TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH BẮC GIANG
LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QLNN CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN
NĂM 2010
TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
ĐỀ TÀI TÌNH HUỐNG :
“XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI ÔNG NGUYỄN VĂN A ĐÃ VI PHẠM
BÁN THUỐC Y DƯỢC KHI CHƯA ĐƯỢC CẤP PHÉP HÀNH NGHỀ ”
Người thực hiện : Nguyễn Văn Thích
ĐVCT : Trạm y tế xã Giáp Sơn - huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang
Học viên : Lớp BD kiến thức QLNN chương trình chuyên viên
Bắc Giang, tháng 12 năm 2010
LỜI NÓI ĐẦU
Sức khỏe là một tài sản vô giá của con người, có sức khỏe là có tất cả,
nhưng không phải ai cũng hiểu được giá trị đó, bởi vi quy luật “Sinh, lão, bệnh,
tử” không ai có thể tránh khỏi. Do vậy khi bị ốm đau, bệnh tật cần phải dùng
thuốc để chữa bệnh, nhưng dùng thuốc như thế nào cho có hiệu quả thì không
phải ai cũng hiểu được.
Đã hàng ngàn năm nay, thuốc phòng, chữa bệnh đều đã trở thành một
nhu cầu tất yếu của cuộc sống con người. Thuốc đóng vai trò quan trọng trong
công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người.
Trong hơn hơn 30 năm qua, vai trò của thuốc trong chăm sóc, bảo vệ sức
khỏe con người không những được các nhà hoạch định chính sách quan tâm mà
còn cả những người tiêu dùng trong toàn xã hội nói chung và những người bệnh
nói riêng càng ngày càng quan tâm, có thể nói thuốc là một loại hàng hóa đặc
biệt có tính xã hội cao, chính vì vậy việc sử dụng thuốc cần phải có một đội ngũ
thầy thuốc giỏi, chuyên sâu về nghiệp vụ mới hiểu rõ được tính năng, tác dụng
của thuốc và sử dụng một cách an toàn, hợp lý, có hiệu quả, bởi vì nó ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người.
Nhận rõ tầm quan trọng của vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt “Chiến lược phát triển ngành Dược giai đoạn 2010” với mục tiêu tổng
quát là : Phát triển ngành Dược thành một ngành kinh tế mũi nhọn theo định
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chủ động hội nhập khu vực và
trên thế giới nhằm đảm bảo đáp ứng đủ thuốc thường xuyên cho nhân dân và có
thuốc chất lượng tốt.
Trong thời buổi nền kinh tế thị trường như hiện nay, thành phần y tế tư
nhân phát triển đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe cho nhân dân. Song bện cạnh những mặt tích cực vẫn còn bộc lộ một
số mặt tiêu cực như : Hành nghề y, dược không có bằng cấp chuyên môn,
2
không có chứng chỉ và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, thầy thuốc vừa
kê đơn, vừa bán thuốc, thuốc không có đơn, khi giao thuốc cho người bệnh thì
bóc hết nhãn mác khiến cho người bệnh không Aiết là họ đang sử dụng loại
thuốc gì ?
Trên thị trường thuốc có tính chất đặc biệt so với các loại hàng hóa tiêu
dùng khác. Kinh doanh thuốc là một trong những ngành nghề kinh doanh mang
lại lợi nhuận cao nhưng cũng không phải ai cũng kinh doanh được, chính vì vậy
mà nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh đã coi thường tính mạng của con người,
kinh doanh thuốc kém phẩm chất, thuốc hết hạn sử dụng, thuộc nhập lậu, thuốc
giả, tăng giá bán tùy tiện, có những nơi sản xuất thuốc giả, thuốc nhái tung ra
thị trường nhằm thu lợi nhuận làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và đời
sống của nhân dân.
Đứng trước thực trạng đó, các cấp, các ngành chức năng có liên quan đã
phải trăn trở để tìm ra những giải pháp để giải quyết vấn đề này ngày càng có
hiệu quả nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân tốt hơn. Bằng những
kiến thức đã được học qua lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương
trình chuyên viên dành riêng cho ngành y tế do Trường Chính trị tỉnh Bắc
Giang tổ chức, theo yêu cầu của chương trình bồi dưỡng học viên phải viết một
bài tiểu luận tình huống cuối khóa, tôi xin chọn đề tài : “Xử phạt hành chính
đối với ông Nguyễn Văn A đã vi phạm bán thuốc y dược khi chưa được cấp
phép hành nghề” làm đề tài tiểu luận cuối khóa học. Trong thời gian học tập và
nghiên cứu và nhận thức của bản thân còn hạn chế, nên trong bài viết còn có
nhiều khiếm khuyết, mong các thầy, cô giảng viên Trường Chính trị tỉnh Bắc
Giang thông cảm và giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn !
3
PHẦN I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG
Vào buổi sáng một ngày 27/12/2008, thời tiết đang là mùa Đông, trời rét
đậm. Tôi đang ngồi một mình trong phòng làm việc để viết báo cáo công tác
cuối năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009 của Trạm y tế, thì có một
người đàn ông Aước vào và ông ta cất tiếng chào :
Chào anh !
Tôi ngẩng đầu lên nhìn thấy một người đàn ông gầy gò khoảng gần 60
tuổi bước vào : Tôi rời bàn làm việc tiếp ông ta. Tôi rót nước mời anh và định
hỏi xem có việc gì mà gặp tôi, thì anh ta tự giới thiệu tên là Hoàng Văn B, ở
thôn X, tôi có chuyện muốn nhờ anh chả là vợ tôi bị bệnh hen phế quản đã 12
năm rồi, người bà ấy cứ như là dự báo thời tiết, cứ về mùa lạnh là lại lên cơn
hen xuyễn, khó thở lắm anh ạ. Tôi được cô A ở thôn mách, hiện nay có một
lương y tên là Nguyễn Văn A cư trú tại xã Y chuyên chữa bệnh hen phế quản,
tổ đỉa, tràm, vẩy nến bằng thuốc gia truyền rất hiệu nghiệm. Tôi đã đến đó
mua 05 gói thuốc với giá 50.000đ/gói, về đến nhà bỏ ra đưa cho vợ tôi uống
nhưng bà ấy bảo tôi là bà ấy không uống và bảo ông có hiểu gì về thuốc đâu mà
đã mua cho tôi uống nhỡ nó xảy ra tai biến thì ân hận. Tốt nhất ngày mai ông
đến hỏi Bác sĩ xem thế nào rồi hãy cho tôi uống thuốc. Thế rồi sáng nay tôi
tranh thủ đến gặp anh để hỏi ý kiến : nói thật với Bác sĩ tôi đã đưa nhà tôi đi
khám bệnh rất nhiều nơi và cũng uống rất nhiều loại thuốc nhưng bệnh vẫn
không khỏi, cứ trở trời là bệnh lại tái phát, nhất là về mùa đông, đặc biệt là có
đợt gió mùa Đông Aắc thì bệnh lại càng nặng hơn.
Người đàn ông đưa cho tôi gói thuốc và nói tiếp. Thôi trước lạ sau quen,
trăm sự nhờ bác sĩ xem giúp tôi nó là loại thuốc gì ? có uống được không ? Nếu
uống mà khỏi hẳn được bệnh cho vợ tôi thì sướng quá. Tôi cầm gói thuốc bột
màu trắng đục trên tay, không nhìn thấy nhãn mác và cũng không có hướng dẫn
sử dụng bèn trả lời bác :
4
Thưa bác ! Hiện nay chỉ nhìn bề ngoài tôi không thể biết được đây là loại
thuốc gì ? và công Bụng như thế nào ? tôi hẹn bác một tuần nữa để tôi nhờ anh
hạn là Dược sĩ đại học ở Trung tâm kiểm nghiệm Dược, Mỹ phẩm của tỉnh để
anh ấy xét nghiệm hộ, có kết quả tôi sẽ thông Aáo cho bác, tôi xin bác số điện
thoại và tiễn bác ra về.
Ngay sau khi nhận lời tôi băn khoăn và đi đến quyết định kể chuyện trên
với đồng chí trưởng phòng y tế huyện là bạn của tôi để giải quyết sự việc trên.
Đồng chí trưởng phòng y tế cũng thông báo với tôi, mình cũng vừa nhận được
tin báo cách đây 30 phút. Ở xã Y có người tên là Nguyễn Văn A tự xưng là
lương y chuyên chữa bệnh hen phế quản, tổ đỉa, tràm, vảy nến bằng thuốc gia
truyền có bán một loại thuốc màu trắng đục không rõ nguồn gốc. Theo nguồn
tin nhận được, đã có rất nhiều người mua và sử dụng loại thuốc này, mới đầu
dùng rất hiệu nghiệm, bệnh tiến triển nhanh, người bệnh hết khó thở có cảm
giác ăn ngon, tăng cân, sau khi ngừng thuốc thì bệnh lại tái phát và năng hơn
lần trước. Theo báo cáo của trạm y tế xã Y cũng đã cử cán bộ đi xác minh
nguồn tin này là đúng sự thực.
Xác định đây là một vụ việc liên quan đến sức khỏe và tính mạng của
nhân dân trong địa bàn và nó ảnh hưởng không tốt đến uy tín của ngành y. Ban
giám đốc phòng y tế huyện đã báo cáo với phòng quản lý Dược, Trung tâm
kiểm nghiệm Dược phẩm, Mỹ phẩm, phòng nghiệp vụ y học dân tộc và Thanh
tra y tế của huyện để giải quyết vấn đề này.
5
PHẦN II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ
1/- Phân tích tình huống :
- Việc ông là Nguyễn Văn A giả danh lương y, không có bằng cấp
chuyên môn, không có chứng chỉ hành nghề y học cổ truyền đã ngang nhiên
hành nghề y là trái pháp luật : Hành vi của ông A là hành vi vi phạm pháp lệnh
hành nghề y, dược tư nhân, được Ủy Ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt ngày 30/9/1993.
- Ông A đã dùng loại thuốc “gia truyền” để chữa bệnh hen phế quản,
tràm, vẩy nến, tổ đỉa chưa qua kiểm định của cơ sở y tế có thẩm quyền là
hành vi, vi phạm vào quy chế quản lý chất lượng thuốc (ban hành kèm theo
Quyết định số : 2412/1998/QĐ - BYT ngày 15/9/1998 của Bộ trưởng Bộ y tế).
- Nhiều người dân đã dùng thuốc của ông A không rõ nguồn gốc cũng
không đi báo cáo cho chính quyền địa phương, các sơ sở y tế, việc làm này vô
tình đã tiếp tay cho ông A để thu lợi bất chính trên sức khỏe của người bệnh.
- Do người dân chưa hiểu biết về quản lý y tế nói chung và quản lý về
hành nghề đông Bược tư nhân nói riêng. Do ngành y tế chưa đi sâu sát để tuyên
truyền giáo dục cho nhân dân trong việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Mặt
khác do thói quen sử dụng thuốc của người dân thường theo kinh nghiệm hoặc
do người khác tuyên truyền khi ốm đau lại tự điều trị không đi khám tại các
bệnh viện hay trạm y tế xã, phường.
- Việc ông Hoàng Văn B đến phòng làm việc của tôi hỏi về gói thuốc
không rõ nguồn gốc và tác dụng của nó là một việc làm đúng và đáng hoan
nghênh.
- Việc tôi đã đem câu chuyện của ông Hoàng Văn B kể lại cho bạn tôi là
trưởng phòng y tế huyện là việc làm đúng đắn.
- Trạm y tế xã Y đã cử cán bộ tìm hiểu, xác minh nguồn tin xảy ra tại xã
Y trên địa bàn mình quản lý và báo cáo kịp thời lên cấp trên để xin ý kiến chỉ
đạo là đúng theo với quy định của pháp luật.
6
- Ban giám đốc , phòng y tế huyện đã báo cáo lên phòng quản lý Dược,
Phòng nghiệp vụ y học dân tộc, thanh tra phòng y tế huyện và Trung tâm kiểm
nghiệm Dược phẩm, Mỹ phẩm tỉnh đã kịp thời giải quyết là một việc làm đúng
của pháp luật hiện hành và đúng thẩm quyền và chức năng quản lý nhà nước về
y tế.
2/- Nguyên nhân của tình huống :
Qua phân tích tình huống xảy ra trên, nguyên nhân chính là :
- Ông A đã cố tình vi phạm pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân do Ủy
ban Thường vụ Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phê duyệt
ngày 30/9/1993.
- Ông A đã hám lợi, coi thường sức khỏe và tính mạng của người dân, lợi
dụng tác dụng của thuốc đông Bược để điều trị bệnh trong khi đó chưa hiểu rõ
tính năng, tác dụng của thuốc, Đây là một hành vi vô đạo đức, vô lương tâm.
- Do nhận thức của người dân còn hạn chế trong việc sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý, do thói quen sử dụng thuốc bừa bãi, tự ý đi mua thuốc về sử dụng
và không Aiết loại thuốc rõ nguồn gốc. Người dân thiếu hiểu biết về y tế nên
coi thường sức khỏe của bản thân.
- Do các cấp chính quyền địa phương và cơ sở y tế còn buông lỏng quản
lý nhà nước về y tế nói chung và lĩnh vực hành nghề thuốc đông Bược tư nhân
nói riêng nên đã để ông Nguyễn Văn A hành nghề được một thời gian dài sau
đó mới phát hiện ra.
- Ngành y tế chưa làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân về
các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chăm sóc sức khỏe cộng
đồng.
3/- Hậu quả của tình huống :
- Gậy thiệt hại về sức khỏe, kinh tế cho các gia đình người bệnh và phần
lớn những người mua thuốc lại có mức thu nhập thấp, điều kiện kinh tế gia đình
còn nhiều khó khăn.
- Làm mất uy tín của các cơ sở y tế hành nghề bán thuốc đông Bược tư
nhân trên địa bàn.
7
- Làm giảm lòng tin của nhân dân đối với ngành y tế nói chung và ngành
y học cổ truyền dân tộc nói riêng.
- Gây mất ổn định an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Tốn nhiều công sức, tiền của, thời gian cho việc giải quyết công việc
ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch hoạt động của cơ quan có thẩm quyền
để giải quyết vụ việc.
PHẦN III. MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
Tình huống trên đặt ra yêu cầu phải xử lý dứt điểm, nhanh gọn vừa đảm
bảo giữ vững kỷ cương phép nước vừa giữ vững được đoàn kết giữa cơ quan
Nhà nước với nhân dân, nghĩa là phải xử lý có tình, có lý. Trên quan điểm ẩy
mục tiêu xử lý tình huống được xác định như sau :
- Xác định đúng mức độ sai phạm của cá nhân để có biện pháp xử lý
đúng người, đúng tội.
- Thông qua giải quyết tình huống để góp phần tăng cường pháp chế
XHCN. Muốn tăng cường pháp chế XHCN một trong những biện pháp hàng
đầu là phải xử lý nghiêm minh tất cả các hành vi, vi phạm tùy theo mức độ vi
phạm mà có các hình thức xử lý khác nhau, có thể dùng các biện pháp sau :
1 - Tịch thu tang vật, xử phạt hành chính, phạt tiền. Nếu ở mức độ nặng
thì đề nghị các cơ quan pháp luật giải quyết.
2 - Phòng quản lý dược, thanh tra Phòng y tế cùng phối hợp tiến hành
điều tra xác minh nguồn tin, kiểm tra thủ tục hành nghề đông y của ông Nguyễn
Văn A, thu hồi và tịch thu lô thuốc bột đem đi kiểm nghiệm.
3 - Nhờ Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm, mỹ phẩm tiến hành kiểm
nghiệm và phân tích mẫu thuốc, sau đó báo cáo kết quả về phòng y tế ngay sau
khi xác định được thành phần có trong gói thuốc.
4 - Phối hợp với cơ quan chức năng thông báo cho chính quyền địa
phương nơi ông A cư trú và nhân dân về việc hành nghề trái phép, trái pháp luật
8
của ông A để hạn chế đến mức tối đa tác dụng có hại của thuốc do ông A chế ra
tới sức khỏe của người bệnh.
5 - Bảo vệ uy tín của ngành y tế nói chung và đặc biệt là bảo vệ uy tín
cho các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền hợp pháp được Sở y tế cấp
chứng chỉ hành nghề và giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề.
6 - Bảo vệ chính đáng lợi ích của người bệnh, làm cho họ hiểu rõ hơn về
ngành y tế và quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mình.
PHẦN IV. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
GIẢI QUYẾT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU
1/- Xây dựng phương án :
a/- Phương án 1 :
Phòng y tế cùng với trạm y tế xã có liên quan trực tiếp giải quyết vụ việc
thuộc thẩm quyền của Phòng y tế.
+ Ưu điểm :
Phương án này giải quyết dứt điểm vụ việc xảy ra, phương tiện kiểm mẫu
thuốc đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.
Hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất về sức khỏe và kinh tế của
nhân dân.
+ Nhược điểm :
Việc đi lại khó khăn gây tốn kém về sức người, thời gian, tiền của của
trong quá trình giải quyết công việc.
b/- Phương án 2 :
Đề nghị ngành công an giải quyết vụ việc này vì ông Nguyễn Văn A đã
giả danh là Lương y để khám bệnh lừa đảo để thu lợi bất chính thuộc thẩm
quyền giải quyết của cơ quan tư pháp.
+ Ưu điểm :
- Phương án này nhanh gọn, thuận tiện, không làm ảnh hưởng đến thời
gian, công việc của ngành y tế.
9
+ Nhược điểm :
- Các cơ quan có liên quan và ngành công an sẽ gặp khó khăn trong việc
phân tích mẫu thuốc để kết luận đó là thuốc gì nên không có căn cứ đề giải
quyết vụ việc này.
- Không giải quyết được công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của
ngành y tế, không khắc phục triệt để các hậu quả có thể xảy ra.
- Ngành y tế không thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ được giao.
2/- Lựa chọn phương pháp tối ưu :
Để giải quyết tình huống đã được nêu ra ở trên tôi chọn phương án 1 để
giải quyết vi nó đúng với chức năng, thẩm quyền về quản lý nhà nước trong lĩnh
vực y tế, nhanh chóng tìm ra bản chất của sự việc, đồng thời giải quyết được
dứt điểm tình huống, hạn chế đến mức thiệt hại thấp nhất của nhân dân về sức
khỏe và kinh tế, tạo được niềm tin cho nhân dân đối với ngành y tế nói riêng và
các cấp chính quyền nói chung.
PHẦN V. LẬP KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1/- Lập kế hoạch :
Phương án 1 là phương án tối ưu nhất được lựa chọn để giải quyết vấn đề
trên, tôi xin lập kế hoạch như sau :
Sau khi nhận được báo cáo của trạm y tế và việc trình báo của ông Hoàng
Văn B, Phòng y tế đã triệu tập cuộc họp, thành phần gồm :
- Trưởng phòng y tế.
- Cán bộ của phòng y tế.
- Cán bộ quản lý nghiệp vụ y học dân tộc.
- Giám đốc Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm, Mỹ phẩm.
Đồng chí Trưởng phòng y tế thông báo tình hình của vụ việc trước cuộc
họp, đồng thời lấy ý kiến của cán bộ trong phòng để thống nhất phương hướng
giải quyết.
Trong cuộc họp Trưởng phòng y tế đã quyết định thành lập một đoàn
kiểm tra để giải quyết vụ việc trên gồm :
10
1 - Đồng chí trưởng phòng y tế huyện - Trưởng đoàn.
2 - Đồng chí cán bộ phụ trách nghiệp vụ y học dân tộc - Phó đoàn.
3 - Đồng chí Giám đốc Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm, mỹ phẩm -
Thành viên.
4 - Các chuyên viên của Trung tâm kiểm nghiệm Dược phẩm, mỹ phẩm -
Thành viên.
Trong quyết định đồng chí Trưởng phòng y tế đã giao nhiệm vụ, quyền
hạn cho các thành viên trong đoàn kiểm tra để làm sáng tỏ vụ việc trên.
* Kết quả kiểm tra :
Qua kiểm tra phân tích mẫu thuốc cho thấy trong thành phần của gói
thuốc bột có các thành phần sau :
1 - Presnisolon : Đây là một loại thuốc thuộc nhóm Glucocorticoid là
thuốc độc bảng B (theo Quyết định số : 2032/1999/QĐ - BYT ngày 09/7/1999
của Bộ y tế về việc ban hành quy chế quản lý thuốc độc, danh mục thuốc độc và
danh mục thuốc giảm độc).
Theo Dược thư quốc gia Việt Nam của Bộ y tế Việt Nam với cơ quan
hợp tác và phát triển Quốc tế Thụy Điển (Si đa) sản xuất năm 2002, trang 808 -
812.
- Tác dụng trên chuyển hóa các chất, tác dụng trên các mô liên kết, trên
sự tạo máu, chống viêm.
- Tác dụng trên hệ thống miễn dịch, ngoài ra còn nhiều tác dụng khác.
* Chỉ định điều trị : Hen phế quản, các bệnh viêm khớp, bệnh Addison,
suy vỏ thượng thận cấp, thận hư nhiễm mỡ, bệnh ở mô tạo keo như : Vẩy nến,
rối loạn chất tạo keo, phản ứng quá mẫn, một số bệnh ở hệ thống tạo huyết như:
Xuất huyết do giảm tiểu cầu và một số bệnh ở mắt.
- Tác dụng phụ : Tác dụng trên sự tăng trưởng của trẻ em như : Chậm
lớn, ức chế tạo xương, gây xốp xương, gây loét dạ dạy, tạ tràng, giữ nước, giữ
muối gây béo phì
11
2 - Theophylin :
Đây thuốc độc bảng B (kèm theo Quyết định số : 2032/1999/QĐ - BYT,
ngày 09/7/1999 của Bộ y tế về việc ban hành quy chế quản lý thuốc độc, danh
mục thuốc độc và thuốc giảm độc).
- Theophylin có nhiều tác dụng dược lý.
+ Thuốc làm giãn cơ trơn nhất là cơ phế quản.
+ Kích thích hệ thần kinh trung ương.
+ Kích thích cơ tim và tác dụng trên thận như một số thuốc lợi tiểu.
* Chỉ định :
- Hẹn phế quản.
- Cơn ngừng thở ở trẻ em thiếu tháng.
- Cơn đau thắt ngực, phù nề do tim.
* Chống chỉ định :
+ Quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
+ Bệnh loét dạ dày tá tràng.
+ Bệnh co giật động kinh.
* Tác dụng phụ :
- Gây kích ứng niêm mạc dạ dày, ruột.
- Gây kích động, bồn chồn, mất ngủ.
- Buồn nôn và nôn
3 - Bột cam thảo bắc :
Theo những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Giáo sư tiến sĩ Đỗ Tất
Lợi - Nhà xuất bản Y học năm 2001 - trang 868, tên khoa học là : Clycysshiza
uralensis thuộc họ cánh bướm Falacere.
- Tác dụng : Giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, chữa táo bón, dẫn thuốc quy
kinh
- Công Bụng : Cảm thảo có vị ngọt, tính bình, vào 12 kinh có tác dụng bổ
tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc, điều hòa các vị thuốc, dùng sống chữa
đau bụng, ung thư.
12
4/- Tinh bột gạo : Tá dược.
Kết luận của đoàn kiểm tra :
- Tiến hành tới xã Y, sau khi báo cáo với chính quyền phường và tới
Nguyễn Văn A, tại đây đoàn đã kiểm tra về thủ tục hành nghề và kết luận ông A
hành nghề không có giấy phép của Sở y tế.
- Đoàn đã thu hồi 20 gói thuốc bột màu trắng đục mà ông A chưa kịp tiêu
thụ, đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản xử lý tạm thu giữ tang vật, số thuốc
được giao cho trung tâm kiểm nghiệm tiến hành kiểm tra, phân tích mẫu thuốc
đã thu tại nhà ông A, đối chứng với mẫu thuốc do ông B cung cấp.
- Ngày 29/12/2008 Trung tâm kiểm nghiệm đã báo cáo kết quả mẫu
thuốc đã được thu hồi tại nhà ông A và mẫu thuốc do ông B cung cấp là cùng
một loại. Theo lời khai của ông A thì ông A đã nghiền trộn các loại thuốc nói
trên với tổng số là 50 gói thuốc, trong đó ông đã mua 15 vỉ thuốc Presnisolon và
15 vỉ thuốc Theophylin, cả 2 loại thuốc này ông mua tại một hiệu thuốc số 8 ở
thành phố BG do Dược tá Nguyễn Thị H bán không có đơn của bác sĩ.
- Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra và tiến hành kiểm tra quầy thuốc số
9 của dược tá Nguyễn Thị H và làm rõ số thuốc của ông A mua tại đây là đúng
sự thật.
Sau khi họp bàn đoàn kiểm tra đã thống nhất cách xử lý như sau :
1 - Ông A hành nghề thuốc không có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành
nghề y dược đã vi phạm pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân được Ủy Ban
Thường vụ Quốc hội nước CHXHCNVN phê duyệt ngày 30/9/1993.
2 - Ông A đã lợi dụng tác dụng của thuốc tân dược trộn với thuốc đông
dược để chữa bệnh, theo Nghị định số 46/CP ngày 06/8/1996 của Chính phủ về
quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế. Hành vi
vi phạm của ông A với số lượng thuốc chưa lớn và chưa gây hậu quả nghiêm
trọng, đoàn kiểm tra quyết định phạt 2.000.000 đồng nộp vào Kho bạc Nhà
nước.
13
3 - Dược tá Nguyễn Thị H đã vi phạm Quyết định số : 488/BYT - QĐ
ngày 13/4/1995 về việc ban hành tạm thời quy chế kê đơn và bán thuốc theo
đơn. Như vậy theo Điều 17 Nghị định 46 - CP ngày 06/8/1996 của Chính phủ
quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế,
đoàn kiểm tra đã tiến hành lập biên bản và xử phạt hành chính với số tiền là
500.000 đồng nộp vào Kho bạc Nhà nước.
4 - Yêu cầu nhân dân không sử dụng bất cứ một loại thuốc chữa bệnh nào
của những người không có bằng cấp chuyên môn và những cơ sở y tế chưa
được ngành y tế cho phép hành nghề. Khi bệnh nhân dân nên đến cơ sở y tế
khám chữa bệnh cửa nhà nước, các cơ sở đã được Sở y tế cho phép hành nghề.
5 - Buộc ông A phải bồi hoàn số tiền cho những người đã mua thuốc của
ông, bồi thường thiệt hạn sức khỏe theo thỏa thuận đối với những trường hợp
xảy ra tai biến, nếu không thỏa thuận được sẽ bị đưa ra cơ quan pháp luật để
giải quyết.
6 - Tiến hành lập biên bản hủy toàn bộ số thuốc: với sự giám sát của các
phòng ban chức năng.
2/- Những kết quả đạt được :
- Giải quyết được vụ việc nhanh gọn, đem lại niềm tin của nhân dân đối
với ngành y tế.
- Tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả các biện pháp đã đề ra, do đó
đã hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại về sức khỏe và kinh tế cho nhân
dân.
- Có tác dụng giáo dục, răn đe các trường hợp hành nghề y dược bất hợp
pháp, góp phần đấu tranh với các mặt trái của xã hội.
- Các cán bộ trực tiếp thi hành công vụ nhiệt tình trong công việc không
quản thời gian vất vả để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Bảo vệ được sức khỏe và lợi ích của nhân dân.
- Giữ vững kỷ cương phép nước.
14
+ Những khó khăn tồn tại trong quá trình giải quyết vụ việc và trong
công tác quản lý nhà nước về y tế của địa phương.
- Trung tâm y tế các huyện chưa thường xuyên thanh tra, kiểm ta việc
hành nghề y dược trên địa bàn mình quản lý.
- Các cấp chính quyền đôi khi còn buông lỏng quản lý nhà nước về y tế,
đặc biệt là chính quyền xã, phường chưa đi sâu, đi sát nhân dân.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục nhân dân bảo vệ sức khỏe nói chung và
các quy định của nhà nước về y tế còn yếu.
15
KẾT LUẬN
1/- Kết luận :
Bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân là một trong những nhiệm vụ
hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chính vì vậy
Đảng ta đã đề ra quan điểm phấn đấu để mọi người dân được quan tâm chăm
sóc sức khỏe là trách nhiệm của cấp ủy Đảng và chính quyền, các đoàn thể nhân
dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò chủ chốt.
Xuất phát từ quản điểm trên Đảng, nhà nước ta đã và đang quan tâm đến
lĩnh vực chăm sóc sức khỏe nhân dân, vì vậy Đảng và Nhà nước ta chỉ đạo cho
các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội phải thực hiện triệt để mọi chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Kết hợp chặt chẽ giữa y học hiện đại và y học cổ truyền, nâng cao chất
lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nâng cao tinh thần
trách nhiệm và trình độ chuyên môn của cán bộ y tế, đầu tư mọi trang thiết bị
hiện đại để có đủ điều kiện khám chữa bệnh cho nhân dân, thực hiện tốt chế độ
bảo hiểm y tế, miễn phí cho những người nghèo, người thuộc diện chính sách,
phát triển và quản lý chặt chẽ những dịch vụ y tế tư nhân.
Mỗi cán bộ ngành y phải nêu cao ý thức trách nhiệm của bản thân mình
trong công việc được giao, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn,
tin học, ngoại ngữ, chính trị và kiến thức về pháp luật để đáp ứng với nhu cầu
khám chữa bệnh của nhân dân, đặc biệt là phải giữ gìn phẩm chất đạo đức của
người cán bộ y tế, thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ : “Lương y như từ mẫu”.
Quản lý nhà nước nói chung, quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế nói riêng,
đặc biệt là quản lý nhà nước về lĩnh vực y tế tư nhân đây là một hệ thống hết
sức năng động và phức tạp, nó không chỉ đơn thuần là sử dụng sức mạnh của
pháp luật để giải quyết công việc mà còn củng cố được lòng tin của nhân dân
đối với ngành y tế. Chính vì vậy việc bồi dưỡng kiến thức về quản lý hành
chính nhà nước đối với cán bộ, công chức, viên chức trong ngành y tế là một
nhiệm vụ hết sức cấp bách và quan trọng.
Để đạt được hiệu quả trong quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực y
tế, bên cạnh vai trò của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, phải kể đến
vai trò của người dân trong việc sử dụng thuốc chữa bệnh.
16
2/- Kiến nghị :
+ Đảng và nhà nước cần quan tâm hơn nữa đối với công tác bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao
nhận thức của nhân dân về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người.
+ Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ
cho các cán bộ làm công tác y tế.
+ Phối hợp với các ngành có liên quan để làm tốt hơn nữa công tác tuyên
truyền và quản lý nhà nước về y tế.
+ Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở để đảm bảo cho công tác quản lý sức
khỏe cho nhân dân tại cộng đồng ngày càng được tốt hơn.
+ Xây dựng và kiện toàn mạng lưới thanh tra y tế, đặc biệt là thanh tra y
tế tại các xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
+ Thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra việc hành nghề y
dược tư nhân trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm
trong lĩnh vực quản lý nhà nước về y tế nói chung và hành nghề y dược tư nhân
nói riêng.
Với sự hiểu biết còn hạn chế, thời gian đầu tư nghiên cứu có hạn, tôi đã
mạnh dạn nêu lên những suy nghĩ, quan điểm của mình về xử lý tình huống
trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song
không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp của các thầy, cô giáo Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang và đồng
chí học viên trong lớp để bài viết của tôi được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
NGƯỜI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Nguyễn Văn Thích
17