Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con theo pháp luật một số quốc gia và kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 59 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
--------

VÕ THỊ HỒNG THOA

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG TY MẸ VÀ CÔNG TY CON
THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT THƢƠNG MẠI
--------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG TY MẸ VÀ CÔNG TY CON
THEO PHÁP LUẬT MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ KINH
NGHIỆM CHO VIỆT NAM

SINH VIÊN THỰC HIỆN: VÕ THỊ HỒNG THOA
Khóa: 38

MSSV: 1353801011227


GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN: Ths BÙI THỊ THANH THẢO

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN


Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại Trƣờng Đại học Luật TP. Hồ Chí
Minh, em đã dần tích lũy cho mình một vốn kiến thức và kỹ năng sống nhất định trƣớc
khi chính thức bƣớc vào đời. Có đƣợc kết quả này chính là nhờ sự giảng dạy và giúp
đỡ nhiệt tình của quý Thầy Cơ.
Để có thể hồn thành đƣợc luận văn này, em thật sự cảm động và biết ơn Cô
Bùi Thị Thanh Thảo, Giảng viên Khoa Luật Thƣơng Mại, Trƣờng Đại học Luật TP.
Hồ Chí Minh. Trong q trình thực hiện, Cơ đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết
hƣớng dẫn cho em mặc dù em biết Cô rất bận với công việc giảng dạy và cùng lúc
hƣớng dẫn cho nhiều bạn khác. Cơ ln định hƣớng, góp ý những sai sót về nội dung
lẫn hình thức một cách chu đáo, từ đó giúp em biết đƣợc những hạn chế trong luận văn
của mình và dần hồn thiện hơn. Đồng thời, em xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu sắc đến
quý Thầy Cơ Trƣờng Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã giảng dạy và giúp đỡ em trong
suốt 04 năm học qua. Chính những kiến thức mà Thầy Cơ truyền tải là nền tảng để em
có thể mạnh dạn lựa chọn đề tài này.
Cuối cùng, qua luận văn này, con xin gửi ngàn lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè
đã luôn bên cạnh, tạo điều kiện tốt nhất không chỉ về vật chất mà cả tinh thần, tạo động
lực và ủng hộ con trong suốt quãng thời gian này.


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,

đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Thạc sỹ Bùi Thị Thanh Thảo, đảm
bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2017
Tác giả

Võ Thị Hồng Thoa


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CTCP

: Công ty cổ phần

ĐHĐCĐ

: Đại hội đồng cổ đông

HĐQT

: Hội đồng quản trị

HĐTV

: Hội đồng thành viên

TNHH


: Trách nhiệm hữu hạn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 ..................................................................................................................... 8
KHÁI QUÁT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG TY MẸ VÀ CÔNG TY CON .......... 8
1.1

Sự hình thành mối quan hệ giữa cơng ty mẹ và cơng ty con.............................. 8

1.1.1

Cơ sở hình thành mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con .................. 8

1.1.2

Khái niệm công ty mẹ, công ty con ............................................................. 9

1.1.3

Con đƣờng hình thành mối quan hệ giữa cơng ty mẹ và công ty con ....... 13

1.2

Đặc trƣng pháp lý của mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con .............. 16

1.3

Điều chỉnh pháp luật đối với mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con .... 19


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................................... 23
CHƢƠNG 2 ................................................................................................................... 24
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON THEO PHÁP LUẬT MỘT
SỐ QUỐC GIA – KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM .......................................................... 24
2.1

Thực hiện quyền chủ sở hữu của công ty mẹ đối với công ty con ................... 24

2.1.1 Quy định của pháp luật Vƣơng quốc Anh về thực hiện quyền chủ sở hữu
của công ty mẹ đối với công ty con ......................................................................... 24
2.1.2 Quy định của pháp luật Nhật Bản về thực hiện quyền chủ sở hữu của công
ty mẹ đối với công ty con ........................................................................................ 29
2.1.3
2.2

Bài học kinh nghiệm .................................................................................. 31

Kiểm soát các giao dịch thực hiện giữa công ty mẹ và công ty con ................ 34

2.2.1

Quy định của pháp luật Vƣơng quốc Anh về kiểm sốt các giao dịch thực

hiện giữa cơng ty mẹ và công ty con ....................................................................... 34
2.2.2 Quy định của pháp luật Nhật Bản về kiểm soát các giao dịch thực hiện
giữa công ty mẹ và công ty con ............................................................................... 36
2.2.3

Bài học kinh nghiệm .................................................................................. 37


2.3 Trách nhiệm pháp lý của công ty mẹ phát sinh từ mối quan hệ giữa công ty mẹ
và công ty con ............................................................................................................. 38


2.3.1

Quy định của pháp luật Vƣơng quốc Anh về trách nhiệm pháp lý của công

ty mẹ phát sinh từ mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con ............................ 38
2.3.2

Quy định của pháp luật Nhật Bản về trách nhiệm pháp lý của công ty mẹ

phát sinh từ mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con ...................................... 41
2.3.3

Bài học kinh nghiệm .................................................................................. 43

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2............................................................................................... 46
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 47


MỞ ĐẦU

1.

Lý do thực hiện đề tài
Mơ hình “cơng ty mẹ - công ty con” không phải là vấn đề xa lạ trong tổ chức


quản lý của nhiều tập đoàn kinh tế trên thế giới. Mơ hình này xuất hiện và phát triển từ
nhiều thập kỷ trƣớc, đặc biệt là ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển, thông qua
việc thành lập mới, mua cổ phần, sáp nhập... nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh, mở rộng thị trƣờng và nâng cao năng lực cạnh tranh. Chính vì thế, mơ hình
cơng ty mẹ - cơng ty con ngày càng đƣợc ƣa chuộng và trở nên phổ biến.
Ở Việt Nam, xu hƣớng hình thành mơ hình này đang dần rộng mở. Bên cạnh
những ƣu việt, lợi thế của việc hình thành mơ hình cơng ty mẹ, cơng ty con thì quản trị
doanh nghiệp theo mơ hình này vẫn tiềm ẩn những nguy cơ, hạn chế nhất định.
Nguyên nhân chính xuất phát từ bản chất của mối quan hệ này, đó là từ quan hệ sở hữu
vốn chi phối dẫn đến quan hệ kiểm sốt, từ việc cơng ty mẹ có khả năng kiểm sốt
cơng ty con dẫn đến việc có thể xảy ra những giao dịch có tính chất tƣ lợi hoặc công ty
mẹ áp đặt, ép buộc công ty con phải thực hiện những giao dịch, hành vi gây ảnh hƣởng
cho các chủ thể khác. Thực tế cho thấy rằng, việc hình thành mơ hình cơng ty mẹ công ty con là xu hƣớng tất yếu của thời đại, do đó, khơng thể cấm đốn sự tồn tại của
mối quan hệ mẹ con này. Chính vì thế, yêu cầu đặt ra đối với pháp luật là cần phải có
một cơ chế hiệu quả tăng cƣờng mối quan hệ giữa cơng ty mẹ, cơng ty con, kiểm sốt
các giao dịch giữa công ty mẹ, công ty con cũng nhƣ các quy định ràng buộc trách
nhiệm của công ty mẹ trong một số trƣờng hợp nhất định.
Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2014 ra đời đã có thêm quy định mới củng cố mối
quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ và cơng ty con, tuy nhiên, vẫn cịn nhiều bất cập nhất
định. Thêm vào đó, Việt Nam đã gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng
(Trans Pacific Partnership, viết tắt: T.P.P) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN
Economic Community, viết tắt: AEC). Khi các Điều ƣớc quốc tế đã ký có hiệu lực,
nền kinh tế của Việt Nam phải đƣơng đầu với những thách thức rất lớn trong việc nắm
bắt cơ hội phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế và bảo vệ vững chắc kinh tế trong nƣớc.
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc pháp luật về doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể là pháp
luật điều chỉnh về mơ hình cơng ty mẹ, cơng ty con phải thật chặt chẽ, nhằm tạo tiền

1



đề cho sự ra đời và hoạt động lớn mạnh của các tập đoàn kinh tế nhƣng cũng đồng thời
phải kiểm soát chặt chẽ mối quan hệ giữa những chủ thể này.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng và tính cấp thiết trong việc cần phải tìm hiểu,
nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đƣa ra những giải pháp hoàn thiện
pháp luật, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế
chung, tác giả chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con theo pháp
luật một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp cử nhân
của mình.
Trong luận văn này, tác giả lựa chọn pháp luật công ty Vƣơng quốc Anh và
Nhật Bản làm đối tƣợng nghiên cứu chính. Ngồi ra, tại một số nội dung, tác giả mở
rộng phân tích thêm pháp luật cơng ty Úc. Kết hợp nghiên cứu pháp luật cơng ty của
một nƣớc có bề dày kinh nghiệm lập pháp và một nƣớc gần gũi với tình hình xã hội,
tác giả khơng tham vọng sẽ đề xuất những kiến nghị lớn lao, chỉ hy vọng rằng sẽ cho
ra một sản phẩm có thể phục vụ cho nhu cầu tham khảo của các bạn sinh viên, các độc
giả có quan tâm đến lĩnh vực này.
2.

Tình hình nghiên cứu
Ngày 09/8/2004 Chính Phủ ban hành Nghị định 153/2004/NĐ-CP nhằm chuyển

đổi, tổ chức lại các Tổng công ty do Nhà nƣớc đầu tƣ, thành lập chuyển sang Tổng
công ty theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con. Từ đó, tạo tiền đề, bối cảnh cho sự ra
đời mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con ở Việt Nam. Trƣớc và sau thời điểm này, có rất
nhiều bài viết, cơng trình trên thế giới và ở Việt Nam nghiên cứu liên quan đến nhóm
cơng ty, chế định tập đồn kinh tế, giao dịch giữa các cơng ty trong nhóm cơng ty, sở
hữu chéo...
Các cơng trình nghiên cứu trong nƣớc về vấn đề này nhƣ:
-

Nguyễn Thị Lan Hƣơng (2002), “Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con ở

Nhật Bản và một số liên hệ với pháp luật Việt Nam”, Tạp chí nhà nước và pháp
luật, số 12 (176): bài viết này đã chỉ ra đƣợc các con đƣờng hình thành mối
quan hệ giữa cơng ty mẹ và cơng ty con, phân tích trách nhiệm của công ty mẹ
đối với công ty con, nội dung giám sát của công ty mẹ đối với công ty con theo
pháp luật Nhật Bản. Tuy nhiên, bài viết này từ năm 2002, thời điểm cịn chƣa có
sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2005 và Luật Doanh nghiệp 2014 nên nhiều
nội dung khơng cịn mang tính thời sự.
2


-

Đặng Thị Tuyết Mai (2007), Điều chỉnh pháp luật mối liên kết giữa công ty mẹ
và công ty con trong mơ hình nhóm cơng ty, Luận văn thạc sỹ luật học, Trƣờng
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh: luận văn đã phân tích đƣợc những cơ sở lý luận
về nhóm công ty, quan hệ chi phối của công ty mẹ đối với công ty con. Tuy
nhiên, luận văn này chỉ mới dừng ở các quy định của pháp luật trong nƣớc. Hơn
nữa, những nội dung trong luận văn đƣợc phân tích theo quy định của Luật
Doanh nghiệp 2005, do đó, khơng cịn mang tính thời sự.

-

Võ Thị Hồi (2007), Cải thiện mối quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ - cơng ty
con trong nhóm cơng ty, Luận văn thạc sỹ luật học, Trƣờng Đại học Luật TP.
Hồ Chí Minh: mặc dù luận văn này đã thể hiện đƣợc các đặc trƣng pháp lý cơ
bản của mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con, nhƣng chỉ mới dừng lại ở
việc phân tích địa vị pháp lý, quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với công
ty con, chƣa thật sự làm rõ quan hệ sở hữu vốn và quan hệ kiểm soát. Tƣơng tự,
luận văn này khơng cịn mang tính thời sự.


-

Hà Thị Thanh Bình (chủ nhiệm đề tài) (2016), Điều chỉnh giao dịch giữa các
bên có liên quan trong nhóm cơng ty theo pháp luật công ty – kinh nghiệm ở
một số quốc gia và bài học cho Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ,
mã số B2014-10-03, Trƣờng Đại học Luật TP Hồ Chí Minh: cơng trình này
nghiên cứu sâu rộng pháp luật của các nƣớc Anh, Úc, Hoa Kỳ, Đức, Trung
Quốc, Nhật Bản về việc kiểm sốt giao dịch nội nhóm của các bên trong nhóm
cơng ty. Do đó, cơng trình tập trung vào các quy định liên quan đến việc điều
chỉnh các giao dịch giữa các bên có liên quan trong nhóm cơng ty dƣới góc độ
quản trị doanh nghiệp, kế tốn, thuế, khơng đi sâu vào mối quan hệ pháp lý giữa
công ty mẹ và công ty con. Tuy nhiên, cơng trình này đƣợc hồn thành vào thời
điểm Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực, và là tài liệu tham khảo hữu ích để
tác giả có thể hồn thiện đƣợc luận văn này.

-

Nguyễn Thị Hồng Nhung (2006), Công ty mẹ - Công ty con: Thực trạng pháp
luật và giải pháp hoàn thiện, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học quốc
gia Hà Nội: Luận văn trình bày đặc điểm, bản chất, ích lợi và hạn chế của mơ
hình cơng ty mẹ - cơng ty con.

-

Nguyễn Hồng Thùy Trang (2016), “Kiểm sốt giao dịch giữa các bên có liên
quan trong nhóm cơng ty theo pháp luật Hoa Kỳ”, Tạp chí Khoa học pháp lý,
Số 01(95): Bài viết phân tích khái niệm nhóm cơng ty theo pháp luật Hoa Kỳ ở
các khía cạnh: quan hệ sở hữu chung giữa các thành viên trong nhóm và quan
3



hệ kiểm soát, bị kiểm soát giữa các thành viên trong nhóm. Đồng thời, làm rõ
những vấn đề pháp lý liên quan đến kiểm soát giao dịch giữa các bên có liên
quan trong nhóm cơng ty ở các khía cạnh quản trị doanh nghiệp, kế toán và thuế.
-

Nguyễn Thị Thanh Huyền (2016), “Giao dịch giữa các bên có liên quan trong
nhóm cơng ty – một cơng cụ để thực hiện hành vi thao túng dƣới dạng thâu tóm
hoặc trợ giúp và kinh nghiệm từ Trung Quốc”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số
01(95): Bài viết phân tích giao dịch giữa các bên có liên quan trong nhóm cơng
ty và khả năng thao túng thị trƣờng tài chính thơng qua các giao dịch này.

-

Bùi Thị Thanh Thảo (2015), “Một số quy định của pháp luật về kiểm soát giao
dịch giữa các thành viên trong nhóm cơng ty”, Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 02
(87): Trình bày sự cần thiết phải kiểm sốt giao dịch của các thành viên trong
nhóm cơng ty, phân tích quy định của pháp luật về kiểm sốt giao dịch giữa các
thành viên trong nhóm cơng ty theo hai hƣớng: một là, hạn chế hoặc không cho
phép thực hiện một số giao dịch và hai là, kiểm soát chặt chẽ đối với những
giao dịch đƣợc phép thực hiện.
Ngồi ra, cịn một số bài báo, chun đề nghiên cứu của các học giả
nƣớc ngoài nhƣ:

-

Andrew Muscat (2016), The liability of the holding company for the debts of its
insolvent subsidiaries, Routledge Publisher: bài viết phân tích trách nhiệm của
cơng ty mẹ đối với các khoản nợ của các công ty con bị phá sản. Trên cơ sở
phân tích quy định Pháp luật Vƣơng quốc Anh, tác giả chỉ ra những bất cập có

thể dẫn đến việc một cơng ty mẹ không thể đáp ứng đƣợc các khoản nợ khi các
cơng ty con phá sản để lại. Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ ra 04 hoạt động thƣờng
xuất hiện trong nhóm cơng ty gây thiệt hại cho chủ nợ, đồng thời đề xuất các
giải pháp sửa đổi và khẳng định trách nhiệm của công ty mẹ đối với các khoản
nợ của công ty con bị phá sản.

-

Raymond Wacks (1999), The new legal order in Hong Kong, Hong Kong
University Press Publisher: cuốn sách chia làm ba phần, bao gồm 21 bài viết
phân tích về pháp luật Hong Kong, pháp luật Trung Quốc. Trong đó, bài viết
“Company law in Hong Kong: Charting a New Course” của Anna Tam đề cập
đến những quy định pháp luật Hong Kong về nhóm cơng ty. Đặc biệt, trong bài
viết này, tác giả đi sâu vào so sánh với pháp luật công ty Anh, cụ thể là trƣờng
hợp phá hạn trách nhiệm (lifting the veil).
4


-

Takahashi Eiji(2006), “Japanese corporate groups under the new legislation”,
European Company and Financial Law Review 3 (3): Bài viết phân tích những
quy định pháp luật mới của Nhật Bản điều chỉnh về chế định nhóm cơng ty.

-

Bob Tricker, Corporate Governance: Principles, Policies, and Practices, Third
edition, Oxford University Press Publisher: Phân tích mơ hình, đặc điểm,
ngun tắc của quản trị cơng ty, đồng thời đƣa ra những cơ sở thực tiễn từ
HBOS Bank, Goldman Sachs và News International. Đặc biệt, trong cuốn sách

này, tác giả trình bày những đặc trƣng của quản trị cơng ty trong nhóm cơng ty,
trong đó đáng chú ý là kiểu cấu trúc hình kim tự tháp (pyramid structures).
Đồng thời, tác giả đƣa ra 06 nguyên nhân lý giải vì sao các cơng ty mẹ thƣờng
chọn theo kiểu cấu trúc hình kim tự tháp này, thay vì là một cấu trúc hợp nhất
thơng thƣờng.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu đƣợc tham khảo trên đây ít nhiều đã đề

cập đến mối quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ và cơng ty con ở các khía cạnh địa vị
pháp lý của công ty mẹ, công ty con, quyền và trách nhiệm của công ty mẹ đối với
công ty con, nhƣng không tập trung nghiên cứu chuyên sâu về các quan hệ sở hữu vốn
chi phối, quan hệ kiểm sốt và quan hệ trách nhiệm. Một số cơng trình có đối tƣợng
nghiên cứu chính là pháp luật nƣớc ngồi, tuy nhiên, nội dung chính là kiểm sốt giao
dịch của các bên trong nhóm cơng ty.
Bản thân tác giả xin đƣợc tiếp thu những thành quả đó để tiếp tục nghiên cứu và
có thêm những đóng góp hữu ích về vấn đề này.
3.

Mục tiêu của đề tài

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, so sánh pháp luật của Việt Nam về mối quan
hệ giữa công ty mẹ và công ty con với pháp luật của Vƣơng quốc Anh, Nhật Bản để
thấy đƣợc những điểm tƣơng đồng và khác biệt của pháp luật về lĩnh vực này. Từ đó,
rút ra những kinh nghiệm Việt Nam có thể học hỏi để hồn thiện pháp luật doanh
nghiệp.
Để đạt đƣợc điều đó, tác giả xác định những nhiệm vụ cụ thể cần phải thực hiện
nhƣ sau: trình bày cơ sở và con đƣờng hình thành mối quan hệ giữa cơng ty mẹ và
cơng ty con, những đặc trƣng pháp lý của mối quan hệ này, khái quát nội dung của
pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con trên các khía cạnh sở
hữu vốn chi phối, kiểm soát các giao dịch và trách nhiệm pháp lý phát sinh; phân tích
5



yêu cầu của pháp luật điều chỉnh mối quan hệ; phân tích pháp luật cơng ty của Vƣơng
quốc Anh, Nhật Bản về mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con; rút ra bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1

Đối tƣợng nghiên cứu

-

Các văn bản pháp luật về công ty mẹ - công ty con ở Việt Nam;

-

Các văn bản pháp luật về công ty mẹ - công ty con của Vƣơng quốc Anh, Nhật
Bản; nghiên cứu thêm văn bản pháp luật của Úc;

-

Một số án lệ của Vƣơng quốc Anh, Nhật Bản;

-

Các cơng trình nghiên cứu, bình luận của các tác giả khác trong và ngoài nƣớc;


-

Thực tiễn của mối quan hệ giữa công ty mẹ, công ty con ở Vƣơng quốc Anh,
Nhật Bản, Việt Nam.

4.2

Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu mối quan hệ pháp lý giữa công

ty mẹ và công ty con ở các khía cạnh thực hiện quyền chủ sở hữu của cơng ty mẹ đối
với cơng ty con, kiểm sốt các giao dịch thực hiện giữa công ty mẹ và công ty con,
trách nhiệm pháp lý của công ty mẹ phát sinh từ mối quan hệ giữa công ty mẹ và công
ty con đƣợc quy định trong Luật Công ty Vƣơng quốc Anh, Nhật Bản và Luật Doanh
nghiệp Việt Nam.
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu pháp luật hiện đang có hiệu lực thi
hành.
Về khơng gian: Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu pháp luật tại Vƣơng quốc
Anh, Nhật Bản, Việt Nam. Ngồi ra, có mở rộng thêm pháp luật của Úc.
5.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Dựa trên mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả đã sử dụng kết hợp một số
phƣơng pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp. Đây là các phƣơng
pháp đƣợc sử dụng phổ biến và tập trung nhiều nhất trong việc trình bày các
vấn đề lý luận chung về mối quan hệ giữa công ty mẹ, công ty con và cơ sở pháp lý
điều chỉnh mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con.
6



-

Phương pháp so sánh luật: Tác giả nghiên cứu quy định pháp luật về mối quan

hệ giữa công ty mẹ và cơng ty con ở quốc gia điển hình (Anh), bên cạnh đó mở rộng
thêm vài quy định pháp luật của Úc; và quốc gia có quan điểm xây dựng pháp luật
cũng nhƣ đặc điểm lịch sử và văn hóa tƣơng đối tƣơng đồng với Việt Nam (Nhật Bản).
Ngoài ra, trong luận văn này, tác giả còn sử dụng một số phƣơng pháp nghiên
cứu khác, ví dụ nhƣ phƣơng pháp logic, phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và lịch
sử.
6.

Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 02

chƣơng:
-

Chƣơng 1: Khái quát về mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con;

Chƣơng 2: Mối quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con theo pháp luật một số
quốc gia - Kinh nghiệm cho Việt Nam.

7


CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG TY MẸ VÀ CƠNG TY CON

1.1

Sự hình thành mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con

1.1.1 Cơ sở hình thành mối quan hệ giữa cơng ty mẹ và cơng ty con
Hiện nay, cùng với q trình mở rộng sản xuất kinh doanh, các hình thức liên
kết của doanh nghiệp diễn ra ngày càng mạnh mẽ, với những hình thức, mức độ phong
phú, đa dạng. Trong đó, có thể kể đến hai hình thức liên kết cơ bản là tích lũy đầu tƣ
mở rộng và thơng qua việc sáp nhập1. Chính sự liên kết này đã góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh của các tổ chức kinh tế, thúc đẩy khả năng chi phối, quyền lực
kinh tế cho những doanh nghiệp riêng lẻ hoặc những doanh nghiệp thuộc hệ thống liên
kết. Có thể nói, sự liên kết kinh tế chính là tiền đề cho sự hình thành của mối quan hệ
công ty mẹ và công ty con trong nhóm cơng ty.
Lịch sử hình thành nhóm cơng ty theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con đã bắt
đầu từ khoảng giữa thế kỷ XIX, gắn với việc các nhà tƣ bản cần vốn lớn để xây dựng
các tuyến đƣờng sắt ở châu Âu2. Thông qua những ƣu việt của mơ hình cơng ty mẹ cơng ty con, con đƣờng hình thành và phát triển của mơ hình này ở các nƣớc trên thế
giới, có thể nhận thấy sự liên kết của các công ty để thành lập nên công ty mẹ, công ty
con là một xu thế tất yếu nhằm nâng cao trình độ phát triển kinh tế, lực lƣợng sản xuất
và thực hiện xã hội hóa. Theo nghiên cứu, hầu hết pháp luật của các nƣớc trên thế giới
quy định mỗi cơng ty đều có tƣ cách pháp nhân. Sự kết hợp giữa tƣ cách pháp nhân với
quy định chế độ trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và việc cơng ty có quyền sở hữu cổ
phần do công ty khác phát hành tạo tiền đề cho sự ra đời của các nhóm cơng ty3. Với
tƣ cách pháp lý độc lập, cơng ty mẹ thành lập, góp vốn thành lập nên các công ty con
cũng độc lập về quyền và nghĩa vụ, do đó, giúp giảm thiểu rủi ro và trách nhiệm của
cơng ty mẹ. Hay nói cách khác, lúc này tài sản của công ty mẹ và cơng ty con có sự
phân định. Rõ ràng hơn, ví tài sản của công ty mẹ và tài sản của cơng ty con giống nhƣ
hai chiếc bình thơng nhau chứa đầy nƣớc, và sự giới hạn trách nhiệm, phân định tài sản
1

Nguyễn Thị Hồng Nhung, Công ty mẹ - công ty con: Thực trạng pháp luật và giải pháp hoàn thiện, Luận văn

thạc sỹ luật học, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 11.
2
Võ Thị Hoài (2007), Hoàn thiện các mối quan hệ pháp lý giữa công ty mẹ - cơng ty con trong các tập đồn
kinh tế, Luận văn thạc sỹ luật học, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr. 6.
3
Virginia Harper Ho (2012), Theories of Corporate Groups: Corporate Identity Reconceived, Seton Hall Law
Review, vol.42, tr.899. Trích trong Hà Thị Thanh Bình (chủ nhiệm đề tài) (2016), Điều chỉnh giao dịch giữa các
bên có liên quan trong nhóm cơng ty theo pháp luật cơng ty – kinh nghiệm ở một số quốc gia và bài học cho Việt
Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, mã số B2014-10-03, Trƣờng Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tr. 11.

8


giống nhƣ việc chúng ta đặt một chiếc van ở giữa hai chiếc bình thơng nhau đó. Khi
khóa kín chiếc van đó lại, nếu một trong hai chiếc bình bị vỡ thì khối nƣớc trong chiếc
bình cịn lại vẫn đƣợc bảo tồn. Tƣơng tự vậy, khi cơng ty con gặp rủi ro về mặt tài
chính thì cơng ty mẹ khơng có trách nhiệm đối với các chủ nợ của cơng ty con. Việc
các công ty mẹ đứng ra gánh vác khoản nợ của công ty con xuất phát từ tinh thần tự
nguyện và mục đích giữ uy tín cho chính công ty mẹ mà thôi4. Tuy nhiên, ở Vƣơng
quốc Anh và Nhật Bản, án lệ hai quốc gia này cho phép phá hạn trách nhiệm nhằm
ràng buộc trách nhiệm của công ty mẹ đối với các nghĩa vụ của công ty con khi đáp
ứng những điều kiện nhất định (sẽ đƣợc trình bày cụ thể hơn tại Chƣơng 2 của Luận
văn này).
Tóm lại, chính nhu cầu và lợi ích của việc liên kết công ty, nhƣ mở rộng ngành
nghề kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro và trách nhiệm... đã
tạo cơ sở cho sự ra đời của mối quan hệ giữa công ty mẹ và cơng ty con. Cho đến nay,
mơ hình này ngày càng phổ biến và đƣợc ƣa chuộng bởi những ƣu việt mà nó mang lại.
1.1.2 Khái niệm cơng ty mẹ, cơng ty con
Thuật ngữ “công ty mẹ”, “công ty con” là cách chuyển ngữ theo Tiếng Việt dựa
trên tính chất mối quan hệ đặc biệt của các công ty này. Trong nguyên văn Tiếng Anh,

công ty mẹ là holding company, công ty con là subsidiary company. Hiện nay, trong
khoa học pháp lý và khoa học kinh tế đã có định nghĩa rõ ràng về thuật ngữ này. Cụ
thể, theo Black Law’s dictionary, công ty mẹ là “công ty thường giới hạn các hoạt
động của mình theo cổ phần sở hữu tại các công ty khác và thực hiện giám sát quản lý
đối với các công ty này. Công ty mẹ thường nắm quyền kiểm soát (hơn 50% cổ phần
biểu quyết) trong các cơng ty mà nó có cổ phần”5. Cũng tại Black Law’s dictionary,
công ty con đƣợc định nghĩa là “công ty bị công ty khác nắm giữ đa số cổ phần, và vì
vậy bị cơng ty đó kiểm sốt”6. Theo diễn giải của chuẩn mực kế toán IAS (International
Accounting Standard), công ty mẹ (parent company) là một thực thể pháp lý có ít nhất
một đơn vị trực thuộc – cơng ty con (subsidiary). Công ty con là thực thể pháp lý bị
kiểm sốt bởi cơng ty mẹ. Kiểm sốt theo IAS nghĩa là: (i) sở hữu trực tiếp hoặc gián
4

Hà Thị Thanh Bình (chủ nhiệm đề tài) (2016), Điều chỉnh giao dịch giữa các bên có liên quan trong nhóm công
ty theo pháp luật công ty – kinh nghiệm ở một số quốc gia và bài học cho Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ, mã số B2014-10-03, Trƣờng Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, tr. 11.
5
Nguyên văn Tiếng Anh: “A company that confines its activities to owning stock in, and supervising
management of, other companies. A holding company usually owns a controlling interest in (more than 50
percent of the voting stock) the companies whose stock it holds”.
6
Nguyên văn Tiếng Anh: “One in which another corporation (i.e.parent) owns at least a majority of the shares,
and thus has control”.

9


tiếp nhiều hơn 50% số phiếu bầu, hoặc (ii) sở hữu 50% số phiếu bầu hoặc ít hơn
nhưng nắm quyền đối với 50% số phiếu bầu theo sự thỏa thuận đối với các cổ đông
khác, hoặc nắm quyền lãnh đạo, điều hành liên quan đến các chính sách tài chính hay

sản xuất kinh doanh của công ty được quy định tại điều lệ, theo sự thỏa thuận hay hợp
đồng, hoặc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm phần lớn các thành viên Hội đồng quản trị
(HĐQT) hay ban lãnh đạo, hoặc có quyền quyết định, định hướng đến phần lớn các số
phiếu bầu tại các cuộc họp HĐQT, ban lãnh đạo7.
Pháp luật của một số nƣớc cũng có điều khoản định nghĩa công ty mẹ, công ty
con. Cụ thể, theo Luật Công ty Vƣơng quốc Anh 2006, một công ty đƣợc coi là công
ty con của công ty khác (công ty mẹ), khi cơng ty đó:
(i)
(ii)
(iii)
(iv)

Nắm giữ đa số phiếu có quyền biểu quyết trong công ty con, hoặc
Là thành viên của cơng ty con và có quyền bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm đa số
thành viên HĐQT của công ty con, hoặc
Là thành viên và tự mình kiểm sốt, theo thỏa thuận với những thành viên
khác, đa số phiếu có quyền biểu quyết của công ty con này, hoặc
Là công ty con của công ty con khác của công ty mẹ8.

Theo Luật Công ty Nhật Bản 20059, công ty mẹ là bất kỳ chủ thể có tƣ cách
pháp nhân nào (theo quy định của Bộ Tƣ pháp), kiểm soát việc tổ chức quản lý một
công ty cổ phần (CTCP), bao gồm nhƣng khơng giới hạn, một cơng ty có cơng ty con
là CTCP10. Công ty con là bất kỳ chủ thể có tƣ cách pháp nhân nào (theo quy định của
Bộ Tƣ pháp), mà việc tổ chức quản lý chịu sự kiểm sốt của một cơng ty, bao gồm

7

“IAS 27 – Separate Financial Statements”, truy cập ngày
20/5/2017.
Nguyên văn Tiếng Anh: “It is assumed that control exists if the parent company has more than 50% of the

ordinary (equity) shares – ie giving them more than 50% of the voting power. However there are examples
where a holding of less than 50% of the ordinary shares can still lead to control existing. This maybe because
the parent has: the power over more than 50% of the voting rights by virtue of agreement with other investors,
the power to govern the financial and operating policies of the entity under statue or an agreement, the power to
appoint or remove the majority of the members of the board of directors, or the power to cast the majority of the
votes at meetings of the board of directors”.
8
UK Companies Act 2006, Article 1159. “A company is a “subsidiary” of another company, its “holding
company”, if that other company: (a) holds a majority of the voting rights in it, or (b) is a member of it and has
the right to appoint or remove a majority of its board of directors, or (c) is a member of it and controls alone,
pursuant to an agreement with other members, a majority of the voting rights in it, or (d) if it is a subsidiary of a
company that is itself a subsidiary of that other company”.
9
Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu các quy định của pháp luật Nhật Bản dựa trên bản dịch Tiếng Anh tại:
/>10
Japan Companies Act 2005, Article 2 (iv).

10


nhƣng khơng giới hạn, một CTCP trong đó đa số phiếu biểu quyết thuộc sở hữu của
công ty kia11.
Theo quy định Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2014, một công ty đƣợc gọi là
công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trƣờng hợp sau đây12:
(a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thơng của cơng ty đó;
(b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp quyết định bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành
viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của cơng ty đó;
(c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của cơng ty đó.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng pháp luật cơng ty Vƣơng quốc Anh coi công ty “cháu”
cũng là công ty con trong mối quan hệ với cơng ty “bà”. Trong khi đó, pháp luật Việt

Nam không quy định vấn đề này. Theo tác giả, Luật Doanh nghiệp Việt Nam cần bổ
sung thêm cấp độ công ty “cháu” trong mối quan hệ công ty mẹ - cơng ty con, bởi vì
giữa các cơng ty này suy cho cùng có sự tồn tại quan hệ sở hữu vốn. Mơ hình tổ hợp
cơng ty bà, công ty mẹ, công ty con, công ty cháu đƣợc ví nhƣ cấu trúc kim tự tháp
(pyramid structure). Cấu trúc kim tự tháp đƣợc xem là mơ hình tổ chức đơn giản nhất
của nhóm cơng ty. Đây là mơ hình phổ biến trên thực tế, và đƣợc sử dụng rộng rãi bởi
các công ty tƣ nhân, công ty nhà nƣớc, và các tập đoàn quốc tế13. Theo kết quả nghiên
cứu đã đƣợc công bố cách đây hơn ba mƣơi năm14, hai mƣơi cơng ty đứng vị trí dẫn
đầu của tờ UK Times có 4600 cơng ty con: trung bình mỗi cơng ty có 230 cơng ty con.
Tập đồn nhỏ nhất có 20 cơng ty con, tập đồn lớn nhất có một con số kinh ngạc, đến
800 công ty con. Điều đáng ngạc nhiên hơn nằm ở chỗ số lƣợng các cấp bậc (levels)
nằm trong cấu trúc này, có tổ hợp có từ hai hoặc ba, năm, sáu, thậm chí là mƣời một
cấp bậc15.
Mặc dù có sự khác nhau trong cách quy định, cách sử dụng thuật ngữ, nhƣng
nhìn chung, pháp luật của các quốc gia đƣợc nghiên cứu trong luận văn này đều định
nghĩa công ty mẹ, công ty con dựa theo cơ sở phát sinh mối quan hệ (sở hữu vốn chi
phối), từ đó nắm giữ quyền kiểm sốt một số hoạt động của công ty bị chi phối. Vì vậy,
có thể nói rằng nút liên kết về sở hữu vốn dẫn đến khả năng công ty này kiểm soát
11

Japan Companies Act 2005, Article 2 (iii).
Khoản 1 Điều 189 Luật Doanh nghiệp 2014.
13
Bob Tricker, Corporate Governance: Principles, Policies, and Practices, tr.250.
14
Tricker R.I (1984), Corporate Governance: Practices, Procedures, and Powers in British Companies and their
Boards of Directors, Corporate Policy Group and Gower, Aldershot, UK. Tài liệu đƣợc trích dẫn trong cuốn
sách: Bob Tricker, tlđd (13), tr. 251.
15
Bob Tricker, tlđd (13), tr. 251.

12

11


công ty kia là bản chất của mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con. Đây cũng
đƣợc xem là tiêu chí căn bản để phân biệt mối quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con
và giữa những pháp nhân có mối quan hệ sở hữu vốn nhƣng chƣa đến mức chi phối –
công ty liên kết (affiliated companies). Bởi lẽ, nếu khơng có khả năng kiểm sốt, việc
nắm giữ cổ phần của cơng ty này đối với công ty khác chỉ là quan hệ đầu tƣ thơng
thƣờng16. Thực tế, trong một nhóm cơng ty, có thể có tổ hợp cơng ty mẹ - cơng ty con
và tổ hợp của các cơng ty liên kết. Ví dụ, Ngân hàng Mỹ (Bank of America) có nhiều
cơng ty liên kết nhƣ: Banc of America, US Trust, Landsafe, Balboa, Merrill Lynch;
hay Tập đồn Unilever vừa có cơng ty con Hindustan Unilever vừa có cơng ty liên kết
Slim-fast. Vì vậy, phân biệt mối quan hệ giữa công ty mẹ - công ty con với mối quan
hệ giữa các công ty liên kết với nhau có vai trị quan trọng trong việc nghiên cứu đặc
điểm, bản chất và các quy định pháp luật điều chỉnh mối quan hệ giữa công ty mẹ và
công ty con.
Theo từ điển luật học Black Law’s dictionary và Luật Đầu tƣ công ty Hoa Kỳ
1940 (The Investment Company Act 1940), công ty liên kết là công ty đƣợc đầu tƣ
trực tiếp hoặc gián tiếp từ 5% cổ phiếu có quyền biểu quyết trở lên17. Trong khi đó,
theo quy định của Luật Phá sản Hoa Kỳ (The Bankrupcy Code) thì tỷ lệ này từ 20% trở
lên18. Luật Doanh nghiệp Việt Nam khơng có điều khoản quy định trực tiếp về công ty
liên kết. Khái niệm công ty liên kết đƣợc nhắc đến trong Nghị định 19/2014/NĐ-CP về
ban hành điều lệ mẫu của công ty TNHH một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu,
nhƣ sau:
“Công ty liên kết” là doanh nghiệp mà công ty nắm giữ cổ phần, vốn góp khơng
chi phối theo quy định của pháp luật19.
“Cổ phần khơng chi phối, vốn góp khơng chi phối của công ty” tại doanh
nghiệp khác là cổ phần hoặc mức vốn góp của cơng ty chiếm từ 50% vốn điều lệ của

doanh nghiệp trở xuống20.
16

Rule 405 Securities Act of 1993; 15 U.S.C section 79b (a) (7) (B) (2003); section 2 (a) (9) ICA 1940. Trích
trong Nguyễn Hồng Thùy Trang (2016), “ Kiểm soát giao dịch giữa các bên có liên quan trong nhóm cơng ty
theo pháp luật Hoa Kỳ”, Tạp chí khoa học pháp lý, Số 01 (95), tr. 32.
17
Theo Black Law’s dictionary, tái bản lần thứ 5.
Nguyên văn Tiếng Anh: “Under Investment Company Act, company in which there is ownership (direct or
indirect) of 5 percent or more of the voting stock”.
18
US Bankrupcy Code, Article 101(2). “The term “affiliate” means entity that directly or indirectly owns,
controls, or holds with the power to vote, 20 percent or more of the outstanding voting securities of the debtor”.
19
Khoản đ Điều 1 Điều lệ mẫu kèm theo Nghị định 19/2014/NĐ-CP về ban hành Điều lệ mẫu của công ty
TNHH một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu.

12


Theo nghiên cứu của tác giả, pháp luật công ty, pháp luật đầu tƣ và cả pháp luật
phá sản của Vƣơng quốc Anh, Nhật Bản khơng có điều khoản quy định trực tiếp về
công ty liên kết (affiliated companies hay associated companies). Do đó, thuật ngữ
“cơng ty liên kết” đƣợc sử dụng ở những nƣớc này dùng để chỉ những cơng ty có mối
quan hệ sở hữu vốn từ 50% trở xuống.
Nhƣ vậy, nhìn chung, khơng có một tỷ lệ thống nhất để xác định công ty này là
công ty liên kết của công ty khác. Trên thực tế, tiêu chí để xác định cơng ty liên kết
khơng giống nhau ở các quốc gia khác nhau, ở các bang khác nhau hay chậm chí là ở
các cơ quan khác nhau. Ví dụ, có những cơng ty theo Sở Thuế vụ (Internal Revenue
Service – IRS) là công ty liên kết nhƣng theo Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch

(Securities and Exchange Commission – SEC) là khơng phải21.
1.1.3 Con đƣờng hình thành mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con
Ở mỗi quốc gia, Tập đoàn kinh tế (Business Group) - là một dạng tổ hợp công
ty mẹ - cơng ty con, có thể có những tên gọi khác nhau. Chẳng hạn nhƣ tại các nƣớc
Tây Âu và Bắc Mỹ, khi nói đến tập đồn kinh tế ngƣời ta thƣờng sử dụng các từ
“Consortium”, “Conglomerate”, “Cartel”, “Trust”, “Alliance”, “Syndicate” hay
“Group”. Ở Châu Á, trong khi ngƣời Nhật gọi là “Keiretsu” hoặc “Zaibatsu” thì ở Hàn
Quốc lại gọi là “Cheabol”, cịn ở Trung Quốc thì sử dụng “Jituan Gongsi”22. Mặc dù
có những cách gọi tên khác nhau, nhƣng nhìn chung, nguyên nhân ra đời và con đƣờng
hình thành nên các tổ hợp kinh doanh này là tƣơng tự nhau.
Thứ nhất, cơng ty mẹ góp vốn thành lập cơng ty con. Cơng ty mẹ có thể góp vốn
bằng tiền mặt hoặc hiện vật, một phần hoặc toàn bộ để thành lập cơng ty con. Cơng ty
góp vốn trở thành cơng ty mẹ, cơng ty đƣợc thành lập bằng vốn góp trở thành công ty
con23. Khi công ty mẹ nắm giữ vốn tồn bộ ở cơng ty con thì cơng ty mẹ kiểm sốt, chi
phối cơng ty con với tƣ cách của một chủ sở hữu. Trƣờng hợp cơng ty mẹ góp một
phần vốn thì cơng ty mẹ đóng vai trị là một thành viên, cổ đông của công ty con, tuy
nhiên, phần vốn này phải là ở mức chi phối. Theo quy định pháp luật của các quốc gia
20

Khoản i Điều 1 Điều lệ mẫu kèm theo Nghị định 19/2014/NĐ-CP về ban hành Điều lệ mẫu của công ty TNHH
một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu.
21
“Affiliated Companies”, truy cập ngày
21/5/2017.
22
Doãn Hữu Tuệ (2008), “Kỳ 1: Để hiểu đúng về Tập đoàn kinh tế”,
truy cập ngày 12/5/2017.
23
Nguyễn Thị Lan Hƣơng (2002), “Mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con ở Nhật Bản và một số liên hệ
với pháp luật Việt Nam”, Tạp chí nhà nước và pháp luật, số 12 (176), tr. 54.


13


đƣợc nghiên cứu, mức vốn góp để thiết lập nên mối quan hệ công ty mẹ - công ty con
chiếm tỷ lệ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Trong
trƣờng hợp góp vốn để thành lập mới công ty con này, công ty mẹ đƣợc xem là thành
viên, cổ đông sáng lập. Bên cạnh đó, cũng có trƣờng hợp một cơng ty góp thêm vốn
điều lệ của công ty đã đƣợc thành lập, đồng thời mức góp thêm chiếm tỷ lệ đa số trong
vốn điều lệ cơng ty, từ đó quan hệ cơng ty mẹ - cơng ty con đƣợc hình thành. Điều này
phù hợp với cách hiểu về hoạt động góp vốn đƣợc quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật
Doanh nghiệp Việt Nam 2014. Theo đó, góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn
điều lệ của công ty. Hành vi góp vốn của cơng ty mẹ sẽ tạo ra cơng ty con mà ở đó
cơng ty mẹ là cổ đông, thành viên, hoặc sẽ làm phát sinh tƣ cách thành viên, cổ đơng
của ngƣời góp vốn (cơng ty mẹ) với ngƣời nhận vốn góp (cơng ty con). Đây là cách
thức phổ biến và thƣờng đƣợc áp dụng trên thực tế. Ví dụ: tập đồn FPT - một trong
những tập đồn kinh tế lớn ở Việt Nam đƣợc hình thành dựa trên cách thức này24,
CTCP FPT đã góp vốn thành lập nên các công ty con với tỷ lệ sở hữu nhƣ sau: Công ty
TNHH hệ thống thông tin FPT (100%), Công ty TNHH phần mềm FPT (100%), CTCP
dịch vụ trực tuyến FPT (51.95%), Công ty TNHH thƣơng mại FPT (100%), CTCP bán
lẻ kỹ thuật số FPT (85%), Công ty TNHH giáo dục FPT (100%)25.
Thứ hai, thông qua hoạt động tập trung kinh tế. Hành vi tập trung kinh tế làm
cơ sở hình thành mối quan hệ cơng ty mẹ - công ty con chủ yếu xuất hiện dƣới hai
dạng: mua lại toàn bộ hoặc phần lớn vốn của công ty khác, và sáp nhập. Trƣớc hết,
thông qua mua cổ phần bằng tiền mặt, công ty sở hữu hơn 50% số cổ phần của công ty
khác trở thành công ty mẹ, công ty bị nắm cổ phần trở thành công ty con26. Khi công ty
mẹ nắm 100% số cổ phần của cơng ty con, thì cơng ty con đƣợc gọi là “wholly –
owned subsidiary”. Tại Nhật Bản, Đạo luật chống độc quyền 1949 chính thức xóa bỏ
mơ hình tập đoàn Zaibatsu27 và hƣớng đến sự đa dạng trong cấu trúc sở hữu doanh
nghiệp. Tuy nhiên, vai trò của nhà đầu tƣ cá nhân thời kỳ này còn nhiều hạn chế, hình

24

Lê Anh Linh (2008), Pháp luật về mơ hình công ty mẹ - công ty con và thực tiễn Tổng công ty chè Việt Nam,
Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 37.
25
“Các đơn vị thành viên trực thuộc FPT”, truy cập ngày
15/6/2017.
26
Nguyễn Thị Lan Hƣơng (2002), tlđd (23), tr. 55.
27
Zaibatsu (theo nghĩa đen là “phe cánh tài chính”) là một nhóm hợp tác gần gũi giữa các gia đình và các tổ chức
doanh nghiệp của họ kiểm sốt khơng những tài chính, cơng nghiệp, thƣơng mại mà cịn cả chính phủ. Phạm vi
hoạt động của Zaibatsu đƣợc mở rộng theo hƣớng đa dạng hóa, tiến tới thao túng thị trƣờng, độc quyền trong
một số lĩnh vực. Zaibatsu có sự liên kết chặt chẽ với chính quyền, chi phối chính trị xã hội và là một trong những
động lực quan trọng dẫn tới sự thiết lập Chủ nghĩa quân phiệt ở Nhật Bản. Xem thêm tại Dƣơng Ngọc Huyền
(2012), Vai trò của các tổ chức độc quyền (Zaibatsu) đối với lịch sử Nhật Bản từ cuối thế kỷ XIX đến nửa đầu
thế kỷ XX, Luận văn thạc sỹ lịch sử, Trƣờng Đại học Vinh.

14


thức sở hữu cá nhân thƣờng không ổn định do tâm lý cũng nhƣ khả năng chống đỡ rủi
ro kém trƣớc các biến động của nền kinh tế. Luật Chống độc quyền Nhật Bản sửa đổi
1953 cho phép các công ty đƣợc đầu tƣ vào cổ phiếu của các công ty khác. Trong bối
cảnh này, các nhóm Zaibatsu trƣớc đây tiến hành thu gom cổ phiếu trên thị trƣờng và
tái tổ chức lại các nhóm liên kết đã bị giải tán, dẫn đến sự ra đời của các Keiketsu. Vì
vậy, có thể nói rằng việc mua và sở hữu cổ phiếu của các cơng ty khác đã đặt nền
móng cho sự “sống” lại của mơ hình cơng ty mẹ - công ty con ở Nhật Bản28. Trƣờng
hợp thứ hai, thông qua hoạt động sáp nhập, công ty mẹ sáp nhập vào cơng ty khác làm
hình thành nên mối quan hệ mẹ con giữa công ty vừa nhận sáp nhập và cơng ty con

ban đầu. Ví dụ: Cơng ty A là con của công ty B, công ty B tiến hành sáp nhập vào
công ty C, lúc này công ty B chấm dứt tồn tại và chuyển giao mọi quyền, nghĩa vụ
pháp lý sang cho cơng ty C, hay nói cách khác sau khi sáp nhập, công ty C là công ty
mẹ của cơng ty A. Do đó, khác với trƣờng hợp thứ nhất, công ty C không bỏ tiền để
mua cổ phần của công ty A, nhƣng công ty C vẫn có thể trở thành cơng ty mẹ của cơng
ty A thông qua việc nhận sáp nhập công ty B.
Thứ ba, thơng qua những thỏa thuận kiểm sốt (control contract). Luật Công ty
Vƣơng quốc Anh định nghĩa hợp đồng kiểm soát là loại hợp đồng đƣợc soạn thảo để
trao những quyền nhƣ: (i) đƣợc ủy quyền bởi những điều khoản cam kết liên quan đến
những quyền có thể sử dụng đƣợc, và (ii) đƣợc pháp luật cho phép và theo đó cam kết
đƣợc thiết lập29. Theo đó, một cơng ty có thể kiểm sốt hiệu quả một cơng ty khác
ngay cả trong trƣờng hợp không nắm giữ đa số phiếu có quyền biểu quyết. Đặc trƣng
của hợp đồng kiểm sốt là không yêu cầu công ty mẹ nắm giữ bất kỳ vốn nào của cơng
ty con, tất cả những gì công ty mẹ cần là quyền thực hiện ảnh hƣởng chi phối (the right
to exercise a dominant influence)30. Quyền thực hiện ảnh hƣởng chi phối đƣợc định
nghĩa tại Đoạn 4 Phụ lục 7 Luật Công ty Vƣơng quốc Anh 2006 là quyền quản lý tuân
theo chính sách hoạt động và tài chính của cơng ty con đƣa ra, theo đó ngƣời trực tiếp
quản lý phải tuân thủ bất kể có phục vụ cho cơng ty mà mình đại diện hay không31.
28

Guo Li, Yakura Shinsuke (2009), “The cross holding of company shares – A preliminary legal study of Japan
and China”, Front Law China, 4(4), tr. 510.
29
Companies Act 2006, Schedule 7. “A control contract means a contract in writting conferring such a right
which (a) is of a kind authorised by the articles of the undertaking in relation to which the right is exercisable,
and (b) is permitted by the law under which that undertaking is established”.
30
Eilís Ferran (1999), Company law and corporate finance, Oxford University Press Publisher, tr. 29.
31
Companies Act 2006, Schedule 7, Paragraph 4. “An undertaking shall not be regarded as having the right to

exercise a dominant influence over another undertaking unless it has a right to give directions with respect to the
operating and financial policies of that other undertaking which its directors are obliged to comply with whether
or not they are for the benefit of that other undertaking".

15


Trong thực tế, nếu nhƣ khơng có những điều khoản về giảm thuế hoặc những ƣu đãi
khác, thì khó có khả năng xuất hiện trƣờng hợp một công ty muốn trao quyền cho công
ty khác điều hành hoạt động và những chính sách tài chính của nó32. Hiện nay, có
nhiều ý kiến khác nhau về thỏa thuận kiểm soát trong quan hệ cơng ty mẹ và cơng ty
con. Có quan điểm cho rằng, khi một cơng ty có thƣơng hiệu nổi tiếng thì có thể ký kết
hợp đồng kiểm sốt với công ty khác mà không cần phải sở hữu vốn chi phối33. Ví dụ,
cách đây 50 năm, ở Pháp xuất hiện một hãng thời trang nổi tiếng tên là Pierre Cardin,
xung quanh nhãn hiệu này đã hình thành một loạt các công ty may mặc, thời trang, mỹ
phẩm, thậm chí đồ ăn, bởi hãng Pierre Cardin đã dùng thƣơng hiệu của mình để nắm
quyền kiểm sốt các cơng ty trên. Tuy nhiên, quan điểm khác lại cho rằng, việc sử
dụng lợi thế về thƣơng hiệu để ký kết hợp đồng kiểm sốt thì khó có thể trở thành cơng
ty mẹ, đồng thời, về mặt giá trị, lợi thế thƣơng hiệu đƣợc quy đổi ra tỷ lệ cổ phần hay
phần vốn tƣơng đƣơng, và nhƣ vậy dạng chi phối nhƣ trên đã trở về dạng chi phối do
nắm giữ vốn34. Tác giả đồng tình với quan điểm thứ hai, bởi lẽ, lợi thế thƣơng hiệu hay
thậm chí bí quyết cơng nghệ, thị trƣờng là tài sản vơ hình của doanh nghiệp, nếu khơng
đƣợc giá trị hóa thành một tỷ lệ nắm giữ vốn cụ thể thì việc phân chia quyền và nghĩa
vụ của các bên không rõ ràng.
Nhƣ vậy, về cơ bản, có ba cách thức chủ yếu để hình thành mối quan hệ giữa
công ty mẹ - công ty con: góp vốn vào cơng ty con, thơng qua tập trung kinh tế và
những thỏa thuận kiểm soát. Với cách thức góp vốn và thơng qua tập trung kinh tế,
quan hệ cơng ty mẹ - cơng ty con đƣợc hình thành dựa trên tỷ lệ vốn sở hữu chi phối,
nhƣng cách thức cịn lại – thỏa thuận kiểm sốt thì lại khơng. Đồng thời, hai cách thức
đầu tiên cũng có sự khác nhau cơ bản. Việc góp vốn có thể cho ra đời pháp nhân mới

(công ty con), trong khi đó hoạt động tập trung kinh tế, cụ thể là mua lại và sáp nhập
không tạo nên pháp nhân mới.
1.2

Đặc trƣng pháp lý của mối quan hệ giữa công ty mẹ và cơng ty con

Tuy mỗi quốc gia có cách diễn giải khác nhau về khái niệm công ty mẹ, cơng ty
con, nhƣng nhìn chung, mối quan hệ giữa cơng ty mẹ và cơng ty con có những đặc
trƣng pháp lý nhƣ sau:

32

Eilís Ferran (1999), tlđd (30), tr. 29.
Nhà pháp luật Việt – Pháp, Tọa đàm các tập đoàn kinh tế lớn, Hà Nội ngày 28 và 29/9/2004.
34
Nguyễn Thị Mai Phƣơng (2006), Những vấn đề pháp lý về đổi mới tổ chức tổng cơng ty Nhà nước theo mơ
hình cơng ty mẹ - công ty con, Luận án Tiến sỹ, Viện Nhà nƣớc và pháp luật, tr. 24.
33

16


Thứ nhất, cơng ty mẹ và cơng ty con có tư cách pháp nhân độc lập. Thực tế
nghiên cứu quy định pháp lý của nhiều quốc gia cho thấy tổ hợp cơng ty mẹ - cơng ty
con khơng có tƣ cách pháp nhân mà chỉ là tổ hợp kinh doanh chứa trong đó các doanh
nghiệp có tƣ cách pháp nhân. Do vậy, các công ty mẹ và công ty con bình đẳng với
nhau trƣớc pháp luật, đều đƣợc thành lập và đăng ký theo quy định của pháp luật35.
Tuy nhiên, trên thực tế, hoạt động của cả tổ hợp công ty mẹ - cơng ty con có thể tạo ra
hình ảnh một đơn vị kinh tế có thƣơng hiệu thống nhất và uy tín doanh nghiệp đƣợc
pháp luật bảo hộ và cộng đồng thừa nhận36. Chính vì vậy, pháp luật công ty của nhiều

nƣớc không đƣa ra định nghĩa về tổ hợp công ty mẹ - công ty con, mà chỉ có quy định
thế nào là cơng ty mẹ, thế nào là cơng ty con. Tính độc lập về tƣ cách pháp nhân của
công ty mẹ và công ty con là một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy sự ra đời của
tổ hợp công ty mẹ - công ty con. Bởi lẽ đặc điểm này tạo nên lợi thế của việc liên kết
công ty, làm phát sinh chế độ TNHH của các cơng ty, do đó có thể giảm thiểu rủi ro và
trách nhiệm của công ty mẹ. Trong bối cảnh các cơng ty có nhiều dự án và nhiều lĩnh
vực kinh doanh khác nhau, rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt là điều không thể
tránh khỏi. Bằng việc hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - công ty con, công ty mẹ
cũng đã phân tách đƣợc quyền và nghĩa vụ sang cho công ty con. Tuy nhiên, về mặt
kinh tế, nhóm cơng ty mẹ - con đặc biệt là trong trƣờng hợp công ty mẹ sở hữu hồn
tồn (100%) cơng ty con, thƣờng đƣợc coi là một thực thể kinh tế duy nhất (single
economic entity)37. Vì vậy, mặc dù là những thực thể pháp lý độc lập, nhƣng mối quan
hệ giữa công ty mẹ và cơng ty con khơng hồn tồn độc lập, bình đẳng nhƣ giữa các
công ty độc lập khác. Bởi lẽ, suy cho cùng, bản chất của mối quan hệ giữa các chủ thể
này là quan hệ kiểm soát, chi phối. Do đó, trên thực tế khơng tránh khỏi các trƣờng
hợp nhầm tƣởng tiềm lực kinh tế của công ty mẹ mà thực hiện giao dịch với cơng ty
con, cuối cùng có thể gánh chịu những thiệt hại.
Thứ hai, mối quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con được thiết lập chủ yếu
trên cơ sở sở hữu vốn chi phối. Theo đó, cơng ty mẹ sẽ góp 100% vốn hoặc góp một
phần vốn đủ chi phối vào cơng ty con. Mức vốn chi phối theo quy định của pháp luật
công ty nhiều quốc gia hiện nay là trên 50%. Vì vậy, trong mối quan hệ này, cơng ty
mẹ đóng vai trị là cổ đơng, thành viên hoặc là chủ sở hữu của cơng ty con, do đó cơng
ty mẹ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản giống nhƣ các cổ đông, thành viên khác. Mối
35

Nguyễn Thị Lan (2011), Địa vị pháp lý của tập đoàn kinh tế ở Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật
Đại học quốc gia Hà Nội, tr. 10.
36
Australian companies and Securities Advisory Committee (1999), “Corporate groups”, Discussion Paper, tr. 4.
37

Hà Thị Thanh Bình (2014), tlđd (4), tr. 32.

17


liên kết giữa công ty mẹ và công ty con duy trì hoặc chấm dứt phụ thuộc vào việc cơng
ty mẹ tiếp tục giữ vốn đầu tƣ hoặc rút vốn đầu tƣ ra khỏi công ty con. Tuy nhiên, khác
với các cổ đông, thành viên khác, quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con là quan hệ
giữa hai chủ thể kiểm soát và bị kiểm soát. Nhƣ phần trên đã đề cập, sự kiểm sốt của
cơng ty mẹ đối với công ty con bắt nguồn từ việc nắm giữ vốn chi phối hoặc thông qua
những thỏa thuận kiểm sốt. Từ đây, cơng ty mẹ có thể lợi dụng công ty con để thực
hiện các hoạt động kinh tế có lợi cho cơng ty mẹ nhƣng có thể gây ảnh hƣởng đến
những chủ thể khác và khiến giao dịch không tuân theo đúng quy luật của thị trƣờng.
Về mặt pháp lý, cơng ty mẹ và cơng ty con có tƣ cách pháp nhân độc lập, tuy nhiên,
quan hệ sở hữu vốn khiến cho mối quan hệ giữa công ty mẹ và cơng ty con khơng
hồn tồn độc lập. Vì thế, pháp luật về kế toán và thuế của hầu hết các nƣớc đƣợc
nghiên cứu coi tổ hợp công ty mẹ, con là thực thể đóng thuế duy nhất và đặt ra yêu cầu
lập báo cáo tài chính hợp nhất cho cả nhóm cơng ty. Điều này nhằm tạo ra sự minh
bạch trong thơng tin của nhóm cơng ty, giúp các chủ thể khác khi tiến hành giao dịch
với công ty mẹ, các cơng ty con trong nhóm cơng ty có cái nhìn bao qt, tồn diện về
tình hình hoạt động và tài chính của cả tổ hợp. Bên cạnh đó, để tránh việc cơng ty mẹ
lợi dụng ngun tắc mỗi cơng ty có tƣ cách pháp nhân độc lập và lợi dụng quan hệ sở
hữu vốn chi phối buộc các công ty con thực hiện các giao dịch gây ảnh hƣởng đến các
chủ thể khác, pháp luật của hầu hết các quốc gia đƣợc nghiên cứu buộc công ty mẹ
phải chịu trách nhiệm đối với công ty con trong một số trƣờng hợp (nội dung này sẽ
đƣợc trình bày cụ thể hơn tại Chƣơng 2 của Luận văn này).
Thứ ba, quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con không chỉ là mối quan hệ giữa
hai chủ thể này mà còn phát sinh nhiều mối quan hệ pháp lý khác cần được pháp luật
điều chỉnh. Các mối quan hệ khác trong nhóm cơng ty bao gồm: quan hệ giữa các công
ty con trong cùng một công ty mẹ, quan hệ giữa những ngƣời quản lý ở công ty con

với công ty mẹ, quan hệ giữa những ngƣời quản lý ở công ty mẹ với công ty con. Tuy
giữa các cơng ty con khơng có sự ràng buộc về vốn chi phối hay thỏa thuận kiểm soát
nào, nhƣng chúng có chung một nút liên kết – cơng ty mẹ. Dự trù cho trƣờng hợp công
ty mẹ lợi dụng quyền của chủ sở hữu tác động đến các quyết định của các công ty con
nhằm thực hiện các giao dịch mang tính chất tƣ lợi, pháp luật của hầu hết các quốc gia
đƣợc nghiên cứu không cho phép các công ty con này đầu tƣ sở hữu chéo lẫn nhau. Về
phía ngƣời quản lý, pháp luật cơng ty của các nƣớc đề cao vai trò của những ngƣời
quản lý, ràng buộc nghĩa vụ của ngƣời quản lý công ty con, không cho phép họ thực
hiện việc quản lý, quyết định các giao dịch khơng vì lợi ích của cơng ty con mà vì lợi
18


×