Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Đảng bộ tỉnh bình phước lãnh đạo công tác tôn giáo giai đoạn 1997 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 154 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ THẠNH

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH PHƯỚC LÃNH ĐẠO
CƠNG TÁC TƠN GIÁO GIAI ĐOẠN 1997 - 2015

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ THẠNH

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH PHƯỚC LÃNH ĐẠO
CƠNG TÁC TƠN GIÁO GIAI ĐOẠN
1997 - 2015

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

MÃ SỐ: 60220315

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. VÕ THỊ HOA

Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng và được trích
dẫn đầy đủ theo đúng quy định.

Tác giả

Trần Thị Thạnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 5
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 6
6. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn ..................................................................... 7
7. Hướng tiếp cận tư liệu của đề tài ......................................................................... 7
8. Kết cấu Luận văn ................................................................................................. 8
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ QUÁ
TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN, ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠO CƠNG GIÁO
Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC ........................................................................................ 9
1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội, con người và truyền thống tỉnh Bình
Phước ................................................................................................................... 9
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................... 9
1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa.......................................................... 10

1.1.3. Truyền thống con người và vùng đất tỉnh Bình Phước ........................... 13
1.2. Quá trình hình thành và đặc điểm đạo Cơng giáo ở tỉnh Bình Phước ........... 14
1.2.1. Q trình hình thành đạo Cơng giáo ở tỉnh Bình Phước........................ 14
1.2.2. Đặc điểm đạo Cơng giáo ở tỉnh Bình Phước ......................................... 31
CHƯƠNG 2: Q TRÌNH LÃNH ĐẠO CƠNG TÁC TÔN GIÁO ĐỐI VỚI 35
ĐẠO CÔNG GIÁO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN ...... 35
1997 – 2015........................................................................................................... 35
2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng
sản Việt Nam về tơn giáo và tình hình đạo Cơng giáo ở tỉnh Bình Phước trước
năm 1997 ........................................................................................................... 35
2.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo ............................... 35
2.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo ........................................................ 38


2.1.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tơn giáo ........................... 40
2.1.4. Tình hình đạo Cơng giáo ở tỉnh Bình Phước trước năm 1997 ................ 45
2.2. Đảng bộ tỉnh Bình Phước lãnh đạo cơng tác tơn giáo đối với đạo Công giáo
giai đoạn 1997 - 2005 ......................................................................................... 50
2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh ................................................................ 50
2.2.2. Quá trình triển khai thực hiện của Đảng bộ .......................................... 53
2.3. Đảng bộ tỉnh Bình Phước lãnh đạo cơng tác tơn giáo đối với đạo Công giáo
giai đoạn 2006 – 2015 ........................................................................................ 68
2.3.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh ................................................................ 69
2.3.2. Quá trình triển khai thực hiện của Đảng bộ .......................................... 71
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ MỘT SỐ KHUYẾN
NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TÔN GIÁO ĐỐI VỚI ĐẠO
CÔNG GIÁO ....................................................................................................... 94
3.1. Kết quả ........................................................................................................ 94
3.1.1. Thành tựu .............................................................................................. 94
3.1.2. Hạn chế ............................................................................................... 101

3.2. Bài học kinh nghiệm.................................................................................. 107
3.3. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Bình Phước đối với đạo Công giáo ............................................................ 111
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 123
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 126
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 136


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chưa bao giờ bức tranh tôn giáo trên thế gới lại đa dạng, nhiều màu sắc, pha
trộn giữa ánh sáng và bóng tối như hiện nay. Vấn đề tôn giáo là vấn đề rất tế nhị và
nhạy cảm. Tôn giáo đã, đang và sẽ đóng một vai trị vơ cùng quan trọng trong đời
sống xã hội của lồi người. Tơn giáo và những dạng thức của nó đã xuất hiện ngay
khi con người có mặt trên trái đất và có lẽ, tơn giáo sẽ luôn song hành với đời sống
của con người cho đến khi nào con người khơng cịn tồn tại trên thế giới.
Tơn giáo khơng những có những đóng góp cho xã hội về mặt đạo đức, văn
hóa mà cịn có những đóng góp thiết thực trong việc phát triển kinh tế, kiến tạo và
củng cố hịa bình, là nhịp cầu giao lưu giữa các quốc gia, dân tộc trên thế giới.
Nhận thức được vai trị quan trọng của tơn giáo, nên, đối với mỗi quốc gia,
mỗi chế độ, chính sách với tôn giáo là vấn đề không thể thiếu trong quá trình lãnh
đạo xã hội. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, là người tổ
chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Đảng chính là đội tiên
phong của giai cấp cơng nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và
của dân tộc Việt Nam. Chính sách nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với
tôn giáo là đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tơn giáo và quyền tự do khơng tín
ngưỡng tơn giáo, thực hiện đồn kết lương giáo, đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc. Đảng coi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một nhu cầu quan trọng

của con người, là một trong những quyền cơng dân, quyền chính đáng của con
người. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta ln tơn trọng đức tin của đồng bào theo tín
ngưỡng, tơn giáo khác nhau, tôn trọng quyền được theo bất cứ tôn giáo nào.
Qua các giai đoạn cách mạng, Đảng và Nhà nước ta ln xác định: “Tín
ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại
cùng dân tộc trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nước ta” [77].
Bình Phước là một tỉnh dân tộc, miền núi và biên giới được tái lập năm 1997,
có tổng diện tích tự nhiên 6.813,72 km2, chiến 2,07% tổng diện tích tự nhiên cả


2
nước, tiếp giáp với 3 tỉnh của Vương quốc Campuchia. Tồn tỉnh hiện có 221.514
tín đồ, chiếm khoảng 23% số dân của tỉnh, sinh hoạt tôn giáo tại 264 cơ sở thờ tự
hợp pháp. Trong đó, Cơng giáo có 56 chức sắc, 98.477 tín đồ sinh hoạt tại 97 cơ sở
thờ tự. Trong các tôn giáo, Công giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ nhiều nhất tỉnh
chiếm tỷ lệ 44,46% đồng bào có đạo và chiếm khoảng 10,43% dân số toàn tỉnh [15;
tr.3].
Xét về mặt tổng thể, đạo Cơng giáo có những ảnh hưởng nhất định đến các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phịng của tỉnh Bình
Phước. Vậy, Đảng bộ tỉnh Bình Phước đã có những chủ trương, chính sách gì đối
với cơng tác vận động quần chúng theo đạo Cơng giáo trong trong q trình tập hợp
và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; góp phần vào cơng cuộc
đổi mới tồn diện đất nước, thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc; hoàn thành mục tiêu chiến lược xây
dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh do Đảng ta đề ra?
Thực tế cho đến nay, chưa có một cơng trình nào tập trung nghiên cứu
chuyên sâu và có hệ thống về những chủ trương, chính sách mà Đảng bộ tỉnh Bình
Phước lãnh đạo công tác tôn giáo, đặc biệt là đối với đạo Cơng giáo nhằm làm rõ
vai trị của quần chúng theo đạo Cơng giáo đối với tiến trình phát triển của tỉnh

Bình Phước và vai trị lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Phước đối với cơng tác tơn
giáo nói chung và công tác tôn giáo đối với đạo Công giáo nói riêng. Từ thực tiễn
nêu trên, tơi đã chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Bình Phước lãnh đạo cơng tác tơn giáo
giai đoạn 1997 - 2015”, trong đó điển cứu q trình lãnh đạo cơng tác tơn giáo đối
với đạo Cơng giáo của Đảng bộ tỉnh Bình Phước giai đoạn 1997 – 2015 làm Luận
văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến đề tài: “Đảng bộ tỉnh Bình Phước lãnh đạo cơng tác tơn giáo
giai đoạn 1997 - 2015”, trong đó nghiên cứu q trình lãnh đạo công tác tôn giáo


3
đối với đạo Cơng giáo của Đảng bộ tỉnh Bình Phước giai đoạn 1997 – 2015 có thể
kể đến một số cơng trình nghiên cứu sau:
- Các cơng trình nghiên cứu, giới thiệu về các quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn
giáo và công tác tôn giáo: Các cơng trình nghiên cứu này đã góp phần hệ thống
hóa các quan điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin về tơn giáo, giúp người
nghiên cứu có thể hệ thống hóa một cách tồn diện, đầy đủ và nhanh chóng; Nghiên
cứu về quan điểm của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo và công
tác tơn giáo nhằm góp phần làm rõ những mặt, những khía cạnh quan trọng có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn, đồng thời phân tích kinh nghiệm giải quyết vấn đề tơn
giáo ở Việt Nam từ cách nhìn đối sánh với một số nước. Qua đó, thấy được những
hạn chế còn tồn tại và đề xuất một số khuyến nghị đối với công tác tôn giáo ở Việt
Nam hiện nay. Có thể kể một số tác phẩm như sau: Trích tác phẩm kinh điển của
chủ nghĩa Mác - Lênin về tơn giáo, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; Nguyễn Đức Sự (1999), C. Mác, Ph. Ăngghen,
V.I. Lênin bàn về tôn giáo, Khoa học xã hội, Hà Nội; Viện Nghiên cứu Tôn giáo
(1998), Hồ Chí Minh về vấn đề tơn giáo, tín ngưỡng, Khoa học Xã hội, Hà Nội; Lê
Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Lữ (đồng chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn

giáo và công tác tôn giáo, Tôn giáo, Hà Nội; Đỗ Quang Hưng (2008), Vấn đề tôn
giáo trong cách mạng Việt Nam lý luận và thực tiễn, Lý luận chính trị, Hà Nội;
Nguyễn Đức Lữ (2009), Tơn giáo - Quan điểm, chính sách đối với tơn giáo của
Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện nay, Chính trị - Hành chính, Hà Nội; Nguyễn
Đức Lữ (chủ biên) (2009), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tơn giáo và sự vận dụng ở Việt
Nam hiện nay, Chính trị - Hành chính, Hà Nội; Đỗ Quang Hưng (2010), Nghiên cứu
tôn giáo nhân vật và sự kiện, Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh;…
- Các cơng trình trực tiếp nghiên cứu về tín ngưỡng, tơn giáo và đời sống
tín ngưỡng, tơn giáo: Các cơng trình này nghiên cứu, lý giải về nguồn gốc, bản
chất, chức năng, vai trị của tơn giáo nói chung; giúp chúng ta có những hiểu biết cơ
bản nhất về tơn giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, một thiết chế xã hội.


4
Có thể kể một số cơng trình tiêu biểu: Viện Nghiên cứu tôn giáo (1994), Về tôn
giáo, Khoa học xã hội, Hà Nội; Đặng Nghiêm Vạn (chủ biên) (1996), Về tơn giáo
tín ngưỡng Việt Nam hiện nay, Khoa học xã hội, Hà Nội; Nguyễn Đức Lữ (chủ
biên) (2007), Lý luận về tơn giáo và chính sách tơn giáo ở Việt Nam, Tơn giáo, Hà
Nội;...
- Các cơng trình nghiên cứu về đạo Cơng giáo: Các cơng trình này trình
bày khái qt về đạo Cơng giáo cho chúng ta cái nhìn chung nhất về những vấn đề
cơ bản của đạo như: Sự ra đời, giáo lý, giáo luật, cơ cấu tổ chức,...; Q trình du
nhập, phát triển đạo Cơng giáo ở Việt Nam; Ảnh hưởng của đạo Cơng giáo đối với
văn hóa và lịch sử xã hội nước ta. Có thể kể đến một vài cơng trình sau: Phong Hiền
(1988), Cộng đồng Vatican II (1962 - 1965) và Giáo hội Việt Nam từ Thư chung
năm 1951 đến Thư chung năm 1980, Nghiên cứu Lịch sử, số 1+2; Trần Tam Tỉnh
(1990), Thập giá và lưỡi gươm, Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Hồng Dương
(2001), Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam, Khoa học Xã hội,
Hà Nội; Nguyễn Văn Kiệm (2001), Sự du nhập của đạo Thiên chúa giáo vào Việt
Nam từ thế kỷ thứ XVII đến thế kỷ XIX, Trung tâm UNESCO bảo tồn và phát triển

văn hóa Việt Nam, Hà Nội; Nguyễn Hồng Dương (2002), Tìm hiểu tổ chức xứ, họ
đạo Công giáo Nam Bộ (đến đầu thế kỉ XX), Nghiên cứu Tôn giáo, số 3; Nguyễn
Hồng Dương (2003), Nhà thờ Công giáo ở Việt Nam, Khoa học xã hội, Thành phố
Hồ Chí Minh; Lê Minh Tuấn (2003), Công giáo và đức Kitô - Kinh thánh qua cái
nhìn từ phương Đơng, Tơn giáo, Hà Nội; Kỷ yếu 45 năm Giáo phận Phú Cường
1965 - 2005, Tôn giáo, Hà Nội, 2005; Mai Thanh Hải (2007), Các tôn giáo trên thế
giới và Việt Nam - Tập 2, Văn hóa thông tin, Hà Nội; Hội đồng giám mục Việt Nam
(2010), Dấu ấn 350 năm giáo hội Công giáo Việt Nam, Phương Đơng, Hà Nội,...
- Các cơng trình nghiên cứu về tơn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước:
Một số cơng trình như: Minh Hiếu (2006), Kinh nghiệm xử lý các vụ việc
tôn giáo ở Phước Long, Công tác Tôn giáo, Số 9; Nguyễn Trung Hồ (2006), Cơng
tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước,
Cơng tác Tơn giáo, Số 9; Nguyễn Văn Thoả (2006), Nâng cao năng lực quản lý Nhà


5
nước về tơn giáo ở Bình Phước, Cơng tác Tơn giáo, Số 9; Hồ Văn Đức (2012),
Thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam tại tỉnh
Bình Phước hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Chủ nghĩa xã hội khoa học, Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Thị
Thùy Liên (2013), Huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước làm tốt cơng tác quản lý
nhà nước về tôn giáo, Nghiên cứu tôn giáo, số 8; Nguyễn Thị Thùy Liên (2013), 8
năm thực hiện pháp lệnh tín ngưỡng, tơn giáo ở huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước,
Cơng tác tôn giáo, số 11; Nguyễn Thị Thùy Liên (2014), 10 năm thực hiện pháp
lệnh tín ngưỡng, tơn giáo ở huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước, Cơng tác tơn giáo, số
11; Nguyễn Khắc Hạnh (2014), Đảng bộ tỉnh Bình Phước lãnh đạo công tác tôn
giáo từ năm 2001 đến năm 2010, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Lịch sử, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Huỳnh Ngọc Thu (2014),
Chuyển đổi công tác tôn giáo – sự lựa chọn duy lý của người Mnông (thôn Đak
Liên, xã Đak Nhau, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước), Nghiên cứu tơn giáo, số 9;...

Những cơng trình nghiên cứu trên đây đã trình bày về tình hình tơn giáo trên
địa bàn tỉnh Bình Phước, một số thành tựu và hạn chế của công tác quản lý Nhà
nước đối với hoạt động của các tôn giáo, đưa ra một số bài học kinh nghiệm và giải
pháp nhằm phát huy tốt hơn vai trị của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Phước
trong việc thực hiện chính sách tơn giáo trên địa bàn tỉnh.
Ở những mức độ khác nhau, những cơng trình nghiên cứu này có đề cập đến
tơn giáo và cơng tác tơn giáo, tình hình tơn giáo ở Bình Phước và đạo Cơng giáo
trên địa bàn một số tỉnh ở Nam Bộ nói chung và ở Bình Phước nói riêng. Tuy nhiên,
chưa có một cơng trình nào nghiên cứu về quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Phước lãnh
đạo công tác tôn giáo đối với đạo Công giáo trong giai đoạn 1997-2015.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đề tài tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo công tác tôn giáo đối với đạo Công
giáo của Đảng bộ tỉnh Bình Phước giai đoạn 1997 - 2015. Cụ thể là những chủ
trương chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh và quá trình triển khai thực hiện của Đảng bộ.


6
3.2. Phạm vi
- Về thời gian: Từ năm 1997 đến năm 2015.
- Về khơng gian: Trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu q trình Đảng bộ tỉnh Bình
Phước lãnh đạo cơng tác tôn giáo đối với đạo Công giáo từ năm 1997 đến năm
2015.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình Phước trong việc thực hiện chính
sách tơn giáo của Đảng đối với đạo Công giáo từ năm 1997 đến năm 2015. Đánh
giá những thành tựu, hạn chế trong quá trình lãnh đạo thực hiện công tác tôn giáo
của Đảng bộ tỉnh, qua đó, rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra một số

khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình
Phước đối với đạo Công giáo trong thời gian tới.
4.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, Luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ quá trình hình thành, phát triển của đạo Cơng giáo ở tỉnh Bình
Phước và đặc điểm đạo Cơng giáo ở tỉnh Bình Phước.
- Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Bình Phước lãnh đạo công tác tôn giáo đối
với đạo Công giáo trong giai đoạn 1997-2015 thơng qua những chủ trương, chính
sách tơn giáo của Trung ương Đảng và của Đảng bộ tỉnh; thông qua quá trình tổ
chức thực hiện của Đảng bộ;
- Đánh giá những thành tựu, hạn chế và rút ra một số bài học kinh nghiệm và
đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo của Đảng bộ
tỉnh Bình Phước đối với đạo Cơng giáo.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận


7
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn
giáo.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp lịch sử và phương
pháp lơgic. Ngồi ra, cịn có các phương pháp khoa học liên ngành khác như: phân
tích, tổng hợp, thống kê, phỏng vấn, điền dã, so sánh, đối chiếu … nhằm làm rõ
những vấn đề mà Luận văn đặt ra.
6. Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn
- Ý nghĩa khoa học:
+ Luận văn hệ thống hóa những quan điểm của Trung ương Đảng và Đảng
bộ tỉnh Bình Phước đối với cơng tác tơn giáo;

+ Luận văn góp phần tổng kết thực tiễn sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Bình
Phước về công tác tôn giáo đối với đạo Công giáo, từ đó đúc rút kinh nghiệm, góp
phần bổ sung lý luận của Đảng về công tác tôn giáo.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Luận văn góp phần nhỏ trong việc nâng cao nhận thức của tồn xã hội nói
chung, của Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội nói riêng trên địa
bàn tỉnh Bình Phước đối với việc thực hiện và phát huy hiệu quả của công tác tơn
giáo trong thời kì hiện nay.
+ Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
cơng tác tơn giáo nói chung và cơng tác tơn giáo đối với đạo Cơng giáo nói riêng ở
tỉnh Bình Phước và các ngành có liên quan.
7. Hướng tiếp cận tư liệu của đề tài
Thực hiện đề tài này, tác giả đã sử dụng các nguồn tài liệu cơ bản sau đây:
- Các Văn kiện của Đảng và Nhà nước; các Văn kiện của Đảng bộ tỉnh Bình
Phước có liên quan đến tôn giáo và công tác tôn giáo.
- Các tài liệu liên quan hiện lưu trữ tại các cơ quan chun trách tỉnh Bình
Phước như: Ban Tơn giáo – Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước, Ban Tuyên giáo tỉnh Bình


8
Phước, Ban Dân vận tỉnh Bình Phước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước
và các cơ quan ban ngành khác.
- Các Báo cáo Tổng kết các phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào
Công giáo và các văn kiện Đại hội đại biểu những người Công giáo tỉnh Bình
Phước.
- Các tài liệu, sách, báo, tạp chí liên quan hiện đang lưu trữ tại Thư viện
Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Học viện Chính trị Khu vực
II.
- Tư liệu điền dã tại địa bàn nghiên cứu.

8. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận
văn gồm 3 chương, 8 tiết.


9
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, XÃ HỘI VÀ Q TRÌNH HÌNH
THÀNH, PHÁT TRIỂN, ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẠO CƠNG GIÁO Ở
TỈNH BÌNH PHƯỚC
1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, xã hội, con người và truyền thống tỉnh
Bình Phước
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Bình Phước là một tỉnh miền núi và biên giới nằm ở tọa độ địa lý 11,32 vĩ độ
Bắc, 106,54 kinh độ Đông, thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, có tổng diện tích tự
nhiên 6.871,5 km². Tỉnh là cửa ngõ, cầu nối của vùng Đông Nam bộ với Tây
Ngun và Campuchia. Cụ thể, phía Đơng giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai; phía
Tây giáp tỉnh Tây Ninh và vương quốc Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Bình
Dương; phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk và vương quốc Campuchia. Với vị trí như vậy
nên tỉnh có điều kiện giao lưu kinh tế, văn hóa với nhiều khu vực, tỉnh thành trong
nước và ngồi nước. Vì thế, trong suốt q trình lịch sử, Bình Phước ln có vị trí
chiến lược về chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội và an ninh - quốc phịng.
Về đặc điểm địa hình, vùng lãnh thổ Bình Phước chủ yếu là cao ngun ở
phía Bắc và Đơng Bắc, dạng địa hình đồi núi thấp ở phía Tây và Tây Nam, theo
chiều thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam.
Bình Phước có 7 nhóm đất chính với 13 loại đất. Đây là điều kiện hết sức
thuận lợi cho việc phát triển sản xuất các loại cây cơng nghiệp dài ngày có giá trị
kinh tế cao như cao su, điều, hồ tiêu, cà phê… Bên cạnh đó, đất bazan, đất phù sa
cịn thích hợp với việc trồng các loại cây hoa màu, lương thực và các loại cây họ
đậu.

Khí hậu Bình Phước nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, trong năm chia
thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khơ. Nhiệt độ bình qn trong năm cao đều và
ổn định khoảng trên 26oC.


10
Bình Phước có hệ thống sơng suối tương đối dày đặc với mật độ 0,7 0,8km/km2, bao gồm sông Sài Gịn, sơng Bé, sơng Đồng Nai, sơng Lanh, sơng Sa
Cát, sông Cam, sông Nước Trong… và nhiều suối lớn. Trong đó, có hai con sơng
lớn chảy từ Bắc xuống Nam: phía Tây là sơng Sài Gịn làm thành ranh giới tự nhiên
giữa Bình Phước và tỉnh Tây Ninh kéo dài khoảng 50 km, phía Đơng là sơng Bé,
bắt nguồn từ phía Bắc tỉnh thuộc vùng đất đỏ Nam Tây Nguyên và miền Đông Bắc
Campuchia, chảy qua lãnh thổ tỉnh kéo dài khoảng 200 km, đoạn dưới đi vào thành
phố Biên Hịa, đổ vào sơng Đồng Nai.
Ngồi ra cịn có một số hồ, đập như hồ Suối Lam, hồ Suối Cam, đập thuỷ
điện Thác Mơ (dung tích 1,47 tỷ m3), đập thuỷ điện Cần Đơn,…Nguồn nước ngầm
của tỉnh cũng khá phong phú, nhất là ở phía Tây Nam tỉnh, có giá trị kinh tế cao, có
thể khai thác phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Bình Phước có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, trước hết là tài
nguyên khoáng sản được phân bố rải rác chủ yếu ở vùng phía Tây và một ít ở trung
tâm tỉnh. Trong đó, nguyên vật liệu xây dựng (đá, cát, sét, laterit, đá vơi...) là loại
khống sản có triển vọng và quan trọng nhất của tỉnh.
Về tài nguyên rừng, tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh chiếm 51,3%
trong tổng diện tích tự nhiên tồn tỉnh. Trong đó, đất có rừng chiếm 25,14% diện
tích tự nhiên của tỉnh. Vị trí rừng của tỉnh trải dài từ Bắc xuống Nam, có những khu
rừng già, những khu rừng nguyên sinh với nhiều loại gỗ, thú quý hiếm như cẩm lai,
gỗ đỏ, voi, nai,…và nhiều loại cây có thể sử dụng làm dược liệu quý. Rừng Bình
Phước có tác dụng tham gia điều hồ dịng chảy của các con sông lớn như sông Bé,
sông Sài Gịn, sơng Đồng Nai, giảm lũ lụt đột ngột đối với các tỉnh vùng ven biển
và đảm bảo nguồn sinh thuỷ trong mùa khô kiệt. Trong suốt hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ, rừng Bình Phước là nơi xây dựng những căn cứ địa cách

mạng vững chắc. Tuy nhiên, những cách rừng bạt ngàn của tỉnh hiện nay đang bị
thu hẹp do con người tàn phá khai thác bừa bãi, nhất là ở huyện các Bù Gia Mập,
Bù Đăng và Bù Đốp.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa


11
- Đặc điểm kinh tế
Ngay từ rất xa xưa Bình Phước đã là vùng đất cư trú lâu đời của các dân tộc
Stiêng, Khmer, Cơ Ho, Mạ, Mnông [91; tr. 233]. Nền kinh tế cổ truyền của các dân
tộc này chủ yếu dựa vào thiên nhiên và mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc.
Phương thức canh tác phổ biến là phát rẫy, chọc, tỉa. Sau vài năm, đất cằn cỗi, họ bỏ
hoang, đi phát nương nơi khác. Hình thức kinh tế săn bắn, hái lượm vẫn có vai trị
nhất định trong đời sống kinh tế gia đình. Ngồi ra, các dân tộc thiểu số ở Bình
Phước cịn có nghề dệt vải, thổ cẩm, đan lát đồ mây, tre, rèn công cụ truyền thống.
Đến thế kỉ XVI, XVII, cư dân phiêu tán người Kinh đến vùng đất Bình
Phước cùng cư dân tại chỗ lập làng, lập xã [91, tr. 233]. Bảo tồn và phát huy truyền
thống canh tác của cư dân nông nghiệp lâu đời, khi di cư đến Bình Phước, cộng
đồng người Kinh cùng một số dân tộc khác tiếp tục trồng lúa nước, thâm canh hoa
màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản…Đây là nguồn thu nhập chính của
người dân. Cùng với trồng trọt, các nghề thủ công nghiệp nhỏ (mộc, rèn, thêu,
đan,…), thương nghiệp, dịch vụ cũng phát triển.
Sau đó, từ năm 1975 đến nay, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và
nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhiều thành phần dân tộc miền núi phía
Bắc (Tày, Thái, Nùng, Hmơng,...) đã hồ chung cùng dịng người cả nước đi xây
dựng vùng kinh tế mới trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Nhân dân ở Bình Phước dưới
sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đã thu được những thành tựu nhất định. Cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, các tiềm năng, thế mạnh được khai thác.
Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển, xuất - nhập khẩu được khuyến
khích, đẩy mạnh hợp tác đầu tư với nước ngồi.

Nơng nghiệp phát triển tương đối tồn diện trên cơ sở phát huy thế mạnh về
cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả theo hướng đầu tư thâm canh; đất đai được sử
dụng có hiệu quả. Bộ mặt nơng thơn thay đổi, số hộ giàu và trung bình ngày càng
cao.


12
Lâm nghiệp được phát triển trên cơ sở bảo vệ tài nguyên và phát triển vốn
rừng, công tác trồng và chăm sóc rừng được ưu tiên. Quản lý bảo vệ rừng, định
canh, định cư cho đồng bào được thực hiện.
Sản lượng công nghiệp tăng, đặc biệt ở các ngành công nghiệp chế biến nông
sản như điều, cà phê, cao su; chất lượng sản phẩm được nâng lên và đã tìm được thị
trường tiêu thụ khá ổn định.
Cơ sở hạ tầng được tập trung xây dựng, đáp ứng phần lớn yêu cầu phát triển
kinh tế - xã hội. Mạng lưới điện đã đến được hầu hết các xã, phường, thị trấn;
đường giao thông mở đến tất cả các khu dân cư; mạng lưới bưu chính viễn thơng
được phủ kín đến tất cả các xã, phường, thị trấn và được đầu tư cơ bản.
- Đặc điểm xã hội
Tính đến năm 2015, dân số tỉnh Bình Phước gồm 944.421 người gồm nhiều
dân tộc khác nhau (đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 20,14%) sinh sống trên địa bàn
111 xã, phường, thị trấn thuộc 8 huyện, 3 thị xã. Đây là tỉnh có dân số trung bình,
đứng thứ 44/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Tỉ lệ tăng dân số hằng năm thời kỳ
2010 - 2015 là 1,24% - 1,3% (cả nước là 1,05% đến 1,08%). Nếu mang so sánh với
cả nước, Bình Phước là tỉnh có tốc độ tăng dân số tương đối cao. Nguyên nhân
chính của sự gia tăng này chủ yếu là tăng cơ học, do sự thu hút dân cư từ các tỉnh
khác đến làm việc sản xuất, kinh doanh và khai thác các tiềm năng đất đai của tỉnh
sau khi tái lập.
Mật độ dân số toàn tỉnh là 137 người/km², nhưng phân bố dân số không đều
giữa các huyện thị, dân cư tập trung chủ yếu ở các đô thị thuộc thị xã Đồng Xoài,
thị xã Phước Long và thị xã Bình Long (mật độ dân số đều trên 400 người/km2). Ba

huyện có mật độ dân số dưới 100 người/km2 là Đồng Phú, Bù Đăng và Bù Gia Mập.
Như một bức tranh thu nhỏ của đất nước, hiện nay, ở Bình Phước cũng song
song tồn tại hai thành phần dân cư - người Kinh và các dân tộc thiểu số.
Đối với cộng đồng người Kinh, chỉ có một bộ phận nhỏ di cư đến trước năm
1975, còn lại chủ yếu là dân kinh tế mới đến Bình Phước định cư theo “lời kêu gọi”
của Chính phủ triển khai chính sách kêu gọi nhân dân từ đồng bằng, thành thị di cư


13
đến các vùng trung du miền núi, hải đảo, Tây Nguyên nhằm xây dựng các vùng
kinh tế mới, mở rộng địa bàn sản xuất, phát triển kinh tế trong cả nước. Dân kinh tế
mới tại Bình Phước chủ yếu là những nhóm lao động thuộc các tỉnh đồng bằng Bắc
bộ, duyên hải miền Trung. Họ sống phân bố trên tất cả các huyện, thị xã.
Đối với cộng đồng người dân tộc thiểu số, tại Bình Phước hiện diện 41 thành
phần. Các nhóm tộc người này phân bố rải rác khắp các huyện, thị xã.
- Đặc điểm văn hố
Ở Bình Phước do có sự di cư của người dân từ các miền đến nên đã có sự
giao lưu, hội nhập phong tục tập quán của các cư dân. Từ đó, tạo nên sự đa dạng
của văn hoá các dân tộc ở Bình Phước.
Đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước có một kho tàng văn hố dân
gian hết sức phong phú, độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Bản sắc văn hố đó được
thể hiện ở tín ngưỡng đa thần nguyên thuỷ. Tín ngưỡng dân gian này chi phối khá
mạnh nền văn hoá nghệ thuật của đồng bào dân tộc thiểu số. Trong kho tàng văn
hoá dân gian còn chứa đựng một kho tàng văn học rất phong phú, trong đó có tục
ngữ, ca dao, dân ca…
Ngồi ra các dân tộc ít người ở Bình Phước cịn lưu giữ được nhiều hình thức
sinh hoạt văn hố, lễ hội truyền thống phản ánh quan niệm về thế giới tự nhiên và
tín ngưỡng của họ. Đó là các lễ nghi nơng nghiệp, lễ hội cồng chiêng, …Văn hố
các dân tộc thiểu số ở Bình Phước có một sức hút mãnh liệt đối với các nhà nghiên
cứu, khách tham quan du lịch. Tuy nhiên, việc thực hành các nghi lễ cúng bái chứa

đựng trong đó nhiều sự mê tín dị đoan, nhiều hủ tục lạc hậu.
Trình độ văn hố của cư dân Bình Phước sau giải phóng đến nay được nâng
lên rõ rệt, số người có trình độ đại học, cao đẳng cũng tăng nhanh. Mặc dù vậy, vẫn
cần thấy rằng số người có trình độ đại học, cao đẳng vẫn cịn thấp so với dân số.
Riêng trình độ văn hố của người dân tộc thiểu số quá thấp so với người Kinh.
1.1.3. Truyền thống con người và vùng đất tỉnh Bình Phước
Ngay từ rất xa xưa, vùng đất Bình Phước ngày nay đã là địa bàn sinh sống
của con người. Các nhà Khảo cổ học đã thu thập được ở Bình Long, Lộc Ninh,


14
Phước Long, Bù Đăng những rìu đá mài nhẵn bốn mặt mà các nhà khảo cổ học gọi
là “rìu tứ diện”, loại rìu này được phân bổ ở nhiều nơi trên đất nước ta và các nước
Đông Nam Á. Những “thành trịn” phát hiện ở Bình Long, Lộc Ninh chứng tỏ
những khu vực cư trú tạm của các đoàn săn bắn tập thể của cư dân miền Đông Nam
Bộ vào thời kì đồ đá chuyển sang đồ đồng cách đây 2 – 3 ngàn năm. Tại Lộc Ninh,
đã phát hiện được một trống đồng nằm sâu trong lòng đất, bằng các phương pháp
khoa học, các nhà khảo cổ học kết luận trống đồng Lộc Ninh có niên đại cùng với
trống đồng Đông Sơn ở miền Bắc nước ta. Ngày 24/4/1998 đã phát hiện thêm hai
trống đồng ở Thọ Sơn (Bù Đăng) và Long Hưng (Phú Riềng), thuộc dịng trống
Đơng Sơn và có niên đại cách ngày nay từ 1.900 - 2.200 năm [91; tr 243-244]. Như
vậy, từ rất xa xưa trên vùng đất Bình Phước ngày nay đã có con người sinh sống.
Trải qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau, nhu cầu làm chủ thiên nhiên và đấu tranh
chống ngoại xâm đã gắn kết người dân Bình Phước thành một khối. Trên cơ sở lưu
giữ phần cốt lõi tính cách dân tộc cộng với quá trình đấu tranh để tồn tại và phát
triển trong điều kiện lịch sử mới đã góp phần tạo nên truyền thống của người dân
nơi đây. Đó là lịng u q hương, đất nước; Đấu tranh kiên cường, bất khuất trước
nghịch cảnh; Đồn kết, gắn bó, tương thân tương ái; Tự lực, tự cường, cần cù, sáng
tạo trong lao động, sản xuất.
1.2. Quá trình hình thành và đặc điểm đạo Cơng giáo ở tỉnh Bình Phước

1.2.1. Q trình hình thành đạo Cơng giáo ở tỉnh Bình Phước
Bức tranh tơn giáo tỉnh Bình Phước khá đa dạng và phức tạp. Bình Phước
như một bảo tàng thu nhỏ các tơn giáo có mặt ở Việt Nam. Bên cạnh sự hiện diện
của các tôn giáo lớn đã được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân như Công
giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo, Phật giáo Hoà hảo, Baha’i 1, Tịnh độ

1 Tôn giáo Baha’i, theo cổ ngữ Ả Rập nghĩa là Người noi theo ánh sáng của Thượng đế, ra đời năm 1863 tại
Ba Tư (cũ) nay là Iran. Tôn giáo Baha’i cho rằng tất cả các tôn giáo trên thế giới do Thượng đế tạo ra và
Thượng đế là Đấng tối cao duy nhất; Tất cả các tơn giáo đều có chung một nguồn gốc thiêng liêng; Mọi
người đều thuộc một gia đình - gia đình nhân loại, vì đều là con cái của Thượng đế. Tôn giáo Baha’i được
truyền vào Việt Nam từ năm 1954 và được Chính phủ cơng nhận tổ chức đối với Cộng đồng tôn giáo Baha’i
vào năm 2008.


15
Cư sỹ Phật hội Việt Nam2, tỉnh cịn có sự xuất hiện của nhiều tôn giáo khác chưa
được Nhà nước ta cơng nhận tư cách pháp nhân, cá biệt có những tơn giáo chỉ có số
lượng tín đồ từ vài đến vài chục người.
Về sự xuất hiện của các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Phước:
Cơng giáo và Phật giáo là hai tơn giáo cùng nhau có mặt khá sớm trên địa
bàn tỉnh Bình Phước, gắn liền với quá trình khai thiên lập địa và những biến cố
thăng trầm lịch sử diễn ra trên địa bàn tỉnh như: Sự hình thành đội ngũ cơng nhân
đồn điền cao su ở Đông Nam Bộ đầu thế kỷ XX, Những âm mưu của Mỹ - Diệm
trong việc đưa dân di cư vào Bình Phước làm hậu thuẫn chính trị và lá chắn qn sự
phịng thủ Sài Gịn từ phía Bắc và Tây Bắc…
Đạo Cao Đài là tơn giáo có mặt ở huyện Hớn Quản và thị xã Bình Long vào
khoảng năm 1927. Nhưng phát triển nhanh từ năm 1957, khi Mỹ - Diệm cho lập
Thánh thất Cao Đài ở thị xã Phước Long và tổ chức đưa tín đồ từ các vùng đồng
bằng Nam Bộ đến định cư ở Bình Phước.
Đạo Tin lành là tơn giáo xuất hiện ở Bình Phước vào những năm 1950, sau

đó phát triển khá mạnh dưới thời Mỹ - Diệm. Đặc biệt từ những năm 1990 trở lại
đây Tin lành phát triển nhanh trong vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, nhất là
trong dân tộc Stiêng, Mnơng. Hiện nay đạo Tin Lành có nhà thờ ở xã Sơn Giang
(thị xã Phước Long) và huyện Lộc Ninh, Bù Đăng và hơn 45 chi hội khác nhau trên
khắp các huyện, thị tỉnh Bình Phước.
Các tơn giáo cịn lại là những tơn giáo có mặt khá muộn trên địa bàn tỉnh và
thường xuất hiện từ sau năm 1975 đến nay gắn liền với quá trình di dân đi xây dựng
kinh tế mới trên địa bàn tỉnh.
Quá trình du nhập và phát triển của đạo Cơng giáo ở tỉnh Bình Phước diễn ra
khá đa dạng và phức tạp. Đạo Công giáo có mặt ở Bình Phước vào cuối thập niên

2 Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam được thành lập vào năm 1934. Tôn giáo này phát triển trên nền tảng giáo
lý nhà Phật, nhưng được cải tiến ngắn gọn và dễ hiểu để phù hợp với sinh hoạt và trình độ của người dân
Nam bộ lúc bấy giờ. Phương châm hành đạo của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam là “Tu học, hành thiện, ích
nước, lợi dân”. Tơn giáo này có 206 hội qn cũng là 206 phòng thuốc nam phước thiện ở 21 tỉnh, thành phố
trên cả nước. Với những đóng góp tích cực cho xã hội trong suốt quá trình phát triển, ngày 27/11/2007, Tịnh
độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam đã được Nhà nước cơng nhận là tổ chức tơn giáo có tư cách pháp nhân.


16
1920, xuất phát từ việc Pháp tuyển mộ phu cho các đồn điền cao su ở miền Đông
Nam Bộ, trong đó, có các đồn điền cao su trên địa bàn tỉnh Bình Phước như đồn
điền cao su Phú Riềng, đồn điền cao su Đồng Phú, đồn điền cao su Bình
Long,...Những công nhân phu cao su này chủ yếu là những người miền Bắc, trong
đó có những người quê Nam Định, Hà Nam, Thái Bình,...và có một bộ phận theo
đạo Cơng giáo. Điển hình, chúng ta có thể nhắc đến Thiếu tướng Trần Tử Bình –
một trong những vị tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam – là người
Nam Định, theo đạo Cơng giáo. Ơng là một trong những người lãnh đạo của phong
trào công nhân đồn điền cao su Phú Riềng vào năm 1929 và sau này ông cũng là
một trong những người lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám tại

Thủ đô Hà Nội [19].
Sau đó, đến những năm cuối của thập kỷ 50, đầu thập kỷ 60, đạo Cơng giáo
có mặt trên địa bàn tồn tỉnh Bình Long, Phước Long [8; tr. 11]. Tín đồ là những
người tin theo Cơng giáo “theo Chúa vào Nam” năm 1954 và do di dân lập “ấp
chiến lược” (của chế độ Ngơ Đình Diệm) đưa đến khai khẩn kinh tế và phục vụ cho
âm mưu chính trị của chúng, nhằm mở rộng địa bàn tôn giáo làm lá chắn phía Tây
Bắc cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
Khi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương đi đến
những ngày cuối cùng, biết trước thất bại không thể tránh khỏi của Pháp trên chiến
trường Đông Dương, trước khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết 13 ngày, ngày
7/7/1954 Mỹ đưa Ngơ Đình Diệm, người được Mỹ ni dưỡng từ lâu (vốn là tín đồ
Cơng giáo sùng đạo và có em là giám mục Ngơ Đình Thục) về nước làm Thủ tướng
bù nhìn, chuẩn bị cho âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta.
Để có một lực lượng quần chúng đông đảo làm hậu thuẫn chính trị cho
những hành động bán nước hại dân của mình ở miền Nam, ngày 13/7/1954 Diệm
thành lập Phủ Tổng uỷ di cư chuyên lo vấn đề di cư và định cư. Dựa vào điều 14
của Hiệp định Giơnevơ đã ký, cho phép trong thời hạn 300 ngày chuyển giao quyền
lực giữa quân đội Pháp và Việt Minh: “Kể từ ngày Hiệp định hiện hành có hiệu lực
đến khi quân đội viễn chinh [Pháp] rút xong, mọi công dân đang cư trú trong vùng


17
thuộc quyền kiểm soát của bên này, được phép cư trú tại vùng kiểm soát của bên kia
nếu họ muốn. Chính quyền nơi họ cư trú cho phép và giúp đỡ họ” [56; tr. 22].
Để huy động một số lượng lớn người di cư vào Nam, Mỹ - Diệm không từ
một thủ đoạn nào như phát động chiến tranh tâm lý, đe dọa ““Mỹ sẽ ném bom
nguyên tử”, dụ dỗ “vào Nam sẽ làm chơi ăn thật, có nhà cao cửa rộng”” [80; tr.
218], khoét sâu mâu thuẫn không đội trời chung giữa hữu thần và vô thần, giữa
Cộng sản và Công giáo, gây tâm lý hoang mang, mặc cảm với chủ nghĩa cộng sản
trong một bộ phận chức sắc và giáo dân. Chúng cho người rao những tin đồn như

“Chúa đã vào Nam, Đức Mẹ đã vào Nam”, “Việt Minh cộng sản vô thần sẽ cấm
đạo”, “Ai ở lại sẽ bị mất đạo, mất linh hồn, bị Chúa trừng phạt [56; tr. 27]. Thậm
chí, chúng lơi kéo trẻ em di cư để ép buộc bố, mẹ của những đứa trẻ này buộc phải
di cư vào Nam theo chúng, gây ra cuộc di cư lớn nhất trong lịch sử Việt Nam giữa
thế kỷ XX.
Tháng 11/1954, Mỹ cử tướng Côlin (L. Colins) sang làm đại sứ ở Sài Gòn,
để củng cố chính quyền Ngơ Đình Diệm, Cơlin đề ra kế hoạch 6 điểm, trong đó có
vấn đề chuẩn bị “định cư cho số người Công giáo miền Bắc di cư vào Nam và vạch
kế hoạch cải cách điền địa” [43; tr. 980] nhằm thực hiện những âm mưu thâm độc
của chúng đối với số người Công giáo miền Bắc di cư vào Nam.
Khi Mỹ hoàn toàn hất cẳng Pháp, lập ra chính phủ bù nhìn Ngơ Đình Diệm
với Nhà nước Việt Nam Cộng hoà ở miền Nam, Toà thánh Vatican đã nhanh chóng
cơng nhận chính phủ bù nhìn do Mỹ lập ra và thiết lập quan hệ với chính phủ Ngơ
Đình Diệm. Từ năm 1958 đến năm 1975 đã có nhiều nhiệm kỳ Khâm sứ Tòa thánh
Vatican tại Sài Gòn như Khâm sứ Caprio, Asta, Brini, Palmas, Lemaitre.
Có nhiều số liệu khác nhau về số người miền Bắc di cư vào Nam sau năm
1954:
Theo Phủ Tổng uỷ Di cư, cơ quan do chính quyền Ngơ Đình Diệm lập ra
phụ trách về vấn đề di cư và định cư, đưa ra con số 928.152 người…Tuy nhiên, con
số người di cư trên là cường điệu…Thêm vào đó, có chuyện khai man số người di
cư để nhận nhiều viện trợ của các tổ chức quốc tế, hoặc vì những động cơ chính trị


18
khác. Chúng ta tạm chấp nhận ý kiến của nhiều tác giả, ước định số người di cư
trên 860.000 người [56; tr. 23].
Về số lượng người Công giáo di cư từ Bắc vào Nam sau Hiệp định Giơnevơ
năm 1954, cho đến nay vẫn còn tồn tại nhiều số liệu khác nhau và chưa có sự thống
nhất. Theo Niên giám Việt Nam Cơng giáo năm 1964 thì có 553.680 người Cơng
giáo miền Bắc di cư vào Nam [51; tr. 39]. Còn Linh mục Trần Tam Tỉnh lại khẳng

định con số 543.500 giáo dân và ơng cịn liệt kê cụ thể số người di cư ở tất cả 10 địa
phận miền Bắc [86; tr. 113].
Những số liệu do Linh mục Tỉnh đưa ra là tương đối thuyết phục và được
nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận. Trong khoảng gần 1 triệu người di cư vào Nam,
Mỹ - Diệm chọn những người theo đạo Cơng giáo làm lực lượng lịng cốt cho bộ
máy chính quyền từ trung ương đến địa phương, tìm mọi cách biến Cơng giáo thành
quốc giáo và khơng ngần ngại kích động sự thù hằn giữa các tôn giáo với nhau, nhất
là giữa Công giáo với Phật giáo. Người theo đạo Công giáo được Mỹ - Diệm ưu ái
hàng đầu trong định cư, đào tạo cán bộ quân sự, nhân viên hành chính. Dưới thời
Ngơ Đình Diệm “có chính sách 3Đ (đạo Công giáo, Đảng Cần lao Nhân Vị và
người Địa phương), người theo đạo Công giáo được đề bạt, sử dụng vào những
cương vị chủ chốt ở mọi cấp chính quyền, ở hàng ngũ tuyên uý quân đội, và ngay cả
ở khu vực giáo dục, văn hóa, xã hội” [80; tr. 220]. Dẫn đến, người tín đồ Cơng giáo
di cư vào Nam trong giai đoạn này bị các thế lực phản động trong và ngoài nước lợi
dụng làm lực lượng hậu thuẫn cho những việc làm của chúng về chính trị, kinh tế,
quân sự; làm lá chắn bảo vệ các mục tiêu quân sự, dân sự và xây dựng Ấp chiến
lược (Ấp tân sinh) và là nòng cốt cho các cuộc bắt lính, xây dựng quân đội Nam
Việt Nam, củng cố các lực lượng chống cộng thân Mỹ ở miền Nam… Số giáo dân
này di cư vào Bình Phước chủ yếu bằng các phương tiện của Mỹ - Diệm, những lớp
giáo dân đầu tiên được đưa đến Bình Phước bằng máy bay, phương tiện vận chuyển
này ban đầu được Mỹ - Diệm sử dụng nhằm khuyến khích nhiều người di cư. Sau
đó, do số người đăng ký di cư quá nhiều, Mỹ - Diệm chuyển sang sử dụng phương
tiện vận chuyển bằng tàu biển và bằng xe ôtô. Địa điểm tập kết dân di cư để đưa lên


19
Bình Phước là cảng Sài Gịn. Sau đó, giáo dân tiếp tục được Mỹ - Diệm dùng xe ôtô
(xe balua) đưa lên các dinh điền của chúng lập ra ở khu vực Bình Phước hiện nay.
Trong các dinh điền, người theo đạo Cơng giáo được bố trí xen lẫn với người không
tôn giáo và người theo các tôn giáo khác.

Được sự hậu thuẫn của Mỹ, ngày 22/10/1956 Diệm ban hành sắc lệnh số
143.NV sát nhập, chia tách, thành lập mới các tỉnh từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam,
trong đó có hai tỉnh Bình Long và Phước Long (hiện nay là địa bàn thuộc tỉnh Bình
Phước), lấy Đỗ Duy Diễn là tín đồ Cơng giáo làm tỉnh trưởng tỉnh Phước Long và
tổ chức đưa dân di cư từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung, nhất là người theo đạo
Công giáo vào hai tỉnh này.
Được sự bổ sung của một số lượng khá lớn tín đồ và chức sắc Cơng giáo từ
miền Bắc và miền Trung di cư vào, Công giáo Bình Phước phát triển nhanh chóng
trên nhiều phương diện, hàng loạt giáo xứ, giáo họ được thành lập ở nhiều huyện,
thị của tỉnh. Trong đó có các xứ, họ đạo sau:
Trên địa bàn huyện Lộc Ninh, trước năm 1954 đã có 3 nhà thờ kiên cố được
xây dựng trong các đồn điền cao su của Công ty CEXO ở Lộc Ninh, nhưng chưa có
giáo xứ, giáo họ nào được thành lập do khơng có linh mục đặc trách coi sóc. Sau
khi có thêm linh mục, tu sĩ và giáo dân từ miền Bắc di cư vào, đã hình thành nên 1
giáo xứ, 3 giáo họ:
- Giáo xứ Lộc Ninh và giáo họ Lộc Thiện: cuối năm 1954, “Cha Antôn Vitte,
một Linh mục của Hội thừa sai Pari (MEP), đang ở Hà Nội, đã theo dòng người di
cư từ Bắc vào Nam. Năm 1955, ngài được Toà giám mục Sài Gịn bổ nhiệm làm cha
sở Lộc Ninh, từ khi có mục tử coi sóc, giáo xứ Lộc Ninh chính thức được thành lập”
[58; tr. 136]. Thêm vào đó, lúc này nhà thờ Lộc Thiện là một họ đạo lẻ của giáo xứ
Lộc Ninh, hàng tuần Linh mục Antôn Vitte đến dâng lễ, giáo họ Lộc Thiện cũng ra
đời.
- Giáo họ Lộc Tấn: năm 1960, Linh mục Giuse Nguyễn Văn Cung được
giám mục Simon Nguyễn Văn Hiền, Toà giám mục Sài Gòn, cử về phụ trách nhà


20
thờ Lộc Tấn và thực hiện truyền giáo ở vùng Lộc Ninh. Đến năm 1963, giáo họ Lộc
Tấn chính thức hình thành với hơn 300 giáo dân.
- Giáo họ Tích Thiện, bắt đầu được hình thành từ năm 1954 khi có khoảng

20 gia đình với 72 giáo dân thuộc giáo họ Nguyên Cát (Quảng Bình) và giáo xứ Sao
Cát (Huế) di cư vào định cư tại Dinh điền Tích Thiện. Sau đó có thêm nhiều giáo
dân từ Quảng Trị, Huế tiếp tục di cư vào, nâng số giáo dân ở đây lên 152 người
trong 40 hộ gia đình. Năm 1958, Linh mục Antơn Vitte tiếp nhận cộng đồn và đặt
tên là Tích Thiện, giáo họ chính thức khai sinh.
Ở huyện Chơn Thành, có 3 giáo xứ thành lập:
- Giáo xứ Tân Châu, được thành lập do một số giáo dân từ họ đạo Trồi (Huế)
và một số gia đình giáo dân từ họ đạo Diên Trường và An Duy Tây (Quảng Trị)
cùng nhau di cư vào Dinh điền Xóm Ruộng (cách thị trấn Chơn Thành hiện nay
khoảng 12 km về phía Đơng Bắc) từ cuối năm 1959 đến tháng 2/1960. Ngày
15/4/1960, Tồ giám mục Sài Gịn quyết định thành lập giáo xứ Tân Châu với
khoảng 1.000 giáo dân do Linh mục Gioan Maria Phan Cơng Bình coi sóc.
- Giáo xứ Mỹ Hưng, sau một thời gian vận động giáo dân di cư vào Nam
theo Dự án di cư lập nghiệp của Phủ tổng uỷ dinh điền Mỹ - Diệm do Linh mục
Nguyễn Viết Khai tổ chức. Đến ngày 15/8/1960, khoảng 120 hộ giáo dân thuộc hai
dòng họ Trần và Nguyễn của giáo xứ Lưu Mỹ (Nghệ An) đã di cư vào Dinh điền
Trực Đạo (thuộc thị trấn Chơn Thành hiện nay). Đầu năm 1961, Linh mục Giuse
Trần Thiện Dụ đến nhận coi sóc, giáo xứ Mỹ Hưng thành lập.
- Giáo xứ Chơn Thành, khoảng năm 1958 - 1959, một tập thể gồm nhiều hộ
gia đình khoảng từ 900 - 1.000 giáo dân thuộc giáo họ Hiếu Cam (Huế) và giáo dân
giáo họ Trung Lợi (Huế) di cư vào tập trung ở ngã tư Chơn Thành hiện nay, nơi
trước năm 1954 đã có khoảng trên 10 gia đình Cơng giáo sống khá tập trung. Đến
năm 1962, Linh mục Dương Hoàng Thành tiếp tục mang theo một số giáo dân di cư
đến, giáo xứ Chơn Thành ra đời.
Tại thị xã Bình Long, khi có thêm một bộ phận giáo dân di cư mới sát nhập
với cộng đồn thứ hai của Cơng ty cao su Đất đỏ sống tập trung ở gần nhà ga xe lửa


×