Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.22 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ
<b>TRƯỜNG THPT LÊ LỢI </b>
<b> MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 3</b>
<b> NĂM HỌC : 2019 - 2020 </b>
<i><b> MÔN: NGỮ VĂN 11 - CƠ BẢN</b></i>
<i>Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)</i>
<b> BẢNG MƠ TẢ</b>
<b>I. MỤC ĐÍCH KIỂM TRA</b>
- Đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức vào đọc - hiểu văn bản của HS.
- Đánh giá kỹ năng viết bài văn nghị luận văn học
- Làm cơ sở để đánh giá chất lượng học tập của HS, động viên HS học tập.
<b>II. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG CẦN ĐẠT</b>
<b>1. Kiến thức</b>
- Giúp HS nắm vững kiến thức về phương thức biểu đạt/phong cách ngôn ngữ/biện pháp tu
từ/...
- Giúp HS hiểu được ý nghĩa của các từ ngữ, câu văn trong văn bản
- Giúp HS biết vận dụng kiến thức lí thuyết (Nghị luận văn học) để viết bài văn cụ thể.
- Hiểu yêu cầu và cách thức vận dụng kết hợp các thao tác và các phương thức biểu đạt trong bài
văn nghị luận.
- Củng cố kiến thức về các văn bản đã học trong CT Ngữ văn 11
<b>2. Kỹ năng </b>
- Đọc - hiểu văn bản
- Phân tích đề, lập dàn ý, viết bài văn nghị luận văn học
<b>III. NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI</b>
- Năng lực tìm hiểu đề, lập dàn ý cho một bài văn văn học
- Năng lực trình bày cảm nhận, suy nghĩ và quan điểm của cá nhân về một vấn đề xã hội
- Năng lực giải quyết vấn đề đặt ra trong đời sống.
<b>IV. LẬP BẢNG MÔ TẢ THEO ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC</b>
<b>Nội dung</b>
<b>Mức độ cần đạt</b> <b>Tổng</b>
<b>số</b>
<b>Nhận biết</b> <b>Thông hiểu</b> <b>Vận dụng </b> <b>Vận dụng</b>
<b>cao</b>
<b>I. Đọc</b>
<b>hiểu</b>
- Ngữ liệu:
VB nhật
dụng/VB
- Tiêu chí
lựa chọn
ngữ liệu:
đoạn trích
thơ/văn
xi/ văn
bản nhật
dụng
Nhận biết
phương thức
biểu đạt
chính/PCNN/
thao tác lập
luận chính/
biện pháp tu
từ...
- Hiểu được ý
nghĩa của từ
ngữ, hình ảnh
xuất hiện trong
văn bản..
- Hiệu quả biện
pháp tu từ...
- Nêu rõ suy
nghĩ, quan
điểm của cá
nhân về vấn
đề được đặt
ra trong văn
bản...
- Rút ra bài
học cho bản
thân
năng đã học
để giải quyết
thành cơng
tình huống,
vấn đề tương
tự
Tổng
Số câu 1 2 1 4
Số điểm 1,0 1,0 2,0 4,0
Tỉ lệ 10% 10% 20% 40%
<b>II. Tạo</b>
<b>lập văn</b>
NL VH
(ND: các
tác phẩm
đã học:
<i>Hai đứa</i>
<i>trẻ, Chí</i>
<i>Phèo, Chữ</i>
<i>người tử</i>
<i>tù, ĐT</i>
<i>Hạnh phúc</i>
<i>của một</i>
<i>tang gia)</i>
Viết 01 bài
văn
Tổng Số câuSố điểm 16,0 16,0
Tỉ lệ 60% 60%
<b>Tổng</b>
<b>cộng</b>
<b>Số câu</b> 1 2 1 1 <b>5</b>
<b>Số điểm</b> 1,0 1,0 2,0 6,0 <b>10,0</b>
<b>Tỉ lệ</b> 10% 10% 20% 60% <b> 100%</b>
<b> </b>
SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ
<b>TRƯỜNG THPT LÊ LỢI </b>
<b> ĐỀ KIỂM TRA BÀI VIẾT SỐ 3</b>
<b> NĂM HỌC : 2019 - 2020 </b>
<i><b> MÔN: NGỮ VĂN 11 - CƠ BẢN</b></i>
<i>Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)</i>
<b> </b>
<i><b> I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)</b></i>
<i>1. Dưới bầu trời mưa ln có người vui và có người buồn. Người vui vì trời đỡ oi hơn, khơng</i>
<i>khí lành lại sau cơn mưa dơng chiều. Người buồn vì gánh tào phớ lướt thướt, hi vọng tan dần</i>
<i>trong làn mưa. Người vui vì khoai sắn mọc nhanh như thổi trên đồi, người buồn vì nước mắt</i>
<i>rơi trên những đồng muối hoà theo hạt mưa rơi...</i>
<i>2. Cuộc đời này ln có vui có buồn. Làm sao để niềm vui của người này không là nỗi buồn</i>
<i>của người kia? Làm sao để cơng nghiệp hóa một ngơi làng nhưng lại khơng ung thư hóa dân</i>
<i>làng? Làm sao để tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ chất thải ám hại môi trường sống?</i>
<i>Làm sao để tăng trưởng, để giàu có hơn, nhưng đừng bức tử nguồn nước cho mai sau, đừng để</i>
<i>những con kênh thành kênh nước đen, đừng để những dịng sơng thành sơng chết? Làm sao để</i>
<i>sân golf mang niềm vui cho người cầm gậy nhưng không mang nỗi buồn cho người cầm cuốc</i>
<i>cầm cày? Làm sao cho 18 lỗ, 32 lỗ không thể không lấp đầy bởi nỗi lo của người nông dân mất</i>
<i>3. Niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia. Chỉ có thể là thế khi mình</i>
<i>biết nghĩ đến người khác. Mình khơng nói cho hả giận khi người khác nhói lịng. Mình khơng</i>
<i>chỉ lo cho được việc mình mặc ai kia khổ sở.</i>
<i>Tơi có đọc một truyện ngắn của Tổng Thư kí tịa soạn Sinh Viên Việt Nam – Hoa Học Trị</i>
<i>mang tên Huyền thoại phần mía ngọn. Câu chuyện trả lời câu hỏi khi nào em lớn? Câu trả lời</i>
<i>khi nào em biết nhận phần mía ngọn, để phần mía gốc cho người khác. Ấy là khi em lớn...</i>
<i><b> ( Trích Huyền thoại phần mía ngọn – Đồn Cơng Lê Huy)</b></i>
1. Phong cách ngôn ngữ của văn bản?(0,5 điểm)
2. Làm thế nào để niềm vui của người này ko phải là nỗi buồn của người kia?(0,5 điểm)
3. Xác định một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn 2, tác dụng của biện pháp tu từ đó.
(1,0 điểm)
<i>4. Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến:“...khi nào em biết nhận phần mía ngọn, để phần mía gốc</i>
<i>cho người khác. Ấy là khi em lớn..’’ Vì sao? Trình bày bằng đoạn văn 8 đến 10 câu(2,0 điểm)</i>
<b>II. LÀM VĂN (6,0 điểm)</b>
Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn ‘‘Chữ người tử tù’’ của Nguyễn Tuân.
<b>Phần</b> <b>Câu Nội dung</b> <b>Điểm</b>
Đọc
hiểu
1 Phong cách ngôn ngữ: Nghị luận. 0,5
2 Làm thế nào để niềm vui của người này ko phải là nỗi buồn của
người kia?
“Chỉ có thể là thế khi mình biết nghĩ đến người khác.” Nghĩa là,
đừng vì lợi ích của bản thân mà làm ảnh hưởng đến quyền lợi
của người khác và cộng đồng.
0,5
3 HS chỉ cần nêu 1 biện pháp tu từ: Phép liệt kê hoặc điệp cú
pháp, câu hỏi tu từ.
- Tác dụng: Nhấn mạnh nỗi xót xa trăn trở của người viết về thực
trạng: Quá trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, mở rộng đầu tư,
khai thác bất hợp lí đã để lại những hậu quả cho sức khỏe, hủy
hoại môi trường sống của con người...
4 <i>a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình</i>
bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân - hợp,
móc xích hoặc song hành.
0,25
<i>b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nguời trưởng thành là</i>
người biết tơn trọng, cân nhắc hợp lí giữa lợi ích cá nhân và lợi
ích cộng đồng.
0,25
<i>c. Triển khai vấn đề nghị luận Thí sinh lựa chọn các thao thác</i>
lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.
HS tự do bày tỏ suy nghĩ, tuy nhiên lập luận phải thuyết phục.
Có thể lí giải theo hướng sau:
- Giải thích: phần mía ngọn - ít ngọt; phần mía gốc - phần ngon
ngọt nhất của cây mía. Nhận phần mía ngọn, để phần mía gốc
cho người khác là hành động thể hiện sự trưởng thành trong
nhận thức: biết chấp nhận khó khăn thiệt thịi, sẵn sàng nhường
nhịn, hi sinh quyền lợi bản thân vì lợi ích cộng đồng.
- Bình luận: Đó là suy nghĩ và hành động của con người có ý
thức, có lối sống văn minh...
- Bài học: Khơng nên sống ích kỉ, chỉ biết đến lợi ích cá nhân.
Cần quan tâm, chia sẻ với người khác và có trách nhiệm với
cộng đồng.
1,0
<i>d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc,</i>
mới mẻ về vấn đề nghị luận. 0,25
<i>e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo đúng quy tắc. </i> <sub>0,25</sub>
Làm
văn <i>a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mởbài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm;</i>
0,5
<i>b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao.</i> 0,5
<i>c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự</i>
<i>cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự</i>
<i>kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Thí sinh có thể giải</i>
quyết vấn đề theo hướng sau:
<b>1. Mở bài: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Tuân, truyện ngắn</b>
“Chữ người tử tù” và nhân vật Huấn Cao - người anh hùng hiên
ngang, bất khuất, có tài, có tâm.
<b>2. Thân bài</b>
*Vẻ đẹp tài hoa:
- Huấn Cao được giới thiệu gián tiếp qua cuộc đối thoại của quản
ngục và thầy thơ lại, ông là một người nổi tiếng về nghệ thuật
thư pháp: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuống lắm…”
- Chữ Huấn Cao đẹp bởi nó kết tụ tinh hoa, tâm huyết, hoài bão
của người cầm bút nên quản ngục mới ước ao: “Có được chữ
ơng Huấn mà treo là có được vật báu trên đời” .
- Quản ngục phải tốn nhiều công sức để hi vọng xin được chữ
Huấn Cao. Ông bất chấp luật lệ nhà tù biệt đãi Huấn Cao.
- Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi gián tiếp mà còn ca ngợi trực
tiếp vẻ đẹp tài hoa ấy của Huấn Cao trong cảnh cho chữ. Trước
quản ngục và thầy thơ lại, Huấn Cao đúng là một nghệ sĩ thư
pháp, ông dồn hết tâm huyết vào từng nét chữ: vng vắn, tươi
tắn, bay bổng, nói lên những hồi bão tung hồnh của một đời
người…
* Vẻ đẹp của khí phách hiên ngang, bất khuất :
- Trước khi vào nhà lao, Huấn Cao là một trang anh hùng nghĩa
hiệp, chọc trời khuấy nước.
- Khi vào nhà lao, Huấn cao vẫn hiên ngang, bất khuất, không
run sợ trước cường quyền, bạo lực và cái chết (hành động lạnh
lùng chúc mũi gơng nặng trước mặt qn lính, thản nhiên nhận
rượu thịt, thái độ khinh thường quản ngục)
=> Hình tượng Huấn Cao tiêu biểu cho những anh hùng nghĩa
liệt dựng cờ chống lại triều đình, tuy chí lớn khơng thành nhưng
vẫn hiên ngang bất khuất, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.
* Vẻ đẹp của thiên lương trong sáng:
- Thiên lương là lòng tốt, tâm sáng. Nếu Huấn Cao chỉ có tài
hoa, khí phách mà thiếu thiên lương thì Huấn cao chưa phải là
nhân vật hồn mĩ
- Thiên lương của Huấn Cao được thể hiện ở tính cách thẳng
thắn, trọng nghĩa khinh tài. Ơng viết chữ khơng vì vàng ngọc hay
quyền thế mà vì sự gặp gỡ tâm hồn của những người yêu cái đẹp.
* Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật:
- Tạo dựng tình huống truyện độc đáo.
0,75
0,75
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập.
- Bút pháp lãng mạn lí tưởng hóa, ngơn ngữ giàu tính tạo hình…
<b>3. Kết bài: </b>
Dựng lên hình tượng Huấn cao với vẻ đẹp rực rỡ giữa chốn lao
tù, Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm cảm phục sâu sắc đối với
những anh hùng đã xả thân vì nghĩa lớn, thể hiện quan điểm
thẩm mĩ tiến bộ về cái đẹp của con người: tài và tâm, cái đẹp và
cái thiện không thể tách rời.
0,75
0,5
<i>d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề</i>
nghị luận 0,5
<i>e. Chính tả, dùng từ đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp,</i>
ngữ nghĩa tiếng Việt 0,5
<b>ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,0 điểm</b>
<i><b>Lưu ý:</b></i>
<i>- Giáo viên cần đánh giá tổng quát bài làm, tránh đếm ý cho điểm.</i>