kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một
hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hố, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với
hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Theo đó, một dấu hiệu muốn được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu phải đáp ứng
hai điều kiện. Đó là dấu hiệu phải nhìn thấy được và phải có khả năng phân biệt.
Dấu hiệu có thể được thể hiện dưới dạng từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ, hình ba chiều,
kết hợp giữa chữ và hình được thể hiện dựa trên mầu sắc (một mầu hoặc nhiều
mầu). Dựa vào quy định trên, pháp luật SHTT Việt Nam không thừa nhận và bảo hộ

đối với dấu hiệu không nhìn thấy được dưới dạng nhãn hiệu. Các nhãn hiệu mùi vị,
nhãn hiệu âm thanh của nước ngoài sẽ không được bảo hộ tại Việt Nam.
Căn cứ vào nội dung nêu trên, khả năng phân biệt là yếu tố cần thiết, được thể
hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp bởi vì đây cũng chính là chức năng chính của
nhãn hiệu, chính là phân biệt hàng hóa dịch vụ của các chủ thể với nhau. Để làm rõ
vấn đề này, Điều 74.1 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi) đã quy định việc được xem là
có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết,
dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ
27

Nguyễn Thị Quế Anh (2010), “Phân loại nhãn hiệu theo hình thức của nhãn hiệu”, Tạp chí Khoa học Đại
học Quốc gia Hà Nội - Luật học, số 26 (2010) 99-107, tr.106.
28
Pierre BREESE (2005), La difficile mais irréversible émergence des marques olfactives, truy cập ngày 23/5/2017.
29
Điều 15.2 Hiệp định TRIPs.

13


và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Khoản 2 ghi nhận cụ
thể mười ba trường hợp được xem là không có khả năng phân biệt, trong đó có ba
trường hợp liên quan đến CDĐL cần lưu ý: Thứ nhất, dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý
của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận
rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập
thể (NHTT) hoặc nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) quy định tại Luật này. Thứ hai,
dấu hiệu trùng hoặc tương tự với CDĐL đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu
hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng
hoá. Thứ ba, dấu hiệu trùng với CDĐL hoặc có chứa CDĐL hoặc được dịch nghĩa,
phiên âm từ CDĐL đang được bảo hộ cho rượu vang, rượu mạnh nếu dấu hiệu được

đăng ký để sử dụng cho rượu vang, rượu mạnh khơng có ng̀n gớc x́t xứ từ khu
vực địa lý mang CDĐL đó30.
Ngồi nhãn hiệu thơng thường, pháp luật Việt Nam còn thừa nhận bảo hộ đối
với NHTT, NHCN, nhãn hiệu liên kết, và nhãn hiệu nổi tiếng (NHNT). Các đối
tượng này được định nghĩa cụ thể tại Điều 4 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi). Các
sản phẩm được bảo hộ dưới dạng NHTT cũng rất đa dạng mà chủ yếu là các mặt
hàng nông sản và thủ công, có thể kể đến như: măng cụt Lái Thiêu, Hồ tiêu Lộc
Ninh, nước mắm Phú Lợi, gốm Phù Lãng (Quế Võ),… Đây là nhãn hiệu được cấp
cho tổ chức, hiệp hội nhưng chỉ các thành viên trong các tổ chức, hiệp hội này được
sử dụng để gắn lên hàng hóa, sản phẩm được đưa ra trong quy chế sử dụng NHTT31.
Tập thể không được nhân danh chính mình sử dụng NHTT vì việc này mang tư
cách cá nhân. Trường hợp đối với nhãn hiệu liên kết, chủ sở hữu sẽ đăng ký loại
nhãn hiệu này cho các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự nhau vì có thể hạn chế tình
trạng “hàng nhái” của các chủ thể khác gây ảnh hưởng đến uy tín cho sản phẩm của
mình và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ như nhãn hiệu Wave cho
dòng xe Wave của hãng Honda (Wave alpha, Wave S, Wave RS,…).
Đối với NHCN, vì được công nhận theo một tiêu chuẩn nhất
định nên uy tín, danh tiếng của sản phẩm được nâng lên cao so với sản
phẩm cùng loại khác. Bởi vì, để được cấp văn bằng bảo hộ, sản phẩm

30

Điều 74.2.đ, l, m Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi).
Trường Đại học Luật Thành phớ Hờ Chí Minh (2014), Giáo trình Luật Sở hữu trí tuệ, Lê Nết – Nguyễn
Xuân Quang (Chủ biên), Nxb. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam, tr. 285, 286.
31

14



phải đạt được các tiêu chuẩn nhất định về chất lượng, nguồn gốc sản
phẩm, nguyên liệu đầu vào,…
Một đối tượng đặc biệt được pháp luật SHTT quốc tế và
Việt Nam ghi nhận, đó là NHNT. Nếu như các đối tượng trên
được bảo hộ thông qua thủ tục đăng ký và xét đơn32 thì việc bảo
hộ NHNT căn cứ trên việc sử dụng và mức độ “nổi tiếng” của
nhãn hiệu và sản phẩm mang nhãn hiệu, nghĩa là được người tiêu dùng biết đến một
cách rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam hoặc thế giới. Theo quy định của Luật SHTT
năm 2005 (sửa đổi), có rất nhiều tiêu chí để đánh giá một NHNT33.
Nhìn chung, pháp luật SHTT Việt Nam đã có những quy định phù hợp những
điều kiện tối thiểu được đặt ra tại Hiệp định TRIPs, Công ước Paris nhằm bảo hộ cả
nhãn hiệu thông thường và các nhãn hiệu đặt biệt khác (NHTT, nhãn hiệu liên kết,
NHCN, NHNT).
1.2.
1.2.1.

Khái quát về chỉ dẫn địa lý
Lịch sử hình thành và phát triển của chỉ dẫn địa lý

Giá trị và lợi ích thu được từ những sản phẩm được bảo hộ CDĐL là rất lớn,
không chỉ đối với các nền kinh tế phát triển mà còn đối với những nền kinh tế đang
phát triển. Cụ thể, việc xuất khẩu gạo Basmati vào năm 2007 giúp Ấn Độ thu được
khoảng 1.5 triệu USD và Parkistan thu được 250 nghìn USD vào năm 200134. Các
chỉ dẫn này đã tồn tại rất lâu với nhiều sản phẩm có chất lượng cao, chiếm vị trí đặc
biệt trên thị trường mà chỉ ở một khu vực địa lý riêng biệt mới có thể tạo ra. Trong
sản phẩm có sự kết hợp của các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Khi nhắc các
tên gọi nổi tiếng như “Champagne”, “Cognac”, Roquefort” “Chianti”, “Pilsen” thì
người tiêu dùng sẽ lập tức liên tưởng đến các sản phẩm tự nhiên và có chất lượng
cao trên thế giới35. Cùng là một loại rượu được ủ với thời gian và theo quy trình sản
xuất giống nhau nhưng mỗi vùng địa lý lại cho ra chất lượng, mùi vị của rượu khác

nhau. Đó là đặc trưng trong sản phẩm của mỗi địa phương nhất định.
32

Điều 87 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi).
Điều 75 Luật SHTT năm 2005 (sửa đổi).
34
Agriculture and Rural Development, Workshops on Geographical Indications: Agriculture and Rural
Development Development and use of specifi c instruments to market origin-based agricultural products in
African-ACP countries, European Commission, tr.4,
/>truy cập ngày 20/5/2017.
35
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, tlđd 4, tr. 119.
33

15


CDĐL được thừa nhận trên quy mô toàn cầu vào thời kỳ trung đại và thời kỳ
đế quốc thuộc địa mặc dù không có một tuyên bố pháp lý nào. Có nhiều ví dụ có thể
làm sáng tỏ vấn đề này như: các loại gia vị ở Ấn Độ đã thúc đẩy Christopher
Columbus căng buồm từ Châu Âu đến Ấn Độ, rượu Whisky của Scotch, ngựa
Arabian, vải muslin Dhaka, thảm Kashimi, đồ dùng làm bằng đất sét của Trung
Quốc, cao su Ấn Độ, khăn trải bàn Damask,… là một số ít những ví dụ để nói về sự
lâu đời của các sản phẩm danh tiếng biểu trưng cho một vùng lãnh thổ nhất định36.
Tuy nhiên, mãi đến khi Công ước Paris được thông qua vào năm 1883 mới ghi nhận
về việc bảo hộ “chỉ dẫn nguồn gốc” hay “tên gọi xuất xứ hàng hóa”37 tại Điều 1.2.
Có giả định cho rằng, thuật ngữ “chỉ dẫn nguồn gốc” hay “tên gọi xuất xứ hàng
hóa” là tiền thân của “chỉ dẫn địa lý”38. Đây cũng được xem như xuất phát điểm cho
việc ghi nhận và bảo hộ CDĐL.
Sau đó, thuật ngữ “chỉ dẫn nguồn gốc” được sử dụng phổ biến hơn. Cụ thể,

Thỏa ước Madrid về Chống các chỉ dẫn giả mạo hoặc lừa dối về nguồn gốc hàng
hoá năm 1891 đã ghi nhận việc bảo hộ “chỉ dẫn nguồn gốc” tại Điều 1 của Thỏa
ước này. Hơn nữa, văn kiện tại Stockholm năm 1967 bổ sung Thỏa ước Madrid năm
1891 vẫn giữ nguyên thuật ngữ “chỉ dẫn nguồn gốc”. Đặt biệt, quy định tại Điều 2
Thỏa ước Lisbon về Bảo hộ và Đăng ký tên gọi xuất xứ năm 1958 (Thỏa ước
Lisbon) đã thay thế “chỉ dẫn nguồn gốc” thành “tên gọi xuất xứ hàng hóa” và đưa ra
định nghĩa cho thuật ngữ này.
Thuật ngữ “chỉ dẫn địa lý” được đề cập tại Quy định số 2081/92 của Hội đồng
châu Âu ngày 14/7/1992 về Bảo hộ CDĐL và quyết định nguồn gốc của nông sản
và thực phẩm (gọi là Quy định số 2081/92) và trong Hiệp định TRIPs39. Với tính
chất toàn cầu của Hiệp định TRIPs, “chỉ dẫn địa lý” được sử dụng phổ biến tại các
quốc gia khác nhau. Có thể nói, “chỉ dẫn địa lý” là thuật ngữ thể hiện hay nhất và
mới mẻ nhất40. Đó cũng là kết quả của quá trình đàm phán quốc tế. Điều này xuất
phát từ vai trò trụ cột của Hiệp định TRIPs cùng với Hiệp định Chung về Thuế quan
và Thương mại năm 1994 và Hiệp định Chung về Thương mại Dịch vụ năm 1995
trong WTO. Xét thấy, WTO là một trong những Tổ chức quốc tế có số lượng thành
36

Varun Shukla (2016), “Historical development of geographical indication law under international arena” ,
International Journal of Law, vol. 2, Issue 4, tr. 1.
37
“indications of source” hoặc “appellations of origin”.
38
Varun Shukla, tlđd 36, tr. 1.
39
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, tlđd 4, tr. 119.
40
Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, tlđd 4, tr. 120.

16



×