Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Tài liệu giao an hoc ki 2(ckt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.03 KB, 20 trang )

GIÁO ÁN HỌC KÌ 2
( Soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng)
Tuần 20 Soạn,dạy: 4 /1 /11
Tiết 91 Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
( theo Chu Quang Tiềm)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1- Mức độ cần đạt :
Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiển của văn bản.
2-. Kiến thức:
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị
luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .
3. Kỹ năng:
- Biết cách đọc , hiểu một văn bản dịch. Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng
trong một văn bản nghị luận
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động,
giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .
4- Thái độ :
Có ý thức chọn sách và đọc sách đạt hiệu quả cao.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo chuẩn kiến thức
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
1-Ổn định tổ chức
2-Kiểm tra bài cũ :GV kiểm tra sách giáo khoa,việc chuẩn bị bài của HS ở nhà.
3 – Giới thiệu bài mới : Cuộc sống ngày càng phát triển, nên việc đọc sách càng chiếm vị trí
quan trọng. Yêu cầu đọc sách để tích luỹ tri thức của mỗi con người.Vì vậy, văn bản giúp ta
bàn về lợi ích của việc đọc sách.
Hoạt động của GV – HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Giới thiệu chung văn bản
Học sinh đọc chú thích tác giả.
? Nêu những nét chính về tác giả Chu Quang


Tiềm?
-4 HS trả lời khái quát. GV bổ sung.
? Hiểu gì về xuất xứ văn bản “Bàn về đọc
sách”?
Giáo viên nhấn mạnh vai trò của văn bản.
Lời bàn tâm huyết truyền cho thế hệ sau.
Giáo viên hướng dẫn đọc – Học sinh đọc một
vài đoạn. GV kiểm tra việc nắm từ ngữ khó
của HS.
I. GIỚI THIỆU CHUNG VĂN BẢN
1. Tác giả Chu Quang Tiềm:
- Chu Quang Tiềm (1897 – 1986): nhà mĩ
học, lí luận văn học nổi tiếng Trung Quốc .
2. Tác phẩm:
a. Nguồn gốc, xuất xứ:
- “Bàn về đọc sách” trích “Danh nhân
Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của
việc đọc sách” xuất bản 1995 .
Hoạt động 2: Đọc hiểu –Phân tích văn bản
? Xác định thể loại của văn bản? Dựa vào
những yếu tố nào để xác định?
-4 HS xác định và lí giải.
? Xác định bố cục của văn bản?
? Dựa vào bố cục của văn bản hãy tóm tắt
các luận điểm của tác giả khi triển khai vấn
II- ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Thể loại :
- Văn bản nghị luận (lập luận giả thiết 1 vấn
đề xã hội):
2- Vấn đề : Tầm quan trọng của việc đọc

sách và phương pháp đọc sách như thế nào
để có hiệu quả.
Trường THCS Thống Nhất - Giáo án Ngữ văn 9(HK2 ) - GV:Trần Đăng Tá
1
đề nghị luận ấy ?
- HS xác định bố cục và tóm tắt các luận
điểm.
Học sinh đọc phần đầu.
? Qua lời bàn của Chu Quang Tiềm, em thấy
sách có tầm quan trọng như thế nào? Tìm câu
chứa luận điểm mang tính khái quát ? ( câu
đầu đoạn)
? Tác giả đã đưa ra những luận cứ nào để làm
rõ ý nghĩa đó ? tìm lí lẽ ?
-HS liệt kê.
? Phương thức lập luận nào được tác giả sử
dụng ở đây ?Nhận xét cách lập luận ?
( Nêu LĐ-> p/tích-> Tổng hợp lại)
? Từ đó em thấy mối quan hệ giữa đọc sách
và học vấn ra sao ?
-4 HS xác định.
? Để nâng cao học vấn thì việc đọc sách có ý
nghĩa gì ? Quan hệ giữa 2 ý đó như thế nào ?
( Nhân qủa)
? Chứng minh rằng lập lựân của tác giả là
logic làm sáng tỏ luận điểm ?
-Học vấn không chỉ là....mà là....
-Sách là....... Nếu.....thì ......
? Trong thời đại hiện nay , để trau dồi học
vấn , ngoài con đường đọc sách còn có

những con đường nào khác ?
-4 Học sinh tự bộc lộ.
GV chốt:
_ Trách nhiệm của người đọc đối với di sản
văn hóa nhân loại.
-Muốn tiến lên con đường học vấn, không
thể không đọc sách.
3-. Bố cục : 3 phần
- Luận điểm 1(2 đoạn văn đầu): Khẳng định
tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đọc
sách .
- Luận điểm 2 (đoạn văn thứ 3): Các khó
khăn, nguy hại dễ gặp của việc đọc sách
trong tình hình hiện nay .
- Luận điểm 3 (3 đoạn văn cuối ): Bàn về
phương pháp đọc sách .
4- Phân tích:
4.1-Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc
đọc sách .
a- Đọc sách là con đường quan trọng của
học vấn
+ Sách ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri
thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi,
tích luỹ được.
+ Những sách có giá trị cột mốc trên con
đường phát triển của nhân loại.
+ Sách là kho tàng kinh nghiệm của con
người nung nấu, thu lượm suốt mấy nghìn
năm.
b- Đọc sách là trả món nợ đối với thành quả

nhân loại
- Đọc sách là con đường tích luỹ nâng cao
kiến thức
- Đọc sách là để chuẩn bị hành trang, thực
lực về mọi mặt để con người có thể tiếp tục
tiến xa trên con đường học tập, phát hiện thế
giới
- Đọc sách là kế thừa những thành tựu đã qua
4- Cũng cố: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách .
5- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học.
- Tiếp tục tìm hiểu thực trạng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách
D- RÚT KINH NGHIỆM:
......................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

Trường THCS Thống Nhất - Giáo án Ngữ văn 9(HK2 ) - GV:Trần Đăng Tá
2
Tuần:20 Soạn,dạy: 4 /1 /11
Tiết:92 Văn bản: BÀN VỀ ĐỌC SÁCH (tt)
( theo Chu Quang Tiềm)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1- Mức độ cần đạt :
Hiểu, cảm nhận được nghệ thuật lập luận, giá trị nội dung và ý nghĩa thực tiển của văn bản.
2- Kiến thức:
Hiểu được những khó khăn trong việc đọc sách và phương pháp đọc sách qua bài nghị luận
sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .
3-Kỹ năng:
Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc lĩnh hội bài nghị luận sâu sắc, sinh động,
giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm .

4- Thái độ :
Có ý thức chọn sách và đọc sách đạt hiệu quả cao.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo;
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1-Ổn định tổ chức
2- Kiểm tra bài cũ.
-Cho biết bố cục 3 phần của văn bản Bàn về đọc sách ?( 5đ) => tiết 91
- Nêu những luận cứ về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách ?(5đ) => tiết 91
3-Tổ chức dạy học bài mới
*Chuyển ý : Nhưng tác giả không tuyệt đối hoá, thần thánh hoá việc đọc sách. Ông chỉ ra
những khó khăn trong việc đọc sách. và phương pháp đọc sách như thế nào ?
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Phân tích văn bản(tt)
*Học sinh đọc phần 2 .
? Xác định câu văn mang luận điểm trong
đoạn văn ? Và tên luận điểm chính đó là gì?
?Theo em đọc sách có dễ không?vì sao?
? Muốn tích luỹ học vấn, đọc sách có hiệu
quả, tại sao trước tiên cần biết lựa chọn sách
mà đọc ?
- HS lí giải, phân tích được 2 luận cứ
? Đoạn văn trên tác giả đã sử dụng phương
pháp lập luận nào? ý nghĩa của nó?
- HS chỉ và phân tích.
*HS đọc phần 3
?Theo tác giả , điều quan trọng nhất trong
phương pháp đọc sách là gì ?
Vì sao?

? Để bàn về PP đọc sách, tác giả đưa ra mấy
luận điểm phụ ? (3)
? LĐiểm phụ thứ nhất ? Tìm luận cứ ?
?Cách lập luận ? ( Tổng –phân- hợp)
? Cách phân tích ? ( Nêu giả thiết, so sánh,
dẫn chứng thực tế và thơ văn, dùng lí lẽ giải
thích việc đọc )
? Tại sao đọc nhiều không thể coi là vinh dự?
?LĐiểm phụ thứ hai là gì ? tìm luận cứ?
? Cách lập luận ? ( Tổng –phân-hợp)
4.2 . Thực trạng của việc đọc sách
hiện nay
a-Sách nhiều khiến người ta không chuyên
sâu.(dễ sa vào lối “ăn tuơi nuốt sống”,không
kịp tiêu hóa)
b-Sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng.(
khó lựa chọn, lãng phí thời gian , sức lực)
- Lập luận theo cách diễn dịch: nêu luận điểm
bằng câu khái quát rồi dùng lí lẽ để phân tích
(luận cứ). Sử dụng các hình ảnh so sánh cụ
thể, dễ hiểu góp phần thuyết phục cho luận
cứ nêu ra.
4.3 . Phương pháp đọc sách :
a-Phải chọn cho tinh , đọc kĩ những quyển
nào thực sự có giá trị cho mình Vì đọc sách
ngoài việc học tập tri thức còn là chuyện rèn
luyện tính cách, chuyện làm người.
Trường THCS Thống Nhất - Giáo án Ngữ văn 9(HK2 ) - GV:Trần Đăng Tá
3
? Cách phân tích ? (Dẫn chứng số liệu)

? L Điểm phụ thứ ba là gì ?
GV bình: Tác giả đã khẳng định " Trên đời
không có học vấn nào là cô lập , tách rời học
vấn khác". Vì thế " Không biết rộng thì
không thể chuyên, không thông thái thì
không thể nắm gọn" - chứng tỏ , sự từng trải
của 1 học giả lớn ? Tác giả phân tích đọc sâu
và đọc rộng phải như thế nào ? và đánh giá
ntn về mối quan hệ ấy ?
- HS nhận xét.
? Luận điểm này được tác giả triển khai bằng
phép lập luận nào? ( quy nạp)
b-Phải biết lựa chọn sách kiến thức phổ
thông và sách chuyên môn để có cách đọc
cho phù hợp. Vì thiếu sự lựa chọn thì không
thu lợi ích thật sự
c-Phải chú ý đến mối quan hệ hữu cơ giữa
kiến thức phổ thông và chuyên sâu.Vì trên
đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời
các học vấn khác. Không biết rộng thì không
thể biết sâu, không thông thái thì không nắm
gọn.
- Cách lập luận của từng luận cứ:
+ Sử dụng các hình ảnh so sánh thành ngữ
(cưỡi ngựa qua chợ, trọc phú khoe của,
chuột chui vào rừng sâu...) về đọc sách rất cụ
thể, sinh động.
+ Sử dụng các số liệu để hạn định cách chọn
sách tạo nên cách khuyên răn thiết thực.
+ Sử dụng lí lẽ thấu tình , đạt lí

(Nêu vấn đề rồi phân tích và tổng hợp)
Hoạt động 2: Tổng kết - luyện tập
? Bài viết này có tính thuyết phục cao. Theo
em điều ấy được tạo nên từ những yếu tố cơ
bản nào?
Học sinh thảo luận, tóm tắt lại:
-Bố cục :
-Cách lập luận, phân tích:
- Cách viết :
? Nội dung của văn bản đã xác lập cho người
đọc những tư tưởng, quan điểm nào ?
GV bổ sung. Học sinh đọc ghi nhớ.
GV cho HS làm việc theo nhóm: Qua văn
bản " Bàn về đọc sách " em thu hoạch thấm
thía nhất ở điểm nào? Vì sao?
Đại diện nhóm trả lời. GV khuyến khích
những suy nghĩ có tính thiết thực gắn với
từng ca nhân
III. TỔNG KẾT – LUYỆN TẬP
1-Nội dung :
Đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy
nâng cao học vấn. Cần phải biết lựa chọc
sách để đọc và có phương pháp đọc sách để
có hiệu qủa cao.ù- N
2-Nghệ thuật
+ Trình bày ý kiến xác đáng, lí lẽ thấu tình
đạt lí.
+ Bố cục chặt chẽ hợp lí, ý kiến dẫn dắt tự
nhiên.
+ Cách viết giàu hình ảnh, dùng cách ví von ,

cụ thể
3-Luyện tập :
Phát biểu điều mà em thấm thía sau khi học
bài Bàn về đọc sách
4- Cũng cố :
Phương pháp đọc sách, nghệ thuật của văn bảặn-
5-Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức bài học; đọc thuộc ghi nhớ .
- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT: Viết thành một đoạn văn ngắn.
- Chuẩn bị: Khởi ngữ.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………
Trường THCS Thống Nhất - Giáo án Ngữ văn 9(HK2 ) - GV:Trần Đăng Tá
4
Tuần :20
Tiết 93 - Tiếng Việt: Soạn, dạy:5 /1 /11
:
KHỞI NGỮ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1- Mức độ cần đạt:
- Nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
- Biết đặt câu có khởi ngữ
2-Kiến thức:
- Nhận biết khởi ngữ phân biệt với chủ ngữ của câu và "bổ ngữ đảo".
- Nhận biết vai trò, công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó
3- Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng nhận diện khởi ngữ và vận dụng khởi ngữ trong nói , viết
4- Thái độ : Sử dụng khởi ngữ tốt nhờ biết vai trò của nó trong câu
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo, phim trong, bảng phụ
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1- Ổn định lớp
2-Kiểm tra bài cũ. GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS ở nhà.
3- Tổ chức dạy học bài mới
* Vào bài : Trong Tiếng Việt, khởi ngữ và chủ ngữ đều là thành phần đứng đầu câu, nhưng
làm thế nào để nhận diện được khởi ngữ? Bài học hôm nay, sẽ giúp chúng ta nhận ra được
điều đó.
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hình thành kiến thức về khởi ngữ.
Giáo viên treo bảng phụ có ghi các VD ở phần I. 1
Học sinh đọc yêu cầu của mục 1:
? Xác định chủ ngữ trong các câu văn?
- HS xác định.
? Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ và quan hệ
với vị ngữ trong câu?
- HS phân biệt.
? Các từ ngữ in nghiêng quan hệ ý nghĩa trong câu
như thế nào?
- HS phát hiện , nhận xét.
? Vậy em hiểu khởi ngữ là gì ?
+ Nêu đặc điểm? Vai trò của khởi ngữ trong câu ?
+ Vậy có thể thêm những quan hệ từ nào trước các
khởi ngữ ?
- HS rút ra kết luận, nhận xét. HS đọc ghi nhớ SGK.
Giáo viên lưu ý học sinh :
- Phân biệt khởi ngữ và bổ ngữ đảo .
VD1: Quyển sách này tôi đọc rồi.
B N đảo

VD2 : Quyển sách này, tôi đọc nó rồi.
Khởi ngữ.
- Phân biệt khởi ngữ và chủ ngữ .
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ
CỦA KHỞI NGỮ TRONG CÂU.
1. Ví dụ:
1.1 Xác định CN trong các câu:
a. Anh in đậm : không là CN
Anh không in đậm : là CN .
b. Tôi là CN .
c. Chúng ta là CN .
1. 2 Phân biệt các từ ngữ in đậm
với CN
- Vị trí : Các từ ngữ in đậm đứng
trước CN .
- Quan hệ với VN: Các tữ ngữ in
đậm không có quan hệ trực tiếp với
VN theo quan hệ C - V .
- Ý nghĩa trong câu: dùng để nêu
lên đề tài được nói đến trong câu
* Những từ ngữ đứng trước CN,
dùng để nêu lên đề tài được nói đến
trong câu là khởi ngữ.
2. Kết luận :
- Khởi ngữ là thành phần câu đứng
trước chủ ngữ.
- Vai trò của khởi ngữ trong câu :
Trường THCS Thống Nhất - Giáo án Ngữ văn 9(HK2 ) - GV:Trần Đăng Tá
5
VD1: Bông lúa này hạt mỏng quá .

Chủ ngữ
VD2: Bông lúa này, hạt mỏng quá .
Khởi ngữ
- Khởi ngữ có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với
phần câu còn lại :
+ Quan hệ trực tiếp: Khởi ngữ có thể được lại
nguyên văn hoặc thay thế bằng từ ngữ khác .
VD : Giàu, tôi cũng giàu rồi .
+ Quan hệ gián tiếp :
VD : Kiện ở huyện, bất quá mình tốt lễ, quan trên mới
xử cho được.
Nêu lên đề tài được nói đến trong
câu chứa nó.
- Dấu hiệu nhận biết :
+ Trước khởi ngữ có thể thêm các
quan hệ tữ : về , đối với .
+ Sau khởi ngữ có thể thêm trợ từ "
thì "
Hoạt động 2: Luyện tập
GV hướng dẫn làm bài tập 1.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV phân mỗi tổ làm một ý bài tập.
- Đại diện tổ trình bày.
- Lớp bổ sung, xác định các khởi ngữ.
- GV chia nhóm: 2 nhóm làm bài tập 2 và 2
nhóm làm bài tập 3.
+ Đọc yêu cầu từng bài tập.
+ Thảo luận theo nhóm sau đó đại diện các
nhóm trình bày.
+ GV tổ chức cho các nhóm nhận xét bài

làm.
GV thống nhất đáp án đúng.
II. LUYỆN TẬP
Bài 1: Xác định các Khởi ngữ.
a. Điều này.
b. Đối với chúng mình.
c. Một mình.
d. Làm khí tượng.
e. Đối với cháu.
Bài 2: Các khởi ngữ quan hệ trực tiếp với
các từ sau:
a. Ông

không thích nghĩ ngợi như thế.
b. Xây lăng

phục dịch, gánh gạch, đập
đá.
Bài 3: Viết lại các câu như sau:
a. Làm bài, thì anh ấy làm cẩn thận lắm.
b. Hiểu, thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi
chưa giải được.
4- Cũng Cố: Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ
5- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học (Nắm lại đặc điểm, tác dụng của khởi ngữ);
Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT.
- BTVN: Đặt 3 câu có Khởi ngữ.
- Chuẩn bị: Phép phân tích và tổng hợp.
D. RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………
Trường THCS Thống Nhất - Giáo án Ngữ văn 9(HK2 ) - GV:Trần Đăng Tá
6
Tuần: 20
Tiết 94 - Tập làm văn: PHÉP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP Soạn dạy:5 /1 /11
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1- Mức độ cần đạt :
Hiểu và vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp khi làm văn nghị luận.
2- Kiến thức:
- Nắm và chỉ ra được đặc điểm của phép phân tích và tổng hợp.
- Tác dụng của hai phép lập luận phân tích, tổng hợp trong các văn bản nghị luận
3- Kĩ năng :
- Nhận diện và biết vận dụng các thao tác phân tích, tổng hợp trong làm văn nghị luận.
-Rèn kĩ năng vận dụng phép phân tích tổng hợp trong văn bản nghị luận.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1-Ổn định lớp
2- Kiểm tra bài cũ:
-Trình bày những phép lập luận đã học? =>Chứng minh, giải thích,tổng phân hợp ( 5đ)
- Nêu điều kiện cần thiết khi lập luận?=> dùng dẫn chứng và lí lẽ làm rõ vấn đề cần chứng
minh, giải thích (5đ).
3-Tổ chức dạy học bài mới
*Vào bài : Trong cuộc sống, khi chúng ta đem 1 sự vật, hiện tượng, 1 khái niệm phân chia
nhỏ thành các bộ phận tạo thành nhằm tìm ra các tính chất, đặc điểm bản chất của chúng
cùng mối quan hệ với nhau, đó là phương pháp phân tích. Vận dụng phương pháp này, người
ta chia nhỏ các bộ phận. Đem các bộ phận nhỏ ấy, tìm đặc điểm, xem xét mối quan hệ giữa
các bộ ấy là ta tổng hợp. Đó chính là vấn đề mà ta cần tim hiểu trong tiết học hôm nay.
Hoạt động của GV - HS Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp.
-HS đọc văn bản "Trang
phục"
? Ở đoạn mở đầu, bài viết nêu
ra một loạt dẫn chứng về cách
ăn mặc để rút ra nhận xét về
vấn đề gì ?
- HS xác định: Trang phục đẹp
và văn hoá.
? Hai luận điểm chính trong
văn bản là gì ?
?Tác giả đã dùng phép lập luận
nào để rút ra 2 luận điểm đó ?
- HS xác định: phép phân tích.
? Bài văn đã nêu ra những dẫn
chứng gì về trang phục ?
- HS nêu ra các dẫn chứng
trong bài.
? Từ đó em hiểu phép lập luận
phân tích là gì ?
- HS rút ra nhận xét.
? Theo em bài viết đã dùng
phép lập luận gì để chốt lại
vấn đề ? Câu văn nào thể hiện
I. PHÉP LẬP LUẬN PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
1. Ví dụ: Văn bản "Trang phục"
Luận điểm chính:
+ Vấn đề văn hoá trong trang phục ;
+ Vấn đề các quy tắc ngầm buộc mọi người tuân theo.
- Phép phân tích :

+ Hiện tượng 1: Thông thường trong doanh trại ........ mọi
người. Hiện tượng này nêu vấn đề: cần ăn mặc chỉnh tề,
đồng bộ .
+ Hiện tượng 2: Anh thanh niên đi tát nước .......... oang
oang: yêu cầu phải ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh .
+ Hiện tượng 3: Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức. Cái
đẹp bao giờ cũng đi liền với cái giản dị. Người có văn
hoá là người biết tự hoà mình vào cộng đồng như thế
-> lập luận phân tích
- Phép tổng hợp :
+ Nguyên tắc thứ 2 của trang phục " Ăn mặc ra sao .........
toàn xã hội " .
+ Trang phục đẹp là trang phục đáp ứng 3 yêu cầu, 3 quy
tắc: có phù hợp thì mới đẹp, sự phù hợp với môi trường,
phù hợp với hiểu biết, phù hợp với đạo đức. -> lập luận
tổng hợp
2. Kết luận. (Ghi nhớ SGK)
Trường THCS Thống Nhất - Giáo án Ngữ văn 9(HK2 ) - GV:Trần Đăng Tá
7
điều đó?
- Học sinh thảo luận nhóm: Từ
tổng hợp quy tắc ăn mặc nói
trên , bài viết đã mở rộng sang
vấn đề ăn mặc đẹp như thế nào
? Nêu các điều kiện quy định
cái đẹp của trang phục như thế
nào?
? Qua bài đọc em hãy nêu vai
trò của phép tổng hợp đối với
bài nghị luận như thế nào ?

? Mục đích của phép lập luận
phân tích và tổng hợp là gì ?
- HS trả lời.
- GV khái quát nêu kết luận.
HS đọc ghi nhớ SGK.
a- Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận,
phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung bên
trong của sự vật, hiện tượng. Khi phân tích chúng ta có thể
vận dụng các biện pháp nêu, giả thiết, so sánh, đối
chiếu ... và cả phép lập luận giải thích , chứng minh.
b- Phép tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ
những điều đã phân tích. Do đó không có phân tích thì
không có tổng hợp. Lập luận tổng hợp thường được đặt ở
cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết luận của một phần hoặc
toàn bộ văn bản
c- Giữa hai phép lập luận tuy khác nhau nhưng không
tách rời nhau. Phân tích phải tổng hợp mới có ý nghĩa.
Tổng hợp phải dựa trên cơ sở phân tích
=> Mục đích của phép lập luận phân tích và tổng hợp là
nhằm thể hiện ý nghĩa của một sự vật hiện tượng nào đó .
Hoạt động 2: Luyện tập
Bài 1: Tác giả đã phân tích
luận điểm như thế nào ? (GV cho
HS đọc lại đoạn văn)
- Cách phân tích có tác dụng
gì?
Hỏi: Mấy cách phân tích thể
hiện trong đoạn văn?
Có 2 cách :Tính chất bắc cầu
tích đối chiếu, nêu giả thiết.

Bài 2: Phân tích lí do phải
chọn sách mà đọc.
HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp
nhận xét. GV bổ sung.
Bài 3: Tác giả đã phân tích
tầm quan trọng của cách chọn
đọc sách như thế nào?
Bài 4: Qua các bài tập em thấy
phân tích có vai trò như thế
nào trong văn nghị luận?
HS trả lời: GV bổ sung.
II. LUYỆN TẬP
Bài 1: Cách phân tích luận điểm của tác giả:
Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách
rốt cuộc là một con đường của học vấn.
- Học vấn là của nhân loại

học vấn của nhân loại do
sách truyền lại

sách là kho tàng của học vấn.
Phân tích bằng tính chất bắc cầu mối quan hệ qua lại giữa
3 yếu số sách - nhân loại - học vấn.
- Phân tích đối chiếu, nêu giả thiết: Nếu chúng ta... Nếu
xoá bỏ...làm kẻ lạc hâu. nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng
của đọc sách với việc nâng cao học vấn.
Bài 2: Lí do chọn sách đọc:
- Đọc không cần nhiều mà cần tinh, kĩ.
- Sách có nhiều loại (sách chứng minh, sách thường thức,
không chọn dễ lạc).

- Các loại sách ấy liên quan với nhau.
Bài 3: Phân tích tầm quan trọng của việc đọc sách:
- Không đọc không có điểm xuất phát cao.
- Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức.
- Không chọn lọc sách thì đời người ngắn ngủi không đọc
xuể.
Bài 4: Vai trò của phân tích trong lập luận.
Phương pháp phân tích là rất cần thiết trong bài nghị
luận.
4- Cũng cố : Thế nào là phép phân tích tổng hợp ?
5- Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học;
- BTVN: Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở BT. Làm các bài tập của bài Luyện tập phân
tích và tổng hợp.
- Chuẩn bị: Luyện tập phân tích và tổng hợp.
D. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Tuần :20 Soạn, dạy: 5 /1 /11
Trường THCS Thống Nhất - Giáo án Ngữ văn 9(HK2 ) - GV:Trần Đăng Tá
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×