Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Những hình thức xử phạt hành chính đối với việc dạy thêm không có giấy phép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.98 KB, 30 trang )

/>Dự thảo Nghị định
quy định xử phạt
hành chính trong
lĩnh vực giáo dục.
Dự thảo Nghị định quy định xử phạt hành
chính trong lĩnh vực giáo dục đã đề xuất tăng
mức xử phạt đối với việc dạy thêm không đúng
quy định. Nhiều ý kiến cho rằng, dù tăng mức
xử phạt, vẫn khó có thể giải quyết tận gốc vấn
đề này.
Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm trong lĩnh vực
giáo dục mà Bộ GD - ĐT đang lấy ý kiến trong ngành có
quy định, hành vi dạy thêm không có giấy phép hoặc giấy
/>phép đã hết hạn sử dụng, bị phạt từ 10 - 20 triệu đồng; phạt
từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi cắt giảm chương trình
chính khóa để đưa vào dạy thêm, ép buộc học sinh học thêm;
từ 5 - 10 triệu đồng đối với đơn vị tổ chức dạy thêm ở địa
điểm không bảo đảm quy định; phạt từ 5 - 10 triệu đồng đối
với hành vi quản lý thu, chi tiền dạy thêm, học thêm không
đúng quy định, hồ sơ không đầy đủ; mức cao nhất, phạt 20 -
30 triệu đồng nếu cấp phép dạy thêm, học thêm không đúng
thẩm quyền. Theo Chánh thanh tra Bộ GD - ĐT Nguyễn
Huy Bằng, đưa ra hình thức xử phạt hành chính ở mức cao là
nhằm nhắc nhở giáo viên cần thực hiện nghiêm túc quy định
về dạy thêm, học thêm (Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT).
Chánh thanh tra Sở GD - ĐT Bắc Giang Nguyễn Tiến Quang
phản ánh, việc dạy thêm, học thêm đang tràn lan ở cấp tiểu
học. Thông tư 17 đã xác định, cấp tiểu học không được phép
dạy thêm, học thêm, trừ các trường hợp bồi dưỡng về nghệ
thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống. Các trường
tiểu học đã lách luật bằng cách: lúc làm tờ trình đề nghị xin


cấp phép dạy thể dục thể thao và rèn kỹ năng sống, nhưng
cấp phép lại dạy thêm văn hóa. “Đây là dạy thêm trá hình” -
ông Quang nhấn mạnh.
/>Nguồn: chaobuoisang.com
Các quy định về việc dạy thêm, học thêm đã có và rất chặt
chẽ, nhưng làm thế nào để kiểm tra việc thực hiện cũng là
vấn đề. Xử phạt hành chính không thể giải quyết tận gốc vấn
đề dạy thêm, học thêm tràn lan hiện nay. Ở góc độ nhà giáo,
Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Khuyến, Q10 TP Hồ Chí
Minh, Nguyễn Xuân Thảo cho rằng, cần có cái nhìn đúng và
quản lý đúng việc dạy thêm, học thêm. Nếu việc dạy thêm
của giáo viên không bị phụ huynh, học sinh kêu ca, phàn nàn
thì không có gì đáng nói. Phần đông thầy cô đều có lòng tự
trọng, có lương tâm nghề nghiệp. Vì thế, đừng đặt nặng
chuyện họ có được dạy thêm hay không và bắt hiệu trưởng -
vốn đã quá nhiều việc, phải ôm thêm chuyện quản lý giáo
viên dạy thêm bên ngoài trường…
/>Thời gian gần đây, chuyện dạy thêm, học thêm chưa lúc nào
hết nhức nhối, trở thành một vấn nạn, thậm chí đã phải dùng
đến những lệnh cấm. Nhưng những mệnh lệnh hành chính
dường như chẳng giải quyết được vấn đề, bởi ngay lập tức
người ta đã vô hiệu hóa nó bằng những lá đơn xin tự nguyện
học thêm và rất nhiều chiêu khác. Thực tế, Thông tư 17 quy
định về dạy thêm, học thêm của Bộ GD - ĐT (có hiệu lực 8
tháng nay) nhưng chỉ có một số địa phương mạnh tay kiểm
tra và xử phạt những giáo viên làm thêm bằng chuyên môn
như: Hải Phòng, Phú Yên… Còn lại, các địa phương khác
đều lúng túng, bị động và chưa biết cách nào quản lý dạy
thêm, học thêm cho phù hợp, không bị dư luận phản ứng.
Hiện hoạt động dạy thêm, học thêm diễn ra ở khắp nơi, tập

trung ở các đô thị lớn, trong đó riêng TP Hồ Chí Minh và Hà
Nội, đến 80% học sinh có nhu cầu học thêm.
Thông tư 17 rõ ràng chưa đi vào cuộc sống vì còn nhiều
điểm bất cập, chưa sát thực tế. Việc Bộ GD - ĐT tiếp tục
trình Chính phủ dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi
phạm trong lĩnh vực giáo dục, trong đó tăng mức xử phạt
dạy thêm khiến người trong cuộc cảm thấy thiếu công bằng.
Không những thế, việc quản lý dạy thêm, học thêm còn lúng
/>túng, chưa rõ ràng thì lấy cơ sở nào để kiểm tra, xử phạt vi
phạm?
Thực tế, việc dạy thêm, học thêm đang có quan hệ cung -
cầu chặt chẽ, mặc dù không phải tất cả các bên tham gia đều
hào hứng. Câu hỏi đặt ra là tại sao lại xuất hiện nhu cầu học
thêm lớn ở các trường công lập, trong khi học sinh tại các cơ
sở đào tạo có chất lượng của nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam hầu như không có? Đó là mấu chốt của vấn đề. Cần có
cái nhìn phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội hiện tại của
nước ta để đưa ra những chính sách thích hợp và khả thi.
/>Phạt tiền nếu vi phạm
dạy thêm: Chế tài có
thật sự cần thiết?


Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính
trong giáo dục đề cập đến việc “phạt nặng”
đối với các vi phạm về dạy thêm nhằm nâng
cao tính răn đe để chấn chỉnh. Tuy nhiên,
xoay quanh điểm này đã có những ý kiến
trái chiều. >> Dạy thêm sai quy định sẽ bị
phạt tiền ở mức cao

Ông Nguyễn Huy Bằng, chánh thanh tra Bộ GD-ĐT cho
biết, trước đây, mới chỉ có xử phạt việc tổ chức lớp độc lập
chứ chưa từng đi vào khái niệm dạy thêm. Dự thảo lần này
quy định các vi phạm liên quan đến dạy thêm sẽ chịu mức 3
/>- 30 triệu đồng. Mục đích đưa ra hình thức xử phạt hành
chính ở mức cao là nhằm nhắc nhở giáo viên (GV) cần thực
hiện nghiêm túc quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư
17)
Tuy nhiên, theo cô Phạm Thị Yến - hiệu trưởng Trường tiểu
học Thành Công B (Hà Nội) cho rằng, Thông tư 17 về dạy
thêm đã có những hình thức xử lý đối GV vi phạm. Theo đó,
GV có thể bị cảnh cáo, nhắc nhở… thậm chí là đình chỉ
đứng lớp. Chính vì thế, việc xử phạt bằng tiền có nên hay
không? Nếu chúng ta xác định phạt nặng để răn đe nhằm
chấn chỉnh dạy thêm thì cần phải xem xét lại. Ở đây cần nhìn
nhận vấn đề ở một góc độ khách quan hơn, dạy thêm học
thêm là nhu cầu có thật và chúng ta đang xử lý việc dạy thêm
mang tính chất ép buộc.
“Tôi nghĩ khi GV bị xử lý kỹ luật do vi phạm về dạy thêm đã
là một hình phạt nghiêm khắc rồi. Do đó việc phạt tiền là
không nên” - cô Yến nhấn mạnh.
Đồng tình với quan điểm này, ông Ngô Văn Hợi - phó giám
đốc Sở GD-ĐT Quảng Ninh, đơn vị tiên phong trong việc
chấn chỉnh dạy thêm học thêm phân tích: “Khi xử phạt hành
chính bắt buộc phải quy rõ ràng lỗi vi phạm. Song trên thực
/>tế, việc quy lỗi vi phạm không đơn giản như chúng ta nghĩ.
Bên cạnh đó, việc xử phạt hành chính cũng không phải là cái
gốc để giải quyết vấn đề dạy thêm học thêm”.
Phân tích về tình huống hành vi vi phạm, ông Nguyễn Tiến
Quang - Chánh thanh tra Sở GD-ĐT Bắc Giang chia sẻ:

“Thực tế trong Thông tư 17, Bộ GD-ĐT đưa quy định, các
trường tiểu học không dạy thêm môn văn hóa, trừ bồi dưỡng
về văn hóa văn nghê, thể dục thể thao và rèn kỹ năng sống.
Hiện nay ở Bắc Giang có biểu hiện các trường tiểu học lách
luật đề nghị làm tờ trình xin cấp phép dạy thể dục thể thao và
rèn kỹ năng sống, nhưng cấp phép lại dạy thêm văn hóa, dạy
thêm trá hình.
Bên cạnh đó, trong Thông tư 17 có quy định, đối với GV
đang hưởng lương từ đơn vị sự nghiệp công lập thì không
được tổ chức dạy thêm, nhưng được tham gia dạy thêm. Vậy
hành vi tổ chức dạy thêm ở nhà có bị xử phạt không?”.
Tại Hội thảo góp ý về Nghị định xử phạt hành chính giáo
dục ngày 19/3, ông Đỗ Văn Thông - phó giám đốc Sở GD-
ĐT Ninh Bình thẳng thắn cho biết: “Kiểm tra dạy thêm học
thêm trên địa bàn là rất khó. Do cơ chế hiện này là cần phải
có sự phối hợp chặt chẽ, thậm chí là còn phải xin phép nên
/>việc tiếp cận “bắt tận tay” gần như là không có”. Cũng theo
ông Thông: "Việc chúng ta cứ lôi nhau ra mà phạt rất khó
khăn. Vì thế cần coi trọng tính tuyên truyền, trừ những chỗ
khó khăn quá".
Giải đáp về những băn khoăn này, Chánh thanh tra Bộ GD-
ĐT Nguyễn Huy Bằng nhấn mạnh: “Đưa ra mức xử phạt
không phải là ngành lúc nào cũng nhắm đến việc xử phạt mà
có tính răn đe để mọi người biết đó là lỗi vi phạm, tránh bị
xử phạt. Chúng ta nên nhớ, dự thảo Nghị định cũng nêu rất
rõ hình thức xử lý vi phạm đó là nhắc nhở sau đó mới tiến
đến phạt tiền. Chính vì thế, việc xử phạt chỉ được tiến hành
khi mà nhắc nhở vẫn cố tình tái diễn vi phạm”.
Nghị định 138/2013 quy định mới Bộ
Giáo dục về cấm dạy thêm bắt đầu

/>có hiệu lực từ 10-12-2013; Theo nghị
định này, việc dạy thêm không phép
bị phạt từ 6-12 triệu đồng
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 138/2013/NĐ-CP về xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục. Theo nghị
định này, việc dạy thêm không phép bị phạt từ 6-12 triệu
đồng.
Trường hợp dạy thêm có giấy phép nhưng nội dung dạy
không đúng giấy phép được cấp bị phạt thấp hơn (4-6 triệu
đồng). Tổ chức dạy thêm cho học sinh mà không đảm bảo cơ
sở vật chất theo quy định cũng sẽ bị xử phạt 1-2 triệu đồng.
/>Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giáo dục
Nghị định cũng quy định việc xử phạt đối với các vi phạm
trong thông báo, tư vấn tuyển sinh. Việc tổ chức tuyển sinh
đối với ngành, chuyên ngành khi chưa được cấp phép bị phạt
từ 25-30 triệu đồng, tổ chức tuyển sinh chương trình giáo
dục có yếu tố nước ngoài khi chưa được cấp phép thực hiện
trên lãnh thổ Việt Nam sẽ bị phạt 40-60 triệu đồng.
Tuyển sinh để đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và
tiến sĩ vượt số lượng so với chỉ tiêu đã được cơ quan có thẩm
quyền thông báo hoặc được giao thì tùy theo số lượng chỉ
tiêu vượt quá sẽ bị xử phạt các mức khác nhau. Mức xử phạt
nhẹ nhất 2-5 triệu đồng (tuyển sinh vượt 5-10%), tuyển sinh
vượt chỉ tiêu trên 20% bị phạt 40-60 triệu đồng.
/>Theo nghị định 138, mức xử phạt giáo viên có hành vi xúc
phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể
học sinh từ 5-10 triệu đồng.
Cơ sở giáo dục đào tạo tổ chức thu các khoản thu trái quy
định bị xử phạt 10-20 triệu đồng và bị buộc phải trả lại các

khoản thu trái quy định trên.
Nghị định 138/2013 bắt đầu có hiệu lực từ 10-12-2013.
/>Phụ huynh nghĩ gì về
quy định cấm dạy
thêm và học thêm?
Nhiều phụ huynh hiện nay vẫn chưa hiểu
được vấn đề cốt lõi của việc cấm dạy thêm và
học thêm.
Vào ngày 4/12 vừa rồi, cổng thông tin điện tử Chính phủ đã
tổ chức một buổi tọa đàm kéo dài suốt nhiều giờ đồng hồ với
sự tham gia của ông Nguyễn Vinh Hiển - Thứ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo; PSG.TS NGƯT Đinh Xuân Khoa -
hiệu trưởng Trường Đại học Vinh và Phó Giáo sư Văn Như
Cương về các quy định, thay đổi trong thời gian tới của
ngành Giáo dục. Trong buổi tọa đàm này, một trong những
vấn đề vẫn còn đang được tranh luận rất nhiều, đó chính là
Nghị định cấm dạy thêm và học thêm. (Chính phủ vừa ban
/>hành Nghị định 138/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giáo dục. Theo nghị định này, việc dạy
thêm không phép bị phạt từ 6-12 triệu đồng. Nghị định có
hiệu lực từ ngày 10/12/2013.)
Bởi vì hiện còn có khá nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh
quy định này, đặc biệt là từ những người trong cuộc, đó
chính là học sinh và các bậc phụ huynh.
Ảnh: Internet
/>Học thêm - lợi hay hại?
Đây chính là câu hỏi được mọi người đặt ra ngay từ khi có
thông báo về quy định cấm học thêm này. Bởi với tâm lý
chung của phụ huynh và học sinh hiện nay, học thêm có thể
hiểu sơ là một hành-động-tốt nhằm giúp các em bổ sung kiến

thức sau giờ học chính thức tại trường. Đặc biệt là với các
học sinh yếu, kém, khó tiếp thu bài vở tại lớp như bạn bè, thì
học thêm lại càng được "hoan nghênh".
"Từ khi có lệnh cấm, cô chẳng dám cho thằng bé học thêm
môn gì. Thằng bé nhà cô nó tên Thuận, hiện đang học lớp 5,
nó thì tính khá chậm chạp, trước đây cô phải cho nó học
thêm luyện chữ, Toán và Anh Văn để theo kịp bạn bè. Nhưng
năm nay nó không được học thêm, thành ra cô và chú phải
chạy đôn chạy đáo tìm mấy đứa học lớp lớn hơn quanh xóm
tranh thủ tối tối qua kèm cặp em nó một chút. Chứ ở nhà ai
cũng đi làm chân tay, học hành không nhiều nên chẳng biết
đường mà dạy. Nhiều lúc cô cũng muốn tự dạy cho con
nhưng phần không hiểu, phần phải đi làm không còn thời
gian" - cô T.A đang sống tại Hà Nội tâm sự.
/>Không riêng gì cô T.A, mà có rất nhiều bà mẹ, ông bố khác
cũng mắc phải trường hợp tương tự. Với nhiều người ăn học
ít, buổi tối còn phải đi làm thì gần như họ hoàn toàn không
có khả năng để hướng dẫn bài tập cho con. Vì thế biện pháp
các phụ huynh này thường áp dụng đó là "phó mặc" con cho
các lớp học thêm."Dù có tốn thêm tiền vào mỗi tháng, nhưng
là chuyện học hành của con cái thì ai mà tiếc bao giờ. Nhiều
người còn ráng "cày" ngày "cày" đêm mong có thêm tiền chỉ
để cho con ăn học." - chị Linh (27 tuổi) thẳng thắn nói.
Tuy nhiên nếu nhìn vào một góc độ sâu xa nào đó, thì học
thêm cũng có khá nhiều mặt tiêu cực, nhất là ở bậc tiểu học.
Ở độ tuổi này, các em chủ yếu đến trường để học kiến thức
căn bản, nhưng một số em được gia đình cho học theo kiểu
bán trú từ 7h sáng cho đến 4h chiều mới được về nhà. Ngay
sau đó, các em này phải ngay lập tức "chạy sô" đến các lớp
học thêm ban đêm, hôm thì Toán, hôm thì tiếng Anh, tiếng

Pháp, Lý do khiến các em phải học nhiều như vậy đa phần
các bậc phụ huynh sẽ trả lời rằng: "Tôi muốn con học giỏi và
tốt hơn". Nhưng có không ít người vì "tham cho con được
xếp những thứ hạng cao tại trường", nên đã "nhiệt tình" thúc
/>ép con cái phải học nhiều môn hơn theo ý nguyện của chính
mình. Học nhiều, sẽ dễ khiến các em cảm thấy ngột ngạt, tù
túng, nhồi nhét quá nhiều đôi khi những kiến thức được tiếp
thu vào lại không chất lượng như ban đầu, thậm chí còn ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các em.
Như trường hợp của em Xuân Anh, (12 tuổi) hiện đang sống
tại quận 8, TP.HCM với cường độ học mỗi tuần của em hoàn
toàn không trống một buổi nào. Ban ngày em học chính khóa
tại trường từ 7h đến 4h chiều, với lợi thế nhà gần trường,
Xuân Anh sau đó được mẹ đón về cho ăn cơm, tắm gội một
cách tốc hành trong vòng 1 giờ đồng hồ thì lại được chở đến
lớp học thêm vào mỗi ngày. Lớp học thêm này kéo dài trong
/>vòng 1 tiếng rưỡi, sau đó em lại phải về nhà để chuẩn bị bài
vở tại trường vào sáng hôm sau. Thậm chí thứ bảy và chủ
nhật Xuân Anh còn phải đi học thêm đàn piano, lớp bơi lội
do mẹ đăng ký suốt nhiều năm nay. Nên nếu tính toán một
cách kỹ lưỡng, giờ học của Xuân Anh thậm chí là kín hơn cả
thời gian người lớn đi làm hàng tuần.
Một số phụ huynh, học sinh vẫn còn chưa biết về quy
định này
Dạo một vòng trong giờ ra về tại trường tiểu học ở Hà
Nội, chúng tôi đã bắt chuyện với một vài phụ huynh để hỏi ý
kiến của mọi người như thế nào về quy định này thì có một
số lượng lớn phụ huynh trả lời rằng"tôi không biết" hoặc "có
nghe nhưng vẫn không hiểu lắm vì sao lại cấm con tôi học
thêm".

Với những người đến nay vẫn chưa biết về quy định này đa
phần là những phụ huynh bình thường, ít tiếp cận thông tin
và xem tin tức. Điển hình là một bác phụ huynh tên Đức -
Hoàn Kiếm, Hà Nội bộc bạch:"Chú chưa nghe báo gì,
nhưng tại sao lại cấm? Học thêm cho tụi nó giỏi hơn chứ
/>cấm kiểu gì? Chú vẫn ngày ngày đưa thằng bé đi học thêm,
ở đấy lớp kín không một ai nghỉ thì sao lại cấm?" Hoặc như
bạn Phúc Như (học sinh lớp 11) cho biết: "Mình có xem tin
tức trên mạng, nhưng còn có một năm nữa là phải thi cử đủ
thứ, nên mình phải đi học thêm thôi. Hiện tại mình thuê gia
sư tại nhà học để an tâm hơn".
Từ những chia sẻ này từ các bậc phụ huynh và học sinh, mới
thấy được hiện vấn đề cấm dạy thêm và học thêm này vẫn
còn mắc nhiều khúc mắc và chưa hoàn toàn thuyết phục
người dân. Vì thế để giảm tải việc học thêm, dạy thêm, cần
đổi mới việc ra đề, đánh giá học sinh qua việc ra đề mở,
không đánh giá học sinh chỉ qua 1 vài kỳ thi mà phải qua cả
quá trình, đồng thời tăng số giờ học chính khóa, số giờ tự
học. Đặc biệt là phải khiến phụ huynh hiểu được vấn đề cốt
lõi của việc cấm dạy thêm và học thêm này là như thế nào.
/>Nghị định số 138/2013/NĐ-CP của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
CHÍNH PHỦ

Số: 138/2013/NĐ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm
2012;
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25
tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính
phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giáo dục.
/>Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử
phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm
quyền xử phạt, thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài
có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục trên
lãnh thổ Việt Nam.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản, xử phạt vi phạm hành
chính và cá nhân, tổ chức khác có liên quan.
Điều 3. Mức phạt tiền
1. Mức phạt tiền tối đa áp dụng đối với cá nhân là 50 triệu
đồng, với tổ chức là 100 triệu đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này

là mức phạt tiền đối với tổ chức, trừ mức phạt tiền quy định
tại Khoản 5 Điều 9; Khoản 1 và Khoản 2 Điều 11; Khoản 1
và các điểm a, b, c, d và đ Khoản 3 Điều 13; Khoản 2 và
Khoản 3 Điều 16; Khoản 1 Điều 20 và Khoản 1 Điều 22 của
Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân.
/>Cùng một hành vi vi phạm, mức phạt tiền đối với cá nhân
bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.
Điều 4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
1. Buộc giải thể cơ sở giáo dục, tổ chức thuộc cơ sở giáo
dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được thành lập
không đúng thẩm quyền.
2. Buộc hủy bỏ văn bản đã ban hành không đúng thẩm quyền
hoặc có nội dung trái pháp luật.
3. Buộc hủy bỏ sách, giáo trình, bài giảng, tài liệu, thiết bị
dạy học có nội dung không phù hợp, xuyên tạc, kích động
bạo lực, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.
4. Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành
vi viết thêm, sửa nội dung bài thi, học bạ, sổ điểm, phiếu
điểm hoặc các tài liệu có liên quan đến việc đánh giá kết quả
học tập và rèn luyện của người học.
5. Buộc đảm bảo quyền lợi của thí sinh đối với hành vi làm
mất bài thi.
6. Buộc trả lại cho người học số tiền đã thu và chịu mọi chi
phí tổ chức trả lại; trường hợp không thể trả lại được thì nộp
về ngân sách nhà nước số tiền do hành vi vi phạm mà có.
/>7. Buộc giảm số lượng tuyển sinh năm sau bằng số lượng đã
tuyển vượt; buộc chuyển người học về địa điểm đã được cấp
phép hoạt động giáo dục.
8. Buộc bổ sung môn học hoặc nội dung giáo dục còn thiếu

theo chương trình giáo dục quy định.
9. Buộc bổ sung đầy đủ điều kiện về đội ngũ nhà giáo, về cơ
sở vật chất, thiết bị dạy học để đảm bảo chất lượng giáo dục
hoặc đảm bảo điều kiện an toàn về cơ sở vật chất trường, lớp
học.
10. Buộc hủy bỏ kết quả thi, kết quả đánh giá môn học, kết
quả bảo vệ luận văn, luận án không đúng quy định; chấm lại
bài thi, đánh giá lại kết quả môn học, tổ chức bảo vệ lại luận
văn, luận án.
11. Buộc hủy bỏ phôi văn bằng chứng chỉ đã in không đúng
nội dung quy định.
12. Buộc chuyển người học đủ điều kiện trúng tuyển đã nhập
học sang cơ sở giáo dục khác hoặc hủy bỏ quyết định trúng
tuyển, trả lại kinh phí đã thu cho người học nếu không
chuyển được đối với cơ sở giáo dục đã tuyển trái phép, bị
giải thể, bị tước giấy phép, bị đình chỉ hoạt động giáo dục.
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM, HÌNH THỨC XỬ PHẠT,
/>MỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
HẬU QUẢ
MỤC 1. CÁC HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ
THÀNH LẬP CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ TỔ CHỨC HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC
Điều 5. Vi phạm quy định về thành lập cơ sở giáo dục, tổ
chức thuộc cơ sở giáo dục
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với
hành vi cố ý tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trong
quyết định thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục.
2. Phạt tiền đối với hành vi giả mạo giấy tờ, tài liệu trong hồ
sơ để được thành lập, cho phép thành lập cơ sở giáo dục như

sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở
giáo dục mầm non;
b) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở
giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung
tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường
trung cấp chuyên nghiệp;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường
cao đẳng, trường đại học.
/>3. Phạt tiền đối với hành vi tự ý thành lập cơ sở giáo dục
theo các mức phạt sau đây:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở
giáo dục mầm non;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cơ sở
giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung
tâm ngoại ngữ, trung tâm tin học;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường
trung cấp chuyên nghiệp;
d) Từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường
cao đẳng, trường đại học, học viện.
4. Phạt tiền đối với hành vi thành lập tổ chức thuộc cơ sở
giáo dục không đúng thẩm quyền theo các mức phạt sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức
thuộc cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông,
trung tâm giáo dục thường xuyên;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức
thuộc trường trung cấp chuyên nghiệp;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức
thuộc cơ sở giáo dục đại học.

5. Hình thức xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng quyết
định thành lập, cho phép thành lập trong thời gian từ 12 đến

×