Tải bản đầy đủ (.pdf) (303 trang)

Nghiên cứu và phiên dịch tác phẩm mỗi hoài ngân thảo của hà đình nguyễn thuật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.73 MB, 303 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

HỒ NGỌC MINH

NGHIÊN CỨU VÀ PHIÊN DỊCH
TÁC PHẨM MỖI HOÀI NGÂM THẢO
CỦA HÀ ĐÌNH NGUYỄN THUẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chun ngành: Hán Nơm

Thành phố Hồ Chí Minh, 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

HỒ NGỌC MINH

NGHIÊN CỨU VÀ PHIÊN DỊCH
TÁC PHẨM MỖI HOÀI NGÂM THẢO
CỦA HÀ ĐÌNH NGUYỄN THUẬT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chun ngành: Hán Nơm
Mã số: 60220104

Ngƣời HDKH: TS. Lê Quang Trƣờng



Thành phố Hồ Chí Minh, 2017


LỜI CẢM ƠN
Tơi chân thành cảm ơn:
- Phịng Sau đại học, Khoa Văn học, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn TPHCM, đã tạo điều kiện cho chúng tơi trong q trình học
tập và nghiên cứu tại trường.
- TS. Lê Quang Trƣờng đã nhiệt tình chỉ dẫn và góp ý cho tơi trong suốt
q trình thực hiện luận văn.
Xin ghi ơn những người đã giúp đỡ và chia sẻ những khó khăn trong suốt q
trình học tập và hoàn thành luận văn này.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
số liệu, cũng như các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn


KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT

1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.
8.
9.
10.
11.

[2, tr.10]
[2, tr.5; tr.11]
[2, 8, tr.15]
KHXH&NV
Nxb
TP
TPHCM
tr.
Tr.CN
UBND
VH-TT-DL

:
:
:
:
:
:
:
:
:
:
:


Tài liệu số 2 trong mục Tài liệu tham khảo, trang 10
Tài liệu số 2 trong mục Tài liệu tham khảo, trang 5 và 11.
Tài liệu số 2 trong mục Tài liệu tham khảo, tập 8, trang 15
Khoa học xã hội và Nhân văn
Nhà xuất bản
Thành phố
Thành phố Hồ Chí Minh
trang
Trƣớc Cơng ngun.
Uỷ ban nhân dân
Văn hố, Thể thao và Du lịch


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 3
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 13
4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 13
5. Đóng góp mới của luận văn ......................................................................... 13
6. Kết cấu luận văn ........................................................................................... 14
Chương 1: ......................................................................................................... 15
TỔNG QUAN VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ BỐI CẢNH THỜI ĐẠI ...... 15
1.1. Bối cảnh thời đại ................................................................................... 15
1.1.1. Tình hình đối nội và đối ngoại ....................................................... 15
1.1.2. Các hoạt động kinh tế nông nghiệp, thƣơng nghiệp, tiểu thủ cơng
nghiệp ....................................................................................................... 22
1.1.3. Tƣ tƣởng, văn hố và thực trạng xã hội ......................................... 24
1.2. Tiểu sử tác giả Nguyễn Thuật ............................................................... 26

1.2.1. Hoàn cảnh xuất thân ....................................................................... 26
1.2.2. Sự nghiệp chính trị ......................................................................... 29
1.2.3. Sự nghiệp trƣớc tác ........................................................................ 38
1.3. Tác phẩm Mỗi hoài ngâm thảo ............................................................. 43
Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................. 51
Chƣơng 2: ......................................................................................................... 53
MỖI HOÀI NGÂM THẢO: ............................................................................... 53
ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT ................................................ 53
2.1. Đặc điểm nội dung tác phẩm Mỗi hoài ngâm thảo ............................... 53
2.1.1. Lòng trung quân, ái quốc, thƣơng dân .......................................... 53
2.1.2. Tâm sự nhớ quê hƣơng, bạn bè, ngƣời thân .................................. 61
2.1.3. Phong thái uyên thâm, lịch thiệp và đa tài ..................................... 67
2.2. Đặc điểm nghệ thuật tác phẩm Mỗi hoài ngâm thảo ............................ 74
1


2.2.1. Thể loại ........................................................................................... 74
2.2.2. Ngôn ngữ thơ.................................................................................. 80
2.2.3. Giọng điệu ...................................................................................... 87
Tiểu kết chƣơng 2......................................................................................... 92
Chƣơng 3: ......................................................................................................... 93
PHIÊN DỊCH, CHÚ THÍCH TÁC PHẨM MỖI HỒI NGÂM THẢO ........... 93
3.1. Tiêu chí dịch và cách thức trình bày của chúng tơi .............................. 93
3.2. Phiên dịch, chú thích tự bạt trong Mỗi hồi ngâm thảo........................ 94
3.3. Tuyển dịch, chú thích Mỗi hoài ngâm thảo ........................................ 103
KẾT LUẬN .................................................................................................... 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 151
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................... 157
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................... 292


2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Triều Nguyễn - triều đại Phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, đã tồn tại hơn
143 năm với 13 đời vua, khởi đầu với triều Gia Long và kết thúc với triều Bảo Đại.
Tồn tại trong hơn một thế kỷ, triều Nguyễn đã để lại cho hậu thế một di sản Hán
Nôm hết sức đồ sộ mà đến nay chúng ta vẫn chƣa khai thác hết. Bên cạnh những di
sản Hán Nơm có khối lƣợng đồ sộ về lịch sử, bộ phận thơ văn Hán Nôm của các
nhân sĩ đƣơng thời cũng chiếm một lƣợng đáng kể.
Tuy nhiên, nhiều lý do dẫn đến việc chƣa khai thác hết số tài liệu Hán Nôm
của triều Nguyễn, và vì vậy, chúng ta chƣa có cái nhìn toàn diện đối với từng văn
nhân và thơ văn cả triều Nguyễn. Việc nghiên cứu và giới thiệu thơ văn của từng
văn nhân đƣơng thời sẽ góp phần làm sáng tỏ bối cảnh văn hoá xã hội chung của
triều Nguyễn thời bấy giờ. Thế nên đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về các tác giả
văn học nổi tiếng nhƣ Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn
Khuyến, Gia Định tam gia, Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông, Phạm Phú Thứ,
Nguyễn Đình Chiểu, Trần Thiện Chánh…, nhƣng cũng cịn nhiều tác giả chƣa đƣợc
quan tâm nghiên cứu và giới thiệu đúng mực và kỹ lƣỡng.
Trong số sau này có trƣờng hợp của Hà Đình Nguyễn Thuật, một nhân vật
khá nổi tiếng của đất Quảng Nam. Ông làm quan dƣới năm triều vua nhà Nguyễn,
hai lần đi sứ Trung Quốc, sáng tác rất nhiều thơ, văn, tham gia biên soạn nhiều cơng
trình, tác phẩm đƣợc vua cho đem khắc in. Nhƣng đến nay cịn rất ít nhà nghiên cứu
để tâm đến, nghiên cứu đầy đủ, chính xác về ơng cũng nhƣ các trƣớc tác của ông.
Gần đây nhất, tác giả Nguyễn Q. Thắng cho cơng bố hai cơng trình sƣu tầm,
phiên âm và dịch nghĩa rất đồ sộ, tập hợp đƣợc phần lớn tác phẩm của Hà Đình
Nguyễn Thuật, đó là Hà Đình Nguyễn Thuật tác phẩm và Sống đẹp với Hà Đình.
Tuy nhiên, bên cạnh việc đánh giá cao quyết tâm và công phu của ngƣời biên soạn,
các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng hai cơng trình này khơng tránh khỏi những sơ

suất đáng tiếc.
Trong cơng trình Hà Đình Nguyễn Thuật tác phẩm, tác giả Nguyễn Q. Thắng
đƣa ra đánh giá: “Thơ Hà Đình là một thể loại thơ có tứ thơ phóng khống khơng bị
câu thúc bởi một chủ đề nào cố định, một thi pháp nghệ thuật duy nhất; mà nghệ
thuật ngơn từ thơ Hà Đình vƣợt lên trên sự câu thúc hoặc chủ đề cố định nào ràng
buộc …” [55, 25]. Vấn đề đặt ra là, liệu thực tế thơ của Hà Đình có nhƣ vậy khơng?
Từ những băn khoăn ấy khiến chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài Nghiên cứu và
phiên dịch tác phẩm Mỗi hoài ngâm thảo của Hà Đình Nguyễn Thuật, mong rằng sẽ
góp phần vào công tác phiên dịch giới thiệu tập thơ Mỗi hoài ngâm thảo của Nguyễn

3


Thuật một cách chính xác hơn, cũng nhƣ bƣớc đầu tìm hiểu về nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, tác phẩm Mỗi hồi ngâm thảo của Hà Đình Nguyễn Thuật vẫn
chƣa đƣợc cơng bố một cách chính xác về mặt văn bản và nghiên cứu một cách tập
trung hệ thống.
Về tình hình phiên dịch Mỗi hồi ngâm thảo.
Khoảng những năm 1962-1963, các học giả miền Bắc trong đó có Đào
Phƣơng Bình đã tiến hành phiên dịch thơ Nguyễn Thuật. Theo một tƣ liệu cho biết:
“Bản dịch chia làm 9 tập, đóng thành 2 quyển, bản thảo hiện cịn lƣu
trữ tại Thƣ viện Viện Văn học, ký hiệu DH/1-5 và DH/6-9. Trên bìa tập có ký
hiệu DH/4 thuộc quyển DH/1-5 có ghi rõ thời gian dịch tác phẩm là hai tháng
bảy và tám năm 1962, đồng thời còn đề rằng “Cụ Hoàng T. Đồng đã duyệt
tháng 12 năm 1962”. Trang cuối tập DH/9 thuộc quyển DH/6-9 chép chi tiết
hơn: “Từ bài Xích Bích hồi cổ đến trang này là tài liệu trong tháng 9 năm
1963, số lƣợng 23 trang. Kiểm liệu ngày 5.10.1963. Phƣơng Bình”. Thống kê
sơ bộ cho thấy bản dịch có 295 mục bài với 892 trang viết. Mỗi bài đều có

chép nguyên văn chữ Hán, tập đầu tiên có phần phiên âm Hán – Việt, các tập
cịn lại chỉ có phần dịch nghĩa và chú thích theo lối cũ, chƣa có phần dịch thơ.
Bản thảo này đƣợc viết bằng mực xanh trên cả hai mặt giấy kẻ thƣờng, đến
nay chữ đã bị mờ, rất khó đọc.” [92, tr.404]
Nghĩa là bản dịch của Đào Phƣơng Bình vẫn chƣa đƣợc xuất bản, vì vậy
chúng tơi vẫn xem nhƣ chƣa đƣợc cơng bố.
Năm 1993, trong cơng trình Thơ đi sứ do Viện Nghiên cứu Hán Nơm chủ trì,
giáo sƣ Phạm Thiều và Đào Phƣơng Bình chủ biên, NXB KHXH xuất bản tại Hà
Nội, trong đó có cơng bố 4 bài thơ (Khải quan, Thính viên, Đăng Hồng hạc lâu,
Tức sự) trong Mỗi hoài ngâm thảo của Nguyễn Thuật.
Năm 2005, Nguyễn Q. Thắng cơng bố tồn bộ tác phẩm của Nguyễn Thuật
trong đó có Mỗi hồi ngâm thảo qua cơng trình sƣu tập, dịch thuật: Hà Đình Nguyễn
Thuật – tác phẩm, NXB Tổng hợp TPHCM xuất bản. Theo lời giới thiệu của ơng, có
đƣợc tập thơ này là nhờ “sự tìm học cùng duyên hàn mặc” [66, tr.7] và số lƣợng thơ
của tập Mỗi hồi ngâm thảo mà ơng Nguyễn Q. Thắng đã dịch là 206 đề thơ. Đến
nay, bản dịch của tác giả Nguyễn Q. Thắng vẫn là bản dịch Mỗi hồi ngâm thảo duy
nhất ra chữ quốc ngữ đƣợc cơng bố, trở thành nguồn tƣ liệu quan trọng để các nhà
nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn trung đại tham khảo và trích dẫn. Đây là
một cơng trình đƣợc mọi ngƣời đánh giá cao ở góc độ tâm huyết, công sức của tác
giả đã cống hiến, cũng nhƣ mức độ đồ sộ của xuất bản phẩm.

4


Năm 2009, Nguyễn Q. Thắng lại cho ra mắt quyển Sống đẹp với Hà Đình
cũng do NXB Tổng hợp TPHCM xuất bản. Tuy nhiên, nội dung thơ của Nguyễn
Thuật đƣợc cơng bố trong cơng trình này lại giống với cơng trình trƣớc, nghĩa là
khơng bổ sung, chỉnh lý về nội dung thơ.
Trong hai cuốn sách trên của Nguyễn Q. Thắng về Hà Đình Nguyễn Thuật,
chúng tơi chỉ chú ý đến tác phẩm Mỗi hoài ngâm thảo do phạm vi đối tƣợng của

luận văn này, đã đƣợc ơng tìm hiểu nghiên cứu, đánh giá về Nguyễn Thuật với tƣ
cách là tác gia văn học bởi tài năng sáng tạo kỳ lạ của ơng mà theo chúng tơi là có
phần hơi q. Bởi trong hai cơng trình này, nguồn tƣ liệu mà ông dẫn cho phép
chúng ta suy đoán rằng ông căn cứ vào văn bản A.554 để tiến hành phiên dịch tập
thơ Mỗi hồi ngâm thảo của Nguyễn Thuật, khơng đối chiếu với các bản khác.
Chính vì vậy những ngộ nhận, nhầm lẫn trong nhận định hay lỗi sai trong quá trình
biên dịch tác phẩm Mỗi hồi ngâm thảo cũng nhƣ ở các tác phẩm khác của ông
Nguyễn Q. Thắng khá nhiều. Thế nên các nhà nghiên cứu đã đánh giá là cơng trình
của Nguyễn Q. Thắng là phần lƣợng tuy nhiều, nhƣng phần chất cịn nhiều sai sót
phải cải chính, dù cho đến thời điểm này chƣa có cơng trình nào có chất lƣợng hơn
đƣợc cơng bố.
Theo chúng tơi, bản dịch này vẫn còn nhiều điểm chƣa thoả đáng, tập trung ở
ba điểm chính gồm: Ngắt câu sai, Phiên âm Hán – Việt sai, Dịch sai nội dung bài thơ
và nguyên chú.
Thứ nhất, ở lỗi ngắt câu sai, nguyên nhân chính xuất phát từ đặc điểm của
văn bản Hán Nơm thƣờng viết liền mạch, cách chữ hay đài hàng, lại ít khi có dấu
chấm câu nhƣ văn bản quốc ngữ ngày nay, nên gây khó khăn cho cơng tác đọc và
phiên dịch, chỉ cần ngắt câu sai thì sẽ dẫn đến hiểu sai nội dung mà tác giả muốn nói.
Hệ quả là nhiều đề thơ mới đã xuất hiện trong bản dịch của Nguyễn Q. Thắng. Ví dụ,
bài Khải quan, do đọc nối lời bình của Hồng Tự Ngun dành cho bài Du Nhị
Thanh động (bản VHv.852 là Nhị Thanh động) vốn đứng trƣớc bài này là Thoả thiếp
lực bài, ưu (妥貼力排,奡: tĩnh lặng nhưng khí lực tự bày ra, ưu), nên khiến bài
Khải quan có một tiêu đề rất khác lạ là Thoả thiếp lực bài khải quan. Hay nhƣ bài
Chu trung cửu nhật (舟中九日), ngƣời dịch đã đổi thành tiêu đề khác là Lãnh liên
minh mộc phúc liên trử tả tánh linh tuyệt khứ điêu sức châu trung cửu nhật [66,
tr.82 - 83], nguyên nhân vì đọc nối lời bình của Hồng Tự Ngun cho bài Minh
Giang chu trung (明江舟中) vốn đứng trƣớc liền kề với bài này. Hoặc bài Thứ vận
thù Trung thư Trương Đường Ấm (次韻酬中書張棠蔭), ở bài thứ nhất của đề thơ
này, ngƣời dịch đã phiên thành một đề thơ khác là Qui hiện chưởng tả uý nam chánh
nghị nhị thư viện, mà vốn dĩ đây là lời nguyên chú của Hà Đình Nguyễn Thuật cho


5


nhân vật Trƣơng Đƣờng Ấm. [66, tr.85-86]. Nhiều trƣờng hợp khác tƣơng tự, chúng
tôi chỉ nêu một vài trong số đó để minh hoạ.
Ngồi ra, ngắt câu sai cịn dẫn đến nhiều bài thơ của Hà Đình Nguyễn Thuật
vốn đƣợc viết theo các thể thơ luật Đƣờng, lại biến thể thành thơ “tự do”, rồi từ đó
dẫn đến nhận xét rằng thơ của ơng trong Mỗi hồi ngâm thảo đột phá về thể loại,
phá cách và mới lạ. Thực tế khơng phải nhƣ thế. Ví dụ, đề thơ Tân Tỵ tuế cống,
mông cải thụ Lễ bộ thị lang, sung Chánh sứ, tần hành phụng Ngự chế tứ thi cung
hoạ nguyên vận (辛巳歲貢蒙改授禮部左侍郎充正使瀕行奉御製賜詩恭和元韻),
vốn dĩ gồm ba bài thơ ngũ ngôn nhƣ sau:
1.
1.
駰駱重行行
Nhân lạc trọng hành hành,
秋風萬里情
Thu phong vạn lý tình.
侍書辭玉案
Thị thƣ từ ngọc án,
捧節出承明
Bổng tiết xuất thừa minh.
驛路荆梅早
Dịch lộ kinh mai tảo,
車塵朔雪清
Xa trần sóc tuyết thanh.
囘瞻南極夜
Hồi chiêm Nam cực dạ,
心共片雲縈

Tâm cộng phiến vân oanh.
2.
2.
山河千古定
Sơn hà thiên cổ định,
舊好一朝伸
Cựu hảo nhất triêu thân.
禮以衣裳重
Lễ dĩ y thƣờng trọng,
人從翰墨親
Nhân tòng hàn mặc thân.
詢咨誰補闕
Tuân tƣ thuỳ bổ khuyết,
宵旰久勞神
Tiêu cán cửu lao thần.
最憶鑾坡上
Tối ức Loan Pha thƣợng,
經年遠笑顰
Kinh niên viễn tiếu tần.
3.
3.
計及歸家日
Kế cập quy gia nhật,
期殫報國心
Kỳ đàn báo quốc tâm.
寵行添睿製
Sủng hạnh thiêm duệ chế,
拜教佩綸音
Bái giáo bội Luân âm.
雅秦周庭樂

Nhã tần Chu đình nhạc,
風薰舜陛琴
Phong huân Thuấn bệ cầm.
駪征懷靡及
Sằn chinh hoài mỹ cập,
責重更恩深
Trách trọng cánh ân thâm.

6


Tác giả Nguyễn Q. Thắng đã gom lại thành một bài, đồng thời ngắt câu nhƣ
sau:
Nhân lạc trùng khánh hạnh na kham,
Vạn lí tình thi thơ từ ngọc án.
Bỗng tiết xuất thừa minh Yên, Kế,
Tinh thời viễn quan hà thu
Khí thanh chiêm hồi Nam cực
Dạ tâm cọng phiến vân sách
Sơn hà thiên cổ định
Cựu hảo nhốt triều thân
Lễ dĩ y thƣờng, trọng nhân tùng hàn mặc thân
Tuần tƣ thuỳ bổ khuyết, tiêu can cửu lao
Thần tối ức giám pha thƣợng kinh
Niên viễn tiếu tần, kế cập qui gia nhật
Kì đan báo quốc tâm sƣng, hanh thiên canh
Chế bái giáo bội ln âm
Nha thính châu đình lạc
Phong y thuấn bệ cầm
Chân chinh hoài mị, cập trách trùng cánh ân thâm

Tƣơng tự là trƣờng hợp ở đề thơ Khởi hành nhật Lễ bộ Đỗ Thứ Khanh tống
chí Ngự hà, khẩu chiếm ngũ ngôn dĩ tặng, phú thử phụng đáp (啟行日禮部杜次卿
送至御河口占五言以贈賦此奉答) vốn dĩ đƣợc làm theo thể thơ Ngũ ngơn bát cú,
nhƣng vì ngắt câu nhầm nên thành ra một thể thơ khác trong đề thơ Khải hành nhựt
Lễ bộ Đỗ Thứ Khanh (Đại nhơn Tống chí Hàm Hà khẩu chiếm ngũ ngơn dĩ tặng phú
thử phụng đáp). [66, tr.69 – 70]
Thứ hai là lỗi phiên âm Hán – Việt chƣa chính xác, lỗi này khá phổ biến
hầu nhƣ bài nào cũng có. Ở đây, chúng tôi xin dẫn vài trƣờng hợp để minh hoạ. Ví
dụ ở đề thơ Quá Tam Điệp sơn (過三疊山), nguyên tác nội dung đề thơ nhƣ sau:
昨朝三疊唱陽關
今日經過三疊山
鄉樹遙懸雲外眼
巖花慣作雨中顏
叢祠人集寒溪畔
林徑樵歸暮靄間
廿載承平消伏莽
風旌高掛戌樓閒
Bản phiên của Nguyễn Q. Thắng:

7


Tộ triều Tam Điệp xƣớng Dƣơng quan,
Kim nhật kinh qua Tam Điệp Sơn,
Hƣơng thọ điêu huyền vân ngoại nhãn,
Nham ba quán tác vũ trung nhan,
Tùng tự nhân tập hàn khê bạn,
Lâm kỉnh tiều qui mạc ái gian
Thử địa thừa bình tiêu phục mãn
Phong tinh cao quái tuất lầu nhàn.[66, tr.71-72]

Thứ ba là, dịch nghĩa sai. Từ việc ngắt câu, phiên âm Hán – Việt có sự
nhầm lẫn nhƣ vậy, dẫn đến việc dịch nghĩa nội dung thơ và lời chú cũng sai theo.
Chúng tôi xin lấy bản dịch của đề thơ vừa nêu trên để minh hoạ. Trƣớc tiên là
bản dịch nghĩa bài Quá Tam Điệp sơn (Qua núi Tam Điệp):
Bản dịch của Nguyễn Q. Thắng:
“Sáng hôm qua nghe Tam Điệp gọi Dƣơng Quan,
Sáng nay bƣớc tới núi Tam Điệp nầy.
Cây làng cao ngất khuất mây trông,
Đá hoa mƣa đã quen mặt rồi.
Cây rậm đền thờ, ngƣời túm tụm bên khe lạnh,
Lão tiều bƣớc tắt rừng về, mây không che.
Đất đây sống yên diệt gai góc um tùm,
Treo cao cờ tinh gió thổi suốt lầu nhàn.” [66, tr.71-72]
Hoặc hai câu đầu của bài Quan Lê triều tiến sĩ đề danh bi:
禾刀木落經秋後
鴈塔名傳歷世餘
Hoà đao mộc lạc kinh thu hậu,
Nhạn tháp danh truyền lịch thế dƣ.
Bản dịch của Nguyễn Q. Thắng:
Sau mùa thu lúa cắt, lá cây rụng rời,
Nhƣng ngƣời đậu cao bia mãi cịn đây!
Khơng chỉ phiên âm và dịch sai nghĩa nội dung của đề thơ, phần nguyên chú
của Mỗi hoài ngâm thảo cũng bị hiểu sai. Ví dụ lời bình của Hoàng Tự Nguyên cho
đề thơ Yết Mã Phục Ba từ (nhị thủ) (謁馬伏波祠二首) vốn chép là: 黃評:二詩開
合動宕磊落英多銅柱句是何等魄力。(Hồng bình: Nhị thi khai hợp động đãng lỗi
lạc anh đa đồng trụ cú thị hà đẳng phách lực. = Hoàng Tự Nguyên bình luận: Hai
bài thơ, đóng mở chập chùng, hào sảng hơn người, câu thơ khởi đầu với chữ Đồng
Trụ ấy sao mà khí phách.), thì đƣợc Nguyễn Q. Thắng ghép thành lời bình cho bài
Nam Nịnh châu thứ rồi phiên âm và dịch nghĩa nhƣ sau: Tam thi khai biệt nham lồi


8


thạch lạc anh đa đồng trụ cƣ nhị hà đẳng phách lực = Lịng khẳng khái sống với
khẳng khái đó, muốn bảo vệ nó, rút kiếm đứng lên múa. [66, tr.87], tiếp đó lời bình
này đƣợc ghép vào bài Trưng Vương nữ tại hạ quốc diệc (vốn là bài Yết Mã Phục Ba
từ), và đƣợc dịch nhƣ sau: Ba thơ mở đóng động núi đá lỗi lạc anh tài nhiều, câu
đồng trụ, cái gì là sức mạnh của hồn phách nó? [66, tr.88]. Tƣơng tự là trƣờng hợp
cùng một bài thơ, nhƣng hai lần dịch lại hai ý khác nhau, đó là bài Dạ quá Tam Tài
sơn [66, tr.76-77; tr.438-441].
Tuy nhiên, chúng tơi khơng phủ nhận sự đóng góp của tác giả các cơng trình
này về mặt tƣ liệu tham khảo cho nghiên cứu học thuật. Việc làm của chúng tơi hơm
nay, chỉ góp phần làm tăng thêm tính khoa học, để bạn đọc có cái nhìn chính xác
hơn đối với tiền nhân mà thơi.
Về tình hình nghiên cứu Nguyễn Thuật và Mỗi hồi ngâm thảo.
Tình hình nghiên cứu thơ Nguyễn Thuật có thể nói khá vắng vẻ cho đến khi
UBND và Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo về Hà Đình Nguyễn
Thuật tại Thăng Bình vào năm 2015. Trƣớc đó cũng có một số bài viết đơn lẻ, nhƣ
Mai Quốc Liên có bài “Hai danh sĩ đất Quảng” đăng trên Tạp chí Đất Quảng (Hội
Văn học Nghệ thuật Quảng Nam - Đà Nẵng) số 55 (1/12/1988) đã bƣớc đầu bình
luận và giới thiệu một số câu của vài bài trong Mỗi hoài ngâm thảo của Nguyễn
Thuật.
Tháng 9 năm 2015, Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam đã tổ chức hội thảo
khoa học Hà Đình Nguyễn Thuật – Danh nhân văn hố tại Thăng Bình, q hƣơng
của ơng. Hội thảo lần này, các nhà nghiên cứu tập trung tìm hiểu hai nội dung chính
liên quan đến chủ đề.
Thứ nhất, Hà Đình Nguyễn Thuật với tƣ cách là một nhân vật lịch sử, nhà tƣ
tƣởng. Ở phƣơng diện nghiên cứu ông nhƣ một nhân vật lịch sử, các tham luận đã đi
sâu tìm hiểu về bối cảnh xuất thân, bối cảnh thời đại và hành trạng của ông, nhằm
làm sáng tỏ địa vị và vai trị chính trị của ơng trong lịch sử triều Nguyễn những năm

nửa cuối thế kỷ XIX, cũng nhƣ quan điểm của ông trƣớc những biến cố lịch sử của
dân tộc khi Pháp từng bƣớc thiết lập nền đơ hộ ở Việt Nam. Tiêu biểu cho nhóm
tham luận này có rất nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu, nhƣ “Vài nét về quê
hƣơng và gia đình cụ Hà Đình Nguyễn Thuật (1842 – 1911)” của Nguyễn Văn
Đăng 1 , “Nguyễn Thuật với nền ngoại giao Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX”của
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh2, “Hà Đình Nguyễn Thuật trong lịch sử dân tộc cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX” của Nguyễn Thị Thu Thuỷ3, hay “Hà Đình Nguyễn Thuật qua
Khoa Lịch sử, Trƣờng Đại học Khoa học Huế.
Khoa Việt Nam học, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
3
Khoa Lịch sử, Trung tâm nghiên cứu Phụ nữ và tri thức bản địa, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
1
2

9


tƣ liệu lịch sử” của Nguyễn Thị Phƣơng Chi… Tuy nhiên, đây là vấn đề mang tính
chuyên sâu về sử học, tạm thời chƣa phải là đối tƣợng chính mà chúng tơi tìm hiểu ở
luận văn này.
Nội dung thứ hai, Hà Đình Nguyễn Thuật với tƣ cách một tác gia văn học có
vị thế và đóng góp nhất định trong tiến trình văn học Hán Nơm của Việt Nam dƣới
triều Nguyễn. Số lƣợng bài viết thuộc chủ đề này khá lớn với 18 trong tổng số 45
tham luận. Bên cạnh việc nêu bật sự nghiệp trƣớc tác đồng sộ, phong phú về thể loại,
cũng nhƣ sự uyên bác, tài hoa của Hà Đình Nguyễn Thuật, nhiều nhà nghiên cứu đã
nêu lên vấn đề mang tính cơ sở, tính khoa học để từ đó có thể tìm hiểu chính xác và
đầy đủ về giá trị nội dung, nghệ thuật cũng nhƣ góp phần làm sáng tỏ thêm những
nhận định về con ngƣời và tính cách của ơng, đó là cơng tác văn bản học và phiên
dịch các trƣớc tác của ông. Trong tham luận nhan đề “Thơ văn Nguyễn Thuật và yêu
cầu phiên dịch xác đáng”,Trần Đại Vinh sau khi lƣợc sơ về cuộc đời và sự nghiệp

của Nguyễn Thuật, cũng nhƣ nêu một số trƣớc tác của ông nhƣ Mỗi hồi ngâm thảo,
Hà Đình ứng chế thi sao, Hà Đình thi thảo trích sao,... đã khẳng định:
“Thơ văn ấy địi hỏi phải đƣợc ngƣời đọc tiếp nhận. Nhƣng sự tiếp
nhận ấy cần thiết phải qua việc phiên dịch xác đáng. Thế nhƣng trình độ Hán
học của ngƣời biên dịch ngày nay không đủ chuyển dịch tác phẩm của ngƣời
xƣa một cách bình thƣờng, nói gì đến u cầu đạt tín nhã.” [84, tr.709]
Đồng thời, ơng đã giới thiệu Hà Đình Nguyễn Thuật tác phẩm của Nguyễn
Q. Thắng. Và với tinh thần khoa học khách quan, ông đã chỉ ra ba vấn đề tồn tại
chính cần khắc phục ở cơng trình này, bao gồm lỗi phiên âm, lỗi dịch thuật và lỗi sai
về chú thích. Vừa bày tỏ sự cảm thơng với ngƣời đi tiên phong, ông vừa đặt ra yêu
cầu:
“Dù sao phải ghi nhận đó là những khai phá buổi đầu về tác phẩm
của Hà Đình, có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu về danh sĩ
Nguyễn Thuật đã qua. Nhƣng trong tinh thần tôn trọng tác phẩm tâm huyết
của Hà Đình, thì tập phiên dịch này phải đƣợc sửa lại nghiêm cẩn, có thế
mới khơng phụ lịng của tác giả cũng nhƣ của hậu duệ tác giả và ngƣời đọc
hơm nay. Mong sao một cơng trình nhƣ thế sẽ đƣợc tiếp tục tiến hành.” [84,
tr.714]
Nguyễn Hữu Sơn4 trong tham luận “Xu thế sáng tác „Hƣớng tâm‟ và „Ly tâm‟
trong thơ Hà Đình Nguyễn Thuật” của mình cũng đƣa ra nhận xét tƣơng tự: “Rất
tiếc rằng văn bản tác phẩm Hà Đình Nguyễn Thuật chƣa đƣợc dịch một cách đầy đủ,

4

Viện Văn học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

10


hệ thống, chuẩn mực. Có thể nói hoạt động dịch thuật tác phẩm của Hà Đình

Nguyễn Thuật vẫn cịn là câu chuyện ở phía trƣớc.” [91, tr.570]
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Hà5, trong lời kết tham luận “Tài năng và tấm
lịng trong sáng cùng khát vọng của Hà Đình Nguyễn Thuật” đã gửi gắm ý tứ sâu xa
rằng:
“Cuộc đời Nguyễn Thuật là ngôi sao trên bầu trời toả sáng cho đến
khi tan vào vơ tận mà dƣ quang vẫn cịn lấp lánh trong hồn thiêng sông núi
soi sáng cho lớp hậu bối. Tiếc thay cho đến nay hậu nhân vẫn chƣa đánh giá
đúng vị trí – tầm vóc của cụ trong lịch sử nƣớc nhà. Dân tộc ta có truyền
thống biết ơn, sống nhân nghĩa, thuỷ chung. Tài năng, đức độ, công lao của
Nguyễn Thuật xứng đáng đƣợc biết ơn, xứng đáng đƣợc vinh danh và nhƣ
thế, chúng ta trả lại giá trị thật cho một con ngƣời mà nhân cách – tâm hồn
rất trong sáng – cao đẹp.” [85, tr.384]
Nhận định trên đây của Nguyễn Văn Hà dù có phần hơi quá, nhƣng đã nói
lên đƣợc những băn khoăn trăn trở của ngƣời đời sau đối với tiền nhân.
Một số nhà nghiên cứu khác khi tham dự hội thảo, trong tham luận của mình
cũng hoặc ít hoặc nhiều, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến vấn đề rằng chƣa
có một bản dịch đáng tin cậy về các trƣớc tác của Nguyễn Thuật, nên việc nghiên
cứu về ông thật sự gặp khó khăn, trƣớc hết ở phƣơng diện tác giả - tác phẩm, trong
đó có tác phẩm Mỗi hồi ngâm thảo.
Một số tham luận nhƣ “Tìm hiểu Hà Đình Nguyễn Thuật, một nhà thơ lớn bị
lãng quên” của Nguyễn Thị Thanh Xuân, “Để hiểu đúng nhà thơ Nguyễn Thuật
(Vấn đề văn bản tác phẩm Hà Đình Nguyễn Thuật)” của hai tác giả Nguyễn Ngọc
Quận – Lê Quang Trƣờng, “Hà Đình Nguyễn Thuật qua Mỗi hồi ngâm thảo” của
Lê Quang Trƣờng, “Hà Đình Nguyễn Thuật và thơ cảm tác về lầu Hoàng Hạc” của
Phan Mạnh Hùng, “Mỗi hoài ngâm thảo của Hà Đình Nguyễn Thuật trong dịng thơ
sứ trình thời Nguyễn giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX”của Đỗ Thị Thu Thủy,… đã tiến
hành nghiên cứu thơ Nguyễn Thuật và đƣa ra một số nhận định về nội dung, tƣ
tƣởng, nghệ thuật, con ngƣời Nguyễn Thuật qua thơ ca của ông. Đặc biệt là các nhận
định của các tác giả trên đây đƣợc rút từ việc khảo sát và nghiên cứu thơ trong Mỗi
hồi ngâm thảo khơng thơng qua bản dịch của Nguyễn Q. Thắng mà thông qua các

tƣ liệu Hán Nơm nên có thể nói là xác đáng hơn. Trong hội thảo này, chúng tơi cũng
có bài viết nghiên bƣớc đầu tìm hiểu về thơ Nguyễn Thuật.
Ở nƣớc ngồi, gần đây nhất chúng tơi thấy có tác giả Đới Vinh Quan (戴榮
6
冠) cũng quan tâm, tìm hiểu, nghiên cứu về Hà Đình và các trƣớc tác của ơng, đặc

5

Hội Khoa học Lịch sử thành phố Đà Nẵng.

11


biệt là tập thơ đi sứ Mỗi hoài ngâm thảo. Bài viết “Nguyễn Thuật Mỗi hoài ngâm
thảo thi tác khảo 阮术《每怀吟草》诗作考”7 của Đới Vinh Quan công bố vào
tháng 6 năm 2013 trên Tĩnh Nghi Trung văn học báo, kỳ 3, là cơng trình khảo cứu
thú vị, đƣợc thực hiện rất kỹ lƣỡng, nghiêm túc. Bài viết chủ yếu thông qua tác
phẩm Mỗi hồi ngâm thảo để tìm hiểu sơ bộ về thơ ca và con đƣờng đi sứ Trung
Quốc cũng nhƣ con đƣờng trở về Việt Nam của Nguyễn Thuật, khảo cứu đính chính
xác định bài thơ nào trong tập thơ này đƣợc sáng tác không phải trong thời gian đi
sứ, cùng một bảng phụ lục dài 21 trang sắp đặt các bài thơ theo từng thời gian, địa
điểm, căn cứ xác định trên hành trình đi sứ và trở về của Nguyễn Thuật. Nguồn tƣ
liệu Hán Nôm để làm căn cứ cho những nhận định của tác giả gồm 4 bản là A.554,
VHv.852, VHv.851 và VHv.253, nhƣng việc khảo chính trong phần phụ lục chúng
tơi chỉ thấy tác giả căn cứ chính vào 2 bản A.554 và VHv.852 nên rõ ràng là chƣa
toàn diện.
Một vài tác giả khác của Trung Quốc khi nghiên cứu về giao lƣu văn hóa
Việt Nam – Trung Quốc cũng có nhắc đến Mỗi hồi ngâm thảo của Nguyễn Thuật,
tuy nhiên chỉ là nhắc đến nhƣ một chứng cứ cho mối quan hệ bang giao, chứ khơng
đi sâu vào khảo cứu, nên cũng khơng có nhiều giá trị tham khảo cho đề tài mà chúng

tôi thực hiện. Chẳng hạn bài viết “Phƣơng thức truyền bá thƣ tịch Trung Quốc vào
Việt Nam và ảnh hƣởng đối với văn hóa triều Nguyễn” của tác giả Hà Thiên Niên,
đăng trên tạp chí Thanh sử nghiên cứu (Bắc Kinh) năm 2014, kỳ số 2 ngày 30 tháng
10 năm 2014, hay bài “Sứ thần Việt Nam với Giao lƣu văn học Trung Việt”, đƣợc
công bố trên trang web: của
hai tác giả Phi Tuyết, Tơn Hồng Niên (2010), “Nguyễn Thuật: sứ giả nho nhã trong
sứ mệnh bi tráng”, Tạp chí Tri thức Thế giới, số tháng 6 năm 2010…
Những công trình kể trên dù vậy vẫn chƣa tập trung và nghiên cứu sâu mà
chỉ ở trên diện rộng hay những nhát cắt nghiên cứu đã khơi mở tiếp cho chúng tôi
tiếp tục công tác phiên dịch nghiên cứu về Hà Đình Nguyễn Thuật và Mỗi hồi
ngâm thảo. Chúng tơi cho rằng, một cách để hiểu rõ cốt cách, tâm hồn và nỗi suy tƣ
của Nguyễn Thuật, khơng gì hơn là qua những trƣớc tác của ơng, mà muốn thế thì
cơng tác văn bản, phiên dịch phải tiến hành trƣớc hết. Chính vì thế mà chúng tơi
quyết định chọn đề tài phiên dịch và giới thiệu Mỗi hoài ngâm thảo của Nguyễn
Thuật nhằm mục đích có thể góp phần nhỏ vào việc bổ khuyết tình hình tƣ liệu thơ
Nguyễn Thuật của hai cơng trình nói trên.

Nghiên cứu sinh tại Viện nghiên cứu Văn học Trung Quốc trực thuộc Đại học Quốc lập Thành
Cơng, Đài Loan.
7
阮术《每怀吟草》诗作考: Nguyễn Thuật «Mỗi hồi ngâm thảo» thi tác khảo.
6

12


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Từ những tiền đề gợi mở ở trên, trong đề tài này, chúng tơi xác định đối
tƣợng chính để tiến hành nghiên cứu là các văn bản Hán văn tập thơ Mỗi hoài ngâm
thảo của Nguyễn Thuật.

Từ việc khảo sát đối tƣợng nghiên cứu trên, chúng tôi giới hạn phạm vi đề tài
chủ yếu là nghiên cứu văn bản, phiên dịch (tuyển) và tìm hiểu tác phẩm Mỗi hồi
ngâm thảo từ đó nêu lên một vài nhận định về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
nhằm hiểu thêm về con ngƣời Nguyễn Thuật với tƣ cách là một nhà thơ cận đại Việt
Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học
nhƣ sau:
- Phƣơng pháp văn bản học: đƣợc chúng tôi sử dụng trong quá trình khảo dị,
đối chiếu giữa các bản chép tay cũng nhƣ bản in của Mỗi hoài ngâm thảo, giúp tìm
ra chỗ giống và khác nhau giữa các bản này, làm cơ sở để quyết định lựa chọn bản
phù hợp nhất để phiên dịch và nghiên cứu.
- Phƣơng pháp phiên dịch: đƣợc chúng tôi sử dụng trong khi dịch Mỗi hoài
ngâm thảo. Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc sử dụng ở Chƣơng 3 và phần Phụ lục
của Luận văn.
- Phƣơng pháp phân tích, thống kê, tổng hợp giúp chúng tơi trong q trình
phân tích và tổng hợp tƣ liệu, để trình bày, lý giải hoặc đúc rút những luận điểm của
luận văn.
- Phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử đƣợc vận dụng để tìm hiểu về tác giả, tác
phẩm trong bối cảnh thời đại và tiểu sử cá nhân và sự tác động qua lại giữa những
yếu tố ấy trong Mỗi hồi ngâm thảo. Đồng thời, phƣơng pháp này cịn giúp chúng
tơi tìm hiểu về vấn đề ảnh hƣởng tiếp nhận các giá trị lý luận văn học cũng nhƣ hoạt
động sáng tác của tác giả, vận dụng vào tác phẩm nhƣ thế nào trong q trình giao
lƣu văn hố giữa Việt Nam và Trung Quốc lúc bấy giờ.
5. Đóng góp mới của luận văn
Tiền đề để nhận định đánh giá những giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật
thơ văn của Hà Đình một cách khách quan và khoa học, là vấn đề văn bản phải đƣợc
xử lý tốt, phiên dịch tốt. Chính vì vậy, đề tài của chúng tơi có những đóng góp chủ
yếu nhƣ sau:
- Chúng tơi đã phiên dịch và chú thích tồn bộ 206 bài thơ trong Mỗi hoài

ngâm thảo. Với những cố gắng trong cơng tác văn bản, phiên dịch, chú thích, luận
văn hy vọng sẽ có đóng góp nhất định trong việc công bố thêm tƣ liệu thơ của

13


Nguyễn Thuật và tiến tới việc xuất bản tác phẩm Mỗi hồi ngâm thảo trong tƣơng
lai gần.
- Tìm hiểu, phân tích một số nội dung và nghệ thuật trong Mỗi hồi ngâm
thảo, qua đó góp phần hiểu thêm về Nguyễn Thuật với tƣ cách là một nhân sĩ cuối
triều Nguyễn và là một tác giả văn học thời cận đại Việt Nam.
- Nghiên cứu tác phẩm Mỗi hoài ngâm thảo chắc chắn sẽ rất hữu ích cho các
nhà nghiên cứu khi tìm hiểu sâu hơn về nội dung, nghệ thuật thơ của một danh thần
triều Nguyễn, qua đó khắc họa lại rõ nét hơn tầm vóc, ảnh hƣởng của Hà Đình trong
dịng chảy lịch sử dân tộc nói chung và dịng chảy văn học – nghệ thuật của khu vực
nói riêng, góp phần bảo vệ và phát huy những giá trị lịch sử, tinh thần quý giá mà
nhân vật này gửi gắm qua trƣớc tác của mình, trong điều kiện lịch sử - xã hội hiện
nay của chúng ta.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thƣ mục tham khảo và Phụ lục, luận văn có bố cục
chính gồm 3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về tác giả, tác phẩm và bối cảnh thời đại
Chƣơng 2: Mỗi hoài ngâm thảo: đặc điểm nội dung và nghệ thuật
Chƣơng 3: Phiên dịch, chú thích tác phẩm Mỗi hồi ngâm thảo

14


Chương 1:
TỔNG QUAN VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM VÀ BỐI CẢNH THỜI ĐẠI

1.1. Bối cảnh thời đại
Năm 1802, vua Gia Long8 lên ngôi sau khi đánh bại nhà Tây Sơn trong cuộc
chiến kéo dài hơn một thập kỷ (1787 – 1802). Trong khoảng thời gian hơn 143 năm
tồn tại, triều Nguyễn đã đƣa xã hội Việt Nam trải qua nhiều biến động với phạm vi,
mức độ ảnh hƣởng khác nhau. Ở đây, chúng tơi xin đi vào những điểm chính, nổi
bật, có ảnh hƣởng quyết định đến vận mệnh của triều Nguyễn, cũng nhƣ nguồn cơn
của sự ra đời tác phẩm Mỗi hồi ngâm thảo của Hà Đình Nguyễn Thuật, trong đó
đặc biệt chú trọng đến những sự kiện giai đoạn từ năm 1842 đến năm 1920.
1.1.1. Tình hình đối nội và đối ngoại
Về đối nội, triều Nguyễn xây dựng nhà nƣớc theo mơ hình qn chủ chun
chế. Bằng cách thành lập Cơ mật viện, Tôn nhân phủ, bãi bỏ mơ hình bộ máy chính
quyền ở Bắc Thành và Gia Định Thành, sắp đặt lại bộ máy cai trị từ trung ƣơng đến
cơ sở theo hƣớng tinh giản các chức vụ trung gian, cài ngƣời của mình vào chính
quyền địa phƣơng ở miền ngƣợc, vừa để do thám động tĩnh, vừa để từng bƣớc
không chế tất cả các mặt đời sống xã hội địa phƣơng đó, mọi quyền hành tập trung
trong tay vua. Triều đình chú trọng xây dựng và ban hành luật lệ để khẳng định tính
chính thống của mình. Vua Gia Long cho soạn và ban hành Hồng triều luật lệ9
(soạn từ năm 1811 đến năm 1815). Bộ luật ra đời trên cơ sở tham khảo các luật lệ
của các triều trƣớc và của các nhà Minh, Thanh bên Trung Quốc, nhƣng thực chất
thì nhƣ học giả Trần Trọng Kim10 nhận xét: “Bộ luật ấy tuy nói theo luật Hồng Đức,
nhƣng kỳ thực là chép luật của nhà Thanh và chỉ thay đổi ít nhiều mà thơi” [29,
tr.177]. Bên cạnh đó, một lực lƣợng quân đội mạnh với số quân thƣờng trực lên đến
vài chục vạn ngƣời, gồm các lực lƣợng bộ binh, thuỷ binh, tƣợng binh, kỵ binh,
pháo binh, ln đƣợc duy trì nhằm chống lại các lực lƣợng thân Tây Sơn và bảo vệ
vƣơng quyền.
Vua Gia Long (1762 –1820): tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, thƣờng đƣợc gọi tắt là Nguyễn Ánh, là
vị vua đã thành lập nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ơng trị vì
từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820, đƣợc truy tôn miếu hiệu là Nguyễn Thế Tổ.
9
Hồng triều luật lệ: cịn có tên là Hoàng Việt luật lệ, Quốc triều điều luật, Nguyễn triều hình luật,

Bộ luật Gia Long là bộ luật chính thức của Việt Nam thời đầu nhà Nguyễn do Bắc thành Tổng trấn
Nguyễn Văn Thành soạn thảo và vua Gia Long cho ban hành năm 1815.
10
Trần Trọng Kim (1883 – 1953): bút hiệu Lệ Thần, ngƣời làng Kiều Linh, xã Đan Phố, huyện
Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông là một học giả danh tiếng, nhà giáo dục, nhà nghiên cứu sử học, văn
học, tơn giáo, thủ tƣớng của chính phủ Đế quốc Việt Nam (1945) đƣợc thành lập trong thời kỳ Đế
quốc Nhật Bản chiếm đóng Việt Nam. Ơng là tác giả của nhiều cuốn sách về lịch sử, văn hóa nhƣ
Việt Nam sử lược, Việt Nam văn phạm, …
8

15


Về đối ngoại, bên cạnh mối bang giao với các nƣớc kề cận nhƣ Miên, Xiêm,
Lào và Miến Điện, triều đình Huế chủ yếu giải quyết mối quan hệ tay ba giữa Việt
Nam – Trung Quốc – Pháp. Đối với Trung Quốc, mối quan hệ phiên thuộc tiếp tục
đƣợc duy trì. Các vua triều Nguyễn đều cử sứ thần sang cầu phong với nhà Thanh để
khẳng định tính chính thống của mình, dẹp yên những tƣ tƣởng chống đối trong
nƣớc, đảm bảo giữ cho vùng biên giới phía Bắc đƣợc bình n giúp đất nƣớc có thời
gian để phục hồi sau chiến tranh, đồng thời hy vọng một sự “che chở” theo kiểu môi
hở răng lạnh, trƣớc ý đồ xâm chiếm ngày một rõ ràng của tƣ bản phƣơng Tây. Điều
này đƣợc chính vua Gia Long bày tỏ trong thƣ gửi vua nhà Thanh: “Thần phục tùng
chính quyền của đế chế vì thần tin vào nó và hy vọng đƣợc đế chế giúp đỡ” [16,
tr.32]. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thấy rằng, việc thần phục này phần nhiều mang
ý nghĩa về chính trị, cịn trên thực tế, các vua nhà Nguyễn đều lên ngôi trƣớc rồi mới
xin sách phong sau11. Theo tục lệ, sau khi nhận sách phong, các vua triều Nguyễn
đều thực hiện đúng nghĩa vụ gửi sứ bộ đem vật phẩm sang triều cống định kỳ để tạ
ơn và đáp lễ. Triều Gia Long, có 3 lần đi cống sang Trung Quốc vào các năm 180512,
1809 và 1813. Đời vua Minh Mạng13, nếu không kể kỳ cống năm 1821 đƣợc dồn
sang năm 1825, thì chúng ta cịn 3 lần khác vào các năm 1829, 1833, 1837. Đến thời

vua Thiệu Trị14, cả hai kỳ đi cống vào các năm 1841 và 1845 đều đƣợc triều Thanh
miễn cho. Năm 1848, sau khi lên ngôi đƣợc một năm, vua Tự Đức15 cử sứ đoàn sang
triều cống nhà Thanh theo lệ, đến năm 1852 lần tiến cống thứ hai đƣợc tiến hành,

Gia Long lên ngôi năm 1802, đến năm 1804 mới nhận sách phong; vua Minh Mạng kế ngôi xong,
một năm sau mới cử sứ bộ đi cầu phong; vua Tự Đức thậm chí cịn lên ngơi rồi hai năm sau mới
nhận sách phong; trƣớc đó vua Thiệu Trị cũng vậy. Thậm chí vua Gia Long từng ngỏ ý có thể
khơng nhận sách phong nếu nhà Thanh không công nhận quốc hiệu do ông chọn là Nam Việt, cuối
cùng sau nhiều lần đàm phán, phía nhà Thanh đề xuất lấy tên là Việt Nam để cho khỏi nhầm lẫn với
các vùng đất khác vốn thuộc Trung Quốc, thì đơi bên mới đi đến thống nhất.
12
Kết hợp tạ ơn về việc đƣợc nhận sách phong trƣớc đó.
13
Vua Minh Mạng (1791 – 1841): là vua thứ hai triều Nguyễn, con thứ vua Gia Long, tên h là
Nguyễn Phúc Đảm, cịn có tên khác là Nguyễn Phúc Kiểu, lên ngôi lấy hiệu Minh Mạng, miếu hiệu
là Thánh tổ.
14
Vua Thiệu Trị (1807 – 1847): tên thật là Nguyễn Phúc Miên Tơng, là vị Hồng đế thứ ba của nhà
Nguyễn. Ơng trị vì từ năm 1841 đến khi qua đời năm 1847, đƣợc truy tôn miếu hiệu là Hiến Tổ.
15
Vua Tự Đức (1829 - 1883): Vua húy là Thì, tên đặt theo đế hệ là Hồng Nhậm, sinh ngày 25 tháng
8 năm Kỷ Sửu (1829), con thứ hai của Thiệu Trị. Mẹ họ Phạm, con gái thƣợng thƣ bộ Lễ Phạm
Đăng Hƣng, ngƣời huyện Tân Hòa (Gia Định). Tháng Giêng năm Thiệu Trị thứ 3, năm Q Mão
(1843) Thì 14 tuổi, đƣợc phong làm Phúc Tuy công, lấy vợ là con gái của Vũ Xuân Cẩn. Khi ấy
Yên Phong công Hồng Bảo tuy đã lớn nhƣng là con của vợ thứ lại ít học, chỉ ham vui chơi. Ngƣợc
lại, Hồng Nhậm nhân hiếu, thông sáng và chăm học, đƣợc vua cha rất u q, bảo có nhiều tính
giống mình nên có ý truyền ngơi cho. Hồng Nhậm, vì thế thƣờng đƣợc vua gọi vào chầu riêng để
dạy bảo. Tháng 10 năm Đinh Mùi (1847), Hồng Nhậm lên ngơi ở điện Thái Hịa, năm 1848 lấy niên
hiệu là Tự Đức, lúc này vua 19 tuổi.
11


16


sang đến Trung Quốc, đoàn sứ gặp lúc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc16 nổ ra ác
liệt trên 17 tỉnh thành, đoàn sứ của ta bị kẹt lại đến mãi năm 1856 mới về đến Việt
Nam. Để đối phó với tình hình trong nƣớc, từ năm 1852 triều đình nhà Thanh đã tạm
dừng việc đón tiếp các đồn sứ đi tiến cống đối với nƣớc ta. Các sứ bộ của ta đi sứ
sang Trung Quốc, ngoài nhiệm vụ triều cống theo lệ ra, cịn thám thính, điều tra và
nghiên cứu, nghe ngóng tình hình của Trung Quốc, những thơng tin thu thập đƣợc
dọc đƣờng đi về sẽ đƣợc sứ bộ cập nhật và báo cáo nhanh nhất về Huế dƣới hình
thức “điệp tấu”, giúp triều đình ra quyết sách phù hợp. Ngồi ra, họ cịn nhân cơ hội
này để tìm mua những vật phẩm quý của Trung Quốc về cho vua nhƣ tranh, sách
quý, nhân sâm, ....
Đến năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm nƣớc ta, mối quan hệ
bang giao giữa ta với Trung Quốc ngày càng khó khăn hơn, một mặt do Pháp cản
trở, mặt khác chính triều đình nhà Thanh cũng đang đứng trƣớc nguy cơ sụp đổ
trƣớc sự tấn công của tƣ bản phƣơng Tây.
Năm 1881, sứ bộ do Hà Đình Nguyễn Thuật dẫn đầu sang tìm kiếm sự giúp
đỡ kháng Pháp từ Thanh triều nhƣng phải trở về tay trắng. Đây cũng là chuyến đi đã
giúp Nguyễn Thuật cho ra đời hơn một trăm bài thơ của tập Mỗi hồi ngâm thảo.
Sau đó, một số sứ bộ khác tiếp tục đƣợc cử sang nhà Thanh, với những hy vọng cuối
cùng vào “ngƣời bạn cũ”, nhƣng tất cả đều không nhƣ mong đợi.
Mối quan hệ nổi bật, quyết định đến vận mệnh quốc gia dân tộc dƣới triều
Nguyễn chính là với Pháp. Pháp thơng qua các thừa sai đã giúp sức cho vua Gia
Long khôi phục đƣợc ngôi báu, nhƣng đồng thời cũng bắc những nhịp cầu đầu tiên
để thực hiện mƣu đồ tiến hành một cuộc “thập tự chinh” đối với Việt Nam, đẩy nhân
dân và đất nƣớc ta vào một trong những trang đen tối nhất trong lịch sử dân tộc –
thời kỳ Pháp thuộc và chiến tranh giành độc lập, kéo dài ngót một thế kỷ.
Ngƣời Pháp vốn dĩ thấy rằng: “Nam Hà là một nƣớc phong phú có nhiều quý

vật, xứ này lại gần Phi Luật Tân, nếu thành căn cứ thƣơng mại, thì căn cứ này sẽ
phát đạt bậc nhất ở đây” đồng thời “Hải cảng Tourane sẽ đƣợc coi là một trung tâm
điểm giữa Trung Quốc và Phi Luật Tân cùng eo biển Malacca. Về phƣơng diện quân
sự, Tourane do vị trí qn sự của nó sẽ giúp ta ngăn chặn ngành thƣơng mại quan
trọng nhất của địch quốc” [16, tr. 67].

Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1851–1864): là cuộc nổi dậy của nông dân do Hồng Tú Toàn
cầm đầu vào giữa thế kỷ 19 và thành lập nƣớc Thái Bình Thiên Quốc. Thái Bình Thiên Quốc có
lãnh thổ trải rộng từ sơng Dƣơng Tử xuống phía nam Trung Quốc với trên 16 tỉnh và hơn 600 thị,
có thủ đô là Thiên Kinh (Nam Kinh). Cuộc chiến tranh giữa Thái Bình Thiên Quốc và các thế lực
đối kháng đƣợc coi là một trong những cuộc chiến khốc liệt nhất trong thế kỷ 19 ở Trung Quốc.
16

17


Cho nên sau năm 1763, Pháp thua trận và phải ký với Anh hoà ƣớc Paris,
nhƣờng thuộc địa Ấn cho Anh quốc và giải thể công ty Đông Ấn. Pháp đã chọn Việt
Nam với vị thế địa chính trị - kinh tế của mình làm thuộc địa và thị trƣờng thay thế.
Về phần chúa Nguyễn Ánh, sau khi cầu viện quân Xiêm nhƣng thất bại dƣới
tay Quang Trung17, ông đã quay sang cầu viện Bá Đa Lộc18. Để có đƣợc sự đồng ý
của giáo sĩ Pháp này, ông đã giao hoàng tử Cảnh cho giáo sĩ làm tin, và soạn thảo
một ƣớc văn gồm 13 điều, nội dung cơ bản là nhƣờng Cù Lao Chàm, Cơn Lơn cho
Pháp, Pháp có tồn quyền và độc quyền bn bán tại lãnh thổ Việt Nam. Bá Đa Lộc
đã nhiệt tình, tự thân vận động để tìm nguồn tài chính mua sắm khí giới, tàu chiến và
nhân lực giúp chúa Nguyễn Ánh. Bức thƣ của ơng gửi về Pháp vào năm 1787 cho rõ
vì sao ông làm nhƣ vậy:
“Một căn cứ Pháp ở Nam Kỳ chắc chắn sẽ tạo ra một phƣơng tiện đối
lập lại ảnh hƣởng lớn lao của ngƣời Anh... Với những tài nguyên chắc chắn
hơn, và những viện trợ ở xa hơn là trơng chờ ở châu Âu, để có thể khống chế

trên tất cả những biển Trung Quốc, những quần đảo, cuối cùng là để làm chủ
tất cả thƣơng mại ở phần đất này trên thế giới” [16, tr.73].
Quá trình đƣa vũ khí, kỹ thuật và cố vấn vào tham chiến cũng chính là q
trình ngƣời Pháp tiến hành do thám về Việt Nam. Những thông tin này hết sức quý
giá liên tục đƣợc cập nhật về các nhà hoạch định chiến lƣợc thuộc địa ở Paris.
Vua Gia Long thừa biết ý đồ đó của Pháp, nên sau khi lên ngơi vào năm 1802,
ơng “gìn giữ” chứ khơng “thắt chặt” các mối quan hệ đã có trƣớc đây với tầng lớp
giáo sĩ ở Việt Nam cũng nhƣ với triều đình Pháp là có lý do của nó. Đƣờng lối này
tiếp tục đƣợc vua Minh Mạng thực thi triệt để và cứng rắn hơn, nhƣ hạn chế thông
thƣơng với các thuyền buôn đến từ trời Âu, buộc tất cả thuyền buôn các nƣớc khi
đến Việt Nam phải cập cảng Đà Nẵng, thực hiện giao dịch mua bán rồi rời đi chứ
không cho phép mở thƣơng điếm, liên tiếp từ chối nhận vật phẩm tặng cũng nhƣ yêu
cầu đƣợc yết kiến để xin mở văn phòng đại diện thƣơng mại của thuyền bn và đại
diện các nƣớc, trong đó có Pháp. Mặc dù vậy, các thuyền buôn của Pháp vẫn đƣợc
tạo điều kiện buôn bán và nhận đƣợc sự giúp đỡ của triều đình khi chẳng may gặp
nạn.
Quang Trung (1753 – 1792): hay cịn gọi là Bắc Bình Vƣơng Nguyễn Huệ, tục danh là Thơm, sau
đổi tên là Quang Bình, Văn Huệ, nhân dân Bình Định đƣơng thời gọi ơng là Ơng Bình hay Đức ơng
Tám.
18
Bá Đa Lộc (1741 – 1799): hay Bách Đa Lộc, còn gọi là Cha Cả, nguyên tên là Pierre Joseph
Georges Pigneau de Behaine, thƣờng viết là Pigneau de Behaine (Pi-nhơ đờ Bê-hen). Ơng là một vị
giáo sĩ ngƣời Pháp đƣợc Nguyễn Ánh trọng dụng trong việc lấy lại quyền bính từ tay nhà Tây Sơn.
Ơng đƣợc phong làm giám mục hiệu tòa Adran nên cũng thƣờng đƣợc các sách sử gọi là Giám mục
Adran.
17

18



Chính sách của vua Minh Mạng chỉ bắt đầu thay đổi sau một loạt sự biến nhƣ
Anh tấn công Miến Điện và buộc nƣớc này phải kí hiệp ƣớc đầu hàng Yanbado, Anh
đã bạo dạn nổ súng tấn công “thiên triều” nhà Thanh, tạo một cơn địa chấn mạnh
ghê gớm trong khu vực. Đó là củng cố năng lực phịng thủ bờ biển, cử ngƣời đi thám
thính tình hình khu vực và sang tận châu Âu, để nghiên cứu phƣơng sách đối phó,
nhƣ phái Nguyễn Văn Nhũ và Lâm Văn Thành sang Xiêm dị xét, 5 sứ đồn khác
toả đi các nƣớc trong khu vực, đến những nơi đã là thuộc địa của châu Âu để điều
nghiên, nhƣ Batavia, Tampelan, Calcutta, Tân Gia Ba. Đặc biệt hơn, ơng cịn cử sứ
bộ do Trần Viết Xƣơng và Tôn Thất Thƣờng dẫn đầu sang tận Paris và London để
tìm kiếm cơ hội ký kết hiệp ƣớc liên minh. Tuy nhiên, lúc này đơi bên đã có những
cái nhìn khơng mấy thiện cảm về nhau, đặc biệt trong vấn đề tôn giáo, nên mọi nỗ
lực của sứ bộ Việt Nam đều thất bại. Ngày 21 tháng 1 năm 1841, vua Minh Mạng
qua đời trong ngổn ngang lo lắng.
Năm 1839, Pháp cho nâng cấp lãnh sự quán ở Manille thành Tổng lãnh sự
Đông Dƣơng, tăng cƣờng do thám Việt Nam bằng nhiều hình thức khác nhau19,
thậm chí chỉ huy tàu Le Lancier cịn đề xuất đánh chiếm Côn Lôn và Cù Lao Chàm
để tạo bàn đạp tiến vào đất liền nƣớc ta.
Từ năm 1843 đến năm 1847, lấy cớ địi triều đình Huế phải phóng thích các
giáo sĩ đang bị giam cầm, khi họ ba lần cho chiến thuyền vào thị uy ở Tourane, mƣu
đồ xâm lƣợc Việt Nam ngày càng rõ ràng.
Ngày 22 tháng 4 năm 1857, cái gọi là Hội đồng Nam kỳ đƣợc lập ra, nhằm
xem xét lại việc thi hành các điều ƣớc Versailles. Sau 7 phiên điều trần, Hội đồng
này thống nhất đi đến quyết định kiến nghị hoàng đề Pháp phê chuẩn kế hoạch đánh
chiếm xứ An Nam, với một lý lẽ đậm chất thực dân rằng: đây là xứ chƣa có nƣớc
nào chiếm, đồng thời đây cũng là “xứ sở mà các thừa sai đã chinh phục đƣợc cho
nƣớc Pháp.”
Ngày 31 tháng 8 năm 1858, Rigault de Genouilly – chỉ huy hạm đội Viễn
đông của Pháp, cùng lính Tây Ban Nha và 14 chiến thuyền nổ súng tấn cơng Đà
Nẵng, chính thức xâm lƣợc Việt Nam. Ngày 17 tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm Gia
Định. Ngày 23 tháng 2 năm 1861, quân Pháp do đô đốc Charner chỉ huy đánh chiếm

đƣợc đồn Chí Hồ. Nguyễn Tri Phƣơng20 lui quân về Thuận Kiều, rồi về Biên Hoà,
Cho các giáo sĩ đội lốt vào thám tính, vẽ bản đồ về cách bố trí phịng thủ của triều Nguyễn, hoặc
cử hẳn phó hạm trƣởng Fourichon (sau này là bộ trƣởng Hải quân của Pháp) đi theo tàu Artemise,
sau chuyến đi này, Fourichon đã viết báo cáo yêu cầu chính phủ Pháp phải đánh chiếm Tourane
càng sớm càng tốt.
20
Nguyễn Tri Phƣơng (1800 – 1873): tên thật là Nguyễn Văn Chƣơng, tự Hàm Trinh, hiệu là
Đƣờng Xuyên, sinh ngày 21 tháng 7 năm Canh Thân (9 tháng 9 năm 1800), quê làng Đƣờng Long
(Chí Long), xã Điền Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông là một đại danh thần thời
19

19


còn quân Pháp cứ thế tiến lên chiếm trọn Gia Định vào ngày 12 tháng 3 năm 1861
và ra lệnh tàn sát dân chúng quanh vùng không thƣơng tiếc. Ngày 14 tháng 12 năm
1861, quân Pháp đánh chiếm thành Biên Hoà. Ngày 20 tháng 3 năm 1862, quân
Pháp đã làm chủ thành Vĩnh Long.
Đến tháng 5 năm 1862, quân Pháp sa lầy Syrie, Mexique, giới chóp bu của
Pháp bị dân chúng Pháp phản đối, thì “May mắn thay, đang lúc phải đón đợi một
tình thế xấu thì Huế lại u cầu ký hoà ƣớc” và đây thật là “một tin mừng giữa lúc
có nhiều lo âu nghiêm trọng” đối với thực dân Pháp [57, tr. 280-281]. Vua Tự Đức
cử sứ giả cầu hoà gồm Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp dẫn đầu, tuỳ tùng trong
đồn cịn có một linh mục ngƣời Việt tên là Đặng Đức Tuấn. Ngày 3 tháng 6 năm
1862 đoàn đến đƣợc Gia Định, ba ngày sau, hiệp ƣớc 12 khoản đƣợc ký. Theo đó,
Huế nhƣợng đứt cho Pháp ba tỉnh Biên Hoà, Gia Định, Định Tƣờng và đảo Cơn Lơn.
Pháp tạm thời chiếm đóng Vĩnh Long, Huế sẽ ra lệnh giải giáp ở miền Nam. Đánh
giá về hiệp ƣớc này, chính ngƣời Pháp cũng phải lấy làm ngạc nhiên: “về sự dễ dàng
của ngƣời An Nam, trƣớc kia đã từng bác bỏ các ý định giảng hoà của chúng ta với
bao nhiêu bực tức, đột nhiên lại đến yêu cầu một hiệp ƣớc mà điều kiện hình nhƣ đắt

giá đối với họ” [57, tr.286]. Bằng việc ký hiệp ƣớc 1862, Huế đã không chỉ tƣớc
đoạt quyền đƣợc đấu tranh để bảo vệ tổ quốc trƣớc quân xâm lăng, mà còn ra sức
đàn áp nhân dân, giúp Pháp yên tâm thiết lập bộ máy cai trị của chúng ở xứ của ta.
Cho nên, nhiều nhà nghiên cứu đánh giá đây là một “hàng ƣớc” (Ca Văn Thỉnh), hay
“đây là một sự phản bội đối với những ngƣời kháng chiến” (Trần Văn Giàu). [57,
tr.286]
Sau khi ký một hiệp ƣớc “đắt giá” năm 1862, vua Tự Đức đã cử cụ Phan
Thanh Giản21, Phạm Phú Thứ22 và Nguỵ Khắc Đản23 sang Pháp để thƣơng lƣợng
chuộc lại “đất tổ”. Một tháng sau, cụ Phan Thanh Giản thay mặt triều đình ký tắt với
đại diện của Pháp là Aubaret một bản hoà ƣớc gồm 21 điều. Pháp trả lại ba tỉnh
miền Đông cho Tự Đức. Huế thừa nhận sự “bảo hộ” của thực dân Pháp ở miền Nam.
Bộ trƣởng Hải quân và Thuộc địa của Pháp là Chasseloup Laubat kiên quyết phản
nhà Nguyễn, Tổng chỉ huy quân đội triều đình Nguyễn chống lại quân Pháp xâm lƣợc lần lƣợt ở các
mặt trận Đà Nẵng (1858), Gia Định (1861) và Hà Nội (1873).
21
Phan Thanh Giản (1796 - 1867): tự Tĩnh Bá, Đạm Nhƣ, hiệu Ƣớc Phu, Lƣơng Khê; là một danh
sĩ, một đại thần trải ba triều đời Nguyễn là Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức.
22
Phạm Phú Thứ (1821–1882): trƣớc tên là Phạm Hào (khi đỗ Tiến sĩ, đƣợc vua Thiệu Trị đổi tên là
Phú Thứ), tự Giáo Chi, hiệu Trúc Đƣờng, biệt hiệu Giá Viên. Ông là một đại thần triều Nguyễn, và
là một trong số ngƣời có quan điểm canh tân nƣớc Việt Nam trong những năm nửa cuối thế kỷ 19.
23
Ngụy Khắc Đản (1817–1873): tự Thản Chi, quê quán xã Xuân Viên, tổng Xuân Viên, huyện Nghi
Xuân, phủ Đức Thọ, tỉnh Nghệ An (nay là xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là
danh sĩ và làm quan triều Nguyễn. Tác phẩm của Ngụy Khắc Đản có: Tây phù nhật ký, Như Tây ký,
Tuồng Kim Vân Kiều.

20



×