Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Nghiên cứu hành vi sử dụng nguồn tài nguyên điện tử của người dùng tin tại thư viện trung tâm đại học quốc gia tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 178 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN



NINH THỊ KIM DUYÊN

NGHIÊN CỨU HÀNH VI SỬ DỤNG NGUỒN TÀI NGUYÊN
ĐIỆN TỬ CỦA NGƯỜI DÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRUNG
TÂM ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

TP. HỒ CHÍ MINHH - NĂM 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN



NINH THỊ KIM DUYÊN

NGHIÊN CỨU HÀNH VI SỬ DỤNG NGUỒN TÀI NGUYÊN
ĐIỆN TỬ CỦA NGƯỜI DÙNG TIN TẠI THƯ VIỆN TRUNG
TÂM ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: KHOA HỌC THƯ VIỆN
Mã số: 603220

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS. TSKH BÙI LOAN THÙY

TP. HỒ CHÍ MINHH - NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Tồn bộ thơng tin được
trình bày trong luận văn gồm: các số liệu, bảng biểu, mơ hình, kết quả nghiên cứu
đều được trình bày trung thực và chưa được công bố
Tác giả

i


LỜI CẢM ƠN

Luận văn “Nghiên cứu hành vi sử dụng nguồn tài nguyên điện tử của người
dùng tin tại Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM” được hoàn thành nhờ sự động viên,
ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy, Cơ, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Nhân đây, tơi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
-

PGS. TSKH Bùi Loan Thùy, người Thầy đã tận tình hướng dẫn tơi thực hiện
và hồn thành luận văn.

-

Ban Giám đốc và đội ngũ cán bộ thư viện tại Thư viện Trung tâm
ĐHQG-HCM đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoàn thành thời gian học

tập, cung cấp số liệu và hỗ trợ tơi trong q trình thực hiện luận văn.

-

Qúy Thầy, Cô khoa Thư viện - Thông tin học trường ĐH Khoa học Xã hội &
Nhân văn ĐHQG-HCM đã truyền đạt kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng để
tơi hồn thành luận văn.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè đã ln bên
cạnh động viên, ủng hộ tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
TP. Hồ Chí Minh, ngày
Tác giả

Ninh Thị Kim Duyên

ii

tháng

năm


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................ vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................. viii
DANH MỤC PHỤ LỤC ........................................................................................... ix
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI THÔNG TIN CỦA NGƯỜI DÙNG TIN ..6

1.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................6
1.1.1 Hành vi ..............................................................................................................6
1.1.2 Hành vi con người .............................................................................................6
1.1.3 Hành vi thông tin...............................................................................................7
1.1.4 Nguồn tài nguyên điện tử ..................................................................................7
1.1.5 Người dùng tin ..................................................................................................8
1.2. Lý thuyết về hành vi con người ........................................................................9
1.2.1 Các loại hành vi con người .............................................................................10
1.2.2 Các yếu tố tác động đến hành vi con người ....................................................10
1.3. Hành vi thơng tin.............................................................................................16
1.3.1. Tiến trình phát triển của hành vi thông tin ..................................................16
1.3.2. Nội hàm hành vi thông tin ...........................................................................18
1.3.3. Các yếu tố tác động đến hành vi thông tin ..................................................25
1.3.3.1. Yếu tố cá nhân .............................................................................................25
1.3.3.2. Yếu tố xã hội................................................................................................29
1.3.3.3. Yếu tố môi trường sống ...............................................................................31
1.4. Hành vi thông tin của người dùng tin trong quá trình sử dụng NTNĐT ........32
1.5. Cách thức tác động của thư viện đến hành vi thông tin của NDT ..................35
1.5.1. Tác động đến nhu cầu của NDT ..................................................................35
1.5.2. Tác động đến hành vi tìm kiếm và sử dụng TLĐT của NDT ......................36
Chương 2: HÀNH VI THƠNG TIN CỦA NDT TRONG Q TRÌNH SỬ DỤNG
NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐIỆN TỬ TẠI THƯ VIỆN TRUNG TÂM ĐHQG-HCM
...................................................................................................................................37
2.1. Giới thiệu khái quát về Thư viện Trung tâm (TVTT) ĐHQG-HCM ..............37
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của TVTT ĐHQG-HCM ..........................................37
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân lực của TVTT ĐHQG-HCM.................................37
2.1.3. Cơ sở vật chất của TVTT ĐHQG-HCM .....................................................39
2.1.4. Nguồn tài nguyên thông tin của TVTT ĐHQG-HCM ................................40
2.1.5. Sản phẩm - Dịch vụ thông tin thư viện........................................................41
2.1.6. Người dùng tin của TVTT ĐHQG-HCM ....................................................43

2.2. Hành vi sử dụng NTNĐT của NDT tại Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM ...43
2.2.1. Cơ cấu thành phần NDT ..............................................................................44
2.2.2. Nhu cầu sử dụng NTNĐT của NDT ............................................................48
2.2.3. Hành vi tìm kiếm TLĐT của TVTT ĐHQG-HCM .....................................54
iii


2.2.4. Hành vi sử dụng NTNĐT của NDT ............................................................64
2.2.5. Ý kiến đánh giá về NTNĐT và công cụ tra cứu tại TVTT ĐHQG-HCM ...65
2.3. Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM tác động vào hành vi sử dụng nguồn tài
nguyên điện tử của NDT ...........................................................................................69
2.3.1. Hoạt động đào tạo, hỗ trợ NDT sử dụng nguồn tài nguyên điện tử ............69
2.3.2. Xây dựng cổng tra cứu Primo kết nối đến nguồn tài nguyên điện tử ..........73
2.4. Nhận xét, đánh giá về hành vi thông tin của NDT khi sử dụng nguồn tài
nguyên điện tử tại Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM. .............................................79
2.4.1. Nhận xét, đánh giá về hành vi thông tin của NDT khi sử dụng NTNĐT của
TVTT .....................................................................................................................79
2.4.2. Nhận xét về cách thức tác động của TVTT đến hành vi sử dụng NTNĐT
của NDT. ...................................................................................................................86
Chương 3: GIẢI PHÁP TÁC ĐỘNG VÀO HÀNH VI SỬ DỤNG NGUỒN TÀI
NGUYÊN ĐIỆN TỬ TẠI THƯ VIỆN TRUNG TÂM ĐHQG-HCM ......................90
3.1. Giải pháp hỗ trợ mở rộng nhu cầu sử dụng NTNĐT cho NDT ......................90
3.1.1. Đầu tư cho các nguồn lực ............................................................................90
3.1.2. Đầu tư vào công tác quảng bá NTNĐT .....................................................102
3.2. Giải pháp hỗ trợ NDT tìm kiếm và sử dụng NTNĐT hiệu quả .................... 112
3.2.1. Hoàn thiện cổng tra cứu Primo .................................................................. 113
3.2.2. Đổi mới chương trình học tập huấn sử dụng NTNĐT .............................. 116
3.2.2.1. Tập huấn trực tiếp ...................................................................................... 116
3.2.2.2. Tập huấn trực tuyến. .................................................................................. 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................123

PHỤ LỤC ................................................................................................................129

iv


DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

STT

v

CHỮ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

01

BST

Bộ sưu tập

02

CB

Cán bộ

03

CBTV


Cán bộ thư viện

04

CSDL

Cơ sở dữ liệu

05

ĐHQG-HCM

Đại học Quốc Gia Tp.Hồ Chí Minh

06

ĐH

Đại học

07

GV

Giảng viên

08

HTTV


Hệ thống thư viện

09

HVSDH

Học viên sau đại học

10

KHTN

Khoa học Tự nhiên

11

KNTT

Kỹ năng thông tin

12

MSTV

Mã số thư viện

13

NCS


Nghiên cứu sinh

14

NDT

Người dùng tin

15

SĐH

Sau đại học

16

SV

Sinh viên

17

KHXH&NV

Khoa học Xã hội & Nhân văn

18

TVTT


Thư viện Trung tâm

19

TC

Trung cấp

20

THPT

Trung học phổ thông

21

TLĐT

Tài liệu điện tử


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Trường tham gia khảo sát
Biểu đồ 1.2: Đối tượng tham gia khảo sát trực tuyến
Biểu đồ 1.3: Giới tính của người tham gia khảo sát
Biểu đồ 1.4: Đối tượng tham gia khảo sát
Biểu đồ 1.5: Độ tuổi của người tham gia khảo sát
Biểu đồ 2.1: Nhu cầu sử dụng TLĐT so với bản in
Biểu đồ 2.2: Nhu cầu sử dụng loại hình TLĐT

Biểu đồ 2.3: Mức độ cần thiết sử dụng NTNĐT
Biểu đồ 2.4: Động cơ sử dụng NTNĐT
Biểu đồ 2.5: Mức độ sử dụng NTNĐT
Biểu đồ 2.6: Mức độ truy cập NTNĐT
Biểu đồ 2.7: Kênh tìm kiếm TLĐT
Biểu đồ 2.8: Cách tìm kiếm TLĐT
Biểu đồ 2.9: Giao diện tìm kiếm TLĐT
Biểu đồ 2.10: Kết quả tìm được tài liệu theo nhu cầu
Biểu đồ 2.11: Mức độ hiểu biết về NTNĐT
Biểu đồ 2.12: Chia sẻ NTNĐT
Biểu đồ 2.13: Mức độ hiệu quả của Primo
Biểu đồ 2.14: Số lượng SV năm nhất tham gia lớp THSDTV
Biểu đồ 2.15: Số lượng SV được cấp tài khoản truy cập từ xa
Biểu đồ 2.16: Số lượng SV tham gia lớp KNTT

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Thành phần CBTV theo trình độ học vấn và chuyên ngành được đào tạo
Bảng 2.2: Chính sách đầu tư cho NTNĐT
Bảng 2.3: Thành phần NDT của TVTT
Bảng 2.4: Số lượng phiếu khảo sát được phát ra cho NDT theo từng trường

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình 1.1: Sự tiến hóa của con người theo thời gian
Hình 1.2: Mơ hình lý thuyết về hành vi thơng tin.
Hình 1.3: Mơ hình hành vi thơng tin - Wilson (1981)
Hình 1. 4: Mơ hình nhu cầu thơng tin và tìm kiếm thơng tin - Wilson (1971)
Hình 1.5: Mơ hình hành vi tìm kiếm thơng tin
Hình 1.6: Hành vi tra cứu thơng tin – Kuhlthau
Hình 1.7: Mơ hình q trình động cơ
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của TVTT ĐHQG-HCM

viii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Cơng thức tính mẫu khảo sát
Phụ lục 2: Khảo sát hiệu quả tìm tài liệu điện tử qua cổng tra cứu và truy cập tài
liệu (Primo).
Phụ lục 3: Phiếu khảo sát hành vi của người dùng tin khi sử dụng nguồn tài nguyên
điện tử của TVTT ĐHQG-HCM
Phụ lục 4: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát hành vi của người dùng tin khi sử dụng
nguồn tài nguyên điện tử của TVTT ĐHQG-HCM
Phụ lục 5: Câu hỏi phỏng vấn về hành vi của người dùng tin khi sử dụng nguồn tài
nguyên điện tử của TVTT ĐHQG-HCM (Dành cho cán bộ quản lý)
Phụ lục 6: Câu hỏi phỏng vấn về hành vi người dùng tin khi sử dụng nguồn tài
nguyên điện tử của TTVT ĐHQG-HCM (Dành cho cán bộ chuyên môn)
Phụ lục 7: Câu hỏi phỏng vấn về hành vi người dùng tin khi sử dụng nguồn tài
nguyên điện tử của TVTT ĐHQG-HCM. (Dành cho giảng viên)
Phụ lục 8: Câu hỏi phỏng về hành vi người dùng tin khi sử dụng nguồn tài nguyên
điện tử của TVTT ĐHQG-HCM (Dành cho sinh viên/học viên)
Phụ lục 9: Quy định về việc sử dụng tài liệu điện tử của TVTT ĐHQG-HCM
Phụ lục 10: Bảng danh mục về mức độ sử dụng nguồn tài nguyên điện tử của NDT

Phụ lục 11: Bảng đánh mã số thư viện của TVTT ĐHQG-HCM
Phụ lục 12: Số liệu thống kê của TTVT ĐHQG-HCM
Phụ lục 13: Lịch tập huấn kỹ năng thông tin của TVTT ĐHQG-HCM
Phụ lục 14: Danh mục NTNĐT của TVTT ĐHQG-HCM

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông đã
tác động sâu sắc đến mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực trong xã hội. Công nghệ thông
tin đã được ứng dụng rộng khắp, từ việc xây dựng chính phủ điện tử đến xây dựng
ngân hàng điện tử; từ xây dựng bệnh viện điện tử đến các dịch vụ trực tuyến,…
Những thay đổi này đã tác động mạnh mẽ đến hành vi của NDT trong mọi lĩnh vực.
Không nằm ngoài quy luật trên, các thư viện trên thế giới đã và đang có xu
hướng xây dựng mơ hình thư viện điện tử, thư viện số nhằm đáp ứng nhu cầu đang
dần thay đổi từ đọc tài liệu bản in sang bản điện tử của NDT. Các thư viện trên thế
giới đã tự xây dựng và mua quyền truy cập vào các NTNĐT khá phong phú như:
Thư viện của trường ĐH Latrobe – Melbourn với 300 CSDL, thư viện ĐH NanYang
– Singapore với trên 130 CSDL, 36000 tạp chí điện tử, 147 sách điện tử và 160000
luận văn, luận án điện tử; …
Tại Việt Nam, các thư viện cũng đang đi theo con đường mà các thư viện trên
thế giới hướng tới. Trong đó, TVTT ĐHQG-HCM là một trong những thư viện tiên
phong trong việc đầu tư NTNĐT để đáp ứng nhu cầu tin của NDT. Cho đến thời
điểm hiện tại, TVTT đầu tư mua quyền truy cập vào 11 CSDL, được truy cập miễn
phí 8 CSDL về tất cả các lĩnh vực khoa học, với mong muốn đáp ứng tối đa nhu cầu
nghiên cứu, giảng dạy, học tập của NDT. Tuy nhiên, qua nhiều năm phục vụ
NTNĐT tại TVTT, hiệu quả khai thác sử dụng các nguồn này vẫn chưa cao, NDT
chưa có thói quen tìm kiếm và sử dụng TLĐT, công tác tập huấn và quảng bá

NTNĐT của TVTT vẫn chưa phát huy được tính hiệu quả trong việc tác động đến
hành vi sử dụng NTNĐT của NDT.
Với mục đích nghiên cứu hành vi của NDT khi sử dụng NTNĐT tại TVTT
ĐHQG-HCM, nhằm đưa ra các giải pháp tác động vào hành vi của họ để nâng cao
hiệu quả sử dụng và tiết kiệm kinh phí đầu tư vào NTNĐT tại TVTT ĐHQG-HCM,
tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu hành vi sử dụng nguồn tài nguyên điện tử của

1


người dùng tin tại Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM” để thực hiện.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trên thế giới, việc nghiên cứu hành vi thông tin của NDT được xem là một trong
những hoạt động bắt buộc của thư viện nhằm đẩy mạnh hiệu quả sử dụng nguồn tài
nguyên thông tin. Cho đến thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu,
sách, bài báo khoa học nghiên cứu về hành vi thơng tin của NDT. Trong đó, có
những tài liệu đề cập đến lý thuyết về hành vi thông tin của NDT như: “Theories of
Information behavior” của Karen E. Fisher, Sanda Erdelez và Lynne MacKechnie
[24], “Information Behavior: An Evolutionary Instinct” của Spink, A [25], “Five
personality dimensions and their influence on information behaviour” của Jannica
Heinstrưm [35]. Đây là nhóm các tài liệu cung cấp lý thuyết nền tảng về hành vi con
người và hành vi thông tin của NDT. Nền tảng lý thuyết đó đã giúp các thư viện,
các nhà nghiên cứu có những kiến thức cơ bản để nghiên cứu về hành vi của NDT
tại chính thư viện của mình. Bên cạnh đó, một số bài báo, cơng trình nghiên cứu
khác lại được nghiên cứu rất chi tiết về hành vi thông tin của NDT khi sử dụng
NTNĐT như: “Search behaviour in electronic document and records management
systems: an exploratory investigation and model” của Pauline Joseph, Exploring the
Information Seeking Behaviour of Students and Scholars in Electronic Environment:
A Case Study của Dr. Neeraj Kumar Chaurasia, Mr. Pankaj Chaurasia [27],
“Information Seeking Behavior of B-School Faculty Members in Digital

Environment: A Case Study” của Bansode, S.Y. và Nargide, B [26], “Information
Seeking Behaviour of Law Students in the Changing Digital Environment” của
Jayadev H. Kadli và Veeresh B. Hanchinal [28]. Đối với nhóm các cơng trình
nghiên cứu này, hành vi thơng tin của NDT được nghiên cứu và phân tích rất cụ thể
từ động cơ, nhu cầu, hành vi sử dụng NTNĐT của mỗi nhóm NDT. Từ đó, các nhà
nghiên cứu đã đưa ra được các giải pháp nhằm tác động vào hành vi thông tin của
NDT để nâng cao hiệu quả sử dụng NTNĐT tại thư viện.
Ở Việt Nam, cho đến nay vẫn chưa có đề tài, cơng trình nghiên cứu nào về hành

2


vi thông tin của NDT đối với nguồn tài nguyên thơng tin nói chung và đối với
NTNĐT nói riêng. Tuy nhiên, các đề tài về nghiên cứu nhu cầu tin được rất nhiều
tác giả quan tâm nghiên cứu như: “Nghiên cứu nhu cầu tin trong hoạt động thông
tin ở Phân Viện Báo chí và Tuyên truyền” (thuộc Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh) của Đỗ Thúy Hằng,“Nghiên cứu nhu cầu tin và việc bảo đảm thông tin tại
Thư viện trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thanh
Tùng, “Nghiên cứu nhu cầu tin và phục vụ thông tin tại phân viện Hà Nội - Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh” của tác giả Phùng Thị Minh Xuyến,“Nghiên cứu
nhu cầu tin và hoạt động thông tin của Ban Thông tin - Tư liệu và Thư viện tại Viện
Chiến lược và Chính sách KH&CN” của tác giả Nguyễn Ngọc Dung, “Nghiên cứu
nhu cầu tin của người dùng tin tại phịng Thơng tin tư liệu thư viện - Viện Văn học”
của tác giả Nguyễn Thị Tường Anh. Những đề tài nghiên cứu khoa học này đều tập
trung vào phân tích nhu cầu tin thơng tin của NDT để biết NDT cần gì, mong muốn gì,
từ đó đưa ra các giải pháp nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của họ. Tuy nhiên, vẫn chưa
có một đề tài nào tập trung nghiên cứu sâu về hành vi/ thói quen của NDT, chưa phân
tích được động cơ, hành vi, thói quen và cách thức sử dụng nguồn tài nguyên tại thư
viện.
Một trong những bài báo khoa học hiếm hoi nghiên cứu về hành vi thông tin

của NDT khi sử dụng NTNĐT được công bố là "Users’ searching behaviour in
using online databases at Vietnam National University – Ho Chi Minh city” của tác
giả Nguyễn Hồng Sinh và Hoàng Thị Hồng Nhung. Bài báo đã đề cập, phân tích cụ
thể về thói quen sử dụng NTNĐT của NDT. Trong các bài báo cịn có phân tích số
liệu sử dụng các CSDL, mục đích sử dụng, loại hình tài liệu sử dụng,… theo từng
khoảng thời gian nhất định và những khó khăn thường gặp phải của NDT. Tuy
nhiên, xét về tồn diện vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu cụ thể về hành vi sử dụng
NTNĐT của NDT tại các thư viện Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

3


Nghiên cứu hành vi thông tin của NDT khi sử dụng NTNĐT của TVTT
ĐHQG-HCM, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tác động vào hành vi thông tin của
họ để nâng cao hiệu quả sử dụng NTNĐT của TVTT ĐHQG-HCM.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
‒ Làm rõ các vấn đề lý thuyết về hành vi thông tin của NDT trong thư viện đại
học.
‒ Điều tra, khảo sát hành vi thông tin của các nhóm NDT khi sử dụng NTNĐT
của TVTT ĐHQG-HCM.
‒ Đánh giá hiệu quả sử dụng NTNĐT của NDT tại TVTT ĐHQG-HCM.
‒ Đề xuất các giải pháp nhằm tác động vào hành vi sử dụng NTNĐT của NDT
tại TVTT ĐHQG-HCM.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hành vi thông tin khi sử dụng NTNĐT của NDT
tại TVTT ĐHQG-HCM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
‒ Phạm vi quy mô nghiên cứu: Tại Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM.

‒ Phạm vi thời gian: Số liệu khảo sát từ năm 2011-2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
‒ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nhằm làm sáng tỏ lý thuyết về hành vi
thông tin của NDT khi sử dụng NTNĐT tại thư viện đại học.
‒ Phương pháp quan sát thực tế: quan sát hành vi thông tin của NDT khi sử
dụng NTNĐT của TVTT ĐHQG-HCM; quan sát các hoạt động đào tạo, hỗ
trợ NDT của TVTT khi NDT sử dụng NTNĐT.
‒ Điều tra bằng bảng hỏi: khảo sát những yếu tố tác động đến hành vi thông tin
và mức độ ảnh hưởng của hành vi thông tin đến hiệu quả sử dụng NTNĐT
tại TVTT ĐHQG-HCM.
‒ Phỏng vấn sâu: dùng để phỏng vấn chuyên sâu cán bộ quản lý, cán bộ
chuyên môn, NDT về hành vi sử dụng NTNĐT tại TVTT ĐHQG-HCM.

4


‒ Tổng hợp, thống kê và phân tích dữ liệu: dùng phần mềm SPSS để xử lý số
liệu thu thập được từ các bảng hỏi để có được thơng tin chi tiết, chính xác về
hành vi của NDT trong quá trình sử dụng NTNĐT của TVTT.
‒ Phương pháp so sánh: để so sánh hành vi sử dụng NTNĐT của NDT tại các
thư viện ĐH nước ngoài với NTD tại TVTT.
6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học: làm sáng tỏ hành vi thông tin của NDT ảnh hưởng đến
hiệu quả sử dụng NTNĐT của thư viện.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn:
‒ Kết quả nghiên cứu của luận văn giúp thư viện triển khai các hoạt động tác
động vào hành vi thông tin của NDT, nhằm đẩy mạnh khai thác triệt để hiệu
quả sử dụng NTNĐT tại TVTT ĐHQG-HCM.
‒ Luận văn là tài liệu tham khảo giúp TVTT đưa ra các giải pháp nhằm tiết
kiệm kinh phí đầu tư vào NTNĐT tại TVTT ĐHQG-HCM.

‒ Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong lĩnh vực thông tin – thư viện.
7. Hướng tiếp cận tư liệu để thực hiện đề tài
‒ Nghiên cứu tài liệu chuyên ngành thông tin – thư viện học, tài liệu về hành vi
con người trong tâm lý học, xã hội học và kinh tế học để để tổng hợp, phân
tích và xây dựng cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.
‒ Khảo sát hành vi thông tin của NDT khi sử dụng NTNĐT tại Thư viện Trung
tâm ĐHQG-HCM để thu thập dữ liệu phục vụ cho vấn đề nghiên cứu.
8. Kết cấu luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau:
‒ Chương 1: Lý thuyết về hành vi thông tin của người dùng tin.
‒ Chương 2: Hành vi thông tin của người dùng tin trong quá trình sử dụng
nguồn tài nguyên điện tử tại Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM.
‒ Chương 3: Giải pháp tác động vào hành vi sử dụng nguồn tài nguyên điện tử

5


tại Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM.

Chương 1: LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI THÔNG TIN CỦA NGƯỜI
DÙNG TIN
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1

Hành vi

Có nhiều khái niệm về hành vi và có nhiều quan điểm khác nhau về hành vi:
Theo đại từ điển tiếng Việt, “Hành vi là cách ứng xử trong một hoàn cảnh nhất
định được biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, hành động nhất định.” [3, tr.1844]

Theo Từ điển Từ và Ngữ Việt-Nam, “Hành vi là việc làm, xét về mặt đánh giá
phẩm chất: một hành vi cao thượng đối với kẻ đã làm hại mình.” [1, tr.2108]
Dưới góc độ tâm lý học, “Hành vi được xem như là tổ hợp các phản ứng của cơ
thể trước các kích thích của mơi trường bên ngồi”. [2]
Theo từ điển tâm lý học Mỹ: “Hành vi là thuật ngữ khái quát chỉ những hoạt
động hành động, phản ứng, phản hồi, di chuyển của bất cứ cá nhân nào và tiến
trình đó có thể đo lường được”. [4, tr.7]
Như vậy, khái quát lại: Hành vi được hiểu là những phản ứng (bị động hoặc
chủ động) của con người trước các tác động bên ngoài.
1.1.2

Hành vi con người

Tương tự như khái niệm về hành vi, hành vi con người cũng được hiểu dưới
nhiều góc độ khác nhau như:
Dưới góc độ tâm lý học hành vi, "Hành vi con người là cái có thể quan sát
được, ghi nhận được theo một cơ chế, khi có tác động vào cơ thể và gây ra một
phản ứng nhất định." [6, tr.48]
Còn đối với y học, hành vi con người được hiểu là: “Một hành động hay nhiều
hành động phức tạp trước một sự việc, hiện tượng mà các hành động này lại chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, chủ quan và khách quan.” [15]
Dưới góc độ cơng tác xã hội, hành vi được hiểu: “Hành vi con người là cách
ứng xử của con người trong những điều kiện, hoàn cảnh xã hội khác nhau. Hành vi
6


con người là hệ thống bao gồm có tiểu hệ thống có quan hệ qua lại và gắn bó mật
thiết với mơi trường sống được tạo nên từ sự thích nghi hoặc khơng thích nghi của
con người.” [4, tr.52].
Bên cạnh đó, theo đạo đức học,“Hành vi là cách đối xử của con người có biết

và có theo cái đạo lý, lẽ phải, có nghĩa là những hành vi đó có đúng hay không
đúng với những quy tắc ứng xử chung của xã hội, có thể theo lẽ phải thơng thường
của xã hội hay là đi ngược lại với lẽ phải đó”. [4, tr.51].
Như vậy, có thể khái quát lại: hành vi con người là những phản ứng của con
người qua lời nói, hành động, việc làm trong một hồn cảnh cụ thể khi nhận
được các kích thích từ mơi trường bên ngồi.
1.1.3

Hành vi thơng tin

Thuật ngữ “Hành vi thơng tin” xuất hiện từ những năm 1960 trong quá trình
làm việc giữa các nhà khoa học và dần phát triển thành khái niệm. Có nhiều quan
điểm khác nhau về hành vi thơng tin như:
Khái niệm hành vi thơng tin có thể xuất hiện như một phần của một cụm từ dài
hơn, ví dụ, “Hành vi tìm kiếm thơng tin” hay “Hành vi thông tin của con người”.
Hành vi thông tin, là một phạm vi trong lĩnh vực khoa học thư viện và khoa học
thơng tin thư viện. Nó mơ tả “Con người cần, tìm kiếm, quản lý, cung cấp và sử
dụng thơng tin như thế nào trong những hồn cảnh khác nhau.” [34]
Vào năm 2000, Wilson đã mô tả “hành vi thơng tin như là tồn bộ các hành vi
của con người liên quan đến nguồn và kênh thông tin, bao gồm cả việc tìm kiếm và
sử dụng thơng tin chủ động và bị động.” [41]
Tổng hợp lại, "Hành vi thông tin được hiểu là tổng thể các hành vi/ứng xử
của con người liên quan đến nguồn và kênh thông tin, bao gồm: con người cần,
tìm kiếm, tổ chức và sử dụng thông tin một cách chủ động và bị động.”
Khái niệm này là kênh chỉ nam cho việc nghiên cứu hành vi thông tin trong
phạm vi của đề tài.
1.1.4

Nguồn tài nguyên điện tử


7


Nguồn tài nguyên điện tử được định nghĩa như là những gì được mã hóa và có
thể truy cập sử dụng qua máy tính. Nó bao gồm những dữ liệu điện tử có khả năng
truy cập truy cập từ xa và truy cập trực tiếp (Dữ liệu đa phương tiện đã được chỉnh
sửa). Trong những từ trên: Truy cập từ xa (Nguồn TLĐT) ngụ ý chỉ việc sử dụng
nguồn TLĐT qua mạng máy tính. (AACR2, ấn bản 2002; Từ điển thuật ngữ). Truy
cập trực tiếp (Nguồn tài nguyên điện tử) ngụ ý việc sử dụng nguồn tài nguyên điện
tử đến những vật mang tin ( băng đĩa, máy cát sết, đầu đĩa,..) được thiết kế để cho
vào thiết bị máy tính hoặc thiết bị hỗ trợ. [37, tr.2]
NTNĐT thể hiện cho phần quan trọng của hoạt động xây dựng BST một cách
nhanh chóng của thư viện. “Nguồn tài nguyên điện tử” đề cập đến những chất liệu
đòi hỏi truy cập qua máy tính, thơng qua máy tính cá nhân, máy bàn, hoặc thiết bị
điện thoại cầm tay. Chúng cũng có thể được truy cập từ xa thông qua mạng Internet
hoặc mạng nội bộ. [39]
Theo AACR2, NTNĐT là “Vật liệu (Dữ liệu hoặc chương trình) đã được mã
hóa bởi các thiết bị máy tính. Những vật liệu có thể địi hỏi việc sử dụng thiết bị
ngoại vi kết nối trực tiếp đến thiết bị máy tính”. [30]
Như vậy: Nguồn tài nguyên điện tử là tất cả những loại hình tài liệu đã được
mã hóa và được truy cập từ các thiết bị máy tính/thiết bị điện tử khi dùng mạng
nội bộ hoặc từ xa.
1.1.5

Người dùng tin

Trong bốn yếu tố cấu thành nên thư viện thì NDT là một những yếu tố quan
trọng nhất và là mục tiêu phấn đấu, phát triển của bất cứ cơ quan thông tin thư viện
nào. Các cơ quan thông tin thư viện ra đời và hoạt động là để phục vụ NDT và thu
hút NDT đến sử dụng thư viện. Khi thư viện thu hút được càng nhiều NDT đến sử

dụng các dịch vụ của mình thì chứng tỏ thư viện đó hoạt động càng hiệu quả, Như
vậy, NDT là gì?
Theo TCVN 5453-2009 thì NDT là: “Người sử dụng cơ sở hạ tầng, dịch vụ hay
tài liệu do các trung tâm cung cấp”.

8


Hoặc, tất cả những người sử dụng thư viện dưới mọi hình thức đều được coi là
NDT, bao gồm những người thường xuyên sử dụng, những người thỉnh thoảng sử
dụng, những người được quyền nhưng chưa sử dụng thư viện.
Đúc kết các khái niệm lại, NDT là tất cả những người sử dụng thư viện (các
sản phẩm, dịch vụ) dưới mọi hình thức (sử dụng trực tiếp hoặc từ xa) để đáp ứng
nhu cầu của mình.
Ngày nay, khi thơng tin trở thành hàng hóa thì NDT cũng được hiểu là người
tiêu dùng: "Người tiêu dùng là cá nhân hay tổ chức mua hàng hóa hay dịch vụ để
sử dụng hay tiêu dùng cho cá nhân hay những người liên quan đến cá nhân đó." [4,
tr.4]
Như vậy, có thể hiểu “Nghiên cứu hành vi sử dụng nguồn tài nguyên điện tử
của người dùng tin tại Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM” là việc nghiên cứu các
hành vi/ứng xử của NDT, bao gồm NDT cần, tìm kiếm, tổ chức và sử dụng một
cách chủ động hoặc bị động nguồn tài liệu đã được mã hóa, và những nguồn tài liệu
này có thể truy cập trực tiếp hoặc truy cập từ xa qua các thiết bị máy tính/thiết bị
điện tử.
1.2. Lý thuyết về hành vi con người
Hành vi con người được quy định bởi nhiều yếu tố và được nhiều ngành khoa
học khác nhau như tâm lý học, xã hội học, y học,... nghiên cứu.
Trong tâm lý học hành vi, hành vi con người được Watson (1878-1958) - Nhà
cách mạng tâm lý học - cho rằng hành vi của con người có thể quan sát được, ghi
nhận lại được khi có tác động vào cơ thể và gây ra những phản ứng nhất định. Theo

ơng, tất cả các yếu tố mang tính bản năng, tính di truyền hầu như khơng ảnh hưởng
đến hành vi của con người. Tính bản năng chỉ ảnh hưởng tới trẻ nhỏ và khi lớn lên,
hành vi con người sẽ thay đổi dựa trên những tác động của môi trường xung quanh.
Tương tự như vậy, tính di truyền chỉ ảnh hưởng một cách rất hạn chế đến hành vi
của con người [6]. Như vậy, theo quan điểm của Watson thì hành vi con người được
quan sát một cách chủ quan, và các yếu tố liên quan đến ý thức, tâm thức, tưởng

9


tượng, trí nhớ khơng liên quan đến hành vi con người.
Quan điểm của McDougall (1871-1938) thì hồn tồn khác, ơng cho rằng hành
vi của con người do các yếu tố bẩm sinh và phản ứng qua các hành vi bản năng.
Điều đó có nghĩa là, hành vi con người chủ yếu đáp ứng những nhu cầu mang tính
bẩm sinh và thể hiện do các bản năng. [6]
Còn đối với Skinner (1904-1990) thì ơng cho rằng: "Mọi hành vi của con người
là một hệ thống các phản ứng có mối liên hệ mật thiết với yếu tố tác động kích thích
ở bên ngồi. Mối quan hệ này mang tính nhân quả, tức là quá trình hình thành
hành động của con người, cách ứng xử trong hành vi thường có xu hướng mang
tính thực dụng". [6, tr.50] Theo ơng, mơi trường là nơi để tạo ra các lựa chọn cho
hành vi của con người, chứ mơi trường khơng phải là nơi kích thích đến hành vi con
người.
Hành vi con người mang tính xã hội và được hình thành trong quá trình giao
tiếp xã hội. Trong từng hoàn cảnh cụ thể, con người sẽ có những hành vi, phản ứng,
cư xử phù hợp với tình huống và tâm trạng.
1.2.1

Các loại hành vi con người

Hành vi con người được phân thành các loại như: [5, tr.20]



Hành vi có ý thức và hành vi bản năng.



Hành vi xã hội.



Hành vi bộc lộ và ngầm ẩn.



Hành vi bình thường và khơng bình thường.

1.2.2

Các yếu tố tác động đến hành vi con người

Dưới góc độ xã hội học, hành vi con người được nghiên cứu theo lý thuyết về
mơi trường hệ thống. Theo lý thuyết này thì hành vi con người chịu các lực tác động
bởi các cấp độ khác nhau: vi mô, trung mô và vĩ mô như sau:


Vi mô: cấp độ mà hành vi con người chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong cá
nhân ấy như tâm lý, hệ thống sinh học và xã hội.




Trung mô: cấp độ cao hơn, bao gồm các nhóm nhỏ tác động lên cá nhân như gia

10


đình, các nhóm tương tác (nhóm làm việc, vui chơi,…).


Vĩ mô: gồm các yếu tố ảnh hưởng lớn hơn như thái độ và ý thức xã hội.
Dưới một góc độ khác, các yếu tố tác động đến hành vi con người cịn được

phân chia theo 2 khía cạnh:


Các yếu tố bên trong như: di truyền; sức khỏe; tình cảm; vai trị; địa vị trong xã
hội/trong gia đình; kinh nghiệm, khả năng nhận thức của cá nhân.



Các yếu tố bên ngoài cá nhân như: Văn hóa, tơn giáo, đạo đức; Điều kiện kinh
tế; Đời sống tinh thần; Chính sách xã hội; Thể chế chính trị; Phương tiện truyền
thơng; Những con người sống xung quanh cá nhân.
Tuy có những quan điểm, có cách phân chia khác nhau nhưng tóm lại, hành vi

con người chịu tác động bởi 3 cấp độ:


Cấp vi mô: môi trường cá nhân tác động đến hành vi con người. Theo E.Ericson
thì có 8 giai đoạn phát triển cá nhân con người: từ 0-1 tuổi; 1-3 tuổi; 3-6 tuổi;
6-12 tuổi; từ 12-18 tuổi; từ 18-45 tuổi; từ 45-65 tuổi; 65 tuổi trở lên.

Tuy nhiên, cách phân chia theo 10 giai đoạn sẽ phù hợp hơn cho lứa tuổi con

người Việt Nam [5, tr.32]:
+ Giai đoạn 1: sơ sinh (0-12 tuổi)
+ Giai đoạn 2: nhà trẻ (1-3 tuổi)
+ Giai đoạn 3: mẫu giáo (3-6 tuổi)
+ Giai đoạn 4: nhi đồng (6-11 tuổi)
+ Giai đoạn 5: thiếu niên (11-15 tuổi)
+ Giai đoạn 6: thanh niên (15-18 tuổi)
+ Giai đoạn 7: thanh niên (18-25 tuổi)
+ Giai đoạn 8: trưởng thành (25-40 tuổi)
+ Giai đoạn 9: trung niên (40-60 tuổi)

11


+ Giai đoạn 10: tuổi già (60 tuổi trở lên)
Trong phạm vi đề tài, tác giả chỉ phân tích các yếu tố cá nhân tác động đến hành
vi con người từ giai đoạn 7 đến giai đoạn 10:
+ Giai đoạn 7 (18-25 tuổi) là giai đoạn lứa tuổi thanh niên đã được tham gia vào
các sự kiện chính trị - xã hội của đất nước. Họ có trí tuệ, sự nhạy bén và mẫn
cảm đổi với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Giai đoạn này, thanh niên
đang theo đuổi con đường học tập tại ĐH nên đang tiếp thu nhận thức về tri
thức khoa học. Lứa tuổi này, họ căng thẳng nhiều về trí tuệ, địi hỏi sự phối hợp
của nhiều thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hố, khái
qt hố. Họ mở rộng nhận thức của mình qua các hoạt động lên thư viện,
phòng đọc, nghiên cứu,... Động cơ học tập trong giai đoạn này rất cao và do
nhiều yếu tố tác động: tâm lý, môi trường học tập, phương pháp giảng dạy, yêu
cầu của thầy cô giáo,... Đây cũng là giai đoạn thanh niên phát triển tích cực về
tình cảm trí tuệ, tình cảm đạo đức và tình cảm thẩm mỹ, có động cơ về sự thành

đạt nên thanh niên sẽ biểu hiện những hành động tích cực.
Để tác động vào hành vi của NDT thì đây sẽ là giai đoạn lý tưởng nhất cho thư
viện.
+ Giai đoạn 8: là giai đoạn trưởng thành từ lứa tuổi 26-40.
Đây là giai đoạn phát triển của các hoạt động xã hội và hoạt động nghề nghiệp.
Trong đó, hoạt động nghề nghiệp có thể coi là hoạt động chính của con người trong
lứa tuổi này, nó đem lại trí tuệ, năng lực cho con người và có tình u, sự đam mê
cho nghề nghiệp. Con người trong giai đoạn này có sự nhạy bén, có kinh nghiệm và
có sự lựa chọn trước bất cứ một vấn đề nào. Họ chủ yếu đầu tư cho sự phát triển
nghề nghiệp hết sức mạnh mẽ, nhất là lứa tuổi từ 30-40 tuổi.
+ Giai đoạn 9: giai đoạn trung niên (40-60 tuổi) là giai đoạn cống hiến nhiều nhất
về tài năng và sức lực cho xã hội. Giai đoạn này thường thì họ đã có những kinh
nghiệm, những tri thức khoa học nhất định, và cũng có nhiều cơng trình nghiên

12


cứu khoa học trong giai đoạn này. Sự đầu tư cho các hoạt động xã hội của họ
khơng cịn nhiều, và thay vào đó là các hoạt động dành cho gia đình, cho phát
triển nghề nghiệp.
+ Giai đoạn 10: giai đoạn tuổi già (Từ 60 tuổi trở lên) là giai đoạn con người vẫn
ham học hỏi, khám phá tri thức khoa học nhưng về trí nhớ và tư duy có sự giảm
sút. Giai đoạn này, đa số nhiều người vẫn còn làm việc, cống hiến cho xã hội
nhờ bề dày kinh nghiệm. Bên cạnh đó, họ cũng có ý thức truyền đạt lại cho các
thế hệ trước những gì đã tích lũy được.


Cấp trung mơ: tác động của mơi trường nhóm đến hành vi con người
Trong giai đoạn này, hành vi con người chịu ảnh hưởng từ gia đình (chức năng,


điều kiện kinh tế-xã hội, sự giáo dục,...) và môi trường nhóm (mơi trường nhóm,
văn hóa nhóm) đến hành vi con người. [6]
+ Ảnh hưởng của gia đình đến hành vi con người:
Gia đình là tế bào của xã hội, con người sinh ra và lớn lên từ gia đình, chịu ảnh
hưởng bởi nếp sống, văn hóa và mơi trường sống của gia đình. Những tác động của
gia đình đến hành vi con người thể hiện qua:
Ảnh hưởng của chức năng gia đình đến hành vi con người: mơi trường gia đình
có chức năng giáo dục, hỗ trợ, hướng dẫn con người qua các quy chuẩn, những
nguyên tắc, và dần hình thành cho hành vi con người những cách cư xử khác nhau.
Trong gia đình, con người có những mối quan hệ ràng buộc với các thành viên khác,
thể hiện sự phân vai trong gia đình. Mỗi thành viên trong gia đình sẽ quan hệ, ứng
xử khác nhau thơng qua vai trị mà mình đang đảm nhận.
Ảnh hưởng của cơ cấu gia đình đến hành vi con người: cấu trúc gia đình là một
hệ thống có quan hệ qua lại với nhau. Cấu trúc gia đình từ ơng bà, bố mẹ, con cái,...
ảnh hưởng rất lớn đến hành vi con người trong những gia đoạn đầu đời, nó ảnh
hưởng đến hành vi và văn hóa ứng xử của con người.
Ảnh hưởng của không gian sống đến hành vi con người: nơi ở, các điều kiện vật
chất như nhà ở, phương tiện đi lại,... ảnh hưởng cũng ảnh hưởng đến lối sống và
13


cách ứng xử của con người.
Ảnh hưởng của văn hóa gia đình đến hành vi con người: văn hóa gia đình có vai
trị quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến hành vi con người, được thể hiện qua
phong tục, tập qn, truyền thống,... Nó góp phần hình thành nên tính cách của con
người ngay từ lúc nhỏ.
Ảnh hưởng của sinh thái gia đình đến hành vi con người: thể hiện mối quan hệ
giữa mơi trường sống của gia đình với các cơ cấu khác (việc làm, trường học, dịch
vụ,...) và giữa gia đình với mơi trường sống của gia đình (thể hiện mối quan hệ giữa
các thế hệ). [6, 101]

Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội gia đình đến hành vi con người: điều
kiện kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn đến hành vi con người, thể hiện qua: gia đình
có điều kiện kinh tế hay khơng thì con cái sẽ được chăm sóc tốt hơn, gia đình hịa
thuận,...; gia đình có điều kiện hay khơng cũng ảnh hưởng đế hạnh phúc của cha mẹ
và con cái. Vấn đề ly hôn, xuất hiện các tệ nạn xã hội cũng bắt đầu từ điều kiện kinh
tế.
+ Ảnh hưởng của mơi trường nhóm đến hành vi con người:
Hành vi con người chịu ảnh hưởng bởi mơi trường nhóm và văn hóa nhóm.
Mơi trường nhóm tạo ra các áp lực bên trong và bên ngoài. Sự thống nhất, cân
bằng giữa các áp lực này tác động đến hành vi của con người. Con người trong một
nhóm sẽ phải tự điều chỉnh hành vi để giải quyết mâu thuẫn với các cá nhân khác,
khẳng định vai trị và vị trí của mình trong nhóm nhằm đạt mục tiêu cuối cùng của
nhóm.
Văn hóa nhóm ảnh hưởng đến hành vi con người qua hai mặt: đời sống vật chất
và tinh thần trong nhóm.


Cấp vĩ mô: ảnh hưởng của môi trường xã hội đến hành vi con người.
Các môi trường xã hội tác động đến hành vi của con người trong giai đoạn này

như:
+ Mơi trường chính trị - pháp luật
14


×