Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Hiệu quả của chính sách giao đất, giao rừng tại thôn Dùng - xã Trung Sơn - huyện Yên Lập - tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.02 KB, 30 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là thảm thực vật của những cây thân gỗ trên bề mặt trái đất, giữ vai
trò to lớn đối với con người như: cung cấp nguồn gỗ củi, điều hoà khí hậu,
tạo ra oxy, điều hoà nước, nơi cư trú của động vật và lưu trữ các nguồn gen
quí hiếm. Ngoài ra, rừng còn là nơi du lịch, nghỉ ngơi, cung cấp dược liệu…
cho con người. Cùng với sự tiến bộ và phát triển của xã hội vai trò của rừng
cũng ngày càng được nâng cao đòi hỏi phải được quản lý sử dụng một cách
bền vững.
Nhận thức được sự quan trọng của rừng, kể từ năm 1994, Nhà nước đã ban
hành nhiều văn bản luật hướng dẫn thực hiện chính sách giao đất giao rừng
và quyền hưởng lợi của người nhận đất nhận rừng. Giao đất khoán rừng và
thực hiện cơ chế hưởng lợi là những vấn đề quan trọng đang được xã hội
quan tâm. Đây là những vấn đề vừa mang ý nghĩa kinh tế, ý nghiã xã hội và
có tính lâu dài. Việc thực hiện chính sách giao đất giao rừng và quyền hưởng
lợi đã có những tác động lớn trực tiếp đến đời sống của người dân, chủ yếu
là người dân vùng trung du, miền núi. Bên cạnh những thành công, việc thực
hiện chính sách giao đất giao rừng và quyền hưởng lợi còn nhiều vấn đề cần
nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Mặc dù đã có nhiều chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều nghiên cứu xung quanh
vấn đề này nhưng trên thực tế còn nhiều câu hỏi được đặt ra cần được giải
quyết.
Xã Trung Sơn- Yên Lập- Phú Thọ là một trong những xã miền núi với diện
tích rừng lớn, người dân sống chủ yếu dựa vào nghề rừng. Trong những năm
gần đây, dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của Đảng và nhà nước, xã đã tiến hành
giao đất giao rừng cho người dân. Thôn Dùng là một trong những thôn điển
hình của xã Trung Sơn có diện tích rừng lớn, người dân với nhiều thành
phần dân tộc khác nhau, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn.
Cho đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu nào về kết quả thực hiện chính
sách trên tại địa phương. Vì vậy, thực hiện đề tài nghiên cứu về vấn đề này
là cần thiết nhằm hoàn thiện chính sách về giao đất giao rừng và nâng cao
hiệu quả sử dụng đất của người dân địa phương.


Đây chính là lý do tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “ Hiệu quả của chính
sách giao đất, giao rừng tại thôn Dùng - xã Trung Sơn - huyện Yên Lập -
tỉnh Phú Thọ.”
PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NGOÀI NƯỚC
Nghiên cứu về chính sách giao đất giao rừng, đối tượng hưởng lợi và các
chính sách liên quan trong quản lý và sử dụng tài nguyên rừng trên thế giới
được đặc biệt quan tâm, nhất là đối với các nước đang phát triển.
Đối với vấn đề quyền sở hữu đất đai, do đặc điểm lịch sử và bản chất của
giai cấp thống trị nên ở hầu hết các nước trên thế giới quyền sở hữu về rừng
và đất rừng phần lớn thuộc quyền sở hữu tư nhân.
Ở Phần Lan hiện nay có 2/3 tổng diện tích rừng thuộc quyền sở hữu tư nhân.
Cả nước có trên 430 nghìn chủ rừng và trung bình mỗi chủ rừng có khoảng
33 ha. Sở hữu cá nhân về rừng ở Phần Lan mang tính truyền thống và liên
quan chặt chẽ đến sản xuất nông nghiệp.
Ở Nepal, Chính phủ cho phép chuyển giao một số diện tích đáng kể các khu
rừng cộng đồng ở vùng trung du cho các cộng đồng dân cư địa phương,
thông qua sử dụng các tổ chức chính quyền ở cấp cơ sở để quản lý rừng.
Chính phủ yêu cầu các tổ chức đó phải thành lập một ủy ban về rừng và cam
kết quản lý những vùng rừng ở địa phương theo kế hoạch đã thỏa thuận. Tuy
nhiên sau một thời gian người ta nhận ra các tổ chức đó không phù hợp với
việc quản lý và bảo vệ rừng do các khu rừng nằm phân tán, không theo đơn
vị hành chính và người dân có các nhu cầu, sở thích khác nhau. Tiếp theo,
Nhà nước đã phân biệt quyền sở hữu và quyền sử dụng rừng. quyền sở hữu
rừng chia làm hai loại là sở hữu cá nhân và sở hữu nhà nước. Trong sở hữu
nhà nước chia rừng thành các quyền sử dụng khác nhau như: rừng cộng
đồng theo các nhóm sử dụng, rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ, rừng Nhà
nước. Nhà nước công nhận quyền pháp nhân và quyền sử dụng cho các
nhóm sử dụng rừng. Trong vòng 14 năm, Nhà nước giao khoảng 9000 ha
rừng quốc gia cho các cộng đồng. Từ năm 1993, chính sách lâm nghiệp mới

nhấn mạnh đến các nhóm sử dụng rừng, cho phép gia tăng quyền hạn và hỗ
trợ các nhóm sử dụng rừng, thay đổi chức năng của các phòng lâm nghiệp
huyện từ chức năng cảnh sát và chỉ đạo sang chức năng hỗ trợ và thúc đẩy
cho các cộng đồng, từ đó rừng được quản lý và bảo vệ có hiệu quả hơn.
Ở Philipin áp dụng chương trình lâm nghiệp xã hội tổng hợp theo đó Chính
phủ giao quyền quản lý đất lâm nghiệp cho cá nhân, các hội quần chúng và
cộng đồng địa phương trong 25 năm và gia hạn thêm 25 năm nữa, thiết lập
rừng cộng đồng và giao cho nhóm quản lý. Người được giao đất phải có kế
hoạch trồng rừng, nếu được giao dưới 300 ha thì năm đầu tiên phải trồng
40% diện tích, 5 năm sau phải trồng được 70% diện tích và 7 năm phải hoàn
thành trồng rừng trên diện tích được giao.
Những kinh nghiệm ở một số nước khác như: Nam Triều Tiên, Thái Lan…
đều có một xu hướng chung là cho phép một nhóm người ở các địa phương
có nhiều rừng quyền sử dụng các lợi ích từ rừng và quy định rõ trách nhiệm
của họ tương xứng với lợi ích được hưởng. thông thường các nước đều chú ý
tăng cường quyển sử dụng gỗ, củi, thức ăn gia súc cần thiết… để người dân
tự cung, tự cấp cho nhu cầu hàng ngày của họ, tạo điều kiện cho họ có thêm
thu nhập từ rừngvà điều kiện thuê nhân công địa phương đảm bảo quyền sử
dụng đất canh tác, tăng cường sự hỗ trợ của chính phủ.
Trong thế kỷ 20, nhất là những thập kỷ cuối của thế kỷ này, việc quản lý
rừng và xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp trên thế giới đã có nhiều
chuyển biến. có thể tóm tắt những xu hướng chủ yếu trong quản lý rừng
trong thời gian gần đây như sau:
- Chuyển mục tiêu quản lý từ sử dụng rừng sản xuất gỗ chủ yếu sang thực
hiện mục tiêu sử dụng rừng kết hợp cả ba lợi ích: kinh tế, sinh thái và xã hội.
nhiều nước đã tuyên bố thực hiện, hoặc đã áp dụng nhiều biện pháp quản lý
rừng theo hướng tăng cường bảo vệ rừng như: đình chỉ khai thác gỗ tự
nhiên, nâng cao diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các khu bảo tồn
thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái, chú trọng nhiều hơn đến mục tiêu
phát huy tác dụng sinh thái của rừng.

- Phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp (phi tập trung hóa),
xu hướng là chuyển giao dần trách nhiệm và quyền lực về quản lý rừng từ
các cấp trung ương xuống các cấp địa phương và cơ sở.
- Xúc tiến giao đất giao rừng cho nhân dân và cộng đồng, giảm bớt can thiệp
của nhà nước, thực hiện tư nhân hóa đất đai và các cơ sở kinh doanh lâm
nghiệp, tạo điều kiện cho việc quản lý rừng năng động hơn, đem lại nhiều lợi
nhuận hơn.
- Thu hút sự tham gia của các nhóm dân cư được hưởng lợi trong quá trình
xây dựng kế hoạch quản lý rừng, khuynh hướng chung là khi xây dựng kế
hoạch quản lý rừng, chủ rừng rất quan tâm thu hút sự tham gia của các bên
có liên quan đến quyền lợi từ rừng.
- Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác quản lý
rừng, xu hướng là phát triển các hình thức tổ chức để thu hút cộng đồng địa
phương vào quản lý rừng như: liên kết quản lý rừng, phát triển các chương
trình lâm nghiệp cộng đồng, các công trình bảo tồn thiên nhiên theo làng…
Về vấn đề hưởng lợi trong quản lý sử dụng rừng, phân tích của Hobley
(1996) cho thấy các hệ thống Taungya được áp dụng tại Myanmar từ năm
1850 đã cho phép những người dân du canh được chiếm một diện tích rừng
khoảng 3 – 4 ha với điều kiện họ phải trồng và chăm sóc cây con khi chăm
sóc cây nông nghiệp. do vậy, cơ quan lâm nghiệp địa phương có thể kiểm
soát những người du canh thông qua hoạt động canh tác của họ cùng với
việc tái sinh rừng với các loài cây có giá trị.
Tại Ấn Độ, liên kết quản lý rừng đã đem lại những lợi ích nhất định cho cả
hai bên: Chính phủ ( cơ quan lâm nghiệp) và cộng đồng địa phương. Chính
sách lâm nghiệp quốc gia 1988 khẳng định sự tham gia của người dân vào sự
phát triển và bảo vệ rừng và khẳng định một trong những điểm thiết yếu của
quản lý rừng chính là các cộng đồng tại rừng phải được khuyến khích để tự
nhận biết vai trò của bản thân họ trong phát triển và bảo vệ rừng mà họ được
hưởng lợi từ đó.
Một số quy định cụ thể về cơ chế hưởng lợi được thể hiện như sau:

- Quyền sử dụng đất rừng và các lợi ích khác chỉ dành cho những người
hưởng lợi thuộc tổ chức thiết chế làng xã tái tạo và bảo vệ rừng. Những tổ
chức này có thể là những tổ chức chính quyền cấp cơ sở hay hợp tác xã hay
hội đồng lâm nghiệp làng. Những nhóm hưởng lợi có thể được hưởng những
sản phẩm như: cỏ, cành, ngọn, và các vật phẩm khác. Nếu họ bảo vệ rừng
thành công, họ coa thể được hưởng một phần từ thu nhập do bán gỗ đã thành
thục.
- Cùng với cây làm củi, thức ăn gia súc và gỗ, cộng đồng địa phương cũng
được phép trồng các cây ăn quả sao cho phù hợp với quy hoạch trồng rừng
chung và cả cây bụi, cây họ đậu và cỏ để nhằm đáp ứng nhu cầu tại chỗ, bảo
vệ đất và nguồn nước, làm giàu rừng. ngay cả cây dược liệu cũng có thể
trồng theo yêu cầu.
- Cây gỗ chỉ được khai thác cho đến khi cây đã trưởng thành. Các cơ quan
lâm nghiệp cũng không được chặt cây trên đất lâm nghiệp đang do cộng
đồng bảo vệ trừ trường hợp theo kế hoạch.
2.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Trong quá trình triển khai chính sách giao đất, giao rừng theo Nghị định 02/
CP ngày 15/04/1994 (nay là nghị định 163/ CP ra ngày 16/11/1999), Nghị
định 01/ CP của chính phủ ngày 04/01/1995, Nhà nước đã ban hành một số
chính sách có liên quan đến hưởng lợi của cá hộ gia đình, cá nhân nhận
rừng, đất lâm nghiệp. Trong hàng loạt các văn bản chính sách trên có quyết
định 178/2001 QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ra ngày 12/11/2001 và
thông tư liên tịch số 80/2003/TTLT – BTC/BNN&PTNT ngày 03/09/2003
về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 178, đã được thông qua và triển
khai rộng rãi. Trong thời gian qua đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu, tổng kết
về chính sách giao đất, giao rừng; nghiên cứu đánh giá về cơ chế hưởng lợi
từ đất lâm nghiệp như:
- Hội thảo quốc gia về chủ rừng và lợi ích của chủ rừng trong kinh doang
rừng trồng do BNN&PTNT, tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên
hợp quốc (FAO), cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức vào

tháng 7 năm 1998. Cuộc hội thảo chỉ quan tâm đến rừng trồng sản xuất còn
rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng không được đề cập đến. Nội
dung của cuộc hội thảo đề cập đến những vấn đề sản xuất kinh doanh của
các chủ rừng kinh doanh rừng trồng sản xuất, lợi ích của các chủ rừng kinh
doanh rừng trồng sản xuất, các giải pháp thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh
rừng sản xuất.
- Từ năm 1998, Chương trình phát triển nông thôn miền núi Việt Nam –
Thụy Điển đã triển khai thử nghiệm một số mô hình quản lý bảo vệ rừng
cộng đồng ở tỉnh Yên Bái và Hà Giang. Khi việc thử nghiệm kết thúc người
ta đã tiến hành đánh giá mô hình quản lý rừng cộng đồng dựa trên 5 tiêu chí
sau:
+ Trạng thái rừng cho các cộng đồng.
+ Sự tác động của nhà nước.
+ Sự tham gia của cộng đồng người dân vào quản lý và bảo vệ rừng.
+ Quyền sử dụng đất của người dân.
+ Những lợi ích của cộng đồng được hưởng.
Việc đánh giá trên làm cơ sở cho việc đề suất các giải pháp phát triển mô
hình quản lý bảo vệ rừng cộng đồng. Nhình chung chương trình thử nghiệm
chỉ gói gọn trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng cộng đồng còn các hình thức
quản lý bảo vệ rừng khác không được đề cập đến ở đây.
- Năm 2005, tiến sỹ Nguyễn Nghĩa Biên và các cộng sự thuộc Trường đại
học Lâm Nghiệp đã tiến hành đề tài nghiên cứu: “ Đánh giá tình hình thực
hiện Quyết định 178/2001/QĐ-TTg vầ đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách
hưởng lợi đối với cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng được giao, được thuê
và nhận khoán rừng, đất lâm nghiệp”. Đề tài đã đánh giá tình hình thực hiện
chính sách hưởng lợi theo quyết định 178/2001/QĐ-TTg và đề xuất sửa đổi,
bổ sung góp phần hoàn thiện cơ chế hưởng lợi đối với các hộ gia đình, cá
nhân và cộng đồng được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm
nghiệp.
PHẦN III: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiệu quả của chính sách giao đất giao rừng tại thôn Dùng- xã
Trung Sơn- huyện Yên Lập- Tỉnh Phú Thọ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng
đất và tăng thu nhập từ rừng.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích quá trình giao đất, giao rừng tại địa phương;
- Đánh giá hiệu quả của chính sách giao đất giao rừng đối với đời sống
người dân;
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp
tại địa phương.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của điểm nghiên cứu;
- Đánh giá tình hình thực hiện chính sách giao đất, giao rừng tại địa phương;
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giao đất, giao rừng tại địa
phương;
- Phân tích hiệu quả và tác động của chính sách giao đất, giao rừng đến kinh
tế, xã hội và môi trường của địa phương.
3.3. Đối tượng nghiên cứu
- Quá trình thực hiện chính sách giao đất giao rừng tại xã Trung Sơn nói
chung và thôn Dùng nói riêng.
- Tình hình phát triển kinh tế- xã hội, môi trường của địa phương trước và
sau áp dụng chính sách giao đất giao rừng.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn: quá trình thực hiện chính sách giao đất giao rừng và tình hình
phát triển kinh tế- xã hội tại
+ Không gian: thôn Dùng.
+ Thời gian: 14/2- 14/4
3.5. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1. Nghiên cứu và kế thừa tài liệu
Đề tài tiến hành nghiên cứu:
- Các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến chính sách giao đất, giao
rừng và cơ chế hưởng lợi đã áp dụng tại địa phương.
Đề tài kế thừa số liệu của:
- Các báo cáo tổng kết về kết quả áp dụng chính sách giao đất, giao rừng và
hưởng lợi.
- Số liệu thống kê về tình hình phát triển kinh tế- xã hội của xã, thôn.
- Số liệu báo cáo về phát triển kinh tế- xã hội của xã, thôn.
3.5.2. Phương pháp chọn địa điểm và đối tượng khảo sát
1. Chọn địa bàn khảo sát quá trình thực hiện chính sách giao đất giao rừng
và tình hình phát triển kinh tế- xã hội, môi trường.
Dựa vào đặc điểm chung của xã và đặc điểm riêng của từng thôn trong xã
lựa chọn ra một thôn điển hình mang tính đại diện cho xã. Thôn được lựa
chọn là thôn Dùng với diện tích rừng lớn, thành phần dân tộc đa dạng, tỉ lệ
các hộ gia đình nhận đất, nhận rừng lớn…
2. Chọn hộ gia đình để khảo sát hiệu quả của chính sách giao đất, giao rừng
trên địa bàn thôn được chọn.
Tiến hành phân loại hộ gia đình tại thôn Dùng, từ kết quả thu được lựa chọn
số hộ gia đình phỏng vấn với tỉ lệ phù hợp với tỉ lệ số lượng giữa các nhóm
hộ.
3.5.3. Sử dụng một số công cụ của phương pháp PRA, RRA trong khảo sát
thực tiễn.
- Phỏng vấn cán bộ xã và ban quản lý thôn.
Thực hiện vào ngày đầu tiên khi tới xã, thôn nhằm tìm hiểu tình hình chung
về kinh tế- xã hội, tình hình giao đất, giao rừng của xã, thôn. Các nội dung
được điều tra như: dân số, mức sống, dân trí, các loại đất, tình hình sử dụng
đất, quá trình giao đất giao rừng của địa phương, các chính sách hưởng lợi
được áp dụng…
- Phỏng vấn HGĐ

Mục đích: nhằm phân tích kinh tế HGĐ trong thôn bản, phân tích các tiềm
năng của các HGĐ trong thôn bản theo các nhóm hộ khác nhau.
Phỏng vấn về các hoạt động sản xuất của HGĐ, sự tham gia của HGĐ trong
quá trình giao đất, giao rừng, các lợi ích từ rừng mà HGĐ đã được hưởng.
Thảo luận về tình hình kinh tế của HGĐ.
- Thảo luận nhóm
Thành lập nhóm thảo luận từ 5-7 người, lựa chọn những người dân có hiểu
biết, kinh nghiệm sản xuất, chú ý đến tỷ lệ nam, nữ. Tiến hành thảo luận về:
sự tham gia của người dân trong quá trình giao đất, giao rừng; các yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình giao đất, giao rừng; sử dụng đất sau giao đất, giao rừng;
các lợi ích mà người dân được hưởng khi nhận đất, nhận rừng; những khó
khăn, thuận lợi của người dân khi tham gia nhận đất, nhận rừng từ đó đưa ra
các giải pháp khắc phục và các đề xuất của người dân nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng đất lâm nghiệp tại địa phương.
- Phân loại hộ gia đình
Mục đích: làm cơ sở cho việc đánh giá ảnh hưởng của chính sách giao đất,
giao rừng và biện pháp hỗ trợ đối với từng nhóm hộ.
Lựa chọn 5 HGĐ trong thôn có hiểu biết rộng về tình hình thôn bản của thôn
để tiến hành phân loại hộ gia đình.
3.5.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Áp dụng phương pháp thống kê và phân tích kinh tế hộ gia đình

×