Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Đánh giá hiệu quả của chính sách giao đất giao rừng tại huyện an lão tỉnh bình định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 132 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HUỲNH XUÂN HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH
GIAO ĐẤT GIAO RỪNG TẠI HUYỆN AN LÃO
TỈNH BÌNH ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chun ngành: Chính Sách Cơng

Thành phố Hồ Chí Minh – năm 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

HUỲNH XUÂN HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHÍNH SÁCH
GIAO ĐẤT GIAO RỪNG TẠI HUYỆN AN LÃO
TỈNH BÌNH ĐỊNH

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Chính Sách Cơng
Mã số: 60340402

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Thái Văn Nam


Thành Phố Hồ Chí Minh - năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết
quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng
trình nào khác. Ngồi ra, các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

i


LỜI CẢM ƠN
Trân trọng cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường, Phòng Quản lý khoa học và
Đào tạo Sau đại học, q thầy cơ giảng dạy cao học ngành Chính Sách Công tại
trường Đại học Khoa học xã hội & nhân văn TP. HCM. Qua quá trình học tập tại
trường, bản thân đã tiếp thu được những kiến thức quý báu về chuyên ngành mà các
thầy cô là Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sỹ đã tận tình giảng dạy, truyền đạt. Từ đó,
bản thân đã tích cực tìm tịi, nghiên cứu về lĩnh vực chính sách mơi trường và nâng
cao năng lực, trình độ chun mơn và khả năng tư duy độc lập trong nghiên cứu
khoa học.
Trân trọng cảm ơn PGS. TS Thái Văn Nam – Thầy đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo trong suốt quá trình thực hiện đề tài giúp tác giả hoàn thành tốt luận văn.
Trân trọng cảm ơn Phịng TNMT huyện An Lão, tỉnh Bình Định và các xã
trong địa bàn huyện cùng tập thể nhân viên tại các xã và Phòng TNMT huyện đã tạo
điều kiện cho việc điều tra thực tế, cung cấp số liệu của đơn vị.
Cảm ơn sự dìu dắt, giúp đỡ của Quý đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã giúp
tác giả có điều kiện về vật chất, tinh thần để phấn đấu học hỏi và tiến bộ.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian thực hiện đề tài có
hạn nên luận văn khó tránh khỏi những sai sót. Tác giả xin cảm ơn và rất mong

nhận được những ý kiến góp ý của các nhà khoa học, quý thầy cô, quý cơ quan,
đồng nghiệp và độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn.
Họ và tên tác giả

Huỳnh Xuân Hương

ii


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả của chính sách giao đất giao rừng
tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định” bằng cách thu thập số liệu từ hai nguồn: sơ cấp
và thứ cấp, trong đó chủ yếu là nghiên cứu tổng hợp số liệu thứ cấp kết hợp với việc
điều tra phỏng vấn trực tiếp 180 hộ dân cư tại 08 xã và một thị trấn thuộc huyện An
Lão, tỉnh Bình Định, mục đích là để xem xét đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả giao đất giao rừng (GĐGR), bằng một số phương pháp nghiên cứu như:
Phương pháp phân tích so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích
tương quan, phương pháp phân tích SWOT và đặc biệt là phương pháp hồi quy để
kiểm định tác động của 4 biến số: kiến thức (KT), nhận thức (NT), mức độ tham vấn
(MĐTV) và mức độ hỗ trợ nguồn vốn (MĐHTNV) ảnh hưởng như thế nào đến hiệu
quả GĐGR.
Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng diện tích đất rừng giao cho người dân
trong huyện khai thác và sử dụng còn thấp. Việc thực thi chính sách của nhà nước
trong cơng tác giao đất giao rừng tại huyện cịn nhiều bất cập, tình trạng đất chưa sử
dụng còn nhiều và người dân các xã sử dụng chưa hết tổng diện tích đất tự nhiên,
tình hình giao đất giao rừng ở các xã có tỷ lệ chênh lệch khác nhau. Kết quả phân
tích cũng cho thấy 4 nhân tố kiến thức (KT), nhận thức (NT), mức độ tham vấn
(MĐTV) và mức độ hỗ trợ nguồn vốn (MĐHTNV) có mối tương quan với hiệu quả
GĐGR. Các biến này có mối quan hệ ảnh hưởng chặt chẽ tới hiệu quả của chính
sách, trong đó biến KT là yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất.

Kết quả này sẽ giúp cho chính quyền địa phương nhìn nhận rõ hơn về chính
sách GĐGR và sự khó khăn của cộng đồng dân cư khi được giao đất giao rừng. Do
trình độ dân trí cịn thấp, đời sống cịn nghèo. Do vậy, việc tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật
cũng như hỗ trợ nguồn vốn cho người dân từ chính quyền địa phương là cần thiết.
Qua đó người dân có thể tiếp cận được những lợi ích trong việc giao đất giao rừng
và xác lập cơ chế hưởng lợi từ rừng, nhằm xóa đói giảm nghèo, để bảo vệ và phát
triển rừng bền vững góp phần cải thiện đời sống người dân địa phương nói riêng và
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung
iii


ABSTRACT
Research project ‘‘Assessing the efficiency of forest land allocation policy
in An Lao district, Binh Dinh province’’ was effectuated by collecting database
from two sources: primary and secondary, in which the secondary data was focused
combining to the survey and direct interview with 180 households of 8 communes
and a town in An Lao district, Binh Dinh the province. The aim is to estimate and
evaluate factors influenced on effect of the forest land allocation policy. Some
research methods were done such as: comparative analysis, statistical methods,
correlation analysis method, SWOT analysis method and especially regression
analysis method to test the impact of the 4 variables: knowledge, cognition,
consultation and, the level of finacial support affected to efficiency of the forest
land allocation policy.
Obtained results showed that the area of forest land allocated to people was
still low. The implementation of the state policy in land forest allocation at this
district has some inadequate points. A lot of area is not used and there is a
difference in the allocation between communes. Regression analysis highlighted
that four variables: knowledge, cognition, consultation and the level of financial
support had a positive correlation with the effectiveness of forest land allocation
policy. These variables had the effected strict relationship to effect of policy,

especially variable knowledge was the biggest affected factor.
The results from this study will be very helpful for local government to
recognize better about forest land allocation policy and the difficulties of local
communities. Because of low literacy level and poor life of local people. Therefore,
consultation, technical assistance and funding support for the people from the local
authorities are necessary. From that, the local people can achieve the benefits from
the forest land allocation policy in order to reduce the poverty as well as protect and
develop sustainably forest area, contribute to create jobs, increase incomes, and
improve the lives of the local population and socio-economic development of the
country.

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................................iii
MỤC LỤC ............................................................................................................................. v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH...................................................................................................... x
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 6
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 6
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................................. 6
6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI ......................................................................................................... 8
6.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................................... 8
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................... 8

6.3. Tính mới của đề tài ................................................................................................. 8
7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................. 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 10
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO ĐẤT GIAO RỪNG .................................................. 10
1.1.1. Khái niệm về đất lâm nghiệp ............................................................................. 10
1.1.2. Khái niệm giao đất giao rừng ............................................................................ 11
1.1.3. Sự cần thiết tổ chức nghiên cứu về hiệu quả của các chính sách giao đất giao
rừng cho cá nhân, hộ gia đình ...................................................................................... 12
1.1.4. Các chính sách quy định việc giao và khoán đất ............................................... 15
1.1.5. Giao đất cho các cá nhân, hộ gia đình ............................................................... 19
1.1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả giao đất giao rừng .............................. 21
1.1.6.1. Khái niệm hiệu quả ......................................................................................... 21
1.1.6.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả giao đất giao rừng ........................... 24
1.2. CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN TRÊN THẾ GIỚI VÀ
TRONG NƯỚC ............................................................................................................... 28
1.2.1. Nghiên cứu trên Thế giới ................................................................................... 28
v


1.2.2. Nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................................... 29
1.3. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA PHƯƠNG NGHIÊN CỨU ................................................ 33
1.3.1. Khái quát về huyện An Lão ............................................................................... 33
1.3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 33
1.3.1.2. Về hiện trạng sử dụng đất ............................................................................... 37
1.3.1.3. Về hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng ............................................................ 38
1.3.2. Về tình hình dân sinh kinh tế ............................................................................. 39
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 43
2.1. MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU .................... 43
2.3.1. Nghiên cứu sơ bộ định tính ................................................................................ 50
2.3.2. Nghiên cứu định lượng ...................................................................................... 51

2.3.3. Xây dựng các thang đo ...................................................................................... 52
3.1.1. Thực trạng giao đất giao rừng ............................................................................ 55
3.1.2. Chính sách sử dụng đất lâm nghiệp của huyện .................................................. 57
3.1.3. Chính sách giao đất giao rừng trên địa bàn huyện ............................................. 57
3.2.1. Trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập hàng tháng ........................................ 61
3.2.2. Dân tộc, nghề nghiệp chính đem lại thu nhập và truyền thông ............................. 63
3.3.2. Phân tích nhân tố.................................................................................................... 67
3.3.3. Phân tích hồi quy ................................................................................................... 70
3.3.4. Kiểm định giả thiết đối với các hệ số hồi quy mơ hình. .................................... 72
3.3.5. Kiểm định các giả thiết nghiên cứu ................................................................... 72
3.4.2. Phân tích chiến lược........................................................................................... 75
3.4.3. Sắp xếp các chiến lược....................................................................................... 76
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH GIAO ĐẤT GIAO RỪNG
............................................................................................................................................. 78
4.1. NHỮNG TỒN TẠI CHÍNH TRONG GĐGR .......................................................... 78
4.2. CÁC GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH GĐGR.......................................................... 81
4.2.1. Giải pháp nhằm nâng cao trình độ kiến thức của người dân ............................. 81
4.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân .......................................... 81
4.2.3. Giải pháp mức độ tham vấn của chính quyền địa phương và cơ sở ban ngành . 82
4.2.4. Giải pháp mức độ hỗ trợ nguồn vốn của chính quyền địa phương và cơ sở ban
ngành ............................................................................................................................ 82
4.3. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC ......................................................................................... 83
4.3.1. Về kinh tế ........................................................................................................... 85

vi


4.3.2. Về xã hội ............................................................................................................ 85
4.3.3. Về môi trường .................................................................................................... 86
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 87

1. Kết luận .................................................................................................................... 87
2. Kiến nghị.................................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 89

vii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

1.

ANOVA

2.

CTLN

3.

BQLRPH

4.

GĐGR


Giao đất giao rừng

5.

CN - VC

Công nhân viên chức

6.

CNSX

Chứng nhận sản xuất

7.

GCN

ANalysis of VAriance

Tiếng Việt
Phân tích biến
Cơng ty lâm nghiệp
Ban quản lý rừng phịng hộ

Giấy chứng nhận
Kaiser-Meyer-Olkin

Phân tích nhân tố


8.

KMO

9.

KT

10

LTQD

Lâm trường quốc doanh

11.

MĐLN

Mục đích lâm nghiệp

12.

NT

Nhận thức

13.

NLN


14.

NN

Nơng nghiệp

15.

PH

Phịng hộ

16.

RĐD

Rừng đặc dụng

17.

RPH

Rừng phịng hộ

18.

RSX

Rừng sản xuất


19.

SX

Sản xuất

20.

UBND

Ủy ban nhân dân

Kiến thức

Nông lâm nghiệp

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Phạm vi các quyền của hộ gia đình đối với đất RSX, rừng tự nhiên và rừng trồng
là RSX .................................................................................................................................. 21
Bảng 1.3: Phân bố diện tích đất rừng và hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng ...................... 36
huyện An Lão....................................................................................................................... 36
Bảng 3.1: Cơ cấu diện tích đất lâm nghiệp huyện An Lão phân theo đối tượng sử dụng đã
giao tính đến hết năm 2014 .................................................................................................. 56
Bảng 3.2: Chính sách quản lý đất, rừng huyện An Lão giai đoạn 2007 – 2014 .................. 57
Bảng 3.3: Diện tích đất lâm nghiệp được phân theo chủ quản lý ........................................ 57
Bảng 3.4: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp chưa được giao phân theo xã quản lý ............ 59

Bảng 3.5: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp giao cho các hộ gia đình, Ban QLRPH, các xã
giai đoạn 2007 - 2014 .......................................................................................................... 59
Bảng 3.8: Thu nhập hàng tháng ........................................................................................... 62
Bảng 3.9: Tỷ lệ thành phần dân tộc tham gia GĐGR .......................................................... 63
Bảng 3.10: Nghề nghiệp chính đem lại thu nhập ................................................................. 63
Bảng 3.11: Truyền thông ..................................................................................................... 64
Bảng 3.12: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha các nhân tố .................................... 65
Bảng 3.13: Phương sai trích................................................................................................. 68
Bảng 3.14: Kiểm định KMO................................................................................................ 69
Bảng 3.15: Ma trận xoay nhân tố ......................................................................................... 69

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ mục đích của chính sách giao đất giao rừng ............................................. 20
Hình 1.2: Bản đồ Huyện An Lão ......................................................................................... 35
Hình 2.1: Mơ hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố tác động đến hiệu quả GĐGR............... 43
Hình 2.2: Khung phân tích luận văn .................................................................................... 48
Hình 3.1: Tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp giao cho các nhóm sử dụng................................. 56

x


MỞ ĐẦU
Phần mở đầu này sẽ trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu, tính cấp thiết
của đề tài, mục tiêu, phạm vi, đối tượng và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa cũng
như giới hạn của đề tài. Xuất phát từ ý tưởng và mục tiêu đó, nghiên cứu cũng cụ
thể hố các mục tiêu đó sẽ được trả lời trong suốt đề tài, sau cùng là trình bày bố
cục của đề tài nghiên cứu.

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 33 triệu ha, trong đó diện tích đất
đồi núi là 23 triệu ha chiếm 70% diện tích tự nhiên của cả nước. Rừng và đất rừng
từ trước đến nay chưa được khai thác hợp lý. Đất chưa sử dụng còn rất lớn khoảng
13,1 triệu ha, chiếm 40% diện tích của cả nước (trong đó hơn 1 triệu ha là đất trồng
đồi núi trọc) cùng với sự phát triển của xã hội, vai trò của tài nguyên đất tài nguyên
rừng cũng trở nên quan trọng hơn và địi hỏi phải có sự quản lý sử dụng một cách
hiệu quả bền vững.
Giao đất giao rừng là một chủ trương lớn có tính chiến lược trong quản lý
bảo vệ và phát triển rừng bền vững dựa vào người dân, cộng đồng của chính phủ
Việt Nam.
Năm 1994 và 1995 Chính phủ đã ban hành các nghị định như sau: số 01/CP
giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nơng, lâm nghiệp ni trồng thủy sản
trong các doanh nghiệp cả nước; số 02/CP làm cơ sở giao đất lâm nghiệp cho cá
nhân, hộ gia đình, các tổ chức sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và ngày
16/11/1999 Chính phủ đã ban hành nghị định số 163/1999/ND-CP [34] về giao đất
cho thuê đất lâm nghiệp cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sử dụng ổn định, lâu dài
vào mục đích lâm nghiệp.
Để xác định quyền và nghĩa vụ của người nhận đất rừng ngày 12/11/2001
Chính phủ đã ra quyết định số 178 QĐ-TTg về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của cá
nhân, hộ gia đình, các tổ chức được giao được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm
nghiệp [35]. Trong quyết định này quy định quyền hưởng lợi, cách phân chia lợi ích

1


từ rừng và đất lâm nghiệp cho từng loại đất, rừng, trạng thái rừng, chức năng rừng
khác nhau.
Mục tiêu của chính sách giao đất giao rừng để quản lý sử dụng kinh doanh
lâu dài vào mục đích lâm nghiệp và mỗi cá nhân, hộ gia đình, tổ chức là chủ thực sự

trên diện tích rừng được giao. Do đó trong xây dựng, thực thi, đánh giá, giám sát
công tác giao đất giao rừng, cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức phải là trung tâm xuất
phát từ nhu cầu, nguyện vọng, năng lực và đồng thời tạo động lực cho những cộng
đồng sống gần rừng để quản lý tài nguyên thiên nhiên một cách tốt hơn nhằm đẩy
mạnh ngành lâm nghiệp phát triển.
Trong thực tế, các chính sách về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp còn thiếu
thống nhất và chưa rõ ràng. Bên cạnh đó, tỷ lệ diện tích rừng giao cho các hộ gia
đình, cá nhân chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 27,5%) trong khi đó diện tích rừng giao
do các doanh nghiệp Nhà nước, UBND các cấp quản lý chiếm tới 50%. Việc thực
hiện chính sách giao đất giao rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng thấp trong thời
gian qua đã làm giảm hiệu quả kinh tế xã hội của chính sách giao rừng, cho thuê
rừng của Nhà nước. Ngồi ra, nhiều nơi diện tích rừng giao cho chủ rừng và người
dân chưa xác định cụ thể trên bản đồ và thực địa; quy trình, thủ tục và hồ sơ giao
đất còn phức tạp. Mặt khác, cơng tác giao đất, giao rừng cịn thiếu nhất qn, quản
lý không chặt chẽ và không đồng bộ giữa các khu vực, các địa phương dẫn đến tình
trạng có nhiều diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao/quản lý đã bị mua bán,
sang nhượng hoặc chuyển đổi mục đích khác nhưng không được theo dõi và quản lý
kịp thời và hậu qủa là nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa vẫn bị gạt ra khỏi
chu trình khai thác chuỗi giá trị kinh tế rừng. Diện tích rừng có chủ thực sự rất thấp,
dẫn đến tình trạng rừng chưa được bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả. Qua
đánh giá của một số địa phương hiệu quả sau giao rừng chỉ đạt 20% đến 30%.
Nhiều doanh nghiệp Nhà nước quản lý diện tích rừng lớn nhưng khơng có khả năng
kinh doanh và chưa được tạo điều kiện để sản xuất kinh doanh có hiệu quả các diện
tích rừng được giao [18].

2


Qua các thực trạng về công tác giao đất, giao rừng đối với nhóm đồng bào
các dân tộc thiểu số tại các tỉnh miền núi, việc tổ chức nghiên cứu sâu một số mơ

hình giao đất giao rừng để chỉ ra những khó khăn, hạn chế, bất cập trong tổ chức
thực hiện chính sách giao đất giao rừng là hết sức cần thiết trong việc đề xuất chính
sách hỗ trợ các nhóm dân tộc thiểu số trong việc quản lý, khai thác bền vững các
nguồn lợi từ rừng để vươn lên xóa đói giảm nghèo một cách bền vững [18].
Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 và các văn bản có liên quan
đến giao đất giao rừng và hưởng dụng rừng như Nghị định 135/2005/NĐ – CP về
giao khoán đất, Quyết định 186/2006/QĐ – TTg về quy chế quản lý rừng, Quyết
định 40/2005/QĐ – BNN về quy chế khai thác gỗ và lâm sản. Những chính sách
này đã từng bước đáp ứng được nhu cầu về quản lý đất đai, đồng thời đã coi trọng,
nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng đất, gắn người lao động với đất
đai khi họ thực sự là chủ của từng thửa đất, từ đó việc sử dụng đất có hiệu quả, năng
suất cây trồng tăng lên, việc khai thác tài nguyên rừng và đất rừng đã có sự quản lý
chặt chẽ, đất đai đã được khai thác một cách có hiệu quả, triệt để, tương ứng với
tiềm năng. Thực tiễn những năm qua cho thấy, chính sách giao đất giao rừng đã
thực sự đi vào cuộc sống, đáp ứng được nguyện vọng của người dân, tạo thêm việc
làm, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống, nhiều hộ nơng dân có thu nhập khá
từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất được giao. Tuy nhiên, trong q trình
vận dụng triển khai thực hiện những chính sách giao đất giao rừng ở mỗi địa
phương lại có những thuận lợi và khó khăn riêng, chính vì vậy mà tác động của
những chính sách này tới sự phát triển kinh tế xã hội ở mỗi địa phương cũng có sự
khác nhau và mang đặc thù của mỗi vùng, do vậy việc nghiên cứu, đánh giá tình
hình giao đất, giao rừng trong giai đoạn hiện nay và đưa ra một số phương hướng
cho giai đoạn tiếp theo là một việc làm cần thiết.
Nghị định về chính sách hỗ trợ hộ nghèo, dân tộc thiểu số tham gia trồng
rừng số 75/2015/NĐ-CP cụ thể là cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn
với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai
đoạn 2015-2020 có hiệu lực ngày 02/11/2015.
3



Nghị định này khuyến khích người dân bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh
rừng, trồng rừng, phát triển lâm sản ngồi gỗ, nâng cao thu nhập gắn với chính sách
giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 2020. Trong đó, đất rừng được giao tới từng hộ dân theoquy định tại Điều 29 Luật
Bảo vệ và Phát triển rừng và Điều 54 Luật Đất đai.
Trong những năm qua nhà nước đã có chủ trương về giao đất giao rừng cho
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để quản lý bảo vệ và sản xuất nhưng thực tế triển
khai còn chậm. Việc giao rừng gắn liền với đất lâm nghiệp, nhiều khu rừng chưa có
chủ quản lý thực sự trong khi người dân ở miền núi vẫn thiếu đất sản xuất khơng có
điều kiện tham gia vào sản xuất nghề rừng phát triển kinh tế, dẫn đến tranh chấp đất
đai, xâm lấn đất rừng gây nhiều khó khăn phức tạp trong công tác quản lý đất đai và
tài nguyên rừng.
Huyện An Lão, tỉnh Bình Định có khoảng 60.000 ha đất quy hoạch cho lâm
nghiệp chiếm 85,8% tổng diện tích tồn huyện trong đó có 46.113 ha rừng tự nhiên,
4.752 ha rừng trồng và 8.534 ha đất lâm nghiệp chưa có rừng, là nơi cịn diện tích
rừng tự nhiên rất lớn và cũng là nơi các cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa có đời
sống gắn bó với rừng gặp rất nhiều khó nhăn, dân trí lại thấp, vốn đất canh tác ít ỏi,
đất đai lại nghèo dưỡng chất nên tình trạng nghèo đói xảy ra thường xuyên, đời
sống của người dân rất bấp bênh. Chỉ dựa vào 5-7 sào đất để trồng hoa màu không
đủ sống, người dân phải phụ thuộc nhiều vào rừng để kiếm thêm nguồn thu nhập.
Họ vào rừng chặt cây đốn củi, thu hái mây, tre, lá nón, cây thuốc,…đem bán lấy
tiền, rồi tình trạng khai thác gỗ trái phép, bẫy bắt thú rừng, phá rừng làm rẫy tiếp tục
xảy ra đã làm cho nhiều quả đồi bị biến thành đồi núi trọc. Áp lực vào rừng quá lớn
đã làm cho rừng tự nhiên ở vùng này suy giảm nhanh. Và kéo theo đó là những trận
hạn hán, lũ lụt liên tiếp xảy ra mà người dân nơi đây phải gánh chịu, có những năm
mùa màng mất trắng cuộc sống vốn dĩ đã nghèo lại càng nghèo hơn. Trong những
năm gần đây Nhà nước đã quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao đất giao
rừng đến từng hộ gia đình và đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nơi đây đầu
tư trồng rừng sản xuất, góp phần cải thiện đời sống kinh tế - xã hội của địa phương
4



đồng thời góp phần tạo cơng ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống người
dân địa phương. Thấy được giá trị kinh tế từ việc trồng rừng nhiều hộ đã tự bỏ vốn
đầu tư trồng rừng sản xuất để cải thiện đời sống cho chính mình. Việc thực hiện
chính sách giao đất giao rừng (GĐGR) cho hộ gia đình và cộng đồng dân cư thơn
bn đã mở ra triển vọng thu hút sự tham gia của người dân trong sự nghiệp bảo vệ
và phát triển rừng gắn với phát triển sinh kế nông thôn vùng núi (Nguồn:
anlao.binhdinh.gov.vn).
Tuy nhiên trải qua các năm thực hiện, vẫn còn các vấn đề phải bàn để chính
sách giao đất giao rừng thực sự hỗ trợ cho cơng cuộc xóa đói giảm nghèo ở đây
cũng như để bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Một trong những vấn đề mấu chốt
là cần có cơ chế hưởng lợi từ rừng rõ ràng, khả thi và cùng với nó là hệ thống thủ
tục hành chính về GĐGR hỗ trợ người dân có thể tiếp cận được những lợi ích trong
việc giao đất giao rừng và xác lập cơ chế hưởng lợi từ rừng tự nhiên cho đối tượng
nhận rừng là hộ gia đình và cộng đồng dân cư. Tuy nhiên hiệu quả của việc thực
hiện tổ chức công tác này trong thời gian qua cịn nhiều hạn chế: giao rừng nhưng
chưa có chính sách quy định cụ thể và phù hợp về quyền hưởng lợi trên diện tích
rừng được giao, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp còn chậm
và chưa gắn với công tác giao đất giao rừng, nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc
chưa được tận dụng để khai thác hết tiềm năng. Trong khi đó đời sống của một bộ
phận người dân sống trong rừng và gần rừng cịn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến tình
trạng rừng tự nhiên bị khai thác trái phép, đất rừng bị xâm lấn để sản xuất nương
rẫy, tranh chấp và sử dụng khơng theo quy hoạch.
Xuất phát từ tình hình thực tế nhằm hiểu được hiệu quả công tác quản lý và sử
dụng đất khi thực hiện chích sách giao đất giao rừng và đáp ứng được yêu cầu công
tác quản lý của nhà nước về đất đai tác giả đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả của
chính sách giao đất giao rừng tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định”.
Thơng qua đề tài nghiên cứu, sẽ giúp cho chính quyền địa phương tại huyện
An Lão hiểu được sự khó khăn của hộ gia đình và cộng đồng dân cư khi được giao
đất giao rừng. Từ đó có những chính sách và biện pháp GĐGR hợp lý để người dân

5


có thể tiếp cận được những lợi ích trong việc giao đất giao rừng và xác lập cơ chế
hưởng lợi từ rừng, xóa đói giảm nghèo cho người dân ở đây cũng như để bảo vệ và
phát triển rừng bền vững góp phần tạo cơng ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời
sống người dân địa phương nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói
chung.
Kết quả nghiên cứu cũng sẽ đưa ra những gợi ý chính sách cho việc đề xuất
chỉnh sửa chính sách cũng như lồng ghép, quản lý thực hiện chính sách giảm nghèo
trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:
- Đề xuất được các giải pháp nâng cao hiệu quả của chính sách giao đất giao
rừng tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định trên cơ sở đánh giá hiệu quả và phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách.
Mục tiêu cụ thể:
1. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chính sách giao đất giao rừng
tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định.
2. Đánh giá được hiệu quả của chính sách giao đất giao rừng tại huyện An
Lão, tỉnh Bình Định.
3. Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của chính sách giao đất giao
rừng tại địa bàn nghiên cứu.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- 180 mẫu trên các hộ gia đình của 08 xã và 01 thị trấn tại huyện An Lão,
tỉnh Bình Định (trừ xã An Tồn). Từ khi ban hành chính sách GĐGR xã An Tồn
khơng tham gia chính sách GĐGR vì là một xã vùng cao có địa hình đa dạng phức
tạp, độ dốc cao và nhiều sông suối chia cắt với diện tích tự nhiên là 26.274,91 ha và
dân số là 803 người. Theo báo cáo của phòng TNMT của huyện An Lão xã này
khơng có đất rừng nhiều nên khơng tham gia chính sách GĐGR.

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

6


- Về không gian: Đề tài nghiên cứu chủ yếu các hộ gia đình thuộc huyện An
Lão trên địa bàn tỉnh Bình Định.
- Về thời gian: Nghiên cứu hiệu quả của chính sách giao đất giao rừng của
các hộ gia đình trên địa bàn thuộc huyện An Lão, tỉnh Bình Định trong giai đoạn
2007 – 2014.
Đề tài chính thức thực hiện trong vòng 6 tháng.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu khám phá được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
tính thơng qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung và thu thập tài liệu, bản đồ có sẵn:
Tài liệu hướng dẫn quy hoạch sử dụng đất và giao đất giao rừng, lập kế hoạch quản
lý rừng, quy ước quản lý bảo vệ rừng thơn bản, điều tra tình hình cơ bản về điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, quản lý rừng tại huyện An Lão và các xã nghiên cứu:
+ Tài liệu về địa lý, đất đai, thổ nhưỡng.
+ Tài liệu về khí hậu thuỷ văn.
+ Dân sinh kinh tế.
+ Tài liệu hướng dẫn Quy hoạch sử dụng đất, giao đất giao rừng. Kết quả thực
hiện.
+ Tài liệu hướng dẫn Xây dựng quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng
thôn bản. Kết quả thực hiện.
+ Tài liệu hướng dẫn Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Kết quả thực
hiện.
+ Tài liệu về theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.
+ Báo cáo kết quả giao đất giao rừng; Báo cáo tình hình thực hiện.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định
tính thông qua kỹ thuật thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp 180 hộ gia

đình được GĐGR tại 08 xã và 01 thị trấn tại huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Dữ liệu
được xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0 với các phương pháp thống kê mô tả, phân

7


tích tương quan kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá,
phân tích SWOT.
Nghiên cứu này được tiến hành thơng qua hai gia đoạn chính: (1) nghiên cứu
sơ bộ định tính nhằm xây dựng bản câu hỏi thăm dò ý kiến người dân; (2) nghiên
cứu định lượng nhằm thu thập, phân tích dữ liệu thăm dị, cũng như ước lượng và
kiểm định mơ hình.
6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
6.1. Ý nghĩa khoa học
Cở sở, tiền đề khoa học cho các nghiên cứu chính sách có liên quan đến lĩnh
vực giao đất giao rừng cho hộ gia đình.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả chính sách giao đất giao rừng
tại địa phương.
6.3. Tính mới của đề tài
Các nghiên cứu hiện nay chủ yếu đánh giá công tác giao đất giao rừng ở
phạm vi một xã của huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Các nghiên cứu mang tính tổng
quát cho các đối tượng để giải quyết vấn đề mang tính chung và phổ biến cịn hạn
chế. Từ đó, các đối tượng gặp nhiều khó khăn trong việc tham gia giao đất giao
rừng. Các đối tượng chưa xây dựng quy trình giao đất giao rừng một cách hiệu quả.
Vì vậy, tính mới của đề tài là tập trung giải quyết các vấn đề sau:
Đánh giá hiệu quả chính sách giao đất giao rừng của một huyện nhằm giải
quyết các vấn đề như nhân tố nào tác động tới hiệu quả chính sách giao đất giao
rừng, tác giả dựa trên các nghiên cứu có liên quan trước đây bao gồm 4 nhân tố kiến
thức, nhận thức, mức độ tham vấn và mức độ hỗ trợ nguồn vốn được trình bày ở

chương 1. Từ đó tác giả phân tích các nhân tố tác động cũng như dựa vào phân tích
SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) nhằm tìm ra ngun nhân nào có
tác động tới hiệu quả của chính sách cũng như xây dựng kế hoạch, chiến lược cho
8


giai đoạn kế tiếp trong công tác giao đất giao rừng cho hộ gia đình và đề xuất các
giải pháp phù hợp cho chính sách giao đất giao rừng đạt hiệu quả cao nhất.
7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu đề tài nghiên cứu được chia thành 4 chương với nội
dung cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 4: Đề xuất các giải pháp về chính sách giao đất giao rừng.
Kết luận và kiến nghị.

9


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Phần mở đầu đã giới thiệu tổng quan về đề tài, chương này sẽ trình bày tổng
quan về vấn đề nghiên cứu và tổng kết một số kết quả các nghiên cứu tại Việt Nam
và trên thế giới. Từ đó tác giả có cơ sở để phát triển mơ hình nghiên cứu và giả
thiết nghiên cứu.
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO ĐẤT GIAO RỪNG
1.1.1. Khái niệm về đất lâm nghiệp
Đất lâm nghiệp được xác định là đất có rừng và đất khơng có rừng hoặc là
đất trống, đồi núi trọc được quy hoạch sử dụng cho mục tiêu phát triển lâm nghiệp.
Để có cơ sở quản lý, sử dụng có hiệu quả và bền vững đất lâm nghiệp việc phân loại

sử dụng đất cần phải được tiến hành đầu tiên. Có 2 hệ thống phân loại chủ yếu sau:
 Phân loại tổng quát đất lâm nghiệp bao gồm:
 Đất có rừng trong đó có rừng tự nhiên và rừng trồng.
 Đất chưa có rừng, đất khơng cịn rừng và thảm thực vật tự nhiên được quy
hoạch cho mục đích lâm nghiệp.
 Phân loại chi tiết đất lâm nghiệp theo mục đích sử dụng bao gồm:
 Rừng đặc dụng (RĐD): loại rừng này được xác định nhằm mục đích bảo
tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, nguồn gen thực vật và động vật
rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa danh lam thắng
cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.
 Rừng phòng hộ (RPH): loại rừng này được xác định với mục đích sử dụng
chủ yếu để xây dựng và phát triển rừng cho mục đích bảo vệ và điều tiết
nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mịn, hạn chế thiên tai (chống gió bão,
cản sóng bảo vệ đê ngăn nước mặn vùng ven biển…) điều hòa khí hậu, bảo
đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi trường.
 Rừng sản xuất (RSX): loại rừng này được xác định chủ yếu để xây dựng,
phát triển rừng cho mục đích sản xuất, kinh doanh lâm sản (trong đó đặc

10


biệt là gỗ và các loại đặc sản rừng) và kết hợp phịng hộ mơi trường, cân
bằng sinh thái.
1.1.2. Khái niệm giao đất giao rừng
Giao đất, giao rừng có thể hiểu là giao quyền sử dụng đất rừng và rừng cho
một tổ chức, cộng đồng hay cá nhân. Từ đó các tổ chức, cộng đồng hay cá nhân có
trách nhiệm, quyền hạn sử dụng rừng và đất rừng theo mục đích hợp pháp của
mình. Sau khi giao phải có kế hoạch quản lý sử dụng và được giám sát thường
xuyên bởi cộng đồng và cơ quan quản lý, có quy ước BV&PTR dựa vào truyền
thống và luật pháp. Các chính sách hưởng lợi từ rừng được xác lập rõ ràng, minh

bạch và các thủ tục hành chính lâm nghiệp đơn giản, người dân trong cộng đồng tự
nguyện tham gia vào tiến trình dự án.
Theo khoản 1 điều 4 Luật đất đai 2013 quy định: “Nhà nước giao đất giao
rừng là việc nhà nước trao quyền sử dụng đất rừng bằng quyết định hành chính cho
các đối tượng có nhu cầu sử dụng”.
Điều luật này được ban hành với mục đích đảm bảo cho đất rừng được sử
dụng hợp pháp, đúng mục đích và có hiệu quả, sử dụng đất rừng của người dân
được công nhận. Người sử dụng đất rừng đúng mục đích ghi trong hồ sơ giao đất
giao rừng. Tính hợp pháp của quyền sử dụng đất rừng tạo điều kiện cho người sử
dụng đất rừng yên tâm đầu tư vốn, công sức nhằm khai thác tốt tiềm năng đất rừng,
phát triển sản xuất, thực sự coi đất rừng như tài sản của mình và khơng ngừng nâng
cao hiệu quả của chính sách.
Để phát triển lâm nghiệp nói riêng và nơng thơn nói chung thì đất đai là một
tư liệu sản xuất quan trọng không thể thiếu. Trong những năm gần đây, nhiều chính
sách đất đai của Đảng và Nhà nước đã góp phần rất lớn vào cơng cuộc đổi mới nơng
thơn nước ta. Nó đã phát huy được tác dụng như: tăng hiệu quả sản xuất, giải quyết
công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, ổn định tình hình kinh tế
xã hội, an ninh quốc phịng ở các vùng nơng thơn, vùng núi và vùng cao.

11


Bên cạnh đó, tài nguyên rừng ở nước ta rất đa dạng và phong phú, hằng năm
rừng cung cấp nhiều loại hàng hóa phục vụ cho các ngành kinh tế như gỗ và các loại
đặc sản khác. Ngoài những vai trị to lớn đó, rừng cịn có nhiều tác dụng trong các
lĩnh vực cụ thể như phịng hộ, mơi trường sinh thái và cảnh quan.
Có thể nói rừng có vai trị và tác dụng quan trọng khơng thể thay thế được
trong nhiều lĩnh vực và ln gắn bó với đời sống con người. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây tài nguyên đất và rừng ở nước ta đã bị suy giảm nghiêm trọng.
Ngun nhân chính của tình trạng này là đất và rừng khơng có chủ thực sự

dẫn đến tình trạng khai thác sử dụng quá mức...Với nhận thức là ổn định tình hình
kinh tế xã hội ở nơng thơn miền núi thì trước tiên phải ổn định tình hình đất đai và
tài nguyên rừng. Trong hoàn cảnh như vậy một loạt các chính sách về giao đất giao
rừng đã được ban hành. Theo đó đất và rừng được giao tận tay đến người dân để sản
xuất, kinh doanh theo quy định của Nhà nước và pháp luật, mỗi mảnh đất rừng có
chủ quản lý thực sự.
1.1.3. Sự cần thiết tổ chức nghiên cứu về hiệu quả của các chính sách giao
đất giao rừng cho cá nhân, hộ gia đình
Giao đất, giao rừng là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước từ năm 1983 nhằm quản lý và bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng và đất rừng,
góp phần hỗ trợ người dân, đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu số vùng miền núi đặc biệt
khó khăn trong cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, ổn định sinh kế và tạo động lực phát
triển kinh tế hộ gia đình giúp cộng đồng các nhóm dân tộc thiểu số vươn lên thoát
nghèo và phát triển bền vững. Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước đã đưa
ra nhiều chính sách về giao đất, giao rừng với chủ trương “làm cho mỗi khu đất,
mỗi cánh rừng, mỗi quả đồi đều có người làm chủ”. Các văn bản Nhà nước đã được
ban hành bao gồm Luật Đất đai (cập nhật năm 2011), Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng (cập nhật năm 2014), các Nghị định, Chỉ thị và Quyết định nhằm quy định và
hướng dẫn về việc giao khoán rừng và đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá
nhân và cộng đồng sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Cơng tác

12


giao đất, giao rừng trong thời gian qua chủ yếu được thực hiện theo Nghị định
02/CP ngày 15/3/1995; Nghị định 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính
phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử
dụng ổn định, lâu dài vào mục đính lâm nghiệp và Nghị định 181/2004/NĐ-CP
ngày 29 tháng 10 năm 2004 về việc hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2003. Có
thể thấy trên danh nghĩa, phần lớn các diện tích rừng đã được giao cho các chủ quản

lý, sử dụng, nhưng thực tế công tác giao rừng, cho thuê rừng ở các tỉnh miền núi,
dân tộc thiểu số thời gian vừa qua được các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý (Hội
thảo của Bộ Nông nghiệp PTNT 2012: Quản lý và Sử dụng Đất đai tại các Cộng
đồng Dân tộc Thiểu số Miền núi) chỉ ra nhiều bất cập cần được xem xét như sau:
Thứ nhất, các chính sách về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp, sử dụng rừng,
quyền hưởng lợi còn thiếu thống nhất. Chưa xác định rõ ràng các đối tượng rừng để
giao, cho thuê rừng, thiếu các chính sách hỗ trợ các chủ rừng, đặc biệt là các cộng
đồng, hộ gia đình, cá nhân người dân tộc thiểu số bản địa - những người chủ thực sự
của rừng và đất lâm nghiệp trong việc quản lý, khai thác nghề rừng như là sinh kế
truyền thống cơ bản của họ.
Thứ hai, tỷ lệ diện tích rừng giao cho các hộ gia đình, cá nhân chiếm tỷ lệ rất
thấp (khoảng 27,5%) trong khi đó diện tích rừng giao do các doanh nghiệp Nhà
nước, UBND các cấp quản lý chiếm khoảng 50%. Việc thực hiện chính sách giao
đất giao rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng thấp trong thời gian qua đã làm giảm
hiệu quả xã hội của chính sách giao rừng, cho thuê rừng của Nhà nước và chưa huy
động được sự tham gia của cộng đồng các nhóm dân tộc thiểu số tham gia trong
việc kết hợp giữa bảo vệ và khai thác rừng nhằm giảm nghèo và phát triển bền
vững.
Thứ ba, nhiều nơi diện tích rừng giao cho chủ rừng và người dân chưa xác
định cụ thể trên bản đồ và thực địa; quy trình, thủ tục và hồ sơ giao đất cịn phức tạp
và chưa huy động được sự chủ động tham gia của các hộ gia đình, cộng đồng dân
tộc thiểu số. Mặt khác, cơng tác giao đất, giao rừng cịn thiếu nhất quán, quản lý

13


×