Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Dấu hiệu định tội danh của tội chống người thi hành công vụ theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.08 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI CỦA TỘI
“CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CƠNG VỤ”
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI CỦA TỘI
“CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CƠNG VỤ”
THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Chun ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Định hướng ứng dụng
Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Anh Tuấn
Học viên: Nguyễn Thị Thùy Linh
Lớp: Cao học Luật, Tiền Giang Khóa 2

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn “Dấu hiệu định tội của tội “chống người
thi hành công vụ” theo luật hình sự Việt Nam” đây là cơng trình nghiên cứu
khoa học của riêng tơi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn bảo đảm
độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của Luận văn
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thùy Linh


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ luật Hình sự

BLTTHS

Bộ luật Tố tụng hình sự

Bộ CA

Bộ Cơng an

Bộ NN&PTNT

Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn


Bộ TP

Bộ Tư pháp

CA

Cơng an

CP

Chính phủ

KSND

Kiểm sát nhân dân

Luật BV&PTR

Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

Luật BVMT

Luật Bảo vệ mơi trường



Nghị định

NĐ-CP


Nghị định Chính phủ

NXB

Nhà xuất bản

TAND

Tòa án nhân dân

TANDTC

Tòa án nhân dân tối cao

TNHS

Trách nhiệm hình sự

TTHS

Tố tụng hình sự

TTLT

Thơng tư liên tịch

Viện KSNDTC

Viện kiểm sát nhân dân tối cao


VKSND

Viện kiểm sát nhân dân

XPHC

Xử phạt hành chính

XPVPHC

Xử phạt vi phạm hành chính


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI “CÔNG VỤ” VÀ “NGƯỜI THI
HÀNH CÔNG VỤ” CỦA TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ
.......................................................................................................................... 8
1.1. Quy định về dấu hiệu định tội “công vụ” và “người thi hành công
vụ” của tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật hình sự năm
2015 ............................................................................................................... 8
1.2. Các vướng mắc trong thực tiễn dấu hiệu định tội “công vụ” và
“người thi hành công vụ” của tội chống người thi hành cơng vụ trong
Bộ luật hình sự năm 2015 ......................................................................... 13
1.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu định tội “công
vụ” và “người thi hành công vụ” của tội chống người thi hành công vụ
..................................................................................................................... 18
Kết luận Chương 1 ....................................................................................... 20
CHƯƠNG 2. VỀ HÀNH VI KHÁCH QUAN CỦA TỘI CHỐNG NGƯỜI
THI HÀNH CÔNG VỤ ................................................................................ 21

2.1. Quy định của pháp luật về hành vi khách quan của tội chống người
thi hành công vụ ........................................................................................ 21
2.2. Các vướng mắc trong thực tiễn áp dụng dấu hiệu hành vi khách
quan của tội chống người thi hành công vụ ............................................ 24
2.3. Các giải pháp xác định đúng hành vi khách quan của tội chống
người thi hành công vụ ............................................................................. 32
Kết luận Chương 2 ....................................................................................... 34
KẾT LUẬN ................................................................................................... 35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI, thực hiện Nghị quyết của Đại hội, đất
nước ta bước sang nền kinh tế thị trường, không những tiến bước trên con
đường đổi mới, tích cực, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao, văn
hóa xã hội có nhiều tiến bộ, tình hình kinh tế - chính trị - xã hội tương đối ổn
định, an ninh quốc phòng được tăng cường, quan hệ đối ngoại không ngừng
được mở rộng, hợp tác quốc tế được tiến hành chủ động và đạt kết quả tốt.
Tuy nhiên, theo quy luật chung của hiện tượng xã hội, bất cứ vấn đề gì cũng
có tính hai mặt. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, chúng ta cũng phải
gánh chịu những ảnh hưởng không nhỏ do mặt trái của nền kinh tế thị
trường đem lại, cộng với sự thiếu kinh nghiệm trong quản lý kinh tế xã hội
đã làm cho đời sống xã hội có những biến động phức tạp: sự xuống cấp về
đạo đức và lối sống, tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp gia tăng, sự
phân hóa giàu nghèo sâu sắc… và đặc biệt trong mười năm trở lại đây, có
một hiện tượng tiêu cực của xã hội đã xuất hiện và không ngừng gia tăng về

số vụ việc và đa dạng hơn trong cách thức thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội, đó là hành vi chống người thi hành công vụ.
Pháp luật tồn tại với chức năng quan trọng nhất là điều chỉnh các quan
hệ xã hội, thông qua việc điều chỉnh hành vi của các chủ thể tham gia các
quan hệ xã hội đó. Việc thực hiện chức năng này nhằm đảm bảo cho chức
năng và nhiệm vụ của nhà nước được tiến hành phù hợp với bản chất của nhà
nước, thông qua một bộ máy nhà nước gồm những người thi hành công vụ sẽ
thay mặt nhà nước thực hiện chức trách được giao. Tuy nhiên, trong xã hội tất
yếu tồn tại một bộ phận các cá nhân nhằm bảo vệ quyền lợi riêng của mình
mà đi lệch chuẩn với quy định của pháp luật, và các lực lượng thi hành pháp
luật gặp rất nhiều khó khăn trong cơng tác phòng chống do phương thức, thủ
đoạn hoạt động và che giấu tội phạm của các đối tượng ngày càng tinh vi, xảo
quyệt, tính chống đối ngày càng manh động, liều lĩnh. Tình trạng chống người
thi hành cơng vụ có chiều hướng gia tăng và diễn biến rất phức tạp cả về số


2

vụ và tính chất phạm tội. Trong 10 năm trở lại đây (từ năm 2008 đến năm
2017), tội phạm thực hiện đối với người thi hành cơng vụ nói chung có chiều
hướng gia tăng về số vụ, tính chất nghiêm trọng, và phương thức, thủ đoạn
phạm tội mới. Trung bình mỗi năm xảy ra 500 vụ, đặc biệt từ năm 2015 đến
nay tình trạng chống người thi hành cơng vụ gia tăng, trung bình mỗi năm xảy
ra 700 vụ. Hành vi này đã xâm hại đến hoạt động bình thường và đúng đắn
của các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, đồng thời cịn trực
tiếp xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm của cá nhân người thi hành cơng vụ cũng như những người thân thích
của họ. Điều này tác động xấu đến dư luận, thể hiện thái độ coi thường pháp
luật của một bộ phận người dân và làm cho tình hình an ninh trật tự ngày một
phức tạp. Bộ luật Hình sự Việt Nam hiện hành đã thể hiện thái độ của mình

thơng qua việc quy định hành vi chống người thi hành công vụ là tội phạm,
tuy nhiên tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi, phụ thuộc vào
các khách thể bị xâm hại cũng như động cơ, mục đích của người phạm tội,
nhà làm luật đã xây dựng các điều luật, các khoản khác nhau đối với những
hành vi có dấu hiệu "chống người thi hành cơng vụ". Từ những phân tích nêu
trên, việc nghiên cứu để làm rõ các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn của
không chỉ riêng tội phạm Chống người thi hành công vụ nói riêng mà của dấu
hiệu "chống người thi hành cơng vụ" nói chung được quy định trong Luật
hình sự Việt Nam là thực sự cần thiết.
Chính vì vậy, học viên lựa chọn vấn đề "Dấu hiệu định tội của tội
chống người thi hành cơng vụ theo luật hình sự Việt Nam" làm đề tài luận văn
thạc sĩ luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Để thực hiện đề tài đã nêu, các cơng trình khoa học sau đây đã được
nghiên cứu, tham khảo:
- Các giáo trình luật hình sự của các cơ sở đào tạo như: (1) Võ Khánh
Vinh (2013), Giáo trình Lý luận chung về định tội danh, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội; (2) Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2014), Giáo trình luật hình sự


3

Việt Nam – Phần chung, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; (3) Cao Thị Oanh
(Chủ biên) (2010), Giáo trình luật hình sự Việt Nam –các tội phạm, Nxb
Giáo dục Việt Nam, Hà Nội; (4) Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh
(2015), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - Phần Các tội phạm, Nxb Hồng
Đức- Hội Luật gia Việt Nam, TP.HCM; (5) Trường Đại học Luật Hà Nội
(2017), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần Các tội phạm, NXB Cơng
an nhân dân, Hà Nội ...
Các giáo trình này cung cung những kiến thức lý luận cơ bản về dấu

hiệu định tội của tội chống người thi hành công vụ làm cơ sở tham khảo cho
luận văn nghiên cứu về lý luận và quy định của pháp luật hình sự về dấu hiệu
định tội của tội này.
- Các luận văn thạc sỹ có liên quan đến đề tài có thể kể đến như: (1) Lê
Thế Tiệm (1994), Đấu tranh phịng, chống tội phạm chống người thi hành
cơng vụ, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Hà Nội; (2) Hồng
Cao Thắng (2013), Phịng ngừa tội phạm chống người thi hành công vụ trên
địa bàn tỉnh Đồng Nai, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật Tp.
Hồ Chí Minh; (3) Trương Thị Ngọc Thanh (2013), Phịng ngừa tội phạm
chống người thi hành công vụ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc
sĩ Luật học, trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh; (4) Hà Thương Huyền
(2014), Tội chống người thi hành công vụ trên địa bàn Thành phố Hà Nội,
Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội; (5) Lê Đức Sơn
(2016), Tội chống người thi hành công vụ theo pháp luật hình sự Việt Nam từ
thực tiễn Thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện khoa học
xã hội; (6) Nguyễn Tuấn Long (2017), Tội chống người thi hành cơng vụ
trong luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học, trường Đại học Luật
Tp. Hồ Chí Minh ...
Các luận văn này, nghiên cứu tội chống người thi hành cơng vụ dưới
các góc độ khác nhau và ở các địa phương khác nhau là tài liệu quan trọng
cho tác giả tham khảo xây dựng phần lý luận về dấu hiệu định tội của tội
chống người thi hành công vụ.


4

- Các bài báo trên các tạp chí có liên quan đến đề tài có thể kể đến như:
(1) Mai Bộ (2014), “Bàn về trách nhiệm hình sự đối với hành vi chống người
thi hành công vụ và xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm
người thi hành cơng vụ hoặc vì lý do cơng vụ của nạn nhân”, Kiểm sát, Số

17(9/2014), tr.29-36; (2) Trần Ngọc Đường (2016), “Nâng cao hiệu quả
phòng ngừa tội chống người thi hành cơng vụ trong tình hình hiện nay”, Dân
chủ và pháp luật, Số 1(286), tr.15-19; (3) Hồ Thế Hòe (2011), “Đấu tranh với
tội phạm chống người thi hành công vụ - Thực trạng, nguyên nhân và giải
pháp”, Nhà nước và pháp luật, Số 7(279), tr.68-72; (4) Hồ Thế Hòe, Bùi Phan
Khánh Linh (2014)., “ Các thơng số của tình hình chống người thi hành cơng
vụ tại thành phố Hồ Chí Minh”, Nhà nước và Pháp luật, Số 1(309), tr.64-72;
(5) Hồ Thế Hòe, Nguyễn Tiến Hùng (2013), “Thực trạng tội phạm chống
người thi hành cơng vụ ở thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp phòng chống”,
Dân chủ và pháp luật, Số 11(260), tr.53-57; (6) Ngơ Văn Lượng ( 2018),
“Hồn thiện căn cứ pháp lý cho tội chống người thi hành công vụ khi người
thi hành cơng vụ bị gây thương tích”, Khoa học Kiểm sát, Số 03 (23), tr. 25 –
27; (7) Lê Văn Sua (2014) , “Cần ban hành văn bản hướng dẫn xác định ranh
giới giữa xử lý bằng biện pháp hành chính và biện pháp hình sự đối với hành
vi chống người thi hành công vụ”, Kiểm sát, Số 22 tr.36-40; (8) Phạm Văn
Tỉnh, Đào Bá Sơn (2010), “Cơ cấu hành chính - lãnh thổ của tình hình tội
phạm chống người thi hành công vụ ở nước ta trong những năm qua”, Nhà
nước và pháp luật, Số 4 (264), tr.54-60 ...
Các bài viết trên các tạp chí nêu trên trong chừng mực nhất định gợi ý
cho luận văn những vướng mắc từ thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về dấu
hiệu định tội của tội chống người thi hành cơng vụ.
Các tài liệu trên rất có giá trị tham khảo và kế thừa để đề tài thực hiện
những nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, đa số các cơng trình trên vẫn chưa
nghiên cứu, chưa phân tích cụ thể các dấu hiệu định tội của tội chống người
thi hành công vụ theo quy định của của BLHS năm 2015. Do đó, đề tài “Dấu
hiệu định tội của tội chống người thi hành cơng vụ theo luật hình sự Việt
Nam” được học viên nghiên cứu sử dụng làm Luận văn Thạc sỹ Luật học đối


5


chiếu với các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố trong nước những năm gần
đây liên quan đến đề tài về tổng thể vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên
cứu, có giá trị lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm
2015 về dấu hiệu định tội của tội chống người thi hành công vụ theo luật hình
sự; từ đó đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật dấu hiệu định tội của tội chống
người thi hành công vụ nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu định tội này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ cụ thể mà Luận văn hướng
tới như sau:
Một là, phân tích các quy định về dấu hiệu định tội của tội chống người
thi hành cơng vụ theo luật hình sự.
Hai là, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành
về dấu hiệu định tội của tội chống người thi hành cơng vụ theo luật hình sự để
rút ra các vướng mắc, hạn chế của pháp luật và nguyên nhân của những
vướng mắc trong thực tiễn áp dụng dấu hiệu này.
Ba là, đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng dấu
hiệu định tội của tội chống người thi hành công vụ
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các quy định và thực tiễn áp dụng các quy định
về dấu hiệu định tội của tội chống người thi hành cơng vụ theo luật hình sự
Việt Nam
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu về dấu hiệu định tội của tội
chống người thi hành cơng vụ theo luật hình sự trên địa bàn cả nước.



6

- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu các số liệu từ năm 2013 đến nay
5. Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là phương pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, quan
điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền, về đấu
tranh phòng, chống tội phạm.
- Để phục vụ cho việc nghiên cứu, Luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp thống
kê, so sánh, lịch sử:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để phân tích, đánh giá
các vụ án xét xử trong thực tiễn và đánh giá các quy định của pháp luật hình
sự hiện hành nhằm làm rõ những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng
về dấu hiệu định tội của tội chống người thi hành công vụ. Phương pháp tổng
hợp được sử dụng song song với phương pháp phân tích để tổng hợp và khái
quát kết quả nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê được sử dụng để thu thập và tổng hợp các số
liệu về thực trạng xác định dấu hiệu định tội của tội chống người thi hành
công vụ theo luật hình sự.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để so sánh cách áp dụng pháp luật
hình sự liên quan đến dấu hiệu định tội của tội chống người thi hành cơng vụ
để từ đó chỉ ra những điểm không thống nhất trong việc áp dụng các dấu hiệu
định tội của tội này trong các bản án.
- Phương pháp bình luận án được sử dụng để bình luận các bản án trong
thực tiễn xét xử vào nội dung đề tài nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn áp dụng của đề tài
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ những quy định của pháp luật cũng
như thực tiễn về xác định dấu hiệu định tội của tội chống người thi hành cơng

vụ theo luật hình sự, từ đó, đưa ra những kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật


7

hình sự Việt Nam về xác định dấu hiệu định tội của tội chống người thi hành
công vụ theo luật hình sự.
- Các kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể là tài liệu tham khảo có
giá trị cho các cơ quan nhà nước thực hiện việc hoàn thiện hơn quy định về
xác định dấu hiệu định tội của tội chống người thi hành cơng vụ theo luật
hình sự và góp phần giải quyết những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng
quy định của Bộ luật hình sự về dấu hiệu định tội của tội chống người thi
hành công vụ theo luật hình sự.
- Những kết quả nghiên cứu của Luận văn đạt được cịn có thể làm tài
liệu tham khảo cho các cơng trình nghiên cứu tiếp theo của chính học viên và
cho những người có quan tâm trong q trình cơng tác, học tập và nghiên cứu.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung Luận văn được cấu trúc thành hai chương:
Chương 1. Dấu hiệu định tội “công vụ” và “người thi hành công vụ”
của tội chống người thi hành công vụ
Chương 2. Về hành vi khách quan của tội chống người thi hành công vụ.


8

CHƯƠNG 1
DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI “CÔNG VỤ” VÀ “NGƯỜI THI HÀNH CÔNG
VỤ” CỦA TỘI CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG VỤ
1.1. Quy định về dấu hiệu định tội “công vụ” và “người thi hành

công vụ” của tội chống người thi hành cơng vụ trong Bộ luật hình sự
năm 2015
Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 Bộ luật
hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về như sau:
“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn
khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc
họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03
năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lơi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm.”
Như vậy, theo quy định tại Điều 330 BLHS thì tội chống người thi hành
cơng vụ có thể hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ
đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép
buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
* Các dấu hiệu định tội của tội chống người thi hành công vụ
Các dấu hiệu định tội của tội chống người thi hành công vụ được quy
định tại khoản 1 Điều 330 BLHS và có nội dung như sau:
- Khách thể của tội phạm:


9

Hoạt động quản lý xã hội nói chung và hoạt động quản lý hành chính
nói riêng của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức được thực hiện thông qua
hoạt động của các nhân viên của các cơ quan, tổ chức đó. Khái niệm người thi

hành cơng vụ nêu trong Điều luật trên bao gồm các nhân viên của các cơ quan
Nhà nước hoặc các tổ chức đang thi hành nhiệm vụ được các cơ quan, tổ chức
giao cho hoặc theo quy định của pháp luật vì lợi ích chung.
Hành vi chống người thi hành công vụ trực tiếp xâm phạm đến hoạt
động bình thường, đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức, làm giảm
hiệu lực quản lý của các cơ quan, tổ chức đó. Tội phạm này được quy định
nhằm đấu tranh phòng và chống các hành vi chống người thi hành cơng vụ,
giữ gìn trật tự công cộng, tăng cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, bảo vệ
tính mạng, sức khỏe của người đang thi hành công vụ.
Đối tượng tác động của tội phạm này là người đang thi hành công vụ,
thông qua việc xâm phạm đến người thi hành công vụ mà xâm phạm đến việc
thực hiện nhiệm vụ công. Người đang thi hành cơng vụ nói tại Điều luật này rất
đa dạng, có thể là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một
hình thức khác, có hưởng lương hoặc khơng hưởng lương, được giao một
nhiệm vụ và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, cá biệt cũng
có trường hợp là cơng dân bình thường, họ được điều động thực hiện một công
vụ cấp bách nào đó vì lợi ích chung cũng được xem là người thi hành công vụ.
Người đang thi hành công vụ phải là người thi hành một công vụ
hợp pháp, mọi thủ tục, trình tự thi hành phải bảo đảm đúng pháp luật. Nếu
người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật và bị xâm hại thì
hành vi của người có hành vi bị xâm hại khơng phải là hành vi chống
người thi hành công vụ. Người đang thi hành công vụ là người đã bắt đầu
thực hiện nhiệm vụ và chưa kết thúc, nếu chưa bắt đầu hoặc đã kết thức
nhiệm vụ thì khơng thuộc trường hợp thi hành công vụ. Do vậy, tội phạm
này chỉ bảo vệ những người thực hiện nhiệm vụ cơng, cịn trường hợp
cơng chức thực hiện cơng việc vì lợi ích hoặc động cơ cá nhân thì khơng
thuộc phạm vi điều chỉnh của tội phạm này.


10


- Về mặt khách quan:
Hành vi khách quan của tội chống người thi hành công vụ là hành vi
cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc cưỡng ép người
thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật bằng các thủ đoạn khác nhau
(như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác).
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này, chỉ cần
người phạm tội thực hiện một trong các hành vi khách quan nêu trên là tội
phạm đã hồn thành. Nhiệm vụ có thể vẫn được thực hiện, mặc dù người thực
hiện hành vi dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ; đe dọa dùng vũ lực
đối với người thi hành công vụ; dùng thủ đoạn cản trở người thi hành công vụ
hoặc dùng thủ đoạn ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái
pháp luật.
Tuy nhiên, đường lối xử lý trong thực tiễn cho thấy, chỉ truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với trường hợp do có hành vi chống người thi hành công
vụ mà dẫn đến việc thực hiện nhiệm vụ của người thi hành công vụ bị gián
đoạn hoặc gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
- Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm này có thể là bất cứ người nào từ đủ 16 tuổi trở
lên có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự do luật định.
- Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội phạm chống người thi hành công vụ được thực hiện do lỗi cố ý
trực tiếp. Người phạm tội đã nhận thức được hành vi của mình là cản trở
người đang thi hành công vụ hoặc cưỡng ép họ thực hiện các hành vi trái
pháp luật. Nếu người phạm tội không biết người mà y đang chống lại là
người đang thi hành cơng vụ hoặc nghi ngờ về tính hợp pháp của việc thực
hiện nhiệm vụ của người đó thì tuỳ từng trường hợp nhận định tội danh với
hành vi đã thực hiện là chống người thi hành công vụ hay một tội danh khác
(cố ý gây thương tích, bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật hoặc làm nhục
người khác...). Đồng thời để đánh giá chính xác lỗi của người phạm tội cần



11

dựa vào tính cơng khai, minh bạch của cơng vụ; hành vi xử sự, tác phong, lề
lối làm việc, quy trình cơng tác của người thi hành cơng vụ; mối quan hệ
giữa người phạm tội với người thi hành công vụ; hiểu biết của người phạm
tội về lĩnh vực công vụ...
Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 330 BLHS có thể thấy dấu
hiệu “cơng vụ” và “người thi hành công vụ” là dấu hiệu định tội của tội chống
người thi hành cơng vụ trong Bộ luật hình sự năm 2015. Chung ta đi sâu làm
rõ các khái niệm này trong các văn bản pháp luật
- Khái niệm công vụ:
Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ của Hội đồng thẩm phán Toà án
nhân dân tối cao ngày 29/11/1986 xác định: “Công vụ là một công việc mà cơ
quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội giao cho một người thực hiện”.1 Có thể
nói rằng, đây là quy định về “cơng vụ” theo nghĩa rộng, không giới hạn phạm
vi lĩnh vực công vụ, không giới hạn về phạm vi chủ thể của công vụ.
Điều 2 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định: “Hoạt động công
vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ,
công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan”2.
Quy định này đã chỉ ra đặc điểm quan trọng nhất của công vụ và giới hạn
phạm vi chủ thể của hoạt động công vụ.
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2010 tuy không quy
định trực tiếp về “cơng vụ” nhưng có nội dung xác định “người thi hành
cơng vụ”. Theo đó, “Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê
chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để
thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người
khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên
quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án”. Điều luật này

đã giới hạn phạm vi lĩnh vực của công vụ chỉ là quản lý hành chính, tố tụng
và thi hành án.
1
2

Nghị quyết số 04-HĐTPTANDTC/NQ của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ngày 29/11/1986.
Điều 2 Luật Cán bộ, công chức năm 2008.


12

Tác giả cho rằng việc giới hạn phạm vi của công vụ chỉ trong ba lĩnh
vực là quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án là phù hợp. Hoạt động quản
lý nhà nước trong những lĩnh vực này hầu hết thơng qua các quyết định cá
biệt, có tính chất mệnh lệnh – phục tùng và tác động tới từng cá nhân cụ thể.
Cũng chính vì vậy, chủ thể của các hoạt động này dễ bị các cá nhân bị tác
động của công vụ chống lại, gây thiệt hại.3
- Khái niệm người thi hành công vụ:
Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong
phần các tội phạm của BLHS quy định: “Người thi hành cơng vụ là người có
chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội, thực hiện
chức năng, nghiệp vụ của mình và cũng có thể là những công dân được huy
động làm nghiệp vụ (như: tuần tra, canh gác…) theo kế hoạch của cơ quan có
thẩm quyền, phục vụ lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội”.
Khoản 1 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2010
quy định: “Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển
dụng hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện
nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án hoặc người khác được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt

động quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án”.4
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP ngày 17/12/2013 của
Chính phủ quy định các biện pháp phịng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi
chống người thi hành công vụ xác định người thi hành công vụ “… là cán bộ,
công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân
dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm
phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội”.5

Mai Thị Thanh Nhung (2014), Dấu hiệu thi hành công vụ trong Bộ luật hình sự Việt Nam, Luận văn
Thạc sĩ luật học,trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 15.
4
Khoản 1 Điều 3 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2010.
5
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 208/2013/NĐ-CP ngày 17/12/2013 của Chính phủ.
3


13

Trên thực tế, chúng ta có thể nhận biết được một người đang thi hành công
vụ căn cứ vào các dấu hiệu rõ ràng về đồng phục đặc trưng của công vụ, giấy tờ
hợp pháp, đeo phù hiệu hoặc thẻ nghề nghiệp… trong trường hợp khơng có
những dấu hiệu đó thì người đang thi hành cơng vụ phải được mọi người hoặc ít
nhất là người thực hiện hành vi phạm tội biết rõ tư cách của mình.
1.2. Các vướng mắc trong thực tiễn dấu hiệu định tội “công vụ” và
“người thi hành công vụ” của tội chống người thi hành cơng vụ trong Bộ
luật hình sự năm 2015
BLHS năm 2015 khơng có định nghĩa về “cơng vụ” và “người thi hành
cơng vụ”. Do vậy, có thể nói, pháp luật hình sự Việt Nam chưa có định nghĩa

chính thức và thống nhất về công vụ và người thi hành công vụ. Vì vậy, trong
nhiều vụ án, các bên tranh tụng tranh luận nhiều về tư cách của nạn nhân có
phải là người thi hành công vụ hay là một công dân bình thường. Việc xác
định có phải là người thi hành cơng vụ hay khơng là vấn đề quan trọng, có ý
nghĩa đối với việc xác định tội danh.
Trên thực tế, việc xác định thế nào là người thi hành công vụ vẫn cịn
phức tạp và trong nhiều vụ án khơng có sự nhận thức thống nhất. Trong
những trường hợp nạn nhân là cán bộ, công chức của các cơ quan Nhà nước
hoặc những người được giao quyền đang thừa hành nhiệm vụ thì việc xác
định tư cách của họ khơng khó. Nhưng trong một số trường hợp khác, ví dụ
như: Phóng viên báo chí đang thu thập thơng tin, cơng dân tham gia giữ gìn
an ninh trật tự khu phố… có được xem là người thi hành cơng vụ hay khơng?
Vấn đề này hiện vẫn đang cịn quan điểm khác nhau. Vụ án dưới đây là
một trong những ví dụ cho thấy việc tranh luận về xác định tư cách tố tụng
của người thi hành công vụ:
- Vụ thứ nhất:
Thông báo số 30 ngày 26/04/2019 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công
an Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng về việc khơng khởi tố vụ án hình sự. 6
Thơng báo số 30 ngày 26/04/2019 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Quận Thanh Khê, thành phố Đà
Nẵng về việc khơng khởi tố vụ án hình sự.
6


14

* Nội dung vụ việc
Vào ngày 06/01/2010, Trần Thế Dũng, phóng viên báo Người Lao động
có mặt tại làng Kéo Kham, thị trấn Đồng Đăng, Lạng Sơn, để chụp ảnh và thu
thập thơng tin về “điểm nóng” của gia cầm nhập lậu, xuyên biên giới. Tại đây,
anh đã bị một nhóm cửu vạn bn lậu hành hung dã man. Kết quả giám định

pháp y là anh Dũng có tỷ lệ thương tật 2%. Sau khi bị hành hung, anh Dũng
đã có đơn yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án. Ngày 25/03/2010, Cơ quan
cảnh sát điều tra Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đã ra quyết định
khơng khởi tố vụ án hình sự đối với vụ hành hung nói trên. Bởi vì, Cơ quan
điều tra xác định anh Dũng không phải là người thi hành công vụ cho nên
khơng có căn cứ để khởi tố về tội chống người thi hành công vụ theo Điều
257 BLHS năm 1999, và cũng không đủ căn cứ khởi tố về tội cố ý gây thương
tích theo Điều 104 BLHS năm 1999 do tỷ lệ thương tật dưới 11%.
* Nhận xét, đánh giá về vụ việc và vướng mắc đặt ra
Về vụ này, có nhiều ý kiến trái chiều với quyết định này của Cơ quan
điều tra. Tác giả xin trích dẫn một số ý kiến đã được ghi nhận trên các trang
thông tin điện tử về vụ án như sau:
Theo ơng Đinh Văn Quế - Chánh án Tồ Hình sự nhân dân tối cao:
“Việc hiểu thế nào là thi hành công vụ để áp dụng Điều 257 BLHS năm 1999
(tội chống người thi hành công vụ) là vấn đề không đơn giản. Tác nghiệp của
nhà báo theo Luật Báo chí cũng có thể là thi hành cơng vụ, nhưng lúc nào là
thi hành công vụ, lúc nào không phải thi hành cơng vụ thì phải xem trường
hợp cụ thể”
Theo ý kiến của ơng Nguyễn Đình Lộc - Ngun Bộ trưởng Bộ Tư
pháp thì cho rằng: “khơng thể nói tác nghiệp của nhà báo có phải là cơng vụ
hay khơng vì chưa có hướng dẫn”.
Cịn theo quan điểm của ơng Lê Quốc Trung - Phó Chủ tịch thường
trực Hội Nhà báo Việt Nam, thì “Cơ quan báo chí ở Việt Nam đều trực
thuộc tổ chức Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội chứ khơng phải báo
chí tư nhân. Nhà báo đi thực hiện nhiệm vụ cơ quan giao như đấu tranh,


15

chống bn lậu thì đó là việc cơng chức khơng phải việc tư. Vì vậy phải

được xem là người thi hành cơng vụ”.
Theo phóng viên Trung Dung - phóng viên Nội chính Báo Pháp Luật
thành phố Hồ Chí Minh: Phóng viên Trần Thế Dũng được Báo Người Lao
Động giao nhiệm vụ thực hiện đề tài về buôn lậu qua biên giới, xem như anh
Dũng đang thi hành cơng vụ. Nhóm đối tượng tấn cơng, gây thương tích cho
anh đã phạm tội “Chống người thi hành công vụ” và “Cố ý gây thương tích”.
Thế nên, theo tơi, việc Cơ quan điều tra Công an huyện Cao Lộc không
khởi tố vụ án đã thể hiện sự thiếu khách quan, chưa làm hết trách nhiệm điều
tra, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Thiếu tướng Trần Đình Nhã - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an
ninh của Quốc hội, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Cơng an kiến nghị:
“Tồ án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư
pháp cần cùng nhau sớm ra một thông tư liên tịch hướng dẫn Điều 257, thống
nhất về đối tượng, hành vi thế nào là thi hành công vụ”.
Theo tác giả, nhà báo trong vụ án này chỉ đơn thuần đi thực tế để thu
thập thông tin để viết bài báo thì khơng thể xác định đây là người thi hành
cơng vụ. Bởi mục đích của nhà làm luật khi quy định tội chống người thi hành
công vụ là nhằm bảo vệ các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý
nhà nước. Cho nên, người thi hành công vụ trước hết phải là người thực hiện
công việc nhằm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước. Nhà báo tác nghiệp
cũng nhằm mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội, nhưng khơng
nhân danh Nhà nước, không đại diện cho Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ
của mình, mà hoạt động theo tơn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí. Mặt
khác, hoạt động cơng vụ u cầu những địi hỏi chặt chẽ về trình tự, thủ tục
mang tính “đúng pháp luật”, tính chuẩn mực nhưng báo chí tác nghiệp có tính
đặc thù, linh động riêng. Do vậy, không thể coi hoạt động tác nghiệp của nhà
báo là thi hành công vụ.
Vướng mắc được đặt ra từ vụ việc này là vì có quan điểm khác nhau
về người thi hành công vụ mà lý do là chưa có văn bản hướng dẫn chính



16

thức về người thi hành công vụ nên việc xác định thế nào là người thi hành
công vụ trong một số trường hợp gặp nhiều tranh cãi. Vì vậy, tác giả đồng
tình với kiến nghị của Thiếu tướng Trần Đình Nhã đã nêu trên là các cơ
quan có thẩm quyền cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể, thế nào là “công
vụ”, những đối tượng nào là “người thi hành công vụ” để việc áp dụng pháp
luật được thống nhất.
- Vụ án thứ hai
Bản án hình sự phúc thẩm số 578/2020/HS-PT ngày 18/8/2020 của Tòa
án nhân dân Thành phố Hà Nội 7
* Nội dung vụ án:
Ngày 07/10/2019, Công an phường Nhân Chính phân cơng tổ cơng tác
gồm các đồng chí: Nguyễn Văn Tú - Phó Trưởng Cơng an phường; đồng chí
Đào Đức Thành, đồng chí Lê Duy Phước, đồng chí Bùi Văn Đại (đều là cán bộ
Cơng an phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội) cùng 02
đồng chí tự quản phường Nhân Chính là Vũ Văn Vi và Chu Nam Sơn tiến hành
tuần tra, giải quyết trật tự đơ thị và an tồn giao thơng trên địa bàn phường
Nhân Chính. Khi thực hiện nhiệm vụ, các đồng chí đều mặc trang phục cảnh
sát nhân dân và đồng phục tự quản theo quy định. Đến khoảng 12h30 cùng
ngày, khi tổ công tác tuần tra đến đoạn đường 2.5 Hoàng Đạo Thúy (ngã ba
Hoàng Đạo Thúy - ngõ 116 Nhân Hịa), phát hiện có 01 xe ơ tơ nhãn hiệu
Hyundai Grand i10, màu bạc BKS: 30A-242.91 gắn mác taxi G7 đang đỗ sát
với dải phân cách cứng giữa đường vi phạm và gây cản trở giao thông nên tổ
công tác tiến hành gọi loa thông báo yêu cầu lái xe di chuyển xe ô tô vi phạm
đang dừng đỗ dưới lòng đường. Nghe thấy vậy, Trần Văn Đ (là lái xe của chiếc
xe ô tô Hyundai Grand i10, màu bạc BKS: 30A-242.91 thuộc Công ty CP Ba
Sao với thương hiệu G7) đi từ quán cơm gần đó đi ra (trước đó Đ có dừng đỗ
xe để vào quán cơm gần đó ăn trưa). Đồng chí Đào Đức Thành đứng ở phía

trước bên trái đầu xe ơ tơ của Đ sau khi chào và giới thiệu là tổ công tác cơng
an phường Nhân Chính đang làm nhiệm vụ, u cầu Đ xuất trình giấy tờ để
7

Bản án hình sự phúc thẩm số 578/2020/HS-PT ngày 18/8/2020 của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội.


17

kiểm tra hành chính. Đ mở cửa vào trong xe ô tô ngồi ở vị trí ghế lái để lấy
giấy tờ, do biết việc đỗ xe như vậy là vi phạm hành chính, sẽ bị lập biên bản xử
phạt nên Đ nổ máy lùi xe lại khoảng 02 mét đánh lái sang phải tránh đồng chí
Thành và điều khiển xe ô tô nhằm mục đích chạy trốn. Lúc này, đồng chí Chu
Nam Sơn thấy Đ điều khiển xe ơ tơ bỏ chạy đã ra hiệu lệnh yêu cầu Đ dừng xe,
Đ đang điều khiển xe ô tô taxi đi với tốc Đ khoảng 20km/giờ không dừng xe ô
tô mà chỉ đánh lái sang phải để tránh đồng chí Sơn. Do sợ xảy ra va chạm nên
đồng chí Sơn đã nhảy lên nắp capo, tay trái bám vào cần gạt mưa, tay phải
bám gương chiếu hậu xe ô tô taxi. Thấy vậy, Đ vẫn không dừng xe lại mà tiếp
tục điều khiển xe ô tô taxi bỏ chạy với tốc Đ khoảng 30km/giờ ra ngã tư đường
Lê Văn Lương - Hoàng Đạo Thúy rẽ phải vào đường Lê Văn Lương hướng đi
Láng Hạ. Khi bỏ chạy được khoảng 200 mét đến ngang tịa nhà Star City - 23
Lê Văn Lương thì bị Tổ công tác đuổi kịp, khống chế yêu cầu Đ cùng tang vật
về trụ sở để giải quyết.
Bản án hình sự sơ thẩm số: 72/2020/TLST-HS ngày 15 tháng 5 năm
2020 của Tòa án nhân dân quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội đã quyết định:
Áp dụng: Khoản 1 Điều 330, điểm s khoản 1, 2 Điều 51 Bộ luật hình sự
năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Tuyên bố: Bị cáo Trần Văn Đ phạm tội “ Chống người thi hành công vụ”.
Trong lúc bị cáo bỏ chạy, đồng chí Chu Nam Sơn thuộc lực lượng tự
quản (thành viên của tổ cơng tác Cơng an phường Nhân Chính) phát hiện ra

hiệu lệnh dừng xe lại nhưng bị cáo không dừng lại mà tiếp tục bỏ chạy, đồng
chí Sơn nhảy bám lên nắp capo xe ô tô của bị cáo đang điều khiển, bị cáo bỏ
chạy được khoảng 200 mét đến ngang tòa nhà Star City - 23 Lê Văn Lương
thì bị Tổ cơng tác đuổi kịp, khống chế.
* Phần nhận định của bản án
Hành vi của bị cáo đã phạm vào tội “Chống người thi hành công vụ”
được quy định tại khoản 1 Điều 330 Bộ luật hình sự nước. Bị cáo Trần Văn Đ
bị Tòa án cấp sơ thẩm kết án về tội tội “Chống người thi hành công vụ" quy
định tại khoản 1 Điều 330 Bộ luật hình sự là có căn cứ đúng pháp luật.


18

* Nhận xét, đánh giá và vướng mắc đặt ra từ vụ án
Trong vụ án này, lúc bị cáo bỏ chạy, đồng chí Chu Nam Sơn thuộc lực
lượng tự quản (thành viên của tổ công tác Công an phường Nhân Chính) phát
hiện ra hiệu lệnh dừng xe lại nhưng bị cáo khơng dừng lại mà tiếp tục bỏ
chạy, đồng chí Sơn nhảy bám lên nắp capo xe ô tô của bị cáo đang điều khiển,
bị cáo bỏ chạy được khoảng 200 mét đến ngang tòa nhà Star City - 23 Lê Văn
Lương thì bị Tổ cơng tác đuổi kịp, khống chế.
Vướng mắc được đặt ra từ vụ án này là anh Chu Nam Sơn thuộc lực
lượng tự quản (thành viên của tổ cơng tác Cơng an phường Nhân Chính) –
khi tham gia xử lý vi phạm giao thơng có coi là người thi hành công vụ hay
không để xử lý hình sự bị cáo về tội chống người thi hành công vụ?
1.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng dấu hiệu định tội
“công vụ” và “người thi hành công vụ” của tội chống người thi hành
công vụ
Trong mục 1.2, luận văn đã phân tích những vướng mắc trong áp dụng
quy định về dấu hiệu định tội “công vụ” và “người thi hành công vụ” của tội
chống người thi hành cơng vụ trong Bộ luật hình sự năm 2015.

Ngun nhân của vướng mắc nêu trên xuất phát từ chỗ hiện nay chưa
có văn bản chính thức hướng dẫn cho các dấu hiệu định tội “công vụ” và
“người thi hành công vụ” của tội chống người thi hành công vụ trong Bộ luật
hình sự năm 2015 dẫn đến việc áp dụng pháp luật về các dấu hiệu định tội này
còn có những vướng mắc.
Do vậy, để nâng cao hiệu quả áp dụng quy định về dấu hiệu định tội
“công vụ” và “người thi hành công vụ” của tội chống người thi hành cơng vụ
trong Bộ luật hình sự năm 2015 tác giả đưa ra một số giải pháp sau:
- Thứ nhất, kiến nghị Tòa án nhân dân ra văn bản hướng dẫn các dấu
hiệu định tội “công vụ” và “người thi hành công vụ” của tội chống người thi
hành công vụ trong Bộ luật hình sự năm 2015


19

Cụ thể:
“Công vụ là hoạt động theo đúng pháp luật của chủ thể được cơ quan
nhà nước giao nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực
quản lý hành chính, tố tụng, thi hành án”
“Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng
hoặc bổ nhiệm vào một vị trí trong cơ quan nhà nước hoặc người khác đang
tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành
chính, tố tụng, thi hành án theo đúng pháp luật và đúng thẩm quyền do cơ
quan nhà nước giao”.
- Thứ hai, để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đối với dấu hiệu định
tội “công vụ” và “người thi hành công vụ” của tội chống người thi hành công
vụ, cần nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ dưới các hình thức: tập
huấn, tổng kết thực tiễn, trao đổi nghiệp vụ .. cho các cơ quan tiến hành tố
tụng về khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử tội danh này.



20

Kết luận Chương 1
Qua phân tích các vướng mắc trong thực tiễn xét xử về dấu hiệu định
tội “công vụ” và “người thi hành công vụ” của tội chống người thi hành cơng
vụ trong Bộ luật hình sự năm 2015, tác giả đã phân tích các cơ sở các quy
định của pháp luật và thực tiễn xét xử các vụ án về các dấu hiệu này của tội
chống người thi hành cơng vụ. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đề ra các giải pháp
để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, góp phần áp dụng đúng quy định
về tội chống người thi hành công vụ.


×