Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Tài liệu luận văn Nghiên cứu, đánh giá nhanh hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển Cát Bà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.55 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------***-------------

PHẠM THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ NHANH HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN CÁT BÀ,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Hà Nội, 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------***-------------

PHẠM THỊ THU HẰNG

NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ NHANH HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ KHU BẢO TỒN BIỂN CÁT BÀ,
THÀNH PHỐ HẢI PHỊNG
Chun ngành: Mơi trường
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Chu Hồi


Hà Nội, 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô và các bạn. Với lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tơi xin được bày tỏ lời cám ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu, Phịng Đào tạo sau đại học, Khoa Mơi trường – Trường Đại
học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn;
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi, người thầy kính mến đã hết lịng giúp
đỡ, hướng dẫn, động viên tơi trong suốt q trình xây dựng và thực hiện luận văn
tốt nghiệp cao học;
Xin chân thành cảm ơn toàn thể các cơ quan, ban, ngành liên quan đến Khu bảo
tồn biển (KBTB) Cát Bà, gồm: Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn Hải Phịng, Sở
Tài nguyên và Môi trường và Chi cục biển va hải đảo Hải Phòng, Chi cục khai thác và
bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Viện Nghiên cứu Hải sản, Vườn Quốc gia Cát Bà, UBND
huyện Cát Hải, cán bộ và các hộ dân tại các xã trong KBTB Cát Bà đã tạo điều kiện
thuận lợi trong thời gian chúng tôi đến điều tra nghiên cứu tại thực địa;
Cuối cùng xin dành lời biết ơn sâu sắc tới gia đình tơi, tập thể lớp K22KHMT những người đã luôn ở bên cạnh, động viên tơi nỗ lực hồn thành đề tài.
Về phần tác giả, đây là cơng trình nghiên cứu khoa học đầu tay nên khơng
thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự ủng hộ, góp ý của q thầy cơ và các bạn.
Tơi xin chân thành cảm ơn! Kính chúc mọi người sức khỏe và thành công.
Học viên cao học

Phạm Thị Thu Hằng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 3
1.1. Các khu bảo tồn biển trên thế giới và ở Việt Nam ........................................3
1.1.1. Khái niệm khu bảo tồn biển ...................................................................3
1.1.2. Đặc điểm của khu bảo tồn biển ..............................................................4
1.1.3. Mục tiêu của các khu bảo tồn biển .........................................................6
1.1.4. Ý nghĩa của việc thiết lập KBTB ...........................................................8
1.1.5. Kinh nghiệm quản lý KBTB trên thế giới ..............................................9
1.1.6. Các khu bảo tồn biển ở Việt Nam ........................................................13
1.2. Khái quát về khu bảo tồn biển Cát Bà .........................................................18
1.2.1. Vị trí địa lý KBTB Cát Bà ....................................................................18
1.2.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................18
1.2.3. Tình hình kinh tế - xã hội liên quan đến KBTB Cát Bà .......................23
1.2.4. Thể chế quản lý khu bảo tồn biển Cát Bà.............................................25
1.2.5. Các chính sách quản lý bền vững KBTB Cát Bà .................................30
CHƢƠNG 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG .................................... 31
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 31
2.1. Mục tiêu đề tài .............................................................................................31
2.1.1 Mục tiêu chung ......................................................................................31
2.1.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................31
2.2. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................31
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................33
2.4. Cách tiếp cận ...............................................................................................33
2.4.1. Tiếp cận hệ thống .................................................................................33
2.4.2. Tiếp cận liên ngành ..............................................................................33


2.4.3. Tiếp cận dưạ vào hệ sinh thái ..............................................................34

2.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................34
2.5.1. Tổng hợp và kế thừa tài liệu hiện có ....................................................34
2.5.2. Điều tra, khảo sát thực địa bổ sung ......................................................35
2.5.3. Phương pháp đánh giá nơng thơn có sự tham gia của cộng đồng ........36
2.5.4. Phương pháp đánh giá nhanh hiệu quả quản lý KBTB ........................36
2.5.5. Phương pháp SWOT ............................................................................38
2.5.6. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................39
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 40
3.1. Đánh giá nhanh hiệu quả quản lý KBTB Cát Bà ........................................40
3.1.1. Cơ cấu tổ chức quản lý KBTB Cát Bà .................................................40
3.1.2. Tài chính cho quản lý KBTB Cát Bà ...................................................44
3.1.3. Năng lực đội ngũ cán bộ, nhân viên của KBTB ...................................45
3.1.4. Điều kiện hạ tầng phục vụ quản lý KBTB ...........................................48
3.1.5. Lập kế hoạch quản lý KBTB Cát Bà (Viện Nghiên cứu Hải sản). .....51
3.1.6. Mức độ đạt được của các tiêu chí với hiệu quả quản lý KBTB Cát Bà ......57
3.2. Nhóm các tiêu chí hỗ trợ .............................................................................58
3.2.1. Hoạt động sinh kế của người dân trong KBTB Cát Bà và lân cận.......58
3.2.2. Các hoạt động bảo vệ môi trường và bảo tồn ĐDSH ở KBTB Cát Bà 64
3.2.3. Thực trạng cộng đồng tham gia quản lý KBTB Cát Bà ....................71
3.3. Kết quả đánh giá ma trận SWOT cho hiệu quả quản lý KBTB Cát Bà ......73
3.3.1. Điểm mạnh và hạn chế trong công tác quản lý ....................................73
3.3.2. Cơ hội và thách thức đối với quản lý KBTB Cát Bà ............................77
3.4. Kết quả rà sốt về các tiêu chí thành lập KBTB Cát Bà .............................80
3.4.1. Phân tích ma trận các tiêu chí về KBTB Cát Bà ..................................80
3.4.2. Diễn giải cụ thể kết quả ma trận ...........................................................82
3.5. Đề xuất giải pháp quản lý bền vững KBTB Cát Bà ....................................86
3.5.1. Nhóm giải pháp thể chế-chính sách .....................................................86
3.5.2. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng...........................................86



3.5.3. Nhóm giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ..............................................87
3.5.4. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức cho cộng đồng ............................87
3.5.5. Nhóm giải pháp bảo đảm nguồn sinh kế bền vững ..............................87
3.5.6. Tăng cường bảo vệ môi trường trong KBTB .......................................88
3.5.7. Bảo tồn đa dạng sinh học trong KBTB ................................................89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 92
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 97


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Các mục tiêu quản lý ưu tiên của các loại khu bảo tồn (IUCN, 1994) ..... 7
Bảng 1.2: Cơ quan Nhà nước quản lý KBTB khu vực ASEAN .............................. 12
Bảng 1.3: Danh mục hệ thống 16 KBTB trong quy hoạch đến năm 2020 ............... 17
Bảng 3.1: So sánh cơ cấu phân vùng VQG Cát Bà và Khu DTSQ Cát Bà .............. 57
Bảng 3.2: Mức độ đạt được của các tiêu chí với hiệu quả quản lý KBTB Cát Bà ... 58
Bảng 3.3: Hiện trạng NTTS năm 2016 tại các vịnh đảo Cát Bà............................... 61
Bảng 3.4: Cơ cấu nghề khai thác hải sản của thị trấn Cát Bà ................................... 62
Bảng 3.5: Thống kê số lượng khách du lịch, nhà hàng, khách sạn trên đảo ............ 63
Bảng 3.6: Thu gom và vận chuyển rác thải trên vịnh liên quan đến KBTB Cát Bà ..... 67
Bảng 3.7: Độ phủ san hô sống tại khu vực Cát Bà (%) ............................................ 69
Bảng 3.8: Sự suy giảm ĐVĐ tại các RSH Cát Bà - Hạ Long .................................. 70
Bảng 3.9: Đánh giá chung mức độ phù hợp của KBTB Cát Bà ............................... 81


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ Khu bảo tồn biển Cát Bà trong Vườn quốc gia Cát Bà .................. 32
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức và các bên liên quan quản lý KBTB Cát Bà .......... 41
Hình 3.2: Nguồn nhân lực của KBTB Cát Bà .......................................................... 46

Hình 3.3: Trình độ học vấn của cán bộ nhân viên VQG Cát Bà .............................. 47
Hình 3.4: Sơ đồ phân vùng chức năng quản lý KBTB Cát Bà ................................. 54
Hình 3.5: Sơ đồ phân vùng khu DTSQ Cát Bà (BQL Khu DTSQ Cát Bà) ............. 56
Hình 3.6: Thu nhập trung bình theo sinh kế người dân đảo Cát Bà ......................... 59
Hình 3.7: Số lượng nguồn thu nhập của hộ ở Cát Bà ............................................... 60
Hình 3.8: Ni lồng bè tại vịnh Lan Hạ (Khảo sát 5/7/2016) .................................. 61
Hình 3.9: Khách du lịch tại bãi tắm Cát Cị trên đảo Cát Bà (4/7/2016).................. 64
Hình 3.10: Diễn biễn nồng độ dinh dưỡng hoà tan trong nước khu vực nuôi cá biển
bằng lồng bè tại Cát Bà (2005 - 2013) ...................................................................... 65
Hình 3.11: Thuỷ triều đỏ xuất hiện tại Cát Bà năm 2012 (UBND huyện Cát Hải) . 66
Hình 3.12: Tỷ lệ % số hộ đồng ý với việc thiết lập KBTB Cát Bà .......................... 71
Hình 3.13: Tỷ lệ % người đánh giá về hiện trạng NLTS ......................................... 72
Hình 3.14: Tỷ lệ % về đánh giá chất lượng môi trường KBTB Cát Bà ................... 73


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng Phát triển Châu Á

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BQL


Ban quản lý

CITES

Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp

DANIDA

Cơ quan Phát triển quốc tế Đan Mạch

ĐDSH

Đa dạng sinh học

GEF

Quỹ Môi trường

HST

Hệ sinh thái

IUCN

Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KBTB

Khu bảo tồn biển


KTTS

Khai thác thủy sản

MAB

Ủy ban Quốc gia về Con người và Sinh quyển

MCD

Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và Phát triển cộng đồng

MEE

Phương pháp đánh giá nhanh hiệu quả quản lý KBTB

NGO

Tổ chức phi chính phủ

NLTS

Nguồn lợi thủy sản

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS


Nuôi trồng thủy sản

RAMSAR

Công ước Ramsar

TN&MT

Tài nguyên và môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

VQG

Vườn quốc gia

WB

Ngân hàng thế giới

WCPA

Ủy ban Quốc tế về Khu bảo tồn

WWF

Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã



MỞ ĐẦU
Hệ thống các khu bảo tồn biển (KBTB) được thành lập khơng chỉ góp phần
bảo đảm cân bằng sinh thái vùng biển, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo đảm chức năng
điều hồ mơi trường và nguồn giống hải sản mà cịn có ý nghĩa to lớn đối với phát
triển kinh tế lâu dài, đối với nghiên cứu khoa học, giáo dục cộng đồng, giải trí và du
lịch sinh thái. Ngồi ra, việc thiết lập hệ thống KBTB cịn có ý nghĩa pháp lý to lớn
vì nó góp thêm cơ sở và cung cấp các cơng cụ hành chính và pháp luật trong việc
đấu tranh bảo vệ an ninh chủ quyền trong phạm vi vùng biển chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán quốc gia của nước ta. Các KBTB còn là yếu tố quan trọng
của vấn đề môi trường xuyên biên giới trong Biển Đông mà các nước trong khu vực
đang quan tâm.
Tuy nhiên, khi các KBTB được thành lập, người dân sống trong và xung
quanh khu bảo tồn không được phép hoặc bị hạn chế trong việc khai thác, sử dụng
tài nguyên. Điều này sẽ gây ra những tác động trực tiếp tới sinh kế của cộng đồng
người dân nơi đây. Người dân bị mất và phải chuyển đổi các phương thức sản xuất
để duy trì cuộc sống. Khơng chỉ có vậy, vì nhận thức của người dân còn hạn chế
nên xuất hiện tâm lý cho rằng nguồn tài nguyên này là của chung, khi vắng mặt lực
lượng bảo vệ sẽ tranh thủ khai thác tối đa, làm cho nguồn tài nguyên ngày càng cạn
kiệt và rất khó phục hồi. Do đó, để đảm bảo được mục tiêu bảo tồn, đồng thời đáp
ứng được nhu cầu của cộng đồng dân cư sống trong và lân cận KBTB cần phải có
những chính sách quản lý phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng lãnh thổ, phù
hợp với điều kiện của cộng đồng dân cư cũng như định hướng phát triển kinh tế - xã
hội của các cấp chính quyền địa phương và Ban Quản lý KBTB.
Khu bảo tồn biển Cát Bà là một trong 16 KBTB trong quy hoạch hệ thống
KBTB quốc gia được Thủ tướng phê duyệt vào ngày 26-5-2010 theo Quyết định số
742/QĐ-TTg, nằm ở phía Đơng Nam quần đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng. Đây
là nơi ẩn náu các nguồn tài nguyên thủy sản giàu có, trong đó có nhiều lồi có giá trị
quan trọng về kinh tế như: cá Hồng, cá Song, cá Thu, cá Chim,... Đây là khu vực
đánh bắt thủy sản quan trọng đối với cả nhân dân địa phương và ngư dân đến từ các

1


vùng ven biển khác của Việt Nam. Khu bảo tồn biển Cát Bà có chung đường ranh
giới với khu Di sản Thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và là một bộ phận tiềm năng
đối với việc mở rộng ngành du lịch. Ngành du lịch hiện đang đóng góp quan trọng
đối với kinh tế địa phương và ngày càng có nhiều du khách đến đảo Cát Bà để thăm
quan KBTB bằng thuyền. Việc quản lý tốt hoạt động du lịch sinh thái sẽ tạo thêm
tiềm năng làm giảm bớt sức ép đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu
vực này, cũng như tăng thêm thu nhập cho kinh tế địa phương (ADB, 1999) [37].
Tuy nhiên, hàng loạt mối đe dọa đến KBTB Cát Bà đã được xác định. Trước
tiên là các rạn san hô trong vùng đang bị đe dọa bởi lớp bùn lắng đọng, việc đánh
bắt thủy sản và hiện tượng khai thác san hô theo kiểu hủy diệt. Thứ hai là các đàn cá
đang bị đánh bắt cạn kiệt bởi phương pháp khai thác không bền vững thể hiện qua
việc sử dụng loại lưới mắt nhỏ, đánh mìn, chất độc và xung điện. Thứ ba là hiện
tượng môi trường biển đang bị ô nhiễm bởi giao thông trên biển, ảnh hưởng từ các
bến cảng, từ các khu công nghiệp và các vùng sản xuất nông nghiệp ở các khu vực
lân cận. Hơn nữa, ADB (1999) đã nhận thấy mức độ hiểu biết thấp về các vấn đề
mơi trường trong nhân dân địa phương và chưa có một hệ thống mốc ranh giới, đều
được coi là các trở ngại đối với công tác bảo tồn biển [37]. KBTB Cát Bà là một
trong những địa điểm được xác định ưu tiên từ năm 1986, nơi có sự đan xen giữa
các yếu tố bảo tồn rừng và biển và yếu tố quản trị vì thế cũng phức tạp. Tất cả các
đe dọa và khó khăn nói trên đã ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý đối với KBTB Cát
Bà và cần phải tiến hành đánh giá, nhận diện vấn đề làm căn cứ đề xuất giải pháp
tăng cường hiệu quả quản lý, nếu cần có thể điều chỉnh kế hoạch quản lý.
Xuất phát từ thực tiễn trên, học viên chọn nghiên cứu đề tài luận văn cao
học: ‘‘Nghiên cứu, đánh giá nhanh hiệu quả quản lý khu bảo tồn biển Cát Bà,
thành phố Hải Phòng” nhằm cung cấp những luận cứ khoa học cho việc đề xuất
các giải pháp cải thiện hiệu quả quản lý KBTB Cát Bà, thành phố Hải Phòng, hướng
tới bền vững.


2


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khu bảo tồn biển trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Khái niệm khu bảo tồn biển
Khái niệm KBTB đã được thế giới quan tâm từ rất lâu và khu bảo tồn nguyên
thuỷ đã được hình thành cách đây hơn 100 năm. Trải qua quá trình hình thành và
phát triển, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN), và các nhà khoa học thuộc
các Tổ chức phi Chính phủ, các cơ quan nghiên cứu từ trên 100 nước đã đưa ra một
cách chi tiết và cụ thể khái niệm bảo tồn, khu bảo tồn và các thứ hạng cũng như tiêu
chí cơ bản cho cả hệ thống [23].
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về KBTB. Theo
IUCN (1994): “Khu bảo tồn biển là một vùng biển, kể cả vùng triều và một phần
đất liền, được giành riêng cho việc bảo vệ và gìn giữ tính đa dạng sinh học, tài
nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hoá đi kèm, được quản lý bằng luật pháp hoặc
các biện pháp hiệu quả khác”.
KBTB là vùng biển thường có một hay nhiều hệ sinh thái điển hình cịn
ngun vẹn hoặc ít bị tác động của con người; là nơi sinh cư (habitat) của một hay
nhiều loài động, thực vật biển hoang dã, quý hiếm, đang bị đe dọa có nguy cơ tuyệt
chủng, cần được quản lý, bảo vệ, bảo tồn; có diện tích khơng ít hơn 20.000 ha.
Trong đó, diện tích các hệ sinh thái (HST) điển hình cịn ngun vẹn hoặc ít bị tác
động của con người tối thiểu phải chiếm 1/3 diện tích. Là khu vực mà mục tiêu bảo
tồn bảo đảm được thực hiện và không bị thay đổi bởi những hoạt động bất lợi của
con người [23].
Theo phân loại của IUCN (1994), có 6 kiểu loại các KBTB dưới đây:
(1) Khu Dự trữ tự nhiên biển: Bảo tồn tự nhiên nghiêm ngặt và bảo tồn tính
hoang dã.
(2) Vườn Quốc gia biển: Bảo vệ HST và nguồn lợi đa dạng sinh học, nhưng

được sử dụng vào vui chơi giải trí và du lịch.
(3) Kỳ quan Thiên nhiên biển: Bảo vệ một số yếu tố tự nhiên, văn hóa biển
có giá trị đặc biệt.
3


(4) Khu Bảo tồn loài, nơi sinh cư: Bảo vệ điều kiện của nơi sinh cư đặc biệt
của các loài sinh vật có giá trị.
(5) Khu Bảo tồn cảnh quan biển: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên biển có giá trị
thẩm mỹ cao, phục vụ du lịch giải trí.
(6) Khu Bảo tồn tài nguyên biển: Bảo vệ nguồn lợi tự nhiên bằng các phương
pháp quản lý.
Đối chiếu với đề xuất phân loại chung của IUCN, Luật Thuỷ sản (2003) đã
đưa ra phân loại KBTB phù hợp với điều kiện của Việt Nam, gồm: Vườn Quốc gia
biển; Khu Bảo tồn loài, nơi sinh cư; Khu Dự trữ tài nguyên thiên nhiên thủy sinh
(Điều 9, Khoản 01). Để triển khai Luật Thuỷ sản, Chính phủ đã ban hành Nghị định
27/2005/ NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy
sản, trong đó các điều 2-4 hướng dẫn chi tiết về KBTB.
Theo nghị định số 27/2005/ NĐ-CP của chính phủ, KBTB được định nghĩa như
sau: “Khu bảo tồn biển là vùng biển được xác định (kể cả đảo có trong vùng biển đó) có
các lồi động vật, thực vật có giá trị và tầm quan trọng quốc gia hoặc quốc tế về khoa
học, giáo dục, du lịch, giải trí được bảo vệ và quản lý theo quy chế của khu bảo tồn” [3].
1.1.2. Đặc điểm của khu bảo tồn biển
Khu bảo tồn thiên nhiên là khu vực có rừng và hệ sinh thái tự nhiên trên đất
liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải đảo, được xác lập để bảo tồn bền vững các hệ
sinh thái chưa hoặc ít bị biến đổi; có các lồi sinh vật đặc hữu, quý, hiếm hoặc đang
nguy cấp (Quy chế quản lý rừng, ban hành theo Quyết định 186/2006/QĐ-TTg, của
Thủ tướng Chính phủ ngày 14/8/2006). Có chức năng bảo vệ các hệ sinh thái và các
loài sinh vật; nghiên cứu, giám sát môi trường, giáo dục, nâng cao nhận thức về môi
trường và du lịch sinh thái

Khu bảo tồn thiên nhiên biển có các đặc trưng khác với khu bảo tồn thiên
nhiên trên đất liền. Phần lớn động vật biển là lồi sống phiêu dạt (plankton), hoặc có
ấu trùng sống tự do, không phụ thuộc vào một nơi nhất định. Do đó, việc chỉ bảo vệ
đơn thuần nơi đẻ sẽ khơng bảo vệ được lồi vì chỉ cần ấu trùng bơi 1km/giờ trong
một tháng có thể cách xa nơi đẻ 700 km [13].
4


Với tư cách môi trường sống, KBTB khác với trên đất liền nhiều điểm.
- Về kích thước mơi trường:
Quần xã sinh vật ở biển rất sinh động, sống được cả 3 chiều không gian, nhất
là khối nước rất biến động, thay đổi nhanh chóng. Ngay cả khi sinh vật biển nhiệt
đới theo dịng chảy có thể lên vùng ơn đới hoặc ngược lại. Có thể lập bảng so sánh
như sau:
Giới hạn nơi sống

Sinh vật ở biển

- Quan hệ với nơi ở

Thường rất yếu

- Với chiều không gian thứ

Chủ động, Thuận lợi

- Quần xã sinh vật

Di chuyển phụ thuộc nhiều nhân tố


- Mối quan hệ với môi trường: Ở môi trường biển, mối quan hệ sinh vật và
môi trường không chặt chẽ như trên cạn do sự di động thường xuyên của sinh vật
biển cũng như sự vận động của khối nước
- Khả năng làm môi trường đệm: Môi trường biển có những đặc tính thuận
lợi cho cơ thể sống của sinh vật biển: môi trường đệm, cung cấp thức ăn, nhiệt độ
thay đổi từ từ, bức xạ được lớp nước trên hấp thụ. Chính vì vậy, sinh vật biển kém
chịu đựng đối với các điều kiện cực đại của môi trường hơn vi sinh vật trên cạn.
- Thủy triều: Sinh vật vùng triều có đặc tính thích ứng rộng hơn so với sinh
vật trên cạn. Tuy nhiên chúng khác với sinh vật khác ở chu trình sinh sản thực hiện
ở biển.
- Đặc tính sinh sản: Sinh vật biển đẻ trứng ở nước biển nhưng ít chăm sóc con
cái, cịn sinh vật trên cạn thì ngược lại. Sinh vật ở cạn phân bố hẹp hơn, tính cơ lập di
truyền cao hơn vì vậy đa dạng sinh học bị đe dọa nhiều hơn. Ở sinh vật biển chỉ các
lồi ít đẻ trứng, có chu trình sống lưỡng cư trở lại đất liền để đẻ là bị đe dọa nhiều.
- Phạm vi phân tán: Trong mơi trường biển có một sự cố nào đó (sinh sản, sự
cố ơ nhiễm) có thể phân tán đi rất xa điểm gốc. Khoảng cách phân tán phụ thuộc
vào chu trình sống của từng lồi.
5


- Độ quan sát của biển: Do môi trường nước biển hạn chế sự xâm nhập của
ánh sáng, nơi trong nhất cũng chỉ nhìn thấy sâu tới 60m. Ở ven bờ, nước đục nên
khả năng nhìn cịn kém hơn. Điều này khác với mơi trường ở cạn, gây khó khăn cho
việc quan sát bắng máy bay, vệ tinh.
Từ những đặc điểm liên quan tới cơng tác bảo tồn nói trên, đặt ra vấn đề hình
mẫu tối ưu của KBTB.
Đã có tranh luận về một hình mẫu KBTB thích hợp giữa hai hình mẫu: khu
bảo tồn nhỏ được bảo vệ nghiêm ngặt (kiểu khu dự trữ thiên nhiên khu vực) và khu
bảo tồn lớn đa chức năng (kiểu công viên quốc gia). Như trên đã thấy, môi trường
sinh vật biển và trên đất liền là khác nhau, vì vậy, rõ ràng không thể sử dụng y

nguyên những khu bảo tồn thiên ở trên cạn đối với biển. Tuy nhiên, các đặc trưng
của biển, nên xây dựng KBTB theo hình mẫu khu bảo tồn có đủ khơng gian, với
khả năng sử dụng nhiều mặt (đa chức năng), bảo đảm an toàn sinh thái lâu bền.
1.1.3. Mục tiêu của các khu bảo tồn biển
Mục tiêu chung bảo tồn thiên nhiên, trong đó có bảo tồn biển là:
- Bảo vệ sự tồn tại và phát triển lâu dài của các HST biển (rừng ngập mặn,
rạn san hơ, thảm cỏ biển, cửa sơng,…): giữ gìn trạng thái nguyên sơ, bảo vệ tính đa
dạng sinh thái, các quá trình sinh thái và duy trì sự tiến hóa liên tục.
- Bảo vệ các lồi và các quần thể bị cạn kiệt, bị đe dọa và bảo tồn nơi sinh cư
được coi là quan trọng đối với sự sống của loài.
- Bảo vệ và quản lý các khu vực có tầm quan trọng đối với chu trình sống
(vịng đời) của các lồi có tầm quan trọng kinh tế.
- Đảm bảo phúc lợi thường xuyên cho người dân.
- Bảo vệ các di sản tự nhiên, các di tích văn hóa, lịch sử liên quan đến biển
có giá trị quốc gia, khu vực và thế giới.
- Phục vụ mục đích vui chơi giải trí và du lịch.
- Phục vụ mục đích khoa học và giáo dục về thiên nhiên biển.
Mục tiêu cụ thể của việc quản lý KBTB có thể tóm tắt dưới đây:
- Bảo vệ tính hoang dã
- Bảo vệ sự đa dạng loài và di truyền
6


- Nghiên cứu khoa học
- Bảo vệ các kỳ quan thiên nhiên hoặc văn hóa
- Du lịch và giải trí, giáo dục
- Sử dụng lâu bền nguồn tài nguyên thiên nhiên từ các HST tự nhiên
Từng mục tiêu trên có thể có tầm quan trọng khác nhau đối với từng kiểu
loại khu bảo tồn (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Các mục tiêu quản lý ưu tiên của các loại khu bảo tồn (IUCN, 1994) [14]

Các mục tiêu quản lý

Kiểu loại KBTB
Ia

Ib

II

III IV

V

Nghiên cứu khoa học

1

2

3

2

2

2

3

Bảo vệ tính hoang dã


2

1

2

3

3

0

2

Bảo vệ đa dạng lồi và di truyền

1

2

1

1

1

2

1


Duy trì các dịch vụ và mơi trường

2

1

1

0

1

2

1

Bảo vệ các kỳ quan thiên nhiên hoặc văn hóa

0

0

2

1

3

1


3

Du lịch và giải trí

0

2

1

1

3

1

3

Giáo dục

0

0

2

2

2


2

3

Sử dụng lâu bền tài nguyên HST

0

3

3

0

2

2

1

Duy trì các đặc trưng văn hóa, truyền thơng

0

0

0

0


0

1

2

Chú thích:

Kiểu loại I: Khu Dự trữ tự nhiên biển

1. Mục tiêu chính

Kiểu loại II: Vườn Quốc gia biển

2. Mục tiêu thứ cấp

Kiểu loại III: Khu Kỳ quan thiên nhiên biển.

3. Mục tiêu có thể áp dụng

Kiểu loại IV: Khu Bảo tồn lồi/nơi sinh cư

0. Khơng áp dụng

Kiểu loại V: Khu Bảo tồn cảnh quan biển

VI

Kiểu loại VI: Khu Bảo tồn Tài nguyên thiên nhiên biển


7


1.1.4. Ý nghĩa của việc thiết lập KBTB
Ngày nay, người ta đã thừa nhận các KBTB là một một phương thức hiệu
quả và ít tốn kém để duy trì và quản lý nguồn lợi thủy sản, bảo vệ ĐDSH biển và
bảo đảm nhu cầu sinh kế của con người, cụ thể là [23,44]:
 Tạo ra những lợi ích bên trong KBTB:
- Bảo tồn ĐDSH, đặc biệt là các HST, nơi sinh cư thường xuyên quan trọng
đối với các loài. Tạo ra nơi cư trú, ẩn náu cho những loài bị khai thác mạnh, bị đe
dọa và có nguy cơ bị diệt vong.
- Làm mật độ sinh vật biển tăng lên gấp đơi, sinh khối tăng 3 lần, kích thước
của sinh vật và tính ĐDSH tăng lên 20-30% so với vùng nằm ngoài KBTB. Thành
phần loài tự nhiên lớn hơn, cấu trúc tuổi, tiềm năng sinh sản lớn hơn và nhiều biến
dị di truyền hơn.
- Bảo vệ đa dạng di truyền của những quần thể bị khai thác nhiều và làm tăng
hiệu quả sinh sản của các loài trong KBTB. Gây ra hiệu ứng tự phục hồi và tái tạo
nguồn giống hải sản tự nhiên trong phạm vi KBTB.
 Tạo ra những lợi ích bên ngồi KBTB:
- Gây ra hiệu ứng tràn do sau khi phục hồi, KBTB sẽ là trung tâm phát tán ấu
trùng, con non và con trưởng thành của sinh vật biển ra khỏi KBTB và bổ sung vào
các quần đàn làm cho hải sản ở các khu vực lân cận tăng lên.
- Tăng năng suất nghề cá do duy trì được trữ lượng và ổn định nguồn lợi hải
sản không bị sụt giảm.
- Bảo vệ các HST và các lồi có sức hấp dẫn đối với du khách, tạo điều kiện
thuận lợi để phát triển du lịch biển bền vững. Nói cách khác, quản lý hiệu quả
KBTB chính là giữ gìn "nguồn vốn sinh thái" cho nghề cá và du lịch biển.
 Tạo ra các lợi ích khác:
- KBTB là điểm đối chứng và điểm chuẩn sinh thái cho các nghiên cứu để có

thể lượng hóa được những thay đổi do con người gây ra; để nghiên cứu tỷ lệ tử
vong do đánh bắt. Ngồi ra, có thể sử dụng các KBTB làm các "điểm nút" quan
trọng của hệ thống quan trắc sinh thái và môi trường biển.
8


- Kết hợp bảo vệ tính đa dạng về văn hóa bên trong và lân cận KBTB như: địa
điểm linh thiêng, các con tàu đắm, di chỉ khảo cổ - văn hóa và các cây đèn biển,…
Hệ thống các KBTB được thành lập đại diện cho các vùng sinh thái biển
khác nhau không chỉ đảm cân bằng sinh thái cho toàn vùng biển, bảo vệ ĐDSH
biển, đảm bảo chức năng điều hịa mơi trường và nguồn giống hải sản, mà cịn có ý
nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế lâu dài, đối với nghiên cứu khoa học, giáo dục,
giải trí và du lịch sinh thái biển.
Ngồi ra, việc thiết lập hệ thống KBTB cịn có ý nghĩa pháp lý to lớn vì nó góp
thêm cơ sở và cung cấp các cơng cụ hành chính và pháp luật trong việc đấu tranh bảo
vệ an ninh chủ quyền quốc gia trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế nước ta [14].
Nước ta là thành viên của ASEAN, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là
tăng cường hợp tác với các nước trong khu vực, giải quyết các vấn đề thông qua đối
ngoại hịa bình. Trong bối cảnh đó, việc xác định và thiết lập các KBTB trong vùng
biển nước ta phải được giải quyết phù hợp với quan điểm đối ngoại trong khu vực,
tranh thủ sự ủng hộ quốc tế. Vì thế, quy hoạch hệ thống các KBTB sẽ vừa góp phần
khẳng định chủ quyền lãnh hải, vừa khẳng định trách nhiệm đối với công tác bảo
tồn biển mà Việt Nam đã cam kết với quốc tế thực hiện Kế hoạch Hành động
Johanesburg (2002) [23].
1.1.5. Kinh nghiệm quản lý KBTB trên thế giới
Chiến lược Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới (IUCN,1991) đã nhấn
mạnh “con người tồn tại như một phần của tự nhiên, nếu không bảo tồn tự nhiên và tài
ngun thiên nhiên thì sẽ khơng có tương lai”[44]. Chiến lược khẳng định rằng “bảo
tồn không thể thành cơng nếu khơng có những kế hoạch quản lý, quy hoạch cụ thể và
phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng sống xung quanh và trong khu bảo tồn”.

Trên thế giới, các quốc gia có biển quan tâm rất sớm đến việc thiết lập và quản lý
các KBTB. Nhiều quốc gia có tỷ lệ diện tích các KBTB khá lớn so với tổng diện tích
vùng biển đặc quyền kinh tế, bên cạnh đó vẫn cịn có những quốc gia chưa hoặc ít quan
tâm đến cơng tác bảo tồn biển, khiến cho tài nguyên biển của đất nước tiếp tục bị suy
kiệt, khả năng phục hồi của một số hệ sinh thái biển quan trọng rất chậm hoặc không thể.
9


Nhiều tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ đã đặc biệt quan tâm đến hoạt động bảo
tồn biển; tích cực giúp đỡ, hỗ trợ và hợp tác với các quốc gia có biển tiến hành cơng tác
bảo tồn biển một cách có hiệu quả. IUCN đã thành lập các Uỷ ban Quốc tế về khu bảo
tồn (WCPA) và Quản lý các hệ sinh thái (CEM). Thơng qua đó đã tập hợp được một
mạng lưới rộng rãi các nhà bảo tồn biển ở khắp các châu lục cùng chia sẻ thông tin và
các bài học kinh nghiệm về quản lý các KBTB ở cấp quốc gia và cộng đồng. Các uỷ
ban chuyên đề nói trên đã cho xuất bản nhiều sách hướng dẫn khác nhau liên quan đến
thiết lập và quản lý khu bảo tồn nói chung và biển nói riêng [23].
KBTB đầu tiên trên thế giới được thành lập ở bang Floria, Hoa Kỳ vào năm
1935 với diện tích 18.850 ha mặt biển và 35 ha vùng đất ven bờ. Cho đến nay, diện
tích các KBTB đã được thành lập tăng lên khá nhiều. Năm 1970, trên thế giới đã
có khoảng 118 KBTB ở 27 nước; năm 1985 đã có 470 KBTB ở 69 nước và 298
KBTB đang được đề nghị thành lập. Năm 1995, trên toàn thế giới đã thống kê
được trên 1.310 KBTB, phân bố trong 18 vùng địa sinh vật biển, trong đó Việt
Nam nằm ở vùng biển Đông Á (vùng số 13). Trong số 1.310 KBTB đã được thống
kê, có khoảng 640 KBTB được xác định là ưu tiên quốc gia về mặt bảo tồn
ĐDSH, 155 KBTB được xác định là có giá trị ưu tiên khu vực. Đến năm 2005 con
số này đã lên tới 4.600, chiếm diện tích trên 2,2 triệu km2. Về mặt quản lý, khơng
ít KBTB đã đóng cửa vì nhiều lý do khác nhau: thiếu kinh phí để duy trì hoạt
động, thiếu sự hợp tác của cộng đồng địa phương hoặc do những thiếu sót về mặt
khoa học trong việc chọn lựa địa điểm, vấn đề chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, thể
chế, pháp luật,… [44].

Một số KBTB được quản lý mang lại hiệu quả tốt trên thế giới như: KBTB
đa chức năng ở đảo Courin, KBT chim đất và biển ở Seychelles, đồng thời cũng bảo
tồn cả rùa biển, rạn san hô và thực vật, và bao gồm cả nghiên cứu và hạn chế du
lịch. Khu bảo tồn Dải san hô lớn của Úc là KBTB thành công với hiệu quả quản lý
tổng hợp. Chính phủ Úc đã thiết lập một chế độ quản lý đa dụng qua khu vực
300.000 km2 này. Khu vực này được phân vùng nhằm tách riêng các hoạt động
không tương hợp với nhau và bảo tồn những địa điểm đó nhằm sử dụng chúng một
10


cách đúng đắn nhất. Những khu vực, ví dụ, là các khu công viên quốc gia biển, các
khu nghiên cứu khoa học, các khu bảo tồn, các khu bổ sung, và các khu đóng cửa
theo mùa [20].
Ngồi ra, trong số 109 khu di sản thiên nhiên thế giới đã được cơng nhận, có
31 khu ở biển, trong đó có vịnh Hạ Long được cơng nhận vào năm 1994. Có khoảng
270 khu bảo tồn đất ngập nước theo công ước RAMSAR nằm ở ven biển. Trong số
hơn 320 khu dự trữ sinh quyển trong Chương trình Con người và Sinh quyển (MAB)
của UNESCO có khoảng trên 100 khu dự trữ biển. Nước ta có Khu dự trữ sinh quyển
ven biển Cần Giờ thuộc Tp. Hồ Chí Minh (cơng nhận năm 2000) và Khu dự trữ sinh
quyển Cát Bà thuộc Tp. Hải Phịng (cơng nhận năm 2004). Các khu dự trữ biển nói
trên chiếm khoảng 1% diện tích đại dương thế giới, quy mô từ 1 đến vài trăm km2,
nhưng đại đa số khoảng 2 km2. Các khu dự trữ biển được thiết lập chủ yếu phục vụ
phát triển nghề cá bền vững, ở nước ta chưa đề cập đến loại hình này [23].
Khu vực biển Đơng Nam Á là nơi có tính ĐDSH cao, đặc biệt là RSH. Ba
nước Indonesia, Philipin và Malaysia cùng với Papua New Guinea đã tạo nên trung
tâm đa dạng RSH của thế giới (Veron, 2000). Riêng Indonesia và Philipin đã chiếm
77% RSH của khu vực. Người ta ước tính khoảng 70% lượng protein có nguồn gốc
từ biển đựơc sử dụng ở các nước Philippin, Indonesia và Malaysia. Tuy nhiên, do sự
gia tăng dân số quá nhanh và con người phần lớn phụ thuộc vào nguồn lợi tự nhiên
nên chính nơi đây 88% số RSH bị đe doạ nghiêm trọng. Việc khai thác hải sản bằng

các phương tiện đánh bắt huỷ diệt như thuốc nổ, chất độc đã phá hoại nguồn lợi
sinh vật biển và RSH. Phát triển nghề lưới kéo ở vùng ven bờ đã làm suy thoái các
thảm cỏ biển - nơi cư trú của nhiều loài hải sản ở giai đoạn ấu trùng và nơi sinh
sống của bị biển (Dugong-Dugong) là lồi có nguy cơ bị đe doạ nghiêm trọng. Việc
khai thác khoáng sản, cát, trầm tích cửa sơng, xây dựng cảng, giao thơng đường
biển,…cũng là các ngun nhân gây suy thối mơi trường biển khu vực [14].
Tuỳ thuộc vào đặc thù của từng quốc gia trong khu vực mà vấn đề ảnh
hưởng môi trường có khác nhau: suy thối mơi trường xảy ra khá nghiêm trọng đối
với Malaysia - nơi phát triển kinh tế ở vùng ven biển rất nhanh. Đối với Việt Nam
11


và Indonesia thì tác động của đánh cá quá mức ảnh hưởng lớn đến môi trường biển,
và riêng Việt Nam gần đây KBTB bị đe dọa bởi xả thải quy mơ lớn ra biển, trong
khi ở Thái Lan thì tác động của ngành du lịch lại nghiêm trọng hơn cả.
Mặc dù số lượng KBTB tương đối nhiều trong khu vực, nhưng vấn đề quản
lý và duy trì hoạt động của chúng còn nhiều vấn đề cần phải thảo luận. Khoảng 46%
KBTB đã thiết lập nhưng không được hoặc được quản lý rất lỏng lẻo, 28% được
quản lý dưới mức trung bình, số lượng được quản lý tốt chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Do sự khác nhau về kinh tế, chính trị cũng như đặc thù sinh thái học nên thiết
chế quản lý nhà nước đối với KBTB ở mỗi nước trong khu vực cũng rất khác nhau
(Bảng 1.2).
Bảng 1.2: Cơ quan Nhà nước quản lý KBTB khu vực ASEAN [14]
Quốc gia

Cơ quan quản lý nhà nƣớc về KBTB

Brunei

Cục Thuỷ sản; Cục Lâm nghiệp; Uỷ Ban quốc gia về môi trường


Cambodia

Bộ Môi trường; Bộ Nông nghiệp; Bộ Thuỷ sản

Indonesia

Bộ Môi trường; Cục Bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên; Bộ Lâm nghiệp; Bộ
Thuỷ sản và Biển

Malaysia

Cục quản lý công viên hoang dã Sabah; Bộ Phát triển du lịch; Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường

Myanmar

Uỷ Ban quốc gia về Môi trường; Bộ Lâm nghiệp

Philipine

Cơ quan về Các khu bảo tồn và Đời sống hoang dã; Cục Môi trường và Tài
nguyên thiên nhiên; Cục Thuỷ sản và Tài nguyên thuỷ sinh; Cục Nông nghiệp

Singapore

Bộ Phát triển thiên nhiên

Thái Lan


Cơ quan Quản lý Vườn Quốc gia; Cục Lâm nghiệp Hoàng gia; Cục Thuỷ sản

Việt Nam

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Tổng cục Thủy sản (Vụ Bảo tồn
nguồn lợi thủy sản). Bộ Tài nguyên và Môi trường/Tổng cục Môi trường (Cục
Bảo tồn Đa dạng sinh học)

Tổng kết hơn 20 năm xây dựng và hoat động của các KBTB trên thế giới, G.
Kelleher và C. Recchia (1998) [46] nhận xét:
12


- Trong thời đại hiện nay, rất khó tách rời việc sử dụng tài nguyên với nhiệm
vụ bảo tồn.
- Mục tiêu kinh tế - xã hội thường quyết định sự thành công hay thất bại
trong hoạt động của một KBTB. Vì vậy, bên cạnh các điều kiện tự nhiên, mặt kinh
tế - xã hội cũng rất cần được chú trọng khi xác định địa điểm, tổ chức hoạt động,
quản lý các KBTB.
- Sự tham gia của người dân địa phương ngay từ khi thành lập các KBTB và
cả trong quá trình hoạt động, quản lý sau này, với lợi ích rõ ràng, cần rất được chú
trọng để một KBTB đạt kết quả.
- Quyết định thành lập một KBTB nên căn cứ trước hết vào những điều
kiện kinh tế - xã hội thực tế của địa phương, khả năng đảm bảo thực hiện các mục
tiêu đặt ra, trong đó có sự tham gia của địa phương hơn là sự hoàn thiện các dữ
liệu về điều kiện tự nhiên, ý nghĩa khoa học, sinh thái của khu vực lựa chọn.
- Về mối quan hệ của KBTB với cộng đồng dân cư địa phương, điều rất quan
trọng là không nên đối lập mục tiêu của KBTB với quyền lợi của cộng đồng địa
phương. Người dân địa phương sống lâu đời ở nơi đó, cần được tôn trọng, bằng
cách để họ tham gia, hoặc ít ra là được hỏi ý kiến trong xây dựng và quản lý KBT

(Aichison, J. and Beresford, M. 1998) [46].
Rõ ràng, việc thiết lập và quản lý các KBTB đã được chú trọng trên thế giới
và trong khu vực, nhưng cũng cịn nhiều bất cập liên quan tới tính ổn định của các
kết quả quản lý. Vì thế, mỗi quốc gia phải xác định các KBTB ưu tiên, có tầm quan
trọng đối với quốc gia mình và chủ động kế hoạch đầu tư nguồn lực để quản lý ổn
định và hiệu quả sau khi thiết lập.
1.1.6. Các khu bảo tồn biển ở Việt Nam
Việt Nam có các khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập từ rất lâu trên đất liền
như Vườn Quốc gia Cúc Phương (1962). Sau năm 1980, Việt Nam bắt đầu thực hiện
chương trình mở rộng hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên với tổng diện tích chung
khoảng hơn 2 triệu hecta, chiếm khoảng 6% diện tích lãnh thổ tự nhiên nước ta và chủ
yếu tập trung trên đất liền. Diện tích biển được bảo vệ so với tổng diện tích của vùng
13


biển còn quá nhỏ bé. Trong tổng số khoảng 189 khu bảo tồn thiên nhiên (hiện có và đề
xuất) ở nước ta, rất ít khu có diện tích biển được cơng nhận chính thức [14].
Hoạt động bảo tồn thiên nhiên biển có thể được tính từ năm 1986 khi Vườn
quốc gia Cát Bà được thành lập với diện tích phần biển khoảng 5.400 ha. Tuy
nhiên, hoạt động bảo tồn ở đây chủ yếu tập trung vào khu vực rừng trên đảo Cát
Bà. Tiếp theo đó, Vườn Quốc gia Cát Bà và Côn Đảo được đưa vào danh mục
„Các khu bảo tồn đại diện trên thế giới‟ trong Tập 4 (1992) và Vườn Quốc gia Côn
Đảo với phần biển được đưa vào bảo vệ ngay từ năm 1993. Nhiều chương trình
bảo tồn biển đã và đang được triển khai như bảo tồn rùa biển, nghiên cứu giám sát
rạn san hô và thảm cỏ biển, bảo tồn cá Cúi (Dugong-Dugong). Đến năm 2002, tất
cả 20 KBTB và ven biển (chiếm tổng cộng khoảng 226.400 ha ) do ADB và Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất đều được coi là thuộc hệ thống khu
bảo tồn thiên nhiên quốc gia [20].
Nhận thấy công tác bảo tồn biển là một nhiệm vụ thực tiễn cấp bách đối với
nghề cá, nên từ tháng 2 năm 2000 Chính phủ đã chính thức giao cho Bộ Thuỷ sản

(trước đây) phối hợp với các bộ, ngành liên quan quy hoạch hệ thống KBTB Việt
Nam trên cơ sở danh mục KBTB do Bộ Khoa học, Công nghệ và Mơi trường
(KHCN&MT) trình cuối năm 1999. Mục đích chủ yếu là xác định sớm các khu
vực biển cần bảo vệ, tạo khả năng phục hồi các HST biển quan trọng và tái tạo
nguồn lợi thuỷ sản trong toàn vùng biển nước ta; cung cấp cơ sở cho việc lập kế
hoạch đầu tư bảo vệ biển lâu dài, thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã
ký và tham gia [1,2,12].
Năm 2002-2003, Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng đã tiến hành điều tra
nghiên cứu cơ sở khoa học cho việc thiết lập KBTB Sơn Trà – Hải Vân thuộc tỉnh
Thừa Thiên - Huế. Năm 2003-2004, Viện nghiên cứu Hải sản cùng với Phân viện Hải
dương học tại Hải Phịng (nay là Viện Tài ngun và Mơi trường biển) tiến hành điều
tra, khảo sát bổ sung tài liệu cho việc xây dựng kế hoạch quản lý hai KBTB Cát Bà
và Cô Tô. Tuy nhiên những tài liệu có được chưa đủ căn cứ cho lập kế hoạch quản lý.
Năm 2004-2006, Viện Tài nguyên và Môi trường biển đã khảo sát và quy hoạch phần
14


biển của VQG biển Bái Tử Long tỉnh Quảng Ninh. Năm 2005-2007, và thực hiện dự
án quy hoạch tổng thể các KBTB Hải Phòng và các khu dự trữ sinh quyển, các khu
rừng sinh thái và đặc dụng ven biển, danh thắng ven biển, đất ngập nước ven biển,...
Đặc biệt, năm 2006-2008, cũng Viện này đã triển khai đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa
học cho việc xây dựng KBTB quần đảo Trường Sa” thuộc Chương trình Biển Đơng
và Hải đảo [14].
Tuy chưa có quy hoạch được Chính phủ chính thức phê duyệt (trước năm 2010),
nhưng một số tỉnh đã ra quyết định thành lập và đưa 5 KBTB vào hoạt động. Đó là:
KBTB Hịn Mun (nay là KBTB vịnh Nha Trang) với sự tài trợ của Danida,
WB-GEF và IUCN, dự án KBTB thí điểm Hịn Mun (2001-2005) là một mơ hình
triển khai thử nghiệm. Sau 5 năm hoạt động, KBTB Hòn Mun đã được các chuyên
gia trong nước và quốc tế đánh giá là một mơ hình khá thành công và đạt được
những hiệu quả tốt về bảo tồn biển và là một minh chứng cho việc thiết lập và quản

lý các KBTB ở Việt Nam [20]. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hịa đã có Quyết định
thành lập Ban quản lý KBTB (Quyết định số 2471/2001/QĐ-UB ngày 18 tháng 7
năm 2001) trực thuộc UBND tỉnh và hiện nay giao trực thuộc UBND thành phố
Nha Trang [56].
KBTB Cù Lao Chàm thành lập theo Quyết định số 2457/QĐ-UBND ngày
27/07/2009 của UBND tỉnh Quảng Nam và ban hành Quy chế quản lý theo Quyết
định số 88/2005/QĐ-UBND ngày 20 tháng 12 năm 2005. Theo đó, diện tích KBTB
là 23.500 ha [19, 53].
KBTB Phú Quốc nằm trên hai khu vực: khu phía Đơng bắc, Đơng nam và
khu phía Nam quần đảo An Thới thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. KBTB
này được thành lập theo Quyết định số 19/QĐ-UBND ngày 03 tháng 01 năm 2007
với tư cách Khu bảo tồn loài, sinh cảnh. Diện tích: 26.863,17 ha và theo Quyết định
số 742/QĐ-TTg năm 2010 là 33.657 ha, trong đó diện tích biển 18.700 ha [19].
KBTB Cồn Cỏ được thành lập theo Quyết định số 2090/QĐ-UBND ngày 14
tháng 10 năm 2009 của UBND tỉnh Quảng Trị. Các rạn san hô ở KBTB Cồn Cỏ
thuộc loại cấu trúc rạn viền bờ khá điển hình theo kiểu rạn hở. Rạn san hô ở đây
15


phát triển tốt, thành phần loài phong phú và độ phủ cao [23]. Diện tích KBTB này
là 4.532 ha, cịn theo Quyết định số 742/QĐ-TTg năm 2010 là 2.490 ha, trong đó
có 2.140 ha biển.
KBTB Núi Chúa thuộc tỉnh Ninh Thuận và là phần biển của Vườn Quốc gia
Núi Chúa thành lập từ năm 2003 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tuy
nhiên, phải đến năm 2009 KBTB Núi Chúa mới được thành lập thông qua dự án
“Tăng cường năng lực cho bảo tồn biển và cải thiện sinh kế” [57].
Nhìn chung, các KBTB nói trên đều có HST động, thực vật biển phong
phú với nhiều loài hải sản q hiếm, tính đa dạng cao. Trong số đó, KBTB vịnh
Nha Trang được xem là KBTB có tầm vóc quốc tế vì có số lồi tương tự với
trung tâm thế giới về đa dạng san hô khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình

Dương. Với tổng diện tích 160 km2, vịnh Nha Trang là KBTB đầu tiên của Việt
Nam và đã được WWF đánh giá là khu vực có ĐDSH biển phong phú bậc nhất
nước ta [15,52].
Để có cơ sở pháp lý cho việc thành lập và quản lý các KBTB tại Việt Nam,
Bộ NN&PTNT đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt quy hoạch hệ
thống KBTB Việt Nam đến năm 2020. Theo đó, ngày 26/5/2010 Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành Quyết định số 742/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ
thống KBTB đến năm 2020 với mục tiêu cụ thể chia làm hai giai đoạn. Giai
đoạn 2010-2015: hoàn thiện hệ thống KBTB Việt Nam; xây dựng quy hoạch chi
tiết, thành lập đưa vào hoạt động thêm 11 KBTB, đồng thời rà soát, điều chỉnh
quy hoạch 5 KBTB đã đi vào hoạt động nói trên. Đến năm 2015, có ít nhất
0,24% diện tích các vùng biển Việt Nam nằm trong các KBTB và khoảng 30%
diện tích của từng KBTB được bảo vệ nghiêm ngặt. Giai đoạn 2016-2020: tiến
hành nghiên cứu, đề xuất quy hoạch phát triển mở rộng hệ thống KBTB; điều tra,
khảo sát và thiết lập, đưa vào hoạt động một số KBTB mới; tổ chức giám sát
nguồn lợi thủy sản, ĐDSH, HST, phát triển mơ hình quản lý dựa vào cộng đồng
nhằm khai thác, sử dụng các KBTB hiệu quả, tạo đà phát triển kinh tế cho cộng
đồng dân cư, góp phần bảo vệ mơi trường sinh thái biển [6].
16


×