Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường,

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

TRẦN THANH GIÀU

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380102

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp
Học viên: Trần Thanh Giàu
Lớp: CHLHPHC K26

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ luật học với đề tài: “Xử phạt hành
chính đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm
vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân xã, phường, thị trấn từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” là cơng


trình nghiên cứu do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hợp. Các thơng tin, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn
đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Các kết quả nêu trong Luận văn
chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

NGƯỜI CAM ĐOAN

Trần Thanh Giàu


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô đã tận tâm
truyền đạt kiến thức cho em trong khoảng thời gian qua.
Đặc biệt, em xin cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hợp đã nhiệt tình hướng dẫn
em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Luật Giao thông đường bộ năm 2008

Luật GTĐB 2008

Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh Nghị định số 100/2019/NĐ-CP
vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Ủy ban nhân dân

UBND


Vi phạm hành chính

VPHC

Xử lý vi phạm hành chính

XLVPHC

Xử phạt vi phạm hành chính

XPVPHC


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG,
KHAI THÁC TRONG PHẠM VI ĐẤT DÀNH CHO ĐƯỜNG BỘ THUỘC
PHẠM VI THẨM QUYỀN CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ,
PHƯỜNG, THỊ TRẤN ........................................................................................... 9
1.1. Vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho
đường bộ .............................................................................................................. 9
1.1.1. Khái niệm sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ ....... 9
1.1.2. Khái quát vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất
dành cho đường bộ ........................................................................................... 12
1.2. Những vấn đề chung về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi
phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
và thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ..
............................................................................................................................ 18
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm

quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ ............. 18
1.2.2. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm
hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm
vi đất dành cho đường bộ ................................................................................. 21
1.2.3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
xã, phường, thị trấn đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác
trong phạm vi đất dành cho đường bộ .............................................................. 22
1.2.4. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định
về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ ............................ 26
1.2.5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định
về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ ............................ 29
1.2.6. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về
sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ ................................ 30


1.3. Một số hạn chế, bất cập của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
đối vối các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi
đất dành cho đường bộ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ..
............................................................................................................................ 32
1.4. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong quản lý việc sử dụng
đất dành cho đường bộ và xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi
phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ36
1.4.1. Kinh nghiệm trong quản lý việc sử dụng, khai thác trong phạm vi đất
dành cho đường bộ ........................................................................................... 36
1.4.2. Kinh nghiệm trong việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi
vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ 40
Kết luận Chương 1 ................................................................................................ 42
CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI
CÁC HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG, KHAI THÁC TRONG
PHẠM VI ĐẤT DÀNH CHO ĐƯỜNG BỘ THUỘC PHẠM VI THẨM

QUYỀN CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ . 43
2.1. Tình hình vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất
dành cho đường bộ tại Thành phố Hồ Chí Minh và ngun nhân ................ 43
2.1.1. Tình hình vi phạm ................................................................................... 43
2.1.2. Nguyên nhân của các vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong
phạm vi đất dành cho đường bộ ........................................................................ 46
2.2. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong
phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân, xã, phường, thị trấn tại Thành phố Hồ Chí Minh ................. 51
2.3. Các giải pháp hoàn thiện xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành
vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho
đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn ................................................................................................ 54


2.3.1. Hoàn thiện các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với
các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho
đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn ................................................................................................ 54
2.3.2. Những biện pháp bảo đảm công tác xử phạt vi phạm hành chính đối với
hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho
đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn ................................................................................................ 60
Kết luận chương 2 ................................................................................................. 64
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bảo đảm an tồn giao thơng đường bộ là mục tiêu chung trong việc điều
chỉnh của Luật Giao thông đường bộ (Luật GTĐB). Mục tiêu này phụ thuộc vào
rất nhiều các nhân tố chủ quan và khách quan, từ mức độ an toàn, chất lượng của
cơng trình giao thơng đến sự tn thủ nghiêm chỉnh các quy định pháp luật của
người tham gia giao thông cũng như hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước
và sự tự giác tham gia bảo vệ, sử dụng, khai thác các cơng trình giao thơng của
người dân.
Đối với các đô thị lớn, nhất là siêu đơ thị như Thành phố Hồ Chí Minh thì
đường bộ không chỉ là nơi lưu thông phương tiện mà cùng với đó là có rất nhiều
sinh hoạt của cộng đồng dân cư liên quan đến đời sống kinh tế và văn hóa - xã hội.
Đời sống đường phố vốn rất phức tạp và do đó nhu cầu thường xuyên phải kiểm tra,
xử lý vi phạm để bảo đảm duy trì trật tự là một nhiệm vụ rất quan trọng của chính
quyền các cấp, đặc biệt là chính quyền cơ sở. Bảo đảm an tồn giao thơng tại các
thành phố lớn, nơi đơng dân cư, tốc độ đơ thị hóa nhanh là một địi hỏi bức thiết,
qua đó thể hiện kỷ luật, kỷ cương của xã hội, trách nhiệm thực thi cơng vụ của
chính quyền các cấp và ý thức chấp hành pháp luật của công dân. Chủ trương bảo
đảm trật tự an tồn giao thơng, mỹ quan khu dân cư, kỷ cương xã hội là rất đúng
đắn, nhưng công việc này chưa duy trì thường xun, chưa có nhiều giải pháp hiệu
quả nhằm giải quyết những bất cập, khắc phục nguyên nhân làm phát sinh. Ðó là
những bất cập về quản lý, pháp luật, hạ tầng giao thông, hạ tầng thương mại, vấn đề
việc làm, thu nhập cho người nghèo và lao động tỉnh ngồi…
Hiện nay tình hình vi phạm về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho
đường bộ vẫn diễn ra phức tạp, đặc biệt là hành vi sử dụng trái phép lịng đường đơ
thị, vỉa hè để họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa
phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt
bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông...
Mặc dù Nhà nước có ban hành quy định về chế tài để xử phạt vi phạm hành chính,
các cơ quan nhà nước đã kiểm tra, xử lý nghiêm nhưng tình hình vi phạm vẫn diễn

ra một cách phổ biến do trong quá trình áp dụng pháp luật để xử phạt có nhiều bất
cập, hạn chế và tính răn đe, giáo dục chưa cao.


2
Mặc dù Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thơng đường bộ và đường sắt (Nghị định số 100/2019 NĐ-CP)
đã có tác dụng tích cực trong việc xử lý đối với các hành vi vi phạm quy định về sử
dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ, góp phần giữ gìn, ổn định
trật tự xã hội, nhưng thời gian gần đây các hành vi vi phạm vẫn diễn ra ngày một
tăng. Việc xử lý các hành vi vi phạm trong những năm qua vẫn chưa đạt được hiệu
quả. Nguyên nhân là do những quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính
(XPVPHC) đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi
đất dành cho đường bộ vẫn còn nhiều bất cập. Chẳng hạn, mức xử phạt còn chưa đủ
sức răn đe, nhiều hành vi vi phạm cũng như hình thức xử phạt chưa được quy định
đầy đủ, cụ thể, các quy định còn nằm tản mạn, thiếu thống nhất… gây nhiều khó
khăn trong việc áp dụng vào thực tiễn. Các cơ quan chức năng chưa thật sự quyết
liệt trong kiểm tra và xử phạt vi phạm dẫn đến tâm lý coi thường trật tự, kỷ cương ở
một bộ phận lớn dân cư. Vì thế, vi phạm vẫn diễn ra thường xuyên và có xu hướng
tăng lên cả về số lượng và tính chất nghiêm trọng. Trước tình hình trên, nhằm đề
xuất một số ý kiến về hoàn thiện quy định của pháp luật và các giải pháp tăng
cường hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định
về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ, tác giả chọn đề tài “Xử
phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác
trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh”
để làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Xử phạt vi phạm hành chính là vấn đề đã được nghiên cứu rộng rãi với nhiều
công trình khác nhau, từ đề tài khoa học đến sách chuyên khảo, các bài báo khoa

học, luận án tiến sĩ hay luận văn thạc sĩ luật học. Trong số đó đáng lưu ý là các cơng
trình nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính trong một lĩnh vực cụ thể, thậm chí
hẹp hơn là chỉ đối với một loại cụ thể trong một lĩnh vực được quy định trong một
nghị định của Chính phủ.
Trước hết, về các cơng trình có tính bao qt về lĩnh vực xử phạt vi phạm
hành chính phải kể đến cuốn sách chuyên khảo của tác giả Vũ Thư: Chế tài hành
chính - Lý luận và thực tiễn, NXB Khoa học xã hội, (1996). Đây là cuốn sách được
xuất bản trên cơ sở luận án tiến sĩ của tác giả Vũ Thư cùng về đề tài này. Kế đến là


3
các giáo trình Luật Hành chính Việt Nam của các cơ sở đào tạo luật trên cả nước,
phần viết về vi phạm hành chính, trách nhiệm hành chính và xử phạt vi phạm hành
chính nhìn chung đã làm rõ các vấn đề lý luận như khái niệm và dấu hiệu, đặc điểm
của vi phạm hành chính, các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính, các hình thức
xử phạt, thẩm quyền và trình tự thủ tục xử phạt, khơng chỉ theo pháp luật hiện hành
mà còn bao quát cả quá trình hồn thiện từ Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính
(VPHC) năm 1989 đến nay.
Ngồi các giáo trình có thể kể đến các sách tham khảo là những công trình
cung cấp thêm các kiến thức chuyên sâu hơn giáo trình về những vấn đề chung cũng
như những quy định cụ thể của luật thực định. Ví dụ sách Bình luận Luật Xử lý vi
phạm hành chính năm 2012 do nhóm tác giả của Trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh biên soạn và PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp làm chủ biên, xuất bản bởi
nhà xuất bản Hồng Đức năm 2015.
Tuy nhiên, có thể nói rằng, trong số các cơng trình viết về xử lý VPHC nói
chung và xử phạt VPHC nói riêng thì các bài báo khoa học hay các luận án tiến sĩ,
luận văn thạc sĩ là đáng lưu ý hơn cả, vì đây là những nghiên cứu chuyên sâu, gắn
với thực tiễn xử phạt trong một lĩnh vực hay mội loại hành vi vi phạm.
Gần đây có thể kể đến một số bài báo khoa học như:
- Nguyễn Cảnh Hợp - Cao Vũ Minh, “Hoàn thiện pháp luật về vi phạm hành

chính từ kinh nghiệm của Liên bang Nga”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 18,
năm 2011.
- Nguyễn Cảnh Hợp, Mai Thị Lâm, “Quy định thẩm quyền xử phạt theo tỷ lệ
phần trăm có khống chế mức trần: ưu điểm hay hạn chế”, Tạp chí Khoa học pháp
lý, số 6/2015.
- Thái Thị Tuyết Dung và Mai Thị Lâm, Những bất cập trong luật xử lý vi phạm
hành chính và kiến nghị hồn thiện (2015), Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (số 16).
- Nguyễn Cảnh Hợp, “Trách nhiệm hành chính và sự cần thiết sửa đổi Luật
Xử lý vi phạm hành chính năm 2012”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 7/2016.
- Cao Vũ Minh, “Bất cập và hướng hoàn thiện các quy định pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số
6, năm 2017.


4
- Nguyễn Nhật Khanh - Nguyễn Thị Kim Duyên, “Hoàn thiện pháp luật xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở
nước ngồi theo hợp đồng”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 5, năm 2018.
- Nguyễn Nhật Khanh, “Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động”, Tạp chí Nghề luật, số 6, năm 2018.
- Cao Vũ Minh, “Những nội dung cần sửa đổi trong Luật Xử lý vi phạm hành
chính năm 2012”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 01, năm 2019.
- Cao Vũ Minh, Nguyễn Nhật Khanh, “Một số quy định liên quan đến xử
phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bn bán hàng giả - Bất cập và hướng
hồn thiện”, Tạp chí Nghề luật, số 03, năm 2019.
- Bùi Thị Đào và Hoàng Thị Lan Phương, Nguyên tắc xử phạt vi phạm
hành chính theo pháp luật hiện hành”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 23 (399),
tháng 12/2019.
- Nguyễn Nhật Khanh, “Hồn thiện pháp luật về các hình thức xử phạt bổ sung
trong xử phạt vi phạm hành chính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 21, năm 2019.

- Nguyễn Nhật Khanh, “Các tình tiết giảm nhẹ trong pháp luật về xử phạt vi
phạm hành chính”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 15, năm 2019.
- Nguyễn Nhật Khanh, “Biện pháp khắc phục hậu quả buộc cải chính thơng
tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 1, năm 2019.
- Nguyễn Nhật Khanh, “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế - Một
số bất cập và kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 2, năm 2019.
- Nguyễn Nhật Khanh – Trần Quốc Minh, “Hoàn thiện pháp luật về xử phạt
vi phạm hành chính đối với các vi phạm về mại dâm”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số
8, năm 2019.
- Nguyễn Nhật Khanh – Đặng Thị Phương Ngọc, “Hình thức phạt tiền trong pháp
luật xử phạt vi phạm hành chính”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1, năm 2020.
- Nguyễn Cảnh Hợp, “Trách nhiệm hành chính: từ lý luận đến thực tiễn lập
pháp ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam, số 3/2020.
- Nguyễn Cảnh Hợp, “Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý vi phạm hành chính
2012”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 2/2020.


5
- Nguyễn Cảnh Hợp, “Hoàn thiện cách quy định về vi phạm hành chính trong
các nghị định của Chính phủ”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số tháng 7/2020.
Và nhiều bài viết của các tác giả khác.
Ngồi ra cịn có khá nhiều các hội thảo khoa học về xử lý vi phạm hành
chính, với nhiều báo cáo khoa học cung cấp những ý kiến về các vấn đề cụ thể của
chủ đề này cũng là các tài liệu có giá trị tham khảo nhất định khi nghiên cứu về xử
phạt vi phạm hành chính trong một lĩnh vực hay một loại hành vi vi phạm hành
chính cụ thể. Chẳng hạn gần đây (2019) có Hội thảo khoa học quốc tế được tổ chức
tại trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh với chủ đề: “Chế tài trong pháp luật xử
phạt vi phạm hành chính ở Việt Nam và kinh nghiệm một số quốc gia”.
Tóm lại, chủ đề xử phạt vi phạm hành chính đã được nghiên cứu nhiều cả về
lý luận và thực tiễn, những vấn đề lý luận chung về vi phạm hành chính và xử phạt

vi phạm hành chính cơ bản có được sự đồng thuận, cịn về các vấn đề cụ thể thì vẫn
cịn nhiều khía cạnh cần làm rõ hơn, nhất là các quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong các lĩnh vực cụ thể và thực tiễn xử phạt tại các ngành, các địa phương.
Trong đào tạo sau đại học, đã có khá nhiều luận văn thạc sĩ chuyên ngành
Luật Hiến pháp và Luật Hành chính viết về xử phạt vi phạm hành chính đối với các
nhóm hành vi vi phạm hoặc trong một lĩnh vực cụ thể. Đơn cử, tại Trường Đại học
Luật TP. Hồ Chí Minh gần đây cũng có một số luận văn, chẳng hạn, luận văn “Xử
phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo” (Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh, 2018) là luận văn chỉ nghiên cứu một nhóm hành vi vi phạm được quy định
trong Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và
quảng cáo. Việc giới hạn nghiên cứu trong một luận văn thạc sĩ về một loại hành vi
hay nhóm nhỏ hành vi vi phạm hành chính như vậy cho phép đi sâu phân tích tính
đặc thù của nhóm hành vi đó, nhất là khảo sát thực tiễn, vì thế có giá trị tham khảo
thiết thực. Đây chính là định hướng mà tác giả đã lựa chọn cho đề tài nghiên cứu
của mình, cụ thể là về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định
về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Có thể nói, cho đến
nay chưa có luận văn nào nghiên cứu trực tiếp đề tài này, nhất là tại trường Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Có chăng chỉ là các luận văn hoặc khóa luận tốt


6
nghiệp nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự giao thơng
đường bộ nói chung của một số tác giả, chẳng hạn như:
- Ngô Thị Hồng Loan (2013), Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thơng đường bộ, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học
Luật TP. HCM.
- Nguyễn Thị Thuý Diệu (2013), Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thơng đường bộ, Khố luận tốt nghiệp Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật

TP. HCM.
Mặc dù những cơng trình nghiên cứu nêu trên khơng liên quan trực tiếp đến
nội dung mà luận văn của tác giả nghiên cứu nhưng những vấn đề chung như khái
niệm, đặc điểm, nguyên tắc, hình thức, thẩm quyền, thủ tục xử phạt liên quan đến
giao thơng đường bộ trong các cơng trình này là các nguồn tài liệu tham khảo có giá
trị đối với tác giả.
Tóm lại, cho đến nay chưa có luận văn nào nghiên cứu một cách hệ thống,
đầy đủ và chuyên sâu về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi
phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại thuộc
phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) xã, phường, thị trấn tại
Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và pháp lý
cũng như thực tiễn của xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định
về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ, từ đó đưa ra những nhận
xét, đánh giá thực tiễn, đề xuất kiến nghị giải pháp đối với vấn đề xử phạt vi phạm
hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Về mặt lý luận, tìm hiểu và làm sáng tỏ những vấn đề chủ yếu liên quan đến
vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính.
Đánh giá và làm sáng tỏ các quy định pháp luật về hành vi vi phạm, nguyên
tắc xử phạt, hình thức xử phạt, thẩm quyền và trình tự thủ tục xử phạt cũng như thi
hành quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác
trong phạm vi đất dành cho đường bộ, trong đó tập trung làm rõ thẩm quyền xửa


7
phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân xã, phường, thị trấn đối với hành vi vi phạm quy
định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
Về mặt thực tiễn, nghiên cứu và đánh giá thực trạng tình hình áp dụng pháp luật

xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác
trong phạm vi đất dành cho đường bộ của Chủ tịch Ủy ban nhân xã, phường, thị trấn từ
thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh; chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, hạn chế và
những vấn đề phát sinh trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi
phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
Đề xuất các kiến nghị về những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế,
bất cập và hoàn thiện về mặt pháp luật cũng như thực tiễn xử phạt vi phạm hành
chính đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất
dành cho đường bộ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề xử phạt vi phạm
hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi
đất dành cho đường bộ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn
bao gồm các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và thực tiễn áp
dụng các quy định pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trên thực tế.
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của
pháp luật Việt Nam hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi
phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thực
tiễn áp dụng các quy định của pháp luật trong việc xử phạt các hành vi vi phạm
hành chính đối với hành vi này của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn tại Thành
phố Hồ Chí Minh từ 2018 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành mục đích nghiên cứu tác giả kết hợp nhiều phương pháp trong
từng phần của luận văn, phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp được sử dụng
nhiều nhất trong luận văn. Đối với mỗi chương thì có một số phương pháp nghiên
cứu chủ đạo để làm rõ mục đích nghiên cứu. Cụ thể là:
- Luận văn được tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng nhằm dẫn
dắt nội dung luận văn theo hướng đi từ lý luận đến thực tiễn, sử dụng phương pháp



8
phân tích, tổng hợp để đưa ra những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về hành vi
vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ, nội
hàm, đặc điểm của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi
phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ. Phương
pháp này chủ yếu được sử dụng ở Chương 1.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được dùng vào việc nghiên cứu về cơ sở lý
luận, cơ sở pháp lý của quyết định xử phạt vi phạm hành chính và phương pháp phân
tích, so sánh khi đánh giá các quy định pháp luật hiện hành cũng như thực tiễn xử phạt
vi phạm hành chính và đưa ra giải pháp hồn thiện pháp luật Việt Nam. Phương pháp
này được sử dụng chủ yếu ở Chương 2.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
- Đề tài là công trình nghiên cứu có hệ thống về những vấn đề lý luận, pháp
lý và thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sử
dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi thẩm quyền
của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
- Với kết quả nghiên cứu, luận văn có giá trị tham khảo trong việc hồn thiện
quy định của các văn bản pháp luật liên quan đến đề tài và trong thực tiễn xử phạt vi
phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong
phạm vi đất dành cho đường bộ.
7. Bố cục của đề tài
Luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương, kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính đối với
hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường
bộ thuộc phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Chương 2: Thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm
quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ thuộc phạm vi
thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn từ thực tiễn Thành
phố Hồ Chí Minh và một số kiến nghị.



9
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI
VỚI HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ SỬ DỤNG, KHAI THÁC TRONG
PHẠM VI ĐẤT DÀNH CHO ĐƯỜNG BỘ THUỘC PHẠM VI THẨM QUYỀN
CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
1.1. Vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành
cho đường bộ
1.1.1. Khái niệm sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ
Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông, “sử dụng” được hiểu là đem dùng vào
mục đích nào đó1, cịn “khai thác” là tiến hành hoạt động để thu lấy những nguồn
lợi sẵn có trong thiên nhiên; phát hiện và sử dụng những cái có ích cịn ẩn giấu hoặc
chưa được tận dụng2.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, phạm vi đất dành cho đường bộ
ngoài quy định tại các văn bản về đất đai thì cịn được điều chỉnh bởi Luật Giao
thông đường bộ năm 2008. Cụ thể, khoản 1 Điều 43 Luật GTĐB 2008 quy
định:“Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an
tồn đường bộ.”
Trong đó, “Đất của đường bộ” là phần đất trên đó cơng trình đường bộ
được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ
cơng trình đường bộ.3 Phần đất bảo vệ, bảo trì đường bộ dùng để giữ vật tư sử
dụng cho bảo trì, để di chuyển hoặc đặt các thiết bị thực hiện việc bảo trì, để chất
bẩn từ mặt đường ra hai bên đường, chống xâm hại công trình đường bộ. Phần
đất bảo vệ, bảo trì đường bộ có bề rộng theo cấp đường, được xác định từ mép
ngoài cùng của nền đường bộ (chân mái đường đắp hoặc mép ngồi của rãnh dọc
tại các vị trí khơng đào không đắp hoặc mép đỉnh mái đường đào) ra mỗi bên
như sau:
a) 03 mét đối với đường cao tốc, đường cấp I, đường cấp II;

b) 02 mét đối với đường cấp III;

Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt phổ thơng, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, tr.803.
Viện Ngôn ngữ học (2002), tlđd (1), tr.434.
3
Khoản 4 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008.
1
2


10
c) 01 mét đối với đường từ cấp IV trở xuống.4
“Hành lang an toàn đường bộ” là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính
từ mép ngồi đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an tồn giao thơng đường
bộ.5 Giới hạn hành lang an tồn đường bộ xác định theo quy hoạch đường bộ được
cấp có thẩm quyền phê duyệt và được quy định như sau:
1. Đối với đường ngồi đơ thị: Căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy
hoạch, phạm vi hành lang an tồn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở
ra mỗi bên là:
a) 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;
b) 13 mét đối với đường cấp III;
c) 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;
d) 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.
2. Đối với đường đô thị, giới hạn hành lang an toàn đường bộ là chỉ giới
đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đối với đường cao tốc ngồi đơ thị:
a) 17 mét, tính từ đất của đường bộ ra mỗi bên;
b) 20 mét, tính từ mép ngồi của kết cấu ngồi cùng ra mỗi bên đối với cầu
cạn và hầm;
c) Trường hợp đường cao tốc có đường bên, căn cứ vào cấp kỹ thuật của

đường bên để xác định hành lang an tồn theo Khoản 1 Điều này nhưng khơng được
nhỏ hơn giới hạn hành lang an toàn được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3
Điều này.
4. Đối với đường cao tốc trong đô thị:
a) Không nhỏ hơn 10 mét tính từ mép ngồi của kết cấu ngồi cùng ra mỗi
bên đối với hầm và cầu cạn;
b) Là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt
đối với hầm và cầu cạn có đường bên và đường cao tốc có đường bên;
Khoản 2 Điều 14 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ.
5
Khoản 5 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008.
4


11
c) Từ mép ngoài của mặt đường đến chỉ giới đường đỏ, nhưng không nhỏ
hơn 10 mét đối với đường cao tốc khơng có đường bên.6
Đây là cơ sở pháp lý để xây dựng quy hoạch và xây dựng đường bộ, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng các loại cơng trình được phép
xây dựng; là cơ sở để quản lý nhà nước về giao thông, sử dụng, khai thác, duy tu,
bảo dưỡng đường bộ trong đó có vấn đề xử phạt các vi phạm hành chính trong việc
sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ.
Mặc dù Luật GTĐB 2008 khơng có định nghĩa riêng về “sử dụng, khai thác
trong phạm vi đất dành cho đường bộ”, tuy nhiên, dựa trên những khái niệm có liên
quan có thể đưa ra khái niệm về “sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho
đường bộ” như sau:
Sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ là hành vi của các
cá nhân, tổ chức dùng phạm vi đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường
bộ để thực hiện các hành động nhằm đạt được những lợi ích nhất định.

Việc sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ có thể là những
hành vi như lấn chiếm phạm vi không gian đất dành cho đường bộ để dựng lều
quán, hoặc làm điểm trung chuyển đón khách của các nhà xe, chiếm dụng làm bãi
giữ xe máy, đặt biển hiệu, treo băng rôn trái phép…
Điều 43 Luật GTĐB 2008 cũng quy định trong phạm vi đất dành cho đường
bộ, khơng được xây dựng các cơng trình khác, trừ một số cơng trình thiết yếu khơng
thể bố trí ngồi phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm
cơng trình phục vụ quốc phịng, an ninh, cơng trình phục vụ quản lý, khai thác
đường bộ, cơng trình viễn thơng, điện lực, đường ống cấp, thốt nước, xăng, dầu,
khí. Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, ngoài việc thực hiện quy định
tại khoản 2 Điều này, được tạm thời sử dụng vào mục đích nơng nghiệp, quảng cáo
nhưng khơng được làm ảnh hưởng đến an tồn cơng trình, an tồn giao thơng đường
bộ. Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan
quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản. Người đang sử dụng đất
được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an tồn đường bộ thì được
tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản
trở cho việc bảo vệ an tồn cơng trình đường bộ.
Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/09/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 11/2010/NĐ-CP về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
6


12
1.1.2. Khái quát vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất
dành cho đường bộ
1.1.2.1. Khái niệm vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi
đất dành cho đường bộ
Vi phạm hành chính là một loại vi phạm xảy ra khá phổ biến trong các loại vi
phạm pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng đến trật tự quản lý nhà nước, trật tự an
toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức7. Hậu quả của vi phạm

hành chính gây ra là rất lớn.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) 2012 thì
“VPHC là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm quy định của pháp
luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật
phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. Luật GTĐB 2008 và Nghị định số 100/2019/NĐCP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và
đường sắt (Nghị định số 100/2019/NĐ-CP) khơng giải thích thế nào là VPHC đối
với hành vi sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ mà chỉ liệt kê
các hành vi vi phạm có dấu hiệu này. Tuy nhiên, thơng qua định nghĩa chung về
VPHC trong Luật XLVPHC 2012, có thể đưa ra khái niệm “VPHC về sử dụng, khai
thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ” như sau:
Vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường
bộ là những hành vi trái pháp luật do cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm
pháp luật hành chính thực hiện với lỗi cố ý hoặc vơ ý, vi phạm các quy định về sử
dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ mà không phải là tội phạm
và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Từ định nghĩa vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất
dành cho đường bộ nói trên thì vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy
định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ có đủ các dấu hiệu
chung của VPHC, đó là:
- Là hành vi trái pháp luật, vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong
phạm vi đất dành cho đường bộ;
- Do cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện;
Nguyễn Cảnh Hợp (Chủ biên) (2015), Bình luận khoa học Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, tập 1,
Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, tr.1.
7


13
- Là hành vi có lỗi (cố ý hoặc vơ ý);
- Có tính nguy hiểm cho xã hội;

- Tính bị xử phạt vi phạm hành chính (tức khơng phải là tội phạm và được
pháp luật quy định hình thức chế tài hành chính)8.
1.1.2.2. Các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi
đất dành cho đường bộ
VPHC về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ là một
trong các VPHC thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ và được xếp vào nhóm các
hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Hiện nay, các
hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường
bộ được quy định tại Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, cụ thể bao gồm các
hành vi sau:
- Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lịng đường đơ thị, trên
vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng;
- Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nơng, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa
trên đường bộ.
- Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục
đích canh tác nơng nghiệp làm ảnh hưởng đến an tồn cơng trình đường bộ và an
tồn giao thông;
- Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn
của người điều khiển phương tiện giao thông;
- Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đơi làm nơi: Bày, bán hàng hóa;
để vật liệu xây dựng;
- Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường
ngồi đơ thị;
- Xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định, trừ hành vi vi phạm quy
định tại điểm h khoản 6 Điều này.
- Sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao,
diễu hành, lễ hội;
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nguyễn Cảnh
Hợp (Chủ biên), NXB Hồng Đức, tr. 257-262.
8



14
- Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi
đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an tồn giao thơng đường bộ;
- Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ
gây ảnh hưởng đến trật tự an tồn giao thơng đường bộ;
- Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường
ngồi đơ thị;
- Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe, trông, giữ xe;
- Sử dụng trái phép đất của đường bộ ở đoạn đường ngồi đơ thị làm nơi sửa
chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe, bơm nước mui xe gây ảnh hưởng đến
trật tự an tồn giao thơng đường bộ.
- Đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định.
- Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, cơng trình khác trái
phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ;
- Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch
vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe;
đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các
hoạt động khác gây cản trở giao thông;
- Chiếm dụng lịng đường đơ thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;
- Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngồi đơ thị
dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.
- Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ;
- Tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong: Hành lang an toàn đường bộ, phần
đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ cơng trình đường bộ;
- Tự ý gắn vào cơng trình báo hiệu đường bộ các nội dung khơng liên quan
tới ý nghĩa, mục đích của cơng trình đường bộ;
- Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm
nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết

bị, các loại vật dụng khác;
- Dựng rạp, lều qn, cơng trình khác trái phép trong khu vực đô thị tại hầm
đường bộ, cầu vượt, hầm cho người đi bộ, gầm cầu vượt;


15
- Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia cơng
hàng hóa trên lịng đường đơ thị, hè phố;
- Chiếm dụng lịng đường đô thị hoặc hè phố từ 05 m2 đến dưới 10 m2 làm
nơi trông, giữ xe;
- Xả nước thải xây dựng từ các cơng trình xây dựng ra đường phố;
- Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngồi đơ thị từ
20 m2 trở lên làm nơi trơng, giữ xe.
- Chiếm dụng lịng đường đơ thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm
nơi trơng, giữ xe.
- Chiếm dụng lịng đường đơ thị hoặc hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông,
giữ xe;
- Dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ khi chưa được cơ
quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản hoặc dựng biển quảng cáo
trên phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ cơng trình đường bộ.
- Chiếm dụng đất của đường bộ hoặc đất hành lang an toàn đường bộ để xây
dựng nhà ở;
- Mở đường nhánh đấu nối trái phép vào đường chính.
Như vậy Điều 12 Nghị định số 100/2019 NĐ-CP gồm 10 khoản, trong đó có
9 khoản quy định một cách riêng biệt hàng chục hành vi vi phạm cụ thể. Có những
hành vi được quy định ở các khoản và điểm khác nhau căn cứ theo mức độ diện tích
chiếm dụng trái phép như hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố... để
làm nơi trông giữ xe.
1.1.2.3. Đặc điểm vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi
đất dành cho đường bộ

Vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường
bộ là một dạng của vi phạm hành chính nên hội đủ các dấu hiệu của vi phạm hành
chính nói chung đồng thời có những đặc điểm riêng qua đó có thể nhận thấy sự
khác biệt của loại vi phạm này so với các loại vi phạm hành chính khác, thậm chí so
với các vi phạm hành chính trong cùng một lĩnh vực.
Thứ nhất, thông qua quy định tại Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP có
thể thấy vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho
đường bộ là những vi phạm được quy định thông qua nhiều hành vi khác nhau,


16
trong đó, có những hành vi vi phạm thường xảy ra phổ biến. Vì vậy, Nghị định số
100/2019/NĐ-CP phải liệt kê rất cụ thể trong 9 khoản với hàng chục điểm khác
nhau tại Điều 12 mới mô tả hết các hành vi vi phạm.
Thứ hai, vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành
cho đường bộ thường khó định lượng, nghĩa là nó mang tính định tính hơn so với
các loại vi phạm khác. Ví dụ: hành vi bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác
trên lịng đường đơ thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng; Phơi
thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ;
Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia cơng hàng
hóa trên lịng đường đơ thị, hè phố;…
Thứ ba, vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho
đường bộ là hành vi diễn ra tương đối phổ biến, thường xuyên nhưng trong nhiều
trường hợp thì việc chứng minh thiệt hại xảy ra chỉ mang tính tương đối. Trong cuộc
sống hằng ngày, có rất nhiều hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định về sử dụng, khai
thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ… nhưng không phải hành vi nào cũng có
thể chứng minh được thiệt hại. Ví dụ: hành vi sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành
lang an tồn đường bộ vào mục đích canh tác nơng nghiệp làm ảnh hưởng đến an tồn
cơng trình đường bộ và an tồn giao thơng; trồng cây trong phạm vi đất dành cho
đường bộ làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông;…

Một số đặc điểm nêu trên của vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong
phạm vi đất dành cho đường bộ giúp phân biệt với các vi phạm hành chính trong các
lĩnh vực khác. Từ đó, làm cơ sở cho cơng tác xử phạt vi phạm đối với hành vi vi
phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ được thực
hiện phù hợp với tính chất của hành vi và đúng quy định của pháp luật.
1.1.2.4. Các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác
trong phạm vi đất dành cho đường bộ
Như đã phân tích tại mục 1.1.2.3, VPHC về sử dụng, khai thác trong phạm vi
đất dành cho đường bộ bên cạnh những đặc điểm chung của VPHC thì có những
đặc điểm riêng để phân biệt với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác. Tuy
nhiên, từng vi phạm hành chính cụ thể lại có những dấu hiệu riêng về cấu thành để
phân biệt với vi phạm hành chính cụ thể khác9. Từ các hành vi vi phạm cụ thể được
quy định tại Điều 12 Nghị định số 100/2019 NĐ-CP nói trên, có thể rút ra những
9

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), tlđd (8),tr. 561-562.


17
yếu tố cấu thành của các hành vi vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong
phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:
Thứ nhất, về mặt khách quan: Mặt khách quan gồm hành vi trái pháp luật;
hậu quả của hành vi trái pháp luật; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật
và hậu quả; công cụ, phương tiện và thời gian, địa điểm vi phạm. Theo Điều 12
Nghị định số 100/2019 NĐ-CP thì hành vi vi phạm về sử dụng, khai thác trong
phạm vi đất dành cho đường bộ là những hành vi có thể được thực hiện dưới dạng
hành động hoặc không hành động. Tuy nhiên, những hành vi vi phạm thể hiện dưới
hạng hành động chiếm đa số như hành vi chiếm dụng vỉa hè trái phép làm bãi giữ
xe, lấn chiếm lịng đường họp chợ, bày bán hàng hóa,...
Hành vi trái pháp luật của vi vi phạm hành chính về sử dụng, khai thác trong

phạm vi đất dành cho đường bộ rất đa dạng, phức tạp, biến hóa thường xuyên, nhưng
cũng có một số hành vi phổ biến thường xảy ra ở các địa phương như: chiếm dụng
lòng đường đề bán hàng, giữ xe, để đất đá, vật liệu xây dựng, lấn chiếm vỉa hè,...
Ngoài ra, mặt khách quan của vi phạm hành chính cịn được thể hiện thơng
qua các dấu hiệu về công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm vi phạm... Chủ thể
thực hiện hành vi vi phạm có thể sử dụng các công cụ phương tiện thô sơ, đơn giản,
cũng có thể là các phương tiện máy móc hiện đại,... Ví dụ, hiện nay tại TP. HCM,
việc sử dụng các xe bán hàng rong lưu động hoặc lấn chiếm vỉa hè rất phổ biến.
Thứ hai, về khách thể: khách thể của vi phạm hành chính là các quan hệ xã
hội mà các quy phạm pháp luật hành chính bảo vệ, đó là trật tự quản lý nhà nước và
xã hội, quan hệ sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức10. Mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật nói chung phụ thuộc vào khách
thể xâm phạm11. Khách thể vi phạm pháp luật về sử dụng, khai thác trong phạm vi
đất dành cho đường bộ gồm trật tự quản lý nhà nước về giao thông đường bộ, trật tự
đô thị, có thể cả trật tự an ninh và an toàn xã hội, ngoài ra khi thực hiện các hành vi
này có thể xâm phạm cả những lợi ích khác như làm hư hỏng đường, vỉa hè, các
cơng trình giao thông, nhà ở... thuộc sở hữu nhà nước hay của cá nhân, tổ chức, nếu
là nguyên nhân gây tai nạn giao thơng thì xâm phạm cả tính mạng, sức khỏe của
con người... Những khách thể bị xâm phạm nói trên cho thấy tính chất nguy hiểm
cho xã hội của loại hành vi phạm này và do đó cần có chế tài xử lý nghiêm khắc.
10
11

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), tlđd (8), tr. 561-562.
Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu (2009), Lý luận nhà nước và pháp luật, NXB. Giao thông vận tải, tr.424.


×